PDA

View Full Version : Thấu Địa Kỳ Môn



VinhL
29-07-12, 15:03
Chào các bạn,
Theo lời đề nghị của Trang Chủ HKLS, tiểu sinh xin mở mục "Thấu Địa Kỳ Môn" này để chúng ta có cơ hội học hỏi lẫn nhau, cùng nhau nghiên cứu và đàm luận một phương pháp cao cấp trong phái Tam Hợp Phong Thủy.

Môn "Thấu Địa Kỳ Môn" này kết hợp Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Hào, 28 Tú Thất Ngươn Cầm Thất Chính vào 60 Long Thấu Địa để tìm các phương vị về Tử Phụ Tài Quan Huynh, Lộc Mã Quý Nhân, Tứ Kiết (Nhật Nguyệt Kim Thủy trong Thất Chánh), Tam Kỳ Bát Môn. Thật là một môn độc đáo.

Trong quyển "La Kinh Thấu Giải" có nói đến các phần này, nhưng thật sự mà nói, rất ít ai thấu triệt được, bỡi gì kiến thức cơ bản quan trọng để diễn bày các cục chính là Kỳ Môn.

Tiểu sinh củng đang nghiên cứu học hỏi môn này, tuy rằng sách vỡ chỉ nói đến sự ứng dụng trong Âm Trạch, nhưng cấu trúc của nó căn cứ vào các môn đã được ứng dụng rộng rãi không chỉ ở Phong Thủy, như Quẻ Lục Hào, Cầm Độn (28 Tú), Kỳ Môn, vv...
vì vậy tiểu sinh thiết nghỉ khi chúng ta đã thấu triệt các nguyên lý của nó, thì có thể nghiên cứu ứng dụng vào Dương Trạch.

Mục này, tiểu sinh sẻ đăng các bài học, để chúng ta cùng học.
Về phần hỏi đáp, đàm luận thảo luận, mong các bạn vào mục "Thấu Địa Kỳ Môn - Thảo Luận".

Cổ nhân có câu "Học Thầy không tày học bạn", mong rằng các bạn coi tiểu sinh như một người bạn, cung học lẫn nhau, không cần kiên cử kính nể gì cả, như vậy không khí sẻ vui vẻ, dể chịu, học một biết 10. hihihihihihi

VinhL
30-07-12, 05:03
Trước hết chúng ta bắt đầu từ căn bản nhé.
Can và Chi
Trong Kỳ Môn 9 Thiên Tinh bày theo Can, và 8 Cửa bày theo Chi.
Cổ nhân gọi Kỳ Môn Độn Giáp bởi gì Can có 10 mà chỉ thấy có 9, 6 con giáp đều ẩn tàng (độn) tại 6 con nghi, cho nên gọi là Độn Giáp vậy.

10 thiên can: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý.
Ất Bính Đinh: gọi là Tam Kỳ
Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý: gọi là Lục Nghi
Giáp thì ẩn vào 6 nghi như sau:

Giáp Tý ẩn tại nghi (Can) Mậu
Giáp Tuất ẩn tại nghi Kỷ
Giáp Thân ẩn tại nghi Canh
Giáp Ngọ ẩn tại nghi Tân
Giáp Thìn ẩn tại nghi Nhâm
Giáp Dần ẩn tại nghi Quý

10 Can kết hợp với 12 Chi cho ta 60 Hoa Giáp:
Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu
Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi
Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ
Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão
Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu
Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi

60 Hoa Giáp Can Chi có 6 con Giáp đứng đầu. Mỗi Giáp có 10 Can Chi, nên gọi là 1 tuần (tuần Giáp), con Giáp đứng đầu gọi là Tuần Đầu.

Như Ất Hợi thì thuộc Giáp Tuất, cho nên Tuần Đầu của Ất Hợi là Giáp Tuất vậy.
Như Nhâm Tý thì thuộc Giáp Thìn, cho nên Tuần Đầu của Nhâm Tý là Giáp Thìn.

Cách tính Tuần Đầu của Can Chi.
Khi ta muốn tìm tuần đầu của một cập Can Chi nào đó, ta bắt đầu từ Can Chi đó đếm đến Can Quý, sau đó bỏ hai Chi, Chi tới chính là con Giáp Tuần Đầu.

Như tìm Tuần Đầu cho Mậu Thân, ta đếm Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, đây là Can Quý, Can chi tới là Giáp Dần, và Ất Mão bỏ, ta lấy chi Thìn tức là Giáp Thìn. Tuần đầu của Mậu Thân là Giáp Thìn.

Tìm Tuần đầu cho Ất Hợi, ta đếm Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, đây là Can Quý, bỏ hai can chi tới (Giáp Thân, Ất Dậu), sau đó là chi Tuất, vậy Giáp Tuất là tuần đầu của Ất Hợi.

Trong 10 Can, thì can lẻ tức là Giáp Bính Mậu Canh Nhâm là dương, can chẳn Ất Đinh Kỷ Tân Quý là âm.
Tương tự trong 12 chi, thì chi lẻ là Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất là dương, chi chẳn là Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi là âm.

Trong 60 Hoa Giáp, Can Chi kết hợp dương can và dương chi, âm can và âm chi, không có trường hợp âm dương lẫn lộn.

VinhL
31-07-12, 10:03
Chào các bạn,
Chúng ta đã biết qua Tuần Đầu (bài trước), nay chúng ta nói đến Phù Đầu.
Theo thời gia Kỳ Môn, túc dùng Can Chi giờ để bày quẻ Kỳ Môn thì 60 giờ can chi là một nguyên.
Một ngày theo âm lịch thì có 12 giờ can chi, như vậy 5 ngày có tổng cộng 60.
Tam nguyên tức có 180 giờ, tức 15 ngày. 5 ngày còn gọi là một hầu.
Một nằm có 24 tiết khí, theo âm lịch thì lấy 360 làm móc (dĩ nhiên thiếu đi 5 ngày mấy nên có năm phải nhuận 1 tháng). 360 ngày chia 24 tiết khí, cho nên mỗi tiết khí có 15 ngày (dĩ nhiên củng chỉ là móc, gì thực tế tiết khí có khi đến sớm hoặc đến muộn nên ky môn mới có phép siêu thần tiếp khí và phép nhuận).

180 giờ (can chi) chia làm tam nguyên, Thượng nguyên, Trung nguyên, và Hạ nguyên, mỗi nguyên 60 giờ (hoặc can chi).

Như vậy 5 ngày là một nguyên, nếu ta lấy móc Giáp Tý khởi thượng nguyên, thì sau 5 ngày (60 giờ), sẻ là trung nguyên Kỷ Tỵ, lại sau 5 ngày (60 giờ) nửa là Hạ nguyên Giáp Tuất.

Nếu ta tuần tự đi hết 60 can chi, thì ta sẻ có bản sau:

ThNguyên Giáp Tý, TrNguyên Kỷ Tỵ, HạNguyên Giáp Tuất
ThNguyên Kỷ Mão, TrNguyên Giáp Thân, HạNguyên Kỷ Sửu
ThNguyên Giáp Ngọ, TrNguyên Kỷ Hợi, HạNguyên Giáp Thìn
ThNguyên Kỷ Dậu, TrNguyên Giáp Dần, HạNguyên Kỷ Mùi
ThNguyên GiápTý, . . .

Sau đó sẻ lập lại y vậy. Tù sự liệt kê trên, ta thấy rằng:
Thượng nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Trung nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi
Hạ nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Bài trước ta biết Tuần Đầu đều khởi Giáp (1 tuần 10 ngày, hay Can Chi, từ Giáp đến Quý)
Nhưng Phù Đầu là ám chỉ đến 5 ngày 60 giờ, để biết ngày đó thuộc Thượng Trung hay Hạ nguyên của tiết khí, vì một tiết khí có 15 ngày, tức 3 hầu, củng là thượng trung hạ nguyên 60x3 = 180 giờ Can Chi.

Thí dụ như Nhâm Tuất
Theo phép tính nhẫm Tuần Đầu thì
Nhâm Tuất, Quý Hợi, bỏ Giáp Tý, Ất Sửu, tới chi Dần, như vậy Nhâm Tuất có Tuần Đầu là Giáp Dần, vậy Phù Đầu là gì?
Từ Giáp Dần, ta đếm, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, ta thấy đếm qua can Kỷ, đây chính là Phù Đầu.
Ta thấu rằng Kỷ kết hợp với Thìn Tuất Sửu Mùi, tức ta biết Nhâm Tuất thuộc về Hạ Nguyên của tiết khí vậy.

Thí dụ Mậu Tý
Theo phép tính nhẫm thì
Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, bỏ Giáp Ngọ, Ất Mùi, chi kế là Thân, vậy Mậu Tý thuộc tuần Giáp Thân (tức Tuần Đầu là Giáp Thân), vậy Phù Đầu là gì?
Ta lại khởi Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, ta thấy rằng không có can Kỷ nào tức Giáp Thân củng chính là Phù Đầu vậy. Tức là Giáp Thần vừa là Tuần Đầu, vừa là Phù Đầu.
Giáp Kỷ kết hợp với Tý Ngọ Mão Dậu thuộc về Thượng Nguyên, như vậy ta biết Mậu Tý nằm trong Thượng nguyên của tiết khí.

Phép tìm Phù Đầu
Khởi từ Tuần Đầu đếm tới Can Chi, nếu qua can Kỷ thì đây là Phù đâu, nếu không đi qua Kỷ thì Giáp củng chính là Phù đâu.
Sau đó xem Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu là Thượng nguyên, nếu kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi, thì là Trung nguyên, kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì là Hạ nguyên.

Theo phép khởi Trường sinh, thì Dần Thân Tỵ Hợi đều là chở khởi Trường Sinh, nên còn được gọi là Tứ Sinh,
Tý Ngọ Mão Dậu đều là nơi Đế Vượng nên còn được gọi là Tứ Vượng, Thìn Tuất Sửu Mùi đều là nơi Mộ nên còn được gọi là Tứ Mộ.
Theo 4 mùa, thì mỗi mùa có 3 tháng, tháng đầu của mùa thì gọi là Mạnh, giữa mùa thì gọi là Trọng, cuối mùa thì gọi là Quý. Mùa xuân bắt đầu tiết Lập Xuân tháng giêng Kiến Dần, qua Dần Mão Thìn 3 tháng thì tới mùa Hạ, tháng Tỵ Ngọ Mùi, lại tới mùa Thu tháng Thân Dậu Tuất, và mùa Đông tháng Hợi Tý Sửu.
Như vậy:
Xuân: Dần, Mão, Thìn
Hạ: Tỵ, Ngọ, Mùi
Thu: Thân, Dậu, Tuất
Đông: Hợi, Tý, Sửu
Vì vậy cho nên
Dần Thân Tỵ Hợi còn được gọi là Tứ Mạnh
Tý Ngọ Mão Dậu còn được gọi là Tứ Trọng
Thìn Tuất Sửu Mùi còn được gọi là Tứ Quý.

VinhL
01-08-12, 14:27
Chào các bạn,
Hôm nay chúng ta bàn đến Tiết Khí nhé.
Nhưng trước khi đề, xin nhắc các bạn rằng:
Khi tính xem Can Chi ngày thuộc Thượng Trung Hạ Nguyên của Tiết Khí thì chỉ lấy Phù Đầu mà tính, không phải lấy Tuần Đầu. Dĩ nhiên có rất nhiều Tuần Đầu của Can Chi củng chính là Phù Đầu, trường hợp này chính là 5 ngày đầu của một tuần Giáp (tại chưa tới Kỷ, nên Tuần Đầu Giáp củng chính là Phù Đầu). 5 ngày sau của tuần Giáp thì có can Kỷ là Phù Đầu.

Ta biết trái đất xoay quanh mặt trời, 1 vòng 360 độ là 1 năm. Đem 360 / 24 = 15 độ.
Cho nên mỗi tiết khí là 15 kinh độ mặt trời (Sun Longitude)
Tiết khí căn cứ vào kinh độ của mặt trời cho nên các điểm móc này không thay đổi, tức là tiết Lập Xuân thì lúc nào củng là 315 kinh độ mặt trời.
Tiết khí âm lịch bắt đầu từ tiết Đông Chí.
Dưới đây là bản liệt kê tiết khí, kinh độ mặt trời, và các ngày Dương Lịch mà tiết khí thường bắt đầu.

Đông Chí (Winter Solstice), 270 độ, 22 Tháng 12 DL
Tiểu Hàn, 285 độ, 6 Tháng 1 DL
Đại Hàn, 300 độ, 10 Tháng 1 DL
Lập Xuân, 315 độ, 4 Tháng 2 DL
Vũ Thũy, 330 độ, 19 Tháng 2 DL
Kinh Chập 345 độ, 6 Tháng 3 DL
Xuân Phân (Spring Equinox), 0 độ, 21 Tháng 3
Thanh Minh, 15 độ, 5 Tháng 4 DL
Cốc Vũ, 30 độ, 20 Tháng 4 DL
Lập Hạ, 45 độ, 6 Tháng 5 DL
Tiểu Mãn, 60 độ, 21 Tháng 5 DL
Mang Chủng, 75 độ, 6 Tháng 6 DL
Hạ Chí (Summer Solstice), 90 độ, 21 Tháng 6 DL
Tiểu Thử, 105 độ, 7 Tháng 7 DL
Đại Thử, 120 độ, 23 Tháng 7 DL
Lập Thu, 135 độ, 8 Tháng 8 DL
Xử Thử, 150 độ, 23 Tháng 8 DL
Bạch Lộ, 165 độ, 8 Tháng 9 DL
Thu Phân (Autum Equinox), 180 độ, 23 Tháng 9 DL
Hàn Lộ, 195 độ, 8 Tháng 10 DL
Sương Giáng, 210 độ, 24 Tháng 10 DL
Lập Đông, 225 độ, 8 Tháng 11 DL
Tiểu Tuyết, 240 độ, 22 Tháng 11 DL
Đại Tuyết, 255 độ, 7 Tháng 12 DL

Tại sao điểm Xuân Phân lại cho là 0 độ?
Điểm Xuân Phân chính là điểm giao nhau của vòng Hoàng Đạo và Xích Đạo.

Thật ra 24 Tiết Khí, bao gồm 12 Tiết và 12 Khí (còn gọi là Trung Khí, tức khí giữa hai tiết).
Lấy Lập Xuân là mốc của Tiết, ta thấy rằng các kinh độ mặt trời có đuôi 5 đều là Tiết và các kinh độ có đuôi 0 đề là Khí hay Trung Khí.
Vì vậy ta sẻ thấy các sách cổ liệt kê như sau:

Tháng 1 kiến Dần, tiết Lập Xuân, khí Vũ Thủy
Tháng 2 kiến Mão, tiết Kinh Chập, khí Xuân Phân
Tháng 3 kiến Thìn, tiết Thanh Minh, khí Cốc Vũ
Tháng 4 kiến Tỵ, tiết Lập Hạ, khí Tiểu Mãn
Tháng 5 kiến Ngọ, tiết Mang Chủng, khí Hạ Chí
Tháng 6 kiến Mùi, tiết Tiểu Thử, khí Đại Thử
Tháng 7 kiến Thân, tiết Lập Thu, khí Xử Thử
Tháng 8 kiến Dậu, tiết Bạch Lộ, khí Thu Phân
Tháng 9 kiến Tuất, tiết Hàn Lộ, khí Sương Giáng
Tháng 10 kiến Hợi, tiết Lập Đông, khí Tiểu Tuyết
Tháng 11 kiến Tý, tiết Đại Tuyết, khí Đông Chí
Tháng 12 kiến Sửu, tiết Tiểu Hàn, khí Đại Hàn.

Kiến còn gọi là Nguyện Kiến, cổ nhân ngấm sao trên trời, chia bầu trời thành 12 thứ (Chi), thấy rằng đuôi sao bắc đẩu thất tinh tuần tự chỉ vào các chi, mỗi tháng một chi, khởi đầu tháng giêng chỉ vào cung Dần, và tuần tự qua 12 cung trong 12 tháng (dĩ nhiên cái Kiến này theo thời gian củng sẻ thay đổi bởi gì Vật đổi Sao củng Dời mà!)

Sẳn đây nó đến Tiết Khí, Nguyệt Kiến, thì xin bàn luôn đến Nguyệt Tướng.
Nguyệt Tướng là nói đến sự vận hành của mặt trời tuần tự qua 12 cung.
Nguyệt Kiến thì di chuyển thuận qua 12 cung địa chi, nhưng mặt trời thì đi nghịch qua 12 cung như sau:

Khí Vũ Thủy đến khí Xuân Phân, Nguyệt Tướng tại Hợi
Khí Xuân Phân đến khí Cốc Vũ, Nguyệt Tướng tại Tuất
Khí Cốc Vũ đến khí Tiểu Mãn, Nguyệt Tướng tại Dậu
Khí Tiểu Mãn đến khí Hạ Chí, Nguyệt Tướng tại Thân
Khí Hạ Chí đến khí Đại Thử, Nguyệt Tướng tại Mùi
Khí Đại Thử đến khí Xử Thử, Nguyệt Tướng tại Ngọ
Khí Xử Thử đến khí Thu Phân, Nguyệt Tướng tại Tỵ
Khí Thu Phân đến khí Sương Giáng, Nguyệt Tướng tại Thìn
Khí Sương Giáng đến khí Tiểu Tuyết, Nguyệt Tướng tại Mão
Khí Tiểu Tuyết đến khí Đông Chí, Nguyệt Tướng tại Dần
Khí Đông Chí đến khí Đại Hàn, Nguyệt Tướng tại Sửu
Khí Đại Hàn đến khí Vũ Thủy, Nguyệt Tướng tại Tý.

Thuyết Nhị Hợp củng chính là căn cứ vào Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng, tức khi Nguyệt Tướng tại Tý thì Nguyệt Kiến tại Sửu, cho nên ta có 6 cập nhị hợp như sau:
Tý - Sửu
Dần - Hợi
Mão - Tuất
Thìn - Dậu
Tỵ - Thân
Ngọ - Mùi.

VinhL
03-08-12, 04:44
Chào các bạn,
Qua bài trên ta biết sơ lược về 24 Tiết Khí, nay chúng ta bàn đến Hậu Thiên Bát Quái phối 24 Tiết Khí.
24 / 8 = 3. Vì vậy mỗi quái Hậu Thiên quản 3 Tiết Khí, liệt kê như sau:

Dương Cục (Dương Độn)
Khãm 1
------------- Th, Tr, Hạ
Đông Chí: *** 1 - 7 – 4
Tiểu Hàn: *** 2 – 8 – 5
Đại Hàn: **** 3 – 9 – 6

Cấn 8
------------- Th, Tr, Hạ
Lập Xuân: *** 8 – 5 – 2
Vũ Thủy: **** 9 – 6 – 3
Kinh Chập: ** 1 – 7 – 4

Chấn 3
------------- Th, Tr, Hạ
Xuân Phân:*** 3 – 9 - 6
Thanh Minh:** 4 – 1 - 7
Cốc Vũ:****** 5 – 2 – 8

Tốn 2
------------- Th, Tr, Hạ
Lập Hạ:****** 4 – 1 - 7
Tiểu Mãn:**** 5 – 2 - 8
Mang Chủng:** 6 – 3 – 9

Âm Cục (Âm Độn)
Ly 9
------------- Th, Tr, Hạ
Hạ Chí:****** 9 – 3 – 6
Tiểu Thử:**** 8 – 2 – 5
Đại Thử: **** 7 – 1 – 4

Khôn 2
------------- Th, Tr, Hạ
Lập Thu:***** 2 – 5 – 8
Xử Thử:****** 1 – 4 - 7
Hàn Lộ:****** 9 – 3 - 6


Đoài 7
------------- Th, Tr, Hạ
Thu Phân:**** 7 – 1 - 4
Hàn Lộ:****** 6 – 9 - 3
Sương Giáng:* 5 – 8 – 2

Càn 6
------------- Th, Tr, Hạ
Lập Đông:**** 6 – 9 – 3
Tiểu Tuyết:** 5 – 8 – 2
Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1

Nếu ta quan sát các cục Thượng Trung Hạ, thì ta thấy Thượng Trung Hạ nguyên cách nhau 6 số, 6 số đây là 6 con Giáp. Dương độn thì đếm tới 6 số, âm độn thì đếm nghịch 6 số.
Như Thượng nguyên khởi 5 thì 5,6,7,8,9, 1, trung nguyên là 2, lại đếm 6 số 2,3,4,5,6,7, vậy hạ nguyên là 8.
Tức mỗi nguyên Thượng Trung Hạ cách nhau 6 con Giáp tức 60 Can Chi.

Mỗi quẻ là 3 tiết, cục khởi đầu của số Lạc của quẻ Hậu Thiên Bát Quái (tức Khãm 1, Cấn 8, Chấn 3, Tốn 4, Ly 9, Khôn 2, Đoài 7, Càn 6), hai tiết tới mỗi tiết tăng 1 nếu là dương độn, giãm 1 nếu là âm độn. Như vậy ta chỉ cần nhớ quẻ nào quản 3 tiết nào, và số Lạc của quẻ (Hậu Thiên) thì có thể tính ra tiết nào, thượng trung hạ nguyên thuộc độn mấy cục.
Dương độn thì lúc nào củng bắt đầu từ Đông Chí, âm độn thì bắt đầu từ tiết Hạ Chí.

Phía trên là 24 Tiết Khí phối quái của Kỳ Môn Độn Giáp.

Thấu Địa Kỳ Môn, an bày 8 tiết chính, Lập Đông, Đông Chí, Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân vào giữa tám quẻ Hậu Thiên, cho nên 24 Tiết Khí trong Thấu Địa Kỳ Môn lùi lại 1 tiết,
liệt kê như sau:

Dương Cục (Dương Độn)
Khãm 1
------------- Th, Tr, Hạ
Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1
Đông Chí: *** 1 - 7 – 4
Tiểu Hàn: *** 2 – 8 – 5

Cấn 8
------------- Th, Tr, Hạ
Đại Hàn: **** 3 – 9 – 6
Lập Xuân: *** 8 – 5 – 2
Vũ Thủy: **** 9 – 6 – 3

Chấn 3
------------- Th, Tr, Hạ
Kinh Chập: ** 1 – 7 – 4
Xuân Phân:*** 3 – 9 - 6
Thanh Minh:** 4 – 1 - 7

Tốn 2
------------- Th, Tr, Hạ
Cốc Vũ:****** 5 – 2 – 8
Lập Hạ:****** 4 – 1 - 7
Tiểu Mãn:**** 5 – 2 - 8

Âm Cục (Âm Độn)
Ly 9
------------- Th, Tr, Hạ
Mang Chủng:** 6 – 3 – 9
Hạ Chí:****** 9 – 3 – 6
Tiểu Thử:**** 8 – 2 – 5

Khôn 2
------------- Th, Tr, Hạ
Đại Thử: **** 7 – 1 – 4
Lập Thu:***** 2 – 5 – 8
Xử Thử:****** 1 – 4 - 7

Đoài 7
------------- Th, Tr, Hạ
Hàn Lộ:****** 9 – 3 - 6
Thu Phân:**** 7 – 1 - 4
Hàn Lộ:****** 6 – 9 - 3

Càn 6
------------- Th, Tr, Hạ
Sương Giáng:* 5 – 8 – 2
Lập Đông:**** 6 – 9 – 3
Tiểu Tuyết:** 5 – 8 – 2

24 Tiết khí phối quái như trên củng được ứng dụng tron Thấu Địa Long lâm Liên Sơn Quái.

Thời tiết có khi đến sớm khi đến muộn, cho nên trong Kỳ Môn Độn Giáp có phép tính Siêu Thần Tiếp Khí, nhưng trong Thấu Địa Kỳ Môn thì không dùng, bỡi vì 60 long phối Tiết Khí là bất di bất dịch.

