PDA

View Full Version : Âm dương trên 24 sơn của phi tinh là từ đâu ?



lypm
21-07-11, 21:16
Mong các cao thủ trường phái phi tinh giải thích nguyên lý đó.

namphong
22-07-11, 08:36
Bài này Nam Phong có viết rồi, không giống như Thẩm thị, anh xem thử ở link dưới. Tổng cộng là 3 bài quan hệ với nhau tạm xem là một phần ứng dụng của Tiên thiên vào Phi tinh:

http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=2307

VinhL
22-07-11, 10:04
Chào huynh Lypm, huynh NamPhong,
Chân lý thường thì đơn giản mà dể hiểu. Nếu không thì làm sao mà còn tồn tại sau mấy ngàn năm.
Theo VinhL thì Âm Dương của 24 sơn căn cứ vào Hậu Thiên Bát Quái vì Tiên Thiên là Thể mà Hậu Thiên là dụng.
Đế xuất hồ Chấn, Tề hồ Tốn, Tương kiến hồ Ly, Trí dịch hồ Khôn, Duyệt ngôn hồ Đoài, Chiến hồ Càn, Lao hồ Khãm, Thành ngôn hồ Cấn.
Chấn Tốn là hai quẻ Nhất Dương, Nhất Âm của Hậu Thiên nên cổ nhân lấy đó lập địa bàn.
Chấn ở Chính Đông Hậu Thiên nên lấy đó mà quản Tứ Chính phương vị.
Tốn ở Đông Nam Hậu Thiên nên lấy đó mà quản Tứ Duy phương vị.

[Tốn--][Chấn][Tốn--]
[Chấn][-------][Chấn]
[Tốn--][Chấn][Tốn--]
Thiên Địa Nhân tam hào, theo đó mà lập âm dương.
[||:][::|][||:]
[::|][--][::|]
[||:][::|][||:]

Hoán đổi các hào Sơ (Địa) Trung (Nhân) Thượng (Thiên) theo thứ tự Địa Thiên Nhân
quẻ ||: tốn thành -,+,+
quẻ ::| chấn +,-,-
[-,+,+][+,-,-][-,+,+]
[+,-,-][-------][+,-,-]
[-,+,+][+,-,-][-,+,+]

Vì vậy
Địa Nguyên sơ hào là
[Thìn -][Bính +][Mùi -]
[Giáp +][---------][Canh +]
[Sữu -][Nhâm +][Tuất -]

Thiên Nguyên thượng hào là
[Tốn +][Ngọ -][Khôn +]
[Mão -][--------][Dậu -]
[Cấn +][Tý -][Càn +]

Nhân Nguyên trung hào là
[Tỵ +][Đinh -][Thân +]
[Ất -][----------][Tân -]
[Dần +][Quý -][Hợi +]

Chân lý đơn giản vậy thôi, nếu không thì đã biến mất từ lâu rồi mà:-)))))

lypm
22-07-11, 18:22
NamPhong:


1. Thiên nhất sinh Nhâm thuỷ, địa lục thành Quí, tức Nhâm âm mà Quý dương

Cái này miễn cưỡng quá, hà đồ 1 dương 6 âm tại sao lại có việc nhâm là âm quý là dương ? Cách giải thích này không hợp lý tý nào . Nó có cách giải thích riêng, người nói câu trên không hiểu cái gốc chỉ hiểu cái ngọn nên nói vậy.

Nguyên bài của anh lấp ghép nhiều thứ quá thật sự làm rối loạn hệ thống hết cả lên.

VinhL:

Bài của bạn tạo ra hai câu hỏi
Thứ nhất nguyên lý nào lấy chấn tốn làm "phụ mẫu" ở địa bàn ? Khởi đầu của nhật ?
Thứ hai cái gì tạo ra sự hoán đổi ? nếu không có động lực đó thì có thể nói là hệ thống phi tinh sụp đổ chăng ?


Còn các vị khác thì nghĩ sao ? ThamLang ? TanLen ? 1248 ?

athienloc
22-07-11, 18:33
NamPhong:



Cái này miễn cưỡng quá, hà đồ 1 dương 6 âm tại sao lại có việc nhâm là âm quý là dương ? Cách giải thích này không hợp lý tý nào . Nó có cách giải thích riêng, người nói câu trên không hiểu cái gốc chỉ hiểu cái ngọn nên nói vậy.

Nguyên bài của anh lấp ghép nhiều thứ quá thật sự làm rối loạn hệ thống hết cả lên.

VinhL:

Bài của bạn tạo ra hai câu hỏi
Thứ nhất nguyên lý nào lấy chấn tốn làm "phụ mẫu" ở địa bàn ? Khởi đầu của nhật ?
Thứ hai cái gì tạo ra sự hoán đổi ? nếu không có động lực đó thì có thể nói là hệ thống phi tinh sụp đổ chăng ?

Còn các vị khác thì nghĩ sao ? ThamLang ? TanLen ? 1248 ?

Người thứ hai nói câu này hi. :20:

lypm
22-07-11, 19:32
Người thứ hai nói câu này hi. :20:

Thôi đi ông, châm dầu vào lửa hoài, tôi nói nếu như

VinhL
22-07-11, 20:23
NamPhong:
...........
VinhL:

Bài của bạn tạo ra hai câu hỏi
Thứ nhất nguyên lý nào lấy chấn tốn làm "phụ mẫu" ở địa bàn ? Khởi đầu của nhật ?
Thứ hai cái gì tạo ra sự hoán đổi ? nếu không có động lực đó thì có thể nói là hệ thống phi tinh sụp đổ chăng ?


Còn các vị khác thì nghĩ sao ? ThamLang ? TanLen ? 1248 ?

Chào huynh Lypm,
Tại sao lấy Chấn Tốn?
Bởi vì Chấn là nhất dương trưởng nam, Tốn là nhất âm trưởng nử. Sau cha mẹ là anh cả và chị cả (Quỵền Huynh Thế Phụ, Đại Tỷ Đăng Nương:-).
Hậu Thiên cha mẹ về hưu dưỡng lão ngắm thư hùng rồi (cái này là Bố thì ngắm thư mà Mẹ thì ngắm Hùng à nha:-)), giao quyền hành cho trưởng nam trưởng nử xử lý mọi sự trong gia đình đó mà.
Tại sao lại có dụ hoán đổi thiên địa nhân thành địa thiên nhân.
1) Tiên Thiên La Kinh Thập Nhị Chi.
Lấy 12 chi để mà phân thiên địa nhân.
Tý Ngọ Mão Dậu là phân giới của ngày đêm sáng tối của nhật nguyệt cho nên đó là Thiên Cung
Sau đó lấy 4 Thổ Thìn Tuất Sửu Mùi lập Địa cung.
Vậy còn lại 4 chi Dần Thân Tỵ Hợi dĩ nhiên là của Nhân Cung vậy.
Còn nữa nè nhé
Giáp Kỷ cùng Tý Ngọ Mão Dậu là Thượng Nguyên đó là hào Thượng Thiên
Giáp Kỷ cùng Dần Thân Tỵ Hợi là Trung Nguyên đó là hào Trung Nhân
Giáp Kỷ cùng Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ Nguyên đó là hào Sơ Địa
2) Hậu Thiên Tái Dụng Can cùng Duy
Thế là lấy 8 can, lấp vào chổ trống của 4 cung tứ chính.
Tứ Duy quái lấp vào chổ trống của 4 cung tứ duy.
Đã dùng 12 chi để lập Thiên Địa Nhân rồi thì 8 can và 4 duy quái củng tuân theo quy luật mà đâu vào đó vậy.

athienloc
22-07-11, 22:44
Chào huynh Lypm,
Tại sao lấy Chấn Tốn?
Bởi vì Chấn là nhất dương trưởng nam, Tốn là nhất âm trưởng nử. Sau cha mẹ là anh cả và chị cả (Quỵền Huynh Thế Phụ, Đại Tỷ Đăng Nương:-).
Hậu Thiên cha mẹ về hưu dưỡng lão ngắm thư hùng rồi (cái này là Bố thì ngắm thư mà Mẹ thì ngắm Hùng à nha:-)), giao quyền hành cho trưởng nam trưởng nử xử lý mọi sự trong gia đình đó mà.
Tại sao lại có dụ hoán đổi thiên địa nhân thành địa thiên nhân.
1) Tiên Thiên La Kinh Thập Nhị Chi.
Lấy 12 chi để mà phân thiên địa nhân.
Tý Ngọ Mão Dậu là phân giới của ngày đêm sáng tối của nhật nguyệt cho nên đó là Thiên Cung
Sau đó lấy 4 Thổ Thìn Tuất Sửu Mùi lập Địa cung.
Vậy còn lại 4 chi Dần Thân Tỵ Hợi dĩ nhiên là của Nhân Cung vậy.
Còn nữa nè nhé
Giáp Kỷ cùng Tý Ngọ Mão Dậu là Thượng Nguyên đó là hào Thượng Thiên
Giáp Kỷ cùng Dần Thân Tỵ Hợi là Trung Nguyên đó là hào Trung Nhân
Giáp Kỷ cùng Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ Nguyên đó là hào Sơ Địa
2) Hậu Thiên Tái Dụng Can cùng Duy
Thế là lấy 8 can, lấp vào chổ trống của 4 cung tứ chính.
Tứ Duy quái lấp vào chổ trống của 4 cung tứ duy.
Đã dùng 12 chi để lập Thiên Địa Nhân rồi thì 8 can và 4 duy quái củng tuân theo quy luật mà đâu vào đó vậy.

Nói Thiên Địa thật sự có dưỡng lão không ? hay chỉ suy nghĩ theo lý rồi áp tự nhiên thôi. Chỉ có thể nói chọn điểm khởi từ trưởng nam, trưởng nữ thì tạm tạm. Vậy sau không chọn trưởng nam phối thiếu nữ hay trung nữ ?. Có gì không tốt với lẽ tự nhiên đâu.

lypm
22-07-11, 23:27
Hi VinhL,

Lý luận của ông Thiên Lộc dể nóng, lý luận của tôi thì làm VinhL phun ra lửa luôn.

Trước hết tôi hỏi là động cơ nào tạo ra sự hoán đổi là muốn hỏi tốn hoán với chấn chớ hong phải hỏi về thiên địa nhân.

Còn về phần chọn chấn tốn thì cũng miễn cưỡng chấp nhận được tuy nhiên nó mâu thuẩn từ khi bài đầu VinhL viết .
bài đầu VinhL nói "Đế xuất hồ Chấn, Tề hồ Tốn, Tương kiến hồ Ly, Trí dịch hồ Khôn, Duyệt ngôn hồ Đoài, Chiến hồ Càn, Lao hồ Khãm, Thành ngôn hồ Cấn."

Câu này đem vào vấn đề này nói thì không hợp chút nào. Nó chỉ là lấy phương vị để diễn giải trình tự của đế mà thôi. Nay VinhL lại lấy đó đổi thành âm dương sau đó quy vào tiên thiên mà dùng, tức là lấy thể đổi thành dụng rồi đổi lại thành thể. Trong hóa trình đổi đi đổi lại này làm lệch đi phương hướng. Nếu nói đế xuất hồ chấn 1 dương sanh thì một âm sanh phải là đoài, khi nói số lượng âm dương mà dùng hậu thiên là sai quá rồi.
Hơn nữa đế không phải lúc nào cũng xuất hồ chấn, điều này chúng ta biết quá rõ rồi.

Lại nữa khi hoán đổi hào "Hoán đổi các hào Sơ (Địa) Trung (Nhân) Thượng (Thiên) theo thứ tự Địa Thiên Nhân" thì nó lại nhảy qua nhảy lại, sơ hào tại địa bên phải, tới trung hào tại nhân bên trái rồi lại thượng hào tại thiên nhảy trở lại giữa.

VinhL
23-07-11, 00:37
Hi VinhL,

Lý luận của ông Thiên Lộc dể nóng, lý luận của tôi thì làm VinhL phun ra lửa luôn.

Trước hết tôi hỏi là động cơ nào tạo ra sự hoán đổi là muốn hỏi tốn hoán với chấn chớ hong phải hỏi về thiên địa nhân.

Còn về phần chọn chấn tốn thì cũng miễn cưỡng chấp nhận được tuy nhiên nó mâu thuẩn từ khi bài đầu VinhL viết .
bài đầu VinhL nói "Đế xuất hồ Chấn, Tề hồ Tốn, Tương kiến hồ Ly, Trí dịch hồ Khôn, Duyệt ngôn hồ Đoài, Chiến hồ Càn, Lao hồ Khãm, Thành ngôn hồ Cấn."

Câu này đem vào vấn đề này nói thì không hợp chút nào. Nó chỉ là lấy phương vị để diễn giải trình tự của đế mà thôi. Nay VinhL lại lấy đó đổi thành âm dương sau đó quy vào tiên thiên mà dùng, tức là lấy thể đổi thành dụng rồi đổi lại thành thể. Trong hóa trình đổi đi đổi lại này làm lệch đi phương hướng. Nếu nói đế xuất hồ chấn 1 dương sanh thì một âm sanh phải là đoài, khi nói số lượng âm dương mà dùng hậu thiên là sai quá rồi.
Hơn nữa đế không phải lúc nào cũng xuất hồ chấn, điều này chúng ta biết quá rõ rồi.

