PDA

View Full Version : Có Thể Cải Số được không ?



vuivui
24-01-12, 20:48
Chào diễn đàn cùng toàn thể hội viên của diễn đàn Huyền không lý số !
Nhân dịp đầu xuân, khai bút là cái việc của người làm bút, cũng là cái cơ hội của người đi học và được đi học. Âu cũng là để đi tìm cái may mắn về kiến thức, là tìm một chỗ tâm sự cho tâm hồn thư thái, tỉnh táo cùng với hơi ấm của tình người. Tôi xin viết gửi tặng các bạn một bài, là một bài có nội dung trăn trở của bao người làm lý số, những người quan tâm tới vận mệnh của mình, cũng mang hơi thở của tranh luận học thuật trường kỳ. Số lý và Lý số có ý nghĩa gì cho cuộc đời mỗi con người ?
Đó cũng là câu hỏi, biết được số mạng, thì có ý nghĩa gì ?
Mỗi con người, khi được sinh ra. Bắt đầu từ khi cất tiếng khóc chào đời, "đồng hồ" bắt đầu chạy. Mỗi thời khắc trôi qua, các biến cố cứ theo nhau "mà đến" với người. Phải chăng, thời gian cứ trôi, biến cố cứ đến. Biến cố dù tốt, dù xấu, cho dù ở dạng gì, việc nó đến với ta, liệu ta có thể lựa chọn được chăng ?
Cái gọi là mệnh lý, cũng có nhiều quan điểm. Cho rằng vận mệnh an bài, con người ta chẳng thể tự chủ. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, vận mệnh của ta, nằm trong tay ta. Do ta làm chủ. Tranh luận trải hàng bao nhiêu năm, bao nhiêu đời, chẳng thể ngã ngũ. Giải quyết vấn đề phải trên cả hai phương diện. Lý và thực tiễn. Đối với mệnh lý, quan trọng nhất, xuất phát lại không phải từ thực tiễn mà là từ Lý. Tại sao vậy ? Bởi vì cuộc đời thực của mỗi con người, khi chưa xảy ra, nếu không có mệnh lý (không nói tới những cái gọi là giác quan thứ sáu, ...), chúng ta có thể nói là "chẳng biết gì". Xảy ra tới đâu, thì biết tới đó. Như thế, mọi sự trở nên phức tạp khi chúng ta có cái gọi là mệnh lý. Mệnh lý, dù nói thế nào đi nữa, cũng chỉ là để "tiên tri" cho cuộc đời con người. Tiên tri số phận của ta. Một khi biến cố đã xảy ra, tốt thì hoan hỉ, xấu thì đau buồn cũng đều nói, đó là số phận !
Theo đó, khi nói mệnh lý, ta nói rằng, mệnh lý đã tiên tri, số phận ta sẽ thế này, hoặc thế kia !!! Thế tức là, khi có biến cố xảy ra ở vào cái vận trình mà mệnh lý tiên tri đó. Ta có cái thực tiễn để mà đối chứng. Đúng thì ta nói, số phận đã an bài. Không ứng đúng, ta nói, mệnh lý tiên tri Sai !
Thường thì người ta chỉ hiểu đến đó là hết. Đúng thì nói là mệnh lý đúng, còn được dùng, còn được tin tưởng. Rủi mà sai, thì xổ toẹt, chẳng có giá trị gì, vứt nó vào sọt rác. Rồi cứ thế thành thói quen, thành quan niệm cố hữu, đã là số mệnh thì chẳng thể cải đổi, thượng đế đã an bài !!! Có biết đâu, khi ta quan niệm như thế, chính ta đã vô tình đồng nhất cái gọi là mệnh lý bất kể cái lý của mệnh đó đúng hay là sai, là cứ phải đúng cái đã. Và khi đã đúng, thì cái mà mệnh lý nói tới, chính là cái số mệnh đã được an bài bởi thượng đế rồi. Và do đó, chúng ta, không thể có khả năng nào cải đổi được nó.
Nhưng, như mọi cái Lý khác, như lý của vật mà ta có cái gọi là Vật lý, rồi Lý của hóa học, cũng thành lập nên cái môn Hóa học, Lý của toán thì ta có toán học , Lý của triết thì ta có môn triết học, ... Giải một bài toán, giải đúng, ra được đáp số, nhưng khi đem vào thực tiễn lại cũng có thể cho ta nhiều đáp số của cùng một bài toán, chứ cái gọi là đáp số đúng tuyệt đối, thì đã lùi vào dĩ vãng rồi. Ngày nay chúng ta đều biết rõ nghiệm của bài toán có rất nhiều thực tiễn đối ứng với nó. Mỗi nghiệm ứng đúng một thực tế – hay thực nghiệm – đều có sự gia giảm của những điều kiện mà ta gọi là điều kiện phụ, bổ sung, hoặc do chính bản thân tính đa nghiệm, tính hỗn độn, tính xác xuất của hiện tượng, của vấn đề. Đối với khoa học, chúng ta xem xét vấn đề trên phương diện lý thuyết, và đã tìm ra được rằng, cái Lý không có sai. Nhưng sự không ứng đúng theo cách một – một đó có bản chất của tự nhiên, chứ không phải là do chúng ta có một cái khoa học sai. Khi ta có những bổ sung nhất định, thì thực nghiệm chứng minh được cái Lý của khoa học đó sẽ đúng !!!
Nhưng mệnh lý khá bị bất công. Khi không ứng đúng một cách một – một thì lập tức nó bị sổ toẹt. Chỉ để rồi trong bối cảnh nào đó, trong những may mắn nhất định, thì cái tiên tri cho người này, lại ứng đúng đối với người khác – có cùng một lá số. Vậy thì, ta chẳng thể bảo được rằng, mệnh lý đã sai !!! Cũng có nghĩa là chúng ta đã đi tới một sự xác tín rằng, mệnh lý có thể có nhiều nghiệm !!!
Nói như thế, không có nghĩa ta đã vội cho đây là sự chứng minh về khả năng cải được số mạng của ta. Mà ở đây, chỉ đơn thuần là chứng minh sự không đối ứng một – một giữa lý và số, hay nói cách khác là không có sự đối ứng một – một giữa mệnh lý và cuộc đời, hay số phận.
Một cách nhìn khác, tuy rất sơ sài, và không thể hiện được bản chất của vấn đề là sự so sánh giữa số người trên trái đất với số lượng lá số khả dĩ. Nhưng theo cách nhìn này, chúng ta dễ đồng ý với nhau rằng, một lá số có nhiều cuộc đời. Nhưng để thấy rõ bản chất mệnh lý và cuộc đời không ứng một – một thì chúng ta phải xét theo hướng lý luận trên. Nhưng chúng ta cũng không nên đem đồng nhất bản chất hỗn độn của tự nhiên, tính bất định của hạt trong vật lý với tính nhiều nghiệm của mệnh lý. Mà tính nhiều nghiệm của mệnh lý nó có bản chất từ thực tiễn. Có nghĩa là đã có sự "gắn số phận" của mỗi người vào mệnh lý, chứ không phải là từ mệnh lý áp vào số mệnh mỗi con người.
Đây chính là cơ sở của phép giải số theo lý mệnh chủ. Rằng phải có những biến cố cụ thể ứng với mỗi người, gắn vào mệnh lý của họ, rồi ta mới có được một sự đối ứng một – một giữa mệnh lý và cuộc đời. Ngày xưa, tiền nhân ta cũng có những phép giải số như vậy, trên cơ sở nhìn hình tướng mà xem số. Nhưng rõ ràng bản thân phép hình tướng cũng đa nghiệm, chứ đâu có ứng một – một giữa hình tướng của một người với cuộc đời của họ. Nó chỉ là sự chính xác hơn so với phép giải số chung chung như ta đã biết mà thôi.
Bây giờ chúng ta đi đến xét bản chất của việc cải số. Hay nói cách khác là trả lời câu hỏi, biết số thì có ý nghĩa gì ?
(còn tiếp)
Thân ái.

htruongdinh
24-01-12, 21:40
Chào vuivui, chủ đề này hay, nên HTD ngại xen ngang vào. Tuy nhiên, HTD cũng muốn nghiệm lý việc cải số một chút. Khi nào vuivui đồng ý thì HTD sẽ đưa lá số vào đây.

Một mệnh lý có nhiều nghiệm. Nếu dùng phép giải số theo lý mệnh chủ, mỗi cuộc đời có một mệnh chủ. Khi mệnh chủ biến hóa, có phải là trường hợp cải số ?

MinhDuc
25-01-12, 08:22
Vận gặp Thiên Không, Hóa kỵ... người biết số thì chọn con đường nghiên cứu huyền học, tu tĩnh thân tâm, học hành --> thu được sở đắc. Người không biết số thì vẫn cứ tưởng mình vẫn thông minh hơn người (Thiên không luôn đi kèm Thiếu dương - chủ thông minh hơn người) nên vẫn lao đầu vào tranh đua --> kết quả thua thiệt hoàn không (hạn gặp Thiên không)...

Cho nên lý số là có, nhưng chọn lựa cách cư xử ở mỗi chúng ta... người không hiểu lẽ trời đất vạn vật thì khi gặp vận xấu có thể bế tắt, kêu gào... ngươi hiểu lẽ thịnh suy thì biêt an nhiên thủ phận chờ thời cơ... hãy khoan nói đến những cách cao siêu khác thì đó là một trong những cách cải số đơn giản nhất.

Ví dụ khác: Một người xem số tử vi thấy hay ba lăng nhăng (Tử vi gặp Tham), cung Thê gặp chính tinh hãm & Địa kiếp suốt ngày bị vợ hành hạ, nhưng có cung Nô tốt gặp Lộc tồn... vậy ta khuyên anh này nên lấy vợ hai, nên chọn người đã có 1 đời chồng rồi và nên để họ tự chọn mình... thay vì phải chịu thiệt thòi... như vậy cũng có phải là cãi số hay không.

Ví dụ khác: nhiều trường hợp nghiệm lý Phong thủy thấy 2 người cùng một lá số cả hai đều bị bệnh nặng, nhưng một người thì mất mạng, người kia thì qua được... xem Phong thủy thì người chết có giường nằm hoặc cửa vào nhà gặp các sao suy tử, lại phạm thêm Tam sát hoặc Thái tuế, khi đến trúng giờ nhiều cái cực xấu trùng phùng nên chết. Người kia thì nhờ xem phong thủy nên nghe lời ông thầy sửa cửa nhà, và vị trí đặt giường nằm đắc được các sao vượng khí nên qua được...

Theo em biết cãi số nó đơn giản thế thôi, còn lý luận quá cao siêu như bác Vui Vui thì đành chịu...

vuivui
26-01-12, 00:27
Vận gặp Thiên Không, Hóa kỵ... người biết số thì chọn con đường nghiên cứu huyền học, tu tĩnh thân tâm, học hành --> thu được sở đắc. Người không biết số thì vẫn cứ tưởng mình vẫn thông minh hơn người (Thiên không luôn đi kèm Thiếu dương - chủ thông minh hơn người) nên vẫn lao đầu vào tranh đua --> kết quả thua thiệt hoàn không (hạn gặp Thiên không)...
Tôi trích đoạn này làm ví dụ. Chẳng hạn, khi gặp vận thiên không, người biết số, nghĩ rằng có thể chuyên tâm học hành, tu tập, .... để mà "cải số". Nghĩ rằng chẳng có gì cản trở cái ý muốn của ta. Ta muốn thì ta làm, ai bắt, ai cấm được.
Thế nhưng thực tế, có người vào hạn thiên không, nói rằng sợ buôn bán, sợ làm ăn, vì sẽ phá sản, sợ cứ làm rồi lại hỏng, đổ vỡ. Thế nhưng nếu không làm, lấy gì mà ăn, lấy gì nuôi gia đình ? Không đi làm ư, ai nuôi mình đây. Rơi vào tình trạng, không muốn cũng phải làm, biết là thất bại, cũng vẫn phải lao vào. Tính sao đây ? Có người sẽ bảo, thế mới là số, biết rồi mà vẫn phải chịu. Chứ mà cứ nói thôi, phương án nào mà chả có, trí tuệ cao thì nghĩ ra được nhiều thứ, nói là để giải, để cải số. Vậy mà chẳng được vậy !!!
Thân ái.

