PDA

View Full Version : Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần



VULONG
03-01-11, 06:01
Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần

Không chỉ những người mới nhập môn Tử Bình mà cho đến cả với nhiều cao thủ Tử Bình đầu đã hai thứ tóc với thâm niên nghiên cứu tới ba, bốn chục năm vẫn thấy khâu xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của môn Tử Bình là một thách đố hơn nghìn năm qua.

Tôi có duyên may là tìm ra được phương pháp xác định này, nó đã giải quyết được vấn nạn nghìn năm nay của môn Tử Bình. Bởi vì bất cứ một ai đọc xong "Hai Tuần" đầu tiên trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi (tức 14 ngày) sẽ xác định được Thân vượng hay nhược và dụng thần (có thể nói hơi quá là gần tới trình độ của cụ Thiệu) chính xác tới 90% (trừ ngoại cách vì tôi chưa có nhiều ví dụ loại này để nghiên cứu).

Trước khi trình bầy phương pháp này tôi tóm tắt nội dung của cuốn sách.

Nội dung cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" được chia thành 2 phần, phần chính được chia ra thành 7 mục được gọi là "Bẩy Tuần" và phần thứ 2 là phần phụ, được gọi là "Phần Mở Rộng".

Tuần thứ nhất nói về các kiến thức cơ bản của môn Tử Bình (từ trang 12 tới trang 78).

Tuần thứ hai nói về Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần cũng như Phương Pháp tính điểm hạn (có 304 giả thiết nhưng chưa được coi là 309 quy tắc để tính điểm hạn bởi vì tôi chưa có đủ ví dụ để kiểm tra chúng), các cách giải hạn... (từ trang 79 tới trang 185).

Tuần thứ ba đến Tuần thứ bẩy gồm 136 ví dụ mẫu (từ trang 186 đến trang 494) (thêm 11 ví dụ ở Phần Mở Rộng).

Phần Mở Rộng gồm có:

Lý thuyết về phát tài và phát quan cùng với 20 ví dụ mẫu.
Lý thuyết về khắc người phối hôn (khắc vợ khắc chồng), con cái khắc cha mẹ và cha mẹ khắc con cái (có 38 giả thiết và 45 ví dụ).

Một số mục thêm như Phong Thủy, Những điều cần biết về Vũ Trụ học, Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Đông Phương, Tính Tất định và Bất định trong Tử Bình...

Tóm lại chỉ có khoảng 200 trang lý thuyết quan trọng còn lại là 216 ví dụ mẫu.

Nói một cách chính xác là từ các ví dụ đã xẩy ra trong thực tế tôi đã tìm ra Phương Pháp xác định Thân vương hay nhực, dụng thần và Phương Pháp tính điểm hạn của cuốn sách này.

Nói một cách khác là tôi đã "Đi tìm Giày cho vừa chân" ngược với câu "Gọt chân cho vừa Giày".

VULONG
04-01-11, 06:37
Sau đây là bìa của cuốn sách (còn "Lời Nói Đầu" của cuốn sách ở trang 4):
http://farm6.static.flickr.com/5245/5344193035_e864a58459_b.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5344193035/)
http://farm6.static.flickr.com/5127/5344196433_43168feeff_b.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5344196433/)

dongphuong
04-01-11, 16:56
Sau đây là hình bìa cuốn sách và Lời Nói Đầu:

Chào anh VULONG,
Theo trình bày thì sách viết bằng tiếng Anh, có bản tiếng Việt không vậy anh?

VULONG
04-01-11, 18:02
Chào anh VULONG,
Theo trình bày thì sách viết bằng tiếng Anh, có bản tiếng Việt không vậy anh?

Chào anh Dongphuong
Hiện tại tôi không có ý định in bản tiếng Việt nhưng sau này nếu có nhà xuất bản nào ở Việt Nam mua bản quyền cho bản tiếng Việt thì tôi sẽ bán.

VULONG
04-01-11, 18:05
Sau đây là phương pháp xác định Thân vượng hay nhược

TUẦN THỨ HAI

Chương 9 : Thân và vùng tâm

I – Thân và vùng tâm

1 - Thân

Hành và vị trí của can ngày được gọi là Nhật Chủ hay Thân, nó đại diện cho người có tứ trụ này. Can ngày chỉ có 1 điểm vượng ở lệnh tháng của bảng sinh vượng tử tuyệt nhưng Nhật Chủ hay Thân lại có điểm vượng của hành của can ngày ở vùng tâm.

2 - Vùng tâm và vùng ngoài

Sơ đồ 1 (chỉ để minh họa):
http://farm6.static.flickr.com/5269/5630881778_bda7b46e03.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5630881778/)
Qua sơ đồ này ta thấy can ngày là Kỷ mang hành Thổ nên Nhật Chủ hay Thân của người có tứ trụ này là Thổ. Muốn xem Thân của tứ trụ này là vượng hay nhược (tức là ta phải xem hành Thổ của tứ trụ ở tại vị trí của can ngày là vượng hay nhược so với 4 hành còn lại là Kim, Thủy, Mộc và Hỏa) thì đầu tiên ta phải xem trong tứ trụ này có nhiều can chi mang hành Thổ và chúng có được lệnh hay không cũng như các can chi khác sinh hay khắc với can chi mang hành Thổ này là mạnh hay yếu.... . Sau đó ta phải xét xem độ vượng còn lại của các can chi Thổ này giúp đỡ Nhật Can được nhiều hay ít, dĩ nhiên sự giúp đỡ này phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần của chúng với Nhật Can. Hoàn toàn tương tự khi ta xét độ vượng còn lại của các can chi của các hành khác tác động đến Nhật Can mạnh hay yếu cũng phụ thuộc vào khoảng cách của chúng với Nhật Can như vậy. Cuối cùng ta phải xác định được một vùng mà độ vượng còn lại của các can chi này tác động tới Nhật Can không còn phụ thuộc vào khoảng cách - vùng đó được gọi là Vùng Tâm. Trong vùng tâm ta chỉ việc cộng độ vượng của tất cả các can chi cùng hành với nhau, sau đó ta so sánh Thân (độ vượng của hành của Nhật Can) với các hành khác xem nó là mạnh hay yếu (lớn hơn hay nhỏ hơn).

Do vậy nếu ta lấy Nhật Can Kỷ làm tâm điểm thì thấy gần nó nhất có can tháng, can giờ và chi ngày. Ta gọi vùng tâm là vùng hình học phẳng phía trong của chữ V chứa can tháng Canh, can ngày Kỷ, can giờ Đinh và chi ngày Sửu, còn can Nhâm trụ năm và các chi Thân, Tuất và Mão là ở ngoài chữ V (tức ở bên ngoài của vùng tâm).

Qua đây chúng ta thấy các can tàng trong các chi của tứ trụ, mặc dù chúng có điểm vượng theo trạng thái của chúng tại lệnh tháng, nhưng các điểm vượng này không được tính trong vùng tâm (mặc dù các thần hay các hành mà các can tàng này đại diện vẫn có trong tứ trụ).

3 - Các quy ước trên sơ đồ :

a – Tại các góc của các hình chữ nhật trên là vị trí của các can và chi trong tứ trụ.
b - Các can chi trong chữ V được coi là ở trong vùng tâm còn các can chi ở ngoài chữ V được xem là ở vùng ngoài.
c – Hai can chi được coi là gần với nhau khi chúng không phải đi qua một can chi nào cả.
d – Hai can chi bị coi là cách một ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 1 can hay 1 chi.
e – Hai can chi bị coi là cách 2 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 2 can chi.
f – Hai can chi bị coi là cách 3 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 3 can chi.

4 - Khả năng khắc nhau của các can chi trong tứ trụ

a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác.
c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

(Còn tiếp)

VULONG
04-01-11, 18:16
THE SECOND WEEK

Chapter 9

The Body and the central region

I – The Body and the central region

1 – The Body
The element and the place of the day wing is called the Day Master or the Body which represents the person who has this four pillars. The day wing (the Day Wing) only has one strong point at the month command (the month leg) but the Day-Master or the Body has a strong point of the day wing’s element in the central region.

2 – The central and outside regions

The diagram no. 1 (only for illustrating) :
http://farm6.static.flickr.com/5028/5630954198_a2d5512f45_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5630954198/)
Through this diagram we see the Ky day wing (the d-p Ky) which belonged to the Earth element, so the Day Master or the Body of the person who had this four pillars belonged to the Earth element. If we want to know if the Body of this four pillars is strong or weak then we must consider the Earth element which was the day wing’s element to be strong or weak comparing with 4 remaining elements which were Metal, Water, Fire and Wood. At first, we must consider in this four pillars were a lot of the Earth wing-legs which were with command or not as well as other wing-legs which generated or ruined with these Earth wing-legs were strong or weak... After that we have to consider the remaining strong levels of these Earth wing-legs which can help the Day Wing to be many or few, of course the levels of these helps depend on the far or near distances of them with the Day Wing. They are entirely similar when we consider the remaining strong levels of other elements’ wing-legs which impacted strong or weak to the Day Wing also depend on the far or near distances of them with the Day Wing. Finally we must determine the region that the remaining strong levels of these wing-legs impact to the Day Wing not to depend on the far or near distances of them with the Day Wing – that region is called the central region. In the central region, we just add the strong levels (the strong points) of all the wing-legs which have the same element each other, after that we compare the strong level of the Day Wing’s element (the Body) with the strong levels of other elements to consider the Body was strong or weak.
Therefore if we take the position of the Ky Day Wing as the central point then we call the central region which is inside the plane geometric part of the V word in the diagram above to contain the Canh month wing, the Ky day wing, the Dinh hour wing and the Suu day leg while the Nham year wing and the legs as the y-p Than, the m-p Tuat and the h-p Mao are outside the V word (i.e. they are outside the central region).
Through here we see the hidden wings which are in the legs in the four pillars have the strong points according to their states at the month command but these strong points are not calculated in the central region (though the deities or elements which are represented by these hidden wings exist in the four pillars).

3 – The consents in the diagram above
a – At the angles of the rectangles in the diagram above are the places of the wings and legs in the four pillars.
b – The wing-legs which are inside the V-Line (or the V word) are considered inside the central region, including the d-p Ky, the m-p Canh, the h-p Dinh and the d-p Suu while the wing-legs which are outside the V-Line are considered outside the central region, including the y-p Than, the m-p Tuat, the h-p Mao and the y-p Nham (i.e. the outside or far region).
c – 2 wing-legs are considered near each other when they mustn’t cross any wing or leg.
d – 2 wing-legs are considered 1 position away each other when they must cross 1 wing or 1 leg.
e – 2 wing-legs are considered 2 positions away each other when they must cross 2 wing-legs.
f – 2 wing-legs are considered 3 positions away each other when they must cross 3 wing-legs.

4 – The ability to ruin each other of the wing-legs in the four pillars
a – The wing and leg in the same pillar ruin each other being called the direct ruin. The wing or leg which is direct ruined is reduced its 1/2 sp (strong point) and it does not have the ability to receive generation of the wing or leg in the same pillar also as it can not generate or ruin other wings or legs.
b – The wing or leg which is ruined near (i.e. not the same pillar) is reduced its 1/3 sp and it does not have the ability to receive generation of the wing or leg in the same pillar also as it can not generate or ruin other wings or legs.
c – If the wing or leg is ruined 1 position away then it is reduced by its 1/5 sp, but it has still the ability to receive generation and generate or ruin other wings or legs.
d - If the wing or leg is ruined 2 positions away then it is reduced by its 1/10 sp, but it has still the ability to receive generation and generate or ruin other wings or legs.
e - If the wing or leg is ruined 3 positions away then it is reduced by its 1/20 sp, but it has still the ability to receive generation and generate or ruin other wings or legs.

VULONG
05-01-11, 19:04
(Tiếp)
5 – Các can hay chi ở trong hay ngoài hợp của tứ trụ sinh hay khắc với nhau
(Ở đây chỉ xét sự khắc của Ngũ Hành)
a – Nếu các can hay chi trong cùng tổ hợp hóa cục hay không hóa cục thì chúng có thể sinh hay khắc được với các can hay chi cùng trụ với chúng nếu các can hay các chi này không bị hợp (còn nếu can và chi cùng trụ cùng hóa cục thì chúng có thể sinh hay khắc với nhau được không?).
b - Nếu một tổ hợp không hóa cục thì các can hay chi trong cùng tổ hợp vẫn có khả năng khắc với nhau như bình thường.
c – Các can hay chi không bị hợp có thể sinh hay khắc được với các can hay các chi cùng trụ với chúng trong tổ hợp.
d - Nếu can hay chi trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục bị can hay chi cùng trụ không bị hợp khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay chi trong cùng tổ hợp (nếu tổ hợp này không hóa cục).
e - Nếu can hay chi ở ngoài tổ hợp bị can hay chi cùng trụ trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay các chi khác ngoài tổ hợp như bình thường.
f – Nếu can hay chi trong cùng tổ hợp không hóa mà bị can hay chi trong cùng tổ hợp khắc gần thì nó không có khả năng nhận được sự sinh và không sinh hay khắc được với các can hay chi khác trong cùng tổ hợp hay cùng trụ.
g – Nếu can và chi cùng trụ cùng bị hợp thì chúng không có khả năng sinh hay khắc với nhau.

6 – Can và chi cùng trụ sinh cho nhau
Xem các giả thiết từ 81/ tới 85/ của chương 14.

(Trích :
81/39 - Thân vượng, kiêu ấn ít nhưng kiêu ấn phải là chi của trụ tháng và nó phải ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng, nếu can và chi của trụ tháng không bị khắc gần hay chúng không cùng bị hợp thì can tháng có thể sinh cho chi tháng ít nhất 1/5 đv của nó.
82/45 – Nếu can và chi cùng trụ sinh được cho nhau thì can hay chi chủ sinh bị giảm ít nhất 1/10đv của nó chỉ khi nó được lệnh.
83/ - Can và chi cùng trụ không có khả năng sinh hay khắc với nhau nếu chúng cùng bị hợp.
84/(55;151) - Các can hay chi trong tổ hợp không hóa luôn luôn khắc được các can hay chi trong cùng tổ hợp nhưng chúng không sinh hay khắc được các chi hay can cùng trụ nếu chúng ở các trạng thái tử, mộ hay tuyệt ở lệnh tháng (chi của trụ tháng).
85/ – Nếu can và chi cùng trụ không cùng bị hợp và can hay chi này không bị khắc gần thì chúng có thể sinh cho nhau 1/3đv của chúng chỉ khi can (hay chi) chủ sinh có can (hay chi) bên cạnh cùng hành (bất kể can (hay chi) bên cạnh này bị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóa cục) và ½ đv nếu can (hay chi) bên cạnh mang hành sinh cho nó (bất kể can (hay chi) bên cạnh này bị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóa cục)).

7 - Sơ đồ :
A - Sơ đồ 1 bên trên:
a - Mão (mộc) ở trụ giờ bị can tháng Canh (kim) khắc cách 2 ngôi nên Mão bị giảm 1/10đv của nó nhưng nó có khả năng nhận được sự sinh hay sinh và khắc được với các can hay chi khác.
b – Sửu (thổ) ở trụ ngày bị Mão ở trụ giờ khắc gần (vì Mão và Sửu không bị hợp), vì vậy Sửu bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác.
c - Nếu can giờ là Mậu hay Kỷ thì nó bị Mão khắc trực tiếp (vì cùng trụ) nên Mậu hay Kỷ bị giảm ½ đv của nó (vì cùng trụ nên lực khắc là mạnh nhất) và Mậu hay Kỷ không có khả năng khắc các can hay chi khác.
d - Tuất ở chi tháng và Kỷ ở can ngày bị Mão khắc cách 1 ngôi nên Tuất và Kỷ bị giảm 1/5 đv của chúng, nhưng Tuất và Kỷ vẫn có khả năng sinh hay khắc với can hay chi khác như bình thường.
e - Nếu Tuất là chi ở trụ năm và Kỷ là can ở trụ tháng thì chúng bị Mão trụ giờ khắc cách 2 ngôi, vì vậy Tuất và Kỷ bị giảm 1/10 đv của nó, nhưng Tuất và Kỷ vẫn có khả năng sinh hay khắc với các can hay chi khác như bình thường.
f - Nếu Kỷ là can ở trụ năm thì bị Mão trụ giờ khắc cách 3 ngôi nên Kỷ bị giảm 1/20 đv của nó và Kỷ vẫn có khả năng sinh và khắc với các can hay chi khác như bình thường.
g - Thân trụ năm có Tuất bên cạnh sinh cho, vì vậy Thân sinh được ½ đv của nó cho Nhâm cùng trụ.
h - Tuất trụ tháng có Sửu bên cạnh cùng hành, vì vậy Tuất sinh được 1/3 đv của nó cho Canh cùng tru.

VULONG
05-01-11, 19:55
5 – The wings or legs which are inside or outside the combinations in the four pillars generate or ruin each other
(Here we only consider the ruin of the five elements)
a – If the wings or the legs in the same combination form or don not form a clot then they can generate or ruin the wings or legs in the same pillar only when these wings or legs are not the same combined (both the wing and leg in the same pillar form clots, can they generate or ruin each other?).
b - If a combination does not form a clot then its wings or legs ruin each other as usually.
c – The wings or legs which are not combined can generate or ruin with the wings or legs in the same pillar though these wings or legs form or do not form clots.
d – If the wing or leg forms or does not form a clot being ruined by the wing or leg not being combined in the same pillar then it is also considered like it is ruined direct but it can still ruin other wings or legs in the same combination (if this combination does not form a clot).
e – If the wing or the leg is not combined that it is ruined by the wing or leg to form or not to form a clot in the same pillar then it is also cosidered like it is ruined direct but it can still ruin the wings or legs outside the combination as usually.
f – If the wing or leg in the same combination is unvaring that it is ruined near by the wings or legs in the same combination then it does not have the ability to receive generation and it can not generate or ruin other wings or legs in the same combination or the same pillar.

6 – The wing and leg in the same pillar generate for each other
Lookig at the suppositions from nr. 81/ to no. 85/ in chapter 14.
(81/39 – The strong Body, few Kieu-An but Kieu-An is the leg of the month pillar and it is in the Perk (Career) or Peak (Success) states at the month command, if the m-p wing and leg are not ruined near or they are not the same combined then the m-p wing can generate at least its 1/5 sp for the m-p leg.
82/45 – If the wing and leg in the same pillar in the f-p generate for each other then the wing or leg which is the generative master is reduced at least its 1/10sp only when it is with command.
83/ - If the wing and the leg in the same pillar both are combined then they do not have the ability to generate or ruin each other.
84/(55;151) - The wings or legs in the combination which is unvarying always ruin other wings in the same combination but they can not generate or ruin the legs or wings in the same pillar if they are in the states of Death, Tomb or Extinction at the month command (the leg of the month pillar).
85/ – If the wing and leg in the same pillar are not the same combined and this wing or leg is not ruined near then they can generate their 1/3 sp for each other only when the wing (or leg) which is the generative master has the next (i.e. near in the f-p) wing (or leg) which has the same element (regardless this next wing (or leg) is ruined near or direct also so including its old and new element when it forms a clot) and their ½ sp when the wing (or leg) which has the generative master has the next wing (or leg) which has the generative element for it (regardless this next wing (or leg) is ruined near or direct also so including its old and new element when it forms a clot).)

7 – The diagrams:
A - The diagram no. 1 above:
a – The h-p Mao (Wood) is ruined 2 positions away by the m-p Canh (Metal), so Mao is reduced by its 1/10 sp, but it still has the ability to receive generation as well as it can generate and ruin with other wings or legs.
b – The d-p Suu (Earth) is ruined near by the h-p Mao (because Mao and Suu are not combined), so Suu is reduced by its 1/3 sp and it can not receive generation from the wing in the same pillar as well as it can not generate or ruin with other wings or legs.
c – If we suppose the h-p wing is Mau or Ky then it is ruined direct by Mao in the same pillar, so Mau or Ky is reduced by its 1/2 sp (because the ruinous force in the same pillar is the strongest) and Mau or Ky can not ruin other wings and legs.
d – The m-p Tuat and the d-p Ky are ruined 1 position away by the h-p Mao, so Tuat and Ky are reduced by their 1/5 sp, but they still have the ability to generate and ruin with other wings and legs as usually.
e – If we suppose Tuat is the y-p leg and Ky is the m-p wing then they are ruined 2 positions away by the h-p Mao, so Tuat and Ky are reduced by their 1/10 sp, but Tuat and Ky still have the ability to generate and ruin other wings and legs as usually.
f - If we suppose Ky is the y-p wing then it is ruined 3 positions away by the h-p Mao, so Ky is reduced by its 1/20 sp, but Ky still has the ability to generate and ruin with other wings and legs as usually.
g - The m-p Than receives generation from Tuat which is next, so Than can generate its 1/2 sp for Nham in the same pillar.
h – The m-p Tuat has next Suu which has the same element, so Tuat can generates its 1/3 sp for Canh in the same pillar

VULONG
05-01-11, 20:15
B - Sơ đồ 2 (chỉ để minh họa):
http://farm6.static.flickr.com/5287/5327142352_860eb85bf7_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5327142352/)
a - Ất trụ giờ sinh cho Bính trụ ngày, vì vậy Bính trụ ngày sinh ½ đv của nó cho Ngọ cùng trụ đã hóa thành Thổ.
b - Thân và Giáp trụ năm cùng bị hợp hay Thân trụ năm bị Ti trụ tháng khắc gần, vì vậy Thân không khắc được Giáp cùng trụ.
c - Tị và Kỷ trụ tháng cùng bị hợp, vì vậy Tị không sinh được 1/3đv của nó cho Kỷ cùng trụ, mặc dù Tị có Ngọ cùng hành bên cạnh (mặc dù Ngọ đã hóa Thổ cục) hay Kỷ bị Giáp khắc gần, vì vậy nó không thể nhận được sự sinh của Tị cùng trụ.
d - Nếu Giáp ở trong hợp bị Thân cùng trụ khắc trực tiếp (nếu Thân không bị hợp) thì nó vẫn khắc được Kỷ trong cùng tổ hợp với nó.
e - Mùi (hoặc các chi khác đã hóa Thổ) trụ giờ bị khắc trực tiếp bởi Ất cùng trụ, vì vậy Mùi bị giảm ½ đv của nó.

8 - Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi
Trên sơ đồ 1 có các mũi tên đi từ can năm, chi năm, chi tháng và chi giờ vào vùng tâm có các con số 2/5 và 1/2, chúng có nghĩa là điểm vượng còn lại của các can chi này (sau khi đã tính sự sinh hay khắc của chúng với các can chi khác trong tứ trụ) vào được vùng tâm phải bị giảm 2/5 đv hay ½ đv của chúng (các hệ số giảm này được xác định qua các ví dụ trong thực tế).

9 - Điểm vượng của bảng sinh vượng tử tuyệt
Để dự đoán chính xác độ vượng hay suy của các trạng thái của can chi trong tứ trụ theo lệnh tháng, chúng ta không thể ước lượng chính xác độ vượng hay suy của chúng (may ra có một số người có khả năng này mà thôi). Bởi vì chính khó khăn này mà tôi đã tìm cách sử dụng các con số để đặc trưng cho độ vượng hay suy của các trạng thái trong bảng sinh vượng tử tuyệt.
Vậy thì phải chọn các con số như thế nào để diễn tả được chính xác các trạng thái vượng suy của chúng ? Chúng ta thấy không gì đẹp bằng lấy số 10 đặc trưng cho trạng thái Đế vượng, số 9 cho trạng thái Lâm quan, số 8 cho Quan đới, số 7 cho Mộc dục, số 6 cho Trường sinh, số 5 cho Suy và Bệnh, số 3 cho Tử, Mộ và Tuyệt, số 4 cho Thai và Dưỡng.
Các số đặc trưng cho các trạng thái từ trường sinh đến đế vượng là hợp lý nhưng các trạng thái gần nhau từ suy, bệnh đến thai, dưỡng có số điểm bằng nhau là chưa hợp lý. Các trạng thái có số điểm bằng nhau này cần phải được kiểm nghiệm qua các ví dụ trong thực tế để điều chỉnh chúng cho đến khi chúng chính xác. Vậy thì làm cách nào bây giờ ? Ví dụ nào là đáng tin cậy để có thể xác định được chúng ?
Theo như tôi biết cụ Thiệu Vĩ Hoa là cháu nội đời thứ 29 (?) của cụ Thiệu Khang Tiết một nhà dịch học nổi tiếng của Trung Quốc và bây giờ cụ Thiệu Vĩ Hoa cũng đang là một nhà dịch học nổi tiếng. Vậy thì các ví dụ của cụ không đáng tin cậy sao? Để xác định một ví dụ có Thân vượng hay Thân nhược, cụ Thiệu Vĩ Hoa đã không những chỉ dùng tài năng bẩm sinh của mình mà còn sử dụng kinh nghiệm của cả 29 đời mệnh học gia truyền của dòng họ cụ nữa. Cho nên tôi đã không ngần ngại lấy các ví dụ của cụ để xác định chính xác các con số đặc trưng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt. Nhưng đáng tiếc rằng mặc dù cụ có diễn đạt các cách để xác định Thân vượng hay nhược trong các ví dụ của cụ, chúng ta cũng không có mấy ai nắm được nó vững vàng. Cánh để xác định của cụ chỉ là phán đoán các thông tin trong tứ trụ rồi theo kinh nghiệm để kết luận Thân vượng hay nhược, cho nên chúng ta khó mà có được khả năng như cụ. Do vậy ở đây tôi chỉ cần lấy các kết quả mà cụ đã kết luận Thân vượng hay nhược trong các ví dụ của cụ là quý báu nắm rồi (trong sách cụ có nói đến phương pháp xác định Thân vượng hay Thân nhược nhưng tôi thấy phương pháp đó không có nhiều giá trị áp dụng trong thực tế).

10 – Điểm vượng vùng tâm của các hành
Khi các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt có điểm vượng thì chúng chính là điểm vượng của các can chi trong tứ trụ tại lệnh tháng. Khi đó chúng ta tính toán xem sau khi các can chi trong tứ trụ sinh và xung khắc nhau chúng còn lại bao nhiêu điểm vượng, khi chúng vào trong vùng tâm còn lại bao nhiêu điểm vượng, các điểm vượng này chính là các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đó. Ở vùng tâm này ta chỉ còn việc cộng tất cả các điểm vượng của các can chi cùng một hành với nhau, tổng số đó chính là điểm vượng trong vùng tâm của hành đó.

(Còn tiếp)

VULONG
05-01-11, 20:31
B - The diagram no. 2 (only for illustrating) :
http://farm6.static.flickr.com/5084/5326567687_167d117dec_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5326567687/)
a – The h-p At which has the Wood element can generate for the d-p Binh (Fire), so the d-p Binh generates its ½ sp for Ngo which formed Earth-Clot in the same pillar.
b – Both the y-p Than and Giap are combined or the y-p Than is ruined near by the m-p Ti, so Than can not ruin Giap.
c – Both the m-p Ti and Ky are combined, so Ti can not generate its 1/3 sp for Ky in the same pillar though Ti is next Ngo which has the same element (though Ngo formed Earth-Clot) or the m-p Ky is ruin near by the y-p Giap, so Ky can not receive generation from Ti in the same pillar.
d – If we suppose Giap which is in the combination is ruined direct by Than in the same pillar (if Than is not combined) then Giap still ruins the m-p Ky in the same combination with it.
e – The h-p Mui (or other legs which formed Earth-Clot) is ruined direct by At in the same pillar, so Mui is reduced by its 1/2 sp.

8– The strong points in the central region of the wing-legs
In the diagram no.1 above exist the arrows which go from the year wing, the month leg and the hour leg into the central region (into the V word) having the numbers 2/5 and 1/2. They mean the remaining strong points of these wings or legs (after calculating to generate and ruin with other wings and legs in the f-p) into the central region must be reduced by their 2/5 sp or 1/2 sp (these reducible coefficients are determined by the examples in practice).

9 – The strong points of the Birth Peak Death Extinction table
To predict accurately a strong or weak level of the wing-legs’ states in the f-p at the month command, we can not estimate accurately a strong or weak level of them (perhaps there are only some persons who have this ability). Because it is very difficult, I found out a way using numbers to feature for the strong or weak levels of the states in the Birth Peak Death Extinction table.
How do we choose the numbers to describe accurately the strong or weak states of them? It is very good if we take the number 10 which represents the Success (Peak) state, the number 9 represents for the Career (Perk) state, 8 represents for Adulthood, 7 represents for Childhood, 6 represents for Birth, 5 represents for Decline and Illness, 4 represents for Conception and Breeding, 3 represents for Death, Grave and Extinction.
The numbers which represent for the states from Birth to Success are reasonable but the states have the point numbers which are equal to be not reasonable yet. Therefore these states need to be tested by the examples in reality to adjust them until they are accurate. So which way do we have to use now? Which examples are reliable to determine them?
According to my understanding Mr. Thieu Vi Hoa was the grandchild of the 29th generation of Mr. Thieu Khang Tiet (looking at example no. 49) who was a famous person of theology of China and Mr. Thieu Vi Hoa is a famous person of theology now. Thus, were not his examples reliable? To determine an example which has the strong or weak Body, Mr. Thieu Vi Hoa had not only to use his congenital talent that he was using the experience of 29 generations of theology handed down from the ancestors of his family. Therefore I did not demur using his examples to determine accurate the point numbers which represent for the states of the Birth Peak Death Extinction table.
But regrettably, though he expressed the ways to determine the strong or weak Body in his examples, perhaps there are only a few people who understand firm it. His way to determine was only judgment the information in the f-p, then according to his experience to conclude the Body which is strong or weak, it is very hard to have such an ability as him. Therefore here I only use the results that he concluded the strong or weak Body in his examples to be very valuable (in his book, he had wrote the method to determine the strong or weak Body, but I perceive his method not to have much value).

10 – The strong points in the central region of the elements
When the states of the Birth Peak Death Extinction table have the strong points, they are the very strong points of the wing-legs in the f-p at the month command. Then we calculate to consider after the wing-legs in the f-p generate and ruin each other, how many strong points remain and when they go into the central region, how many strong points remain. These strong points are the very strong points in the central region of those wing-legs. In this central region, we only add all strong points of the wing-legs which have the same element each other, that total is the very strong point in that element’s central region.

VULONG
05-01-11, 21:24
11 – Các trường hợp ngoại lệ
Kiêu ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân trong các trường hợp sau:
Xem các giả thiết từ 190/ tới 194/ của chương 14.

(190/ – Xem giả thiết 27/12
(27/12 – Nếu tứ trụ nó có Thân nhược và kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì kiêu ấn là kỵ thần có +0,5đh và nó là kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.)
191/34 - Thân vượng, kiêu ấn ít nhưng nó là can lộ, được lệnh, gần Nhật can và nó được chi cùng trụ sinh cho, nếu nó và Nhật can không bị hợp thì kiêu ấn từ ít trở thành đủ.
192/ - Xem giả thiết 28/100 và 29/(98;99).
(28/100 – Thân nhược và khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm và nếu phải tính thêm các điểm vượng ở tuế vận mà kiêu ấn đều lớn hơn Thân ít nhất 20đv thì kiêu ấn mới là kỵ thần có +0,38đh và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.
29/(98;99) - Nếu Thân nhược mà Nhật can bị khắc hay bị hợp thì chỉ khi kiêu ấn có 1 hóa cục có ít nhất 6 chi thì ta phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận (kể cả khi kỵ 1 là tĩnh), khi đó nếu kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì nó trở thành kỵ thần có +0,5đh, và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên, các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên (còn các bán hợp hay lục hợp hóa cục của Kiêu Ấn có từ 6 chi trở lên thì chưa có ví dụ để nghiên cứu).)
193/95 – Nếu Thân nhược nhưng can ngày được lệnh và điểm vượng của Thân lớn hơn điểm vượng của Tài, Quan-Sát và Thực-Thương thì Kiêu-Ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân.
194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân.)

12 – Thân vượng hay nhược
a - Nếu điểm vượng vùng tâm của Thân lớn hơn điểm vượng vùng tâm của Thực Thương, Tài và Quan Sát ít nhất 1đv (điểm vượng) thì Thân của tứ trụ đó được gọi là Thân vượng còn ngược lại được gọi là Thân nhược (không có Thân trung bình?).
b - Thân được gọi là hơi vượng khi Thân chỉ nhiều hơn hỷ dụng thần số 1 ( nghĩa là nó là 1 hành trong các hành là hỷ dụng thần có điểm vượng lớn nhất trong vùng tâm) từ 1đv tới 1,5đv.

13 - Các ký hiệu và quy ước
a – Theo thứ tự, hành tài tinh được viết đầu tiên, sau đến quan sát, kiêu ấn, Thân (tức tỷ kiếp), cuối cùng mới là thực thương.