Lại nữa khi hoán đổi hào "Hoán đổi các hào Sơ (Địa) Trung (Nhân) Thượng (Thiên) theo thứ tự Địa Thiên Nhân" thì nó lại nhảy qua nhảy lại, sơ hào tại địa bên phải, tới trung hào tại nhân bên trái rồi lại thượng hào tại thiên nhảy trở lại giữa.

Chào hai huynh Lypm, và Athienloc,
Hahaha, Lửa đâu không thấy phun mà như có người rải vào chổ ngứa, đã thiệt!!! (chổ sai như cái mụn nhọt tự mình không rải được nay có người chỉ vào thì thoải mái vô cùng).

Sơ Trung Hào nhảy qua nhảy lại bởi vì phải tuân thủ 3 nhóm Thiên Địa Nhân trong 12 chi. Tý Ngọ Mão Dậu là Thiên, Thìn Tuất Sửu Mùi là Địa, Dần Thân Tỵ Hợi là Nhân.
Còn huynh Lypm nói nhất âm sanh phải là Đoài thì lại đảo nghịch Dịch Lý của cổ nhân rồi nhé. Đoài hào thượng là âm đâu phải hào sơ là âm đâu mà cho đó là nhất âm sinh vậy há?

Phương hướng là cố định chỉ có dùng hào của Chấn Tốn để định âm dương sao lại nói là đảo lộn phương hướng?

Huynh Athiênloc: Cha mẹ già về hưu thì nói cho vui thôi. Chứ Càn Khôn mà về hưu thiệt thì chúng ta phải vào thế giới Chân Vô Hình sống rồi:-))))

Trong khi chờ đợi cái lý định âm dương thuyết phục hơn, thì tạm thời bám vào hai quẻ Lôi Phong Tương Bạt vậy. Nếu huynh không thích Lôi Phong thì dùng Sơn Trạch Thông Khí của huynh NamPhong vậy.

Đấu lý mà vui vẻ như huynh Lypm và huynh AThiênLộc thì càng đấu thì càng hăng càng đã ngứa à nha, hahahaha

lypm
23-07-11, 00:58
Còn huynh Lypm nói nhất âm sanh phải là Đoài thì lại đảo nghịch Dịch Lý của cổ nhân rồi nhé. Đoài hào thượng là âm đâu phải hào sơ là âm đâu mà cho đó là nhất âm sinh vậy há?

Thì bởi vậy tôi mới nói là lấy câu đế xuất hồ chấn ... vào việc này là không hợp vì khi nói tới âm dương thì phải nói tới tiên thiên chớ sao lại dùng hậu thiên. Vì đế xuất chấn 1 dương sanh, đế nhập đoài đương nhiên là 1 âm sanh rồi. Nói tới mấy ông dịch vật đó chi cho mệt thế ! tôi nghiên cứu dịch tả mừ

Thôi để xem các cao thủ khác nói sao

conan135
23-07-11, 08:21
có nên thử so sánh với 24 sơn âm dương của tam hợp chưa ?

namphong
23-07-11, 08:32
NamPhong:



Cái này miễn cưỡng quá, hà đồ 1 dương 6 âm tại sao lại có việc nhâm là âm quý là dương ? Cách giải thích này không hợp lý tý nào . Nó có cách giải thích riêng, người nói câu trên không hiểu cái gốc chỉ hiểu cái ngọn nên nói vậy.

Nguyên bài của anh lấp ghép nhiều thứ quá thật sự làm rối loạn hệ thống hết cả lên.

?

Cái này anh SonThuy đã phát hiện ra và Nam Phong đã có đính chính phía dưới bài, do gõ nhầm hai chữ âm dương, đúng ra Nhâm là dương, Quý là âm. Sau khi viết bài này chừng 2 tuần, có một người lạ gửi vào email của Nam Phong một đường dẫn, thật bất ngờ đó chính là đường dẫn đến một trong những trang phong thuỷ lớn của Trung Quốc và đã có một cao thủ trên đó lý giải âm dương 24 sơn cùng một cách với NP, tức lấy Cấn Đoài trừu hào hoán tượng. Nhưng cơ sở để người đó lý giải không phải Liên sơn-Quy tàng mà lại là Âm phù kinh.
Huyền không phi tinh thật không phải là Nguỵ thuật như nhiều người khi nghiên cứu Lục pháp nói đâu, vỏ bọc hậu thiên bên ngoài nhưng hàm chứa bên trong nó nhiều tinh tuý. Đàm đại sư từng học Phi tinh, Đại quái trước khi đến với Lục pháp và cũng đã từng sai lầm viết quyển Đại huyền không lộ thấu nhưng đã can đảm nhận ra sai lầm của mình. Tiếc rằng thời gian một đời người ngắn ngủi nên Lục pháp của ông đã không thể hoàn chỉnh được.
Lúc trước Nam Phong từng có viết một bài giải thích hai câu trong Thanh nang Áo Ngữ: "Tả vi dương, Tý Quý chí Hợi Nhâm; Hữu vi âm, Ngọ Đinh chí Tị Bính" theo quan điểm của Liên Thành phái, nay mới thấy mình thật đáng trách vì cái đó là hoàn toàn sai. Nay mượn bài này để nói rõ với các bạn trên diễn đàn. Hai câu đó chính là nói về Cửu tinh trên Hà đồ, sinh thành chi số, khởi từ số Hà đồ 1 tại hậu thiên Tý thuận chuyển theo vòng chu thiên đến Hợi Nhâm của hậu thiên thì các số là 1 3 7 9, khởi từ số Hà đồ 2 tại hậu thiên Ngọ thuận chuyển theo vòng chu thiên đến Tị Bính của hậu thiên thì là các số 2 4 6 8. Ý nghĩa nó sâu sắc, một bài viết này không thể nói hết được. Áo ngữ viết Hậu thiên là nói Tiên thiên, viết Tiên thiên là nói Hậu thiên, thật vậy vì là "Áo ngữ(ẩn ngữ)" mà. Nếu cứ theo câu chữ nói hậu thiên mà tìm ở hậu thiên, nói tiên thiên mà tìm ở tiên thiên thì không bao giờ hiểu được.

anh Lypm:
Đồ hình trong bài viết trên lẽ ra Nam Phong không cần thiết đưa vào các vòng tiên thiên quái, tiên thiên số chi cho thêm phiền phức vấn đề. Chỉ cần nói về nguyên lý tứ chính an Cấn tiên thiên, tứ ngung an Đoài hậu thiên, thì khi trừu hào hoán tượng, Quý sơ hào Cấn đắc âm, Tý trung hào Cấn đắc âm, Nhâm thượng hào Cấn đắc dương, Dần sơ hào Đoài đắc dương, Cấn trung hào Đoài đắc dương, Sửu thượng hào Đoài đắc âm... thì đã đủ lý 24 sơn âm dương. Tuy nhiên để giúp các bạn tìm hiểu thêm Tiên thiên tâm pháp nên đã cố tình đưa vào 2 vòng bên trong và để rõ ràng "Khảm Ly trung khí" ở giữa tâm.

Cổ quyết viết:
"Chấn tham Tốn phụ lưỡng ngung phân,
Cấn cự môn hề Đoài phá quân.
Li kỷ trung ương vi hữu bật,
tức tri Khảm mậu lộc tồn tinh .
địa lí thủ thông sơn trạch khí ,
sơn trạch thông khí thị càn khôn .
dương tận Càn cương vi vũ khúc ,
âm giai Khôn thuận nãi văn minh ."
Quyết này có thể nói quan trọng nhất nhì trong các khẩu quyết. Vì sao Chấn lại là Tham, Tốn lại là Phụ? vì sao Càn lại là Vũ, Khôn lại là Văn?... Cửu tinh đều trong đó. Thiên quái Địa quái đều trong đó. Phụ mẫu tử tức đều trong đó, định quái lấy Chấn Tốn(nguyên vận, vượng suy hào tượng...) đi đầu, định khí(cửu tinh phi động cửu cung...) lấy Cấn Đoài đi đầu. Định Biến(thuận nghịch, thăng giáng, sinh diệt...) lấy Khảm Ly làm chủ. Càn Khôn thống quản khoá âm dương. Hiểu quyết này và Khôn Nhâm Ất quyết thì giải được hơn 1/2 Thiên Ngọc, Áo Ngữ và Bảo chiếu.
Chính vì không thể viết hết những điều này ra để tranh luận nên Nam Phong không nói rằng ai đúng ai sai mà cho rằng mọi người đều đúng hết.

minhthong09
23-07-11, 09:10
Chào các Bạn
Âm Dương 24 Sơn tuỳ thuộc vào Lạc Thư số nhưng cũng phải nhờ vào Trung Cung vì là nơi quan trọng.

VinhL
23-07-11, 11:28
Chào mọi người,
Lần đầu đưa ra thuyết Chấn Tốn lập Âm Dương, thật ra nó là ngụy thuyết.
Thôi thì lần này thố lộ cái chân thuyết vậy, không rờm rà, không căn cứ và Phong Lôi, Sơn Trạch gì cả. Chỉ một đường phi tinh xuyên suốt Thiên Địa Nhân, khởi từ Tý quẻ Khôn Tiên Thiên là -, theo vòng phi tinh mà luân chuyển, âm rồi dưong rồi âm, +,-,+,-,+, vv…. Thiên Địa Nhân chỉ là một vòng tròn lớn, hết Thiên rồi đến địa rồi đến nhân.
Thiên, bay theo đường phi tinh ta có Tý -, Khôn +, Mão -, Tốn +, Trung -, Càn +, Dậu -, Cấn +, Ngọ -,
Sau đó sang vòng Địa khởi Nhâm +
[Tốn+][Ngọ-][Khôn+]
[Mão-][Trung-][Dậu-]
[Cấn+][Tý-][Càn+]

Địa
Nhâm +, Mùi -, Giáp +, Thìn -, Trung +, Tuất -, Canh +, Sữu -, Bính +, sang vòng Nhân, khởi Quý -
[Thìn-][Bính+][Mùi-]
[Giáp+][Trung+][Canh+]
[Sữu-][Nhâm+][Tuất-]

Nhân
Quý -, Thân +, Ất -, Tỵ +, Trung -, Hợi +, Tân -, Dần +, Đinh -, hoàn tất 3 vòng Thiên Địa Nhân.
[Tỵ+][Đinh-][Thân+]
[Ất-][Trung-][Tân-]
[Dần+][Quý-][Hợi+]

Nay sắp lại thứ tự 24 sơn.
[Thìn-, Tốn+, Tỵ+][Bính+, Ngọ-, Đinh-][Mùi-, Khôn+, Thân+]
[Giáp+, Mão-, Ất-][------------------------][Canh+, Dậu-, Tân-]
[Dần+, Cấn+, Sửu-][Quý-, Tý-, Nhâm+][Hợi+, Càn+,Tuất-]

Đây chính là cái chân thuyết của Âm Dương đây.
Các bạn thấy đó nó thật là đơn giản như đang giởn luôn!!!

lypm
23-07-11, 21:22
NamPhong:
Lúc trước Nam Phong từng có viết một bài giải thích hai câu trong Thanh nang Áo Ngữ: "Tả vi dương, Tý Quý chí Hợi Nhâm; Hữu vi âm, Ngọ Đinh chí Tị Bính" theo quan điểm của Liên Thành phái, nay mới thấy mình thật đáng trách vì cái đó là hoàn toàn sai.
Lúc anh vừa viết tôi đọc xong đã biết anh sai rồi, tới nay mới chịu nhận tội. Tôi định góp ý nhưng thôi, sợ đâm giò giả vô hoài ông mướn sát thủ thọc huyết tui sao.

Không bao lâu anh lại tự nhận sai nữa cho xem.....

MinhThong: bạn nói như không nói, thôi coi như bạn chưa nói .

CoNan: âm dương của tam hợp nguyên lý là ở lạc thư và nạp giáp, đối với phi tinh thì khác xa.

VinhL: mới mấy tiếng mừ ra được cái đó kể cũng nể anh lắm . Nhưng rồi nhâm tý quý khởi đầu âm dương từ đâu ? Miễn cưỡng cũng có một cách giải thích ...

Các cao thủ đâu mất hết rồi ? đúng sai đâu có mất mặt đâu mừ sợ, bàn cho vui thôi

conan135
24-07-11, 18:58
Chân thuyết đúng là chẳng ở đâu xa, chỉ có hậu nhân thêm bớt rồi cho là mình giỏi chú thích này nó khiến cho xa rời tôn chỉ của các vị Dương Công Lại Công, Bát quái Tiên Thiên Hậu Thiên mà chia ra biết bao nhiêu trường phái bao nhiêu cách tính, tốt nhất cứ phép nào mà càng đơn giản càng gần gũi với Tiên hậu thiên thì là chân pháp vậy. Có nơi còn đưa ra Trung Thiên bát quái nữa thật buồn cười. Tôi nghiên cứu Tam hợp thấy âm dương của nó chỉ dựa vào Nạp giáp, 8 quái phân âm dương mà ra cả

kolname
25-07-11, 18:12
Anh Lypm mở chủ đề này em thấy rất bổ ích mặc dù không hiểu được nhiều. Cảm ơn các anh!
Làm ơn cho em hỏi một chút, Không biết là âm dương của 24 sơn này có liên quan gì với âm dương của 12 cung địa chi trong tử vi không ạ?

lypm
25-07-11, 18:28
Anh Lypm mở chủ đề này em thấy rất bổ ích mặc dù không hiểu được nhiều. Cảm ơn các anh!
Làm ơn cho em hỏi một chút, Không biết là âm dương của 24 sơn này có liên quan gì với âm dương của 12 cung địa chi trong tử vi không ạ?

Ủa âm dương của Tử Vi không phải số chẳng lẻ của 12 chi sao ?

lypm
25-07-11, 18:30
Chân thuyết đúng là chẳng ở đâu xa, chỉ có hậu nhân thêm bớt rồi cho là mình giỏi chú thích này nó khiến cho xa rời tôn chỉ của các vị Dương Công Lại Công, Bát quái Tiên Thiên Hậu Thiên mà chia ra biết bao nhiêu trường phái bao nhiêu cách tính, tốt nhất cứ phép nào mà càng đơn giản càng gần gũi với Tiên hậu thiên thì là chân pháp vậy. Có nơi còn đưa ra Trung Thiên bát quái nữa thật buồn cười. Tôi nghiên cứu Tam hợp thấy âm dương của nó chỉ dựa vào Nạp giáp, 8 quái phân âm dương mà ra cả

Điều này lại phải tìm nguyền lý của nạp giáp và nguyên lý có đó đúng hay không. Nếu sai thì hệ thống tam hợp thông dụng lại sụp nữa. Bởi vậy nếu chưa hiểu cái gốc thì sẽ không thể nào biết chân hay ngụy

lypm
25-07-11, 18:37
Trong Kinh Nghĩa Bí Chỉ viết như vầy:

Trên hà đồ, số một gặp 5 là âm nên tý thuộc âm, 6 gặp 5 là dương nên càn thuộc dương, 8 gặp 5 là dương nên cấn là dương, 3 gặp 5 là âm nên mão là âm, 4 gặp 5 là dương nên tốn là dương, 9 gặp 5 là âm nên ngọ là âm, 2 gặp 5 là dương nên khôn là dương, 7 gặp 5 là âm nên dậu là âm.
Nhâm gần 6 nên nhâm là dương, sửu gần 1 nên sửu là âm, giáp gần 8 nên giáp là dương, thìn gần 3 nên thìn là âm, bính gần 4 nên bính là dương, mùi gần 9 nên mùi là âm, canh gần 2 nên canh là dương, tuất gần 7 nên tuất là âm.

Mọi người xem sơ hở chổ nào ?

kolname
25-07-11, 23:02
Trong Kinh Nghĩa Bí Chỉ viết như vầy:

Trên hà đồ, số một gặp 5 là âm nên tý thuộc dương, 6 gặp 5 là dương nên càn thuộc dương, 8 gặp 5 là dương nên cấn là dương, 3 gặp 5 là âm nên mão là âm, 4 gặp 5 là dương nên tốn là dương, 9 gặp 5 là âm nên ngọ là âm, 2 gặp 5 là dương nên khôn là dương, 7 gặp 5 là âm nên dậu là âm.
Nhâm gần 6 nên nhâm là dương, sửu gần 1 nên sửu là âm, giáp gần 8 nên giáp là dương, thìn gần 3 nên thìn là âm, bính gần 4 nên bính là dương, mùi gần 9 nên mùi là âm, canh gần 2 nên canh là dương, tuất gần 7 nên tuất là âm.

Mọi người xem sơ hở chổ nào ?

Chào anh Lypm,


..số một gặp 5 là âm nên tý thuộc dương

Tý phải thuộc âm để cho Sửu gần 1 nên sửu âm.

Có lẽ phần trên là nói theo Lạc thư chứ không phải là Hà đồ

lypm
26-07-11, 00:04
kolname : Tôi viết lộn, đã sữa lại rồi, cám ơn bạn . Đó là những gì trong sách nói. Sai đúng chúng ta cùng tham khảo.

VinhL
26-07-11, 01:16
Chào huynh Lypm,
1+5=6 nên Khãm Tý là âm, vv...., thuyết này thì hay lắm, nhưng mà cái thuyết ở gần mà bị biến giống là không êm được rồi. Nhâm gần 6, Sửu gần 1, vv....thấy không ổn. Theo VinhL thì như vầy hợp lý hơn nè.
Thiên Địa, nhất âm nhất dương, giao cấu nên mới có vạn vật, vậy Tý Thiên là âm thì Nhâm Địa là dương vậy. Cấn Thiên là Dương nên Sửu Địa là Âm vậy, vv....
Như vậy huynh thấy có hợp lý và đơn giản hơn không?

Hay là thuyết này củng ổn nè: Thiên 5 Địa Thập.
1 + 5 = 6, 1+ 10 =11, cho nên Tý là Âm (6), mà Nhâm là Dương (11)
2+5=7, 2+10 = 12, cho nên Khôn là Dương (7), mà Mùi là Âm (12)
vv...... Cái thuyết này củng hay à. Thiên 5 Địa 10 đó.
Nếu Huynh lấy số để lập thuyết, thì đây chính là nó rồi.

Nhưng còn vấn đề Nhân thì sao?

Thân

lypm
26-07-11, 01:45
Hi VinhL,

nói 1+5 = âm có lẽ hàm chứa cái quả, cái tương lai, cũng tạm chấp nhận
Còn vụ nhâm gần 6 v.v. thì thật sự hơi miễn cưỡng. Có hai cách giải thích khác nữa là nhân là thuận tử đi chung với thiên, địa là nghịch tử nên nghịch thiên (như VinhL đưa ra) nhưng cái này lại không ổn vì đang nói về số, cái thứ hai là dùng song sơn, hợi nhâm tý quý v.v. nhưng cũng vẫn chưa ổn.

Còn thêm một cách giải thích nữa là hợi càn là dương thì nó khởi từ nhâm cho nên nhâm vốn là nơi âm tàn dương khởi v.v. (Không biết có thể gọi là nghịch tử vì lý do này không ?)



Hay là thuyết này củng ổn nè: Thiên 5 Địa Thập.
1 + 5 = 6, 1+ 10 =11, cho nên Tý là Âm (6), mà Nhâm là Dương (11)
2+5=7, 2+10 = 12, cho nên Khôn là Dương (7), mà Mùi là Âm (12)
vv...... Cái thuyết này củng hay à. Thiên 5 Địa 10 đó.
Nếu Huynh lấy số để lập thuyết, thì đây chính là nó rồi.

Cũng hợp lý nhưng phải chứng minh luôn tại sao địa thiên nhân mà hong phải thiên nhân địa như trong 3 hào trên quái.

Quyển Kinh Nghĩa Bí Chỉ VinhL có trong kho, không biết đọc chưa, nếu chưa cũng nên đọc, có nhiều đoạn cũng dùng được.

VinhL
26-07-11, 07:49
Chào huynh Lypm,
Kinh Nghĩa Bí Chỉ quả thật có trong kho, nhưng mà chưa có duyên đọc:-))

Giờ thì xin hoàn tất cái thuyết Hà Lạc Số định âm dương 24 sơn nè.
Thiên nhất địa nhị, nhân tam.

Thiên 1 sinh Địa 6 thành
Địa 2 sinh Thiên 7 thành
Thiên 3 sinh Địa 8 thành
Địa 4 sinh Thiên 9 thành
Thiên 5 sinh Địa 10 thành.
5+10 = 15

Thiên Ngũ 1x5=5, Địa Thập 2x5=10, Nhân Thập Ngũ 3x5 = 15, cho nên cái dụng của nhân ở Lạc Thư ngang thẳng dọc ngang chính là cái số 15. Vì vậy

Tý Thiên 1+5=6 nên âm
Nhâm Địa 1+10=11 nên dương
Quý Nhân 1+15=16 nên âm

Cấn Thiên 8+5=13 dương
Sửu Địa 8+10 = 18 âm
Dần Nhân 8+15=23 dương.

vv……. 8 Cung đều vậy.

Vòng 24 sơn lấy số Hà Đồ là gốc, mà dụng ở số Lạc Thư.
Lạc Thư thì là
[4][9][2]
[3][5][7]
[8][1][6]

1-6, 3-8, 4-9, 2-7, đều là cặp số ở Hà Đồ.
------- 7
------- 2
83----------49
------- 1
------- 6

Nay ta sắp xếp lại theo Lạc Thư nhé.

---- 4-9
3-----------2
8-----------7
---- 1-6

Đây là hình Lạc Thư phân cực theo Hà Đồ.
Vậy bây giờ các bạn đã thấy ra địa sô lúc nào củng đi trước, sau đó đến thiên số không?
Như vậy 24 sơn căn cứ vào Hà Lạc thì phải có địa rồi đến thiên vậy.
Có Thiên Có Địa sau có mới có Nhân!!!
Đã có âm dương 24 sơn, và thứ tự Địa Thiên Nhân rồi, thì mặc sức mà làm Feng Shui nhá:-))))

Thân

namphong
26-07-11, 09:22
Hi VinhL,

nói 1+5 = âm có lẽ hàm chứa cái quả, cái tương lai, cũng tạm chấp nhận
Còn vụ nhâm gần 6 v.v. thì thật sự hơi miễn cưỡng. Có hai cách giải thích khác nữa là nhân là thuận tử đi chung với thiên, địa là nghịch tử nên nghịch thiên (như VinhL đưa ra) nhưng cái này lại không ổn vì đang nói về số, cái thứ hai là dùng song sơn, hợi nhâm tý quý v.v. nhưng cũng vẫn chưa ổn.

Còn thêm một cách giải thích nữa là hợi càn là dương thì nó khởi từ nhâm cho nên nhâm vốn là nơi âm tàn dương khởi v.v. (Không biết có thể gọi là nghịch tử vì lý do này không ?)



1. Vấn đề anh VinhL nói theo đường Lường thiên xích: 1 dương, Nhâm dương; 2 âm, Mùi âm; 3 dương, Giáp dương; 4 âm, Thìn âm... âm dương 8 sơn xem kẽ không hề sai chạy. Nhâm chân dương nên là nơi khởi của âm, Mùi chân âm nên là nơi khởi của dương, theo đó 16 sơn bài xuất âm dương xen kẽ...(dài quá nói ngắn vậy thôi)... Đây là điều Nam Phong có suy nghĩ đến mấy năm trước nhưng sau này phát hiện nó sai ở cái căn bản nhất và không thể hợp với Tam đại quái được nên không còn nghĩ đến.

2.
1+5 = 6 là âm nên Tý âm
2+7 = 7 là dương nên Khôn dương...
Cái này anh Lypm và anh VinhL nếu đã nắm được Tiên thiên số mà còn đưa ra như vậy thì... bó tay.

3.
Nếu cứ miễn cưỡng các số 1 3 7 9 luôn là dương 2 4 6 8 luôn là âm mà giải thích âm dương 24 sơn thì:
- Tiên thiên bát quái cửu tinh an quái: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4... lúc thì quái dương số dương nhưng lúc thì ngược lại ?
- Cửu tinh bài Tiên thiên nguyên vận: Chấn 1(Tham), Tốn 8(phụ), Cấn 2(Cự), Đoài 7(Phá)... cũng lúc thì quái dương số dương nhưng lúc thì ngược lại ?
Thanh nang kinh nói 1 3 7 9 là dương, 2 4 6 8 âm đó là nói tổ căn âm dương(hoá thuỷ) khi chưa có phương vị, 24 sơn trên 8 quái hậu thiên vốn đã có phương vị nên âm dương phải ở Hoá cơ-Hoá thành mới đúng.

Thôi có lẽ việc tranh luận này chẳng đi đến đâu, Nam Phong dừng trước.

Kinh Nghĩa Bí Chỉ là Huyền không phi tinh của họ Lạc tại Hồ Nam, trong quyển Huyền không địa lý bí trung bí của Chung Nghĩa Minh cũng có dành hẳn một chương nói về cái này. Mà quên nữa nếu đọc hết quyển này thì mấy anh cũng biết họ Lạc cho âm dương 9 tinh biến đổi theo vận và theo chổ nó đến :798:

VinhL
26-07-11, 12:11
2.
1+5 = 6 là âm nên Tý âm
2+7 = 7 là dương nên Khôn dương...
Cái này anh Lypm và anh VinhL nếu đã nắm được Tiên thiên số mà còn đưa ra như vậy thì... bó tay.



Chào huynh NamPhong,
Nếu mà ông Enstein nghỉ giống ông Newton, thì đâu có cái vụ Relativity đâu. Tất cả cái củ đều có để đã phá để tìm cái mới mà.
Bỡi vậy mới có Liên Sơn, Quy Tàng, rồi Chu Dịch, Mất Dịch, rồi Dịch Tả hahahaha.

À có quyển sách này tính hỏi huynh coi phải chân thư hong,
"Chương Trọng Sơn Ai Tinh Bí Quyết"???

Thanks

NhấtLụcTamBát
27-07-11, 18:55
Xin chào.
Như vậy ngũ, thập trung cung phân định âm dương cho 24 sơn rồi, phái tượng số là ok nhỉ, không biết còn cái khác hợp lý hơn không?.
-Xưa nay, Tiên thiên, hậu thiên nhìn từ trong nhìn ra, nên 3 hào của bát quái thì hào trong cùng là thiên, hào giữa là địa, hào ngoài cùng là nhân, xác định trung ngũ thập thì cũng từ trong mà nhìn ra thì cũng là thiên địa nhân rồi, cái này nó khác với anh bốc phệ và anh dịch phong thủy là địa nhân thiên khi dùng 3 hào của bát quái, sơ địa, trung nhân, thượng thiên. Phương đông có 3 thuyết thiên văn thì, thì hai anh này dùng hai thuyết khác nhau tuy chung đồ hình.

namphong
27-07-11, 22:43
À có quyển sách này tính hỏi huynh coi phải chân thư hong,
"Chương Trọng Sơn Ai Tinh Bí Quyết"???

