PDA

View Full Version : Luận nữ mệnh



kimcuong
06-10-09, 19:23
Trong môn tử bình, trong khi luận cho nam mệnh lấy Tài Quan Ấn làm chính thì nữ mệnh lấy Quan tinh và Tử tinh mà xét. Đó là vì theo quan niệm trọng nam khinh nữ, lấy tam tòng tứ đức làm chính. Nếu Quan và Thực có lợi thì mệnh của nữ cũng tốt đẹp, ngược lại thì xấu. Quan niệm ngày nay có thay đổi, giai cấp thay đổi, nam nữ bình đẳng, nên luận số vẫn phải theo thời, cả nam lẫn nữ đều xét mệnh cục chung. Tuy nhiên, bình đẳng đến mức nào có lẽ để mỗi người tự xét đoán. Chúng ta chỉ xem lại những cách luận cho nữ theo quan niệm "phu lợi kì phụ tất lợi"* để hiểu và làm tài liệu nghiên cứu.

* (Chồng có lợi thì vợ cũng lợi theo)

Có một cái chung nhất khi luận nam và nữ mệnh, cần nhất là ngũ hành trung hòa, kỵ mệnh thiên khô và cần phải đắc khí. Nếu nam có 8 cách để luận bình thường, thì nữ cũng có "bát pháp" và "bát cách".

Bát pháp là 8 mẫu hình dành cho phụ nữ: Thuần, Hòa, Thanh, Quý, Trọc, Lạm, Xướng, Dâm.

1. Thuần: chỉ có 1 Quan hay 1 Sát lộ, có Tài và Ấn lộ, địa chi không xung, không hình, không có hỗn tạp (thiên chánh đều có gọi là hỗn tạp).

2. Hòa: tứ trụ trung hòa, không quá vượng, không quá nhược, không có khắc, xung, hình, hại; gọi là "hòa bình chi tượng". Người bên ngoài thể hiện rất là điềm tĩnh, rất dễ nhận ra.

3. Thanh: giống như Thuần, chỉ có 1 Quan hay 1 Sát, nếu không lộ cũng không được hỗn tạp, có Tài sinh Quan hoặc có Ấn trợ thân. Người rất thanh quý và hiền hòa.

4. Quý: có Quan tinh trong trụ, không hỗn tạp, Tài tinh vượng sinh cho Quan, địa chi không bị hình xung, lại có Quý nhơn hỗ trợ (Thiên đức, Nguyệt đức, Văn Xương).

5. Trọc: hành Thủy và Thổ đều có và mạnh, thân quá vượng, Quan tinh không có, lại có nhiều Thiên quan (Sát), hoặc không có Tài, Ấn và Thực. Mệnh gọi là tiện cách, thường là vợ lẽ, thứ thiếp hoặc nghề nghiệp không được trọng vọng trong xã hội.

6. Lạm: nhiều Quan tinh và Sát hỗn tạp, Tài vượng nhưng bị ám xung. Mệnh người ham mê vẻ bề ngoài, không hướng nội, hoặc gặp tái giá hay chỉ làm thê thiếp, làm thuê mướn.

7. Xướng: thân cực vượng, mà Quan tinh tọa đất suy bại. Hoặc trụ không có Quan Sát, nếu có lại cùng thấu lộ ra. Thực Thương quá vượng. Mệnh này hoặc là theo nghề ca kỹ, hoặc khắc phu loạn luân.

8. Dâm: thân tự vượng, can loạn trọc hoặc bị đa hợp tranh hợp, chi bị ám, xung, Tài tinh hoặc Thực Thương quá vượng, nhiều Đào hoa tinh. Hoặc tứ trụ Thủy thịnh vượng không có Thổ khắc chế cũng nằm trong pháp này.

Nhìn chung, về nghề nghiệp của phụ nữ cũng bị đặt theo thời thế khi xưa, bây giờ nên xét giảm khinh lại hầu như quá nửa.

kimcuong
06-10-09, 20:04
Dựa vào Bát pháp cổ nhân đặt ra Bát cách (8 cách cục dành riêng cho nữ mệnh):

1. Vượng phu ích tử: giúp được cho chồng nhưng khắc con. Mệnh có Tài tinh sinh Quan, nhưng Thực Thương bị xung mạnh, nhất là ở trụ giờ, hoặc đất của Thực Thương là đất suy, bịnh, tử, tuyệt.