Ví dụ : Nếu Thân là kim thì thứ tự các hành được diễn tả như sau :
-1.............0,5.............0,5...............1. ....................-0,5
tài.........quan/sát......kiêu/ấn....Thân (tỷ/kiếp).....thực/thương
Mộc..........Hỏa............Thổ............. Kim...................Thủy
3,7..........#4,2...........9,62............8,47.. ...................#

b – Nếu các can chi lộ trong tứ trụ có cùng hành thì chúng được gọi là can chi của hành đó.
Ví dụ : Nếu Kiêu ấn thuộc hành mộc mà trong tứ trụ có 1 Giáp và 2 Mão thì chúng được gọi 3 can chi của kiêu ấn. Nếu chúng chỉ là các can tàng phụ trong tứ trụ thì chúng không được tính là can chi Kiêu Ấn nhưng Kiêu Ấn vẫn được xem là có trong tứ trụ.
c - Dấu #, nó nghĩa là trong tứ trụ không có can chi thuộc hành đó (kể cả can tàng phụ của hành đó).
d - Dấu #4,2, nó nghĩa là trong tứ trụ không có can chi thuộc hành đó nhưng nó có can tàng phụ của hành đó và điểm vượng cao nhất của các can tàng phụ này là 4,2.
e - Số – 1, nó nghĩa là điểm hạn của hành làm dụng thần và nó được viết phía trên hành của nó, tương tự với các điểm hạn của các hành khác cũng viết phía trên hành của chúng như vậy.
f – Điểm vượng vùng tâm của các hành được ghi phía dưới tên của các hành của chúng.
l - Trong phần tính điểm vượng vùng tâm, các điểm vượng của các can chi khi vào tới vùng tâm trên các sơ đồ được khoanh tròn, nhưng từ tuần thứ 3 trở đi chỉ có các điểm hạn trên các sơ đồ mới được khoanh tròn.
m – Tháng 1 dương lịch được gọi là tháng 13 của năm cũ theo lịch can chi.

(Còn tiếp)

VULONG
05-01-11, 21:34
11 – The exceptional cases
Kieu-An can generate its 50% sp for the Body in the cases as follows:
Looking at the suppositions from no.190/ to 194/ in chapter 14.

(190/ – Looking at the supposition no. 27/12
(27/12 – If the four pillars has the weak Body (belonging to the kind of the weak Body) that Kieu-An has 20sp more than the Body then Kieu-An is the bad deity having 0.5dp and it was the bad strong deity only when it has 10sp more than the bad deity no.1 and these bad strong points are doubled if it has 30sp more than the Body.)
191/34 – The strong Body, few Kieu-An but it is the appearing wing, with command, near the Day-Wing and it receives generation from the leg in the same pillar, if it and the Day-Wing are not combined then few Kieu-An will become enough Kieu-An.
192/ - Looking at the suppositions no. 28/100 and 29/(98;99).
(28/100 – The weak Body and when re-calculated the strong points in the central region that Kieu-An has at least 20sp more than the Body and if having to calculate further the strong points in the y-m that Kieu-An still has at least 20sp more than the Body then Kieu-An newly becomes the bad deity having 0.38dp and it is the bad strong deity only when it has 10sp more than the bad deity no.1 and these bad strong points are doubled if it has 30sp more than the Body.
29/(98;99) – If the weak Body that the Day Wing is ruined or combined and when the element of Kieu-An has one clot which has at least 6 legs then the strong points in the central region have to be re-calculated and calculating further the strong points in the y-m (including when the bad deity no.1 is static) then if Kieu-An has 20sp more than Body then it becomes the bad deity having +0.5dp and it has the bad strong point only when it has 10sp more than the bad deity no.1 and these bad strong points are doubled if it has 30sp more than the Body (while the clot semi-union or the clot two-union of Kieu-An has at least 6 legs then there are not the examples to research yet).)
193/95 - If the Body is weak but the Day Wing is with command and the strong point of the Body is greater than the strong points of Quan-Sat, Thuc-Thuong and Money then Kieu-An maybe generates its 50% sp for the Body.
194/(47a;98)– If the Body is weak but the strong point in the central region of Kieu-An is greater than the strong points in the central region of Thuc-Thuong and Money and the Day Wing is with command (if the day wing is without command then the strong point of the Body is not smaller than the strong points in the central region of Money and Quan-Sat) then Kieu-An generates its 50%sp for the Body.)

12 – The strong or weak Body
a - If the strong point in the central region of the Body has at least 1sp (strong point) more than the strong points in the central region of Thuc-Thuong, Money and Quan-Sat then that four pillars’s Body is called the strong Body, contrariwise it is called the weak Body (there is no average Body (?)).
b - The Body is called a little strong when the Body only has 1sp to 1.5sp more than the fine (good or best) deity no.1 (i.e. one element in the elements which are the good and best deities has the most strong point in the central region).

13 – The notations and consents:
a - According to the order, the Money element is written first, then Quan-Sat, next Kieu-An, the Body (Equal-Roper) and finally Thuc-Thuong.
Example: If the Body is Metal then the order of the elements are described as follows:
-1................0.5............0.5............... .....1..................................-0.5
Money.....Quan-Sat.....Kieu-An.....The Body (Equal-Ropber)...Thuc-Thuong
Wood..........Fire...........Earth...............M etal.............................Water
3.7............#4.2...........9.62................ ..47..................................#

b – If the appearing wing and leg in the four pillars have the same element then they are called the wing-legs of that element.
Example : If Kieu-An belongs to the Wood element that in the four pillars exist 1 Giap and 2 Mao then they are called 3 Kieu-An wing-legs. If they are only the minor hidden wings then they are not called the Kieu-An wing-legs but Kieu-An is still considered existing in the four pillars.
c – The sign #, means in the four pillars does not exist the wing-legs which belong to that element (including the minor hidden wing of that element).
d – The sign #4.2, means in the four pillars does not exist the wing-legs which belong to that element but it still has the minor hidden wing of that element and the most strong point of these minor hidden wings is 4.2.
e – The number -1, means the disaster point of the element is the best deity and it is written above its element, similarly the disaster points of other elements are also written above their elements.
f – The strong points in the central region of the elements are written below their elements’ names.
l – In the part of calculating strong points in the central region, the strong points of the wing-legs which go into the central region in the diagrams are circled, but from the third week and over there are only the disaster points in the diagrams newly circled.
m – January according to the solar calendar is called the 13th month of the last year according to the wing-leg calendar.

VULONG
06-01-11, 19:40
I I - Xác định điểm vượng của các trạng thái

Bạn đọc phải thực hiện lần lượt các bước như sau :
1 - Xác định tứ trụ cũng như điểm vượng của các can chi theo lệnh tháng và phải ghi các điểm này ngay bên phải của can chi đó.
2 – Xác định các tổ hợp hóa cục hay không hóa cục trong tứ trụ, các can hay chi trong các tổ hợp phải được khanh tròn và chúng được nối với nhau bởi ít nhất 3 đoạn thẳng (như trong sơ đồ ở trên).
3 – Xác định các can và chi bị khắc gần hay trực tiếp và chúng phải được khoanh tròn (để biết chúng không có khả năng sinh hay khắc được cho các can chi khác cũng như chúng không có khả năng nhận được sự sinh của can chi cùng trụ).
4 - Đường chữ V trong sơ đồ của tứ trụ ở trên đặc trưng cho vùng tâm nó chứa can ngày, can tháng, can giờ và chi ngày.
5 – Các mũi tên từ can năm, chi năm, chi tháng và chi giờ đi vào vùng tâm có các số thập phân 2/5 hay 1/2 cho biết điểm vượng còn lại của các can hay chi này vào được vùng tâm bị giảm 2/5đv hay ½ đv của chúng.

Tứ trụ 1 : Nam sinh này 9/6/1970 lúc 2,00’ có tứ trụ :
http://farm6.static.flickr.com/5008/5329582845_139d8a82e9_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5329582845/)
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng) theo dự kiến của tôi và chúng được ghi bên phải ngay cạnh các can chi của chúng.
Ta thấy bán hợp của Tuất trụ năm với Ngọ trụ tháng hóa Hỏa (vì có Đinh trụ giờ dẫn hóa) và Canh trụ ngày bị khắc gần bởi Đinh trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Tuất, Ngọ và Canh trụ ngày cũng như ta phải nối Tuất với Ngọ bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên). Mặc dù Canh trụ năm bị khắc trực tiếp bởi Tuất cùng trụ (vì Tuất đã hóa Hỏa) nhưng nó vẫn có khả năng khắc các can chi khác (vì Tuất ở trong hợp). Ngọ của trụ tháng bị khắc trực tiếp bởi Nhâm cùng trụ.

1 – Canh trụ năm có 7đv bị giảm ½ đv bởi Tuất cùng trụ khắc trực tiếp (vì Tuất đã hóa Hỏa), 1/10đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7,1/2.9/10.3/5đv = 1,89đv.
2 - Tuất trụ năm có 10đv, nó bị giảm ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó còn 5đv.
3 - Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm ½ đv bởi Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó còn 10.1/2.3/5đv = 3đv.
4 – Thân trụ ngày có 7đv bị giảm ¼ đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 1 ngôi, nó còn 5,6đv.
5 - Sửu trụ giờ có 9đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn 5,4đv.
6 – Đinh trụ giờ có 9đv bị giảm 1/5đv bởi Nhâm trụ tháng khắc cách 1 ngôi, nó còn 7,2đv.
7 – Canh trụ ngày có 7đv bị giảm 1/3đv bởi Đinh trụ giờ khắc gần, nó còn 4,67đv.
8 – Nhâm trụ tháng có 4đv bị giảm 1/10đv bởi Sửu trụ giờ khắc cách 2 ngôi, nó còn 3,6đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau :
Mộc.......Hỏa......Thổ......Kim.......Thủy
#.........15,2......5,4......12,16......3,6
Ông Thiệu Vĩ Hoa đã xác định mệnh này có Thân vượng. Nếu Thân là vượng thì Nhật Can (can của trụ ngày) phải có điểm đắc địa tại các chi trong tứ trụ (trừ chi của trụ tháng bởi vì điểm vượng của nó ở lệnh tháng chính là điểm vượng này) và qua các ví dụ trong thực tế tôi đã đưa ra giả thiết số 72/ trong chương 14.

(72/(Tứ trụ số 1 của phần II chương 9) – Nhật Can chỉ có điểm vượng địa tại các chi của trụ năm, trụ ngày và trụ giờ khi nó ở trạng thái Lộc và Kình Dương của các chi này và các điểm vượng này chỉ bị giảm như điểm vượng của các can chi khi nó bị khắc trực tiếp (còn nếu nó bị khắc gần?) hoặc ít nhất bởi 2 lực khắc.)

Nếu sử dụng giả thiết 72/ thì điểm vượng địa của Nhật Can Canh ở trạng thái Lộc tại Thân trụ giờ không bị giảm (bởi vì nó chỉ bị khắc bởi 1 lực cách 1 ngôi của Đinh trụ giờ), vì vậy điểm vượng của trạng thái Lộc ở đây phải có ít nhất 4,05đv thì hành Kim của Nhật Chủ là 12,16đv + 4,05đv = 16,21đv mới lớn hơn các hành Thủy (Thực-Thương), Mộc (Tài) và Hỏa (Quan-Sát) 1đv, khi đó Nhật Chủ mới trở thành vượng.

(Nếu theo phương pháp cổ truyền thì Nhật Can có các điểm đắc địa ở các chi trong tứ trụ (trừ chi tháng) khi nó vượng tại các chi này.)

Giải thích :
Có thể hiểu các chi (trừ chi tháng) có cùng hành với Nhật Chủ hay chúng sinh cho Nhật Chủ (nếu Nhật Chủ mang hành Thổ) là vùng đất mà dân sống ở đó đồng lòng và giúp đỡ Nhật Chủ, cho nên thế lực của Nhật Chủ được mạnh thêm.

Ta đã xác định được trạng thái Lộc có ít nhất 4,05đv.

VULONG
06-01-11, 20:08
II – Determining the strong points of the states

The readers must realize the steps one after another as follows:
1 – Determining the four pillars also as the strong points of the wing-legs at the month command and having to write these points on the right next them.
2 – Determining the combinations in the f-p to form or not form the clots, the wings or legs in the same combination have to be circled and they are joined with each other by at least 3 straights (as in the diagram above).
3 – Determining the wings-legs which are ruined near or direct and they have to be circled (to know these wings or legs, they do not have the ability to conflict or ruin other wings or legs also as they do not have the ability to receive generation from the wing or leg in the same pillar).
4 – The V-Line (or the V word) in the diagram of the four pillars above represents the central region which contains the day, month, hour wings and the day leg.
5 – The arrows which go from the year wing and the month, day and hour legs to the central region have the decimal numbers 2/5 and 1/2, they mean the strong points of these wings or legs go into the central region being reduced by their 2/5 sp or 1/2 sp.

The four pillars no. 1:
A man was born on 9th June, 1970 at 2.00’ a.m. having the four pillars:
http://farm6.static.flickr.com/5043/5330200830_a34e913ec5_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5330200830/)
The states’ strong points of the wing-legs at the month command (i.e. at the month leg) according to my design were described in the diagram above and they were written on the right next their wing-legs.
We see the semi-union of the y-p Tuat with the m-p Ngo formed Fire-Clot (because the h-p Dinh was a conductive deity) and the d-p Canh was ruined near by the h-p Dinh, so the wing-legs which were Tuat, Ngo and the d-p Canh had to be circled also as Tuat and Ngo had to be joined with each other by 3 straights. Though the y-p Canh was ruined direct by Tuat in the same pillar (because Tuat formed Fire-Clot), it still had the ability to ruin other wing-legs (because Tuat was in the combination). The m-p Ngo was ruined direct by Nham in the same pillar.
1 – The y-p Canh which had 7sp was ruined by 1/2 sp (being reduced direct by Tuat in the same pillar because Tuat formed Fire-Clot), 1/10 sp (being ruined 2 positions away by the h-p Dinh) and 2/5sp when it went into the central region, so it remained 7x1/2x9/10x3/5 sp = 1.89 sp.
2 – The y-p Tuat which had 10 sp was reduced by 1/2 sp when it went into the central region, so it remained 5 sp.
3 – The m-p Ngo which had 10 sp was reduced by 1/2 sp (being ruined direct by Nham in the same pillar) and 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 10x1/2x3/5 sp = 3 sp.
4 – The d-p Than which had 7 sp was reduced by 1/4 sp (being ruined one position away by the h-p Dinh), so it remained 7x3/4 sp = 5.25 sp.
5 – The h-p Suu which had 9 sp was reduced by 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 5.4 sp.
6 – The h-p Dinh which had 9 sp was reduced 1/5 sp (being ruined one position away by the m-p Nham), so it remained 9x4/5 sp = 7.2 sp.
7 – The d-p Canh which had 7 sp was reduced 1/3 sp (being ruined near by the d-p Dinh), so it remained 7x2/3 sp = 4.67 sp. 8 – The m-p Nham which had 4sp was reduced 1/10 sp (being ruined two positions away by the h-p Suu), so it remained 3.6 sp.
If we add all the strong points in the central region of the wing-legs which had the same element then:
The strong points of the five elements in the central region as follows:
Wood........Fire........Earth........Metal........ .Water
#.............15.2........5.4...........12.16..... ....3.6

This example, Mr. Thieu Vi Hoa determined the Day-Master was strong. If the strong Body then the Day Wing (the d-p wing) had to have the strong-earth point at the legs in the f-p (except the m-p leg because its strong point at the month command is this very strong point) and through the examples in reality, I give out the supposition no. 72/ in chapter 14.

(72/(The four pillars no.1 of the part II in chapter 9) - The Day Wing only has strong-earth points at the legs of the y-p, d-p and h-p when it is in the Perk or Peak state at those legs and these strong-earth points only are reduced like the strong points of the wing-legs when it is ruined direct (while if is it ruined near ?) or there are at least by two ruinous forces (here only considering about the ruin of the five elements).)

If we use the supposition no. 72/ then the strong-earth point of the Canh Day-Wing (or the Canh Day Master) which is the Perk state at the d-p Than is not reduced (because it is only ruined by 1 force from the h-p Dinh which is 1 position away), so the strong-earth point of the Perk state must have at least 4.05 sp then the Metal element of the Day-Master was 12.16 sp + 4.05 sp = 16.21 sp which newly had 1sp more than the Water (Thuc-Thuong), Wood (Money) and Fire (Quan-Sat) elements, then the Body newly becomes strong.
(If according to the traditional method then the Day Wing has the strong-earth points at the legs in the four pillars (except the month leg) when it is strong at there legs.)

Explaination :
We can understand the legs (except the month pillar leg) which have the same element with the Day-Master or they generate for the Day-Master (if the Day-Master’s element is Earth) are the earth regions that people who live in those earth regions are unanimous and helping the Day-Master, therefore the Day-Master is stronger.

We determined the Perk state has min. 4.05 sp

VULONG
06-01-11, 20:29
Tứ trụ 2 : Nữ sinh ngày 21/10/1976 lúc 20,00’ có tứ trụ :
http://farm6.static.flickr.com/5208/5329612275_d751c091b8_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5329612275/)
Qua sơ đồ này ta thấy:
1 - Tất cả các can và chi đều có 3đv tại lệnh tháng.
2 – Nếu áp dụng giả thiết từ 93/ tới 96/ (chương 14) thì lực xung gần của Thìn trụ năm với Tuất trụ tháng có 3đv và với Tuất trụ giờ cách 2 ngôi có 3.1/2đv = 1,5đv.

(Trích: 2 - Các lực xung, khắc hay hợp của các địa chi
93a/ - Ở đây, các chi không cần phải động và các lực này chỉ để xét khả năng tranh hay phá hợp của các địa chi.
93b/ - Các chi trong tứ trụ và chi tiểu vận với các chi ở tuế vận cũng được xem là gần nhau.
93c - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi trong tứ trụ từ khi mới sinh (khi tuế vận được xem như chưa xuất hiện) được xác định bởi chính điểm vượng của chúng tại lệnh tháng (chi của trụ tháng).
93d/ - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi ở một năm (lưu niên) bất kỳ được xác định bởi điểm vượng của chúng ở lưu niên đó như sau :
Điểm vượng của các chi trong tứ trụ chính là điểm vượng trung bình của chúng tại lệnh tháng, đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên :
Điểm vượng của chi tiểu vận và đại vận chính là điểm vượng trung bình của chúng tại chi đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên.
Điểm vượng của chi lưu niên là điểm vượng của nó tại chi của lưu niên. (thái tuế)

a - Lực hợp của các địa chi bị giảm
94/ - Lực hợp của 1 chi với y chi bị giảm :
94a/21 - (y - 1)/y.đv nếu nó hợp với mỗi chi gần.
94b/ - 1/3.(y - 1)/y.đv nếu nó hợp với chi cách 1 ngôi.
94c/ - 1/2.(y - 1)/y.đv ...................................... 2 ngôi.

b - Lực xung hay khắc của các địa chi
95/ Lực của 1 chi xung hay khắc với 1 hay nhiều chi và hợp với y chi bị giảm :
95a/19 - y/(y + 1).đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi gần.
95b/56 - y/(y + 1).đv và thêm 1/3.đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi cách 1 ngôi.
95c/89 - y/(y + 1).đv và thêm 1/2.đv ....................................với mỗi chi cách 2 ngôi.

96/ - Các lực trên bị giảm thêm như sau :
96a/(30;70;79;89) - 2/3.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 1 hay 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi gần với nó (chỉ xét về ngũ hành) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả chi này bị hợp nhưng không hóa cục). (vd 68; 77).
96b/ - ½.đv nếu nó, hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi (chỉ ...) cách 1 ngôi giữa chúng (kể cả chi này ...).
96c/ - 2/3. ½.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) cả chi gần và cách 1 ngôi (chỉ ...) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả các chi này ...).)

3 - Nếu áp dụng giả thiết 94a;b;c/ thì mỗi lực hợp gần của Ngọ trụ ngày với Tuất trụ tháng và trụ giờ có 3.(2-1)/2đv = 1,5đv, vì vậy bán hợp của Ngọ với 2 Tuất bị phá tan bởi vì lực hợp không lớn hơm lực xung (chú ý các bán hợp hay lục hợp không bị phá chỉ khi lực hợp của chúng phải lớn hơn lực xung).
4 - Bính trụ năm, Tuất của trụ tháng và trụ giờ, mỗi can hay chi có 3đv ở lệnh tháng, các can chi này bị giảm 2/5đv của chúng khi chúng vào đến vùng tâm, vì vậy mỗi can hay chi này chỉ còn 3.3/5đv = 1,8đv.
5 - Thìn trụ năm có 3đv bị giảm ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 1,5đv.
6 - Mậu của trụ tháng và trụ giờ, Bính và Ngọ của trụ ngày ở trong vùng tâm, vì vậy mỗi can và chi này vẫn có 3đv (vì chúng không bị xung và nhận được sự sinh của các can chi khác).
7 - Trong tứ trụ không có can chi mang hành Kim, Thủy và Mộc nên các hành này không có điểm vượng ở vùng tâm (mặc dù chúng có can tàng là tạp khí trong các địa chi).
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau :
Kim........Thủy........Mộc........Hỏa....... Thổ
#..............#............#............7,8...... .11,1

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã dự đoán Nhật Chủ là nhược, vì vậy nếu Thân nhược thì điểm vượng đắc địa Kình Dương của Nhật Chủ (Bính) tại Ngọ của trụ ngày chỉ có thể cao nhất là 4,29đv, bởi vì nếu nó là 4,3đv thì Thân có 7,8đv + 4,3đv = 12,1đv, khi đó Thân trở thành vượng bởi vì Thân (Hỏa) lớn hơn thực thương (Thổ), tài tinh (Kim) và quan sát (Thủy) ít nhất 1đv.
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau:
Kim..........Thủy.......Mộc........Hỏa...... ..Thổ
#..............#...........#..........12,09....... 11,1

Nếu lực xung của Thìn với Tuất trụ giờ (cách 2 ngôi) bị giảm 2/3đv thì nó còn 1đv. Do vậy bán hợp Hỏa cục của Ngọ với Tuất trụ giờ không bị phá, nên có thêm 1,8đv của Tuất hóa Hỏa ở vùng tâm.
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành chưa có điểm vượng đắc địa như sau :
Kim.........Thủy.........Mộc........Hỏa..... ...Thổ
#..............#.............#............9,6..... ....9,3

Muốn cho Thân nhược thì điểm vượng đắc địa Kình Dương của Nhật Chủ (Bính) tại Ngọ trụ ngày cao nhất là 0,69đv. Số điểm này là không thể chấp nhận được bởi vì điểm đắc địa Kình dương không thể nhỏ hơn điểm vượng đắc địa Lộc có ít nhất là 4,05đv.

Chúng ta đã xác định được trạng thái Kình Dương nhiều nhất là 4,29đv.

VULONG
06-01-11, 20:43
The four pillars no. 2:
A woman was born on 21st October, 1976 at 20.00’ having the four pillars:
http://farm6.static.flickr.com/5045/5330252240_56ca13423f_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5330252240/)
Through this diagram we see:
1 – All wings and legs had 3sp at the month command.
2 – If we use the suppositions from no. 93/ to 96/ (in chapter 14) then the near conflicting force of the y-p Thin with the m-p Tuat had 3 sp and the h-p Tuat which was 2 positions away had 3x1/2 sp = 1.5 sp.

(2 – The conflicting, ruinous or combining forces of the earthly legs
93a/ - Here, the legs need not to be moving and these forces are only used to consider the abilities which dispute or break the combinations of the earthly legs.
93b/ - The legs in the f-p or the n-c leg with the legs in the y-m are also considered to be near each other.
93c/ - The combining, conflicting or ruinous forces of the legs in the f-p since
being born (when the y-m are considered as not yet to appear) are determined by their very strong points of those legs at the month command (the leg of the m-p).
93d/ - The combining, conflicting or ruinous forces of the legs at one year (the y-c) are determined by the very strong points of those legs in that y-c as follows:
The strong points of the legs in the f-p in that y-c are the very average strong points of those legs at the month command (the leg of the m-p), the leg of the m-c and twice at the leg of the y-c (King).
The strong points of the m-c and the n-c legs are the very average strong points of those legs at the leg of the m-c and twice at the leg of the y-c.
The strong point of the y-c leg is the very strong point of the y-c leg at the y-c leg (King).
a – The combining force of the earthly legs are reduced
94/ - The combining force of one leg with y legs is reduced:
94a/21 - (y -1)/y sp if it combines with each near leg.
94b/ - 1/3x(y -1)/y sp if it combines with the leg which is one position away.
94c/ - 1/2x(y -1)/y sp if .................................................t wo positions aways.
b – The conflicting or ruinous force of the earthly legs
95/ - The force of one leg which conflicts or ruins with one or many legs and combines with y legs is reduced :
95a/19 - y/(y + 1) sp if it conflicts or ruins with each near legs.
95b/56 - y/(y + 1) sp and more 1/3 sp if it conflicts or ruins with each leg which is one position away.
95c/89 - y/(y + 1) sp and more ½ sp if........................... with each leg which is two positions away.
3 – The forces above are reduced more
96a/(30;70;79;89) - 2/3 sp if it combines, conflicts or ruins with the leg which is one or two positions away that it has to generate, ruin (or being ruined) with (by) the near leg with it (only considering about the five elements) in the f-p between them (including this leg is combined but it does not form a clot).
96b/ - 1/2 sp if it combines, conflicts or ruins with the leg which is two positions away that it has to generate, ruin (or being ruined) with (by) the leg (only ...) which is one position away between them (including this leg...).
96c/ - 2/3 sp and more 1/2 sp if it combines, conflicts or ruins with the leg which is two positions away that it has to generate, ruin (or being ruined) with (by) the near legs and one position away (only ...) in the f-p between them (including these legs...).)

3 – If we use the suppositions no. 94a;b;c/ then each near combining force of the d-p Ngo with the m-p and the h-p Tuats had 3x1/2 sp = 1.5 sp, so the semi-union of Ngo with 2 Tuat was broken because the combining force was not greater than the conflicting force (note the semi-unions or two-unions are not broken only when their combining forces are greater than the conflicting forces).
4 – The y-p Binh, the m-p and h-p Tuats, each wing-leg had 3 sp at the month command, these wing-legs were reduced by their 2/5 sp when they went into the central region, so each wing or leg only remained by 3x3/5 sp = 1.8 sp.
5 – The y-p Thin which had 3 sp was reduced by its 1/2 sp when it went into the central region, so it remained 1.5 sp.
6 – The m-p and h-p Maus, the d-p Binh and Ngo were in the central region, so each wing or leg had still 3 sp (because they were not conflicted or received generation by other wing-legs).
7 – In the f-p did not exist the wing-legs which had the element of Metal, Wood and Water, so these elements did not have the strong points in the central region (though they had the minor hidden wings in the f-p’s legs). The strong points of the five elements in the central region as follows:
Metal........Water.......Wood........Fire........E arth
#...............#..............#............7.8... ......11.1

This example, Mr. Thieu Vi Hoa predicted the Body was weak, so if the weak Body then the Peak strong-earth point of the Binh Day-Wing at the d-p Ngo could only have maximum 4.29sp, because if it was 4.3 sp then the Body had 7.8 sp + 4.3 sp = 12.1 sp, then the Body became strong because the Body (Fire) has at least 1sp more than the element of Thuc-Thuong (Earth), Money (Metal) and Quan-Sat (Water).
The strong points of the five elements in the central region as follows:
Metal........Water.......Wood........Fire........E arth
#...............#..............#............12.09. .....11.1

If the conflicting force of Thin with the h-p Tuat which was 2 positions away was reduced by 2/3 sp then it remained 3x1/3 sp = 1 sp. Therefore the semi-union of Ngo with the h-p Tuat was not broken, Fire had more 1.8 sp in the central region of the h-p Tuat.
The strong points in the central region of the elements had not yet the strong-earth point as follows:
Metal........Water.......Wood........Fire........E arth
#...............#..............#............9.6... ......9.3

If the weak Body then the Peak strong-earth point of the Binh Day-Master at the d-p Ngo had maximum 0.69 sp. This point number is unacceptable because the Peak strong-earth point can not be smaller than the Perk strong-earth point having at least 4.05 sp.

We determined the Peak state has max. 4.29 sp

VULONG
06-01-11, 20:50
Tứ trụ 3 : Nam sinh ngày 13/8/1980 lúc 7,10’ có tứ trụ :
http://farm6.static.flickr.com/5084/5330266766_e31dfc21fe_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5330266766/)
Qua sơ đồ này ta thấy:
1 - Giáp bị Canh khắc gần, Thân trụ tháng bị Ngọ khắc gần, không có các tổ hợp cũng như các can và chi sinh cho nhau.
2 – Canh có 9đv bị giảm 1/10 đv bởi Bính khắc cách 2 ngôi, 1/10 đv bởi Ngọ khắc cách 2 ngôi và 2/5 đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 4,37đv.
3 - Thân trụ năm có 9đv bị giảm 1/5 đv bởi Ngọ khắc cách 1 ngôi, 1/20 đv bởi Bính khắc cách 3 ngôi và ½ đv khi nó vào tới vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,42đv.
4 - Thân trụ tháng có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ngọ khắc gần và 2/5 đv khi nó vào tới vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,24đv.
5 - Thìn trụ giờ có 5đv nó chỉ bị giảm 2/5 đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 3đv.
6 - Giáp có 3đv bị giảm 1/3 đv bởi Canh khắc gần và 1/5 đv bởi Thân trụ năm khắc cách 1 ngôi (Thân trụ tháng bị Ngọ trụ ngày khắc gần nên nó không khắc được Giáp), vì vậy nó còn 1,6đv.
7 - Điểm đắc địa Kình dương của Nhật Chủ (Mậu) ở Ngọ trụ ngày là 4,29đv.
Điểm vượng ở vùng tâm của các hành như sau :
Thủy.........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
#.............1,6.........10........12,29......11, 03

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa xác định Thân nhược nhưng ở đây Thổ lớn hơn Kim trên 1đv, vì vậy Thân là vượng. Cho nên trạng thái bệnh không thể có 5đv, mà nó chỉ có thể là 4,83đv, bởi vì khi đó Thìn có 2,898đv ở vùng tâm, hành Thổ trong vùng tâm có 12,018đv là nhỏ hơn Kim 1đv nên Thân mới nhược.
Nếu trạng thái bệnh là 4,84đv thì điểm vượng vùng tâm của Thìn là 2,904đv, hành Thổ trong vùng tâm có 12,034đv, vì vậy Thân vẫn là vượng.

Ta đã xác định được trạng thái Bệnh max là 4,83đv, để đơn giản ta lấy là 4,8đv.

VULONG
06-01-11, 20:57
The four pillars no. 3:
A man was born on 13th June, 1980 at 7.10’ a.m. having the four pillars:
http://farm6.static.flickr.com/5127/5329667005_18a7c2ec09_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5329667005/)
Through this diagram we see :
1 - Giap was ruined near by Canh, the m-p Than was ruined near by Ngo, there were no combinations.
2 – Canh which had 9 sp was reduced by 1/10 sp (being ruined two positions away by Binh), 1/10 sp (being ruined two positions away by Ngo) and 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 9x9/10x9/10x3/5 sp = 4.37 sp.
3 – The y-p Than which had 9 sp was reduced by 1/5 sp (being ruined two positions away by Ngo) and 1/20 sp (being ruined 3 positions away by Binh) and 1/2 sp when it went into the central region, so it remained 9x4/5x19/20x1/2 sp = 3.42 sp.
4 – The m-p Than which had 9 sp was reduced by 1/3 sp (being ruined near by Ngo), 1/10 sp (being ruined two positions away by the h-p Binh) and 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 9x2/3x9/10x3/5 sp = 3.24 sp.
5 – Thin which had 5 sp was only reduced by 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 3 sp.
6 – Giap which had 3 sp was reduced by1/3 sp (being ruined near by Canh) and 1/5 sp (being ruined one position away by the y-p Than), while the m-p Than was ruined near by Ngo, so it could not ruin Giap, so it remained 1.6 sp.
7 – The Peak strong-earth point of the Mau Day-Master at Ngo was 4.29 sp.
The strong points of the five elements in the cental region as follows:
Water..........Wood..........Fire..........Earth.. ........Metal
#.................1,6.............10...........12. 29.........11.03

This example, Mr. Thieu Vi Hoa determined the weak Body, but here Earth (Body) had 1 sp more than Metal, so the Body was strong. Therefore there was only the weak Body when the Illness state could not be 5 sp that it could only be 4.83 sp, then Thin had 2.898 sp in the central region, Earth had 12.018 sp in the central region, Earth had 1sp less than Metal, so the Body was newly weak.
If the Illness state had 4.84 sp then the strong point in the central region of Thin had 2.904 sp, Earth had 12.034 sp in the central region, so the Body was still strong.

We determined the state of Illness has max. 4.83 sp, for simple we choose 4.8 sp.

VULONG
06-01-11, 21:55
Tôi trích đoạn định nghĩa về Can Chi trong cuốn sách của tôi để mọi người hiểu (mục đích để chứng minh các Can chính là các Thiên thể trong hệ thống mặt trời đã tác động tới con người qua các lực hấp dẫn... và các địa Chi là các vị trí khác nhau tương ứng 12 tháng trên quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời mà con người bị tác động ở mỗi thời điểm là khác nhau nhất là thời điểm mới chào đời. Điều này trái ngược với thuyết cho rằng Chi là Gốc Can là Ngọn ...):

"1 – Thiên Can
Nhìn vào bảng này ta thấy ngay 10 từ đầu của các tổ hợp là, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý được lặp đi lặp lại theo một thứ tự nhất định. 10 từ này được gọi là 10 thiên can, gọi tắt là 10 can. Thiên ở đây có nghĩa là trời, còn Can ở đây có thể hiểu là cánh. Do vậy ta có thể hiểu đây là 10 thiên thần có cách sống ở trên trời (tức 10 can này là ở trên trời). Vậy thì 10 thiên thần này có liên quan gì với 9 hành tinh và mặt trời ở trong hệ mặt trời mà chúng ta đã biết? Phải chăng họ (ý nói những người ở ngoài hành tinh của chúnh ta) đã lấy chính 10 thiên thần này để ứng với 10 vật thể chính trong hệ mặt trời của chúng ta ?

Sơ đồ vị trí, kích thước và thứ tự các quỹ đạo của 9 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta :

1 – Mercury ..............4 – Mars...................7 – Uranus..............10 – The Sun
2 – Venus..................5 - Jupiter.................8 - Neptune
3 – Earth...................6 – Saturn.................9 – Mặt trăng (thay Pluto)

2 - Địa Chi
Tương tự ta cũng thấy 12 chữ sau của các tổ hợp là : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi cũng được lặp đi lặp lại theo một thứ tự nhất định. Mười hai từ này được gọi là 12 địa chi, gọi tắt là 12 chi. Địa có nghĩa là đất, nghĩa là ở trên mặt đất hoặc ở dưới mặt đất, còn Chi có nghĩa là chân, ý nói tới các loài vật có chân. Do vậy ta hiểu đây là 12 con vật đang sống trên trái đất đó là:

1 - Tý là con chuột........................7 - Ngọ là con ngựa.
2 - Sửu là con trâu........................8 - Mùi là con dê.
3 - Dần là con hổ..........................9 - Thần là con khỉ.
4 - Mão là con mèo......................10 - Dậu là con gà.
5 - Thìn là con rồng......................11 - Tuất là con chó.
6 - Tị là con rắn............................12 - Hợi là con lợn.
.
.
1 – The Heavenly Wing
Looking at this table, we see that the first ten words of the combinations which are Giap, At, Binh, Dinh, Mau, Ky, Canh, Tan, Nham and Quy are repeated in a given order. These ten words are called 10 Heavenly Wings, shortly called 10 Wings. Heaven means the sky, Wing means the wing. Therefore we can understand that there are ten angels who inhabit in the sky (i.e these ten Wings are in the sky). Then, what do these ten angels have any relation to the nine planets and the sun in our solar system that we know? Is it true that they (i.e. the persons live outside of our planet) selected these ten angels to correspond to the ten main objects in our solar system?
The diagram of the positions, dimension, order and the orbits of nine planets in our solar system:
1 – Mercury...............4 – Mars....................7 – Uranus...................10 - The Sun
2 – Venus..................5 – Jupiter.................8 - Neptune
3 – Earth...................6 – Saturn.................9 – Moon

2 – The Earthly Leg
Similarly, we also see that the next 12 words of the combinations which are Ty, Suu, Dan, Meo, Thin, Ty, Ngo, Mui, Than, Dau, Tuat and Hoi are also repeated in a fixed order. These 12 words are called the 12 Earthly Legs, shortly called the 12 Legs. Earth means ground, being on or under the ground. Leg means foot, which refer to animals with feet.

Therefore, we can understand that the12 animals which live on the Earth are:
1 - Ty is the rat......................................7 - Ngo is the horse.
2 - Suu is the ox....................................8 - Mui is the sheep.
3 - Dan is the tiger................................9 - Than is the monkey.
4 - Mao is the cat.................................10 - Dau is the rooster.
5 - Thin is the dragon...........................11 - Tuat is the dog.
6 - Ti is the snake.................................12 - Hoi is the pig."

VULONG
07-01-11, 18:20
Tứ trụ 4 : Nữ sinh ngày 9/8/1965 lúc 9,20’ có tứ trụ :
http://farm6.static.flickr.com/5009/5332930818_ee13952a65_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5332930818/)
Qua sơ đồ này chúng ta thấy :
1 - Lục hợp của Tị trụ năm với Thân không hóa, Thân bị khắc gần, Tân và Mùi bị khắc trực tiếp.
2 - Ất trụ năm có 4đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm nên nó còn 2,4đv.
3 - Tị trụ năm có 7đv nhận được 1/3đv của Ất cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4.1/3đv = 1,33đv (vì Ất có Giáp cùng hành ở gần), nhưng nó bị giảm ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, nó chỉ còn (7 + 1,33).1/2đv = 4,17đv.
4 – Thân có 9đv bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ năm khắc gần và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,6đv.
5 – Mùi có 7đv bị giảm ½ đv bởi Ất cùng trụ khắc trực tiếp, 1/5đv bởi Giáp khắc cách 1 ngôi và 1/10đv bởi Ất trụ năm khắc cách 2 ngôi, vì vậy nó còn 2,52đv.
6 - Tị trụ giờ có 7đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 4,2đv.
7 - Tân có 10đv bị giảm ½ đv bởi Tị trụ giờ khắc trực tiếp, nó còn 5đv.
8 – Các điểm vượng trong vùng tâm của Ất và Giáp không thay đổi.

Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau :
Thổ.........Kim........Thủy.........Mộc..... .Hỏa
2,52........8,6..........#6..........9,4.......8,3 7

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Nhật Chủ là vượng, nhưng ở đây Mộc không nhiều hơn Kim 1đv nên Nhật Chủ là nhược. Nếu Thân vượng thì trạng thái thai của Ất phải có ít nhất 4,1đv, khi đó Ất trụ năm có 2,46đv trong vùng tâm. Mộc có 9,56đv trong vùng tâm, nó vẫn chưa lớn hơn Kim 1đv nên Thân vẫn là nhược. Do vậy điểm của trạng thái tuyệt của Giáp phải có ít nhất 3,1đv, khi đó Mộc có 9,66đv trong vùng tâm, vì vậy nó mới có 1đv nhiều hơn điểm vượng của Kim, Hỏa và Thổ vì vậy Thân mới vượng.

Chúng ta đã xác định được: Trạng thái tuyệt có ít nhất 3,1đv
..............................................Tr ng thái thai có ít nhất 4,1đv


The four pillars no. 4 : A woman was born on 9th August, 1965 at 9.20’ a.m. having the four pillars:
http://farm6.static.flickr.com/5046/5332324091_9a97505b76_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5332324091/)
Through the diagram above we see:
1 - The two-union of the y-p Ti with Than was unvarying, Than was ruined near, Tan and Mui was ruined direct.
2 – The y-p At which had 4 sp was reduced by 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 2.4 sp.
3 – The y-p Ti which had 7 sp received At’s 1/3 sp generated from At in the same pillar (because At was next Giap which had the same element), but it was reduced by 1/2 sp when it went into the central region, so it remained (7 + 4.1/3)x1/2 sp = 4.17 sp.
4 – The m-p Than which had 9 sp was reduced by 1/3 sp (being ruined near by the y-p Ti) and 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 3.6 sp.
5 – Mui which had 7 sp was reduced by 1/2 sp (being ruined direct by At in the same pillar), 1/5 sp (being ruined one position away by Giap). Than was ruined near by the y-p Ti, so it did not ruin Giap in the same pillar) and 1/10 sp (being ruined two positions away by the y-p At), so it remained 2.52 sp.
6 – The h-p Ti which had 7 sp was reduced by 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 4.2 sp.
7 – Tan which had 10 sp was reduced by 1/2 sp (being ruined direct by the h-p Ti), so it remained 5 sp.
8 - The strong points in the central region of the m-p At and the m-p Giap did not change.
The strong points of the five elements in the central region as follows:
Earth........Metal........Water........Wood....... ..Fire
2.52..........8.6............#6.............9.4... .......8.37

This example, Mr. Thieu Vi Hoa determined the Body was strong, but here Wood had not 1 sp more than Metal, so the Body was weak. If the Body was strong then the Conception state of At had to have at least 4.1 sp, then At had 2.46 sp in the central region. Wood had 9.56 sp in the central region, it had not yet 1 sp more than Metal, so the Body was still weak. Therefore the Extinction state of Giap had to have at least 3.1 sp, then Wood had 9.66 sp in the central region, it had 1 sp more than the strong point in the central region of Metal, so the Body newly became strong.

We determined : The Extinction state has min. 3.1 sp.
............................The Conception state has min. 4.1 sp.

VULONG
07-01-11, 18:32
Tứ trụ 5 : Nữ sinh ngày 17/9/1966 lúc 0,30’ .
http://farm6.static.flickr.com/5245/5332335447_988e0bfdf7_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5332335447/)
Qua sơ đồ này ta thấy :
1 - Ngũ hợp của Giáp với Kỷ không hóa và Dậu bị khắc trực tiếp. Nếu theo ví dụ 4 thì Giáp có 4,1đv, Mão có 3,1đv, còn các điểm vượng khác vẫn như dự kiến.
2 – Bính trụ năm có 3đv bị giảm 1/20đv bởi Tý khắc cách 3 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,71đv.
3 - Ngọ trụ năm có 3đv bị giảm 1/10đv bởi Tý khắc cách 2 ngôi và ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,35đv.
4 - Dậu trụ tháng có 9đv bị giảm ½ đv bởi Đinh khắc trực tiếp, 1/3đv bởi Ngọ trụ năm khắc gần, 1/5đv bởi Bính trụ năm khắc cách một ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,44đv.
5 – Tý trụ giờ có 7đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 4,2đv.
6 - Kỷ có 6đv bị giảm1/3đv bởi Giáp khắc gần và ½ đv bởi Mão cùng trụ khắc trực tiếp, vì vậy nó chỉ còn 2đv.
7 – Đinh trụ tháng có 6đv bị giảm 1/10đv bởi Tý khắc cách 2 ngôi, nó còn 5,4đh.
8 - Nhật Chủ Kỷ đắc địa Lộc ở Ngọ trụ năm có 4,05đv bị giảm ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 2,025đv.
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành :
Thủy.........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
4,2...........7,2.........8,46......4,025.....1,44

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân vượng, nếu Thân vượng thì ta khẳng định điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn (Hỏa) phải sinh được cho Thân (Thổ).
Qua các ví dụ thực tế tôi đã xác định được kiêu ấn có thể sinh được 50%đv trong vùng tâm của nó cho Thân qua các giả thiết từ 190/ tới 194/ trong chương 14 (xem câu 11 ở trên).
Nếu sử dụng các giả thiết này thì kiêu ấn sinh cho Thân 50%đv của nó, Thân có 8,46.1/2 đv + 4,025đv = 8,225đv, nó nhiều hơn quan sát, thực thương và tài tinh 1đv, vì vậy Thân mới trở thành vượng.
Nếu trạng thái tử là 2,9đv thì Bính có 1,653đv trong vùng tâm, Ngọ có 1,305đv, khi đó Hỏa có 8,358đv và Thổ có (8,358.1/2 + 4,025)đv = 8,204đv, Thổ lớn hơn Mộc 1đv, vì vậy Thân là vượng. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy thời gian từ trạng thái tử đến trạng thái mộ (tức thời gian từ khi chết đến khi chôn) chỉ khoảng một vài hôm so với các trạng thái khác ít nhất cũng vài tháng trở lên. Do vậy ta có thể coi hai trạng thái tử và mộ có số điểm 3đv là hợp lý.

Ta đã xác định được trạng thái tử và mộ là 3đv.

The four pillars no. 5 : A woman was born on 17th September, 1966 at 0.30’ a.m. having the four pillars:
http://farm6.static.flickr.com/5046/5332954700_2386577cb5_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5332954700/)
Through the diagram above, we see :
1 - The two-union of Giap with Ky was unvarying and Dau was ruined direct. If according the example no. 4 then Giap had 4.1sp and Mao had 3.1 sp while the strong points of other wings and legs were still as design.
2 - Binh which had 3 sp was reduced by 1/20 sp (being ruined 3 positions away by Ty) and 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 1.71 sp.
3 – Ngo which had 3 sp was reduced by 1/10 sp (being ruined 2 positions away by Ty) and 1/2 sp when it went into the central region, so it remained 1.35 sp.
4 – Dau which had 9 sp was reduced by 1/2 sp (being ruined direct by Dinh), 1/3 sp (ruined near by Ngo), 1/5 sp (ruined 1 position away by Binh) and 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 1.44 sp.
5 – Ty which had 7 sp was reduced by 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 4.2 sp.
6 – Ky which had 6 sp was reduced by 1/3 sp (being ruined near by Giap) and 1/2 sp (being ruined direct by Mao in the same pillar), so it remained 2 sp.
7 – Dinh which had 6 sp was reduced by 1/10 sp (being ruined 2 positions away by Ty), it remained 5.4 sp.
8 – The Ky Day-Master (i.e. the Ky Day Wing) was the Perk state at Ngo having 4.05 sp, but it was reduced by 1/2 sp when it went into the central region (look at the supposition no. 72/ ), so it remained 2.025 sp.
The strong points of the five elements in the central region:
Water........Wood.........Fire........Earth....... ..Metal
4.2............7.2............8.46......4.025..... ...1.44

This example, Mr. Thieu Vi Hoa determined the Day-Master was strong, if the strong Body then we affirm the strong point in the central region of Kieu-An (Fire) had to generate for the Body (Earth).
Through the examples in reality I determined Kieu-An can generate its 50% sp in the central region for the Body according to the suppositions from no. 190/ to 194/ in chapter 14
(looking at sentence 11 above).
If we use these suppositions then Kieu-An generated its 50%sp for the Body, the Body had 8.46x50% sp + 4.025 sp = 8.225 sp which was 1sp more than Thuc-Thuong, Money and Quan-Sat, so the Body newly became strong.
If the Death state had 2.9 sp then Binh had 1.653 sp and Ngo had 1.305 sp in the central region then Fire had 8.358sp and Earth had (8.358x1/2 + 4.025) sp = 8.204 sp in the central region, so the Body was also strong. But in reality we see the time from the Death state to the Tomb state (i.e. the time from death to entomb) is only about some days, while other states need at least some months and over. Therefore the Death and Tomb states have the same 3 sp, it is rational.

We determined the Death and Tomb states have 3 sp

VULONG
07-01-11, 18:44
Tứ trụ 6 : Nam sinh ngày 12/10/1962 lúc 4,30’
http://farm6.static.flickr.com/5109/5673498279_13ed7e1aef_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5673498279/)
Qua sơ đồ này, ta thấy:
1 – Tuất và Mùi đều bị khắc gần và không có các tổ hợp.
2 – Nhâm có 8đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn 4,8đv .
3 - Dần trụ năm có 4đv được Nhâm cùng trụ sinh cho ½ đv của nó (vì Nhâm được sinh gần bởi Canh), vì vậy Dần có 8đv nhưng nó bị giảm 1/5đv bởi Canh khắc cách một ngôi và ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,2đv.
3 - Tuất có 3đv bị giảm 1/3đv bởi Dần trụ năm khắc gần, 1/5 đv bởi Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, 1/10 đv bởi Giáp trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 0,86đv.
4 - Mùi trụ ngày có 4đv bị giảm1/3đv bởi Dần trụ giờ khắc gần, 1/5đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi và 1/5đv bởi Giáp trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó chỉ còn 1,71đv.
5 - Dần trụ giờ có 4đv bị giảm 1/10đv bởi Canh khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 2,16đv.
6 - Giáp trụ giờ có 4đv bị giảm 1/5 đv bởi Canh khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn 3,2đv
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành là :
Hỏa.........Thổ..........Kim.........Thủy... ......Mộc
#............2,57.........5.............9.8....... ....8.56
Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân nhược, vì vậy trạng thái dưỡng phải có ít nhất 4,2đv mới là hợp lý (vì trạng thái thai đã là 4,1đv). Nếu điểm vượng trong ngoặc đơn của các can chi ở trạng thái Dưỡng có 4.2 đh thì :
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau :
Hỏa.........Thổ.........Kim........Thủy..... .....Mộc
#............2,65........5,1.........9,8.......... .8,91

Qua số điểm vượng vùng tâm này ta thấy Thủy có thể được tăng thêm max là 0,1đv, nó có nghĩa là trạng thái suy của Quý có thể max là 5,1đv, vì vậy hành Thủy không lớn hơn hành Mộc 1đv, vì vậy Thân đã trở thành nhược.

Chúng ta đã xác định được : Trạng thái Dưỡng min là 4,2đv
.................................................T rạng thái suy max là 5,1đv

The four pillars no. 6: A man was born on October 12th ,1962 at 4.30’ a.m. having the four pillars:
http://farm6.static.flickr.com/5228/5674069426_e787907779_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5674069426/)
Through this diagram, we see:
1 - Both Tuat and Mui were ruined near and there was no combinations.
2 – Nham which had 8 sp was reduced by 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 4.8 sp.
3 – The y-p Dan which had 4 sp received Nham’s 1/2 sp generated from Nham in the same pillar (because Canh which had the element generated near for Nham), so the y-p Dan had 8x1/2 sp + 4 sp = 8 sp but it was reduced by 1/5 sp (being ruined 1 position away by Canh) and 1/2 sp when it went into the central region, so it remained 3.2 sp.
4 – Tuat which had 3 sp was reduced by 1/3 sp (being ruined near by the y-p Dan), 1/5 sp (being ruined 1 position away by the h-p Dan), 1/10 sp (being ruined 2 position away by the h-p Giap) and 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 0,86 sp.
5 – Mui which had 4 sp was reduced by 1/3 sp (being ruined near by the h-p Dan), 1/5 sp (being ruined 1 position away by the y-p Dan) and 1/5 sp (being ruined 1 position away by the y-p Giap), so it remained 1,71 sp.
6 – The h-p Dan which had 4 sp was reduced by 1/10 sp (being ruined 2 positions away by the m-p Canh) and 2/5 sp when it went into the central region, so it remained 2.16 sp.
7 – Giap which had 4 sp was reduced by 1/5 sp (being ruined 1 position away by
Canh), so it remained 3.2 sp.
The strong points of the five elements in the central region:
Fire..........Earth.........Metal..........Water.. ........Wood
#.............2.57............5...............9.8. .............8.56

This example, Mr. Thieu Vi Hoa determined the Day-Master was weak, so if the weak Body then the Breeding state had to have at least 4.2 sp, it is newly reasonable (because the Conception state was 4.1 sp). If the strong points of the wings and legs in parenthesis of the Breeding state had 4.2 sp then:
The strong points of the five element in the central region as follows:
Fire.........Earth.........Metal.........Water.... ......Wood
#............2.65..........5.1............9.8..... .........8.91

Through the strong points in this central region we perceive Water can be added 0.1 sp, it means the Decline state of Quy could have maximum 5.1 sp, then
Water had not 1 sp more than Wood, so Body newly became weak.

We determined : The Breeding state has min. 4.2 sp
...............................The Decline state has max. 5.1 sp

VULONG
07-01-11, 19:05
Tứ trụ 7: Nam có Tứ Trụ :
http://farm6.static.flickr.com/5247/5332987386_8bdc7d3bbb_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5332987386/)
Các đại vận:
Canh Dần/ Kỷ Sửu/ Mậu Tý/ Đinh Hợi/ Bính Tuất/ Kỷ Dậu

Các đại vận Kiêu-Ấn và Tỷ Kiếp của tứ trụ này phải là hỷ dụng thần thì mới phù hợp với thực tế cuộc đời của người này, vì vậy Thân của tứ trụ này phải nhược. Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra và sử dụng giả thiết 89/ (Nếu các can ở tử tuyệt tại lệnh tháng mà tất cả 4 chi trong tứ trụ có cùng một hành thì các can này chỉ khắc được các chi cùng trụ (chỉ xét về sự khắc của ngũ hành).) thì điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm như sau:
0,5.........1........-0,5...... -1..........0,5
Mộc.......Hỏa......Thổ.......Kim.......Thủ y
12,15.......#..........#......11,16........#

Tứ Trụ số 8: (Xem ví dụ số 148).
Nếu cả can trụ năm và chi trụ tháng đều có khả năng sinh cho can trụ tháng mà can trụ tháng có thể sinh cho can trụ ngày (ở đây chỉ xét về sự sinh của ngũ hành) thì can trụ tháng (hay Kiêu Ấn?) có thể sinh được 50% điểm vượng của nó cho can ngày (hay cho Thân?) chỉ khi can trụ tháng và trụ ngày (hay tất cả các can và chi này) không bị khắc gần và trực tiếp cũng như chúng không bị hợp.

11 - Bảng điểm
(Các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt)

A - Các trạng thái được gọi là được lệnh (tức vượng tại tháng sinh) :
1 - Trường sinh 6đv (điểm vượng)
2 - Mộc dục 7đv
3 – Quan đới 8đv
4 – Lâm quan 9đv
5 - Đế vượng 10đv

B - Các trạng thái được gọi là thất lệnh (tức nhược tại tháng sinh) :
6 – Suy max là 5,1đv
7 - Bệnh max là 4,83đv (lấy 4,8đv)
8 - Tử 3đv
9 - Mộ 3đv
10 - Tuyệt 3,1đv
11 – Thai 4,1đv
12 - Dưỡng 4,2đv

C - Nhật Chủ (can ngày) chỉ có điểm vượng đắc địa ở :
13 - Lộc (tức ở trạng thái Lâm Quan) có min là 4,05đv
14 – Kình dương (tức ở trạng thái Đế Vượng) có max là 4,29đv (lấy 4,3đv)

Chúng ta tạm thời xem các điểm vượng đặc trưng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt theo dự kiến và đã được xác định ở trên là các hằng số cơ bản của Thuyết Vũ Trụ Hẹp. Vì vậy tôi mong muốn bạn đọc cùng tham gia với tôi nghiên cứu các ví dụ trong thực tế để nhanh chóng xác định được chính xác các hằng số này.

Bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt

http://farm6.static.flickr.com/5086/5332374795_e55f0e6b89_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5332374795/)


The four pillars no. 7: A man’s the four pillars (in the Tich Thien Tuy book of China):
http://farm6.static.flickr.com/5009/5333001760_631e096574_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5333001760/)
The Kieu-An and Equal-Rober major cycles of this four pillars had to be the good and best deities newly fiting with life of this person, so this four pillars must have the weak Body. Therefore we have to give out and use the supposition 89/ then the strong points of the five element in the central region as follows:
0,5.............1............-0,5.............-1.............0,5
Wood.........Fire.........Earth.........Metal..... ....Water
12.15..........#..............#...........11.16... .........#

The four pillars no. 8: (looking at example no. 148)
If both the y-p wing and the m-p leg can generate for the m-p wing that the m-p wing can generate for the Day Wing (here only considering about the five elements) then the m-p wing (or Kieu-An?) can generate its 50% sp for the d-p wing (or the Body) only when the m-p and d-p wings (or all these wings and legs (?)) are not ruined near and direct as well as they are not combined (?).

The point table of states
(The states of the Birth Peak Death Extinction table)

A – These states are called with command (i.e. they are strong at the month of birth)
1 - Birth has 6 sp (strong point)
2 - Childhood has 7 sp
3 - Adulthood has 8 sp
4 - Career has 9 sp
5 - Success has 10 sp

B – These states are called without command (i.e. they are weak at the month of birth)
6 - Decline has max. 5.1 sp
7 - Illness has max. 4.83 sp (for simple choosing 4.8 sp)
8 - Death has 3 sp
9 - Tomb has 3 sp
10 - Extinction has 3.1 sp
11 - Conception has 4.1 sp
12 – Breeding has 4.2 sp

C – The Day-Master (the day wing) only has the strong-earth points at:
13 – Perk (the Career state) has min. 4.05 sp.
14 – Peak (the Success state) has max. 4.29 sp (for simple choosing 4.3 sp).

We provisionally consider the strong points which represent for the states of the Birth Peak Death Extinction table according to design also as they were determined above to be fundamental constants of the Narrow Universe Theory. Therefore I desire the readers to participate with me researching the examples in practice to determine quickly the accuracy of these fundamental constants.

The Birth Peak Death Extinction Table

http://farm6.static.flickr.com/5167/5332999324_7da746beb9_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5332999324/)

(Hết phần "Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược", phần tiếp theo sẽ là phần "Phương Pháp xác định Dụng thần").

VULONG
08-01-11, 19:46
Chương 10

Dụng thần của tứ trụ

I - Dụng thần

1 - Dụng thần

Dụng thần là gì ? Dụng thần cùng nghĩa với thuốc thần hay thần dược, nghĩa là thuốc cực quý dùng để chữa bệnh. Một người có bệnh thì được bác sĩ khám để xác định là bệnh gì thì mới tìm được thuốc chữa đúng căn bệnh đó. Thuốc tốt nhất để chữa đúng căn bệnh đó có thể ví như là thuốc thần hay thần dược. Trong tứ trụ cũng tương tự như vậy, đầu tiên phải xác định được độ vượng suy của 5 hành ở vùng tâm, sau đó mới xét đến hành của Thân nhược hay vượng hơn so với các hành kia thì mới biết được Thân vượng hay Thân nhược. Khi đã biết Thân vượng hay nhược rồi, thì hành nào có tác dụng tốt nhất làm Thân đang vượng thì bớt vượng đi hay Thân đang nhược thì được sinh hay phù trợ cho bớt nhược, hành đó được gọi là hành dụng thần (thần dược).
Mỗi hành đều có 2 can và 2 chi làm dụng thần.Giả sử hành Mộc làm dụng thần thì ta có 4 can chi của hành dụng thần là Giáp, Ất, Dần và Mão. Vậy thì lấy cái nào làm dụng dần chính cái nào là dụng thần phụ ? Theo như kinh nghiệm của cổ nhân để lại thì can mới là khí tinh túy của dụng thần, còn chi thì đã có can tàng là bản khí, đó chính là khí tinh tuý đại diện cho dụng thần của chi đó. Nhưng can lại có hai can, vậy lấy can nào làm dụng thần chính ? Thì theo phương pháp của tôi can nào được lệnh tháng hơn, tức là có điểm vượng cao hơn sẽ được chọn làm dụng thần chính, cho dù nó ở bất kỳ vị chí nào trong tứ trụ (vì như thuốc quý được cất ở đâu trong nhà thì vị chí không quan trọng, mà quan trọng là thuốc nào có chất lượng tốt hơn). Điều này khác với cách xác định dụng thần của cổ nhân để lại.
Dụng thần này thường được gọi là dụng thần sinh phù và chế ngự và nó là dụng thần quan trọng nhất trong tứ trụ.

2 - Vị trí của dụng thần chính trong tứ trụ

Nếu có nhiều can giống nhau là dụng thần chính xuất hiện trong tứ trụ thì ta chọn can lộ đầu tiên, sau đó đến can tàng bản khí và sau cùng mới đến can tàng tạp khí (vị trí của dụng thần là can tàng tạp khí: Đầu tiên nó tàng trong chi có hành sinh cho nó, sau đó đến chi có hành bị nó khắc, tiếp tới chi có hành có thể nhận được sự sinh từ nó và cuối cùng tới chi có hành khắc nó) và theo thứ tự ưu tiên thì vị trí đầu tiên của nó ở trụ năm, sau đến trụ tháng rồi mới tới trụ ngày và cuối cùng là trụ giờ (trừ can trụ ngày bởi vì nó chính là Nhật Chủ đại diện cho người có tứ trụ này). Vì người ta đã coi trụ năm quan trọng nhất như gốc của cây, trụ tháng thứ nhì như thân cây, trụ ngày như cành cây và trụ giờ cuối cùng như hoa lá quả.

Có nhiều trường hợp hành làm dụng thần đầu tiên không có trong tứ trụ, cho nên ta phải lấy hành khác để thay thế, tức hành thứ 2 làm dụng thần (nghĩa là biết bệnh rồi mà không có đúng thuốc tốt để chữa mà phải lấy thuốc khác để thay thế). Dụng thần này tác dụng “chữa bệnh” kém hơn dụng thần của hành đầu tiên. Tương tự hành thứ hai này cũng thiếu thì phải lấy đến hành thứ 3 làm dụng thần. Dụng thần thuộc hành thứ 2 hay thứ 3 này tất nhiên là kém hơn dụng dần thuộc hành thứ nhất nhưng nó kém hơn như thế nào ? Liệu có thể lấy số điểm để đặc trưng cho sự yếu kém của chúng được không thì đến giờ tôi vẫn chưa làm được.


Chapter 10

The best deity of the Four Pillars

I – The best deity

1 – The best deity
What is the best deity? It has the same meaning with a wonderful medicine – an extreme precious medicine being used for treatment. A sick person needs doctors to examine, find the illness and prescribe a suitable medicine for treatment. The medicine that cures the illness best could be compared with the wonderful medicine. A similar method would be applied to the four pillars. Firstly, it requires to determine the strength and weakness of the five elements in the centre, then to consider the strength and weakness of the element of the Body comparing to other four elements in the centre in order to find out whether the Body is strong or weak. When we have determined the Body was strong or weak, then we have to find a element which has the best ability making the strong Body becomes less strong or the weak Body becomes stronger, that element is called the element of the best deity (the wonderful medicine).
Hence, there are always 2 wings and 2 legs to belong to the element of the best deity. For example that the Wood element is the best deity then we have 2 wings and 2 legs of the element of that best deity which are Giap, At, Dan and Mao. Then comes the questions, how do we know wing or leg, which deity is the main best deity and which one is the minor one? According to experiences of the antiquities, wings are the quintessential gas of the best deity; legs have the main hidden wings to be their own gas which are the quintessential gas representing for the best deity of that legs. However, there are two wings, then which wing would truly be the main best deity? According to my method, the wing which has the stronger point at the month command will be chosen making the main best deity regardless where its position in the four pillars is (similarly, it does not matter where a precious medicine is kept in the house that the most important thing is which precious medicine has the higher quality). My method is quite different with the way that the antiquities defined the best deity.

This best deity usually is called the generating and dominating best deity, it is the most important best deity in the four pillars.

2 – The position of the main best deity in the four pillars
If there are many similar wings which are the main best deity to appear in the four pillars then we choose the first appearing wing, then the main hidden wing and finally the minor hidden wing (the position of the main best deity which is the minor hidden wing: At first, it hides in the leg which has a element generating for it, then the leg which has a element is ruined by it, next the leg which has the element can receive generation from it and finally the leg which ruins it) and according to order of precedence, its first position is in the year pillar, then the month pillar, next the day pillar and finally the hour pillar (except the wing of the day pillar because it is Day Master which represents the person having this four pillars). Because they consider the year pillar which is the most important is like the foot of a tree, then the month pillar is like the trunk of a tree, next the day pillar is like the branch of a tree and finally the hour pillar is like leaves, flowers and fruits of a tree.
There are many cases that the first element which is the best deity does not exist in the four pillars, then we must choose another element to replace, it means this second element becomes the best deity (i.e. we found out the illness but we did not have the specific remedy to cure it, then we have to use some other replaceable medicine for treatment). Using of the second element’s best deity for “illness treatment” is not as good as the best deity of the first element. Similarly, if this second element doesn’t also exist in the four pillars then we must choose the third element to replace. Naturally, the best deity of the second and third elements have less good effect than the first element but how lesser are they? Until now, I have not worked out if we can choose the point number to feature for grade their weakness yet.

VULONG
08-01-11, 19:51
3 - Để cho ngắn gọn và đơn giản chúng ta quy ước:
a - Gọi can làm dụng thần chính của tứ trụ là dụng thần.
b - Riêng trong phần này can ngày được xem như là 1 can chi của tỷ kiếp.
c - Can hay chi mang hành của thần nào (trong10 thần) thì nó được tính là can hay chi của thần (hành) đó.
d - Can tàng tạp khí và chi chứa nó không được tính là can chi của thần (hành) đó, nhưng thần (hành) của can tạp khí này vẫn được xem có trong tứ trụ.

Ví dụ :
Nếu Mộc là hành của kiêu ấn (thuộc 10 thần) thì Giáp, Ất, Dần và Mão được gọi là can chi kiêu ấn hay 4 can chi kiêu ấn.
Nếu trong tứ trụ chỉ có Giáp hay Ất tàng trong các chi Thìn, Mùi hay Hợi là tạp khí thì Giáp hay Ất chỉ được gọi là can tạp khí của kiêu ấn, vì vậy Giáp, Ất và các chi Thìn, Mùi hay Hợi này không được gọi là các can chi kiêu ấn, nhưng trong tứ trụ vẫn có kiêu ấn hay hành của kiêu ấn (Mộc).

e – Trong các hành là kỵ thần, nếu hành nào có điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất thì nó được gọi là kỵ thần số 1.
f – Trong các hành là hỷ dụng thần, nếu hành nào có điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất thì nó được gọi là thần đẹp số 1.
g - Nếu điểm vượng trong vùng tâm của các can hay chi nhỏ hơn 6đv thì các can hay chi này được xem là nhược trong vùng tâm.

4 – Xác định dụng thần khi Thân vượng

Mẫu 1 : Kiêu ấn không có trong tứ trụ

Dụng thần đầu tiên phải là... (xem giả thiết 44/ ở chương 14).

(44/ - Nếu Thân vượng mà trong tứ trụ không có kiêu ấn (tức là không có cả các can tàng tạp khí của nó) thì dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh, sau mới lấy đến thực thương (nếu không có tài), cuối cùng mới phải lấy đến quan sát (nếu không có tài và thực thương).)

Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ

Kiêu ấn nhiều chỉ khi:
a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn.
b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng có ít nhất 1 trong 2 can chi này có điểm vượng vùng tâm từ 6đv trở lên.
c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm.
Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14).

((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.)

Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ

Kiêu ấn đủ chỉ khi :
a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn và điểm vượng ở vùng tâm của chúng nhỏ hơn 6đv.
b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm.
Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14).

(46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.
47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.)

3 - For simple and short we consent:
a - Calling the wing which is the main best deity of the four pillars is the best deity.
b - Specially in this part the day wing is considered like 1 wing-legs of Equal-Rober.
c - If the wing or leg belongs to the element of which deity (in the ten deities) then it is considered the wing or leg of that deity (element).
d - The minor hidden wing and the leg which containes it are not calculated the wing-legs of that deity (element), but the deity (element) of this minor hidden wing is still considered having in the four pillars.

Example:
If Wood is the element of Kieu-An which belongs to the ten deities then Giap, At, Dan and Mao are called the Kieu-An wing-legs or 4 wing-legs of Kieu-An.
If in the four pillars only exists Giap or At to hide in the legs which are Thin, Mui or Hoi then Giap or At is only called the minor hidden wing of Kieu-An, so Giap, At and the legs which are Thin, Mui or Hoi are not called the Kieu-An wing-legs, but in this four pillars still exist the Kieu and An deities or the Kieu-An (Wood) element.
e – In the elements of the bad deity, the element which has the greatest strong point in the central region is called the bad deity no.1.
f – In the elements of the good and best deities, the element which has the greatest strong point in the central region is called the fine deity no.1.
g - If the strong points in the central region of the wings or legs are smaller than 6sp then these wings or legs which are considered are weak in the central region.

4 – Determining the best deity when the Body is strong

Form 1: In the four pillars does not exist Kieu-An
The first best deity has to be...(looking at the supposition no. 44/ in chapter 14).

(44/ - If the strong Body that in the four pillars does not exist Kieu-An then the first best deity has to be Money, then Thuc-Thuong (if there is not Money) and finally Quan-Sat (if there are not Money and Thuc-Thuong).)

Form 2 : Many Kieu-An in the four pillars

Many Kieu-An only when:
a – In the four pillars exist at least 3 Kieu-An wing-legs.
b – In the four pillars only exist 2 Kieu-An wing-legs but there are at least 1 in these 2 wing-legs having the strong point in the central region from 6sp and over.
c – The month leg is Kieu-An that it is the Perk or Peak state at the month command having over 6sp in the central region.
The first best deity has to be... (looking at the supposition no. 45/ in chapter 14).

(45/ - If the strong Body that many Kieu-An then the first deity has to be Money (many Kieu-An can deflate all Quan-Sat to generate for the Body, so Quan-Sat becomes the bad deity while Money has the ability to dominate Kieu-An and decrease the strong Body), then Thuc-Thuong and finally Quan-Sat.)

Form 3: Enough Kieu-An in the four pillars

Enough Kieu-An only when:
a - In the four pillars only exist 2 Kieu-An wing-legs and their strong points in the central region are less than 6sp.
b - In the four pillars only exists the month leg which is Kieu-An and it is the Perk or Peak state at the month command having 6sp in the central region.
The first best deity has to be ... (looking at the suppositions no. 46/ and 47/ in chapter 14).

(46/ - If strong Body that enough Kieu-An and Thuc-Thuong is not many then the first best deity has to be Thuc-Thuong (because the ability of Quan-Sat which dominates the strong Body is good but it is only equivalent with the ability that Kieu-An which deflates Quan-Sat to generate for the strong Body is bad), then Money and finally Quan-Sat.
47/ – If the strong Body that enough Kieu-An, Thuc-Thuong is not many that Quan-Sat combines with the Day-Master then the first best deity can still be Quan-Sat.)

VULONG
08-01-11, 19:58
Mẫu 4 : Kiêu ấn ít trong tứ trụ

Kiêu ấn ít là trong tứ trụ chỉ có 1 can hay 1 chi của kiêu ấn hoặc chỉ có các can tạp khí của kiêu ấn.
a – Nếu thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh, sau mới là đến quan sát và sau cùng mới là thực thương.
b- Nếu Thực thương đủ, ít hay không có trong tứ trụ thì :
Dụng thần đầu tiên phải là..... xem các giả thiết từ 48/ đến 60m/ ở chương 14.

(48/20 - Thân vượng nhưng điểm vượng vùng tâm của nó chỉ lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là quan sát (hay tài tinh ?) từ 1đv đến 1,5đv mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, nếu Nhật can ở tử, mộ hay tuyệt ở lệnh tháng còn bị can hay chi của quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương.
49/ - Nếu Thân chỉ lớn hơn tài tinh hay quan sát là hỷ dụng thần số 1 từ 1đv đến 2,5đv, mà kiêu ấn ít, thực thương chỉ là các can tàng phụ trong tứ trụ và Nhật can thất lệnh mà bị quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp, thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương.
50/ - Nếu Thân vượng là kỵ thần 1 có ít nhất 3 can chi còn tài tinh là hỷ thần số 1 thì khi kiêu ấn, quan sát và thực thương ít, dụng thần đầu tiên phải là thực thương, bởì vì thực thương có thể xì hơi Thân để sinh cho tài tinh, mục đích để tránh sự thương tổn do hai hành này xung khắc nhau (nó thường được gọi là dụng thần hòa giải hay thông quan), trừ khi Thân vượng và tài tinh tương đương với nhau thì không thể lấy thực thương làm dụng thần bởi vì khi đó tài tinh sẽ vượng hơn còn Thân sẽ trở thành nhược.
51/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.
52/17 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp và quan sát cùng có 3 can chi nhưng tỷ kiếp nắm lệnh (nếu quan sát có 4 can chi thì Thân phải có ít nhất 5đv nhiều hơn quan sát) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.
53/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có nhiều nhất 3 can chi (trừ giả thiết 53a/207) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.
53a/209 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có 3 can chi nhưng nhật can và tất cả can chi của tỷ kiếp đều bị khắc gần và trực tiếp bởi quan sát và Thân không lớn hơn quan sát 5đv thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau tới tài tinh và cuối cùng mới tới quan sát.
54/86 - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương không nhiều mà quan sát có ít nhất 4 can chi và Thân không có 2,5đv nhiều hơn quan sát là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (bởi vì quan sát là quá mạnh không cần phải thêm, còn thực thương là quá yếu thành vô dụng so với quan sát), sau mới là thực thương và cuối cùng mới là quan sát.
55/43 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, quan sát có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn tỷ kiếp có nhiều nhất 3 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau mới là tài tinh và cuối cùng mới là quan sát.
56/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát và Thân đều có 3 can chi nhưng cả hai đều không nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn quan sát là kỵ 1 ít nhất 5đv (?)
57/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có 4 can chi, còn quan sát có 3 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là tài tinh hay quan sát ít nhất 5đv), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.
58/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát có 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân có 5 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh ?
59/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là tài tinh, sau đó mới là quan sát, cuối cùng mới là thực thương.
60/ - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương nhiều, ít hay không có mà quan sát có ít nhất 4 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (thực thương là vô dụng bởi vì quan sát quá vượng), sau đó mới là thực thương, cuối cùng mới là quan sát.

2 –Xác định dụng thần khi Thân nhược
Nếu Thân nhược thì dụng thần đầu tiên phải là.... xem các giả thiết 42/ và 43/ trong chương 14.

(42/ - Nếu Thân nhược mà quan sát hay thực thương là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (bởi vì kiêu ấn có khả năng xì hơi quan sát để sinh cho Thân và chế ngự thực thương), sau mới đến tỷ kiếp. Nếu trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp thì dụng thần thứ 3 phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều).
43/ - Nếu Thân nhược mà tài tinh là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp (bởi vì tỷ kiếp có khả năng chế ngự tài tinh và giúp đỡ Thân nhược), sau mới đến kiêu ấn (vì nó có khả năng làm hao tổn tài tinh và sinh cho Thân). Nếu trong tứ trụ không có tỷ kiếp và kiêu ấn thì dụng thần phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều).)

VULONG
08-01-11, 19:59
Form 4: Few Kieu-An in the four pillars

Few Kieu-An, it means in the four pillars only exists 1 wing or 1 leg of Kieu-An or there are only the bye hidden wings of Kieu-An.
a – If many Thuc-Thuong then the first best deity has to be Money, then it is newly Quan-Sat, finally it is newly Thuc-Thuong.
b – If Thuc-Thuong is enough, few or not in the four pillars then:
The first best deity has to be ..... (looking at the suppositions from no. 48/ to 60m/ in chapter 14).

(48/20 – The strong Body but its strong point in the central region is only from 1sp to 1.5sp more than the strong point of Quan-Sat (or Money ?) which is the fine deity no.1 that few Kieu-An and Thuc-Thuong is not many, if the Day Wing which is DE at the month command is ruined near or direct by the wing or leg of Quan-Sat which is with command then the first best deity has to be Thuc-Thuong.
49/- If the strong Body is only maximum 2.5sp more than Money (or Quan-Sat) which is the fine deity no.1 that few Kieu-An, Thuc-Thuong only has the minor hidden wings and the Day-Wing which is without command is ruined near or direct by Quan-Sat which is with command then the first best deity has to be Thuc-Thuong.
50/ - If the Body which is the bad deity no.1 has at least 3 wing-legs, Money is the fine deity no.1 when few Kieu-An, Thuc-Thuong and Quan-Sat then the first best deity has to be Thuc-Thuong because the Thuc-Thuong has the ability to deflate the Body to generate for Money, the purpose to avoid injuries by these two elements which struggle each other (it is usually called the conciliatory best deity), except when the strong Body and Money are equivalent each other, then the first best deity can not be Thuc-Thuong because Money will be stronger while the Body will become weak.
51/ - If the strong Body, few Kieu-An that Thuc-Thuong is not many then the first best deity usually has to be Quan-Sat, then Thuc-Thuong (if there is not Quan-Sat) and finally Money (if there are not Quan-Sat and Thuc-Thuong).
52/17 - If strong Body that few Kieu-An, Thuc-Thuong is not many, Equal- Rober and Quan-Sat have the same 3 wing-legs but Equal-Rober holds command (if Quan-Sat has 4 wing-legs then the Body has to have at least 5sp more than Quan-Sat) then the first best deity has to be Quan-Sat, then Thuc-Thuong and finally Money.
53/ - If strong Body that few Kieu-An, Thuc-Thuong is not many and Equal-Rober has at least 3 wing-legs (except the supposition no.53a/207) and holds command while Quan-Sat has maximum 3 wing-legs then the first best deity has
to be Quan-Sat, then Thuc-Thuong and finally Money.
53a/209 - If strong Body that few Kieu-An, Thuc-Thuong is not many and Equal-Rober has at least 3 wing-legs and holds command, while Quan-Sat has 3 wing-legs but the Day Wing and all wing-legs of Equal-Rober are ruined near or direct by Quan-Sat and the Body has not 5sp more than Quan-Sat then the first best deity has to be Thuc-Thuong, then Money and fìnally Quan-Sat.
54/86- If the strong Body, Kieu-An and Thuc-Thuong are not many while Quan-Sat has at least 4 wing-legs that the Body does not have 2.5sp more than Quan-Sat which is the bad deity no.1 then the first best deity has to be Money (because Quan-Sat is too strong, it need not be added while Thuc-Thuong which was too weak compares with Quan-Sat, so it becomes useless), then Thuc-Thuong and finally Quan-Sat.
55/43 - If strong Body that few Kieu-An, Thuc-Thuong is not many, Quan-Sat has at least 3 wing-legs and holds command while Equal-Rober has max 3 wing-legs then the first best deity has to be Thuc-Thuong, then Money and finally Quan-Sat.
56/ - If the strong Body that few Kieu-An, Thuc-Thuong is not many, Equal-Rober and Quan-Sat has the same 3 wing-legs but both do not hold command then the first best deity has to be Quan-Sat only when the Body has 5sp more than Quan-Sat which is the bad deity no.1 (?).
57/ - If strong Body, few Kieu-An, Thuc-Thuong is not many and Equal-Rober has 4 wing-legs while Quan-Sat has 3 wing-legs and holds command then the first best deity has to be Thuc-Thuong (it is Quan-Sat only when the Body has 5sp more than the fine deity no.1 which is Money or Quan-Sat), then Money and finally Quan-Sat.
58/ - If the strong Body that few Kieu-An, Thuc-Thuong is not many, Quan-Sat has 3 wing-legs and holds command while the Body has 5 wing-legs then the first best deity has to be Quan-Sat, then Thuc-Thuong and finally Money (?).
59/ - If the strong Body that few Kieu-An and many Thuc-Thuong then the first best deity usually has to be Money, then Quan-Sat and finally Thuc-Thuong.
60/ – If the strong Body that few Kieu-An, many, Quan-Sat has at least 4 wing-legs and holds command then the first best deity has to be Money (Thuc-Thuong is useless because Quan-Sat is too strong), then Thuc-Thuong and finally Quan-Sat.)

5 – Determining the best deity when the Body is weak

If the weak Body then the first best deity has to be...(looking at the suppositions no. 42/ and 43/ in chapter 14).

(42/ - If the weak Body that Quan-Sat or Thuc-Thuong is the bad deity no.1 then the first best deity has to be Kieu-An (because it has the ability to deflate Quan-Sat to generate for the Body and dominates Thuc-Thuong) and then Equal-Rober. If in the four pillars does not exist Kieu-An and Equal-Rober (including their minor hidden wings) then the third best deity has to be Thuc-Thuong (if Thuc-Thuong is not many or it is not the bad deity no.1) or Money (if Thuc-Thuong is the bad deity no.1 or it is many).
43/ - If the weak Body that Money is the bad deity no.1 then the first deity has to be Equal-Rober (because Equal-Rober has the ability to dominate Money and help the Body) and then Kieu-An (because it has the ability to decrease Money and generate for the Body). If in the four pillars does not exist Equal-Rober and Kieu-An then the third best deity has to be Thuc-Thuong (if Thuc-Thuong is not many or it is not the bad deity no.1) or Quan-Sat (if Thuc-Thuong is the bad deity no.1 or it is many).)

VULONG
08-01-11, 20:03
II - Dụng thần hòa giải

Khi 2 hành trong tứ trụ có thế lực mạnh ngang nhau, nếu chúng tương tranh với nhau, thì cả 2 hành này dễ bị tổn thương. Do vậy ta phải chọn 1 hành khác để hòa giải 2 hành này, mục đích có thể tránh được sự tổn thương do chúng tương tranh với nhau. Hành này được gọi là hành làm dụng thần hòa giải.

Ví dụ 1 : Về ngũ hành
Kim và Mộc đều có thế lực mạnh tương tranh với nhau, khi đó chúng rất cần có Thủy để hóa giải sự tương tranh này bởi vì Thủy có thể xì hơi Kim để sinh cho Mộc. Nó nghĩa là Kim không còn khắc được Mộc mà nó phải sinh cho Thủy, vì vậy Thủy thêm vượng sinh cho Mộc. Điều này chỉ xẩy ra khi Thủy không quá yếu và không quá vượng bởi vì nếu nó quá yếu thì nó không có khả năng xì hơi Kim và sinh cho Mộc, còn nếu nó quá vượng thì nó sẽ xì hơi Kim quá mạnh có thể làm cho Kim suy yếu cùng kiệt cũng như nó sẽ sinh cho Mộc quá nhiều làm Mộc quá vượng. Như vậy nó đã làm cho Kim và Mộc bị thay đổi quá nhiều dễ dẫn tới kim và Mộc đều bị thương tổn.

Ví dụ 2 : Về thập thần
Nếu Thân vượng, quan sát cũng vượng mà có ấn tinh không quá vượng hay quá nhược để xì hơi quan sát sinh cho Thân thì chúng sẽ không còn xung đột với nhau, nên chúng không bị thương tổn, như thế mới được lộc trọng quyền cao.

Chú ý : Thực thương chỉ có tác dụng như dụng thần hòa giải khi Thân quá vượng cần có thực thương để xì hơi Thân sinh cho tài tinh, vì vậy tài tinh không bị thương tổn (tức là không bị phá tài hay phá sản) mà trái lại tài càng thêm vượng (tức là phát tài). Bởi vì nếu Thân vượng nhưng Thân và tài tinh có thế lực ngang nhau, nếu lấy thực thương để xì hơi Thân và sinh cho tài tinh thì Thân sẽ trở thành nhược còn tài tinh sẽ trở thành vượng, Thân không thắng được tài tinh dễ bị phá tài. Do vậy thực thương ở đây không có tác dụng như dụng thần hòa giải.
Nếu trong tứ trụ không có các dụng thần hòa giải này thì chúng ta tự tạo ra trong thực tế như : Tên gọi, phương để sống, nghề nghiệp, quần áo..... có hành của dụng thần hòa giải đó.

III - Dụng thần điều hòa

Một người được sinh ra vào mùa đông thì tứ trụ của người này cần phải có Hỏa để làm cho tứ trụ không bị lạnh, nhưng Hỏa không lên có quá nhiều nó chỉ cần có đủ để sưởi ấm cho tứ trụ (điều này chỉ đúng cho những người được sinh ra và sống ở bắc bán cầu có 4 mùa rõ rệt bởi vì lý thuyết của môn tứ trụ này được đưa ra cũng như các thực nghiệm của nó mới chỉ được áp dụng cho những người ở vùng này). Những người được sinh ra vào mùa hè thì ngược lại, còn mùa xuân và mùa thu có nhiệt độ thích hợp, vì vậy không cần tới dụng thần điều hòa. Bởi vì trong Tử Bình người ta lấy Hỏa để đại diện cho lửa, phương nam và nóng, còn Thủy để đại diện cho nước, phương bắc và lạnh..... Các can chi và các cách dùng để điều hòa nhiệt độ này được gọi là dụng thần điều hòa.

Nếu trong tứ trụ không có hay có dụng thần điều hòa nhưng nó quá yếu thì người ta thường dùng lửa, máy điều hòa nhiệt độ, quần áo, nước, mầu sắc,....., nhất là đặt tên có hành của dụng thần hòa giải và chọn phương bắc hay phương nam để sống, nhằm mục đích để bổ cứu cho dụng thần điều hòa.

Ví dụ :
Một người được sinh ra vào mùa đông trong các tháng Tý, Hợi hay Sửu thì trong tứ trụ cần có 1 hay vài can chi là Bính, Đinh, Tị hay Ngọ tùy theo trong tứ trụ có nhiều hay ít các can chi là Nhâm, Quý, Tý hay Hợi cũng như chúng được lệnh hay không được lệnh, nếu Thủy quá mạnh mà Hỏa quá yếu thì chúng ta mới phải sử dụng các yếu tố bên ngoài như đã nói ở trên để bổ cứu.

Ngoài ra, nếu Thủy vượng trong tứ trụ (như đươc sinh vào mùa đông, trong tứ trụ có nhiều can chi Thủy, hay có Thủy cục mạnh) thì có thể dùng Mộc làm dụng thần điều hòa bởi vì Mộc có khả năng xì hơi Thủy để sinh cho Hỏa (tức là làm giảm độ vượng của Thủy, nó cũng có nghĩa là làm giảm lạnh), vì vậy nếu gặp được các đại vận Giáp, Ất, , Dần, Mão, Thìn (vì nó thuộc mùa xuân), Bính, Đinh Tị, Ngọ, Mùi (vì nó thuộc mùa hạ) thì chúng có khả năng làm dụng thần điều hòa cho tứ trụ. Nhất là những người sinh vào ngày Quý Dậu, tức là ngày Kim Thần. Thân (Thủy) là vượng, vì vậy khi gặp các vận Hỏa hay đi về phương nam là phương có Hỏa mạnh để sống thì những người này thường sẽ đúng với câu “Kim thần nhập Hỏa phú quý sẽ vang xa).

Trong 3 loại dụng thần ở trên thì dụng thần sinh phù và chế ngự là quan trọng nhất, sau mới đến dụng thần hòa giải, cuối cùng mới đến dụng thần điều hòa.

(Tiếp theo là cách xác định dụng thần của ngoại cách.)

VULONG
08-01-11, 20:07
II – The conciliatory best deity

The power of 2 elements in the four pillars are equivalent each other, if they struggle each other then both these elements are easily injured. Therefore we must choose another element which conciliates these two elements, the purpose can avoid injuries because they struggle each other. This element is called the element making the conciliatory best deity.

Example 1: With the five elements
Metal and Wood are the same strong to struggle each other, then they very need to have Water to prevent this struggle because Water can deflate Metal to generate for Wood. It mains Metal can not ruin Wood that it has to generate for Water and Water is stronger to generate for Wood. This thing will only happen when Water is not too weak or too strong because if it is too weak then it does not have the ability to deflate Metal to generate for Wood, while if it is too strong then Metal is deflated too strong by Water (i.e. Metal has to generate too much for Water, so it will be weakened extreme as well as Water generates too much for Wood, so Wood will be too strong). So it makes Metal and Wood are changed too much easily leading to both Metal and Wood being injured.

Example 2: With the ten deities
If the strong Body and Quan-Sat is also strong that there is Kieu-An which is not too strong or too weak to deflate Quan-Sat to generate for the Body then they do not conflict each other anymore, so they are not injured, like that this person newly has much perk and high-ranking mandarin.

Note: Thuc-Thuong only has influence like the conciliatory best deity when the too strong Body need to have Thuc-Thuong to deflate the Body to generate for Money, so Money is not injured (i.e. not to bankrupt or to fail about asset) that conversely Money adds stronger (i.e. becoming wealthy). Because if the strong Body but power of the Body and Money are equal each other, we use Thuc-Thuong to deflate the Body to generate for Money then the Body will become weak while Money will be stronger. The Body will not be stronger than (win) Money, so this person is easily failed about asset or bankruptcy. Therefore here Thuc-Thuong does not have influence like the conciliatory best deity.
If these conciliatory best deities do not exist in the four pillars then we can create in fact as: Name, direction to live, career, clothes ..... have the element of that conciliatory best deity.

III – The temp-conditioned best deity

A person is born in winter then this person’s four pillars very need to have Fire to make for the four pillars is not cold. But Fire need not to have too many, it needs just enough to make warm for the four pillars (this is only true for the persons who are born and live in northern hemisphere having 4 distinct seasons because theory of this four pillars subject was given as well as the experience of it only newly being applyed to people in this region). It is contrary with the persons who are born in summer while spring and autumn have apposite temperature, so it does not need the temp-conditioned best deity. Because in the four pillars subject, they takes out Water to represent water, the north, cold... , while Fire represents fire, the south, hot.... These wing-legs and the ways using for temp-conditioned are called the temp-conditioned best deities.
If in the four pillars does not exist or exists the temp-conditioned best deity but it is too weak then they usually use fire, air-conditioned, clothes, water, colour,...., especially the name has the similar element with the element of the temp-conditioned best deity and chosing the (north or south) direction to live, the purpose to help for the temp-conditioned best deity.

Example :
A person is born in the month which is Hoi, Ty or Suu in winter then this person’s four pillars very need to have some wing-legs as Binh, Dinh, Ti or Ngo depending on the four pillars which has many or less of the wing-legs of Nham, Quy, Ty or Hoi as well as they are with or without command, if Water is too strong while Fire is too weak then we newly have to use factors like said above to help.
Besides if strong Water is in the f-p (as being born in winter, in the four pillars exist many Water wing-legs or Water-Clot which is too strong...) then we can use Wood to make the temp-conditioned best deity because Wood has the ability to deflate Water to generate for Fire (i.e. making decrease the power of Water, it also has the meaning to decrease cold), so if meeting the Giap, At, Dan, Mao, Thin (because they belong to spring), Binh, Dinh, Ti, Ngo and Mui (because they belong to summer) major cycles then they have the ability making the temp- conditioned best deities for the four pillars. Especially the persons who are born in the Quy Dau days which are the Metal Deity day or the Body (Water) is strong when meeting the Fire major cycles or going to the south which has strong Fire, these persons usually are true with the sentence: “Metal Deity meeting Fire power and wealthy overpowers frontier".

In the 3 kinds of the best deities above, the generating and dominating best deity is the most important, then the conciliatory best deity and finally the temp-conditioned best deity.

VULONG
10-01-11, 00:12
Tôi định trích tiếp phần "Cách xác định dụng thần của ngoại cách" nhưng thấy không cần thiết vì nói chung phần này tham khảo chủ yếu sách của cụ Thiệu , của cao thủ Oak-HN và thêm một vài phát hiện mới của tôi về một vài điều kiện ngoại cách không bị phá cũng như bổ xung thêm "Cách Lưỡng Vượng" cho "Cách Độc Vượng" và "Cách bị ép buộc" cho "Cách Tòng Vượng".

Hy vọng các hội viên mới nhập môn Tử Bình nói riêng và mọi người nói chung nhanh chóng nắm được "Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và Dụng thần" này và cùng tôi nghiên cứu tiếp cho phương pháp này nhanh chóng được chính xác, hoàn thiện.

Tôi sẵng trả lời mọi câu hỏi xây dựng về phương pháp này.

TanLen73
10-01-11, 19:39
Chào anh VuLong
Tôi thấy phương pháp xác định dụng thần, thân vượng nhược của anh rất hay và nó giúp cho người học định lượng được sự mạnh yếu của mỗi hành . Hy vọng tôi sẽ mua được quyển sách của anh. Không biết mua ở đâu nữa anh nhỉ?
cũng mong anh tiếp tục bài viết về ngoại cách.
Kính anh

VULONG
11-01-11, 07:30
Đây là Lời Nói Đầu của cuốn sách (trước tôi cứ nghĩ đã đưa lên đây rồi nhưng hôm nay kiểm tra lại không phải)

Giải mã tứ trụ
Lời nói đầu
Những ai đọc qua quyển Kinh Thánh đều nhận thấy rằng đây là quyển sách cổ duy nhất trên thế giới nói đến sự hình thành Trái Đất như thế nào (còn tất cả các cuốn sách cổ khác chỉ đề cập tới những sự kiện khi đã có trái đất và con người). Sau đó cuốn sách mới nói đến sự phát triển của nó qua các thời kỳ kiến tạo địa chất, rồi xuất hiện thực, động vật …và con người. Cuối cùng cuốn sách mới nói đến sự phát triển của lịch sử loài người qua các mốc quan trọng là có bao nhiêu cường quốc sẽ xuất hiện trước khi trái đất bị hủy diệt bởi sự va chạm của thiên thạch với trái đất
Vậy thì cách đây ba bốn nghìn năm ai lại có thể hiểu biết về vũ trụ để dự đoán vận mệnh trái đất của chúng ta chính xác đến như vậy khi mà con người sống trong thời kỳ đó chỉ là những người "Cởi trần đóng khố"? Nếu không phải là Đức Chúa Trời người đã sáng tạo ra con người và vạn vận thì chỉ có một câu trả lời duy nhất cho nghi vấn này là một số người của một nền văn minh bên ngoài trái đất (hay họ chính là các sứ giả của đức chúa trời) đã viếng thăm và gửi tặng chúng ta cuốn Kinh Thánh. Và dĩ nhiên những người "Cởi trần đóng khố" diễn đạt lại các tri thức của họ vào cuốn Kinh Thánh đã không thể tránh được những sai sót. Đó có thể là lý do để giải thích tại sao có sự kiện Galile bị đưa nên giàn lửa thiêu (?).

Dựa vào nền tảng kiến thức hay học thuyết nào mà những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất có thể dự đoán vận mệnh trái đất chúng ta chính xác đến như vậy ? Chắc chắn là phải có, chúng ta tạm gọi nó là Thuyết Vũ Trụ Rộng để dự đoán vận mệnh của các vật thể lớn như các hành tinh, thiên thể, thiên hà hay vũ trụ chẳng hạn. Đó là câu hỏi mà đến nay vẫn chưa có ai giải đáp được. Ngoài cuốn sách này họ còn gửi tặng chúng ta rất nhiều cái khác nữa, đó chính là các hiện vật rải rác khắp mọi nơi trên trái đất mà đến nay chúng ta vẫn không thể xác định được nguồn gốc của chúng. Một trong các hiện vật quan trọng đó là bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý cùng với học thuyết Ngũ Hành và Âm Dương mà ngày nay nó được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong các ứng dụng đó là dự đoán vận mệnh của con người. Qua đó con người có thể biết trước được nhiều cái để chủ động phòng tránh các điều xấu như tai nạn, ốm đau, phá tài, bại quan, chết trẻ… và đón nhận những cái tốt như phát tài, phát quan …

Người Trung Quốc cổ đại đã dùng bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý để làm lịch xác định giờ, ngày, tháng, năm trong sinh hoạt hàng ngày. Lịch đó được gọi là lịch Can Chi. Không biết người ta đã sử dụng lịch can chi này vào dự đoán vận mệnh cho con người từ bao giờ ? Chỉ biết rằng trải qua mấy nghìn năm nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm, đến nay chúng ta đã có rất nhiều bộ môn khác nhau để dự đoán vận mệnh con người, mà gốc của nó vẫn dựa vào học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý. Trong đó chỉ có môn Tứ Trụ, nó dựa vào 4 thông tin là ngày, tháng, năm sinh và giờ sinh của người đó là không biến dạng và nó sử dụng chính các từ gốc có từ khi nó xuất hiện trên trái đất của chúng ta. Các từ gốc như tổ hợp can chi Giáp Tý đã tìm thấy cách đây 3 nghìn 6 trăm năm, vào thời nhà Ân, nhà Thương (Trung Quốc).

Bình thường một người có thầy dậy sau 3 đến 5 năm mới có thể nắm được môn Tứ Trụ để dự đoán được vận mệnh của con người. Đó là một điều khó khăn cho đa số người muốn biết nhưng không có điều kiện. Phải chăng môn dự đoán theo Tứ Trụ là Thuyết Vũ Trụ Hẹp để dự đoán vận mệnh của con người và các vật thể nhỏ bé ?

Để giải quyết khó khăn này, tôi đã tìm ra được một phương pháp hoàn toàn mới để tính các điểm hạn đã gây ra tai họa và nó được gọi là Phương Pháp Tính Điểm Tai Họa. Tôi đã cố gắng tìm một cách ngắn nhất và đơn giản nhất để đưa bạn đọc từ không biết gì về môn này có thể chỉ sau khoảng 7 tuần tới 7 tháng là nhiều nhất, bạn đọc sẽ hiểu được các phần cơ bản của phương pháp dự đoán này. Phương pháp dự đoán của tôi chỉ nhằm xác định năm nào mình có hạn, hạn nặng đến đâu và hạn về cái gì (tai nạn, ốm đau, bại quan, lao tù hay phá sản....), để biết trước mà phòng tránh. Rất nhiều người đến giờ vẫn còn nghĩ rằng hạn không thể phòng tránh được, nên cho rằng biết trước làm gì cho càng thêm lo sợ. Đó là một sai lầm cần phải loại bỏ. Còn các lĩnh vực dự đoán vận mệnh khác của môn Tứ Trụ chỉ giới thiệu qua (như phát tài, phát quan...).
Tôi chỉ là người đầu tiên tìm ra phương pháp dự đoán này, nhưng để hoàn thiện nó cần phải có nhiều thời gian và sự đóng góp của nhiều người trên thế giới. Mục đích chính của tôi khi viết cuốn sách này là muốn bạn đọc tự dự đoán được các hạn của chính mình, sau đó tôi mong muốn bạn đọc tham gia với tôi vào công cuộc giải cứu các hạn đó. Trọng tâm của cuốn sách này là giải cứu các hạn đe dọa tính mạng của con người, đó mới là điều quan trọng nhất mà cuốn sách này mong muốn. Chỉ có như vậy thì con người mới kéo dài được tuổi thọ, dần dần chúng ta chỉ có thể phải đầu hàng bởi cái chết do sự lão hóa mà thôi. Đến lúc đó muốn tăng tuổi thọ hơn nữa lại thuộc về các nhà Sinh Học, họ phải tìm cách chống được sự lão hóa.

Để hoàn thành cuốn sách này, tôi vô cùng cảm ơn các bạn Nguyễn Đắc Dũng, Nguyễn thị Nở, Nguyễn Quang Du, Nguyễn thị Liên,….. cũng như các bút danh của Đinh Văn Tân, Hoa Cái, Minh Quang-mz trên trang web tuvilyso.net của người Việt Nam đã tìm kiếm và sưu tầm rất nhiều ví dụ quan trọng và qua các ví dụ này tôi đã tìm thấy nhiều quy tắc để tính các điểm hạn. Các quy này chính là các chìa khóa để giải mã các Tứ Trụ. Để tiến đến có được một bộ chìa khóa hay có chiếc chìa khóa vạn năng giải được 52 vạn tứ trụ của con người thì theo tôi nghĩ cần tới vài triệu người cùng nghiên cứu ít nhất trong một vài năm.

Sau một năm tôi vừa tự học tiếng Anh và vừa tự dịch hầu như tất cả cuốn sách này và có sự giúp đỡ của con gái tôi mới bắt đầu học lớp 11 tại Đức, vì vậy mong bạn đọc coi đây chỉ là bản dịch tạm thời trước khi có bản dịch chính thức. Tôi hy vọng trong thời gian tới tôi sẽ tìm được một thông dịch viên từ tiếng Việt sang tiếng Anh có đủ trình độ hiểu biết về môn Tứ Trụ này.

(Các nhà xuất bản của các nước trên thế giới muốn mua bản quyền cuốn sách này cho riêng nước mình hay những cá nhân nào - với tất cả các nước trên thế giới - muốn mua cuốn sách này hãy liên hệ với tôi qua E-Mail : vulongpublisher@yahoo.de (cá nhân mua sách phải mất tiền vận chuyển bưu điện)).

Hà Nội - Berlin, mùa Thu 2010
Vu Long
__________________

VULONG
11-01-11, 07:36
Foreword

Anyone who has read the Bible must have realized that it is a unique ancient book which describes how the Earth was created. All other ancient books only mention those events which took place afterwards, i.e. when the Earth and human beings had already come into existence. The Biblethen explains the development of the Earth through the ages of the geological tectonics of the continents, then the appearance of vegetation, of animals and human beings. Ultimately, it describes the history of mankind through the significant milestones of how many powers will arisbefore the Earth will be destroyed through the collision with a meteorite.

At that time, i.e. three or four thousand years ago, who could understand about the universe to predict the destiny of the Earth so exactly when our people who lived in that period were only people "Toplessness and wearing dhoti"? If that was not God who created human beings and everythings then the only possible answer is: Some intellectuals from a civilization outside our Earth (or they were the very messengers of God) had visited the Earth and given us the Bible. And of course people "Toplessness and wearing dhoti" who reworded their knowledges into the Bible were unable to avoid errors. That could be reason to interpret why had the event of Galileo who was put on the fire of the pyre (?).

On the basis of what knowledge or theory were these people from a civilization outside our Earth able to predict the destiny of the Earth so exactly?It was sure to have, and we can temporarily call it the Wide Universe Theory to predict the destiny of the large objects as the planets, the heavenly bodies, the galaxies or the Universe. That was a question that until now nobody could answer.

Beside the Bible, these people also gave us many other things. Those are objects that have been found in various areas of the Earth and the origin of which we have not yet been able to determine. One of those objects is the yin (negative) input tableof Giap Ty Sexagenarytogether with the Yin (negative) Yang (positive) and Five Elements Theories.Today, they are applied in various fields, one of which is the prediction of the destiny of human beings. Thanks to this theory, people can foresee what is going to happen in their lifes, so that somebody who wants to be master of his life can try to avoid bad things like accidents, sickness, bankruptcy, losing mandarin, the young death...and to get the good things like wealth and promotion.
People in ancient China used the Giap Ty Sexagenary’s yin input table as the official calendar to determine the hour, date, month and year of everything they did in daily life. That calendar was called the “Wing Leg Calendar”. Neither know ever since, did people use this calendar to predict the destiny of human being? It is only known that after some thousands of years of research and experience based on observation in reality, until now, we have had many different subjects to predict human being’s destiny that their origins are based still on the Yin Yang and Five Elements Theories together with the Giap Ty Sexagenary's yin input table. Among them there is only the four pillars subject which is based on 4 information : Hour, day, month and year of a person’s birth to be notdeformed. This subject has used exactly original words which have appeared on our Earth some thousands of years ago. Some of these words are the combination of the Wing Leg Calendar like Giap Ty which was found3600 years ago at the time of the An and Thuong dynasty in China.

Usually, with the help of a tutor, a person needs between 3 and 5 years to understand the basic rules of the four pillars subject to be able to predict destiny of human beings. That is a difficulty for most of people who desire to know about this subject but are not in a condition to devote so much time for it.Could the four pillars subject be the Narrow Universe Theory to predict destiny of people and all small things.

To solve this difficulty, I have found an entirely new method and it was called the Method of Calculating Disaster Points to calculate the disaster points which cause the disaster. I have tried to find the shortest and simplest way to help the readers with no background on the four pillars to understand the basic rules of this predictive method between 7 weeks to not more than 7 months.

My predictive method only aims to determine which year you will meet a disaster, how serious that disaster will be and what kind of disaster it will be (accident, illness, lawsuits, prison or bankruptcy...), so that you can know in advance to find a way to prevent it. Many people still think that misfortune cannot be avoided, so there is no need to foresee it, because that knowledge will only scare and worry them. That, however, is wrong thinking. Other prediction fields of the four pillars subject such as when one will become wealthy or be promoted… , I am just going to introduce briefly.

I am only the first person who have found this predictive method, to perfect it, however, it requires more time and contributions of many people all over the world. My main purpose in writing this book is to help the readers self-predicting disasters in your own lifes. Then I desire the readers to participate with me in the task of preventing these disasters. The main aim of this book is to prevent disasters which threaten the lifes of human beings. Only that, human beings can prolong their age and gradually we only have to surrender natural death through ravages of old age. And if human beings want to live longer life then, this task belongs to biologists, they must find a way to overcome aging process.

For completing this book, I would like to express my sincere thanks to my friends: Nguyen Dac Dung, Nguyen Thi No, Nguyen Quang Du, Nguyen Thi Lien… also as pseudonyms of Dinh Van Tan, Hoa Cai, Ming Quang-cz... in the Vietnamese web tuvilyso.net, who have searched and collected many important examples and through these cases I have found the rules to calculate the disaster points. These rules themselves are the keys to decode the four pillars. To obtain a set of keys or a master key which can decode the 520,000 four pillars of human being, I think it requires the works of some million people to research together at least for several years.

For about one year, I've learned English by myself and translated most of the book with the aid of my daughter, who has just started her eleventh grade in Germany. So I do hope that the reader may accept it temporarily as an unofficial draft until the official version is released. It is hopeful that in the near future, I can find a Vietnamese-English interpreter who is knowlegible about the four Pillar.

(Publishers of countries in the world want to buy the copyright of this book for your own countries or individuals who are in all countries in the world want to buy this book relating with me over E-Mail: vulongpublisher@yahoo.de , (individuals buy this book having to pay transporting postal)).

Hanoi-Berlin, in Autumn 2010

Vu Long
__________________

VULONG
11-01-11, 07:37
TanLen73 đã viết:
"Chào anh VuLong
Tôi thấy phương pháp xác định dụng thần, thân vượng nhược của anh rất hay và nó giúp cho người học định lượng được sự mạnh yếu của mỗi hành . Hy vọng tôi sẽ mua được quyển sách của anh. Không biết mua ở đâu nữa anh nhỉ?
cũng mong anh tiếp tục bài viết về ngoại cách.
Kính anh"

OK! Tôi sẽ trích tiếp phần cách "Xác định dụng thần của ngoại cách".
(Tôi đã nói mua cuốn sách ở cuối "Lời nói đầu". Bạn cố gắng đợi các "Đại Lý Vỉa Hè" coppi và bán, giá chắc chỉ bằng nửa cuốn của cụ Thiệu là cùng (?)).

VULONG
11-01-11, 08:16
IV - Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt

Nói chung cách xác định dụng thần của các mệnh cục đặc biệt này (thường được gọi là ngoại cách) hoàn toàn ngược với các cách thông thường. Trong các trường hợp của ngoại cách này, dụng thần của chúng là dựa theo thế vượng của các hành trong tứ trụ, nó nghĩa là nếu hành nào vượng nhất thì hành đó chính là dụng thần, còn hành sinh ra nó và hành xì hơi nó (tức là hành được nó sinh cho) là hỷ thần, còn hành khắc nó và bị nó khắc là kỵ thần. Nói chung những người có cách cục đặc biệt này thường không tuân theo cách dự đoán thông thường.

A – Cách độc vượng

Tất cả các Cách Độc Vượng chỉ có thể tồn tại một Can hay một Chi là Tài nhưng nó (Tài) phải là thất lệnh và bị khắc trực tiếp hay gần cũng như nó không bị hợp và bị khắc bởi Tỷ Kiếp (?) (xem ví dụ số 61).

1 – Cách Mộc độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :
a - Nhật can là giáp hay ất.
b – Sinh các tháng dần, mão, hoặc mộc khí nắm lệnh (lệnh tháng hóa thành mộc cục).
c – Trong tứ trụ không có canh, tân, thân, dậu là kim khắc mộc.
d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa mộc hoặc mộc nhiều thế vượng.
Dụng thần của cách này là mộc, hỷ thần là thủy và hỏa, còn kỵ thần là kim và thổ.

Ví dụ : Năm Ất Mùi - tháng Kỷ Mão – ngày Giáp Dần - giờ Ất Hợi.
Nhật can Giáp mộc sinh tháng Mão, địa chi Hợi Mão Mùi tam hợp hóa mộc. Không có canh, tân, thân, dậu. Tuy có Kỷ thổ nhưng hưu tù vô lực, lại bị Giáp mộc khắc. Toàn bộ có 7 mộc và 1 thổ nên đây vẫn là cách mộc độc vượng.

2 – Cách Hỏa độc vượng
a - Nhật can là Bính hay Đinh.
b – Sinh vào các tháng Tỵ, Ngọ, hoặc hỏa khí nắm lệnh.
c – Trong tứ trụ không có Nhâm, Quý, Tý, Hợi là thủy khắc hỏa.
d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa hỏa, hay hỏa, mộc nhiều thế vượng.
Dụng thần của cách này là hỏa, hỷ thần là mộc và thổ, kỵ thần là thủy và kim.

Ví dụ : Năm Giáp Tuất – Bính Dần – ngày Bính Ngọ - Canh Dần.
Nhật can Bính sinh tháng hỏa khí nắm lệnh (tức là chi tháng đã hóa Hỏa). Các chi có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa hỏa. Tuy có canh kim nhưng không gốc, lại bị Bính khắc, nên nó không phá được cách. Do đó tứ trụ này vẫn thuộc cách hỏa độc vượng.

3 – Cách Thổ độc vượng
a - Nhật can là Mậu hay Kỷ.
b – Sinh vào các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, hoặc thổ khí nắm lệnh.
c – Có đầy đủ bốn kho (tức các chi là Thổ) Thìn, Tuất, Sửu và Mùi (ba kho cũng được).
d - Tứ trụ không có Giáp, Ất, Dần, Mão mộc để phá cách.
Dụng thần của cách này là thổ, hỷ là hỏa và kim. Kỵ thần là thủy và mộc.

Ví dụ : Bính Thìn - Mậu Tuất – ngày Kỷ Sửu - Kỷ Tị .
Nhật can Kỷ sinh tháng Tuất, thổ khí nắm lệnh . Ba địa chi thổ một hỏa. Thiên can cũng ba thổ một hỏa, can hỏa sinh cho thổ. Không có mộc phá cách, nên đây là cách thổ độc vượng.

4 – Cách Kim độc vượng
a - Nhật can là Canh hay Tân .
b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh.
c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách.
Dung thần của cách này là kim, hỷ là thổ và thủy. Kỵ thần là hỏa và mộc.

Ví dụ : Canh Thân – Tân Dậu – ngày Tân Tị - Kỷ Sửu.
Nhật can Tân sinh tháng Dậu, kim khí nắm lệnh. Các địa chi Tỵ Dậu Sửu tam hợp hóa kim cục. Có Kỷ thổ sinh cho Kim và Canh, Tân trợ giúp. Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách, nên nó thuộc cách kim độc vượng.

5 – Cách Thủy độc vượng
a - Nhật can là Nhâm hay Quý .
b – Sinh ở các tháng Tý, Hợi, hoặc thủy khí nắm lệnh .
c - Địa chi có tam hội, tam hợp hóa thủy, hoặc thủy rất nhiều, thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Mậu, Kỷ, Thìn,Tuất, Sửu, Mùi thổ khắc thủy.
Dụng thần của cách này là thủy, hỷ là kim và mộc. Kỵ thần là thổ và hỏa.

Ví dụ : Tân Hợi – Canh Tý - ngày Quý Sửu – Nhâm Tý .
Nhật can Quý thủy sinh tháng Tý, thủy khí năm lệnh. Ba địa chi Hợi Tý Sửu tam hội hóa thủy cục. Thiên can Canh, Tân sinh thủy, còn được Nhâm, Quý thủy trợ giúp. Trong mệnh cục không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi phá cách, nên là cách thủy độc vượng.

6 – Cách Lưỡng Vượng (xem ví dụ 215).
(Cách Lưỡng vượng là cách mà thế lực của Kiêu Ấn và Thân phải tương đương với nhau (tương đương ở đây nghĩa là tổng số Can Chi của hai hành này bằng nhau, trong chúng mỗi Lộc hay Kình Dương, hành nắm lệnh hay hành có 5đv lớn hơn được xem như có thêm một Can hay một Chi của hành đó) cũng như Kiêu Ấn phải nắm lệnh và có ít nhất 10 đv lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát, khi đó dụng thần của cách này là Kiêu Ấn, hỷ thần là Quan Sát (?) và Tỷ Kiếp, kỵ thần là Thực Thương và Tài.)

7 – Trường hợp ngoại lệ
Nếu tất cả 4 chi trong tứ trụ hóa thành tam hội cục thì cách Độc vượng không bị phá khi Quan Sát có 20 đv (trong vùng tâm) ít hơn Thân và các Can Chi của Quan Sát là thất lệnh (?).

VULONG
11-01-11, 08:20
IV - The best deity of some special four pillars

General speaking, the way to determine the best deity of these special four pillars (normally called exceptional kinds) is completely contrary with the common ways. In the causes of these exceptional kinds, the best deity is based on the strength of the elements which means that the strongest element in the four pillars is the very best deity, any elements that generates for it (the best deity) and deflates it (i.e. the element was generated by the best deity) are the good deities while the elements which ruin it or are ruined by it are the bad deities. In general, the four pillars of any one who falls in the cases of these exceptional kinds usually the four pillars of that person will not be predicted by the usual way.

A - The dominant kinds

All the dominant kinds can only exist at most one wing or one leg to be Money but it has to be without command and be ruined near or direct as well as it (Money) is not combined and ruined by Equal-Rober(?) (example no. 61)

1 – The dominant Wood-Kind
This kind requires conditions as follows :
a – The day wing is Giap or At.
b – The month of birth is Dan, Mao or Wood-Gas holding command (i.e. the month leg formed Wood-Clot).
c – In the four pillars does not exist Canh, Tan, Than and Dau to break this kind (because they are Metal which ruins Wood).
d – The legs in the four pillars create the Wood-Clot three-union, the Wood-Clot three-convergence or many and strong Wood.
The best deity of this kind is Wood, the good deities are Water and Fire, while the bad deities are Metal and Earth.

Example: The At Mui year – Ky Mao – the Giap Dan day – At Hoi
The day wing was Giap which was born in the Dan month, the legs had the three-union of Hoi Mao Mui to form Wood-Clot. There were not Canh, Tan, Than and Dau. Though there was Ky (Earth), it was weak and it was ruined by the d-p Giap. There were 7 Wood and 1 Earth, so this is still the dominant Wood-Kind.

2 – The dominant Fire-Kind
a – The day wing is Binh or Dinh.
b – The month of birth is Ti, Ngo or Fire-Gas holding command.
c – In the four pillars does not exist Nham, Quy, Ty and Hoi to break this kind (because they are Water which ruins Fire).
d – The legs in the four pillars have the three-union Fire-Clot, the three-convergence Fire-Clot or many and strong Fire.
The best deity of this kind is Fire, the good deities are Wood and Earth while the bad deities are Water and Metal.

Example: Giap Tuat – Binh Dan – the Binh Ngo day – Canh Dan
The day wing which was Binh was born in the Fire-Gas month which held command (i.e. the month leg formed Fire-Clot), the legs had the three-union of Dan Ngo Tuat to form Fire-Clot. Though there was Canh (Metal), it did not have foot (i.e. there was not Than or Dau in the f-p) and it was ruined by the d-p Binh, so it could not break this kind. Therefore this four pillars still belongs to the dominant Fire-Kind.

3 – The dominant Earth-Kind
a – The day wing is Mau or Ky.
b – The month of birth is Thin, Tuat, Suu, Mui or Earth-Gas holding command.
c – In the four pillars exist enough 4 stores (i.e. the legs are Earth) of Thin, Tuat, Suu and Mui (3 stores are also OK).
d – In the four pillars does not exist Giap, At, Dan or Mao to break this kind.
The best deity of this sort is Earth, the good deities are Fire and Metal while the bad deities are Water and Wood.

Example: Binh Thin – Mau Tuat – the Ky Suu day – Ky Ti
The day wing which was Ky was born in the Tuat month which held command, the legs had 3 Earth and 1 Fire. The wings also had 3 Earth and 1 Fire, the Fire wing generated for the Earth wing and there was not Wood to break this kind. Threfore this is the dominant Earth-Kind.

4 – The dominant Metal-Kind
a – The day wing is Canh or Tan.
b – The month of birth is Than, Dau or Metal-Gas holding command.
c – The legs in the four pillars have the three-union Metal-Clot, the three-convergence Metal-Clot or many and strong Metal.
d – In the four pillars does not exist Binh, Dinh, Ti and Ngo to break this kind.
The best deity of this kind is Metal, the good deities are Earth and Water while the bad deities are Fire and Wood.

Example: Canh Than – Tan Dau – the Tan Ti day– Ky Suu
The day wing which was Tan was born in the month Dau, Metal-Gas held command, the legs had the three-union of Ti Dau Suu to form Metal-Clot. There was Ky (Earth) generated for Metal and Canh, Tan helping. In the f-p did not exist Binh, Dinh, Ti and Ngo to break this kind, so it belongs to the dominant Fire-Kind.

5 – The dominant Water-Kind
a – The day wing is Nham or Quy.
b – The month of birth is Ty, Hoi or Water-Gas holding command.
c – The legs in the four pillars have the three-union Water-Clot, the three-convergence Water-Clot or many and strong Water.
d – In the four pillars does not exist Thin, Tuat, Suu and Mui to break this kind.
The best deity of this kind is Water, the good deities are Metal and Wood while the bad deities are Earth and Fire.

Example: Tan Hoi – Canh Ty – the Quy Suu day– Nham Ty
The day wing which was Quy was born in the month Ty, Water-Gas held command, the legs had the three-convergence of Hoi Ty Suu to form Water-Clot. There were Canh and Tan generated for Water and Nham, Quy helping. In the f-p did not exist Mau, Ky, Thin, Tuat, Suu and Mui to break this kind, so it belongs to the dominant Water-Kind.

6 – The both dominant kind (looking at the example no. 215).
(The both dominant kind is the kind that the power of Kieu-An and the Body has to be equivalent each other (equivalence here, i.e. the total of wing-legs of these two elements are equal, among them each Perk or Peak, the element holds command or the element has 5sp greater than being considered as having one wing or one leg more of that element) as well as Kieu-An has to hold command and have at least 10sp greater than Thuc-Thuong, Money and Quan-Sat, then the best deity of this kind has to be Kieu-An, the good deities are Quan-Sat and Equal-Rober, the bad deities are Thuc-Thuong and Money.)

7 – The exceptional case (?):
If all 4 legs in the f-p form the clot three-convergence then the dominant kind is not broken when Quan-Sat has 20sp in the central region less than the Body and the wings of Quan-Sat are without command (?).

VULONG
11-01-11, 08:24
B – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo)

Cách phụ thuộc hoàn toàn ngược với cách độc vượng. Ở đây Thân quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Do vậy Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Nên nó được gọi là cách phụ thuộc.

1 – Cách phụ thuộc tài (theo tài hay tòng tài)
a – Thân nhược, mệnh cục không có ngang vai, kiếp tài và kiêu, ấn sinh phù, trợ giúp.
b - Can chi tài nhiều, vượng, hoặc có thực, thương nhiều xì hơi Thân tái sinh tài.
Dụng thần là tài tinh, hỷ thần là thực thương, còn kỵ thần là quan sát, kiêu ấn và tỷ kiếp.

Ví dụ: Mậu Tuất – Bính Thìn – ngày Ất Mùi – Bính Tuất .
Nhật can Ất mộc, chi toàn thổ, tài vượng. Thiên can có hai Bính xì hơi mộc để tái sinh tài, còn Mậu thổ sinh cho Tài. Trong mệnh cục tuy có Ất mộc nhưng không có khí gốc, vì vậy cách này là cách phụ thuộc tài.

2 – Cách phụ thuộc quan sát
a - Thân nhược và nó không có gốc trong tứ trụ (tức là không có các chi mang hành của Thân).
b - Tứ trụ quan, sát nhiều nhưng không có thực, thương để khắc chế quan, sát.
c – Có hỷ tài để sinh quan, sát.
Dụng thần lấy quan sát, hỷ thần là tài tinh, còn kỵ thần là kiêu ấn, tỷ kiếp và thực thương, trong đó kiêu ấn và tỷ kiếp là xấu nhất.

Ví dụ: Nhâm Tý – Quý Sửu – ngày Bính Tý – Canh Tý .
Nhật Chủ là Bính hỏa, sinh ở tháng Sửu là không được lệnh. Các chi khác đều là Tý thủy, là quan, sát. Thiên can Nhâm, Quý thuộc thủy, Canh kim sinh thủy. Tứ trụ thủy rất vượng, hỏa không có khí gốc, nên là cách theo sát.

3 – Cách phụ thuộc thực thương
a – Thân nhược, chi tháng là thực, thương (hành của thực, thương) của Nhật can. Thực, thương quá vượng trong tứ trụ.
b - Mệnh cục nhất thiết phải có tài thì mới thành cách.
c - Trong mệnh cục có tam hội, tam hợp cục hóa thành thực thần, thương quan.
d – Trong mệnh cục không có quan, sát khắc Nhật can hoặc kiêu, ấn khắc thực, thương.
Dụng thần là thực thương, hỷ thần là tài tinh, kỵ thần là kiêu ấn, quan sát, còn tỷ kiếp là bình thường.

Ví dụ: Mậu Tý – Tân Dậu – ngày Kỷ Dậu – Nhâm Thân.
Can ngày là Kỷ thổ sinh tháng Dậu, Dậu thuộc kim là thực thương của Thân. Trong tứ trụ Mậu, Kỷ thuộc thổ sinh kim (tức sinh cho Canh, Tân, Thân, Dậu), kim lại sinh cho thủy (Nhâm, Tý). Cứ thế tương sinh nên thành cách phụ thuộc thực thương.

4 - Cách bị ép buộc theo Tài hay Quan Sát (xem ví dụ số 205).
(Nếu Thân nhược mà Nhật can ở Tử, Mộ hay Tuyệt ở lệnh tháng còn bị khắc gần (bị can trụ tháng hay trụ giờ khắc) hay trực tiếp (cùng trụ) nhưng Nhật can, Can chủ khắc hay chi trụ ngày không ở trong tổ hợp cũng như Kiêu Ấn có nhiều nhất một can hay một chi có ít hơn 6 đv trong vùng tâm thì tứ trụ đó thuộc "Cách bị ép buộc", khi đó dụng thần là Tài hay Quan Sát (tức nó là cách bị ép buộc theo Tài hay Quan Sát) nếu nó có điểm vượng lớn nhất của năm hành trong vùng tâm và số điểm này phải lớn hơn Kiêu Ấn và Thân ít nhất 5 điểm vượng nếu nó nắm lệnh, 10 điểm vượng nếu nó không nắm lệnh. Riêng nếu nó là cách bị ép buộc theo Quan Sát thì trong tứ trụ chỉ có thể có nhiều nhất một can hay một chi Thực Thương và nó phải ở tử, mộ hay tuyệt tại lệnh tháng và nếu Quan Sát không nắm lệnh thì nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.)

C - Cách hóa khí

Cách hóa khí chỉ có thể tồn tại nhiều nhất một can hay một chi là Tài của hành hóa khí này nhưng nó phải thất lệnh và bị khắc trực tiếp không phải từ Can hay Chi trong hóa cục (?).

1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi)
a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can.
b - Hành của hóa cục vừa được tạo ra trở thành hành thống trị trong tứ trụ (nghĩa là khi đó nó mới có điểm vượng cao nhất trong vùng tâm của ngũ hành).
c – Hành vừa hóa thành giống hành của chi tháng.
d - Hỷ thần thực, thương làm xì hơi thế vượng của nó.
e – Trong tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này.
Dụng thần là hành của hóa cục này.

Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục (xem thêm phần lý thuyết về hợp hóa của nhật can).

(Tiếp theo tôi giới thiệu qua về "Phương Pháp Tính Điểm Tai Họa")

VULONG
11-01-11, 08:34
B – The dependent kinds

The dependent kind is completely contrary with the dominant kind. Here, the Body is too weak while the elements of Money, Quan-Sat or Thuc-Thuong is too strong, so the Body compels having to dependent on that strong element to live. This kind is called the dependent kind.

1 – The Money dependent kind
a – The weak Body, in the f-p does not exist Equal-Rober and Kieu-An generating or helping for the Body (example 51).
b - There are many wing-legs of Money that they are with command or there is Thuc-Thuong which deflates the Body to generate for Money:
The best deity is Money, the good deities are Thuc-Thuong and Quan-Sat while the bad deities are Kieu-An and Equal-Rober.

Example: Mau Than – Binh Thin – the At Mui day – Binh Tuat
The day wing was At (Wood), strong Money. The heavent wing had 2 Binh which deflated the Body (Wood) to generate for Money while all legs were Earth and the Mau (Earth) wing generating for Money. Though in the four pillars existed At (Wood), it did not have foot which was Dan or Mao, therefore this kind was the Money dependent kind.

2 – The Quan-Sat dependent kind
a – The weak Body and it does not have foot in the f-p (i.e. there are not the legs which have the element of the Body).
b - There are many wing-legs of Quan-Sat in the f-p but there is not Thuc-Thuong to dominate Quan-Sat.
c – There is Money to generate for Quan-Sat.
The best deity is Quan-Sat, the good deities are Money and Thuc-Thuong while the bad deities are Kieu-An and Equal-Rober, among them Kieu-An is the worst.

Example: Nham Ty – Quy Suu – the Binh Ty day– Canh Ty
The Binh (Fire) Day-Master was born in the Suu month to be without command, other legs were Ty (Water) which were Quan-Sat, Nham and Quy also belonged to Water, Canh generated for Water. Water in the f-p was too strong while Fire did not have foot, so this is the Quan-Sat dependent kind.

3 – The Thuc-Thuong dependent kind
a – The weak Body, the month leg is Thuc-Thuong (i.e. the element of Thuc-Thuong) of the Day-Master. Thuc-Thguong is too strong in the four pillars.
b - In the f-p has to exist Money then it newly creates this kind.
c - In the four pillars exists the three-union or the three-convergence to form a clot of Thuc-Thuong.
d – In the four pillars does not exist Quan-Sat which ruins Body or Kieu-An which ruins Thuc-Thuong.
The best deity is Thuc-Thuong, the good deity is Money, the bad deity is Quan-Sat and Kieu-An while Equal-Rober is average.

Example: Mau Ty – Tan Dau – the Ky Suu day – Nham Than.
The Ky (Earth) Day-Master was born in the Dau month, Dau (Metal) was Thuc-Thuong of the Body. In the four pillars existed Mau and Ky to belong to Earth which generated for Metal (i.e. Canh, Tan, Than and Dau), Metal generated for Water (Nham, Ty). Continuing the reciprocal generation like that, it was the Thuc-Thuong dependent kind.

4 – The forced kind depending on Money or Quan-Sat (looking at the example no. 205).
(If the Body is weak that the Day Wing which is in the Death, Tomb or Extinction state at the month command is ruined near (being ruined by the m-p wing or the h-p wing) or direct (the d-p leg) but the Day Wing, the wing which is the ruinous master or the d-p leg is not in the combination as well as Kieu-An has at most one wing or one leg having less than 6sp in the central region then that four pillars belongs to the forced kind, then its best deity is Money or Quan-Sat (i.e. it is the forced kind depending on Money or Quan-Sat) if it has the most strong point of the five elements in the central region and this point number has to have at least 5sp greater than Kieu-An and the Body if it holds command, 10sp if it does not hold command. Specially if it is the forced kind depending on Quan-Sat then in the f-p can only exist at most one wing or one leg being Thuc-Thuong which is DE at the month command and if Quan-Sat does not hold command then it has to be ruined near or direct.)

C - The gas-change kind

The gas-change kind can only exist max. one wing or one leg which is Money of the gas-change kind’s element but it has to be without command and be ruined direct not to be able to from the wing-leg in a clot (?).

1 – The gas-change kind (i.e the element of the day wing is changed)
a - The two-union of the day wing with a next wing (the month or hour wing) forms the clot which has the different element with the element of the day wing.
b - The element of the clot which is created newly becomes the dominant element in the four pillars (i.e. then it newly has the highest strong point in the central region of the five elements (?)).
c – The element of the clot which is created has the similar element with the element of the month leg.
d – Thuc-Thuong deflates the strength of it.
e – In the four pillars does not exist Quan-Sat of the element of the clot which is newly created.
The best deity is the very element of this clot.

(General speaking, the day wing which combines with the next wing forms a clot to be very difficult (looking at the sentence 4 of part II in chapter 6).)

TanLen73
11-01-11, 22:13
Chào anh VuLong.
Cám ơn anh đã tiếp tục viết để mọi người có tài liệu tham khảo.
Khi có thời gian tôi sẽ xem bản tiếng anh của anh, tôi mới lướt qua thấy có lỗi ngữ pháp của cụm từ sau:
"e – Trong tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này.
e – In the four pillars does not exist Quan-Sat of the element of the clot which is newly created."
Câu này nên là:
"e – The four pillars does not exist Quan-Sat of the element of the clot which is newly created.
e – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này."
Thực ra câu tiếng Việt "Trong tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này." đã là sai ngữ pháp, vì nó không có chủ ngữ, vị ngữ, nó chỉ là một cụm trạng ngữ bổ sung. Ta phải hiểu câu trên là: "Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này"
Có như vậy người ngoại quốc họ đọc mới hiểu được ý nghĩa câu này.
Còn nếu câu trên vẫn để nguyên là một cụm trang ngữ bổ sung thì cũng nên viết là"e – In the four pillars that (or which) does not exist Quan-Sat of the element of the clot which is newly created."
Vài lời anh tham khảo
Kính mến.

VULONG
12-01-11, 04:09
Chào anh VuLong.
Cám ơn anh đã tiếp tục viết để mọi người có tài liệu tham khảo.
Khi có thời gian tôi sẽ xem bản tiếng anh của anh, tôi mới lướt qua thấy có lỗi ngữ pháp của cụm từ sau:
"e – Trong tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này.
e – In the four pillars does not exist Quan-Sat of the element of the clot which is newly created."
Câu này nên là:
"e – The four pillars does not exist Quan-Sat of the element of the clot which is newly created.
e – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này."
Thực ra câu tiếng Việt "Trong tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này." đã là sai ngữ pháp, vì nó không có chủ ngữ, vị ngữ, nó chỉ là một cụm trạng ngữ bổ sung. Ta phải hiểu câu trên là: "Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này"
Có như vậy người ngoại quốc họ đọc mới hiểu được ý nghĩa câu này.
Còn nếu câu trên vẫn để nguyên là một cụm trang ngữ bổ sung thì cũng nên viết là"e – In the four pillars that (or which) does not exist Quan-Sat of the element of the clot which is newly created."
Vài lời anh tham khảo
Kính mến.

Chào Tanlen73!
Cám ơn Tanlen73 đã sửa giúp một câu.
Để Tanlen73 hiểu rõ vì sao bản dịch này kém như vậy, tôi xin trích bài viết của tôi trả lời Khochu trong chủ đề "Tuvilyso.net sợ "Các Tuyệt Chiêu Trong Tử Bình"" trong mục Tử Vi - Tử Bình bên lyso.vn:

"Chào anh Khochu!
Tháng 2/2008 tôi đã gửi khoảng 100 trang đầu tiên cho một đại lý dịch thuật ở Sài Gòn, sau đó tôi có nhờ một vị giáo viên người Đức dạy tiếng Anh kiểm tra giúp vài trang đầu tiên. Qua bản sửa của cô ta thì mỗi trang có tới hàng trăm từ sai với lời nhận xét "Không phải kém mà rất, rất kém". Đáng quan tâm là họ dùng giới từ On để nói về các Thiên Thể trên bầu trời. Vì cô ta không biết tiếng Việt và tôi cũng tin tưởng người dịch qua một dịch vụ hẳn hoi thì chắc nội dung dịch sẽ ít nhất là đúng nghĩa mà tôi đã viết nhưng nào ngờ tôi đã dùng máy dịch tự động VDict.com kiểm tra thì câu "Một cuốn sách cổ duy nhất" họ dịch là "Một cuốn sách khảo cổ đầu tiên". Tất nhiên với tôi thì điều này chả có gì là khó hiểu cả còn một ai tinh ý cũng sẽ hiểu vì sao họ phải dịch như vậy... vì tôi là VULONG mà.
Sau này khi tôi đã dịch xong cuốn sách (chủ yếu nhờ máy dịch tự động VDict.com và học ngữ pháp tiếng Anh qua cuốn "Tiếng Anh ABC" trên trang web vnn777 nên Whitebear đã nhận xét là dịch theo kiểu "Word by Word" là cực kỳ chính xác) tôi có nhờ nhiều người có bằng cấp cao về tiếng Anh và họ rất nhiệt tình nhận lời (vì chỉ phải sửa về ngữ pháp có trả tiền sòng phẳng) nhưng vài hôm sau họ đều từ chối và dĩ nhiên tôi đã đoán biết được từ trước.
Cuối cùng tôi đành bó tay và quyết định in và bán với mục đích chính là muốn cả thế giới biết đến Tử Bình. Sau này tìm được người ... dĩ nhiên tôi phải đảm bảo bí mật và an toàn cho họ thì mới hy vọng họ nhận lời để dịch hay sửa lại từng phần hay cả cuốn (người Tầu không dính dáng trong vụ việc này).
Thân chào."

VULONG
12-01-11, 04:16
Chương 13

Cách tính điểm hạn từng năm

Từ chương này, bạn đọc bắt đầu làm quen với Phương Pháp Tính Điểm Hạn. Phương pháp này có khả năng tính điểm hạn (đh) cho từng năm một, nghĩa là xác định xem một năm bất kỳ có hạn hay không, hạn đó nặng hay nhẹ đến mức độ nào và tìm cách giải cứu cho hạn đó .

I – Tìm các quy tắc tính điểm hạn
Muốn biết hạn của một người tại một năm nào đó (được gọi là lưu niên) có hay không, nặng hay nhẹ,…. , ta phải tìm được các quy tắc tính các điểm hạn. Do vậy muốn tìm được các quy tắc này chúng ta phải bắt đầu từ các ví dụ trong thực tế đã xẩy ra các hạn, sau đó đi tìm các yếu tố nào có thể dẫn đến hạn đó. Các yếu tố gây ra hạn đó chính là các quy tắc tính điểm hạn và số điểm của từng quy tắc phải được điều chỉnh sao cho đúng với bản chất thực sự khách quan của chúng (cứ tạm thời coi điểm hạn của các quy tắc này tuân theo định luật Vật lý về mệnh học - Thuyết Vũ Trụ Hẹp). Khi biết được tổng số các điểm hạn đã gây ra hạn của năm đó, ta so sánh số điểm đó với mức độ nặng nhẹ của hạn đã xảy ra, sau đó mới có thể lập lên bảng .

II – Các nguyên nhân chính gây ra hạn

1 – Các nguyên nhân trong tứ trụ (từ ví dụ số 1 tới ví dụ số 137).
Phần lớn các hạn do chính các yếu tố trong tứ trụ của người đó gây ra, (chiếm khoảng 60% trong tổng số các hạn?). Các yếu tố này chính là các tổ hợp quá xấu giữa tứ trụ, đại vận, tiểu vận và lưu niên của người đó gây lên (như hình,

2 – Các nguyên nhân bên ngoài tứ trụ (từ ví dụ số 158 đến 203)
Các hạn do các yếu tố bên ngoài tứ trụ gây ra (chiếm khoảng 40% ?):
a - Vợ khắc chồng, chồng khắc vợ, con cái khắc cha mẹ, cha mẹ khắc con cái... và kể cả các phương tiện vận chuyển giao thông....
b - Do phong thủy (tức là gió và nước) của ngôi nhà hay khu đất người đó ở, hoặc không may đi vào vùng đất đúng vào giờ phút nó có sát khí quá nặng như vùng sông nước, vùng núi đá hiểm trở nguy hiểm, nơi có động đất, chiến tranh, khí độc……
c – Trong nhà hay dưới mặt đất của ngôi nhà :
Đây là yếu tố mà mọi người thường gọi là nhà có ma . Những người ở trong các nhà này nhẹ thì chỉ bị ma quấy rầy, còn nặng thì bị ốm đau, tai nạn có thể dẫn đến tử vong (thường là do trong nhà này có người chết oan ức hoặc dưới lòng đất của ngôi nhà đó có xương cốt của người chết hay ngôi nhà đó khi động thổ hay cất nóc vào các giờ cấm kỵ, tức là vào giờ tử…). Các yếu tố này thì tôi hoàn toàn không biết bởi vì tôi chưa được đọc một cuốn sách nào về lĩnh vực này.
d - Do chết bất ngờ
Như người đó không may đi trên một chiếc ô-tô, tầu thủy, máy bay….mà phương tiện vận tải đó đến ngày tận số, vì theo mệnh học chúng đều có tứ trụ, tức chúng đều phải có số mệnh (như chiếc tầu Titaníc chẳng hạn),…….

Các hạn này do các yếu tố bên ngoài tứ trụ gây lên. Do vậy trong thực tế có rất nhiều tai họa đã xẩy ra (kể cả cái chết) không thể phát hiện bằng tứ trụ (mệnh) của người đó.

3 - Dự đoán hạn
Vì hạn do nhiều yếu tố gây ra như vậy, nên để dự đoán chính xác người ta thường phải kết hợp nhiều phương pháp dự đoán khác nhau. Tất cả các yếu tố này cùng một lúc tác động tới con người để gây ra hạn, và cái mà phản ánh nhanh nhất, chính xác nhất các hạn này chính là khuôn mặt của con người. Do vậy môn xem tướng mặt có thể phát hiện hạn xẩy ra trước vài tháng hay vài ngày, thậm chí có thể trước vài phút. Giá trị của môn xem tướng mặt là nó có thể giúp con người tránh được các hạn dược gây lên bởi các yếu tố bên ngoài của tứ trụ. Bởi vì các yếu tố này con người thường bị bất ngờ vì khó dự đoán trước được (trừ câu 2 phần a). Còn các yếu tố do tứ trụ (mệnh) của con người gây ra thì không có gì là bất ngờ cả, vì con người có thể dự đoán được nó từ khi mới sinh (kể cả câu 2 phần a).

Bởi vì tất cả các yếu tố này cùng một lúc tác động tới con người để gây ra hạn, do vậy phương pháp tính điểm hạn chỉ khi kết hợp được cả hai nguyên nhân này để xét điểm hạn cho mỗi hạn thì khả năng dự đoán chính xác mới có thể cao được chăng? Hiện giờ tôi chưa có khả năng kết hợp được 2 nguyên nhân này để xét cho một hạn mà vẫn xét riêng từng nguyên nhân gây ra hạn. Hy vọng bạn đọc có thể giúp tôi giải quyết được câu hỏi này.

Ví dụ về môn xem tướng mặt : Con của Trần Đoàn (Trần Đoàn tức Hi Di một nhà mệnh học nổi tiếng của TQ) một lần qua sông trên chiếc thuyền nhỏ, khi thuyền vừa rời bến đã hốt hoảng kêu lên “ Không được đi nữa phải quay thuyền vào bờ ngay nếu không sẽ chết đuối hết “. Khi thuyền đã cập lại bờ thì bỗng nhiên có một người què cứ mặc nhiên chống nạng đi xuống thuyền, trong khi mọi người đang vội vã rời khỏi thuyền. Con của Trần Đoàn lúc đó lại kêu lên “Bây giờ thì chúng ta lại qua sông được vì đã có quý nhân đây rồi ”. Khi con thuyền ra được giữa sông thì một cơn cuồng phong nổi lên làm con thuyền chao đảo như muốn lật úp, nhưng rồi nó cũng qua được tới bờ sông bên kia an toàn.
Vì sao con của Trần Đoàn lại dự đoán chính xác đến như vậy ? Trong sách có nói qua là khi thuyền vừa rời bờ con của Trần Đoàn nhìn thấy tất cả các lỗ mũi của mọi người trên thuyền đều có sắc ám mầu đen. Vì lỗ mũi là nơi lưu thông của hơi thở (tức là chỗ lưu thông của khí ngũ hành), cho nên khi có sắc ám mầu đen là hành của Thủy thì tất có tai họa về Thủy, do vậy phải rời khỏi sông nước ngay lập tức. Còn khi người què đi xuống thuyền thì lúc đó lỗ mũi của mọi người không còn sắc ám mầu đen nữa lên có thể tiếp tục qua sông. Tai họa này nếu có xẩy ra thì chúng ta không thể phát hiện qua Tứ Trụ của những người này được.

Đây là ví dụ tai họa về Thủy còn tai họa về đường hàng không (hay đường bộ) thì mầu sắc nào xuất hiện trên khuôn mặt hay lỗ mũi của mọi người đi trên máy bay (ô tô, tầu hỏa, …) sẽ báo hiệu sắp bị tai họa ? (hy vọng bạn đọc có thể giúp tôi trả lời câu hỏi này). Những người giỏi về tướng mặt họ có thể nhìn và dự đoán khá chính xác mức độ nặng nhẹ của tai họa và khoảng thời gian sẽ xẩy ra tai họa đó.

(Tôi chưa tìm được một ví dụ nào có thể chứng minh tai họa được gây ra bởi cả 2 yếu tố này (bên trong và bên ngoài của tứ trụ, trừ ví dụ 216 (?))).

VULONG
12-01-11, 04:30
Chapter 13

The way to calculate the disaster points for each year

From this chapter, the readers will be familiarized with the method of calculating disaster points. This method can calculate the disaster points for any year, it means we can determine for one year having a disaster or not, how severe that disaster is and find ways to prevent that disaster.

I – Finding the rules to calculate the disaster points

If we want to know whether a person faces any disaster in a specific year (that year is called the yearly cycle) and the severity of the disaster...., then we must find out the rules to calculate the disaster points. To find these rules, we must start from real examples with actual happened disasters then we must find factors that lead to the disasters. These factors are the rules to calculate the disaster points and the number of points for each rule must be adjusted in accordance with their very objective nature (provisionally we consider disaster points of these rules abide by the physics law of Fate - the Narrow Universe Theory (?)). When we know total disaster points causing the disaster of that year, we will compare the total disaster points with the severity of that disaster, then we can establish a table of disaster points to describe the level of seriousness of that disaster according to the total disaster points causing it.

II – The main causes cause disasters

1 – Causes arise from one’s four pillars (the examples from no. 1 to 137 of chapters 19; 20 and 21)
Majority of disasters are caused by factors in one’s four pillars making up about 60% in the total of disasters (?). These factors are caused by the very bad combinations among the four pillars, the major cycle, the minor cycle and the yearly cycle of that person (as Hurt, Hurtself, Conflict, Ruin, Harm, Combine…).

2 – Causes arise from other reasons than one’s four pillars (examples from no.158 to 205)
The disasters are caused by other reasons than the four pillars making up about 40% in the total of the disasters (?).
a – Wife ruins husband, husband ruins wife, children ruin their parents, parents ruin their children... and including the means of transport of communication....
b – To be caused by Feng shui - geomancy (wind and water) of house or land where that person is living or unfortunately (for somebody) by going into such a place at the time that it has heavy murderous gas, like dangerous river and water, perilous crag, earthquake area, war zone or toxic gas area….
c – Causing by the in-house factors (indoors or under the ground of a house)
Those are the factors which are usually called “the haunted house”. People who live in this house will be affected, the least is to be bothered by ghost, the worst is to be sick or suffered from an accident which could cause death (often in this house there is someone who died unjustly or under the ground of this house were bones of the departed or when the house started ground breaking or roofing at extremely bad hours - the death-hours...). These factors, I quite do not know because I have not yet been reading any book regarding this field.
d – Sudden deaths:
As those people whom unluckily were going in cars, ships or air planes.... that the transport means had came to their dead day. As according to theology, everything must have their four pillars, mean that they must have their own fate (like Titanic ship).
These disasters are caused by the factors outside of one’s four pillars. Consequently, in practice there are many happened disasters (including death) which could not be discovered by the four pillars' of those people.

3 – Forecast of disasters
As the disaster of anyone’s life are effected by many factors like that, in order to forecast accurate any disaster, it is required to combine many different prediction methods. All these factors, at the same time, will impact on people to bring the disaster and human’s face reflects the most quickly and accurately these disasters. Therefore, prosopolepsy may discover a disaster some months, some days in advance, or even just few minutes prior to the occurence of a disaster. Significance of the prosopolepsy is that it may help people to avoid a disaster being caused by the factors outside of the four pillars. Because these factors are usually happened unexpectedly and very difficult to forecast (except sentence 2, part a). However, the disasters which are caused by human’s four pillars (Fate) are predictable, because one can forecast them since being born (including sentence 2, part a).
We knew that at the same time, all factors of these two causes (inside and outside of the four pillars) will impact on people to cause a disaster. Therefore, maybe only when both these causes are combined to consider the disaster points for each disaster then the accurate predictive capability of the method of calculating the disaster points is newly high. At present, I do not yet have the ability to combine these two causes to consider for each disaster, that still considering private for each cause causing a disaster. Hopefully the readers can help me to solve this question.

Example of a prosopolepsy case:
Once Tran Doan’s son (Tran Doan is Hi Di, a well-known Chinese theology) crossed the river on a small boat, when the boat had just left the shore, he shouted fearfully: “Stop and come back to the shore if not all people will be drowned”. When the boat had just come back to the shore, a crippled man calmly walked on crutches and got into the boat while others hurriedly left the boat. At that time, Tran Doan’s son said: “Now we could cross the river because there was a lucky deity here”. When the boat sailed to the middle of the river, a squall came making the boat staggered and seemed to tumble, but it managed to sail to the opposite shore safely.

Why could Tran Doan's son predict such occurence? The book breifly explained that when the boat had just left the shore, Tran Doan's son saw the nostrils of the people on the boat and found out they all had black colour. As the nostril is the human’s circulation of breath (it shows the circulation of gas of the five elements), when nostris showed black colour representing the element of Water, a water accident would happen, thus everyone had had to leave the boat and water area immediately. When the crippled man got into the boat, at that time the nostrils of everyone turned normal colour without any black mark and it was safe to cross the river then. If this accident would have happened, we could not find out through the four pillars of these people.

This is an example of waterway accident. To airway accident (or roadway accident), which color appears on the face of passengers on airplane (automobile, train…) will give the signal of disaster? Persons who are good at prosopolepsy can see and predict exactly seriousness level of disaster and time of happening disaster then.

I hope that the readers will help me reply this question through the website: “decodingthefourpillars.com” (?).

(I have not found any example which can prove a disaster being caused by these two causes (inside and outside the four pillars) yet, except example 216 (?).)

VULONG
12-01-11, 04:33
Chương 19

Lý thuyết và thực tế

I - Tóm tắt các bước giải mã một tai họa

A - Chuẩn bị
1 – Xác định Tứ Trụ, điểm vượng và điểm hạn của các hành trong vùng tâm cũng như hành kỵ vựợng.
2 – Xác định Thân vượng hay nhược, dụng thần chính và vị trí của nó trong Tứ Trụ.
3 – Xác định các đại vận và thời gian của chúng.
4 - Xác định lưu niên và 2 tiểu vận của năm đó.
5 – Xác định các cát thần và hung thần có khả năng gây ra điểm hạn của Tứ Trụ.
6 – Xác định các tổ hợp và các hóa cục cũng như các thiên khắc địa xung :
a - Trong tứ trụ.
b - Giữa Tứ Trụ với đại vận.
c - Giữa Tứ Trụ với đại vận và lưu niên (kể cả tiểu vận).
7 - Xác định xem có phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm hay không.

B - Điểm hạn
1 - Xác định điểm hạn của các thiên khắc địa xung, các hóa cục và các Đại Chiến (nếu có).
2 – Xác định điểm hạn của dụng thần trong Tứ Trụ, tại đại vận, lưu niên và tại tháng cần giải mã nếu tháng đó ở trong năm sinh.
3 – Xác định điểm hạn của Nhật Can tại đại vận, lưu niên và tại tháng cần giải mã nếu tháng đó ở trong năm sinh.
4 – Xác định điểm hạn của các can cũng như các chi xung khắc với nhau, các can động, các thần sát của các can chi,
5 - Xác định điểm hạn của các lực hình, tự hình và hại.
6 - Xác định điểm hạn của các nạp âm khắc nhau.
7 - Xác định điểm hạn của Thương gặp Quan, Tuế vận cùng gặp, Kình Dương....(nếu có).
8 - Xác định tổng số của các điểm hạn và xem nó có được giảm hay không ?
9 – Xác định các yếu tố gây ra tai họa và tìm cách giải cứu.

............................................

III - Điểm hạn với thực tế

Qua nhiều ví dụ tai họa đã xẩy ra trong thực tế nếu thừa nhận các điểm hạn chuẩn theo dự kiến của tôi như các điểm hạn của dụng thần, ngũ hành... cũng như các điểm hạn của hình, xung, khắc, hợp, hại, …., thì tổng điểm hạn tại một thời điểm của một năm có thể sẽ diễn tả được mức độ nặng hay nhẹ của tai họa đó như sau :

1 - Từ 4đh (điểm hạn) đến 4,4đh, chỉ có hạn nhẹ, có thể phải đến bệnh viện nhưng không phải nằm lại bệnh viện để điều trị.
2 - Từ 4,4đh đến 4,6đh, có hạn nặng, phải nằm điều trị ở bệnh viện, hoặc bị phá tài hay lao tù (dựa theo các thông tin của tứ trụ với tuế vận).
3 - Từ 4,6đh đến 4,8đh, hạn khá nặng có thể phải cấp cứu, hoặc bị phá sản hay lao tù nặng.
4 - Từ 4,8đh đến 4,9đh , hạn rất nặng có thể bị ngất.
5 - Từ 4,9đh đến 4,99đh, hạn cực nặng có thể tới mức chết lâm sàng.
6 - Từ 5,0đh trở lên có thể dẫn tới tử vong nếu không có cách nào giải cứu được.
Theo phương pháp này sai số có thể từ - 0,1đh tới + 0,1đh.

(Chú ý: Số điểm này hoàn toàn được gây ra bởi các nguyên nhân trong Tứ Trụ, tuế vận và tiểu vận (tức là các yếu tố Tất Định), chưa xét đến các yếu tố bên ngoài Tứ Trụ, tuế vận và tiểu vận (tức các yếu tố Bất Định).)

VULONG
12-01-11, 05:08
Chapter 19

The theory and the reality

I - Summary of the steps to decode one disaster

A - Preparation
1 - Determining the four pillars as well as the strong and disaster points of the five elements in the central region and the bad strong element.
2 - Determining the weak or strong Body as well as the main best deity and its position in the four pillars.
3 - Determining the major cycles and their times
4 - Determining the year cycle and the two minor cycles of it.
5 - Determining the lucky and evil deities which have the ability causing disaster points of the four pillars.
6 - Determining the combinations and clots as well as the RSCEs:
a - In the four pillars.
b - Between the four pillars with the major cycle.
c - Between the four pillars with the year and major cycles (including the minor cycle).
7 - Determining the strong points in the central region must be re-calculated or not.

B – The disaster points
1 - Determining the disaster points of the RSCEs, the clots and Great Wars (if any).
2- Determining the disaster points of the best deity which are in the f-p, at the year and major cycles and more the disaster points at the month which need to be predicted if it is the month in the year of birth.
3 - Determining the disaster points of the Day Wing which are at the year and major cycles and more the disaster points at the month which need to be predicted if it is the month in the year of birth.
4 - Determining the disaster points of the wings as well as the legs which conflict or ruin each other, the moving wings, the lucky and evil deities of the wing-legs.
5 - Determining the disaster points of the hurtful, hurtful(self) and harmful forces.
6 - Determining the disaster points of the yin inputs which ruin each other.
7 - Determining the disaster points of Thuongs which meet Quan, the year and major cycles which are similar, Peak... (if any).
8 - Determining the total of disaster points and considering it can be reduced or not.
9 – Determining the main causes which cause that disaster and finding the ways to prevent that disaster.

...................................

III – The disaster points in comparison with practice

Through the examples of the disasters which happened in practice if we acknowledge the standard disaster points according to my design as the disaster points of the best deity, the five elements... also as the standard disaster points of hurt, conflict, ruin, combining, harm,... then the total of the disaster points at a time of a year maybe will describe the heavy or light level of that disaster as follows:
1 – From 4dp (dp (disaster point) or sp (strong point) are written contiguous with integers or decimals, except for fractions - by convention no. 54 on page 12) to 4.4dp, there could be a light disaster, this person could have to go to hospital but not having to stay in hospital for cure.
2- From 4.4dp to 4.6dp, there could be a little heavy disaster, this person could have to stay and to be treated in hospital, being failed about asset or being prisoned (based on the information between the four pillars with the year-major and the minor cycle).
3 – From 4.6dp to 4.8dp, there could be a rather heavy disaster, this person could have to be given emergency aid, bankrupted or prisoned.
4 – From 4.8dp to 4.9dp, there could be a very heavy disaster, this person could be unconscious.
5 - From 4.9dp to 4.99dp, there could be an extremely heavy disaster, this person could die in a short time (clinically).
6 - From 5.0dp and over, this person could die endless if nohow to rescue.
According to this method, the error may be from -0.1dp to +0.1dp.

(Note: These point numbers are caused by the causes in the four pillars, the y-m and n-c (i.e. deterministic factors), not yet taking into factors outside the four pillars, the y-m and n-c ( i.e. indefinite factors).)

VULONG
13-01-11, 03:30
Đoạn trích trên có thể chứng minh nội dung cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" đã kết hợp được phương pháp dự đoán cổ truyền của Tử Bình là dựa vào Thân vượng hay nhược và Dụng thần với phượng pháp dự đoán không dựa vào Thân vượng hay nhược và Dụng thần do ông Đoàn Kiến Nghiệp mới khởi xướng sau khi học được qua "Manh Phái" của những người mù.

Thật vậy qua đoạn trích trên chúng ta thấy với "Phương Pháp Tính Điểm Tai Họa" của cuốn sách này muốn xác định một tai họa nặng hay nhẹ tại thời điểm của một năm nào đó ta phải xét tất cả các nguyên nhân giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận có thể gây ra các điểm Tai Họa. Theo như phần B đã liệt kê thì có 8 nguyên nhân chính nhưng không phải tất cả 8 nguyên nhân này đều xuất hiện trong một Tai Họa (trừ câu 2 và 3).

Theo Tử Bình truyền thống chủ yếu chỉ dựa vào câu 2 và một vài câu khác trừ câu 3 và 8.

Còn theo "Manh Phái" của những người mù mà Đoàn Viết Hoạt đã khởi xướng lại không hề dựa vào các câu 2; 3 và 8.

Điều này đã chứng minh điều khẳng định của tôi phía trên là đúng.

Tôi sẽ lấy ví dụ của chủ đề "Mất Tích?" của Thông Giám trong mục Tử Bình bên tuvilyso.net để chứng minh cho điều khẳng định này.

Thông Giám đã viết:

"Gia đình của một người bạn đang có chị gái bị mất tích. Có trò chuyện vài lần qua Yahoo với mấy bạn ở TVLS, nhưng vì chưa thấy có kết quả nên chưa dám mở topic.

Báo có đăng tại đây.

Có nhiều chuyện nội bộ mà bài báo trên chưa nói đến:
1. Gia đình nghi ngờ người chồng, vốn là một cựu quân nhân.
2. Gần đây ông chồng có bồ, bà chị ấy rất buồn, quyết tâm ly dị, nên gia đình rất xào sáo, tài sản riêng đứng tên bà chị, nếu chia tay, coi như ông chồng mất trắng.
3. Thói quen nhắn tin luôn dùng chữ thường, hôm nhắn tin lại toàn chữ hoa.
4. Gia đình có đi coi bói (dạng ngoại cảm), người thầy cũng có tiếng, thì cho biết là bà chị đã chết cách đây 2 tuần rồi, đưa hình , tư liệu cho coi thì có nói ông chồng sau dính hình pháp nặng lắm... Bà này còn khẳng định, trong vòng 15 ngày nữa, bả sẽ chỉ chổ tìm xác.
5. Người dân vớt được cặp chân (đã thối rửa) ở Quận 7, người nhà có đi nhận diện nhưng ko biết có phải hay không.
6. Có thuê luật sư nhờ xúc tiến các thủ tục can thiệp, như khám nghiệm ADN để coi có phải cặp chân trôi sông có tương đồng gien hay không, xúc tiến cơ quan điều tra,...

Hiện nay chỉ có lá số của em ruột. Khi nào có lá số của bà chị sẽ đưa lên nhờ mấy bác coi giúp."

Polaris đã viết:

KHỦNG KHIẾP THẬT !

CÔNG AN ĐÃ THÔNG BÁO CHO GIA ĐÌNH BIẾT LÀ :

Thông Giám đã viết:

5. Người dân vớt được cặp chân (đã thối rửa) ở Quận 7, người nhà có đi nhận diện nhưng ko biết có phải hay không.
6. Có thuê luật sư nhờ xúc tiến các thủ tục can thiệp, như khám nghiệm ADN để coi có phải cặp chân trôi sông có tương đồng gien hay không, xúc tiến cơ quan điều tra,...

ĐÚNG LÀ CÓ QUAN HỆ HUYẾT THỐNG VỚI GIA ĐÌNH.

VÀ ĐÂY LÀ LÁ SỐ CỦA NẠN NHÂN (xem bên tuvilyso.net):..."

Còn đây là Tứ Trụ của đương số:
http://farm6.static.flickr.com/5085/5350237900_8c277098e6_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5350237900/)

Theo phương pháp của tôi thì điểm vượng trong vùng tâm của Tứ Trụ trên như sau:

Hoả..................Thổ................Kim... ...........Thuỷ...............Mộc
#4,12................3,0................#8........ .......12,52..............9,5

Từ đây dễ dàng biết được Tứ Trụ này có Thân vượng mà Thực Thương (Mộc) nhiều (có 3 can chi), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh Đinh (Hỏa) tàng trong Tuất trụ tháng.

(Còn tiếp)

VULONG
14-01-11, 01:05
Sau đây là lời giải chi tiết tai họa này.
Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm : …….. Điểm hạn của cát / hung thần :
-1……...-0,5…....0,5……...1……....-0,5………. -0,25: Bính,bính,đinh,quý,mậu,
Hỏa…....Thổ…....Kim…...Thủy…....Mộ c...................bính. Mão,tị,mão,mão,tị,mão.
#4,2…...3,0….....#8…...12,25…....9,5…… ….+0,25: Dần,mão,thân,thân,dần,
………………................................ ..........................thân,thìn,tuất,thìn ,tị.
Các đại vận và thời gian của chúng:
Quý Hợi.......Giáp Tý.......Ất Sửu........Bính Dần.......Đinh Mão
......2..............12.............22............ ...32.................42
5/1975.........5/85..........5/95............5/05.............5/15
http://farm6.static.flickr.com/5165/5351939411_315f497722_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5351939411/)

Năm Canh Dần thuộc đại vận Bính Dần, tiểu vận Nhâm Thìn và Quý Tị.
1 - Tứ Trụ này có Thân vượng mà Thực Thương nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài Đinh tàng trong Tuất trụ tháng (vì Thực Thương nhiều thì Quan Sát coi như vô dụng còn Thực Thương nhiều thì không cần phải thêm).
2 - Trong Tứ Trụ có Mão trụ ngày hợp với Tuất trụ tháng không hóa.
Vào đại vận Bính Dần lục hợp của Mão với Tuất hóa Hỏa cục nhưng không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm.
3 - Dụng thần Đinh tử tuyệt ở lưu niên (Dần) nên có 1 đh (điểm hạn).
4 - Nhật can Quý vượng ở lưu niên nên có -1 đh.
5 - Quý trụ năm và Quý trụ ngày thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên nên mỗi Can có 1 đh (do can động) và khắc Bính đại vận nên mỗi lực có 0,5 đh.
Nhâm trụ tháng được lệnh nhưng nhược ở tuế vận có -1 đh (do can động) và khắc Bính có 0,25 đh.
Bính đại vận vượng ở lưu niên nên có -1 đh nhưng nó bị khắc bởi 2 Quý và 1 Nhâm chỉ còn lại -1.0,5.0,5.0,75 đh = -0,19 đh. Bính còn có 3 cát thần có -3.0,25 đh nhưng nó cũng bị giảm bởi 2 Quý và 1 Nhâm khắc còn lại -3.0,25.0,5.0,5.0,75 đh = -0,14 đh.
Dần tuế vận mỗi chi có 2 hung thần có 2.0,25 đh.
Thìn tiểu vận có 2 hung thần có 2.0,13 đh.
6 - Nước biển trụ tháng có Nhâm được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên khắc gỗ tùng lưu niên có 0,25 đh.
Lửa trong lò đại vận có Bính vượng ở lưu niên nên khắc gỗ tùng lưu niên có 1 đh.
Tổng điểm hạn là 3,93. Số điểm này chứng tỏ đương số không thể chết ở tiểu vận Nhâm Thìn (trước ngày 3/11/2010).

Ở tiểu vận Quý Tị (từ 3/11/2010) mặc dù không có 2.0,13 đh của 2 hung thần ở Thìn tiểu vận và mỗi can chi tiểu vận Quý Tị có 1 cát thần có -0,13 đh nhưng có thêm 2 đh do 2 Dần tuế vận hình và hại Tị tiểu vận (Dần đại vận hại Tị tiểu vận nên Tị tiểu vận không thể hại Dần lưu niên nên Dần lưu niên mới có thể hình và hại Tị tiểu vận - các điểm hình và hại được mô tả trên sơ đồ). Tổng điểm hạn là 5,41. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Qua ví dụ này cho ta thấy Thân vượng mà có nhiều Tỷ Kiếp nên vào vận Tài dễ có Tỷ Kiếp tranh đoạt tài với Thân. Tai họa dễ xẩy ra vào ngày Kỷ Mùi (5/11) vì nó thiên khắc địa xung với trụ năm Quý Sửu.
Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai họa này bởi các điểm hạn của Thủy khắc Hỏa, Hình Hại và nạp âm. Trong đó chỉ có điểm hạn về Hình và Hại là dễ giải cứu nhất (như sống ẩn dật trong rừng sâu hay núi cao....không tiếp xúc với con người trong xã hội…)

Nếu theo "Manh Phái" của những người mù mà Đoàn Viết Hoạt đề xướng thì chỉ cần trừ đi các điểm hạn có liên quan tới dụng thần và các can động thì tổng số điểm hạn ở tiểu vận Quý Tị chỉ là 4,5. Số điểm này không thể chấp nhận được bởi vì nó không thể gây ra tử vong.

Nếu theo trường phái Tử Bình truyền thống thì hình như chỉ nói tới các can khắc nhau mà không thấy nói tới điểm hạn của các can động, vì vậy điểm hạn cao nhất cũng chỉ là 4,5.

vân từ
14-01-11, 04:17
Chúng ta có lẽ cần một số hội viên đem lá số và cuộc đời để anh VULONG kiểm chứng và dùng làm thí dụ cụ thể, cho vấn đề lý thuyết được dễ hiểu và dễ áp dụng vào thực tế. Mong tất cả cùng làm việc để soi sáng nhiều hơn huyền học phương đông.

Thân mến,

Vân Từ

VULONG
14-01-11, 05:30
Chúng ta có lẽ cần một số hội viên đem lá số và cuộc đời để anh VULONG kiểm chứng và dùng làm thí dụ cụ thể, cho vấn đề lý thuyết được dễ hiểu và dễ áp dụng vào thực tế. Mong tất cả cùng làm việc để soi sáng nhiều hơn huyền học phương đông.

Thân mến,

Vân Từ

Chào Vân Từ!

Trong "Lời Nói Đầu" tôi đã nói "...cần vài triệu người cùng nghiên cứu trong ít nhất một vài năm" mới có thể hoàn thiện "Phương Pháp Tính Điểm Tai Họa", mà muốn cùng tham gia nghiên cứu thì phải biết toàn bộ nội dung lý thuyết của phương pháp này (chủ yếu khoảng 350 giả thiết đã được tôi đưa ra) nhưng hiện giờ tôi chưa muốn đăng phương pháp này trên các trang web.

Thân chào.

vân từ
14-01-11, 09:25
Chào Vân Từ!

Trong "Lời Nói Đầu" tôi đã nói "...cần vài triệu người cùng nghiên cứu trong ít nhất một vài năm" mới có thể hoàn thiện "Phương Pháp Tính Điểm Tai Họa", mà muốn cùng tham gia nghiên cứu thì phải biết toàn bộ nội dung lý thuyết của phương pháp này (chủ yếu khoảng 350 giả thiết đã được tôi đưa ra) nhưng hiện giờ tôi chưa muốn đăng phương pháp này trên các trang web.

Thân chào.

Cám ơn anh đã quan tâm trả lời. Đọc qua những bài anh trình làng, tôi thấy anh quả đã dày công nghiên cứu và dĩ nhiên có quyền giữ lại tài sản trí tuệ của mình cho đến một lúc nào đó. Tôi hiểu một chút về tử vi mà chả hiểu tí gì về tử bình, nhưng thật sự những bài viết của anh đang làm tôi hứng thú thêm hơn. Một cao nhân chuyên về phong thủy huyền không cũng có lần luận tử bình cho một vài lá số, phải nói suy lý của anh ta làm tôi rất hứng thú, và càng hứng thú hơn khi luận giải của anh ấy từ 2, 3 năm về trước nay đã được chứng thực, và tôi phải nói đã hết lòng khâm phục...

Cám ơn anh đã cống hiến học thuật cho chúng tôi tìm hiểu. Anh không cần mất thời gian trả lời tin này. Chúc anh một ngày vui, một năm mới an hòa.

Vân Từ

nvhuyhaui
14-01-11, 11:20
chào bác VULONG. cháu đi tìm bác mãi mà không thấy. Không ngờ sang đây lại gặp bác. Vui quá. :004:. cháu mới tập tọe đọc tử bình được ít thời gian. chưa hiểu sau được vấn đề gì cả. hic. đọc bài viết của bác thú vị quá. Khi nào bác xuất bản cuốn Giải Mã Tứ Trụ về Việt Nam thì cho cháu xin đặt 1 bản nhé.
hi bọng bác sẽ tiếp tục cống hiến cho nền văn hóa Tử Bình của chúng ta.
Kính bác !.

VULONG
16-01-11, 16:45
Cám ơn anh đã quan tâm trả lời. Đọc qua những bài anh trình làng, tôi thấy anh quả đã dày công nghiên cứu và dĩ nhiên có quyền giữ lại tài sản trí tuệ của mình cho đến một lúc nào đó....

Vân Từ

Chào anh Vân Từ!

Tôi xin hứa danh dự là tất cả mọi phát hiện của tôi về môn Tử Bình (mà anh gọi là "tài sản trí tuệ") đã được trình bầy trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ".

Thân chào.

nvhuyhaui
16-01-11, 18:45
bác VULONG ơi. khi nào cuốn sách của bác xuất bản về VN. không lẽ nếu không có nhà xuất bản VN biết đến cuốn sách của bác và đăng ký xuất bản thì tụi cháu không có cơ hội để được đọc cuốn sách đó ư?
hay là bác chủ động liên hệ với 1 vài nhà xuất bản xem sao. cháu lun đợi ngày nó được ra mắt thị trường VN.

VULONG
21-01-11, 15:51
Sau đây là một ví dụ ứng dụng Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần (tôi đã đăng bên Lý Học Phương Đông và Lý Số Việt Nam trong mục Tử Bình "Hồ Sơ các Tuyệt Chiêu nổi tiếng trong Tử Binh")

Hồ Sơ Tuyệt Chiêu thứ 2 :

"Không có khái niện Dụng thần thay đổi - của Đoàn Kiến Nghiệp" (trước tôi viết nhầm là Đoàn Viết Hoạt),

Chủ đề: “Tạp lục về tử bình” của Phieu Dieu trong mục Tử Bình bên tuvilyso.net

Đoàn Kiến Nghiệp đã viết:
“Hắn sanh vào ngày AL 23/8/1964 giờ thân, bát tự là:

Giáp Thìn - Quý Dậu - Canh Thìn - Giáp Thân

Đại vận: Giáp tuất (3)/ ất hợi (13)/ bính tý (23)/ đinh sửu (33)

Ta đối với mệnh này nghiệm lý hơn 5 năm, vẫn không tìm ra được giải thích. Lúc đầu ta mê hoặc hiểu lầm là: Mệnh này thân cường, có thủy tiết, nên xem là thân vượng có tiết, dụng thần ắt là thủy. Đến vận Bính Tý, chi tý quản 5 năm; thân tý thìn hợp thủy cục, ứng là đại cát, thực tế vận này hắn ta không kiếm được tiền mà còn bị ngồi tù vài lần. Vì vậy, ta hỏi qua các cao thủ “mệnh lý” khác, xong có 2 lời giải thích sau:

1. Thân dậu không vong, kim không vô lực, mệnh này xem là thân nhược, sợ thủy tiết, cho nên vận tý hung.

2. Trong mệnh cục có quý thủy thương quan, sợ kiến quan tinh, vận bính tý, thương quan kiến quan hung.

Ta nghe bọn họ giải thích liền biết là xằng bậy, nhưng ta lại không dễ phản bác bọn họ được. Bởi vì mệnh lý học là một môn huyền học, “nhìn không thấy sờ không được”, cho nên cực khó phản bác. Biện pháp tốt nhất là tìm ra những dẫn chứng ngược lại, tức là mệnh khác cũng giống như vậy, nhưng không xảy ra kết quả giống vậy, chỗ này chỉ khi tích lũy nhiều ví dụ thực tiễn mới có thể làm được.
.................................................. ...........
Đoàn tiên sinh cùng Vương Hổ Ứng tiên sinh, một cao thủ về dịch lý. 2 ông này hợp thành 1 bộ song kiếm hợp bích lẫy lừng nổi tiếng từ Đài Loan, TQ, Nhật bản, ... đến cả Mỹ. ”

VULONG đã viết:
“Nếu quả thực Đoàn Kiến Nghiệp “…lẫy lừng nổi tiếng từ Đài Loan, TQ, Nhật bản, ... đến cả Mỹ.” thì đoạn viết trên là một ngụy tạo bởi vì không một ai khi được phong là cao thủ Tử Bình…. lẫy lừng như vậy mà lại không biết một điều đơn giản là vào đại vận Bính Tý có tam hợp Thân Tý Thìn hóa thành Thủy cục thì làm sao Nhật Chủ Kim còn vượng được nữa khi mà Nhật Chủ Kim mất điểm vượng của chi Thân và điểm vượng Lộc ở Thân còn Thủy được thêm điểm vượng của 2 Thìn và Thân.”

Sau đây là sơ đồ của Tứ Trụ trên:
http://farm6.static.flickr.com/5090/5375059890_0f1d6ac1b8.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5375059890/)
Theo sơ đồ trên thì trong Tứ Trụ có Thìn trụ năm và Thìn trụ ngày tranh hợp với Dậu trụ tháng, vì vậy tổ hợp này không thể hóa Kim.
Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm như sau:

-0,5.........-0,5...........1.............0,5............-1
Mộc..........Hỏa.........Thổ...........Kim.. ........Thủy
3,24...........#...........3,75.........23,83..... ....9,3

Ta thấy Tứ Trụ này Thân Kim quá vượng mà Kiêu Ấn (Thổ) đủ, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Thực Thương (Thủy) là Nhâm tàng trong Thân trụ tháng.

Vào đại vận Bính Tý có tam hợp Thân Tý Thìn phá tan lục hợp Thìn Dậu trong tứ trụ để hóa Thủy thành công (theo quy tắc ưu tiên hợp hóa).

Vì trong Tứ Trụ có ít nhất 2 chi hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng (theo giả thiết...) nên điểm vượng vùng tâm phải tính lại.

Kim có 23,83 đv mất 8,43 đv của Thân trụ giờ (hóa Thủy) còn lại 23,83 đv - 8,43 đv = 15,4 đv. Thủy có 9,3 đv được thêm 8,43 đv của Thân trụ giờ, 3 đv của Thìn trụ ngày và 0,75 đv của Thìn trụ năm thành (9,3 + 8,43 + 3 + 0,75) đv = 22,23 đv.

Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm được tính lại như sau:

..1.............0,5...........-1............-0,5............0,5
Mộc...........Hỏa..........Thổ..........Kim. ..........Thủy
3,24............#............#3...........15,4.... ......22,23

Ta thấy Thân đã trở thành nhược mà Thực Thương là kỵ thần số 1 (kỵ thần có điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất so với các kỵ thần), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn (Thổ) Mậu tàng trong Thìn trụ năm. Thân nhược khi vào vận Quan Sát có Thực Thương quá mạnh thì dĩ nhiên có sự tương tranh của Thực Thương với Quan Sát, vì vậy người đó dễ dính dáng đến phạm pháp, lao tù là chuyện bình thường "Thương gặp Quan là họa trăm đường ập tới". Thân đã nhược lại còn bị xì hơi mạnh bởi Thực Thương (quá vượng) thì là sao có thể phát tài cơ chứ.

Vậy mà Đoàn Gia ta đã phải thừa nhận "Ta đối với mệnh này nghiệm lý hơn 5 năm, vẫn không tìm ra được giải thích" chắc vì ông ta không biết dụng thần đã thay đổi (?). Nghe không thể chấp nhận được bởi vì Đoàn gia cũng chỉ là hậu sinh như chúng ta chả nhẽ ông ta không đọc được một cuốn sách cổ, kim nào về Tử Bình hay không nghe ai nói gì về khái niệm dụng thần thay đổi hay sao ? Để mà rồi cố ép cho Tứ Trụ này Thân phải nhược từ khi mới sinh cho phù hợp với thực tế đã diễn ra trong đại vận Bính Tý của người này. Chả nhẽ điều này đã làm cho tên tuổi ông ta “…lẫy lừng nổi tiếng từ Đài Loan, TQ, Nhật bản, ... đến cả Mỹ. " hay sao ? (nói vậy cho vui tí thôi chứ tôi đã khẳng định ngay từ đầu là ông ta cũng như cụ Thiệu thỉnh thoảng Ngụy Tạo vài chiêu cho vui cửa vui nhà mà thôi).

sonthuy
20-02-11, 23:33
.................................................. .................................................. .

HYVONG
01-03-11, 16:13
PP rất hay, thanks sư huynh đã chia sẽ cho ace 4rum.

VanQuyTang
01-03-11, 17:03
4 - Khả năng khắc nhau của các can chi trong tứ trụ

a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác.
c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

11 – Các trường hợp ngoại lệ
Kiêu ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân trong các trường hợp sau:
Xem các giả thiết từ 190/ tới 194/ của chương 14.

(190/ – Xem giả thiết 27/12
(27/12 – Nếu tứ trụ nó có Thân nhược và kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì kiêu ấn là kỵ thần có +0,5đh và nó là kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.)
191/34 - Thân vượng, kiêu ấn ít nhưng nó là can lộ, được lệnh, gần Nhật can và nó được chi cùng trụ sinh cho, nếu nó và Nhật can không bị hợp thì kiêu ấn từ ít trở thành đủ.
192/ - Xem giả thiết 28/100 và 29/(98;99).
(28/100 – Thân nhược và khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm và nếu phải tính thêm các điểm vượng ở tuế vận mà kiêu ấn đều lớn hơn Thân ít nhất 20đv thì kiêu ấn mới là kỵ thần có +0,38đh và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.
29/(98;99) - Nếu Thân nhược mà Nhật can bị khắc hay bị hợp thì chỉ khi kiêu ấn có 1 hóa cục có ít nhất 6 chi thì ta phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận (kể cả khi kỵ 1 là tĩnh), khi đó nếu kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì nó trở thành kỵ thần có +0,5đh, và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên, các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên (còn các bán hợp hay lục hợp hóa cục của Kiêu Ấn có từ 6 chi trở lên thì chưa có ví dụ để nghiên cứu).)
193/95 – Nếu Thân nhược nhưng can ngày được lệnh và điểm vượng của Thân lớn hơn điểm vượng của Tài, Quan-Sát và Thực-Thương thì Kiêu-Ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân.
194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân.)

12 – Thân vượng hay nhược
a - Nếu điểm vượng vùng tâm của Thân lớn hơn điểm vượng vùng tâm của Thực Thương, Tài và Quan Sát ít nhất 1đv (điểm vượng) thì Thân của tứ trụ đó được gọi là Thân vượng còn ngược lại được gọi là Thân nhược (không có Thân trung bình?).
b - Thân được gọi là hơi vượng khi Thân chỉ nhiều hơn hỷ dụng thần số 1 ( nghĩa là nó là 1 hành trong các hành là hỷ dụng thần có điểm vượng lớn nhất trong vùng tâm) từ 1đv tới 1,5đv.

… Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân vượng, nếu Thân vượng thì ta khẳng định điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn (Hỏa) phải sinh được cho Thân (Thổ)...



Gã vulong này viết linh tinh như trên đã mấy tháng rồi, sao chưa ai có ý kiến gì ráo vậy????

Ở trên tôi trích vài đoạn được gọi là giả thuyết của gã. Đọc vào thấy sự nhảm nhí cùng cực, sặc mùi chủ quan kiễu vulong.

"Can chi khắc gần bị mất 1/3 đv", có ai tự hỏi tại sao là mất 1/3 điểm vượng, mà không phải mất 1/4 điểm vượng. Khặc khặc! Xin thưa do ông chủ vulong đã bảo "tao nói mày phải mất 1/3 đv nghe chưa?? không nghe thì tao đập chết mày" khặc khặc :SugarwareZ-013:

Rồi gã tự đưa 1 ví dụ nào đó của Thiệu Vĩ Hoa đã xác định là thân vượng, thân nhược kể từ đó đưa ra kết luận của gã. Có ai biết được ông Thiệu Vĩ Hoa xác định đúng hay sai???

Một giả thuyết đã sai thì hậu quả là toàn bộ vận dụng từ giả thuyết đó chỉ là đồ bỏ.

Đọc xong đoạn demo quảng cáo sách của gã vulong, hỏi thử xem ai còn muốn mua sách nữa không??? Khặc khặc. :SugarwareZ-013:

Đọc giả tự trả lời.

VULONG
01-03-11, 18:10
4 - Khả năng khắc nhau của các can chi trong tứ trụ

a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác.
c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

11 – Các trường hợp ngoại lệ
Kiêu ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân trong các trường hợp sau:
Xem các giả thiết từ 190/ tới 194/ của chương 14.

(190/ – Xem giả thiết 27/12
(27/12 – Nếu tứ trụ nó có Thân nhược và kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì kiêu ấn là kỵ thần có +0,5đh và nó là kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.)
191/34 - Thân vượng, kiêu ấn ít nhưng nó là can lộ, được lệnh, gần Nhật can và nó được chi cùng trụ sinh cho, nếu nó và Nhật can không bị hợp thì kiêu ấn từ ít trở thành đủ.
192/ - Xem giả thiết 28/100 và 29/(98;99).
(28/100 – Thân nhược và khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm và nếu phải tính thêm các điểm vượng ở tuế vận mà kiêu ấn đều lớn hơn Thân ít nhất 20đv thì kiêu ấn mới là kỵ thần có +0,38đh và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.
29/(98;99) - Nếu Thân nhược mà Nhật can bị khắc hay bị hợp thì chỉ khi kiêu ấn có 1 hóa cục có ít nhất 6 chi thì ta phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận (kể cả khi kỵ 1 là tĩnh), khi đó nếu kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì nó trở thành kỵ thần có +0,5đh, và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên, các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên (còn các bán hợp hay lục hợp hóa cục của Kiêu Ấn có từ 6 chi trở lên thì chưa có ví dụ để nghiên cứu).)
193/95 – Nếu Thân nhược nhưng can ngày được lệnh và điểm vượng của Thân lớn hơn điểm vượng của Tài, Quan-Sát và Thực-Thương thì Kiêu-Ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân.
194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân.)

12 – Thân vượng hay nhược
a - Nếu điểm vượng vùng tâm của Thân lớn hơn điểm vượng vùng tâm của Thực Thương, Tài và Quan Sát ít nhất 1đv (điểm vượng) thì Thân của tứ trụ đó được gọi là Thân vượng còn ngược lại được gọi là Thân nhược (không có Thân trung bình?).
b - Thân được gọi là hơi vượng khi Thân chỉ nhiều hơn hỷ dụng thần số 1 ( nghĩa là nó là 1 hành trong các hành là hỷ dụng thần có điểm vượng lớn nhất trong vùng tâm) từ 1đv tới 1,5đv.

… Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân vượng, nếu Thân vượng thì ta khẳng định điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn (Hỏa) phải sinh được cho Thân (Thổ)...



Gã vulong này viết linh tinh như trên đã mấy tháng rồi, sao chưa ai có ý kiến gì ráo vậy????

Ở trên tôi trích vài đoạn được gọi là giả thuyết của gã. Đọc vào thấy sự nhảm nhí cùng cực, sặc mùi chủ quan kiễu vulong.

"Can chi khắc gần bị mất 1/3 đv", có ai tự hỏi tại sao là mất 1/3 điểm vượng, mà không phải mất 1/4 điểm vượng. Khặc khặc! Xin thưa do ông chủ vulong đã bảo "tao nói mày phải mất 1/3 đv nghe chưa?? không nghe thì tao đập chết mày" khặc khặc :SugarwareZ-013:

Rồi gã tự đưa 1 ví dụ nào đó của Thiệu Vĩ Hoa đã xác định là thân vượng, thân nhược kể từ đó đưa ra kết luận của gã. Có ai biết được ông Thiệu Vĩ Hoa xác định đúng hay sai???

Một giả thuyết đã sai thì hậu quả là toàn bộ vận dụng từ giả thuyết đó chỉ là đồ bỏ.

Đọc xong đoạn demo quảng cáo sách của gã vulong, hỏi thử xem ai còn muốn mua sách nữa không??? Khặc khặc. :SugarwareZ-013:

Đọc giả tự trả lời.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

anhphongkiem
01-03-11, 22:08
Thực sự đọc của bác VuLong, cũng khó ghê :( Bắc hào phòng đưa hết tuyêt chiêu :( ngâm cứu một thể đi

VanQuyTang
01-03-11, 22:42
Mới có mấy dòng mà ông này đã dùng tới 2 lần "khặc khặc" điều này đủ chứng minh ông ta đã có phản xạ tự nhiên do sống gần các loài động vật hoang dã như Khỉ, Lợn gì đó trong rừng sâu. Tất nhiên lâu ngày không tiếp súc với thế giới văn minh của con người nên ông ta hỏi những câu "Thông Thái" đến như vậy là truyện bình thường. Vậy thì tôi chỉ cần hỏi lại rằng ông ta có biết vì sao ông ta lại đi bằng 2 chân mà không đi bằng 4 Chi như các loài Khỉ, Lợn, Trâu, Bò .... cũng như vì sao các loài động vật như Khỉ, Lợn... lại hay phát ra những âm "Khặc Khặc" mà ông ta đã học được không ?

Mong ban quản trị diễn đàn xem xét lại hành vi của vulong. Ông ta thể hiện sự xúc phạm nặng nề đến hội viên khác trên diễn đàn.

Ông này chuyên môn đi đả kích, bôi nhọ danh dự người khác. Ông ta cứ bô bô mời người khác phản biện phương pháp xác định thân vượng, thân nhược của mình, nhưng khi tôi nêu ra vấn đề, thì ông ta không thể trả lời được, lại dùng lời lẽ rất mất văn hóa, người có học sẽ không viết những lời trên.

Tôi chỉ cần chỉ ra những điểm ngờ nghệch, chủ quan của ông ta, nhất định mọi người sẽ thấy được cái sai đáng để vứt sọt rác toàn bộ giả thiết ngay:

(Trích từ phần ông ta viết)

a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác.
c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

Những con số in đậm ở trên xuất phát từ đâu ra? Sách nào viết? Sách đó có đáng tin cậy? ai chứng minh. Nếu chỉ là những con số chủ quan, vậy sao không lấy logarit, hay sin, cos gì đi cho có vẻ toán học cao cấp hơn. :106:

Rồi những dòng in đậm có phải là chủ quan của ông vulong này không??? Làm gì có chuyện địa chi bị khắc thì nó không đi sinh chi khác được. Hết sức lố bịch!!! :4555:


11 – Các trường hợp ngoại lệ
Kiêu ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân trong các trường hợp sau:
Xem các giả thiết từ 190/ tới 194/ của chương 14.

50% này chắc cũng vậy, tự phán ra con số không có căn cứ, sao không phải 75%??? 80% ??? :3239:

anhphongkiem
01-03-11, 23:17
ông nói hay thế mà, đọc cũng thấy buồn cười mà,cười đau bụng,hì

administrator
01-03-11, 23:31
Chúng tôi đã có nhắc nhở nhưng bạn VULONG vẫn cứ cố tình vi phạm nội qui diễn đàn bởi vậy chúng tôi quyết định ban nick cảnh cáo 3 ngày.

anhphongkiem
02-03-11, 09:01
đã bank thì bank cả 2, xử cũng phải hợp lý. Admin hơi thiên vị :D vì chưa nói rõ ai đúng ai sai :D

TanLen73
02-03-11, 10:27
Chỉ cần bác VULONG dự đoán một số tứ trụ cần tư vấn thì mới chứng minh được sự đúng đắn về lý thuyết của bác khi ứng dụng.
Hy vọng bác sẽ tham gia tư vấn nhiều tứ trụ như cô KimCuong để khẳng định lý thuyết của bác.
Kính mến.

tuem
02-03-11, 11:53
Cho dù VULONG qua những tư vấn chứng minh được lý thuyết của mình là đúng đắn thì cũng không vì thế mà chê bai học thuật, đả kích chửi bới nhục mạ người khác. Vấn đề là ở chỗ này.

VanQuyTang
04-03-11, 14:24
Đọc thấy ông vulong cứ đem cái sơ đồ rối rắm, rồi những con số không có căn cứ, không đáng tin cậy từ phương pháp tính của ông ta, áp dụng cho các ví dụ của các tác giả khác. Rồi ông vulong đưa ra kết luận rằng ông Đoàn Kiến Nghiệp sai thậm tệ, ông Thẩm Triều Hợp không có kiến thức về thân vượng thân nhược. Rồi gì mấy cao thủ TQ này không biết thân có thể đổi, dụng thần có thể thay đổi...... Đọc mà thấy nhảm nhí hết sức. :202:

Đợi khi nào ông vulong có thể trở lại diễn đàn, giải thích những con số, những giả thuyết tàm phào của ông ta xong, tôi sẽ phản biện để mọi người thấy được cái ấu trĩ trong phưong pháp xác định thân vượng, thân nhược này.

VULONG
05-03-11, 02:44
Đọc thấy ông vulong cứ đem cái sơ đồ rối rắm, rồi những con số không có căn cứ, không đáng tin cậy từ phương pháp tính của ông ta, áp dụng cho các ví dụ của các tác giả khác. Rồi ông vulong đưa ra kết luận rằng ông Đoàn Kiến Nghiệp sai thậm tệ, ông Thẩm Triều Hợp không có kiến thức về thân vượng thân nhược. Rồi gì mấy cao thủ TQ này không biết thân có thể đổi, dụng thần có thể thay đổi...... Đọc mà thấy nhảm nhí hết sức. :202:

Đợi khi nào ông vulong có thể trở lại diễn đàn, giải thích những con số, những giả thuyết tàm phào của ông ta xong, tôi sẽ phản biện để mọi người thấy được cái ấu trĩ trong phưong pháp xác định thân vượng, thân nhược này......
........................

Gã vulong này viết linh tinh như trên đã mấy tháng rồi, sao chưa ai có ý kiến gì ráo vậy????

Ở trên tôi trích vài đoạn được gọi là giả thuyết của gã. Đọc vào thấy sự nhảm nhí cùng cực, sặc mùi chủ quan kiễu vulong.

"Can chi khắc gần bị mất 1/3 đv", có ai tự hỏi tại sao là mất 1/3 điểm vượng, mà không phải mất 1/4 điểm vượng. Khặc khặc! Xin thưa do ông chủ vulong đã bảo "tao nói mày phải mất 1/3 đv nghe chưa?? không nghe thì tao đập chết mày" khặc khặc
Rồi gã tự đưa 1 ví dụ nào đó của Thiệu Vĩ Hoa đã xác định là thân vượng, thân nhược kể từ đó đưa ra kết luận của gã. Có ai biết được ông Thiệu Vĩ Hoa xác định đúng hay sai???
Một giả thuyết đã sai thì hậu quả là toàn bộ vận dụng từ giả thuyết đó chỉ là đồ bỏ.
Đọc xong đoạn demo quảng cáo sách của gã vulong, hỏi thử xem ai còn muốn mua sách nữa không??? Khặc khặc.

Đọc giả tự trả lời.
.

Rất hân hạnh được tiếp bất cứ những ai phản biện nghiêm túc lý thuyết của tôi, nhất là ông bạn VanQuyTang để xem VanQuyTang bảo tôi "Ấu Trĩ" hay chính VanQuyTang mới là người "Ấu Trĩ".

Nhưng trước khi trả lời các câu phản biện của VanQuyTang thì để tránh những sự hiểu lầm đáng tiếc đã xẩy ra vừa qua nên tôi phải hỏi VanQuyTang một số câu hỏi như sau :

1 - Từ "Khặc Khặc" mà VanQuyTang đã sử dụng ở đây có nghĩa là gì ?
2 - VanQuyTang sử dụng từ "Khặc Khặc" ở đây nhằm mục đích gì ?

Sau đây là phương trình năng lượng và khối lượng chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein:

E = m.c² ( trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng).

Một người (bất kỳ) hỏi một câu hỏi như sau :

3 - "Những con số, dữ liệu in đậm ở trên (E; m; c²; c; dấu nhân) xuất phát từ đâu ra? Sách nào viết? Sách đó có đáng tin cậy? ai chứng minh. Nếu chỉ là những con số chủ quan, vậy sao không lấy logarit, hay sin, cos gì đi cho có vẻ toán học cao cấp hơn."

Yêu cầu VanQuyTang trả lời tiếp các câu hỏi sau :
a - Phản Biện có nghĩa là gì ?
b - Câu hỏi số 3 có phải là một câu hỏi Phản Biện hay không ?
c - Câu hỏi số 3 có phải là câu hỏi của một người Thông Minh hay không ?

Hy vọng VanQuyTang trả lời ngắn gọn vào đúng trọng tâm.

Chỉ sau khi không còn hiểu lầm nhau thì mới có thể tranh luận nghiêm túc về học thuật được.

hanhxd84
06-03-11, 15:06
Sau đây là phương pháp xác định Thân vượng hay nhược

TUẦN THỨ HAI

Chương 9 : Thân và vùng tâm

I – Thân và vùng tâm

1 - Thân

Hành và vị trí của can ngày được gọi là Nhật Chủ hay Thân, nó đại diện cho người có tứ trụ này. Can ngày chỉ có 1 điểm vượng ở lệnh tháng của bảng sinh vượng tử tuyệt nhưng Nhật Chủ hay Thân lại có điểm vượng của hành của can ngày ở vùng tâm.

2 - Vùng tâm và vùng ngoài

Sơ đồ 1 : Nam sinh ngày 10/9/1992 lúc 5,47’ có tứ trụ :
http://farm6.static.flickr.com/5249/5322929129_2ecea13bde_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5322929129/)
1a (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5322929129/) von xxxuanxx (http://www.flickr.com/people/57680364@N06/) auf Flickr
Qua sơ đồ này ta thấy can ngày là Kỷ mang hành Thổ nên Nhật Chủ hay Thân của người có tứ trụ này là Thổ. Muốn xem Thân của tứ trụ này là vượng hay nhược (tức là ta phải xem hành Thổ của tứ trụ ở tại vị trí của can ngày là vượng hay nhược so với 4 hành còn lại là Kim, Thủy, Mộc và Hỏa) thì đầu tiên ta phải xem trong tứ trụ này có nhiều can chi mang hành Thổ và chúng có được lệnh hay không cũng như các can chi khác sinh hay khắc với can chi mang hành Thổ này là mạnh hay yếu.... . Sau đó ta phải xét xem độ vượng còn lại của các can chi Thổ này giúp đỡ Nhật Can được nhiều hay ít, dĩ nhiên sự giúp đỡ này phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần của chúng với Nhật Can. Hoàn toàn tương tự khi ta xét độ vượng còn lại của các can chi của các hành khác tác động đến Nhật Can mạnh hay yếu cũng phụ thuộc vào khoảng cách của chúng với Nhật Can như vậy. Cuối cùng ta phải xác định được một vùng mà độ vượng còn lại của các can chi này tác động tới Nhật Can không còn phụ thuộc vào khoảng cách - vùng đó được gọi là Vùng Tâm. Trong vùng tâm ta chỉ việc cộng độ vượng của tất cả các can chi cùng hành với nhau, sau đó ta so sánh Thân (độ vượng của hành của Nhật Can) với các hành khác xem nó là mạnh hay yếu (lớn hơn hay nhỏ hơn).

Do vậy nếu ta lấy Nhật Can Kỷ làm tâm điểm thì thấy gần nó nhất có can tháng, can giờ và chi ngày. Ta gọi vùng tâm là vùng hình học phẳng phía trong của chữ V chứa can tháng Canh, can ngày Kỷ, can giờ Đinh và chi ngày Sửu, còn can Nhâm trụ năm và các chi Thân, Tuất và Mão là ở ngoài chữ V (tức ở bên ngoài của vùng tâm).

Qua đây chúng ta thấy các can tàng trong các chi của tứ trụ, mặc dù chúng có điểm vượng theo trạng thái của chúng tại lệnh tháng, nhưng các điểm vượng này không được tính trong vùng tâm (mặc dù các thần hay các hành mà các can tàng này đại diện vẫn có trong tứ trụ).

3 - Các quy ước trên sơ đồ :

a – Tại các góc của các hình chữ nhật trên là vị trí của các can và chi trong tứ trụ.
b - Các can chi trong chữ V được coi là ở trong vùng tâm còn các can chi ở ngoài chữ V được xem là ở vùng ngoài.
c – Hai can chi được coi là gần với nhau khi chúng không phải đi qua một can chi nào cả.
d – Hai can chi bị coi là cách một ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 1 can hay 1 chi.
e – Hai can chi bị coi là cách 2 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 2 can chi.
f – Hai can chi bị coi là cách 3 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 3 can chi.

4 - Khả năng khắc nhau của các can chi trong tứ trụ

a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác.
c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

(Còn tiếp)



Em chào anh<chú , bác> VULONG em tra trong các web khác thì thấy ngày 10/9/1992 ÂL là ngày Giáp Dần - Canh Tuất - Nhâm Thân
so với ngày của anh VULONG là kỷ sửu thì không chính xác . vậy dụng thần có thể chính xác không ạ?
Giáp dần ở Lâm quan
Canh tuất ở dưỡng
Nhâm thân ở tuyệt
Đinh mão ở đế vượng
thì suy thế nào ạ?

VULONG
06-03-11, 15:32
Em chào anh<chú , bác> VULONG em tra trong các web khác thì thấy ngày 10/9/1992 ÂL là ngày Giáp Dần - Canh Tuất - Nhâm Thân
so với ngày của anh VULONG là kỷ sửu thì không chính xác . vậy dụng thần có thể chính xác không ạ?
Giáp dần ở Lâm quan
Canh tuất ở dưỡng
Nhâm thân ở tuyệt
Đinh mão ở đế vượng
thì suy thế nào ạ?

Ngày 10/9/1992 là ngày dương lịch. Bạn nên chú ý là môn Tử Bình luôn luôn lấy ngày tháng dương lịch để lập Tứ Trụ.
Cám ơn bạn vì qua đây tôi mới phát hiện ra trụ tháng tôi đã xác định sai. Đó là tháng Đinh Dậu chứ không phải là Canh Tuất. Tôi phải sửa lại, may là ví dụ này không hề liên quan tới tính điểm vượng và dụng thần.

Nếu bạn chú ý thì thấy chỉ có ngày Kỷ mới có giờ Đinh Mão thì bạn sẽ biết tôi xác định tháng sai (vì khi nhìn sơ đồ tôi lại đọc là 9/10) chứ không phải ngày sai.

Thân chào.

VanQuyTang
06-03-11, 15:55
Ông vulong này thiệt là... buồn cười quá! :3445:

Phương pháp của ông đưa ra, tôi chỉ ra vấn đề. Ông không chịu giải thích, trả lời người ta, lại hỏi ngược lại. Khà khà. Châm chước tôi không bắt bẻ mấy chuyện linh tinh với hạng người này.

Tôi viết đều bằng tiếng Việt, ông đọc từ nào không hiểu thì tra tự điển đi nha. Tôi không rảnh thời gian đâu mà làm giáo viên dạy tiếng Việt để dạy dỗ thêm đứa học trò nào nữa.

Ngoài việc trước đây tôi viết phương pháp của ông quá ngây ngô, ấu trĩ, nay còn phát hiện thêm ông là người hoang tưởng!!! đi so sánh phương pháp vớ vẩn của ông với phương trình, lý thuyết vĩ đại của thiên tài Enstein. Buồn cười quá đi mất :2455:

Ông này không có kiến thức gì hết ráo!! ông có biết là 1 lý thuyết, nội dung khoa học nào đưa ra đều phải chứng minh, bảo vệ trước 1 hội đồng các nhà khoa học hay không? Thiên tài Enstein cũng phải thuyết trình lý thuyết của mình trước hội đồng các nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới thời bấy giờ, sau đó mới được chấp nhận. Còn ông, phương pháp thân vượng-thân nhược gì đó có trình bày trước hội đồng nào chưa? Ông so sánh như vậy không cảm thấy quá ngờ nghệch sao??? :3445:

Do phương pháp này củ chuối quá nên tôi mới viết thêm cho vui là sao ông không biểu diễn mấy cái hệ số tự chế của ông bằng sin, cos cho toán học là vậy đó! Hiểu chưa. Tôi viết đến vậy mà ông không hiểu, hay cố tình không chịu hiểu kiểu Chí Phèo, thì thật đáng thương cho thân phận Chí Phèo quá!!! :1898:

Môn tứ trụ cơ bản xác định theo định tính, ông lại muốn lượng hóa can chi thành đv, đh quái quỷ gì đó, tức theo định lượng. Vậy tôi hỏi ông: Ông học đến lớp mấy? có từng học qua phương pháp nghiên cứu khoa học chưa? vì những vấn đề tôi hỏi ông sẽ đều nằm trong nguyên tắc của phương pháp này. Nếu chưa học thì làm ơn về mà học ngay đi. Ah! tôi quên viết thêm, phương pháp nghiên cứu khoa học là của nhân loại mấy trăm năm này rồi nha, không phải tôi sáng chế gì mới, kẻo ông lại chất vấn tôi phương pháp này là gì? từ đâu ra nữa thì mất thời gian lắm đó.

Nếu ông xác định phương pháp của ông là phương pháp khoa học thì tôi mới hỏi tiếp. Còn pp này củ chuối, tự sáng chế thì thôi, ai cũng biết giá trị của nó là vô ícch, chẳng cần mất thời gian đọc làm gì.

VULONG
06-03-11, 17:04
Tôi đã làm nghề gõ đầu trẻ hơn 30 năm nay. Hàng năm khi dậy đến Thuyết tiến hóa của Charles Darwin tôi vẫn thường bắt đầu bài giảng với câu "Các em có biết vì sao con người đi bằng hai chân không như các loài vật phải đi bằng 4 chân không ?". Ở đây tôi đã dùng câu này hỏi VanQuyTang, vậy thì ai có thể cho rằng tôi khinh miệt VanQuyTang cũng như các học trò của tôi, coi VanQuyTang và học trò của tôi là loài động vật ? Nếu có chắc chỉ có VanQuyTang và tuem mà thôi bởi vì nếu không thì làm sao tuem đồng tình với VanQuyTang viết "Mong ban quản trị diễn đàn xem xét lại hành vi của vulong. Ông ta thể hiện sự xúc phạm nặng nề đến hội viên khác trên diễn đàn.".

Theo Thuyết tiến hóa của Charles Darwin thì loài người được hình thành sau hàng chục triệu năm từ loài Khỉ,...mà ra. Do vậy cùng với quá trình tiến hóa này thì các âm từ của động vật như Ặc Ặc, Ộp Ộp, Be Be,...Gâu Gâu... dần dần mất đi thay vào đó là âm ngôn ngữ của loài người. Cho nên tôi đã cảnh báo cho VanQuyTang là "...cũng như vì sao các loài động vật như Khỉ, Lợn... lại hay phát ra những âm "Khặc Khặc" mà ông ta đã học được không ?" để cho VanQuyTang hiểu ra rằng ông ta vẫn còn đang sử dụng quá nhiều các âm của loài động vật đấy. Nhưng thật bất ngờ VanQuyTang lại cho rằng tôi nói VanQuyTang phát ra các từ Khặc Khặc giống loài động vật (Ặc Ặc, Ộp Ộp,...) là không đúng mà theo VanQuyTang từ Khặc Khặc này là từ Văn Minh, Lịch Sự.... Không biết do câu trên hay câu này mà VanQuyTang đề nghị với ban quản trị diễn đàn "Mong ban quản trị diễn đàn xem xét lại hành vi của vulong. Ông ta thể hiện sự xúc phạm nặng nề đến hội viên khác trên diễn đàn.".

Tôi đã thử mang câu hỏi của VanQuyTang ""Can chi khắc gần bị mất 1/3 đv", có ai tự hỏi tại sao là mất 1/3 điểm vượng, mà không phải mất 1/4 điểm vượng. Khặc khặc!...." cho học trò của tôi xem có phải là một câu phản biện hay không ? Thì học trò của tôi trả lời là :

1 - "Nếu ông VanQuyTang muốn thay 1/3 thành 1/4 thì nó không còn là lý thuyết của thầy mà đã trở thành lý thuyết của ông VanQuyTang.

2 - Chỉ khi ông VanQuyTang chứng minh được 1/4 là đúng còn 1/3 của thầy là sai thì mới được gọi là phản biện và sự phản biện này được xem là thành công nếu mọi người thừa nhận là đúng.

3 - Nhưng tại sao ông ta nói "Khặc Khặc" ở đây, có phải ông ta thường tiếp súc với loài Khỉ không hở thầy ?".

Tôi trả lời "Các em trả lời rất đúng trừ từ "Khặc Khặc" thì các em hiểu sai bởi vì ông ta (VanQuyTang) cho rằng từ này là từ chỉ sự Văn Minh, Lịch Sự và ông ta là một nhà "Thông Thái" nên ông ta luôn luôn sống bên cạnh các nhà "Thông Thái" mà các nhà "Thông Thái" này thích dùng từ "Khặc Khặc"".

hanhxd84
07-03-11, 11:51
Ngày 10/9/1992 là ngày dương lịch. Bạn nên chú ý là môn Tử Bình luôn luôn lấy ngày tháng dương lịch để lập Tứ Trụ.
Cám ơn bạn vì qua đây tôi mới phát hiện ra trụ tháng tôi đã xác định sai. Đó là tháng Đinh Dậu chứ không phải là Canh Tuất. Tôi phải sửa lại, may là ví dụ này không hề liên quan tới tính điểm vượng và dụng thần.

Nếu bạn chú ý thì thấy chỉ có ngày Kỷ mới có giờ Đinh Mão thì bạn sẽ biết tôi xác định tháng sai (vì khi nhìn sơ đồ tôi lại đọc là 9/10) chứ không phải ngày sai.

Thân chào.
Em xin lỗi bác nhé, em thấy bác trả lời 2 lân rồi mà vẫn sai. vớ vẩn quá. nếu bác lấy ngày dương thì phải là kỷ sửu , kỷ dậu , nhâm thân, giờ đinh mão.
so ra như vậy thì bác càng sai bét nhè bét nhét ra rồi.
cách Tốt nhất là sách của bác nên để dành cho riêng bác đọc không em đọc thêm nữa chắc là tẩu hỏa mất.
Chào bác.

VanQuyTang
07-03-11, 13:39
Tôi đã làm nghề gõ đầu trẻ hơn 30 năm nay. Hàng năm khi dậy đến Thuyết tiến hóa của Charles Darwin tôi vẫn thường bắt đầu bài giảng với câu "Các em có biết vì sao con người đi bằng hai chân không như các loài vật phải đi bằng 4 chân không ?". Ở đây tôi đã dùng câu này hỏi VanQuyTang, vậy thì ai có thể cho rằng tôi khinh miệt VanQuyTang cũng như các học trò của tôi, coi VanQuyTang và học trò của tôi là loài động vật ? Nếu có chắc chỉ có VanQuyTang và tuem mà thôi bởi vì nếu không thì làm sao tuem đồng tình với VanQuyTang viết "Mong ban quản trị diễn đàn xem xét lại hành vi của vulong. Ông ta thể hiện sự xúc phạm nặng nề đến hội viên khác trên diễn đàn.".

Theo Thuyết tiến hóa của Charles Darwin thì loài người được hình thành sau hàng chục triệu năm từ loài Khỉ,...mà ra. Do vậy cùng với quá trình tiến hóa này thì các âm từ của động vật như Ặc Ặc, Ộp Ộp, Be Be,...Gâu Gâu... dần dần mất đi thay vào đó là âm ngôn ngữ của loài người. Cho nên tôi đã cảnh báo cho VanQuyTang là "...cũng như vì sao các loài động vật như Khỉ, Lợn... lại hay phát ra những âm "Khặc Khặc" mà ông ta đã học được không ?" để cho VanQuyTang hiểu ra rằng ông ta vẫn còn đang sử dụng quá nhiều các âm của loài động vật đấy. Nhưng thật bất ngờ VanQuyTang lại cho rằng tôi nói VanQuyTang phát ra các từ Khặc Khặc giống loài động vật (Ặc Ặc, Ộp Ộp,...) là không đúng mà theo VanQuyTang từ Khặc Khặc này là từ Văn Minh, Lịch Sự.... Không biết do câu trên hay câu này mà VanQuyTang đề nghị với ban quản trị diễn đàn "Mong ban quản trị diễn đàn xem xét lại hành vi của vulong. Ông ta thể hiện sự xúc phạm nặng nề đến hội viên khác trên diễn đàn.".

Tôi đã thử mang câu hỏi của VanQuyTang ""Can chi khắc gần bị mất 1/3 đv", có ai tự hỏi tại sao là mất 1/3 điểm vượng, mà không phải mất 1/4 điểm vượng. Khặc khặc!...." cho học trò của tôi xem có phải là một câu phản biện hay không ? Thì học trò của tôi trả lời là :

1 - "Nếu ông VanQuyTang muốn thay 1/3 thành 1/4 thì nó không còn là lý thuyết của thầy mà đã trở thành lý thuyết của ông VanQuyTang.

2 - Chỉ khi ông VanQuyTang chứng minh được 1/4 là đúng còn 1/3 của thầy là sai thì mới được gọi là phản biện và sự phản biện này được xem là thành công nếu mọi người thừa nhận là đúng.

3 - Nhưng tại sao ông ta nói "Khặc Khặc" ở đây, có phải ông ta thường tiếp súc với loài Khỉ không hở thầy ?".

Tôi trả lời "Các em trả lời rất đúng trừ từ "Khặc Khặc" thì các em hiểu sai bởi vì ông ta (VanQuyTang) cho rằng từ này là từ chỉ sự Văn Minh, Lịch Sự và ông ta là một nhà "Thông Thái" nên ông ta luôn luôn sống bên cạnh các nhà "Thông Thái" mà các nhà "Thông Thái" này thích dùng từ "Khặc Khặc"".

Ông vulong này càng viết thì càng lòi ra kiến thức kém cõi của ông. Tôi đã viết rõ ràng đến như vậy mà ông cũng không hiểu, sao mà trí óc của ông chậm hiểu quá vậy???

Tôi thấy ông chỉ chú trọng vào những điểm râu ria bên ngoài, không chịu suy nghĩ vấn đề trọng tâm, sao ông hời hợt, nông cạn quá. Về phần "khặc khặc", tôi thấy không có gì quan trọng, chẳng ảnh hưởng đến ai, nhưng cứ thấy ông đeo bám như đỉa hỏi suốt, tôi trả lời cho ông luôn. Tôi xem bộ phim tam quốc chí (bộ mới nhất do TQ sản xuất), có nhân vật Tư Mã Ý có kiểu cười khặc khặc như vậy, khi địch quân có những hành động ngờ nghệch, kém cõi quá, khiến ông ta không kìm được phải cười như vậy. Tôi thấy nhân vật này quá hay, tôi cũng viết lại kiểu cười như vậy, ông có thích thú cứ tìm bộ này về mà xem nha. Xét lại, tôi thấy chẳng có ảnh hưởng gì đến ông. Còn ông lại đi nhục mạ người khác, vi phạm quy định diễn đàn nên bị ban nick là xứng đáng rồi.

Phần trích dẫn ở trên của ông, đọc thấy buồn cho ông quá! Phương pháp của ông xác định 2 can khắc gần mất 1/3 đv, tôi hỏi từ đâu xuất phát con số 1/3 này, cơ sở nào, ông hãy chứng minh. Để cho ông dễ hiểu, tôi giả dụ thêm nếu thay con số 1/3 bằng 1/4 được không? Tôi có đưa ra phương pháp điên khùng nào đâu, mà ông nói đây là phương pháp của tôi. Nếu có thêm ông A nào đó hỏi sao không thay bằng 1/2, rồi cô B hỏi sao không thay bằng 2/5, ... chẳng lẽ mỗi người có 1 phương pháp khác nhau hả. Ông chỉ cần chứng minh con số 1/3 là con số đúng nhất, duy nhất cho trường hợp 2 can gần khắc nhau, thì cho dù 1 ngàn người hay 1 triệu người có thay đổi thì phương pháp của ông vẫn đúng. Tôi viết đến đây ông hiểu chưa??? Hiểu chưa??? :choler:

Tôi lặp lại câu hỏi trước đây, phương pháp xác định thân vượng-thân nhược của ông có phải là phương pháp khoa học; các hệ số từ phương pháp của ông như 1/2, 1/,3, 1/5 ... 50%, ... xuất phát từ đâu, ông chứng minh được không? Ông trả lời xong tôi mới hỏi tiếp. Nếu sau 10 ngày ông không chứng minh được thì có thể kết luận phương pháp của ông là vô giá trị, củ chuối. .

Khi đó tôi yêu cầu ông không được đem phương pháp củ chuối của ông để áp dụng vào các bài luận tử bình hay của các tác giả nổi tiếng như Đoàn Kiến Nghiệp, Thẩm Triều Hợp, Tử bình chân thuyên, Trích thiên tủy ... rồi sau đó ông lại kết luận xuyên tạc bậy bạ (trừ trường hợp các hội viên khác nhờ xem tử bình thì ông cứ việc áp dụng pp củ chuối này thoải mái, thân chủ của ông tin hay không là tùy họ) làm nản lòng các hội viên đã chia sẻ. Nếu ông vẫn cố tình không hiểu, thì buộc tôi phải thông báo cho các diễn đàn lý số ông đang sinh hoạt để mọi người thấy sự lố bịch của ông, biết được pp củ chuối vô giá trị của ông, để mọi người biết được đâu là chân giả.

anhphongkiem
07-03-11, 13:53
thì ông vulong cho những con số đó là tiên đề, chọn con số sao chò phù hợp để đưa ra. những con số đó là do quá trình nghiên cứu lâu dài, áp dụng cho các trường hợp đúc kết ra . có thế thôi mà cũng hỏi

VULONG
07-03-11, 14:41
Em xin lỗi bác nhé, em thấy bác trả lời 2 lân rồi mà vẫn sai. vớ vẩn quá. nếu bác lấy ngày dương thì phải là kỷ sửu , kỷ dậu , nhâm thân, giờ đinh mão.
so ra như vậy thì bác càng sai bét nhè bét nhét ra rồi.
cách Tốt nhất là sách của bác nên để dành cho riêng bác đọc không em đọc thêm nữa chắc là tẩu hỏa mất.
Chào bác.

Ông bạn quê ở đâu đấy ?

Tôi đã nói rõ ngày 10/9/1992 là ngày Dưong Lịch rồi mà còn không hiểu sao ? Năm 1992 là năm Kỷ Sửu hay sao ? Ngày Nhâm có giờ Đinh Mão à ?

Thôi ông bạn ơi không biết Tử Bình thì đừng có vào đây phát biểu lung tung không thì thiên hạ họ cho là "Ngọng thì hay nói đấy".

VULONG
07-03-11, 14:51
thì ông vulong cho những con số đó là tiên đề, chọn con số sao chò phù hợp để đưa ra. những con số đó là do quá trình nghiên cứu lâu dài, áp dụng cho các trường hợp đúc kết ra . có thế thôi mà cũng hỏi

Chỉ cần vài từ trên của anhphongkiem thôi là đến trẻ con nó cũng hiểu rồi còn cái đầu "Thông Thái" Khặc Khặc VanQuyTang thì có mà đến tết Tây mới hiểu được.

Bye Bye nhà "Thông Thái" Khặc Khặc VanQuyTang.

tuem
07-03-11, 15:22
VanQuyTang đặt câu hỏi : "... Các hệ số từ phương pháp của ông như 1/2, 1/3, 1/5... xuất phát từ đâu, ông chứng minh được không ? ..."
Trả lời câu hỏi này ko khó, cái khó là ở chỗ nếu minh bạch ra e rằng lại mang tội đánh cắp công trình nghiên cứu người khác.

VanQuyTang
07-03-11, 15:31
Tôi cho ông vulong 10 ngày để giải thích, ông không trả lời được thì tôi sẽ thông báo cho các diễn đàn lý số biết 1 kẻ đòi làm phát minh. Ông muốn chọn con số nào cũng được hả? Ông sức đến đâu mà nói nghiên cứu lâu dài, kinh nghiệm ... nhảm nhí quá! :107: Tôi đã nói ông chưa học pp nghiên cứu khoa học, thì nên tìm đọc pp này để thấy được ông không có kiến thức gì hết. Nếu ông muốn đo độ vượng suy của nhật can, ông phải đưa ra mô hình trong đó biến cần tìm là độ vượng suy của nhật can, còn các biến khác là các can chi khác trong tứ trụ, giữa chúng sẽ hình thành mối tương quan, mà các hệ số tương quan giữa chúng là con số phải đi tìm. Để tìm được các hệ số này xuất phát từ pp nghiên cứu khoa học, yêu cầu hết sức nghiêm ngặt. Không phải ông thích đẻ ra, là nó tự chui ra đâu đấy! :202:

P/s: Sách của ông bán được bao nhiêu cuốn rồi, hay là đang chất đống ở nhà. Chờ đến mùa đông đốt lò sưởi cho ấm nhà, ấm cửa.

VanQuyTang
07-03-11, 15:33
VanQuyTang đặt câu hỏi : "... Các hệ số từ phương pháp của ông như 1/2, 1/3, 1/5... xuất phát từ đâu, ông chứng minh được không ? ..."
Trả lời câu hỏi này ko khó, cái khó là ở chỗ nếu minh bạch ra e rằng lại mang tội đánh cắp công trình nghiên cứu người khác.

Bạn khỏi lo cho ông ta. Ông này xuất bản sách rồi, đã đăng ký bản quyền rồi, ai đánh cắp được chứ. Mà cái pp củ chuối này ai đánh cắp làm gì???

VULONG
07-03-11, 15:33
VanQuyTang đặt câu hỏi : "... Các hệ số từ phương pháp của ông như 1/2, 1/3, 1/5... xuất phát từ đâu, ông chứng minh được không ? ..."
Trả lời câu hỏi này ko khó, cái khó là ở chỗ nếu minh bạch ra e rằng lại mang tội đánh cắp công trình nghiên cứu người khác.

Thì ai có phương pháp này trước tôi thì tự họ sẽ lên tiếng để bảo vệ bản quyền trí tuệ của họ. Chả nhẽ ông bạn khôn hơn họ sao ? Đến cụ Thiệu với trường phái Tử Bình lẫy lừng thiên hạ hơn 29 đời gia truyền từ cụ Thiệu Khang Tiết tới nay còn không có được huống hồ bọn sinh sau đẻ muộn mà có à ? Nếu có thì cứ lên tiếng đi hay là sợ VULONG này quá mà "Sun Vòi" không dám ngọ ngậy.

hanhxd84
07-03-11, 15:54
Em xin lỗi bác nhé, em thấy bác trả lời 2 lân rồi mà vẫn sai. vớ vẩn quá. nếu bác lấy ngày dương thì phải là kỷ sửu , kỷ dậu , nhâm thân, giờ đinh mão.
so ra như vậy thì bác càng sai bét nhè bét nhét ra rồi.
cách Tốt nhất là sách của bác nên để dành cho riêng bác đọc không em đọc thêm nữa chắc là tẩu hỏa mất.
Chào bác.


Ông bạn quê ở đâu đấy ?

Tôi đã nói rõ ngày 10/9/1992 là ngày Dưong Lịch rồi mà còn không hiểu sao ? Năm 1992 là năm Kỷ Sửu hay sao ? Ngày Nhâm có giờ Đinh Mão à ?

Thôi ông bạn ơi không biết Tử Bình thì đừng có vào đây phát biểu lung tung không thì thiên hạ họ cho là "Ngọng thì hay nói đấy".

Ngày Kỷ Sửu tháng Kỷ dậu năm nhâm thân giờ đinh mão
"Ngọng thì hay nói đấy"

VULONG
07-03-11, 16:18
Em xin lỗi bác nhé, em thấy bác trả lời 2 lân rồi mà vẫn sai. vớ vẩn quá. nếu bác lấy ngày dương thì phải là kỷ sửu , kỷ dậu , nhâm thân, giờ đinh mão.
so ra như vậy thì bác càng sai bét nhè bét nhét ra rồi.
cách Tốt nhất là sách của bác nên để dành cho riêng bác đọc không em đọc thêm nữa chắc là tẩu hỏa mất.
Chào bác.

Có dân Tử Bình nào xác định Tứ Trụ như hanhxd84:

kỷ sửu , kỷ dậu , nhâm thân, giờ đinh mão.

Không Ngọng thì là gì nào mà còn thanh minh ?

Bộ ông bạn không thấy tôi đã nhận là xác định sai trụ tháng hay sao mà còn nói 2 lần với trả 3 lần ở đây ?

Đến mấy dòng này mà còn nhầm lẫn lung tung thì còn nói gì tới sách với vở ở đây.

baoanhnghi
05-04-11, 20:21
bác Vulong ơi, tôi mới tập tành môn tứ trụ, say mê thì có thừa nhưng kiến thức thì hạn hẹp, đúng vào chỗ đang tắc gặp bài viết của bác mừng quá, nhân tiện nhờ bác xác định dùm tôi xem thân vượng hay nhược của trụ: Quý tỵ- Ất mão- Mậu tuất- Nhâm tý. kính bác.

VULONG
06-04-11, 00:18
bác Vulong ơi, tôi mới tập tành môn tứ trụ, say mê thì có thừa nhưng kiến thức thì hạn hẹp, đúng vào chỗ đang tắc gặp bài viết của bác mừng quá, nhân tiện nhờ bác xác định dùm tôi xem thân vượng hay nhược của trụ: Quý tỵ- Ất mão- Mậu tuất- Nhâm tý. kính bác.

Tôi đã đăng toàn bộ "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" ở đây rồi còn đòi hỏi gì nữa.
Bạn cứ thử tự học và tính xem sao, nếu sai tôi sẽ chỉ cho.

Thân chào.

G-R-E-E-N
06-04-11, 20:46
Thứ năm 10/9/1992 -+- Ngày 14 tháng 8 âm lịch
Ngày Kỷ Sửu, tháng Kỷ Dậu, năm Nhâm Thân
Giờ đầu ngày: Giáp Tý
Tiết: Bạch lộ
Đây chỉ là ví dụ minh họa, cốt yếu là trình bày phương pháp, chưa phải là vận dụng nên ko cần quá xét nét

Ý tưởng xác định TV, TN bằng độ số của điểm vượng của bác VULONG rất hay. Tuy nhiên cháu thấy các con số bác đưa ra có vẻ hơi gượng ép: 1/5,2/5; 1/2, 1/3, 1/10, 1/20. Bác chỉ post 1 phần cuốn sách nên cháu không rõ ở các phần trước bác có luận giải về các con số này hay không, nếu có, cháu mong bác chỉ giáo thêm.
Ngoài ra cháu có ý kiến hơi khác với bác về vòng tràng sinh: vì vòng tràng sinh là vòng tuần hoàn có cực đại có diệt vong nên cháu thiết nghĩ vòng tràng sinh được biểu diễn bằng vòng tròn đơn vị: sinh và bệnh là mốc 0, lâm quan +1, tuyệt -1, các điểm khác lần lượt là sin30, sin 60,...... Các con số này có vẻ không được tròn trịa nhưng ngày nay với việc tính toán bằng máy tính thì không có gì khó khăn cả. tuy nhiên nếu làm tròn cũng không thành vấn đề vì đó chỉ là các bước đệm, nhưng cháu thấy là nên cho lâm quan 10d.

Một lần nữa, xin nhấn mạnh là ý tưởng của bác rất hay, rất mong bác trình bày cơ sở tính toán của bác để mọi người hiểu thêm.

VULONG
07-04-11, 04:37
Thứ năm 10/9/1992 -+- Ngày 14 tháng 8 âm lịch
Ngày Kỷ Sửu, tháng Kỷ Dậu, năm Nhâm Thân
Giờ đầu ngày: Giáp Tý
Tiết: Bạch lộ
Đây chỉ là ví dụ minh họa, cốt yếu là trình bày phương pháp, chưa phải là vận dụng nên ko cần quá xét nét

Ý tưởng xác định TV, TN bằng độ số của điểm vượng của bác VULONG rất hay. Tuy nhiên cháu thấy các con số bác đưa ra có vẻ hơi gượng ép: 1/5; 2/5; 1/2; 1/3; 1/10; 1/20. Bác chỉ post 1 phần cuốn sách nên cháu không rõ ở các phần trước bác có luận giải về các con số này hay không, nếu có, cháu mong bác chỉ giáo thêm.
Ngoài ra cháu có ý kiến hơi khác với bác về vòng tràng sinh: vì vòng tràng sinh là vòng tuần hoàn có cực đại có diệt vong nên cháu thiết nghĩ vòng tràng sinh được biểu diễn bằng vòng tròn đơn vị: sinh và bệnh là mốc 0, lâm quan +1, tuyệt -1, các điểm khác lần lượt là sin30, sin 60,...... Các con số này có vẻ không được tròn trịa nhưng ngày nay với việc tính toán bằng máy tính thì không có gì khó khăn cả. tuy nhiên nếu làm tròn cũng không thành vấn đề vì đó chỉ là các bước đệm, nhưng cháu thấy là nên cho lâm quan 10d.

Một lần nữa, xin nhấn mạnh là ý tưởng của bác rất hay, rất mong bác trình bày cơ sở tính toán của bác để mọi người hiểu thêm.


Những ý tưởng mới như của bạn là rất quý và cần được khuyến khích. Hy vọng bạn sẽ tìm ra được một phương pháp xác định Thân vượng, nhược mới đơn giản hơn phương pháp của tôi.

Phương pháp của tôi đầu tiên nó cũng được hình thành trong đầu tôi như nó đã hình thành trong đầu của bạn như vậy khi tôi nghiên cứu Phương pháp xác định Thân vượng, nhược của cụ Thiệu. Không biết khi trình bầy phương pháp này cụ Thiệu có giấu điều gì không mà khi tôi ứng dụng phương pháp của cụ vào chính các ví dụ của cụ đã xác định Thân vượng, nhược trong cuốn "Dự đoán theo Tứ Trụ" thì thấy chúng không phù hợp với nhau (phương pháp của cụ đã đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp Tử Bình truyền thống - cổ điển - là dùng Âm Dương ngũ hành Tứ thời luận).

Điều quan trọng mà tôi muốn nói ở đây là một ai muốn đánh giá một lý thuyết nào đó đúng, sai ra sao thì đầu tiên người đó cần phải hiểu rõ lý thuyết đó. Sau đó phải áp dụng lý thuyết đó cho các ví dụ thực tế thuộc lĩnh vực đó xem khả năng đúng sai nhiều hay ít. Cuối cùng nghiên cứu xem vì sao nó sai... để sửa đổi hay đưa ra một lý thuyết mới hoàn thiện hơn.

Nói chung khi đưa ra một phương pháp mới mà thành công thì khả năng tổng hợp của người đó khá quan trọng cộng thêm một chút yếu tố may rủi, nếu không thì chỉ cần một điều nhỏ thôi, nó có thể làm ta phải mất nhiều thời gian mà vẫn không xác định được đúng đối tượng đó.

Thường thì đầu tiên ta phải đưa ra một hướng chính để hành động, như ở đây ta phải xác định nếu lấy Nhật can (hay một can-chi bất kỳ nào cũng vậy) làm tâm thì càng xa Nhật can thì lực ảnh hưởng của các can chi đó tới nó sẽ phải giảm đi càng nhiều là đúng đắn vì nó hoàn toàn phù hợp với thế giới tự nhiên của chúng ta. Vậy thì nó sẽ giảm đi với các tỷ lệ như thế nào thì mới cho là đúng hay chính xác ? Muốn giải quyết điều này thì phải dựa vào các ví dụ đã diễn ra trong thực tế để xác định. Để cho đơn giản và đỡ mất thì giờ vô ích thì tôi đã chọn chính các ví dụ của chính cụ Thiệu (vì sao thì tôi đã trình bầy rồi).

Chính các buổi seminar của cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương về công trình nghiên cứu Trường Sinh Học mà thầy đã dùng kiến thức toán học và vật lý học cao cấp để mô tả nó trước khi gửi đi Pháp cho các nhà khoa học đánh giá (thú thực lúc đó vì tình hình kinh tế khó khăn của đất nước cộng thêm tình trạng xuất ngũ vì yếu sức khỏe nên tôi leo lên đến tầng 4 là hoa hết mắt rồi, có ngồi thì cũng "Ù Ù Cạc Cạc" mà thôi, hiểu làm sao nổi những điều mà thầy giảng), giá trị mà tôi đã thu được ở các buổi seminar này là biết Thầy đã sử dụng kiến thức toán học và vật lý học hiện đại để mô tả Trường sinh học, theo tôi là một trường "huyên bí" chẳng kém gì cái "Trường" Âm Dương ngũ hành trong mệnh lý học. Cho nên tôi cũng quyết định sử dụng toán học để toán học hóa những điều cần dự đoán trong Mệnh lý học (ở đây là Tử Bình).

Cũng vì khâm phục các định luật của các nhà bác học thiên tài Isaac Newton và Albert Einstein được biểu diễn qua các phương trình vô cùng đơn giản nên ở đây tôi cũng đã quyết tâm với ý nghĩ “càng đơn giản càng tốt“ nên tôi phải dùng đến loại Toán Học ... Đại Cao Cấp là Cộng, Trừ, Nhân và Chia. Do vậy nhiều người vẫn không hiểu nổi và cho nó là quá phúc tạp là điều rất chi là Dễ Hiểu mà thôi.

Nhìn vào các tỷ số 1/5; 2/5; 1/2; 1/3; 1/10; 1/20 thì 1/2 (bạn có thể lấy bất Kỳ số nào thay số này cũng được, như là 1; 2; 3 ... hay 1/1000; 1/triệu; 1/tỷ...) là quan trọng nhất bởi vì nó đại diện cho các can chi khắc nhau trực tiếp trong cùng trụ thì nó phải có tỷ số giảm cao nhất còn các tỷ số khác sẽ phải giảm dần tùy theo vị trí của chúng so với can hay chi chủ khắc. Nếu gặp may thì vài ba ví dụ là có thể xác định được chính xác các tỷ số này còn không thì có thể tới vài trăm hay vài nghìn ví dụ vẫn chưa đâu vào đâu...

Tỷ số 1/2 và 1/3 cho các điểm vượng của các can chi ở vùng xa vào vùng tâm cũng vậy chúng phải phù hợp với các ví dụ đã diễn ra trong thực tế như các tỷ số đã trình bầy ở trên.

Còn các điểm đại diện cho các trạng thái trong bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt thì đầu tiên tôi cũng xác định Đế vượng là 10 điểm,.... đến Tử, Mộ, Tuyệt là 0 điểm nhưng khi áp dụng vào các ví dụ thấy Tử, Mộ, Tuyệt không thể là 0; 1 hay 2 điểm được nên tôi quyết định lấy 3 điểm thì thấy OK.

Tóm lại tỷ số đầu tiên khi ta quyết định trọn rất quan trọng (1/2 hay 10 điểm) bởi vì nó sẽ quyết định tới các tỷ số sau có chẵn không, có đơn giản hay không khi ta đã xác định đúng được chúng nên chúng chẳng có gì là huyền bí cả cũng như chúng cũng chẳng phải là của Bố Con thằng nào cả

Thân chào.

G-R-E-E-N
07-04-11, 23:09
Các phép tính dựa trên + - * / của bác là đơn giản nhất rồi ạ

Cháu nhận thấy bác đã thực hiện một bài toán "nội suy":

- dựa trên điều kiện TN, TV: theo bác để ra là TV thì hành của can ngày phải có độ số vượng lớn hơn ít nhất là 1 đơn vị so với các hành khác; TN thì ngược lại

- có 12 hệ số ứng với vòng tràng sinh; 4 hệ số ứng với khắc/sinh trực tiếp, khắc/sinh cách 1, khắc/sinh cách 2, khắc/sinh cách 3, và 4 hệ số thể hiện sự suy giảm ở 4 "điểm" vòng ngoài khi vào vòng trong, các "điểm" ở vòng trong bác để hệ số là 1, ngoài ra còn có lộc, kình

- Bài toán này thực sự không đơn giản (vì chỉ toàn bất đẳng thức) nhưng bác đã đưa ra được toàn bộ các hệ số trên

Thiết nghĩ bây giờ là lúc vận dụng vào thực tế để kiểm nghiệm phép "nội suy" của bác đã chính xác chưa

thanhtamVT
08-04-11, 22:31
Chào anh VuLong,

Em muốn mua cuốn sách Decoding the Four Pillars của anh và đã gửi mail cho anh theo địa chỉ vulongpublisher@yahoo.de vào ngày 6/4/11 để hỏi thủ tục đặt mua, nhưng vẫn chưa thấy anh hồi âm. Không biết anh có nhận được mail của em không?

Kính thư!
thanhtamVT

VULONG
09-04-11, 01:51
Chào anh VuLong,

Em muốn mua cuốn sách Decoding the Four Pillars của anh và đã gửi mail cho anh theo địa chỉ vulongpublisher@yahoo.de vào ngày 6/4/11 để hỏi thủ tục đặt mua, nhưng vẫn chưa thấy anh hồi âm. Không biết anh có nhận được mail của em không?

Kính thư!
thanhtamVT

Ở đây là giá in và bán ở châu Âu nên nếu mua ở VN thì khá căng đấy. Do vậy tôi khuyên bạn hãy chờ các Đại Lý Vỉa Hè ở VN coppy và bán thì giá chỉ bằng cuốn sách của cụ Thiệu là cùng.

Thời gian chờ đợi bạn có thể ghi danh vào lớp học sơ cấp Tử Bình bên trang web Nhân Trắc Học (học miễn phí). Tôi đã nhận lời mời của anh Apollo làm giảng viên chính và tôi sẽ dậy theo cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi (bắt đầu từ 27/4/2011 thì phải).

Thân chào.

thanhtamVT
09-04-11, 15:17
Rất cảm ơn anh VuLong đã trả lời và cho em biết thông tin về lớp Tứ Trụ sắp khai giảng. Em mong sớm được gặp anh tại lớp Tứ Trụ online và hy vọng sẽ tìm mua được cuốn Decoding the Four Pillars trong tương lai gần.

Xin cảm ơn anh một lần nữa!
Trân trọng.
thanhtamVT

anhphongkiem
09-04-11, 22:10
vậy phải đang ký học thôi :D

tuem
25-04-11, 14:21
cam on ban ve bai viet

Tue Tam
25-04-11, 21:44
Khi một người đã không còn coi trọng tiếng Mẹ đẻ ..
.. và không đủ khả năng trình bày bằng tiếng Việt, cũng như khả năng trình bày bằng ngôn ngữ mình muốn trình bày và nhờ người khác dịch dùm .... ?!!!

VULONG
26-04-11, 06:16
Quả thực ở diễn đàn này các thành viên của Hội các nhà "Thông Tháì" Khặc Khặc VanQuyTang khá nhiều (học trò của tôi gọi Hội này là "Hội Sài Ðồng Sổng VanQuyTang" - các em học trò của tôi giải thích: "Thông Thái" đồng nghĩa với "Sài Ðồng Sổng" còn "Khặc Khặc" đặc trưng của VanQuyTang).

Thôi thì biết giặc biết ta, trong 36 chước nên chọn chước Chuồn là hơn, nếu không họ đề nghị ban điều hành khóa nick là tờ..o...to...i ...toi đấy....

Bye bye...

VULONG
27-04-11, 16:40
Chủ đề "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" chiếm hơn 50% nội dung "Tuần Thứ Hai" - tương đương với trình độ Tứ Trụ trung cấp. Ðể cho mọi người đọc không bị gián đoạn tôi trình bầy tiếp "Tuần Thứ Nhất" của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" - tương đương với trình độ Tứ Trụ sơ cấp trong mục Tử Bình - Tứ Trụ bên trang web Lý Học Ðông Phương.
Nếu ai quan tâm xin vào đọc .