PDA

View Full Version : Hồ Biểu Chánh nhà văn tiên phong của Nam bộ



hoa mai
22-01-11, 01:06
Mời các bạn cùng vào nghe truyện hay như là Ngọn cỏ gió đùa,chúa tàu Kim quy,Ai làm được ........@ Hồ Biểu Chánh:hobieuchanh.com
http://www.hobieuchanh.com/pages/mp3.html

* Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong khai sanh ghi ngày 01/10/1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công. Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.
* Ông xuất thân làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ, từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi, vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Cuối năm 1946, ông từ giã chánh trường, thật sự sống cuộc đời hưu nhàn, giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
* Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan...
* Các nhà phê bình, không ai phủ nhận công sức đóng góp văn học của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
* Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: Dịch thuật, thơ, tuỳ bút phê bình, hồi ký, tuồng hát, đoản thiên, truyện vắn, biên khảo, tiểu thuyết...
* Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Ðề tài phần lớn là cuộc sống Nam bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ XX với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể lọai tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64* tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngòai ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
* Ông mất ngày 04/09/1958 tại Phú Nhuận, Gia Ðịnh, thọ 74 tuổi. Nhà thơ Ðông Hồ có câu đối điếu ông, ghép toàn các nhan sách tiểu thuyết của ông.

“Cay đắng mùi đời, Con nhà nghèo, Con nhà giàu, tiểu thuyết viết sáu mươi ba thiên, Vì nghĩa vì tình, Ngọn cỏ gió đùa, Tỉnh mộng, mấy Ai làm được?

Cang thường nặng gánh, cơn Khóc thầm, cơn Cười gượng, thanh cần trái bảy mươi bốn tuổi, Thiệt giả giả thiệt, Vườn văn xưa ghé mắt, Đoạn tình còn Ở theo thời”.