PDA

View Full Version : Cách cục và dụng thần là hai hay một ?



VULONG
24-07-11, 17:39
Cách cục và dụng thần là hai hay một ?

Theo như Hoàng Ðại Lục tác giả cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ đã viết:

“Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“. (Trích từ chủ đề “Luận dụng thần biến hóa“, bài dịch của toahuongquy bên tuvilyso.org).

Có nghĩa là nếu Nhật can là Ðinh mà sinh tháng Hợi thì vì Hợi mang hành Thủy khắc Nhật can Ðinh mang hành hỏa nên cách cục đầu tiên của Tứ Trụ này được gọi là Cách Chính Quan nhưng nếu trong Tứ Trụ có Mão và Mùi thì Hợi hợp với Mão và Mùi hóa Mộc mà Mộc (Ấn) là hành sinh cho Thân Hỏa nên cách cục của Tứ Trụ từ Cách Chính Quan đã trở thành Cách Chính Ấn. Một điều mới lạ là ông ta cho rằng Cách cục là gì thì dụng thần chính là hành của Cách cục đó. Cho nên với Cách cục là Chính quan thì ông ta cho rằng dụng thần là Chính quan còn Cách cục đã thay đổi từ Chính Quan thành Chính Ấn thì dụng thần của Cách Chính Ấn phải là Chính Ấn. Sự thay đổi này Hoàng Ðại Lục cho rằng dụng thần đã thay đổi (hay dụng thần đã biến hóa). Thêm một điều mới lạ nữa là khi đã xác định được Tứ Trụ là Cách cục gì tức dụng thần là gì rồi thì ông ta khẳng định nó sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời của người có Tứ Trụ đó.

Bằng chứng là ông ta đã viết tiếp:

“Đến đây, cái gì là dụng thần, cái gì là dụng thần biến hóa, ở trong bản nghĩa Tử Bình Chân Thuyên đã thể hiện không sót rồi. Chúng ta có thể xác nhận: thuyết dụng thần trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, chính là cái mà nguyệt lệnh có thể dụng và chữ định cách. Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.
Trong thư tịch mệnh lý hiện đại, cũng có luận về dụng thần biến hóa, nhưng cùng thuyết Trầm thị không dính dáng nhau. Trầm thị nói chính là nguyệt lệnh thấu can và địa chi hội hợp dẫn tới vấn đề nguyệt lệnh biến hóa, mà sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“.


Ðoạn này ông ta muốn nói đại ý là chỉ có các : “…sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“, còn các sách : “Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.“.

Có nghĩa là ông ta cho rằng theo các sách “mệng học kinh điển“ tuế vận không can dự vào Tứ Trụ để làm cho dụng thần thay đổi như các sách “mệnh lý hiện đại“ (ví dụ như phương pháp của tôi). Từ đây cho thấy cái mấu chốt, cái mới lạ là ông ta cho rằng khi đã xác định được Cách cục tức Dụng thần của Tứ Trụ rồi thì nó sẽ không bao giờ thay đổi bởi tuế vận nữa.

Nếu vậy thì theo tôi cái định nghĩa “Dụng thần biến hóa“ tức “Dụng thần biến đổi“ của ông ta thực chất chỉ là khâu xác định dụng thần chính trong Tứ Trụ mà thôi bởi vì nó có thời gian can dự vào đâu mà cho là biến hóa.

Nếu như các phương pháp của các sách mệnh lý hiện đại mà theo cách định nghĩa của ông ta thì ví dụ :
Nếu một Tứ Trụ có Nhật can thất lệnh chẳng hạn thì đầu tiên phải cho là Thân nhược nên dụng thần phải là Kiêu Ấn để sinh Thân hoặc Tỷ Kiếp để trợ Thân nhưng nếu trong Tứ Trụ có quá nhiều Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp nên Thân quá vượng thì dụng thần phải là Tài , Quan Sát hay Thực Thương chẳng hạn thì cho rằng dụng thần đã thay đổi tức “Biến Hóa“ từ Kiêu Ấn… sang Tài Quan…hay sao ?

Thật là một cái định nghĩa không lấy gì là chính xác cả.

Sau đây tôi lấy ví dụ số 1 của ông ta trong chủ đề “Luận dụng thần thành bại ứng cứu“, được dịch bởi toahuongquy bên tuvilyso.org để chứng minh xem Cách cục và Dụng thần là 2 hay 1 như sau:

Hoàng Ðại Lục đã viết:

“1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:

Quan….. thực….. nhận…...tấn

Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

Tuất………dậu…….Sửu…….thìn

Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.“.

Sau đây là bài luận của tôi:

Sơ đồ xác định các điểm vượng trong vùng tâm:
http://farm7.static.flickr.com/6015/5969398787_353fd8bdf5_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5969398787/)

Theo phương pháp của tôi, chưa cần biết Cách cục của Tứ Trụ này là gì nhưng có thể xác định chính xác dụng thần của Tứ Trụ này là Mộc, do vậy đến tuổi trung niên vào các vận Giáp Dần và Ất Mão là các vận dụng thần, chúng là 2 đại vận huy hoàng nhất cuộc đời của người này. Do vậy người này đã đại phát tài.

Còn theo phương pháp của Hoàng Ðại Lục thì cho rằng dụng thần của Tứ Trụ này là Tài (Kim) vì Tứ Trụ này có Cách Chính Tài. Vậy thì tại sao người này không phát tài ở vận Tài là Canh Tuất và Tân Hợi đi mà tới vận kỵ thần là Giáp Dần, Ất Mão mới phát ? Qua đây thì rõ ràng Kim không mang tính chất là dụng thần, vì vậy tôi có thể khẳng định mặc dù Tứ Trụ này có Cách Chính Tài nhưng dụng thần phải là Mộc chứ không phải là Kim. Cho nên Cách cục và dụng thần hoàn toàn không có gì liên quan tới nhau (tức là 2 chứ không phải là 1). Cách cục chỉ nói lên sự tốt hay xấu (tức quý hay tiện) của Tứ Trụ nhiều hay ít, còn các điều quý hay tiện này phát được hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào vận theo dụng thần được xác định theo Thân vượng hay nhược chứ không phải được xác định dựa theo Cách cục.

Nói đơn giản (hay nói một cách thô thiển) là Cách cục chỉ là tên gọi của Tứ Trụ theo một quy tắc nào đó mà thôi.

Tiếp theo chúng ta thử hỏi, theo phương pháp của ông ta thì khi đã xác định được Cách cục của Tứ Trụ rồi thì Cách cục này có bị thay đổi bởi tuế vận hay không ?

Ta lấy ngay đoạn mà ông ta đã viết được trích ở trên:

“Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“.

Nếu trong Tứ Trụ không có Mão và Mùi thì rõ ràng Tứ Trụ này vẫn là Cách Chính Quan nhưng đến tuế vận có Mão và Mùi thì dĩ nhiên tam hợp Hợi Mão Mùi đã hóa Mộc. Vậy thì Cách Chính Quan còn hay không khi Hợi đã biến thành Mộc (Ấn) ? Rõ ràng ông ta đã khẳng định ở trên là Hợi (Quan) đã biến thành Mộc (Ấn) nên thành Cách Chính Ấn rồi còn gì nữa.

Từ đây tôi có thể kết luận điều mà ông ta khẳng định là dụng thần chính là hành của Cách cục của Tứ Trụ và Cách cục tức dụng thần không bị tuế vận làm cho thay đổi như các sách mệnh lý học hiện đại nói tới là hoàn toàn sai lầm.

tuem
25-07-11, 05:26
VULONG ơi là VULONG ! Bác đọc kỹ lại đi, tuem thấy không có câu nào Hoàng Đại Lục viết "trong mệnh học kinh điển tuế vận không can dự vào tứ trụ để làm cho dụng thần thay đổi".Bác lại suy diễn theo chủ quan "có nghĩa là ông ta cho rằng..."nữa rồi. Ở ví dụ 2 trên, vận Mậu NGỌ cũng đã minh chứng là vận đã làm thay đổi dụng thần đó sao!

htruongdinh
25-07-11, 08:37
Tuế Vận làm thay đổi dụng thần. Đây là cách hiểu về dụng thần biến hóa.

VULONG
25-07-11, 09:20
VULONG ơi là VULONG ! Bác đọc kỹ lại đi, tuem thấy không có câu nào Hoàng Đại Lục viết "trong mệnh học kinh điển tuế vận không can dự vào tứ trụ để làm cho dụng thần thay đổi".Bác lại suy diễn theo chủ quan "có nghĩa là ông ta cho rằng..."nữa rồi. Ở ví dụ 2 trên, vận Mậu NGỌ cũng đã minh chứng là vận đã làm thay đổi dụng thần đó sao!

(Bằng chứng là ông ta đã viết tiếp:

“Đến đây, cái gì là dụng thần, cái gì là dụng thần biến hóa, ở trong bản nghĩa Tử Bình Chân Thuyên đã thể hiện không sót rồi. Chúng ta có thể xác nhận: thuyết dụng thần trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, chính là cái mà nguyệt lệnh có thể dụng và chữ định cách. Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.
Trong thư tịch mệnh lý hiện đại, cũng có luận về dụng thần biến hóa, nhưng cùng thuyết Trầm thị không dính dáng nhau.

a - Trầm thị nói chính là nguyệt lệnh thấu can và địa chi hội hợp dẫn tới vấn đề nguyệt lệnh biến hóa,

b - mà sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“).

OK. Tôi đã nhầm. Ðọc lại câu trên mới biết Trầm thị nói "nguyệt lệnh biến hóa " và kết hợp với ví dụ 2 này thì phải hiểu rộng ra là tuế vận có can dự vào sự biến hóa này.

1 -Nhưng ở ví dụ 2 này lệnh tháng là Dần tàng chứa Canh, Bính, Mậu mà lộ Bính (Thương) và Mậu (Tài) thì không phải là Cách Thương Quan (sinh Tài) hay sao mà ông ta cho rằng lệnh tháng phải hóa thành Thương Quan thì mới thành Cách Thương Quan (sinh Tài)? Sách nào dạy như vậy?

Sau đây chính là đoạn ông ta viết:
"Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.

Thêm như kỷ thổ nhật nguyên sinh ở thân nguyệt, vốn là thương quan cách, nhưng nếu canh kim không thấu mà thấu nhâm thủy tài tinh, thì dụng thần liền trở thành tài tinh. Đại thể những loại này, đều là hiện tượng dụng thần biến hóa."

Có nghĩa là nếu Nhật can Kỷ sinh tháng Thân thì là Thương Quan Cách, nhưng nếu Canh (Kim) không thấu mà thấu Nhâm (Thủy) là Tài tinh thì Dụng trở thành Tài tinh nghĩa là cáchh cục phải trở thành Cách Tài tinh (tức Cách Chính Tài). Rõ ràng ở đây lệnh tháng Thân có hóa thành Thủy (Tài tinh) đâu mà ông ta vẫn cho rằng là Cách Chính Tài ?

2 - Lại còn năm Giáp phát tài thì cho rằng có Tỷ Kiếp trợ giúp còn năm Ất phá tài thì cho rằng bị Tỷ Kiếp tranh đoạt tài, trong khi cách cục không thay đổi là sao (rõ ràng trong sách ông ta không nói tới cách cục đã thay đổi) ?

3 - Còn ở ví dụ 1 tôi đưa ở trên, đại vận Canh Tuất và Tân Hợi nguyệt lệnh có thay đổi đâu, vẫn là Cách Chính Tài sao người này không phát tài (rõ ràng theo định nghĩa của ông ta thì hành của cách cục chính là dụng thần) ?

4 -Còn người này phát tài ở vận Giáp Dần và Ất Mão là do Nguyệt Lệnh hay cách cục thay đổi chắc ? Tại sao ông ta không giải thích, mà lại lờ tịt đi là sao ?

Nếu ông bạn hay ai đó giải đáp được giúp tôi các câu hỏi này thì thật cám ơn vô cùng.

tuem
25-07-11, 12:15
Những câu hỏi bạn đưa ra , tuem và các bạn khác thật không khó trả lời chút nào, nhưng tui biết dù có trả lời, bác vẫn sẽ không thôi thắc mắc (tuem ko dám dùng từ "không hiểu" đối với bác). Cách hay nhất là để bác đọc kỹ rồi tự hiểu, với điều kiện là trước khi đọc bác hãy tạm quên đi qui tắc định lượng của bác,và cũng đừng chăm chú đi tìm vượng suy cho nhật can, hãy quên nó đi.

VULONG
25-07-11, 15:04
Những câu hỏi bạn đưa ra , tuem và các bạn khác thật không khó trả lời chút nào, nhưng tui biết dù có trả lời, bác vẫn sẽ không thôi thắc mắc (tuem ko dám dùng từ "không hiểu" đối với bác). Cách hay nhất là để bác đọc kỹ rồi tự hiểu, với điều kiện là trước khi đọc bác hãy tạm quên đi qui tắc định lượng của bác,và cũng đừng chăm chú đi tìm vượng suy cho nhật can, hãy quên nó đi.

Ồ... ông bạn này nói gì kỳ cục vậy, 4 câu hỏi trên của tôi có đả động gì đến Thân vượng, suy hay vượng suy của Nhật can gì đâu. Nếu không tin thì yêu cầu ông bạn chỉ cần dẫn chứng dù chỉ 1 từ thôi để chứng minh là tôi đã đả động tới những điều này (tức tới lý thuyết của tôi).

Nếu ông bạn không tìm được 1 từ nào cả thì điều đó đã chứng tỏ rằng chính ông bạn đã tự chứng minh rằng ông bạn chả hiểu gì về những gì mà tôi đã viết trong 4 câu hỏi này.

4 câu hỏi này chỉ đả động tới chính lý thuyết mà tác giả đã đưa ra mà ông bạn còn không hiểu thì làm sao tôi và mọi người có thể tin được ông bạn lại có thể đọc mà hiểu được những điều tác giả muốn nói.

G-R-E-E-N
26-07-11, 00:02
Trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ thì khái niệm "dụng thần" hoàn toàn khác với "dụng thần thủ pháp của các sách tử bình hiện tại".
trong “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ thì "dụng thần = cách cục". và dựa vào cách cục (dụng thần) thành bại cứu ứng để luận mệnh phú quý bần tiện.

VULONG
26-07-11, 01:38
Trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ thì khái niệm "dụng thần" hoàn toàn khác với "dụng thần thủ pháp của các sách tử bình hiện tại".
trong “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ thì "dụng thần = cách cục". và dựa vào cách cục (dụng thần) thành bại cứu ứng để luận mệnh phú quý bần tiện.

Nếu đúng như vậy thì dụng thần là dụng thần còn cách cục là cách cục làm sao ông ta lại có thể định nghĩa:

"Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.

Thêm như kỷ thổ nhật nguyên sinh ở thân nguyệt, vốn là thương quan cách, nhưng nếu canh kim không thấu mà thấu nhâm thủy tài tinh, thì dụng thần liền trở thành tài tinh. Đại thể những loại này, đều là hiện tượng dụng thần biến hóa. "

Rõ ràng ông ta khẳng định:

1 - "lấy dụng phải lấy chính quan cách".

2 - "dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách".

3 - "thì dụng thần liền trở thành tài tinh".


Nếu là Cách Chính Quan thì dụng thần không phải là Quan phải không ?

Nếu là Cách Chính Ấn thì dụng không phải là Chính Ấn hay sao ?

Câu "thì dụng thần liền trở thành tài tinh" mà dụng thần không phải là Tài tinh hay sao?

Nếu không đúng như vậy thì Dụng Thần thật sự của Tứ Trụ mà ông ta nói trong 3 trường hợp này là cái gì ?

tuem
26-07-11, 06:34
Bạn G-R-E-E-N à! Chính vì thế tuem mới khuyên bác ấy hãy tạm quên "định lượng" (chứ không phải là vứt bỏ vì nó là bí kiếp Giải mã tứ trụ nhiều năm tu luyện mới có )khi đọc để khỏi tẩu vì 2 luồn nội lực (định tính_định lượng) vốn nghịch nhau. Truyện Anh hùng xạ điêu có nhân vật Tây độc Âu Dương Phong với môn võ công Hàm Mô Công độc bá một trời tây vực được xếp vào hàng võ lâm ngũ bá thời ấy,thế mà vì tham lam đọc Cửu âm chân kinh của Thiếu Lâm để sở đắc thêm võ công vốn nghịch khí phái mình, liền bị tẩu hỏa nhập mà điên. Hởi ôi với Giải Mã Tứ Trụ bác ấy đủ để làm thầy một trang web rồi không khoái lắm sao...

VULONG
26-07-11, 08:01
Bạn G-R-E-E-N à! Chính vì thế tuem mới khuyên bác ấy hãy tạm quên "định lượng" (chứ không phải là vứt bỏ vì nó là bí kiếp Giải mã tứ trụ nhiều năm tu luyện mới có )khi đọc để khỏi tẩu vì 2 luồn nội lực (định tính_định lượng) vốn nghịch nhau. Truyện Anh hùng xạ điêu có nhân vật Tây độc Âu Dương Phong với môn võ công Hàm Mô Công độc bá một trời tây vực được xếp vào hàng võ lâm ngũ bá thời ấy,thế mà vì tham lam đọc Cửu âm chân kinh của Thiếu Lâm để sở đắc thêm võ công vốn nghịch khí phái mình, liền bị tẩu hỏa nhập mà điên. Hởi ôi với Giải Mã Tứ Trụ bác ấy đủ để làm thầy một trang web rồi không khoái lắm sao...

Hãy đọc đoạn sau đây sẽ biết ai muốn làm Thầy Thiên Hạ chứ cần gì làm thầy một trang web như ông bạn nói:

Hoàng Ðại Lục tác giả cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa" đã viết:

"...Lại khiến cho người ta nghĩ cũng không ra chính tà, hàng vạn hậu học nhắm mắt theo đuôi phía sau Từ lão sư phụ, không ai phát hiện bình chú của ông sớm đã xa rời nguyên văn của Trầm thị!".

Rõ ràng đoạn này ông ta phản đối cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" của Từ Lạc Ngô mà bênh vực cuốn sách của Trầm thị. Vậy thì tại sao tôi hay mọi người không được quyền phản đối cuốn sách của Trầm thị để bênh vực cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" của Từ Lạc Ngô ?

Tốt hơn hết ông bạn nên khiêm tốn mà trao đổi học thuật đi đừng có cái giọng dở ông dở thằng như vậy.

G-R-E-E-N
26-07-11, 10:14
Phương pháp định cách cục - dụng thần trong sách tử bình cổ và phương pháp dụng thần thủ pháp trong các sách hiện đại đưa ra kết quả khá giống nhau trong nhiều trường hợp.
Xin lấy ví dụ trên:
1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:
Quan….. thực….. nhận…...tấn

Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

Tuất………dậu…….Sửu…….thìn
--
Đinh sinh tháng Dậu, t.tài nắm lệnh, khí thuần nhất (dậu chỉ tàng Tân) lệnh tháng lại không hội hợp thay đổi hành (dậu sửu bán hợp kim không hóa, dẫu hóa vẫn là hành kim) do vậy cách cục - dụng thần sẽ xoay quanh tài cách. đó là
1. Tài vượng sinh Quan cách. Cách cục thành nếu Quan tinh thấu lộ và không có thực thương mạnh.
2. Tài gặp Thực sinh cách. Rất cần Tỷ Kiếp nhiều để Thực hóa Kiếp Tỷ sinh Tài.
3. Tài cách phối Ấn. Cần Ấn thụ thông căn và Tài Ấn không ngăn trở nhau (dựa vào vị trí của các trụ để xét xem tài ấn có ngăn trở nhau hay không)
Ta thấy tứ trụ trên:
- Lộ ra Nhâm quan tinh sẽ là Tài vượng sinh quan cách. Nhưng lại lộ ra Kỷ thực thần nên cách cục bị phá hoàn toàn.
- Bây giờ xét 2 cách cục Tài gặp Thực sinh hoặc Tài cách phối Ấn thì đều chưa hoàn mỹ bởi Tài gặp Thực sinh mà Tỷ Kiếp không nhiều, Tài cách phối Ấn mà Ấn thụ vô căn. do vậy chờ đến vận cách cục - dụng thần sẽ thay đổi mà trở nên thành cách.
vận Giáp Dần, Ất Mão chính là Tài cách phối Ấn thành công nhờ đó mà phát phú.
--
Theo phương pháp dụng thần thủ pháp thì Mộc là DT cũng sẽ cho kết quả như trên.

VULONG
26-07-11, 14:11
Phương pháp định cách cục - dụng thần trong sách tử bình cổ và phương pháp dụng thần thủ pháp trong các sách hiện đại đưa ra kết quả khá giống nhau trong nhiều trường hợp.
Xin lấy ví dụ trên:
1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:
Quan….. thực….. nhận…...tấn

Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

Tuất………dậu…….Sửu…….thìn
--
Đinh sinh tháng Dậu, t.tài nắm lệnh, khí thuần nhất (dậu chỉ tàng Tân) lệnh tháng lại không hội hợp thay đổi hành (dậu sửu bán hợp kim không hóa, dẫu hóa vẫn là hành kim) do vậy cách cục - dụng thần sẽ xoay quanh tài cách. đó là
1. Tài vượng sinh Quan cách. Cách cục thành nếu Quan tinh thấu lộ và không có thực thương mạnh.
2. Tài gặp Thực sinh cách. Rất cần Tỷ Kiếp nhiều để Thực hóa Kiếp Tỷ sinh Tài.
3. Tài cách phối Ấn. Cần Ấn thụ thông căn và Tài Ấn không ngăn trở nhau (dựa vào vị trí của các trụ để xét xem tài ấn có ngăn trở nhau hay không)
Ta thấy tứ trụ trên:
- Lộ ra Nhâm quan tinh sẽ là Tài vượng sinh quan cách. Nhưng lại lộ ra Kỷ thực thần nên cách cục bị phá hoàn toàn.
- Bây giờ xét 2 cách cục Tài gặp Thực sinh hoặc Tài cách phối Ấn thì đều chưa hoàn mỹ bởi Tài gặp Thực sinh mà Tỷ Kiếp không nhiều, Tài cách phối Ấn mà Ấn thụ vô căn. do vậy chờ đến vận cách cục - dụng thần sẽ thay đổi mà trở nên thành cách.
vận Giáp Dần, Ất Mão chính là Tài cách phối Ấn thành công nhờ đó mà phát phú.
--
Theo phương pháp dụng thần thủ pháp thì Mộc là DT cũng sẽ cho kết quả như trên.

G-R-E-E-N nhầm rồi. Hãy đọc lại đoạn ông ta luận:
Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.

Rõ ràng ông ta viết "Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập." có nghĩa ông ta đã khẳng định Tứ Trụ này thuộc Cách Chính Tài vì có Thực và Ấn chứ không phải ông ta khẳng định Ấn ở đây là dụng thần. Nếu suy luận như bạn thì ở đây Tài, Thực và Ấn đều có thể là dụng thần cả hay sao, đó là một điều hoàn toàn vô lý.

Bằng chứng để chứng minh qua 2 ví dụ sau:

15 - Ví dụ như nam mệnh:

Kiếp tài nhật sát

Kỷ quý mậu giáp

Dậu dậu tử dần

Dậu kim thương quan là dụng thần, có quý thủy tài tinh tiết thương quan, vốn có thể cấu thành thương quan sinh tài cách. Ai dè thời trụ thất sát tiết tài, đã không có chữ chế, lại không có chữ hợp, thất sát nằm ở trạng thái không có chế, lúc này liền phá thương quan sinh tài cách. Sát trọng không có chế, trọn đời mệnh có tổn hại. Mệnh chủ trời sinh hai chân tàn phế, không thể đứng thẳng, gia cảnh kém cỏi, cảnh ngộ có thể nghĩ mà biết.


17 - Chúng ta lại nhìn mệnh Biện soái Trương Huân:

Tài sát nhật kiếp

Giáp bính canh tân

Dần tý thân tị

Tý thủy thương quan là dụng, sinh giáp mộc tài tinh, nhưng là giáp mộc thêm sinh bính hỏa thất sát, phá thương quan sinh tài cách. Cũng may thất sát có tân kim hợp trụ, có thể cấu thành lấy kiếp hợp sát cách, mệnh võ quý. Mệnh chủ ở trong vận nam phương nhậm chức Giang Nam đề đốc, sau nhậm chức Giang Tô Tuần phủ kiêm lưỡng giang Tổng đốc, một thời cực thịnh. Và từng ở năm đinh tị mang ba nghìn quân tóc bím ủng hộ lập phế đế khôi phục ngai vàng, lãnh đạo tấn tuồng khôi hài phục hồi ngai vàng một hồi mười hai chương.

Rõ ràng ở đây đầu tiên ông ta đã xác định chính xác dụng thần của Tứ Trụ là :

1 - "Dậu kim thương quan là dụng thần" vì Dậu nắm lệnh nên đầu tiên ông ta khẳng định Tứ Trụ này thuộc cách cục Thương quan nên dụng thần là Thương quan (đoạn sau không cần xét đến).

2 - "Tý thủy thương quan là dụng" cũng vậy ông ta khẳng định vì Tý nắm lệnh là Thương Quan nên cách cục là Thương quan, vì vậy dụng thần là Thương quan (đoạn sau không cần xét đến).

Nói tóm lại cần phải hiểu rõ là ông ta muốn chứng minh trường phái của Trầm thị là lấy cách cục làm dụng thần không cần biết Thân vượng hay suy, nó ngược lại với mệnh học hiện đại là lấy hành tốt nhất để thăng bằng Tứ Trụ làm dụng thần.

G-R-E-E-N
27-07-11, 21:34
Thưa bác VuLong. 2 khái niệm "dụng thần - cách cục" trong cổ thư và "dụng thần thủ pháp" trong các sách hiện đại là hoàn toàn khác nhau.

Phương pháp định cách cục đầu tiên là xét lệnh tháng và nhật nguyên, rồi nhìn tổng thể cả tứ trụ rồi mới đưa ra cách, rồi xem thành bại cứu ứng ra sao. Nếu đã thành tài cách thì đến vận tài đương nhiên là vận tốt, nhưng nếu tài cách bị phá thì phải chờ đến vận cứu ứng mới là vận tốt.

Như trên đã phân tích, tài cách được chia làm 3 tiểu cách. Ở đây tác giả viết "Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập" chính là ám chỉ "Tài cách phối Ấn", cần phải có Tài Ấn thông căn và không hại nhau. Tứ trụ này Tài Ấn không hại nhau nhưng Ấn thì chưa thông căn, đến vận Ấn thông căn chính là thành cách nhờ vậy mà phát phú.

Gọi tài tinh là dụng nhằm ám chỉ cách cục chỉ xoay quanh tài cách, chứ không phải là vận gặp tài thì tốt.

VULONG
27-07-11, 22:17
Thưa bác VuLong. 2 khái niệm "dụng thần - cách cục" trong cổ thư và "dụng thần thủ pháp" trong các sách hiện đại là hoàn toàn khác nhau.

Phương pháp định cách cục đầu tiên là xét lệnh tháng và nhật nguyên, rồi nhìn tổng thể cả tứ trụ rồi mới đưa ra cách, rồi xem thành bại cứu ứng ra sao. Nếu đã thành tài cách thì đến vận tài đương nhiên là vận tốt, nhưng nếu tài cách bị phá thì phải chờ đến vận cứu ứng mới là vận tốt.

Như trên đã phân tích, tài cách được chia làm 3 tiểu cách. Ở đây tác giả viết "Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập" chính là ám chỉ "Tài cách phối Ấn", cần phải có Tài Ấn thông căn và không hại nhau. Tứ trụ này Tài Ấn không hại nhau nhưng Ấn thì chưa thông căn, đến vận Ấn thông căn chính là thành cách nhờ vậy mà phát phú.

Gọi tài tinh là dụng nhằm ám chỉ cách cục chỉ xoay quanh tài cách, chứ không phải là vận gặp tài thì tốt.

Vậy thì xin G-R-E-E-N cho tôi biết sách mệnh học đã định nghĩa chính xác từ "căn" như thế nào và cho biêt ở đây "căn" là cái gì ?

G-R-E-E-N
27-07-11, 23:46
Thông căn được hiểu là có gốc rễ trong các chi của tứ trụ, như Giáp thấy Hợi Mão Mùi Dần Thìn được hiểu là có gốc.
Tài cách phối Ấn nên được hiểu là Tài Ấn đều mạnh và ko hại nhau. Có thể thấy rằng trong tứ trụ trên thì Ấn tinh trong trụ còn yếu so với Tài tinh (vì tài được thực sinh) cho nên chờ đến vận Ấn tinh mạnh thì thành công.

Green đã bỏ sót mất Ất tàng trong Thìn nên viết Ấn thụ vô căn, đó là sai lầm lớn, bởi tứ trụ này đương nhiên đã thành cách nên tới vận Ấn mới thành phú ông, giả như ấn chưa thông căn thì đến vận ấn vẫn phát nhưng ko thể bằng số này.

VULONG
28-07-11, 00:17
Thông căn được hiểu là có gốc rễ trong các chi của tứ trụ, như Giáp thấy Hợi Mão Mùi Dần Thìn được hiểu là có gốc.
Tài cách phối Ấn nên được hiểu là Tài Ấn đều mạnh và ko hại nhau. Có thể thấy rằng trong tứ trụ trên thì Ấn tinh trong trụ còn yếu so với Tài tinh (vì tài được thực sinh) cho nên chờ đến vận Ấn tinh mạnh thì thành công.

Green đã bỏ sót mất Ất tàng trong Thìn nên viết Ấn thụ vô căn, đó là sai lầm lớn, bởi tứ trụ này đương nhiên đã thành cách nên tới vận Ấn mới thành phú ông, giả như ấn chưa thông căn thì đến vận ấn vẫn phát nhưng ko thể bằng số này.

Nếu đúng như bạn suy luận thì ông ta phải nói vì "Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập." nên tiền vận người này đã phát tài (vì chả nhẽ vận Thủy không sinh được cho Ấn hay sao? Hay nói chính xác thì các vận này cách cục có bị phá đâu), tới trung vận thì mới đại phát tài được bởi vì có thêm Ấn, Kiêu gì chứ, nhưng đằng này ông ta có đả động gì đến phát tài với chả Ấn Kiêu gì ở đây đâu.

G-R-E-E-N
28-07-11, 01:13
Chào bác Vulong.

Khi gặp các cách cục như Thực thần chế Sát, Thương quan đới Ấn, Tài cách phối Ấn, Sát cách gặp Nhận, Dương nhận Sát lộ... tựu chung là 2 thần đối nghịch với nhau thì cần thế lực 2 thần phải tương đương thì mới hoàn mỹ.

Giả như Thực thần chế Sát, sát đang suy mà hành vận Tài trợ Sát, thử hỏi có còn là thực thần chế sát nữa hay ko? rõ ràng gặp tài là bại cách.

Tài cách phối Ấn có thực thương thấu lộ cũng vậy, Ấn đang suy lại phùng vận quan sinh ấn cũng là bại cách, bởi lại trở thành tài sinh quan mà thương quan thấu lộ phá quan thì hỏng.

Nhìn chung phương pháp định cách cục - dụng thần khá mạnh trong việc sự thành công và mức độ thành công của mỗi tứ trụ, mỗi một cách cục - dụng thần lại đưa ra thành bại cứu ứng, các khái niệm "tương thần" - hỗ trợ cho cách cục thành công và "kị thần" - phá hoại cách cục mới tương đương với các khái niệm "dụng thần, hỉ thần, kị thần" trong các sách hiện đại. tương đương chứ ko hẳn là đồng nhất vì cách cục biến hóa thì nhiều vô kể, đôi khi 2 kị thần phối với nhau lại thành tốt.

