PDA

View Full Version : Thư nhận định và đánh giá lý thuyết vòng thái tuế



vuivui
30-06-10, 02:11
Kính thưa các Bạn quan tâm.
Trên tinh thần tiếp tục những đánh giá về vòng thái tuế thông qua việc luận giải lá số của hội viên HKLS alan trong đại vận thái tuế, tôi mở chủ đề mới này, để mọi người có thể tham gia bảo vệ và phản biện trên tinh thần vì chân lý của nền học lý tử vi VN. Sai thì nói là Sai và phải chứng minh, bằng cả thực tiễn và lý luận. Đúng thì nói là Đúng, cũng phải có chứng minh lý luận và thực. Trong học thuật, đúng là đúng, sai là sai. không có chỗ cho tuổi tác, không có chỗ cho sự quyền uy, hay uy tín. Chỉ bằng vào thực học. Không ai có quyền phỉ báng cá nhân, không ai có quyền lấy thịt đè người, lấy uy tín tiền nhân ra dọa nạt. Chỉ có chân lý là tối thượng.
Để rộng đường dư luận, và đảm bảo khách quan, các bạn quan tâm nếu ai có khả năng, xin đưa nội dung cụ thể nội dung của học phái Thiên Lương về vòng Thái tuế lên đây, chúng ta cùng phân tích. Nhằm gạn đục khơi trong, để hậu học biết lối mà đi !.
Xin cám ơn sự quan tâm của các Bạn.
Thân ái.

htruongdinh
30-06-10, 12:51
HTD thấy luận giải của anh MINHMINH ở diễn đàn TVLS khá hay nhưng đáng tiếc là bị phản bác mà anh MINHMINH không đáp trả. Anh MINHMINH không có ở diễn đàn HKLS nên HTD không gửi được lời xin copy lại.


CUNG ÁCH : THIÊN PHỦ GẶP KHÔNG KIẾP THÌ ĐÃ DỰ BÁO CHO BIẾT TRONG ĐỜI THẾ NÀO CŨNG CÓ LẦN PHÁ SẢN .

ĐẠI HẠN VÔ CHÍNH DIỆU CHỦ SỰ KHÓ KHĂN BẾ TẮC , ÁCH CÓ KHÔNG KIẾP ĐẾN HẠN GẶP LỘC TỒN LÀ CÁCH KIẾP LỘC HAO TỐN MẤT MÁT VỀ TIỀN BẠC NHÀ CỬA , VIỆC XẢY RA BẮT ĐẦU TỪ NĂM 48 TUỔI LÚC LƯU NIÊN ĐẠI HẠN VÀO CUNG MÃO LÀ CÁCH THỔ KHẮC ĐÔNG NAM PHÙNG CHÂN TỐN < MÃO MỘC KHẮC THỔ > , CUNG MÃO LÀ CUNG CHẤN , CHẤN VI LÔI CHO NÊN SỰ VIỆC XẢY RA RẤT NHANH KHÔNG KỊP TRỞ TAY . NƠI ĐÂY CŨNG HỘI KHÔNG KIẾP Ở HỢI CHIẾU VỀ . NĂM 07 LÀ NĂM ĐINH HỢI , ĐINH HỎA KHẮC CANH KIM , MẤT LUÔN THIÊN THỜI LÀM SAO CHỊU NỔI .

PHẢI CHỜ ĐẾN 52 TUỔI THÌ MỚI PHỤC HỒI MỘT CHUT , NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC NHƯ XƯA .

VỀ VÒNG THÁI TUẾ : CỤ THIÊN LƯƠNG KHÔNG NÓI , SÁCH CỦA TÁC GIẢ THIÊN LƯƠNG CŨNG KHÔNG CÓ CHỖ NÀO NÓI KHI VÀO VẬN THÁI TUẾ THÌ GIÀU CÓ .

KHI VÀO VẬN THÁI TUẾ NGƯỜI TA THƯỜNG HAY ĐƯỢC THỎA MÃN CÁI CHÍ CÁI ƯỚC MUỐN CỦA MÌNH , VÀ SẼ CÓ NHIỀU NGƯỜI BIẾT ĐẾN MÌNH < TỨ LINH >. TUY NHIÊN KHÔNG CÓ GÌ LÀ TUYỆT ĐỐI , NHẤT LÀ CÒN TÙY THUỘC VÀO NHIỀU YẾU TỐ PHỤ THUỘC KHÁC , TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY NGƯỜI TUỔI CANH KIM , MỆNH THỔ LÀM SAO HƯỞNG THÁI TUẾ

THÁI TUẾ MỘC KHẮC THỔ , THẾ THÌ CÒN PHẢI HOẠN NẠN VỚI HẠN THÁI TUẾ NỮA LÀ KHÁC , HẠN NÀY NGOÀI VIỆC BẠI SẢN CÒN PHẢI ĐỐI PHÓ VỚI NHIỀU CHUYỆN THỊ PHI , GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT PHÁP .

VẬY NHƯNG AI ĐÓ CỨ NẰNG NẶC NHƯ IN ĐẾN HẠN TAM HỢP THÁI TUẾ LÀ NHẤT ĐỊNH PHẢI THĂNG QUAN TIẾN CHỨC PHẢI GIÀU CÓ ... THÌ THẬT LÀ MỘT SAI LẦM .


http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/004520041960/1/alan.jpg

vuivui
30-06-10, 14:57
Chào chị htruongdinh.
Như Tôi đã trình bày, mong muốn có được một sự phản biện, nhìn nhận một cách có hệ thống về lý thuyết vòng thái tuế. Bởi vậy, để khách quan và rộng đường dư luận, cần có những trích dẫn chính xác, trung thực với nguyên bản. Chứ không phải là những nội dung được người ta hiểu, hay vận dụng. Bởi vì, khi phản biện, không thể phản biện trên các nội dung ấy. Sẽ mất đi tính chính xác, khách quan về nội dung, cũng như tư tưởng của người khai sáng ra nó. Khi ấy, hậu duệ của họ sẽ có những phản biện có thể phản biện ngược lại rằng, tư tưởng của người khai sáng đã bị hiểu sai, từ đó, sẽ có những lập luận mất đi tính phản biện khoa học. Biến nơi đây thành những cãi vã, xung đột cá nhân.
Nội dung trên của anh MM khi lý giải đại vận thái tuế của anh alan, về đường lối là không khác gì với tôi cả. Cụ thể thì có khác, bởi anh ấy dùng những phương pháp lập luận khác tôi, song kết quả không mâu thuẫn. Hơn nữa, về bản chất, cũng là sự phản đối lý luận thái tuế. Bởi vậy, Tôi không muốn có ý kiến gì cả.
Tôi đã nói nhiều lần. Như theo chỗ tôi biết, cụ Thiên Lương không bao giờ có nói rằng vào vận thái tuế thì PHẢI GIÀU, PHẢI CÔNG THANH DANH TOẠI. Mà chỉ nói vào đại vận thái tuế thì người có số THƯỜNG được THỎA MÃN, DỄ THÀNH TỰU, THÀNH DANH VỚI ĐỜI. ...nếu như trong đại vận không bị xung phá quá mạnh. Mệnh đề đó nhằm giải thích cho những lá số mà cụ gặp phải khi nhập vận Thái tuế thì những người đó thường có danh tiếng, bộc phát công danh, và mọi sự hanh thông.
Xin hãy nhớ điều này. Nếu viết lệch đi, thì dễ hiểu lầm ý cụ. Nhiều khi, chưa chắc đã bị phản đối, khi mà giải thích lá số thấy đúng với thực tế với trường hợp xác định. Nhưng ngộ nhỡ, ở trường hợp khác không thấy đúng, mà nếu bị phản biện, những người bảo vệ lý thuyết thái tuế sẽ đưa ra phản biện rằng chúng ta đã hiểu sai lý thuyết đó, và lại đưa chúng ta sang những vấn đề mới, nhiều khi chẳng liên quan đến vấn đề đang được quan tâm, và cuối cùng, sự tranh luận là vô hồi kỳ trận, không có điểm nhấn.

htruongdinh
30-06-10, 21:35
Cám ơn anh vuivui. Bản thân HTD đã trải qua hai vận Thiên Không và Thái Tuế nên có thể nghiệm lý lý thuyết của cụ Thiên Lương.
Theo anh vuivui thì cụ Thiên Lương chỉ nói vào đại vận thái tuế thì người có số THƯỜNG được THỎA MÃN, DỄ THÀNH TỰU, THÀNH DANH VỚI ĐỜI. ...nếu như trong đại vận không bị xung phá quá mạnh. Đúng là vào vận Thái Tuế thì có nhiều may mắn và cơ hội, tuy nhiên thành công còn tùy mệnh số và sự nổ lực của cá nhân đó.

vuivui
02-07-10, 01:50
Chị htruongdinh thân mến.
Khi giải đáp lá số của anh alan giai đoạn vận thái tuế, tôi dã có tiên liệu rằng, những người bảo vệ thuyết thái tuế thế nào cũng tìm cách nắn cái vận trình thất bại của anh alan cho nó đúng vào với vận trình có thiên không. Cách nắn đơn giản nhất, và cũng hiệu quả nhất, khó phản biện nhất là cho anh ấy sinh ở giờ khác với giờ ứng với lá số anh ấy lập ra. Nhưng có lẽ, họ cũng Run khi muốn có kết quả ấy, bởi vì đương số sẽ phản ứng mạnh, ít nhất cũng quyết đoán như là có ý kiến khi anh Vân Từ link sai lá số. Thành ra, họ lựa chọn phương pháp thay đổi việc khởi đại vận. Nhưng khi chọn phương pháp này, chắc hẳn họ quên mất cái điều sơ đẳng, làm như thế có khác nào lạy ông con ở bụi này. Bởi vì, khởi đại vận khac nhau, sai lệch một cung, nghĩa là các tinh đẩu, cách cục tham gia vận trình là hoàn toàn khác nhau. Điều này, tự bản thân nó, lý thuyết về tinh đẩu đã không thể đồng nhất. Cũng như lý thuyết về tinh đẩu của nam phái và bắc phái không thể đồng nhất với nhau vậy. Nay lấy khởi đại vận theo bắc phái, mà lại luận tinh đẩu của nam phái thì khác gì làm cái chuyện râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Đó là một vế. Vế khác nữa là thể hiện căn bản học thuật không vững, nghèo nàn. Thật vậy. Khi tôi luận vận thái tuế của anh alan, tôi dùng hoàn toàn lý thuyết sách vỡ cũ, cũ như trái đất mà không hề có lời nào dùng lý luận hóa khí, mệnh chủ và lý quản chế. Trong khi đó, ở vận thiên không, tôi lại dùng nó rất cụ thể. Đồng thời tôi có tuyên rằng, ai đó có khả năng phản biện vận thái tuế thì xin mời. Thực chất là Tôi mong có cao thủ nào khác vào tận đây phản biện. Hy vọng cao thủ đó thực sự là cao thủ chân chính của học phái thiên lương, họ sẽ có những chiêu số tân kỳ để phản biện. Thế nhưng, đáng tiếc chẳng có ai, lại có một con gà chui đầu vào gáy vào buổi chiều tà. Lôi ra cái học phái Bắc phái mà lại hầu như không nắm được kiếm chiêu của bắc phái. dùng lộn kiếm chiêu của nam phái cho bắc phái, mà còn lớn tiếng thách thức.
Thực ra, như tôi đã trình bày ngay từ đầu với lá số của anh alan, rằng có nhiều phương pháp luận vận trình thái tuế cả anh ấy, mỗi phương pháp sẽ cho ra kết quả tổng thể là tương đương nhau, nhưng mỗi phương pháp sẽ có sự cụ thể khác nhau, thậm chí tính cụ thể, chi tiết sẽ tăng dần theo tầm vóc của phương pháp. Phương pháp càng tinh vi thì lời đoán càng tới chỗ cụ thể và tinh tế. Như thế, với phương pháp của tiền nhân mà tôi đã nói, có ở tất cả các sách cũ, thì độ chính xác chỉ đến chỗ đại khái thế thôi. Muốn chi tiết hơn, phải phối chí thêm sao, nhưng cũng sẽ vẫn ngày càng khó khăn, bởi thực sự giới hạn cuả phương pháp đó là như vậy. Với phương pháp hóa khi, mệnh chủ thì đoán chi tiết hơn rất nhiều. Và tôi đã ý tứ đoán cho đại vận kế sắp tới ủa anh alan.
Tóm lại, về mặt thực tiến, với lá số của anh alan làm một ví dụ, tương đối điển hình để bác lý thuyết thái tuế. Và với những gì tôi đã lập luận, thiết tưởng là đã đủ. Nay chỉ còn phản biện về mặt lý thuyết nữa mà thôi. Nhưng cũng là một việc khá dây dưa. Bởi dùn thực tế chứng minh, thì sẽ khả thấy. còn dùng lý mà luận chứng, lại có thể hay không, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và thái độ nghiêm túc của đối phương. Một khi mà họ thiểu năng trí tuệ, hay sở học kém quá, cũng như không có thái độ nghiêm túc thì cũng Bótay.com. Nhưng thôi, Tôi không quan tâm, chỉ quan tâm tới các bạn đọc của Tôi mà thôi. Theo phương châm: Nói phải củ cải cũng nghe !.
Hẹn bài tới, chúng ta luận chứng trên lý thuyết.
Thân ái.

alan
02-07-10, 05:49
chào bác vuivui

tôi có câu hỏi hơi ngoài dề 1 chút trong tử bình lấy dung thần dề chọn hướng hợp với ngủ hành và áp dụng trong phong thủy huyền không, vậy trong tử vi có thể dùng sao mệnh chủ dược không hay là phải coi cả cung diền trạch hoặc có cách nào tương dương không?
xin cám on bác nhiều

htruongdinh
02-07-10, 12:11
Chào anh vuivui, cám ơn anh vuivui luận chứng trên lý thuyết về thuyết Thái Tuế của cụ Thiên Lương. HTD đang trải qua vận Thái Tuế ở cung vô chính diệu như anh alan. Đúng là vào vận Thái Tuế được Thiên thời, gặp nhiều may mắn, cơ hội, nhưng để biến cơ hội thành thành công thì rất cần chính tinh hoạc hung tinh đắc địa. Cung vô chính diệu thiếu chính tinh như căn nhà trống, trong hạn vô chính diệu thì khó làm chủ, thăng quan hoặc làm nên sự nghiệp, mà ngược lại dể xuống chức, mất nghiệp.
Trong tử vi có hai trường phái :
1/ Nam phái : an đại hạn đầu tiên ngay cung Mệnh và có sao Thiên không trong hệ thống sao tử vi. Như vậy, theo Nam phái thì đại hạn hiện tại của anh alan tại cung Quan Lộc, nằm trong tam hợp Thái Tuế. Đại hạn kế đến nằm ở cung Nô bộc và trong tam hợp của sao Thiên không. Vào vận Thiên không thì khả năng phá sản rất lớn.
2/Bắc phái : an đại hạn đầu tiên ngay bên cạnh cung Mệnh, vào cung Bào hay cung Phụ Mẫu tùy Dương nam hay Âm nam. Đặc biệt là không có sao Thiên không trong hệ thống sao tử vi của Bắc phái. Như vậy, theo Bắc phái thì đại hạn hiện tại của anh alan tại cung Nô bộc và không có sao Thiên không trong tam hợp.

nguoi saigon
02-07-10, 13:42
Đúng là vận Thái Tuế, nhưng thân lại Tuần, mệnh thân trở lại cảnh qua cầu hẹp, nếu luận theo Thiên Lương thì thân mệnh gặp Tuần phải đến hạn có Triệt thì mới tháo bỏ ách Tuần cho đương số, thì vận đó mới vượng phát lên được, Triệt đã ở 2 đại vận trước rồi nên vận Thái Tuế này hỏng. Hỏng là do thân Tuần chứ không phải do Thái Tuế hay cung vô chính diệu. Tử vi thì luận cái nhỏ phải nằm trong cái lớn, tiểu vận nằm trong đại vận, đại vận lại theo mệnh thân.

htruongdinh
02-07-10, 14:02
Cám ơn nguoi saigon đã góp ý kiến về Tuần ở cung Thân của alan. Còn lá số tương tự của TuHepLuong mà nguoi saigon nói khác xa lá số của alan : Mệnh Cơ Lương bị Tuần, Thân cư Quan vô chính diệu nhập hạn Thái Tuế này thì bị thất nghiệp 4 lần và cũng đang thất nghiệp 7 tháng nay. Như vậy, chẳng lẽ lá số của alan bị hỏng vì do Tuần còn lá số của TuHepLuong hỏng vì Thân vô chính diệu ?
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/042209061960/1/TuLuong.jpg

nguoi saigon
02-07-10, 14:19
Đúng vậy, ở đây thân lại vô chính diệu, bước thăng trầm sẽ cao hơn, nhưng thái tuế sẽ ứng chậm chứ không hỏng. Khác nhau xa là vì thế. Tuy nhiên cũng đừng quên mệnh, thân tham dự thêm vào nhưng đừng quên mệnh.

vuivui
02-07-10, 15:08
Chào bạn nguoisaigon.
Rất vui khi có bạn vào đây phản biện. Tuy chưa có thể khẳng định Bạn có phải là một cao thủ như tôi mong muốn hay không. Nhưng với lập luận bảo vệ phái thiên lương như vậy, kể cũng là một lập luận xác đáng. Và cũng nhờ lập luận này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn bản chất của học phái thiên lương, như cách nói của hậu bối học theo lý của cụ Thiên lương.
Khi luận vận trình thái tuế của anh alan, Tôi có nêu ra ba điểm, làm yếu tố chủ đạo để khẳng định sự suy thoái, phá tán của vận đó. Bao gồm:
-Mệnh – Thân đồng cung chính tinh thủ thuộc nhóm CNDL, gặp vận cung VCD – một cách tổng quát – được Nhật Nguyệt sáng chiếu (trường hợp của anh alan) (Tôi không xét hóa khí, vì chỉ dùng lý của tiền nhân, trước cả cụ Thiên lương) là bế tắc, không phát triển được, thiếu may mắn. Nên nhớ tôi không khẳng định về sự phá sản do cái lý này !!!.
-Mệnh Thân đồng cung có Cơ Lương miếu thủ đắc là đẹp, nhưng ngộ Tuần, theo TTL là phản ngược, sáng thành tối. Nên xấu. Bản thân Tôi không cực đoan như vậy, nên chỉ khẳng định mệnh thân cơ lương sáng sủa ngộ tuần là mệnh yếu. Vì thế, vốn khi sáng sủa gặp vận trình cung VCD thì đã bế tắc, khó phát triển. Nay Mệnh bị Tuần án thì yếu, gặp hoàn cảnh không thuận thì đương nhiên sẽ tăng nặng, dẫn đến suy thoái. Vâng, suy thoái, chứ không phải là phá sản, cơ đồ, sự nghiệp đi tong.
-Chỉ khi vào vận, đã VCD, lại có hung tinh, sát tinh hạng nặng – Bạch hổ thủ (trường hợp của anh alan), cho là miếu địa (theo TTL và nhiều sách cũng đồng ý Bạch hổ đắc địa tại Thân) thì về lý thuyết chung, mệnh thân yếu, gặp vận trình có sát tinh thủ nòng cột (xin hãy hiểu nòng cốt ở đây không phải là nòng cốt như là trụ cột của mệnh, để buộc nó phải đồng hành với hành của bản mệnh, mà phải hiểu rộng hơn, đó là sao thủ vai chính cho vận. Vì thế, với cung VCD, như lý thuyết tổng quát khẳng định rằng, cung VCD mà có Sát tinh thủ, thì Sát tinh đó sẽ thủ vai chính cho cung đó. Nếu Sát tinh đó hãm, thì cung đó xấu, nếu sát tinh đó đắc địa thì cung đó như được cứu, nghĩa là sẽ tốt). Bởi vậy, Vận VCD có Bạch hổ đắc thủ, là được cứu. Nhưng Mệnh Thân yếu, nên không thể thủ đắc được, tất phát rã như lôi. Có phát tất rã.
Tổng hợp ba điều trên, có thể phán rằng, Vận thái tuế của anh alan tất phát, rồi tất phá sản. Cụ thể vào thời gian nào thì với lý luận này phải xét vào từng niên vận cụ thể, khó có được cái nhìn tổng quan vào thời gian nào như lý hóa khí, hay lý mệnh chủ. Nhưng như tôi đã nói, Tôi chỉ dùng lý của tiền nhân.
Như vậy, xét ba lý trên, đều xem cung hạn của anh alan như là một cung bình thường, không quan tâm tới sự có mặt của Thái tuế hay không !!!.
Xét lý của nguoisaigon, cho rằng bởi vì mệnh thân gặp tuần, và hỏng là tuần, chứ với bất cứ cung nào, (bởi vì nói rằng không phải là do thái tuế hay VCD gì cả) vận nào mà không có Triệt tháo gỡ đều phải lãnh hậu quả là phá sản. Lập tức sẽ xuất hiện những vấn đề sau:
-Nếu Triệt không nằm trên đường vận hành của đại vận, chẳng hạn như không là dương nam, mà là âm nam, hay cho là dương nam, nhưng triệt nằm ở tý – sửu, chứ không nằm ở ngọ – mùi, thì theo cái lý này, tất đương số sẽ bị phá sản, cả đời không ngóc đầu lên được ?. Bạn đọc có thể nghiệm lý điểm này mà đi tới kết luận ngay lập tức !.
-Với cái lý phá sản do tuần tại mệnh, bất kể là thái tuế hay VCD thì như vậy, có thể suy trực tiếp rằng, Vậy Vận Thái tuế chẳng có ý nghĩa gì đối với mệnh ngộ tuần triệt !. Điều này, tự nó trái với lý thuyết thái tuế, cho rằng vào vận thái tuế đương số phải được thỏa mãn, và đối với vận tốt như vận của anh alan thì đương số phải thành tựu (chỉ là lớn hay nhỏ thôi, chứ không thể phá sản, nhưng thành tựu phả là khả dĩ nhất trong đời). Nay chỉ vì Tuần không án mệnh, mà bỏ đi cả, và thậm chí, vào bất cứ vận nào, nếu không được triệt tháo gỡ thì đời cũng đi tong. Bởi vì thái tuế đẹp như vậy mà còn phá sản thì vận khác không đẹp bằng thì đương nhiên phải gánh hậu quả nặng nề hơn rất nhiều. Điều này là vô lý, không đúng thực tê, có thể thấy ngay trên rất nhiều lá số khác. Và điều này, sự bảo vệ cái lý vận thái tuế, vô tình lại tự bác cái lý vận thái tuế là vận đẹp nhất trong đời, thậm chí còn có lý luận cho rằng, vào vận thái tuế, chỉ khi bị xung phá quá nặng mới hỏng, nhưng cũng có tiếng tăm để đời. Hoàn toàn tự mâu thuẫn.
-Với cái lý tuần không án mệnh, phủ nhận hai lý do trong ba lý do tôi trình bày ở trên, có thang bậc, cấp độ tác họa của nó đã cho thấy bằng lý luận này không thể thấy được cấp độ tác hóa của tuần không cho từng trường hợp cụ thể với những cung mệnh khác nhau. Như thế là thiếu biện chứng, bất khả luận giải. Chỉ có tính chất tung hỏa mù về mặt lý luận. Không có khả năng thực tiễn. Trong khi đó, với ba lý do trên, vận trình được gọi là thái tuế vẫn có chỗ đứng, không chỉ vận thái tuế, mà vận nào cũng được, mỗi vận tùy theo cụ thể mà luận, vẫn có thể có thành tựu, hay xui rủi.
Đến đây, bạn đọc có thể tự đánh giá.
Thân ái.

alan
03-07-10, 11:14
chào bác vuivui và các bạn thân mến
Phải nói rằng tôi rất là hân hạnh và vui mừng dã dược các cao thủ tử vi tranh luận trên lá số của tôi càng ngày, càng cao hứng và gây cấn làm tôi nhớ lại cách dây 25 năm trước khi còn ở sàigon. chúng tôi thường hay ngồi quán cafe cóc ở ngoài vỉa hè dường Trần Qúy Cáp luận số tủ vi, bói dịch và hà lạc xem khi nào di vượt biên dược, có bị bắt không, lúc dó có rất nhiều cao thủ tử vi ltranh luân về lá số cung di và cung phúc dức rất là hào hứng Và bây giờ 25 năm sau tôi lại có thêm 1 lần hân hạnh dược các bạn tranh luận về lá số của cuộc dời trên diễn dàn này, bây giờ không còn là vượt biên dược không hay là có bị tù không? diều này làm tôi hồi tưởng rất nhiều về quá khứ, không biết bây giờ các bạn cao thủ ấy ra sao có di ra nước ngoài dược không hay là bỏ mình trên biển cả hay là giờ này cũng thăng trầm lên xuống theo vận số của cuôc dời. Có chút dôi lời cảm xúc mong các bạn lượng thứ cho. Nói tóm lại lá số của tôi rất là thăng trầm từ khi tôi lên 9 tuổi phải xa gia dình vào trường dòng và 1975 cha mẹ tôi di tản di Mỹ tôi lại bơ vơ 1 minh, kể từ vận 14-24 tại cung phụ mẫu tôi liên tuc vượt biên bị tù dúng với câu tuần triệt dương dầu thiếu niên tân khổ. Xin cám ơn

vuivui
03-07-10, 16:06
Chào chị htruongdinh
Bởi lo rằng người có số mà chị vừa đưa lên sắp tới đây gặp nhiều cơ hội, công danh sự nghiệp sẽ tấn phát mà không biết thì sẽ lỡ làng. Nên tôi giải vận này của lá số này. Đồng thời cũng chứng minh luôn, chẳng có thái tuế gì ở đây cả.
Trước hết cần chú ý. Xem số phải có phương pháp chuẩn. Một phương pháp chuẩn là phương pháp đó phải áp dụng được mọi lá số, mọi trường hợp. Không thể có chuyện, với lá số này thì phương pháp này dùng được, với lá số khác thì lại không dùng được. Chỉ có chuyện là độ chi tiết, tinh tế với những trường hợp khác nhau thì có thể khác nhau đôi chút, do nguyên nhân là cùng một phương pháp, nhưng đối với một lá số nhất định có thể dễ giải hơn lá số khác. Chỉ có vậy thôi.
Khi giải lá số của anh alan ở vận thái tuế. Tôi có đưa ra ba điểm, mang tính phương pháp luận. Điểm thứ nhất là mệnh CNDL, gặp vận VCD. Điểm thứ hai là Mệnh – Thân đồng cung gặp vận VCD. Điểm thứ ba là Vận VCD có Bạch hổ thủ vai chính. Đối với lá số mà chị đưa ra. Lý Mệnh CNDL đương nhiên phải có vận hành, chứ không thể thoái thác, tìm cách vứt nó đi, hoặc cố tình bỏ quên cho được nó. Mệnh cơ lương sáng sủa là tốt, gặp vận VCD cũng sẽ gặp nhiều trở ngại, thiếu may mắn, khó phát triển. Nay gặp Tuần thì mệnh trở nên yếu, gặp Vận VCD, thì như trên chúng ta đã thấy. Nhưng Lá số này khác hẳn với lá số của anh alan bởi cái Thân không đồng cung với Mệnh. Thân này lại VCD gặp Bạch hổ sát tinh thủ đắc được hành bản mệnh tương sinh nên thân này tốt đủ sức cứu mệnh. Tiên lượng hậu vận người này tốt, vâng, rất tốt là đằng khác, bởi vậy, dù vào vận thái tuế này cũng sẽ phát mà không rã. Nhưng với Mệnh yếu bởi Tuần thì muốn phát thì cũng phải chịu năm lần bảy lượt vấp ngã, trục trặc mới nên thân người. Nhưng cái sự phát này là do Bạch hổ đắc thủ tại vận, cũng như thủ thân, chứ chẳng có vai trò của thái tuế gì gì đó ở đây chút nào cả. Có chăng thái tuế ở vận này chỉ làm khổ thêm cho thân chủ bởi vì thái tuế hội cùng Hóa kỵ hợp chiếu về thân, nên phải chịu sự điều tiếng, bất tín nhiệm, sự không hài lòng cùng những nghi kỵ, ... là những nguyên nhân tham gia vào việc phải chịu sự thất nghiệp. Chứ chẳng phải gặp thái tuế là một sự bộc phát, sự thỏa mãn, dương danh với đời gì ở đây cả.
Đó là về tổng quan. Khi xét vận này. Với trường hợp của anh alan, thì phải cách nhật nguyệt chiếu cung VCD là cách cục chính. Nhưng với trường hợp của người này thì lại không phải, mà cách cục chính của anh ta là dịch mã động, phùng nhị lộc gia cách minh lộc ám lộc ngộ tuần. Từ cách này mà luận thì khẳng định rằng, bởi có tuần chi phối cách cục minh lộc ám lộc án trên dịch mã thì buộc phải có sự dịch chuyển nhiều lần và thay đổi công việc một cách cơ bản. Sự dịch chuyển này là truân chuyên do Tuần, cùng với bản chất minh lộc ám lộc chủ về cuối vận mới phát. Gia thêm cách nhị lộc hội họp hóa cát, cũng là cách chủ ăn về hậu vận. Vì thế vận này còn mấy năm nữa cuối vận, tất anh ta sẽ phát rất nhanh, để tới cuối vận thì đã định danh. Nhưng xin chớ lầm nó với vận thái tuế, thấy nó phát và hết vận được định danh thì đóng vai thái tuế để cướp công các cách cục khác. Cái trò cướp công, thì trong đời thường là một việc bỉ ổi, không lẽ trong học thuật, vì dốt nát nên để xảy ra tình trạng này chăng ?. Tôi thật không hiểu nổi.
Năm nay, từ quý 4 trở đi, anh này sẽ gặp may mắn, thế nào cũng khởi phát từ một hợp đồng công tác. Chị nói anh ta đừng để tuột cơ hội này.
Thực tế sẽ chứng minh lời tiên đoán này. Cũng sẽ cho thấy, chẳng có thái tuế gì ở đây cả. Có chăng, chỉ là sự khó khăn thêm cho đương số. Không phải như sự ngộ nhận cho rằng vận thái tuế thì phát. Một lý thuyết không đúng thực tế, dù có bằng lời văn hoa mỹ bao nhiêu, cũng nên dũng cảm mà vứt bỏ nó đi. Cũng như việc mua thuốc đắt tiền, nhưng vô dụng, thậm chí là thuốc độc bảng A, nhưng vì tiếc tiền mà cứ uống đại. Để tính mạng bị nguy nan. Có phải là dại dột không !.
Thân ái.

htruongdinh
03-07-10, 20:53
Cám ơn anh vuivui rất nhiều. Như vậy thì tốt quá. TuHepLuong là một hội viên của huyenkhonglyso đang tìm hiểu về phong thủy và đã đưa lá số tử vi lên diễn đàn cho mọi người xem. HTD đã báo tin cho TuHepLuong biết. Quý 4 năm Canh Dần này thì sẽ gặp may mắn, nhưng HTD nhìn sang năm Tân Mão có Địa Kiếp và Thiên Không nằm chờ thấy "ớn" quá. Có lẽ phải sang năm Nhâm Thìn thì TuHeLuong mới phát lớn. Tuy nhiên, sang năm Quý Tỵ thì lại bước vào đại vận mới, mặc dù Thân vô chính diệu có Bạch Hổ tọa thủ nhưng vận 54-63 này có quá nhiều sát tinh: Địa Không, Địa Kiếp, Kình Dương, Thiên Hình và cùng bộ Đào Hồng Hỉ như anh alan. Có thể thấy gặp rất nhiều khó khăn.

http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/042209061960/1/TuLuong.jpg

htruongdinh
03-07-10, 21:15
Anh vuivui nói đúng : "cách cục chính của anh ta là dịch mã động, phùng nhị lộc gia cách minh lộc ám lộc ngộ tuần. Từ cách này mà luận thì khẳng định rằng, bởi có tuần chi phối cách cục minh lộc ám lộc án trên dịch mã thì buộc phải có sự dịch chuyển nhiều lần và thay đổi công việc một cách cơ bản".
HTD tìm thấy câu châm ngôn của anh TuHeLuong dưới các bài viết : Life is like riding a bicycle - in order to keep your balance, you must keep moving. (Albert Einstein)
Cuộc sống và công việc của TuHeLuong là phải dịch chuyển, khác với anh alan dù hai lá số na ná nhau.

TuHepLuong
03-07-10, 23:15
Chào Anh VuiVui, Chị htruongdinh cùng các bạn quan tâm,

Xin cám ơn chị htruongdinh đã giúp mình đua LSTV lên diển đàn luận giải và cám ơn anh VuiVui đả bỏ chút ít thì giờ quí baú cuả mình để giaỉ thích sự khác biệt giửa lá số của tôi và lá số cuả bạn Alan.

Đúng như anh Vuivui luận về lá số cuả tôi về sự nghiệp, công việc của tôi không thể cố định được, bao nhiêu lần tôi muốn ờ 1 chổ cho ổn định thì bị mât việc làm đành phải di chuyển đi chỏ khác. Nhưng nếu tôi chì làm tư vấn thì công việc lại khá ổn định nhưng phaỉ đi đây đi đó theo sự đòi hỏi cuả khách hàng.

Tôi cũng hy vọng được an cư để hướng dẫn con cái học hành đến nơi đến chốn là tôi vui rồi. Đi làm mà phài xa con cái thì cái khổ này khó chụi lắm. Vận kế tiếp 54-63 cuả tôi, theo như chị HTD noí thì xấu lắm, và anh Huy Long cũng khuyên tôi nên "ần thân" thì mới tốt cho vận 54-63. Ẩn thân như thế nào thì tôi thiệt bó tay.

1 lần nửa xin cám ơn Anh VuiVui và chị htruongdinh.
THL

vuivui
04-07-10, 01:01
Anh TuHepluong thân mến.
Cũng chỉ là nhân thể khi phản biện lý thuyết của học phái thiên lương, mà có đôi lời về lá số của anh. Theo luận giải của tôi, số anh về hậu vận khá giả, tuy rằng bản chất công danh, sự nghiệp của anh gắn liền với những thay đổi, dịch chuyển. Nhưng sự nghiệp càng ngày càng ổn định, chứ không thể như anh nghĩ là bất trắc, nhiều khó khăn thât bại được. Bởi thế, khi thấy anh nói rằng những năm sau đây và đại vận tới là xấu thì tôi không nhất trí, vì vậy tôi xin giải tiếp cho anh năm tới và đại vận tới để anh rõ.
Trước hết, do tôi kiểm chứng, phúc của anh chế được tài, nhưng tài cung của anh nhập nhọang những mảng tối sáng khác nhau, chen lấn nhau, tài khí lại yếu mà mệnh chủ vốn yếu nên khẳng định được ngay rằng cuộc đời của anh, tiền tài lên xuống thất thường, kiếm ăn vất vả chứ cho tới nay thì chưa có của họanh tài. Công việc làm ăn khi thông khi tắc. Nhưng dù vậy anh cũng vẫn không bao giờ lâm vào tình trạng thiếu thốn, đói khổ. Chỉ là làm ăn vất vả mà thôi. Từ sau 50 tuổi trở đi, mệnh chủ của anh biến hóa. Đây là điểm hết sức tốt trong lá số của anh, và cũng chính nhờ vậy mà điểm khẳng định của phúc chế tài được ứng chính xác. Khi mệnh chủ đã biến, từ yếu thành mạnh, từ hung hóa cát thì hậu vận trở nên sáng sủa. Nhưng mà nhìn trên lá số của anh, vào đại vận tới thấy có liêm phá hãm thủ, ngộ kình địa không thì ai nhìn mà chả thấy là xấu. Song không phải vậy, khi xét hóa khí, mệnh chủ của anh không những đã biến hóa, mệnh chủ cũ cũng hóa cát, dịch mã trở nên không động, lại no đủ thì chẳng có lý do gì mà xấu cả. Hơn nữa, do mệnh chủ biến hóa, nên cách cục thủ vai chính của đại vận tới không phải là liêm phá kình địa không, mà là Vũ tham quyền. Chứ nếu chúng là liêm phá thì anh khó thóat khỏi án kiện lắm – có thể có người hỏi rằng, tại sao lại không thành bộ SPLT mà xét, lại đi tách chúng ra, rồi lại chọn lấy sao tốt mà luận thì chẳng phải là từ xấu thành tốt không ?. Thưa rằng, dó là do quy định từ mệnh chủ. Tuy rằng, trong tổng thể, mệnh cơ lương thì vào vận liêm phá, đương nhiên phải đụng độ. Nhưng khi đã được „người chỉ huy” tài năng, thì hung hóa cát là chuyện đương nhiên -. Khi ấy, không chỉ phải đối mặt với tòa mà còn phải chịu sự trưng biên tài sản. Rất may là không phải chúng. Anh không những không bị các họa này, mà còn vượt lên trên chúng, biến hung thành cát. Những họa đó chỉ là những đe dọa kiểu thị phi, kèn cựa, tranh ăn của những tập đòan đối thủ mà thôi. Nhưng cũng vì điều này mà công việc của anh cũng có xáo trộn. Như đã nói, sự nghiệp dần vào ổn định. Sự xáo trộn lại không phải là những điều không may, mà đó lại là những cơ hội cho anh gặt hái thêm thành công, anh trở nên có quyền hành. Lại trở thành người dễ dãi, dễ thỏa mãn. Âu đó cũng là điều hay khi tuổi xế chiều, vật chất và quyền uy dễ làm hư hỏng người ta, mà lại bị con thiên không nó chiếu vỗ mặt như thế thì nguy hiểm thật. Kỳ lạ là một cách tự nhiên, thiên không nằm đó mà lai chẳng làm gì được anh, bởi tự căn anh đã lọai trừ nó rồi. Chứ không như những người khác, cùng một lá số, nhưng có mệnh chủ khác là rụng rời với thằng thiên không này ngay. Như nếu dính vào cách kình không kiếp hình thì chắc ăn đòn nặng với thằng thiên không, không những ngồi tù, mà còn phá sản. rồi thì ngồi trong tù mà cũng là tu luôn.
Năm tới anh thường có những phi vụ ngon ăn, tiền tới trước miệng như người ta tự đem tới. Đồng thời cũng không phải đi lại nhiều lắm đâu, mặc dù công việc vẫn ở nơi xa mới có lộc nhiều. Đây là năm anh khá sung túc so từ trước tới nay thì anh sẽ cảm thấy no đủ, cuộc đời lên hương. Tự thấy thỏa mãn có một năm hạnh phúc. Song công việc vẫn có biến động, phải thay đổi, hay dịch chuyển, tuy không nhiều, nhưng mỗi lần thay đổi là đáng kể, và cũng làm thay đổi đáng kể tình trạng kinh tế của anh. Đó là những thay đổi tốt. Thời gian cũng không còn bao xa, anh cứ nghiệm xem lời tôi nói có đúng không.
Chúc anh nhiều may mắn.
Thân ái.

htruongdinh
04-07-10, 07:20
Hay quá. Cám ơn anh vuivui, HTD hiểu ra rồi. Anh TuHeLuong thật là may mắn với Bạch hổ đắc địa tọa thủ ở cung Thân. Hung tinh đắc địa có thể chỉ huy được các sát tinh, như vậy năm Tân Mão và đại vận 54-63 hung hóa cát. Anh alan và anh TuHeLuong đều cùng có Mệnh Cơ Lương gặp Tuần, vì vậy cùng làm công việc tư vấn. Nhưng anh TuHeLuong thì Thân vô chính diệu với cách cục dịch mã, như vậy, tính cách của anh TuHeLuong sau 34 tuổi thay đổi rất nhiều, phải di chuyển nhiều và có thể chỉ huy được hung họa. Tuy nhiên cùng với tính cách thay đổi và những thành công ở hậu vận thì anh TuHeLuong sẽ bay bướm đào hồng một chút. Còn anh alan thì Mệnh Thân đồng cung, Cơ Lương bị Tuần, Nhật Nguyệt sáng chiếu. Đây là cách cục của ông thầy tu, cho nên từ 9 tuổi đã học trường dòng, nhưng do thời cuộc nên tu không được. Sang vận 54-63, Mệnh CNDL gặp vận SPT thì phải tranh đấu nhiều, nhất là về tinh thần. Thêm Đào Hồng Hỉ, Thiên không trong đại vận này thì anh alan phải có những quyết định về tình cảm....

alan
04-07-10, 07:35
Chào bạn htruongdinh
nói tóm lại là vận 54-63 của tôi là không khá phải không bạn ? chỉ có tinh yêu thôi làm sao sống dược. tôi dang cố gắng muốn trở mình trong vận này dể kiếm chút tiền sống lúc tuổi về già cho dược nhàn hạ chứ về già mà nghèo khổ thì buồn lắm bạn ơi. cho tôi hỏi thế thì vận này tôi còn 3 năm nữa bạn nghĩ sao trong niên vận vũ tham và cự nhật xin cho tôi vài lời giải doán dể học hỏi thêm.
cám ơn

TuHepLuong
04-07-10, 08:19
Anh TuHepluong thân mến.
Cũng chỉ là nhân thể khi phản biện lý thuyết của học phái thiên lương, mà có đôi lời về lá số của anh. Theo luận giải của tôi, số anh về hậu vận khá giả, tuy rằng bản chất công danh, sự nghiệp của anh gắn liền với những thay đổi, dịch chuyển. Nhưng sự nghiệp càng ngày càng ổn định, chứ không thể như anh nghĩ là bất trắc, nhiều khó khăn thât bại được. Bởi thế, khi thấy anh nói rằng những năm sau đây và đại vận tới là xấu thì tôi không nhất trí, vì vậy tôi xin giải tiếp cho anh năm tới và đại vận tới để anh rõ.
Trước hết, do tôi kiểm chứng, phúc của anh chế được tài, nhưng tài cung của anh nhập nhọang những mảng tối sáng khác nhau, chen lấn nhau, tài khí lại yếu mà mệnh chủ vốn yếu nên khẳng định được ngay rằng cuộc đời của anh, tiền tài lên xuống thất thường, kiếm ăn vất vả chứ cho tới nay thì chưa có của họanh tài. Công việc làm ăn khi thông khi tắc. Nhưng dù vậy anh cũng vẫn không bao giờ lâm vào tình trạng thiếu thốn, đói khổ. Chỉ là làm ăn vất vả mà thôi. Từ sau 50 tuổi trở đi, mệnh chủ của anh biến hóa. Đây là điểm hết sức tốt trong lá số của anh, và cũng chính nhờ vậy mà điểm khẳng định của phúc chế tài được ứng chính xác. Khi mệnh chủ đã biến, từ yếu thành mạnh, từ hung hóa cát thì hậu vận trở nên sáng sủa. Nhưng mà nhìn trên lá số của anh, vào đại vận tới thấy có liêm phá hãm thủ, ngộ kình địa không thì ai nhìn mà chả thấy là xấu. Song không phải vậy, khi xét hóa khí, mệnh chủ của anh không những đã biến hóa, mệnh chủ cũ cũng hóa cát, dịch mã trở nên không động, lại no đủ thì chẳng có lý do gì mà xấu cả. Hơn nữa, do mệnh chủ biến hóa, nên cách cục thủ vai chính của đại vận tới không phải là liêm phá kình địa không, mà là Vũ tham quyền. Chứ nếu chúng là liêm phá thì anh khó thóat khỏi án kiện lắm – có thể có người hỏi rằng, tại sao lại không thành bộ SPLT mà xét, lại đi tách chúng ra, rồi lại chọn lấy sao tốt mà luận thì chẳng phải là từ xấu thành tốt không ?. Thưa rằng, dó là do quy định từ mệnh chủ. Tuy rằng, trong tổng thể, mệnh cơ lương thì vào vận liêm phá, đương nhiên phải đụng độ. Nhưng khi đã được „người chỉ huy” tài năng, thì hung hóa cát là chuyện đương nhiên -. Khi ấy, không chỉ phải đối mặt với tòa mà còn phải chịu sự trưng biên tài sản. Rất may là không phải chúng. Anh không những không bị các họa này, mà còn vượt lên trên chúng, biến hung thành cát. Những họa đó chỉ là những đe dọa kiểu thị phi, kèn cựa, tranh ăn của những tập đòan đối thủ mà thôi. Nhưng cũng vì điều này mà công việc của anh cũng có xáo trộn. Như đã nói, sự nghiệp dần vào ổn định. Sự xáo trộn lại không phải là những điều không may, mà đó lại là những cơ hội cho anh gặt hái thêm thành công, anh trở nên có quyền hành. Lại trở thành người dễ dãi, dễ thỏa mãn. Âu đó cũng là điều hay khi tuổi xế chiều, vật chất và quyền uy dễ làm hư hỏng người ta, mà lại bị con thiên không nó chiếu vỗ mặt như thế thì nguy hiểm thật. Kỳ lạ là một cách tự nhiên, thiên không nằm đó mà lai chẳng làm gì được anh, bởi tự căn anh đã lọai trừ nó rồi. Chứ không như những người khác, cùng một lá số, nhưng có mệnh chủ khác là rụng rời với thằng thiên không này ngay. Như nếu dính vào cách kình không kiếp hình thì chắc ăn đòn nặng với thằng thiên không, không những ngồi tù, mà còn phá sản. rồi thì ngồi trong tù mà cũng là tu luôn.
Năm tới anh thường có những phi vụ ngon ăn, tiền tới trước miệng như người ta tự đem tới. Đồng thời cũng không phải đi lại nhiều lắm đâu, mặc dù công việc vẫn ở nơi xa mới có lộc nhiều. Đây là năm anh khá sung túc so từ trước tới nay thì anh sẽ cảm thấy no đủ, cuộc đời lên hương. Tự thấy thỏa mãn có một năm hạnh phúc. Song công việc vẫn có biến động, phải thay đổi, hay dịch chuyển, tuy không nhiều, nhưng mỗi lần thay đổi là đáng kể, và cũng làm thay đổi đáng kể tình trạng kinh tế của anh. Đó là những thay đổi tốt. Thời gian cũng không còn bao xa, anh cứ nghiệm xem lời tôi nói có đúng không.
Chúc anh nhiều may mắn.
Thân ái.

Anh VuiVui mến,

Càm ơn anh VuiVui luận đại vận kế tiếp cho LSTV của tôi. Tôi đang ở trong tỉnh trạng “lùng bùng” vì đả và đang thất nghiệp 7 tháng rồi. Đọc thấy anh luận 3 năm còn lại của đại vận Quan Lộc có sáng sủa thì tôi không có bi quan cho lắm. Tôi cũng hy vọng đại vân kế tiếp được an vui hạnh phúc với gia đình và con cái. Vâng, tôi sẽ nhớ lời dự đoán của anh và sẽ thông tin cho anh về sự thay đôỉ việc làm khi có.

Cám ơn anh nhiều. Chúc anh và gia đình an vui hạnh phúc.
Thân mến.

Ducminh
04-07-10, 08:28
Trường phái Thiên Lương đúng là rất xem trọng ảnh hưởng của vòng Thái tuế đến lá số tử vi, đây cũng là một trong những khám phá mới mẻ, đặc trưng nhất của trường phái này được nhiều người đánh giá cao
Em chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên cũng chưa dám khẳng định tính chính xác của lý thuyết này, rất mong bác Vui vui và mọi người tiếp tục cho ý kiến để làm sáng tỏ thêm vấn đề

TuHepLuong
04-07-10, 09:06
Hay quá. Cám ơn anh vuivui, HTD hiểu ra rồi. Anh TuHeLuong thật là may mắn với Bạch hổ đắc địa tọa thủ ở cung Thân. Hung tinh đắc địa có thể chỉ huy được các sát tinh, như vậy năm Tân Mão và đại vận 54-63 hung hóa cát. Anh alan và anh TuHeLuong đều cùng có Mệnh Cơ Lương gặp Tuần, vì vậy cùng làm công việc tư vấn. Nhưng anh TuHeLuong thì Thân vô chính diệu với cách cục dịch mã, như vậy, tính cách của anh TuHeLuong sau 34 tuổi thay đổi rất nhiều, phải di chuyển nhiều và có thể chỉ huy được hung họa. Tuy nhiên cùng với tính cách thay đổi và những thành công ở hậu vận thì anh TuHeLuong sẽ bay bướm đào hồng một chút. Còn anh alan thì Mệnh Thân đồng cung, Cơ Lương bị Tuần, Nhật Nguyệt sáng chiếu. Đây là cách cục của ông thầy tu, cho nên từ 9 tuổi đã học trường dòng, nhưng do thời cuộc nên tu không được. Sang vận 54-63, Mệnh CNDL gặp vận SPT thì phải tranh đấu nhiều, nhất là về tinh thần. Thêm Đào Hồng Hỉ, Thiên không trong đại vận này thì anh alan phải có những quyết định về tình cảm....

Cám ơn chị HTruongDinh đã phân tìch rõ ràng hơn về cách cục cuả 2 lá số. Bây giờ nhìn lại thì thấy 2 lá số cuà anh Alan và tôi có sự khác biệt, và caí khác biệt này đã làm cho cuộc đời cuả 2 người có 2 kết quà khác nhau mặt dầu nhìn vào 2 lá số thì thấy toàn bộ sao đều giống nhau.

Trong thời gian 7 tháng thất nghiệp mà tôi học hoỉ rất nhiều điếu như phong thuỷ huyền không, tử vi, chu dich trên diễn đàn này thỉ tính ra khoảng thời gian này cũng không phaỉ là phí lắm. Bây giờ mình cảm thấy không bi quan lắm. Phaỉ Tôi phaỉ giử thăng bằng trên chiếc xe đạp để tiến vế phiá trước vì còn có nhiều việc đang đợi tôi làm.

Cám ơn chị HTD,
Thân ái.
THL

htruongdinh
04-07-10, 17:18
Anh alan và anh TuHepLuong cùng tuổi Canh Tý và có lá số tử vi na ná nhau vì vậy các sự kiện xảy ra trong cuộc đời tương tự nhau, như thất nghiệp, mất nhà,.... Mệnh Cơ Lương là số mệnh của văn nhân, người quân sư, vì vậy hai anh cùng làm công việc tư vấn. Tuy nhiên, từ 34 tuổi chuyển sang cung Thân thì thay đổi.
Thân anh TuHepLuong vô chính diệu có Bạch hổ độc thủ, cuộc đời và tính tình thay đổi nhiều. Người văn nhân được trao thanh gươm bạch hổ, trở thành một dũng tướng, có thể chỉ huy được bầy sát tinh Không Kiếp Kình Hình. Vận Sát Phá Tham là vận chiến tranh, tranh đua quyết liệt trên thương trường. Viên dũng tướng mà gặp chiến tranh là gặp thời, vung kiếm chém kẻ thù và giành chiến thắng. Hung hóa cát là thế.
Thân Mệnh anh alan đồng cung với Cơ Lương bị Tuần, tính tình không thay đổi, trước sau vẫn là một văn nhân nho nhã. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương mà vào vận Sát Phá Tham cũng như người văn nhân vào thời chiến, thật khổ sở. Thầy tu alan sẽ run tay khi hạ thủ đối phương, sẽ trăn trở, day dứt về mặt tinh thần khi phải tranh đua quyết liệt. Tuy nhiên, kết cục vẫn đạt một số thành công.
Vận Sát Phá Tham 54-63 cũng là vận Đào Hồng. Viên dũng tướng thấy một bông hoa đẹp, dừng lại ghẹo một chút, vui chơi một chút rồi phi ngựa đi mất. Còn văn nhân thì lại ngẩn ngơ, luyến tiếc trước bông hoa của lòng mình, từ đó mới phát sinh câu chuyện tình lãng mạn, bi lụy.

htruongdinh
04-07-10, 17:22
@alan : để trả lời câu hỏi về tài lộc của anh alan, HTD copy lại một số lời luận giải của anh vuivui.


Đại vận 54-63, như người ta nói, già gặp đào hồng là không hay. Nhưng chắc chắn là vận gặp hoa anh đào. Ở đại vận này, anh rước món nợ nhân tình. Đi làm ăn xa, có của hoạnh tài. Hao tổn, thất bát hai ba lượt rồi mới giàu. Gặp tiền là gặp tình, gặp tình là tiền ra đi. Vận này làm ăn quyết liệt, cạnh tranh lớn. Công việc ban đầu khó khăn, thất bại, đến khi gặp được Hỷ thì mới có cửa Lộc.

vuivui
09-07-10, 02:12
Các bạn quan tâm thân mến.
Bây giờ, chúng ta tiến hành phản biện về mặt lý thuyết. Có thể nói, nếu chỉ nói khởi khơi, thì việc phản biện sẽ vô nghĩa. Nhưng như đã nói ở trên, trước hết chúng ta phải xem chính tác giả của thuyết này nói gì. Một cách trung thành với nguyên bản.
Trong tác phẩm TVNL toàn thư, Tác giả TL có viết:
BÀN THỂ THỰC CHẤT CỦA THÁI TUẾ

Trên 30 năm học hỏi với nhiều đợt từ biệt Tử vi, đến nay mỗi lần cầm trên tay một lá số, việc đầu tiên là tính coi xem Mệnh Thân ở trong một vị trí nào của Thái Tuế. Thành thực mà nói lòng riêng những kính mến nhưng ai đâu là người được đặt trong vị trí tam hợp tuổi.
Một Mệnh hay một Thân, chứ đứng nói cả Mệnh lẫn Thân hay Mệnh Thân đồng cung Thái Tuế, đó là chuyện quá sức mong chờ hãn hữu . Nhớ lại ngày mới học Tử vi, theo chỉ dẫn của vị ân sư tài tử thì sợ Thái Tuế hơn cọp dữ. Nào là tù tội, nào là miệng tiếng thị phi, tranh chấp tang thương. Nay thì cảm phục không chút trù trừ do dự và thật lòng tin tưởng những công cuộc của người Thái Tuế đã làm như theo có sứ mạng.
Hai mươi năm gần đây, lần chắp nối lại tơ duyên với Tử Vi lần cuối, tự đặt câu hỏi tại sao lại 3 vòng: Thái Tuế, LộcTồn, Tràng Sinh. Sao không 2 vòng, 4 hay 5 vòng. Rồi tìm ngay nguyên nhân nào sinh ra vòng Lộc Tồn, Thái Tuế, và Tràng sinh. Thấy ngay đáp ứng do Thiên can, Địa chi và Nạp âm của tuổi. Tưởng Thanh nhân phân tách đời thế nhân không phải là sơ sài, thật là đầy đủ.
Thái Tuế được đặt theo địa chi của tuổi của số, có nghĩa là người đó có được đặt ngay vào vị trí sở hữu chủ là chính mình hay không? Nếu mình nằm ngay Thái Tuế, tất nhiên mình có bổn phận có trách nhiệm nơi miếng đất mình sanh tồn. Mình dẫu có lòng dạ hững hờ như kiều dân đến ăn bám ở nhờ chỉ nghĩ đến tư lợi, hay thì ở dở thì bước. Nằm trong tam hợp Thái Tuế là ở trong thế liên minh hữu nghị thuộc địa quyền công dân không phải là mất, vẫn được đối đãi ngang hàng cùng người sinh quán, vẫn tự do làm bổn phận mỗi khi đất mẹ cần đến. Một là phải suy tính kỹ càng ( Quan Phù), hai là khi đã vén tay áo là hăm hở cho đến cùng ( Bạch hổ).
Người trong tam hợp Thái Tuế là người có miếng đất cắm dùi có bổn phận trách nhiệm cho miếng đất mình sinh sống, không lẽ mình phá hoại căn nhà mình đã được cha truyền con nối có dầy dẫy kỷ niệm hào hùng hay bi đát, tổ tiên đã gây dựng lên tốn hao biết bao mồ hôi cơm gạo, để mình thụ hưởng mà mình quên bổn phận bảo tồn và tô điểm thêm lên cho khởi sắc. Phải chăng Thái Tuế là chỗ ngồi tinh thần cao đẹp nhất của tuổi số.
Người trong tam hợp Thái Tuế, tối thiểu là có tư cách, từ người làm mướn đến tột đỉnh cao sang tuỳ theo thứ lớp, địa vị người đó đứng trong xã hội. Ví dụ tam hợp Thái Tuế là khu đất chắc nịch, nhà nào được xây dựng lên được yên lòng, không sợ lún sâu như chỗ sình lầy đổ rác phủ qua một lớp đất mỏng, người xấu số không biết cứ lập lên 3, 4 tầng lầu. Rồi ngày qua tháng lại chỉ một cơn mưa dầm, nhà sẽ đổi ngay bộ mặt thành nứt nẻ nghiêng vẹo. Thử hỏi ai là người gan dạ tin ở sự vững chắc của căn nhà mà dám dọn đồ đến trú ngụ.
Người được một Mệnh hay Thân ở tam hợp Thái Tuế , kể như đã có một thành quả nào rồi, nhưng chưa hẳn mãn ý. Như Mệnh ở tam hợp Tuế Phá mà Thân ở tam hợp Thái Tuế là người tuy thiếu thời gặp bước lưu ly nhưng tấc dạ sắt son không thể ùa theo vô nghĩa. Tự mình vẫn vạch lấy con đường lý tưởng mình đi. Thương cho ai mệnh Thái Tuế mà Thân bị lọt vào tam hợp Tuế Phá, cuộc đời của mình không thiếu sót bổn phận. Vậy mà vãn niên thấy như bị ép buộc, không cho phép mình được thi thố theo sở ước, mà còn bị bạc đãi nữa là khác ( có 2 trường hợp : người dương nam mệnh ở Thái Tuế thì ngoài 50 tuổi hết hạn Thái Tuế, tiếp ngay đến hạn Thiên Không. Trái với người âm nam trên 30 tuổi phải gặp Thiên Không như người được huấn nhẫn trước rồi ngoài 40 mới được Thái Tuế bù lại .Tưởng đó là một cuộc thử thách cho người, có chi nhẫn nại và nghịch lý âm dương). Nào phải là người miệng nói đạo nghĩa là thực hiện lại theo ma giáo, vì định mệnh đã tạo cho người đó là Thái Tuế ( Mệnh) thì không thể có đầu óc làm quấy. Sở dĩ không đạt được trọn vẹn ý muốn vì một lẽ gì khiến mình buộc lòng phải theo, mình không thể thổ lộ, cam chịu sự bạc bẽo đành nhận lãnh không đổ trách nhiệm cho người khác ( Thân Tuế Phá) . Từ 14 chính tinh đến trung tinh và sát tinh chỉ là đồ trang hoàng, bài trí làm cho căn nhà có vẻ phong phú đài các hay nghèo khó xác xơ, nói toạc ra là chỉ lớp áo phủ ngoài một pho tượng vàng hay đất làm cho người ngoài dễ lầm lạc ngộ nhận.

Như 2 sao Tử Phủ ở Dần Thân hay Phá Quân ở Thìn Tuất chẳng hạn. Người nào được khoác áo Tử Phủ hẳn cho là người đó ở hạng quân tử, đứng đắn, kẻ cả đàn anh, còn Phá Quân ở Thìn Tuất hẳn là quân bất nhân, lừa thầy phản bạn.
Thưa rằng nghĩa nó là thế không phải là không đúng. Nhưng nếu không xét từ cội rễ là một chuyện bé cái lầm. Nếu là Tử Phủ ở Dần với người tuổi Dần Ngọ Tuất, Mệnh ở ngay Dần Ngọ Tuất thì xin khoanh tay kính chào. Đó là người xứng đáng được trọng vọng dầu có bị Không Kiếp trà trộn, chỉ thêm lòng bác ái ngại cho ai không được đời biết đến hay bị đố kỵ mà yếm thế, hạng người này không phải ăn ở hai lòng, xin dâng danh hiệu là Nhạc Bất Quần, ngụy quân tử nếu được thêm 2 ông phụ tá Không Kiếp trợ lực, thật không biết kính dâng ông cái thẻ bài gì để ông đeo cho xứng đáng tư cách chúa trùm của ông.