Thanks

Chào anh VinhL.
Quyển này NP chưa đọc nên không thể đánh giá. Nếu đúng là bí quyết của họ Chương thì rất nên đọc vì họ Chương hiểu rất sâu về Đại quái, tuy nhiên nếu sách không nói được sự quan trọng của Trung ngũ, từ đó xuất phát mọi thứ mà chỉ nói chuyện khác thì là đồ giả.

NhatLucTamBat:
Ngũ tại trung cung là sinh, Thập tại trung cung cũng là sinh và cũng là Ngũ, cái ngũ sau khác cái trước. Cái trước là thuận, cái sau là nghịch.
Trừu hào hoán tượng Nam Phong dùng phép của Nguyên không, tức: sơ hào Nhân, trung hào Thiên, thượng hào Địa. Nói Thiên-Địa-Nhân nhưng Nam Phong thực chỉ quan niệm theo quẻ mà thôi Thiên-Nhân vốn khí tòng mà thượng thăng, Địa vốn khí tòng mà trầm hạ, Thiên-Nhân vốn dĩ vậy nên đồng khí, Địa vốn vậy nên nghịch khí, Thiên khí thăng mà thành tinh tú, Địa khí hạ mà thành sơn xuyên.

lypm
28-07-11, 02:07
1. ...

2.
1+5 = 6 là âm nên Tý âm
2+7 = 7 là dương nên Khôn dương...
Cái này anh Lypm và anh VinhL nếu đã nắm được Tiên thiên số mà còn đưa ra như vậy thì... bó tay.


Tiên thiên số nào ? có phải số này hay không ?

- Tiên thiên bát quái cửu tinh an quái: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4... lúc thì quái dương số dương nhưng lúc thì ngược lại ?

Số này là của họ Thiệu lập ra để tính bói dịch của ông ta. Đó là cái nhìn cá nhân. Nếu tôi lấy số đó lật ngược lại, sửa lại cách tính quẻ của ông ta rồi dùng cách đoán của ông ta để đoán thì cũng vẫn ra được kết quả giống như ông ta. Dùng số này áp dụng vào phong thủy xem ra tạp loạn rồi. Thiệu Ung ở vào thời bắc tống không lẽ Dương Quân Tùng sống vào đời đường mà dùng số của ông ta hay sao NamPhong?



3.
Nếu cứ miễn cưỡng các số 1 3 7 9 luôn là dương 2 4 6 8 luôn là âm mà giải thích âm dương 24 sơn thì:
- Tiên thiên bát quái cửu tinh an quái: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4... lúc thì quái dương số dương nhưng lúc thì ngược lại ?
- Cửu tinh bài Tiên thiên nguyên vận: Chấn 1(Tham), Tốn 8(phụ), Cấn 2(Cự), Đoài 7(Phá)... cũng lúc thì quái dương số dương nhưng lúc thì ngược lại ?


Đoạn đó không phủ nhận 1379 là dương cũng không phủ nhận 2468 là âm. Ông ta nói 1 hội 5 vi âm, 6 hội 5 vi dương nó mang ý nghĩa khác so với thiên nhất dương sinh thủy địa lục âm thành chi.



Thanh nang kinh nói 1 3 7 9 là dương, 2 4 6 8 âm đó là nói tổ căn âm dương(hoá thuỷ) khi chưa có phương vị, 24 sơn trên 8 quái hậu thiên vốn đã có phương vị nên âm dương phải ở Hoá cơ-Hoá thành mới đúng.

Thôi có lẽ việc tranh luận này chẳng đi đến đâu, Nam Phong dừng trước.


Nói vậy đã cho thấy NamPhong đi từ thể dụng hổn loạn tới thể dụng phân thanh rồi trở về thể dụng tạp loạn rồi. Âm dương trên 24 sơn dùng để phi tinh nhất định phải là thể tức là căn, nếu nó cái thành là hậu thiên thì cái gì là thể cái gì là dụng. Trong việc này mượn phương vị hậu thiên 24 sơn để nói lên cái thể của 24 sơn . Cho nên khi NamPhong giải thích âm dương lại dùng tiên thiên rồi lại dùng hậu thiên cho thấy sự hỗn tạp trong đó . Hơn nữa nếu lấy cách hoán đổi cấn đoài của NP thì tôi hỏi câu hỏi tôi đã hỏi VinhL về chấn tốn . Đó là động lực nào tạo ra sự hoán chuyển đó ? nếu không có động lực đó thì không có âm dương trên 24 sơn tức là hệ thống phi tinh không thành ? Hỏi câu này chắc NP hiểu được tôi nói thể dụng tạp loạn rồi chứ ?


Nói Thiên-Địa-Nhân nhưng Nam Phong thực chỉ quan niệm theo quẻ mà thôi Thiên-Nhân vốn khí tòng mà thượng thăng, Địa vốn khí tòng mà trầm hạ, Thiên-Nhân vốn dĩ vậy nên đồng khí, Địa vốn vậy nên nghịch khí, Thiên khí thăng mà thành tinh tú, Địa khí hạ mà thành sơn xuyên.
Như vậy đã đi ngược với hệ thống sẳn có của tự nhiên rồi, nếu vậy phong thủy không thể tồn tại được. Địa khí lúc nào cũng thượng thăng, thiên khí lúc nào cũng hạ giáng từ đó mới có âm dương giao hòa mà ra thái cực . Nếu địa khí hạ mà thiên khí thăng gì nơi giao nhau là ở đâu ? Thái cực nơi nào ?

Vài vòng chúng ta cùng suy nghĩ .



Chào huynh Lypm,
Kinh Nghĩa Bí Chỉ quả thật có trong kho, nhưng mà chưa có duyên đọc:-))

Giờ thì xin hoàn tất cái thuyết Hà Lạc Số định âm dương 24 sơn nè.
Thiên nhất địa nhị, nhân tam.

Thiên 1 sinh Địa 6 thành
Địa 2 sinh Thiên 7 thành
Thiên 3 sinh Địa 8 thành
Địa 4 sinh Thiên 9 thành
Thiên 5 sinh Địa 10 thành.
5+10 = 15

Thiên Ngũ 1x5=5, Địa Thập 2x5=10, Nhân Thập Ngũ 3x5 = 15, cho nên cái dụng của nhân ở Lạc Thư ngang thẳng dọc ngang chính là cái số 15. Vì vậy

Tý Thiên 1+5=6 nên âm
Nhâm Địa 1+10=11 nên dương
Quý Nhân 1+15=16 nên âm

Cấn Thiên 8+5=13 dương
Sửu Địa 8+10 = 18 âm
Dần Nhân 8+15=23 dương.

vv……. 8 Cung đều vậy.

Vòng 24 sơn lấy số Hà Đồ là gốc, mà dụng ở số Lạc Thư.
Lạc Thư thì là
[4][9][2]
[3][5][7]
[8][1][6]

1-6, 3-8, 4-9, 2-7, đều là cặp số ở Hà Đồ.
------- 7
------- 2
83----------49
------- 1
------- 6

Nay ta sắp xếp lại theo Lạc Thư nhé.

---- 4-9
3-----------2
8-----------7
---- 1-6

Đây là hình Lạc Thư phân cực theo Hà Đồ.
Vậy bây giờ các bạn đã thấy ra địa sô lúc nào củng đi trước, sau đó đến thiên số không?
Như vậy 24 sơn căn cứ vào Hà Lạc thì phải có địa rồi đến thiên vậy.
Có Thiên Có Địa sau có mới có Nhân!!!
Đã có âm dương 24 sơn, và thứ tự Địa Thiên Nhân rồi, thì mặc sức mà làm Feng Shui nhá:-))))
Âm dương thì cũng hợp lý nhưng cách giải thích thiên địa nhân tôi thấy vẫn chưa thỏa đáng.

namphong
28-07-11, 16:31
Tiên thiên số nào ? có phải số này hay không ?

- Tiên thiên bát quái cửu tinh an quái: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4... lúc thì quái dương số dương nhưng lúc thì ngược lại ?

Số này là của họ Thiệu lập ra để tính bói dịch của ông ta. Đó là cái nhìn cá nhân. Nếu tôi lấy số đó lật ngược lại, sửa lại cách tính quẻ của ông ta rồi dùng cách đoán của ông ta để đoán thì cũng vẫn ra được kết quả giống như ông ta. Dùng số này áp dụng vào phong thủy xem ra tạp loạn rồi. Thiệu Ung ở vào thời bắc tống không lẽ Dương Quân Tùng sống vào đời đường mà dùng số của ông ta hay sao NamPhong?

Không phải là số của Thiệu Ung, mà là như vậy:
https://lh3.googleusercontent.com/-r0zDZbAC3ag/TjC3Ch-Y_AI/AAAAAAAAAA8/KzA603RYq-k/s288/Tienthien1.jpg
Âm nhập dương, dương nhập âm gọi là giao cấu mới là số Tiên thiên.
"Thư dự Hùng giao hội hợp nguyên không,
Hùng dự Thư nguyên không quái nội thôi"
Hậu thiên cũng có một bộ như vậy nhưng vị trí các số khác tiên thiên.
Cách dùng Tiên thiên của Nam Phong căn cứ vào ngũ hành là Hoả sinh Mộc, Thuỷ sinh Kim, Mộc sinh Thuỷ, Thổ sinh Hoả, Kim sinh Thổ. Khác với cách dùng thông thường nên sự xét đoán của anh không đúng đâu.


Nói vậy đã cho thấy NamPhong đi từ thể dụng hổn loạn tới thể dụng phân thanh rồi trở về thể dụng tạp loạn rồi. Âm dương trên 24 sơn dùng để phi tinh nhất định phải là thể tức là căn, nếu nó cái thành là hậu thiên thì cái gì là thể cái gì là dụng. Trong việc này mượn phương vị hậu thiên 24 sơn để nói lên cái thể của 24 sơn . Cho nên khi NamPhong giải thích âm dương lại dùng tiên thiên rồi lại dùng hậu thiên cho thấy sự hỗn tạp trong đó . Hơn nữa nếu lấy cách hoán đổi cấn đoài của NP thì tôi hỏi câu hỏi tôi đã hỏi VinhL về chấn tốn . Đó là động lực nào tạo ra sự hoán chuyển đó ? nếu không có động lực đó thì không có âm dương trên 24 sơn tức là hệ thống phi tinh không thành ? Hỏi câu này chắc NP hiểu được tôi nói thể dụng tạp loạn rồi chứ ?
Tiên thiên Càn Khôn sinh lục tử. "Thiên địa định vị, Sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thuỷ hoả bất tương xạ". Đó là Tiên thiên thông dụng mọi người thường dùng, lấy cái đó áp dụng giải thích điều trên thì không thể hợp lý:
Dương sinh ra và lớn dần lên đến cực(Dương trưởng âm tiêu) thuận bài đi từ dưới lên trên, bài quái điểm vị từ thiếu đến trưởng: Cấn-Khảm-Chấn-Càn (1)
Âm sinh ra và lớn dần lên đến cực(Âm trưởng dương tiêu) thuận bài đi từ trên xuống dưới, bài quái điểm vị từ thiếu đến trưởng: Đoài-Ly-Tốn-Khôn (2)
Dương đến cực thì thoái dần để âm sinh và trưởng(Dương tiêu âm trưởng) nghịch bài đi từ trên xuống dưới, bài quái điểm vị từ trưởng đến thiếu: Càn-Chấn-Khảm-Cấn (3)
Âm đến cực thì thoái dần để dương sinh và trưởng(Âm tiêu dương trưởng) nghịch bài đi từ dưới lên trên, bài quái điểm vị từ trưởng đến thiếu: Khôn-Tốn-Ly-Đoài (4)

Lường thiên xích vòng dương khởi từ trung ngũ, thuận bài theo dương(1), dương thuận thì âm nghịch nên nghịch bài theo âm(4) để đủ một vòng âm dương: Cấn tiên thiên-Khảm tiên thiên-Chấn tiên thiên-Càn tiên thiên-Khôn tiên thiên-Tốn tiên thiên-Ly tiên thiên-Đoài tiên thiên, thu về trung ngũ.

Lường thiên xích vòng âm khởi từ trung ngũ, thuận bài theo âm(2), âm thuận thì dương nghịch nên nghịch bài theo dương(3) để đủ một vòng âm dương: Đoài tiên thiên-Ly tiên thiên-Tốn tiên thiên-Khôn tiên thiên-Càn tiên thiên-Chấn tiên thiên-Khảm tiên thiên-Cấn tiên thiên, thu về trung ngũ.

Toàn bộ chỉ là Tiên thiên quái khí, Lường thiên xích của Nam Phong bay theo quái khí của Tiên thiên không hề lệ thuộc phương vị hậu thiên. Không hề có hậu thiên và phương vị ở đây. Tạp loạn chổ nào?



Nói Thiên-Địa-Nhân nhưng Nam Phong thực chỉ quan niệm theo quẻ mà thôi Thiên-Nhân vốn khí tòng mà thượng thăng, Địa vốn khí tòng mà trầm hạ, Thiên-Nhân vốn dĩ vậy nên đồng khí, Địa vốn vậy nên nghịch khí, Thiên khí thăng mà thành tinh tú, Địa khí hạ mà thành sơn xuyên.

