PDA

View Full Version : Vận mệnh của ca sĩ lừng danh Whitney Houston (USA) theo "Vượng Suy Pháp":



VULONG
19-02-12, 23:10
Sơ đồ tính điểm hạn (hạn chết) năm Nhâm Thìn (2012) của ca sĩ nổi danh Whitney Houston (USA) :

http://farm8.staticflickr.com/7186/6903043855_fb9e4de82a_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/6903043855/)

11/2/2012 là năm Nhâm Thìn thuộc đại vận Giáp Tý và tiểu vận Quý Hợi.
1 - Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân nhược mà Quan Sát là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn/ Nhâm tàng trong Thân ở trụ tháng. Kim là hành kỵ vượng.
2 - Ta thấy 2 Thân trong Tứ Trụ hợp với Tý và Thìn ở tuế vận hóa Thủy thay đổi hành của chúng nên điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại. Thủy có 1,86đv được thêm 9đv của Thân trụ ngày và 5,4đv của Thân trụ tháng thành 16,26đv. Kim có 23,4đv bị mất 9đv của Thân trụ ngày và 5,4đv của Thân trụ tháng còn 9đv. Thân vẫn nhược và dụng thần vẫn không thay đổi. Vì Kim là kỵ 1 động nên ta phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận. Thủy có 16,26đv được thêm 5,33đv của Tý đại vận và 2.8đv của Thìn thái tuế thành 39,59đv. Mộc có 4,41đv được thêm 5,1đv của Giáp đại vận (Giáp động vì nó bị Canh trong Tứ Trụ khắc) thành 9,51đv.

Bình thường sau khi tính thêm các điểm vượng ở tuế vận thì điểm hạn của các hành không được phép thay đổi. Nhưng nếu áp dụng điều này ở đây thì Thủy vẫn là dụng thần nên tổng điểm hạn quá thấp là không thể chấp nhận được (vì Thủy cục 4 chi có điểm hạn âm, điểm hạn can động của 3 Giáp cũng là âm...). Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải thừa nhận sau khi tính thêm các điểm vượng ở tuế vận thì điểm hạn của ngũ hành phải được xác định như bình thường. Nếu như vậy thì ta phải sửa lại giả thiết đã được đưa ra ở chủ đề "Giờ Thân hay Hợi ?" ở tại mục này (vì 2 ví dụ này có 1 điểm giống nhau) :

“2/ - Nếu tất cả các can chi của tuế vận hóa cục có cùng hành mà có hóa cục liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận thì phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận, và nếu sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mà Thân mới bị thay đổi thì dụng thần và điểm hạn của ngũ hành được xác định như bình thường“.

Thành 2 giả thiết độc lập như sau :

7b/ - Nếu tất cả các can chi của tuế vận hóa cục có cùng hành mà có hóa cục liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận thì phải tính lại điểm vượng ở vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận.

30a/ - Nếu tính lại điểm vượng trong vùng tâm mà Thân không thay đổi nhưng khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận Thân bị thay đổi thì dụng thần và điểm hạn của ngũ hành được xác định như từ khi mới sinh chỉ khi có tổ hợp của chi đại vận và thái tuế cùng với chi trong Tứ Trụ hóa cục cũng như hóa cục này không tham gia Đại Chiến.

Nếu áp dụng giả thiết 30a/ thì trường hợp này ta thấy chi đại vận, thái tuế và chi trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hóa Thủy cũng như Kiêu Ấn lớn hơn Tài và Thực Thương cộng thêm Thân lớn hơn Tài và Quan Sát (vì Thân lúc này có 9,51đv còn Tài có 1,44đv và Quan Sát có 9đv) nên Kiêu Ấn có thể sinh được cho Thân 50% đv của nó. Thân đã trở thành vượng (vì nó có (39,59.1/2 + 9,51)đv = 29,39đv) mà Kiêu Ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Mậu tàng trong Tuất ở trụ giờ. Thủy là kỵ vượng và các điểm kỵ vượng được tăng gấp 3 lần (nếu áp dụng giả thiết : 30/(18;158) – Nếu hành của tam hợp cục hay tam hội cục có ít nhất 4 chi có thái tuế là kỵ 1, khi hành này giống với hành của can lưu niên mà can lưu niên không bị hợp thì điểm kỵ vượng của hành này (đoạn này đã được sửa lại cho chính xác hơn) mới được tăng 5/4 nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 10đv, 2 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng ít nhất 20đv, 3 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 30đv, 4 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 40đv, .... (kể cả khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận và tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân bị thay đổi (nghĩa là Thân từ vượng trở thành nhược hay ngược lại)).

Do vậy Thủy cục có 1.2đh + 0,25đh. Tý đại vận và Thìn thái tuế mỗi chi có 3.0,5đh kỵ vượng.

3 - Dụng thần Mậu vượng ở lưu niên có -1đh.
4 - Nhật can Gi áp nhược ở lưu niên có 0đh.
5 – Canh trụ tháng được lệnh nhưng nhược ở tuế vận có -0,5đh và khắc 3 Giáp có tổng cộng 0,25đh, vì vậy mỗi lực có 0,08đh, riêng lực khắc Giáp trụ giờ chỉ có 0,04đh (vì cách 1 ngôi). Do vậy Giáp đại vận chỉ vượng ở đại vận có 0,5đh nhưng bị giảm 8% còn 0,46đh can vượng (vì bị Canh khắc), Giáp trụ ngày thất lệnh nhưng chỉ vượng ở đại vận có 0,5đh nhưng cũng bị giảm 8% chỉ còn 0,46đh, Giáp trụ giờ cũng có 0,5đh nhưng chỉ bị giảm 4% còn 0,48đh.
Giáp đại vận có 1 cát thần có -0,25đh nhưng bị giảm 8% (do Canh khắc) chỉ còn -0,23đh. Nhâm lưu niên có 2 cat thần có -2.0,25đh. Quý tiểu vận có 2 cát thần có -2.0,13đh. Hợi tiểu vận có 1 hung thần có 0,13đh.
6 - Nước sông ở lưu niên có Nhâm chỉ vượng ở đại vận khắc Lửa đỉnh núi ở trụ giờ có 0,75đh.