vuivui
26-01-12, 00:29
Ở bài trên, tôi có viết một đoạn, rằng
Chỉ để rồi trong bối cảnh nào đó, trong những may mắn nhất định, thì cái tiên tri cho người này, lại ứng đúng đối với người khác – có cùng một lá số. Vậy thì, ta chẳng thể bảo được rằng, mệnh lý đã sai !!!
Có thể sẽ có người nói rằng, nói như thế, nhưng đã có ai để kiểm chứng. Cho dù tôi có nói, tôi đã kiểm chứng rồi, thì có bao nhiêu người kiểm chứng, do đó cũng không thể mang tính khoa học được. Bởi muốn khoa học, thì sự kiểm chứng phải mang tính phổ biến. Một mình anh nói, ai tin ?!
Có thể trả lời vấn đề trên bằng một chứng cứ phổ biến như sau: Khi xét lá số của một người gặp tai nạn đã mất – hoặc bị thương mang tật chẳng hạn. Với một lá số cụ thể, khi ta giải đoán bằng cách nghiệm lý, ta thấy, ừ đúng, với những thể hiện như thế, như thế trên lá số thì việc xảy ra tai nạn ứng đúng. Ta yên trí ta đã giải đúng. Nhưng cũng lá số đó, người ta cũng có thể giải ra rằng, ở vào vận trình đó, người có lá số đó không hẳn sẽ gặp tai nạn. Và câu trả lời rất rõ ràng, có rất nhiều người mang cùng lá số đó, không lẽ vào thời điểm đó, toàn bộ những người đó đều gặp tai nạn ? Thực tế, đương nhiên là không !!! và chính khẳng định thực tế này là tương đương với câu nói trên của tôi.
Rồi người ta lại giải thích, sở di nhiều người khác có cùng lá số không bị tai nạn là vì ... nào là phong thủy, nào là phúc đức tổ tông, v. v. ... đủ thứ cái nào là .... Nhưng lại rất rõ là khi nghiệm lý, chẳng có ai lấy những cái đó, đưa vào giải đoán để rút ra kết luận là chỉ có người tai nạn mới ứng đúng mà thôi, còn người khác tuy có chung lá số, nhưng không ứng ?!
Rõ ràng với cách giải đoán, cách nghiệm lý như thế vốn đã không chặt chẽ, phi logic, không khoa học tý nào. Nhưng người ta lại cứ hay coi như là đúng rồi, để bác cái mà người ta muốn bác một cách chủ quan.
Quay trở lại vấn đề. Chúng ta đều dễ chấp nhận một điều, xem như đó là quan niệm phổ biến. Xem con người, như một chủ thể, sinh tồn trong thiên nhiên, nói rộng ra là trong vũ trụ. Như một thể hiện cụ thể đó là Tam Tài thiên – địa – nhân. Trong đó quan hệ qua lại trong tam tài, phần được coi là chủ động là chiều quan hệ từ nhân ra thiên địa, phần còn lại xem ra nhân là bị động. Cái phần bị động và cái phần chủ động tác động qua lại lẫn nhau. Nghiêng về phần nào, người ta xem xét và thấy đó là chủ yếu. Nếu phần chủ động thắng thế, người ta nói rằng, con người làm chủ thiên nhiên, vận mạng của ta, nằm trong tay ta. Nghiêng về bị động, người ta thấy rằng cứ như cuộc đời ta, ý muốn của ta, tham vọng của ta hình như không phải là do ta định đoạt. Cái phần quyết định đó, nhường lại cho thiên nhiên, nằm "ở tận nơi nào đó, xa xăm trong vũ trụ", nên nói hai chữ càn – khôn không chỉ nói đến bề rộng của chiều kích, mà còn nói đến bề sâu của tâm linh, của uy lực thiên nhiên mà sức người thì nhỏ bé, bó tay phó mặc vận mạng của mình cho Chúa Trời vậy.
Con người trong vũ trụ, tương tác với vũ trụ như "đi trong môi trường thiên nhiên, vũ trụ càn khôn (nói theo đông phương học thì đó là cả thiên nhiên và xã hội). Với người thấy mình thật bé nhỏ với thiên nhiên thì số phận là một cái gì đó bất khả cưỡng. Với người thấy sức mạnh của con người, thấy được vai trò của trí tuê, ... thì thấy thiên nhiên là cái gì đó có thể điều hành, tác động cải biến, do đó mà thấy số phận của ta phải do ta làm chủ. Hai loại người này mỗi bên đều tự động đi về phía hai cực đối lập nhau, đều rơi vào vị thế của sự cực đoan.
Thực tế lại chẳng như thế, theo quan điểm dịch học thì cũng đã rõ, mọi sự cực đoan đều bất cập. Nhưng nói thì dễ, quả thật để tránh khỏi cực đoan thật là khó, ngay như khoa học cũng thường rơi vào tư duy siêu hình, quan niệm siêu hình. Theo đó mà nhìn thế giới siêu hình – khoa học phương tây thời cận đại là một minh chứng. Nói như thế, thì mỗi cá thể bé nhỏ, dẫu có thiên tài thế nào, cũng khó mà thoát khỏi. Có chăng, chỉ nhờ vào cái gọi là trào lưu, là sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại mà có thể thoát ra được cái sự cực đoan này.
Dịch lý, vốn cung cấp cho nhân loại một cái nhìn không cực đoan, vốn trung thực với thế giới như cái vốn có của nó. Vậy mà, dù có thế nào đi nữa, người học nó, lâu dần rồi cũng tự mình rơi vào cái vòng xoáy cực đoan của phương pháp luận, của tư duy mà ngày càng xa rời dịch lý rất tự nguyện, tự giác. Rồi xem đó là tự nhiên, một sự đúng đắn bất khả cưỡng. Thực tế, bản chất dịch lý trong vấn đề mệnh lý hoàn toàn không khó hiểu. Để dễ hình dung, chúng ta bắt đầu từ một điểm, mà thoạt đầu chúng ta có thể thấy, nó chẳng liên hệ gì đến vấn đề ta đang quan tâm.
Mệnh lý và Quy luật.
Có rất nhiều vấn đề thuộc về quy luật, mà không thuộc về mệnh lý. Đã nói đến những gì thuộc về quy luật, thì không thể dựa vào mệnh lý mà bàn được, ngược lại cũng vậy. Như quy luật: Nhịn ăn mãi, tất chết. Nhịn thở chết nhanh hơn nhịn ăn. Lao lực quá độ, tất sinh bệnh tật. Tội ác trời bất dung thứ, tất có ngày đền tội. Giấy không gói được lửa, tội ác dẫu có bưng bít đến đâu, cũng có ngày được lịch sử phán xét. ...
Cái gọi là quy luật, dù nó được phát biểu bởi khoa học tây phương, hay của đông phương. Đó thuộc về bản chất vận động của thế giới, mà con người cũng nằm trong sự vận động chung của nó mà thôi. Trong phạm vi đó, con người không tách mình ra được khỏi thiên nhiên để mà có thể phán xét, điều hành, cũng như tự nhiên không thể phân biệt tài nhân như một đối tượng mà nó phải có trách nhiệm tác động lên nó, bắt nó phải tuân theo ý mình. Rơi vào quy luật, con người và thiên nhiên nhập vào làm một, là một thực thể như về toàn bộ. Không có chuyện vạn vật đồng nhất thể ở đây, xin đừng nhầm lẫn – khi nào có dịp, chúng ta có thể trao đổi về vấn đề này, là một đề tài lớn, nhưng rất thú vị. Tuy nhiên mang tính triết học sâu xa, đạo lý thâm sâu. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm tới mệnh lý.
Để tóm lược và minh chứng, tôi xin trích một đoạn mà Không Tử đã nói tới điều này.
Lỗ ai Công hỏi Khổng Tử. Có trí tuệ thì trường thọ phải không ? Khổng Tử đáp: "người có ba cái chết không phải do mệnh chủ định, mà là do người tự chuốc lấy. Người nghỉ ngơi không đúng lúc, ăn uống không tiết chế, làm lụng quá độ thì bệnh tật sẽ kéo đén sát hại là một cái chết. Người ở địa vị thấp mà cứ phạm thượng, ham dục quá độ, yêu sách không ngừng thì sẽ bị hình phạt kéo đến sát hại là hai cái chết. Người ít mà xâm phạm chỗ người đông, nhỏ yếu mà khinh khi lớn mạnh, giận dữ mà không tự lượng sức mình, thì sẽ bị binh khí ập đến sát hại là ba cái chết. Ba cái chết kiểu ấy không phải do mệnh mà là do người ta tự chuốc lấy".
(còn tiếp)
Thân ái.

QuocTrung
26-01-12, 08:58
Chào Anh VuiVui!
Qua bài viết của Anh QT đã nhận ra một điều những cặp sinh đôi , có số phận khác nhau là điều bình thường . Và một lá số có nhiều số phận là có thể , đang chờ anh diễn giải tiếp
"Không có chuyện vạn vật đồng nhất thể ở đây, xin đừng nhầm lẫn – khi nào có dịp, chúng ta có thể trao đổi về vấn đề này, là một đề tài lớn, nhưng rất thú vị. Tuy nhiên mang tính triết học sâu xa, đạo lý thâm sâu. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm tới mệnh lý."
Cám ơn anh bài viết rất là có tâm
Năm mới chúc anh Sức khỏe
Thân ái
QT.

htruongdinh
26-01-12, 12:12
Một mệnh lý có nhiều nghiệm. Một lá số nhiều cuộc đời. Nếu dùng phép giải số theo lý mệnh chủ, mỗi cuộc đời có một mệnh chủ. Khi mệnh chủ tương tác với các sao trong lá số sẽ tạo ra cuộc đời riêng, không ai giống ai.

Trường hợp cải số diễn ra bằng cách nào ?

1/ Nhờ khoa học : điều này có thể thấy kết quả thực tế, tuổi thọ và sức khỏe con người hiện đại ngày càng được cải thiện tốt hơn. Một người đến vận hạn bị đui mù, nhưng nhờ khoa học thì người đó vẫn nhìn thấy được, chỉ phải thay thủy tinh thể nhân tạo mà thôi.