Như vậy đã đi ngược với hệ thống sẳn có của tự nhiên rồi, nếu vậy phong thủy không thể tồn tại được. Địa khí lúc nào cũng thượng thăng, thiên khí lúc nào cũng hạ giáng từ đó mới có âm dương giao hòa mà ra thái cực . Nếu địa khí hạ mà thiên khí thăng gì nơi giao nhau là ở đâu ? Thái cực nơi nào ?

Vài vòng chúng ta cùng suy nghĩ .

Ừ ngược với suy nghĩ thông thường về tự nhiên, vì Nam Phong dùng ngũ hành tiên thiên có khác với ngũ hành hậu thiên mọi người thường dùng(như trên đã nói), nhưng vì vậy mà nói phong thuỷ không thể tồn tại được thì không đúng. Như anh VinhL nói về Einstein và Newton, với Newton thì khi chúng ta di chuyển bằng xe trên tuyến đường 100km với vận tốc 100km/h thì mất 1h để đi đúng đoạn đường đó, với Einstein thì chúng ta di chuyển ít hơn 1h và ít hơn 100km, vì sao? vì với Einstein thì thời gian và không gian đã bị co lại khi chúng ta di chuyển, không gian co lại thì còn dễ hình dung nhưng thời gian co lại mấy ai hình dung ra?. Chúng ta thừa nhận Einstein đúng hơn Newton nhưng tại sao trong đời sống hằng ngày lại dùng cách của Newton? Dùng cách của Einstein hay Newton để đo lường không gian và thời gian cũng không làm thay đổi không gian và thời gian, cái thay đổi chẳng qua là suy nghĩ của chúng ta mà thôi.

Nam Phong từng có viết trong một vài bài viết rằng: "dương khí hạ giáng, âm khí thượng thăng, quẻ là địa thượng thiên hạ, địa thiên giao thái, âm dương tương giao tương hợp; dương khí thượng thăng, âm khí hạ giáng, quẻ là thiên thượng địa hạ, thiên địa bĩ, âm dương bất giao". Như vậy lẽ nào lại không hiểu điều trên? Do đó NP nói như trên là có ý khác.

Anh ngắt từng đoạn của từng bài viết ra để bình thì TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐỀU SAI HẾT VÌ KHÔNG MỘT AI CÓ ĐỦ KHẢ NĂNG VIẾT MÀ KHÔNG ĐỂ XẢY RA SƠ SÓT. Mạnh Tử viết "Nhân chi sơ tính bản thiện", chỉ 6 chữ thôi mà gây nên bút chiến cùng đồng môn mình là Tuân Tử đến nổi chia làm 2 phái rõ rệt, đến nay vẫn chưa ngã ngũ, mà Tuân Tử có nói gì nhiều đâu, chỉ thay một chữ thôi thành "Nhân chi sơ tính bản ác". Hai thánh nhân đã vậy, nói chi chúng ta là người thường mà lại viết một bài dài hàng ngàn chữ chứ không phải 6 chữ.

VinhL
28-07-11, 17:28
Chào Huynh Namphong, huynh Lypm,
Vì học thuật mà thảo luận thì tốt mà, đã thông Nhâm Đốc mạch, Kung fu nội công sẻ tăng tiến vượt bực đó.
Có thảo luận thì mới có tiết lộ mật pháp, để những người mới học như VinhL này lượm về ngâm nga suy ngẩn chớ:-)))

Huynh NamPhong nói Hậu Thiên còn có một bộ, sao VinhL thấy tới 4 bộ lận. Hay là tại mình ngậm sách đại quái riết rồi mắt mờ, tai ùng, 1 biến thành 4, rồi 9 lại thu thành 4: Khôn Nhâm Ất, Cấn Bính Tân, Tốn Thìn Hợi, Giáp Quý Thân.

Nguy tai nguy tai, Tiên Thiên Hỏa tẩu, Hậu Thiên Quái Nhập!!!

athienloc
28-07-11, 18:48
Nếu nói đơn giản hơn không cầu kì thì, việc phân âm dương trên nhị thập tứ sơn, điều căn cứ vào tứ chánh quái hòa tứ ngung quái, nhị thập tứ sơn đích âm dương phân biệt như:

Tứ chánh quái đích thiên nguyên, tức tý ngọ mão dậu, giai chúc âm;tứ ngung quái đích thiên nguyên, tức kiền khôn cấn tốn, giai chúc dương.

Tứ chánh quái đích địa nguyên, tức nhâm bính giáp canh, giai chúc âm;tứ ngung quái đích địa nguyên, tức thìn tuất sửu mùi, giai chúc dương.

Tứ chánh quái đích nhân nguyên, tức quý đinh ất tân, giai chúc âm;tứ ngung quái đích nhân nguyên, tức dần thân tị hợi, giai chúc dương.

Chính xác hơn là việc phân định âm dương trên 24 sơn cũng từ hà đồ và lạc thư mà ra. Bởi từ 1 và 6, 3 và 8, 4 và 9, 2 và 7 con số sinh – thành, số âm, số dương….

khangthiet
28-07-11, 19:48
Anh em giỏi quá, muốn thay đổi lý thuyết âm dương của cỗ nhân, đúng là sóng sau xô sóng trước mà, nhưng phải logic và đúng nhé, không dựa vào đó luận là sai bet đó anh em

VinhL
28-07-11, 21:43
Không phải là thay đổi thuyểt của cổ nhân, mà làm sáng tỏ cái thuyết mà cổ nhân cố ý giấu nghề, chỉ truyền cho con cháu, đệ tử cưng như ruột, hahahaha.

Cổ nhân cố ý che đậy, để mấy ai không siêng năng động óc thì chỉ được trao cho chiếc áo rách. Chịu dầy công khám phá suy luận nghiên cứu thì mới đắt tâm truyền chớ. Bỡi vậy mới nói Huyền Không, tức là huyền ảo, như không mà có đó. Hehehehe.

Thôi đi ngủ:-)))

lypm
29-07-11, 02:39
Anh em giỏi quá, muốn thay đổi lý thuyết âm dương của cỗ nhân, đúng là sóng sau xô sóng trước mà, nhưng phải logic và đúng nhé, không dựa vào đó luận là sai bet đó anh em

Lý thuyết âm dương của cổ nhân là lý thuyết gì vậy BÁC ?

lypm
29-07-11, 02:58
NamPhong:
Trời sao khó thế ông, thì tui thấy chổ nào có lổ thì tui thọt chớ chổ hong có lổ mừ thọt thì gảy cây sao! Thôi kỳ này trích nguyên bài.


Tiên thiên Càn Khôn sinh lục tử. "Thiên địa định vị, Sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thuỷ hoả bất tương xạ". Đó là Tiên thiên thông dụng mọi người thường dùng, lấy cái đó áp dụng giải thích điều trên thì không thể hợp lý:
Dương sinh ra và lớn dần lên đến cực(Dương trưởng âm tiêu) thuận bài đi từ dưới lên trên, bài quái điểm vị từ thiếu đến trưởng: Cấn-Khảm-Chấn-Càn (1)
Âm sinh ra và lớn dần lên đến cực(Âm trưởng dương tiêu) thuận bài đi từ trên xuống dưới, bài quái điểm vị từ thiếu đến trưởng: Đoài-Ly-Tốn-Khôn (2)
Dương đến cực thì thoái dần để âm sinh và trưởng(Dương tiêu âm trưởng) nghịch bài đi từ trên xuống dưới, bài quái điểm vị từ trưởng đến thiếu: Càn-Chấn-Khảm-Cấn (3)
Âm đến cực thì thoái dần để dương sinh và trưởng(Âm tiêu dương trưởng) nghịch bài đi từ dưới lên trên, bài quái điểm vị từ trưởng đến thiếu: Khôn-Tốn-Ly-Đoài (4)

Lường thiên xích vòng dương khởi từ trung ngũ, thuận bài theo dương(1), dương thuận thì âm nghịch nên nghịch bài theo âm(4) để đủ một vòng âm dương: Cấn tiên thiên-Khảm tiên thiên-Chấn tiên thiên-Càn tiên thiên-Khôn tiên thiên-Tốn tiên thiên-Ly tiên thiên-Đoài tiên thiên, thu về trung ngũ.

Lường thiên xích vòng âm khởi từ trung ngũ, thuận bài theo âm(2), âm thuận thì dương nghịch nên nghịch bài theo dương(3) để đủ một vòng âm dương: Đoài tiên thiên-Ly tiên thiên-Tốn tiên thiên-Khôn tiên thiên-Càn tiên thiên-Chấn tiên thiên-Khảm tiên thiên-Cấn tiên thiên, thu về trung ngũ.

Toàn bộ chỉ là Tiên thiên quái khí, Lường thiên xích của Nam Phong bay theo quái khí của Tiên thiên không hề lệ thuộc phương vị hậu thiên. Không hề có hậu thiên và phương vị ở đây. Tạp loạn chổ nào?


Khi nói về âm dương tiêu trưởng mà lấy quái hào để diển đạt thì không thể nào hợp lý được. Vì âm dương tiêu trưởng nó có cả hai mặt, không gian và thời gian, cả hai đều liên tiếp nhau. Tuy rằng có thể chọn một thời điểm nào đó (snap shot) để diễn đạt, điều này sẽ làm mặt không gian bị gián đoạn hợc thời gian bị gián đoạn. Nhưng cách đó hình như không thể áp dụng lên bát quái vì bát quái nó đã có sẳn sự liên tiếp về không gian và thời gian rồi, ĐÓ LÀ HỆ NHỊ PHÂN từ càn xuống tới chấn và từ khôn lên tới tốn (hay nói ngược lại, Einstein vs Newton).
Giờ đây anh nói âm dương tiêu trường nhưng lại dùng QUÁI THỨ (cấn khảm chấn càn v.v.) để diễn đạt thì nó mất đi thời gian lẫn không gian. Số lạc thư đi theo LTX vốn đã có sự dịch chuyển từ dương tới âm từ âm tới dương rồi.

Nè khi nào xuống núi rồi thì bốn người mình, A Lộc, NP, VinhL đoán chơi xem ai đúng ai sai, mỗi người mua một trong bốn món bia, mồi, gái, phòng, tui nghèo mua bia ai có tiền (người này chắc giỏi phong thủy) mua gái :202: Mừ đoán phong thủy thì không nên lấy tứ trụ, dịch vật ra mà nói à nhá :004:

VinhL
29-07-11, 09:53
Chào cả nhà,
Lần thứ nhất giải thuyết dùng Chấn Tốn định Âm Dương, trớt quớt!!!
Lần thứ hai giải thuyết dùng Hà Lạc Số 5,10,15, củng thấy cái chân hơi đau gì phải gọt nó cho khít đôi giày, hehehehe

Cổ nhân nói nhất quá tam, lần này giải thuyết hy vọng không còn phải đau chân nữa.

Tiên Thiên La Kinh Thập Nhị Chi.
Hậu Thiên Tái Dụng Can cùng Duy.

Cho nên quan trọng là do Chi khởi đầu!!!
Chúng ta ai củng nghỉ là Nhâm Tý Quý, Sửu Cấn Dần, Giáp Mão Ất, vv…. Cho nên đi tìm cái lý định âm dương 1000 năm củng không ra.

Thôi thì chúng ta bắt trưóc ông Enstein nghỉ như vầy nhé:
Tý-Quý-Sửu, Cấn-Dần-Giáp, Mão-Ất-Thìn, Tốn-Tỵ-Bính, Ngọ-Đinh-Mùi, Khôn-Thân-Canh, Dậu-Tân-Tuất, Càn-Hợi-Nhâm. Khởi từ Tý Thũy dứt ở Nhâm Thũy, đúng là một vòng.
Tất cả các tổ hợp trên đều là cùng âm hay cùng dương. Vậy lấy gì định âm dương?

Thưa các bác, Tam Hợp phái lấy Can của nạp Giáp định âm dương. Địa bàn Huyền Không củng không ngoại lệ. Sau khi chia tổ hợp như trên, ta thấy 8 Can nay đã phân phối đồng đều, mổi tổ có một CAN, mỗi cung có một CAN!!!
Âm dương vì vậy củng do Can mà quyết định!!!

Tý-Quý-Sửu: Quý là Âm Can nên tất cả là Âm
Cấn-Dần-Giáp: Giáp là Dương Can nên tất cả là Dương
Mão-Ất-Thìn: Ất là Âm Can nên tất cả là Âm
Tốn-Tỵ-Bính: Bính là Dương Can nên tất cả là Dương
Ngọ-Đinh-Mùi: Đinh là Âm Can nên tất cả là Âm
Khôn-Thân-Canh: Canh là Dương Can nên tất cả là Dương
Dậu-Tân-Tuất: Tân là Âm Can nên tất cả là Âm
Càn-Hợi-Nhâm: Nhâm là Dương Can nên tất cả là Dương.

Các bạn thấy đó, nếu theo cái nhóm Nhâm-Tý-Quý thì Can lại không phân chia đồng đều cho các cung, không lẻ cổ nhận lập thuyết hồ đồ vậy sao??? Nay theo Tý-Quý-Sửu thì Can và Duy củng đã chia đồng chia đều cho 8 hướng.