Tổng số là 5,24đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Qua sơ đồ này rõ ràng người này đã chết chủ yếu bởi các điểm hạn về Thủy (tức chết vì nước), vậy mà pháp y khám nghiệm đã kết luận không phải chết đuối vì trong phổi không có nhiều nước. Có thể thủ phạm (nếu có) đã dốc ngược đương số để cho nước trong phổi thoát ra ngoài (như cấp cứu người chết đuối) trước khi pháp y khám nghiệm chăng ?

Ngược lại nếu người này thực sự không chết bởi Thủy thì dĩ nhiên phải chết vì Hỏa bởi vì Thủy quá cường vượng mà Hỏa trong Tứ Trụ quá yếu (chỉ là can tàng phụ) còn ở tuế vận lại không thấy bóng dáng của Hỏa đâu cả nên Hỏa suy cùng kiệt. Ta biết Hỏa đại diện cho hóa chất,....., mà ma túy cũng thuộc hóa chất, vì vậy Whitney Houston chết vì ma túy (bị sốc thuốc) là có thể tin được.

.................................................. .................................................. .

Qua Wikipedia tiếng Việt của Whitney Houston cho ta thấy tiểu sử của nữ ca sĩ này huy hoàng nhất vào các vận Nhâm Tuất và Quý Hợi đúng như dụng thần là Thủy mà "Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" của tôi đã chỉ ra. Điều này là một bằng chứng để chứng minh thêm một lần nữa phương pháp của tôi theo "Vượng Suy Pháp" hay "Dụng Thần thăng bằng" lấy Can đại vận làm trọng là đúng.

Nhưng vì sao vào vận Giáp Tý là vận hỷ thần có Giáp vượng ở đại vận Tý và chi đại vận Tý hợp với 2 Thân trong Tứ Trụ hóa Thủy là dụng thần mà sự nghiệp của người này lại tụt dốc và cuối cùng đã kết thúc bi thảm bằng cái chết như vậy ?

Nói chung ngoài những người theo trường phái của cụ Thiệu (lấy Can đại vận làm trọng) thì hầu như các cao thủ lẫn các đại cao thủ Tử Bình (như Trưởng Lão Hoàng Đại Lục đại diện cho "Cách Cục Pháp", Đoàn Kiến Nghiệp đại diện cho "Manh Phái",....) đều lấy Chi đại vận làm trọng. Điều này dễ dẫn họ đi đến kết luận Thủy phải là kỵ thần (vì vào vận Tý - Thủy nên người này thất bại liên tiếp và kết cục bằng cái chết). Nếu vậy thì họ sẽ giải thích ra sao với vận Quý Hợi có can chi toàn Thủy là kỵ thần mà người này vẫn huy hoàng như vậy ? Chắc là họ cho rằng 10 năm của đại vận này đương số đã sống và biểu diễn ở xa mạc SAHARA ở châu Phi, cho nên kỵ thần Thủy ở đó bị "Bốc Hơi Hết" còn hỷ dụng là Hỏa và Thổ cường vượng (vì xa mạc này ở phương nam lại gần đường xích đạo nên lúc nào cũng nóng ấy mà). Còn vận Nhâm Tuất thì chắc chắn họ cho rằng Tuất là Thổ là hành hỷ dụng thần nên mới đẹp như vậy. Chính vì lấy Chi đại vận làm trọng (ở đây chưa xét đến khả năng xác định Thân vượng hay nhược của họ), cho nên họ đã không thể giải thích được đa số các ví dụ trong thực tế. Chính vì vậy mà họ đã phủ nhận trường phái "Dụng Thần thăng bằng" để đi đến thừa nhận các trường phái khác.

Theo trường phái "Dụng Thần thăng bằng" lấy Can đại vận làm trọng của tôi thì giải đáp câu hỏi ở trên ra sao ? Nếu nhìn qua thì dễ dàng cho rằng đại vận Giáp Tý có chi hóa Thủy là dụng thần còn can Giáp là hỷ thần lại vượng ở đại vận Tý thì đây phải là một vận có nhiều thành công hơn là thất bại nhưng trong thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại. Muốn giải thích điều này thì phải thừa nhận sự vượng suy của tất cả các can chi phải được xác định tại chi lưu niên (tức lấy thái tuế làm "Lệnh Lưu Niên" tương tự như lấy chi tháng làm "Lệnh Tháng" trong Tứ Trụ).

Nếu chấp nhận như vậy thì vận Giáp Tý bắt đầu vào tháng 7/2003.
Các năm Quý Mùi (2003), Giáp Thân (2004), và Ất Dậu (2005), Canh trụ tháng vượng ở lưu niên khắc 3 Giáp ở đại vận, trụ ngày và trụ giờ (đều nhược ở lưu niên), vì vậy 3 Giáp bị tổn thương nên hầu như không có khả năng nhận được sự sinh từ Thủy cục. Điều này dẫn đến Thân đã nhược càng thêm nhược không thể thắng được Tài Quan, vì vậy 3 năm này đương số chỉ vùi mình vào nghiện ngập Ma Túy, sự nghiệp không có gì cả.

