PDA

View Full Version : Âm Dương trong Phong Thuỷ



vân từ
07-03-11, 06:50
Tôi không có ý truyền bá tư tưởng của phong thủy sư Quảng Đức, chỉ xem đây là một tài liệu có tính chủ quan để chúng ta có thêm thông tin có tính tham khảo. Mời các bạn đọc:


Âm Dương trong Phong Thuỷ

Quảng Đức


Danh Y nước Việt, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trong Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh , quyển đầu, thiên thứ nhất luận về Âm Dương cho rằng Dương là máy phát sinh của mùa xuân và mùa hạ; Âm là khí heo hắt cuả mùa thu, mùa đông. Dương tượng trưng cho Hỏa, tính bốc lên, chủ về vui cười. Âm tượng trưng cho Thủy, tính nhuận xuống, chủ buồn, hay cáu giận. Âm Dương cho dù hai thể khác nhau nhưng lại như đực với cái, như gái với trai, lẩn quẩn, quấn quít gắn bó, thật khó mà tách rời được nhau. Âm đến thì buồn mà Dương đến thì vui, thì sau niềm vui, nỗi buồn sẽ phải đến, tiếng khóc chắc hẳn phải ẩn sau tiếng cười. Dương cũng là ánh sáng, Âm là bóng tối . Ánh Sáng rồi lại bóng tối, ngày rồi lại đêm tiếp nối nhau dài vô tận thì dưới mắt của nhà tu khổ hạnh chay trường, niềm vui hay nỗi khổ, Âm hay Dương, sáng hay tối, tất cả đều bọt bèo, giả tạm, mong manh như đầu ngọn cỏ:

Bứt ngọn cỏ
Đo bóng thời gian
Dài mênh mang....
(Tuệ Sĩ – Giấc mơ TrườngSơn)


Nhưng, nếu nhà tu khổ hạnh lại cũng là nhà thơ thì cho dù bọt bèo giả tạm, nhà sư vẫn sao thấy lòng ray rứt, bâng khuâng:

Cười với nắng một ngày sao chóng thế.
Nay mùa xuân, mai mùa hạ, buồn chăng?
(Tuệ Sĩ – Giấc mơ Trường Sơn)

Cười vui với nắng, và buồn vì hai mùa xuân hạ qua mau . Dương là niềm vui,là căn bản của sự sống và Âm là cơ sở của muộn phiền chết chóc. Rõ biết như thế thì mới hiểu được tại sao kể lại một Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du phải lay hoay, mãi cho đến câu thứ 51 mới giới thiệu được hai chị em Thúy Kiều bằng hai câu bóng bẩy:

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về


Bóng ngả về tây là cảnh chiều tà, là lúc Âm khí đang dần vây phủ thì chắc chắn từ vào đầu, Nguyễn Du đã tế nhị báo hiệu cuộc đời của hai chị em Thúy Kiều sẽ gặp phải vô số đoạn trường. Cuộc đời Thúy Kiều chung quanh bị trùm khắp khí Âm thì sao mà vui cho được. Khoa Phong Thủy cho rằng Dương khí nhu mì thì lòng người hớn hỡ, Âm khí cường kình mà trùm khắp, người sẽ gặp toàn là tai họa, muộn phiền, thì có gì là không đúng?

Mao Trạch Đông trong một bài thơ tả cái thú rất ngựa. Tưởng như ngựa còn rất ngon trớn....bỗng ông đột ngột dứt câu :

Chợt nhìn lại cách trời 3 thước!

Thoạt nghe, cứ ngỡ họ Mao rất nhiều dũng khí. Nhìn kỹ lại thì rõ họ Mao quả quá cao ngạo. Thuật Phong Thủy cho rằng cao là Âm, là cường kình, là tiểu nhân. Cao mà cách trời có 3 thước là quá cao, là họ Mao có quá nhiều Âm tính thì tính của Mao sẽ rất cường kình. Thực tế đúng, Mao quả là tay trùm sò giết dân như ngóe thì như thế khoa Phong Thủy đã nói gì sai?

**********

Trong địa lý, muốn biết Âm hay Dương thì hãy nhìn về hướng con nước chảy. Người nào học Phong Thủy cũng đều phải học qua bài Thủy pháp căn bản:

- Thấy nước chảy từ phải sang trái là nước chảy ngược chiều kim đồng hô, thì biết là nơi đây nhiều Âm khí.

