PDA

View Full Version : Tình người và vụ án nguyễn tường vân



hoa mai
03-06-12, 22:51
TÌNH NGƯỜI VÀ VỤ ÁN NGUYỄN TƯỜNG VÂN
05/12/2005

Bài này đã khá lâu, nay xem lại...... theo các bạn liệu xử tử hình treo cổ dã man có nên dẹp bỏ???


http://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-22-mum.jpg
bà Kim Loan được nhân viên Sứ Quán Úc dìu đi sau khi thăm viếng con trai của mình

Khi quý vị đọc bài này có lẽ số phận của thanh niên Nguyễn Tường Vân đã được quyết định. Trong khoảng một tháng qua báo chí và các cơ quan truyền thanh không ngớt đề cập đến vụ án làm chấn động dư luận của Úc. Một thanh niên trẻ tuổi người Úc gốc Việt bị lên án tử hình bằng cách treo cổ. Một hình phạt man rợ trong thời đại mới.



Theo báo chí, hình phạt này man rợ ở chỗ chính quyền tính toán bằng cách cân đo tử tội cũng như độ dài của chiếc dây thòng lọng phải làm sao để cho tử tội chịu đau đớn trước khi về bên kia thế giới. Một số nước vẫn thi hành án tử hình như nước Mỹ. Tuy nhiên, những chính quyền ở đây đã dùng những phương cách để kết thúc nhanh chóng mạng sống của tử tội khiến họ bớt đau đớn, ví dụ như chích thuốc thay vì lên ghế điện như cũ.

Trong thời gian dài trước ngày hành hình Nguyễn Tường Vân vào ngày thứ sáu mùng 2 tháng 12 năm 2005, báo chí đã tường thuật những cố gắng của chính phủ và các nhân vật nổi tiếng của Úc. Về phía chính quyền liên bang Thủ Tướng John Howard và Ngoại Trưởng Alexander Downer đều đã có những cố gắng can thiệp với chính phủ Singapore để yêu cầu tha hình phạt treo cổ cho Nguyễn Tường Vân. Thủ Tướng John Howard đích thân gặp Thủ Tướng Singapore và có một cuộc hội kiến với ông về vấn đề này. Ông Downer tất nhiên cũng đã tiếp xúc với Ngoại Trưởng Singapore.
Về phía đối lập Lãnh tụ Kim Beazley đưa ra kiến nghị và được quốc hội ủng hộ kêu gọi chính quyền Singapore ngưng án tử hình.

Chín ngày trước ngày hành hình, Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang Victoria đích thân bay sang Singapore và gặp Bộ Trưởng Tư Pháp tại đây. Ông đại diện cho chính quyền Victoria yêu cầu chính quyền Singapore xét lại án tử hình.

Hai cựu Thủ Tướng Lao Động là ông Bob Hawk và ông Gogh Whitlam lên tiếng xin chính phủ Singapore tha chết cho Nguyễn Tường Vân.

Là người Việt Nam cùng quê hương với Nguyễn Tường Vân chúng ta không khỏi cảm động khi thấy chính quyền cũng như những khuôn mặt chính trị lớn của Úc đã vì tình người, vì lòng nhân đạo kêu gọi chính phủ Singapore xét lại bản án.

Theo thiển ý, đây là lần đầu tiên báo chí Úc khi đề cập đến một cá nhân phạm pháp gốc Việt là Nguyễn Tường Vân đã không đem cộng đồng Việt Nam ra để bôi lọ, chỉ trích. Trái lại, các báo tại Úc khi đề cập đến Nguyễn Tường Vân đều mô tả anh bằng một cụm từ rất hòa đồng là “Người Úc trẻ tuổi Nguyễn Tường Vân”. Một tờ báo vẫn bị coi là tờ lá cải như tờ Daily Telegraph cũng gọi Nguyễn Tường Vân bằng những chữ “Young Australian”.

Là người đã sống ở Úc 24 năm nay, tôi thấy đây là lần đầu tiên báo chí Uùc dùng chữ đề cập đến một thanh niên Việt Nam phạm pháp với từ “Young Australian”. Đó là một bước tiến dài so với thời gian khoảng trên mười năm trước đây khi tôi còn làm việc với Bộ Cảnh Sát tại Ty Cảnh Sát Cabramatta. Thời đó, những vụ giết người, đâm chém, bắn súng giữa cộng đồng chúng ta bị báo chí bêu riếu. Tất cả những tờ báo xuất bản tại Sydney chỉ nói tới người Úc gốc Việt là người Việt - Vietnamese. Thời đó không có những chữ dễ thương như “Young Australian” để nói về những thanh niên phạm pháp gốc Việt.

Tấm lòng bao dung của những người Úc còn thể hiện trong thái độ của các giáo sư, học giả, luật gia, đặc biệt là vị Giáo Sư chuyên về Luật Quốc Tế tại đại học Sydney. Ông đã khẩn khoản yêu cầu chính phủ Úc đưa vấn đề Nguyễn Tường Vân bị xử treo cổ ra trước Tòa Án Quốc Tế. Giáo sư cho biết nếu chính phủ thực hiện điều này, Tòa Án Quốc Tế có thể ra án lệnh tạm ngưng việc thi hành án tử hình. Ông và một đồng nghiệp khác đã tích cực kêu gọi chính phủ thực hiện việc này.

Đại diện cho những luật gia, ký giả, và những người trí thức Úc đầy lòng nhân đạo là một bài báo của ký giả luật gia Richard Ackland, người chuyên viết về luật pháp cho tờ báo lớn tại Sydney là tờ The Sydney Morning Herald.

Theo nhà bỉnh bút Ackland, Thủ Tướng John Howard và chính phủ của ông đã không có những phản ứng mạnh mẽ trong vụ Nguyễn Tường Vân. Theo ký giả này đáng lẽ chính phủ phải đưa ra một bản tuyên bố với lời lẽ mạnh mẽ lên án việc treo cổ Nguyễn Tường Vân. Chính phủ phải bày tỏ lập trường rõ ràng cho rằng việc xử án bằng cách treo cổ là một việc không văn minh - uncivilized, không chấp nhận được - intolerable, dã man - brutish. Chính phủ cần nhấn mạnh với chính quyền Singapore rằng nếu chính quyền Singapore nhất định treo cổ Nguyễn Tường Vân thì người Úc rất bất bình.

Ký giả Ackland lấy làm tiếc vì chính phủ John Howard đã không có bản tuyên bố với lời lẽ mạnh mẽ như trên.

Điều ông trách cứ thứ hai là chính phủ đã vội vàng gạt bỏ đề nghị đưa Singapore ra trước Tòa Án Quốc Tế. Thủ Tướng John Howard, Ngoại Trưởng Alexander Downer và cả Bộ Trưởng Tư Pháp Liên Bang Phillip Ruddock bác bỏ việc Úc đưa Singapore ra Tòa Án Quốc Tế mà không xem xét gì tới những ý kiến của các luật gia chuyên về luật pháp quốc tế. Ký giả Ackland cũng trong bài báo nói trên đã đưa ra lý do tại sao ông Howard và chính phủ của ông đã không có những biện pháp mạnh như đa số luật gia và các nhà trí thức mong muốn. Đó là ông vẫn sợ rằng có một số khá lớn cử tri bầu cho ông là những người ủng hộ án tử hình. Thật vậy, vào tháng 8 năm 2003, theo ký giả Ackland thì ông Howard đã đề nghị phải có một cuộc tranh luận về án tử hình. Ông nói: “Tôi biết có nhiều người Úc tin tưởng rằng án tử hình là thích hợp, án tử hình không có tính cách mọi rợ, không có tính cách trả thù.” Họ là những người tin rằng nếu anh kết thúc mạng sống của một người khác với chủ ý thì luật công bằng đòi anh phải trả giá bằng đời sống của anh.

Lúc đó, những cuộc thăm dò cho thấy khoảng một phần tư những người bầu cho ông Howard muốn có án tử hình.

Cũng vào thời điểm đó, ông Howard đã từng tuyên bố: “Tôi tôn trọng sự kiện là có nhiều người muốn có án tử hình. Nhiều người thân cận của tôi muốn có án tử hình.” (I respect the fact that a lot of people are in favour of the death penalty, a lot of people who are close to me are in favour of the death penalty). Tiêu biểu cho những người được gọi là gần gũi với ông Howard và muốn có án tử hình là Dân Biểu Tây Úc Wilson Tuckey - ông này đã phản đối kiến nghị của Lãnh Tụ Đối Lập Kim Beazley xin tha chết cho tử tội Nguyễn Tường Vân. Tại Quốc Hội Liên Bang ông phát biểu rằng nước Úc không nên can thiệp vào chủ quyền của Singapore. Ông nói Nguyễn Tường Vân khi buôn bạch phiến đã không chú ý đến đời sống của những người khác. Với số lượng bạch phiến trong người, theo ông Tuckey, Nguyễn Tường Vân có thể làm hại hàng ngàn mạng sống. Có lẽ ông theo con tính của chính phủ Singapore. Chính phủ này cho rằng với số lượng gần 400g bạch phiến, Nguyễn Tường Vân có thể gây nguy hại cho 26,000 người. Vì thế, họ cho rằng tội phạm có tích cách vô cùng nghiêm trọng và phải xử tử hình bằng cách treo cổ để làm gương.

Là người Việt Nam, tất nhiên chúng ta muốn mọi người Úc lên tiếng cũng như giúp đỡ để người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tường Vân thoát án tử hình. Tuy nhiên, nước Úc là một xứ dân chủ, chúng ta cũng phải chấp nhận có nhiều tiếng nói và khuynh hướng khác nhau. Những nhà trí thức Úc, những nghệ sĩ, hoạ sĩ không hài lòng với những cố gắng của chính phủ. Tiêu biểu là một họa sĩ hí hoạ nổi tiếng Alan Moir vào ngày thứ bảy 26 tháng 11 năm 2005 đã vẽ một bức hí hoạ. Ông vẽ một cô gái sắp sửa đi du lịch nước ngoài. Cô được người bố khuyên đủ thứ: “nào là con cần phải cẩn thận không được mang dùm những xách tay của người lạ, con phải chích ngừa cúm gà, con phải... "

Những tấm lòng như họa sĩ Alan Moir, ký giả Richard Ackland, Bộ Trưởng Tư Pháp Victoria, cựu Thủ Tướng Lao Động Bob Hawk là những bột sơn đẹp vẽ nên bức tranh đa văn hóa đầy tình người của xã hội Úc hiện nay.
Ls. Trần Hữu Trung

hoa mai
03-06-12, 22:53
(Con người có thói quen mau quên. Mặc dù đã có bản án tử hình thi hành hai năm trước tại Singapore đối với NTVân, thời gian gần đây vẫn còn nhiều người VN từ Úc về VN và qua Úc mang theo bạch phiến bằng cách bỏ vào bịch cao su nuốt vào bụng và bị bắt quả tang tại các phi trường. Bài viết này là bài học thiết thực cho những ai nhắm mắt đưa chân muốn làm giàu bằng con đường phi pháp!).