Năm Bính Tuất (2006) mặc dù Canh bắt đầu suy nhược ở lưu niên nhưng nó vẫn khắc được 3 Giáp (vì nó được lệnh tháng) và mặc dù lực khắc yếu hơn nhưng bù vào là can lưu niên Bính Hỏa là kỵ thần, cộng thêm Tuất thái tuế hợp chặt Mão trong Tứ Trụ nên Thân coi như bị mất Mão nên Thân đã suy nhược (vì không nhận được sự sinh từ Thủy cục) lại càng thêm nhược. Chính đều này đã dẫn đến sự bại tài (thực tế có thể coi như là phá sản) của Whitney Houston vào năm 2006 (mất quyền sở hữu khu đất ở Atlanta vì phải thế chấp, bán đồ đạc, quần áo, nhạc cụ và nhất là phải bán biệt thự trị giá 5,6 triệu đô la để trả nợ....vào tháng 1/2007 (theo Tử Bình vẫn thuộc năm 2006).

MJKN
20-02-12, 16:35
Nói chung ngoài những người theo trường phái của cụ Thiệu (lấy Can đại vận làm trọng) thì hầu như các cao thủ lẫn các đại cao thủ Tử Bình (như Trưởng Lão Hoàng Đại Lục đại diện cho "Cách Cục Pháp", Đoàn Kiến Nghiệp đại diện cho "Manh Phái",....) đều lấy Chi đại vận làm trọng. Điều này dễ dẫn họ đi đến kết luận Thủy phải là kỵ thần (vì vào vận Tý - Thủy nên người này thất bại liên tiếp và kết cục bằng cái chết).

Manh phái không sử dụng khái niệm "Dụng thần" nên sẽ không xác định Thủy là "Kỵ thần" như bác nói. Hai chữ "Dụng" và "Kỵ" của Manh phái có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Một số VD mà ông ĐKN luận có sử dụng "Dụng thần" là chỉ giành cho những đối tượng đọc sách từ Truyền Thống chuyển sang Manh.

Còn về phần xét đến Đại Vận, Manh phái thường chia 5 năm đầu cho Can và 5 năm sau cho Chi. Đôi lúc, Manh phái có thể chỉ cần dùng Can hoặc dùng Chi để luận cho 10 năm. Vấn đề này linh hoạt, biến hóa tùy vào người luận. Quan trọng người luận phải nắm được chìa khóa của bát tự thì lúc luận Đại Vận khá dễ dàng. Bởi vậy, MJKN đã xem qua một bát tự hành vận Giáp Dần. Giáp vận phát, Dần vận bại. Ngẫm nghĩ ví dụ này sẽ có giá trị với bác VULONG nên MJKN sẽ post sau vậy.

Bát tự của nữ Diva huyền thoại
Khôn:
Quý Mão-Canh Thân-Giáp Thân-Giáp Tuất

Giáp sinh tiết thu, bát tự kim vượng, thủy nhược, Mão xa ... không phải là sinh mộc.
Trước hết, MJKN dùng tượng đoán xem nghề nghiệp. Chi ngày là Thân - Sát. Lệnh tháng cũng là Thân. Mệnh này tố công ở Mão-Thân ám hợp, tố công kiểu này có hiệu suất khá tốt. Quan Sát chủ công việc, ám hợp chế hóa Mão mộc. Khả đổi tượng dùng Mão để xem công việc. Mão cũng là Kiếp - Dương Nhận tức cũng dựa vào Tỷ Kiếp mà sinh công. Nghĩa là dùng bản thân để hoạt động. Quý Mão mang tượng. Trên có Ấn mũ, Sát Ấn tương sinh là chủ danh tiếng. Canh Thân nhất tượng cũng đại biểu rất nhiều tượng về công việc. Chưa biết chọn tượng gì để phán quyết nghề nghiệp. Thấy Thân ám hợp Mão tố công và chủ yếu tố công là Thân ở lệnh tháng. Lệnh tháng đại biểu mẹ. Ngầm hiểu là người này nhờ mẹ hướng dẫn mà tiến đến hoạt động nghề nghiệp. Mẹ bà là ca sĩ. Kết hợp các kết quả từ trước như: dùng bản thân để hoạt động, có danh tiếng, mẹ là ca sĩ, Canh Thân (kim) cũng chỉ về thanh âm. Vậy khả luận người này là ca sĩ. Canh Thân đều là dương kim nên giọng hát theo tượng là khỏe khoắn, vang, có nội lực.
Như vậy, người có cùng bát tự này chưa hẳn đã là ca sĩ mà phải xem nghề nghiệp của mẹ đương số như thế nào, nhưng nghề nghiệp chắc phải mang tượng tương tự thế.

Sinh giờ Giáp Tuất, Giáp cũng chính là nhật chủ ngồi trên Tuất. Tuất là hỏa khố. Tuất làm giòn kim nên Thân sẽ không thích thấy. Mặc dù lực khắc không lớn nhưng đây cũng là nhược điểm của mệnh. Trong Tuất có tàng Tân kim. Mệnh này kim cần. Cho dù là phá Thân và phá Tân đều không nên.
Mão Thân hợp có ý kéo về mệnh chủ. Quý Mão mang tượng. Hàm ý cùng kéo Quý về mệnh. Quý là Ấn lại cùng trụ ngày phát sinh quan hệ nên khả xem thọ tinh. Quý này thích vượng. Hành vận gặp thiên can Nhâm Quý khả nói là tốt.

Công thần ở Thân ám hợp chế Mão. Cho nên,

_ Hành vận sợ gặp Hợi nhất vì Hợi tiết khí Thân, bán hợp Mão làm vượng Mão. Đại vận phản cục.
_ Không thích bị dòn kim. Do 2 Thân nên không sợ Dần.

Bàn từ Nhâm Tuất vận,
_ Nhâm vận hảo, các năm 85 86 87 sự nghiệp phát triển rực rỡ.
_ Tuất vận tồi; Canh Ngọ (90) còn khá vì Canh tức là Thân-công thần đến nhưng mà vẫn bị tai tiếng do Ngọ phá Mão hợp Tuất phá Tân kim. Đến Tân Mùi (91) thì Tân kim hư thấu, Mùi Tuất hình phạt phá hủy Tân kim nên thất bại lớn.

Quý Hợi vận,
_ Quý vận cát; đỉnh cao là Quý Dậu năm, Quý đến, Dậu đến xung Mão.
_ Hợi vận bại, như đã bàn luận ở trên; đại vận phản cục, (98-2002) album bị chỉ trích bởi dư luận, dính scandal nghiện ma túy, kiện cáo với cha đẻ.

Giáp Tý vận,
Giáp chính là nhật chủ đến, Tý chính là thọ tinh. Tý hình Mão nhưng Quý Mão mang tượng. Quý sinh Mão nhưng Tý cũng là Quý lại hình Mão. Thọ tinh đến lại gây phản tượng. Thọ đến rồi.
_Giáp vận; nổi bật là 1/2006 (tức vẫn còn năm Ất Dậu), album bán chạy nhất mọi thời đại – tiền tài và danh tiếng.
_Tý vận; thọ đến rồi.

VULONG
20-02-12, 20:59
Đọc bài viết của MJKN cho thấy MJKN đã không hiểu rõ mục đích và nội dung mà tôi đã viết.

Ở đây tôi chỉ muốn ám chỉ tới Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp... với lý do vì sao trước đây họ đã phủ nhận "Vượng Suy Pháp" tức "Dụng Thần thăng bằng" để cảnh báo tới hàng nghìn người hiện nay (cũng đang trong tình trạng tương tự như vậy) muốn trở thành đệ tử của Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp,... (bằng chứng là có tới hàng nghìn người trong 1 ngày truy cập vào các chủ đề có nội dung là các sách về "Manh Phái" được dịch và đăng ở trang web này).

Qua câu:
"_Giáp vận; nổi bật là 1/2006 (tức vẫn còn năm Ất Dậu), album bán chạy nhất mọi thời đại – tiền tài và danh tiếng".

Chứng tỏ MJKN cũng không khác gì Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp, và các cao thủ khác... tức là chỉ cần biết tháng 1/2006 phát Tài là kết luận luôn 5 năm đầu của vận Giáp Tý đại phát tài (vì 5 năm đầu của đại vận do Giáp đại vận cai quản) và thường đi kèm với kết luận Giáp là hỷ dụng thần hay Cách Cục được thành lập, không bị phá... , còn năm 2012 là hạn chết của đương số nên kết luận luôn là 5 năm sau của vận Giáp Tý phải là kỵ thần hay Cách Cục bị phá... nên mới xẩy ra cái chết (vì 5 năm sau của đại vận do Tý đại vận cai quản).

Nói chung không cứ chỉ có những người như Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp mà ngay cả các ví dụ trong sách "Trích Thiên Tủy" cũng vậy, thường khi vào các vận hạn nặng như chết, lao tù, phá sản thì vận đó có chi mang hành gì thì họ thường kết luận hành đó chính là kỵ thần.

Quả đúng như Vương Khánh đã viết:

"Sư phụ của Sư phụ ... của chúng ta là sách".

MJKN
20-02-12, 22:42
Giáp vận thì bình thường nhưng nhờ có năm Ất Dậu xung khứ Mão nên mới tốt. MJKN luận Thân là công thần nên hỷ hành kim vận. Manh phái không sử dụng cách cục mà chính xác hơn là xem tố công và ý tứ.

Còn vấn đề xem tử vận thì chủ yếu dụng vào thọ tinh. Đây là một phương pháp xem riêng. Cho nên ở phần trên MJKN có luận thọ tinh là Ấn.

Vì cái chết xảy ra tại một năm nào đó mà năm đó đương số vẫn làm ăn phát đạt và tốt về mọi mặt nhưng bỗng dưng qua đời là chuyện thường tình. Nếu chỉ ứng dụng hỷ kỵ thần sẽ không đủ vì nếu như thế thường năm mất đó cũng sẽ là năm rất xấu về tiền tài hay quan chức hay một số mặt nào đó chẳng hạn. Nên phương pháp xem sinh tử là một phương pháp riêng.

VULONG
20-02-12, 23:58
Giáp vận thì bình thường nhưng nhờ có năm Ất Dậu xung khứ Mão nên mới tốt. MJKN luận Thân là công thần nên hỷ hành kim vận. Manh phái không sử dụng cách cục mà chính xác hơn là xem tố công và ý tứ.