2/ Nhờ huyền học : điều này ít thấy, nhưng nhiều người vẫn thực hiện được thông qua thuật đổi sao, thay đổi ngũ hành, kết hợp mạng, tuổi, phong thủy....

3/ Nhờ phúc đức : có nhiều chuyện kể về làm phúc gặp may mắn. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, mấy ai thực sự làm phúc được như Bill Gates . Nếu chỉ làm vài điều phúc nhỏ thì làm sao cải số được.

QuocTrung
26-01-12, 15:22
Riêng QT không đồng ý quang điểm Htruongdinh về lý luận cải số :
Đầu tiên phải là phúc đức , từ đó mình mới phát triển ra những ý tưởng khác về khoa học , huyền học . Tùy thuộc vào phúc dày hay phúc mỏng mà con người có thể ngộ nhận khoa học và huyền học ít hay nhiều .
Việc quang trọng nhất là mình phải biết mình là ai và phải đứng thế cân bằng để định đoán mọi việc . Và khi hiểu bản chất được sự việc thì mới tiến hành cải tiến như thế nào và hoàn thiện sao cho tốt , trong nghành khoa học kỹ thuật thì khi đưa ra được phát đồ điều trị là 65% có thể chữa trị được .
Xin trích 2 câu của Anh Vui Vui thấy hợp lý để cải tiến một sự vật

Lỗ ai Công hỏi Khổng Tử. Có trí tuệ thì trường thọ phải không ? Khổng Tử đáp: "người có ba cái chết không phải do mệnh chủ định, mà là do người tự chuốc lấy. Người nghỉ ngơi không đúng lúc, ăn uống không tiết chế, làm lụng quá độ thì bệnh tật sẽ kéo đén sát hại là một cái chết. Người ở địa vị thấp mà cứ phạm thượng, ham dục quá độ, yêu sách không ngừng thì sẽ bị hình phạt kéo đến sát hại là hai cái chết. Người ít mà xâm phạm chỗ người đông, nhỏ yếu mà khinh khi lớn mạnh, giận dữ mà không tự lượng sức mình, thì sẽ bị binh khí ập đến sát hại là ba cái chết. Ba cái chết kiểu ấy không phải do mệnh mà là do người ta tự chuốc lấy".
Dịch lý, vốn cung cấp cho nhân loại một cái nhìn không cực đoan, vốn trung thực với thế giới như cái vốn có của nó. Vậy mà, dù có thế nào đi nữa, người học nó, lâu dần rồi cũng tự mình rơi vào cái vòng xoáy cực đoan của phương pháp luận, của tư duy mà ngày càng xa rời dịch lý rất tự nguyện, tự giác. Rồi xem đó là tự nhiên, một sự đúng đắn bất khả cưỡng. Thực tế, bản chất dịch lý trong vấn đề mệnh lý hoàn toàn không khó hiểu. Để dễ hình dung, chúng ta bắt đầu từ một điểm, mà thoạt đầu chúng ta có thể thấy, nó chẳng liên hệ gì đến vấn đề ta đang quan tâm
QT

htruongdinh
26-01-12, 21:32
@QuocTrung : đương nhiên là Phúc bao trùm lên tất cả.

Có Phúc mới được sống ở những nơi khoa học tiến bộ, có bệnh thì được cứu chữa kịp thời.

Có Phúc nhiều tiền bạc thì mới có thể thực hiện thụ tinh ống nghiệm hàng trăm triệu đồng để cứu chữa trường hợp vô sinh trong tử vi mà ngày xưa không có giải pháp cải số được.

Có Phúc thì mới gặp được thầy "huyền học, phong thủy cao tay", không bị gặp thầy dỏm, tiền mất tật mang.

Phúc này có được từ tiền kiếp hoặc kiếp hiện tại tạo ra.

vuivui
28-01-12, 21:45
Rất vui khi thấy có nhiều bài viết tham luận trong chủ đề này. Đa tạ mỹ ý của mọi người. Qua các bài tham luận, có rất nhiều ý kiến khác nhau, quan điểm khác nhau về vấn đề này. Tôi không thể tranh luận với từng bài tham luận được. Có một nhận xét chung, nhưng ngay từ bài đầu của chủ đề, tôi cũng đã đề cập tới rồi. Thiết nghĩ sự tranh luận cần có, nên có những bài với nội dung trao đổi thẳng vào các vấn đề về mệnh lý. Có được sự hiểu biết – cái mà tôi đã và đang trình bày – về mệnh lý, mới hy vọng làm sáng tỏ vấn đề.
Quay trở lại vấn đề đang trình bày.
Chúng ta hãy xét bài toán mà về hình thức, có sự tương tự hữu lý với bài toán mệnh lý.
Đó là bài toán Đạn Đạo.
Một quả tên lửa được phóng lên không gian, quả tên lửa bay trong trọng trường của trái đất, với một thế hấp dẫn được xác định. Quỹ đạo mà tên lửa đó bay sẽ được xác định bởi nghiệm của phương trình, mà thuật ngữ chuyên môn, người ta gọi là phương trình đạn đạo.
Để giải được phương trình này, có những thông số cần biết trước. Đó là:
-Khối lượng của tên lửa đó.
-Lượng chất đốt cần thiết để tên lửa thực hiện trọn vẹn hành trình được đề ra.
-Loại chất đốt, cho ta sự xác định tốc độ cháy.
-Chương trình định hướng của tên lửa, được xác lập bởi những thiết bị sẵn có, - đơn giản nhất là con quay tự do, chẳng hạn.
-Cấu hình khí động học của tên lửa và vật liệu làm vỏ tên lửa – xác định được ma sát của khí quyển đối với tên lửa.
-Lượng nhiên liệu và loại nhiên liệu cần có để đạt được tốc độ ban đầu của tên lửa khi rời bệ phóng.
-Hướng xác định của bệ phóng – thường là phóng thẳng đứng so với mặt đất – đối với tên lửa hành trình có tầm xa.
Đó là những thông số cơ bản nhất để chế tạo và có được một tên lửa hành trình, có thể tác chiến được nhằm phục vụ yêu cầu chiến đấu. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa, nhưng về cơ bản của kỹ thuật, đó là những thông số cần thiết. Khi đã có, quỹ đạo của tên lửa khi được phóng lên sẽ được xác định hoàn toàn.
Khi tên lửa bay trong không gian, trong trường trọng lực. Quỹ đạo được xác định, tên lửa "có nhiệm vụ" bay theo quỹ đạo đó. Khi đã rời bệ phóng – nếu không phải là tên lửa thông minh – thì quỹ đạo sẽ không thay đổi được. Và tên lửa chỉ có việc bay đến mục tiêu.
Khi tên lửa rời khỏi bệ phóng, gia tốc và hướng bay được xác định và cùng với các thông số như chúng ta vừa mới liệt kê thì một quỹ đạo cho tên lửa bay tới mục tiêu đã được vạch ra. Quỹ đạo này chỉ có thể thay đổi khi xuất hiện những tác động của ngoại trường lên tên lửa. Những yếu tố này rất nhiều, chẳng hạn như bị tên lửa đánh chặn của đối phương bắn trúng, khi ấy không phải là tên lửa thay đổi đường bay, mà còn có thể bị hủy diệt, vĩnh viễn không thể bay tới mục tiêu. Hoặc nếu là tên lửa thông minh, đường bay được điều khiển bằng thiết bị GPS, có thể tránh được tầm kiểm soát của ra đa đối phương, có thể bay tránh được những vùng khi tên lửa bay qua sẽ bị tấn công, hoặc bay tránh những vùng có điều kiện địa hình hay thời tiết bất lợi cho việc công kích.
Không những thế, lượng nhiên liệu cho tên lửa đảm bảo đầy đủ cho hành trình là yếu tố quyết định cho tên lửa có tới được mục tiêu hay không. Trong hành trình, vì lý do nào đó mà nhiên liệu bị hết sớm, đương nhiên tên lửa sẽ rơi. Hay khối lượng tên lửa quá lớn, loại nhiên liệu không đảm bảo đưa tên lửa đạt được gia tốc ban đầu cần thiết thì quỹ đạo bay cũng sẽ không thể đạt được như mong muốn, như để vượt ra khỏi sức hút của trái đất, bay theo quỹ đạo tròn quanh trái đất mà không bị rơi trở lại thì có tốc độ vũ trụ cấp 1, cỡ 7,9 km/s. Tốc độ vũ trụ cấp 2 cỡ 11,2 km/s, là tốc độ để tên lửa thoát khỏi sức hút trái đất, bay tới mặt trăng, còn có tốc độ vũ trụ cấp 3 là tốc độ thoát ly khỏi sức hút của trường hấp dẫn của mặt trời, ... Tùy theo mục đích muốn đưa tên lửa tới đâu mà tốc độ ban đầu sẽ quyết định. Khi đó sẽ ứng với loại nhiên liệu cần thiết, cấu hình và trọng lượng tương ứng, ... cho tên lửa, chứ không phải là khi tên lửa có tốc độ cấp 1 rồi, thì lại thay đổi ý kiến muốn đưa tên lửa bay ra khỏi sức hút của mặt trời, nghĩa là ứng với tốc độ cấp 3 mà được đâu ! Muốn đạt được, phải xác định ngay từ đầu, để tên lửa rời bệ phóng, tốc độ ban đầu phải đạt được cấp 3 rồi.
Như thế ta thấy rằng, chỉ đối với tên lửa thôi mà muốn thay đổi quỹ đạo bay của nó đã nhiêu khê rồi. Với trang bị GPS, ta có thể thay đổi đường bay tới mục tiêu, nhưng cũng chỉ loanh quanh ở độ cao nhất định, chứ không thể thay đổi độ cao thế nào cũng được, hoặc giả hạ độ cao thì được, hoặc thay đổi quỹ đạo với độ cao không đổi thì được, chứ không thể bắt tên lửa thay đổi hành trình bằng cách bay ra khỏi sức hút trái đất, tiêu dao chán ngoài không gian rồi mới quay trở lại trái đất để tấn công mục tiêu. Cũng thế, phải xác định hành trình bay sớm để cung cấp đủ nhiên liệu ngay từ đầu cho nó, còn khi đang bay, lúc đầu muốn nó có hành trình 1000 km, sau lại đổi ý, muốn nó bay với hành trình 8 km, thì chắc tên lửa cũng bó tay.
Với máy bay thì thông minh hơn, vì có con người lái, có thể tiếp dầu trên không, ... nhưng cũng dễ thấy ngay rằng, cũng có giới hạn của nó. Máy bay lạc hậu so với máy bay tân tiến, thì sự thực hiện hành trình bay cũng khác nhau nhiều, chất lượng thực hiện hành trình bay cũng khác nhau xa.