Còn Phá Quân ở Tuất, nếu là người tuổi Dần Ngọ Tuất chỉ là người mang tiếng phản bội không trung thành, đáng được minh oan. Thật ra chỉ vì một cái thế kẹt gì đó mà oan tình, ngoài ra lòng thành thực chỉ có cao xanh hoạ chăng thấu rõ. Trái lại Phá Quân ở Tuất mà lại tuổi Thân Tí Thìn thì xin miễn nói vì tiếng đặt cho sao và vị trí đóng nó đã đầy ý nghĩa rõ ràng không cần bàn thêm.
Một người Tả Hữu Không Kiếp cũng vậy. Trường hợp ở vị trí tam hợp tuổi có Tả Hữu Không Kiếp là người đa tài mà không đắc dụng. Ngược lại người có Tả Hữu Không Kiếp ở vị trí tam hợp Tuế Phá là người không thể đặt niềm tin, một khi họ chủ trương một công việc gì có thể coi là công ích vị tha, luôn luôn người đó nghĩ đến bản thân trước có thừa thãi mới là lợi chung.
Vậy cung và sao là 2 bộ phận của Mệnh viên, cũng là hình thể chắc hay ốp, khoẻ mạnh hay ốm yếu. Sao là phấn son tô điểm, là quần áo sang trọng hay xềnh xoàng vá rách. Một thân hình khoẻ mạnh lồng trong bộ quần ào rách vá, vẫn thấy người đó đi đứng chững chạc của nội trạng lực sỹ hào hùng, khác xa hẳn mã người chệch choạng lẩy bẩy với bộ gấm vóc mà mặt mũi hốc hác, chân tay khẳng khiu.

Tìm tòi thực chất của Thái Tuế là vạch vòi, với mốc căn nguyên bản số của người, như các cụ xưa kia, mỗi người khi dựng vợ gã chồng cho con cháu, là xem xét dòng giống của đầu rễ cội gốc nào, gia phong ra sao, nay thấy là chuyện không phải không có ý nghĩa sâu xa.

Vòng Thái Tuế có thể nói là phần căn bản của số chỉ 12 chỗ đứng mà thấu đáo hết cốt cách của người, thêm phần sao để biến dạng phần nào. Rồi cùng thời gian đưa dẫn thế nhân từ nơi sáng vào chỗ tối, hay từ chỗ tối dìu dẵt đến nơi sáng, tức là vận hành cũng không ngoài vòng Thái Tuế điều khiển.
Nhớ lại cũng một ngày đầu xuân năm ngoái, đựơc tiếp một cụ tuổi Giáp Dần ( 62 tuổi ). Cụ sợ mất thì giờ của tôi, cụ chỉ xin 15 phút để nói chuyện Tử vi.

Xin thưa ràng tôi có tật ít khi xem số của ai để số trước mặt, chỉ xin cho biết năm tháng ngày giờ sinh và vẽ ngay số bằng hình hỷ hà học theo tam hợp, để người có số dễ hiểu đời mình thế nào. Thấy Mệnh cụ đóng ở Tuất có Phá Quân . Tôi hỏi ngay có phải cụ chỉ thắc mắc ở chỗ Phá Quân Tuất này không? Hỏi rồi, tôi tự trả lời ngay: cụ chỉ bị đời hiểu lầm là Phá Quân, thật ra Cụ một lòng sắt son với bạn hữu. Cụ Tuổi Dần, Mệnh ở Tuất là trong tam hợp Thái Tuế. Người của tam hợp Thái Tuế không có tư cách của Phá Quân thường tình, dầu rằng tuổi Giáp Dần là Thuỷ Mệnh mà Phá Quân lại là thuỷ tinh.
Ông cụ đứng ngay lên, nắm tay tôi, xin phép một ngày trở lại coi. Cụ quá ư cảm động.

Viết lên bài này để kỷ niệm ngày tái tiếp cụ cũng ngày đầu Xuân năm nay ( Ất Mão) với đầy ý nghĩa. Cụ đã cho biết tất cả những gì đã đem đến cho cụ trên 30 năm nay vì Phá Quân ở Tuất cung của người tuổi Dần Ngọ Tuất.




Thân ái.

vuivui
11-07-10, 00:02
Qua mấy ngày chúng ta suy ngẫm về đoạn văn này của cố tác giả Thiên Lương. Hẳn nhiên chúng ta có nhiều nhận định. Nhưng trước hết, chúng ta cần xác định, đây là vấn đề học thuật. Không vì một bất cứ lý do cá nhân nào, cũng như không vì chuyện phải kính trọng một vị tiền bối mà chúng ta không được phép đặt tính đúng sai lên bàn cân để mổ xẻ. Song dù sao, khi bước vào phản biện. Bất cứ ai, hoặc muốn tham gia phản biện, hoặc bảo vệ. Xin đừng vì lý do cá nhân mà vi phạm. Xin cám ơn sự quan tâm của quý vị.
Tác giả Thiên Lương đã có quan niệm về vòng thái tuế, trong quan hệ với hai vòng lộc tồn và vòng tràng sinh. Tác giả đã đặt vấn đề:




Hai mươi năm gần đây, lần chắp nối lại tơ duyên với Tử Vi lần cuối, tự đặt câu hỏi tại sao lại 3 vòng: Thái Tuế, LộcTồn, Tràng Sinh. Sao không 2 vòng, 4 hay 5 vòng. Rồi tìm ngay nguyên nhân nào sinh ra vòng Lộc Tồn, Thái Tuế, và Tràng sinh. Thấy ngay đáp ứng do Thiên can, Địa chi và Nạp âm của tuổi. Tưởng Thanh nhân phân tách đời thế nhân không phải là sơ sài, thật là đầy đủ.

Từ tư tưởng này, cụ Thiên Lương cho rằng ba vòng lộc tồn, thái tuế và tràng sinh lần lượt tương ứng với ý nghĩa mỗi vòng là đại diện của một Tài trong tam tài thiên – địa – nhân. Đó là: vòng Lộc tồn là vòng thiên can, vòng thái tuế là vòng địa chi, và vòng tràng sinh là vòng nhân sinh. Bởi vòng lộc tồn xác định can niên sinh, vòng thái tuế xác định bởi chi của tuổi. Vòng tràng sinh xác định bởi nạp âm của tuổi.
Chúng ta thấy ngay tác giả Thiên Lương đã sai cơ bản ngay từ đây. Lần lẫn cho rằng vòng tràng sinh xác định bởi nạp âm của tuổi. Chúng ta có thể kiểm tra trực tiếp, vòng tràng sinh được xác định bởi nạp âm của cung an mệnh, có tên gọi là Hành của Cục. Chứ không phải được xác định bởi ngũ hành bản mệnh.
Nay có thể có người, để bảo vệ cái ý nghĩa vòng tràng sinh là vòng của tài nhân, bên cạnh vòng thiên và vòng địa tương ứng lộc tồn và thái tuế. Biện lý rằng, vòng tràng sinh được xác định bởi ngũ hành nạp âm. Do nạp âm là sự phối hợp của thiên can và địa chi, vì thế mà tổ hợp thiên can, địa chi và nạp âm của nó cho ta một tam tài. Thưa rằng, đúng như vậy. Một tổ hợp thiên can địa chi và nạp âm cho ta một tam tài, trong tam tài vũ trụ thiên địa nhân có thập thiên can, thập nhị chi và lục thập hoa giáp. Cấu trúc tương ứng, cho phép mỗi ngũ hành nạp âm thuộc tam tài thiên địa nhân với mỗi can và mỗi chi tương ứng, chứ không có chuyện một nạp âm xác định được bởi bất cứ một cặp can chi bất kỳ nào khác. Bởi vậy, ba vòng lộc tồn, thái tuế, và tràng sinh, vốn nó không phải là một hệ thống tam tài cho một lá số. Bởi vậy, khi xét một lá số xác định, ba vòng này không thể đóng vai trò đó là ba vòng thiên địa nhân của đương số được. Từ lý do này, khi giải đoán, chúng ta không được phép râu ông nọ cắm cằm bà kia. Cho rằng đương số đứng trong tam tài, với đại diện của tam tài là ba vòng, lộc tồn, thái tuế, và tràng sinh. Từ đó mà nói, không được xem có sự tồn tại của cái gọi là đắc hay hẵm ba vòng này, tương ứng khi mệnh có thái tuế, lộc tồn và tràng sinh đóng hay thuộc tam hợp của chúng. Để mà nói, đắc được ba vòng, đương số được thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là một ngộ nhận căn bản. Không chỉ là đưa chúng ta tới sự giải đoán sai, mà còn sai lầm về minh triết sâu sắc. Bẻ cong lý luận của tử vi. Đẩy lý luận của tử vi vào chỗ suy luận chủ quan.
Thân ái.

phamphong
16-07-10, 16:05
Rất mong anh vuivui phân tích tiếp để hậu bối hiểu rõ hơn về 3 vòng.

Trân trọng,

Phamphong

vuivui
18-07-10, 02:25
Rất mong anh vuivui phân tích tiếp để hậu bối hiểu rõ hơn về 3 vòng.

Trân trọng,

Phamphong

Vâng!. Nhưng trước khi đi sâu về ba vòng mà Cố tác giả Thiên Lương đã gọi đó là ba vòng thiên - địa - nhân một cách sai lầm do không hiểu về tam tài một cách thấu đáo. Hơn nữa, hậu duệ của tác giả cũng không có khả năng suy xét thấu đáo về vấn đề này, do đó mà tới nay không hề thấy có sự chỉnh sửa. Vẫn cứ theo khuôn mẫu mà phán xét, khi giải số, đều cố gắng xem xét cái thế thiên thời địa lợi nhân hòa trên lá số tử vi được đẻ ra do bởi ba cái vòng ngộ nhận này. Với Cố tác giả Thiên Lương, thời có thể châm chước ở lẽ Cụ chỉ nghiệm lý thôi. Nhưng ngay những lời bình giải góc độ nghiệm lý chúng ta cũng thấy khiên cưỡng, nhất là khi áp đặt lý thuyết vòng thái tuế với tam tài thiên địa nhân. Tôi thực cũng rất mong có cao nhân thực thụ của trường phái này vô đây. Chí ít thì cũng còn gọi là có tiếng nói bảo về kiến thức của tôn sư, bảo vệ môn phái. Sau là, nếu có nổ ra tranh luận học thuật, thì vấn đề sẽ càng được sáng tỏ.
Còn như những lý số gia theo trường phái này, rời bỏ phạm vi nghiệm lý mà vượt sang phạm vị giải đoán, cho dù chỉ là ở tầng thấp, như cá vượt vũ môn, thì e rằng cá chép vẫn là cá chép, nhưng bị bong vẩy, gẫy vây, chứ không thể hóa thành rồng được.
Chúng ta nên xem xét qua cái hiểu thực sự của Cố tác giả Thiên Lương về âm dương ngũ hành như thế nào !. Bởi điều này cực kỳ quan trọng. Đúng hay Sai, cũng từ đây mà ra. Ai cũng biết, cơ sở của lý học đông phương, mà tử vi chỉ là một ứng dụng, là lý luận âm dương ngũ hành. Ấy vậy mà trang 6 cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư phần nguyên lý nạp âm hoa giáp, có viết:

Mọi sinh vật sống trong vũ trụ đã được nhận định theo luật âm dương. Cây cỏ cũng có hoa đực hoa cái, côn trùng con kiến cũng có con cái con đực, cho đến vật dụng hàng ngày hầu như cũng dị biệt giữa đực và cái . Luật âm dương chi phối vũ trụ mọi sự sinh hoạt . Không gian đã có thiên là phải có địa . Thời gian càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn .

Đã có mùa đông giá lạnh, phải có mùa hạ nóng hầm, mùa xuân ấm tươi, phải có mùa thu dịu tàn.

Âm dương là tinh thần, phần vật chất là ngũ hành, Thiên can là dương, Địa chi là âm. Thiên can có ngũ hành của Can, Địa chi có ngũ hành của Chi. Ngũ hành của Can có cái dương và cái âm. Địa chi cũng vậy . Âm dương ngũ hành của Can có 10 chữ rất rành mạch. Nhưng địa chi sao lại 12, thấy trội dư 2 cái Thổ (1 dương và 1 âm) .

Thấy rằng thời gian của 4 thời tiết từ cái xanh tươi (xuân) đến nắng gắt (hạ) lần theo mát dịu (thu) kế tiếp lạnh lẽo (đông) rồi lại nối đến xanh tươi (xuan)... thời gian cứ quanh quẩn như thế phải mất trên 365 khoảng mặt trời đồng thời gian đêm tối.

Trong đó chúng ta chú ý phần trích dẫn được in đậm. Thấy ngay rằng, cái hiểu về âm dương ngũ hành của Cụ đã sai một cách nghiêm trọng. Thật vậy.
Như tôi đã từng trình bày trong nhiều tranh luận về âm dương. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng, âm dương không có định nghĩa cụ thể, mà chỉ là một sự khái quát vũ trụ như một phạm trù triết học, nó cho chúng ta hiểu, để nhận thức rõ về bản chất và vận động của âm dương. Từ đó mà có thể vận dụng trong các đối tượng quan sát, nghiên cứu và vận hành của mình. Không phải ngẫu nhiên mà có thể nói, hiểu âm dương có nhiều cấp, rất nhiều thang bậc. Như cây cối cũng biết được âm dương mà phân biệt, bởi cành lá ngọn thì vươn lên khỏi mặt đất mà quang hợp, rễ cây thì bám chặt vào lòng đất mà hút chất dinh dưỡng nuôi sống cây, âm dương phối hợp mà cây lớn lên. Động vật cũng biết phân biệt đực cái mà thực hiện giao phối để duy trì nòi giống. Chứ nếu chúng không biết phân biệt thì con cái đến kỳ động đực mà lại tìm con cái thì nòi giống chúng sẽ ra sao ?. Như con mèo, con chó cũng phân biệt được cao thấp, để mà nó biết sợ độ cao nên không dám nhảy từ tầng 10 xuống mặt đất chết tan xương. Ấy là cấp thấp cũng biết âm dương. Còn như con người, chẳng cần học cũng biết được âm dương, chỉ bởi vì, họ phải biết được đâu là chân trái, chân phải, đầu và đít, gái và trai, đàn ông cùng đàn bà, có biết hôn phối là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà để thành lập một gia đình - tế bào của xã hội, rồi phải biết có ngủ có thức, có nghỉ ngơi và lao động. Cũng biết đâu là linh hồn và đâu là thể xác, biết được giá trị tinh thần và giá trị của vật chất. Rồi tới kẻ có học âm dương thì nhận thức âm dương sẽ cao hơn, như thấy đươc không thời gian là âm dương, bốn mùa cũng phân âm dương, rồi như vật chất và tinh thần là một cặp phạm trù âm dương, linh hồn và thể xác thuộc về âm dương, thống nhất để mà có một con người, mà lại được phân thành âm dương, biến hóa, tương phối mà vận động, phát triển. ...
Thế đấy. Học âm dương, tối thiểu phải hiểu rõ ràng như vậy. Đã rõ ràng là vật chất - tinh thần là một cặp âm dương, sao lại còn phát biểu âm dương là tinh thần, ngũ hành là vật chất ?.
Một khi đã hiểu như vậy, thì tinh thần đâu còn được phân chia âm dương nữa, mà cứ nghĩ tới ngũ hành là thấy vật chất rồi, thì thử hỏi, một cách trực tiếp nhất, làm sao có thể thấy được sự trao đổi, tương tác, quan hệ giữa vật chất và tinh thần theo quy luật âm dương tiêu trưởng, thịnh suy, rồi phản phục, ....mà khi đã không hiểu những thứ đó, làm sao có thể suy lý được cái lý âm dương ngũ hành trong tử vi ?.
Có phải như vậy ?. Thì đến đây, chúng ta đã rõ rằng, thấy cần phải nghiêm túc xem xét lại cái lý luận của môn phái này, mà tiêu biểu cho nội dung của nó là lý luận vòng thái tuế cùng ba vòng thiên địa nhân.
Xin mời các bạn tham luận.
Thân ái.

nguoi saigon
18-07-10, 10:44
3 vòng Sinh Lộc Tuế mà Thiên Lương cho là tương ứng Thiên Địa Nhân e là khiên cưỡng, nhưng dầu sao đây cũng chỉ là phát kiến của một cá nhân trên cơ sở nghiệm lý của cá nhân ông, hậu học khi đọc sách của người đi trước cần phải thân chứng và nghiệm giải rồi hãy nên phát biểu thì mới tránh được phần nào sai lầm, tránh được bệnh sùng bái cổ nhân. Tuy nhiên phản bác lung tung cũng là thái độ không nên có, bởi vì tất cả chúng ta cũng chỉ là những kẻ đang trên đường tìm chân lý, ai có thể tự hào nói rằng mình đã tìm ra được chân lý thì giơ tay lên, Huyền học cũng không phải là cái để mang ra cãi vã hay bút chiến được. Những người theo thuyết của Thiên Lương hẳn họ cũng có những suy nghiệm riêng của họ và họ thấy ứng nghiệm thì họ mới theo. Tôi thấy anh Vuivui có vẻ nôn nóng trông chờ người biện thuyết với anh, ấy không phải là thái độ của Huyền học, bởi vì kẻ đã đến Bờ thì không ai biện thuyết với anh nữa còn kẻ lao nhao thì cãi nhau đến bao giờ, người ta đã không biết thì càng nói lắm càng khiến người ta không biết lắm, tôi thấy anh hay nói về triết Đông vậy thì tư tưởng của Đông phương là khơi gợi để con người tự khải phát sự hiểu biết chứ không phải là biện thuyết tìm đúng sai, phản bác biện luận để tranh hơn kém hoặc tìm sự đúng sai nó gần vời toán học, khoa học thực nghiệm hơn và nếu chỉ có thế thì tử vi cũng chẳng còn gì hứng thú nữa. Thái độ này gần giống với các đạo sĩ, các học phái chẳng qua là làm cái việc xé nát vấn đề ra, mỗi nhà tự ôm ấp cho là mình đúng và chỉ có môn phái mình là số một, khổ thay chân lý thì toàn diện đâu thể câu chấp như thế được, Giữ cho mình ở Trung Đạo vượt lên khỏi thị phi, vượt lên khỏi sự đúng sai, tâm không còn phân chia thì mới có cơ may thấy được chân lý.
Vài dòng dông dài sáng Chủ Nhật. Chúc mọi người vui và bình an.

vuivui
18-07-10, 13:11
Chào ngươisaigon.
Rất vui về sự có mặt của bạn trong chủ đề này. Xin cám ơn bạn trước.
Bạn có viết:
Tôi thấy anh Vuivui có vẻ nôn nóng trông chờ người biện thuyết với anh, ấy không phải là thái độ của Huyền học, bởi vì kẻ đã đến Bờ thì không ai biện thuyết với anh nữa còn kẻ lao nhao thì cãi nhau đến bao giờ, người ta đã không biết thì càng nói lắm càng khiến người ta không biết lắm, tôi thấy anh hay nói về triết Đông vậy thì tư tưởng của Đông phương là khơi gợi để con người tự khải phát sự hiểu biết chứ không phải là biện thuyết tìm đúng sai, phản bác biện luận để tranh hơn kém hoặc tìm sự đúng sai nó gần vời toán học, khoa học thực nghiệm hơn và nếu chỉ có thế thì tử vi cũng chẳng còn gì hứng thú nữa.
Thì tôi có ý kiến như thế này.
Nguyên trong bài khởi tạo chủ đề này, Tôi đã có trình bày về mục đích của chủ đề là minh bạch một hệ thống lý luận, mà nhiều người cho rằng nó xứng đáng được gọi là một trường phái, một môn phái. Thực ra, nếu đó là một cảnh huống nội bộ, mang tính "đóng cửa" bảo nhau, chỉ truyền cho truyền nhân, nội bộ mà thôi. Thì cái việc đúng sai đâu cần minh bạch. Nhưng một khi đã ra công chúng, đó là một sự phổ biến kiến thức, một sự thể hiện về mặt học thuật, có tác động đến sự phát triển hay lụi tàn của cả một nền lý học, một tài sản chung của nhân loại. Điều này có khác gì, như một khoa học, là phải có sự minh bạch. Sự minh bạch, sự tìm kiếm những chân lý, như đã biết, đối với khoa học, thì con đường phản biện học thuật là con đường hữu hiệu và được thế giới xác nhận, ủng hộ nhất. Vì thế, với mục tiêu của chủ đề thì việc phản biện là hợp lý.
Để phản biện cái hợp lý này, Bạn đã đưa ra cái gọi là Thái độ huyền học. Cũng như đã có sự cảnh giác của tôi, sự phản biện học thuật rất dễ bị biến tướng, chuyển thành phản biện phi học thuật, chính bởi đang thảo luận về học thuật, thì lại nhẩy sang nói chuyện thái độ. Và có thể, nếu không có sự phân biệt, thì nó sẽ nhảy sang cả những vấn đề khác, hoàn toàn chẳng liên hệ gì đến với học thuật cả.
Bởi thế, Tôi có đôi lời về vấn đề này:
Bạn nói tới cái gọi là Thái độ huyền học !. Vậy hỏi nhỏ bạn, thế nào là thái độ huyền học ?. Tôi cho rằng bạn đã giải thích bởi câu:
bởi vì kẻ đã đến Bờ thì không ai biện thuyết với anh nữa còn kẻ lao nhao thì cãi nhau đến bao giờ, người ta đã không biết thì càng nói lắm càng khiến người ta không biết lắm, tôi thấy anh hay nói về triết Đông vậy thì tư tưởng của Đông phương là khơi gợi để con người tự khải phát sự hiểu biết chứ không phải là biện thuyết tìm đúng sai, phản bác biện luận để tranh hơn kém hoặc tìm sự đúng sai nó gần vời toán học, khoa học thực nghiệm hơn và nếu chỉ có thế thì tử vi cũng chẳng còn gì hứng thú nữa
Thì bạn nói đúng, mà lại không đúng. Thật vậy, nói là kẻ đã đến Bờ thì không biện thuyết. Điều đó đã hẳn. Nhưng ai có thể nói là đã đến Bờ của huyền học ?. Nói ngay trong khoa học hiện đại đây thôi, cũng chả ai dám nói là đã đến bờ !!!. Nhưng phản biện vẫn cứ phải phản biện. Biết đến đâu, nói đến đó. Biết và nói, tranh luận là để hiểu, để tìm cái đúng, cái sai trong cái mà chính ta đã được biết đến. Nếu như không có tranh luận, một mình mình nghĩ, tự cho là mình đúng, tự cho là mình đã đến Bờ, để khỏi cần biện thuyết với ai nữa, thì làm gì có cái đúng cái sai nữa. Làm gì còn có sự phát triển nữa. Thái độ này, ngày xưa còn có thể hiểu, nhiều khi tặc lưỡi, ok. Nhưng thực tế, dù là ngày xưa, các đạo sĩ, tăng ni đắc đạo thường xa rời hồng trần, xa rời thế tục. Và nhữ vậy, một thái độ huyền học chỉ có thể hữu ích với chính họ. Nhưng các môn phái vẫn mọc ra, các đệ tử vẫn được truyền lại kiện thức, và trong tâm khảm các tổ sư, tôn sư vẫn cứ muốn Phát Dương Quang Đại bản phái. Thế thì, họ có phải là tự mâu thuẫn với chính mình. Một mặt giữ thái độ huyền học, nhưng một mặt lại muốn phát dương quang đạo để ngạo thế. Chung cuộc, thì đó là sự giả dối, có thể quy về cái gọi là Tham, Sân, Si. Chứ đâu còn có sự minh bạch để phục vụ lợi ích của tha nhân, của cộng đồng là sự phát triển chung của tri thức ?.
Tư tưởng của triết đông không phải là khơi gợi. Mà là vì nó vốn khó hiểu, trừu tượng và đầy cảm tính - một trong những nguyên nhân khiến người ta gọi nó là huyền bi - nên người ta mới cho rằng nó cần phải được Chiêm Nghiệm. Mà mọi sự chiêm nghiệm, ngoài sự thu thập hiểu biết, nó phải được minh chứng đúng hoặc sai. Sai thì bỏ đi, đúng thì nó là kiến thức. Như Tôi đã nói, chủ đề này cần tìm đúng sai, chứ không phải là để tranh thắng. Kể như, một khi ta đã thấy sai, chả nhẽ lại cứ khư khư ôm lấy nó, bảo là còn phải nghiệm lý nữa. Như thế, có nghĩa là: Chứng tỏ ngay cả cái gốc của Lý học cũng đã không có sự nghiệm lý đúng đắn rồi, thì mới có sự, trên cơ sở minh chứng từ cái gốc đó, thấy lý luận của môn phái này Sai, thì đương nhiên không cần nghiệm lý nữa. Người ta chỉ nghiệm lý, khi mà thấy cái mà mình đề cử, phát kiến ra hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với kiến thức cũ đã được nghiệm lý, hoặc giả là sáng tạo, nhưng vẫn phải đứng trên vai những người khổng lồ thì mới cần nghiệm lý tiếp. Có nghĩa là, về mặt Lý thì phải đúng cái đã, rồi mới có cái sự Học chứ. Đằng này, biết là không có Lý mà lại cứ Học, thì mới đúng không phải là Lý Học !!!

Tôi thấy anh Vuivui có vẻ nôn nóng trông chờ người biện thuyết với anh
Thì xin minh bạch thế này.
Vốn diễn đàn này có ít người tham gia, lại nữa, người tranh luận lại còn ít hơn nữa. Thì nếu nói tôi nôn nóng, thì đó là cái nôn nóng để cho diễn đàn có được cái sự bình đẳng về học thuật, biết đến đâu, cứ tranh luận đến đó. Tôn trọng tinh thần học thuật. Đó là sự phát triển chân chính. Tránh vết xe đổ của nhiều diễn đàn, tranh luận hầu như mang tính chỉ trích cá nhân, phi học thuật.
Còn như để phản biện phân thắng thua, thì Tôi không cần, bởi nếu như chẳng có ai phản biện. Thì hoặc là chẳng có ai có thể phản biện, hoặc là phải thừa nhận tôi nói đúng về mặt học thuật. Vậy thì còn cần gì thắng với thua nữa mà sốt ruột hay nóng ruột ?.
Đó là vài lời minh bạch, cũng là để chúng ta cùng chú ý, cần có thái độ học thuật, chứ không nên có thái độ huyền học (bởi vì chẳng có ai thực sự thực hiện được thái độ huyền học cả).
Thân ái.

nguoi saigon
18-07-10, 13:43
Chào VuiVui, tôi nghĩ chúng ta nên chuyển phần tranh luận về lý thuyết suông sang những lá số đã được kiểm chứng thực tế, hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau và thống nhất được nhiều điểm trong học thuật. trên tinh thần kính trọng lẫn nhau, chấp nhận cái tiểu dị trong cái đại đồng. Chúc anh chiều chủ nhật vui.

mkk
18-07-10, 21:46
Kính gửi các chú nguoisaigon, vuivui
Cháu có lá số này không biết phải hiểu ra sao về Thái Tuế tại Mệnh ở trục Thìn Tuất.
Kính mong các chú phân tích, mổ xẻ giúp.
Trân trọng cảm ơn các chú.
Đây là lá số ạ:
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/213008041988/1/V.jpg

vuivui
19-07-10, 23:07
Chào VuiVui, tôi nghĩ chúng ta nên chuyển phần tranh luận về lý thuyết suông sang những lá số đã được kiểm chứng thực tế, hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau và thống nhất được nhiều điểm trong học thuật. trên tinh thần kính trọng lẫn nhau, chấp nhận cái tiểu dị trong cái đại đồng. Chúc anh chiều chủ nhật vui.

Cám ơn ý kiến cua bạn nguoisaigon. Thiết nghĩ chúng ta có thể tranh luận bằng thưc chứng, đồng thời phối hợp minh thị trên lý thuyết thì tử vi mới đáng tin. Nếu như Bạn đồng ý, chúng ta sẽ tiến hành cả thực chứng lẫn lý thuyết. Còn nếu như chỉ thực chứng thì cũng phải có căn bản luận giải. Muốn kiểm định được cái gọi là thực chứng, đương nhiên sẽ là kiểm định trên phần lý luận của chúng. Nên nói, dù thế nào đi nữa, thì lý thuyết và thực nghiệm cũng không thể tách rời nhau.
Vậy mời các Bạn.
Thân ái.

vuivui
19-07-10, 23:09
Dạo này mạng hay bị lỗi 504 và 502, Tôi vào rất khó khăn, thành ra nhiều khi bài vở bị loãng. Cảm phiền các Bạn quan tâm.
Thân ái.

htruongdinh
20-07-10, 11:54
Hiện nay, mạng huyenkhonglyso.com đang bị quá tải và bị lỗi thường xuyên, đang chờ nâng cấp nên các thành viên phải kiên nhẫn lắm mới vào diễn đàn dược.