Sơ đồ hạn phát Tài tháng Sửu năm Ất Dậu (2005) như sau:

http://farm8.staticflickr.com/7065/6910105187_a2577f6e1e_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/6910105187/)

Tháng Sửu năm Ất Dậu thuộc đại vận Giáp Tý và tiểu vận Đinh Tị.
Vào đại vận Giáp Tý có Tý đại vận hợp với 2 Thân trong Tứ Trụ hóa Thủy.
Tới năm Ất Dậu có :
1 - Canh trụ tháng hợp với Ất lưu niên hóa Kim thành công (vì có lệnh tháng dẫn hóa, nếu không thì Dậu thái tuế cũng trở thành thần dẫn do bị Mão trụ năm xung).
2 - Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra giả thiết :

«Nếu bán hợp hay lục hợp của chi đại vận với ít nhất 2 chi giống nhau trong Tứ Trụ đã hóa cục thì tam hợp hay tam hội của thái tuế với 2 chi giống nhau này mất quyền ưu tiên khi thái tuế bị xung khắc bởi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, khi đó tam hợp hay tam hội này muốn tranh được hợp thì lực hợp của nó phải ít nhất bằng lực hợp của bán hợp hay lục hợp cục này».

Nếu sử dụng giả thiết này thì Mão trụ năm xung Dậu thái tuế nên tam hội Thân Dậu Tuất bị mất quyền được ưu tiên. Do vậy tam hội này muốn phá được bán hợp Thủy thì lực hợp của Dậu với mỗi Thân phải ít nhất là bằng lực hợp của Tý với mỗi Thân. Ta thấy lực của Dậu hợp với mỗi Thân là 9.1/4đv = 2,25đv (vì Dậu thái tuế có 9đv phải hợp với 4 chi gồm 2 Thân, Tuất trong Tứ Trụ và thêm Tị tiểu vận) là nhỏ hơn lực hợp của Tý đại vận với mỗi Thân là 8.1/2 đv = 4đv (vì điểm vượng của Tý tại lưu niên là (10 + 2.7).1/3 đv = 8đv và Tý chỉ hợp với 2 Thân). Do vậy tam hội không phá được Thủy cục.

Rõ ràng Canh trụ tháng đã hợp với Ất lưu niên hóa Kim nên nó không còn khả năng khắc 3 Giáp. 3 Giáp không bị thương tổn sẽ nhận được sự sinh từ Thủy cục nên năm Ất Dậu là một năm đẹp đã phát tài. Cho dù Ất lưu niên hóa Kim nhưng vì Ất chỉ ở trạng thái tử tuyệt ở lưu niên nên điểm thêm của Ất hóa Kim là quá nhỏ (chỉ có 3đv) so với sự mất của Kim bởi 2 Thân trong Tứ Trụ hóa Thủy (tới 14,4đv). Chính vì vậy mà Thân không còn quá nhược so với Quan Sát, nên Mão và Dậu thái tuế xung nhau không còn đáng ngại nữa.

Ở tiểu vận Bính Thìn Thủy cục cũng không bị phá vì lực hợp của Tý với mỗi Thân có 8.1/3 đv = 2,67đv (vì Tý phải hợp thêm với Thìn tiểu vận) vẫn lớn hơn lực hợp của Dậu với mỗi Thân là 2,25đv (vì Dậu vẫn phải hợp với Thìn tiểu vận).

Kết luận năm Ất Dậu là 1 năm đẹp.

Qua đây cho biết hầu như tất cả các trường phái Tử Bình từ cổ tới kim hầu như không hề biết đến khả năng tranh phá hợp của các địa chi này (ở đây chỉ đề cập tới các sách đã được in bán công khai).

MJKN
21-02-12, 00:48
Manh phái có đặc điểm khi luận lực liên kết giữa các địa chi thì chỉ xét: lục hợp, ám hợp, tam hợp, bán tam hợp chứ không luận tam hội hay bán tam hội. Điều này chắc có lẽ do quan điểm "Hợp", "Hội" khác biệt so với truyền thống.


Qua đây cho biết hầu như tất cả các trường phái Tử Bình từ cổ tới kim hầu như không hề biết đến khả năng tranh phá hợp của các địa chi này (ở đây chỉ đề cập tới các sách đã được in bán công khai).

Như vậy, luận điểm này do bác đề xuất mà có được. Hiện nay, MJKN thấy rằng chưa có phái tử bình nào toàn diện nên mới tìm hiểu mỗi phái mỗi ít để góp nhặt điều hay. Hy vọng bác có thêm những sự phát triển mới. MJKN chỉ là bậc hậu bối. Manh phái chỉ mới đọc xong và tạm nắm chắc một số điểm trong cuốn "Sơ cấp", dự định sắp tới sẽ đọc cuốn "Trung cao cấp". Tầm học có hạn nên sống ngày nào cố nghiên cứu ngày ấy mà thôi.

Nhân tiện ở đây, MJKN đưa một ví dụ đã đề cập đến ở bài trên

Bởi vậy, MJKN đã xem qua một bát tự hành vận Giáp Dần. Giáp vận phát, Dần vận bại. Ngẫm nghĩ ví dụ này sẽ có giá trị với bác VULONG nên MJKN sẽ post sau vậy.

Trích vd trong Manh phái sơ cấp,
Càn:
Nhâm Kỷ Quý Tân
Thân Dậu Tỵ Dậu

Phân tích: Bát tự này kim thủy thành thế, muốn dồn hỏa, Dậu kẹp chế Tỵ, chế không sạch được, chính công thần nằm ở Thân kim, là Thân chế Tỵ hỏa, can tọa chi Tỵ hỏa đầu tiên là tài, là ấn chế tài (Tỵ là Bính Canh Mậu). Chế khử tài cùng tài nguyên thần là phát đại tài , mệnh này cũng là cự phú. Tẩu Quý Sửu vận phát cự tài. Quý vận là nhật chủ đúng hạn bắt đầu phát tài, trong Giáp Dần vận Giáp vận phát, Dần vận bại. Giáp vận hợp rồi Kỷ thổ, nguyên cục Kỷ là tì vết, nguyên nhân nguyên cục là kim thủy chế hỏa thổ, trên nguyệt Kỷ thổ không bị chế là kỵ, Kỷ thổ không có chế có mang một tượng, là ấn mang quan mũ, Giáp vận hợp khử Kỷ bất khắc thân, phát, Dần vận xung Thân, hình phạt làm động Tỵ, công thần phá hủy, cho nên bại.