Thứ tự Thiên Địa Nhân củng chính là thứ tự của Hào trong Chu Dịch, Thiên Nhân Địa!!!
Thiên trên Địa dưới tương tác với nhau, con người ở giữa mới thụ được linh khí chớ như thứ tự Địa Thiên Nhân thì con người ở ngoài cuộc rồi!!!

Nếu ta nhìn trục của nhóm Tý-Quý-Sửu, và Ngọ-Đinh-Mùi thì ta thấy nó nghiên về Tây Nam. Nếu ta đứng ở phía bắc nhìn xuống Nam, thì trục trái đất củng nghiên về Tây Nam mà!!!

Đó các bạn thấy, động óc lần thứ nhất, dùng quẻ, lần thứ hai dùng số, nay dùng Can thì có lẻ không còn gì là đơn giản hơn nữa, bởi chân chân pháp lúc nào củng rất Đơn Giản như Đan Giởn!!!

trinhvan
29-07-11, 16:52
bái phục anh VinhL,
anh gọt chân lúc nào cũng đẹp cả, nhưng lần này có lẽ đẹp nhất.
cái khởi từ tí của anh thật chí lý, đúng là cái tổ hợp anh nói thự tế là cùng âm hoặc cùng dương, nhưng tại sao "ép" cho nó cùng âm cùng dương nhỉ? cái tổ của anh lại lấy 2/3 của quẻ này xén với 1/3 của quẻ bên cạnh, cái lý này có hợp không nhỉ? cái này dùng từ cướp đoạt hay là sự đoàn kết giữa 2 que đây

cái lý giải về thiên nhân địa của anh lần này tôi hoàn toàn ủng.

cảm ơn các bài viết của anh vì nó rất sáng sũa minh bạch, như thế mới gọi là diễn đàn để mọi người học hỏi chứ. để em ra bấm cảm ơn anh cái đã.

Chúc cuối tuần vui vẻ.

athienloc
29-07-11, 18:21
Âm dương là dựa trên sự chuyển động tự nhiện của thiên địa mà ra, tạo nên 2 cái vòng dương và vòng âm, hiệu ứng thành cánh bướm. Chính vì sự chuyển động không tròn và lắc lư như con lắc (hay xích đu). Luật tiêu trưởng mà ra, cũng là động luật ban đầu.
Trên cơ sở này, từ đây cũng có thể phân định âm dương trên 24 sơn, theo cái lý tự nhiên. Tứ chánh quái hòa tứ ngung quái, cũng dựa vào 1 và 6, 2 và 7, 3 và 8, 4 và 9. Lý tự nhiên trái phải của tứ chánh quái hay tứ ngung quái. Tức trái nghịch phải thuận tòng, nếu tứ chánh là dương thì trái là âm, còn phải cùng dương. Tương tự ở tứ ngung quái. Cho nên chỉ có thể chọn thiên ở giữa mà thôi, còn trái phải là địa luôn luôn trái với thiên, còn bên phải phải nhân thuận tòng là vậy.
Việc nhân hòa với thiên mà không hòa với địa, cũng là lý tự nhiên mà ra. Nếu nhân mà hòa với địa thì con người chỉ tử mà thôi. Còn hòa với thiên sẽ sống, bởi vì vẫn dùng khí của thiên nhiên để hô hấp.

VinhL
29-07-11, 20:02
...............
Việc nhân hòa với thiên mà không hòa với địa, cũng là lý tự nhiên mà ra. Nếu nhân mà hòa với địa thì con người chỉ tử mà thôi. Còn hòa với thiên sẽ sống, bởi vì vẫn dùng khí của thiên nhiên để hô hấp.

Chào huynh Athienloc,
Cái statement này của huynh thì VinhL không đồng ý rồi.
Con người phải hòa cùng thiên và địa. Không hòa với địa tức làm ô nhiểm môi sinh, sớm muộn sẻ bị huỷ diệt. Cái lý chỉ hoà với Thiên thì củng toi, vì con người và vạn vật sống trên mặt đất mà, phải nương theo địa hình để mà sống, để mà tránh phong ba bảo táp của thiên đó. Vì vậy mà có cái môn phong thủy nè.
Cổ nhân nói Thiên Địa Nhân Hòa, là ý nói cả 3 đều hòa mà:-)))
Nương theo thiên địa mà sống thì mới là cái chân lý chứ.

Vì vậy mỗi cung phân 3, đồng âm hay đồng dương củng không có gì trái luật Thiên Địa Nhân hòa:-)))

minhthong09
29-07-11, 20:36
Chào Các Bạn
Âm Dương phải hổ căn nên không thể nào Toàn Âm hay Toàn Dương. Do đó mỗi quái phải đủ cả Âm lẫn Dương như Nhâm Tý Quý,Sửu Cấn Dần ...v...v

VinhL
29-07-11, 21:11
Chào Các Bạn
Âm Dương phải hổ căn nên không thể nào Toàn Âm hay Toàn Dương. Do đó mỗi quái phải đủ cả Âm lẫn Dương như Nhâm Tý Quý,Sửu Cấn Dần ...v...v

Chào bạn minhthong09,

24 sơn căn bản chẳng qua 12 chi và cửu cung. Các tổ sư phong thủy củng chỉ dùng có 12 chi. Huyền không lấy 9 cung là căn bản nên bỏ vào 12 chi thì 4 thổ lại dư ra, nên lấp thêm 8 can. Sau khi lấp 8 can vào thì 4 duy lại thiếu một, nên phải dùng tứ duy quái.

Vậy xin hỏi bạn, khi lấp 8 can vào, tại sao có chổ thì có hai can, chổ thì không có một can??? Như vậy có căn bằng hay không?

Nếu lấy theo Nhâm Tý Quý, Bính Ngọ Đinh, thì các trục bắc nam phải là Nhâm Bính chứ, vì Nhâm khởi đầu mà. Nhưng VinhL thì chưa thấy sách phong thủy nào nói tới trục Nhâm Bính.

Cải thì cải cho vui, thôi chứ ai tin gì thì tùy ý, tùy hỉ mà, mọi người tự có chủ ý:-)))

athienloc
29-07-11, 21:13
Chào huynh Athienloc,
Cái statement này của huynh thì VinhL không đồng ý rồi.
Con người phải hòa cùng thiên và địa. Không hòa với địa tức làm ô nhiểm môi sinh, sớm muộn sẻ bị huỷ diệt. Cái lý chỉ hoà với Thiên thì củng toi, vì con người và vạn vật sống trên mặt đất mà, phải nương theo địa hình để mà sống, để mà tránh phong ba bảo táp của thiên đó. Vì vậy mà có cái môn phong thủy nè.
Cổ nhân nói Thiên Địa Nhân Hòa, là ý nói cả 3 đều hòa mà:-)))
Nương theo thiên địa mà sống thì mới là cái chân lý chứ.

Vì vậy mỗi cung phân 3, đồng âm hay đồng dương củng không có gì trái luật Thiên Địa Nhân hòa:-)))

Vậy phải tìm hiểu chữ hòa từ ngữ nữa rồi, chữ hòa ở đây chỉ có ý nói đứng chung với nhau thôi (cùng kết hợp một cung, cùng âm hay cùng dương). Trong một hướng vẫn có thiên địa nhân hòa chung.

Còn nếu nói Thiên Địa Nhân hòa ở đây là nói về Thiên Thời - Địa Lợi - Nhân Hòa.

Thiên Thời: là Thời tiết. Thời tiết thì có bốn mùa ứng với tứ tượng trong ngũ hành. Thời tiết đa dạng, có những yếu tố thuận lợi và không thuận lợi cho con người.

Địa Lợi: là Địa thế có lợi. Địa thế có lợi cho sự sống là Địa thế có thể khắc phục và phát huy những yếu tố không thuận lợi và thuận lợi của Thời tiết.

Nhân Hoà: là Con người tồn tại hòa đồng, giao hoà, sống chung với thiên nhiên. Trong không gian Địa Lợi ứng với Thiên Thời theo học thuyết ngũ hành thì đó là không gian cho Nhân Hoà.

Không biết có ý kiến nào khác ?

Hi hi từ ngữ mà đồng âm, đồng từ nhưng lại ý diễn tả khác tí tí.

hoatham
29-07-11, 23:41
"Nương theo thiên địa mà sống thì mới là cái chân lý chứ."
câu này anh VinhL nói rất hay!:6k3:

minhthong09
30-07-11, 05:23
Chào Các Bạn

Chào Bạn VinhL

24 Sơn tuy bắt nguồn từ 12 chi nhưng lại tuỳ thuộc vào Bát Quẻ và mỗi quẻ lai có 3 hào nên vô hình dung mới có 24 Sơn với ký hiệu Địa Chi, Thiên Can và Bát Quẻ xen kẽ vào nhau.
Ký hiệu chẳng qua lả mọi người đều thống nhất để thông tin.

Chảo Bạn Nam Phong

Nhân đây xin Bạn Nam Phong giải thích thêm " Kiền Khôn sinh lục tử không thể luận Âm Dương của 24 Sơn"

VinhL
31-07-11, 15:19
Ý mới đọc bài của huynh Mommom, sao bây giờ đâu mất tiêu rồi nhỉ???
:3239:

mommom
31-07-11, 22:54
Chào các bạn. Xin được góp chút ý kiến nhỏ.
Theo thiển ý, 24 sơn là sự bố trí dựa trên Hậu thiên Bát quái, cho nên thật ra 24 sơn là bàn không phải là tinh.
Bàn hàm quái, tinh hàm khí, nên không thể lấy tinh để suy đoán Âm Dương cho bàn. Ví như cái tách trà (bàn quái) và nước trà (tinh khí) vậy.

Vì 24 sơn là bàn, nên trọng phương. Lấy tứ chính, tứ duy làm căn để. Lấy cơ ngẫu để suy thuận nghịch.
Phân tam nguyên long, nhưng tính toán dựa trên Thiên nguyên long làm gốc, vì Thiên sinh Địa dưỡng.

Dụng là tại Hậu thiên, nhưng lý là nằm tại Tiên thiên.
Ly, Khảm, Chấn, Đoài là tứ chính, thuộc cơ số, thuận theo Tiên thiên mà nghịch theo Hậu thiên. Nên Ngọ, Tý, Mão, Dậu là các sơn tàng Âm.
Tốn, Càn, Cấn, Khôn là tứ duy, thuộc ngẫu số, nghịch theo Tiên thiên mà thuận theo Hậu thiên. Nên Tốn, Càn, Cấn, Khôn là các sơn tàng Dương.
Thế nên, nói chung, Âm Dương tại 24 sơn chẳng qua giúp chúng ta dễ suy đoán sự vận hành của các khí sinh tại đây. Đây có lẽ là cơ sở để Phi tinh tính toán kiêm được hay không kiêm được.

Hậu thiên Bát quái lấy thuận làm sinh, nghịch làm biến.
Nên Ngọ, Đinh tàng Âm thì Bính tàng Dương. Ở cung đối, Tý, Quý tàng Âm thì Nhâm tàng Dương.
Kế tiếp, nếu Tốn, Tỵ tàng Dương thì Thìn tàng Âm. Ở cung đối, Càn, Hợi tàng Dương thì Tuất tàng Âm.

Các cung khác cũng tương tự như vậy.
Đôi lời mạo muội, có gì sai sót mong các bạn chỉ dẫn.
Thân

hoatham
03-08-11, 13:26
Âm dương trên 24 sơn của phi tinh là từ đâu ?
Kính anh Lypm! anh phải "chốt" vụ này đi chứ?:797:

lypm
04-08-11, 03:05
Chưa có kết quả gì cả anh HoaTham, cao nhân vẫn chưa dám ra mặt .... :106:

hoatham
04-08-11, 04:41
Thiện tai thiện tai:549:

VinhL
04-08-11, 21:49
Cao nhân ơi cao nhân, mong ngài xuất hiện để giải quyết vấn đề này đi.
VinhL đã ba lần gọt chân, tự cảm thấy giầy củng vừa dặn rồi, mà các huynh cao thủ cứ nói là chưa vừa, tiếp tục mà gọt nữa thì hỏng còn cái gót chân để mà hành tẩu, chẩu tới chẩu lui à, xui ngược la cà đàm đạo với mấy Sir phong thủy gia, Huyền Không Phi Tinh, Lục Pháp Tám Vận, Tam Nguyên Cửu Vận, Huyền Không Đại Quái, Tam Hợp Loan Đầu Hình Khí, Thần Sát Huyền Môn, Vô Thường, Trung Châu, Liên Thành Vươnng Đình Thẩm Gia, Tưởng Thị Chương Đàm, Hoàng Dương Tằng Lai, Bát Trạch Kỳ Môn, Thái Ất Lục Nhâm, Ngũ Vận Lục Khí, Hoàng Đế Nội Ngoại Kinh, Linh Quy Bát Pháp, Tố Nử Mật Kinh, Kamasutra, Decameron, vv.................. (Chết nguy tai, hụt hơi tẩu hỏa nhập vai nói lộn, xin thứ lỗi, mai mốt đính chính sau:-))))

Khẩn cầu cao nhân.

trinhvan
04-08-11, 23:53
Nhiều khi đây có thể là "công thức" dùng để ánh xạ của phép huyên không phi tinh, được tìm thấy qua trải nghiêm thực tế hàng ngàn năm, và 24 sơn là 24 tham số thay vì được đành số từ 1 đến 24, thì người ta gán cho nó 12 địa chi, 8 thiên can, 4 quái hậu thiên, nhằm tăng cái huyền không lên 1 tí mà thôi.