2. Vượng tử thương phu: có con nhiều, lợi cho con nhưng không lợi cho chồng. Quan hay Sát bị phản sinh, hoặc cung phu là tuyệt địa, trong khi Tử tinh được trường sinh, lại có Tài vượng.

3. Thương phu khắc tử: khắc cả chồng lẫn con. Tệ nhất là can hợp với can của Quan hay Sát mà không hóa được Khí. Hoặc quan tinh bị đa khắc, thí dụ như 2 Mậu khắc 1 Nhâm. Tử tinh lại ở đất suy bại, bị không vong, hình xung.

4. An tĩnh thủ phận: mệnh trung hòa, tình cảm hợp đạo vợ chồng, chung thủy. Tốt nhất là can hợp hóa khí thuận với phu tinh, thí dụ như Quan là Hỏa mà có Mậu hợp Quý đúng thời đắc khí. Tuy nhiên lại có hành khắc chế quan tinh mạnh hơn. Tử tinh cũng đắc trường sinh, không bị xung hình hại. Mệnh có chồng con thuận thảo, chỉ vì thiếu Tài tinh nên chỉ thủ phận nội trợ là yên lành.

5. Hoạch tử yểu chiết: mệnh yểu tướng. Thân nhược mà Sát lại mạnh, nguyên cục bị khắc không có cứu, phu tinh không có, tử tinh làm loạn. Mệnh bị rút khí sớm nên yểu tướng.

6. Phúc Thọ lưỡng bị: vừa có phúc lại thọ. Chi ngày sinh có Lộc, không bị xung ám, phu tinh tọa đất trường sinh lại tọa đất Lộc trụ giờ. Cách này quý hiếm, gọi là Hội Lộc cách, vì chồng và con đều có Lộc (không bị xung khắc). Suốt đời bình an, chồng con đều hưởng.

7. Chánh Phiến tự xử: Chánh là Chánh quan, Phiến là Thiên Quan. Tượng này một là đa hợp, tranh hợp, hoặc có Thương quan và Quan tinh đều vượng khí, duyên phối đến chậm hoặc làm vợ kế, hay chẳng được yên thân, lưỡng lự hai bề.

8. Chiêu giá bất định: Quan tinh ở trụ tháng bị thất thời, tọa bại địa (như Giáp mộc là Quan tinh tọa mộc dục), lại trường sinh ở chi giờ (Giáp trường sinh ở Hợi). Quan tinh không gặp ở thời trung niên, mãi sau mới gặp. Hoặc như các can của Quan tinh bị hợp mà không hóa cũng rơi vào Cách này.

kimcuong
06-10-09, 20:06
Bạn nào có thắc mắc về các thuật ngữ hay nêu ra vài thí dụ xin hãy trình bày trong topic này luôn tiện. Các thí dụ xin để nạc danh và có ngày sinh dương lịch.

tom
07-10-09, 10:04
Hi Kimcuong
nếu tứ trụ một người nữ hoàn toàn không có quan tinh hoặc sát tinh thì luận về hôn nhân của người đó như thế nào?, có phải nên xem thêm chi ngày? cám ơn

kimcuong
07-10-09, 10:09
Chào Tom, câu hỏi hay. Có bạn nào trả lời dùm KC trước không?

kimcuong
07-10-09, 10:58
Thí dụ mệnh khắc chồng khắc con, nhưng có 1 điểm cực tốt, ai biết xin cho ý kiến:

Sinh 17.7.1954, 18 giờ

Tỷ............Quan........................Ấn
giáp ngọ - tân mùi - giáp tuất - quí dậu

Vận: Nhâm Thân, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần

tom
07-10-09, 11:18
Hi Kimcuong
lá số thuần quan,tuy quan suy như nhờ tài vượng lại nắm lệnh tháng sinh cho

kimcuong
07-10-09, 11:24
Lệnh tháng tàng Kỷ Đinh Ất không thấu lộ, ý tom nói là lấy Tài làm dụng à? Sao Tài sinh Quan mà khắc chồng?