Xem như là chọn lọc để bác có thêm tư liệu vậy.

VULONG
21-02-12, 04:13
Đọc câu: "Tầm học có hạn nên sống ngày nào cố nghiên cứu ngày ấy mà thôi", tôi mới giật mình vì từ trước cứ nghĩ bác còn trẻ. Bây giờ mới biết nên tôi thật sự khâm phục bác, vì với tôi không dám tự vỗ ngực chứ nghiên cứu toán lý hay Tử Bình truyền thống mấy tiếng liền vẫn OK nhưng chỉ cần đọc mấy trang về "Manh Phái" là đầu nhức liền đành phải ngừng lại.

Ví dụ bác đưa ra ở trên tôi không thể xác định được lần lượt 10 năm trong đại vận Giáp Dần có can chi là gì nên không thể luận được vì sao vận Giáp thì phát còn sang vận Dần thì bại. Cách luận theo can chi đại vận của "Manh Phái" hoàn toàn giống với cách luận hành vận của cuốn "Trích Tiên Tủy" mặc dù phần lý thuyết họ nói "Lấy Phương của đại vận làm trọng".

Thân chào.

MJKN
21-02-12, 09:54
Tuổi tác trên mạng ảo đâu phải vấn đề lớn. Ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể nghĩ như vậy, khi thực sự đam mê thì việc quyết định cống hiến 20-30 năm để theo đuổi là chuyện thường tình. MJKN chắc chắn nhỏ tuổi hơn bác.

Hác tiên sinh luôn dặn dò các đệ tử rằng phải luôn lấy Trích Thiên Tủy làm gốc. Đến bây giờ, giới học thuật Trung Hoa vẫn chưa xác định cụ thể được Trích Thiên Tủy là của Manh hay Truyền Thống.

MJKN góp nhặt từ điểm hay của mỗi phương pháp nên phương pháp của bác VULONG thì cũng từng giành thời gian đọc hết phần Sơ -Trung cấp. Đôi lời góp ý thì cũng nhân tiện nói ra:

_ Về phần tương sinh tương khắc giữa các thiên can thì bác nên chia thành 2 loại:
Đồng tính là cùng dương hay cùng âm khắc nhau. Do đồng tính nên lực khắc hoặc sinh sẽ lớn.
Dị tính là hai can khác tính nhau (âm-dương) tương sinh tương khắc với nhau nên lực sinh khắc kém hơn loại kể trên.
Còn về phần hơn kém bao nhiêu % thì chắc bác phải sử dụng phương pháp của mình tính toán xem sao. MJKN ước chừng lực sinh hay khắc dị tính so với đồng tính tầm 60%.

_ Không biết MJKN đọc có thiếu sót hay nhớ nhầm (đọc qua pp tính điểm hạn cũng tầm hơn 1 năm) thì bác chưa đề cấp đến chuyện phản khắc. Giả như khi mộc quá vượng thì sẽ đổi ngược lại khắc kim, khi đó mộc là chủ khắc.

_ MJKN cũng góp nhặt được đoạn sau. Bác thử xem liệu có thể bổ sung cho pptđh hay không? Lục xung của địa chi được phân thành ba loại như sau:
(1) Thực thực tương xung: tức là khi trong mệnh cục tương cận hai chi hoặc là chữ trong mệnh cục làm nảy sinh tương xung với đại vận và lưu niên thì thực và thực tương xung với nhau. Khi hai thần đã có sự tương xung thì hai bên tương xung đều bị giảm lực, bên gần nguyệt lệnh thì giảm lực ít, còn đối phương thì giảm lực nhiều, ngoài ra bên vượng tương thì giảm lực ít, bên suy nhược thì giảm lực nhiều.
(2) Hư thực tương xung: tức là khi hai chữ của đại vận và lưu niên xung khắc nhau, một chữ là tồn tại trong mệnh cục, còn một chữ không tồn tại trong mệnh cục, khi có sự tương khắc thì gọi là hư thực tương xung. Đối với hai bên tương xung này thì bên nào có chữ tồn tại trong mệnh cục, tức là chữ thực thì phải chịu tổn thương, là bị áp chế, còn bên nào có chữ không tồn tại trong mệnh cục, tức là chữ hư thì được tăng lực.
(3) Hư hư tương xung: tức là hai chữ của đại vận và lưu niên tương xung với nhau, trong đó thì hai chữ tương xung này đều không tồn tại trong mệnh cục, do đó gọi là hư hư tương xung, khi đó thì hai bên tương xung đều được tăng lực.

dinhman_kt
21-02-12, 18:47
MJKN ghiền Manh Phái chưa vậy...ha..ha...Nghe bạn bình luận sắc sảo quá chừng...Chúc mừng chúc mừng...