Rất mong các bác nếm đá thật mạnh vào để bửa sau em đở nói bậy:20:

Chúc vui vẻ.

lypm
05-08-11, 01:35
VinhL: Anh có nghĩ nếu lấy tý quý sửu thay vì lấy nhâm tý quý thì phải thay đổi các hệ thống liên quan khác không ? :1f02:

VinhL
05-08-11, 09:03
Chào Huynh Lypm,
Đâu có ai bắt huynh thay đổi tất cả hệ thống đâu chứ?
Định Âm Dương thì từ Tý-Quý-Sửu, dụng thì Nhâm-Tý-Quý làm phương hướng. Trục địa cầu bị nghiên, nên la bàn thì chỉ về hướng cực của từ trường. Nếu lấy tinh sao để định hướng thì dĩ nhiên có sự sai biệt với phương hướng của La Bàn.
Huyền Không thì căn cứ vào cửu tinh của chòm Thất Tinh, cho nên phải có sự sê dịch cung khi ứng dụng vào phong thủy.

Định Âm Dương từ Tý-Quý-Sửu là theo trục trái đất, dùng phương hướng theo tinh sao trên trời là Nhâm-Tý-Quý, hoàn toàn hợp lý!!!

Mình củng bắt chước huynh Trinhvan thích sưu tầm đá quý, nên
xin mời chư huynh ném đá thẳng tay, càng nhiều càng tốt, nhớ là dùng đá quý nha. Hehehehe

athienloc
05-08-11, 17:08
Chào Huynh Lypm,
Đâu có ai bắt huynh thay đổi tất cả hệ thống đâu chứ?
Định Âm Dương thì từ Tý-Quý-Sửu, dụng thì Nhâm-Tý-Quý làm phương hướng. Trục địa cầu bị nghiên, nên la bàn thì chỉ về hướng cực của từ trường. Nếu lấy tinh sao để định hướng thì dĩ nhiên có sự sai biệt với phương hướng của La Bàn.
Huyền Không thì căn cứ vào cửu tinh của chòm Thất Tinh, cho nên phải có sự sê dịch cung khi ứng dụng vào phong thủy.

Định Âm Dương từ Tý-Quý-Sửu là theo trục trái đất, dùng phương hướng theo tinh sao trên trời là Nhâm-Tý-Quý, hoàn toàn hợp lý!!!

Mình củng bắt chước huynh Trinhvan thích sưu tầm đá quý, nên
xin mời chư huynh ném đá thẳng tay, càng nhiều càng tốt, nhớ là dùng đá quý nha. Hehehehe

Việc định theo sao hướng làm chuẩn, vậy vị trí người quan sát có chuẩn không ?. Địa lý địa cầu mõi nơi mõi khác, khi ta quan sát một vật nhìn thẳng vào nó sẽ chuẩn hơn là nhìn phản chiếu, chẳng hạng nhìn sao mà định phương hướng có thật chính xác hơn phương bắc thật được chia theo địa lý địa cầu.

athienloc
06-08-11, 16:35
Việc định âm dương trên 24 sơn, lên quan đến việc định địa lý phong thủy, chính là việc xác định cực bắc làm chuẩn. Vậy giữa cực bắc thật ( cực chia theo địa lý địa cầu ) và cực bắc từ ( định theo cực từ trường bằng la bàn ). Xem địa lý phong thủy nếu so sánh 2 cực bắc này thì cái cực bắc nào chuẩn hơn ?.

Nếu dùng cực bắc từ ( được tạo ra bởi sự chuyển động nội tại của địa cầu mà tạo ra từ trường có cực bắc nam ), ta dùng la bàn định cực từ này để làm chuẩn phân kim trong phong thủy. Mà từ thì phân bố trên địa cầu không đồng điều nhau, tức là tại điểm đo chỉ bắc từ có chuẩn không ? ( Chính là quan sát cực bắc từ rồi chiếu lên địa cầu, phải qua trung gian ).

Nếu dùng bắc thật làm chuẩn cho việc xem phong thủy, cũng đồng nghĩa đã định địa lý trực tiếp nới cần quan sát, không phải quan sát qua sự phản chiếu ( hay ánh xạ của nó ).

Nay Câu hỏi này được bàn lại dù biết rằng trước đây các bạn có đề cặp mà chưa thống nhất về cái chuẩn và chính xác của nó.

VinhL
06-08-11, 16:57
Chào Huynh Athienloc,
Theo VinhL nghỉ thì cả hai đều cần. Long Thủy do từ khí, và các lực của các hành tinh ảnh hương đến địa cầu mà tạo ra sự đi, ngừng, đứng, lặng. Việc này thì phải dùng La Bàn.
Xem xét sự ảnh hưởng của các tinh sao xa hơn, phi tinh, nhị thập bát tú, vv... thì dùng cực bắc thật (Bắc Thần).

Thật ra ruột trái đất là sắt lõng, nên khi bị quay tạo ra Magnetic Field. Theo thiên văn học thì có hành tinh không có Magnetic Field bỡi vì cái ruột đã nguội cứng, vậy dùng La Bàn đâu có được? Vậy thì phải dùng sao để định hướng rồi!!!

Dùng cả hai thì ăn chắc, hahahaha.

Xin mời ném đá (Oh I love Rocks, Rock Me Baby!!!)

trinhvan
08-08-11, 16:08
Cực từ của trái đất đang di chuyển về phía syberia 40 dặm/năm. do đó từ trường trái đất sẽ đảo chiều trong thời gian không xa. Vì vậy dựa vào từ trường là hết linh rồi:0401:

Chúc vui vẻ.

lypm
09-08-11, 02:29
Đâu có chuyện gì khó, thì dùng mặt trời hoặc bắc cực để xem hướng . Làm một cái Nhật Ảnh La Kinh là dùng được rồi

hoatham
09-08-11, 05:02
Lòng vòng hoài...chắc Cao nhân sợ mất điểm không giáng lâm. Thôi thì Bác lypm "Chốt Hạ" đi.:1f02:

VinhL
09-08-11, 06:13
Cực từ của trái đất đang di chuyển về phía syberia 40 dặm/năm. do đó từ trường trái đất sẽ đảo chiều trong thời gian không xa. Vì vậy dựa vào từ trường là hết linh rồi:0401:

Chúc vui vẻ.

Cực trường thay đổi thì kim chỉ nam củng xê dịch. Nếu thật từ trường là một yếu tố quan trọng trong phong thủy, thì mấy thầy Fengshui mới có nhiều việc làm đấy. Chắc củng vì lẻ này mà mấy anh Hoàng Đế chọn đất phong thủy bậc đế vương tưởng đâu đời đời con cháu hưởng phú quý, ai nhè lâu lâu ông trời chuyển dịch cái cực trường làm cho con cháu nhà đế ta xuống làm lê dân, khahahah.
Nếu như vậy thì mấy anh Đế nhà ta phải xây cái mộ, tự biết chuyển hướng xê dịch theo La bàn là xong:-)))

Như vậy thì mấy thầy Fengshui lại có thêm hợp đồng dài hạn rồi đấy.
Mỗi 3-5 năm phải xem lại. Có thể nói với gia chủ như vầy nè:
Cái cực la bàn lâu lâu nó bị dời chổ, nên mỗi vài năm tui phải đến xem lại mới chắc ăn, làm ơn ký vào tờ hợp đồng vài hạn này. Khahahah.

Chuyện này hoàng toàn hợp lý thôi các huynh, đâu có gì cố định mãi mãi đâu chớ.

lypm
10-08-11, 11:04
Ngày xưa mấy thầy phong thủy đều biết nhìn mặt trời và bắc cực hay bắc đẩu để xem hướng không phải chỉ dựa vào la bàn đâu

athienloc
10-08-11, 18:45
Nếu thầy phong thủy đều biết nhìn mặt trời và bắc cực hay bắc đẩu để xem hướng, đều này cần kinh nghiệm, cần nghiệm chứng, theo khả năng từng thầy. Gì sáu tháng này mặt trời ngã bên nam, sáu tháng sau mặt trời ngã bên bắc. Còn đối với nam bán cầu mặt trời ngã về phương bắc, nếu dùng bắc đẩu định hướng bắc thì nam bán cầu làm gì thấy được bắc đẩu. Chắc phải dùng nam đẩu thôi. Hi Hi

NhấtLụcTamBát
12-08-11, 18:01
Xin chào mọi người.
Xin hỏi một cái, mọi người có biết người xưa dùng cây sào cắm xuống đất để làm gì không vậy?.

lypm
12-08-11, 18:44
Việc xem hướng theo mặt trời, bắc cực, thậm chí 28 tú là do sự hiểu biết về thiên văn, không hiểu thiên văn thì cho dù có kinh nghiệm cùng mình cũng chẳng biết . Cho nên người xưa dùng "kham dư" để chỉ thầy phong thủy . Xem hướng theo mặt trời không có phân biệt nam hay bắc, đứng bất cứ nơi nào trên trái đất cũng xem được .

Việc cấm xào chỉ là cơ bản trong việc coi giờ, xem hướng phứt tạp hơn nhiều

VinhL
24-10-11, 08:16
Chào các bạn
Cái mục Âm dương trên 24 sơn của Phi Tinh này nguội lạnh và hoang tàng quá, nay VinhL xin khơi lại chút ngọn nửa hồng, mà thêm một lần nửa thử giải thích nó rỏ ngọn cành gốc rể.

Trước hết xin nói đến thuyết Chi tàng Can, theo quyển Tam Nguyên Ai Tinh Kinh Điển “Dịch Cổ Hàm Kỳ” Cổ Bản,
http://img600.imageshack.us/img600/9664/ngumaunguky.jpg
Ngũ Mậu Dương:
Càn Hợi Nhâm, Cấn Dần Giáp, Tốn Tỵ Bính, Khôn Thân Canh:
Ngũ Kỷ Âm:
Tý Quý Sửu, Mão Ất Thìn, Ngọ Đinh Mùi, Dậu Tân Tuất:

Tại sao lại có Ngũ Mậu Dương và Ngũ Kỷ Âm???

Sau khi nghiên cứu điều tra các sách mới biết được nó lại liên quan đến Nguyên Lý Chi Tàng Can.

Nguyên lý của Chi Tàng Can chính là căn cứ vào vòng Trường Sinh của Ngũ Hành.
Nguyên Lý như sau:
1) Hai vị Trường Sinh và Lâm Quan tàng Dương Can vì Ngũ Hành ở vị trí hữu lực.
2) Vượng Suy Mộ tàng Âm Can vì Ngũ Hành bắt đầu suy yếu, thối vị.
3) Dương Thổ: Dần Thân Tỵ Hợi đều là Sinh địa nên tàng Mậu Thổ, cùng với Thìn Tuất (bản thân nó là Mậu Thổ)
4) Âm Thổ: Tý Ngọ Mão Dậu đều là Tử địa nên tàng Kỷ Thổ, cùng với Sửu Mùi (bản thân nó là Kỷ Thổ)
Nay xin liệt diễn vòng Ngũ hành trên 12 chi:
-------Mộc--------- Hỏa---------- Kim---------- Thủy------------ Thổ
-------Giáp,Ất----- Bính, Đinh--- Canh, Tân---- Nhâm, Quý------- Mậu, Kỷ
------------------------------------------------------------------------
Tý --- Dục--------- Thai--------- Tử----------- Vượng, Quý------ Kỷ----- : Quý, Kỷ
Sửu -- Đới--------- Dưỡng-------- Mộ, Tân------ Suy, Quý-------- Kỷ----- : Tân Quý Kỷ
Dần -- Lộc, Giáp--- Sinh, Bính--- Tuyệt-------- Bệnh------------ Mậu---- : Giáp Bính Mậu
Mão -- Vượng, Ất--- Dục---------- Thai--------- Tử-------------- Kỷ----- : Ất Kỷ
Thìn - Suy, Ất----- Đới---------- Dường-------- Mộ, Quý--------- Mậu---- : Ất Quý Mậu
Tỵ --- Bệnh-------- Lộc, Bính---- Sinh, Canh -- Tuyệt----------- Mậu---- : Bính Canh Mậu
Ngọ -- Tử---------- Vượng, Đinh-- Dục --------- Thai------------ Kỷ----- : Đinh Kỷ
Mùi -- Mộ, Ất------ Suy, Đinh---- Đới---------- Dưỡng----------- Kỷ----- : Ất Đinh Kỷ
Thân - Tuyệt------- Bệnh--------- Lộc, Canh---- Sinh, Nhâm------ Mậu---- : Canh Nhâm Mậu
Dậu –- Thai-------- Tử----------- Vượng, Tân--- Dục------------- Kỷ----- : Tân Kỷ
Tuất - Dưỡng------- Mộ, Đinh----- Suy, Tân----- Đới------------- Mậu---- : Đinh Tân Mậu
Hợi--- Sinh Giáp--- Tuyệt-------- Bệnh--------- Lộc, Nhâm------- Mậu---- : Giáp Nhâm Mậu

Theo bản trên ta thấy:
Tý tàng Quý Kỷ
Sửu tàng Tân Quý Kỷ
Dần tàng Giáp Bính Mậu
Mão tàng Ất Kỷ
Thìn tàng Ất Quý Mậu
Tỵ tàng Bính Canh Mậu
Ngọ tàng Đinh Kỷ
Mùi tàng Ất Đinh Kỷ
Thân tàng Canh Nhâm Mậu
Dậu tàng Tân Kỷ
Tuất tàng Đinh Tân Mậu
Hợi tàng Giáp Nhâm Mậu.