Người Xứ Vạn



Chuyện gì đến đã đến! Chẳng ai cứu được mạng Vân, dẫu cho có những thế lực quyền uy nhất trên trái đất này van xin cũng chẳng ăn thua gì. Nguyễn Tường Vân đã bị treo cổ và chết tại nhà tù Chiangi Prison ở Singapore vào lúc 6 giờ sáng sớm thứ sáu ngày 2/12/05 (tức 8 giờ sáng ở Úc), trước Lễ Giáng sinh 23 ngày. Em đã về với tiểu thiên thần, về với các “little angels” như điều em mơ ước trước khi từ giã cõi đời ô trọc này!
Trong lá thư não lòng cuối cùng từ nhà tù Chiangi gửi ra, em viết “Con mãn nguyện và chờ sẵn giờ ra đi ngay lúc này. Con thật sự tin tưởng vào ý Chúa đã định sẵn cho con thực hiện một nhiệm vụ nào đó… và bây giờ hầu như đã hoàn tất kế hoạch của Ngài. Chúa đang dọn sẵn các tiểu thiên thần chào đón và chơi với con khi con về với Ngài”. Em Vân đã không quên nói về niềm đau phải vĩnh viễn xa người Mẹ thân yêu và thú nhận rằng chính sự yếu đuối của mình đã giết chết mình! Lá thư này được viết sau khi có tin đơn ân xá của em đã bị chính quyền Singapore bác bỏ hồi cuối tháng 10 vừa qua.



Nguyễn Tường Vân bị bắt về tội mang 396g bạch phiến (tương đương 26,000 lần chích) qua ngã phi trường Singapore hồi tháng 12/2002. Em cho biết làm việc này là để trả món nợ nần pháp lý cho luật sư của người anh em song sinh là Khoa, cũng can tội liên quan đến ma túy trước đó cũng như bạo hành. Chính quyền Singapore không cho phép bất cứ ai, kể cả bạn bè, gia đình thân thuộc và luật sư chứng kiến cuộc hành quyết. Thân nhân của em chỉ có thể thăm bằng cách nhìn qua khung cửa kính để an ủi nhau. Ngay cả lời yêu cầu rất nhỏ nhoi của bà Kim, Mẹ của Vân, cho gặp tận mặt đứa con để ôm hôn nó vào lòng lần chót cũng đã bị từ khước. Chỉ có một ân huệ duy nhất đã ban cho hai mẹ con, bà chỉ được nắm lấy bàn tay con giã từ qua khung cửa kính. Một nỗi an ủi cuối cùng cho Vân là có hai người bạn gái thân thương cũng đi theo cuộc hành trình này, đó là Bronwyn Lew và Kelly Ng., những người giúp mở rộng chiến dịch Reach Out với bàn tay đưa ra nhưng không thành công.



Tất cả mọi vận động về pháp lý và ngoại giao nhằm cứu mạng Vân đã cạn kiệt. Chưa bao giờ trong lịch sử nước Úc và cả ngoài nước lại có một cuộc vận động nhân đạo lớn lao đến thế. Từ các lãnh tụ chính quyền Úc như cựu Tổng Toàn quyền Úc Sir Dean William, như Thủ tướng John Howard, cố Thủ tướng Whitlam, Bob Hawke, cho đến các bộ trưởng Ngoại giao, bộ trưởng Tư pháp liên bang và tiểu bang, cho đến Giáo hội Công giáo mà Đức giáo hoàng là đại diện cùng các Giám mục Úc, cho đến các vị Dân biểu và Nghị sĩ thuộc các đảng ở quốc hội, kể cả cộng đồng người Việt ở Úc, Hội ân xá quốc tế v.v.., tất cả đều đã lên tiếng và đã rơi vào tai điếc của chính quyền Singapore. Riêng Nữ Hoàng Anh thì bà từ chối khéo vì lý do phải thông qua nội các. Có lẽ bà không muốn dính líu vào chuyện trần thế!



Những vận động ráo riết của phát ngôn viên ngoại giao phe đối lập Kevin Rudd kêu gọi thủ tướng Úc đưa vấn đề này ra ở Hội nghị Lãnh tụ các nước trong khối Thịnh Vượng chung ở Malta cũng chẳng đi tới đâu. Chính phủ liên bang không thể đưa vụ này ra kiện ở Tòa án Công lý Quốc tế vì chính quyền Singapore không thừa nhận phán quyết của Tòa này. Thủ tướng John Howard cũng đã bác bỏ viêäc nên có “một phút im lặng” trên toàn quốc để truy điệu vong linh của Vân vào giờ hành quyết. Tuy nhiên một số người có cảm tình với số phận của Vân thì họ đã đốt những ngọn nến nhỏ tạo thành hình một ngọn nến lớn trước bãi cỏ của tòa nhà Quốc hội ở Canberra để cầu nguyện và tiễn đưa linh hồn Vân về cõi vĩnh hằng.