htruongdinh
07-10-09, 18:27
Chào kimcuong,
Xét tứ trụ sau đây :

Kiếp ................Ấn .....................Thân ................Tài
Mậu Thân.........Bính Thìn..............Kỷ Mùi .............Nhâm Thân

Vận : Ất Mão /Giáp Dần / Quý Sửu / Nhâm Tý / Tân Hợi / Canh Tuất / Kỷ Dậu / Mậu Thân

Tứ trụ không có Quan tinh. Tài ở trụ giờ sinh Quan , nhưng phá Ấn.
-> Chỉ có một Ất (Sát ) tàng trong Thìn và một Ất (Sát) tàng trong Mùi. Nhưng Ất ở Thìn tham sinh vong khắc....

Vào vận Tân Hợi : có Thực chế Sát, Hợi tàng Nhâm (Tài) và Giáp (Quan) thì sẽ có thay đổi gì ?

tom
08-10-09, 12:17
Thí dụ mệnh khắc chồng khắc con, nhưng có 1 điểm cực tốt, ai biết xin cho ý kiến:

Sinh 17.7.1954, 18 giờ

Tỷ............Quan........................Ấn
giáp ngọ - tân mùi - giáp tuất - quí dậu

Vận: Nhâm Thân, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần
Hi Kimcuong
chi ngày tương hại chi giờ ,có phải nhờ có Không vong ở trụ giờ nên giải được sự xung khắc chồng con?

kimcuong
08-10-09, 12:29
Không, bà này vẫn khắc chồng con. Khắc đây không phải là "đánh đập tàn bạo" :59: mà là 1 lần ly dị, chồng là cái bóng mờ của mình, và không sinh con. Điểm cực tốt là học giỏi, có tiếng tăm, đời xưa là chỉ ở trong cung hoàng đế và chấp chánh điều khiển ba quân thiên hạ, đời nay có khác một chút thôi.

tom
08-10-09, 12:34
Hi Kimcuong
lá số này quan,ấn bị mộ không lẽ nhờ mùi tuất xung mà không ảnh hưởng? Kimcuong cho biết năm nào ly hôn và vào vận nào lấy chồng? cám ơn

kimcuong
08-10-09, 12:41
Nữ mệnh này lấy chồng năm Đinh Tỵ, vận Mậu Thìn, li hôn năm Nhâm Tuất cùng vận.

tom
08-10-09, 12:54
Sẳn cho biết luôn tuổi chồng đi,và người này làm gì,học gì mà tiếng tâm vang dội vậy? phụ nữ thông minh quá khó có chồng hoặc giữ được hạnh phúc gia đình vì đàn ông thấy vậy tự ái cao lắm.còn nghề nghiệp là ngành gì ?chắc lảnh đạo mấy ông? :39::39::39:.cám ơn

kimcuong
08-10-09, 13:08
Cả 2 đều là Giáo sư vật lý, ông thì đi dạy, bà thì là chính trị gia.

tom
08-10-09, 13:10
còn tuổi người chồng nữa mà he he

kimcuong
08-10-09, 13:15
Ông chồng bằng tuổi hoặc lớn hơn 1, điều này chưa rõ lắm, vì tôi chưa tìm ra được ngày sinh của ông ta.

tom
09-10-09, 09:18
Chào kimcuong,
Xét tứ trụ sau đây :

Kiếp ................Ấn .....................Thân ................Tài
Mậu Thân.........Bính Thìn..............Kỷ Mùi .............Nhâm Thân

Vận : Ất Mão /Giáp Dần / Quý Sửu / Nhâm Tý / Tân Hợi / Canh Tuất / Kỷ Dậu / Mậu Thân

Tứ trụ không có Quan tinh. Tài ở trụ giờ sinh Quan , nhưng phá Ấn.
-> Chỉ có một Ất (Sát ) tàng trong Thìn và một Ất (Sát) tàng trong Mùi. Nhưng Ất ở Thìn tham sinh vong khắc....

