PDA

View Full Version : Ảo Vọng của Trung Hoa



vân từ
28-03-11, 00:55
ĐỒNG YUAN ĐỘC ĐÓAN:

MẶT TRẬN XÂM LĂNG TIỀN TỆ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Trong thời thống trị của đồng Đo-la từ Hội Nghị Bretton Woods 1944 cho đến ngày nay, chúng ta đã thấy những lời đứng lên muốn cải cách hệ thống Tiền tệ. Ngòai Staline gọi hệ thống Tiền tệ là “Impérialisme du Dollar”, còn TT. Charles De GAULLE lên tiếng vì sợ tình trạng bếp bênh cho Euro-Dollar, còn khối A-rập xử dụng Pétro-Dollar làm áp lực với Hoa-kỳ để bênh đỡ Palestine.
Nhật báo LE MONDE ngày 10.11.2009, p.2, đã trích đăng lại lời công kích của TT.De GAULLE như sau:

“Ngày 4 tháng Hai năm 1965, Charles De GAULLE, Tổng thống Pháp, tuyên bố trong một cuộc họp rằng:”Nhiều quốc gia chấp nhận, theo nguyên tắc, đồng Đo-la như giá trị vàng để thanh tóan những chênh lệch trong Bảng Cân Bằng Thanh tóan Quốc tế. Đây là điều làm cho Hoa kỳ nhận nợ một cách như cho không đối với ngọai quốc vì chính Hoa kỳ phát hành phương tiện thanh trả cho chính mình. Nhìn những hậu quả có thể làm khủng hỏang, chúng tôi nghĩ rằng phải kịp thời tìm phương tiện ngăn chặn trường hợp như vậy. Chúng tôi nhận định rằng những giao dịch thương mại quốc tế cần phải được thiết lập trên một căn bản tiền tệ không có những nghi ngại và không mang dấu vết của một nước đặc biệt nào.”

Lời tuyên bố đã gây một “tiểu chiến tranh tiền tệ” giữa TT.De GAULLE và TT.Richard NIXON.
Chế độ BẢN VỊ—US$---VÀNG (Etalon—Devise US$--Vàng) vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay (Xin đọc bài TIỀN TỆ VÀ NHỮNG THỊ TRƯỜNG LIÊN HỆ đăng trong số này).

Những đòi hỏi mới của Trung quốc

Kinh tế Trung quốc đặt trọng tâm vào xuất cảng và đã xuất cảng thật nhiều để thu vào tồn trữ một khối Đo-la khổng lồ mà chúng ta có thể gọi là khối Sino-Dollar dưới hình thức cho Hoa-kỳ nhận nợ. Mỹ công khai nhận nợ, nhưng Trung quốc đã xậm xụi quyết định độc đóan về Tỷ giá hạ thấp đồng Yuan đối với Đo-la tới 50% nhằm phục vụ cho hàng xuất cảng của mình. Nhân cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế 2007/09, được cổ võ bởi TT.Nicolas SARKOZY và một số nước bắt đầu phát triển, Trung quốc đứng lên công kích hệ thống thanh trả Thương mại quốc tế lấy đồng US$ làm căn bản. Trung quốc lo lắng cho sự bấp bênh lên xuống của đồng US$ mà mình đang tích trữ một khối khổng lồ, nhất cho chính Hoa-kỳ nhận nợ. CNN ngày 17.02.2010 đã chạy hàng chữ trên Truyền Hình:”CHINA LOSING APPETITE FOR US DEBT !”.

Ngược lại, Hoa kỳ, ngay từ thời TT.BUSH, đã luôn luôn yêu cầu Trung quốc nâng giá đồng Yuan lên cho đúng với Tỷ giá của Thị trường. Nhưng Trung quốc vẫn cố chấp độc đóan quyết định Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la để giữ tính cạnh tranh xuất cảng của hàng hóa của mình. Trung quốc cũng bất chấp những than vãn về điểm này từ những nước khác cũng làm việc cho xuất cảng.