Chủ đề này đang thảo luận về vòng Thái tuế, HTD xin giới thiệu hai lá số có Thái Tuế ở Mệnh Thân mà HTD có thể nghiệm chứng được cuộc sống của họ.

http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/0/043014101971/1/a.jpg

http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/053031051986/1/b.jpg

Tuvi
21-07-10, 12:59
Qua mấy ngày chúng ta suy ngẫm về đoạn văn này của cố tác giả Thiên Lương. Hẳn nhiên chúng ta có nhiều nhận định. Nhưng trước hết, chúng ta cần xác định, đây là vấn đề học thuật. Không vì một bất cứ lý do cá nhân nào, cũng như không vì chuyện phải kính trọng một vị tiền bối mà chúng ta không được phép đặt tính đúng sai lên bàn cân để mổ xẻ. Song dù sao, khi bước vào phản biện. Bất cứ ai, hoặc muốn tham gia phản biện, hoặc bảo vệ. Xin đừng vì lý do cá nhân mà vi phạm. Xin cám ơn sự quan tâm của quý vị.
Tác giả Thiên Lương đã có quan niệm về vòng thái tuế, trong quan hệ với hai vòng lộc tồn và vòng tràng sinh. Tác giả đã đặt vấn đề:





Từ tư tưởng này, cụ Thiên Lương cho rằng ba vòng lộc tồn, thái tuế và tràng sinh lần lượt tương ứng với ý nghĩa mỗi vòng là đại diện của một Tài trong tam tài thiên – địa – nhân. Đó là: vòng Lộc tồn là vòng thiên can, vòng thái tuế là vòng địa chi, và vòng tràng sinh là vòng nhân sinh. Bởi vòng lộc tồn xác định can niên sinh, vòng thái tuế xác định bởi chi của tuổi. Vòng tràng sinh xác định bởi nạp âm của tuổi.
Chúng ta thấy ngay tác giả Thiên Lương đã sai cơ bản ngay từ đây. Lần lẫn cho rằng vòng tràng sinh xác định bởi nạp âm của tuổi. Chúng ta có thể kiểm tra trực tiếp, vòng tràng sinh được xác định bởi nạp âm của cung an mệnh, có tên gọi là Hành của Cục. Chứ không phải được xác định bởi ngũ hành bản mệnh.
Nay có thể có người, để bảo vệ cái ý nghĩa vòng tràng sinh là vòng của tài nhân, bên cạnh vòng thiên và vòng địa tương ứng lộc tồn và thái tuế. Biện lý rằng, vòng tràng sinh được xác định bởi ngũ hành nạp âm. Do nạp âm là sự phối hợp của thiên can và địa chi, vì thế mà tổ hợp thiên can, địa chi và nạp âm của nó cho ta một tam tài. Thưa rằng, đúng như vậy. Một tổ hợp thiên can địa chi và nạp âm cho ta một tam tài, trong tam tài vũ trụ thiên địa nhân có thập thiên can, thập nhị chi và lục thập hoa giáp. Cấu trúc tương ứng, cho phép mỗi ngũ hành nạp âm thuộc tam tài thiên địa nhân với mỗi can và mỗi chi tương ứng, chứ không có chuyện một nạp âm xác định được bởi bất cứ một cặp can chi bất kỳ nào khác. Bởi vậy, ba vòng lộc tồn, thái tuế, và tràng sinh, vốn nó không phải là một hệ thống tam tài cho một lá số. Bởi vậy, khi xét một lá số xác định, ba vòng này không thể đóng vai trò đó là ba vòng thiên địa nhân của đương số được. Từ lý do này, khi giải đoán, chúng ta không được phép râu ông nọ cắm cằm bà kia. Cho rằng đương số đứng trong tam tài, với đại diện của tam tài là ba vòng, lộc tồn, thái tuế, và tràng sinh. Từ đó mà nói, không được xem có sự tồn tại của cái gọi là đắc hay hẵm ba vòng này, tương ứng khi mệnh có thái tuế, lộc tồn và tràng sinh đóng hay thuộc tam hợp của chúng. Để mà nói, đắc được ba vòng, đương số được thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là một ngộ nhận căn bản. Không chỉ là đưa chúng ta tới sự giải đoán sai, mà còn sai lầm về minh triết sâu sắc. Bẻ cong lý luận của tử vi. Đẩy lý luận của tử vi vào chỗ suy luận chủ quan.
Thân ái.

Theo Tuvi thì 3 vòng Lộc Tuế Sinh không phải là 3 vòng thiên địa nhân chỉ vì an theo can chi và cục của Mệnh được. Tuvi thấy nên đọc 3 vòng bình thường là Trường Sinh Thái Tuế Lộc Tồn chứ không nên gán ghép các vòng là Thiên địa nhân.

quangdct
31-07-10, 15:03
Hiện giờ diễn đàn đã trở lại mong chú Vuivui và Nguoi Saigon tiếp tục giải đoán những lá số nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của Lý luận và Thực tiễn Tử vi trên tinh thần khoa học để hàng hậu bối chúng cháu học hỏi và đưa ra ý kiến của cá nhân mình. Đọc lời giải đoán của chú Vuivui quả thật rất uyên bác, đứng vững trên học thuật, hoàn toàn cầu thị có giá trị khoa học cao không theo lối huyền huyền bí bí, úp úp mở mở......rồi cho thế nọ thế kia. Tất nhiên để hiểu hết được phải có trình độ nhất định và có thời gian nhưng rõ ràng với sự giải đoán như vậy thì "người mù" vẫn thấy điểm sáng mà đi. Điều này là vô cùng cần thiết cho diễn đàn Huyenkhonglyso

nguoi saigon
07-08-10, 18:05
Mong các bạn đưa lên hộ tôi lá số này: Lá số người nam(đàn ông) sinh ngày 20 tháng 11 năm Tân Hợi giờ Dậu. Đây là lá số của một người rất nổi tiếng ở việt nam mình, chính người mang lá số này cũng vô cùng thắc mắc về lá số của mình vì không biết giải thế nào ở vận Quan Lộc. Hy vọng anh VuiVui cùng các bạn thấy được bí mật của lá số này.

nguoi saigon
07-08-10, 18:09
Xin nói thêm là có thể phần lớn các anh chị đều có biết qua người này, bản thân tôi sau thời gian loay hoay thì thấy nếu không dùng Thái tuế theo cách của Thiên Lương thì không giải được.

htruongdinh
07-08-10, 18:17
@nguoisaigon : ngày sinh dương lịch hay âm lịch?

Ngày dương :
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/173020111971/1/ngayduong.jpg

Ngày âm :
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/173006011972/1/ngayam.jpg

nguoi saigon
07-08-10, 18:42
cảm ơn chị htruongdinh đã giúp, đây là ngày âm lịch, đương số có thân cư thiên di có Thiên Phủ , Lộc Tồn.

htruongdinh
07-08-10, 18:44
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/173008011912/1/ngayam.jpg

vuivui
08-08-10, 02:24
@all.




Mong các bạn đưa lên hộ tôi lá số này: Lá số người nam(đàn ông) sinh ngày 20 tháng 11 năm Tân Hợi giờ Dậu. Đây là lá số của một người rất nổi tiếng ở việt nam mình, chính người mang lá số này cũng vô cùng thắc mắc về lá số của mình vì không biết giải thế nào ở vận Quan Lộc.






Xin nói thêm là có thể phần lớn các anh chị đều có biết qua người này, bản thân tôi sau thời gian loay hoay thì thấy nếu không dùng Thái tuế theo cách của Thiên Lương thì không giải được.


Người này chắc sinh năm tân hợi 1911, chứ không phải là năm 1971. Nhưng thực tôi cũng biết người này. Song không thể nói, bằng vào lý thuyết thái tuế là có thể giải thích được trường hợp này. Thật vậy, chỉ bởi vì, một lá số có nhiều cuộc đời. Nên vào vận thái tuế, khi chúng ta cứ khăng khăng cho rằng hạn thái tuế, bất chấp các xung phá của các cách cục hãm địa mạnh mẽ như: SPLT mà Liêm Tham hãm địa ở hợi, hội hình linh hổ hãm địa. Toàn sát tinh hạng nặng cả. Vì vậy, nếu theo thuyết thái tuế, chúng ta phải có một giả thiết là vận thái tuế mạnh đến nỗi át cả những xung phá mạnh mẽ, mạnh đến nỗi mà cả những cách cục sát tinh hạng nặng cũng phải chào thua. Nhường bước cho khí vận thái tuế. Chỉ ngay trong một lá số như thế này, cũng đã khó chấp nhận. Huống chi lại có thể có nhiều lá số khác mà nếu sử dụng giả thiết mạnh mẽ của vận thái tuế thì lại sai lớn.
Thêm nữa, nếu chúng ta đòi hỏi giải đoán sâu hơn nữa vận thái tuế của lá số này với điều kiện là chúng ta không phải nghiệm lý, mà là giải đoán, tất sẽ không giải được, mà chỉ có thể giải đoán một cách chung chung mơ hồ rằng: Vận thái tuế này bộc phát, thỏa mãn.
Nhưng thực tế, lá số này hoàn toàn không cần đến lý thuyết thái tuế của ông Thiên lương mà vẫn giải được. Tuy nhiên, tùy vào phương pháp mà sự cụ thể trong giải đoán có khác nhau.
1, Lý thuyết mệnh chủ. Lá số này có khá nhiều cuộc đời. Ở vận thái tuế, mỗi cuộc đời có những ứng xử khác nhau. Như có một cuộc đời, người này là quân nhân, cuộc đời chinh chiến vào sinh ra tử. Vào vận thái tuế người này bị tù đày và cũng trong đại vận này được thoát tù và thăng tiến, tiếng tăm lẫy lừng. Trong đại vận này, lên tướng. Có một cuộc đời khác, người này làm chính trị, có khiếu chính trị, thuộc gia thế dòng họ tài phiệt, và quyền thế. Nhưng gặp thời tao loạn nên phải bôn ba. Đến vận thái tuế trở nên hanh thông mà thành chính trị gia có tiếng tăm, lại giàu có.
Đó là hai cuộc đời ví dụ ứng với lá số này. Thảy đều không dùng lý luận thái tuế một chút nào.
2, Lý thuyết khí hóa vận. Đại vận thái tuế, hung hóa cát. Nhờ tranh đấu mà thành danh, danh tiếng lớn. Lộc hoạnh tài.
Phối hợp hai lý thuyết trên, có thể mô tả người có lá số này một cách chi tiết ở đại vận thái tuế.
Đây là những phương pháp luận số tử vi không phổ biến. Bởi vậy, tôi chỉ nói kết quả mà không dùng để phản biện lý thuyết thái tuế trên lá số này. Mà chỉ có ý rằng, quả thật cái gọi là phải dùng lý thuyết thái tuế để giải số này chẳng qua là vì chưa biết những phương pháp giải đoán khác khả giải mà thôi. Đồng thời cũng có thể khẳng định rằng với lý luận thái tuế thì thấy có vẻ thuận với lá số này, nhưng lại vấp với lá số khác. Trong khi có những phương pháp khả giải khác lại thuận lý với mọi lá số, mọi trường hợp như những phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng – tôi chưa gặp bất cứ một trường hợp nào bất khả.
Nay tôi sẽ dùng những phương pháp truyền thống để giải quyết cho lá số này. Nhưng vì các phương pháp truyền thống đều có tính chung chung, lý luận không chặt chẽ và chắc chắn như những phương pháp của tôi. Thành thử, sẽ là hợp lý và chuẩn tắc khi chúng ta nghiệm lý hơn là giải đoán.
Tôi sẽ tiếp sau.
Thân ái.

nguoi saigon
08-08-10, 09:25
Thưa các anh chị, đây là lá số tử vi của nhà văn Nguyễn Hiến Lê, Ông sinh năm Tân Hợi 1911. Nhưng khi tới đây tôi lại thấy hình như có một sự ngộ nhận nào về cách hiểu về vận Thái Tuế của chúng ta chăng, vận Thái tuế chỉ cho biết rằng con người ta vào đó thì được thiên thời, mà thiên thời này chỉ có ý nghĩa là được may mắn theo hoàn cảnh lá số của mình thôi, tới Tuế nếu có sao phải đi tù thì vẫn đi tù thôi, có điều là khi ở tù cũng hơn người đồng cảnh ngộ với mình ví như được bạn tù quý mến, cai tù nể sợ, được ăn trên ngồi trước, chứ thực tình Thái Tuế đâu có cho con người ta một danh vọng hay quyền thế hay sự giàu sang nào. Vậy liệu có ngộ nhận nào về cách hiểu vận Thái Tuế giữa chúng ta chăng? Lần sau tôi xin lược lại cuộc đời của nhà văn Nguyễn Hiến Lê từng giai đoạn để các anh chị chiêm nghiệm. Sự hay dở của từng vận còn phải tùy thuộc vào sao của đại vận đó cộng với những tiền đề bất di bất dịch là mệnh, thân chứ làm gì có chuyện Thái Tuế nắm quyền chi phối đại vận và quyết định luôn đại vận đó được.

vuivui
08-08-10, 13:33
Thưa các anh chị, đây là lá số tử vi của nhà văn Nguyễn Hiến Lê, Ông sinh năm Tân Hợi 1911. Nhưng khi tới đây tôi lại thấy hình như có một sự ngộ nhận nào về cách hiểu về vận Thái Tuế của chúng ta chăng, vận Thái tuế chỉ cho biết rằng con người ta vào đó thì được thiên thời, mà thiên thời này chỉ có ý nghĩa là được may mắn theo hoàn cảnh lá số của mình thôi, tới Tuế nếu có sao phải đi tù thì vẫn đi tù thôi, có điều là khi ở tù cũng hơn người đồng cảnh ngộ với mình ví như được bạn tù quý mến, cai tù nể sợ, được ăn trên ngồi trước, chứ thực tình Thái Tuế đâu có cho con người ta một danh vọng hay quyền thế hay sự giàu sang nào. Vậy liệu có ngộ nhận nào về cách hiểu vận Thái Tuế giữa chúng ta chăng? Lần sau tôi xin lược lại cuộc đời của nhà văn Nguyễn Hiến Lê từng giai đoạn để các anh chị chiêm nghiệm. Sự hay dở của từng vận còn phải tùy thuộc vào sao của đại vận đó cộng với những tiền đề bất di bất dịch là mệnh, thân chứ làm gì có chuyện Thái Tuế nắm quyền chi phối đại vận và quyết định luôn đại vận đó được.

Cám ơn bạn nguoisaigon.
-Quả thật là tôi không nhớ ra số này là của học giả Nguyễn Hiến Lê. Khi bạn nói tới Nguyến Hiến Lê, thời tôi nhớ lại ngày trước bên TVLS tôi cũng đã có tham gia thảo luận, nhưng không giải lá số này mà chỉ phản biện ông TKTV, khi ông ta phân tích lá số trớt quớt mà thôi. Bởi vậy, nên lá số này chả có ấn tượng gì trong tôi cả. Cho nên hôm qua, khi xem xét lá số. Dùng phương pháp mệnh chủ, mà lại không có chút thông tin nào để xác định mệnh chủ, thành ra, việc liệt kê hai mệnh chủ khả dĩ. Dù đúng một, nhưng vẫn có khiếm khuyết trong việc gia giảm. Bởi vậy, chỉ mới nói được đến người này là chính trị gia. Xem lại thực tế. Nguyễn Hiến Lê là học giả thực thụ, bản thân ông ta viết nhiều sách. Nhưng chuyên môn và các tác phẩm của ông ta hầu là triết học và sử học. Đều mang tư tưởng và có bản chất chính trị. Sự thành danh là danh dự, nổi tiếng về các tư tưởng của ông ta. Thật sự nói là một nhà chính trị, là một sự thiếu khuyết tương ứng với sự thiếu khuyết trong xác định mệnh chủ vậy. Tức là: Mệnh chủ xác định đầy đủ tới đâu, thì sự giải đoán sẽ có độ chính xác tương ứng. Một khi mệnh chủ thiếu khuyết, thì độ chính xác và cụ thể cũng chỉ ở mức độ khái lược, mang bản chất tương tự. Như đã nói ở trên.
Như tôi đã từng nói. Giải đoán, xác định được mệnh chủ, là giải đoán được lá số tới 70 % rồi. 30% còn lại chỉ là sự cụ thể hóa tiêu chí mà thôi. Nay qua lá số này, chúng ta cũng thấy rõ yêu cầu về sự chính xác của mệnh chủ quan trọng như thế nào !.
-Như bạn nói, có hay chăng sự hiểu lầm về lý luận thái tuế. Tôi thấy không đúng như vậy. Tôi đã nói, nếu dùng lý thái tuế trong lá số này, buộc phải nâng tầm vóc của thái tuế, và vận của nó vượt lên trên các sao xung phá thì đời mới thành danh được, cho dù người đó có bị tù đày - nhưng là tù cha, tù chúa, nói như trong trước tác của ông Thiên Lương - hay là dù có bị chết thì cái chết đó cũng thành danh. Lá số này, cứ như theo truyền thống thì quan cung Tử Phá hội đủ các sát tinh hạng nặng như Linh Hình Hổ hãm địa, tài cung hợp chiếu Liêm Tham hãm hội Riêu Y, mà Mệnh Vũ Sát ngộ tuần là cảnh tranh tối tranh sáng của giá trị miếu hãm, với Vũ Sát là cặp tinh đẩu chủ gian truân, tranh đấu sống còn, thì dù có được quang quý hội tụ thì bản thân nó đã nói lên cái đức của một con người sống trong hoàn cảnh khó khăn, tranh đấu (nên nhớ, đó là luận theo truyền thống). Thể hiện đúng đắn về cái đức của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, chứ đâu có chỗ cho Thái tuế nhập vào để thành chính nhân quân tử được. Đồng thời, cũng vì thế, làm sao Thái tuế có thể đảo ngược bộ tinh đẩu hung hãn để mà làm cho đương số thành danh được, mà sự thành danh ở đây vốn là do cái đức (quang quý) cùng với một cuộc đời tranh đấu không mệt mỏi (Vũ Sát - Tuần) {nên nhớ Vũ Sát chỉ là chủ tranh đấu chứ không có nói thiện ác hay đức độ} và nổi lên do Thiên phủ được Lộc tồn ở thiên ri chiếu. Chứ chẳng có Thái tuế nào chen vào đây cả. Thái tuế ở Hợi đã hội với Hình Riêu hãm, cùng Liêm Tham đồng độ, làm sao có thể bảo là danh dự được ở đây.
Bởi vậy, nên tôi mới nói, để dùng lý thái tuế chứng minh cho cái sự thành danh của lá số này, rõ ràng là phải phớt lờ những lý giải trên, buộc điều kiện rằng Thái tuế phải đè bẹp được các lý giả trên, và chiến thắng được quang quý để đoạt cái đức của quang quý, thắng cái gan da, tinh thần đấu tranh của Vũ Sát, và thắng cái Danh trong thiên ha của Thiên phủ Lộc tồn từ thiên ri chiếu. Rồi ra, khi chịu sự xung phá của Hình Linh Hổ Riêu Liêm Tham hãm địa để mà nói tới cái gọi là Thành Danh nhưng bị tù đày, hay gì gì đó.
Theo đó, chúng ta thấy rõ, dù là cố ép, thì lý thái tuế cũng khiên cưỡng và đầy sự áp đặt, ngay trong lá số này.
Thân ái.

vuivui
09-08-10, 00:10
Chúng ta tiếp tục.
Như bài trên, chúng ta có thể đi tới nhận định rằng: Nếu chúng ta quyết tâm áp đặt lý luận Thái tuế, để minh chứng đại vận 43-52 của Nguyễn Hiến Lê (xin viết tắt: NHL) là đại vận Thoả mãn. Thời chúng ta phải đi tới cho rằng, cái Lý của Thái tuế lấn át được các cách cục như đã liệt kê, để xác định NHL là một chính nhân quân tử (tức là, một Thái tuế, hội Long Phượng – xin bỏ Hổ vì Hổ hãm địa – Cái, Mà Long ngộ Tuần, như Long trì là cái ao vua - tượng như vậy, thời phải trong và đẹp. Vậy khi Tuần “nguậy” thì thế nào nhỉ ?., phải chăng nước trong ao trở nên “đục ngầu” ?. Hay là ao vua không được thay nước, nên trở thành ao tù ?. Vậy là, trong Tứ Linh, đã có hai Linh trở nên vô dụng !!!. Chưa nói thực chất đó là Hoạ, chứ không phải là Phúc).
Vì thế, một thái tuế, cứ cho là Quân – thái tuế là Vua – thì vua này cũng không phải là ba đầu sáu tay. Huống hồ lại gặp Liêm Tham loại Trai giang hồ, Gái tứ chiếng, hội Riêu Hình, chủ về sự bại hoại. Trong khi Vũ Sát ngộ Tuần - ốc không lo nổi thân ốc, lo gì được cho ai. Tử vi thì gặp Phá quân, cũng là thiện ác bất phân. Xem ra, muốn định vị cho NHL là một chính nhân quân tử, Thái tuế đây thật là khó khăn. Rõ ràng, bản chất Thái tuế, tự thân nó phải là một Chính nhân mạnh mẽ, như Sen trong Bùn. Là một “Tăng nhân Đắc Đạo” nên dù hoàn cảnh có xấu thế nào đi nữa thì cũng vẫn là Chính nhân quân tử !. Vậy chứ, đâu cần đến Tứ Linh định vị cho Thái tuế ở ngôi Chính nhân quân tử nữa ?.
Xin đừng động tới Quang Quý. Bởi vì Lý Thuyết Thái Tuế không có cầu quang quý. Thế nên, phải hiểu, Chính nhân quân tử ở đây, NHL, phải là Thái tuế. Bởi vì xung quanh toàn Sát Nhân Bại Hoại cả rồi.

vuivui
09-08-10, 00:11
Từ đó, ta có thể kết luận: Từ giả thiết, buộc Thái tuế vốn là chính nhân quân tử bất di bất dịch – không cần đến Tứ Linh, hay nói cách khác, Tứ Linh chỉ là cái áo khoác cho thấy cái cốt cách của chính nhân quân tử. Một khi cái áo có rách, lộ tý “xương sườn”, hay “mảng da” nào đó, thì vẫn cứ là chính nhân quân tử. Để mà NHL là một chính nhân quân tử, khiến ta đi tới kết luận khá cực đoan: Thái tuế là Cát tinh, Tinh đẩu hàng đầu, vượt lên trên cả TPVT. Điều này đã được một số hậu bối của phái này suy diễn ra. Nay với lá số của NHL, đã thấy có sự thống nhất.
Bây giờ chúng ta đặt vấn đề thế này.
Giả sử, trong tay chúng ta không có phương pháp giải số Mệnh chủ, Khí hoá vận, Quản, Lý, Chế. Chúng ta không dựa vào Lý Thái tuế !. Vậy chúng ta, các luận giải như trên, đã có thể Đọc ra: NHL, một học giả, một nhà tư tưởng, một triết gia, sử gia, một nhân cách – theo Khổng Nho (thực ra là một nhà chính trị theo Khổng Nho, nhưng bất phùng thời) hay không ?. Và sau đó, với Lý thái tuế, có thể giải được điều này hay không ?.
Quả vậy, theo lý thuyết truyền thống, điển hình nhất, được xem như một kinh điển, thì Mệnh Vũ Sát – Kim, đồng hành với bản mệnh thì Vũ Sát là hai sao nòng cốt, một sáng một tối. Vũ Sát một cặp dù không gặp sát tinh xung phá, thì cũng chủ một đời gian truân, hợp với ngành võ. Ngộ Tuần thì càng gian truân hơn nữa. Nhưng cũng có người nói rằng, ngộ Tùân thì hết gian truân, khiến cho không còn hợp với ngành võ nữa. Ví như cây kiếm đã bị Tùân bẻ gãy, thì hết ý chí chiến đấu. Ta lần lượt xét theo hai khả năng đó:

vuivui
09-08-10, 00:12
-Lý thứ nhất: Ngộ tuần càng gian truân hơn nữa.
Điều này hợp với người tranh đấu. Với một quân nhân, ở thời loạn, đây đúng là người lính thực thụ. Rồi ra, người lính đó phụng sự lý tưởng nào, ái quốc hay phản quốc thì cũng chỉ là quan niệm của đời người, theo những tư tưởng chính trị khác nhau mà phán xét. Chứ bản thân Vũ Sát nào có phân biệt đâu là chính với tà mà phân biệt ra chính nghĩa với phi nghĩa. Nhưng dù không là một quân nhân, hay nói một cách văn học là, không cầm sung, thì cầm bút, thì cái nội dung tranh đấu đâu có mất cái vẻ ác liệt của nó. Cho nên nói, chúng ta cứ có thói quen cho rằng, chỉ có người lính cầm sung mới là chiến đấu, thời không đúng chỗ vậy. Đặc biệt, sống trong các chế độ độc tài, ý nghĩa một người lính cầm bút lại càng tỏ rõ một cuộc chiến tuy âm thầm, nhưng thật sự là khốc liệt. Cái gan tranh đấu chẳng thể so sánh được.
-Lý thứ hai: Ngộ Tuần, cụt hết ý chí tranh đấu.
Thì còn làm gì được nữa ?. Suốt đời chả lẩn trốn, an phận thủ thường thì còn có thể có gì khác hơn chứng minh cho cái sự thủ tiêu tranh đấu. Thể hiện ra đời, dù làm nghề gì đi nữa thì cũng là người xu thời, xu mị mà phản bội lý tưởng tranh đấu của mình.
Từ đây, chúng ta nghiệm lý, thấy ngay cái Lý thứ nhất là ứng. Vì thế, cần phải loại trừ cái nghĩa cho rằng Ngộ Tuần thì cụt ý chí tranh đấu.
Thế nhưng, cái gì khiến cho một người Vũ Sát không cầm súng, mà lại cầm bút ?. Cái gì đã làm cho một người Vũ Sát có một tầm tư tưởng, một nhân cách cao quý, một chính nhân quân tử ?.
Phải chăng một Thái tuế đủ khiến là một chính nhân, một tư tưởng, một người cầm bút ?. Hay là Quang Quý đã quy định như vậy ?. Hay là đổ cho Thai Cáo Quang Quý ?.

vuivui
09-08-10, 00:12
Xin đừng gộp Thái tuế vào với Thái Cáo Quang Quý nhé. Vì như trên đã phân tích rồi. Chỉ một Thái tuế thôi. Còn như Hình Hổ Lưu hà dẫu có đắc địa cũng chỉ là Hùng biện gia, luật gia, làm chính trị gia thì đúng, chứ đâu có cầm bút mà làm chính trị gia thật như NHL ?. Như vậy, chúng ta phải loại trừ hình hổ lưu, vì chúng hãm địa, dẫu có đắc địa và hội với thái tuế cũng không được, không ứng đúng với NHL !. Chỉ còn có Thái Cáo Quang Quý và Thái tuế cô đơn ! làm ứng cử viên
Nhưng mà, chúng ta có thấy Thái tuế viết lách bao giờ đâu nhỉ ?. Có hàng tá lá số thái tuế đó. Những ¼ nhân loại kia. Mà sao số người viết lách lại không tới con số này nhỉ ?. Nếu như đúng là ¼ nhân loại cầm bút làm chiến sỹ trên mặt trận văn hoá tư tưởng – vì họ là chính nhân quân tử, nên khi đã cầm bút thì đương nhiên phải là dạy dỗ nhân loại rồi. Có thế mới phân biệt được loại quân tử cầm bút với tiểu nhân cầm bút chứ !. Thế thì phải loại thái tuế.
Còn Thai Cáo Quang Quý. Thôi thì cứ cố ấn cho đây là cách cục cầm bút đi. Chứ thực thì Thai Cáo cũng là một cặp sao hùng biện mà thôi, nhưng mang nghĩa một giáo sư, nhà sư phạm. Nên có cùng quang quý, thì cũng có tâm của một nhà sư phạm đích thị rồi. Chỉ có điều, xem ra, nó chẳng có gì đặc sắc cả, khi mà một ông giáo lại gặp cơ cảnh Hình Linh Hổ Riêu Liêm Tham thì cũng khó mà có kiến thức để cầm bút viết tràng giang đại hải như NHL. Đó là chưa nói đến cái cảnh tranh đấu - tự bản thân can trường, nhưng cũng là hoàn cảnh phải tranh đấu của Vũ Sát ngộ Tuần.
Nếu đi sâu hơn nữa, xem ra cái cách Thai Cáo Quang Quý khó mà ứng với NHL. Nhưng còn khả dĩ hơn Thái tuế cô đơn.
Tóm lại. Theo cách truyền thống và lý thái tuế. Chúng ta thấy khó mà chấp nhận, với cái lý thái tuế khả dĩ vẽ ra con người của NHL. Và cái lý Thái Cáo Quang Quý thì khiên cưỡng, có vẻ tù mù. Nếu như chấp nhận, thì lại phải trang bị - bịa thêm – cho Thái Cáo nhiều đức tính quá.
Trình bày dài như thế để làm gì ?. Chỉ để cho thấy rằng, tổng quát, còn chưa vẽ nổi một con người, thì khi vào vận, làm sao nói cụ thể được. Thật sự như thế nào khi nhập vận, với cách lý giải như trên, chúng ta sẽ thấy.
Hẹn tiếp sau.
Thân ái.

nguoi saigon
09-08-10, 08:31
Chào anh Vuivui
Lúc sinh thời chinh NHL đã nhiều lần thắc mắc với nguoisaigon về lá số của mình( NHL cũng có nghiên cứu Tử Vi, Địa lý, Tử Binh và Hà Lạc). NHL vẫn không lý giải thế nào mà lại thành nhà văn (ông đích thị là nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa thuần túy chứ không có tư tưởng chính trị gì cả, về khoảng 10 năm cuối đời ông có nghiên cứu, biên khảo về triết học thời Tiên tần và viết ra độ 10 cuốn về Lão tử, Trang Tử vv..còn lại trên 80 phần trăm tác phẩm thuộc vào loại học làm người, tản văn, kinh tế, ngữ pháp VN, vv..Ông là nhà văn đồng thời là nhà giáo) vì thế cho đến cuối đời ông tỏ ra không tin vào Tử Vi lắm, nay khơi gợi lại lá số của NHL thấy anh Vuivui phân tích nguoi saigon thấy có phần hứng thú trở lại, mặc dù không nhận những phân tích của anh vuivui là đúng song nhờ nó nguoi saigon lai ngộ ra được nhiều điều có thể xua tan mọi nghi vấn mấy mươi năm về lá số này, anh vẫn đang phân tích dở dang nên xin mời anh tiếp, để người đọc được liền mạch tư tưởng của anh. nguoi saigon sẽ tiếp lời anh sau. Chúc anh vui và bình an.

nguoi saigon
09-08-10, 08:41
Xin nói thêm là, lúc nguoi saigon tập tò bước vào thế giới của Tử Vi thì may mắn gặp NHL, ông lấy số cho nguoi saigon và chỉ cho mấy bước giải cơ bản, sau đó một thời gian ông mới cho nguoi saigon biết những nghi vấn về lá số của ông. Nay Ông mất cũng đã 26 năm, nguoi saigon tiếp bước trên con đường Tử Vi nhưng lần nào đối diện với lá số của ông cũng thấy có cái gì đó vượt ra ngoài sự hiểu và cảm của mình, lý giải nào cũng là giải ép, không thể thỏa mãn được.

vuivui
09-08-10, 14:52
Chào anh Vuivui
Lúc sinh thời chinh NHL đã nhiều lần thắc mắc với nguoisaigon về lá số của mình( NHL cũng có nghiên cứu Tử Vi, Địa lý, Tử Binh và Hà Lạc). NHL vẫn không lý giải thế nào mà lại thành nhà văn (ông đích thị là nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa thuần túy chứ không có tư tưởng chính trị gì cả, về khoảng 10 năm cuối đời ông có nghiên cứu, biên khảo về triết học thời Tiên tần và viết ra độ 10 cuốn về Lão tử, Trang Tử vv..còn lại trên 80 phần trăm tác phẩm thuộc vào loại học làm người, tản văn, kinh tế, ngữ pháp VN, vv..Ông là nhà văn đồng thời là nhà giáo) vì thế cho đến cuối đời ông tỏ ra không tin vào Tử Vi lắm, nay khơi gợi lại lá số của NHL thấy anh Vuivui phân tích nguoi saigon thấy có phần hứng thú trở lại, mặc dù không nhận những phân tích của anh vuivui là đúng song nhờ nó nguoi saigon lai ngộ ra được nhiều điều có thể xua tan mọi nghi vấn mấy mươi năm về lá số này, anh vẫn đang phân tích dở dang nên xin mời anh tiếp, để người đọc được liền mạch tư tưởng của anh. nguoi saigon sẽ tiếp lời anh sau. Chúc anh vui và bình an.