Vào vận Tân Hợi : có Thực chế Sát, Hợi tàng Nhâm (Tài) và Giáp (Quan) thì sẽ có thay đổi gì ?

Hi chị
hôm qua vì luận lá số của Kimcuong đưa nên câu hỏi của chị bị lùi lại ,nay em đưa ra đễ nhờ kimcuong trả lời dùm nhé:100::100::100:

kimcuong
09-10-09, 09:26
tom có gọi cho tôi một hơi bằng 3 cái mobil một lúc cũng vậy thôi à! Câu hỏi của chị htruongdinh khó quá, tom trả lời dùm đi!

htruongdinh
09-10-09, 11:18
hic hic....đúng là mấy vấn đề HTD thắc mắc khó thiệt. Đi sâu vào tử vi, tử bình thường gặp những cái khúc mắc vậy. Một cao nhân nói với HTD rằng với tứ trụ này trong vận Nhâm Tý thì Tý Thìn Thân tam hợp hóa Thủy nên kỵ thần trong đại vận này là Ất mộc, Nhâm thủy.

kimcuong
09-10-09, 11:33
Tam hợp hóa Thủy sinh cho Mộc, mà ngược lại Ất Mộc là kỵ thần và cả Nhâm thủy cũng là kỵ thần? Chị thấy không, khó mà hiểu được chị...nói cái chi...

Vả lại tứ trụ trên của chị đã xác định Thủy hay Mộc là kỵ thần chưa ta? Kỷ thổ là bản mệnh, Thổ mạnh hay yếu?

Nếu Thủy tam hợp tới cùng Mộc là kỵ thần thì tất nhiên Thổ sẽ yếu kém đi, nhưng nếu Thổ trong trụ là nên tránh thì sao?

htruongdinh
09-10-09, 19:44
hihihi...chính HTD cũng không nắm vững vấn đề này. HTD cũng mới tìm hiểu về tử bình mấy tháng nay, đọc được vài cuốn sách của Trúc Lâm Tử, của Lâm Thế Đức và vài cài câu phú trong tử bình Chân Thuyên. Những tài liệu này đều là nhập môn, phần khó hơn thì HTD phải đi hỏi những người giỏi về tử bình. Hôm rồi HTD gặp một cao nhân phái Đông A, khi xem tứ trụ này thì người đó chỉ nói nói rằng :
"2 đại vận đầu ất mão và giáp dần đã qua rồi đó. Bây giờ vận trình phải qua 2 vận kỵ thần thủy !!! Đại vận Nhâm tý sẽ rất lao đao vì hợp thành thân tý thìn = Thủy cục, kỵ thần Nhâm cực vượng !!!

Người này cũng không nói rõ hơn. Tuy nhiên vận Nhâm Tý chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc. Vì vậy HTD đang cố giải đoán vận Tân Hợi nè.

kimcuong
09-10-09, 19:52
Điều luận đoán đó rất hay, nhưng chính thân chủ nhận định vận Nhâm Tý có rất lao đao không vậy? Còn về vận thì nếu không lầm, Nhâm Tý từ 35 - 44 tuổi, bắt đầu từ 2003 - 2012 lận. Sao chị lại tính còn vài tháng là kết thúc nhỉ, chị cho KC biết được không?

htruongdinh
09-10-09, 20:02
HTD xem trình lyso.vn thì vận Nhâm Tý từ 34 đến 43. Luận theo cách thông thường thì thân Thổ vượng, dụng thần là mộc thủy, kỵ thần là hỏa thổ. Nếu luận theo cách khác thì Tài (Thủy) phá Ấn (Hỏa), vì vậy nên Nhâm Thủy là kỵ thần. Vận Nhâm Tý : hóa Thủy cục thì cũng lao đao như người em họ của sơnthuy. Vì vậy Thủy là kỵ thần và trong vận này Thổ là dụng thần : Thổ khắc Thủy. Dụng thần đã có sẳn ở Thân vượng, không phải tìm ở bên ngoài.

Khi HTD nói : Chỉ có một Ất tàng trong Thìn và một Ất tàng trong Mùi. Vậy mộc là dụng thần.
Người ấy trả lời : Không có Ất trong thìn và cũng không thể dùng mộc để làm DT. Vì tham sinh vong khắc, mộc sinh cho bính chứ không khắc kỷ.