Vì vậy
6 Mậu Dương là
Dần Thìn Tỵ Thân Tuất Hợi.
6 Kỷ Âm là
Tý Sửu Mão Ngọ Mùi Dậu.

Nếu ta sắp xếp lại sẻ thấy như sau:
Mậu Dương: Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất (Tứ Duy đều là Dương)
Kỷ Âm: Tý Ngọ Mão Dậu, Sũu Mùi (Tứ Chính đều là Âm).

Tra xét lại với bản Chi Tàng Can của thuyết Tử Bình, ta thấy 3 Kỷ bị loại bỏ ở chi Tý, Mão, và Dậu. Do nguyên nhân gì? Dấu nghề chăng, tam sao thất bản chăng?

Thanh Nang Tự viết:
先天罗经十二支,後天再用干与维,
Tiên Thiên La Kinh 12 chi, hậu thiên tái dụng Can cùng Duy
八干四维辅支位,子母公孙同此推;
Bát Can tứ Duy phụ Chi vị, Tử Mẩu Công Tôn đồng thử thôi;

Qua Bốc Phệ (Bốc Phệ Chính Tông), ta biết 12 Chi và 10 Can ký vào Cửu Cung như sau:

12 chi ký Cửu cung (Hậu Thiên Bát Quái):
Tý Khãm, Sửu Dần Cấn, Mão Chấn, Thìn Tỵ Tốn, Ngọ Ly, Mùi Thân Khôn, Dậu Đoài, Tuất Hợi Càn.
Đây chính là Tiên Thiên La Kinh 12 Chi

Hậu Thiên tái dụng Can cùng Duy
10 Can ký Cửu Cung (Hậu Thiên Bát Quái và Hà Đồ Ngũ Hành)
Giáp Ất Chấn Mộc, Bính Đinh Ly Hỏa, Mậu Kỷ Trung Thổ, Canh Tân Đoài Kim, Nhâm Quý Khãm Thũy.
Tại sao sách lại nói Tái Dụng, bỡi vì Can là Ngũ Hành số của Hà Đồ, có trước Hậu Thiên, Duy là bốn gốc của Hậu Thiên Bát Quái, nay tái dụng để phụ vào 12 Chi.
Vậy trước hết ta lập 12 địa chi vào Cửu cung, sau đó ghép 8 Can vào:
Khãm: Nhâm Tý Quý
Cấn: Sửu Dần
Chấn: GiápMão Ất
Tốn: Thìn Tỵ
Ly: Bính Ngọ Đinh
Khôn: Mùi Thân
Đoài: Canh Dậu Tân
Càn: Tuất Hợi
Tý Ngọ Mão Dậu là Tứ chính, tứ duy là Cấn Tốn Khôn Càn điền vào ở 4 cung tứ duy.
Cấn: Sửu Cấn Dần
Tốn: Thìn Tốn Tỵ
Khôn: Mùi Khôn Thân
Càn: Tuất Càn Hợi.

Như vậy ta có 24 sơn như sau:
Khãm: Nhâm Tý Quý
Cấn: Sữu Cấn Dần
Chấn: Giáp Mão Ất
Tốn: Thìn Tốn Tỵ
Ly: Bính Ngọ Đinh
Khôn: Mùi Khôn Thân
Đoài: Canh Dậu Tân
Càn: Tuất Càn Hợi
Y như đồ hình này trong trang 363 của quyển Hà Lạc Tinh Uẩn
http://img195.imageshack.us/img195/8507/halactinhuanpage374.jpg

Nay liệt Can Tàng vào ta có:
Khãm: Nhâm, Tý (Quý Kỷ), Quý
Cấn: Sửu (Tân Quý Kỷ), Cấn, Dần (Giáp Bính Mậu)
Chấn: Giáp, Mão (Ất Kỷ), Ất
Tốn: Thìn (Ất Quý Mậu), Tốn, Tỵ (Bính Canh Mậu)
Ly: Bính, Ngọ (Đinh Kỷ), Đinh
Khôn: Mùi (Ất Đinh Kỷ), Khôn, Thân (Canh Nhâm Mậu)
Đoài: Canh, Dậu (Tân Kỷ), Tân
Càn: Tuất (Đinh Tân Mậu), Càn, Hợi (Giáp Nhâm Mậu)

So sánh vòng 12 địa chi và vòng Hậu Thiên Bát Quái, tên gọi tứ duy tuy có khác (chi và quái) nhưng đều là một phương vị, cho nên Dần Cấn, Tỵ Tốn, Thân Khôn, Hợi Càn, đều cùng một thể, cho nên đều tàng cùng Can.

Dương khí khởi từ Tý, Âm khí khởi từ Ngọ, cho nên lấy Tý Ngọ làm giới, nay ta liệt vòng 24 sơn khởi từ Tý
Tý (Quý Kỷ), Quý, Sửu (Tân Quý Kỷ)
Cấn (Giáp Bính Mậu), Dần (Giáp Bính Mậu), Giáp
Mão (Ất Kỷ), Ất, Thìn (Ất Quý Mậu)
Tốn (Bính Canh Mậu), Tỵ (Bính Canh Mậu), Bính
Ngọ (Đinh Kỷ), Đinh, Mùi (Ất Đinh Kỷ)
Khôn (Canh Nhâm Mậu), Thân (Canh Nhâm Mậu), Canh
Dậu (Tân Kỷ), Tân, Tuất (Đinh Tân Mậu)
Càn (Giáp Nhâm Mậu), Hợi (Giáp Nhâm Mậu), Nhâm

Ta thấy:
Tý Quý Sửu đều có Quý, nên các sơn này đều là Âm (Quý Âm Can)
Cấn Dần Giáp đều có Giáp, nên các sơn này đều là Dương (Giáp Dương Can)
Mão Ất Thìn đều có Ất, nên các sơn này đều là Âm
Tốn Tỵ Bính đều có Bính, nên các sơn này đều là Dương
Ngọ Đinh Mùi đều có Đinh, nên các sơn này đều là Âm
Khôn Thân Canh đều có Canh, nên các sơn này đều là Dương
Dậu Tân Tuất đều có Tân, nên các sơn này đều là Âm
Càn Hợi Nhâm đều có Nhâm, nên các sơn này đều là Dương.

Ta thấy Càn Hợi Nhâm, Cấn Dần Giáp, Tốn Tỵ Bính, Khôn Thân Canh đều tàng Mậu
Càn (Giáp Nhâm Mậu), Hợi (Giáp Nhâm Mậu), Nhâm
Cấn (Giáp Bính Mậu), Dần (Giáp Bính Mậu), Giáp
Tốn (Bính Canh Mậu), Tỵ (Bính Canh Mậu), Bính
Khôn (Canh Nhâm Mậu), Thân (Canh Nhâm Mậu), Canh

Tý Quý Sửu, Mão Ất Thìn, Ngọ Đinh Mùi, Dậu Tân Tuất đều tàng Kỷ
Tý (Quý Kỷ), Quý, Sửu (Tân Quý Kỷ)
Mão (Ất Kỷ), Ất, Thìn (Ất Quý Mậu)
Ngọ (Đinh Kỷ), Đinh, Mùi (Ất Đinh Kỷ)
Dậu (Tân Kỷ), Tân, Tuất (Đinh Tân Mậu)

Cho nên sách Tam Nguyên Ai Tinh Kinh Điển “Dịch Cổ Hàm Kỳ” Cổ Bản, mới nói
Ngũ Mậu Dương:
Càn Hợi Nhâm, Cấn Dần Giáp, Tốn Tỵ Bính, Khôn Thân Canh:
Ngũ Kỷ Âm:
Tý Quý Sửu, Mão Ất Thìn, Ngọ Đinh Mùi, Dậu Tân Tuất:

http://img600.imageshack.us/img600/9664/ngumaunguky.jpg

Theo VinhL nghỉ đây chính là chân lý của sự phân Âm Dương của 24 Sơn trong Huyên Không vậy!!!

dungdung
11-03-17, 15:19
Cái này anh SonThuy đã phát hiện ra và Nam Phong đã có đính chính phía dưới bài, do gõ nhầm hai chữ âm dương, đúng ra Nhâm là dương, Quý là âm. Sau khi viết bài này chừng 2 tuần, có một người lạ gửi vào email của Nam Phong một đường dẫn, thật bất ngờ đó chính là đường dẫn đến một trong những trang phong thuỷ lớn của Trung Quốc và đã có một cao thủ trên đó lý giải âm dương 24 sơn cùng một cách với NP, tức lấy Cấn Đoài trừu hào hoán tượng. Nhưng cơ sở để người đó lý giải không phải Liên sơn-Quy tàng mà lại là Âm phù kinh.
Huyền không phi tinh thật không phải là Nguỵ thuật như nhiều người khi nghiên cứu Lục pháp nói đâu, vỏ bọc hậu thiên bên ngoài nhưng hàm chứa bên trong nó nhiều tinh tuý. Đàm đại sư từng học Phi tinh, Đại quái trước khi đến với Lục pháp và cũng đã từng sai lầm viết quyển Đại huyền không lộ thấu nhưng đã can đảm nhận ra sai lầm của mình. Tiếc rằng thời gian một đời người ngắn ngủi nên Lục pháp của ông đã không thể hoàn chỉnh được.
Lúc trước Nam Phong từng có viết một bài giải thích hai câu trong Thanh nang Áo Ngữ: "Tả vi dương, Tý Quý chí Hợi Nhâm; Hữu vi âm, Ngọ Đinh chí Tị Bính" theo quan điểm của Liên Thành phái, nay mới thấy mình thật đáng trách vì cái đó là hoàn toàn sai. Nay mượn bài này để nói rõ với các bạn trên diễn đàn. Hai câu đó chính là nói về Cửu tinh trên Hà đồ, sinh thành chi số, khởi từ số Hà đồ 1 tại hậu thiên Tý thuận chuyển theo vòng chu thiên đến Hợi Nhâm của hậu thiên thì các số là 1 3 7 9, khởi từ số Hà đồ 2 tại hậu thiên Ngọ thuận chuyển theo vòng chu thiên đến Tị Bính của hậu thiên thì là các số 2 4 6 8. Ý nghĩa nó sâu sắc, một bài viết này không thể nói hết được. Áo ngữ viết Hậu thiên là nói Tiên thiên, viết Tiên thiên là nói Hậu thiên, thật vậy vì là "Áo ngữ(ẩn ngữ)" mà. Nếu cứ theo câu chữ nói hậu thiên mà tìm ở hậu thiên, nói tiên thiên mà tìm ở tiên thiên thì không bao giờ hiểu được.

anh Lypm:
Đồ hình trong bài viết trên lẽ ra Nam Phong không cần thiết đưa vào các vòng tiên thiên quái, tiên thiên số chi cho thêm phiền phức vấn đề. Chỉ cần nói về nguyên lý tứ chính an Cấn tiên thiên, tứ ngung an Đoài hậu thiên, thì khi trừu hào hoán tượng, Quý sơ hào Cấn đắc âm, Tý trung hào Cấn đắc âm, Nhâm thượng hào Cấn đắc dương, Dần sơ hào Đoài đắc dương, Cấn trung hào Đoài đắc dương, Sửu thượng hào Đoài đắc âm... thì đã đủ lý 24 sơn âm dương. Tuy nhiên để giúp các bạn tìm hiểu thêm Tiên thiên tâm pháp nên đã cố tình đưa vào 2 vòng bên trong và để rõ ràng "Khảm Ly trung khí" ở giữa tâm.

Cổ quyết viết:
"Chấn tham Tốn phụ lưỡng ngung phân,
Cấn cự môn hề Đoài phá quân.
Li kỷ trung ương vi hữu bật,
tức tri Khảm mậu lộc tồn tinh .
địa lí thủ thông sơn trạch khí ,
sơn trạch thông khí thị càn khôn .
dương tận Càn cương vi vũ khúc ,
âm giai Khôn thuận nãi văn minh ."
Quyết này có thể nói quan trọng nhất nhì trong các khẩu quyết. Vì sao Chấn lại là Tham, Tốn lại là Phụ? vì sao Càn lại là Vũ, Khôn lại là Văn?... Cửu tinh đều trong đó. Thiên quái Địa quái đều trong đó. Phụ mẫu tử tức đều trong đó, định quái lấy Chấn Tốn(nguyên vận, vượng suy hào tượng...) đi đầu, định khí(cửu tinh phi động cửu cung...) lấy Cấn Đoài đi đầu. Định Biến(thuận nghịch, thăng giáng, sinh diệt...) lấy Khảm Ly làm chủ. Càn Khôn thống quản khoá âm dương. Hiểu quyết này và Khôn Nhâm Ất quyết thì giải được hơn 1/2 Thiên Ngọc, Áo Ngữ và Bảo chiếu.
Chính vì không thể viết hết những điều này ra để tranh luận nên Nam Phong không nói rằng ai đúng ai sai mà cho rằng mọi người đều đúng hết.

chú Nam Phong có thể gợi ý cho dungdung đoạn này được không?? Tại sao Chấn lại là Tham, Tốn lại là Phụ? vì sao Càn lại là Vũ, Khôn lại là Văn?..