Chào nguoi saigon.
Không biết nguoi saigon là anh hay chị. Nhưng một khi đã từng đàm thoại với NHL, chắc cũng có tuổi. Thôi thì cứ gọi bằng tên Nick. Có gì không phải, mong thông cảm.
Như tôi đã nói ngay từ đầu, nay nhắc lại, trước khi tiếp tục về lá số NHL.
-Phương pháp mệnh chủ đòi hỏi phải xác định được mệnh chủ trên cơ sở một tập ít nhất khả dĩ dữ liệu thực của chính đương số. Mệnh chủ được xác định chính xác tới đâu, thì thông tin luận giải được cụ thể và chính xác tới chừng đó. Hai cuộc đời ví dụ của lá số này, tất nhiên lá số này còn có nhiều cuộc đời nữa, song tôi lấy ngay hai cuộc đời điển hình. Và cho rằng cuộc đời thứ hai, có khuynh hướng chính trị là ứng với NHL. Nhưng, với sự chứng thực của nguoi saigon rằng: NHL vẫn không lý giải thế nào mà lại thành nhà văn (ông đích thị là nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa thuần túy chứ không có tư tưởng chính trị gì cả, về khoảng 10 năm cuối đời ông có nghiên cứu, biên khảo về triết học thời Tiên tần và viết ra độ 10 cuốn về Lão tử, Trang Tử vv..còn lại trên 80 phần trăm tác phẩm thuộc vào loại học làm người, tản văn, kinh tế, ngữ pháp VN, vv..Ông là nhà văn đồng thời là nhà giáo.
Thì tôi thấy cũng cần có một chút lý giải.
NHL là một nhà văn ?. Nhà khảo cứu về triết học, sử học ?. Hay viết văn với các tác phẩm thể loại học làm người ?. Vậy có thể nói, một nhà văn thuần túy, thì NHL không phải là loại nhà văn lãng mạn, cũng không phải là loại nhà văn hiện thực, mà là một nhà văn xã hội với các tác phẩm mang tính Đạo học, Triết học và Sử học. Như thế, đứng ở góc độ đông phương học, có thể xem NHL như một nhà Nho. Như chúng ta đều biết, một chính trị gia có thể không cần phải tham lý về Đạo học, Triết học và Sử học. Nhưng hầu hết những người có tư tưởng chính chị, hay những chính trị gia lỗi lạc của đông phương đều tham thiền các lĩnh vực này, và đều là những người xuất sắc trong các lĩnh vực này. Như nguyễn trãi, trần hưng đạo, la sơn phu tử, nguyễn du, ...rất nhiều nữa. Bảo họ là những nhà văn, nhà thơ cũng được. Nhưng các tác phẩm của họ đều có đầy tư tưởng nhân văn, mang hơi thở của chính trị, và trên thực tế, họ cũng là những chính trị gia thực thụ. NHL không làm quan, có thể xem là không phải là chính trị gia. Nhưng một người là một nhà Đạo học, Triết học và Sử học thì nếu bảo là không mang tư tưởng chính trị thì có lẽ khó thuyết phục. Chỉ có chăng, nếu đưa vấn đề ra tranh luận, thì cũng sẽ mơ hồ, bởi ranh giới giữa chúng rất mơ hồ, dường như không có ranh giới vậy. Khi đưa vào tử vi, một bộ sao của một người làm chính trị lại vẫn không là chính trị gia là chuyện rất thường, như TPVT, CN, hay SPLT chẳng hạn. Song cái chất chính trị gia không thể không có đối với những người này. Khi gia hội với những cách cục khác nữa, thể hiện có thể thay đổi, rất khác với cốt cách của một chính trị gia, như trở thành nhà văn, nhà khoa học, ...song, cái chất chính trị vẫn không mất đi được. Chính cái nền này nó quy định cái chất Văn, hay Chất khoa học và do đó nó định hướng cống hiến, công trình của người ta. NHL, nói không có tư tưởng chính trị, không là chính trị gia, song cái chất Văn đã đầy các tưởng, gọi là xã hội nhân văn như đã thấy qua các trước tác của ông, thì không thể phủ nhận được. Như ngày trước, khi tham luận trên lá số NHL, Tôi đã xác định mệnh chủ của NHL là Thiên phủ hội Lộc tồn Khoa Xương Khúc. Nhưng tôi không tham gia giải số, nên cũng chẳng có ấn tượng gì, nay có nhắc lại, thoạt đầu thì chẳng nhớ, nên chỉ xác định mệnh chủ Thiên phủ hội Lộc tồn mà thôi. Giả như, ngay từ đầu mà nguoi saigon đưa ra một chút thông tin về đương số để xác định mệnh chủ, thời nó sẽ nhắc lại cái mệnh chủ của NHL mà tôi đã xác định trước đây.
Chỉ cần nói đến mệnh chủ như vậy, cũng đã đủ để luận giải đúng lá số này rồi. Thậm chí, không cần đến Hóa khí vận, vẫn có thể giải chính xác.
Nhưng cái mà tôi cần ở đây là minh chứng:
-Thuyết thái tuế cũng khiên cưỡng, áp đặt.
-Các phương pháp giải số truyền thống cũng không khắc phục được trong lá số NHL. Có chăng chỉ mơ mơ hồ hồ. Nên NHL cuối đời có không tin tử vi lắm cũng không có gì ngạc nhiên.
Nhưng không nên nghĩ rằng, xác định mệnh chủ mà nói NHL là nhà văn thì dĩ nhiên đưa bậy ra một cách cục văn chương rồi bảo đó là mệnh chủ. Rồi từ đó cho rằng, xác định như thế khác gì bói dựa, ... Mà thực ra, việc xác định mệnh chủ đâu có cần nói đó là NHL, đâu có cần nói đó là nhà văn, hay nhà gì gì đó đâu. Chỉ cần một hai thông tin: Như năm nào tốt nghiệp thậm chí chỉ là thành chung, năm nào cưới Vợ. Thế là đủ.
Các bài trên, Tôi lý luận để khẳng định phương pháp giải số truyền thống là khiên cưỡng, phương pháp thái tuế là sai lạc. Nên chú ý rằng, khi giải số, tử vi gia thường mắc tật: Tìm cách cục, phối hợp chế hóa mà định cục, để rồi suy luận ra tiêu chí. Thường đó là phương pháp kinh điển, nhưng hay mắc lỗi là định cục bằng định kiến, phớt lờ những chế hóa rối rắm mà xa rời lô gíc. Bởi vậy, khi đặt trọng tâm là phản biện, Tôi đặt nặng logic chứ không định cục. Huống hồ, trong lá số NHL, việc định cục để giải đoán tất sẽ dẫn đến những lý giải rất ngớ ngẩn.
Bạn nguoi saigon có nói rằng:



mặc dù không nhận những phân tích của anh vuivui là đúng

Thì cũng hy vọng nuoi saigon trình bày những lý giải chứng minh tôi sai, trên cơ sở rằng: Lấy logic làm trọng. Một khi phi logic, thì không có giải đoán nào có giá trị cả.
Phần 1, xác minh tính sai lầm trong việc sử dụng thuyết thái tuế trong lá số NHL và sự khiên cưỡng của phương pháp truyền thống. Nên chú ý rằng, Tôi lấy phương pháp sao nòng cốt là phương pháp mang tính logic cao nhất của tử vi phổ thông hiện nay, xem như đó là đại diện cho phương pháp truyền thống để chứng minh nhận định của mình.
Giờ mời Bạn trình bày lý giải của mình.
Chúc Bạn an khang.
Thân ái.

darknight
09-08-10, 16:59
Lập luận của chú Vuivui chặt quá. Quả thật muốn phản bác chú không dễ. Học tử vi nhất thiết phải có cái đầu logic mới được.

nguoi saigon
11-08-10, 21:10
Như nguoisaigon đã nói, ở lá số này rất dễ rơi vào giải ép tức là “Gọt chân cho vừa giày” như cách nói của Vuivui, ở đây Vuivui đã dùng đến cả một khối lý thuyết đồ sộ, cùng những lập luận rất chặt chẽ nhưng trên thực tế đã sai mẹo khi giải đoán lá số này, khi dùng lý thuyết Mệnh chủ để giải thì tác giả định ngay là con người chính trị (có thể Vuivui nhớ lẫn với một lá số nào đó trước đây có cách cục như vầy) đến khi nguoisaigon cho biết đây là số nhà văn NHL thì chỉ còn cách là làm sao chuyển tác phẫm NHL sang loại tư tưởng triết học có tư tưởng chính trị, đến khi nguoisaigon đính chính trên thực tế những tác phẩm NHL phần lớn là văn học thì vuivui lại chuyển NHL sang nhà nho, khi chuyển sang nhà nho thì thực là khôn khéo, nhất cử lưỡng tiện bởi vì nhà nho Việt Nam là nhà tổng hợp của một đống nhà trong đó như nhà giáo, nhà thơ, nhà văn, văn nghệ sĩ, nhà phong thủy, nhà thầy bói… vv và vv. Tử Vi dù cho mơ hồ một tượng mà muôn hình thì cũng không đến nỗi nhùng nhằng như thế, bởi vì ta có hẳn các sao định danh rõ là sao nhà thơ, nhà văn, sao họa sĩ, sao thương gia, công kỹ nghệ gia, sao chính trị gia, sao nhà tư tưởng hay là kẻ giang hồ lãng tử chứ làm gì có nhà nào gọi là nhà nho.

Đây là cái sai thứ nhất: Sai do định kiến vì trước khi đoán đã liên hệ đến một lá số nào khác trước đó, tức là sai do tâm không trống trải trước khi tiếp xúc với một lá số.

nguoi saigon
11-08-10, 21:11
Còn đây là cái sai thứ hai của vuivui trong thực hành giải đoán lá số này đó là: Nếu ta có khiên cưỡng chấp nhận nhà văn NHL là nhà nho, nhà văn hơi hướm chính trị thì nó cũng sai luôn vì NHL chỉ thực sự viết văn, hành nghề viết văn khi ông bước vào vận Quan lộc tức đã ở tuổi 40.

Vậy chẳng lẽ lý thuyết Mệnh Chủ chỉ đoán con người từ 40 về sau, còn một quãng đời rất dài phía trước NHL làm kỹ sư công chánh ta ném nó đi đâu.

Vậy ta phải dùng lý thuyết nào nữa để đoán cuộc đời 40 năm trước đó của đương số? Khi đoán số mà phải dùng tới lý thuyết này cho lá số này, lý thuyết kia cho lá số kia mới giải ra thì làm sao để đoán số cho ổn thỏa đây. Xin thưa, chúng ta đã đi sai lạc rất xa cái đề đầu tiên của topic này là lý thuyết Thái Tuế nhưng đã lỡ thì cũng đành phải nói cho hết.

Có một cách đơn giản hơn rất nhiều để đoán ra NHL đã đổi nghề kỹ sư công chánh ra làm nhà văn khi đã ngoài 40, đó là chúng ta noi theo cái học của người mới học tử vi nhưng tinh mắt,( vì người mới học tử vi chưa bị 1 đống lý thuyết của đám hậu học nó hành hạ).

Nếu nói như vầy các bạn thấy có được không: Ông này (NHL) có thân cư thiên di có Thiên Phủ , Lộc Tồn thì khi lập thân đi xa sẽ khá, đám văn tinh Xương, Khúc, Khoa không ở Mệnh nên Mệnh không thấy có số làm văn học nghệ thuật, những văn tinh tụ hết ở Thê, thê bàng chiếu về Thân nến đến vận quan sẽ đổi nghề thành nhà văn, còn nếu không dám đoán chắc nịch là nhà văn thì đoán rộng hơn tí xíu là ông này sẽ đổi nghề mà nghề mới gắn với văn chương nghệ thuật thì cũng nghe lọt lỗ tai.

Nếu các bạn đi sâu vào Xương, Khúc hơn tí xíu hẳn bạn sẽ thấy Văn Xương vốn là sao giỏi văn tự từ chương, còn Văn Khúc thì tinh thông thuật, Văn Xương sáng tác, Văn Khúc nghiên cứu, có câu Văn khúc cửu lưu thuật sĩ nên Văn Khúc khả dĩ vào âm dương thuật số là hợp cách, 2 thằng này tụ lại làm nên 1 cách cục riêng biệt tạo nên 1 con người mẫn tiệp thuộc hàng thông minh và có công danh, trên thực tế con người NHL nhìn vào sự nghiệp trước tác của ông ta thấy, những tạp văn ông viết đã làm xúc động nhiều thế hệ người đọc như: Làm con nên nhớ, Cháu bà nội tội bà ngoại, Hương sắc trong vườn văn, những sản phẩm này thuộc về Văn Xương, còn những khảo cứu của ông như biên khảo triết học thời tiên Tần, loại học làm người, giáo dục thanh niên, ngữ pháp VN, vv…Những cái này thuộc về Văn Khúc, ngoài ra NHL cũng nghiên cứu âm dương thuật số tuy những môn này ông không muốn đào sâu, thế còn Khoa, xin thưa NHL trước viết văn ông có dạy học cho 1 Tư thục ở Long Xuyên, và những trước tác của ông phần lớn mang nội dung giáo dục, nên nhiều thế hệ đọc sách NHL khi gặp ông ngoài đường đều gọi ông bằng thầy mặc dù họ không học với ông ngày nào, nghề giáo của ông không chính thức bởi Hóa Khoa của ông ở vào cung ban đêm (Tam Hóa là áo gấm cần ở ban ngày mới chính danh). Trên là chỉ dùng mấy cái sao sơ đẳng mà cũng nhìn ra được chứ cần chi đến phương pháp chi bí áo, phức tạp. Phần lớn chúng ta mắc một cái lỗi là càng học sâu chúng ta càng chìm lấp trong những lý thuyết phức tạp, chết luôn trong đó đến nỗi quên cả những quy tắc bất di bất dịch ban đầu khi mới đặt chân vào đó là: Nửa đời đầu của Mệnh, nửa đời sau là của Thân thực sự hai cái lớn này nó sẽ đóng khung những cái chạy theo nó, nó được mình định trước đầu đề thế nào thì cứ phải bám vào nó mà đoán ví dụ nói nủa đời sau khá thì logic là mọi đại tiểu vận đều phải chạy trên cái nền đó, ở lá số này chỉ cần tinh mắt tí là tìm ra văn chương nghệ thuật thôi( Chỉ dựa vào sao, cách cục), chỉ cần nhìn ra bốn thằng Thiên Phủ, Lộc Tồn, Xương, Khúc quản cung Thân của đương số thì cơ bản đã xong không cần nói thêm ( đó là cũng chưa cần kể vị trí của 4 sao này.)

nguoi saigon
11-08-10, 21:11
Xin lỗi Vuivui cùng các bạn chúng ta đi quá xa ý nghĩa topic này rồi, bây giờ trở lại Thái Tuế, ta theo Thiên Lương thử 1 chút xem nhé! Chúng ta biết nếu theo Thiên Lương thì khi xét đại vận, ai đi từ Thiên Không ra Thái Tuế thì là đi từvận suy, thăng trầm, phá sản trước rồi sau sẽ bước qua vận khá trở lại, còn người đi từ Thái Tuế ra Thiên Không thì sau thành tựu rực rỡ rồi sẽ đên giai đoạn suy trầm dần hoặc phá sản, kế tiếp gặp Tang Môn sẽ cực nhọc vất vả (những cái này thuộc lý thuyết chỉ nói lược). Nếu dùng thuyết này để kiểm chứng lá số NHL thì sao? Bỏ các sao đi chưa tính tới thì thấy : Vận 33 – 42 của sẽ là vận lên voi xuông chó, thay đổi, phá sản, họa do binh đao lửa đạn, thực tế cuộc đời trong vận này của ông hễ ông tích cóp được bao nhiêu rồi thì mất hếtbấy nhiêu, đây là thời kỳ NHL làm Kỹ sư công chánh đi đo đạc mực nước ở các tỉnh Tây Nam bộ, sau đổi về Sài Gòn (NHL tốt nghiệp cao đẳng Công Chánh Hà Nội), mà ta biết lương công chức thời Pháp thuộc thì rất khá, ông dành dụm mua vàng vòng, đến khi Pháp trở lại Đông Dương lân2, ông phải tản cư, chôn dấu của cải, sau bị bọn Miên phát hiện đào lên lấy hết, coi như ông phá sản lần thứ nhất, sau khi Pháp sang lần 2 ông bất mãn nên không chịu trở lại sở công chánh nên đời sống khá vất vả, dạy học chờ thời, ráng gầy dựng một số vốn được kha khá, ông đem số tiền đó đổ vào việc trồng dâu ( dâu nuôi tằm), dâu bị chết, mất hết vốn, lại phá sản lần hai vậy Vận Thiên Không đã đúng trong giải đoán, giờvận Thái Tuế thế nào? Nếu theo sao thì vận Quan quá xấu, nhưng theo thuyết của Thái Tuế thì sau Thiên Không gặp Thái Tuế thì sẽ khá trở lại, mà Thân như nhận định ban đầu Thân sẽ khá vậy giữa Thái tuế và đám hung sát tinh ở Quan ai sẽ quản vận này? Khi bước vào vận Quan lộc NHL mới quyết định đổi nghề, rời Long Xuyên lên Sài Gòn sống bằng ngòi bút, nghe ông quyết định như thế ai cũng khuyên can,nhưng ông vẫn một mực thực hiện theo ý tưởng của mình đó là lên Sài Gòn làm lại cuộc đời và thực tế là ông đã thành công, danh tiếng và sự giàu có, vậy Thái Tuế sau Thiên Không ở đây lại đúng.

Nếu thế thì đám sát tinh, hung tinh ở Quan không ý nghĩa gì sao? Vô lý quá, không, nó vẫn hành ông, sách của ông có cuốn bị nhà cầm quyền cấm phát hành vì có đụng đến chính quyền và Thiên Chúa Giáo, ông bị mật vụ theo dõi, thị phần sách của ông bị thu hẹp còn phân nửa.

Ngày nay ta chỉ biết đến NHL là một nhà văn, học giả đó là cũng do 1 bước ngoặt khi ông vào vân Thái Tuế (1 quyết định mà ai cũng cho là ông liều lĩnh, phiêu lưu). Tới đây ta lại nhới tới lý thuyết Thiên Lương cho rằng vận tới Thái Tuế là 1 bước ngoặt làm thay đổii hẳn cuộc đời đương số, còn điểm này nữa , khi đã khá giả phong lưu rồi NHL dành thì giờ chuyển sang viết những loại sách mà ông cho là tuy bán chậm, kén đọc giả nhưng nó rất có giá trị về văn hóa như triết học thời tiên Tần, ở đây ta thấy tư cách của ông, mà theo Thiên Lương Thái Tuế chủ về tư cách.

Thưa các bạn, đó là ta chưa có lý luận gì về lý thuyết Thái Tuế do Thiên Lương đưa ra, ta chỉ giải đoán và xét độ đúng sai của 1 lá số thực tế khi ốp thuyết Thái Tuế của ông Thiên Lương vào thôi,


Vuivui đã viết rằng sở dĩ không đoán ra là tại chưa biết được những phương pháp đoán khác, nguoi sai gon xin nói thật là, dù có dùng phương pháp gì cũng không thể đổi trắng thay đen được với cái đám Sát Phá Tham hãm địa ở Quan của ông NHL, và sẽ không thể thuyết phục được người học Tử Vi cho dù mình có biện thuyết hùng hồn tới mức nào, cho dù mình có nói mình logic cỡ nào thì thực tế sai nó vẫn cứ sai, học Tử Vi dù Lý thuyết mình có lỗi lạc tới thiên thư bách khoa mình vẫn phải đưa đầu về đối diện với những lá số rất thực tế, rất cụ thể, những cuộc đời cụ thể, chứ không thể ngồi đó thuyết suông mà hiểu được đời người.

Tử vi chẳng qua cũng là một môn thường nghiệm, tham vọng đưa nó về 1khoa học thực nghiệm với những logic chặt chẽ như toán học thì sao hiểu nổi Tử Vi, làm sao Tử Vi có thể 2x2=4 được, 1 thuyết về lý luận thì sai, nhưng ốp vào thực tế nó vẫn cứ đúng thì cái sai đây là sai trong lý luận chứ về mặt quan sát và quy nạp nó không sai mà tử Vi thì không phải là lý luận và người ta vẫn cứ dùng nó (vì thực tế xác suất đúng của nó cao). Ngược lại 1 thuyết mà khi lý luận rất chặt chẽ, nhưng ốp vào thực tế nó lại sai thì thuyết đó lại trở nên hư vô và người ta sẽ không dùng.

nguoi saigon
11-08-10, 21:12
Thưa các anh chị, ở đây ta phải thấy rằng Thiên Lương đã cảm được 1 sự đặc biệt của Thái Tuế mà trước ông, ở VN không ai thấy.

Nhưng ngược lại, ta phải chê ông 1 điều đó là với những thường nghiệm đó ông lại nâng nó lên thành 1 lý thuyết, mà lý thuyết này có quá nhiều sai sót, nhất là ông nhận định 3 vòng Sinh Lộc Tuế tương ứng với Thiên Địa Nhân thì quả là không chấp nhận được, và còn nhiều sai sót nữa mà anh Vuivui đã chỉ ra hết rồi tôi không nhắc lại, rõ ràng ta thấy Thiên Lương không đủ sức nâng cái cảm thường nghiệm của ông thành lý thuyết.

Nhưng thưa các bạn, đòi hỏi 1 lý thuyết như thế thì thật là nhảm nhí với Tử Vi, nếu có, thì nó chỉ để thỏa mãn óc nhị nguyên của những kẻ quá thiên về lý thuyết của sự phân tích, của sự phân chia manh mún, trong Tử Vi nếu ta đòi hỏi như thế thì chẳng khác nào ta đòi phải giải thích cho ta rạch ròi tại sao cung an Mệnh thì phải ở chỗ này, còn cung an Thân thì phải ở chỗ khác, hay tại sao người sanh giờ Tý, Ngọ thì Thân Mệnh lại ở đồng cung, trả lời được ta may ra chỉ có Trần Đoàn. Mà tôi đoan chắc rằng nếu Trần Đoàn có sống lại chắc ông cũng phải nát óc với mớ lý thuyết sách vở chất đống có chiều cao hàng cây số của đám hậu học, với đạo học càng học càng xa là thế.

Có ít nhất 2 thế hệ người học Tử Vi đã áp dụng Thái Tuế của Thiên Lương vào thực tế, và họ đã quan sát và theo dõi thấy nó đúng trên thực tế và họ đã chấp nhận đưa nó vào trong giải đoán, nếu nó sai quá hoặc xác suất quá thấp thì hẳn người ta đã ném nó vào sọt rác rồi.

Nguoi Saigon cũng đã theo dõi hàng chục lá số theo thuyết Thiên Lương từ hai đến ba vận liên tục thì thấy nó đúng về mặt đại cương, còn những nghi vấn cũng như những sai sót về mặt lý thuyết của nó thì nguoisaigon còn thấy nhiều hơn vuivui nữa.

Có lẽ nguoisaigon cũng có ít lời thô lậu gởi đến các bạn trẻ, nhất là các bạn mới bước chân vào Tửvi đó là : Tử Vi không là Toán học, Tử Vi cũng không phải là khoa học thực nghiệm, nó đặt cái tàng trên kinh Dịch nên nó đầy mâu thuẫn và huyền ảo, nó vốn linh động khó nắm bắt chứ Tử Vi không là một mớ qui tắc khô khan chết cứng mà chỉ cần cất công học thuộc lòng nó là có thể đoán số cho người, bởi thế, dầu sao nó cũng chỉ dành cho người có căn mới vào sâu được.

Các bạn càng lý luận về nó, càng đòi hỏi logic về nó thì các bạn càng xa rời Tử Vi, bởi nó không là lý trí, nó là tâm cảm, tâm bạn càng lặng lẽ, càng ít biện thuyết thì bạn càng có cơ may nhìn thấy cuộc đời người khác thông qua nó.

Mà khi đoán số cũng giống như người đi đường vậy, người càng đi giỏi chừng nào thì khi họ đi lạc họ lạc càng xa chừng nấy, đã giải đoán sai thì càng thuyết giỏi lại càng sai tợn.

Vài lời thô lậu của kẻ ít học mong các bậc cao minh lượng thứ cho.

nguoi saigon
11-08-10, 21:40
Xin được nói thêm một tí là nhà văn NHL lúc sinh thời ông không biết lý thuyết Thái Tuế của Thiên Lương, nguoisaigon nghĩ nếu ông được đọc thuyết Thái tuế của Thiên Lương thì có thể ông bớt thắc mắc về vận quan cũng như nghề nghiệp sau này của ông.

vuivui
12-08-10, 00:52
Chào nguoi saigon.
Rất vui khi thấy nguoi saigon đã có một loạt bài trả lời. Dù mới đọc qua, cũng đã thấy sự trao đổi của nguoi saigon thật sự nghiêm túc, và cũng đã có cung cấp không ít thông tin về NHL. Thực tế, về NHL tôi hầu như chỉ nghe nói, chứ không tìm hiểu. Những thông tin mà nguoi saigon đưa ra, thật cũng hữu ích cho việc nghiệm lý một lá số, mà có thể nói - đặc biệt khó - với hầu như tất cả các phương pháp xem tử vi truyền thống.
Tuy nhiên, ở đây tôi xin nhắc lại hai chú ý:
-Lá số này được đưa ra với mục đích nghiệm lý, chứ không phải là giải đoán. Nhưng như Tôi đã nói, ngay từ đầu, tôi lại không muốn xem đó là nghiệm lý – trong khi nguoi saigon thuần tuý là nghiệm lý – mà tôi muốn dùng nó để chứng minh thuyết thái tuế là sai, cùng với các phương pháp giải đoán truyền thống là gượng ép.
-Nhưng trước đó, tôi đã dùng phương pháp mệnh chủ để sơ lược giải đoán, trong điều kiện hoàn toàn không có điều kiện để xác định mệnh chủ. Vì thế, việc để bạn đọc, cũng như nguoi saigon dễ dàng dẫn tới hiểu lầm là bói dựa, cũng không là điều khiến tôi ngạc nhiên. Song chỉ cần lưu ý một chút, không phải chỉ ở diễn đàn này, mà trước đây rất lâu, khi còn ở bên TVLS, Tôi đã nói nhiều lần, phương pháp mệnh chủ là phương pháp mở, khi tập điều kiện để xác định mệnh chủ càng lớn, thì mệnh chủ càng được xác định chính xác. Mệnh chủ được xác định càng chính xác bao nhiêu thì mức độ chính xác của gỉai đoán càng chính xác bấy nhiêu. Nó từa tựa như trong tướng học, khi thầy tướng càng quan sát tinh tế bao nhiêu, kỹ lưỡng bao nhiêu thì sự giải đoán về nhân tướng càng chuẩn xác bấy nhiêu. Điều này rất đúng lẽ tự nhiên. Thực không có gì phải bàn. Mà cái chính, là phải năm được phương pháp mệnh chủ, còn như không biết, tời việc suy luận hay phán xét chỉ như là nhìn từ bên ngoài vào, mắt nhắm mắt mở và phán thôi. Cho nên, Tôi đã nói, đầu tiên là đưa ra mệnh chủ, với một mẫu người có liên quan đến chính trị. Nhưng khi biết được là NHL, hay dù không biết, mà có những thông tin chính xác một hoặc vài biến cố đầu đời, chắc rằng không đến nỗi phải để nguoi saigon phải nghĩ rằng tôi bói dựa.
Nay nhân những bài nguoi saigon viết ra đây, Tôi xin phép lần lượt phân tích từng chi tiết một cho thấy cái sai của thuyết thái tuế, cũng như những nhận định sai về phương pháp mệnh chủ phối với phương pháp hoá khí vận. Mà với những phương pháp này khi phối hợp, sẽ chứng minh chặt chẽ và chắc chắn từng vận mà NHL đã trải qua một cách cục thể, chứ không hời hợt như Thái tuế pháp, chỉ thấy được đến thái tuế là phất lên, mà không thấy được vai trò của các sát tinh ra làm sao.

vuivui
12-08-10, 01:19
Như nguoisaigon đã nói, ở lá số này rất dễ rơi vào giải ép tức là “Gọt chân cho vừa giày” như cách nói của Vuivui, ở đây Vuivui đã dùng đến cả một khối lý thuyết đồ sộ, cùng những lập luận rất chặt chẽ nhưng trên thực tế đã sai mẹo khi giải đoán lá số này, khi dùng lý thuyết Mệnh chủ để giải thì tác giả định ngay là con người chính trị (có thể Vuivui nhớ lẫn với một lá số nào đó trước đây có cách cục như vầy) đến khi nguoisaigon cho biết đây là số nhà văn NHL thì chỉ còn cách là làm sao chuyển tác phẫm NHL sang loại tư tưởng triết học có tư tưởng chính trị, đến khi nguoisaigon đính chính trên thực tế những tác phẩm NHL phần lớn là văn học thì vuivui lại chuyển NHL sang nhà nho, khi chuyển sang nhà nho thì thực là khôn khéo, nhất cử lưỡng tiện bởi vì nhà nho Việt Nam là nhà tổng hợp của một đống nhà trong đó như nhà giáo, nhà thơ, nhà văn, văn nghệ sĩ, nhà phong thủy, nhà thầy bói… vv và vv. Tử Vi dù cho mơ hồ một tượng mà muôn hình thì cũng không đến nỗi nhùng nhằng như thế, bởi vì ta có hẳn các sao định danh rõ là sao nhà thơ, nhà văn, sao họa sĩ, sao thương gia, công kỹ nghệ gia, sao chính trị gia, sao nhà tư tưởng hay là kẻ giang hồ lãng tử chứ làm gì có nhà nào gọi là nhà nho.

Cứ cho nguoi saigon nói rằng Tôi đã nguỵ biện khi gán cho NHL là một nhà Nho để dễ bề biện bạch. Nhưng như thế, nguoi saigon đã gượng ép mà gán như thế, bởi đã quên rằng, cái gốc tôi nói ở đây là cái bản chất chính trị trong cốt cách văn chương của NHL. Cái này Tôi đã lưu ý và nhấn mạnh nhiều lần. Và chúng ta có thể thấy ngay cái sự mâu thuẫn của chính nguoi saigon. Nếu chúng ta đọc nhữung dòng tôi trích của nguoi saigon dưới đây, sẽ thấy chính bản thân nguoi saigon đã roi vào sự gượng ép. định kiến.


Chào anh Vuivui
Lúc sinh thời chinh NHL đã nhiều lần thắc mắc với nguoisaigon về lá số của mình( NHL cũng có nghiên cứu Tử Vi, Địa lý, Tử Binh và Hà Lạc). NHL vẫn không lý giải thế nào mà lại thành nhà văn (ông đích thị là nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa thuần túy chứ không có tư tưởng chính trị gì cả, về khoảng 10 năm cuối đời ông có nghiên cứu, biên khảo về triết học thời Tiên tần và viết ra độ 10 cuốn về Lão tử, Trang Tử vv..còn lại trên 80 phần trăm tác phẩm thuộc vào loại học làm người, tản văn, kinh tế, ngữ pháp VN, vv..Ông là nhà văn đồng thời là nhà giáo) vì thế cho đến cuối đời ông tỏ ra không tin vào Tử Vi lắm


Và nguoi saigon lại viết những câu sau:


Nếu thế thì đám sát tinh, hung tinh ở Quan không ý nghĩa gì sao? Vô lý quá, không, nó vẫn hành ông, sách của ông có cuốn bị nhà cầm quyền cấm phát hành vì có đụng đến chính quyền và Thiên Chúa Giáo, ông bị mật vụ theo dõi, thị phần sách của ông bị thu hẹp còn phân nửa.

Nếu không có tính chính trị, lẽ nào chính quyền lại cấm ?. Hơn nữa theo tôi được biết – không rõ có đúng không nữa – sau năm 1975, NHL không di tản ra nước ngoài, ông ở lại sinh sống tại VN, nhưng không được những người CS trọng dụng, mặc dù họ thừa biết tài năng của NHL và những đóng góp của Ông. Bởi vì chính cái gốc chính trị trong tư tưởng cũng như nhữung thể hịên tư tưởng của Ông. Vậy mà bảo NHL vô chính trị ? Có thể đồng ý được không !!!?.
Và khi nguoi saigon nêu ý rằng:


Tử Vi dù cho mơ hồ một tượng mà muôn hình thì cũng không đến nỗi nhùng nhằng như thế, bởi vì ta có hẳn các sao định danh rõ là sao nhà thơ, nhà văn, sao họa sĩ, sao thương gia, công kỹ nghệ gia, sao chính trị gia, sao nhà tư tưởng hay là kẻ giang hồ lãng tử chứ làm gì có nhà nào gọi là nhà nho.

Thì có hai điểm cơ bản mà nguoi Saigon đúng là đã “gọt chân cho vừa giày” để khớp với những định kiến của mình. Thật vậy. Việc Tôi gọi là nhà Nho chỉ là cách gọi cho tính tổng quát mà Tôi đã xác định ở trên, như là một nhà triết học, một nhà văn, một nhà sử học cùng với những tư tưởng chính trị, có nền tảng chính trị làm gốc. Với cách xác định như vậy, nội dung về một con người như vậy, thì những nhà Nho thời xưa đã đầy đủ những phẩm chất đó. Bởi thế, biện luận là biện luận trên nội dung những phẩm chất mà một nhà Nho vốn có. Tôi cứ tưởng rằng, nguoi saigon đã từng thọ giáo với NHL, ít nhiều cũng có những kiến thức đủ có thể hiểu thế nào là một nhà Nho đúng như quan niệm của Khổng tử, và các Nho gia sau này. Nên nói tới hai chữ nhà Nho nhằm minh thị các phẩm chất trên, vừa đủ cô đọng, vừa chính xác lại hàm nghĩa bản chất lịch sử của vấn đề. Chứ Tôi không gán nhà nho vào tử vi. Mà ácc phẩm chất của một Nhà Nho thì có thể thể hiện được trong tử vi.
Cho nên nguoi saigon nói:


Đây là cái sai thứ nhất: Sai do định kiến vì trước khi đoán đã liên hệ đến một lá số nào khác trước đó, tức là sai do tâm không trống trải trước khi tiếp xúc với một lá số.

Thì đó là một sự ngộ nhận vậy.

vuivui
12-08-10, 01:30
Còn đây là cái sai thứ hai của vuivui trong thực hành giải đoán lá số này đó là: Nếu ta có khiên cưỡng chấp nhận nhà văn NHL là nhà nho, nhà văn hơi hướm chính trị thì nó cũng sai luôn vì NHL chỉ thực sự viết văn, hành nghề viết văn khi ông bước vào vận Quan lộc tức đã ở tuổi 40.

Vậy chẳng lẽ lý thuyết Mệnh Chủ chỉ đoán con người từ 40 về sau, còn một quãng đời rất dài phía trước NHL làm kỹ sư công chánh ta ném nó đi đâu.


Đây là một sự ngộ nhận của nguoi saigon về thuyết mệnh chủ. Thuyết mệnh chủ không có cái lý thô sơ như vậy. Mệnh chủ của một người, có thể nằm ở bất cứ một cung nào trong lá số, có thể là một cách cục, một bộ sao, ... Khi giải đoán, hay khảo sát cuộc đời một con người thông qua mệnh chủ, thời phải "soi" mệnh chủ với từng cung, từng vận. Mệnh chủ có thể biến, biến hóa nhiều lần trong đời, cũng có thể không biến hoá. Mệnh chủ được soi vào các cung, nhưng trên cái nền của Phúc đức. Mệnh chủ phải thấu triệt được Hóa khí, nếu không mệnh chủ không có giá trị gì cả.
Nguoi saigon không hiểu mệnh chủ, không nắm được phương pháp giải của nó, nên nói như vậy là sai.
Mệnh chủ có thể, không chỉ phối hợp được với Hóa khí vận, mà còn phối hợp được với hầu như tất cả các phương pháp giải số mà tôi đã biết - từ các phương pháp truyền thống, phương pháp nòng cốt, phương pháp sao rung, phương pháp ngũ hành tướng, phương pháp tự hoá, hóa khi vận, chế, lý, quản, phương pháp phi tinh, .... Và cũng nhờ mệnh chủ, có thể đáng giá được sự đúng sai của bất cứ phương pháp giải số bất kỳ. Vì thế, việc cho rằng mệnh chủ chỉ giải đoán được như trong lá số NHL sau 40 tuôi là không đúng.

vuivui
12-08-10, 01:53
Nếu nói như vầy các bạn thấy có được không: Ông này (NHL) có thân cư thiên di có Thiên Phủ , Lộc Tồn thì khi lập thân đi xa sẽ khá, đám văn tinh Xương, Khúc, Khoa không ở Mệnh nên Mệnh không thấy có số làm văn học nghệ thuật, những văn tinh tụ hết ở Thê, thê bàng chiếu về Thân nến đến vận quan sẽ đổi nghề thành nhà văn, còn nếu không dám đoán chắc nịch là nhà văn thì đoán rộng hơn tí xíu là ông này sẽ đổi nghề mà nghề mới gắn với văn chương nghệ thuật thì cũng nghe lọt lỗ tai.


Điều này không đúng. Bởi vì trong giải đoán số không ai lấy những sao đối diện với quan cung để tìm nghề của đương số cả. Đấy chỉ là gượng ép, cố ép thành thế. Có thể thấy ngay sự vô lý này. Thật vậy, nếu lấy xương khúc để hóa thành nhà văn, thì Tử Phá Linh Hình Khốc bỏ nó đi đâu, và khi nào thì xương khúc mới quy định cho NHL thành nhà văn ?. Rõ ràng là chịu. Nhưng mệnh chủ với hóa vận thì xác định rất rõ đầu đời làm việc không dính tới nhà văn, do bộ SPLT quy định, nhưng chất văn chương ở trong ông là vốn có, bởi mệnh chủ quy định. Vào đại vận trước thái tuế, mệnh chủ rung nên bản chất văn chương lộ ra. Xuất phát từ vận thiên không, mệnh chủ do Thiên phủ Lộc tồn làm gốc, chủ vật chất nên dính đòn thiên không mà bại sản - lý luận này tôi đã đề cập nhiều lần khi bàn về thiên không. Xong thành phần mệnh chủ có Xương Khúc Khoa nên bộ này, gặp Thiên không là hiển lộ - tôi cũng đã trình bày nhiều lần về vấn đề này rồi.
Sang đến vận thái tuế, bộ Liêm Tham hóa Cát, đó là phản vi kỳ cách, nên bộ SPLT mà vận nhập cung Tài chứ không phải nhập ở cung Quan, hưởng phản vi kỳ cách mà phất lên. Nhưng do là phản vi kỳ, nên đương số phải đi từ con số âm, từ khó khăn gian khổ mà vươn lên. Song dù là phất lên, nhưng bộ Linh Hình đều hãm địa, bản chất phản vi kỳ cách của Liêm Tham vẫn là sự liên đới, vẫn có hung hiểm của pháp luật, chính quyền. Có bị đe dọa bởi hung hiểm do Linh Hinh Liêm hãm mà ra. Bộ Xương Khúc trong mệnh chủ, tọa tại Thê cung phối với Tham Liêm Riêu triều mệnh thì chủ đa thê là đúng chứ còn thế nào nữa.
Cho nên, qua đây ta thấy ngay, với cái lý thái tuế, chẳng thể nào nói được cái gì trong vận này cả.
Còn như NHL là người như thế nào ?. Đó chẳng phải là người Thiên phủ Lộc tồn Xương Khúc Khoa hội Thai Cáo Quang Quý sao ?. Khỏi phân tích thêm, cứ thấy cách cục như thế là đã ra con người của NHL rồi !!!. Đâu có chuyện là phải lấy Thái tuế mới cho ra nhân cách cao quý đâu. Bộ Thiên phủ Lộc tồn gặp Quang Quý Thai Cáo thì mẫu mực quá rồi còn gì. Ai dám bảo bộ này là ngụy quân tử ?.
Bằng vào bài này, chúng ta có thể thấy toàn bộ những lý giải của nguoi saigon dưới là không đúng. Tất thảy chỉ vì nguoi saigon không biết phương pháp của tôi. Mà Tôi thì không nói cụ thể. Trên đây chỉ là nêu cái kết quả thôi, chứ tôi không đưa lời giải minh thị được. Tin hay không thi tuỳ.
Lưu ý trước năm 40, NHL làm kỹ sư công chánh. Chỉ nhìn vào Mệnh chủ, thấy ngay khi đó mệnh chủ không rung, nhưng liên hệ với mệnh cung rất chặt chẽ, không chỉ có thế, mà cả quan cung và tài cung đều liên hệ chặt chẽ với mệnh chủ qua Thiên phủ cùng Lộc tồn. Chỉ cần chỉ đến đây thôi, NHL không chỉ làm kỹ sư công chánh, mà còn là nhà Kỹ sư thất bại nữa. Một người bất thành tựu trong chuyên mộn kỹ thuật, khi gia hội, Thai Cáo, như đã phân tích ở trên, có hơi hướng của nghề giáo, khi mệnh chủ rung, thì thai cáo cũng phát lộ.
Bám vào lý này, có thể nghiên cứu NHL đến từng chân tơ kẽ tóc. Ai không hiểu thì đành chịu. Không tin cũng không sao.
Thân ái.

htruongdinh
12-08-10, 15:33
HTD copy trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thông tin về Nguyễn Hiến Lê :

Trong hồi ký của mình, Nguyễn Hiến Lê viết:

"...Tôi sinh ngày 20 tháng 11 ta, giờ Dậu, năm Tân Hợi (nhằm ngày 8 tháng 1 năm 1912). Đổi ra bát tự để lấy lá số Tử Bình hay Hà Lạc thì tôi sinh năm Tân Hợi, tháng Tân Sửu, ngày Quý Mùi, giờ Tân Dậu."

Nguyễn Hiến Lê quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội. Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi.

Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo.

Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn. Ông làm việc đều đặn 13 tiếng đồng hồ mỗi ngày gồm 6 tiếng để đọc tài liệu và hơn 6 tiếng để viết. Thời gian biểu này được áp dụng một cách nghiêm ngặt không ai được vi phạm kể cả chính ông, nhờ vậy mà ông đã hoàn thành một khối lượng công việc, tác phẩm nghiên cứu, dịch thuật đồ sộ. " Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời, tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT "- Lời mở đầu của tác phẩm “Đời viết văn của tôi”.

Trong đời cầm bút của mình, đến trước khi mất, ông đã xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình, giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân, du kí, dịch tiểu thuyết, học làm người... Tính ra, số bộ sách của ông được xuất bản gần gấp 1,5 lần số tuổi của ông và tính từ năm ông bắt đầu có sách in (đầu thập niên 1950), trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo có giá trị gửi tới người đọc.

Trong một số tác phẩm của mình, Nguyễn Hiến Lê đề bút danh Lộc Đình. Ông kể: "gần ngõ Phất Lộc có một cái đình không biết thờ vị thần nào mà kiến trúc rất đơn sơ. Hai cánh cửa gỗ luôn đóng kín, trên mái cổng tam quan có đắp một bầu rượu khá lớn nằm giữa hai con rồng uốn khúc châu đầu vào. Thuở bé, tôi được theo bà ngoại vào đình mấy lần, tôi thấy bên trong là một khoảng sân rộng vắng ngắt. Tuy vậy, mà quang cảnh lạnh lẽo trầm mặc thâm u của ngôi đình bỗng nhiên len sâu trong tâm tư tôi những khi ngồi học trong lớp, hoặc những khi tôi đến chơi nơi nào đông vui là tôi lại chạnh nghĩ đến ngôi đình, nhớ đến bà ngoại tôi. Nhất là sau ngày cha tôi và bà ngoại tôi vĩnh viễn ra đi trong cái ngõ hẹp tối tăm ấy..." và "Bút danh Lộc Đình tôi dùng ký dưới một bài văn ngắn từ hồi trẻ... Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình ấy."

Năm 1980 ông về lại Long Xuyên. Ông lâm bệnh và mất ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi.

htruongdinh
12-08-10, 15:40
"Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh và lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không". (Tự bạch)

Tên tuổi Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) đã được nhiều người biết tới như một nhà văn, một học giả, một nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm biên soạn và dịch thuật để đời có giá trị, thuộc đủ mọi lãnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký... Ngoài ra, thế hệ hậu bối còn noi gương được ở ông nhiều thứ: gương tự học, tinh thần làm việc nghiêm túc, và nhất là nhân cách cao thượng của một người trí thức chân chính.

Ông Nguyễn Hiến Lê không trực tiếp làm chính trị, nhưng lúc nào cũng đau đáu lo việc cho đời, bằng cách thế hoạt động của riêng mình. Ông tin ở các giá trị văn hóa như một yếu tố sức mạnh tinh thần có ý nghĩa quyết định cho tương lai của dân tộc hơn là những hành động chính trị nhất thời, nên đã tận tụy làm việc cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay, tìm mọi cách lay động trái tim con người nhằm phổ biến và cổ vũ cho những ý tưởng nhân bản thâu góp từ đông tây kim cổ mà ông thấu hiểu và đề nghị mọi người chia sẻ như là căn bản của một nền chính trị bền vững khả dĩ mang lại cuộc sống phát triển trong ổn định và ấm no hạnh phúc của nhân dân.
Đời sống bản thân ông khiêm tốn, giản dị, làm việc nhiều hưởng thụ ít, không thích ồn ào, nhưng tư tưởng, tâm hướng và lòng ông thì thật sâu kín, rộng rãi, nồng nàn, có lẽ vì thế mà viết ra điều gì cũng với lời văn giản dị, dễ hiểu, trung thực với ý mình. Ông luôn đứng về phía nhân dân lao động nghèo khổ mà cả một thời thơ ấu hàn vi ông đã từng chia sẻ, nên đã mạnh dạn phê phán những hành vi sai trái của các nhà đương cuộc mà ông luôn quy trách nhiệm chính cho những tình trạng suy bại xã hội của mọi thời. Trước sau ông không xu phụ, thỏa hiệp với giới cầm quyền đương thời để được hưởng những đặc quyền trong xã hội. Mặc dù vậy, tâm huyết của ông cũng không được đời đáp ứng là bao, nên không tránh khỏi có những lúc phải ngậm ngùi chua xót cho sự bất lực của mình trước thời cuộc. Tâm sự của ông có lẽ cũng giống như Tô Thức, một tác giả Trung Quốc ông yêu thích mà có lần ông đã dẫn chứng mấy câu thơ: Thẹn hoài cho người nước này, đau xót như có gai đâm trong da thịt, bình sinh đọc năm ngàn quyển sách, nhưng không có một chữ nào cứu đói cho dân được.

htruongdinh
12-08-10, 19:59
"Rải rác trong các tác phẩm của tôi thường đưa ra những suy tư, ý kiến của tôi về nhiều vấn đề, dưới đây tôi lựa và gom lại một số thuộc về nhân sinh quan:

1. Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại quả đã tiến rất nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ, thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tuỳ theo khả năng mỗi người.

2. Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải, chứ không phải vì ý muốn của Thượng Đế hay một thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết Bàn hay Thiên Đàng.

3. Quan niệm thiện ác, thay đổi tuỳ thời, tuỳ nơi, cái gì ích lợi cho một xã hội vào một thời nào đó thì được xã hội cho là thiện: cũng cái đó qua thời khác không còn ích lợi nữa mà hoá ra có hại thì bị coi là ác. Ví dụ như đạo tòng phu, tòng tử của phụ nữ có lợi cho gia đình, xã hội ở thời nông nghiệp, tới thời kỹ nghệ không có lợi cho gia đình, xã hội nữa, nên mất giá trị. Khi sản xuất được ít, đức tiết kiệm được đề cao: ngày nay ở Âu Mỹ, sản xuất vật dụng thừa thãi quá, nên sự phung phí gần thành một bổn phận đối với xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số giá trị vĩnh cửu, dân tộc nào văn minh cũng trọng, như đức nhân, đức khoan hồng, công bình, sự tự do, tự chủ....

4. Đạo nào cũng phải hợp tình, hợp lý thì mới gọi là đạo được. Tôi không tin rằng hết thảy loài người chỉ thấy đời toàn là khổ thôi; cũng không tin rằng hết thảy loài người thích sống tập thể, không có của riêng.

5. Đạo Khổng thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, tề gia trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí, dũng luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.


6. Nên trọng dư luận nhưng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm, cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm.

7. Mỗi người đã phải đóng một vai trò trong xã hội thì tôi lựa vai trò thư sinh. Sống giữa sách vở và hoa, được lòng quý mến, tin cậy của một số bạn và độc giả, tôi cho là sướng hơn làm một chính khách được hằng vạn người hoan hô, mà có phần giúp ích cho xã hội được nhiều hơn chính khách nữa. Nhưng làm nhà văn thì phải độc lập, không nên nhận một chức tước gì của chính quyền.

8. Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn và tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi.

9. Văn thơ cũng phải tự nhiên, cảm động, có tư tưởng thì mới hay. Ở Trung Hoa thơ Lý Bạch, văn Tô Đông Pha hay nhất. Ở nước ta, thơ Nguyễn Du tự nhiên, giản dị mà bài nào cũng giọng buồn man mác.

10. Tôi khuyên con cháu đừng làm chính trị, nhưng nếu làm thì luôn luôn phải đứng về phía nhân dân.

11. Một xã hội văn minh thì nhà cầm quyền không đàn áp đối lập; cùng lắm chỉ có thể ngăn cản họ để họ đừng gây rối thôi, tuyệt nhiên không được tra tấn họ. Phải tuyệt đối tôn trọng ý kiến của mọi người.

12. Một xã hội mà nghề cầm bút, nghề luật sư, không phải nghề tự do thì không thể gọi là một xã hội tự do được.

13. Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh vì lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không.

14. Chỉ nên hưởng cái phần xứng đáng với tài đức của mình thôi. Nếu tài đức tầm thường mà được phú quý hoặc được nhiều người ngưỡng mộ thì thế nào cũng sẽ mang hoạ vào thân.

15. Hôn nhân bao giờ cũng là một sự may rủi. Dù sáng suốt và chịu tốn công thì cũng không chắc gì kiếm được người hoàn toàn hợp ý mình; phải sống chung năm ba năm mới biết rõ được tính tình của nhau. Từ xưa tới nay tôi chỉ mới thấy cuộc hôn nhân của ông bà Curie là đẹp nhất, thành công nhất cả cho cá nhân ông bà lẫn cho xã hội. Hiện nay ở Mỹ có phong trào kết hôn thử, tôi cho rằng chưa chắc đã có lợi cho cá nhân mà còn có thể gây nhiều xáo trộn trong xã hội.

16. Có những hoa hữu sắc vô hương mà ai cũng quý như hoa hải đường, hoa đào; nhưng đàn bà nếu chỉ có sắc đẹp thôi, mà không được một nét gì thì là hạng rất tầm thường. Chơi hoa tôi thích loại cây cao; có bóng mát, dễ trồng và có hương quanh năm như ngọc lan, hoàng lan. Ở đâu tôi cũng trồng hai loại đó.

17. Rất ít khi con người rút được kinh nghiệm của người trước. Ai cũng phải tự rút kinh nghiệm của mình rồi mới khôn, vì vậy mà thường vấp té.Nhưng phải như vậy thì loài người mới tiến được.


18. Cơ hồ không thể thay đổi được bản tính con người: người nóng nảy thì tới già vẫn nóng nảy, người nhu nhược thì tới già cũng vẫn nhu nhược. Nhưng giáo dục vẫn có ích lợi. Không nên cho trẻ sung sướng quá. Phải tập cho chúng quy củ, kỷ luật, biết tự chủ và hiểu rằng ở đời có những việc mình không thích làm nhưng vẫn phải làm ngay, và làm thì phải làm ngay, làm đàng hoàng, làm cho xong.

19. Thay đổi bản tính loài người như Mặc Tử, như Karl Marx muốn làm chuyện không dễ một sớm một chiều. Thế giới còn những nước nhược tiểu có nhiều tài nguyên thì còn bọn thực dân họ chỉ thay đổi chính sách thôi. Thực dân nào cũng vậy. Khi họ khai thác hết trên mặt đất, trong lòng đất thì họ sẽ khai thác biển, đáy biển. Họ còn sống lâu. Tuy nhiên, cũng phải nhận rằng sự bóc lột trong một nước tân tiến thời nay đã giảm nhiều, thì sau này sự bóc lột các dân tộc nhược tiểu cũng sẽ giảm đi lần lần.

20. Xã hội bao giờ cũng có kẻ tốt và kẻ xấu. Như Kinh Dịch nói lúc thì âm (xấu) thắng, lúc thì dương (tốt) thắng; mà việc đời khi giải quyết xong thì lại sinh ra việc khác liền sau, quẻ kí tế (đã xong) tiếp ngay tới quẻ vị tế (chưa xong). Mình cứ làm hết sức mình thôi còn thì để lại cho các thế hệ sau.

21. Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút đừng giàu. Nhưng hồi 50 tuổi, tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng."

Nguồn: Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, 1993

htruongdinh
12-08-10, 20:04
HTD đã dọc Hồi ký và nhiều sách của NHL. HTD nhận xét rằng NHL là con người chính trị đấy. Ông làm chính trị theo cách của ông và thành danh với việc viết lách. Ông đã từ chối hợp tác với chính quyền ông Diệm, ông Thiệu và chính quyền sau 1975 thể hiện ông có lập trường, tư tưởng rất rõ ràng, nhưng ông biết cách ẩn mình để làm việc lớn. Việc lớn của ông không phải là kiểu cách chính trị huênh hoang khác lác mà chính là những công trình khảo cứu của ông dành cho các thế hệ người VN.

htruongdinh
12-08-10, 20:38
"Lương Khải Siêu hồi trẻ hăng hái làm chính trị, rồi về già làm một giáo sư, một học giả; Lâm Ngữ Đường hồi trẻ cũng muốn làm chính trị, nhưng chỉ nửa năm là chán, tự nhận “Không phải là hạng ăn thịt – thực nhục giả - nên không làm chính trị được” và từ đó bỏ luôn chính trị mà chuyên làm một học giả. Tôi không biết đời các nhà đó với đời của Quách Mạc Nhược, đời nhà nào sướng hơn và hữu dụng hơn".
.................................................. .........

Một hôm vào nhà sách Khai Trí, tôi thấy cuốn Méthode de recherche rationnelle des problèmes de Géométrie plane của J. Chauvel, một giáo sư Pháp. Coi kĩ cuốn ấy, tôi thấy phương pháp dạy toán của tác giả rất hợp với phương pháp tôi dùng khi dạy tư ở Long Xuyên: dùng cách phân tích khi chứng minh một định lý và cuối năm dùng cách tổng hợp để ôn lại chương trình. Ông Chauvel đã làm trước công việc tôi định làm, lại làm một cách đầy đủ, rất kĩ, bài tập sắp làm hai loại: dễ và khó; bài nào khó thì có vài lời hướng dẫn, một học sinh trung bình nếu chịu khó thì học cuốn đó sáu tháng có thể thành giỏi toán hình học phẳng. Tôi vui vẻ như gặp một tri kỷ, vội vàng xin phép tác giả dịch để giúp học sinh.

Và tôi cũng dịch liền, nhan đề là Muốn giỏi toán hình học phẳng, nhưng mãi tới năm 1956 mới in xong vì công việc in rất khó, nhà in chưa đủ dấu dùng cho môn toán. Sách bán rất chạy: in 5.000 bản, rồi sau có lúc tới 10.000 bản, trước sau 6 lần trong 15 năm. Học sinh rất thích. Tôi cho hai đứa cháu trong nhà, cuối năm đệ Ngũ và đệ Tứ (thi Trung học đệ nhất cấp) đọc kĩ bài giảng rồi làm hết 450 bài toán trong sách, chúng làm được dễ dàng và từ đó vượt hẳn các bạn về môn hình học.

Mấy năm sau tôi dịch tiếp bộ của Chauvel về môn Hình học không gian và Đại số[17] bán cũng khá chạy, hiện nay vẫn còn có người tìm mua.

Điều may mắn thứ nhì là có cơ hội tốt để tôi thực hiện một điểm trong chương trình mở mang kiến thức của thanh niên. Từ mấy năm trước tôi đã mua được vài bộ Histoire universelle của Wells, Histoire de l’humanité của H. Van Loon… đọc rất hấp dẫn, tôi tính sẽ dịch hoặc tóm tắt. Đầu niên khóa 1954-1955, trong chương trình Trung học đệ nhất cấp có thêm môn Lịch sử thế giới dạy trong 4 năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp đệ Lục, đệ Ngũ. Tôi bàn với ông soạn chung bộ sử thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép “cua” (cours). Ông đồng ý.

Bộ đó khá chạy, sau tôi nhường cho nhà Khai Trí tái bản.

Một chuyện đáng ghi là vì bộ đó mà năm 1956 bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát là đầu óc đầy “rác rưởi” chỉ vì chúng tôi nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là một tín đồ Công giáo.

Sau một linh mục ở Trung yêu cầu bộ Giáo dục cấm bán và tịch thu hết bộ sử đó vì trong cuốn II, viết về thời Trung cổ, chúng tôi có nói đến sự bê bối của một vài Giáo hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cấp cử nhân tiếp xúc với tôi. Ông này nhã nhặn, khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nhận rằng sách tôi được bộ Thông tin cho phép in, lại nạp bản rồi, thì không có lý gì tịch thu, cấm bán được, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường đừng dùng thôi; cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời nhân vật công giáo nào đó, còn bán thì tôi cứ bán, không ngại gì cả. Tôi không muốn gây chuyện, chiều lòng ông ta. Ông ta lại hỏi lớp mẫu giáo của tôi đã được phép của bộ chưa. Tôi đáp: Đơn nộp cả năm rồi, giấy tờ đủ cả, tôi đã nhắc Sở Tiểu học đô thành mà người ta cứ làm thinh, không cho phép mà cũng không cấm. Ông ta chỉ gật đầu.