- Thấy nước chảy từ trái sang phải, là nước chảy cùng chiều kim đồng hồ, thì biết nơi đây đầy khí Dương.

Dương tính nhu nhuyễn, Âm tính cường kình. Không thấy những cơn bão lóc xoáy ngược chiều kim đồng hồ, cường kình mãnh liệt, gây ra không biết bao là tai họa là vì khí Âm rất lớn hay sao? Các vòng đua xe, đua ngựa, đua chó và ngay như các vòng đua của người cũng đều được quy định phải chạy từ phải sang trái, ngược chiều với kim đồng hồ, nghĩa là phải chạy theo chiều Âm. Là vì, Âm khí càng nhiều, thì cuộc đua mới càng quyết liệt. Càng quyết liệt thì cuộc đua mới càng hào hứng. Đã có bao giờ thấy vòng đua nào mà chạy thuận chiều kim đồng hồ, nghĩa là chạy theo chiều Dương chưa? Vậy thì khoa PhongThủy cho rằng Âm là Cao, là Cường, chủ sát phạt. Dương là Thấp là Nhược, chủ phát sinh, thì sao cứ một chiều cho là mê tín?

Các tổ sư Phong Thủy lại còn dạy cho biết là Âm Dương quý ở sự hài hòa. Hễ thấy chỗ nào Dương khí lớn, muốn hài hòa thì tìm nơi Âm mà ở. Chỗ nào Âm khí nhiều mà muốn hài hòa, thì tìm nơi Dương mà trú. Vậy chỗ nào bằng phẳng, lõm thấp là chỗ Dương khí nhiều thì cứ tìm ở trên nơi cao. Chỗ nào đồi cao, núi lớn là chỗ nhiều khí Âm thì cứ tìm nơi thấp mà trú. Thấp Dương là nhược. Cao Âm là Cường. Cường kình mà gặp tế nhược mới hóa thành sinh khí. Không lẽ giữa nắng trưa, muốn dưỡng lại sức, lại không biết tìm nơi có bóng mát mà nghỉ? Nắng trưa là Dương, bóng mát là Âm. Gặp nơi Dương khí lớn khôngphải tìm nơi Âm mà trú là gì? Các nơi thấp lõm, sình lầy, ẩm ướt, thiên hạ không lẽ không biết tìm đến ở nơi cao? Trên núi cao, dốc đứng, thì dại chi mà không tìm nơi bằng phẳng mà ngụ. Thì thuật Phong Thủy dạy người hễ trên vùng cao, hãy tìm nơi thấp mà ở. Nơi vùng thấp hãy tìm nơi cao mà trú thì có gì là dị đoan? Chỉ vì người đời xưa nay chỉ biết cái lý của trời mà không hiểu được cái Khí của đất, lại tự cho mình là trí, không chịu tìm biết để phân biệt chỗ nào là Âm và chỗ nào là Dương, cho nên, hễ động đến Âm Dương, Phong Thủy là dẫy nẫy, cứ một chiều cho rằng mê tín.

Trên trời thì Dương động mà Âm thì Tĩnh.
Dưới Đất thì Dương Tĩnh mà Âm thì lại Động.
Động thì cường mà Tĩnh thì nhược.

Một bên là Khí, một bên là Hình; một bên là Tĩnh và một bên là Động thì hai chữ Âm Dương đâu phải ai cũng có thể phân biệt được rõ, để biết được cái tinh của tạo hóa? Thoạt nghe Âm thì cường, Dương thì nhược mà thấy như có vẽ ngược ngạo, thì hãy nhìn vào dạng Nước thì biết. Nước lạnh dưới Âm độ là nước Âm khí nhiều thì sẽ đóng thành băng, vờn cứng thành cục , hình sẽ lồi nhô lên như Âm Nhũ - thì gọi là cường. Nước nóng ấm, Dương khí nhiều, lỏng chảy, uyễn nhuyễn , hình sẽ lõm xuống như Dương oa- thì gọi là nhu. Nếu vẫn chưa rõ thì cũng nên thử quan sát thực tế đất đai: Phương bắc, khí Âm thường nhiều và rét lạnh - Âm thì tính cường kình - cho nên phương bắc chỉ thấy toàn là đồi cao núi lớn. Ở phương nam, khí Dương thường nhiều và nóng ấm– Dương thì tính nhu nhuyễn - cho nên phương nam đất đai bằng phẳng, nhu mì. Âm lạnh thì đất đai hình co rút, sinh ra núi đồi, Dương nóng thì hình trải dài, đất đai bằng phẳng . Vậy thì thực tế và đia lý Phong thủy đâu có chi là khác biệt ?