Đúng là khó hiểu, thôi đành ráng học hỏi thêm thời gian nữa.

kimcuong
09-10-09, 20:14
Dĩ nhiên có nhiều trường phái luận khác hẳn nhau. Điều này không lạ.

nvhuyhaui
02-04-11, 13:44
8. Chiêu giá bất định: Quan tinh ở trụ tháng bị thất thời, tọa bại địa (như Giáp mộc là Quan tinh tọa mộc dục), lại trường sinh ở chi giờ (Giáp trường sinh ở Hợi). Quan tinh không gặp ở thời trung niên, mãi sau mới gặp. Hoặc như các can của Quan tinh bị hợp mà không hóa cũng rơi vào Cách này.

xin chị phân tích cho em.. tại sao mộc dục lại là bại địa. trong bảng SVTT thì nó nằm giữa trường sinh và quan đới. 2 vị trí đều được coi là vượng. :S

tdang10
09-04-11, 15:39
Chúng ta chỉ xem lại những cách luận cho nữ theo quan niệm "phu lợi kì phụ tất lợi"* để hiểu và làm tài liệu nghiên cứu.

* (Chồng có lợi thì vợ cũng lợi theo)

Có một cái chung nhất khi luận nam và nữ mệnh, cần nhất là ngũ hành trung hòa, kỵ mệnh thiên khô và cần phải đắc khí. Nếu nam có 8 cách để luận bình thường, thì nữ cũng có "bát pháp" và "bát cách".

Bát pháp là 8 mẫu hình dành cho phụ nữ: Thuần, Hòa, Thanh, Quý, Trọc, Lạm, Xướng, Dâm.

1. Thuần: chỉ có 1 Quan hay 1 Sát lộ, có Tài và Ấn lộ, địa chi không xung, không hình, không có hỗn tạp (thiên chánh đều có gọi là hỗn tạp).



Cảm ơn chị Kim Cương đã trả lời tdang10 ở hai bài trước làm tôi hiểu ra nhiều, chẳng hạn như vấn đề can âm-dương.

Chủ đề trụ nữ mệnh, tôi cũng đồng tình với chị vẫn nên lấy chồng con làm trọng, cứ nhìn vào thực tế thì thấy đúng là như vậy. Nhưng vẫn cần xét thân nhược - vượng. Thân không nên quá nhược.

Nhân chủ đề này, tdang10 cũng muốn hỏi chị có thể nói hơi 'dốt' nhưng tôi đọc mấy sách mà vẫn chưa quả quyết được.

- Quan sát cùng trụ như thế này:
Đinh Nhâm Bính
Mão Tý

Quý Tân Đinh
Hợi Dậu xx

thì có gọi là hỗn tạp không? Có lẽ vấn đề là hiểu thấu đáo vai trò và mối quan hệ của CAN- CHI tôi vẫn chưa rõ. Nếu hiểu Can là cái lộ ra như cành lá trên mặt đất, Chi là cái tàng ẩn gốc rễ ở dưới. Thì trong hai ví dụ trên, phải chăng chúng là 1, tức là Nhâm Tý - Quý Hợi như hai cột nước, lộ ra cái gì lấy cái ấy nếu không hợp, nếu hợp thì lấy cái còn lại. Nếu Nhâm Tý không bị hợp thì coi cả trụ tháng đó là Sát (Tý là đất vượng của Nhâm). Nếu bị hợp thì lấy Quý ở Quan làm đại diện. Tượng tự Quý Hợi cũng vậy.

Nếu Tý lại có tổ hợp cùng hành như:
Đinh Nhâm Bính
xx Tý Thân
Thì có thể luận Tý hợp Thân lộ ra Nhâm là thuần được không? hay vẫn coi là hỗn tạp.

- Vấn đề lộ. Thế nào là lộ? có người nói phải thấu ra Can mới lộ còn tất cả ở Chi không tính. Có người nói bản khí ở Chi cũng tính là lộ. Chỉ trung khí và dư khí mới tính là Ẩn tàng. Nếu theo ý sau này thì Nhâm Tý đều lộ ra Quan Sát (2 thần hỗn tạp)? Lúc đó không xét vai trò thông gốc can chi nữa?