MJKN
21-02-12, 20:19
Nghiện rồi dinhman_kt à ... Sắp tới MJKN sẽ đọc cuốn Trung-Cao cấp. Sau đó thì chắc phải đánh sang sân của Hoàng Đại Lục để học thêm cái hay :611d7: . Hy vọng gặp được kỳ duyên như bác VULONG để có thể đề xuất một vài phương pháp khác.

vanduc123
21-02-12, 20:40
Dạo qua diễn đàn thấy mọi người tranh luận xôm ghê.Xin dẫn một câu
:"Mọi con đường đều dẫn đến La mã ", và xin dẫn thêm câu nữa "Biển
học là mênh mông mà sự hiểu biết của bản thân ta có giới hạn''. Và xin dẫn thêm một câu nữa bổ trợ cho câu trên : '' Không có gốc làm sao có ngọn"Thế mà trên diễn đàn nầy có những người khẩu khí quá lớn cho rằng trong mệnh lý tử bình con đưòng mình tìm ra là đúng ,khẩu ngôn lớn tiếng đi chỉ trích người khác .Mà tại sao? Tại sao? Tại vận mệnh của nữ ca sĩ lừng danh Whitney Houston lại phải đặt ra luỡng vấn đề là nguyên nhân cái chết do thuỷ hoặc do hoả vậy,và tại saokhông dám suy đoán đương thời khi nhân vật còn sống về "Điểm hạn '' (Tử hạn ) .Hay là sợ khẩu nạn như Đoàn lão sư vậy .
Thế mới biết bản lĩnh con người cũng chỉ đến 'Cuốn thêo chiều gió mà th:108:ôi

VULONG
22-02-12, 05:43
Dạo qua diễn đàn thấy mọi người tranh luận xôm ghê.Xin dẫn một câu
:"Mọi con đường đều dẫn đến La mã ", và xin dẫn thêm câu nữa "Biển
học là mênh mông mà sự hiểu biết của bản thân ta có giới hạn''. Và xin dẫn thêm một câu nữa bổ trợ cho câu trên : '' Không có gốc làm sao có ngọn"Thế mà trên diễn đàn nầy có những người khẩu khí quá lớn cho rằng trong mệnh lý tử bình con đưòng mình tìm ra là đúng ,khẩu ngôn lớn tiếng đi chỉ trích người khác .Mà tại sao? Tại sao? Tại vận mệnh của nữ ca sĩ lừng danh Whitney Houston lại phải đặt ra luỡng vấn đề là nguyên nhân cái chết do thuỷ hoặc do hoả vậy,và tại saokhông dám suy đoán đương thời khi nhân vật còn sống về "Điểm hạn '' (Tử hạn ) .Hay là sợ khẩu nạn như Đoàn lão sư vậy .
Thế mới biết bản lĩnh con người cũng chỉ đến 'Cuốn thêo chiều gió mà th:108:ôi

Xin ông bạn hãy đọc lại "Lời Nói Đầu" của cuốn sách của tôi có tựa đề "Giải Mã Tứ Trụ" ở chủ đề "Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người" trong mục "Tử Bình - Bát Tự" bên trang web "Diễn Đàn Lý Học Đông Phương". Sau đó ông bạn hãy thắc mắc, phê phán hay thậm trí chửi rủa cũng được, tôi sẽ trả lời.

MJKN
22-02-12, 19:19
Điều bác VULONG đang chứng minh những sai sót của các phái khác cũng chỉ một quá trình nằm trong phép biện chứng "Mâu thuẫn để phát triển". Có thể cách tranh luận của bác ấy có thể gây phản cảm với một số người nhưng nếu bỏ qua cái TÔI của bản thân mỗi người để nhận xét thì những thành tựu đó đáng được gọi là một công trình trí tuệ.

VULONG
23-02-12, 19:23
Điều bác VULONG đang chứng minh những sai sót của các phái khác cũng chỉ một quá trình nằm trong phép biện chứng "Mâu thuẫn để phát triển". Có thể cách tranh luận của bác ấy có thể gây phản cảm với một số người nhưng nếu bỏ qua cái TÔI của bản thân mỗi người để nhận xét thì những thành tựu đó đáng được gọi là một công trình trí tuệ.

Cám ơn bác có những lời nhận xét, đánh giá về công trình nghiên cứu của tôi.

Nhìn lại lịch sử phát triển của môn Tử Bình thì thấy cách đây quãng trên nghìn năm gì đó người ta chỉ biết lấy trụ năm để dự đoán vận mệnh của con người. Rồi sau đó, chắc cách nay cũng gần nghìn năm người ta mới phát hiện ra phải lấy trụ ngày để dự đoán thay cho lấy trụ năm thì chính xác hơn. Trong thời kỳ này người ta mới đưa ra các khái niện Cách cục và dụng thần của Tứ Trụ nhưng 2 khái niệm này vẫn chưa rõ ràng nên người ta vẫn chỉ coi như là một. Do vậy khi nói đến cách cục là họ cho rằng nó cũng chính là dụng thần. Rồi tới nay theo trường phái hiện đại người ta đã phân biệt rõ 2 khái niệm này là hoàn toàn khác nhau mà nội dung của nó đã được Vương Khánh đúc rút bằng 4 câu bất hủ:

"1 - Cách cục là tác dụng của trời đất ảnh hưởng đến sự phú quí bần tiện của con người.
2 - Vượng suy trung hòa là sự lưu chuyển của ngũ hành ảnh hưởng đến sự cát hung họa phúc của con người.
3 - Sinh khắc chế hóa hình xung hợp hại phá là phương thức tác dụng của bát tự.
4 - Thập thần ngũ hành là kẻ phát ngôn cho các sự kiện trong đời người.
(Vương Khánh)"

(Nhưng đáng tiếc Vương Khánh vẫn cho cách cục và dụng thần là 1).

Thường thì một lý thuyết mới muốn tồn tại được thì nó không những phải thay thế được các lý thuyết trước đó đồng thời nó phải giải quyết được các cái mà các lý thuyết trước đang bị bế tắc, cũng như nó phải chứng minh được những sai lầm, thiếu sót của các lý thuyết trước. Cho nên lý thuyết của tôi muốn tồn tại cũng phải thỏa mãn các đòi hỏi này. Tất cả các bài luận của tôi từ trước tới nay trên các trang web mục đích cũng không ngoài để thỏa mãn các điều này.