vuivui
28-01-12, 21:47
Bài toán này có thể mở rộng cho đối tượng bất kỳ, ở dạng tổng quát, đó là bài toán vật thể bay trong trường tác dụng. Xem con người như một thực thể, tồn tại trong mối tương quan chủ thể và khách thể, với cách hiểu, khách thể là tài thiên – địa, mà chủ thể là tài nhân, thì về hình thức, chúng ta có những tương tự với bài toán trên vậy.
Cho nên, về hình thức, chúng ta có thể xét chúng như cặp đối ngẫu. Xin thưa không phải là đối ngẫu Langland. Đó là đối ngẫu về bản chất, đối ngẫu hình học – đại số, đã được chứng minh trong toán học. Còn đối ngẫu ở đây, chỉ là một hình thức mà thôi, xin đừng lôi chuyện nọ xọ chuyện kia, tẩu hỏa nhập ma đó.
Cho nên, về hình thức, chúng ta hoàn toàn có quyền so sánh từng cặp.
Mệnh lý – như bài toán lý thuyết đường đạn vậy. Ở đây, những thông số ban đầu của tên lửa cho ứng với tứ trụ, nghĩa là thời gian mà đương số được sinh ra. Ứng với thời gian xác định – tứ trụ – thì có một lá số xác định – như một tên lửa được ra đời, được đặt lên bệ phóng. Cho nên, muốn tên lửa bay cao tới đâu, phải có loại nhiên liệu tương ứng. Cũng vậy, con người, khi được sinh ra, tứ trụ của họ đã xác định họ có "một khoảng không gian" xác định rồi, mỗi khoảng không gian đó, như một thiên hà đối với một hành tinh vậy. Đi từ lá số này sang một lá số khác, cũng tựa như ta bay từ thiên hà này sang một thiên hà khác. Mà với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, tốc độ vũ trụ cấp 4, 5 chúng ta còn khó khăn trong việc thực hiện, thì muốn ra khỏi thiên hà, có làm nổi không ?
Nhưng thay đổi trong Khoảng Không Gian của cùng một lá số, thì lại không phải là việc không tưởng. Nhưng cũng là bài toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không phải thay đổi muốn thế nào được thế ấy. Cũng giống như hành trình tên lửa. Cho dù không bắt nó phải thay đổi độ cao, bay cao hơn, ra khỏi sức hút trái đất, nhưng muốn thay đổi hành trình cũng phải tuy vào trang bị của nó. Như đối với định hướng cổ điển thì chúng chỉ có thể bay theo hành trình xác định. Nếu thay vào đó bằng định hướng có điều khiển, trang bị thêm thiết bị dẫn đường, thì hành trình trong khuôn khổ không thay đổi độ cao, không bắt nó bay xa hơn quá lượng nhiên liệu dự trữ cho phép, thì nó sẽ thực hiện được. Nếu như nó trúng phải tên lửa đánh chặn, thì có khác gì một tai nạn giao thông, Còn nếu muốn nó thay đổi hành trình, hay tiêu diệt nó, lại không dùng tên lửa đánh chặn, mà dùng súng trường, hay súng lục thì sao nhỉ ? Không nói cũng tự biết, khác nào đem xe đạp đâm vào vào xe ô tô để hy vọng xe ô tô tan nát, người lái xe bị thương ?
Những người nghĩ đến chuyện Cải Số, có bao giờ nghĩ đến chuyện như thế này không nhỉ ? Hay là cứ thấy nói đến hai chữ Cải Số, là cho rằng mình đã thử Cải rồi, Cải mà không được, rồi kết luận rằng, Ta đây đã Cải rồi mà còn không được, thì ai có thể Cải được số đây ???!!! Vậy Ta là Chúa trời chăng ? Khiêm tốn thì bảo, không, ta chỉ là người bình thường !!! thế tại sao, mới chỉ thử Cải, không cải được, đã tự cho là không thể Cải số ?
Mỗi mục tiêu cải số, trên tử vi, đều ứng với những cách cục, ứng với những tinh đẩu nhất định. Có sao to, có sao nhỏ. Với sao to, khác nào tên lửa muốn bay vào không gian vũ trụ. Với sao nhỏ, chỉ là tên lửa muốn bay tránh vùng có thời tiết không thuận lợi cho việc công kích mà thôi. Cho nên, ngay trong lòng một lá số, muốn Cải, cũng còn tùy vào mệnh chủ của ta, to hay nhỏ, là cách cục hay sao đơn ? Mệnh chủ to, kể từ lục sát tinh trở đi, từ thái tuế trở đi đã là sao to rồi, mà nếu mệnh chủ là cách cục thì nó còn to nữa. Muốn thoát khỏi nó, lấy gì để thoát. Như cách cục đi tu, tử tham kiếp không mão dậu, muốn thoát khỏi tu, muốn làm sư ăn thịt, cũng khó lắm. Nhưng với người trần mắt thịt, cách cục thông thường, ai cấm anh tu, anh không tu được ở chùa, thì cấm gì anh tu tại gia. Anh muốn lấy vợ mà vẫn tu, người khác bảo là anh tu ... hú, nhưng cái tâm ta được giải thoát, thế không gọi là tu sao ? Ai cấm anh, đâu cứ phải anh chiếm bằng được cái cách tử tham mão dậu phùng kiếp không dán vào mình, rồi mới bảo như thế là Tu, để dạt cho được Chân Tu ???? Anh tu rồi, nhưng lại muốn đắc đạo, muốn làm một chân tu, mà anh lại đòi tu tại gia, anh vẫn lấy vợ sinh con, đẻ cái thì làm sao được ? Mà cái Không Gian Lá Số của anh, nó có cách cho anh tu không đây ? Nếu không có, thế ra anh muốn nhảy từ lá số này sang lá số khác ư ? Vậy phải xem anh có đặt được vận tốc thoát ra khỏi thiên hà không cái đã ! Với tên lửa, những thông số ban đầu quyết định hành trình – vận mệnh. Với con người, anh muốn quyết định vận mệnh mình – trong khuôn khổ lá số, thì anh cũng phải có cái Tâm, cái Trí, Cái Dũng, Nghị lực. Tùy mệnh chủ của mình mà cái Tâm, Cái Trí, ... đó lớn hay nhỏ, vừa phải hay phải rất lớn mới làm nổi. Như anh mắc nghiện cũng vậy, đâu phải việc cai nghiện ai cũng giống ai. Có người cai không khó lắm, có người vật vã, có người phải trả giá bằng sinh mạng. Bởi vì nó còn tùy vào cái cách cục gây ra nghiện của thân chủ vậy. Cách nhỏ thì vượt không khó, nhưng cách đủ to thì khó lắm, vô phúc lại vớ phải cách Hỏa Linh Hình Kỵ Riêu, chỉ một sao thôi, cũng đủ táng mạng rồi. Không phải là anh có đủ Dũng, Nghị lực hay không nữa, mà còn phải có sức khỏe, có Tâm, và Trí cùng với sự giúp đỡ của xã hội nữa.
Sau khi anh thoát ra khỏi bệnh đó, anh sẽ đạt một trạng thái mới, mà thường gọi là vận hội mới. Vận hội này sẽ xác định cho anh một vận tốc và hướng mới, hay là mệnh chủ mới, mệnh chủ này có thể gần với mệnh chủ cũ, như thế sự thay đổi số mệnh sẽ không bao nhiêu, nhưng nếu mệnh chủ mới là sao to, khác nhiều so với mệnh chủ cũ thì cuộc đời anh sẽ có những bước ngoặt. Giải trên lá số, người giải số vẫn giải cùng lá số ấy thôi, nhưng nếu không giải theo lý mệnh chủ, sẽ không hiểu là có cải số, mà vẫn giải trên lá số ấy, với những cách cục xác định, cho ta những tiên tri mới. Có biết đâu, những cách cục cho tiên tri mới đó, người giải số như thế không có cách nào xác minh được người có số đã có số phận khác rồi. Và như thế cứ đinh ninh rằng, chẳng có cải số, nếu anh ta đoán đúng, còn nếu đoán sai thì lại đổ thừa tại giải không trúng, trình độ kém, ....Trong khi, với phương pháp giải đoán đúng, chẳng có lý do gì lại phải tự nghi ngờ mình rồi phủ nhận chính mình, phủ nhận học thuật của mình !!!
p/s. Htruongdinh muốn đưa một trường hợp nào đó thì xin cứ tự nhiên. Mọi người cứ thảo luận thoải mái.
Thân ái.