Trung quốc kêu gọi kiểm sóat chặt chẽ hệ thống Ngân Hàng/ Tài chánh quốc tế, nhưng ai cũng biết rằng không thể nào kiểm sóat Ngân Hàng/Tài chánh của chính Trung quốc độc đóan, được coi là “bí mật quân sự”. Trung quốc muốn kéo vây cánh nhằm thay thế đồng US$ bằng một Đơn Vị Tiền mới. Ngày 23.03.2009, Oâng Zhou XIAO-CHUAN, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, đã cho đăng lên mạng www.pbc.gov.cn lời tuyên bố như sau (theo bản dịch của Nhật báo LE MONDE ngày 10.11.2009, p.3) :

”L’objectif adéquat est donc de créer une monnaie de réserve internationale qui soit déconnectée de nation individuelle et se montre capable de rester stable sur le long terme. Comparée à la gestion séparée des réserves par chaque pays, la gestion centralisée d’une partie des réserves globales par une institution internationale de référence sera bien plus efficace pour contrer la spéculation et stabiliser les marchés financiers.” (Mục đích phù hợp là tạo ra một đồng Tiền dự trữ quốc tế tách rời ra khỏi một quốc gia riêng lẻ và có khả năng đứng bền vững trong trường kỳ. So sánh với việc quản trị riêng lẻ những dự trữ của từng quốc gia, việc quản trị tập trung những dự trữ tổng quát bởi một Tổ chức Quốc tế làm quy chiếu sẽ hữu hiệu hơn nhiều để chống lại đầu cơ và tạo bền vững cho những Thị trường Tài chánh).

Phản ứng Quốc tế thế nào đối với

việc Tuyên Chiến Tiền Tệ này

Như chúng tôi đã nhấn mạnh về tính cách PHỔ QUÁT (Universalité) cắt nghĩa trong bài mang tính cách giáo khoa TIỀN TỆ VÀ NHỮNG THỊ TRƯỜNG LIÊN HỆ, Tiền tệ là một sự chấp nhận tự do và là tư hữu hòan tòan của mỗi cá nhân. Quyền lực Tiền tệ mang tính độc lập với quyết định Chính trị. Chúng tôi rất ngại ngùng xử dụng nhũng tiếng “Chiến Tranh Tiền Tệ” được tuyên bố bởi những người điều hành Chính trị. Không một cá nhân nào tư hữu Tiền bạc muốn để cho Nhà Nước “chiến tranh tiền tệ” để mình mất tiền. Một đồng tiền được chấp nhận hay không phải là do đồng thuận của từng cá nhân tư hữu.

Đồng Đo-la từ năm 1944 đến nay đã lan tràn khắp Thế giới đến nỗi một đứa con nít cũng biết nói:”One Dollar, please !” . Nó chưa biết nói: “One Yuan, please !”

Ký giả Cécile PRUDHOMME, dưới đầu đề :”Ni l’Euro ni Yuan ne parviendront, à moyen terme, à remplacer le Billet vert comme pivot du système financier international. UNE DOMINATION CONTESTÉE, MAIS PAS MENACÉE !” (Cho cả Euro, cả Yuan cũng chưa, trong trung hạn, thay thế Giấy bạc xanh đang làm mốc cho hệ thống Tài chánh quốc tế. MỘT SỰ THỐNG TRỊ BỊ PHẢN ĐỐI, NHƯNG KHÔNG BỊ ĐE DỌA !) (Le Monde 10.03.2009, p.2).

Ký giả đã trích ngay ra lời của TT.NIXON trả lời cho TT.De GAULLE: ”Le Dollar est notre monnaie, et votre problème !” (Đồng Đo-la là đồng tiền của chúng tôi, còn vấn đề là thuộc về các ông !”. Thực vậy, Hoa kỳ không hề dùng quân đội bắt ép người khác phải chấp nhận đồng Đo-la. Việc người khác chấp nhận Đo-la là việc đồng thuận tự do vậy.

Ký giả đưa ra những con số cho thấy tầm quan trọng của Đo-la đã ăn rễ sâu rộng hiện nay:”Theo điều tra của Ngân Hàng Thanh Tóan Quốc tế (BRI), đồng Đo-la đại diện 86.3% ở Thị trường Hối đóai, nơi trao đổi mỗi ngày USD.3’200 tỉ. 37% cho đồng Euro Liên Âu, 16.5% cho đồng Yen Nhật và 15% cho đồng Bảng Anh.”. Một sự hiện diện như vậy với cả một bộ máy tổ chức điều hành Hối đóai không thể một sớm một chiều thay thế.

Đối với Liên Aâu, mặc dầu Sarkozy hớn hở cổ võ cho đề nghị thay đổi, nhưng Oâng Jean-Claude TRICHET, Thống đốc Ngân Hàng Liên Aâu, ngày 8.10.2009, đã tuyên bố: ”Mon prédécesseur et moi-même avons toujours dit que nous ne faisions pas campagne pour une utilisation internationale de l’euro” (Vị tiền nhiệm và chính tôi đã luôn luôn nói rằng chúng tôi không cổ động cho việc xử dụng quốc tế cho đồng Euro).

Thái độ của Nhật cũng ủng hộ việc duy trì đồng Đo-la. Oâng Hiroshisa FUJII, Bộ trưởng Tài chánh Nhật, đã tuyên bố ngày 27.10.2009: “Le dollar demeurait une devise solide et il était de ce fait naturel que le billet vert reste pour le Japon une monnaie de réserve. Il est clair que le dollar est encore la plus forte monnaie du monde”. (Đồng Đo-la đã đứng như một đồng tiền chắc chắn và vì lẽ tất nhiên đó, tờ giấy bạc xanh còn đứng đối với nước Nhật làm đồng tiền dự trữ. Tỏ tường rằng đồng Đo-la còn là đồng tiền mạnh nhất Thế giới)

Trước thái độ còn tin tưởng và ủng hộ đồng Đo-la như vậy của Liên Aâu và của Nhật, Trung quốc tìm tòi những con đường khác để lấn dần đất của đồng Đo-la.

Tìm XÂM LĂNG ĐỒNG YUAN đối với một số nước nghèo

Nhật báo Le Monde Economie ngày 23.02.2010, trang 1, cho đăng bài nói về việc Trung quốc mang đồng Yuan của mình đi tìm xâm lăng tại những nước nghèo.

Trung quốc đã tìm xâm lăng trong lãnh vực tiền tệ với những lý do nổi xùng thuộc lãnh vực Chính trị. Đây không hẳn là Chiến Tranh Tiền tệ, va chạm giữa hai đồng Tiền Yuan và Đo-la, thuần túy thuộc lãnh vực Tiền tệ. Nhật báo Le Monde nêu ra những lý do: ”La confrontation sino-américaine gagne en intensité. Ventes d’armes à Taiwan, visite du dalai-lama à Washington: l’administration Obama donne des gages de fermeté à l’égard de Pékin.” (Việc va chạm Tầu—Mỹ tăng độ mạnh. Bán vũ khí cho Đài Loan, cuộc viếng thăm của Đức Dalai-Lama tại Hoa Thịnh Đốn: Chính quyền Obama tỏ thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh).

Trung quốc đã ký kết những Liên đối mậu dịch cho phép thanh khỏan thương mại bằng đồng Yuan như sau:

=> Những hiệp ước mậu dịch ký kết với Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Bêlarus, Indonesia và Argentina năm 2009 cho phép các nước này xử dụng đồng Yuan trong các vụ mua bán.

=> Đồng Yuan Trung Quốc được phép xử dụng ngoài nước: tại Lào, Việt Nam, Mông Cổ và Nga từ năm 2003.

=> Trong vòng 5 năm, các hợp đồng ký kết bằng đồng yuan đã tăng thêm và chiếm 30% khối trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN .

Trung quốc tìm những con đường nhỏ này để cạnh tranh đồng Yuan đối với đồng Đo-la tại một số nước nghèo. Nhưng thử hỏi một số người tư hữu tài sản có muốn giữ tài sản mình bằng đồng Yuan hay không ? Đồng Yuan là Tiền tệ của Trung quốc, được quyết định Tỷ gia một cách độc tài, dưới luật lệ Tiền bạc không có tự do cho chính những Sỡ hữu chủ tài sản. Chọn giữ đồng Yuan nguy hiểm hay chọn giữ đồng Đo-la trong khuôn khổ luật pháp triệt để tôn trọng tư hữu cá nhân ?

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế