PDA

View Full Version : Bát Trạch Thực Dụng



conan135
09-08-12, 11:23
Qua loạt bài bật mí về nguyên lý Bát Trạch của huynh Vinhl, cảm thấy thật sảng khoái vì giải giúp cho bát trạch cái tiếng ngụy thuyết, diệt man của bát trạch, thế nhân thấy bát trạch đơn giản thì cho rằng đó là ngụy thuyết không linh nghiệm nhưng có biết đâu rằng bát trạch vào thực tế áp dụng có mấy người dùng đúng đâu mà bảo họa phúc chẳng nghiệm. Bát trạch đơn giản vì có giản dịch, bố bát cung theo nguyên tắc vì có biến dịch, và dùng tiên tiên làm thể thì có cả bất dịch nữa.
Nay tiểu sinh cũng xin viết một số bài ứng dụng của bát trạch để quý vị thưởng lãm họa phúc thì xin quý vị thử nghiệm lại xung quanh mình xem đúng sai ra sao !
Bát trạch thực ra có 3 tầng, thiên địa nhân tam bàn, các phái bát trạch đa số dùng địa bàn là chính, kết hợp thêm nhân bàn, có lúc trọng địa bàn, lúc trọng nhân bàn, có biết đâu được rằng hai bàn này đều phải cân bằng, cho nên cổ nhân thường nói Đông Mệnh Đông trạch, tây mệnh tây trạch, nhưng không phải đông mệnh nào cũng hợp đông trạch và ngược lại.
Bài 1 : Địa bàn
Như địa bàn các phái cũng có khi đả kích nhau, có phái lấy tọa, có phái lấy hướng, lại có phái lấy cửa định trạch. Thực tế là dùng cái nào, thực tế là dùng tọa và cửa chính, sao lại không dùng hướng ? Ta xét thế này tọa và hướng đối nhau, hướng là cái ta thấy trước mặt tọa là nơi ta đang đứng, khi khởi công xây dựng một căn nhà ta tác động vào mảnh đất của mình đang đứng chính là khai thông tràng khí nơi mảnh đất đó, còn hướng như căn nhà xây xong đối diện với tọa là một bức tường thì hướng có tác dụng gì đâu chứ ? lúc này là khi cửa chính phát huy tác dụng hấp thụ thực khí hay đúng hơn là không khí xung quanh vào nhà, hướng chính là cửa chính. Cho nên lập địa bàn cho bát trạch cần phải lập bàn cho tọa lẫn cửa chính, cổ nhân thường trọng Môn chính là cái lý này, Đông trạch đông môn, tây trạch tây môn, nhưng bàn của cửa chính và bàn của tọa nhà không phải lúc nào cũng tốt như đông phối đông hay tây phối tây. Đơn giản nhưng khi thực tế áp dụng thì đã không đơn giản nữa rồi

VP
09-08-12, 11:35
Kính Tiền bối!
VP ủng hộ Tiền bối hết mình.
Chúc Tiền bối mạnh khỏe để viết các bài tiếp theo.

conan135
10-08-12, 09:55
Bài 2 Nhân Bàn
Nhân bàn hay còn gọi là trạch mệnh cái này thì đa số mọi người đều biết rồi, khi kết hợp nhân bàn với tọa bàn và môn bàn, sẽ sinh ra tình huống: Môn tọa mệnh cát là thượng cách, môn hoặc tọa một cát một hung kết hợp với trạch mệnh cát gọi là trung cách, môn tọa đều hung trạch cát gọi là hạ cách, cả 3 đều hung gọi là bại cách
Hạ cách nếu tạm ở thì còn được nhưng sau vài năm phải thiên chuyển đi ngay, bại cách thì không nên nhìn đến. Tuy nhiên trong thượng, trung cách cũng phát sinh một số vấn đề giữa cung và tinh (nội và ngoại) khiến cho một số mệnh chỉ hợp đại cuộc như không hợp trong một số lãnh vực như tình duyên tài sản danh vọng sức khỏe
Sau đây là liệt kê Thượng cách và bại cách
1、 đông tứ mệnh quái toàn cát trạch : tọa bắc triêu nam , môn khai chấn 、 tốn 、 li tam phương ; tọa nam triêu bắc , môn khai khảm 、 chấn lưỡng phương 。
2、 đông tứ mệnh quái toàn hung trạch : tọa cấn triêu khôn , môn khai khôn 、 đoái lưỡng phương ; tọa khôn triêu cấn , môn khai kiền 、 cấn lưỡng phương 。
3、 tây tứ mệnh quái toàn cát trạch : tọa cấn triêu khôn , môn khai khôn 、 đoái lưỡng phương ; tọa khôn triêu cấn , môn khai kiền 、 cấn lưỡng phương 。 kháp hảo tựu thị đông tứ mệnh quái toàn hung trạch 。
4、 tây tứ mệnh quái toàn hung trạch : tọa bắc triêu nam , môn khai chấn 、 tốn 、 li tam phương ; tọa nam triêu bắc , môn khai khảm 、 chấn lưỡng phương 。 kháp hảo tựu thị đông tứ mệnh quái toàn cát trạch 。
Nhà ở không phải chỉ của một người nhưng trạch mệnh chủ chỉ có một người đó là người có ảnh hưởng lớn nhất trong ngôi nhà, có quyền lực nhất trong nhà, cho nên sách cổ thường chọn nam nhân làm mệnh chủ tuy nhiên trong xã hội ngày nay người nữ nắm quyền cũng không thiếu, vợ chồng bình đẳng(có thể họ ít giao tiếp bên ngoài xã hội hơn nam nhân nhưng lại là người nắm giữ tài sản, giáo dục con cái), trong nhà có 3 vị trí quan trọng là phòng ngủ chính, nhà bếp và cửa, nếu nam chủ nhân thì ưu tiên hợp cửa và phòng ngủ, nữ chủ nhân thì ưu tiên hợp bếp, nếu nữ quyền mạnh hơn nam thì nữ dùng bếp và phòng ngủ, còn rất nhiều trường hợp khác mà mỗi nhà mỗi cảnh cần thực tế áp dụng. (Bài sau sẽ tiếp tục phần nhân bàn chia sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình)

conan135
11-08-12, 09:55
Tiếp theo ta bàn về mối liên hệ giữa địa bàn đối với các thành viên trong gia đình. Ta lập địa bàn cửa và tọa cho ngôi nhà địa bàn này được gọi là Đại thái cực, đại thái cực này cần phải hợp trước hết là đối với chủ nhân của ngôi nhà, tuy nhiên các thành viên trong gia đình không phải ai cũng có trạch mệnh cùng đông hoặc tây càng khó có trạch mệnh như chủ nhân của ngôi nhà, do đó ta phải xem các thành viên đó là trạch quái nào dựa vào đại thái cực coi ở vị trí quái đó có sao nào đóng, nếu là hung tinh thì cần hóa giải, lại còn xem quan hệ của các thành viên trong gia đình đối với chủ nhà như Càn là cha, thì tại cung Càn có sao nào đóng ảnh hưởng đến thế nào đối với người Cha. Sau khi xem xét tổng thể Đại thái cực về cơ bản ta có thể đoán định được tình trạng của các thành viên trong gia đình, nhưng cũng có những trường hợp các thành viên không hợp với đại thái cực mà vẫn sống bình yên khỏe mạnh thì đó là do tác dụng của Trung và Tiểu thái cực.Từ Đại thái cực phân bố ra bát phương mỗi phương được gọi là trung thái cực, lại từ trung tâm của mỗi cung phân bố ra 8 phương nữa(dựa theo trung thái cực mà định sao như tại Càn cung thì bày các sao theo Càn tọa) gọi là tiểu thái cực. Trong một ngôi nhà Trung Tiểu thái cực có ảnh hưởng đến các thành viên nhiều nhất, do đó cần dựa theo trung và tiểu thái cực để bố trí phòng ở cho các thành viên, lại như nếu nhà diện tích nhỏ số phòng hạn chế thì tại vị trí trạch mệnh của các thành viên như con mệnh Càn thì xem cung Càn có hung tinh gì đóng, dựa vào tiểu thái cực tại cung càn mà bày bố các vật phẩm để hóa giải, như cung 9 nhận 4 là sinh khí thì tại cung là Tốn bố trí vật phẩm kích hoạt sinh khí, lại cần phối hợp với tọa cửa nhà mà chọn sao hóa giải thích hợp nhất, như cung 9 của nhà tọa hậu thiên Cấn 8 là ngũ quỹ thì cần sinh khí để hóa giải như trên

VP
12-08-12, 09:42
Kính Tiền bối!
VP có vài thắc mắc mong được Tiền bối quan tâm:
1. Định trạch có dùng nạp giáp không, nếu có thì dùng cái nào trong hai cái sau:
PA1:
Đoài nạp Tị Dậu Sửu Đinh
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khôn nạp Ất Khôn
Khảm nạp Thân Tý Thìn Quý
Tốn nạp Tân Tốn
Cấn nạp Bính Cấn
Ly nạp Nhâm Dần Ngọ Tuất
Càn nạp Giáp Càn

PA2:
Kiền nạp Giáp Nhâm
Khôn nạp Ất Quý
Cấn nạp Bính
Tốn nạp Tân
Đoài nạp Đinh Tỵ Dậu Sửu
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khảm nạp Mậu Thân Tý Thìn
Ly nạp Kỷ Dần Ngọ Tuất

2. Trích dẫn:"1、 đông tứ mệnh quái toàn cát trạch : tọa bắc triêu nam , môn khai chấn 、 tốn 、 li tam phương ; tọa nam triêu bắc , môn khai khảm 、 chấn lưỡng phương "

Tại sao theo chiều thuận thì được Tam phương mà ngược lại thì chỉ được Lưỡng phương?

3. Để xét SAO cát hung đến vị trí nào đó thì phải dùng Bài long phải không ạ?

VP đa tạ Tiền bối.

conan135
12-08-12, 12:03
Kính Tiền bối!
VP có vài thắc mắc mong được Tiền bối quan tâm:
1. Định trạch có dùng nạp giáp không, nếu có thì dùng cái nào trong hai cái sau:
PA1:
Đoài nạp Tị Dậu Sửu Đinh
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khôn nạp Ất Khôn
Khảm nạp Thân Tý Thìn Quý
Tốn nạp Tân Tốn
Cấn nạp Bính Cấn
Ly nạp Nhâm Dần Ngọ Tuất
Càn nạp Giáp Càn

PA2:
Kiền nạp Giáp Nhâm
Khôn nạp Ất Quý
Cấn nạp Bính
Tốn nạp Tân
Đoài nạp Đinh Tỵ Dậu Sửu
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khảm nạp Mậu Thân Tý Thìn
Ly nạp Kỷ Dần Ngọ Tuất

2. Trích dẫn:"1、 đông tứ mệnh quái toàn cát trạch : tọa bắc triêu nam , môn khai chấn 、 tốn 、 li tam phương ; tọa nam triêu bắc , môn khai khảm 、 chấn lưỡng phương "

Tại sao theo chiều thuận thì được Tam phương mà ngược lại thì chỉ được Lưỡng phương?

3. Để xét SAO cát hung đến vị trí nào đó thì phải dùng Bài long phải không ạ?

VP đa tạ Tiền bối.

Nạp giáp sẽ có bài riêng sau này nữa bạn có thể tham khảo bài bát trạch nạp giáp của anh Namphong đó
Đông mệnh thì nhà tọa Khảm hướng Ly và tọa Ly hướng Khảm đều hợp vì đông trạch. Nhưng tọa Nam thì có thể khai Khảm Chấn mà không Khai được Tốn Li do hai cung này ở sau tọa nếu khai hai cung này tức thoát hết khí của tọa, cũng như Khảm hướng Ly thì khai được 3 phương vì cả 3 phương đều trước tọa.
Sao ở đây là sinh khí, thiên y,.. chứ không phải bài long

VP
12-08-12, 12:49
VP đa tạ Tiền bối.
Chúc Tiền bối mạnh khỏe.

VinhL
12-08-12, 21:10
Kính Tiền bối!
VP có vài thắc mắc mong được Tiền bối quan tâm:
1. Định trạch có dùng nạp giáp không, nếu có thì dùng cái nào trong hai cái sau:
PA1:
Đoài nạp Tị Dậu Sửu Đinh
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khôn nạp Ất Khôn
Khảm nạp Thân Tý Thìn Quý
Tốn nạp Tân Tốn
Cấn nạp Bính Cấn
Ly nạp Nhâm Dần Ngọ Tuất
Càn nạp Giáp Càn

PA2:
Kiền nạp Giáp Nhâm
Khôn nạp Ất Quý
Cấn nạp Bính
Tốn nạp Tân
Đoài nạp Đinh Tỵ Dậu Sửu
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khảm nạp Mậu Thân Tý Thìn
Ly nạp Kỷ Dần Ngọ Tuất

......

24 Sơn của la kinh không có Mậu Kỷ bởi vĩ Mậu Kỷ Thổ ở trung cung.

Càn nạp Giáp Nhâm, Khôn nạp Ất Quý, Khãm nạp Mậu, Ly nạp Kỷ, vì Mậu Kỷ ở trung cung, nên Khãm lấy Quý của Khôn, Ly lấy Nhâm của Càn, tại sao?
Tại vì Ly vốn là vị trí của Càn Tiên Thiên, Khãm vốn là vị trí của Khôn Tiên Thiên, cho nên trong phong thủy, Càn nạp Giáp Ly nạp Nhâm, Khôn nạp Ất, Khãm nạp Quý vậy.

Hihihihihihihihi

VP
12-08-12, 22:01
24 Sơn của la kinh không có Mậu Kỷ bởi vĩ Mậu Kỷ Thổ ở trung cung.

Càn nạp Giáp Nhâm, Khôn nạp Ất Quý, Khãm nạp Mậu, Ly nạp Kỷ, vì Mậu Kỷ ở trung cung, nên Khãm lấy Quý của Khôn, Ly lấy Nhâm của Càn, tại sao?
Tại vì Ly vốn là vị trí của Càn Tiên Thiên, Khãm vốn là vị trí của Khôn Tiên Thiên, cho nên trong phong thủy, Càn nạp Giáp Ly nạp Nhâm, Khôn nạp Ất, Khãm nạp Quý vậy.

Hihihihihihihihi

VP đa tạ Tiền bối.
Vậy theo VP hiểu là dùng PA1 rồi. Kính Tiền bối điếu XÌ GÀ vì có lần VP đọc thấy Tiền bối có hút thuốc. VP cũng hút thuốc nhưng chỉ có Thăng Long thôi à.Hi Hi.

hieunv74
13-08-12, 17:32
Cám ơn anh Conan: mấy lần hỏi anh nam phong và các anh khác về câu này (Ly nạp Nhâm) và Khảm nạp Quý - nhưng các anh không trả lời; mấy hôm trước cũng mới ngộ ý như của anh Conan:
-----------

1. Bát quái nạp giáp/ Nạp giáp hậu thiên.
Nạp giám tiên thiên thì Khảm nạp mậu và Ly nạp kỷ, do Tiên thiên bát quái chưa có phương vị; mà mang tính chất đối xứng về âm dương là yêu cầu cơ bản của tiên thiên; nghĩa là, quái âm nạp can âm; quái dương nạp can dương thống nhất với tính âm dương đối xứng qua tâm tiên thiên. Tuy nhiên, phái tam hợp nạp giáp (Khảm nạp Quý và Ly nạp Nhâm); là cách nạp giáp của hậu thiên. Hậu thiên bát quái không lấy yếu tố đối xứng âm dương làm trọng mà lấy yếu tố chính phương vị làm trọng; nó thể hiện tính quy luật sinh-lão-bệnh tử; hay sinh trưởng suy thoái của vạn vật. Vì Hậu thiên trọng phương vị nên, trong bát quái hậu thiên, 2 can Mậu quý nhập trung cung! -> khảm, Ly không nạp được vào vị trí trung không có phương vị. Khảm ly còn trống chưa nạp thiên can nào cả. Vẫy theo nạp giáp theo nguyên tắc tiên thiên: Càn nạp giáp, Khôn nạp ất, Cấn nạp bính, đoài nạp đinh; Mậu kỷ vào trung cung; Chấn nạp canh, Tốn nạp tân; còn thiên can Nhâm quý chưa có quái nào nạp vào. Trong tiên thiên, các quái được nạp hết rồi, nên quay lại từ đầu, lấy Càn nạp Nhâm và Khôn nạp quý. Tuy nhiên, đến hậu thiên, mậu kỷ vào trung cung nên, Khảm ly chưa được nạp -> Khảm ly sẽ đi nạp vào Nhâm quý; Nhưng nạp như thế nào? Hậu thiên bát quái: thì Ly khảm thay vị trí càn khôn về dưỡng lão -> Ly hậu thiên thay vị trí của càn tiên thiên  Ly sẽ nạp vào nhâm; Khảm hậu thiên thay vị trí của Khôn tiên thiên nên Khảm sẽ nạp quý như phần nạp giáp, như phần dưới đây:
Phương pháp này dùng tam hào quái nạp giáp:
Càn nạp giáp
Khôn nạp ất
Cấn nạp bính
Đoái nạp đinh
Chấn nạp canh
Tốn nạp tân
Ly nạp nhâm
Khảm nạp quý.
Đây chính là cách nạp giáp của phái tam hợp mà lâu nay, chỉ mặc định dùng.

Thân.

hieunv74
13-08-12, 17:40
Chỉ có điều là vấn đề về phép biến du niên & phép phiên tinh trong bát trạch thì vẫn còn lăn tăn:
Ví dụ:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Snapbucket/Hocphongthuy/Phientinh24son-1.jpg

Xin nhờ các bác chỉ điểm thêm về cơ sở lý luận!
Thân
NVH

conan135
13-08-12, 18:32
Chỉ có điều là vấn đề về phép biến du niên & phép phiên tinh trong bát trạch thì vẫn còn lăn tăn:
Ví dụ:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Snapbucket/Hocphongthuy/Phientinh24son-1.jpg

Xin nhờ các bác chỉ điểm thêm về cơ sở lý luận!
Thân
NVH

Này như đoài biến trung hào thành chấn, chấn là 8 thì cứ kết hợp với càn 9 là ngũ quỷ, tất cả đều so sánh với càn 9 mà định, còn như vụ chấn 8 biến khôn 1 ra hoạ hại là phối chấn chứ không phải càn 9, lại nữa là khảm 7 biến tốn 2, 2 7 là sinh khí, 2 9 là hoạ hại chứng tỏ phép phiên tinh kia là nguỵ thuyết nguỵ tạo ra

VP
14-08-12, 18:16
Kính Tiền bối!
Chờ mãi vẫn chưa thấy bài viết tiếp theo của Tiền bối nên VP lại hỏi vậy, mong được Tiền bối quan tâm.
Trích: "Trong một ngôi nhà Trung Tiểu thái cực có ảnh hưởng đến các thành viên nhiều nhất, do đó cần dựa theo trung và tiểu thái cực để bố trí phòng ở cho các thành viên"
Cửa phòng xác định bằng cách sử dụng bức tường chứa cửa vào, hay tính từ tâm nhà đến cửa phòng, hay tính từ tâm phòng đến cửa phòng, hay tính theo cách khác ạ?
Cửa phòng và Tiểu thái cực có mối quan hệ gì không ạ?Cửa phòng đối với Đại thái cực và Tiểu thái cực nặng nhẹ ra sao ạ?
VP đa tạ Tiền bối.

conan135
15-08-12, 08:22
Kính Tiền bối!
Chờ mãi vẫn chưa thấy bài viết tiếp theo của Tiền bối nên VP lại hỏi vậy, mong được Tiền bối quan tâm.
Trích: "Trong một ngôi nhà Trung Tiểu thái cực có ảnh hưởng đến các thành viên nhiều nhất, do đó cần dựa theo trung và tiểu thái cực để bố trí phòng ở cho các thành viên"
Cửa phòng xác định bằng cách sử dụng bức tường chứa cửa vào, hay tính từ tâm nhà đến cửa phòng, hay tính từ tâm phòng đến cửa phòng, hay tính theo cách khác ạ?
Cửa phòng và Tiểu thái cực có mối quan hệ gì không ạ?Cửa phòng đối với Đại thái cực và Tiểu thái cực nặng nhẹ ra sao ạ?
VP đa tạ Tiền bối.
Từ đại thái cực phân ra 8 phương vị, mỗi phương vị xem như là một căn nhà nhỏ khác nên gọi là trung thái cực, trong căn nhà nhỏ đó thì cửa phòng đóng vai trò như cửa chính, được xác định bằng cách dùng tâm căn phòng chia ra 8 cung (tiểu thái cực), cung nào chứa cửa phòng thì đoán định theo sao của cung đó

conan135
15-08-12, 08:35
Bài 3 Thiên bàn
Bát trạch chính tông nguyên lý thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng qua hai bài trước về nhân bàn và địa bàn, các bạn đã thấy trong thực tế ứng dụng có rất nhiều yếu tố cần giải quyết, có khi mâu thuẫn lẫn nhau không có cách hoá giải, nhiều người khi học lên cao cho rằng bát trạch không còn gì để học hỏi coi thường môn này. Bát trạch trong luận đoán còn dùng thêm cả Thiên bàn, thiên bàn bát trạch không đâu xa lạ mà chính là vận bàn của huyền không, vận bàn huyền không như các bài của anh Vinhl đã nói cũng chính từ bát trạch mà suy luận ra là chân tiên thiên khí, chia ra 9 vận, 1 vận 20 năm lấy sao vận nhâp trung cung thuận phi, sau đó lấy sao đến từng cung so sánh với toạ nhà mà định sanh khí, thiên y, diên niên, ngũ hoàng thì đại diện cho sao nhập trung cung v.v.Cho nên có nhà nhập trạch cát mà không phát, nhập trạch hung mà không hung đều do thiên bàn ảnh hưởng. Ta có thể thấy 3 bàn của bát trạch có sự phụ thuộc lẫn nhau, toạ địa bàn thì quyết định đến sao thiên bàn, sao thiên bà chi phối sự mạnh yếu của toạ địa bàn, môn địa bàn ảnh hưởng đến nhân bàn, nhân bàn tuy chịu chi phối của thiên địa bàn nhưng lại là cái quyết định ở hay không nên ở. Phần sau sẽ bàn về cung và sao

hieunv74
15-08-12, 09:32
Kính Tiền bối!
Chờ mãi vẫn chưa thấy bài viết tiếp theo của Tiền bối nên VP lại hỏi vậy, mong được Tiền bối quan tâm.
Trích: "Trong một ngôi nhà Trung Tiểu thái cực có ảnh hưởng đến các thành viên nhiều nhất, do đó cần dựa theo trung và tiểu thái cực để bố trí phòng ở cho các thành viên"
Cửa phòng xác định bằng cách sử dụng bức tường chứa cửa vào, hay tính từ tâm nhà đến cửa phòng, hay tính từ tâm phòng đến cửa phòng, hay tính theo cách khác ạ?
Cửa phòng và Tiểu thái cực có mối quan hệ gì không ạ?Cửa phòng đối với Đại thái cực và Tiểu thái cực nặng nhẹ ra sao ạ?
VP đa tạ Tiền bối.

Có 3 khái niệm cơ:
+ Đại thái cực
+ Tiểu thái cực ( như phần anh connan viết);
+ Nhân thái cực nữa đó.

Thân

VP
15-08-12, 13:13
VP đa tạ các Tiền bối!
VP mong sớm đọc được các bài viết tiếp theo.

VP
15-08-12, 20:43
Có 3 khái niệm cơ:
+ Đại thái cực
+ Tiểu thái cực ( như phần anh connan viết);
+ Nhân thái cực nữa đó.

Thân

Kính Tiền bối!
VP muốn hỏi là có Nhân Đại thái cực và Nhân Tiểu thái cực không ạ.
Nếu có thì Nhân Đại thái cực dùng cho việc gì và Nhân Tiểu thái cực dùng cho việc gì ạ.
VP đa tạ Tiền bối!

hieunv74
16-08-12, 09:40
Kính Tiền bối!
VP muốn hỏi là có Nhân Đại thái cực và Nhân Tiểu thái cực không ạ.
Nếu có thì Nhân Đại thái cực dùng cho việc gì và Nhân Tiểu thái cực dùng cho việc gì ạ.
VP đa tạ Tiền bối!

Không phải là nhân đại, nhân tiểu gì cả:
+ Đại thái cực (đại là to): trong bát trạch khi xem xét 8 cung của căn nhà xem hướng, tọa của căn nhà, cửa cái nằm cung vị nào, phòng chủ ở cung nào?, .... thì dùng đại thái cực để tính.

+ Tiểu thái cực (tiểu là nhỏ): Khi xét đến 1 khu vực riêng biệt nào đó: như phạm vi phòng ngủ, phòng bếp ---> xem giường để ở cung nào, bếp nằm tại cung nào? trong phòng bếp, bàn thờ nằm ở đâu ở phòng thờ, .... thì ta dùng tiểu thái cực để tính cung vị hay hướng vị cho các yếu tố trong phạm vi căn phòng đó.

+ Nhân thái cực (Nhân là người!): để tính bổ sung cho những vị trí/hướng mà người hay NGỒi làm việc, nằm ngủ thường xuyên, .... để lấy cung/hướng tốt bổ trợ cho phần trên. Thật ra, nhân thái cực chỉ là phái sinh của tiểu thái cực. Thôi:
Xin trích bài của anh văn Hoài tiên sinh cho nhanh nhé:

----
Trong các thuyết xét thấy nhân thái cực cũng là hợp đạo lí, sở dĩ “cá nhân sở tại địa”, chỉ vị trí cá nhân thường sử dụng. Tỉ dụ như trong phòng làm việc, bàn làm việc đặt tại phía bên phải của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên phải. Bàn làm việc bên trái của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên trái.
Như vậy nếu phân cung định tinh bàn phòng, nếu cửa chính rơi vào suy tý, muốn thu nhận vượng khí nhập phòng thì chuyển vị trí bàn làm việc để định lại trung cung lập cực điểm từ đó tính lại tinh bàn sao cho thu vượng khí, Phép này gọi là di cung hoán bộ. Tùy thời tùy nơi mà định trung điểm lập cực, có thể không phải bàn làm việc mà là giường ngũ, bàn tiếp khách… Nếu được cả tiểu thái cực và nhân thái cực cùng tốt thì “cát càng thêm cát”
Cái lí “nhất vật nhất thái cực” phải nắm cho rõ kẻo sai nhầm, một phòng là “nhất vật” nên có “nhất thái cực”, một nhà là “nhất vật” nên có “nhất thái cực” nhưng một phòng lớn ngăn ra tạm thời nhiều phòng nhỏ, có lối đi thông nhau và không ngăn hết trần phòng lớn thì các phòng nhỏ không phải là “nhất vật” và do đó không có “nhất thái cực”.

Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa phòng ở tại Tốn.
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Snapbucket/Hocphongthuy/Nhan-Toatihuongngo_NgoiTON.jpg

Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa phòng ở tại Ly.
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Snapbucket/Hocphongthuy/Nhan-Toatihuongngo_NgoiLY.jpg

Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa phòng ở tại Ất.
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Nhan-Toatihuongngo_NgoiAT-1.jpg

----
Thân

conan135
16-08-12, 10:27
Bài 4 Cung và tinh
Do vấn đề về tiên và hậu thiên chưa thực sự thông suốt cho nên sau này khi nó về cung và tinh (sao) tôi xin dùng số đại diện cho thống nhất vậy. Cung trong bát trạch chính là 8 cung ứng với 8 số, số 5 nằm giữa, tinh trong bát trạch là sanh khí, thiên y, diên niên, v.v... cũng ứng với 8 số. Như đã biết các sao được tạo thành do sự quy tàng các quẻ tiên thiên của cung với quẻ tiên thiên của toạ, tại sao giữa cung và toạ lại có sự tương tác với nhau như vậy ? Vì cung là địa khí, toạ là trường khí, như một phản ứng hoá học khi gặp môi trường thích hợp ( trường khí) sẽ kích hoạt các phản ứng trao đổi với nhau tạo thành chất mới, chất mới được tạo thành này chính là các sao trong bát trạch, đây không phải là một phản ứng hoàn toàn vì toạ là khí của một cung đem phân phát cho 7 cung còn lại cho nên không thể nào làm địa khí ở các cung đó biến thành tinh (sao) hết được. Ta lấy cung là nội, tinh là ngoại, ngũ hành là công thức, âm dương là dung môi. Như giữa cung và sao sinh nhau, giống nhau âm dương phối hợp thì gọi là thượng cát khí ở khu vực đó rất mạnh, nếu cùng âm hay cùng dương thì là cát khí không mạnh bằng trường hợp trên thường có sự thiên lệch cho một giới. Nếu giữa cung và tinh khắc nhau thì cần xem xét, cung khắc tinh là toàn hung, tinh khắc cung là bán hung, âm khắc dương thì sự ngấm ngầm dai dẳng, dương khắc âm thì sự rõ ràng đột ngột, âm âm thì dễ hoá giải nhưng khó nhận biết, dương dương thì khó hoá giải nhưng dễ đoán. Ở đây bàn thêm về cát và hung tinh , cát tinh sinh vượng thì mình và người xung quanh đều hưởng tốt đẹp làm việc hợp lý dài lâu có phúc đức sau này, hung tinh sinh vượng thì thường được mình mà hại người trong nhà có người tương ứng với tinh đó sinh ngỗ nghịch hành động thiếu đạo đức cầu lợi cho bản thân, khi thời vận qua đi trả giá rất đắc

VP
16-08-12, 17:34
Kính Tiền bối!
Trích: "Nếu giữa cung và tinh khắc nhau thì cần xem xét, cung khắc tinh là toàn hung, tinh khắc cung là bán hung"
Tại sao không phải là chiều ngược lại ạ
VP đa tạ Tiền bối.

conan135
16-08-12, 18:30
Kính Tiền bối!
Trích: "Nếu giữa cung và tinh khắc nhau thì cần xem xét, cung khắc tinh là toàn hung, tinh khắc cung là bán hung"
Tại sao không phải là chiều ngược lại ạ
VP đa tạ Tiền bối.

Cung là chủ, tinh là khách, chủ thắng khách, khách không thể thắng chủ, chủ chiếm khí một cung nên phải mạnh hơn khí của toạ đi qua 7 cung

VP
16-08-12, 19:36
Kính Tiền bối!
Trích: "Ở đây bàn thêm về cát và hung tinh , cát tinh sinh vượng ..."
Trong Bát trạch chữ "sinh vượng" của tinh là thế nào ạ

Cũng trong Bát trạch đối với khu chung cư tọa Cấn hướng Khôn, trên lầu có một phòng nằm trọn trong cung Khảm. Phòng đó Tọa Càn hướng Tốn, cửa phòng ở cung Ly hướng về Tốn. Khi xét phòng đó thì áp Bàn của khu chung cư vào phòng hay lập Bàn của riêng phòng đó (Tọa Càn) hay phải kết hợp cả hai hay theo cách khác ạ
VP đa tạ Tiền bối.

conan135
16-08-12, 19:57
xét hành lang lối đi thang của chung cư như xét ngoại cảnh, phòng thì coi là một căn nhà như dạng nhà hộp, sinh vượng là sinh nhau cùng hành nhau

VP
16-08-12, 21:26
Kính Tiền bối!
Ở chung cư cái cửa thông ra ban công thì coi như là cửa sổ phải không ạ
VP đa tạ Tiền bối.

VP
17-08-12, 21:36
Kính Tiền bối!
Trong Dương trạch tam yếu nói về phân cung điểm hướng đối với Tịnh trạch như sau: "Như chu vi nền nhà hình vuông dài, chiều dọc dài hơn chiều ngang, hoặc chiều ngang dài hơn chiều dọc cũng thế, thì phải làm như sau: kể từ chiều ngang mặt tiền nhà trở vào, lấy thước đo và lấy phấn gạch thành một hình vuông vức, bốn bề thước tấc bằng nhau, bằng với thước tấc chiều ngang của mặt tiền nền nhà. Thí dụ chiều ngang của mặt tiền nền nhà là 3 thước thì ba bề kia mỗi bề cũng đều 3 thước. Xong rồi mới đặt đúng la bàn tai trung tâm của hình vuông vức này (chứ không phải tại trung tâm của nền nhà) mà so cung điểm hướng cho Cửa cái như đã chỉ trên."

Cách làm đó là sai phải không ạ
VP đa tạ Tiền bối.

conan135
17-08-12, 21:59
tất cả phải lấy tâm nhà xác định trừ vườn hay phần không gian không có mái che, vì tác giả trên cho rằng hình vuông thì các cung sẽ đồng đều không thiên lệch nên dùng để đoán cửa chính

conan135
18-08-12, 10:57
Tiếp tục phần cung và tinh, để xét sự sinh khắc của cung và tinh ta dùng ngũ hành của hà đồ, 1,6 thủy, 2,7 hỏa, 3 8 mộc, 4 9 kim, tại sao lại phải dùng theo hà đồ ngũ hành ? Vì cung và tinhn hư đã nói ở phần trước dùng số tiên thiên để luận đoán sự quy tàng tạo ra các tinh là do các số tiên tiên không hợp nhau mà ra, như đông tứ trạch các cung 27,38 là hỏa sinh mộc, tây tứ trạch 49,16 là kim sinh thủy cho nên các trạch phe này kị phối hợp với trạch của phe khác. Âm dương thì Càn 9, Chấn 8, Khãm 7, Cấn 6 là dương,Khôn 1, Tốn 2, Ly 3, Đoài 4 là âm.Nếu tinh khắc cung là bán hung sự việc khi có kích động ở cung đó(động thổ, đào bới, sơn quét) hay lưu niên thái tuế, xung phá cung đó mới có chuyện xảy ra, nếu cung khắc tinh là toàn hung sự việc chỉ cần ở phương vị có vật hợp ngũ hành với cung hay có vật hình dáng thô kệch nguy hiểm cũng làm kích hoạt hung tinh. Để hóa giải phải dùng tiên thiên ngũ hành mà hóa giải, lại còn phải dựa thêm nguyên lý tương sinh tương hợp mà giải hạn chế dùng tương khắc tương vũ, lại còn phải tránh hại đến tinh của trạch chủ, dụng thần trạch chủ.

VP
18-08-12, 11:38
Tiếp tục phần cung và tinh, để xét sự sinh khắc của cung và tinh ta dùng ngũ hành của hà đồ, 1,6 thủy, 2,7 hỏa, 3 8 mộc, 4 9 kim, tại sao lại phải dùng theo hà đồ ngũ hành ? Vì cung và tinhn hư đã nói ở phần trước dùng số tiên thiên để luận đoán sự quy tàng tạo ra các tinh là do các số tiên tiên không hợp nhau mà ra, như tây tứ trạch các cung 27,38 là hỏa sinh mộc, đông tứ trạch 49,16 là kim sinh thủy cho nên các trạch phe này kị phối hợp với trạch của phe khác. Âm dương thì Càn 9, Chấn 8, Khãm 7, Cấn 6 là dương,Khôn 1, Tốn 2, Ly 3, Đoài 4 là âm.Nếu tinh khắc cung là bán hung sự việc khi có kích động ở cung đó(động thổ, đào bới, sơn quét) hay lưu niên thái tuế, xung phá cung đó mới có chuyện xảy ra, nếu cung khắc tinh là toàn hung sự việc chỉ cần ở phương vị có vật hợp ngũ hành với cung hay có vật hình dáng thô kệch nguy hiểm cũng làm kích hoạt hung tinh. Để hóa giải phải dùng tiên thiên ngũ hành mà hóa giải, lại còn phải dựa thêm nguyên lý tương sinh tương hợp mà giải hạn chế dùng tương khắc tương vũ, lại còn phải tránh hại đến tinh của trạch chủ, dụng thần trạch chủ.

Kính Tiền bối!
Đông Tây liệu có nhầm lẫn gì không ạ

conan135
18-08-12, 22:27
Kính Tiền bối!
Đông Tây liệu có nhầm lẫn gì không ạ

đã sửa lại mong bạn đọc thứ lỗi

VP
18-08-12, 22:49
Kính Tiền bối!
"Tinh của trạch chủ, dụng thần của trạch chủ" là gì ạ
VP đa tạ Tiền bối.

conan135
18-08-12, 22:55
là sao của trạch chủ, gọi là trạch mệnh, dung thần theo tứ trụ

VP
27-08-12, 16:23
Kính Tiền bối conan135!
Lâu rồi chưa thấy bài viết mới của Tiền bối
VP mong Tiền bối mạnh khỏe để viết các bài tiếp theo.

conan135
29-08-12, 11:32
Bát trạch trừu hào biến tượng cách
Như nhà tọa 9 mở cửa 3 là thành cửa tuyệt mệnh , liền chọn cung 8 là sinh khí của tuyệt mệnh cung 8 có 3 sơn sửu cấn dần cung 8 hậu thiên là quẻ cấn, cấn biến hào thượng là Khôn (1) nạp Sửu, Cấn biến hào trung là tốn (2), Dần biến hào hạ là Ly (3), 3,2 với 9 của tọa đều là sao không tốt nên không dùng, chỉ còn Sửu là diên niên so với tọa(1,9), tại cung Sửu mở cửa sổ cửa phụ hoặc máy thông gió sẽ có tác dụng điều hòa khí xấu của cửa, phép này chỉ dùng trong trường hợp nhà không thể chuyển dời cửa chính hoặc cửa chính đang sửa chữa, cần nhớ là phương đó phải là sanh khí phương của cửa chính vì sanh khí hợp số sinh thành nên mới dẫn được khí xấu của cửa chính, lại phải cần hợp với khí tốt ở tọa mới có tác dụng mạnh nhất, vì dù có mở cửa phụ thì cửa chính vẫn là nơi giao thông quan trọng nhất, khí cửa chính vẫn tác dụng lớn nhất chỉ có mượn địa khí trợ cho cửa phụ mới mong khắc phục nổi. Phép này nếu kết hợp được với thất tinh đã kiếp của đại quái thì tác dụng rất mạnh

mommom
29-08-12, 15:07
Chào bạn Conan135,
Cấn biến sơ hào thành Ly, Cấn biến thượng hào thành Khôn. Không biết có phải do bạn đánh máy nhanh quá cho nên có gì đó không ổn chăng?
Thân

conan135
29-08-12, 23:03
Chào bạn Conan135,
Cấn biến sơ hào thành Ly, Cấn biến thượng hào thành Khôn. Không biết có phải do bạn đánh máy nhanh quá cho nên có gì đó không ổn chăng?
Thân

đã sửa lại, đúng là do không chú tâm nên đánh sai, cảm ơn huynh chỉ ra

VP
01-09-12, 08:33
Kính Tiền bối!
"...cấn biến hào thượng là Khôn (9)...". Sao là (9) mà không phải là (1) ạ
VP đa tạ Tiền bối.

VP
01-09-12, 09:38
Kính Tiền bối!
Ví như nhà tọa 9 hướng 2 cửa mở tại cung 2. Lúc này hướng nhà và hướng cửa là như nhau. Theo phép Trừu hào thì chọn được cung Canh ở Hậu thiên để mở cửa phụ hoặc cửa sổ.
Theo bài viết về "Tam quái khí" của Tiền bối Namphong thì có 3 cung Tị, Dậu, Sửu là sinh khí dụng được. Còn cung Canh là Ngũ quỷ.
Liệu hai phép này có sự mâu thuẫn gì không ạ
Hay phải có pháp tắc dụng khác ạ
VP đa tạ Tiền bối.

conan135
01-09-12, 10:33
Kính Tiền bối!
Ví như nhà tọa 9 hướng 2 cửa mở tại cung 2. Lúc này hướng nhà và hướng cửa là như nhau. Theo phép Trừu hào thì chọn được cung Canh ở Hậu thiên để mở cửa phụ hoặc cửa sổ.
Theo bài viết về "Tam quái khí" của Tiền bối Namphong thì có 3 cung Tị, Dậu, Sửu là sinh khí dụng được. Còn cung Canh là Ngũ quỷ.
Liệu hai phép này có sự mâu thuẫn gì không ạ
Hay phải có pháp tắc dụng khác ạ
VP đa tạ Tiền bối.
Toạ 9 thì 2 là hoạ hại, sanh khí của 2 là 7 là Đoài hậu thiên Đoài biến thượng hào Khảm (7) phối Canh, biến trung hào là Chấn (8) phối Dậu, biến hạ hào Càn (9) là Tân, thì chỉ chọn được cung Tân là cửa phục vị (9,9)mà thôi. Phép nạp giáp thì cần xác định trong 24 toạ sơn toạ vào sơn gì, như 9 là toạ có 3 sơn Bính Ngọ Đinh, Cấn nạp Bính là 6, Ly nạp Ngọ là 3 , Đoài nạp Đinh là 4.Nếu toạ tại Bính (6) sơn thì Tốn nạp Tân là (2) không dùng được, Ngọ (3) và Tân (2) là thiên y có thể dùng, Đinh (4) và Tân (2) cũng không thể dùng. Đây chính là điên đảo điên pháp, nhị thập tứ sơn hữu hảo khanh nhị thập tứ sơn hữu châu bảo. Trong toạ (9) cung nếu dùng được sơn Ngọ thì mới khai thác được hết cái hiệu quả của cửa phụ Tân, Ngọ là Thiên nguyên long nên có thể kiêm được Nhân nguyên long là Tân. Lưu ý tôi không nói cách dùng này là do đa số nhà cửa hiện nay mặt bằng rất nhỏ, khi đo đạt cửa chính và toạ thường chiếm 2 3 sơn cá biệt còn có cả 4 sơn, cho nên khí 24 sơn pha tạp lẫn nhau cát hay hung đều không thể phát huy hết tác dụng, không nên dùng phép nạp giáp ở trên, phép trừu hào có thể dùng vì tôi chỉ khuyên nên mở cửa nhỏ hay cửa thông gió, kích thước cũng nhỏ nên không phải lo đến sự pha tạp này, như nhà toạ 9 thì thường gồm luôn cả 3 sơn Bính Ngọ Đinh, mở cửa phụ Tân là lấy cát khí từ chính Ngọ sơn. Như Bính (6) thì Chấn nạp Canh là (8), (6 8) không dùng, Đoài nạp Dậu là (4), (6 4) có thể dùng nhưng Bính là địa không nên kiêm Thiên. Như Đinh (4) với Canh (8) không dùng, Đinh (4) với Dậu (4) là phục vị. Xét tổng quát Toạ Ngọ mở cửa phụ tại Tân là được (3 2) thiên y lại được khí thiên nguyên kiêm nhân nguyên rất tốt, toạ Đinh mở cửa phụ tại Dậu là (4 4) phục vị nhân nguyên kiêm thiên nguyên, thấy rằng khai thác cái khí của cửa phụ Tân tốt hơn khai thác khí tại cửa phụ Dâu, vì thiên y hơn phục vị, trừu hào lại hợp với sao tốt, hoàn toàn không mâu thuẫn với pháp Tam quái khí vì đây là cân nhắc kỹ càng để sử dụng.

VP
01-09-12, 20:14
Kính Tiền bối!
Ở bài viết trước Tiền bối có nêu lý do sử dụng phép này, ví như cửa Tuyệt mệnh nhằm mục tiêu dẫn khí xấu của cửa. VP muốn hỏi nếu cửa phối tọa thuộc vào tứ cát thì có dụng được phép này không ạ. Suy ngược lại thì có bị tiết khí tốt của cửa không ạ.
VP đa tạ Tiền bối.

conan135
01-09-12, 21:15
Hợp số sanh thành thì mới dẫn khí được, mở cửa cát mà khai thêm cửa hậu thì làm thoát cát khí không nên dùng.

vanphung51
14-09-12, 10:29
Tiếp theo ta bàn về mối liên hệ giữa địa bàn đối với các thành viên trong gia đình. Ta lập địa bàn cửa và tọa cho ngôi nhà địa bàn này được gọi là Đại thái cực, đại thái cực này cần phải hợp trước hết là đối với chủ nhân của ngôi nhà, tuy nhiên các thành viên trong gia đình không phải ai cũng có trạch mệnh cùng đông hoặc tây càng khó có trạch mệnh như chủ nhân của ngôi nhà, do đó ta phải xem các thành viên đó là trạch quái nào dựa vào đại thái cực coi ở vị trí quái đó có sao nào đóng, nếu là hung tinh thì cần hóa giải, lại còn xem quan hệ của các thành viên trong gia đình đối với chủ nhà như Càn là cha, thì tại cung Càn có sao nào đóng ảnh hưởng đến thế nào đối với người Cha. Sau khi xem xét tổng thể Đại thái cực về cơ bản ta có thể đoán định được tình trạng của các thành viên trong gia đình, nhưng cũng có những trường hợp các thành viên không hợp với đại thái cực mà vẫn sống bình yên khỏe mạnh thì đó là do tác dụng của Trung và Tiểu thái cực.Từ Đại thái cực phân bố ra bát phương mỗi phương được gọi là trung thái cực, lại từ trung tâm của mỗi cung phân bố ra 8 phương nữa(dựa theo trung thái cực mà định sao như tại Càn cung thì bày các sao theo Càn tọa) gọi là tiểu thái cực. Trong một ngôi nhà Trung Tiểu thái cực có ảnh hưởng đến các thành viên nhiều nhất, do đó cần dựa theo trung và tiểu thái cực để bố trí phòng ở cho các thành viên, lại như nếu nhà diện tích nhỏ số phòng hạn chế thì tại vị trí trạch mệnh của các thành viên như con mệnh Càn thì xem cung Càn có hung tinh gì đóng, dựa vào tiểu thái cực tại cung càn mà bày bố các vật phẩm để hóa giải, như cung 9 nhận 4 là sinh khí thì tại cung là Tốn bố trí vật phẩm kích hoạt sinh khí, lại cần phối hợp với tọa cửa nhà mà chọn sao hóa giải thích hợp nhất, như cung 9 của nhà tọa hậu thiên Cấn 8 là ngũ quỹ thì cần sinh khí để hóa giải như trên
xin bạn giải thích rỏ hơn câu cung 9 nhận 4 là sinh khí? và hướng dẩn cách hóa giải nếu gặp sao xấu.
Cảm ơn nhiều.

conan135
14-09-12, 13:57
xin bạn giải thích rỏ hơn câu cung 9 nhận 4 là sinh khí? và hướng dẩn cách hóa giải nếu gặp sao xấu.
Cảm ơn nhiều.
cung 9 thì lấy cung số 4 làm sao sinh khí vì hợp số sinh thành

simba04
15-11-12, 09:25
Chào các bác
Tôi là kẻ sơ học về Phong Thủy và đang gặp chút thắc mắc về Trạch hướng trong thuyết Bát Trạch. Người có mệnh, trạch có sơn-hướng và được định theo 8 quẻ bát quái và chia ra hai nhóm Đông và Tây. Quẻ mệnh thì dễ hiểu. Rắc rối ở quẻ Trạch.
Tôi hiểu thế này không biết có đúng hay không? Bát Trạch định quẻ Trạch theo sơn. Như vậy Khảm trạch sẽ có sơn ở phương bắc và hướng quay về phương nam. Như vậy sơn-hướng cụ thể của từng Trạch sẽ như sau:
*Trạch Tây tứ:
- Đoài trạch: sơn - Tây, hướng - Đông;
- Càn trạch: sơn - Tây Bắc, hướng - Đông nam;
- Khôn trạch: sơn - Tây nam, hướng - Đông Bắc, và
- Cấn trạch: sơn - Đông bắc, hướng Tây nam
* Tương tự đối với Đông tứ Trạch.
Suy ra, người mệnh Càn, thuộc quẻ Tây tứ sẽ chọn nhà có các hướng Đông, Đông nam, Đông bắc và Tây nam để được trạch mệnh tương phối.

Trong khi đó, nhiều sách viết rằng: Đoài trạch: hướng - Tây, sơn - Đông; Càn trạch: hướng - Tây bắc, sơn - Đông nam; v.v.. Và cho rằng người có mệnh Càn nên chọn nhà hướng có các hướng Đông bắc, Tây nam, Tây, Tây bắc để được trạch mệnh tương phối.
Rất mong được các bác kiến giải để tôi có thêm kiến thức về Phong Thủy.
Trân trọng.

hoachithanh
15-11-12, 16:01
Giờ em mới biết thêm cái thớt này của cụ Conan song song với cụ VinhL cùng một chủ đề mà theo 2 phong cách khác nhau, nhưng cùng giúp mọi người hiểu cho đúng một vấn đề. Một bên dùng lý HKĐQ, một bên dùng cái dân dã đã biết nhưng còn chìm một lớp màn sương khói mờ ảo. Cả hai cụ đã dần vén cho bọn em, hậu bối hiểu ngày càng rõ hơn. Mong song kiếm hợp bích, và cú Nhất dương chỉ của cụ Nam đế sẽ là cú giúp bọn em hiểu rõ chân ngụy hơn nữa.

Em cảm ơn cả ba cụ chia sẻ kiến thức với cái tâm thật trong sáng.

UPUPUP...

vhlacviet
19-11-12, 12:28
Bát trạch trừu hào biến tượng cách
Như nhà tọa 9 mở cửa 3 là thành cửa tuyệt mệnh , liền chọn cung 8 là sinh khí của tuyệt mệnh cung 8 có 3 sơn sửu cấn dần cung 8 hậu thiên là quẻ cấn, cấn biến hào thượng là Khôn (1) nạp Sửu, Cấn biến hào trung là tốn (2), Dần biến hào hạ là Ly (3), 3,2 với 9 của tọa đều là sao không tốt nên không dùng, chỉ còn Sửu là diên niên so với tọa(1,9), tại cung Sửu mở cửa sổ cửa phụ hoặc máy thông gió sẽ có tác dụng điều hòa khí xấu của cửa, phép này chỉ dùng trong trường hợp nhà không thể chuyển dời cửa chính hoặc cửa chính đang sửa chữa, cần nhớ là phương đó phải là sanh khí phương của cửa chính vì sanh khí hợp số sinh thành nên mới dẫn được khí xấu của cửa chính, lại phải cần hợp với khí tốt ở tọa mới có tác dụng mạnh nhất, vì dù có mở cửa phụ thì cửa chính vẫn là nơi giao thông quan trọng nhất, khí cửa chính vẫn tác dụng lớn nhất chỉ có mượn địa khí trợ cho cửa phụ mới mong khắc phục nổi. Phép này nếu kết hợp được với thất tinh đã kiếp của đại quái thì tác dụng rất mạnh

Chào huynh Conan135 !
Theo cách chỉ dẫn như ví dụ trên nếu nhà nhà tọa Dậu hướng Mão, cửa mở ở Mão thì sẽ tính như sau :
Tọa Đoài (4) + cửa Chấn (8) ra Tuyệt mạng (2). Khi đó ta chọn cung 3 là Sinh khí của Tuyệt mạng (theo cách chọn trong bài viết trên). Chọn cung 3 thì lấy theo hậu thiên là Chấn thì Chấn biến thượng hào là Ly (3) nạp Giáp, biến trung hào là Đoài (4) nạp Mão, biến hạ hào là Khôn (1) nạp Ất -> Mở cửa tại Giáp để hóa giải hướng Tuyệt mạng.
Cách tính như vậy có đúng không, xin huynh Conan135 và các ACE cho ý kiến giúp chỉnh sửa ?

conan135
19-11-12, 18:53
Toạ Dậu hướng Mão là toạ 7 hướng 3 cửa mở ở Mão 3 không phải là tuyệt mạng

vhlacviet
20-11-12, 23:59
Toạ Dậu hướng Mão là toạ 7 hướng 3 cửa mở ở Mão 3 không phải là tuyệt mạng

Xin hỏi huynh Conan135 : "Tọa 7 hướng 3" ở đây được hiểu là lấy độ số theo Hậu thiên ?

conan135
21-11-12, 07:34
Xin hỏi huynh Conan135 : "Tọa 7 hướng 3" ở đây được hiểu là lấy độ số theo Hậu thiên ?

bát quái thì mới có tiên thiên hậu thiên, số thì chỉ có hà đồ lạc thư, đây là sơn dậu thì nằm tại cung số 7 của lạc thư cửu cung lấy cung số 7 để luận sinh khí, diên niên,... anh xem lại bài bí mật nguyên lý bát trạch để hiểu nguồn gốc nhé.

conan135
22-11-12, 15:09
Chào huynh Conan135 !
Theo cách chỉ dẫn như ví dụ trên nếu nhà nhà tọa Dậu hướng Mão, cửa mở ở Mão thì sẽ tính như sau :
Tọa Đoài (4) + cửa Chấn (8) ra Tuyệt mạng (2). Khi đó ta chọn cung 3 là Sinh khí của Tuyệt mạng (theo cách chọn trong bài viết trên). Chọn cung 3 thì lấy theo hậu thiên là Chấn thì Chấn biến thượng hào là Ly (3) nạp Giáp, biến trung hào là Đoài (4) nạp Mão, biến hạ hào là Khôn (1) nạp Ất -> Mở cửa tại Giáp để hóa giải hướng Tuyệt mạng.
Cách tính như vậy có đúng không, xin huynh Conan135 và các ACE cho ý kiến giúp chỉnh sửa ?

Trường hợp của bạn luận theo bát trạch hậu thiên như sau:
-Toạ Đoài, Đoài thể là 4, cửa mở tại Chấn thể 8, 4+8=12=2 là tuyệt mạng, ta thấy 3 là sinh khí của cửa Chấn, 3 là thể của Ly vậy tới cung Ly là sanh khí cung của cửa tuyệt mạng, Ly có 3 sơn là Bính Ngọ Đinh, Bính nạp quẻ Chấn(Ly biến thượng thành Chấn), Ngọ nạp quẻ Càn(Ly biến trung hào), Đinh nạp quẻ Cấn(Ly biến hạ hào), trong 3 quẻ trên Chấn thể là 8, Càn thể là 9, Cấn thể là 6 chỉ dùng được Sơn Cấn để mở cửa thông gió.

vhlacviet
22-11-12, 23:42
Trường hợp của bạn luận theo bát trạch hậu thiên như sau:
-Toạ Đoài, Đoài thể là 4, cửa mở tại Chấn thể 8, 4+8=12=2 là tuyệt mạng, ta thấy 3 là sinh khí của cửa Chấn, 3 là thể của Ly vậy tới cung Ly là sanh khí cung của cửa tuyệt mạng, Ly có 3 sơn là Bính Ngọ Đinh, Bính nạp quẻ Chấn(Ly biến thượng thành Chấn), Ngọ nạp quẻ Càn(Ly biến trung hào), Đinh nạp quẻ Cấn(Ly biến hạ hào), trong 3 quẻ trên Chấn thể là 8, Càn thể là 9, Cấn thể là 6 chỉ dùng được Sơn Cấn để mở cửa thông gió.

Cảm ơn Conan135 đã giải thích cụ thể . Đầu tiên VHLV cũng hiểu như thế này nhưng thấy trong ví dụ của huynh đưa ra : "Như nhà tọa 9 mở cửa 3 là thành cửa tuyệt mệnh , liền chọn cung 8 là sinh khí của tuyệt mệnh cung 8 có 3 sơn sửu cấn dần cung 8 hậu thiên là quẻ cấn". Chính phần in đậm làm đệ phân vân nên mới hỏi huynh là như vậy, đúng ra phải là "cung 8 có sơn Giáp Mão Ất cung Chấn", đúng vậy không ?

HOANHY
23-11-12, 16:35
Trường hợp của bạn luận theo bát trạch hậu thiên như sau:
-Toạ Đoài, Đoài thể là 4, cửa mở tại Chấn thể 8, 4+8=12=2 là tuyệt mạng, ta thấy 3 là sinh khí của cửa Chấn, 3 là thể của Ly vậy tới cung Ly là sanh khí cung của cửa tuyệt mạng, Ly có 3 sơn là Bính Ngọ Đinh, Bính nạp quẻ Chấn(Ly biến thượng thành Chấn), Ngọ nạp quẻ Càn(Ly biến trung hào), Đinh nạp quẻ Cấn(Ly biến hạ hào), trong 3 quẻ trên Chấn thể là 8, Càn thể là 9, Cấn thể là 6 chỉ dùng được Sơn Cấn để mở cửa thông gió.
Thưa anh! A có thể giải thích vì sao chỉ mở cửa thông gió ở cung cấn không lẻ 4+6 hợp thập phước Đức hả anh? Mong a chỉ bảo?
Xin cám ơn anh!

conan135
23-11-12, 18:07
Trường hợp của bạn luận theo bát trạch hậu thiên như sau:
-Toạ Đoài, Đoài thể là 4, cửa mở tại Chấn thể 8, 4+8=12=2 là tuyệt mạng, ta thấy 3 là sinh khí của cửa Chấn, 3 là thể của Ly vậy tới cung Ly là sanh khí cung của cửa tuyệt mạng, Ly có 3 sơn là Bính Ngọ Đinh, Bính nạp quẻ Chấn(Ly biến thượng thành Chấn), Ngọ nạp quẻ Càn(Ly biến trung hào), Đinh nạp quẻ Cấn(Ly biến hạ hào), trong 3 quẻ trên Chấn thể là 8, Càn thể là 9, Cấn thể là 6 chỉ dùng được Sơn Cấn để mở cửa thông gió.
Thưa anh! A có thể giải thích vì sao chỉ mở cửa thông gió ở cung cấn không lẻ 4+6 hợp thập phước Đức hả anh? Mong a chỉ bảo?
Xin cám ơn anh!

Cấn nạp cho sơn Đinh thể 6 hợp với Đoài thể 4 như bạn nói
vhlacviet: Cái ví dụ đó sách đưa ra có nhầm lẫn phần số sơn và hướng tôi mới xem lại nên chỉnh lại là sơn Cấn hậu thiên có thể là 6 hợp sanh khí với toạ Khôn hậu thiên thể là 1, tức là dùng cho nhà toạ Khôn hướng Cấn mở cửa cung Khảm thể là 7 gặp tuyệt mệnh, cung Sửu là nạp Khôn hợp phục vị với toạ Khôn nên mở cửa cung Sửu

tienhaiutc
08-06-13, 19:59
Theo bác Conan thì đối với phòng khách
Dùng trần thạch cao có đèn âm trần tạo thành khoảng hình vuông bên trên( đât=:8: tượng trưng cho quẻ khôn) Bên dưới nền ta bố trí tấm thảm hình tròn đối xứng với trần(:1:, quẻ càn, trời) thì có tốt không?
Bởi theo em hiểu thì khôn trên càn dưới là quẻ Địa thiên Thái đây là quẻ tốt
hay phải làm ngược lại càn trên khôn dưới mới tốt?

Giống như gương tiên thiên có bán trên thị trường em toàn thấy có que càn trên quẻ khôn dưới, vô hình chung nhiều người treo biểu tượng 'Thiên địa Bĩ' trước nhà. Không biết với chút ngu ý trên của em bác nghĩ thế nào?

tienhaiutc
06-08-13, 17:16
tienhai có coppy được một bài của anh NamPhong( dưới nick baotran) ở bên nhân trắc học nay patse lại cho mọi người cùng thưởng thức:
NẠP GIÁP CỦA BÁT TRẠCH

1. Tam nguyên Cửu tinh khí vận:
Huyền không phi tinh và Tam nguyên chia ra một Đại nguyên là 540 năm, một Đại vận(Tam nguyên) là 180 năm, một Nguyên(Thượng, Trung, Hạ) là 60 năm, một vận(từ vận 1 đến 9) là 20 năm, mỗi năm một sao nhập trung, như năm nay Nhâm Thìn thì 6 nhập trung, sang năm Quý Tị thì 5 nhập trung chưởng quản khí vận một năm. Vì sao có các thứ này? hầu như các sách không nói đến. và tại sao sao nhập trung lại nghịch giảm? như năm nay là 6, sang năm là 5 và năm tới nửa là 4... Nếu không hiểu điều này thì sao phân định được sơn hướng với năm nào là cát hay hung?
Giáp Tý đầu tiên khởi ở đâu? Thiên nhất sinh thủy, điểm ở Khảm 1 hậu thiên mà khởi Giáp Tý, Địa nhị sinh hỏa, điểm ở Ly 9 hậu thiên mà khởi Ất Sửu.
Vì sao lại là nghịch khởi 1 rồi 9 mà không phải thuận khởi 1 rồi đến 2? Cái Đạo cao siêu đó mấy người biết và mấy người đọc hiểu được?
Đạo vốn nhập thế nên Nam Phong tạm dùng thế tục mà nói về cái cao siêu của Đạo: Trái cây chúng ta ăn mỗi ngày, vứt hạt xuống đất, hạt nẩy mầm, đầu tiên là một thân nâng hạt lên và hạt bung ra thành 2 lá, cái thân nâng hạt lên đó là Thiên nhất, 2 lá tiếp theo là Địa nhị, từ đây theo thời gian mà mọc lên vô số cành lá, nhà Phật nói "Nhất bản sinh vạn thù, vạn thù quy nhất bản" là đây, nhất bản(thiên nhất) sinh nhị(địa nhị) sinh vô vàn(vạn thù), từ cây to vô số tàn lá quy về chỉ một gốc sinh ban đầu(vạn thù quy nhất bản). Thiên vốn ở trên mà lại quay ngược xuống dưới(thân nâng hai lá bên trên), thiên lại sinh thủy? đúng vậy, chỉ có sinh thủy, tức là tích thủy thì hạt mới nảy mầm được. Địa vốn ở dưới mà lại trở ngược lên trên(hai lá trên thân), địa là sinh hỏa? đúng vậy, chỉ có sinh hỏa, tức là thu nhận dương quang thì cây mới sinh tồn được.
Bát quái hào tượng, Địa trên Thiên dưới, cổ nhân gọi lá Thái, là tượng sinh trưởng hanh thông. Thiên trên Địa dưới, cổ nhân gọi là Bĩ, là tượng khó khăn cùng cực. Cái thuận bình thường chúng ta vẫn thấy hằng ngày đó là trời phải bên trên, đất phải bên dưới nhưng cổ nhân làm quái tượng lại cho đó là khó khăn; cái không bình thường là trời ở bên dưới, đất ở bên trên thì cổ nhân lại cho là tượng hanh thông? cổ nhân nhầm lẫn? hoàn toàn không. Cái chúng ta thấy bầu trời bên trên mặt đất bên dưới là Hậu thiên, cái cổ nhân nhìn nhận lại là Tiên thiên, Tiên thiên thì Địa trên Thiên dưới mới là sự sống(thân cây sống nâng 2 lá), Thiên trên Địa dưới là cái chết(thân cây bị bứng gốc rễ lên, lá nằm dưới đất, tượng hai lá bên dưới là Địa, thân bên trên là Thiên).
Tiên thiên Tâm pháp do vậy đều thủ nghịch. Lấy phép Tiên thiên nhập Hậu thiên để dùng cũng thế.
Giáp Tý khởi tại Khảm 1
Ất Sửu tại Ly 9
Bính Dần tại Cấn 8
Đinh Mão tại Đoài 7
Mậu Thìn tại Càn 6
Kỷ Tị tại Trung cung 5
Canh Ngọ tại Tốn 4
Tân Mùi tại Chấn 3
Nhâm Thân tại Khôn 2
Quý Dậu tại Khảm 1
Giáp Tuất khởi tại Ly 9
Ất Hợi tại Cấn 8
Bính Tý tại Đoài 7
Đinh Sửu tại Càn 6
Mậu Dần tại Trung cung 5
Kỷ Mão tại Tốn 4
Canh Thìn tại Chấn 3
Tân Tị tại Khôn 2
Nhâm Ngọ tại Khảm 1
......
Tiếp tục như vậy đến hoa giáp thứ 60 là Quý Hợi thì tại Trung cung.
Hết một nguyên(vận 1 2 3)

Tiếp tục Giáp Tý thứ hai khởi tại Tốn 4
Ất Sửu tại Chấn 3
Bính Dần tại Khôn 2
Đinh Mão tại Khảm 1
Mậu Thìn tại Ly 9
Kỷ Tị tại Cấn 8
Canh Ngọ tại Đoài 7
Tân Mùi tại Càn 6
Nhâm Thân tại Trung cung 5
Quý Dậu tại Tốn 4
Giáp Tuất khởi tại Chấn 3
Ất Hợi tại Khôn 2
Bính Tý tại Khảm 1
Đinh Sửu tại Ly 9
Mậu Dần tại Cấn 8
Kỷ Mão tại Đoài 7
Canh Thìn tại Càn 6
Tân Tị tại Trung cung 5
Nhâm Ngọ tại Tốn 4
......
Tiếp tục như vậy đến hoa giáp thứ 60 là Quý Hợi thì tại Cấn.
Hết một nguyên(vận 4 5 6)

Tiếp tục Giáp Tý thứ ba khởi tại Đoài 7
Ất Sửu tại Càn 6
Bính Dần tại Trung cung 5
Đinh Mão tại Tốn 4
Mậu Thìn tại Chấn 3
Kỷ Tị tại Khôn 2
Canh Ngọ tại Khảm 1
Tân Mùi tại Ly 9
Nhâm Thân tại Cấn 8
Quý Dậu tại Đoài 7
Giáp Tuất khởi tại Càn 6
Ất Hợi tại Trung cung 5
Bính Tý tại Tốn 4
Đinh Sửu tại Chấn 3
Mậu Dần tại Khôn 2
Kỷ Mão tại Khảm 1
Canh Thìn tại Ly 9
Tân Tị tại Cấn 8
Nhâm Ngọ tại Đoài 7
Quý Mùi tại Càn 6
Giáp Thân tại Trung cung 5
Ất Dậu tại Tốn 4
Bính Tuất tại Chấn 3
Đinh Hợi tại Khôn 2
Mậu Tý tại Khảm 1
Kỷ Sửu tại Ly 9
Canh Dần tại Cấn 8
Tân Mão tại Đoài 7
Nhâm Thìn tại Càn 6
Quý Tị tại Trung cung 5
----
Tiếp tục như vậy đến hoa giáp thứ 60 là Quý Hợi thì tại Khôn.
Hết một nguyên(vận 7 8 9)

Như vậy áp dụng vào từng năm sẽ có số nhập trung cung tương ứng, hết 180 năm sẽ quay lại về Khảm do vậy Tam nguyên Cửu tinh mới là 180 năm. Một đại nguyên 540 năm đó là phân cho 24 sơn trong 8 quái thành 180x3=540 năm, 540 năm thì 9 tinh sẽ hoàn thành một chu trình trọn vẹn trên 24 sơn.

Thiên nguyên nhất quái 147 Khảm Tốn Đoài chỉ xuất hiện tại năm Tý Ngọ Mão Dậu, các sơn trong 3 quái này ứng việc cát hung tại các năm này.
Nhân nguyên nhất quái 369 Chấn Càn Ly chỉ xuất hiện tại năm Thìn Tuất Sửu Mùi, các sơn trong 3 quái này ứng việc cát hung tại các năm này.
Địa nguyên nhất quái 258 Khôn Trung Cấn chỉ xuất hiện tại năm Dần Thân Tị Hợi, các sơn trong 3 quái này ứng việc cát hung tại các năm này.
Riêng 5 vô quái phối nên vào những năm 5 nhập trung cung thì toàn bàn hung, tuy nhiên cát hung có khác nhau, cụ thể như thế nào thì những bài sau Nam Phong sẽ đề cập tiếp.

tienhaiutc
06-08-13, 17:19
Phương Pháp Của Bát Trạch:

1. Trước tiên là tìm mệnh quái của chủ nhà, cách thức như sau:
- Phái nam: lấy tổng số của các số trong năm sanh tạo thành 1 số từ 1 tới 9, sau đó lấy số 11 trừ đi tổng số tìm được . Thí dụ như 1971 = 1+9+7+1 = 18 = 1 + 8 = 9. 11 - 9 = 2 vậy 2 là số của mệnh quái của chủ nhà. Hoặc chỉ đơn giản là chia năm sanh cho 9, lấy 11 trừ đi số dư. Lấy số tìm được tra bản dưới đây thì được mệnh quái.
- Phái nữ: lấy tổng số của các số trong năm sanh tạo thành 1 số từ 1 tới 9, sau đó cộng thêm với 4 nếu lớn hơn 9 thì tìm tổng số của hai số đơn sẽ ra số của mệnh quái . Thí dụ 1971 = 1+9+7+1 = 18 = 1+8 = 9. 9 + 4 = 13 = 1 + 3 = 4 . Số 4 là số của mệnh quái. Hoặc chỉ đơn giản là lấy số năm cộng thêm 4 rồi chia cho 9, số dư là số của mệnh quái. Lấy số tìm được tra bản dưới đây thì được mệnh quái.

- Đổi số ra mệnh quái:
1= khảm( bắc)
2= khôn( tây nam)
3= chấn( đông)
4= tốn( đông nam)
5. nam mệnh= khôn, nữ mệnh= cấn
6= can( tây bắc)
7= đoái( tây)
8= cấn( đông bắc)
9= li( nam)

2. Tìm Trạch Quái: Tìm trạch quái bằng cách lấy cửa chánh xem ở hướng nào, hướng đối diện là hướng của trạch quái . Thí dụ như cửa ở phương bắc tức là quái khảm, đối diện hướng bắc là hướng nam tức là ly quái . Như vậy trạch quái là lỵ

3. Tìm Đông Tây Mệnh/Trạch: mệnh thuộc quái khảm, ly, chấn, tốn thì thuộc đông tứ mệnh, mệnh thuộc càn, khôn, đoài, cấn thì thuộc tây tứ mệnh. Trạch thuộc quái khảm, ly, chấn, tốn thì thuộc đông tứ trạch, trạch thuộc càn, khôn, đoài, cấn thì thuộc tây tứ trạch. Người đông tứ mệnh ở nhà thuộc đông tứ trạch hoặc người tây tứ mệnh ở nhà tây tứ trạch là tốt . Ngược lại người đông tứ mệnh ở nhà tây tứ trạch hoặc người tây tứ trạch ở nhà đông tứ mệnh là xấu.

4. Tìm đại du niên xem phương nào có sao gì. Theo bài ca sau đây (gọi là đại du niên ca):
càn lục thiên ngũ họa tuyệt diên sanh
khảm ngũ thiên sanh diên tuyệt họa lục
cấn lục tuyệt họa sanh diên thiên ngũ
chấn diên sanh họa tuyệt ngũ thiên lục
tốn thiên ngũ lục họa sanh tuyệt diên
li lục ngũ tuyệt diên họa sanh thiên
khôn thiên diên tuyệt sanh họa ngũ lục
đoài sanh họa diên tuyệt lục ngũ thiên

Giải thích: như câu: càn lục thiên ngũ họa tuyệt diên sanh tức là nói nhà tọa ở càn (hướng cửa ơ tốn) thì càn là phục vị lần lượt theo chiều kim đồng hồ khảm = lục sát, cấn = thiên y, chấn = ngũ quỷ, tốn = họa hại, ly = tuyệt mệnh, khôn = diên niên, đoài = sanh khí.


5. Mỗi đại du niên có 3 tiểu du niên tổng cộng có 24 tiểu du niên. Do đâu mà có ? đó là do nạp giáp mà thành. Trong 8 phương ta có 24 sơn, mỗi sơn 15 độ lấy tên của 12 địa chi, 8 thiên can và 4 quái. Khởi đầu ở 0 độ là chính giửa của sơn tý theo chiều kim đồng hồ an theo thứ tự Tý, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão, Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu, Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm. Tiểu du niên dùng để kích hoạt tài vận và sức khỏe củng như việc thêm người (nhân đinh). Tính chất của tiểu du niên củng giống như tính chất của đại du niên. Phương thức nạp giáp như sau:
Can quái : sơn can 、 giáp
khôn quái : sơn khôn 、 ất
cấn quái : sơn cấn 、 bính
đoái quái : sơn đinh 、 tị 、 dậu 、 sửu
chấn quái : sơn canh 、 hợi 、 mão 、 vị
tốn quái : sơn tốn 、 tân
li quái : sơn nhâm 、 dần 、 ngọ 、 tuất
khảm quái: sơn quái 、 quý 、 thân 、 tử 、 thìn

6. Bài Long Pháp - Tức là lấy quái của tọa sơn để hoán hào, xong rồi thì tuần tự an 9 sao theo đó. Cách này gọi là phép bài long dùng để kích hoạt tài vận và nhân đinh nhanh chóng. Cách biến hào và an sao như sau:
- Hào trên biến ra quái gì an tham lang ở đó
- Hào giửa biến ra quái gì an cự môn ở đó
- Hào dưới biến ra quái gì an lộc tồn ở đó
- Hào giửa biến ra quái gì an văn khúc ở đó
- Hào trên biến ra quái gì an liêm trinh ở đó
- Hào giửa biến ra quái gì an vũ khúc ở đó
- Hào dưới biến ra quái gì an phá quân ở đó
- Hào giửa biến ra quái gì an phụ bật ở đó

Thí dụ như nhà tọa càn hướng tốn, lấy quái càn rồi hoán hào như sau:
Càn biến hào trên thành đoài -> an tham lang ở đoài (tức là các sơn nào nạp giáp ra quái đoài đều an tham lang ở đó)
Đoài biến hào giửa thành chấn -> an cự môn
Chấn biến hào dưới thành khôn -> an lộc tồn
Khôn biến hào giửa thành khảm -> an văn khúc
Khảm biến hào trên thành tốn -> an liêm trinh
Tốn biến hào trung thành cấn -> an vũ khúc
Cấn biến hào dưới thành ly -> an phá quân
Ly biến hào giửa thành càn -> an phụ bật

7. Phụ Tinh Thủy Phối Quái - Tức là dùng quái của hướng sơn để hoán hào rồi an cử tinh ở đó. Cách hoán hào và an tinh như sau:
- Quái chánh an phụ tinh ở đó (tức là các sơn nào nạp giáp ra quái càn đều an phụ tinh ở đó)
- Hào giửa biến ra quái gì an vũ khúc ở đó
- Hào dưới biến ra quái gì an phá quân ở đó
- Hào giửa biến ra quái gì an liêm trinh ở đó
- Hào trên biến ra quái gì an tham lang ở đó
- Hào giửa biến ra quái gì an cự môn ở đó
- Hào dưới biến ra quái gì an lộc tồn ở đó
- Hào giửa biến ra quái gì an văn khúc ở đó

Thí dụ quái của hướng sơn thuộc càn, hoán hào an sơn như sau:
An phụ tinh ở sơn thuộc quái càn
Càn biến hào giửa thành ly -> an vũ khúc
Ly biến hào dưới thành cấn -> an phá quân
Cấn biến hào giửa thành tốn -> an liêm trinh
Tốn biến hào trên thành khảm -> an tham lang
Khảm biến hào giửa thành khôn -> an cự môn
Khôn biến hào dưới thành chấn -> an lộc tồn
Chấn biến hào giửa thành đoài -> an văn khúc

Lưu Ý: Tham lang = sinh khí, cự môn = thiên y, lộc tồn = họa hại, văn khúc = lục sát, liêm trinh = ngũ quỷ, vũ khúc = diên niên, phá quân = tuyệt mạng, phụ bật = phục vị.

Dùng mệnh quái để tìm căn nhà hợp với mệnh, như đông trạch hợp với đông mệnh. Dùng đại du niên kết hợp với mệnh quái dùng để thiết kế nội thất như an phòng ở du niên tốt. Các du niên xấu thì dùng làm vị trí nhà tắm v.v. Dùng tiểu du niên tìm được ở Bài Long Pháp để làm vị trí đặt (bếp, chổ ngồi, giường nằm v.v.) . Dùng tiểu du niên tìm được ở Phụ Tinh Thủy Phối Quái để xoai hướng.

Phần này không phải của anh NP hay sao ấy( em quên)

tienhaiutc
06-08-13, 17:20
Đại du niên ca quyết:
Kiền, lục thiên ngũ hoạ tuyệt diên sinh
Khảm, quỷ y khí niên mệnh hại sát
Cấn, sát tuyệt hoạ sinh diên thiên quỷ
Chấn, niên khí hại mệnh quỷ y sát
Tốn, thiên ngũ lục hoạ sinh tuyệt diên
Ly, sát quỷ mệnh niên hại khí y
Khôn, y diên tuyệt sinh hoạ ngũ lục
Đoài, khí hại niên mệnh sát quỷ thiên

Đại du niên ca quyết bên trên ai từng học qua Bát Trạch pháp đều phải biết đến nó. Như Kiền trạch thì cung Khảm là Lục Sát, cung Cấn là Thiên Y, cung Chấn là Ngũ quỷ, cung Tốn là Hoạ Hại, cung Ly là Tuyệt Mệnh, cung Khôn là Diên Niên, cung Đoài là Sinh Khí.

Đại du niên ca bên trên thực sự xuất phát từ:
- Sự tương sinh của ngũ hành do Tây tứ trạch Kiền Khôn Cấn Đoài là cục Kim sinh Thuỷ; Tây tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn là cục Mộc sinh Hoả.
- Phù hợp quy luật sinh thành của Hà Đồ-Lạc Thư do tổ hợp 1-6, 4-9, 2-7, 3-8, vừa là sinh thành vừa là hợp thập vừa là đối đãi với nhau.
- Quy luật âm dương tương phối, vì Càn Đoài thái dương phối Khôn Cấn thái âm, Tốn Khảm thiếu dương phối Chấn Ly thiếu âm.

Vì hợp lẽ Tiên thiên dùng cho phương vị Hậu thiên nên có Bát cung biến du niên như trên; Tuy nhiên không hiểu vì sao từ trước đến nay chưa thấy ai đề cập đến việc dụng nạp giáp Tiên thiên vào 24 phương vị Hậu thiên được trình bày trong Bát Trạch Chu Thư đồ thuyết nên hôm nay tôi trình bày ra đây.
Kiền nạp Giáp Nhâm
Khôn nạp Ất Quý
Cấn nạp Bính
Tốn nạp Tân
Đoài nạp Đinh Tỵ Dậu Sửu
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khảm nạp Mậu Thân Tý Thìn
Ly nạp Kỷ Dần Ngọ Tuất
Vì Mậu Kỷ trung cung nên không dùng, còn lại đủ 24 sơn

Như vậy nếu Kiền trạch thì:
Nhâm sơn là Phục vị
Tý sơn là Lục Sát
Quý sơn là Diên niên
Sửu sơn là Sinh khí
Cấn sơn là Thiên y
Dần sơn là Tuyệt mệnh
Giáp sơn là Phục vị
Mão sơn là Ngũ quỷ
Ất sơn là Diên niên
Thìn sơn là Lục sát
Tốn sơn là Hoạ hại
Tỵ sơn là Sinh khí
Bính sơn là Thiên y
Ngọ sơn là Tuyệt mệnh
Đinh sơn là Sinh khí
Mùi sơn là Ngũ quỷ
Khôn sơn là Diên niên
Thân sơn là Lục sát
Canh sơn là Ngũ quỷ
Dậu sơn là Sinh khí
Tân sơn là Hoạ hại
Tuất sơn là Lục sát
Kiền sơn là Phục vị
Hợi sơn là Ngũ quỷ
Đại du niên ca của Bát Trạch thực không chỉ dùng cho 8 cung, chỉ vì những người học được không nói ra để kẻ học sau phải sai lầm; Bát Trạch như vậy mới đầy đủ vì 24 sơn hoạ phúc không như nhau, mấy ai hiểu được Cấn là Thiên y mà lại có Tuyệt mệnh trong đó, Khảm là Lục sát mà lại có Diên niên, cùng một cung vị mà hoạ phúc lại khác nhau chính là vì vậy.
Lấy một trạch Kiền để tính, các trạch khác cũng theo đó mà suy ra.
Từ đây các thứ phối trạch, phối mệnh, định môn, phân phòng, bếp... theo 24 sơn như trên biến thành vô số trường hợp không thể nói hết. Nếu đã tinh thông rồi thì phối với Tiểu du niên tầm lấy cát tinh toạ nơi cát vị, khi đó sẽ thấy Hoạ hại mà phát phúc, Thiên y mà bại vong, đây mới là đỉnh cao của Bát Trạch.
Bài viết này hy vọng mở đường cho các bạn học Bát Trạch sớm có được thành tựu.

Nam Phong

Bát trạch thì định những vị trí hợp lý của cuộc đất cho con người cụ thể ở trong đó, trong khi HKPT lại xác định sự suy vượng của cuộc đất đó. Nếu cục vượng, lại được bố trí các vị trí hợp lý thì vượng phát nhanh chóng; nếu cục vượng mà bố trí các vị trí không hợp lý thì cũng vượng phát nhưng phải qua nhiều khó khăn; nếu cục suy bại mà bố trí các vị trí hợp lý thì chỉ cầu được bình an, khó phát; nếu cục suy bại mà các vị trí lại xấu nốt thì...chết chắc. Đây mới chính là sự kết hợp giữa HKPT và Bát trạch đó bạn.
Sau khi đạt được mức kết hợp này bạn sẽ thấy hai yếu tố THIÊN(HKPT) và NHÂN(BT) đã hợp nhất rồi. Tuy nhiên toàn vẹn phải là Thiên-Địa-Nhân. Chữ Địa chính là Tam hợp đó bạn.
Thế nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ vì: "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật huyền quan". Câu này rất rộng nhưng nói trong nghĩa hạn hẹp của Phong thuỷ có nghĩa là cho dù áp dụng kiến thức bao nhiêu phái lý khí vào cục đất đó nhưng gặp cục vô sinh khí thì cũng như không. Vì cục vô sinh khí thì lấy Khí đâu mà dùng Lý của nó? HKPT, BT, Tam hợp kết hợp với nhau toàn diện cũng bằng thừa. Vì vậy trước khi áp dụng các học thuyết lý khí vào cục thì cục phải có sinh khí trước đã. Sinh khí nhiều ít sẽ quyết định cục vượng phát nhiều ít, lâu dài hay ngắn, vì vậy mới nói Loan đầu phải có Lý khí, Lý khí phải xét Loan đầu.
Vì thấy bạn có ý tìm hiểu về sự kết hợp HKPT và BT với nhau nên tản mạn với bạn dài dòng, khi bạn học nhuần nhuyễn cách lập bàn cho hai phái, một bên là 8 quái, một bên là 9 cung, đem hai cái chồng lên nhau từ từ chiêm nghiệm thì sẽ hiểu. Nếu chưa thông thì đọc cái này đi nhé:

"Phụ Phục Cự Y vô hoạ ương
Diên Vũ Tham Sinh chủ cát tường
Ngũ Liêm hung tinh nhược hội kiến
Định thương nhân khẩu hữu tai ương
Sát Khúc vãn lai nhâm quý thuỷ
Cánh thương lục súc hữu kinh hoàng
Tuyệt Phá mệnh định tổn nhân khẩu
Hoạ Lộc lâm chi đại bất tường"

HOANHY
04-11-13, 06:04
hay quá! E vẫn chưa đủ duyên thẩm thấu và lãnh ngộ được hết !từ từ ngâm củ hành, củ tỏi vậy! Hy vọng có sư phụ mách bảo! không thầy đố mày làm nên!
Chân thành cảm ơn mọi người có nhiều bài viết quá hay!

thanhhang
07-11-13, 00:02
Theo BTMK Bếp đặt tại cung Hung của Mệnh Chủ , Miệng Bếp xoay về hướng tốt ....Nhưng. Lại có sách viết : Bếp Tọa tại cung tốt của Mệnh Chủ ,miệng bếp xoay về hươg cửa !!!. cũng nhự ở nhiều diễn đàn đang đàm luận ,người nói Đông kẻ luận Tây .!!!.
Mong Lão Bối Diễn Minh cho Hậu Bối được sáng mắt ạ .
Kính .

levantinh.qy
04-07-16, 14:31
Tôi cảm ơn tiền bối đã cho tôi hiểu thêm những nội dung này