VULONG
28-07-11, 06:30
Chào bác Vulong.

Khi gặp các cách cục như Thực thần chế Sát, Thương quan đới Ấn, Tài cách phối Ấn, Sát cách gặp Nhận, Dương nhận Sát lộ... tựu chung là 2 thần đối nghịch với nhau thì cần thế lực 2 thần phải tương đương thì mới hoàn mỹ.

Giả như Thực thần chế Sát, sát đang suy mà hành vận Tài trợ Sát, thử hỏi có còn là thực thần chế sát nữa hay ko? rõ ràng gặp tài là bại cách.

Tài cách phối Ấn có thực thương thấu lộ cũng vậy, Ấn đang suy lại phùng vận quan sinh ấn cũng là bại cách, bởi lại trở thành tài sinh quan mà thương quan thấu lộ phá quan thì hỏng.

Nhìn chung phương pháp định cách cục - dụng thần khá mạnh trong việc sự thành công và mức độ thành công của mỗi tứ trụ, mỗi một cách cục - dụng thần lại đưa ra thành bại cứu ứng, các khái niệm "tương thần" - hỗ trợ cho cách cục thành công và "kị thần" - phá hoại cách cục mới tương đương với các khái niệm "dụng thần, hỉ thần, kị thần" trong các sách hiện đại. tương đương chứ ko hẳn là đồng nhất vì cách cục biến hóa thì nhiều vô kể, đôi khi 2 kị thần phối với nhau lại thành tốt.

Rõ ràng ngay từ đầu ông ta đã viết:

“Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập.“.

Tức là Quan cách đã bị phá trở thành “Tài cách“ hay “Tài tinh phối Ấn“ như bạn nói.

Còn khi có thêm Quan tinh ở tuế vận thì bạn nói:

“Tài cách phối Ấn có thực thương thấu lộ cũng vậy, Ấn đang suy lại phùng vận quan sinh ấn cũng là bại cách, bởi lại trở thành tài sinh quan mà thương quan thấu lộ phá quan thì hỏng.“.

(Bạn hãy đọc lại định nghĩa Tài sinh Quan: “a - Nguyệt lệnh tài vượng, không có thực thương tương sinh, dù không có quan tinh cũng quý (vì tài vượng tự nó có thể sinh quan). Nếu có tỉ kiếp khắc tài, gặp quan tinh chế kiếp hộ tài, đây đều là “tài vượng sinh quan cách“, vì vậy đây không phải là Tài sinh Quan như bạn nói.)

Tức là khi có thêm Quan ở tuế vận thì bạn cho rằng nó thành “Tài sinh Quan cách“ nhưng cũng bị phá.

Vậy thì chả nhẽ nó không thành “tài phùng thực sinh cách“ hay sao (vì Nhật can Ðinh có căn tàng trong Tuất trụ năm - mục đích cũng giống như “Tài tinh phối Ấn“ là khi Tài nắm lệnh thì Nhật can cần có căn hay Ấn để Thân vượng mới có thể thắng Tài Quan mà phát tài ấy mà - cái manh phái này làm sao thoát được Thân vượng hay nhược cơ chứ)?

Có cái gì có thể phá được cánh này ? Vì ở đây như bạn nói: “Quan bị Thương quan thấu lộ phá Quan“ thì rõ ràng Quan đã bị tổn thương thì làm sao Quan có thể sinh được cho Ấn. Ấn đã suy và không được Quan sinh thì làm sao nó khắc được Thực để mà phá được cách “tài phùng thực sinh cách“ ?

Mà rõ ràng ở đây ngay từ đầu Ấn không khắc được Thực nên Thực mới phá được Quan cách.

G-R-E-E-N
28-07-11, 07:28
Chào bác Vulong.

Tài phùng thực sinh và Tài cách phối ấn là 2 cách gần giống nhau.

Tài phùng thực sinh thì Lệnh tháng/hóa khí là Tài tinh, Thực thấu lộ và Tỷ Kiếp nhiều.
Tài cách phối ấn thì Lệnh tháng/hóa khí là Tài tinh; Thực, Ấn thấu lộ và Tài Ấn không hại nhau.

cả 2 cách trên đều không nên gặp Quan tinh vì Quan tinh xuất hiện sẽ bị Thực khắc chế, do vậy vận gặp Quan tinh không phải là vận tốt.

Cách cục gọi là thành nếu như các thần tham gia vào cách cục đó phải phối hợp hữu tình phải có 1 sự thăng bằng nhất định, như tứ trụ trên thì Ấn yếu, Thương mạnh sinh Tài do vậy gặp vận Ấn mạnh sẽ là hỉ vận.

* Tựu chung thì phương pháp định cách cục nói là bỏ qua vượng nhược của nhật nguyên nhưng hầu hết khi đã thành cách thì tứ trụ sẽ có một sự thăng bằng nhất định và thông thường là nhật nguyên được cân bằng, tối thiểu là trong một số tứ trụ mẫu mà cháu đọc được thì đều nhận thấy "tương thần" để cách cục thành công thường rất gần với "dụng thần" trong cách sách hiện đại.

VULONG
28-07-11, 11:08
Chào bác Vulong.

Tài phùng thực sinh và Tài cách phối ấn là 2 cách gần giống nhau.

Tài phùng thực sinh thì Lệnh tháng/hóa khí là Tài tinh, Thực thấu lộ và Tỷ Kiếp nhiều.
Tài cách phối ấn thì Lệnh tháng/hóa khí là Tài tinh; Thực, Ấn thấu lộ và Tài Ấn không hại nhau.

cả 2 cách trên đều không nên gặp Quan tinh vì Quan tinh xuất hiện sẽ bị Thực khắc chế, do vậy vận gặp Quan tinh không phải là vận tốt.

Cách cục gọi là thành nếu như các thần tham gia vào cách cục đó phải phối hợp hữu tình phải có 1 sự thăng bằng nhất định, như tứ trụ trên thì Ấn yếu, Thương mạnh sinh Tài do vậy gặp vận Ấn mạnh sẽ là hỉ vận.

* Tựu chung thì phương pháp định cách cục nói là bỏ qua vượng nhược của nhật nguyên nhưng hầu hết khi đã thành cách thì tứ trụ sẽ có một sự thăng bằng nhất định và thông thường là nhật nguyên được cân bằng, tối thiểu là trong một số tứ trụ mẫu mà cháu đọc được thì đều nhận thấy "tương thần" để cách cục thành công thường rất gần với "dụng thần" trong cách sách hiện đại.

Ðoạn trên G-R-E-E-N đã sử dụng lý thuyết của trường phái nào ?

Ở đây là chúng ta đang tranh luận xem trường phái Dụng Thần là Cách cục của Trầm thị mà Hoàng Ðại Lục đang muốn chứng minh là đúng hay sai. Vì vậy tốt nhất chúng ta chỉ sử dụng chính lý thuyết của ông ta để chứng minh lý thuyết của ông ta là sai hay đúng mà thôi.

Sau đây là một vài định nghĩa của ông ta (trích chủ đề "luận dụng thần thành bại ứng cứu" của toahuongquy bên tuvilyso.org):

"1 - Chính quan cách. Cách này phải có tài tinh cùng ấn tinh tương hổ phối hợp, hơn nữa tài cùng ấn còn phải không ngăn trở lẫn nhau, quan tinh cũng không gặp hình xung phá hại.