Chưa hết, con tin được cứu sống nổi tiếng tại Iraq là ông Douglas Wood cũng đã lên tiếng kêu gọi dân Úc nên tiếp tục chiến dịch khoan hồng. Ông nói “Dân Úc đã cùng nhau hiệp lực để cứu tôi ra khỏi cảnh chết chóc thì nay hãy một lần nữa bằng mọi cách phải ngăn cản việc xảy ra thảm cảnh này”. Thật ra giữa ông Wood và Vân thì hai đối tượng này khác nhau. Một người thì làm điều lợi cho nước Úc, người kia thì ngược lại nên khó thể so sánh tương đương. Thủ tướng Tân Tây Lan bà Helen Clark cũng đã đưa ra lời kêu gọi không chính thức đối với thủ tướng Singapore nhưng dường như cũng chỉ là “nuớc đổ lá môn”. Riêng luật sư của Vân là trạng sư tài ba Lex Lasry, QC cũng phải lắc đầu mặc dù ông ta đã tung những đòn phép cuối cùng để cứu mạng Vân nhưng thảy đều thất bại.



Trong lá thư gửi đến Tổng thống Singapore S.R. Nathan, em Vân đã ghi lại sự sám hối con người mình như thế nào kể từ khi bị bắt hồi tháng 12/2002. Vân viết “Tôi cảm thấy vô cùng ân hận và đau buồn khi nghĩ đến gia đình các nạn nhân bị liên lụy vào việc dùng ma túy…”. Vân không than trách ai mà chỉ tự trách mình, chính sự yếu đuối đã giết chết em. Em viết tiếp “Tôi chấp nhận trách nhiệm về việc mình làm…”. Ngồi trong tù cô độc, em đếm chuỗi ngày dài bằng màu mực cạn khô của cây bút Big. Em nói về nỗi đau thương nhớ người thân, đặc biệt là nhớ Mẹ em viết “Nỗi đau vắng Mẹ nhức buốt hơn bất cứ nhục hình nào em đã chịu…”.



Vân là người tử tù quá đổi quen thuộc trong các bạn tù nhưng em nhất định không cho bạn tù biết ngày hành quyết của mình để họ khỏi lo lắng. Ở trong tù, người gần gũi duy nhất với em là Chúa. Chúa và niềm tin là lẽ sống duy nhất trong những ngày dài ở đó. Trong lá thư viết cho bạn bè trước khi đơn xin ân xá bị bác, Vân tỏ bày “Niềm tin vào Thiên Chúa và ân sủng vô biên của Ngài đã chiếu sáng trong tôi và giữ cho tôi được sống, đặc biệt trong những giờ phút đen tối nhất của đời mình”.



Trước khi chết, Vân sẽ không còn nhìn thấy lại ánh nắng ban ngày cũng như không được hít thở không khí trong lành nữa. Em bị nhốt vào cái phòng nhỏ vuông vắn 3mx3m trong khu vực an ninh tối đa với một toilet và một chiếc chiếu để ngủ, phòng không có giường nhưng có một cái xô để rửa ráy và đặc ân có một máy truyền hình. Kể từ lúc đó, đời sống còn lại của Vân hoàn toàn bị viên cai ngục điều khiển. Mỗi ngày thân nhân chỉ được phép một giờ thăm viếng nhưng không được phép gần gũi nhau, tất cả đều ngăn cách bởi tấm kính. Những ngày cuối là những ngày đầy nước mắt nhưng bạn bè cố đổi buồn thành vui bằng những chuyện tếu và nụ cười. Cha tuyên úy của Vân là Gregoire Văn Giang cho biết hiện giờ “tinh thần và đức tin của Vân rất mạnh” để sẵn sàng ra đi.



Khi đồng hồ gõ đúng 6 tiếng vào chiều Thứ Năm ngày 1/12 thì Vân được thò tay ra nắm tay Mẹ lần cuối giữa hai bên khung cửa kính để nói lời giã biệt tới Mẹ và Khoa. Đây là giờ phút cuối cùng em được phép liên lạc với thế giới bên ngoài. Sau đó, gia đình thân nhân kể cả luật sư của em sẽ phải đi ra khỏi nhà tù Changi. Tuy luật lệ và định chế khắt khe áp đặt sẵn của nhà tù nhưng theo truyền thống thì luật lệ này sẽ dễ dãi đôi chút vào những ngày cuối. Trước ngày hành quyết một ngày, Vân, nay 25 tuổi, sẽ nhận được một chút tiền của chính phủ Singapore để mua thức ăn chọn sẵn hoặc take away food (mà trước đây thường phải chia chung với các bạn tù). Thêm vào đó, có chút xa xỉ là được cấp cho một ly cà phê thật bự (ly nhựa) để nhấp nháp suốt ngày cho đến khi hết thì thôi. Cũng trong ngày cuối này, Vân sẽ được đưa ra từ căn phòng nhỏ xíu của nhà tù ra phòng ngoài để thợ chụp hình đến chụp tấm ảnh cuối cùng làm quà “kỷ niệm” cho gia đình. Chỗ tử hình Vân cách phòng giam em chỉ có vài thước.



Theo phong tục lạ lùng của nhà tù dành cho tử tội, Vân được phép thay bộ quần vàng với chiếc áo trắng mang số tù nhân C85604 để mặc bộ đồ mới mà Mẹ mang cho em để chụp hình. Vân sẽ cố gắng nhoẻn miệng cười trước ống kính của phó nhòm khi anh ta đứng dựa lưng vào tường và chụp đủ 13 kiểu khác nhau. Khi cuộc hành quyết đã thực hiện xong và tử thi của Vân được trao trả cho gia đình mang về lại Úc, nhà tù sẽ trao cho Mẹ của Vân 13 tấm ảnh này như món quà cuối cùng của chính phủ Singapore!

hoa mai
03-06-12, 22:54
Trước ngày hành quyết, viên cai ngục sẽ thực tập cách treo cổ tử tội bằng những bịch cát có trọng lượng ngang với sức nặng của Vân. Người thủ phủ trước đây là Darshan Singh, 74 tuổi với thành tích treo cổ trên 850 người trong suốt 46 năm qua đã bị thay thế vì tông tích của ông ta đã bị tiết lộ. Thành tích kỷ lục nhất của ông này là có một lần treo cổ 18 người trong một ngày. Người thay thế có thể được “nhập cảng” từ Mã lai nơi mà Sinpapore có mối quan hệ tốt. Vân là tử tội đầu tiên không bị xử tử bởi ông già này. Mỗi lần xử tử ông kiếm được $312 Úc kim và nay thì ông già tuyên bố “Tôi cảm thấy sung sướng” khi không làm công việc này đối với Vân. Nhưng người thay thế ông ta sau khi quàng sợi giây thòng lọng vào cổ Vân sẽ nói lời an ủi cuối cùng “Tôi sắp gửi bạn đi về một nơi tốt đẹp hơn là cõi đời này. Cầu xin Thượng Đế chúc phúc cho bạn”. Người tử tội sẽ đứng trên tấm ván cửa, giây thòng lọng vòng quanh cổ, khi người thủ phủ kéo cánh cửa giật ra để lộ khoảng trống dưới chân, người tử tội rơi xuống cõi chết 2 thước, lúc đó giây thòng lọng tự động siết chặt cổ.



Thời gian mất từ 15 đến 20 giây, người tử tội bị gãy cổ, bất tỉnh vì thiếu dưỡng khí, phẩn và nước tiểu văng vãi tứ tung. Cái cổ bị kéo dài ra từ 25-50mm, bộ óc bị chết ngay sau đó chừng 6 phút và toàn thân bị chết trong vòng 15 phút.



Thường thì chỉ có viên cai tù và một bác sĩ khám nghiệm là có mặt tại cuộc hành quyết. Sau đó chừng 3 tiếng đồng hồ thì thi thể được giao lại cho gia đình mang về Úc an táng.



Tưởng cũng nên biết án tử hình về tội buôn lâu bạch phiến gần như rất phổ thông ở các nước Đông Nam Á.



Tại Việt Nam, mang 100g bạch phiến hoặc 5kg á phiện bị tội tử hình; Ấn độ, toa trữ bạch phiến có thể bị tù từ 10 đến 20 năm hoặc tử hình nếu đã bị tội trước đây; tại Lào trên 500gam bị xử tử; Thái lan bị tử hình nếu sở hữu chủ bạch phiến; Singapore và Mã lai mang trên 15gam bị xử tử; tại Nam dương cũng y hệt Thái lan; Samoa và Tân Tây lan đã bỏ án tử hình từ năm 2004, Fiji mang trên 100gam nặng nhất là 14 năm tù ở; Phi luật tân trên 10gam bị tử hình; Trung cộng trên 50gam sẽ bị tội chết; Hồng kông chỉ bị tù chung thân và phạt $870,000 không có án tử hình. Úc cũng đã bãi bỏ án tử hình từ 1973.



Trong lịch sử treo cổ, người bị xử tử không chết là John Smith ở Anh vào mùa Giáng sinh năm 1705. Anh ta diễn tả sau khi đã được cứu sống lại “khi thân thể tôi rớt xuống thì một nỗi đau kinh hoàng dội ngược từ thân lên tới óc, tôi thấy một tia sáng như điện chớp lóe ra khỏi mắt và tôi mất hết cảm giác đau đớn. Sau khi tôi được mang xuống thì sự đau đớn kinh hoàng tràn ngập trở lại trong thân thể tôi. Lúc đó tôi mong được chết phứt đi cho rồi”.