- Nếu Nhâm Tý- Quý Hợi trụ trên ở xa thì có luận khác không?
VD:
Tý ở chi Tháng, Nhâm ở can giờ
Hợi ở chi năm, Quý ở can tháng...

như VD trước tôi hỏi chị về nhất sát thanh thấu:
xx Mậu Đinh Quý
xx Tý xx Mão

- Nếu hai thần đều ở Chi, nhưng một thần là bản khí, một thần là trung khí hoặc dư khí thì có tính hỗn tạp?
như 2 Nhâm trong trường hợp này
xx xx Đinh Mậu
xx xx Hợi Thân

và Nhâm - Quý trong trường hợp này
xx xx Đinh xx
xx Sửu Hợi Sửu

hoặc một thần ở can, một dư khí ở chi
Giáp xx Kỷ xx
xx Thìn xx Thìn

thì có tính hỗn tạp như bình thường không?

Cảm ơn chị trước,

kimcuong
10-04-11, 11:14
Xin trả lời chung: Tí Ngọ Mão Dậu là vị trí Mộc dục của can dương, thường được gọi là bại địa vì quan niệm tương tự như trẻ mới sinh (thí dụ Giáp trường sinh ở Hợi) thân thể còn non yếu nên không được xét là đắc địa. Đấy là 1 quan niệm nhìn chung như thế, còn tùy vào tứ trụ mà phán đoán vượng nhược tổng quát.

Còn về Quan Sát hỗn tạp, theo các thí dụ tứ trụ không đầy đủ như trên thì không thể nhận định "hỗn tạp" hay không, qui tắc chung đơn giản nhất có thể nhớ như sau:

- Không xem là hỗn tạp: Quan Sát cùng trụ, Quan Sát là dư khí không thấu căn.

- Xét là hỗn tạp: Quan Sát cùng thấu, bất kể có gốc hay không.

Vì thế, thí dụ tdang10 ghi ra có 3 trụ thì không gọi là hỗn tạp:

............SÁT
Đinh.... Nhâm.... Bính
Mão.... Tý
............quí
............QUAN

SÁT
Quý..... Tân Đinh
Hợi...... Dậu xx
nhâm
QUAN

nhưng giả dụ như trụ giờ có Quí hay Nhâm lại xuất ra thì gọi là hỗn tạp.

Thủy Nhâm Quí đều là Quan tinh nói chung của nhật chủ Bính hay Đinh. Khi được phân biệt Âm Dương như phân biệt Chánh hay Tà là đối với nhật chủ. Bính nhật chủ thì xét Quí là Quan, Nhâm là Sát, bởi vì dương can hoặc âm can liên hệ với nhau có cường lực quan hệ với nhau mạnh hơn là âm với dương (âm và dương dễ hợp thành). Lại nói "khí" như "thần khí" có 2 mặt như mọi sự vật trên đời đều biểu lộ, "chánh khí" lộ rõ thì tính cách nghiêm minh thẳng thắn, nếu "tà khí" lộ thì ngược lại. Vì thế mới có quan niệm "hỗn tạp", tức chánh tà không phân biệt được.

Cùng trong 1 trụ tức mới chỉ là cùng 1 khí, Quan thấu Sát tàng, hay Sát tàng Quan thấu đều luận theo khí nhân nguyên lộ ra. Lúc này vẫn là nhất khí. Chỉ khi nào chúng cùng xuất hiện trên thiên can thì mới hiểu là có sự đa đoan, không phân minh. Khi đó mới thấy cần giữ Quan hay giữ Sát, tất cả đều tùy theo các trụ còn lại. Nôm na là hiểu như chúng ta tự biết phân biệt phải trái, trước sau vậy. Tính cách lộ ra như thế nào mà nhất quán sẽ rõ ràng hơn.

Quan Sát dù hỗn tạp, thân vượng và thân nhược luận khác nhau. Ấn tinh và Tài tinh trong trụ cùng vận trình quyết định phú quí của cách này.