Hồi đó bộ Lịch sử thế giới của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường học ngoài Trung dùng nó; ở trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ bán hết, tôi không tái bản. Mãi đến sau khi họ Ngô bị lật đổ, nhà Khai Trí mới xin phép tôi để in lại.

Một hôm bà láng giềng của tôi cho hay: “Ít lâu nay tôi thấy ngày nào cũng có một hai người lại ngồi ở quán cà phê bên kia đường, nhìn về phía nhà thầy và nhà tôi, như rình cái gì. Hôm qua một người vào nhà tôi hỏi: “Ông Lê ở nhà bên lúc này đi đâu mà không thấy?” Tôi đáp: “Ông ấy đau, nằm ở phòng trong, chứ đi đâu? Thầy cứ vào trong ấy mà hỏi”. Rồi họ đi”.

Vậy là mật vụ rình tôi mà tôi không biết. Vì tôi là công chức thời Pháp mà tản cư lâu quá, về lại không hợp tác với chính phủ Diệm, hay vì bộ Lịch sử thế giới mà họ theo dõi như vậy? Có lẽ vì cả hai.

.................................................. .............

Tôi không vơ đủa cả nắm mà khinh hết thảy các “ông lớn” trong chính quyền, và có vài ông là bạn thân của tôi. Nhưng ông nào tự cho chức bộ trưởng của mình là lớn lắm, sai nhân viên tới mời tôi lại bộ hoặc lại “tư dinh” nói chuyện riêng thì tôi hỏi sứ giả: “Ông ấy lấy tư cách gì mà mời tôi như vậy? Tôi không thuộc quyền của ông ấy. Nếu ông ấy mến tôi là nhà văn thì sao lại mời tôi lại thăm ông ấy?”. Có lần tôi không thèm trả lời thư riêng của một Bộ trưởng vì ông ta không kí tên mà để viên bí thư kí thay!

.................................................. ......................

TÔI GẶP HOÀN CẢNH THUẬN TIỆN VÀ ĐƯỢC THỜI CUỘC THÚC ĐẨY

Năm 1953, thi sĩ Đông Hồ bảo tôi lên Sài Gòn sẽ không viết được nhiều như ở Long Xuyên và chẳng bao lâu sẽ cạn hứng. Lúc đó tôi không tin rằng sẽ cạn hứng nhưng cũng chỉ mong viết được vài ba chục cuốn nữa thì thôi; không ngờ luôn hai chục năm tôi còn viết mạnh hơn hồi ở Long Xuyên, chẳng những viết sách mà còn viết báo, khiến cho một bạn văn phải ngạc nhiên tại sao tôi ốm yếu, bệnh tật liên miên: loét bao tử, trĩ, viêm khí quản, mất ngủ, lao phổi mà viết được nhiều hơn cả Trương Vĩnh Ký nữa, vị học giả mà ai cũng biết trứ tác phong phú nhất trong một thế kỉ nay.

Sở dĩ được vậy một phần là vì tôi biết tổ chức công việc và tiết kiệm thì giờ, làm việc mau; một phần nữa là nhờ tôi được nhiều thuận tiện hơn đa số các nhà văn khác. Gánh gia đình tôi rất nhẹ; tôi chỉ có một đứa con, năm 1957 qua Pháp học và mỗi tháng tôi chỉ phải gởi cho nó một số tiền; hai người vợ của tôi đều dạy học và trông nom việc nhà được; tôi không phải bận bịu gì về gia đình cả. Họ đều biết chiều chồng, dạy con cháu, thương người; các cháu – con cô em út tôi – rất quí mến hai bác gái chúng.

Tôi được trời phú cho tính giản dị, rất ít nhu cầu, mà cũng không có một đam mê gì ngoài sách vở.

Tôi lại may có một số độc giả “trung thành” khá đông, cho nên tác phẩm nào của tôi cũng không sợ ế, có một số cuốn khó đọc, “kén độc giả” như Đại cương triết học Trung Quốc, Cổ văn Trung Quốc, Một niềm tin… thì bù lại có rất nhiều cuốn bán rất chạy; mà những cuốn kén độc giả đó, các nhà xuất bản ngại không muốn mua thì tôi có đủ vốn để xuất bản lấy (luôn thu lại đủ vốn in trong vài năm), hoặc để hùn với một nhà xuất bản nào đó như Cảo Thơm: họ bỏ công, tôi góp một phần vốn và rốt cuộc không ai lỗ mà còn được lợi ít nhiều về mặt này hay mặt khác. Có một số độc giả tin mình, cuốn nào in ra cũng tiêu thụ được, đó là điều kiện quan trọng nhất để viết được nhiều.

Sau cùng, thời cuộc nước nhà bắt buộc tôi phải viết, không nghỉ được.

.................................................. ...

Chính phủ Ngô Đình Diệm và chính phủ Nguyễn Văn Thiệu ba lần mời tôi làm giám khảo trong một cuộc thi văn chương toàn quốc, tôi từ chối hết. Một lần tôi hơi ân hận khi người đến mời tôi, một học giả lớn tuổi hơn tôi, khá có tiếng tăm, rầu rầu nét mặt, bảo tôi: “Ông không nhận lời cho là một điều buồn cho uỷ ban tổ chức giải thưởng, mà cũng là một điều buồn cho chính tôi nữa”.

Tôi đành làm mất lòng anh bạn đó để giữ vững nguyên tắc của tôi: không phí thì giờ vào các công việc khác. Làm giám khảo giải thưởng văn chương ít nhất phải đi hội họp bốn năm lần; phải đọc vài chục bản thảo, cũng mất một tháng, thời giờ để tôi viết được ba bốn chương sách.

Chính phủ Thiệu còn mời tôi vào Uỷ ban dịch thuật, Uỷ ban điển chế văn tự của Bộ Văn Hoá, sau lại mời tôi vào Hội đồng Giáo dục toàn quốc, vài bạn thúc tôi nhận lời, tôi cũng từ chối: hội đồng đó chỉ có tính cách tư vấn, không có quyền hành gì cả, mà đề nghị cải tổ giáo dục của tôi, tôi đã cho đăng trên tạp chí Bách Khoa từ 1962[4], tôi có gì đâu để nói thêm. Có họp bàn mấy tháng đi nữa thì cũng cũng chỉ phí thì giờ, không đi tới đâu vì không thể thực hiện được một cải cách nào quan trọng trong hoàn cảnh chiến tranh đương khốc liệt.

................................................

Sở Thông tin Văn hoá Thành phố coi tôi như một nhân sĩ; Ban Tuyên huấn Thành phố có lần phái một nhân viên lại thăm tôi, nghe tôi sức khoẻ mỗi ngày mỗi suy, nhân viên đó đề nghị giới thiệu tôi để vào điều trị ở bệnh viện Thống Nhất (bệnh viện cho hạng cán bộ cao cấp, nhiều máy móc và thuốc men nhất thành phố). Tôi từ chối, tự xét bệnh chưa nặng có thể điều trị ở ngoài được.

Khi nhân viên đó ra về rồi, ông Đào Duy Anh hỏi tôi:

- Người ta săn sóc sức khoẻ của anh như vậy mà sao anh tỏ vẻ lơ là?

Tôi đáp:

- Tôi có công gì với cách mạng đâu mà vô đó nằm? Hưởng một ân huệ mà mình không đáng hưởng, tôi cho không phải là phúc. Vô đó người ta gọi tôi là đồng chí tôi sẽ mắc cỡ, chịu không nỗi. Tôi chỉ mong được sống yên ổn, không ai nhắc tới tôi, không ai nhớ tên tôi nữa.

Khi có phong trào vượt biên rầm rộ, có tháng 65.000 người bỏ quê hương. Cơ quan cho người lại dò xét xem tôi có ý định đi ngoại quốc không và khuyên tôi đừng nên đi đâu cả. Tôi bảo họ: “Nếu tôi muốn đi Pháp thì đã đi từ lâu rồi vì tôi có đủ điều kiện để đi theo cách chính thức”.

Tôi biết thái độ của chánh quyền đối với hạng nhà văn miền Nam mà họ gọi là “Tiến bộ” như tôi. Cứ yên ổn sống, đừng thắc mắc gì cả, vài ba năm xuất hiện một lần trong một cuộc hội nghị nào đó, chẳng cần đưa ý kiến, hoặc viết một bài báo dài ngắn gì cũng được, ngắn thì tốt hơn, vô thưởng vô phạt, để tỏ rằng mình còn ở trong nước và hợp tác với chính quyền, như vậy là được rồi; còn đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa đã có chủ trương của cấp trên.

darknight
12-08-10, 22:14
Như vậy thì chú Vuivui đúng cả rồi.

vuivui
14-08-10, 01:12
Chào các bạn quan tâm.
Như tôi đã tường trình, chủ yếu không phải là tôi dùng phương pháp mệnh chủ làm chủ để phản biện lý thái tuế. Mà chỉ cho đó là một ví dụ, để có thể thấy, một khi các phương pháp truyền thống lâm vào bế tắc, thì chúng ta cũng không phải là bế tắc một cách tổng quát, tới mức mà phải dùng đến những phương pháp vốn nó đã sai từ gốc, lại cố khiên cưỡng, ép lý cho bằng được để sử dụng nó. Nay ta quay trở lại, xem xét xem sự khiên cưỡng của lý thái tuế trong việc lý giải lá số NHL.
-Trước hết, về mặt tổng quát, mỗi lá số có nhiều cuộc đời. Các phương pháp truyền thống đều không giải quyết được vấn nạn này. Lá số NHL chắc chắn cũng có nhiều cuộc đời ứng với nó. Lý thuyết mệnh chủ cho phép giải quyết bài toán này một cách triệt để, trên phương diện lý luận. Còn thực tiễn thì phụ thuộc vào "công lực" giải đoán của mỗi người. Người càng giỏi, càng tinh tế thì khả năng phân biệt càng nhiều cuộc đời trong cùng một lá số. Song lý thuyết này, hiện nay chưa được phổ biến và lý thuyết của nó cũng chưa được tiết lộ thì việc dùng nó chứng minh các lý thuyết khác sai là một điều khó chấp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, rõ ràng với những phương pháp truyền thống không cho phép chúng ta phân biệt được các cuộc đời khác nhau trong cùng một lá số, và thậm chí, những lá số gần nhau cũng đưa chúng ta lâm vào tình trạng không phân biệt nổi. Vì thế mới xảy ra tình trạng cãi nhau bất phân thắng bại trong việc định giờ sinh.
Như thế, với những phân biệt tương đối khác nhau, trên những lá số khác nhau, mà còn khó phân biệt nổi giữa chúng với nhau, để tìm ra lá số đúng với cuộc đời thực. Huống chi, lý thuyết thái tuế, hầu như bất biến về nội dung, như : Vào hạn thái tuế thì được thăng hoa. Dẫu có gặp xui rủi mà táng mạng thì cũng được bù trừ là nhiều người thương tiếc. Người thái tuế là chính nhân quân tử – nhưng chính nhân thế nào thì không phân biệt. Nhiều khí đổ cho người tuế phá là không yêu nước, người thái tuế thì nhất định là người yêu nước. Rồi người thái tuế thì tự hào, còn người tuế phá tang môn thì bất mãn. Nhưng lại không nói ta tự hào cái gì ?, bất mãn cái gì ?. Nếu đem thường lý mà nói, ai được sinh ra trên đời, lại chẳng có chút tự hào cho chính mình !. Làm được một việc, được khen, không tự hào à ?. Bị ăn chặn, dù có là người thái tuế cũng không khỏi bất mãn. ...thế thì cái niềm tự hào hay bất mãn là cái tư tưởng cá nhân, sao lại có thể đem nó quy thành một luật cho xã hội được. Tại sao tôi lại nói vậy. Một khi, chỉ xét trên một lá số, thì tính cách là thuộc sở hữu cá nhân, nhưng khi đã tổng quát hóa thành quy tắc, hễ là người thái tuế thì ....đương nhiên, nó sẽ là hiện tượng xã hội, bởi nó trở thành phổ biến, một quy tắc trong thống kê xã hội.
Điều này, dẫn đến cho phép chúng ta thấy rằng, lá số NHL, là người thái tuế, đương nhiên theo lý thuyết thái tuế, sẽ cho ra kết quả một con người chính nhân quân tử, một con người mẫu mực này nọ, ... rất nhiều ưu điểm nữa, mà chỉ với vai trò của thái tuế mà thôi. Thì làm sao phân biệt được NHL với người Thái tuế ở lá số khác ?. Phải chăng khi đó lại gia giảm ?. Xin thưa rằng, lúc đó thái tuế vẫn là cái nền tảng, thì dù xấu tốt thế nào, cũng chỉ là hình thức tăng nặng hay nhẹ mà thôi, chứ làm sao thay đổi được từ người yêu nước thành kẻ phản quốc được. Thế nhưng, điều này hoàn toàn không đúng với thực tế. Lá số NHL rõ ràng thái tuế bị xung phá rất mạnh, không lẽ NHL vẫn còn là một chính nhân quân tử với cái lý thái tuế ?. Và như vậy, một phần tư nhân loại là chính nhân quân tử, thậm chí cốt cách còn cao hơn NHL, vì trường hợp NHL bị xung phá rất nặng. Té ra là NHL cũng chẳng có nhân cách cao quý gì lắm theo thuyết thái tuế. Vậy thì có gì mà phải ngợi khen ?. Hi hi ...

vuivui
14-08-10, 01:16
Chỉ riêng về mặt này, chúng ta đã có thể bài trừ lý thuyết thái tuế.
-Khi giải thích cái sự hành nghề văn chương của NHL, xem xét như nguoi saigon:

Nếu các bạn đi sâu vào Xương, Khúc hơn tí xíu hẳn bạn sẽ thấy Văn Xương vốn là sao giỏi văn tự từ chương, còn Văn Khúc thì tinh thông thuật, Văn Xương sáng tác, Văn Khúc nghiên cứu, có câu Văn khúc cửu lưu thuật sĩ nên Văn Khúc khả dĩ vào âm dương thuật số là hợp cách, 2 thằng này tụ lại làm nên 1 cách cục riêng biệt tạo nên 1 con người mẫn tiệp thuộc hàng thông minh và có công danh, trên thực tế con người NHL nhìn vào sự nghiệp trước tác của ông ta thấy, những tạp văn ông viết đã làm xúc động nhiều thế hệ người đọc như: Làm con nên nhớ, Cháu bà nội tội bà ngoại, Hương sắc trong vườn văn, những sản phẩm này thuộc về Văn Xương, còn những khảo cứu của ông như biên khảo triết học thời tiên Tần, loại học làm người, giáo dục thanh niên, ngữ pháp VN, vv…Những cái này thuộc về Văn Khúc, ngoài ra NHL cũng nghiên cứu âm dương thuật số tuy những môn này ông không muốn đào sâu, thế còn Khoa, xin thưa NHL trước viết văn ông có dạy học cho 1 Tư thục ở Long Xuyên, và những trước tác của ông phần lớn mang nội dung giáo dục, nên nhiều thế hệ đọc sách NHL khi gặp ông ngoài đường đều gọi ông bằng thầy mặc dù họ không học với ông ngày nào, nghề giáo của ông không chính thức bởi Hóa Khoa của ông ở vào cung ban đêm (Tam Hóa là áo gấm cần ở ban ngày mới chính danh). Trên là chỉ dùng mấy cái sao sơ đẳng mà cũng nhìn ra được chứ cần chi đến phương pháp chi bí áo, phức tạp. Phần lớn chúng ta mắc một cái lỗi là càng học sâu chúng ta càng chìm lấp trong những lý thuyết phức tạp, chết luôn trong đó đến nỗi quên cả những quy tắc bất di bất dịch ban đầu khi mới đặt chân vào đó là: Nửa đời đầu của Mệnh, nửa đời sau là của Thân thực sự hai cái lớn này nó sẽ đóng khung những cái chạy theo nó, nó được mình định trước đầu đề thế nào thì cứ phải bám vào nó mà đoán ví dụ nói nủa đời sau khá thì logic là mọi đại tiểu vận đều phải chạy trên cái nền đó, ở lá số này chỉ cần tinh mắt tí là tìm ra văn chương nghệ thuật thôi( Chỉ dựa vào sao, cách cục), chỉ cần nhìn ra bốn thằng Thiên Phủ, Lộc Tồn, Xương, Khúc quản cung Thân của đương số thì cơ bản đã xong không cần nói thêm ( đó là cũng chưa cần kể vị trí của 4 sao này.)
Là hoàn toàn sai lạc bản chất của luận giải tử vi. Thật vậy, trước hết chú ý về hai sao xương khúc. Văn xương là sao âm, văn khúc là sao dương. Đối với âm dương nam nữ đều có sự tương hợp, ăn sao nào nhiều, ăn sao nào it do sự tương thích mà ra. Như ở lá số NHL, tuổi tân khúc hóa khoa, xương hóa kỵ. May mà NHL là nam nhân nên tương hợp với Khúc hơn là xương. Vì thế, xương hóa kỵ tuy có trong thành phần cốt cách của NHL nhưng không chủ đạo, mà chinh là Khúc hóa Khoa mới là chủ đạo. Nay cứ cho là không có lý thuyết mệnh chủ đi nữa, thì với các lý thuyết khác cũng không thể vô tư mà cứ lấy bừa xương khúc khoa, lờ tịt hóa kỵ đi, rồi gán cho thiên phủ vì thiên phủ lộc tồn tọa thủ tại thân cư ri. Bởi vì khi ấy thiên phủ lộc tồn ở thế tuế phá tang môn lại đều hãm địa cả, phải chăng nếu lấy lý thái tuế chính nhân quân tử, thì thân cư tuế phá là hành động của kẻ tiểu nhân ?. Lại thêm xương khúc khoa Kỵ nữa thì càng thâm hiểm ?, Lý là phải thế, khi mà theo thuyết thái tuế. Và tóm lại, phải kết luận NHL là kẻ Ngụy Quân Tử. Nói một đường, làm một nẻo ?. Dù có là nhà văn đi nữa thì cũng là loại dối trá !. Nay theo lý âm dương, thì chỉ có khúc khoa là tương thích. Rõ ràng luận văn chương của NHL là phải lấy cái văn của Văn khúc hóa vi Khoa chủ về khảo cứu, hùng biện, biện giải và danh tiếng, chứ đâu có hoen ố của hóa Kỵ, nếu như văn chương của ông ẻo lả, lãng mạn, tất sẽ bị chê bai lập tức. Thành ra, ông lấy cái Đạo để dạy người, lấy cái sự Khảo cứu tìm chân lý làm cứu cánh để thức tỉnh thiên hạ, đó chẳng phải là cái Dũng trong văn chương mà chỉ có Văn khúc mới đáp ứng nổi với tính chất tuôn chảy, mà đằm của văn khúc, hào hùng cũng của văn khúc.
Còn nếu như mà nói, cái nghiệp văn chương là do thiên phủ lộc tồn cùng xương khúc cai quản theo cái lý nó hội ở Thân thì như đã nói, còn có các cách cục khác mạnh mẽ hơn chi phối quyết định thì làm sao ?. Như Cách Phủ Tướng triều viên hội Lộc tồn là cách thực Lộc, lại thêm Tang Kỵ nữa thì sao nó không phá cái cách văn chương cho nát bét ra nhỉ ?.

vuivui
14-08-10, 01:19
Cái cách luận như vậy có giải quyết được vấn đề này không ?. Không chứ gì ?. Thế thì làm sao dám bảo đảm cho thiên phủ khúc xương vẹn toàn thành cách văn chương, rồi lại bảo vì nó thủ Thân nên chi phối nửa đời sau của NHL nên tới 40 tuổi mới thành nhà văn ?. Rồi lại phải trả lời câu hỏi: Chỉ với cách văn chương thủ Thân thì hành nghề văn chương nửa đời sau, liệu có tính ra nổi sao nó lại khởi từ đại vận thiên không mà không khởi từ thái tuế có hợp lý hơn không ?.
Rõ ràng, với kiểu ký giải như vậy, sẽ rất vướng mắc, chỉ có thể phán xét một cách chung chung, không đưa ra được một bản chất nào cả. Như vậy, chỉ với nhiệm vụ Nghiệm Lý không thôi, cũng đã thấy bất cập rồi.

Ngày nay ta chỉ biết đến NHL là một nhà văn, học giả đó là cũng do 1 bước ngoặt khi ông vào vân Thái Tuế (1 quyết định mà ai cũng cho là ông liều lĩnh, phiêu lưu). Tới đây ta lại nhới tới lý thuyết Thiên Lương cho rằng vận tới Thái Tuế là 1 bước ngoặt làm thay đổii hẳn cuộc đời đương số, còn điểm này nữa , khi đã khá giả phong lưu rồi NHL dành thì giờ chuyển sang viết những loại sách mà ông cho là tuy bán chậm, kén đọc giả nhưng nó rất có giá trị về văn hóa như triết học thời tiên Tần, ở đây ta thấy tư cách của ông, mà theo Thiên Lương Thái Tuế chủ về tư cách.
Như trên chúng ta đã thấy, nếu nói thái tuế chủ về tư cách, thì Thân cư Ri của NHL phải là hành động của người ngụy quân tử. Bởi vì cái Thân là cái Ta hành động. Chứ đừng có xiên thành cái sự khó khăn, lực bất tòng tâm. Bởi vì mệnh đã là Vũ Sát ngộ Tuần thì khó khăn lắm rồi, lực bất tòng tâm là nó ở đó, chứ đâu có chuyện Thiên phủ. Thực tế vào đại vận đó, ổng đâu có khó khăn, nếu như ổng viết văn theo trào lưu. Thế thì chỉ có mỗi cách lý giải là tuế phá chi phối hành động NHL mà buộc NHL hành động không có nhân cách vậy !. Thế chẳng phải là, nếu cố gắng giải cho rằng NHL là người có tư cách hóa chẳng phải là "gọt chân cho vừa giày" đó sao !?.

vuivui
14-08-10, 01:22
Vuivui đã viết rằng sở dĩ không đoán ra là tại chưa biết được những phương pháp đoán khác, nguoi sai gon xin nói thật là, dù có dùng phương pháp gì cũng không thể đổi trắng thay đen được với cái đám Sát Phá Tham hãm địa ở Quan của ông NHL, và sẽ không thể thuyết phục được người học Tử Vi cho dù mình có biện thuyết hùng hồn tới mức nào, cho dù mình có nói mình logic cỡ nào thì thực tế sai nó vẫn cứ sai, học Tử Vi dù Lý thuyết mình có lỗi lạc tới thiên thư bách khoa mình vẫn phải đưa đầu về đối diện với những lá số rất thực tế, rất cụ thể, những cuộc đời cụ thể, chứ không thể ngồi đó thuyết suông mà hiểu được đời người.
Tôi mà viết ra cái vận NHL nó hóa cát như thế nào, và chỉ phối được tốt đẹp đúng với mệnh chủ một cách toàn diện trên phương diện tài lộc và danh vọng thì các vị cũng sẽ giật mình bởi sự chính xác và tính duy nhất của nó chẳng kém gì toán học cả. Khi ấy, thấy rõ mồn một SPLT vận nhập Tài hóa Cát, làm biến chuyển sự nghiệp của NHL như thế nào. Ấy là cái sự "đổi trắng thay đen cái đám SPLT" đấy !. Mà không cần hùng hồn biện thuyết đâu.

Tử vi chẳng qua cũng là một môn thường nghiệm, tham vọng đưa nó về 1khoa học thực nghiệm với những logic chặt chẽ như toán học thì sao hiểu nổi Tử Vi, làm sao Tử Vi có thể 2x2=4 được, 1 thuyết về lý luận thì sai, nhưng ốp vào thực tế nó vẫn cứ đúng thì cái sai đây là sai trong lý luận chứ về mặt quan sát và quy nạp nó không sai mà tử Vi thì không phải là lý luận và người ta vẫn cứ dùng nó (vì thực tế xác suất đúng của nó cao). Ngược lại 1 thuyết mà khi lý luận rất chặt chẽ, nhưng ốp vào thực tế nó lại sai thì thuyết đó lại trở nên hư vô và người ta sẽ không dùng.
Không nhìn ra thì không nên có kết luận theo kiểu: Lý sai mà thực tế đúng, và ngược lại được.
Vốn có câu: Danh bất chính thì ngôn bất thuận, Ngôn bất thuận do Lý bất thông.
Từ Lý đã bất thông, sao còn có thể hy vọng một hành động đúng, một việc làm được thiên hạ nhất trí được !!!.

Nhưng thưa các bạn, đòi hỏi 1 lý thuyết như thế thì thật là nhảm nhí với Tử Vi, nếu có, thì nó chỉ để thỏa mãn óc nhị nguyên của những kẻ quá thiên về lý thuyết của sự phân tích, của sự phân chia manh mún, trong Tử Vi nếu ta đòi hỏi như thế thì chẳng khác nào ta đòi phải giải thích cho ta rạch ròi tại sao cung an Mệnh thì phải ở chỗ này, còn cung an Thân thì phải ở chỗ khác, hay tại sao người sanh giờ Tý, Ngọ thì Thân Mệnh lại ở đồng cung, trả lời được ta may ra chỉ có Trần Đoàn. Mà tôi đoan chắc rằng nếu Trần Đoàn có sống lại chắc ông cũng phải nát óc với mớ lý thuyết sách vở chất đống có chiều cao hàng cây số của đám hậu học, với đạo học càng học càng xa là thế.

Điều này Trần Đoàn đã làm rồi, và việc lý giải cũng không khó khăn lắm, nhưng với những người mà ngay cả lý âm dương ngũ hành cũng chưa thông thì thật sự là vô cùng khó, bất khả !.
Không có lý thuyết tường minh, thì không có thực tiễn phát triển. Đó là chân lý. Không chỉ đúng với Khoa học Tây phương, mà cả Đông phương học cũng vậy. Và cũng chỉ bởi, Đông phương học với cái lý u u minh minh, nên thực tiễn mới Bó Chân và Bó Tay . Com như ngày nay chúng ta thấy. Vì thế, không nên ngụy biện, bôi sơn, tô vẽ cho cái bế tắc của mình.

Có lẽ nguoisaigon cũng có ít lời thô lậu gởi đến các bạn trẻ, nhất là các bạn mới bước chân vào Tửvi đó là : Tử Vi không là Toán học, Tử Vi cũng không phải là khoa học thực nghiệm, nó đặt cái tàng trên kinh Dịch nên nó đầy mâu thuẫn và huyền ảo, nó vốn linh động khó nắm bắt chứ Tử Vi không là một mớ qui tắc khô khan chết cứng mà chỉ cần cất công học thuộc lòng nó là có thể đoán số cho người, bởi thế, dầu sao nó cũng chỉ dành cho người có căn mới vào sâu được.
Không nên hiểu các quy tắc đi liền với sự khô khan chết cứng, mà phải vận dụng được chúng một cách "thấu Dịch" trên nền tảng Dịch Lý . Đừng lấy cái sự khô khan chết cứng ra dọa các quy tắc. Như quy tắc: Âm Dương Bất Giao – Tuyệt, là quy tắc, mà sự vận dụng nó uyển chuyển vô cùng. Hỏi có mấy ai vận dụng cho ra hồn, sao bảo nó là khô khan, chết cứng được ?. Tử vi là như thế, quy tắc của tử vi, vốn có, và muốn giải được nó, thời phải nắm rất vững Lý học đông phương ?. Nắm không vững thì sự ra đời của lý Thái tuế không có gì lạ, và sự cố gắng vận dụng nó, cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tôi không biết, như cụ NHL có biết thuyết thái tuế không ?. Có lẽ cụ biết, vì cụ sống qua thời đó, cái thời mà thuyết thái tuế một thời vang danh thiên hạ, khi mà cụ đang rất băn khăn về lá số của mình, lại cũng biết về tử vi, thế nào cụ chả biết thuyết thái tuế. Nhưng chắc cụ cho là không đúng về căn bản học thuật, nên cụ không xài. Chứ mà cụ cũng xài cái thứ đó, thời tôi cũng sẽ nghi ngờ luôn kiến thức đông phương học của Cụ vậy !.
Thân ái.

vuivui
14-08-10, 01:27
Đến đây, chúng ta có thể kết luận:
Lý thuyết Thái tuế là sự Ngụy Biện của Thường Lý với Lý số. Nhập nhằng thường lý vào lý số, để rồi Hậu học không phân biệt nổi, sa vào sương mù không tìm ra được lối ra.
Cần phải loại bỏ.
Thân ái.