Tại Mã lai, luật tử hình rất “bình đẳng”, không phân biệt quốc tịch, chủng tộc hoặc màu da. Đó là lời của quan tòa Mohammed Abdullah khi ông ta xử tử hình hai bị can người Úc là Kevin Barlow và Brian Chambers về tội buôn bạch phiến năm 1985. Cả hai người này mang trong người chỉ có 180gam bạch phiến, đã bị treo cổ năm 1986. 7 năm sau đó, lại một người Úc khác là Michael McAuliff đã bị xử tử tại nhà tù Kajang gần thủ đô Kuala Lumpua với số bạch phiến là 141.7gam. Đó là năm 1993. Hình như tuổi trẻ người Úc sinh sau đẻ muộn không hề thấy các gương này. Và bây giờ tử tội mới nhất là Nguyễn Tường Vân. Khổ thay, đó là người Úc gốc VN! Chưa hết, tại VN hiện nay còn có hai tử tội khác người Úc gốc VN là Nguyễn văn Chinh và Mai công Thanh cũng đang chờ bị xử tử vì tội buôn lậu bạch phiến. Chinh mang 1kg bạch phiến và đơn xin ân xá đã bị bác. Còn Thanh mang tới 1.7kg bạch phiến và đơn xin ân xá đang chờ được cứu xét. Tại Nam dương, trong số 9 người bị bắt vì tội buôn bạch phiến đang chờ ngày ra tòa cũng có một người trẻ VN, đó là Nguyễn Đức Thanh, cũng có thể bị xử tội nặng.



Khi người viết gõ những giòng chữ này thì giờ hành quyết đã trôi qua và đã được các hãng thông tấn xác nhận cái chết của Vân. Tại giáo xứ nơi em ở, nhà thờ St Ignatius ở Richmond đã có tổ chức buổi lễ cầu hồn với nhiều cư dân trong vùng đã tham dự lễ thắp nến. Họ cầu nguyện và đã khóc. Vài trăm người đã tụ tập nơi đây cùng với sự hiện diện của con tin người Úc tại Iraq ông Douglas Wood. Tại Martin Place ở Sydney đã trổi lên 25 tiếng phèng la tượng trưng cho 25 năm ngắn ngủi đời Vân. Đám đông tụ tập và cầu nguyện trong yên lặng. Nhiều người đã đặt nhiều tràng hoa vàng ở phía dưới tấm chân dung của Vân để tỏ lòng cảm mến. Tại Canberra, một lễ cầu nguyện đã diễn ra ngay trước tòa nhà Cao ủy Singapore với những cánh hoa hồng vứt đầy trên bãi cỏ trước mặt. Những người tụ tập đã mang băng tay màu vàng tượng trưng cho sự phản đối án tử hình. Nhiều người mang biểu ngữ lên án chính quyền Singapore với sự canh giữ an ninh thật chặt chẽ. Cũng nơi đây, Thánh đường St Christopher cũng đãrung lên 25 tiếng chuông để tưởng niệm 25 năm tuổi đời non trẻ của Vân bất chợt bị đứt ngang.



Nguyễn Tường Vân đã bị treo cổ trước hừng đông. Bên ngoài thân nhân và bạn bè của Vân đã đến tiễn đưa em lần cuối cùng. Họ đã mặc đồ màu đen và làm lễ cầu nguyện ngay bên ngoài nhà tù Changi. Anh em song sinh của Vân là Khoa thì mặc đồ màu trắng. Cuộc hành quyết này đã mang lại những phản ứng khác nhau từ nhiều phía trong và ngoài chính quyền Úc. Bộ trưởng Tư pháp Philip Ruddock lên án đây là hành động man ri mọi rợ. Thủ tướng Úc ông John Howard lên tiếng rằng việc thi hành án tử hình này sẽ làm ảnh hưởng quan hệ song phương giữa Singapore và Úc.



Từ cái chết đau thương của em Nguyễn Tường Vân, chúng ta đã thấy những gì và hãy cùng nhau rút ra một bài học gì để cái chết của em không trở nên vô ích?



- Chính quyền và người dân Úc nói chung đã thể hiện một tấm lòng đoàn kết và nhân hậu bao la. Mặc dù tội nhân là một người Việt tỵ nạn, dân tộc này đã đối xử hết sức bình đẳng với tất cả mọi công dân của họ không phân biệt chủng tộc, gốc gác, màu da… trong cuộc vận động và tranh đấu để cứu mạng Vân và chống lại bản án tử hình:



- Những luật sư của Vân như các ông Julian McMahon và Lex Lasry đã thể hiện tinh thần làm việc với lòng nhân đạo vô biên vượt trên vấn đề nghề nghiệp khi hai ông đã lo lắng từng bước một cho nạn nhân cũng như gia đình nạn nhân đến giờ phút cuối cùng không hề bỏ cuộc;



- Tuổi trẻ Việt tại Úc nói chung nên nhìn vào gương của Vân để tránh làm những điều gì có hại cho chính mình, cho gia đình mình, cho con người và đất nước mình đang cư ngụ bằng cách sống lương thiện, làm việc chăm chỉ và học hành đến nơi đến chốn để làm vui lòng cha mẹ. Nếu không, người chết đã yên mồ yên mả mà thân nhân còn sống thì phải chịu sự đau khổ đến muôn đời, đó là điều hết sức đau lòng!;



- Là bậc phụ huynh, chúng ta nên hết sức chú tâm trong việc dạy dỗ con cái nên người. Chúng ta không nên thờ ơ hoặc tiêu cực trong mọi hành động của con cái để rồi khi sự việc không hay xảy ra chúng ta cũng sẽ trở thành nạn nhân của chúng và phải gánh chịu mọi hậu quả khôn lường của những hành động ấy. Nếu chúng ta sợ hãi hay gặp khó khăn trong gia đình không thể tự giải quyết lấy thì cũng nên cho cộng đồng, cho xã hội một cơ hội để giáo huấn chúng nên người. Đừng để mặc tình chúng muốn làm gì thì làm, có khi sẽ trở nên quá muộn. Chúng sẽ trả một giá rất đắt và chúng ta sẽ phải chịu một đời ân hận!