60 long được phối với 24 tiết như sau:

Khãm 1
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý:******** Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1
Canh Tý, Nhâm Tý:**************** Đông Chí: *** 1 - 7 – 4 (Dương Độn)
Ất Sửu, Đinh Sửu, Kỷ Sửu:******** Tiểu Hàn: *** 2 – 8 – 5

Cấn 8
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Tân Sửu, Quý Sửu:**************** Đại Hàn:***** 3 – 9 – 6
Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần:***** Lập Xuân:**** 8 – 5 – 2
Nhâm Dần, Giáp Dần:************** Vũ Thủy: **** 9 – 6 – 3

Chấn 3
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão:******* Kinh Chập: ** 1 – 7 – 4
Quý Mão, Ất Mão:***************** Xuân Phân:*** 3 – 9 - 6
Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn:** Thanh Minh:** 4 – 1 - 7

Tốn 2
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Giáp Thìn, Bính Thìn:************ Cốc Vũ:****** 5 – 2 – 8
Kỷ Tỵ, Tân Tỵ, Quý Tỵ:*********** Lập Hạ:****** 4 – 1 - 7
Ất Tỵ, Đinh Tỵ:****************** Tiểu Mãn:**** 5 – 2 - 8

Ly 9
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Canh Ngọ, Nhâm Ngọ, Giáp Ngọ:**** Mang Chủng:** 6 – 3 – 9
Bính Ngọ, Mậu Ngọ:*************** Hạ Chí:****** 9 – 3 – 6 (Âm Độn)
Tân Mùi, Quý Mùi, Ất Mùi:******** Tiểu Thử:**** 8 – 2 – 5

Khôn 2
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Đinh Mùi, Kỷ Mùi:**************** Đại Thử: **** 7 – 1 – 4
Nhâm Thân, Giáp Thân, Bính Thân:* Lập Thu:***** 2 – 5 – 8
Mậu Thân, Canh Thân:************* Xử Thử:****** 1 – 4 - 7

Đoài 7
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Quý Dậu, Ất Dậu, Đinh Dậu:******* Hàn Lộ:****** 9 – 3 - 6
Kỷ Dậu, Tân Dậu:***************** Thu Phân:**** 7 – 1 - 4
Giáp Tuất, Bính Tuất, Mậu Tuất:** Hàn Lộ:****** 6 – 9 - 3

Càn 6
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Canh Tuất, Nhâm Tuất:************ Sương Giáng:* 5 – 8 – 2
Ất Hợi, Đinh Hợi, Kỷ Hợi:******** Lập Đông:**** 6 – 9 – 3
Tân Hợi, Quý Hợi:**************** Tiểu Tuyết:** 5 – 8 – 2

VinhL
03-08-12, 22:21
Chào các bạn,
Hôm nay chúng ta bàn đến 9 Thiên tinh và 8 Cửa của Kỳ Môn.
Kỳ môn có 9 thiên tinh phối với các cung Hậu Thiên như sau:
Khãm - Thiên Bồng,
Khôn - Thiên Nhuế,
Chấn - Thiên Xung,
Tốn - Thiên Phụ,
Trung - Thiên Cầm
Càn - Thiên Tâm
Đoài – Thiên Trụ
Cấn – Thiên Nhậm
Ly – Thiên Anh (Thiên Ương)

Và Bát Môn phối với các cung như sau:
Khãm – Hưu
Khôn - Tử
Chấn – Thương
Tốn - Đổ
Trung – Vô Môn
Càn – Khai
Đoài – Kinh
Cấn – Sinh
Ly - Cảnh

Và địa bàn kỳ môn (bất di bất dịch) như sau:

[Tốn: Thiên Phụ, Đổ------][Ly:Thiên Anh, Cảnh---][Khôn:Thiên Nhuế, Tử--]
[Chấn: Thiên Xung, Thương][Trung: Thiên Cầm-----][Đoài: Thiên Trụ, Kinh]
[Cấn: Thiên Nhậm, Sinh---][Khãm: Thiên Bồng, Hưu][Càn: Thiên Tâm, Khai-]

Mấy bài trước chúng ta đã biết Tuần Đầu của Can Chi (6 con Giáp).
Khi bài quẻ Kỳ Môn, thì Tuần Đầu tại cung nào thì sao (thiên tinh) của cung đó gọi là Trực Phù, và môn tại cung đó gọi là Trực Sử.

VinhL
04-08-12, 14:14
Bày một quẻ Kỳ Môn gồm các bước như sau:

1 – TìmTiết Khí
Xem năm tháng ngày giờ thuộc thời tiết nào để tính cục. Phần này trong Thấu Địa Kỳ Môn thì chỉ cần xem bản 60 phối Tiết Khí.
2 – Tính Cục
Tính Độn Cục căn cứ vào Tiết Khí và ngày Thượng Nguyên (Giáp Kỷ gia Tý Ngọ Mão Dậu). Có 4 trường hợp, Chính Thụ, Siêu Thần, Tiếp Khí, và Nhuận. Phần tính Siêu Thần Tiếp Khí này hơi rắc rối cho nên tốt nhất là mua một quyển lịch có liệt kê các cục và tiết khí.
May thay Thấu Địa Kỳ Môn không dụng Siêu Thần Tiết Khí bợi vì Can Chi 60 long kết hợi với Tiết Khí và Cục là không thay đổi. Chúng ta chỉ cần dùng Phù Đầu để định Cục thuộc Thượng, Trung, hay Hạ nguyên của Tiết Khí.
3 – Bày Kỳ Nghi Địa Bàn
4 – Định Trực Phù Trực Sử
5 – Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi và Tinh (xoay chuyển cho Trực Phù gia Thời Can)
6 – Lập Thiên Bàn 8 Môn, (xoay chuyển cho Trực Sử gia Thời Chi).
7 – An Bát Thần (Trục Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trận (Bạch Hổ), Chu Tước (Huyên Vũ), Cửu Địa, Cửu Thiên). Thấu Địa Kỳ Môn không dùng Bát Thần.

Dương Độn Âm Độn Cục
Các sách về Kỳ Môn đều nói rằng:
Dương Độn: Nghi đi thuận Kỳ đi nghịch
Âm Độn: Nghi đi nghịch Kỳ đi thuận
Hai câu này ý nó gì?
Nếu ta theo thứ tự cung từ 1 đến 9, bắt đầu bày Lục Nghi: Mậu, Kỷ Canh Tân Nhâm Quý theo thứ tự (Thuận) thì Tam Kỳ, Ât Bính Đinh đi nghịch, như sau:
1 Mậu
2 Kỷ
3 Canh
4 Tân
5 Nhâm
6 Quý
7 Đinh
8 Bính
9 Ất
Ta thấy Ất Bính Đinh là 9, 8, 7
Nếu Lục Nghi đi nghịch thì Tam Kỳ đi thuận như sau:
1 Mậu
9 Kỷ
8 Canh
7 Tân
6 Nhâm
5 Quý
4 Đinh
3 Bính
2 Ất
Ta thấy thứ tự Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý là 9,8,7,6,5, và Tam Kỳ Ất Bính Đinh là 2, 3, 4

Thật ra các đơn giản hơn là không cần biết Thuận Nghi Nghịch Kỳ hay Nghịch Nghi Thuận Kỳ gì cả, ta chỉ đếm theo thứ tự sau:
Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Đinh, Bính, Ất
Dương độn thì đi thuận (số tăng), Âm độn thì đi nghịch (số giảm).

Các bạn xem lại phía trên đều thấy cho dù Thuận Nghi Nghịch Kỳ, hay Nghịch Nghi Thuận Kỳ đều có thứ tự là Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Đinh Bính Ất cả!!!

Nay chúng ta thử bài quẻ Bính Tý nhé:
1) Tìm Tiết Khí
Theo bản 60 phối Tiết Khí và Cục ta có
Khãm 1
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý:******** Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1

2) Tính Cục
Như vậy ta biết Bính Tý Long thuộc tiết Đại Tuyết. Bính Tý có Tuần Đầu là Giáp Tuất, Phù Đầu củng là Giáp Tuất. Giáp (hoặc Kỷ) gia Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ Nguyên, như vậy:
Bính Tý thuộc Hạ Nguyên tiết Đại Tuyết Âm Độn 1 Cục.

Tiết Khí từ Đông Chí đến trước Hạ Chí đều là Dương Cục. Tiết Khí từ Hạ Chí đến trước Đông Chí đều là Âm Cục.

3) Bày Kỳ Nghi Địa Bàn
Ta biết Tuần Đầu của Bính Tý là Giáp Tuất. Mấy bài trước ta củng đã biết qua 6 con Giáp ẩn tại Lục Nghi
Giáp Tý ẩn tại nghi (Can) Mậu
Giáp Tuất ẩn tại nghi Kỷ
Giáp Thân ẩn tại nghi Canh
Giáp Ngọ ẩn tại nghi Tân
Giáp Thìn ẩn tại nghi Nhâm
Giáp Dần ẩn tại nghi Quý
(Chúng ta nên ghi nhớ Giáp nào ẩn tại Nghi nào để tiện cho việc bày quẻ)

Cục nào thì ta khởi Mậu (Giáp Tý) tại cung đó như 1 cục thì khởi tại cung Khãm, 2 thì Khôn, vv…, tức Lạc Số phối Hậu Thiên Bát Quái, Khãm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9.
Sau Mậu thì tới Kỷ, Canh, vv… rồi Đinh Bính Ất (6 Lục Tam Kỳ), dương độn thì bay thuận, âm độn thì bày nghịch.
Số Lạc phối Hậu Thiên Bát Quái
[Tốn 4-][Ly 9---][Khôn 2]
[Chấn 3][Trung 5][Đoài 7]
[Cấn 8-][Khãm 1-][Càn 6-]

Bính Tý thuộc Hạ Nguyên tiết Đại Tuyết Âm Độn 1 Cục, ta có bản Địa Bàn Kỳ Nghi như sau:
[Đinh][Kỷ-][Ất--]
[Bính][Quý][Tân-]
[Canh][Mậu][Nhâm]

4) Định Trực Phù Trực Sử
Ta biết Bính Tý thuộc Tuần Đầu Giáp Tuất. Giáp Tuất ẩn Can Kỷ.
Theo bản Địa Bàn Kỳ Nghi thì Kỷ ở cung Ly 9, Cung Ly 9 có Tinh là Thiên Anh, Môn là Cảnh.
Tuần Đầu Giáp đóng tại cung nào, thì Tinh tại cung đó là Trực Phù, và Môn tại cung đó là Trực Sử
Như vậy Trực Phù là Thiên Anh.
Trực Sử là Cảnh Môn.
Giáp Tuất Kỷ còn được gọi là Trực Phù (tức gọi Giáp Tuất là Trực Phù), can Kỷ củng được gọi là Trực Phù Can.

5) Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi và Tinh
Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi thì ta lấy Trực Phù gia Thời Can.
Thời ở đây là Bính Tý, Thời Can là Bính vậy.
Ta có Can Kỷ là Trực Phù, vậy ta đêm Can Kỷ đến cung có Can Bính (tứ cung Chấn 3), và xoay chuyển toàn bàn.
[Ất--][Tân-][Nhâm]
[Kỷ--][Quý-][Mậu-]
[Đinh][Bính][Canh]

Như vậy kết hợp hai bàn lại với nhau ta có Thiên Địa bàn như sau (Can Thiên trước, Can Địa sau):
[Ất Đinh--][Tân Kỷ--][Nhâm Ất--]
[Kỷ Bính--][Quý-----][Mậu Tân--]
[Đinh Canh][Bính Mậu][Canh Nhâm]

Ta biết răng Trực Phù là Thiên Anh (đi theo Giáp Tuất Kỷ), nay Kỷ gia Bính tại Chấn, vậy Thiên Anh củng theo Kỷ đi đến Chấn cung. Thứ tự 9 tinh theo nguyên đán bàn là (bỏ chử Thiên cho đơn giản):
[Phụ-][Anh-][Nhuế]
[Xung][Cầm-][Trụ-]
[Nhậm][Bồng][Tâm-]
Tức thứ tự từ Khãm đi thuận theo chiều kim đồng hồ là Bồng Nhậm Xung Phụ Anh Nhuế Trụ Tâm. Theo Thấu Địa Kỳ Môn thì Dương Độn Thiên Cầm ký cung Khôn, Âm Độn ký cung Cấn.

Như vậy ta chỉ cần xoay chuyển vòng 9 tinh này khởi đầu là Anh tại Chấn cung,
[Nhuế-----][Trụ-][Tâm-]
[Anh------][Cầm-][Bồng]
[Phụ (Cầm)][Xung][Nhậm]
(Cầm ký tại cung Cấn vi Bính Tý thuộc Âm Độn)

Kết hợp với Thiên Địa Bàn Kỳ Nghi thì ta có
[Ất Đinh, Nhuế------][Tân Kỷ, Trụ---][Nhâm Ất, Tâm---]
[Kỷ Bính, Anh-------][Quý, Cầm------][Mậu Tân, Bồng--]
[Đinh Canh, Phụ(Cầm)][Bính Mậu, Xung][Canh Nhâm, Nhậm]

VinhL
05-08-12, 12:28
6) Lập Thiên Bàn 8 Môn
Ta biết Trực Sử là Cảnh Môn, tức tại Ly 9 cung.
Bính Tý thuộc Tuần Giáp Tuất, Hạ Nguyên tiết Đại Tuyết Âm Độn 1 Cục.
Giáp Tý Mậu tại 1
Giáp Tuất Kỷ tại 9
Từ Giáp Tuất (Kỷ tại Ly 9) ta đếm nghịch đến Chi Tý của Bính Tý
Giáp Tuất 9
Ất Hợi 8
Bính Tý 7
Như vậy Bính Tý cư tại cung Đoài 7.
Tìm thiên bàn 8 Môn, thì ta lấy Trực Sử (Môn) gia Thời Chi (tức Tý của Bính Tý)
Ta lấy Cảnh Môn gia lên Đoài 7, cùng lúc xoay chuyển vòng 8 Môn Địa Bàn để cho Cảnh môn đến Đoài 7.
Cách đơn giản hơn là ta đếm theo thứ tự 8 Môn của Địa Bàn (Thuận hành): Hưu Sinh Thương Đổ Cảnh Tử Kinh Khai, như vậy theo vòng tròn ta đếm như sau:

Cảnh Đoài 7
Tử Càn 6
Kinh Khãm 1
Khai Cấn 8
Hưu Chấn 3
Sinh Tốn 4
Thương Ly 9
Đổ Khôn 2

Vậy ta có thiên bàn 8 cửa như sau:
[Sinh][Thương][Đổ--]
[Hưu-][------][Cảnh]
[Khai][Kinh--][Tử--]

Kết hợp với Thiên Địa Bàn Kỳ Nghi và 8 Môn thì ta có
[Ất Đinh, Nhuế, Sinh-][Tân Kỷ, Trụ, Thương-][Nhâm Ất, Tâm, Đổ---]
[Kỷ Bính, Anh, Hưu---][Quý, Cầm------------][Mậu Tân, Bồng, Cảnh]
[Đinh Canh, Phụ, Khai][Bính Mậu, Xung, Kinh][Canh Nhâm, Nhậm, Tử]

7 – An Bát Thần
Thấu Địa Kỳ Môn không dùng Bát Thần, nhưng tiểu sinh củng xin trình bày cách an Bát Thần để hoàn tất một quẻ Kỳ Môn vậy.
Bát Thần trong Kỳ Môn là
Trực Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trận (Bạch Hổ), Chu Tước (Huyền Vũ), Cửu Địa, Cửu Thiên.
Vòng 8 Thần này có hai cách an, một là theo Thiên Bàn, hai là theo Địa Bàn.
Đa số thì dùng Thiên Bàn.
Khởi thần Trực Phù tại cung có Trực Phù trên Thiên Bàn (tức cung mà Trực Phù gia Thời Can), theo thứ tự trên, dương độn bày thuận, âm độn bày nghịch. Câu Trận và Chu Tước là dùng cho Dương Cục (Dương Độn), Bạch Hổ và Huyền Vũ cho Âm Cục (Âm Độn). Nhưng có sách thì dùng Câu Trận và Chu Tước cho cả Dương lẫn Âm Độn.
Trong phần 5 - Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi và Tinh , ta lấy Trực Phù Kỷ gia địa bàn Bính Can tại Chấn 3 cung, vậy Chấn 3 cung chính là cung có Trực Phù Thiên Bàn, ta khởi thần Trực Phù , nghịch hành theo thứ tự các thần như sau:
[Thiên][Địa-][Vũ-]
[Phù--][----][Hổ-]
[Xà---][Âm--][Hợp]

Kết hợp với Thiên Địa Bàn Tinh Môn Kỳ Nghi, thì ta có quẻ Kỳ Môn cho Bính Tý như sau:

[Ất Đinh, Nhuế, Sinh, Thiên][Tân Kỷ, Trụ, Thương, Địa][Nhâm Ất, Tâm, Đổ, Vũ----]
[Kỷ Bính, Anh, Hưu, Phù----][Quý, Cầm ---------------][Mậu Tân, Bồng, Cảnh, Hổ-]
[Đinh Canh, Phụ, Khai, Xà--][Bính Mậu, Xung, Kinh, Âm][Canh Nhâm, Nhậm, Tử, Hợp]

Như vậy ta đã hoàn tất một quẻ Kỳ Môn Độn Giáp, các bạn thấy có dễ không?.
Nhưng trong Kỳ Môn Thấu Địa, lại còn phần Liên Sơn Quái (Thấu Địa Quái), Tứ Kiết của 28 Tú, Quý Nhân Lộc Mã, và Ngủ Thân (Tử Phụ Tài Quan Huynh).

Trong Thấu Địa Kỳ Môn thì chỉ dùng Tam Kỳ của Địa Bàn, 3 Kiết Môn của Thiên Bàn (Hưu Khai Sinh – tam Bạch của Cửu Cung) . Như vậy cục Bính Tý có 3 Kỳ Ất Bính Đinh, 3 kiết Môn như sau:
[Đinh, Sinh][-----][Ất---]
[Bính, Hưu-][-----][-----]
[----, Khai][-----][-----]

Thật ra trong sách “La Kinh Thấu Giải” có nhiều cục liệt kê luôn vài tinh trong 9 Tinh (Bồng Nhuế, vv….) của Thiên Bàn, như cục Bính Tý thì có để thêm Thiên Xung tinh tại Khãm cung.

VinhL
09-08-12, 09:52
Chào các bạn,
Qua các phần trên chúng ta đã biết cách lập quẻ Kỳ Môn. Hôm nay chúng ta nói đến Thấu Địa Quái (còn được gọi la Liên Sơn Quái )
Liên Sơn quái lấy quẻ quản cục (tức quẻ quản tiết khí) làm nội quái. Ng0ại quái chính là Môn Thiên Bàn cư tại quẻ quản cục.
Như Bính Tý long chúng ta có quẻ quản cục là:
Khãm 1
----------------------------------------------- Th, Tr, Hạ
Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý:******** Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1

Như vậy Liên Sơn Quái của Bính Tý có quẻ nội là Khãm Thủy

Quẻ Thấu Địa Kỳ Môn của Bính Tý là

[Ất Đinh, Nhuế, Sinh, Thiên][Tân Kỷ, Trụ, Thương, Địa][Nhâm Ất, Tâm, Đổ, Vũ----]
[Kỷ Bính, Anh, Hưu, Phù----][Quý, Cầm ---------------][Mậu Tân, Bồng, Cảnh, Hổ-]
[Đinh Canh, Phụ, Khai, Xà--][Bính Mậu, Xung, Kinh, Âm][Canh Nhâm, Nhậm, Tử, Hợp]

Ta thấy tại cung Khãm, Môn thiên bàn là Kinh Môn. Kinh Môn thuộc Đoài quái (theo Địa Bàn hay nguyên đán bàn)
[Tốn: Thiên Phụ, Đổ------][Ly:Thiên Anh, Cảnh---][Khôn:Thiên Nhuế, Tử--]
[Chấn: Thiên Xung, Thương][Trung: Thiên Cầm-----][Đoài: Thiên Trụ, Kinh]
[Cấn: Thiên Nhậm, Sinh---][Khãm: Thiên Bồng, Hưu][Càn: Thiên Tâm, Khai-]

Như vậy Liên Sơn Quái của Bính Tý có quẻ ngoại là Đoài Trạch.

Hợp quẻ ngoại và quẻ nội lại là quẻ Trạch Thủy Khổn.
Vậy là Liên Sơn Quái của Bính Tý la Trạch Thủy Khổn.

Trước khi nói đến ngũ thân Tử Phụ Tài Quan Huynh, hy vọng các bạn đã biết cách Nạp Giáp (tức nạp Can Chi), và tìm hào thế ứng cho một quẻ trùng theo như cách của Lục Hào. Nếu bạn nào không rành thì sang bên mục “Bí Mật Nguyên Lý Bát Trạch”, tiểu sinh có sáng chế “Lưỡng Nghi Tiên Thiên Chẩu” dùng để tìm Tượng và Hào Thế cho quẻ.  

VinhL
15-08-12, 02:54
Chào các bạn,
Hôm nay chúng ta nói đến cách ghép Ngủ Thân (Tử Phụ Tài Quan Huynh) trong Lục Thân của quẻ vào 8 cung Hậu Thiên.

Mấy bài trước ta biết Bính Tý, phù đầu là Giáp Tuất tức Hạ Nguyên, tiết Đại Tuyết, cho nên độn cục là Âm Độn 1, cho nên Giáp Tý khởi tại cung Khãm 1 nghịch hành. Vậy là ta có thể bày 60 hoa giáp can chi vào các cung của Hậu Thiên Bát Quái, như sau:

1 Khãm-: Giáp Tý--, Quý Dậu--, Nhâm Ngọ-, Tân Mão--, Canh Tý--, Kỷ Dậu---, Mậu Ngọ
9 Ly---: Ất Sửu---, Giáp Tuất, Quý Mùi--, Nhâm Thìn, Tân Sửu--, Canh Tuất, Kỷ Mùi
8 Cấn--: Bính Dần-, Ất Hợi---, Giáp Thân, Quý Tỵ---, Nhâm Dần-, Tân Hợi--, Canh Thân
7 Đoài-: Đinh Mão-, Bính Tý--, Ất Dậu---, Giáp Ngọ-, Quý Mão--, Nhâm Tý--, Tân Dậu
6 Càn--: Mậu Thìn-, Đinh Sửu-, Bính Tuất, Ất Mùi---, Giáp Thìn, Quý Sửu--, Nhâm Tuất
5 Trung: Kỷ Tỵ----, Mậu Dần--, Đinh Hợi-, Bính Thân, Ất Tỵ----, Giáp Dần-, Quý Hợi
4 Tốn--: Canh Ngọ-, Kỷ Mão---, Mậu Tý---, Đinh Dậu-, Bính Ngọ-, Ất Mão---,
3 Chấn-: Tân Mùi--, Canh Thìn, Kỷ Sửu---, Mậu Tuất-, Đinh Mùi-, Bính Thìn,
2 Khôn-: Nhâm Thân, Tân Tỵ---, Canh Dần-, Kỷ Hợi---, Mậu Thân-, Đinh Tỵ--,

Đó là tất cả 60 hoa giáp can chi an vào 9 cung.
Bài trước ta biết Bính Tý long có quẻ Liên Sơn là Trạch Thủy Khổn.

Các bạn nào không thích tính toán bấm độn thì cứ mở sách bốc dịch ra có thể ghi Lục Thân cho quẻ Trạch Thủy Khôn.

Riêng tiểu sinh thì thích dùng Lưỡng Nghi Tiên Thiên Đoạn Hồn Bạch Cốt Trảo để tìm Ngủ Thân (tức Lục Thân bỏ cá Ta ra). Hihihihihihi

Ôn lại Lưỡng Nghi Tiên Thiên Đoạn Hồn Bạch Cốt Trảo.
Âm Dương của các cung của Thiên Thiên Bát Quái
[+][-][+]
[-][x][-]
[+][-][-]
Cộng thì thuận hành theo chiều kim đồng hồ, Trù thì nghịch hành.

Số của hai vòng nghi (Lưỡng nghi) 1-6-8-5, 2-7-3-4

Tượng quẻ thì:
Các quẻ thuộc số 1,2,3,4 trong hai nghi có tượng là đơn quái ngoại.
Các quẻ thuộc số 5,6,7 trong hai nghi có tượng là đớn quái đối nội
Quẻ thuộc số 8 có tượng là đơn quái nội.

Hào Thế thì theo các số của hai nghi 1-6-8-5, 2-7-3-4, như sau:
1 - Thế 6 (quẻ Bát Thuần)
2 - Thế 1
3 - Thế 2
4 - Thế 3
5 - Thế 4
6 - Thế 5
7 - Thế 4 (quẻ Du Hồn)
8 - Thế 3 (quẻ Quy Hồn)

Hào Thế và hào ứng đi thành 1 cập 1-4, 2-5, 3-6. Thế 1 thì Ứng 3, thế 3 thì ứng 1, vv….

Ta khởi Trạch (Đoài) tiên thiên, thuộc dương (+), đi thuận, đếm
1 Đoài, 6 Càn, 8 Chấn, 5 Ly, nhảy sang cung đối của Ly là Khãm, Khãm thuộc (-), đi nghịch
2 Khãm, 7 Tốn, 3 Khôn, 4 Cấn.
Trạch Thủy tức là Đoài Khãm, Đoài là ngoại quái, Khãm là nội quái, ta khởi tại Đoài tới Khãm được số 2 tức là quẻ số 2 của tượng vậy.
Quẻ 2 tượng là đớn quái ngọại, tức là Đoài, thế hào 1 (sơ), ứng hào 4
Vậy ta biết quẻ Trạch Thủy Khổn thuộc quẻ số 2 trong Tượng (Họ) Đoài.
Tượng Đoài tức là hanh Kim, vậy ta là Kim hành

Ôn lại Trùng Quái Nạp Can Chi nhé
Tưởng tượng đây là 12 cung địa chi nhé:
[Tỵ: Đinh Đoài-][Ngọ: Nhâm Càn--------][Mùi: Ất Khôn-----------][-----]
[Thìn: Bính Cấn][----------------------------------------------][-----]
[Mão: Kỷ Ly----][----------------------------------------------][-----]
[Dần: Mậu Khãm-][Sửu: Quý Khôn,Tân Tốn][Tý: Giáp Càn, Canh Chấn][-----]

Đó là hào sơ khởi chi của các quẻ thuần, Dương quái Càn Chấn Khãm Chấn đi thuận, âm quái Khôn Tốn Ly Đoài đi nghịch, đếm 1 bỏ 1. Càn nội lấy Giáp ngoại lấy Nhâm, Khôn nội lấy Ất ngoại lấy Quý.

Để dễ ghi nhớ:
Giáp Nhâm phùng Càn Tý Ngọ phương
Ất Quý Khôn cư Mùi Sửu vị
Chấn Canh Tý xứ, Tốn Tân Sửu
Khãm hề Mậu Dần, Ly Kỷ Mão
Bính Cấn cư Thìn, Đoài Đinh Tỵ

Vậy ta biết:
Đoài khởi Tỵ nghịch hành, lấy 1 bỏ 1, tức Tỵ Mão Sửu (3 hào nội), Hợi Dậu Mùi (3 hào ngoại)
Đoài nạp can Đinh vậy 3 hào ngoại là Đinh Hợi, Đinh Dậu, Đinh Mùi

Khãm khởi Dần thuận hành, lấy 1 bỏ 1, tức Dần Thìn Ngọ (3 hào nội), Thân Tuất Tý (3 hào ngoại)
Khãm nạp can Mậu, vậy 3 hào nội là Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ

Vậy ta có
_ _, Đinh Mùi
___, Đinh Dậu
___, Đinh Hợi

_ _, Mậu Ngọ
_ _, Mậu Thìn
_ _, Mậu Dần

Trạch Thủy Khổn họ Đoài Kim, tức ta là hành Kim, xét các hành của chi để mà lập Ngũ Thân, tức
Sinh Ta là Phụ Mẩu
Đồng Ta là Huynh Đệ
Ta Sinh là Tử Tôn
Ta Khắc là Thê Tài
Khắc Ta là Quan Quỷ
Đinh Mùi, Mậu Thìn, Mùi và Thìn đều là Thổ, Ta là Kim, Thổ sinh Kim, vậy hai hào này là hào Phụ Mẫu
Đinh Dậu, Dậu là Kim, Ta là Kim, Kim Đồng Kim, vậy Đinh Dậu là hào Huynh Đệ
Đinh Hợi, Hợi là Thủy, Ta là Kim, Kim Sinh Thủy, vậy Đinh Hợi là hào Tử Tôn
Mậu Ngọ, Ngọ là Hỏa, Ta là Kim, Hỏa Khắc Kim, vậy Mậu Ngọ là hào Quan Quỷ
Mậu Dần, Dần là Mộ, Ta là Kim, Kim Khắc Mộc, vậy Mậu Dần là hào Thê Tài
Như vậy ta được quẻ Trạch Thủy Khổn như sau:

_ _, Đinh Mùi, Phụ Mẫu
___, Đinh Dậu, Huynh Đệ
___, Đinh Hợi, Tử Tôn (Ứng)

_ _, Mậu Ngọ, Quan Quỷ
___, Mậu Thìn, Phụ Mẫu
_ _, Mậu Dần, Thê Tài (Thế)

Này ta đã có Ngủ Thân Tử Phụ Tài Quan Huynh, ta xem lại Can Chi mỗi hào an tại cung nào trong 9 cung.

Nếu Can Chi rơi vào Trung cung thì Dương Độn ký Khôn, Âm Độn ký Cấn.

Bính Tý Long thuộc Âm Độn 1 cục, vậy nếu Can Chi của Ngủ Thân nào rơi vào Trung Cung thì ký tại cung Cấn vậy.

Ta có Can Chi hào của Trạch Thủy Khổn an vào các cung như sau:
Đinh Mùi, Phụ Mẫu, cung Chấn
Đinh Dậu,Huynh Đệ, cung Tốn
Đinh Hợi, Tử Tôn, cung Cấn (Đinh Hợi rơi vào Trung Cung nên ký cung Cấn)
Mậu Ngọ, Quan Quỷ, cung Khãm
Mậu Thìn, Phụ Mẫu, cung Càn
Mậu Dần, Thê Tài, cung Cấn (Mậu Dần rơi vào Trung Cung nên ký cung Cấn)

Như vậy Bính Tý Long có Ngũ Thân như sau:
[Huynh--][----][---]
[Phụ----][----][---]
[Tài, Tử][Quan][Phụ]

Ghép vào Tam Kỳ 8 Môn (bài trước) vào thì ta có:
[Huynh,Đinh, Sinh][-----------][Ất--------]
[Phụ,Bính, Hưu---][-----------][----------]
[Tài, Tử, Khai---][Quan-------][Phụ-------]

Như vậy ta còn lại 4 thức: 4 Kiết, Lộc, Mã, Quý Nhân là xong quẻ Thấu Địa Kỳ Môn!!!

dauvanphung
17-08-15, 21:54
Chào các bạn,
Hôm nay chúng ta nói đến cách ghép Ngủ Thân (Tử Phụ Tài Quan Huynh) trong Lục Thân của quẻ vào 8 cung Hậu Thiên.

Mấy bài trước ta biết Bính Tý, phù đầu là Giáp Tuất tức Hạ Nguyên, tiết Đại Tuyết, cho nên độn cục là Âm Độn 1, cho nên Giáp Tý khởi tại cung Khãm 1 nghịch hành. Vậy là ta có thể bày 60 hoa giáp can chi vào các cung của Hậu Thiên Bát Quái, như sau:

1 Khãm-: Giáp Tý--, Quý Dậu--, Nhâm Ngọ-, Tân Mão--, Canh Tý--, Kỷ Dậu---, Mậu Ngọ
9 Ly---: Ất Sửu---, Giáp Tuất, Quý Mùi--, Nhâm Thìn, Tân Sửu--, Canh Tuất, Kỷ Mùi
8 Cấn--: Bính Dần-, Ất Hợi---, Giáp Thân, Quý Tỵ---, Nhâm Dần-, Tân Hợi--, Canh Thân
7 Đoài-: Đinh Mão-, Bính Tý--, Ất Dậu---, Giáp Ngọ-, Quý Mão--, Nhâm Tý--, Tân Dậu
6 Càn--: Mậu Thìn-, Đinh Sửu-, Bính Tuất, Ất Mùi---, Giáp Thìn, Quý Sửu--, Nhâm Tuất
5 Trung: Kỷ Tỵ----, Mậu Dần--, Đinh Hợi-, Bính Thân, Ất Tỵ----, Giáp Dần-, Quý Hợi
4 Tốn--: Canh Ngọ-, Kỷ Mão---, Mậu Tý---, Đinh Dậu-, Bính Ngọ-, Ất Mão---,
3 Chấn-: Tân Mùi--, Canh Thìn, Kỷ Sửu---, Mậu Tuất-, Đinh Mùi-, Bính Thìn,
2 Khôn-: Nhâm Thân, Tân Tỵ---, Canh Dần-, Kỷ Hợi---, Mậu Thân-, Đinh Tỵ--,

Đó là tất cả 60 hoa giáp can chi an vào 9 cung.
Bài trước ta biết Bính Tý long có quẻ Liên Sơn là Trạch Thủy Khổn.

Các bạn nào không thích tính toán bấm độn thì cứ mở sách bốc dịch ra có thể ghi Lục Thân cho quẻ Trạch Thủy Khôn.

Riêng tiểu sinh thì thích dùng Lưỡng Nghi Tiên Thiên Đoạn Hồn Bạch Cốt Trảo để tìm Ngủ Thân (tức Lục Thân bỏ cá Ta ra). Hihihihihihi

Ôn lại Lưỡng Nghi Tiên Thiên Đoạn Hồn Bạch Cốt Trảo.
Âm Dương của các cung của Thiên Thiên Bát Quái
[+][-][+]
[-][x][-]
[+][-][-]
Cộng thì thuận hành theo chiều kim đồng hồ, Trù thì nghịch hành.

Số của hai vòng nghi (Lưỡng nghi) 1-6-8-5, 2-7-3-4

Tượng quẻ thì:
Các quẻ thuộc số 1,2,3,4 trong hai nghi có tượng là đơn quái ngoại.
Các quẻ thuộc số 5,6,7 trong hai nghi có tượng là đớn quái đối nội
Quẻ thuộc số 8 có tượng là đơn quái nội.

Hào Thế thì theo các số của hai nghi 1-6-8-5, 2-7-3-4, như sau:
1 - Thế 6 (quẻ Bát Thuần)
2 - Thế 1
3 - Thế 2
4 - Thế 3
5 - Thế 4
6 - Thế 5
7 - Thế 4 (quẻ Du Hồn)
8 - Thế 3 (quẻ Quy Hồn)

Hào Thế và hào ứng đi thành 1 cập 1-4, 2-5, 3-6. Thế 1 thì Ứng 3, thế 3 thì ứng 1, vv….

Ta khởi Trạch (Đoài) tiên thiên, thuộc dương (+), đi thuận, đếm
1 Đoài, 6 Càn, 8 Chấn, 5 Ly, nhảy sang cung đối của Ly là Khãm, Khãm thuộc (-), đi nghịch
2 Khãm, 7 Tốn, 3 Khôn, 4 Cấn.
Trạch Thủy tức là Đoài Khãm, Đoài là ngoại quái, Khãm là nội quái, ta khởi tại Đoài tới Khãm được số 2 tức là quẻ số 2 của tượng vậy.
Quẻ 2 tượng là đớn quái ngọại, tức là Đoài, thế hào 1 (sơ), ứng hào 4
Vậy ta biết quẻ Trạch Thủy Khổn thuộc quẻ số 2 trong Tượng (Họ) Đoài.
Tượng Đoài tức là hanh Kim, vậy ta là Kim hành

Ôn lại Trùng Quái Nạp Can Chi nhé
Tưởng tượng đây là 12 cung địa chi nhé:
[Tỵ: Đinh Đoài-][Ngọ: Nhâm Càn--------][Mùi: Ất Khôn-----------][-----]
[Thìn: Bính Cấn][----------------------------------------------][-----]
[Mão: Kỷ Ly----][----------------------------------------------][-----]
[Dần: Mậu Khãm-][Sửu: Quý Khôn,Tân Tốn][Tý: Giáp Càn, Canh Chấn][-----]

Đó là hào sơ khởi chi của các quẻ thuần, Dương quái Càn Chấn Khãm Chấn đi thuận, âm quái Khôn Tốn Ly Đoài đi nghịch, đếm 1 bỏ 1. Càn nội lấy Giáp ngoại lấy Nhâm, Khôn nội lấy Ất ngoại lấy Quý.

Để dễ ghi nhớ:
Giáp Nhâm phùng Càn Tý Ngọ phương
Ất Quý Khôn cư Mùi Sửu vị
Chấn Canh Tý xứ, Tốn Tân Sửu
Khãm hề Mậu Dần, Ly Kỷ Mão
Bính Cấn cư Thìn, Đoài Đinh Tỵ

Vậy ta biết:
Đoài khởi Tỵ nghịch hành, lấy 1 bỏ 1, tức Tỵ Mão Sửu (3 hào nội), Hợi Dậu Mùi (3 hào ngoại)
Đoài nạp can Đinh vậy 3 hào ngoại là Đinh Hợi, Đinh Dậu, Đinh Mùi

Khãm khởi Dần thuận hành, lấy 1 bỏ 1, tức Dần Thìn Ngọ (3 hào nội), Thân Tuất Tý (3 hào ngoại)
Khãm nạp can Mậu, vậy 3 hào nội là Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ

Vậy ta có
_ _, Đinh Mùi
___, Đinh Dậu
___, Đinh Hợi

_ _, Mậu Ngọ
_ _, Mậu Thìn
_ _, Mậu Dần

Trạch Thủy Khổn họ Đoài Kim, tức ta là hành Kim, xét các hành của chi để mà lập Ngũ Thân, tức
Sinh Ta là Phụ Mẩu
Đồng Ta là Huynh Đệ
Ta Sinh là Tử Tôn
Ta Khắc là Thê Tài
Khắc Ta là Quan Quỷ
Đinh Mùi, Mậu Thìn, Mùi và Thìn đều là Thổ, Ta là Kim, Thổ sinh Kim, vậy hai hào này là hào Phụ Mẫu
Đinh Dậu, Dậu là Kim, Ta là Kim, Kim Đồng Kim, vậy Đinh Dậu là hào Huynh Đệ
Đinh Hợi, Hợi là Thủy, Ta là Kim, Kim Sinh Thủy, vậy Đinh Hợi là hào Tử Tôn
Mậu Ngọ, Ngọ là Hỏa, Ta là Kim, Hỏa Khắc Kim, vậy Mậu Ngọ là hào Quan Quỷ
Mậu Dần, Dần là Mộ, Ta là Kim, Kim Khắc Mộc, vậy Mậu Dần là hào Thê Tài
Như vậy ta được quẻ Trạch Thủy Khổn như sau:

_ _, Đinh Mùi, Phụ Mẫu
___, Đinh Dậu, Huynh Đệ
___, Đinh Hợi, Tử Tôn (Ứng)

_ _, Mậu Ngọ, Quan Quỷ
___, Mậu Thìn, Phụ Mẫu
_ _, Mậu Dần, Thê Tài (Thế)

Này ta đã có Ngủ Thân Tử Phụ Tài Quan Huynh, ta xem lại Can Chi mỗi hào an tại cung nào trong 9 cung.

Nếu Can Chi rơi vào Trung cung thì Dương Độn ký Khôn, Âm Độn ký Cấn.

Bính Tý Long thuộc Âm Độn 1 cục, vậy nếu Can Chi của Ngủ Thân nào rơi vào Trung Cung thì ký tại cung Cấn vậy.

Ta có Can Chi hào của Trạch Thủy Khổn an vào các cung như sau:
Đinh Mùi, Phụ Mẫu, cung Chấn
Đinh Dậu,Huynh Đệ, cung Tốn
Đinh Hợi, Tử Tôn, cung Cấn (Đinh Hợi rơi vào Trung Cung nên ký cung Cấn)
Mậu Ngọ, Quan Quỷ, cung Khãm
Mậu Thìn, Phụ Mẫu, cung Càn
Mậu Dần, Thê Tài, cung Cấn (Mậu Dần rơi vào Trung Cung nên ký cung Cấn)

Như vậy Bính Tý Long có Ngũ Thân như sau:
[Huynh--][----][---]
[Phụ----][----][---]
[Tài, Tử][Quan][Phụ]

Ghép vào Tam Kỳ 8 Môn (bài trước) vào thì ta có:
[Huynh,Đinh, Sinh][-----------][Ất--------]
[Phụ,Bính, Hưu---][-----------][----------]
[Tài, Tử, Khai---][Quan-------][Phụ-------]

Như vậy ta còn lại 4 thức: 4 Kiết, Lộc, Mã, Quý Nhân là xong quẻ Thấu Địa Kỳ Môn!!!
Chào Thành viên tích cực của Diễn đàn
Tôi cũng đã nghiên cứu qua Độn Giáp, nhưng không biết cách Đổi từ Hệ Thức lượng sang quẻ 6 Hào, nếu VinhL biết, vui lòng tư vấn nhé.
Thân ái

VinhL
30-09-16, 03:46
Chào Thành viên tích cực của Diễn đàn
Tôi cũng đã nghiên cứu qua Độn Giáp, nhưng không biết cách Đổi từ Hệ Thức lượng sang quẻ 6 Hào, nếu VinhL biết, vui lòng tư vấn nhé.
Thân ái

Theo Thấu Địa Kỳ Môn thì lấy quái tiết khí làm nội Quái, môn tại quái tiết khí là Ngoại Quái, còn theo quẻ Kỳ Môn thí có lại có nhiều cách tùy theo phái, khi nào có dịp (lập một đề tài khác) thì tiểu sinh sẻ cùng các bạn thảo luận nó vậy.

Hihihihihihi

VinhL
30-09-16, 04:19
Hôm nay tiểu sinh trở về cái quán Thấu Địa này hy vọng (cố gắng) có cơ hội để hoàn tất nó, để mọi người cố thể dùng nó mà nghiên cứu chiêm nghiệm.

Trước khi tiếp tục để có thể lập thức 4 Kiết thì chúng ta cần hiểu Cầm Độn, mà cái môn này thì thật là hiếm sách. Sách Việt thì không có một quyển nào, cách Hán thì có thể đếm trên đầu ngón tay.

Lúc trước tiểu sinh có đọc qua quyển Nhâm Cầm Độn Toán, nhưng phần Cầm Độn thì không thấy (giấu đi hay chăng). Lại có người giải thích chử Cầm trong Nhâm Cầm Độn Toán này là cầm trên tay, Hihihihihihi

Thật ra Cầm Độn có thể có trước hơn cả Lục Nhâm, Thái Ất, và Kỳ Môn, bỡi nó căn cứ vào 28 tú. 28 tú lại là hệ thống đo đạt căn bản vô cùng quan trọng trong môn Thiên Văn cổ. Trong tam thức, mỗi thức đều có vài cục dùng đén Cầm Độn.

Trong Cửu Cung thì có Tam Nguyên 180. 180 là bội số chung nhỏ nhất có thể được chia chẳn cho cả hai 9 và 60 (Can Chi).
Cầm độn căn cứ vào 28 Tú, cho nên bội số chung nhỏ nhất là 420, chia chẳn cho cả 28 và 60. 420 / 60 = 7 Nguyên(=Ngươn). Cho nên mới có câu Thất Ngươn Cầm là vậy.
420/28=15. 15 vòng 28 tú = 7 vòng 60 Can Chi!

Hy vọng các bạn nhẫn nại, từ từ tiểu sinh sẻ viết tiếp. Hihihihihihi

tranquangdo
30-09-16, 21:10
Cảm ơn anh vinhL rất nhiều về tất cả những bài viết của anh . Xin chân thành cảm ơn anh

VinhL
03-10-16, 05:03
Từ ngàn năm xưa, cổ nhân đã biết nhìn sao trên trời để mà định phương hướng, và củng từ đó mà phát huy thuật Thiên Văn cổ. Căn cứ vào sự nhìn thấy mặt trời và mặt trăng để định thời tiết mùa màng không đêm lại sự chính xác, nên cổ văn đã sử dụng đến các tòa sao để định thời tiết, như Bắc Đẩu Thất Tinh (Nguyệt Kiến), và các tòa sao thường thấy, xoay quanh gần đường chân trời ở vùng Đông Nam Á như vòng nhị thập bát tú (24 Tiết Khí). Thuật kham dư xa xưa nhất thì nói đến Tứ Linh Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, và Chu Tước. Nếu chúng ta nhìn vào các hình Tứ Linh trong các sách cổ thư thì sẻ thấy chúng chẳng qua là 4 chòm sao của 28 tú.

Khi hỏi tuổi thì chúng ta thường nói rằng tuổi con này con nọ trong 12 chi, thật ra những con vật trong 12 chi chính là được lấy từ Cầm Thú của vòng 28 tú. Nói là tuổi tý, theo đúng nghĩa là Cầm Tinh Hư Nhật Thử, con chuột, tuổi Sửu, là Cầm Tinh Ngưu Kim Ngưu.

Vòng 28 tú thì đã được dùng để định vị phương hướng, thiên thể trong Thiên Văn cổ, và các con thú của vòng 12 chi củng được lấy từ đó, cho nên tự nhiên 12 chi củng được dùng để đại biểu 28 tú mà định phương hướng.
Mặc dù qua nhiều ngàn năm, vòng 28 tú không thay đổi nhiều, nhưng vị trí củng có sử di dịch, lớn nhất là do sự ảnh hưởng vòng Tuế Sai. Cho nên trong mỗi thời đại vua chúa, cơ quan Khâm Thiên đều có sự tái xác lập vị chính của vòng 28 tú.

Thuật Cầm Độn xuất phát từ vòng 28 tú là một bí thuật, được dùng chiêm đoán về quốc và quân sự, trong Tam Thức, Ất Giáp Nhâm, đều có sử dụng đến nó. Tam Thức qua nhiều triều đại vua chúa TQ đều là bí truyền, càng bí truyền hơn đó chính là Cầm Độn, bỡi đến nay, sách Hán Thư cổ về thuật Cầm Độn chỉ được vẻn vẹn có khoảng 8 quyển. Hai quyển sách tiếng viết có nhắc đến hai chử “Cầm Độn”, là quyển Diễn Cầm Tam Thế, và Nhâm Cầm Độn Toán. Quyển Diễn Cầm Tam Thế thật ra chỉ là căn cứ vào quyển Hán thư “三世演禽” , nhưng nội dung thì không phải hoàn toàn dịch lại. Còn quyển Nhâm Cầm Độn Toán, tuy có nói đến Cầm Độn trong cái tựa sách, nhưng phần Cầm Độn thì hoàn toàn không có.

Thôi dài vòng làm mọi người nhàm chán, để tiểu sinh vào bài chính vậy. Hihihihihihi

Vòng nhị thập bát tú:
- Phương Đông, Thanh Long
Giác Mộc Giảo, 角木蛟
Cang Kim Long (Thìn), 亢金龙
Đê Thổ Bức, 氐土貉
Phòng Nhật Thố (Mão), 房日兔
Tâm Nguyệt Hồ, 心月狐
Vĩ Hỏa Hổ (Dần), 尾火虎
Cơ Thũy Báo, 箕水豹

- Phương Bắc, Huyền Vũ
Đẩu Mộc Giãi, 斗木獬
Ngưu Kim Ngưu (Sửu), 牛金牛
Nữ Thổ Lạc, 女土蝠
Hư Nhật Thử (Tý), 虚日鼠
Nguy Nguyệt Yến, 危月燕
Thất Hỏa Trư (Hợi), 室火猪
Bích Thủy Dư, 壁水狳

- Phương Tây, Bạch Hổ
Khuê Mộc Lang , 奎木狼
Lâu Kim Cẩu (Tuất), 娄金狗
Vị Thổ Trệ, 胃土雉
Mão Nhật Kê (Dậu), 昴日鸡
Tất Nguyệt Ô, 毕月乌
Chủy Hỏa Hầu (Thân), 觜火猴
Sâm Thủy Viên, 参水猿

- Phương Nam, Chu Tước
Tỉnh Mộc Hãn , 井木犴
Quỷ Kim Dương (Mùi), 鬼金羊
Liễu Thổ Chương, 柳土獐
Tinh Nhật Mã (Ngọ), 星日马
Trương Nguyệt Lộc, 张月鹿
Dực Hỏa Xà (Tỵ), 翼火蛇
Chẩn Thủy Dẫn, 轸水蚓

Chúng ta thấy rằng 12 con thú trong địa chi đều do “Lấy 1 bỏ 1”, các Cầm Thú trong 4 chòm Long Hỗ Vũ Tước mà ra.

VinhL
03-10-16, 14:15
Nhìn vào sự sắp xếp của 28 tú trong Tứ Linh, thì ta sẻ thấy một quy tắc lập lại là Mộc Kim Thổ Nhật Nguyệt Hỏa Thủy:
Mộc: Giác Mộc Giảo, Đẩu Mộc Giãi, Khuê Mộc Lang, Tỉnh Mộc Hãn
Kim: Cang Kim Long (Thìn), Ngưu Kim Ngưu (Sửu), Lâu Kim Cẩu (Tuất), Quỷ Kim Dương (Mùi)
Thổ: Đê Thổ Bức, Nữ Thổ Lạc, Vị Thổ Trệ, Liễu Thổ Chương
Nhật: Phòng Nhật Thố (Mão), Hư Nhật Thử (Tý), Mão Nhật Kê (Dậu), Tinh Nhật Mã (Ngọ)
Nguyệt: Tâm Nguyệt Hồ, Nguy Nguyệt Yến, Tất Nguyệt Ô, Trương Nguyệt Lộc
Hỏa: Vĩ Hỏa Hổ (Dần), Thất Hỏa Trư (Hợi), Chủy Hỏa Hầu (Thân), Dực Hỏa Xà (Tỵ)
Thũy: Cơ Thũy Báo, Bích Thủy Dư, Sâm Thủy Viên, Chẩn Thủy Dẫn

Đây chính là Thất Diệu trong Cửu Diệu mà dân gian thường có tục cúng sao!!!
Mộc = Mộc Đức
Kim = Thái Bạch
Thổ = Thổ Tú
Nhật = Thái Dương
Nguyệt = Thái Âm
Hỏa = Vân Hớn
Thũy = Thũy Diệu
La Hầu (Rahu) và Kế Đô (Ketu) đều không phải là sao thực, mà là vị trí của hai đường Hoàng và Bạch Đạo cắt nhau, củng là hai nơi xảy ra Nhật Thực.
28 tú còn được gọi là 28 Lunar Mansion, tại vì cổ nhân nhận thấy rằng mặt trăng ỡ tại mỗi chòm tú khoảng 1 ngày. Khi họ thấy Nhật thực thì họ nghỉ rằng chắc có thiên thể nào đó che khuất đi mặt trời, vì vậy chổ mà xảy ra nhật thực lại được gán thêm hai ảo thiên thể là La Hầu và Kế Đô.

Mỗi một tú đều được đặt cho một Cầm danh hay còn gọi là Tướng danh. Cầm còn được phân ra thành loại như:

Thiên Cầm (Phi Cầm), Địa Cầm, Thũy Cầm, Thụy (tên gọi chung các loại ngọc bích) Cầm.

Thiên Cầm (3):
Nữ Thổ Lạc (女土蝠), Dơi
Nguy Nguyệt Yến (危月燕), Chim én
Tất Nguyệt Ô (毕月乌), Quạ

Địa Cầm (14):
Đê Thổ Bức (氐土貉), Gấu mèo (Racoon)
Phòng Nhật Thố (房日兔), Thỏ
Tâm Nguyệt Hồ (心月狐), Cáo
Vĩ Hỏa Hổ (尾火虎), Hổ
Cơ Thũy Báo (箕水豹), Beo
Ngưu Kim Ngưu (牛金牛), Trâu Bò
Hư Nhật Thử (虚日鼠), Chuột
Thất Hỏa Trư (室火猪), Heo
Lâu Kim Cẩu (娄金狗), Chó
Mão Nhật Kê (昴日鸡), Gà
Quỷ Kim Dương (鬼金羊), Dê
Tinh Nhật Mã (星日马), Ngựa
Dực Hỏa Xà (翼火蛇), Rắn
Chẩn Thủy Dẫn (轸水蚓), Trùng

Sơn Cầm (6):
Khuê Mộc Lang (奎木狼), Sói
Vị Thổ Trệ (胃土雉), Chim Trỉ
Chủy Hỏa Hầu (觜火猴), Khỉ
Sâm Thủy Viên (参水猿), Vượn
Liễu Thổ Chương (柳土獐), một loại Nai
Trương Nguyệt Lộc (张月鹿), Hươu

Thũy Cầm (4):
Giác Mộc Giảo (角木蛟), Thuồng luồng
Cang Kim Long (亢金龙), Rồng
Đẩu Mộc Giãi (斗木獬), Giải Trĩ (không biết con gì luôn)
Bích Thủy Dư (壁水狳), Armadillo (một loại lizard kỳ nhông)

Thụy Cầm (1):
Tỉnh Mộc Hãn (井木犴), (củng không biết con gì thời cổ đại nửa)

VinhL
06-10-16, 11:11
Ta ghép số vào thứ tự của 28 tú để dể tính toán. Theo thứ tự 28 tú thì ta có:
01 Giác
02 Cang
03 Đê
04 Phòng
05 Tâm
06 Vĩ
07 Cơ
08 Đẩu
09 Ngưu
10 Nữ
11 Hư
12 Nguy
13 Thất
14 Bích
15 Khuê
16 Lâu
17 Vị
18 Mão
19 Tất
20 Chủy
21 Sâm
22 Tỉnh
23 Quỷ
24 Liễu
25 Tinh
26 Trương
27 Dực
28 Chẩn.

Niên Cầm
Niên trụ khỡi đầu bằng Giáp Tý. Tý là Hư Nhật Thử của 28 tú, cho nên Niên Cầm, tức Cầm Tinh trực niên khởi đầu là Hư Nhật Thử Giáp Tý.

Công thức để tính Niên Câm như sau:
Niên Cầm = (Năm + 15) mod 28
tức là lấy số dư của (Năm + 15) / 28
Nếu được 1 là Giác, 2 là Cang, 3, Đê, 4 Phòng, vv...., 27 Dực, 0 hoặc 28 là Chẩn.

Thí dụ 1984,
(1984 + 15) mod 28 = 11 tức Hư Nhật Thử Niên Cầm. Hư Nhật Thử là Tướng đầu hay Cầm đầu của Ngươn 1.
Thí dụ 2016
(2016+15) mod 28 = 15 tức Khuê Cầm trực Niên.

Ngương của Niên Cầm
((Năm+116) mod 420) div 60 + 1

Nếu ta sắp thứ tự của 28 tú thành nhóm 12 cầm, khỡi đầu bằng Hư Nhật Thử, như sau:
Chi:-----Tý---Sửu---Dần--Mão----Thìn-Tỵ----Ngọ--Mùi----Thân-Dậu---Tuất-Hợi
Ngươn 1: Hư—--Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy—-Sâm--Tỉnh
---------Quỷ--Liễu—-Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
---------Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
---------Tất--Chủy—-Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
---------Đê—--Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu—--Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
Ngươn 2: Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
---------Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
---------Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh
---------Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
---------Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư—--Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
Ngươn 3: Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
---------Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
---------Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
---------Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
---------Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh
Ngươn 4: Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
---------Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
---------Tất--Chủy—Sâm---Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
---------Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
---------Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
Ngươn 5: Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
---------Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh
---------Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
---------Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
---------Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
Ngươn 6: Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
---------Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
---------Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
---------Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh
---------Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
Ngươn 7: Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
---------Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
---------Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
---------Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
---------Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
Ngươn 1: Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy—Sâm---Tỉnh
..........................

Trên ta liệt kê 7 Ngương Cầm (420 con), ta thấy rằng mỗi ngương đứng đầu là một Cầm, gọi là Cầm Đầu hay Tướng Đầu, như sau: 11 Hư, 15 Khuê, 19 Tất, 23 Quỷ, 27 Dực, 3 Đê, 7 Cơ.

Nếu ta quan sát các cột thẳng đứng dưới mỗi địa chi thì ta sẻ thấy rằng:
Nhóm Hư Khuê Tất Quỷ Dực Đê Cơ đều trực ở tam hợp Thân Tý Thìn
Nhóm Chủy Liểu Chẩn Phòng Đẩu Nguy Lâu đều trực ở tam hợp Tỵ Dậu Sửu
Nhóm Vị Sâm Tinh Giác Tâm Ngưu Thất đều trực ở tam hợp Dần Ngọ Tuất
Nhóm Bích Mão Tỉnh Trương Cang Vĩ Nử đều trực ở Hợp Mão Mùi.

Nếu ta chia mặt bằng thành một vòng tròn 12 Chi, vậy khi 28 Tú xoay quanh cái vòng tròn này củng sẻ tạo thành 4 nhóm 7 Tú trực tại Tam Hợp Chi! Đây có thể chính là cái nguồn gốc tại Thiên của thuyết Tam Hợp!!!

Nay ta nhìn lại thứ tự của 28 Tú, từ Giác Mộc Giảo, tới Chẩn Thũy Dẫn, ta có thứ tự Thất Diệu là:
Mộc Kim Thổ Nhật Nguyệt Hỏa Thủy, đây củng chính là thứ tự của các ngày trong Tuần của Tây Phương.
Mộc = Jupiter = Thursday = Thứ Năm
Kim = Venus = Friday = Thứ Sáu
Thổ = Saturn = Saturday = Thứ Bảy
Nhật = Sun = Sunday = Chủ Nhật
Nguyệt = Moon = Monday = Thứ Hai
Hỏa = Mars = Tuesday = Thứ Ba
Thủy = Mercury = Wednesday = Thứ Tư

Đông và Tây gặp nhau ở Thiên Văn Cổ nhỉ? Hihihihihihihhi

VinhL
07-10-16, 11:58
Nguyệt Cầm
Nguyệt Cầm củng do sự tuần tự an bố 28 tú vào 420 tháng để thành 7 Ngươn.
Khác với Niên Cầm khỡi Giáp Tý tại Hư, Nguyệt Cầm khởi tháng Giêng tại Giác Tú.
Tại sao nhỉ?
Ta biết Âm Lịch khởi tháng Giêng vào ngày Sóc (Đầu tháng không trăng) và tiết Lập Xuân.
Giác tú khỡi là Tú khỡi đầu của chòm Đông Thanh Long Mộc, đâu thể nào lại lấy Hư tú của chòm Bắc Huyền Vũ Thủy. Đây là do cái tứ thời mà lập định vậy. Hihihihihihi

Nay ta bày 420 Nguyệt Cầm để phân tích quy luật tuần hoàn của nó.
Mỗi ngươn Nguyệt Cầm là 60 tháng, tức 5 năm.
Chi:-----Dần--Mão----Thìn-Tỵ----Ngọ--Mùi----Thân-Dậu---Tuất-Hợi----Tý---Sửu
Ngươn 1: Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy
---------Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu
---------Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu
---------Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy
---------Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng
Ngươn 2: Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu
---------Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn
---------Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy
---------Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu
---------Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu
Ngươn 3: Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy
---------Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng
---------Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu
---------Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn
---------Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy
Ngươn 4: Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu
---------Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu
---------Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy
---------Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng
---------Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu
Ngươn 5: Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn
---------Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy
---------Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu
---------Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu
---------Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy
Ngươn 6: Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng
---------Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu
---------Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn
---------Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy
---------Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu
Ngươn 7: Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu
---------Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy
---------Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng
---------Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu
---------Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn

Ta thấy rằng Nguyệt Cầm của mỗi tháng Giêng tiết Lập Xuân có sự lập lại:
Giác Thất Tinh Ngưu Sâm Tâm Vị.

Ta có thể căn cứ vào Ngũ Hổ Độn (Giáp Ký khỡi Bính Dần tháng Giêng) và sự tương quan giữa Cầm và Can Chi Năm Tháng để tìm phương pháp tính Nguyệt Cầm, nhưng quy luật thật phức tạp và khó nhớ (dĩ nhiên tiểu sinh củng đã làm nhưng có phương pháp dễ nhớ và ngắn gọn hơn!!)
Phương pháp tính nhanh và gọn nhất chính là căn cứ vào Thất Diệu Thổ Kim Mộc Nhật Nguyệt Hỏa Thủy, ẩn trong danh của 28 tú. Hihihihihihihi

Ta lại thấy 28 Tú dưới mỗi địa chi của tháng đưọc sắp trong các nhóm ta hợp như của Niên Cầm:
Nhóm Hư Khuê Tất Quỷ Dực Đê Cơ đều trực ở tam hợp Thân Tý Thìn
Nhóm Chủy Liểu Chẩn Phòng Đẩu Nguy Lâu đều trực ở tam hợp Tỵ Dậu Sửu
Nhóm Vị Sâm Tinh Giác Tâm Ngưu Thất đều trực ở tam hợp Dần Ngọ Tuất
Nhóm Bích Mão Tỉnh Trương Cang Vĩ Nử đều trực ở Hợp Mão Mùi.

Nay chúng ta liệt kê ra 7 ngươn 420 năm Niên Cầm và các Nguyệt Cầm của tháng Giêng để rút ra quy luật vậy.

35 Cầm Tháng Giêng Đầu Năm (của 7 Ngươn Nguyệt Cầm) và 7 Ngươn Niên Cầm
Cầm Th 1---Can Chi Niên và Cầm
Giác- N1 Giáp Tý,Thân,Thìn HưNhật-Kỷ Hợi,Mùi,Mão MãoNhật--------Giáp Tuất,Ngọ,Dần TinhNhật--Kỷ Dậu,Tỵ,Sửu PhòngNhật
Thất- Ất Sửu,Dậu,Tỵ NguyNguyệt----Canh Tý,Thân,Thìn TấtNguyệt---Ất Hợi,Mùi,Mão TrươngNguyệt-Canh Tuất,Ngọ,Dần TâmNguyệt
Tinh- Bính Dần,Tuất,Ngọ ThấtHỏa---Tân Sửu,Dậu,Tỵ ChủyHỏa--------Bính Tý,Thân,Thìn DựcHỏa----Tân Hợi,Mùi,Mão VĩHỏa
Ngưu- Đinh Mão,Hợi,Mùi BíchThủy---Nhâm Dần,Tuất,Ngọ SâmThủy-----Đinh Sửu,Dậu,Tỵ ChẩnThủy----Nhâm Tý,Thân,Thìn CơThủy
Sâm-- Mậu Thìn,Tý,Thân KhuêMộc----Quý Mão,Hợi,Mùi TỉnhMộc-------Mậu Dần,Tuất,Ngọ GiácMộc----Quý Sửu,Dậu,Tỵ ĐẩuMộc
Tâm-- Kỷ Tỵ,Sửu,Dậu LâuKim--------N4 Giáp Thìn,Tý,Thân QuỷKim---Kỷ Mão,Hợi,Mùi CangKim------Giáp Dần,Tuất,Ngọ NgưuKim
Vị--- Canh Ngọ,Dần,Tuất VịThổ-----Ất Tỵ,Sửu,Dậu LiễuThổ---------Canh Thìn,Tý,Thân ĐêThổ-----Ất Mão,Hợi,Mùi NửThổ
Giác- Tân Mùi,Mão,Hợi MãoNhật-----Bính Ngọ,Dần,Tuất TinhNhật----Tân Tỵ,Sửu,Dậu PhòngNhật----Bính Thìn,Tý,Thân HưNhật
Thất- Nhâm Thân,Thìn,Tý TấtNguyệt-Đinh Mùi,Mão,Hợi TrươngNguyệt-Nhâm Ngọ,Dần,Tuất TâmNguyệt-Đinh Tỵ,Sửu,Dậu NguyNguyệt
Tinh- Quý Dậu,Tỵ,Sửu ChủyHỏa------Mậu Thân,Thìn,Tý DựcHỏa-------Quý Mùi,Mão,Hợi VĩHỏa-------Mậu Ngọ,Dần,Tuất ThấtHỏa
Ngưu- Giáp Tuất,Ngọ,Dần SâmThủy---Kỷ Dậu,Tỵ,Sửu ChẩnThủy--------N7 Giáp Thân,Thìn,Tý CơThủy-Kỷ Mùi,Mão,Hợi BíchThủy
Sâm-- Ất Hợi,Mùi,Mão TỉnhMộc------Canh Tuất,Ngọ,Dần GiácMộc-----Ất Dậu,Tỵ,Sửu ĐẩuMộc--------Canh Thân,Thìn,Tý KhuêMộc
Tâm-- Bính Tý,Thân,Thìn QuỷKim----Tân Hợi,Mùi,Mão CangKim-------Bính Tuất,Ngọ,Dần NgưuKim---Tân Dậu,Tỵ,Sửu LâuKim
Vị--- Đinh Sửu,Dậu,Tỵ LiễuThổ-----Nhâm Tý,Thân,Thìn ĐêThổ-------Đinh Hợi,Mùi,Mão NửThổ------Nhâm Tuất,Ngọ,Dần VịThổ
Giác- Mậu Dần,Tuất,Ngọ TinhNhật---Quý Sửu,Dậu,Tỵ PhòngNhật------Mậu Tý,Thân,Thìn HưNhật-----Quý Hợi,Mùi,Mão MãoNhật
Thất- Kỷ Mão,Hợi,Mùi TrươngNguyệt-Giáp Dần,Tuất,Ngọ TâmNguyệt---Kỷ Sửu,Dậu,Tỵ NguyNguyệt----N3 Giáp Tý,Thân,Thìn TấtNguyệt
Tinh- Canh Thìn,Tý,Thân DựcHỏa----Ất Mão,Hợi,Mùi VĩHỏa----------Canh Dần,Tuất,Ngọ ThấtHỏa---Ất Sửu,Dậu,Tỵ ChủyHỏa
Ngưu- Tân Tỵ,Sửu,Dậu ChẩnThủy-----Bính Thìn,Tý,Thân CơThủy------Tân Mão,Hợi,Mùi BíchThủy----Bính Dần,Tuất,Ngọ SâmThủy
Sâm-- Nhâm Ngọ,Dần,Tuất GiácMộc---Đinh Tỵ,Sửu,Dậu ĐẩuMộc--------Nhâm Thìn,Tý,Thân KhuêMộc---Đinh Mão,Hợi,Mùi TỉnhMộc
Tâm-- Quý Mùi,Mão,Hợi CangKim-----Mậu Ngọ,Dần,Tuất NgưuKim------Quý Tỵ,Sửu,Dậu LâuKim-------Mậu Thìn,Tý,Thân QuỷKim
Vị--- N6 Giáp Thân,Thìn,Tý ĐêThổ--Kỷ Mùi,Mão,Hợi NửThổ----------Giáp Ngọ,Dần,Tuất VịThổ-----Kỷ Tỵ,Sửu,Dậu LiễuThổ
Giác- Ất Dậu,Tỵ,Sửu PhòngNhật-----Canh Thân,Thìn,Tý HưNhật------Ất Mùi,Mão,Hợi MãoNhật------Canh Ngọ,Dần,Tuất TinhNhật
Thất- Bính Tuất,Ngọ,Dần TâmNguyệt-Tân Dậu,Tỵ,Sửu NguyNguyệt-----Bính Thân,Thìn,Tý TấtNguyệt-Tân Mùi,Mão,Hợi TrươngNguyệt
Tinh- Đinh Hợi,Mùi,Mão VĩHỏa------Nhâm Tuất,Ngọ,Dần ThấtHỏa-----Đinh Dậu,Tỵ,Sửu ChủyHỏa-----Nhâm Thân,Thìn,Tý DựcHỏa
Ngưu- Mậu Tý,Thân,Thìn CơThủy-----Quý Hợi,Mùi,Mão BíchThủy------Mậu Tuất,Ngọ,Dần SâmThủy----Quý Dậu,Tỵ,Sửu ChẩnThủy
Sâm-- Kỷ Sửu,Dậu,Tỵ ĐẩuMộc--------N2 Giáp Tý,Thân,Thìn KhuêMộc--Kỷ Hợi,Mùi,Mão TỉnhMộc------Giáp Tuất,Ngọ,Dần GiácMộc
Tâm-- Canh Dần,Tuất,Ngọ NgưuKim---Ất Sửu,Dậu,Tỵ LâuKim----------Canh Tý,Thân,Thìn QuỷKim-----Ất Hợi,Mùi,Mão CangKim
Vị--- Tân Mão,Hợi,Mùi NửThổ-------Bính Dần,Tuất,Ngọ VịThổ-------Tân Sửu,Dậu,Tỵ LiễuThổ-------Bính Tý,Thân,Thìn ĐêThổ
Giác- Nhâm Thìn,Tý,Thân HưNhật----Đinh Mão,Hợi,Mùi MãoNhật------Nhâm Dần,Tuất,Ngọ TinhNhật---Đinh Sửu,Dậu,Tỵ PhòngNhật
Thất- Quý Tỵ,Sửu,Dậu NguyNguyệt---Mậu Thìn,Tý,Thân TấtNguyệt----Quý Mão,Hợi,Mùi TrươngNguyệt-Mậu Dần,Tuất,Ngọ TâmNguyệt
Tinh- Giáp Ngọ,Dần,Tuất ThấtHỏa----Kỷ Tỵ,Sửu,Dậu ChủyHỏa---------N5 Giáp Thìn,Tý,Thân DựcHỏa--Kỷ Mão,Hợi,Mùi VĩHỏa
Ngưu- Ất Mùi,Mão,Hợi BíchThủy-----Canh Ngọ,Dần,Tuất SâmThủy-----Ất Tỵ,Sửu,Dậu ChẩnThủy-------Canh Thìn,Tý,Thân CơThủy
Sâm-- Bính Thân,Thìn,Tý KhuêMộc---Tân Mùi,Mão,Hợi TỉnhMộc-------Bính Ngọ,Dần,Tuất GiácMộc----Tân Tỵ,Sửu,Dậu ĐẩuMộc
Tâm-- Đinh Dậu,Tỵ,Sửu LâuKim------Nhâm Thân,Thìn,Tý QuỷKim------Đinh Mùi,Mão,Hợi CangKim-----Nhâm Ngọ,Dần,Tuất NgưuKim
Vị--- Mậu Tuất,Ngọ,Dần VịThổ------Quý Dậu,Tỵ,Sửu LiễuThổ--------Mậu Thân,Thìn,Tý ĐêThổ-------Quý Mùi,Mão,Hợi NửThổ


Chúng ta để ý đến Thất Diệu của các Niên Cầm thì sẻ thấy rỏ quy tắc như sau:
Niên Cầm:
Nhật - Giác (Khởi tháng giêng)
Nguyệt - Thất
Hỏa - Tinh
Thủy - Ngưu
Mộc - Sâm
Kim - Tâm
Thổ - Vị

Vì vậy ta chỉ cần biết Thất Diệu của Niên Cầm là có thể căn cứ vào quy tắc trên
để biết Nguyệt Cầm của Tháng Giêng, sau đó cứ thuật theo thứ tự của 28 tú mà
ghép vào các tháng còn lại. Điểm thú vị là ta thấy 420 Năm Niên Cầm tuần tự
sắp vào các nhóm Tam Hợp.

Thí dụ: 2016
(2016 + 15) mod 28 = 15
15 tức là Khuê Mộc Lang trong chòm Bạch Hổ.
Mộc – Sâm, vậy ta khới tháng Giêng là Sâm, tháng 2 Tỉnh, tháng 3 Quỷ, tháng 4 Liễu,
tháng 5 Tinh, tháng 6 Trương, tháng 7 Dực, tháng 8 Chẩn, tháng 9 Giác, tháng 10 Cang,
tháng 11 Đê, tháng 12 Phòng.

3kubond
10-10-16, 19:21
Chào các bạn,
Hôm nay chúng ta bàn đến Tiết Khí nhé.
Nhưng trước khi đề, xin nhắc các bạn rằng:
..............

Kiến còn gọi là Nguyện Kiến, cổ nhân ngấm sao trên trời, chia bầu trời thành 12 thứ (Chi), thấy rằng đuôi sao bắc đẩu thất tinh tuần tự chỉ vào các chi, mỗi tháng một chi, khởi đầu tháng giêng chỉ vào cung Dần, và tuần tự qua 12 cung trong 12 tháng (dĩ nhiên cái Kiến này theo thời gian củng sẻ thay đổi bởi gì Vật đổi Sao củng Dời mà!)

...............



Chào anh Vinh!
Trong rất nhiều sách đều viết tương tự đoạn màu xanh ở trên, đây là cơ sở để phân định thời gian và phương vị. Tuy nhiên thực tế thì chòm sao Bắc Đẩu "di chuyển" mỗi ngày 1 lần quanh trục tương tự như cái đồng hồ, (trục là sao Bắc đẩu). Lúc 0h mỗi ngày đuôi nằm ngang đủ 24h thì quay lại nằm ngang.
Vậy đuôi sao Bắc đẩu mỗi 2 giờ chỉ vào mỗi chi thì đúng hơn phải không Anh? Mong a chỉ giúp!

VinhL
11-10-16, 10:09
Chào anh Vinh!
Trong rất nhiều sách đều viết tương tự đoạn màu xanh ở trên, đây là cơ sở để phân định thời gian và phương vị. Tuy nhiên thực tế thì chòm sao Bắc Đẩu "di chuyển" mỗi ngày 1 lần quanh trục tương tự như cái đồng hồ, (trục là sao Bắc đẩu). Lúc 0h mỗi ngày đuôi nằm ngang đủ 24h thì quay lại nằm ngang.
Vậy đuôi sao Bắc đẩu mỗi 2 giờ chỉ vào mỗi chi thì đúng hơn phải không Anh? Mong a chỉ giúp!

Không phải lúc nào vào 0h đuôi đẩu đề nằm ngang.
Thời xưa các quan thiên văn định ra các khoảng thời gian để ngắm và đo đạc sao, như các giờ Tý Ngọ Mão Dậu.

Mỗi ngày đúng vào giờ quyết định nào đó thì sẻ thấy chuôi đẩu chỉ vào cung nào, một tháng sau củng vào giờ đó thì chuôi đẩu đã chỉ vào cung tới rồi.

Bạn vào trang bên Nhantu.net:
http://nhantu.net/BienKhaoTongQuat/ThienVan/ThienVan4.htm
đọc về Thiên Văn Cổ sẻ hiểu thêm.

Mong các bạn có thắc mắc gì vào mục "Thấu Địa Kỳ Môn - Thảo Luận" để hỏi, vì cứ đặt câu hỏi tại đây thì bài sẻ bị gián đoạn.

Thanks

VinhL
27-10-16, 07:57
Nhật Cầm
Nhật cầm khỡi đầu Hư Nhật Thử ngày Giáp Tý, như Niên Cầm.
Nếu ta sắp thứ tự của 28 tú thành nhóm 12 cầm, khỡi đầu bằng Hư Nhật Thử, như sau:
Chi:-----Tý---Sửu---Dần--Mão----Thìn-Tỵ----Ngọ--Mùi----Thân-Dậu---Tuất-Hợi
Ngươn 1: Hư—--Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy—-Sâm--Tỉnh
---------Quỷ--Liễu—-Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
---------Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
---------Tất--Chủy—-Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
---------Đê—--Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu—--Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
Ngươn 2: Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
---------Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
---------Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh
---------Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
---------Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư—--Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
Ngươn 3: Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
---------Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
---------Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
---------Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
---------Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh
Ngươn 4: Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
---------Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
---------Tất--Chủy—Sâm---Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
---------Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
---------Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
Ngươn 5: Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
---------Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh
---------Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
---------Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
---------Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
Ngươn 6: Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
---------Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
---------Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
---------Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh
---------Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ
Ngươn 7: Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão
---------Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương-Dực--Chẩn--Giác-Cang
---------Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ-----Hư---Nguy--Thất-Bích
---------Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy--Sâm--Tỉnh---Quỷ--Liễu--Tinh-Trương
---------Dực--Chẩn--Giác-Cang---Đê---Phòng-Tâm--Vĩ-----Cơ---Đẩu---Ngưu-Nữ
Ngươn 1: Hư---Nguy--Thất-Bích---Khuê-Lâu---Vị---Mão----Tất--Chủy—Sâm---Tỉnh
..........................

Cũng như Niên Cầm, chúng ta sẻ thấy rằng 4 nhóm Tam Hợp sẻ nằm vào các bộ Tú như sau:
Nhóm Hư Khuê Tất Quỷ Dực Đê Cơ đều trực ở tam hợp Thân Tý Thìn
Nhóm Chủy Liểu Chẩn Phòng Đẩu Nguy Lâu đều trực ở tam hợp Tỵ Dậu Sửu
Nhóm Vị Sâm Tinh Giác Tâm Ngưu Thất đều trực ở tam hợp Dần Ngọ Tuất
Nhóm Bích Mão Tỉnh Trương Cang Vĩ Nử đều trực ở Hợp Mão Mùi.

Nhóm Thân Tý Thìn thì có
Hư Nhật Thử , 虚日鼠
Khuê Mộc Lang , 奎木狼
Tất Nguyệt Ô, 毕月乌
Quỷ Kim Dương (Mùi), 鬼金羊
Dực Hỏa Xà (Tỵ), 翼火蛇
Đê Thổ Bức, 氐土貉
Cơ Thũy Báo, 箕水豹
Nay sắp xếp lại theo thứ tự các ngày trong tuần
Chú Nhật = Nhật (Sunday)
Thứ Hai = Nguyệt (Monday)
Thứ Ba = Hỏa (Tuesday)
Thứ Tư = Thủy (Wednesday)
Thứ Năm = Mộc (Thursday)
Thứ Sáu = Kim (Friday)
Thứ Bảy = Thổ (Saturday)
Ta sẻ có thứ tự của nhóm Thân Tý Thìn theo thứ tự các ngày trong tuần như sau:
Hư 虚, Tất 毕, Dực 翼, Cơ 箕, Khuê 奎, Quỷ 鬼,Đê 氐

Làm tương tự cho các nhóm còn lại thì ta sẻ 4 câu thơ để có thể tìm Nhật Tú theo 4 nhóm Tam Hợp như sau:
Thân Tý Thìn: Hư 虚, Tất 毕, Dực 翼, Cơ 箕, Khuê 奎, Quỷ 鬼,Đê 氐
Tỵ Dậu Sửu: Phòng 房, Nguy 危, Chủy 觜, Chẩn 轸, Đấu 斗, Lâu 娄, Liễu 柳
Dần Ngọ Tuất: Tinh 星, Tâm 心, Thất 室, Sâm 参, Giác 角, Ngưu 牛, Vị 胃
Hợi Mão Mùi: Mão 昴, Trương 张, Vĩ 尾, Bích 尾, Tĩnh 井, Cang 亢, Nử 女

Như vậy thì ta có thể xem Âm Lịch để biết Chi của Ngày là gì, sau đó chiếu theo ngày trong tuần mà được Nhật Tú vậy.

Thí dụ:
Hôm nay là Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016 DL, tức Năm Bính Thân Tháng Mậu Tuất Ngày Nhâm Ngọ.
(2016 + 15) mod 28 = 15, tức Niên Cầm là Khuê
2016 Âm Lịch là năm Bính Thân, thuộc con Giáp Ngọ, tức Can Chi thứ 31, Bính Thân là Can Chi thứ 33, trừ đi 1 là 32 (Vì Giáp Tý khỡi đầu 1), như vậy 2016 – 32 = 1984, là Giáp Tý
(1984+15) mod 28 = 11, tức Tú Hư.
Theo Câu Thất Ngương Tướng Đầu là Hư Khuê Tất Quỷ Dực Đê Cơ (Ngươn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7),
tức hiện nay đang ỡ Ngương thứ Nhất của Thất Ngương Cầm.

Tháng Giêng Nguyệt cầm theo Câu (Niên Cầm Khuê Mộc):
Giác Thất Tinh Ngưu Sâm Tâm Vị (theo thứ tự Nhật Nguyệt Hỏa Thủy Mộc Kim Thổ)
Thì Khuê là Khuê Mộc Lang, đứng ợ vị thứ 5 trong câu tức là Sâm, vậy tháng Giêng khỡi Sâm.
Tháng Giêng (Dần) là Sâm, Tĩnh (Mão), Quỷ (Thìn), Liễu (Tỵ), Tinh (Ngọ), Trương (Mùi), Dực (Thân)
Chẫn (Dậu), Giác (Tuất).
Như vậy Nguyệt Cầm là Giác Tú.

Hôm nay là Ngày Nhâm Ngọ thuộc nhóm Dần Ngọ Tuất tức là dùng Câu
Tinh 星, Tâm 心, Thất 室, Sâm 参, Giác 角, Ngưu 牛, Vị 胃
(Nhật = Chủ Nhật, Nguyệt = Thứ Hai, Hỏa=Thứ Ba, Thủy=Thư Tư, Mộc=Thứ Năm, Kim=Thứ Sáu, Thổ=Thư Bảy).
Theo Dương Lịch là ngày thứ Năm tức Mộc, đứng thứ năm trong Câu tức Giác Tú.
Nhật Tú là Giác vậy.
Sau Giác Tú là Cang Tú tức Ngày mai là Cang Tú, Ngày Mùi, thứ Sáu
Hợi Mão Mùi là câu
Hợi Mão Mùi: Mão 昴, Trương 张, Vĩ 尾, Bích 尾, Tĩnh 井, Cang 亢, Nử 女
Thứ Sáu là Cang.
Sau khi biết được Nhật Cầm của một ngày nào đó thì các ngày kết tiếp sẻ thuận tự theo thứ tự của 28 tú vậy.

VinhL
19-11-16, 08:24
Thời Cầm
Thời Cầm bắt đều từ Nguyên 1 Giáp Tý của Nhật Cầm, giờ Tý là Hư Nhật Thử, sau đó tuần tử mỗi giờ một tú.
Truy nguyên về nguyên tắc bày liệt Thời Cầm trong mấy quyển cổ thư về Cầm Độn, thì thấy rằng Thời Cầm có hai phương pháp, phương pháp thứ nhất thì 28 tú sẻ tuần tự bày vào 12 chi giờ không gián đoạn. Phương pháp thứ hai thì căn cứ vào Nguyên của Nhật Cầm mà bày, nhưng 28 tú ghép vào 12 chi giờ sẻ có gián đoạn, mỗi Nguyên Nhật Cầm sẻ nhảy 12 tú.

Phương Pháp thứ Nhất
Phương pháp thứ Nhất, khỡi Hư tú cho giờ Tý của Nguyên 1 Nhật Cầm Giáp Tý Hư, sau đó tuần tự mà an bày 28 tú vào 12 chi, tuần hoàn không gián đoạn qua 7 Nguyên Nhật Cầm rồi lập lại.
7 Nguyên Nhật Cầm có 420 ngày, mỗi ngày 12 chi giờ, ta có 420 x 12 = 5040 Thời Cầm, tức trong 7 Nguyên Nhật Cầm sẻ có 12 cái Thất Nguyên Thời Cầm.

Sau đây là bảng bày liệt Thời Cầm cho giờ Tý của 420 ngày (7 Ngương) Nhật Cầm:

Nhật-------- CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời
Cầm--------- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm-
HưNhật------ N1GiápTý Hư-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- N1GiápTý Hư--
NguyNguyệt-- ẤtSửu--- Quỷ- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- ẤtSửu--- Quỷ-
ThẩtHỏa----- BínhDần- Cơ-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- BínhDần- Cơ--
BíchThủy---- ĐinhMão- Tất- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- ĐinhMão- Tất-
KhuêMộc----- MậuThìn- Đê-- N2GiápTý Đê-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- MậuThìn- Đê--
LâuKim------ KỷTỵ---- Khuê ẤtSửu--- Khuê -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- KỷTỵ---- Khuê
VịThổ------- CanhNgọ- Dực- BínhDần- Dực- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- CanhNgọ- Dực-
MãoNhật----- TânMùi-- Hư-- ĐinhMão- Hư-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- TânMùi-- Hư--
TấtNguyệt--- NhâmThân Quỷ- MậuThìn- Quỷ- N3GiápTý Quỷ- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- NhâmThân Quỷ-
ChủyHỏa----- QuýDậu-- Cơ-- KỷTỵ---- Cơ-- ẤtSửu--- Cơ-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- QuýDậu-- Cơ--
SâmThủy----- GiápTuất Tất- CanhNgọ- Tất- BínhDần- Tất- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- GiápTuất Tất-
TĩnhMộc----- ẤtHợi--- Đê-- TânMùi-- Đê-- ĐinhMão- Đê-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- ẤtHợi--- Đê--
QuỷKim------ BínhTý-- Khuê NhâmThân Khuê MậuThìn- Khuê N4GiápTý Khuê -------- ---- -------- ---- -------- ---- BínhTý-- Khuê
LiễuThổ----- ĐinhSửu- Dực- QuýDậu-- Dực- KỷTỵ---- Dực- ẤtSửu--- Dực- -------- ---- -------- ---- -------- ---- ĐinhSửu- Dực-
TinhNhật---- MậuDần-- Hư-- GiápTuất Hư-- CanhNgọ- Hư-- BínhDần- Hư-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- MậuDần-- Hư--
TrươngNguyệt KỷMão--- Quỷ- ẤtHợi--- Quỷ- TânMùi-- Quỷ- ĐinhMão- Quỷ- -------- ---- -------- ---- -------- ---- KỷMão--- Quỷ-
DựcHỏa------ CanhThìn Cơ-- BínhTý-- Cơ-- NhâmThân Cơ-- MậuThìn- Cơ-- N5GiápTý Cơ-- -------- ---- -------- ---- CanhThìn Cơ--
ChẩnThủy---- TânTỵ--- Tất- ĐinhSửu- Tất- QuýDậu-- Tất- KỷTỵ---- Tất- ẤtSửu--- Tất- -------- ---- -------- ---- TânTỵ--- Tất-
GiácMộc----- NhâmNgọ- Đê-- MậuDần-- Đê-- GiápTuất Đê-- CanhNgọ- Đê-- BínhDần- Đê-- -------- ---- -------- ---- NhâmNgọ- Đê--
CangKim----- QuýMùi-- Khuê KỷMão--- Khuê ẤtHợi--- Khuê TânMùi-- Khuê ĐinhMão- Khuê -------- ---- -------- ---- QuýMùi-- Khuê
ĐêThổ------- GiápThân Dực- CanhThìn Dực- BínhTý-- Dực- NhâmThân Dực- MậuThìn- Dực- N6GiápTý Dực- -------- ---- GiápThân Dực-
PhòngNhật--- ẤtDậu--- Hư-- TânTỵ--- Hư-- ĐinhSửu- Hư-- QuýDậu-- Hư-- KỷTỵ---- Hư-- ẤtSửu--- Hư-- -------- ---- ẤtDậu--- Hư--
TâmNguyệt--- BínhTuất Quỷ- NhâmNgọ- Quỷ- MậuDần-- Quỷ- GiápTuất Quỷ- CanhNgọ- Quỷ- BínhDần- Quỷ- -------- ---- BínhTuất Quỷ-
VĩHỏa------- ĐinhHợi- Cơ-- QuýMùi-- Cơ-- KỷMão--- Cơ-- ẤtHợi--- Cơ-- TânMùi-- Cơ-- ĐinhMão- Cơ-- -------- ---- ĐinhHợi- Cơ--
CơThủy------ MậuTý--- Tất- GiápThân Tất- CanhThìn Tất- BínhTý-- Tất- NhâmThân Tất- MậuThìn- Tất- N7GiápTý Tất- MậuTý--- Tất-
ĐấuMộc------ KỷSửu--- Đê-- ẤtDậu--- Đê-- TânTỵ--- Đê-- ĐinhSửu- Đê-- QuýDậu-- Đê-- KỷTỵ---- Đê-- ẤtSửu--- Đê-- KỷSửu--- Đê--
NgưuKim----- CanhDần- Khuê BínhTuất Khuê NhâmNgọ- Khuê MậuDần-- Khuê GiápTuất Khuê CanhNgọ- Khuê BínhDần- Khuê CanhDần- Khuê
NữThổ------- TânMão-- Dực- ĐinhHợi- Dực- QuýMùi-- Dực- KỷMão--- Dực- ẤtHợi--- Dực- TânMùi-- Dực- ĐinhMão- Dực- TânMão-- Dực-
HưNhật------ NhâmThìn Hư-- MậuTý--- Hư-- GiápThân Hư-- CanhThìn Hư-- BínhTý-- Hư-- NhâmThân Hư-- MậuThìn- Hư-- NhâmThìn Hư--
NguyNguyệt-- QuýTỵ--- Quỷ- KỷSửu--- Quỷ- ẤtDậu--- Quỷ- TânTỵ--- Quỷ- ĐinhSửu- Quỷ- QuýDậu-- Quỷ- KỷTỵ---- Quỷ- QuýTỵ--- Quỷ-
ThấtHỏa----- GiápNgọ- Cơ-- CanhDần- Cơ-- BínhTuất Cơ-- NhâmNgọ- Cơ-- MậuDần-- Cơ-- GiápTuất Cơ-- CanhNgọ- Cơ-- GiápNgọ- Cơ--
BíchThủy---- ẤtMùi--- Tất- TânMão-- Tất- ĐinhHợi- Tất- QuýMùi-- Tất- KỷMão--- Tất- ẤtHợi--- Tất- TânMùi-- Tất- ẤtMùi--- Tất-
KhuêMộc----- BínhThân Đê-- NhâmThìn Đê-- MậuTý--- Đê-- GiápThân Đê-- CanhThìn Đê-- BínhTý-- Đê-- NhâmThân Đê-- BínhThân Đê--
LâuKim------ ĐinhDậu- Khuê QuýTỵ--- Khuê KỷSửu--- Khuê ẤtDậu--- Khuê TânTỵ--- Khuê ĐinhSửu- Khuê QuýDậu-- Khuê ĐinhDậu- Khuê
VịThổ------- MậuTuất- Dực- GiápNgọ- Dực- CanhDần- Dực- BínhTuất Dực- NhâmNgọ- Dực- MậuDần-- Dực- GiápTuất Dực- MậuTuất- Dực-
MãoNhật----- KỷHợi--- Hư-- ẤtMùi--- Hư-- TânMão-- Hư-- ĐinhHợi- Hư-- QuýMùi-- Hư-- KỷMão--- Hư-- ẤtHợi--- Hư-- KỷHợi--- Hư--
TấtNguyệt--- CanhTý-- Quỷ- BínhThân Quỷ- NhâmThìn Quỷ- MậuTý--- Quỷ- GiápThân Quỷ- CanhThìn Quỷ- BínhTý-- Quỷ- CanhTý-- Quỷ-
ChủyHỏa----- TânSửu-- Cơ-- ĐinhDậu- Cơ-- QuýTỵ--- Cơ-- KỷSửu--- Cơ-- ẤtDậu--- Cơ-- TânTỵ--- Cơ-- ĐinhSửu- Cơ-- TânSửu-- Cơ--
SâmThủy----- NhâmDần- Tất- MậuTuất- Tất- GiápNgọ- Tất- CanhDần- Tất- BínhTuất Tất- NhâmNgọ- Tất- MậuDần-- Tất- NhâmDần- Tất-
TĩnhMộc----- QuýMão-- Đê-- KỷHợi--- Đê-- ẤtMùi--- Đê-- TânMão-- Đê-- ĐinhHợi- Đê-- QuýMùi-- Đê-- KỷMão--- Đê-- QuýMão-- Đê--
QuỷKim------ GiápThìn Khuê CanhTý-- Khuê BínhThân Khuê NhâmThìn Khuê MậuTý--- Khuê GiápThân Khuê CanhThìn Khuê GiápThìn Khuê
LiễuThổ----- ẤtTỵ---- Dực- TânSửu-- Dực- ĐinhDậu- Dực- QuýTỵ--- Dực- KỷSửu--- Dực- ẤtDậu--- Dực- TânTỵ--- Dực- ẤtTỵ---- Dực-
TinhNhật---- BínhNgọ- Hư-- NhâmDần- Hư-- MậuTuất- Hư-- GiápNgọ- Hư-- CanhDần- Hư-- BínhTuất Hư-- NhâmNgọ- Hư-- BínhNgọ- Hư--
TrươngNguyệt ĐinhMùi- Quỷ- QuýMão-- Quỷ- KỷHợi--- Quỷ- ẤtMùi--- Quỷ- TânMão-- Quỷ- ĐinhHợi- Quỷ- QuýMùi-- Quỷ- ĐinhMùi- Quỷ-
DựcHỏa------ MậuThân- Cơ-- GiápThìn Cơ-- CanhTý-- Cơ-- BínhThân Cơ-- NhâmThìn Cơ-- MậuTý--- Cơ-- GiápThân Cơ-- MậuThân- Cơ--
ChẩnThủy---- KỷDậu--- Tất- ẤtTỵ---- Tất- TânSửu-- Tất- ĐinhDậu- Tất- QuýTỵ--- Tất- KỷSửu--- Tất- ẤtDậu--- Tất- KỷDậu--- Tất-
GiácMộc----- CanhTuất Đê-- BínhNgọ- Đê-- NhâmDần- Đê-- MậuTuất- Đê-- GiápNgọ- Đê-- CanhDần- Đê-- BínhTuất Đê-- CanhTuất Đê--
CangKim----- TânHợi-- Khuê ĐinhMùi- Khuê QuýMão-- Khuê KỷHợi--- Khuê ẤtMùi--- Khuê TânMão-- Khuê ĐinhHợi- Khuê TânHợi-- Khuê
ĐêThổ------- NhâmTý-- Dực- MậuThân- Dực- GiápThìn Dực- CanhTý-- Dực- BínhThân Dực- NhâmThìn Dực- MậuTý--- Dực- NhâmTý-- Dực-
PhòngNhật--- QuýSửu-- Hư-- KỷDậu--- Hư-- ẤtTỵ---- Hư-- TânSửu-- Hư-- ĐinhDậu- Hư-- QuýTỵ--- Hư-- KỷSửu--- Hư-- QuýSửu-- Hư--
TâmNguyệt--- GiápDần- Quỷ- CanhTuất Quỷ- BínhNgọ- Quỷ- NhâmDần- Quỷ- MậuTuất- Quỷ- GiápNgọ- Quỷ- CanhDần- Quỷ- GiápDần- Quỷ-
VĩHỏa------- ẤtMão--- Cơ-- TânHợi-- Cơ-- ĐinhMùi- Cơ-- QuýMão-- Cơ-- KỷHợi--- Cơ-- ẤtMùi--- Cơ-- TânMão-- Cơ-- ẤtMão--- Cơ--
CơThủy------ BínhThìn Tất- NhâmTý-- Tất- MậuThân- Tất- GiápThìn Tất- CanhTý-- Tất- BínhThân Tất- NhâmThìn Tất- BínhThìn Tất-
ĐấuMộc------ ĐinhTỵ-- Đê-- QuýSửu-- Đê-- KỷDậu--- Đê-- ẤtTỵ---- Đê-- TânSửu-- Đê-- ĐinhDậu- Đê-- QuýTỵ--- Đê-- ĐinhTỵ-- Đê--
NgưuKim----- MậuNgọ-- Khuê GiápDần- Khuê CanhTuất Khuê BínhNgọ- Khuê NhâmDần- Khuê MậuTuất- Khuê GiápNgọ- Khuê MậuNgọ-- Khuê
NữThổ------- KỷMùi--- Dực- ẤtMão--- Dực- TânHợi-- Dực- ĐinhMùi- Dực- QuýMão-- Dực- KỷHợi--- Dực- ẤtMùi--- Dực- KỷMùi--- Dực-
HưNhật------ CanhThân Hư-- BínhThìn Hư-- NhâmTý-- Hư-- MậuThân- Hư-- GiápThìn Hư-- CanhTý-- Hư-- BínhThân Hư-- CanhThân Hư--
NguyNguyệt-- TânDậu-- Quỷ- ĐinhTỵ-- Quỷ- QuýSửu-- Quỷ- KỷDậu--- Quỷ- ẤtTỵ---- Quỷ- TânSửu-- Quỷ- ĐinhDậu- Quỷ- TânDậu-- Quỷ-
ThấtHỏa----- NhâmTuất Cơ-- MậuNgọ-- Cơ-- GiápDần- Cơ-- CanhTuất Cơ-- BínhNgọ- Cơ-- NhâmDần- Cơ-- MậuTuất- Cơ-- NhâmTuất Cơ--
BíchThủy---- QuýHợi-- Tất- KỷMùi--- Tất- ẤtMão--- Tất- TânHợi-- Tất- ĐinhMùi- Tất- QuýMão-- Tất- KỷHợi--- Tất- QuýHợi-- Tất-

VinhL
19-11-16, 08:27
KhuêMộc----- -------- Đê-- CanhThân Đê-- BínhThìn Đê-- NhâmTý-- Đê-- MậuThân- Đê-- GiápThìn Đê-- CanhTý-- Đê-- -------- Đê--
LâuKim------ -------- Khuê TânDậu-- Khuê ĐinhTỵ-- Khuê QuýSửu-- Khuê KỷDậu--- Khuê ẤtTỵ---- Khuê TânSửu-- Khuê -------- Khuê
VịThổ------- -------- Dực- NhâmTuất Dực- MậuNgọ-- Dực- GiápDần- Dực- CanhTuất Dực- BínhNgọ- Dực- NhâmDần- Dực- -------- Dực-
MãoNhật----- -------- Hư-- QuýHợi-- Hư-- KỷMùi--- Hư-- ẤtMão--- Hư-- TânHợi-- Hư-- ĐinhMùi- Hư-- QuýMão-- Hư-- -------- Hư--
TấtNguyệt--- -------- Quỷ- -------- Quỷ- CanhThân Quỷ- BínhThìn Quỷ- NhâmTý-- Quỷ- MậuThân- Quỷ- GiápThìn Quỷ- -------- Quỷ-
ChủyHỏa----- -------- Cơ-- -------- Cơ-- TânDậu-- Cơ-- ĐinhTỵ-- Cơ-- QuýSửu-- Cơ-- KỷDậu--- Cơ-- ẤtTỵ---- Cơ-- -------- Cơ--
SâmThủy----- -------- Tất- -------- Tất- NhâmTuất Tất- MậuNgọ-- Tất- GiápDần- Tất- CanhTuất Tất- BínhNgọ- Tất- -------- Tất-
TĩnhMộc----- -------- Đê-- -------- Đê-- QuýHợi-- Đê-- KỷMùi--- Đê-- ẤtMão--- Đê-- TânHợi-- Đê-- ĐinhMùi- Đê-- -------- Đê--
QuỷKim------ -------- Khuê -------- Khuê -------- Khuê CanhThân Khuê BínhThìn Khuê NhâmTý-- Khuê MậuThân- Khuê -------- Khuê
LiễuThổ----- -------- Dực- -------- Dực- -------- Dực- TânDậu-- Dực- ĐinhTỵ-- Dực- QuýSửu-- Dực- KỷDậu--- Dực- -------- Dực-
TinhNhật---- -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư-- NhâmTuất Hư-- MậuNgọ-- Hư-- GiápDần- Hư-- CanhTuất Hư-- -------- Hư--
TrươngNguyệt -------- Quỷ- -------- Quỷ- -------- Quỷ- QuýHợi-- Quỷ- KỷMùi--- Quỷ- ẤtMão--- Quỷ- TânHợi-- Quỷ- -------- Quỷ-
DựcHỏa------ -------- Cơ-- -------- Cơ-- -------- Cơ-- -------- Cơ-- CanhThân Cơ-- BínhThìn Cơ-- NhâmTý-- Cơ-- -------- Cơ--
ChẩnThủy---- -------- Tất- -------- Tất- -------- Tất- -------- Tất- TânDậu-- Tất- ĐinhTỵ-- Tất- QuýSửu-- Tất- -------- Tất-
GiácMộc----- -------- Đê-- -------- Đê-- -------- Đê-- -------- Đê-- NhâmTuất Đê-- MậuNgọ-- Đê-- GiápDần- Đê-- -------- Đê--
CangKim----- -------- Khuê -------- Khuê -------- Khuê -------- Khuê QuýHợi-- Khuê KỷMùi--- Khuê ẤtMão--- Khuê -------- Khuê
ĐêThổ------- -------- Dực- -------- Dực- -------- Dực- -------- Dực- -------- Dực- CanhThân Dực- BínhThìn Dực- -------- Dực-
PhòngNhật--- -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư-- TânDậu-- Hư-- ĐinhTỵ-- Hư-- -------- Hư--
TâmNguyệt--- -------- Quỷ- -------- Quỷ- -------- Quỷ- -------- Quỷ- -------- Quỷ- NhâmTuất Quỷ- MậuNgọ-- Quỷ- -------- Quỷ-
VĩHỏa------- -------- Cơ-- -------- Cơ-- -------- Cơ-- -------- Cơ-- -------- Cơ-- QuýHợi-- Cơ-- KỷMùi--- Cơ-- -------- Cơ--
CơThủy------ -------- Tất- -------- Tất- -------- Tất- -------- Tất- -------- Tất- -------- Tất- CanhThân Tất- -------- Tất-
ĐấuMộc------ -------- Đê-- -------- Đê-- -------- Đê-- -------- Đê-- -------- Đê-- -------- Đê-- TânDậu-- Đê-- -------- Đê--
NgưuKim----- -------- Khuê -------- Khuê -------- Khuê -------- Khuê -------- Khuê -------- Khuê NhâmTuất Khuê -------- Khuê
NữThổ------- -------- Dực- -------- Dực- -------- Dực- -------- Dực- -------- Dực- -------- Dực- QuýHợi-- Dực- -------- Dực-
HưNhật------ -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư-- -------- Hư--


Tương tự như Nguyệt Cầm và Niên Cầm, ta thấy rằng Thất Diệu của Nhật Cầm đều khởi giờ Tý như sau:

Nhật - Hư (Thời Cầm giờ Tý)
Nguyệt - Quỷ
Hỏa - Cơ
Thủy - Tất
Mộc - Đê
Kim - Khuê
Thổ - Dực

Bài thơ an Thời Cầm như sau:
Nhật khỡi Thời Cầm khỡi Tý thời
Nhật Hư, Nguyệt Quỷ Hỏa tòng Cơ
Thủy Tất Mộc Đê Kim Khuê vị
Thổ tú hoàn tòng Dực tú thôi.

Phương Pháp Thứ Hai:
Phương pháp thứ hai căn cứ vào Tướng Đầu của Nhật Cầm. Tướng Đầu của Nhật củng là Thời Cầm cho giờ Tý mỗi Nguyên của Nhật Cầm.
Tướng Đầu của 7 Nguyên Nhật Cầm là:
Nguyên 1: Hư, giờ Tý Thời Cầm củng khỡi Hư
Nguyên 2: Khuê, giờ Tý Thời Cầm củng khỡi Khuê
Nguyên 3: Tất, giờ Tý Thời Cầm củng khỡi Tất
Nguyên 4: Quỷ, giờ Tý Thời Cầm củng khỡi Quỷ
Nguyên 5: Dực, giờ Tý Thời Cầm củng khỡi Dực
Nguyên 6: Đê, giờ Tý Thời Cầm củng khỡi Đê
Nguyên 7: Cơ, giờ Tý Thời Cầm củng khỡi Cơ

Sau đây là bảng bày liệt Tú cho giờ Tý của 420 (7 Ngương) Nhật Cầm:

VinhL
19-11-16, 08:28
Phương Pháp Thứ Hai
Nhật-------- CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời CanChi-- Thời
Cầm--------- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm- Nhật---- Cầm-
HưNhật------ N1GiápTý Hư-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- N1GiápTý Hư--
NguyNguyệt-- ẤtSửu--- Quỷ- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- ẤtSửu--- Quỷ-
ThẩtHỏa----- BínhDần- Cơ-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- BínhDần- Cơ--
BíchThủy---- ĐinhMão- Tất- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- ĐinhMão- Tất-
KhuêMộc----- MậuThìn- Đê-- N2GiápTý Khuê -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- MậuThìn- Đê--
LâuKim------ KỷTỵ---- Khuê ẤtSửu--- Dực- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- KỷTỵ---- Khuê
VịThổ------- CanhNgọ- Dực- BínhDần- Hư-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- CanhNgọ- Dực-
MãoNhật----- TânMùi-- Hư-- ĐinhMão- Quỷ- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- TânMùi-- Hư--
TấtNguyệt--- NhâmThân Quỷ- MậuThìn- Cơ-- N3GiápTý Tất- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- NhâmThân Quỷ-
ChủyHỏa----- QuýDậu-- Cơ-- KỷTỵ---- Tất- ẤtSửu--- Đê-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- QuýDậu-- Cơ--
SâmThủy----- GiápTuất Tất- CanhNgọ- Đê-- BínhDần- Khuê -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- GiápTuất Tất-
TĩnhMộc----- ẤtHợi--- Đê-- TânMùi-- Khuê ĐinhMão- Dực- -------- ---- -------- ---- -------- ---- -------- ---- ẤtHợi--- Đê--
QuỷKim------ BínhTý-- Khuê NhâmThân Dực- MậuThìn- Hư-- N4GiápTý Quỷ- -------- ---- -------- ---- -------- ---- BínhTý-- Khuê
LiễuThổ----- ĐinhSửu- Dực- QuýDậu-- Hư-- KỷTỵ---- Quỷ- ẤtSửu--- Cơ-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- ĐinhSửu- Dực-
TinhNhật---- MậuDần-- Hư-- GiápTuất Quỷ- CanhNgọ- Cơ-- BínhDần- Tất- -------- ---- -------- ---- -------- ---- MậuDần-- Hư--
TrươngNguyệt KỷMão--- Quỷ- ẤtHợi--- Cơ-- TânMùi-- Tất- ĐinhMão- Đê-- -------- ---- -------- ---- -------- ---- KỷMão--- Quỷ-
DựcHỏa------ CanhThìn Cơ-- BínhTý-- Tất- NhâmThân Đê-- MậuThìn- Khuê N5GiápTý Dực- -------- ---- -------- ---- CanhThìn Cơ--
ChẩnThủy---- TânTỵ--- Tất- ĐinhSửu- Đê-- QuýDậu-- Khuê KỷTỵ---- Dực- ẤtSửu--- Hư-- -------- ---- -------- ---- TânTỵ--- Tất-
GiácMộc----- NhâmNgọ- Đê-- MậuDần-- Khuê GiápTuất Dực- CanhNgọ- Hư-- BínhDần- Quỷ- -------- ---- -------- ---- NhâmNgọ- Đê--
CangKim----- QuýMùi-- Khuê KỷMão--- Dực- ẤtHợi--- Hư-- TânMùi-- Quỷ- ĐinhMão- Cơ-- -------- ---- -------- ---- QuýMùi-- Khuê
ĐêThổ------- GiápThân Dực- CanhThìn Hư-- BínhTý-- Quỷ- NhâmThân Cơ-- MậuThìn- Tất- N6GiápTý Đê-- -------- ---- GiápThân Dực-
PhòngNhật--- ẤtDậu--- Hư-- TânTỵ--- Quỷ- ĐinhSửu- Cơ-- QuýDậu-- Tất- KỷTỵ---- Đê-- ẤtSửu--- Khuê -------- ---- ẤtDậu--- Hư--
TâmNguyệt--- BínhTuất Quỷ- NhâmNgọ- Cơ-- MậuDần-- Tất- GiápTuất Đê-- CanhNgọ- Khuê BínhDần- Dực- -------- ---- BínhTuất Quỷ-
VĩHỏa------- ĐinhHợi- Cơ-- QuýMùi-- Tất- KỷMão--- Đê-- ẤtHợi--- Khuê TânMùi-- Dực- ĐinhMão- Hư-- -------- ---- ĐinhHợi- Cơ--
CơThủy------ MậuTý--- Tất- GiápThân Đê-- CanhThìn Khuê BínhTý-- Dực- NhâmThân Hư-- MậuThìn- Quỷ- N7GiápTý Cơ-- MậuTý--- Tất-
ĐấuMộc------ KỷSửu--- Đê-- ẤtDậu--- Khuê TânTỵ--- Dực- ĐinhSửu- Hư-- QuýDậu-- Quỷ- KỷTỵ---- Cơ-- ẤtSửu--- Tất- KỷSửu--- Đê--
NgưuKim----- CanhDần- Khuê BínhTuất Dực- NhâmNgọ- Hư-- MậuDần-- Quỷ- GiápTuất Cơ-- CanhNgọ- Tất- BínhDần- Đê-- CanhDần- Khuê
NữThổ------- TânMão-- Dực- ĐinhHợi- Hư-- QuýMùi-- Quỷ- KỷMão--- Cơ-- ẤtHợi--- Tất- TânMùi-- Đê-- ĐinhMão- Khuê TânMão-- Dực-
HưNhật------ NhâmThìn Hư-- MậuTý--- Quỷ- GiápThân Cơ-- CanhThìn Tất- BínhTý-- Đê-- NhâmThân Khuê MậuThìn- Dực- NhâmThìn Hư--
NguyNguyệt-- QuýTỵ--- Quỷ- KỷSửu--- Cơ-- ẤtDậu--- Tất- TânTỵ--- Đê-- ĐinhSửu- Khuê QuýDậu-- Dực- KỷTỵ---- Hư-- QuýTỵ--- Quỷ-
ThấtHỏa----- GiápNgọ- Cơ-- CanhDần- Tất- BínhTuất Đê-- NhâmNgọ- Khuê MậuDần-- Dực- GiápTuất Hư-- CanhNgọ- Quỷ- GiápNgọ- Cơ--
BíchThủy---- ẤtMùi--- Tất- TânMão-- Đê-- ĐinhHợi- Khuê QuýMùi-- Dực- KỷMão--- Hư-- ẤtHợi--- Quỷ- TânMùi-- Cơ-- ẤtMùi--- Tất-
KhuêMộc----- BínhThân Đê-- NhâmThìn Khuê MậuTý--- Dực- GiápThân Hư-- CanhThìn Quỷ- BínhTý-- Cơ-- NhâmThân Tất- BínhThân Đê--
LâuKim------ ĐinhDậu- Khuê QuýTỵ--- Dực- KỷSửu--- Hư-- ẤtDậu--- Quỷ- TânTỵ--- Cơ-- ĐinhSửu- Tất- QuýDậu-- Đê-- ĐinhDậu- Khuê
VịThổ------- MậuTuất- Dực- GiápNgọ- Hư-- CanhDần- Quỷ- BínhTuất Cơ-- NhâmNgọ- Tất- MậuDần-- Đê-- GiápTuất Khuê MậuTuất- Dực-
MãoNhật----- KỷHợi--- Hư-- ẤtMùi--- Quỷ- TânMão-- Cơ-- ĐinhHợi- Tất- QuýMùi-- Đê-- KỷMão--- Khuê ẤtHợi--- Dực- KỷHợi--- Hư--
TấtNguyệt--- CanhTý-- Quỷ- BínhThân Cơ-- NhâmThìn Tất- MậuTý--- Đê-- GiápThân Khuê CanhThìn Dực- BínhTý-- Hư-- CanhTý-- Quỷ-
ChủyHỏa----- TânSửu-- Cơ-- ĐinhDậu- Tất- QuýTỵ--- Đê-- KỷSửu--- Khuê ẤtDậu--- Dực- TânTỵ--- Hư-- ĐinhSửu- Quỷ- TânSửu-- Cơ--
SâmThủy----- NhâmDần- Tất- MậuTuất- Đê-- GiápNgọ- Khuê CanhDần- Dực- BínhTuất Hư-- NhâmNgọ- Quỷ- MậuDần-- Cơ-- NhâmDần- Tất-
TĩnhMộc----- QuýMão-- Đê-- KỷHợi--- Khuê ẤtMùi--- Dực- TânMão-- Hư-- ĐinhHợi- Quỷ- QuýMùi-- Cơ-- KỷMão--- Tất- QuýMão-- Đê--
QuỷKim------ GiápThìn Khuê CanhTý-- Dực- BínhThân Hư-- NhâmThìn Quỷ- MậuTý--- Cơ-- GiápThân Tất- CanhThìn Đê-- GiápThìn Khuê
LiễuThổ----- ẤtTỵ---- Dực- TânSửu-- Hư-- ĐinhDậu- Quỷ- QuýTỵ--- Cơ-- KỷSửu--- Tất- ẤtDậu--- Đê-- TânTỵ--- Khuê ẤtTỵ---- Dực-
TinhNhật---- BínhNgọ- Hư-- NhâmDần- Quỷ- MậuTuất- Cơ-- GiápNgọ- Tất- CanhDần- Đê-- BínhTuất Khuê NhâmNgọ- Dực- BínhNgọ- Hư--
TrươngNguyệt ĐinhMùi- Quỷ- QuýMão-- Cơ-- KỷHợi--- Tất- ẤtMùi--- Đê-- TânMão-- Khuê ĐinhHợi- Dực- QuýMùi-- Hư-- ĐinhMùi- Quỷ-
DựcHỏa------ MậuThân- Cơ-- GiápThìn Tất- CanhTý-- Đê-- BínhThân Khuê NhâmThìn Dực- MậuTý--- Hư-- GiápThân Quỷ- MậuThân- Cơ--
ChẩnThủy---- KỷDậu--- Tất- ẤtTỵ---- Đê-- TânSửu-- Khuê ĐinhDậu- Dực- QuýTỵ--- Hư-- KỷSửu--- Quỷ- ẤtDậu--- Cơ-- KỷDậu--- Tất-
GiácMộc----- CanhTuất Đê-- BínhNgọ- Khuê NhâmDần- Dực- MậuTuất- Hư-- GiápNgọ- Quỷ- CanhDần- Cơ-- BínhTuất Tất- CanhTuất Đê--
CangKim----- TânHợi-- Khuê ĐinhMùi- Dực- QuýMão-- Hư-- KỷHợi--- Quỷ- ẤtMùi--- Cơ-- TânMão-- Tất- ĐinhHợi- Đê-- TânHợi-- Khuê
ĐêThổ------- NhâmTý-- Dực- MậuThân- Hư-- GiápThìn Quỷ- CanhTý-- Cơ-- BínhThân Tất- NhâmThìn Đê-- MậuTý--- Khuê NhâmTý-- Dực-
PhòngNhật--- QuýSửu-- Hư-- KỷDậu--- Quỷ- ẤtTỵ---- Cơ-- TânSửu-- Tất- ĐinhDậu- Đê-- QuýTỵ--- Khuê KỷSửu--- Dực- QuýSửu-- Hư--
TâmNguyệt--- GiápDần- Quỷ- CanhTuất Cơ-- BínhNgọ- Tất- NhâmDần- Đê-- MậuTuất- Khuê GiápNgọ- Dực- CanhDần- Hư-- GiápDần- Quỷ-
VĩHỏa------- ẤtMão--- Cơ-- TânHợi-- Tất- ĐinhMùi- Đê-- QuýMão-- Khuê KỷHợi--- Dực- ẤtMùi--- Hư-- TânMão-- Quỷ- ẤtMão--- Cơ--
CơThủy------ BínhThìn Tất- NhâmTý-- Đê-- MậuThân- Khuê GiápThìn Dực- CanhTý-- Hư-- BínhThân Quỷ- NhâmThìn Cơ-- BínhThìn Tất-
ĐấuMộc------ ĐinhTỵ-- Đê-- QuýSửu-- Khuê KỷDậu--- Dực- ẤtTỵ---- Hư-- TânSửu-- Quỷ- ĐinhDậu- Cơ-- QuýTỵ--- Tất- ĐinhTỵ-- Đê--
NgưuKim----- MậuNgọ-- Khuê GiápDần- Dực- CanhTuất Hư-- BínhNgọ- Quỷ- NhâmDần- Cơ-- MậuTuất- Tất- GiápNgọ- Đê-- MậuNgọ-- Khuê
NữThổ------- KỷMùi--- Dực- ẤtMão--- Hư-- TânHợi-- Quỷ- ĐinhMùi- Cơ-- QuýMão-- Tất- KỷHợi--- Đê-- ẤtMùi--- Khuê KỷMùi--- Dực-
HưNhật------ CanhThân Hư-- BínhThìn Quỷ- NhâmTý-- Cơ-- MậuThân- Tất- GiápThìn Đê-- CanhTý-- Khuê BínhThân Dực- CanhThân Hư--
NguyNguyệt-- TânDậu-- Quỷ- ĐinhTỵ-- Cơ-- QuýSửu-- Tất- KỷDậu--- Đê-- ẤtTỵ---- Khuê TânSửu-- Dực- ĐinhDậu- Hư-- TânDậu-- Quỷ-
ThấtHỏa----- NhâmTuất Cơ-- MậuNgọ-- Tất- GiápDần- Đê-- CanhTuất Khuê BínhNgọ- Dực- NhâmDần- Hư-- MậuTuất- Quỷ- NhâmTuất Cơ--
BíchThủy---- QuýHợi-- Tất- KỷMùi--- Đê-- ẤtMão--- Khuê TânHợi-- Dực- ĐinhMùi- Hư-- QuýMão-- Quỷ- KỷHợi--- Cơ-- QuýHợi-- Tất-

VinhL
19-11-16, 08:29
KhuêMộc----- -------- Đê-- CanhThân Khuê BínhThìn Dực- NhâmTý-- Hư-- MậuThân- Quỷ- GiápThìn Cơ-- CanhTý-- Tất- -------- Đê--
LâuKim------ -------- Khuê TânDậu-- Dực- ĐinhTỵ-- Hư-- QuýSửu-- Quỷ- KỷDậu--- Cơ-- ẤtTỵ---- Tất- TânSửu-- Đê-- -------- Khuê
VịThổ------- -------- Dực- NhâmTuất Hư-- MậuNgọ-- Quỷ- GiápDần- Cơ-- CanhTuất Tất- BínhNgọ- Đê-- NhâmDần- Khuê -------- Dực-
MãoNhật----- -------- Hư-- QuýHợi-- Quỷ- KỷMùi--- Cơ-- ẤtMão--- Tất- TânHợi-- Đê-- ĐinhMùi- Khuê QuýMão-- Dực- -------- Hư--
TấtNguyệt--- -------- Quỷ- -------- Cơ-- CanhThân Tất- BínhThìn Đê-- NhâmTý-- Khuê MậuThân- Dực- GiápThìn Hư-- -------- Quỷ-
ChủyHỏa----- -------- Cơ-- -------- Tất- TânDậu-- Đê-- ĐinhTỵ-- Khuê QuýSửu-- Dực- KỷDậu--- Hư-- ẤtTỵ---- Quỷ- -------- Cơ--
SâmThủy----- -------- Tất- -------- Đê-- NhâmTuất Khuê MậuNgọ-- Dực- GiápDần- Hư-- CanhTuất Quỷ- BínhNgọ- Cơ-- -------- Tất-
TĩnhMộc----- -------- Đê-- -------- Khuê QuýHợi-- Dực- KỷMùi--- Hư-- ẤtMão--- Quỷ- TânHợi-- Cơ-- ĐinhMùi- Tất- -------- Đê--
QuỷKim------ -------- Khuê -------- Dực- -------- Hư-- CanhThân Quỷ- BínhThìn Cơ-- NhâmTý-- Tất- MậuThân- Đê-- -------- Khuê
LiễuThổ----- -------- Dực- -------- Hư-- -------- Quỷ- TânDậu-- Cơ-- ĐinhTỵ-- Tất- QuýSửu-- Đê-- KỷDậu--- Khuê -------- Dực-
TinhNhật---- -------- Hư-- -------- Quỷ- -------- Cơ-- NhâmTuất Tất- MậuNgọ-- Đê-- GiápDần- Khuê CanhTuất Dực- -------- Hư--
TrươngNguyệt -------- Quỷ- -------- Cơ-- -------- Tất- QuýHợi-- Đê-- KỷMùi--- Khuê ẤtMão--- Dực- TânHợi-- Hư-- -------- Quỷ-
DựcHỏa------ -------- Cơ-- -------- Tất- -------- Đê-- -------- Khuê CanhThân Dực- BínhThìn Hư-- NhâmTý-- Quỷ- -------- Cơ--
ChẩnThủy---- -------- Tất- -------- Đê-- -------- Khuê -------- Dực- TânDậu-- Hư-- ĐinhTỵ-- Quỷ- QuýSửu-- Cơ-- -------- Tất-
GiácMộc----- -------- Đê-- -------- Khuê -------- Dực- -------- Hư-- NhâmTuất Quỷ- MậuNgọ-- Cơ-- GiápDần- Tất- -------- Đê--
CangKim----- -------- Khuê -------- Dực- -------- Hư-- -------- Quỷ- QuýHợi-- Cơ-- KỷMùi--- Tất- ẤtMão--- Đê-- -------- Khuê
ĐêThổ------- -------- Dực- -------- Hư-- -------- Quỷ- -------- Cơ-- -------- Tất- CanhThân Đê-- BínhThìn Khuê -------- Dực-
PhòngNhật--- -------- Hư-- -------- Quỷ- -------- Cơ-- -------- Tất- -------- Đê-- TânDậu-- Khuê ĐinhTỵ-- Dực- -------- Hư--
TâmNguyệt--- -------- Quỷ- -------- Cơ-- -------- Tất- -------- Đê-- -------- Khuê NhâmTuất Dực- MậuNgọ-- Hư-- -------- Quỷ-
VĩHỏa------- -------- Cơ-- -------- Tất- -------- Đê-- -------- Khuê -------- Dực- QuýHợi-- Hư-- KỷMùi--- Quỷ- -------- Cơ--
CơThủy------ -------- Tất- -------- Đê-- -------- Khuê -------- Dực- -------- Hư-- -------- Quỷ- CanhThân Cơ-- -------- Tất-
ĐấuMộc------ -------- Đê-- -------- Khuê -------- Dực- -------- Hư-- -------- Quỷ- -------- Cơ-- TânDậu-- Tất- -------- Đê--
NgưuKim----- -------- Khuê -------- Dực- -------- Hư-- -------- Quỷ- -------- Cơ-- -------- Tất- NhâmTuất Đê-- -------- Khuê
NữThổ------- -------- Dực- -------- Hư-- -------- Quỷ- -------- Cơ-- -------- Tất- -------- Đê-- QuýHợi-- Khuê -------- Dực-
HưNhật------ -------- Hư-- -------- Quỷ- -------- Cơ-- -------- Tất- -------- Đê-- -------- Khuê -------- Dực- -------- Hư--


Theo bảng liệt kê trên ta thấy mỗi Thất Diệu và Thời Cầm mỗi Nguyên Nhật Cầm mỗi khác.
Ta thấy rằng củng từ cái quyểt Nhật Hư, Nguyệt Quỷ, Hỏa Cơ, Thủy Tất, Mộc Đê, Kim Khuê, Thổ Dực
--------- Nhật-- Nguyệt Hỏa--- Thủy-- Mộc--- Kim--- Thổ---
Nguyên 1: Hư---- Quỷ--- Cơ---- Tất--- Đê---- Khuê-- Dực---
Nguyên 2: Quỷ--- Cơ---- Tất--- Đê---- Khuê-- Dực--- Hư----
Nguyên 3: Cơ---- Tất--- Đê---- Khuê-- Dực--- Hư---- Quỷ---
Nguyên 4: Tất--- Đê---- Khuê-- Dực--- Hư---- Quỷ--- Cơ----
Nguyên 5: Đê---- Khuê-- Dực--- Hư---- Quỷ--- Cơ---- Tất---
Nguyên 6: Khuê-- Dực--- Hư---- Quỷ--- Cơ---- Tất--- Đê----
Nguyên 7: Dực--- Hư---- Quỷ--- Cơ---- Tất--- Đê---- Khuê—-

Mỗi nguyên Nhật Cầm, Giờ Tý Thời Cầm sẻ tiến tới một cầm.

VinhL
19-11-16, 08:51
Trong quyển “Cầm Tinh Dịch Kiến – 禽星易見“ thì có bài quyết như sau:
七曜禽星会者稀,
Thất Diệu Cầm Tinh hội giã hy
日虚月鬼火从箕,
Nhật Hư Nguyệt Quỷ Hỏa tòng Cơ
水毕木氐金奎位,
Thủy Tất Mộc Đê Kim Khuê vị
土宿还从翼上推,
Thổ tú hoàn tòng Dực thượng thôi
常将日禽寻时禽,
Thường Tướng Nhật Cầm tầm Thời Cầm
但向禽中索取时。
Đãn hướng Cầm trung tác thu thời
会者一元倒一指,
Hội giã Nhất Nguyên đão nhất chỉ
不会七元七首诗
Bất hội Thất Nguyên Thất Thủ Thi

Phần 1 của quyết
Nhật Hư Nguyệt Quỷ Hỏa tòng Cơ
Thủy Tất Mộc Đê Kim Khuê Vị
Thổ tú hoàn tòng Dực thượng thôi.
Phần này thì chính là cái quyểt khỡi đầu cho cả hai phương pháp.

Phần 2 của quyết
Thường tướng Nhật Cầm tầm Thời Cầm
Hội giã Nhất Nguyên Đão Nhất Chỉ
Bất hội Thất Nguyên Thất Thủ Thi

Phần 2 của cái bài thơ trên chính là đầu mối tạo ra sự mơ hồ và phân chia cách bày Thời Cầm thành hai cách.
Phương pháp thứ hai củng dùng Câu Nhật Hư, Nguyệt Quỷ, Hỏa Cơ, Thủy Tất, Mộc Đê, Kim Khuê, Thổ Dực, tức thứ tự Thời Cầm cho Thất Diểu (Nhật Nguyệt Hỏa Thủy Mộc Kim Thổ) là Hư Quỷ Cơ Tất Đê Khuê Dực. Nhưng theo câu Hội giãi Nhất Nguyên đão nhất chi thì có nhiều nhà Cầm Độn giải thích là
Hư Quỷ Cơ Tất Đê Khuê Dực cho Nguyên 1
Quỷ Cơ Tất Đê Khuê Dực Hư cho Nguyên 2, tức Hư đảo lại ở đằng sau (nhất nguyên đão nhất chỉ)
Cơ Tất Đê Khuê Dực Hư Quỷ cho Nguyên 3, tức Quỷ đảo lại ở đằng sau (nhất nguyên đão nhất chi)
vv........
như vậy mỗi nguyên Nhật Cầm thì Thời Cầm giờ Tý tiến một Cầm trong câu quyết. Theo cách này thì mỗi nguyên Nhật Cầm sẻ nhảy 12 con Cầm, tức là Nguyên thứ 2 Nhật Cầm nhảy 12 Cầm, Nguyên thứ 3 nhảy 24 con, Nguyên thứ 4 nhảy 36 con, .....

Cái chổ mơ hồ là ở 3 câu này:
Thường Tướng Nhật Cầm tầm Thời Cầm
Hội giã Nhất Nguyên Đão Nhất Chỉ
Bất hội Thất Nguyên Thất Thủ Thi

Thật ra nó nói cái gì????
Tiểu sinh xin giải thích theo thiển ý của mình như sau:

Thường Tướng Nhật Cầm tầm Thời Cầm là:
thường thì người ta dùng Tướng Đầu của Nhật cầm để tìm Thời Cầm

Thất Nguyên Tướng Đầu của Nhật Cầm là:
Hư Khuê Tất Quỷ Dực Đê Cơ

Hội giã Nhất Nguyên đão Nhất Chỉ:
Sau khi nghiên cứu kỷ lại các cổ thư về Cầm Độn thì đã có thể khẳng định rằng ý nghĩa của câu này là cách tìm Thời Cầm khỡi đầu giờ Tý của mỗi Ngươn Nhật Cầm.
Thời Cầm quyết là:
Hư---- Quỷ--- Cơ--- Tất--- Đê---- Khuê-- Dực---
Nhật-- Nguyệt Hỏa-- Thủy-- Mộc--- Kim--- Thổ---

Mỗi Ngươn Nhật Cầm khỡi từ Hư, đi nghịch lại bỏ một, sẻ là Nhật Cầm của Ngươn tới (Tướng Đầu). Khỡi từ tướng đầu của Nhật Cầm, mỗi ngươn đão 1 ngón (1 cầm) thì được Thời Cầm của giờ Tý khỡi đầu của Ngươn Nhật Cầm đó.

Ngươn 1: Hư, Hư là 1 chỉ, nên giờ Tý là Hư tú

Ngươn 2: Hư nghịch lại bỏ Dực, là tới Khuê. Ngươn 2 Nhật Cầm Giáp Tý là Khuê tú. Ngươn 2 là đão nghịch 2 chỉ, Khuê là 1 chỉ, Đê là 2 chỉ, như vậy giờ Tý Thời Cầm (của Ngươn 2 Nhật Cầm) là Đê tú.

Ngươn 3: Khuê nghịch lại bỏ Đê là tới Tất. Ngươn 3 Nhật Cầm Giáp Tý là Tất tú. Ngương 3 là đão nghịch 3 chỉ. Khỡi Nhật Cầm Tất là 1 chỉ, Cơ là 2 chỉ, Quỷ là 3 chỉ. Như vậy giờ Tý Thời Cầm (của Ngươn 3 Nhật Cầm) là Quỷ tú.

Ngươn 4: Tất nghịch lại bỏ Cơ là tới Quỷ tú. Ngươn 3 Nhật Cầm Giáp Tý là Quỷ tú. Ngươn 4 là đão nghịch lại 4 chỉ, khỡi từ Quỷ là 1 chỉ, Hư 2, Dực 3, Khuê là 4 chỉ. Vậy Khuê tú là Thời Cầm của giờ Tý (của Ngương 4 Nhật Cầm).

Ngương 5: Quỷ nghịch lại bỏ Hư là tới Dực. Ngươn 5 Nhật Cầm Giáp Tý là Dực tú. Ngươn 5 là nghịch 5 chỉ, khỡi Dực là 1 chỉ, nghịch lại Khuê là 2 chỉ, Đê là 3, Tất là 4, Cơ là 5 chỉ. Vậy giờ Tý Thời Cầm (của Ngươn 5 Nhật Cầm) là Cơ tú.

Ngươn 6: Dực nghịch lại bỏ Khuê là tới Đê. Ngươn 6 Nhật Cầm Giáp Tý là Đê tú. Ngươn 6 là nghịch 6 chỉ, khỡi Đê là 1 chỉ, Tất là 2, Cơ là 3, Quỷ là 4, Hư là 5, Dực là 6 chỉ. Vậy Dực tú là Thời Cầm giờ Tý (của Ngươn 6 Nhật Cầm).

Ngươn 7: Đê nghịch lại bỏ Tất là tới Cơ. Ngươn 7 Nhật Cầm Giáp Tý là Cơ tú. Ngươn 7 là nhịch 7 chỉ, khỡi Cơ là 1, Quỷ 2, Hư 3, Dực 4, Khuê 5, Đê 6, Tất là 7 chỉ. Vậy Tất tú là Thời Cầm giờ Tý (của Ngươn 7 Nhật Cầm).

Nếu chúng ta sắp xếp 28 tú vào năm ngón tay, theo 12 chi trên đầu ngón tay và các đốt thì như sau:
Thân (Thủy): Cơ, Bích, Sâm, Chẩn
Mùi (Hỏa): Vĩ, Thất, Chủy, Dực
Ngọ (Nguyệt): Tâm, Nguy, Tất, Trương
Tỵ (Nhật): Phòng, Hư, Mão, Tinh
Thìn (Thổ): Đê, Nữ, Vị, Liễu
Mão (Kim): Cang, Ngưu, Lâu, Quỷ
Dần (Mộc): Giác, Đấu, Khuê, Tĩnh

Ta có thể đặt Thời Cầm quyết vào các đốt tay theo thứ tự Thất Diệu như sau:
Thân (Thủy): Tất
Mùi (Hỏa): Cơ
Ngọ (Nguyệt): Quỷ
Tỵ (Nhật): Hư
Thìn (Thổ): Dực
Mão (Kim): Khuê
Dần (Mộc): Đê

Bất hội Thất Nguyên Thất Thủ Thi là nếu không gặp 7 ngươn tướng đầu thì cứ dùng Thất Diệu Nhật Nguyệt Hỏa Thủy Mộc Thổ Kim của Nhật Cầm mà khỡi Thời Cầm củng được.

Nếu theo phương pháp thứ hai nói trên, thì các nhà Cầm Độn lại không thể giải thích được tại sao Niên, Nguyệt, Nhật Cầm đều tuần tự tuần hoàn liên tục mà đến Thời Cầm thì lại phải nhảy 12 con mỗi nguyên, đây chính là chổ bất hợp lý trong phương pháp lập Thời Cầm.

VinhL
30-11-16, 13:54
Tứ Kiết
Hôm nay tiểu sinh xin trở lại cách thức lập Tứ Kiết của Thấu Địa Kỳ Môn. Thật ra thì trong Thấu Địa Kỳ Môn, chỉ ứng dụng cái quyểt Nhật Hư Nguyệt Quỷ Hỏa Cơ Thủy Tất Mộc Đê Kim Khuê Thổ Dực (ứng dụng ở Thời Cầm).

60 Can Chi (60 Long Thấu Địa), khỡi đầu Giáp Tý Giác, Ất Sửu Cang, vv... được lần lược ghép vào 28 tú như sau:
Tý-- GiápTý-- Giác--, ---- BínhTý-- Thất--, ---- MậuTý--- Tinh--, Quý- CanhTý-- Ngưu--, ---- NhâmTý-- Sâm---
Sửu- ẤtSửu--- Cang--, ---- ĐinhSửu- Bích--, ---- KỷSửu--- Trương, Cấn- TânSửu-- Nữ----, ---- QuýSửu-- Tĩnh--
Dần- BínhDần- Đê----, ---- MậuDần-- Khuê--, ---- CanhDần- Dực---, Giáp NhâmDần- Hư----, ---- GiápDần- Quỷ---
Mão- ĐinhMão- Phòng-, ---- KỷMão--- Lâu---, ---- TânMão-- Chẩn--, Ất-- QuýMão-- Nguy--, ---- ẤtMão--- Liễu--
Thìn MậuThìn- Tâm---, ---- CanhThìn Vị----, ---- NhâmThìn Giác--, Tốn- GiápThìn Thất--, ---- BínhThìn Tinh--
Tỵ-- KỷTỵ---- Vĩ----, ---- TânTỵ--- Mão---, ---- QuýTỵ--- Cang--, Bính ẤtTỵ---- Bích--, ---- ĐinhTỵ-- Trương
Ngọ- CanhNgọ- Cơ----, ---- NhâmNgọ- Tất---, ---- GiápNgọ- Đê----, Đinh BínhNgọ- Khuê--, ---- MậuNgọ-- Dực---
Mùi- TânMùi-- Đấu---, ---- QuýMùi-- Chủy--, ---- ẤtMùi--- Phòng-, Khôn ĐinhMùi- Lâu---, ---- KỷMùi--- Chẩn--
Thân NhâmThân Ngưu--, ---- GiápThân Sâm---, ---- BínhThân Tâm---, Canh MậuThân- Vị----, ---- CanhThân Giác--
Dậu- QuýDậu-- Nữ----, ---- ẤtDậu--- Tĩnh--, ---- ĐinhDậu- Vĩ----, Tân- KỷDậu--- Mão---, ---- TânDậu-- Cang--
Tuất GiápTuất Hư----, ---- BínhTuất Quỷ---, ---- MậuTuất- Cơ----, Càn- CanhTuất Tất---, ---- NhâmTuất Đê----
Hợi- ẤtHợi--- Nguy--, ---- ĐinhHợi- Liễu--, ---- KỷHợi--- Đấu---, Nhâm TânHợi-- Chủy--, ---- QuýHợi-- Phòng-

Nhìn vào bản trên (còn được gọi là bảng Quản Sơn Cầm Trì Thế) ta thấy rằng 12 Chi (La Kinh) mỗi chi quản 3 con Can Chi (long), 12 Can Duy mỗi sơn quản 2 Can Chi (long). Giác Cang Đê Phòng mỗi tú quản 3 Can Chi.

Sau khi lập quẻ Kỳ Môn, và tìm được trùng quái cho một Can Chi Long, thì ta sẻ có 6 hào, Phụ Huynh Tài Quan Tử, Thế và Ứng. Căn cứ vào Can Chi của Thế Hào và bảng liệt trên thì có biết được Cầm Trì Thế.
Lại căn cứ vào Thất Diệu của Cầm Trì Thế và quyết Thất Đầu Thi (Nhật Hư Nguyệt Quỷ,v...) để biết khi bày bố 28 tú, khỡi đầu bằng Cầm nào. Sao đó khỡi ỡ cung của Cục số, Âm độn Cục, nghịch hành, Đương độn Cục thuận hành. Tứ Kiết chính là Kim Thủy Nhật Nguyệt. Cung nào được 4 tú này tụ hội tức đắc Tứ Kiết vậy.

Như thí dụ Bính Tý Long, cung Khãm, Đại Tuyết Hạ nguyên Âm độn 1 cục.
Để tiện cho việc lập quẻ và ghi chú, tiểu sinh sẻ dùng các ký hiệu sau:
Mậu=M,Kỷ=K,Canh=C,Tân=T,Nhâm=N,Quý=Q,Đinh= D,Bính=B,Ất=A
Ti=Tí,Su=Sửu,Dần=Dn,Mão=Ma,Thìn=Th,Tỵ=Ty, Ngọ=Ng,Mùi=Mu,Thân=Tn,Dậu=Du,Tuất=Tu,Hợi =Ho
Lục Hào: PhụMẫu=P,HuynhĐệ=H,QuanQuỷ=Q,ThêTài=T,T ửTôn=C (Con cháu),-T=Thế, -U=Ứng

Bính Tý, thuộc tuần Giáp Tuất, ta có Lục Giáp tuần đầu bày ra như sau:
[D ---][K GTu][A ---]
[B ---][Q GDn][T GNg]
[C GTn][M GTi][N GTh]

Bính Tý thuộc Phù Đầu Giáp Tuất tại cung Ly 9, vậy Trực Phù là Thiên Anh, Trực Sử là Cảnh Môn.
Nay ta bày tuần Giáp Tuất để tìm Trực Sử tại cung nào.
[D ---][K GTu][A ---]
[B ---][Q ---][T BTi]
[C AHo][M ---][N ---]

Như vậy Trực Sủ Cảnh Môn đóng tại Đoài
[D Sinh--][K Thương][A Đổ----]
[B Hưu---][Q ------][T Cảnh--]
[C Khai--][M Kinh--][N Tử----]
Bính Tý thuộc Khãm Cung, Hạ quái là Khãm, Kinh môn bay đến Khãm cung, Kinh thuộc Đoài, tức Thượng quái Đoài, như vây Bính Tý được trùng quái là Trạch Thủy Khổn.

Trạch Thủy Khổn nạp Lục Thân vào như sau:
(theo thứ tự ngoại thượng trung hạ, nội thượng trung hạ)

110010, ĐMuP,ĐDuH,ĐHoC-U,MNgQ,MThP,MDnT-T
Như vậy ta có:
Phụ Mẫu = Đinh Mùi (Tuần Giáp Thìn)
Huynh Đệ = Đinh Dậu (Tuần Giáp Ngọ)
Tử Tôn = Đinh Hợi, Ứng (Tuần Giáp Tuất)
Quan Quỷ = Mậu Ngọ (Tuần Giáp Dần)
Phụ Mẫu = Mậu Thìn (Tuần Giáp Tý)
Thê Tài = Mậu Dần, Thế (Tuần Giáp Tuất)

Ta bày Cửu Cung để tìm xem Lục Thân tại cung nào:
Âm độn 1 Cục
Khãm- GTi,QDu,NNg,TMa,CTi,KDu,MNg ----- Quan Quỷ
Khôn- NTn,TTy,CDn,KHo,MTn,DTy,---
Chấn- TMu,CTh,KSu,MTu,DMu,BTh,--- ----- Phụ Mẫu
Tốn-- CNg,KMa,MTi,DDu,BNg,AMa,--- ----- Huynh Đệ
Trung KTy,MDn,DHo,BTn,ATy,GDn,QHo ----- Tử Tôn, Thê Tài, Thế
Kiền- MTh,DSu,BTu,AMu,GTh,QSu,NTu ----- Phụ Mẫu
Đoài- DMa,BTi,ADu,GNg,QMa,NTi,TDu
Cấn-- BDn,AHo,GTn,QTy,NDn,THo,CTn
Ly--- ASu,GTu,QMu,NTh,TSu,CTu,KMu

Như vậy ta có
[D Sinh-- Huynh-][K Thương ------][A Đổ---- ------]
[B Hưu--- Phụ---][Q ------ Tử,Tài][T Cảnh-- ------]
[C Khai-- Tử,Tài][M Kinh-- Quan--][N Tử---- Phụ---]


Bính Tý theo bảng Quản Sơn Cầm Trì Thế, thuộc Thất Hỏa tú quản Sơn.
Thế Hào của Trạch Thủy Khổn là Mậu Dần củng theo bảng Quản Sơn Cầm Trì Thế là Khuê Mộc Lang, tức Mộc Diệu, theo Thời Cầm quyết tức Nhật Hư, Nguyệt Quỷ, Hỏa Cơ, Thủy Tất, Mộc Đê, vậy Đê tú khỡi đầu để an 28 tú vào 9 cung.

An Cầm thì an theo Cục tức Âm Độn 1 Cục, tức khỡi ỡ Khãm Cung, Âm độn nên nghịch hành:

Khãm- Đê Thổ---- Nguy Nguyệt Sâm Thủy----- Cang Kim--
Khôn- Hư Nhật--- Chủy Hỏa--- Giác Mộc----- Nữ Thổ----
Chấn- Nữ Thổ---- Tất Nguyệt- Chẩn Thủy---- Ngưu Kim--
Tốn-- Ngưu Kim-- Mão Nhật--- Dật Hỏa Cơ--- Đấu Mộc---
Trung Đấu Mộc--- Vị Thổ----- Trương Nguyệt Cơ Thủy---
Kiền- Cơ Thủy--- Lâu Kim---- Tinh Nhật---- Vĩ Hỏa----
Đoài- Vĩ Hỏa --- Khuê Mộc--- Liễu Thổ----- Tâm Nguyệt
Cấn-- Tâm Nguyệt Bích Thủy-- Quỷ Kim------ Phòng Nhật Tứ Kiết tụ tại Cấn
Ly--- Phòng Nhật Thất Hỏa--- Tĩnh Mộc----- Đê Thổ----

Kim Thủy Nhật Nguyệt, tứ kiết tụ tại Cấn vậy.
Theo quẻ Kỳ Môn:
[D Sinh--][K Thương][A Đổ----]
[B Hưu---][Q ------][T Cảnh--]
[C Khai--][M Kinh--][N Tử----]
thì ta có Tam Kỳ Ất tại Khôn, Bính tại Hưu, Đinh tại Tốn, Tam kiết Môn Hưu tại Chấn, Khai tại Cấn, Sinh tại Tốn. Như vậy kết hợp lại quẻ Bính Tý ta có:
Khãm hướng Ly, Bính Tý:
[Sinh Đinh-Huynh---------][--------][Ất------]
[Hưu Bính--Phụ-----------][--------][--------]
[Khai------Tử,Tài,Tứ Kiết][Quan----][Phụ-----]


Xong phần Tứ Kiết!

VinhL
30-11-16, 14:02
Lộc Mã Quý Nhân
Lộc Nguyên (Lâm Quan vị của Trường Sinh)
Giáp Lộc tại Dần
Ất Lộc tại Mão
Bính Lộc tại Tỵ
Đinh Lộc tại Ngọ
Mậu Lộc tại Tỵ
Kỷ Lộc tại Ngọ
Canh Lộc tại Thân
Tân Lộc tại Dậu
Nhâm Lộc tại Hợi
Quý Lộc tại Tý

Mã Nguyên (Bệnh vị của Trường Sinh)
Thân Tý Thìn Mã cư Dần
Dần Ngọ Tuất Mã cư Thân
Tỵ Dậu Sửu Mã cư Hợi
Hợi Mão Mùi Mã cư Tỵ

Thiên Ất Quý Nhân
Giáp Mậu Canh Ngưu Dương
Ất Kỷ Thử Hầu hương
Bính Đinh Trư Kê vị
Nhâm Quý Thố Xà tàng
Lục Tân phùng Mã Hổ
Thỉ thị quý nhân phương.

Trở lại thí dụ cục Bính Tý, được quẻ Trạch Thủy Khổn
Bính Tý, thì Bính Lộc tại Tỵ.
Tý, thuộc Thân Tý Thìn Mã cư Dần
Bính, tức Bính Đinh Trư Kê vị, tức Hợi và Dậu.
Nay ta tra xét lại Lục Hào quái Trạch Thủy Khổn xem có Lộc Mã Quý Nhân không.
110010, ĐMuP,ĐDuH,ĐHoC-U,MNgQ,MThP,MDnT-T

Như vậy ta có:
Hào 6 Đinh Mùi - Phụ Mẫu
Hào 5 Đinh Dậu - Huynh Đệ, Quý Nhân
Hào 4 Đinh Hợi - Tử Tôn , Quý Nhân
Hào 3 Mậu Ngọ - Quan Quỷ
Hào 2 Mậu Thìn - Phụ Mẫu
Hào 1 Mậu Dần - Thê Tài, Mã Nguyên

Như vậy:
Đinh Dậu Huynh Đệ đắc Quý Nhân
Đinh Hợi Tử Tôn đắc Quý Nhân
Mậu Dần Thê Tài đắc Mã
Trong quái không có Tỵ, nên vô Lộc Nguyên vậy.
Phía trên chúng ta đã bài 60 Can Chi vào 9 cung theo quẻ Kỳ Môn, ta chỉ cần tìm Đinh Dậu, Đinh Hợi và Mậu Dần xem Quý Nhân và Mã ở cung nào.

Âm độn 1 Cục
Khãm- GTi,QDu,NNg,TMa,CTi,KDu,MNg ----- Quan Quỷ
Khôn- NTn,TTy,CDn,KHo,MTn,DTy,---
Chấn- TMu,CTh,KSu,MTu,DMu,BTh,--- ----- Phụ Mẫu
Tốn-- CNg,KMa,MTi,DDu,BNg,AMa,--- ----- Huynh Đệ, Quý Nhân
Trung KTy,MDn,DHo,BTn,ATy,GDn,QHo ----- Tử Tôn, Thê Tài, Thế, Mã, Quý Nhân
Kiền- MTh,DSu,BTu,AMu,GTh,QSu,NTu ----- Phụ Mẫu
Đoài- DMa,BTi,ADu,GNg,QMa,NTi,TDu
Cấn-- BDn,AHo,GTn,QTy,NDn,THo,CTn
Ly--- ASu,GTu,QMu,NTh,TSu,CTu,KMu


Như vậy là ta có thể hoàn tất quẻ Thấu Địa cho Bính Tý:
(Trung cung Âm độn ký Cấn)
[Sinh Đinh,Huynh, Quý Nhân------------][--------][Ất------]
[Hưu Bính--Phụ------------------------][--------][--------]
[Khai------Tử,Tài,Tứ Kiết,Mã, Quý Nhân][Quan----][Phụ-----]


Xong luôn phần cách thức lập quẻ Thấu Địa Kỳ Môn!
Hihihihihihihihi

Trong quyển Khâm Định La Kinh Thấu Giải Vương Đạo Hanh, chỉ liệt kê ra 24 cục châu báo của Bính Tý và Canh Tý tuần. Trong 24 cục này thì lại có 8 Cục lập Bát Môn sai (có thể là cố ý), chổ thú vị là Tam Kỳ trong 24 cục đều đúng!!!

VinhL
30-11-16, 15:06
Đây là tổng quyết của Thấu Địa

要识穿山虎(连山易,挨星坐穴)
Yếu thức Xuyên Sơn Hổ (Liên Sơn Dịch, Ai Tinh Tọa Huyệt)
先行透地龙(归藏易,透奇格龙)
Tiên hành Thấu Địa Long (Quy Tàng Dịch, Thấu Kỳ Cách Long)
浑天开宝镜(周天易,流行纳卦)
Hỗn Thiên khai Bảo Kính (Chu Thiên Dịch, Lưu Hành Nạp Quái)
金水月相逢(六甲遁,穿宿演禽)
Kim Thủy Nguyệt tương phùng (Lục Giáp Độn, Xuyên Tú Diễn Cầm)
遁取穿山鬼与财
Độn thu Xuyên Sơn Quỷ dữ Tài
更将甲子九宫回
Canh tướng Giáp Tý Cửu Cung hồi
若临四吉皆为善
Nhược lâm Tứ Kiết giai vi Thiện
不入三奇定有灾
Bất nhập Tam Kỳ định hửu Tai
地理千金万卷书
Địa lý thiên kim vạn quyển thư
看来都只说空虚
Khán lai đô chỉ thuyết không hư
要求富贵无灾祸
Yếu cầu phú quý vô tai họa
但把天星造化推
Đãn bả Thiên Tinh tạo hóa thôi
符演六爻分卦气
Phù diễn Lục Hào phân Quái Khí
子孙官父与妻财
Tử Tôn Quan Phụ dữ Thê Tài
贵人禄马齐临吉
Quý Nhân Lộc Mã tề lâm kiết
不入三奇枉用裁
Bất nhập Tam Kỳ uổng dụng tài
术者要明金水月
Thuật giả yếu minh Kim Thủy Nguyệt
此星相遇定三奇
Thử Tinh tương ngộ định Tam Kỳ
阴阳造化多相见
Âm Dương tạo hóa đa tương kiến
夺取先天造化机
Đoạt thủ Tiên Thiên Tạo Hóa Cơ

VinhL
01-12-16, 23:24
Khôn Nhâm Ất theo cách nhìn của Kỳ Môn:
Hôm nay tiểu sinh lại có hứng, giải khai cái quyểt Khôn Nhâm Ất theo khía cạnh Kỳ Môn.

1) Khôn Nhâm Ất Cự Môn tòng đầu xuất.
Đem Khôn đến Nhâm tức Khãm, Nhâm là Dương Can xoay thuận theo vòng ta có:
[Khãm][Cấn-][Chấn]
[Càn-][----][Tốn-]
[Đoài][Khôn][Ly--]
Cấn tức là Sinh Môn, là kiết môn (Cự Môn) tại đầu hướng vậy.
Đem Khôn đến Ất tức Chấn, Ất là Âm Can xoay nghịch theo vòng ta có
[Ly--][Tốn-][Chấn]
[Khôn][----][Cấn-]
[Đoài][Càn-][Khãm]
Cấn Sinh Môn củng ỡ đầu hướng.

2) Cấn Bính Tân vị vị thị Phá Quân
Đem Cấn đến Bính tức Ly, Bính là Dương Can xoay thuận theo vòng ta có:
[Khãm][Cấn-][Chấn]
[Càn-][----][Tốn-]
[Đoài][Khôn][Ly--]
Đoài tức là Kinh Môn, là Phá Quân đến Cấn.
Đem Cấn đến Tân tứ Đoài cung, Tân là Âm Can xoay nghịch theo vòng ta có:
[Ly--][Tốn-][Chấn]
[Khôn][----][Cấn-]
[Đoài][Càn-][Khãm]
Đoài củng lại đến Cấn, Cấn cung vị vị thị Phá Quân vậy.
Cục Khôn Nhâm Ất và Cấn Bính Tân, đều tấn thuận 3 cung (dương độn), hoặc tấn nghịch 3 cung (âm độn).

3) Tốn Thìn Hợi tận thị Vũ Khúc vị
Đem Tốn đến Thìn tức Tốn Cung (phục vị, nguyên đán bàn không di chuyển), ta có:
[Tốn-][Ly--][Khôn]
[Chấn][----][Đoài]
[Cấn-][Khãm][Càn-]
Tận thị thức đường xéo Tốn qua Trung cung đến Càn là Vũ Khúc vị. Càn là Khai Môn, một trong tam kiết môn.
Đem Tốn đến Hợi tức Càn Cung, Hợi Âm Chi xoay nghịch ta có:
[Càn-][Đoài][Khôn]
[Khãm][----][Ly--]
[Cấn-][Chấn][Tốn-]
Tốn tại Càn tận thị qua đường xéo củng là Càn Vũ Khúc, Khai Môn vậy.

4) Giáp Quý Thân Tham Lang nhất lộ hành
Đem Giáp tức Chấn, đến Quý tức Khãm cung, Quý là Âm Can nên xoay nghịch ta có:
[Càn-][Đoài][Khôn]
[Khãm][----][Ly--]
[Cấn-][Chấn][Tốn-]
Cung Chấn được Khãm tới, Khãm tức Hưu Môn, củng là Tham Lang vậy.
Đem Giáp tức Chấn, đến Thân tức Khôn cung, Thân là Dương Can nên xoay thuận ta có:
[Khãm][Cấn-][Chấn]
[Càn-][----][Tốn-]
[Đoài][Khôn][Ly--]
Khãm tới Tốn, tức Tham Lang tới Tốn.
Phần Giáp tới Quý thì Tham Lang tại Chấn 3, Giáp tới Thân thì Tham Lang tại Tôn 4, 3 đến 4 tức là đường phi củng Cửu Cung và Kỳ Môn, cho nên nói Nhất Lộ Hành vậy.
Trong 4 cục trên, 3 cục là Tam Kiết Môn trong Kỳ Môn, và 1 cục là Hung Môn (Kinh Môn).
Cục Khôn Nhâm Ất là Sinh Môn, Cấn Bính Tân là Phá Quân (Kinh Môn), Tốn Thìn Hợi là Khai Môn, và Giáp Quý Thân là Hưu Môn!
Từ công thức đó thì ta có thể lập thành các cục đắc Tam Kiết Môn, củng không khó gì.

Như vậy cho thấy Khôn Nhâm Ất củng có thể là xuất từ Kỳ Môn vậy.
Hihihihihihihihihi

VinhL
02-12-16, 06:55
Lại hỏi tại sao Khôn Nhâm Ất quyết có hết luôn tam kiết môn, tự nhiên lại xen vào Kinh Môn Phá Quân vậy? Có phải mơ hồ lắm không?

Hihihihihihihi
Ai biết Thiên Cương quyết thì hiểu liền.

VinhL
03-12-16, 09:37
Hôm nay tiểu sinh xin giải thích tại sao trong Khôn Nhâm Ất liệt ra Tam Kiết Môn lại thêm cục Phá Quân.

Trong quyển Kỳ Môn Độn Giáp Bí Cấp Đại Toàn bản Hán ngữ, phần sau cùng có bộ "Xuất sư xuất hành bảo kính đồ", phần này thì không được dịch lại trong bản tiếng Việt.

Trong đó có phần Chỉ Chưởng Đồ, xin sơ dịch như sau:
Hoặc hành quân phá địch ngẩu nhiên khẩn cấp không kịp chọn ngày thì dùng bàn tay để tính Tọa Tham Lang đối Phá Quân, vạn sự kiết lợi không sợ hung thần. Người xưa có ghi lại rằng Nhật Nguỵệt thường như Tuất thời kiến Phá Quân, tháng Giêng Phá Quân chỉ Dần, nhật nhật lại cứ Dần thượng khỡi Tuất thời., như hôm nay Tý thời xuất Phá (quân), chỉ tại Thìn phương, ngã tức bối Tuất hướng Thìn nhi xuất (tức mình phải dựa lưng vào Tuất mà hướng về Thìn), Tuất Sửu thòi Phá Quân chỉ tại Tỵ phương, ngã bối Hợi hướng Tỵ mà xuất. Tháng hai Phá Quân chỉ Mão, thì lấy Mão thượng khỡi Tuất, như Tý thời (tháng hai) xuất Phá Quân chỉ Tỵ phương, ngã tức bối Hợi mà hướng Tỵ nhi xuất.
Tiêu sinh thêm thí dụ nhá:
Phá Quân chính là Cán đẩu, và củng là Nguyệt Kiến.
Như tháng 5, Phá Quân (tức đẩu chỉ vào Ngọ - Nguyệt Kiến), thì bắt đầu Tuất tại cung Ngọ, như muốn dụng giờ Mão, thì Tuất tại Ngọ, Hợi tại Mùi, Tý tại Thân, Sửu tại Dậu, Dần tại Tuất, Mão tại Hợi. Như vậy giờ Mão Đẩu chỉ vào Hợi, vậy phải tọa Tỵ mà hướng Hợi. Nếu ta từ cung Phá Quân đếm nghịch lại bảy thì đó chính là Tham Lang tinh vậy. Trong địa bàn 12 chi, có 6 cập Tương Xung, Tý Ngọ, Phá tại Tý thì Tham Lang tại Ngọ, Phá tại Ngọ thì Tham Lang tại Tý.

Cục Phá Quân trong Khôn Nhâm Ất chính là Phương Pháp hướng vào Phá Quân mà Tọa Tham Lang Vị, củng chính là Kiết!!!

Hihihihihihihihihi

HoanPhuc2112
15-06-17, 11:36
Hôm nay tiểu sinh xin giải thích tại sao trong Khôn Nhâm Ất liệt ra Tam Kiết Môn lại thêm cục Phá Quân.

Trong quyển Kỳ Môn Độn Giáp Bí Cấp Đại Toàn bản Hán ngữ, phần sau cùng có bộ "Xuất sư xuất hành bảo kính đồ", phần này thì không được dịch lại trong bản tiếng Việt.

Hihihihihihihihihi
Tiếp đi chú ơi, đã nửa năm trôi qua rồi ạ. Lập bàn an thân phân tích nguyên cầm tam cát rồi mà vẫn trong học thuật chưa thấy ứng dụng đâu. Mong chú khai sáng tiếp cho hậu học ạ.

VinhL
15-06-17, 11:49
Chào bạn HoanPhuc2112,

Tất cả nguyên lý đều được phơi bày, phần thực hành và ứng dụng để lại cho ai thích thì đi vào ý.

Lấy quyển La Kinh Thấu Giải ra, lập các cục mà trong sách đã liệt kê (đó là phần thực hành sơ khỡi), sau đó thì đem các cục thật mà chiêm nghiệm.

HoanPhuc2112
15-06-17, 12:08
Chào bạn HoanPhuc2112,

Tất cả nguyên lý đều được phơi bày, phần thực hành và ứng dụng để lại cho ai thích thì đi vào ý.

Lấy quyển La Kinh Thấu Giải ra, lập các cục mà trong sách đã liệt kê (đó là phần thực hành sơ khỡi), sau đó thì đem các cục thật mà chiêm nghiệm.

Chú ơi cháu xin hỏi, môn này có phải cũng như hệ thống phong thủy Tam Hợp chủ yếu dụng cho âm trạch phải không ạ. Nhìn nhận về Tam Hợp cháu thấy dùng được cho dương trạch rất ít dù cháu nghĩ đủ các loại để làm rồi, không chi tiết được như bày cái tủ lạnh, kê cái ti vi, đóng cái ban thờ... Hay là do những gì cháu biết ít quá chưa đủ ứng dụng ạ.

VinhL
15-06-17, 13:44
Chú ơi cháu xin hỏi, môn này có phải cũng như hệ thống phong thủy Tam Hợp chủ yếu dụng cho âm trạch phải không ạ. Nhìn nhận về Tam Hợp cháu thấy dùng được cho dương trạch rất ít dù cháu nghĩ đủ các loại để làm rồi, không chi tiết được như bày cái tủ lạnh, kê cái ti vi, đóng cái ban thờ... Hay là do những gì cháu biết ít quá chưa đủ ứng dụng ạ.

Thật ra thì Kỳ Môn củng được ứng dụng trong Dương Trạch, hiện nay đã có vài tác giả xuất bản về môn này, nhưng toàn là tiếng Hán à.

Nói về Tam Hợp, thì phải biết nguồn gốc của Tam Hợp là gì. Tại sao chỉ áp dụng được cho Âm Trạch?
Mà tại sao lại không thể áp dụng vào Dương Trạch?

Bạn suy nghỉ thử xem?

HoanPhuc2112
15-06-17, 18:32
Thật ra thì Kỳ Môn củng được ứng dụng trong Dương Trạch, hiện nay đã có vài tác giả xuất bản về môn này, nhưng toàn là tiếng Hán à.

Nói về Tam Hợp, thì phải biết nguồn gốc của Tam Hợp là gì. Tại sao chỉ áp dụng được cho Âm Trạch?
Mà tại sao lại không thể áp dụng vào Dương Trạch?

Bạn suy nghỉ thử xem?
Cháu nghĩ là do lý thuyết chủ yếu xoay quanh long huyệt sơn sa án thủy, riêng phần thủy đã là một phần của Tam Hợp, nếu coi ngôi nhà dương trạch là 1 huyệt của âm trạch, thì Tam hợp chỉ phân tích về loan đầu quanh ngôi nhà ( thủy khẩu, núi xa, đường lộ...) chứ không có lý thuyết phân tích bên trong huyệt nữa phải không ạ nên không có cơ sở cho cái tivi, tủ lạnh, giường ngủ ^^
Cháu cảm ơn chú ạ.

dongduc
05-04-21, 08:42
Chào các bạn,
Chúng ta đã biết qua Tuần Đầu (bài trước), nay chúng ta nói đến Phù Đầu.
Theo thời gia Kỳ Môn, túc dùng Can Chi giờ để bày quẻ Kỳ Môn thì 60 giờ can chi là một nguyên.
Một ngày theo âm lịch thì có 12 giờ can chi, như vậy 5 ngày có tổng cộng 60.
Tam nguyên tức có 180 giờ, tức 15 ngày. 5 ngày còn gọi là một hầu.
Một nằm có 24 tiết khí, theo âm lịch thì lấy 360 làm móc (dĩ nhiên thiếu đi 5 ngày mấy nên có năm phải nhuận 1 tháng). 360 ngày chia 24 tiết khí, cho nên mỗi tiết khí có 15 ngày (dĩ nhiên củng chỉ là móc, gì thực tế tiết khí có khi đến sớm hoặc đến muộn nên ky môn mới có phép siêu thần tiếp khí và phép nhuận).

180 giờ (can chi) chia làm tam nguyên, Thượng nguyên, Trung nguyên, và Hạ nguyên, mỗi nguyên 60 giờ (hoặc can chi).

Như vậy 5 ngày là một nguyên, nếu ta lấy móc Giáp Tý khởi thượng nguyên, thì sau 5 ngày (60 giờ), sẻ là trung nguyên Kỷ Tỵ, lại sau 5 ngày (60 giờ) nửa là Hạ nguyên Giáp Tuất.

Nếu ta tuần tự đi hết 60 can chi, thì ta sẻ có bản sau:

ThNguyên Giáp Tý, TrNguyên Kỷ Tỵ, HạNguyên Giáp Tuất
ThNguyên Kỷ Mão, TrNguyên Giáp Thân, HạNguyên Kỷ Sửu
ThNguyên Giáp Ngọ, TrNguyên Kỷ Hợi, HạNguyên Giáp Thìn
ThNguyên Kỷ Dậu, TrNguyên Giáp Dần, HạNguyên Kỷ Mùi
ThNguyên GiápTý, . . .

Sau đó sẻ lập lại y vậy. Tù sự liệt kê trên, ta thấy rằng:
Thượng nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Trung nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi
Hạ nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Bài trước ta biết Tuần Đầu đều khởi Giáp (1 tuần 10 ngày, hay Can Chi, từ Giáp đến Quý)
Nhưng Phù Đầu là ám chỉ đến 5 ngày 60 giờ, để biết ngày đó thuộc Thượng Trung hay Hạ nguyên của tiết khí, vì một tiết khí có 15 ngày, tức 3 hầu, củng là thượng trung hạ nguyên 60x3 = 180 giờ Can Chi.

Thí dụ như Nhâm Tuất
Theo phép tính nhẫm Tuần Đầu thì
Nhâm Tuất, Quý Hợi, bỏ Giáp Tý, Ất Sửu, tới chi Dần, như vậy Nhâm Tuất có Tuần Đầu là Giáp Dần, vậy Phù Đầu là gì?
Từ Giáp Dần, ta đếm, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, ta thấy đếm qua can Kỷ, đây chính là Phù Đầu.
Ta thấu rằng Kỷ kết hợp với Thìn Tuất Sửu Mùi, tức ta biết Nhâm Tuất thuộc về Hạ Nguyên của tiết khí vậy.

Thí dụ Mậu Tý
Theo phép tính nhẫm thì
Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, bỏ Giáp Ngọ, Ất Mùi, chi kế là Thân, vậy Mậu Tý thuộc tuần Giáp Thân (tức Tuần Đầu là Giáp Thân), vậy Phù Đầu là gì?
Ta lại khởi Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, ta thấy rằng không có can Kỷ nào tức Giáp Thân củng chính là Phù Đầu vậy. Tức là Giáp Thần vừa là Tuần Đầu, vừa là Phù Đầu.
Giáp Kỷ kết hợp với Tý Ngọ Mão Dậu thuộc về Thượng Nguyên, như vậy ta biết Mậu Tý nằm trong Thượng nguyên của tiết khí.

Phép tìm Phù Đầu
Khởi từ Tuần Đầu đếm tới Can Chi, nếu qua can Kỷ thì đây là Phù đâu, nếu không đi qua Kỷ thì Giáp củng chính là Phù đâu.
Sau đó xem Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu là Thượng nguyên, nếu kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi, thì là Trung nguyên, kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì là Hạ nguyên.

Theo phép khởi Trường sinh, thì Dần Thân Tỵ Hợi đều là chở khởi Trường Sinh, nên còn được gọi là Tứ Sinh,
Tý Ngọ Mão Dậu đều là nơi Đế Vượng nên còn được gọi là Tứ Vượng, Thìn Tuất Sửu Mùi đều là nơi Mộ nên còn được gọi là Tứ Mộ.
Theo 4 mùa, thì mỗi mùa có 3 tháng, tháng đầu của mùa thì gọi là Mạnh, giữa mùa thì gọi là Trọng, cuối mùa thì gọi là Quý. Mùa xuân bắt đầu tiết Lập Xuân tháng giêng Kiến Dần, qua Dần Mão Thìn 3 tháng thì tới mùa Hạ, tháng Tỵ Ngọ Mùi, lại tới mùa Thu tháng Thân Dậu Tuất, và mùa Đông tháng Hợi Tý Sửu.
Như vậy:
Xuân: Dần, Mão, Thìn
Hạ: Tỵ, Ngọ, Mùi
Thu: Thân, Dậu, Tuất
Đông: Hợi, Tý, Sửu
Vì vậy cho nên
Dần Thân Tỵ Hợi còn được gọi là Tứ Mạnh
Tý Ngọ Mão Dậu còn được gọi là Tứ Trọng
Thìn Tuất Sửu Mùi còn được gọi là Tứ Quý.

Em có thắc mắc là nếu theo cách tính trên thì Mậu Tý có Giáp Thân vừa là Tuần đầu vừa là Phù đầu và thuộc TRUNG NGUYÊN chứ sao lại là THƯỢNG NGUYÊN nhỉ?