VONGOCHONG
31-10-10, 21:43
Chào anh vui vui,hơi sức đâu anh nói với những "cao thủ" vừa được học vừa được bình phê,tôi thấy trên diễn đàn đa phần "phản biện" để học mà kg ân. . .trò nầy xưa nay vậy. trên mạng mà,nếu đối diện thực tế hỏi vài câu biết nó trình độ nào rồi. Không có phát kiến của cụ thiên lương thì môn tử vi để dành tán dóc mà diển đàn vẩn đang . . mà thôi NHỮNG CÂU NẦY TÔI KÍNH NÉN HƯƠNG LÒNG BIẾT ƠN VÀ NGƯỠNG MỘ CỤ THIÊN LƯƠNG. . .
Diển đàn là nơi gọi là học hỏi,đàm đạo. . .trình độ chênh lệch quá khập khiển ,bảo thủ"bị biết". . .Cứ nghĩ xem: hoc chử, văn hóa mà ra:kg có học bạ lớp 1 thì làm sao thầy giáo cho học lớp 2?."đặc biệt" là học các môn dự đoán là học kg cần lớp,thầy ôi quá nhiều thầy ,kiến thức "uyên thâm" cái gì cũng biết mà kg dám quyết định điều gì. . . ngoài đời ,nhìn mặt,nghe lập luận tử vi vài câu là rõ ngay mà!>Cụ thiên lương viết là dành cho dân sành sỏi,cao cấp"NGHIỆM LÝ" mà. có lý mới nghiệm chứ, kiến thức thiển cận có gì mà nghiệm.Nói khích người khác để học lởm,như học vỏ thầy dạy chưa hài lòng, moi "miếng ruột"của thầy bằng cách
chơi ông thầy vài chiêu để giật luôn cú chót dù biết đó là vô đạo.Nhiều người dùng danh từ" trường phái thiên lương" Tôi thấy chưa đúng.PHẢI NÓI THẾ NẦY: AI DÁM CAN ĐẢM NHÌN THẲNG SỰ THẬT, ĐÚNG SỐ MÌNH THÌ PHẢI LUẬN VÀ NHÌN NHẬN SỰ CHÂN CHÍNH CỦA CỤ THIÊN LƯƠNG, TIẾC RẰNG THỪA NHẬN SỰ THẬT ĐÚNG ĐẮN CỦA CỤ THIÊN LƯƠNG THÌ QUÁ ÍT NGƯỜI ĐƯỢC THỰC SỰ TỰ HÀO VỀ MÌNH(THÁI TUẾ).BIẾT CẢI TÀ QUI CHÁNH(THIÊN KHÔNG). HÀO PHÓNG ,THỰC TÀI CHÂN GIÀ TRỊ BIẾT
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI,CHÍNH NGHĨA(TUẾ PHÁ)KHI CÓ CÁCH CỤC TỐT. . .AI SAO TÔI VẬY AMEN(THIẾU ÂM) THUA CUỘC VĨNH VIỄN. TRỌNG CỤ THIÊN LƯƠNG Ổ CHỔ XEM TỬ VI MÀ CỤ QUÁ "CÁCH MẠNG" MÀ HƠN 3O NĂM SAU MÀ CŨNG CHẲN MẤY NGƯỜI CHỊU HIỂU. CÁI BỊ BIẾT QUÁ Ư LÀ TAI HẠI MÀ HÀNG NGÀN NĂM QUA NÓ VẪN Ì ẠCH ĐỌC SÁCH,THUỘC TỪNG CHỬ ,CÂU ĐỂ ÁP DỤNG THỰC TẾ THÌ HỎI LÀM SAO MÀ CÁC MÔN HỌC LOẠI NẦY PHÁT TRIỂN NỔI!?.GIẢI TỬ VI TRƯỚC THỜI CỤ THIÊN LƯƠNG THÌ CHUYÊN VẶC VẢNH THÌ TÀM TẠM,GIẢI QUYẾT ĐẠI CUỘC THÌ ĂN MÀY,RU NGŨ NGƯỜI XEM. . ."TUY NHIÊN..MÀ LÀ.V.V..
NHÌN VÀO KHUÔN BÀN" LIẾC" THẤY MỆNH THÂN ĐÓNG Ở ĐÂU. . .THÌ CUỘC ĐỜI ĐƯƠNG SỐ ĐÃ RÕ RỒI. . XEM SỐ THEO TÔI: SỐ ANH CÓ HAY KG ? CÓ GÌ , CHỪNG NÀO CÓ VÀ CHỪNG NÀO HẾT THẾ LÀ XONG. CHẲNG CÓ TRƯỜNG PHÁI NÀO CẢ. TRƯỚC CỤ THIÊN LƯƠNG "DỊCH LẠI LÀ CHÍNH" VÀ KHI CÓ CỦA CỤ THIÊN LƯƠNG MÀ THÔI. CỤ THIÊN LƯƠNG LÀ CĂN BẢN ĐỂ TỬ VI CÓ CHỔ SỐNG THẬT SỰ ĐÚNG TẦM CỦA NÓ. CÁC TÁC GIẢ NẦY NỌ CHỈ "BỊ BIẾT" LUẬN MỞ RỘNG TỪ CÁI BỊ BIẾT LÒE NGƯỜI MỚI HỌC MÀ THÔI. CHÚC VUI VUI CÓ NGƯỜI CÙNG VUI. ĐÁM ĐÔNG KG PHẢI LÀ CAO THỦ VÌ VẬY CỤ THIÊN LƯƠNG MỚI ĐỘC TÔN CHỨ, NHƯ VUA VẬY,NÓI LUNG TUNG CHỨ MẤY NGƯỜI DIÊN KIẾN ĐƯỢC VUA, HIỂU VUA CÒN KHÓ HƠN VẠN LẦN HA HA HA

TuHepLuong
18-11-10, 01:45
Chào chị htruongdinh
Bởi lo rằng người có số mà chị vừa đưa lên sắp tới đây gặp nhiều cơ hội, công danh sự nghiệp sẽ tấn phát mà không biết thì sẽ lỡ làng. Nên tôi giải vận này của lá số này. Đồng thời cũng chứng minh luôn, chẳng có thái tuế gì ở đây cả.

...........

Năm nay, từ quý 4 trở đi, anh này sẽ gặp may mắn, thế nào cũng khởi phát từ một hợp đồng công tác. Chị nói anh ta đừng để tuột cơ hội này.
Thực tế sẽ chứng minh lời tiên đoán này. Cũng sẽ cho thấy, chẳng có thái tuế gì ở đây cả. Có chăng, chỉ là sự khó khăn thêm cho đương số. Không phải như sự ngộ nhận cho rằng vận thái tuế thì phát. Một lý thuyết không đúng thực tế, dù có bằng lời văn hoa mỹ bao nhiêu, cũng nên dũng cảm mà vứt bỏ nó đi. Cũng như việc mua thuốc đắt tiền, nhưng vô dụng, thậm chí là thuốc độc bảng A, nhưng vì tiếc tiền mà cứ uống đại. Để tính mạng bị nguy nan. Có phải là dại dột không !.
Thân ái.

Chào anh VuiVui,

Trước tiên tôi xin cám ơn anh đả bỏ rất nhiều thì giờ quí báu và công sức để luận giải lá số cuả tôi & của anh Alan noí riêng và của các thành viên HKLS nói chung.

Hôm nay tôi viết bài này để nghiêm chứng những lời anh dự đóan về việc làm của tôi trong qúi 4 của năm Canh Dần.

Vào ngày Ất Sửu tháng Đinh hợi, giờ Đại hữu – Đỉnh (Tị), tôi gọi cho 1 công ty mà tôi đã từng làm việc cho họ khoảng 12-13 năm trước đây để thay đổi lại địa chỉ nhà. Một cách vô tình (tôi không có ý xin việc ở công ty này), người trả lời điện thoại còn nhớ tôi rất rỏ và có ý mời tôi trở lại công ty để giúp cho họ. Tôi rất ngạc nhiên và trao đổi 1 vài lơì khách sáo xả giao với người quản lý hành chánh và gởi cái resumé cuả tôi cho họ. Qua ngày hôm sau, ông phó giám đốc kỷ thuật người mà tôi đả từng làm việc chung với ông ta có gọi cho tôi. Sau vài lời hỏi thăm, ông ta chính thức mời tôi làm cố vấn cho 1 chương trình đả bỏ dở dang. Tôi đả chấp nhận hợp tác và đả ký hợp đồng với họ.

Tôi trở vào diển đàn HKLS vào trang http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=1349&page=2 xem lại lời dự đóan của anh làm tôi phải ngạc nhiên đến rùn mình vì trình độ chính xác của lời dự đóan. Lời tiên đóan của anh là: “Năm nay, từ quý 4 trở đi, anh này sẽ gặp may mắn, thế nào cũng khởi phát từ một hợp đồng công tác. “ Qúi 4 đả tới, tôi gặp may mắn (người ta tìm đến tôi), hợp đồng đả đến (khởi phát từ hợp đồng). Từng chử, từng câu của anh viết, tiên đóan, đều đúng cho công việc của tôi và hiện đang xẩy ra.

Xin cám ơn anh rất nhiều về những lời luận giải của anh về lá số tử vi của tôi.

Chúc anh vui vẻ, thân tâm an lạc.
Thân chào.
THL

vuivui
19-11-10, 14:30
Cám ơn anh THL đã nghiệm lý.
Chúc anh vững bước tiến vào tương lai.
Thân ái.

phươngmai06
19-11-10, 19:58
Chúc mứng bác vuivui đã giải đúng cho anh tuhepluong. PM xin gủi tới bác vuivui sự khâm phục của mình, chúc bác khoẻ .

tthanh
12-03-11, 00:21
Cháu là thành viên mới tam gia diễn đàn.
Lá số của cháu đắc vòng thái tuế đây ạ, lại còn thêm cả Đà La , xin đưa lên đây để chú và mọi người cùng nghiệm lý cho vui.
Về cá tính, cháu thích những thứ cổ điển, nghe nhạc thì thích toàn nhạc đỏ, nhạc vàng với nhạc CM, chắc cái đó có thể gọi là thích " lý tưởng hóa" hi hi :0010:
Về mọi việc, thường thích nhận lãnh trách nhiệm, thích làm việc tốt, nhưng thấy bất công dễ uất ức bất mãn mà lại ít nói ra ( chắc là tại con Đà La... hic), tức quá là cháu tung hê lên hết chả cần biết hậu quả, dễ bị đầu voi đuôi chuột lắm ạ :4433:
Ls của cháu đây :

Whitebear
15-03-12, 19:03
http://vuquantv.files.wordpress.com/2010/07/nguyenhienle6.jpg
Hôm nay, buồn tay thử so cơ với lá số cụ Hiến Lê một chút:
Lá số sinh tháng 11, cung Tý, nơi có Thủy Đế Vượng. Mệnh hành Kim, cung mệnh tại Mão, có Vũ Sát hành Kim, Thân đóng cung Dậu có Kim đế Vượng. Vậy Đương số thiếu Hỏa một cách trầm trọng, vậy do đó tối ái Hỏa, thứ nhì ái Mộc dưỡng cho Hỏa, và tối kỵ Kim và Thủy quá Vượng. Ông sinh ngày 20, 20/5 =4, vậy Kỳ Số Cục là Kim tứ cục.
Vậy, chúng ta có thể nói gì về đại vận 33-43: Vào cung Thủy đế vượng, gặp Cự Môn hành Thủy. Áp dụng lý thuyết vòng trường sinh lưu, can Bính cung Tý có nạp âm là Thổ, lại là cung Thổ Đế Vượng (thổ an theo Thủy) hút hết toàn bộ hành hỏa của lá số. Vì vậy, dù Cự Môn có vượng thì vẫn gây rất nhiều khó khăn cho đương số, khiến đương số không thể dụng được. Đây ứng với đại vận khó khăn trong cuộc đời của ông dù chính tinh miếu vượng.
Tiếp theo, đến đại vận 43-53, dù Liêm Phá hãm, chủ rất nhiều biến động trong cuộc đời, nhưng Liêm Trinh hành Hỏa dưỡng cho hỉ thần, cung Thủy, vòng trường sinh lưu là Mộc tam cục, vòng hạn ứng với vị trí trường sinh, nên Mộc cực vượng. Thủy đáng nhẽ là kỵ thần của đương số, nhưng được chế hóa vì Thủy dưỡng mộc của vòng trường sinh lưu, Mộc vượng sinh ra hỏa là hỉ thần, đồng thời Mộc cũng dưỡng cho Liêm Trinh hành hoả dù hãm địa. Vì vậy, Liêm Tham hãm địa chủ biến động, khiến đương số đổi nghề, và vì hỉ kỵ phù hợp nên cách đổi nghề này lại khiến đương số phát lên về sự nghiệp-nơi vượng của vòng trường sinh lưu. Xung không điền thật, tướng ấn Mã chiếu về, Vũ Tham được cát hóa bởi hóa lộc xâm vào cung Quan đại vận, Hóa quyền vào Mệnh đại vận.
Đây là dấu chỉ rõ ràng nhất về biến đổi cuộc đời cuả cụ HOàn toàn không liên quan đến Thái Tuế.
Cái xấu của đại vận này chính là Hóa Kị xâm vào cung Phúc đại vận, đồng thời là cung phu thê. Tin chắc rằng vợ của cụ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống quan hệ vợ chồng.

Vậy, đây là một phép giải đoán khác hoàn toàn không sử dụng đến Thái Tuế.

adhoc
26-05-12, 21:43
Chào chị htruongdinh.
Như Tôi đã trình bày, mong muốn có được một sự phản biện, nhìn nhận một cách có hệ thống về lý thuyết vòng thái tuế. Bởi vậy, để khách quan và rộng đường dư luận, cần có những trích dẫn chính xác, trung thực với nguyên bản. Chứ không phải là những nội dung được người ta hiểu, hay vận dụng. Bởi vì, khi phản biện, không thể phản biện trên các nội dung ấy. Sẽ mất đi tính chính xác, khách quan về nội dung, cũng như tư tưởng của người khai sáng ra nó. Khi ấy, hậu duệ của họ sẽ có những phản biện có thể phản biện ngược lại rằng, tư tưởng của người khai sáng đã bị hiểu sai, từ đó, sẽ có những lập luận mất đi tính phản biện khoa học. Biến nơi đây thành những cãi vã, xung đột cá nhân.
Nội dung trên của anh MM khi lý giải đại vận thái tuế của anh alan, về đường lối là không khác gì với tôi cả. Cụ thể thì có khác, bởi anh ấy dùng những phương pháp lập luận khác tôi, song kết quả không mâu thuẫn. Hơn nữa, về bản chất, cũng là sự phản đối lý luận thái tuế. Bởi vậy, Tôi không muốn có ý kiến gì cả.
Tôi đã nói nhiều lần. Như theo chỗ tôi biết, cụ Thiên Lương không bao giờ có nói rằng vào vận thái tuế thì PHẢI GIÀU, PHẢI CÔNG THANH DANH TOẠI. Mà chỉ nói vào đại vận thái tuế thì người có số THƯỜNG được THỎA MÃN, DỄ THÀNH TỰU, THÀNH DANH VỚI ĐỜI. ...nếu như trong đại vận không bị xung phá quá mạnh. Mệnh đề đó nhằm giải thích cho những lá số mà cụ gặp phải khi nhập vận Thái tuế thì những người đó thường có danh tiếng, bộc phát công danh, và mọi sự hanh thông.
Xin hãy nhớ điều này. Nếu viết lệch đi, thì dễ hiểu lầm ý cụ. Nhiều khi, chưa chắc đã bị phản đối, khi mà giải thích lá số thấy đúng với thực tế với trường hợp xác định. Nhưng ngộ nhỡ, ở trường hợp khác không thấy đúng, mà nếu bị phản biện, những người bảo vệ lý thuyết thái tuế sẽ đưa ra phản biện rằng chúng ta đã hiểu sai lý thuyết đó, và lại đưa chúng ta sang những vấn đề mới, nhiều khi chẳng liên quan đến vấn đề đang được quan tâm, và cuối cùng, sự tranh luận là vô hồi kỳ trận, không có điểm nhấn.

Các sao đều bình thường, không cái nào tốt xấu ...Thái tuế nhập hạn hay gì đó cũng chỉ là hình bóng của Dịch lý thôi. Tất cả đều biến đổi trong phạm vi nào đó ta đang sống.

vuivui
26-05-12, 22:46
Các sao đều bình thường, không cái nào tốt xấu ...Thái tuế nhập hạn hay gì đó cũng chỉ là hình bóng của Dịch lý thôi. Tất cả đều biến đổi trong phạm vi nào đó ta đang sống.
Nói câu này cũng giống như nhà toán học tranh khôn với nhà vật lý, bảo rằng vật lý là hình bóng của toán học, vì tất cả những gì mà vật lý có được, đều nhờ toán học cả. Nhà vật lý sẽ trả lời: Sai ! Sở dĩ nhà toán học có thể cứ nói như vậy mà không sai bởi vì Toán học là "bà hoàng" của mọi khoa học, nhưng mà là Sai bởi vì nếu cứ nói như nhà toán học thì người ta sẽ không biết được đến các nguyên lý vật lý !
Dịch lý đông phương, cũng như toán học tây phương vậy. Nó tham dự vào mọi ngõ ngách của Lý đông phương, đủ ở các môn, từ kỳ môn, thái ất, đến tứ trụ, nhân tướng, hà lạc, ...không nơi nào là không thấy dấu vết của nó. Cho nên khi nói cái gì là hình bóng của dịch lý thì bên cạnh cái chung nhất như thế, phải đề cập tới đặc thù của mỗi môn, mà nếu thiếu nó, thì không thành cái gì cả. Lúc đó ngay cả Dịch lý, dù có muốn nói tới trong khuôn khổ môn đó, cũng mất tăm hơi.
Thân ái.

adhoc
27-05-12, 13:04
Nói câu này cũng giống như nhà toán học tranh khôn với nhà vật lý, bảo rằng vật lý là hình bóng của toán học, vì tất cả những gì mà vật lý có được, đều nhờ toán học cả. Nhà vật lý sẽ trả lời: Sai ! Sở dĩ nhà toán học có thể cứ nói như vậy mà không sai bởi vì Toán học là "bà hoàng" của mọi khoa học, nhưng mà là Sai bởi vì nếu cứ nói như nhà toán học thì người ta sẽ không biết được đến các nguyên lý vật lý !
Dịch lý đông phương, cũng như toán học tây phương vậy. Nó tham dự vào mọi ngõ ngách của Lý đông phương, đủ ở các môn, từ kỳ môn, thái ất, đến tứ trụ, nhân tướng, hà lạc, ...không nơi nào là không thấy dấu vết của nó. Cho nên khi nói cái gì là hình bóng của dịch lý thì bên cạnh cái chung nhất như thế, phải đề cập tới đặc thù của mỗi môn, mà nếu thiếu nó, thì không thành cái gì cả. Lúc đó ngay cả Dịch lý, dù có muốn nói tới trong khuôn khổ môn đó, cũng mất tăm hơi.
Thân ái.

Lý luận kiểu gì đây ...Đã nói Dịch là chuyển động sống động, môn nào chả là bắt nguồn từ Dịch lý. tất cả đặc thù của các môn đều là Dịch lý cả...tại sao các môn biết bày ra này nọ nọ kia, có phải tư duy sống động biến hóa ra các dặc thù của từng môn không. Ôi ! đem tây phuong và tây phương ra đây làm gì, đông tây gì cũng đang ở trong một Vũ trụ này thì làm sao tránh khỏi luật Biến hóa Vũ trụ. Con người bày ra này nọ làm thành đặc thù của môn học thì cũng quay về tư duy Âm Dương thôi ....Con người chưa đủ sức nhìn ra thôi chứ Dịch thì không mất tăm hơi đâu ...Hữu xạ tự nhiên hương, chắc lỗ mũi bị nghẹt rồi ...có tăm hơi đó ...

adhoc
27-05-12, 13:12
Cái cách luận như vậy có giải quyết được vấn đề này không ?. Không chứ gì ?. Thế thì làm sao dám bảo đảm cho thiên phủ khúc xương vẹn toàn thành cách văn chương, rồi lại bảo vì nó thủ Thân nên chi phối nửa đời sau của NHL nên tới 40 tuổi mới thành nhà văn ?. Rồi lại phải trả lời câu hỏi: Chỉ với cách văn chương thủ Thân thì hành nghề văn chương nửa đời sau, liệu có tính ra nổi sao nó lại khởi từ đại vận thiên không mà không khởi từ thái tuế có hợp lý hơn không ?.
Rõ ràng, với kiểu ký giải như vậy, sẽ rất vướng mắc, chỉ có thể phán xét một cách chung chung, không đưa ra được một bản chất nào cả. Như vậy, chỉ với nhiệm vụ Nghiệm Lý không thôi, cũng đã thấy bất cập rồi.

Như trên chúng ta đã thấy, nếu nói thái tuế chủ về tư cách, thì Thân cư Ri của NHL phải là hành động của người ngụy quân tử. Bởi vì cái Thân là cái Ta hành động. Chứ đừng có xiên thành cái sự khó khăn, lực bất tòng tâm. Bởi vì mệnh đã là Vũ Sát ngộ Tuần thì khó khăn lắm rồi, lực bất tòng tâm là nó ở đó, chứ đâu có chuyện Thiên phủ. Thực tế vào đại vận đó, ổng đâu có khó khăn, nếu như ổng viết văn theo trào lưu. Thế thì chỉ có mỗi cách lý giải là tuế phá chi phối hành động NHL mà buộc NHL hành động không có nhân cách vậy !. Thế chẳng phải là, nếu cố gắng giải cho rằng NHL là người có tư cách hóa chẳng phải là "gọt chân cho vừa giày" đó sao !?.

ai cũng gọt chân cho vừa giày cả, lui về nghỉ cho khỏe hết khỏi phản biện, tự nghiệm lại khả năng lý luận của mình thì hay biết mấy ...Vũ Sát Ngộ Tuần ví như là áo giáp và gươm để treo không , thế thì làm gì có việc tuyên chiến, thì tức là không có kẻ thù ....đó là một chiêu luận đó ...Vậy không có kẻ thù mà mua áo giáp và gươm làm gì, có phải người quá lo xa không, mà lo chuyện ghê gớm ....Còn tuế phá thì là mối mọt, rỉ sét ...để lâu không xài thì vũ khí rỉ sét .....Vào đại vận đó thì chỉ là lo quá xa xa ...mà không có gì

vuivui
27-05-12, 16:11
ai cũng gọt chân cho vừa giày cả, lui về nghỉ cho khỏe hết khỏi phản biện, tự nghiệm lại khả năng lý luận của mình thì hay biết mấy ...Vũ Sát Ngộ Tuần ví như là áo giáp và gươm để treo không , thế thì làm gì có việc tuyên chiến, thì tức là không có kẻ thù ....đó là một chiêu luận đó ...Vậy không có kẻ thù mà mua áo giáp và gươm làm gì, có phải người quá lo xa không, mà lo chuyện ghê gớm ....Còn tuế phá thì là mối mọt, rỉ sét ...để lâu không xài thì vũ khí rỉ sét .....Vào đại vận đó thì chỉ là lo quá xa xa ...mà không có gì

Chúng ta nên phân biệt cho rõ cái việc phản biện và cái sự "gọt chân cho vừa giày" Không nên như Bạn nói cái giọng ấy.
Để có thể nói chuyện là anh A anh B là gọt chân cho vừa giày, còn anh C thì không, thời phải có thể hiện anh C luận giải thật sự thế nào. Khi ấy mới có thể nói anh C sẽ không gọt chân cho vừa giày. Trong trường hợp ấy, anh C có lên tiếng phê phán thì còn có người nghe.
Trong khi Bạn chưa có những cống hiến như vậy, còn tôi thì bao nhiêu lá số đã giải. bạn chỉ thấy mỗi mấy lời giải như đã trích dẫn - mà tôi tin Bạn chưa đọc hết trình tự luận giải trong lá số NHL đã vội kết luận, rồi sách mé, rồi tự cao chỉ ra chiêu số gì gì đó. Thật không đáng tý nào. Ngay cái chiêu Bạn chỉ ra, cũng chỉ là sự nói đổng, nói trống lốc. Vị tất đã có giá trị.
Còn chuyện phản biện, nên có phương pháp luận rõ ràng. Ở đây Bạn cũng vẫn sa vào cái chuyện nói trống lốc, không diễn giải, nói chuyện theo kiểu cao cao tại thượng. Cũng không hay.
Trình độ tới đâu. nhiều người, chỉ một vài lời là nhận ra ngay. Dễ nhận ra nhất là xem người đó viết có nội dung, minh bạch, đàng hoàng. Suy luận có đường lối. Chứ không phải là cái lối nói trỏng lỏn, tuyên bố thì lớn mà nội dung học thuật chả có gì.
Hy vọng Bạn suy xét kỹ. Tôi sẵn sàng tranh luận với Bạn, và cùng thử sức về cái gọi là có "gọt chân cho vừa giày" hay không ?
Cùng với chủ đề bên kia, có nghĩa là chúng ta có thể cùng nhau tranh luận trên tất cả các phương diện. bạn biết cái gì, tôi tranh luận với Bạn cái đó.
Thân ái.

vuivui
27-05-12, 16:14
Lý luận kiểu gì đây ...Đã nói Dịch là chuyển động sống động, môn nào chả là bắt nguồn từ Dịch lý. tất cả đặc thù của các môn đều là Dịch lý cả...tại sao các môn biết bày ra này nọ nọ kia, có phải tư duy sống động biến hóa ra các dặc thù của từng môn không. Ôi ! đem tây phuong và tây phương ra đây làm gì, đông tây gì cũng đang ở trong một Vũ trụ này thì làm sao tránh khỏi luật Biến hóa Vũ trụ. Con người bày ra này nọ làm thành đặc thù của môn học thì cũng quay về tư duy Âm Dương thôi ....Con người chưa đủ sức nhìn ra thôi chứ Dịch thì không mất tăm hơi đâu ...Hữu xạ tự nhiên hương, chắc lỗ mũi bị nghẹt rồi ...có tăm hơi đó ...
Lời này của Bạn đã chứng tỏ Bạn không có suy tư một tý gì về tư duy luận, về sự kết nối, so sánh hai nền học thuật đông - tây. Vậy tôi sẽ không nói tới nữa. Dù chỉ là một sự tương đồng nhỏ nhoi về vai trò toán học với khoa học tây phương và dịch lý học với học lý đông phương - một căn bản của Tri - Kiến !
thân ái.

bmwcz1
11-06-13, 21:10
adhoc đúng là loại tiểu nhân học thuật thì thấp thấy chú vuivui giỏi hơn thì ghen tị cái loại người như vậy sao không thấy admin xử lý nhỉ

copdien
18-06-13, 15:20
Tại hạ họ Dương tên Cuồng, trong khi đi ngao du sơn thủy, cảm khái thấy cảnh "non xanh nước biếc như tranh họa đồ", đang "nghe tiếng nước trong như tiếng hát xa", tận hưởng ngả lưng lên thảm rêu xanh giữa rừng trúc, thư thái thả hồn tới nghìn dặm chân mây. Chợt nghe 2 tên đệ tử Ma Giáo đi ngang qua, bọn chúng thì thào với nhau về cuộc Hoa Sơn luận kiếm 20 năm mới có 1 lần...

Thật là một dịp may hiếm có.

Vốn đang vô sự, lại thêm tính tò mò ham vui nên tại hạ liền lồm cồm bò dậy, với bình bách hoa tửu tợp một hớp sảng khoái rồi cất bước lên đường thiên lý, trực chỉ Hoa Sơn.

Chẳng ngờ...

Tìm đến nơi thì Hoa Sơn luận kiếm đã ngã ngũ, chỉ còn nghe được những chuyện đồn đại trong giang hồ về một cao thủ tuyệt luân...
Nghe nói vị cao nhân này thân đã từng trải trăm trận, dù nghiên cứu hết tuyệt học các phái võ lâm nhưng gặp phải chỗ bế tắc tưởng chừng không hóa giải nổi.

Chẳng ngờ... như đám đệ tự nhãi nhép Cái Bang thường nói "trong cái khó ló cái khôn" hay như các cụ già lụ khụ mặc áo dài thâm trong làng hay nói câu gì gì đó, hình như "vật cực tắc phản" thì phải.

Vị cao thủ này trong khi tuyệt lộ đã tự mình ngộ ra một môn võ công mới, quán thâu hết các tuyệt học trên giang hồ, lại có thể bổ khuyết và chỉ ra yếu điểm của các phái.

Tất nhiên các phái kia dễ gì nhận mình sút kém, danh dự tông môn đâu phải thứ đồ bỏ, võ công tông môn dù gì cũng có chút danh tiếng trên giang hồ, đâu phải chỉ dựa vào vài lời của vị cao nhân kia là mình có thể từ bỏ danh tiếng tông môn mà chạy theo người. Chỉ tự trách mình học nghệ chưa tinh, không thấu triệt lý huyền vi uyên áo do tổ sư truyền lại...

Nghe nói rằng vị chân nhân kia đã ác chiến quần hùng, dù chỉ là luận chiến. Tuy có vài tên lưu manh nhãi nhép phá rối chen ngang nhưng luận chiến không vì thế mà gián đoạn gián đoạn. Sau cuộc thư hùng tưởng chừng như bất phân thắng bại, làm bao con tim người nghe phải nghẹt thở, cuối cùng cũng đã phân ngôi cao thấp. Vị chân nhân tính tình vui vẻ trọng hậu kia sau khi khuất phục quần hùng bằng những lý lẽ sắc sảo không sao phản biện lại được, đã khẽ thở dài, nhìn quanh một lượt bằng một ánh mắt ưu tư, rồi không từ mà biệt, khẽ lắc mình thi triển khinh công Lăng Ba Vi Bộ ( nghe nói khinh công này của phái Tiêu Dao, Quá mỗ cũng chưa từng được thấy qua, ôi...! lại cũng số tại hạ phúc bạc đức mỏng). Chỉ thấy bóng bạch y mờ ảo thoáng lướt trên ngọn tùng rồi biến mất. Từ đó tới nay biệt tích giang hồ, nghe nói chán thế sự thị phi, tiền bối này đã vân du tứ hải, hành tung như con thần Long, chỉ thấy đuôi mà chẳng thấy đầu.

Quá Nhi ( ở nhà má má và cô cô vẫn gọi thế) ta tới đây thì chuyện luận kiếm Hoa Sơn nay đã thành chuyện kể. Ta ngồi uống bách hoa tửu nhìn xuống luận kiếm đài mà tưởng chừng còn thấy kiếm ảnh như lá rụng hoa rơi, kiếm khí ngút trời, cách xa mười trượng mà vẫn thấy khí thế kinh người.

Ôi....uống rượu nay mà hồi tưởng chuyện xưa, Quá Nhi ta lẩm cẩm mất rồi. Nhưng giang hồ đồn đại vị tiền bối kia còn đem theo mình cuốn bí kíp tuyệt học tự mình sáng chế ra, chưa từng công bố ra võ lâm giang hồ vì nhiều kẻ muốn nhòm ngó chôm làm của riêng.

Ôi...(lại thở dài). Ta chỉ hận mình vô duyên không được hội kiến, dù chỉ là kính nhi viễn chi. Phải chăng là "thiên địa bỉ hiền nhân ẩn"?
Thôi ta lại quay về Cổ Mộ chờ cho qua cơn bĩ cực, ấp ủ một ngày gặp được cao nhân tiền bối chỉ cho nước sáng để hóa giải thế cờ Trân Lung này...