Và cuối cùng, trước cái chết đau thương và vô nghĩa của em Nguyễn Tường Vân, người viết xin có lời chia buồn cùng gia đình và cầu nguyện cho em được sớm về với nước Chúa an bình đời đời. Nơi ấy em sẽ được các tiểu thiên thần chào đón và rong chơi như em đã mơ ước trong lá thư lần cuối./

hoa mai
03-06-12, 22:55
Đúng vào dịp vụ án Nguyễn Tường Vân thu hút sự chú ý của quốc tế, một sự kiện khác đã gây chấn động Singapore. Viên đao phủ duy nhất của Singapore - vốn từ bao lâu nay sống trong bóng tối - lần đầu tiên tháo bỏ chiếc mặt nạ của mình. “Viên đao phủ của quốc gia” tên là Darshan Singh năm nay 74 tuổi. Ông này không những bộc bạch về cuộc đời của một đao phủ, mà còn cho nhật báo Australian chụp một tấm ảnh cho thấy, ông ta rất hãnh diện với công việc của mình. Trong khi các luật sư của Australia cố gắng xin ân xá cho Nguyễn Tường Vân thì Darshan Singh mô tả với báo chí một cách chi tiết những sự “tinh tế” trong nghề nghiệp của ông ta.


Darshan Singh luôn luôn coi nghề đao phủ là “bánh mì và bơ”, là công việc số phận đã định trước cho ông ta, vì đơn giản là “Tôi không biết một nghề gì khác!”. Ông ta không hề cảm nhận thấy sự hận thù hoặc công lý khi hành sự, mà chỉ nghĩ đến việc làm sao cho “khách hàng” của ông ta ít bị đau đớn khi sang thế giới bên kia.

Darshan Singh khởi đầu sự nghiệp đao phủ của mình bằng cây gậy. Hồi còn trẻ, ông ta được giao xử phạt bọn tội phạm bằng gậy. Cứ mỗi một hèo, Darshan Singh được thù lao 50 cent. Do hăng hái nên ông ta đã sớm được cử sang thi hành án tử hình. Cách đây 46 năm, Darshan Singh lần đầu tiên được thi hành án treo cổ (tại Singapore án tử hình được thi hành bằng cách treo cổ). “Sự tinh tế” của một đao phủ theo như Darshan Singh nói, là làm sao cho kẻ tử tội không bị quá đau đớn vì ngạt thở.

Cho đến nay, Darshan Singh đã thi hành hơn 850 án tử hình bằng cách treo cổ - một con số cực lớn nếu so sánh với 1.000 án tử hình nước Mỹ đã thi hành kể từ khi án tử hình được áp dụng trở lại ở Mỹ từ năm 1976 đến nay. Trong tất cả các vụ xử án đó bao giờ Darshan Singh cũng nói câu: “Ta gửi ngươi đến một thế giới tốt đẹp hơn thế giới này. Thượng đế phù hộ cho ngươi”.

Mỗi một vụ thi hành án tử hình, Darshan Singh được trả một khoản tiền tương đương với 200 euro. Để xứng đáng với khoản tiền đó, ông ta hành nghề một cách rất kỹ càng và cẩn thận cân từng tử tội. Cân nặng của tử tội được ông ta đối chiếu với bảng chuẩn của Bộ Nội vụ Anh từ năm 1913 để tính chiều dài cần thiết của cái thòng lọng treo cổ người đó. Darshan Singh giải thích: “Nếu thòng lọng quá dài thì tử tội khi bị treo cổ sẽ giãy giụa như gà trên dây chuyền trong lò mổ ấy!”.

Theo lời Darshan Singh thì không ít lần ông ta làm bạn với những người ông ta sắp treo cổ. Thậm chí có một tử tội còn nhờ ông ta cắt tóc trước khi bị hành hình. Tuy nhiên, những cảm xúc như vậy cũng không ngăn được ông ta đã có lần chỉ trong một ngày treo cổ 18 người trong ba đợt, mỗi đợt treo cổ đồng thời 3 người. Đó là các phạm nhân trong vụ bạo loạn ở một nhà tù Singapore năm 1936 đã giết chết 4 quản giáo.

Tuy là đao phủ duy nhất của Singapore hành nghề từ gần nửa thế kỷ nay, nhưng Darshan Singh đã làm chính quyền Singapore tức giận vì ông ta đã huênh hoang với báo chí về nghề đao phủ của mình. Và thế là Darshan Singh không được phép thi hành án tử hình đối với Nguyễn Tường Vân nữa. Báo chí nói rằng, người ta đã phải mời một đao phủ từ Malaysia sang để treo cổ Nguyễn Tường Vân

hoa mai
03-06-12, 23:01
http://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-11.jpghttp://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-tangle2.jpg

Nguyễn Tường Vân và người em song sinh Nguyễn Tường Khoa

http://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-28-tuongniem.jpg

http://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-31-cauhon.jpg

http://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-32-body.jpg

http://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-33-mum.jpghttp://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-tangle.jpg

Người mẹ

http://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-30-body.jpg

http://www.quangduc.com/tanman/92nguyentuongvan-28-tangle-3.jpg

Cali Today News – Chỉ còn một vài giờ nữa, tử tội Nguyễn Tường Vân sẽ bị treo cổ chết tại khám đường Singapore. Mọi nỗ lực của rất nhiều người đã kết thúc bằng tuyệt vọng. Nhật báo Cali Today sẽ cập nhật liên tục trong ngày về vụ treo cổ tử tội Nguyễn Tường Vân. Mời qúy vị trở lại bản tin này nhiêàu lâàn trong ngày để đọc thêm tin mới nhất.