TanLen73
29-01-12, 08:23
Bác Vuivui ví con người với tên lửa thì xem ra không hợp lý. Vì nếu tên lửa bị hỏng hóc nhỏ thì nó cứ phải nằm đó thôi nếu không có con người sửa chữa cho, các loại máy móc khác cũng vậy. Nhưng con người thì khác, nếu họ bị bệnh tật, nếu bệnh nhẹ thì cơ thể tự đào thải bệnh tật và bệnh tự khỏi, thậm chí nhiều bệnh nặng mà họ tự luyện tập cũng tự khỏi, còn những đồ vật không thể tự khỏi bệnh được. Chiếc đồng hồ hay Tên lửa tự hỏng chắc nó phải nằm chết, con người thì không vậy. Đó mới là cái hay của con người, cho nên có Bác sỹ còn cho rằng chữa bệnh cực dễ.
Tôi nghĩ đây cũng là lý do để con người có thể cải đổi vận mệnh.
Vài lới tham khảo
Kính

htruongdinh
29-01-12, 10:26
..................

vuivui
29-01-12, 18:01
Bác Vuivui ví con người với tên lửa thì xem ra không hợp lý. Vì nếu tên lửa bị hỏng hóc nhỏ thì nó cứ phải nằm đó thôi nếu không có con người sửa chữa cho, các loại máy móc khác cũng vậy. Nhưng con người thì khác, nếu họ bị bệnh tật, nếu bệnh nhẹ thì cơ thể tự đào thải bệnh tật và bệnh tự khỏi, thậm chí nhiều bệnh nặng mà họ tự luyện tập cũng tự khỏi, còn những đồ vật không thể tự khỏi bệnh được. Chiếc đồng hồ hay Tên lửa tự hỏng chắc nó phải nằm chết, con người thì không vậy. Đó mới là cái hay của con người, cho nên có Bác sỹ còn cho rằng chữa bệnh cực dễ.
Tôi nghĩ đây cũng là lý do để con người có thể cải đổi vận mệnh.
Vài lới tham khảo
Kính
Tanlen nói tôi ví con người như tên lửa là sai. nên đọc kỹ lại bài tôi viết. Tôi nói rẩ rõ rằng, lấy bài toán về đạn đạo là một sự so sánh về hình thức, liền đó còn nhắc nhở đừng lôi cái gọi là đối ngẫu - mà hiện đang trở thành mốt thời thượng bởi cái đối ngẫu Langland với bổ đề cơ bản mà NBC được mề đay đó. Đó là một sự so sánh tương đối, trên hình thức luận là chấp nhận được mà tôi đã chứng minh rõ. Chứ không phải là Ví Như, hay là một sự đồng nhất !!! Vì thế cái vấn nạn mà Tanlen đưa ra, không có ý nghĩa gì ở đây cả. Đây là phương pháp tư duy cơ bản của con người - phương pháp so sánh - mà con người, từ dạng thấp nhất về trí tuệ cũng đã có sự sử dụng, và hơn nữa, trong lý học lại rất hay dùng. Như phép gán Tượng cho Quái là một ví dụ. Quái Càn có tượng là Vua cha, là Con ngựa già, là Trời, là .... Tượng là cái mà Giống, là cái mà được đem ra để so sánh - về tính, về lý của quái, để mà lấy đó mà xét biến hóa của quái, để mà thấy cái Hình của quái, ... Nhưng như thế, không có nghĩa là ta đã ví quái càn là vua, cũng không vì thế mà suy ra vua là con ngựa già ???
Thân ái.

htruongdinh
02-02-12, 09:22
..................

HacLongGiangzzz
02-02-12, 13:29
Thưa bác vuivui, bác có nói đến cách Hỏa Linh Hình Kỵ Riêu dẫn đến tên lửa gặp nạn, so với cách Hỏa Linh Hình Việt Phi được lưu truyền giường như có hơi khác, phải chăng không cần Việt thì vẫn thành cách?

Bác có nói rằng bác đã xây dựng thành công lý thuyết về cấu trúc lá số cũng như cách an sao, cháu xin được hỏi lý thuyết này cho kết quả về Hành của sao, Quy tắc an sao, và Vị trí miếu vượng đắc hãm của các sao có khác gì so với Quy tắc an sao trong sách của VĐTTL không? chẳng hạn như : An tứ hóa cho tuổi Canh, Nhâm; sao Thiên trù hành gì, an sao Thiên trù như thế nào; Song Hao đắc tại đâu? Sao Thiên Hình có hành Hỏa hay hành Kim, ...

Cháu xin cảm ơn bác.

vuivui
04-02-12, 03:55
Thưa bác vuivui, bác có nói đến cách Hỏa Linh Hình Kỵ Riêu dẫn đến tên lửa gặp nạn, so với cách Hỏa Linh Hình Việt Phi được lưu truyền giường như có hơi khác, phải chăng không cần Việt thì vẫn thành cách?

Bác có nói rằng bác đã xây dựng thành công lý thuyết về cấu trúc lá số cũng như cách an sao, cháu xin được hỏi lý thuyết này cho kết quả về Hành của sao, Quy tắc an sao, và Vị trí miếu vượng đắc hãm của các sao có khác gì so với Quy tắc an sao trong sách của VĐTTL không? chẳng hạn như : An tứ hóa cho tuổi Canh, Nhâm; sao Thiên trù hành gì, an sao Thiên trù như thế nào; Song Hao đắc tại đâu? Sao Thiên Hình có hành Hỏa hay hành Kim, ...

Cháu xin cảm ơn bác.
-Tôi nêu hỏa linh hình kỵ riêu là có tính cách liệt kê những sao, dù chỉ khi đơn thủ, nó cũng tác họa mạnh mẽ, làm ví dụ. Chứ không phải đó là cách cục.
Theo cấu trúc sao của bảng tử vi mà tôi xây dựng, trước hết về 14 chính tinh, và bảng tứ hóa, hầu như là đúng theo Vân Đằng Thái Thứ Lang. Tuy nhiên bảng tứ hóa có một vài khác biệt, có lẽ cũng không phải là khác với VDTTL mà là do các bản in có khác nhau. Theo đó thì tôi xác định, như Tuổi Canh thì tứ hóa sẽ là: Nhật - Vũ - Âm - Đồng, mà không phải là Nhật, Vũ, Đồng, Âm. Tuổi Nhâm là Lương - Vi - Thiên phủ - Vũ khúc. chứ không phải là Lương, Vi, Tả phù, Vũ khúc.
Về miếu vượng đắc hãm của các chính tinh, cũng có một số khác so với bản in của tôi, như tử vi ở hợi là bình hòa, sát ở hợi đắc địa, trong khi ở một số tài liệu khác, hay bản in khác mà tôi được biết thì tử vi thất sát ở hợi đều là vượng địa. Với tôi thì tử sát tại tị mơi vượng địa. Tử vi tại tý là bình hòa. Có một số tài liệu thì cho rằng tử vi tại tý vượng địa.
Chẳng hạn thế.
Song hao đương nhiên hành Hỏa, miếu tại mão dậu và dần thân. Còn lại đều hãm địa. Thiên hình hành kim, là dương kim. Miếu tại Thân, vượng tại Dần. Kỳ dư đều hãm. Thiên trù hành thổ. Cách an như thái thứ lang thôi.
Có nhiều sách viết thiên trù hành hỏa. Điều này sai.
Thân ái.

mkk
08-02-12, 00:44
Trời ơi lá số của htd có bộ tứ linh cả mệnh tài quan nhỉ.

VCD
10-02-12, 18:44
chào bác VUIVUI !!! cháu muốn hỏi bác một chút ? về vấn đề trong lá số có SONG HAO tại mão dậu . như lá số này thì ta có thể lý giải thế lào ah !
Ngày sinh :13/04/1989/
Giờ sinh :14h 20phut
giới tính : Nam
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/QKJSSDKL.jpg
kính mong bác VUIVUIvà Tất cả mọi người cho cháu luận giải rùm !
Cháu xin trân thành cám ơn mọi người .

Whitebear
02-03-12, 14:29
Theo cấu trúc sao của bảng tử vi mà tôi xây dựng, trước hết về 14 chính tinh, và bảng tứ hóa, hầu như là đúng theo Vân Đằng Thái Thứ Lang. Tuy nhiên bảng tứ hóa có một vài khác biệt, có lẽ cũng không phải là khác với VDTTL mà là do các bản in có khác nhau. Theo đó thì tôi xác định, như Tuổi Canh thì tứ hóa sẽ là: Nhật - Vũ - Âm - Đồng, mà không phải là Nhật, Vũ, Đồng, Âm. Tuổi Nhâm là Lương - Vi - Thiên phủ - Vũ khúc. chứ không phải là Lương, Vi, Tả phù, Vũ khúc.
Về miếu vượng đắc hãm của các chính tinh, cũng có một số khác so với bản in của tôi, như tử vi ở hợi là bình hòa, sát ở hợi đắc địa, trong khi ở một số tài liệu khác, hay bản in khác mà tôi được biết thì tử vi thất sát ở hợi đều là vượng địa. Với tôi thì tử sát tại tị mơi vượng địa. Tử vi tại tý là bình hòa. Có một số tài liệu thì cho rằng tử vi tại tý vượng địa.
Chẳng hạn thế.Thưa chú VV.
Cháu xin hỏi, tại sao Thiên Phủ lại xuất hiện trong bảng an Tứ hóa? Có cơ chế gì không ạ?

vuivui
04-03-12, 17:56
Thưa chú VV.
Cháu xin hỏi, tại sao Thiên Phủ lại xuất hiện trong bảng an Tứ hóa? Có cơ chế gì không ạ?
@Gấu Trắng
Tất nhiên là phải có cơ chế. Cơ chế này nằm trong nền tảng chung của bài toán tứ hóa, và bài toán tứ hóa lại nằm trong bài toán lớn về nguồn gốc bảng tử vi. Để giải bài toán về nguồn gốc tử vi, việc đầu tiên là phải giải thích được sự tồn tại thiên bàn 12 cung với những mô tả như chúng ta đã biết hiện nay. Phải nắm được bản chất dịch lý của các phép chiếu, hội hợp, phá cách và hợp cách thực chất là gì theo đó chúng có thể được vận dụng như những "phép toán" trong lời giải của các phương trình vậy. Tiếp theo phải lý giải được quy luật nạp âm ngũ hành, sự hình thành cục, hành bản mệnh là cái gì và tại sao cổ nhân lại cho đó là Bản mệnh mà không phải là Mệnh được an tại cung mệnh, hay như cục vậy ? Rất nhiều vấn đề, phải làm rõ trước khi đi vào hệ thống tinh đẩu. Cái quan trọng nhất là phải chứng minh rằng chúng thực sự tồn tại, và chúng phải thế trên nền tảng của tử vi - chứ không lại thành môn khác mất rồi ! tử vi như là một biểu diễn mệnh cũng như tử bình hay nhân tướng, ... vậy, chỉ là những biểu diễn khác nhau về mệnh thôi, do đó nó phải có chung một hệ thống lý thuyết tổng quát mà tử vi chỉ là biểu diễn trong số các biểu diễn khác nhau mà thôi. Như (một cách hình thức) biểu diễn Schrödinger và biểu diễn Heisenberg đối với vật lý lượng tử vậy.
Bởi vậy, việc nói cơ chế tứ hóa, dù chỉ là với một can Nhâm thôi, cũng sẽ là một hệ liền mạch của cả hệ thống.
Nay tôi chỉ nêu một số gợi ý, để có thể thấy tính hệ thống của nó mà thôi.
Không như nhiều tử vi gia khác xem tứ hóa như là Hóa khí của bốn mùa - thực ra chúng ta hoàn toàn có thể thực chứng được vấn đề này, nhưng nhiều người lại "cố tình" lờ đi, hoặc cố tỏ ra là vấn đề phải thực chứng là không tồn tại - để có thể thấy được là hóa khí bốn mùa có "vào" tử vi hay không. Tứ hóa, đơn giản chỉ là Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ Khí mà thôi. Không cần thiết phải vễ vời nào là cho rằng Lộc là hóa khí của mùa xuân, quyền là hóa khí của mùa hạ, khoa là hóa khí của mùa thu, kỵ là hóa khí của mùa đông. Để rồi từ đó tìm những tính chất của bốn mùa mà ghép cho tứ hóa. Từ đó dẫn tới nhiều tính lý của tứ hóa "lạ lẫm" mà người ta cứ thản nhiên chấp nhận.
Khi chúng ta hiểu về Khí trong đông phương học, liên hệ với can chi, với thần sát, ... chúng ta sẽ hiểu được khi biểu diễn các tinh đẩu của tử vi, có một số tinh đẩu, khi nạp Can, sự biến hóa sẽ xuất hiện và nảy sinh tứ hóa. Những quy tắc xác định tứ hóa sẽ xác định bảng tứ hóa mà trong đó Can nhâm thì lương vi phủ vũ được thấy rõ.
Sau khi có sự xác định như thế, xét về nhiều mặt ứng dụng và tính lý, chúng ta cũg sẽ thấy sự hợp lý, liên hệ, can nhâm, tử vi hóa quyền thì lương phải hóa lộc, vũ phải hóa kỵ - nghĩa Ẩn đi - thì Thiên phủ phải Hiện ra.
Thân ái.

Whitebear
04-03-12, 22:34
Cháu xin phép được trả lời cụ thể các luận điểm của chú sau khi phòng bảo mật được mở ra. Có những thứ thực sự cháu không thích nói ra nơi công cộng, hoặc là nói kiểu đánh đố. Lãnh vực KH nó khác, KHHB nó khác, không thể nào giống nhau được.

vuivui
04-03-12, 23:29
Cháu xin phép được trả lời cụ thể các luận điểm của chú sau khi phòng bảo mật được mở ra. Có những thứ thực sự cháu không thích nói ra nơi công cộng, hoặc là nói kiểu đánh đố. Lãnh vực KH nó khác, KHHB nó khác, không thể nào giống nhau được.

Với tôi thì không có gì phải ngại cả, một khi tôi đã viết lên mạng, nơi công cộng. Trái lại, tôi còn rất hứng thú khi có nhiều người phản biện. Còn những gì không thể trình bày, thì tôi cũng có nói thẳng luôn và đã có lời hạn chế rồi.
Thân ái.

Whitebear
05-03-12, 10:29
Cháu cũng xin nói thật lòng, để chứng minh/phát biểu những kết quả này thì bắt buộc phải đụng đến những kiến thức mà không nên nói nơi công cộng. Nên thường cháu chỉ nói"ai hiểu thì hiểu rồi, ai không hiểu thì nói cũng vậy" để mà tránh việc phải tiết lộ thêm. Có những lãnh vực mình phải thủ cho thật kỹ càng vì rất nhiều lý do, dù mình không hề sợ gì phản biện. Hơn nữa, việc đưa lên public những kỹ thuật bí quyết để người người sử dụng thì cũng là không nên.
Hi vọng vài hôm nữa phòng bảo mật được admin chấp thuận, lúc đó thì nói chuyện sẽ được yên tâm hơn.

htruongdinh
11-03-12, 09:58
................

Whitebear
14-03-12, 15:06
Thưa chú VV
Có vẻ như BDH Forum mong muốn có sự public công khai tài liệu. Vì vậy, cháu sẽ chọn cách nói một nửa, người có kiến thức về Vật Lý/Toán thì sẽ hiểu ngay lập tức

sự tồn tại thiên bàn 12 cung với những mô tả như chúng ta đã biết hiện nay. Phải nắm được bản chất dịch lý của các phép chiếu, hội hợp, phá cách và hợp cách. Theo kiến thức của cháu, thì
-chính chiếu chính là một cặp thể dụng. Ví dụ, lý thuyết Mệnh-Di, lý thuyết Phúc chế tài. Ví dụ, Mệnh là TS Harvard, Di là đi làm nail. Mệnh là Trung cấp y tá, Di là Phó Thủ Tướng.
-tam hợp là thể hiện của dòng chảy của khí.
http://dl.dropbox.com/u/6060867/Shared/vongtruongsinh.JPG
Ứng dụng quan trọng tiếp theo là bác bỏ hoàn toàn cái đổi chỗ tốn khôn của cụ Sứ.
Về nguồn gốc của số của cục thì rất đơn giản, chúng ta có thể suy ra dễ dàng từ Tiên Thiên và Hậu Thiên. Xem hình dưới.
Expired.
Cháu rất xin lỗi vì sử dụng toàn ngôn ngữ Vật Lý Toán, vì không thích thảo luận kiểu ai ai cũng hiểu.
________________
Chú ý: Đa tạp lorent chỉ có cấu trúc product locally chứ không phải globally như thường thấy trong triết học phuơng đông, bởi vì còn phải chịu tác động của sự compact hóa rất mạnh dưới tác dụng của Tuần Triệt.

ConLuan
03-08-12, 12:06
Nhân đọc bài whitebear về Thể Dụng :
Theo kiến thức của cháu, thì
-chính chiếu chính là một cặp thể dụng. Ví dụ, lý thuyết Mệnh-Di, lý thuyết Phúc chế tài. Ví dụ, Mệnh là TS Harvard, Di là đi làm nail. Mệnh là Trung cấp y tá, Di là Phó Thủ Tướng.
-tam hợp là thể hiện của dòng chảy của khí.

Xem Tử vi như thế này ao ứng dụng thực tế . ? Làm gì có cái kết luận Mệnh Tiến sĩ , di đi làm nail , mệnh y tá , di là phó thủ tướng ?

Vậy xem ra Mệnh ấn định một việc khác , Di ấn định việc khác ? :1226: Rồi Thân ấn định việc khác nữa ??
Không phối hợp vận hạn , thời gian ?

vietnamnew
04-08-12, 16:00
Nhân tiện có topic cải số, có anh/chị nào xem giúp mình cách cải số đc ko ạ

Nhớ năm nào, khi mình nhờ xem trên mạng, có người kết luận số mình kinh khủng quá: nào thì thiên đồng ngộ ko kiếp bất cát, nào thì mình là người lãng đãng.., số này nghèo kiết xác, tha phương cầu thực...Nghe mà sợ quá, vậy nên bác nào chỉ mình cách cải số với ah. Đa tạ các bác!

http://phongthuythanglong.vn/lasotuvi/thumuc/11/10/6/6de12b7f.jpg