Hiện giờ tất cả phần lý thuyết chính của tôi đã được công bố với chủ đề “Lớp học Tứ Trụ sơ, trung và cao cấp cho tất cả mọi người“ trong mục “Tử Bình – Bát Tự“ bên trang web “Diễn Đàn Lý Học Đông Phương“, vì vậy tôi đang mong chờ các bài phản biện của mọi người về lý thuyết của tôi như tôi vẫn phản biện lý thuết của các cuốn sách khác như “Trích Thiên Tủy“ của Nhâm Thiết Thiều; “Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa“ của Hoàng Đại Lục, “Mệnh Lý Trân Bảo Giảng Nghĩa“ của Đoàn Kiến Nghiệp…

Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp…. khi phản biện lý thuyết của các cuốn sách Kinh Điển như “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Lạc Ngô, “Trích Thiên Tủy“ của Nhâm thiết Thiều, “Dự Đoán Theo Tứ Trụ“ của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa… đều kèm theo các lời chê bai các tác giả này, thì với tôi khi phản biện lý thuyết của Hoàng Đại Lục và Đoàn Kiến Nghiệp… cũng có các lời chê bài thì có gì là lạ khi mà tôi chứng minh được họ sai (vì họ có khiêm tốn đâu mà tôi phải khiêm tốn với họ). Cái lạ là cái mà một số người không thể chứng minh được những bài phản biện hay lý thuyết của tôi là sai lại chê bai tôi mà thôi.

VULONG
25-02-12, 04:05
Tuổi tác trên mạng ảo đâu phải vấn đề lớn. Ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể nghĩ như vậy, khi thực sự đam mê thì việc quyết định cống hiến 20-30 năm để theo đuổi là chuyện thường tình. MJKN chắc chắn nhỏ tuổi hơn bác.

Hác tiên sinh luôn dặn dò các đệ tử rằng phải luôn lấy Trích Thiên Tủy làm gốc. Đến bây giờ, giới học thuật Trung Hoa vẫn chưa xác định cụ thể được Trích Thiên Tủy là của Manh hay Truyền Thống.

MJKN góp nhặt từ điểm hay của mỗi phương pháp nên phương pháp của bác VULONG thì cũng từng giành thời gian đọc hết phần Sơ -Trung cấp. Đôi lời góp ý thì cũng nhân tiện nói ra:

_ Về phần tương sinh tương khắc giữa các thiên can thì bác nên chia thành 2 loại:
Đồng tính là cùng dương hay cùng âm khắc nhau. Do đồng tính nên lực khắc hoặc sinh sẽ lớn.
Dị tính là hai can khác tính nhau (âm-dương) tương sinh tương khắc với nhau nên lực sinh khắc kém hơn loại kể trên.
Còn về phần hơn kém bao nhiêu % thì chắc bác phải sử dụng phương pháp của mình tính toán xem sao. MJKN ước chừng lực sinh hay khắc dị tính so với đồng tính tầm 60%.

Phần này tôi đã nói trong "Bài 19 : Điểm hạn và khả năng của thiên can". Khắc khác tính âm dương giảm 50%.

_ Không biết MJKN đọc có thiếu sót hay nhớ nhầm (đọc qua pp tính điểm hạn cũng tầm hơn 1 năm) thì bác chưa đề cấp đến chuyện phản khắc. Giả như khi mộc quá vượng thì sẽ đổi ngược lại khắc kim, khi đó mộc là chủ khắc.

Điều này tôi đã giải quyết xong trong "Bài 24 : Điểm kỵ vượng và tính lại điểm vượng trong vùng tâm", với khái niệm hành kỵ vượng và điểm kỵ vượng".

_ MJKN cũng góp nhặt được đoạn sau. Bác thử xem liệu có thể bổ sung cho pptđh hay không? Lục xung của địa chi được phân thành ba loại như sau:
(1) Thực thực tương xung: tức là khi trong mệnh cục tương cận hai chi hoặc là chữ trong mệnh cục làm nảy sinh tương xung với đại vận và lưu niên thì thực và thực tương xung với nhau. Khi hai thần đã có sự tương xung thì hai bên tương xung đều bị giảm lực, bên gần nguyệt lệnh thì giảm lực ít, còn đối phương thì giảm lực nhiều, ngoài ra bên vượng tương thì giảm lực ít, bên suy nhược thì giảm lực nhiều.
(2) Hư thực tương xung: tức là khi hai chữ của đại vận và lưu niên xung khắc nhau, một chữ là tồn tại trong mệnh cục, còn một chữ không tồn tại trong mệnh cục, khi có sự tương khắc thì gọi là hư thực tương xung. Đối với hai bên tương xung này thì bên nào có chữ tồn tại trong mệnh cục, tức là chữ thực thì phải chịu tổn thương, là bị áp chế, còn bên nào có chữ không tồn tại trong mệnh cục, tức là chữ hư thì được tăng lực.
(3) Hư hư tương xung: tức là hai chữ của đại vận và lưu niên tương xung với nhau, trong đó thì hai chữ tương xung này đều không tồn tại trong mệnh cục, do đó gọi là hư hư tương xung, khi đó thì hai bên tương xung đều được tăng lực.

3 điều này tôi đã giải quyết xong trong "Bài 20 : Điểm hạn và khả năng của địa chi".



Cám ơn bác đã quan tâm và hy vọng nhận được tiếp các ý kiến góp ý của bác.