Tạ Giác Trai trong Đảo Trượng Thi dạy thêm rằng: Âm nhũ thì giống như dương vật của người Nam. Dương oa thì giống như sản môn của người Nữ . Lê Quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ lại nói cho rõ thêm: Đất lấy cát làm thịt, lấy đá làm xuơng, lấy cỏ cây làm lông, lấy sông nguồn làm mạch máu. Rõ ràng địa lý, đất đai, đồi núi cũng y chang như con người. Nghĩa là cũng phải có đủ Âm Dương mới có mặn nồng, hòa hợp, ái ân, thì công danh, tài lộc mới sinh sôi nẫy nỡ, sinh con đẻ cháu, nối dõi tông đường. Như vậy, điều trước tiên là phải nhận biết cho rõ Âm Dương rồi mới tìm đến huyệt kết, nôm na là tìm chỗ nào sinh khí nhạy cảm nhất. Đã nói đất đai cũng như con người thì chỗ nhạy cảm sinh khí nhất rõ ràng không chỗ nào hơn được chỗ Âm Nhũ của đàn ông và Dương oa của người Nữ . Xưa nay người ta vẫn thường cho rằng những kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác, tác động sâu vào tâm lý và hành động của con người mới chính thực là căn bản của thuật Phong Thủy. Không lẽ không thấy tại những vùng đất thấp, thì đại đa số nhà cửa ở trên các đồi núi cao đều nguy nga đồ sộ, đắt tiền, của những tay giàu có? Thì cũng biết đâu họ giàu là nhờ họ đã biết vùng thấp cho nên họ đã chọn ở trên cao? Các vùng trên cao, toàn đồi cao và núi lớn, nhiều Âm khí, thì thiên hạ lại ùn ùn chạy tìm xuống đồng bằng mà xây nhà dựng cửa là vậy.

Các vùng đất nào thấp, thì nên tìm nhà trên lưng chừng đồi cao mà ở. Đó cũng là nơi Âm Dương giao hội. Sớm muộn rồi cũng sẽ trở nên khá giả, giàu sang. Con cái, cháu chắt đều có nhiều cơ hội để trở thành ông này bà nọ, nôm na như là kỹ sư, bác sĩ trong tay........ Nhưng, hãy nhớ cho thật kỹ và phải thuộc nằm lòng là nhà cửa mà xây dựng ở trên cao là đang tại trên Âm Nhũ. Cũng y như đang quanh quảnh đâu đó trên vùng kích dục nhất của Duơng vật, thì phải tìm biết chỗ nào là chỗ thoát tinh . Thường chỗ thoát tinh là chỗ cao nhất. Chỗ này phải để y nguyên trạng, không được khai phá, xây dựng, đào phá, động đậy là vì chỗ thoát tinh mà bị bít kín thì khí sẽ không thông. Khí mà không thông lâu ngày, khí sẽ bị dồn ứ lên tận não, trước sau gì cũng sẽ bị tẩu hỏa nhập ma. Nhà cửa xây dựng trên một thế đất “tẩu hỏa nhập ma“ thì khó mà giàu sang phú quý và con cháu mai hậu không tưng tửng thì cũng điên điên. Cách đơn giản, lại dễ hiểu là hễ thấy khu vực nào mà đỉnh núi hay đỉnh đồi cao nhất đã bị thiên hạ chiếm cứ xây dựng nhà ở lên rồi, nghĩa là cái đầu thoát tinh chỗ này đã bị bít kín, thì ba chân bốn cẳng, lẹ lẹ dọn nhà đi tìm nơi khác mà ở là vừa.

Ngược lại, các vùng đất ở trên cao nhiều đồi nhiều núi thì nên tìm nhà trên dãi đất thấp, bằng phẳng hay bình nguyên mà ở. Bằng phẳng và thấp lõm thì chính là Dương Oa. Dương oa y chang như là sản môn của người Nữ thì coi chừng đừng có động đậy xây nhà dựng cửa hai bên mép. Hai mép của Dương oa mà bị triệt phá thì cả vùng sẽ bị lạnh cãm, hết còn kích được Dục thì đừng mong mà còn khả năng sinh tài sinh lộc, sinh quan sinh quyền.

Sưu tầm