2 - Tài cách. Cách này chia làm ba tiểu cách:

Một là tài vượng sinh quan cách; hai là tài phùng thực sinh cách; tam là tài cách phối ấn.

a - Nguyệt lệnh tài vượng, không có thực thương tương sinh, dù không có quan tinh cũng quý (vì tài vượng tự nó có thể sinh quan). Nếu có tỉ kiếp khắc tài, gặp quan tinh chế kiếp hộ tài, đây đều là tài vượng sinh quan cách.".

b - Nguyệt lệnh tài vượng, có thực thương tương sinh, thì hỉ nhật nguyên hữu căn hoặc mang tỉ, thì thành tài phùng thực sinh cách.

c - Nguyệt lệnh tài vượng, có thực thương tương sinh, và có ấn tinh phù thân, hơn nữa tài ấn không ngăn trở lẫn nhau, thì thành tài cách phối ấn.".


Câu a - Rõ ràng Tứ Trụ này không phải là "Tài vượng sinh Quan cách" vì có "Thực Thương tương sinh".

Câu b - "Tài phùng Thực sinh cách" có thể thỏa mãn với Tứ Trụ này bởi vì có "Nhật nguyên hữu căn" tức Nhật nguyên Ðinh có căn là Ðinh tàng trong Tuất trụ năm, với điều kiện Ấn không chế được Thực. Thì rõ ràng Ấn không chế được Thực nên ông ta mới cho rằng có Thực chế Quan, vì vậy Quan cách bị phá ngay từ đầu rồi.

Câu c - "Tài cách phối Ấn" là đúng nhất với Tứ Trụ này. Nhưng ở đây ông ta chỉ nói một điểm là "có Ấn phù Thân" chứ không hề nói tới nó cần phải vượng hay nhược gì cả.

Tiếp:

"5 - Thất sát cách. Trầm thị ở đây chi nói một câu : "Thân cường thất sát gặp chế, sát cách thành dã". Nhưng một chữ "chế" này lại bao hàm ba ý tứ. Một là sát gặp ấn hóa; hai là sát gặp thực chế; ba là sát gặp kiếp hợp.
a - Thất sát đương lệnh, có ấn tinh hóa sát sinh thân, tức là sát gặp ấn hóa, cùng sát ấn tương sinh cách đồng luận.
b - Thất sát đương lệnh, không có ấn mà có thực thương chế sát, tức là sát phùng thực chế, cách thành sát yêu thực chế.
c - Thất sát đương lệnh, không có ấn hóa hoặc thực chế, chỉ có kiếp nhận hợp sát, cách thành sát phùng kiếp hợp, cũng gọi dương nhận hợp sát cách."

Rõ ràng ở đây Trầm thị đã nói "Thân Cường" vậy mà ông ta khuyên mọi người:

"Chú ý, nói cách cục chính là nói tổ hợp bát tự, nói kết cấu mệnh thức, chớ nên nhấn mạnh điều kiện thân cường thân nhược. Vì thân cường cũng tốt, thân nhược cũng tốt, chỉ cần bát tự tổ hợp tốt, cách chính cục thanh, như vậy mệnh chủ sẽ phát phúc. Trái lại, cho dù là thân cường tài quan vượng, chỉ cần tổ hợp bát tự khó coi, cách phá cục tổn, thường không có mệnh tốt."

Vì không nhấn mạnh Thân cường Thân nhược nên ông ta mới không thể giải thích được tại sao vào vận Giáp Dần và Ất Mão người này lại đại phát tài còn các vận trước thì người này lại không phát tài trong khi cách cục không thay đổi.

Cũng như ông ta không biết khả năng tranh đoạt tài của Tỷ Kiếp nên năm Giáp phát tài thì ông ta cho rằng có Tỷ Kiếp trợ Thân còn ngay năm sau là Ất phá tài thì ông ta cho rằng do Tỷ Kiếp tranh đoạt tài với Thân trong khi ông ta có dám nói là do cách cục thay đổi đâu. Rõ ràng ông ta đã sử dụng Tuyệt Chiêu "Gọt chân cho vừa giày " còn gì nữa. Ðiều này đủ để chứng minh cái lý thuyết Dụng thần là Cách cục của ông ta chả có giá trị gì cả.

Cái mà chúng ta học được ở đây là cách xác định cách cục, còn sự Quý hay Tiện (tốt hay xấu) của nó có phát được nhiều hay ít thì phải dựa vào các vận hỷ dụng được xác định qua Thân vượng hay nhược. Mà cách xác định cách cục đã được cụ Thiệu Vĩ Hoa trình bầy trong sách của cụ còn chi tiết và dễ hiểu hơn nhiều so với trình bầy ở đây.

G-R-E-E-N
28-07-11, 17:25
"Chú ý, nói cách cục chính là nói tổ hợp bát tự, nói kết cấu mệnh thức, chớ nên nhấn mạnh điều kiện thân cường thân nhược. Vì thân cường cũng tốt, thân nhược cũng tốt, chỉ cần bát tự tổ hợp tốt, cách chính cục thanh, như vậy mệnh chủ sẽ phát phúc. Trái lại, cho dù là thân cường tài quan vượng, chỉ cần tổ hợp bát tự khó coi, cách phá cục tổn, thường không có mệnh tốt."

đoạn này rất hay vì chỉ ra được ưu điểm của pp định cách cục - dụng thần.
trước hết là pp này khác với dụng thần thủ pháp hiện đại. Thứ nữa là pp này ko phải là gọt chân cho vừa giày mà nó thể hiện được cái lý biến hóa

Với mệnh trên, vận Canh Tuất là vận thiếu thời, nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh vào vận trung niên chính là 2 vận thành công nhất, như vậy đã thấy được pp này đoán mệnh hợp lý.

G-R-E-E-N
28-07-11, 18:03
Cũng như ông ta không biết khả năng tranh đoạt tài của Tỷ Kiếp nên năm Giáp phát tài thì ông ta cho rằng có Tỷ Kiếp trợ Thân còn ngay năm sau là Ất phá tài thì ông ta cho rằng do Tỷ Kiếp tranh đoạt tài với Thân trong khi ông ta có dám nói là do cách cục thay đổi đâu. Rõ ràng ông ta đã sử dụng Tuyệt Chiêu "Gọt chân cho vừa giày " còn gì nữa. Ðiều này đủ để chứng minh cái lý thuyết Dụng thần là Cách cục của ông ta chả có giá trị gì cả.

Phải chăng bác VuLong đang nhắc đến tứ trụ:

Chúng ta lại xem mệnh người thứ hai, một nam mệnh là:

Tài kiếp nhật thương
Mậu giáp ất bính
Tuất dần sửu tý
Đại vận: ất mão bính thìn đinh tị mậu ngọ kỷ mùi

Ất mộc sinh ở dần nguyệt, lộ ra bính hỏa thương quan ở thời can, địa chi có tuất không có ngọ, nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài, nhưng sự thật lại không phải như thế.
Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên. Sau này ở năm mậu dần, kỷ mão lại phất lên dữ dội một vài khoản tiền. Tại sao mệnh chủ phải đến tài đại vận mậu ngọ mới xảy ra xoay chuyển? Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không thể đủ hợp hóa thành hỏa, chỉ có tới vận mậu ngọ, có chữ ngọ, mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa, khiến nguyên mệnh cục nguyệt kiếp cách biến thành thực thương cách, như vậy mới có thể làm cho mệnh chủ phất lên như sấm

Nguồn: http://tuvilyso.org/forum/index.php?/topic/2617-luan-dung-than-bien-hoa/
Copyright © TuViLySo.org
-----

Trước tiên là xét vận Mậu Ngọ lúc này tác giả nhận định Dần Ngọ Tuất tam hợp hóa hỏa nên luận là Thương quan sinh tài cách.
Các năm phát tài là Giáp Tuất, Mậu Dần, Kỷ Mão đều là những năm tương phối hợp lý nên phát tài.
Riêng có năm Ất hợi là phá tài. Tác giả luận là Tỷ kiên tranh Tài nên mất tài. Ý này thì Green cũng không thông hiểu.
Xin đưa ra ý kiến chủ quan: Năm Ất Mão hình thành tam hội Hợi Tý Sửu, không hóa nhưng cũng làm cho Thủy khí mạnh lên, lại thêm Ất khiến cách cục bị thiên lệch nên không tốt.
Không rõ với bác VuLong luận theo pp hiện đại thì vì sao năm Ất Hợi phá tài?

Tinh thần nghiên cứu tứ trụ của Green như sau: nếu xét thấy những ưu điểm của phương pháp thì nên đào sâu nghiên cứu phân tích, không nên dựa vào một số điểm mơ hồ mà kết luận là phương pháp phá sản hoàn toàn. Vì thứ nhất: liệu chúng ta đã hiểu được cái ý tàng ẩn của tác giả, thứ hai là những bí chiêu tác giả không truyền thụ mà cứ khơi ra để chúng ta tranh luận. Cuối cùng, phương pháp đó đã có những thành công nhất định không thể không thừa nhận

VULONG
28-07-11, 18:23
"Chú ý, nói cách cục chính là nói tổ hợp bát tự, nói kết cấu mệnh thức, chớ nên nhấn mạnh điều kiện thân cường thân nhược. Vì thân cường cũng tốt, thân nhược cũng tốt, chỉ cần bát tự tổ hợp tốt, cách chính cục thanh, như vậy mệnh chủ sẽ phát phúc. Trái lại, cho dù là thân cường tài quan vượng, chỉ cần tổ hợp bát tự khó coi, cách phá cục tổn, thường không có mệnh tốt."

đoạn này rất hay vì chỉ ra được ưu điểm của pp định cách cục - dụng thần.
trước hết là pp này khác với dụng thần thủ pháp hiện đại. Thứ nữa là pp này ko phải là gọt chân cho vừa giày mà nó thể hiện được cái lý biến hóa.

Với mệnh trên, vận Canh Tuất là vận thiếu thời, nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh vào vận trung niên chính là 2 vận thành công nhất, như vậy đã thấy được pp này đoán mệnh hợp lý.

Nguyên văn bài luận của ông ta:

"Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.“.

Làm gì có nội dung:
"Với mệnh trên, vận Canh Tuất là vận thiếu thời, nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp."

"chủ sĩ lộ không thông" tức thủa thiếu thời học hành (sĩ) thì ngu dốt thì mới gọi là "không thông" chứ, thì sao lại cho rằng "nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp", học ngu dốt mà cho là đẹp à ? Chắc là "cái lý biến hóa" mà bạn học được là từ "học ngu dốt" biến thành "học giỏì" chắc ? Cho nên bạn đã đi đến kết luận "như vậy đã thấy được pp này đoán mệnh hợp lý" phải không ?

Nếu G-R-E-E-N là chính tác giả thì sự bổ xung, thay đổi này cũng không có giá trị khi tranh luận, huống hồ bạn lại còn tự ý sửa đổi cả nội dung lý thuyết của ông ta.

Như lý thuyết ông ta đã viết:
a - Nguyệt lệnh tài vượng, không có thực thương tương sinh, dù không có quan tinh cũng quý (vì tài vượng tự nó có thể sinh quan). Nếu có tỉ kiếp khắc tài, gặp quan tinh chế kiếp hộ tài, đây đều là tài vượng sinh quan cách.".
b - Nguyệt lệnh tài vượng, có thực thương tương sinh, thì hỉ nhật nguyên hữu căn hoặc mang tỉ, thì thành tài phùng thực sinh cách."

Vậy mà G-R-E-E-N lại sửa thành:
"1. Tài vượng sinh Quan cách. Cách cục thành nếu Quan tinh thấu lộ và không có thực thương mạnh.
2. Tài gặp Thực sinh cách. Rất cần Tỷ Kiếp nhiều để Thực hóa Kiếp Tỷ sinh Tài."

Làm gì có "không có thực thương mạnh." với lại "Tỷ Kiếp nhiều..." ở đây.

Cho nên yêu cầu G-R-E-E-N hãy nghiêm túc khi tranh luận không nên có những trò lừa bịp mọi người như vậy.

kimcuong
29-07-11, 03:23
Theo tôi thì bàn luận với lý thuyết của nhiều trường phái trong một quan điểm là không thể tránh sự phức tạp và đúng hay sai thì không thể nào quyết đoán chỉ trên 1 lá số làm thí dụ mẫu. Khi thảo luận thì sự trình bày có thể vấp phải một nhầm lẫn gì đó, chứ "lừa bịp" thì quả là chữ này hơi nặng đấy bác vulong! (TanLen73 ấn nút cám ơn, không lẽ bạn lại tin rằng có việc "lừa bịp" lẫn nhau thật sự à? Hy vọng là tôi lầm.)

Tôi tin chắc là G-R-E-E-N và tất cả các bạn ở đây chẳng bao giờ nghĩ đến việc "lừa bịp" ai làm gì khi bàn luận về các môn này, vì thực tế là nó không mang lại một tư lợi nhỏ nhoi nào cả.

Vài dòng góp ý với nhận xét của bác như thế.

VULONG
29-07-11, 04:05
Theo tôi thì bàn luận với lý thuyết của nhiều trường phái trong một quan điểm là không thể tránh sự phức tạp và đúng hay sai thì không thể nào quyết đoán chỉ trên 1 lá số làm thí dụ mẫu. Khi thảo luận thì sự trình bày có thể vấp phải một nhầm lẫn gì đó, chứ "lừa bịp" thì quả là chữ này hơi nặng đấy bác vulong! (TanLen73 ấn nút cám ơn, không lẽ bạn lại tin rằng có việc "lừa bịp" lẫn nhau thật sự à? Hy vọng là tôi lầm.)

Tôi tin chắc là G-R-E-E-N và tất cả các bạn ở đây chẳng bao giờ nghĩ đến việc "lừa bịp" ai làm gì khi bàn luận về các môn này, vì thực tế là nó không mang lại một tư lợi nhỏ nhoi nào cả.

Vài dòng góp ý với nhận xét của bác như thế.

Rõ ràng ở đây đang tranh luận xem lý thuyết "Dung thần là Cách cục" của Trầm thị mà Hoàng Ðại Lục đang muốn chứng minh là đúng hay sai, vậy mà G-R-E-E-N lại cố tình thay đổi nội dung lý thuyết của ông ta mà không nói rõ vì sao, mặc dù tôi đã hỏi : "Ðoạn trên G-R-E-E-N đã sử dụng lý thuyết của trường phái nào ?", nhưng có thấy G-R-E-E-N trả lời đâu. Ðiều này không phải là "Lập lờ đánh lận con đen" tức không phải là "lừa bịp" hay sao ?

Cũng như suốt từ đầu tranh luận tới giờ G-R-E-E-N luôn luôn dùng Tuyệt chiêu "Gọt chân cho vừa Giầy" để bảo vệ lý thuyết của Hoàng Ðại Lục là đúng nhưng đều bị tôi vạch trần không thể cãi được còn gì nữa.

Nếu còn ai có thể chứng minh những điều tôi luận ở trên là sai thì cứ tự nhiên...Xin Mời, tôi xin cám ơn trước.

(Tất nhiên là tôi thấy không cần thiết khi phải đưa ra đây tất cả các ví dụ của ông ta xem đúng sai là bao nhiêu %, mặc dù tôi đã nghiên cứu tất cả các ví dụ của ông ta mà toahuongquy đã dịch.)

G-R-E-E-N
29-07-11, 06:03
Lúc trưa Green đã ghé qua topic nhưng bận quá không viết bài trả lời được. Nay xin tiếp tục.

"chủ sĩ lộ không thông" tức thủa thiếu thời học hành (sĩ) thì ngu dốt thì mới gọi là "không thông" chứ, thì sao lại cho rằng "nên hiểu là thủa thiếu thời tốt đẹp", học ngu dốt mà cho là đẹp à ?
Thủa thiếu thời tốt đẹp đâu phải chỉ riêng học hành tốt mới là tốt đẹp? Như tác giả đã viết “sĩ lộ không thông” tức học hành kém cỏi, như vậy càng chứng tỏ cách cục vốn không phải tài vượng sinh quan.
Còn vấn đề tuổi ấu thơ thế nào thì tác giả không có nói, và bác VuLong có nêu ra vận Canh Tuất thì như thế nào, Green liền vận dụng kiến thức và phân tích: tuổi ấu thơ tốt đẹp, bởi Green thấy cách cục thành công nên luận vậy, giả như học không tốt nhưng sinh ra đúng lúc cha mẹ đang ăn nên làm ra, được cưng chiều hết ý thì có được coi là tốt đẹp không?
Mà tuổi ấu thơ gặp được cách cục thành công thì mọi người chỉ luận là tốt đẹp chứ làm sao phát tài thăng quan cho được?


Vậy mà G-R-E-E-N lại sửa thành:
"1. Tài vượng sinh Quan cách. Cách cục thành nếu Quan tinh thấu lộ và không có thực thương mạnh.
2. Tài gặp Thực sinh cách. Rất cần Tỷ Kiếp nhiều để Thực hóa Kiếp Tỷ sinh Tài."
Làm gì có "không có thực thương mạnh." với lại "Tỷ Kiếp nhiều..." ở đây.
Học dịch lý đâu phải word by word, Green nhận thức được đến đâu thì viết ra ý hiểu đến đó vì Green không muốn copy paste mà muốn viết ra những điểm mà Green thấy tác giả ngầm nói tới nhưng ko chỉ rõ ra hoặc những điểm nên nhấn mạnh, nhìn chung cũng khá sát với quan điểm của tác giả, hơn nữa tác giả cũng có nói cách cục thì nhiều vô kể tức người học phải nghiên cứu cả cái lý biến hóa và đừng có quá cứng nhắc. Xin phân tích cụ thể:

Theo như nguyên văn: tài vượng sinh quan: Nguyệt lệnh tài vượng, không có thực thương tương sinh, dù không có quan tinh cũng quý (vì tài vượng tự nó có thể sinh quan).

Thứ nhất, tác giả viết dù không có quan tinh cũng quý, giả như có quan tinh thấu lộ thì càng tốt đẹp chứ sao.
Thứ hai, không có thực thương. Chúng ta nên hiểu nếu như Thực Thương thông căn thì sẽ phá Quan tinh làm Tài vượng sinh quan cách bại, giả như thực thương hư phù (không có gốc, thất lệnh, bị khắc chế, … đại thể là Thực thương yếu) thì Quan cách vẫn thành, nhưng Thực thương nằm đó vẫn là bệnh thần, nếu gặp vận làm thực thương mạnh lên thì đó chính là tai họa đã tới. Nếu chúng ta cứ cứng nhắc tứ trụ có 1 điểm thực thương thì ko thể thành Tài vượng sinh quan cách thì sẽ có lúc ta bất lực trước một vài lá số khi sử dụng phương pháp định cách cục. bởi thế Green mới viết Thực thương yếu, đâu phải bịp bợm ai

Theo như nguyên văn: Nguyệt lệnh tài vượng, có thực thương tương sinh, thì hỉ nhật nguyên hữu căn hoặc mang tỉ, thì thành tài phùng thực sinh cách.
Chúng ta nên hiểu: Tài phùng thực sinh cách lẽ dĩ nhiên cần thực mạnh hoặc tỷ kiếp nhiều để thực hóa tỷ kiếp sinh tài, nên Green mới nhấn mạnh: rất cần tỷ kiếp nhiều cũng đâu phải quay ngoắt 180 độ.

Green xin chân thành cảm ơn cô k.cuong đã có lời ủng hộ - không phải là ủng hộ Green viết đúng mà ủng hộ về việc thừa nhận Green và mọi người nghiên cứu với tinh thần học hỏi trao đổi chứ không có lừa bịp người khác

Quan điểm của Green từ trước tới nay vẫn là những gì hợp lý thì đều ủng hộ, những gì chưa cảm thấy hợp lý thì từ từ xem xét. Bởi thế khi tranh luận Green chỉ muốn vấn đề được giải quyết rõ ràng chứ không mong cầu thắng, vì vậy nên Green sẵn sàng trao đổi trong khuôn khổ thời gian cho phép, không muốn bỏ dở giữa chừng

VULONG
29-07-11, 13:39
Giả sử bây giờ có một cao thủ đầy uy tín mà chứng minh được người này xuất thân trong một gia đình nghèo khổ chẳng hạn thì G-R-E-E-N luôn luôn được mọi người công nhận là "tranh luận Nghiêm Túc vì học thuật không vì Cầu Thắng" sẽ đưa ra lý luận đại loại : mặc dù người này tuổi thơ học ngu dốt, gia đình nghèo khổ nhưng vẫn tốt đẹp vì nó còn hơn hẳn nhiều đứa không cha không mẹ đang ở ở dưới gầm cầu ấy mà....

Còn tôi thì ngược lại là đã tranh cãi thì phải cố sống cố chết cãi cho bằng thắng thì thôi nhưng lần này đành phải thú nhận là thua Cháy Túi rồi.....

G-R-E-E-N
29-07-11, 15:44
Green vừa nhìn lại thì phát hiện thấy có sai lầm:
1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:

Quan….. thực….. nhận…..ấn

Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

Tuất………dậu…….Sửu…….thìn
--
Như trên tác giả đã xác định là Tài cách phối Ấn
căn cứ vào tứ trụ thì Green xác định Ấn là tương thần. Vận Canh Tuất thì cách cục ngày càng thiên lệch chứ ko có hoàn mỹ một tý nào, kết luận tốt đẹp là sai lầm rồi, đó là sai lầm chủ quan từ phía Green, ko phải do tác giả.

---
Green xin tổng kết lại một chút:
Như tiêu đề đã viết: cách cục và dụng thần là hai hay một? muốn trả lời thì phải đặt vào quan điểm của từng trường phái
+ Nếu theo trường phái dụng thần thủ pháp với các phương pháp phù ức, điều hậu, thông quan, ... thì dụng thần chính là thần làm cho mệnh cục thăng bằng, kị thần là thần phá vỡ sự thăng bằng đó
+ Nếu theo trường phái cách cục - dụng thần: dụng thần chính là hạt nhân của cách, như "tài gặp thực sinh" thì gọi luôn dụng thần là tài, và dựa vào đó để tìm ra tương thần- hỗ trợ cách thành công, và kị thần - phá cách.
cũng xin nói thêm là: với phương pháp này, luận dụng thần - biến hóa thì thông thường là biến hóa ngay trong tứ trụ rồi, hành vận chỉ hỗ trợ cho cách cục thêm hoàn mỹ mà phát phúc. rất hiếm trường hợp đến vận thì dụng thần biến hóa, đó thường là những trường hợp rất khó, nếu ko có lời luận mẫu thì Green cũng ko dám tự luận.
--
Nếu bác VuLong muốn chứng minh phương pháp định cách cục - dụng thần là không hợp lý, xin mời bác tiếp tục.

TanLen73
29-07-11, 19:28
Chào cô Kimcuong
Tất nhiên là em cám ơn vì cả hai người cho em được hiểu biết thêm tức là về nội dung bài luận. (em đã cám ơn cả hai).
Kính mến cô
Chào anh VuLong:
Cám ơn anh vì các bài tranh luận, anh đã phân tích rất rõ ràng, rành mạch.
Đúng là Green đã luận ra ngoài ý của anh, nhưng chúng ta cũng nên dùng lời lẽ mềm mỏng một chút.
Kính mến anh
Chào Green:
Cám ơn Green có lời lẽ tế nhị trong tranh luận, tuy nhiên ngoài việc luận theo chủ đề bạn cũng nên nêu rõ đây là ý của bạn hiểu. Vì rằng ai đọc sách cũng đều có cách hiểu của mình và tác giả nào viết sách cũng đều nói câu khi thông luận cần biến hóa không thể cứng nhắc. Sự biến hóa đó chính là của bạn đọc, không phải của tác giả.
Thân mến.

kimcuong
29-07-11, 21:33
Chào tanlen73, tôi cũng có thấy điều đó, chỉ góp ý với bạn một chút vì toàn bài viết đôi khi không chỉ là nội dung bàn luận lý thuyết gì đấy, vấn đề hơi bị nhạy cảm thế thôi, ta tránh được điều gì không phải thì nên tránh.