Một bài báo viết về những giây phút cuối cùng của tử tội Nguyễn Tường Văn được đăng trên tờ Advertiser tại Úc, mà chúng tôi xin đọc lại cho quý vị nghe để biết rõ về những giây phút này. Bài báo của phóng viên Edith Bevin viết rằng Nguyễn Tường Văn là thanh niên người Úc gốc Việt 25 tuổi sẽ sống những ngày cuối đời của anh ta trong một căn phòng dài 3 thước, rộng 3 thước ở khu được canh gác cẩn mật nhất tại nhà tù Changi. Tử tù mang số 85604 sẽ không được phép ra ngoài dù để cho dễ thở hay tập thể dục. Các nhân viên giám thị sẽ canh chừng anh ta từng phút một. Họ giám sát và chỉ thì từng hành động và cử chỉ của người tử tù. Phạm nhân chỉ còn được có một yêu cầu cuối cùng đó là bữa ăn ân huệ. Ngay cả các món ăn tử tù muốn được hưởng cuối đời cũng bị giới hạn vì số tiền dành cho các phạm nhân cũng có giới hạn. Văn bây giờ sống trong trại biệt giam trong đó có một bồn vệ sinh và một tấm trải để ngủ, không có gường và ngay cả một sô nước để dùng. Thêm vào đó vì là tử tù chờ ngày lên giàn treo cổ, trong phòng biệt giam của Văn có một máy truyền hình. Các phòng tù khác không được hưởng ưu tiên này.

Trong tuần vừa qua, thân nhân của Văn được phép đến thăm mỗi ngày 1 giờ. Vào 3 ngày cuối thời gian thăm được dài hơn. Nhưng chỉ được nhìn nhau qua bức tường kính, không được ôm, chẳng được hôn mà ngay cả đến nắm tay cũng không được.

Ngay cả mẹ của tử tù từ Úc sang thăm con cũng chẳng còn được chạm đến thân thể của người con bà nữa. Tuy vậy thân nhân cho biết rằng: những lần gặp gỡ phần nhiều là khóc nhưng cũng có tiếng cười, nói chuyện tếu, đặc biệt giữa người anh em sinh đôi là Khoa và Văn.

Hai anh em đã không gặp nhau từ ngày Văn bị bắt tại Singapore vào tháng 12 năm 2002. Văn bị bắt khi chuyến bay của anh ta từ Campuchia về Melbourne dừng tại Singapore 4 tiếng rưỡi. 396 g bạch phiến đã được tìm thấy trong túi đeo lưng và được dán vào lưng của Văn. Phạm nhân sau đó đã khai rằng anh ta phải làm như vậy để có tiền trả cho bọn chủ nợ đã cho Khoa mượn tiền để đánh bài. Bọn này đe dọa sẽ giết hết cả gia đình. Khoa cũng đã bị tù 9 tháng tại Úc và cho biết rằng anh ta đã thay đổi cuộc sống từ ngày Văn bị kết án tử hình. Nhờ bản án của Văn mà Khoa đã có đủ sức mạnh để thay đổi. khoa bỏ học từ năm lớp 11 nói anh sẽ trở lại đi học để vào đại học. Trong tuần này Văn cũng sẽ có một số nhân viên nhà tù tới thăm. Họ tới để cân và đo chiều cao của Văn hầu có thể tính toán đúng chiều cao của đài treo cổ và cỡ dây phải dùng để hành quyết phạm nhân. Tuyên úy nhà tù của Văn là linh mục Gregoire Van Giang cho biết Văn đã sẵn sàng để chấp nhận cái chết. Đức tin của Văn rất mạnh, tinh thần của anh ta cao và rất vui. Công chúng Úc không muốn Văn phải chết. Hàng ngàn người đã ký thỉnh nguyện thơ yêu cầu thủ tướng Singapore ân xá cho Văn. tuần này bộ trưởng Tư Pháp Victoria ông Rob Hulls đã bay sang Singapore để xin ân xá cho Văn. Ông Hulls lần đầu tiên đã nói lên ý nguyện của nhiều người là họ không tin rằng Văn sẽ bị tử hình cho đến ngày chính quyền Singapore chính thức thông báo. Trong hiến pháp của Singapore có điều khoản cho phép thủ tướng được ân xá cho các tử tù. Nhưng điều này xem ra khó thể xảy ra.........

lypm
08-06-12, 23:52
Đúng là
Tề gia trị quốc bình thiên hạ
Phá gia bại quốc dân tàn tạ

hoa mai
15-06-12, 08:10
Đúng là
Tề gia trị quốc bình thiên hạ
Phá gia bại quốc dân tàn tạ
Hổ thẹn hổ thẹn.....



Người ngoại quốc còn thương dân Việt,
Đồng bào nhau....sao chém giết nhau???
Chữ Nhân nay biến thành Đao
Có ai biết được vì sao.........? :20::20::20: