PDA

View Full Version : Nóng hay Lạnh?



thaihoa
23-12-12, 22:57
Chuyện thật như đùa!
Ngày xưa, có một nhà sư nọ trụ trì ở một ngôi chùa, ông ta thu nạp một số đệ tử ruột để truyền thụ văn võ mà ông đã dày công khổ luyện nhiều năm.
Một hôm nọ, ông nói với đám đệ tử rằng:
- Ta truyền thụ cho các con văn võ cũng đã nhiều, nhưng trải nghiệm thực tế thì không. Ngày kia, ta sẽ dẫn các con đi du sơn du thủy mà mở rộng tầm kiến thức, kẻo sau này ta sức kém không đi được.
Đám học trò vui rối rít, cùng chuẩn bị tư trang đặng ngày kia lên đường.
Ngao du sơn thủy tới xế trưa, mệt quá cả Thầy lẫn trò đang ngồi nghĩ chân bên đường, thì phía bên kia suối có một toán người lội qua. Một người trong bọn bước tới trước mặt lão sư cúi đầu mà nói:
-Dạ bẩm cho con hỏi ông có phải là lão sư tiên sinh không ?
Nhà sư liền đáp:
- phải, ngươi hỏi có gì không ?
-dạ con được nghe thiên hạ kể về ông , nay mới được gặp.
Nói đoạn, người nọ mời lão sư và đám học trò về nhà nghỉ chân dùng cơm.
Tơi nơi , đám đệ tử ngổi dùng cơm với cả nhà tên chủ nọ, riêng lão nhà sư do mệt quá không ăn uống gì mà nằm trên võng nghĩ lưng.
Cơm nước xong, tên chủ nhà mới cao hứng nói:
Tại hạ được nghe đồn các huynh đây được lão tiên sinh ngày đêm truyền dạy bí thuật văn võ , nay tiện đây, xin cho hạ được mắt thấy tai nghe cho thỏa dạ. Nói xong, tên này sai người hầu đem ra một chiếc bình đậy kín rồi chỉ vào chiếc bình mà hỏi:
-Các huynh đoán xem nước trong bình là nguội hay nóng ?
Đám học trò nhìn nhau, suy nghĩ người thì bảo là nóng, kẻ thì cho là nguội...
Lão nhà sư nằm trên võng măt lim dim, tay thì cầm quạt phe phẩy, nghe câu chuyện nảy giờ mới gióng tiếng mà nói:
- Muốn đoán nước trong bình nóng hay nguội thì trước hết các con phải đoán xem trong bình có nước hay không ?
Nói đoạn, lão sư gọi sai đệ tử ruột của mình con mở nắp bình ra xem có giọt nước nào không? quả nhiên , khi mở ra y như lời nhà sư phán.
Tay chủ nhà lúc đó mới phủ phục mà thưa rằng :
- Thật là danh bất hư truyền, xin lão tiên sinh tha tội, con không dám vô lễ nữa ạ!
Lão nhà sư đứng phắt dậy, tay cầm quạt, tay vuốt râu rồi ra lệnh cho đám đệ tử tiếp tục lên đường...

THái Hòa

son Vu
24-12-12, 09:28
Khâm phục, khâm phục...?
Kính chào tiền bối, cỡi ngựa rong chơi vô tình lạc vào nhà tiền bối, thấy câu chuyện “Thật mà như đùa” của tiền bối hay quá, chuyện sẽ còn hay hơn nếu ta nắm được ẩn ý của nó, tiểu sinh là kẻ quê mùa lỗ mãng, tuy chưa lĩnh hội hết ý của cốt chuyện nhưng cũng xin phép tiền bối được tiếp bước cao nhân diễn dải đôi dòng.

Trăm hay không bằng tay quen – điều này thi ai cũng biết rồi, tuy nhiên vấn đề là:
Giả sử như lão sư phụ không nói câu “mở nắp bình ra xem có giọt nước nào không?” thì liệu trò đoán nóng – lạnh có dừng lại không? – xin thưa còn lâu mới dừng, cũng giống như trò đoán voi, sẽ tiếp diễn mãi, vì người đời ai cũng có cái Lý của họ, tuy nhiên thực tế có khi đó không phải là con voi mà lại là con …Trâu. Làm hay không làm?, vào hay không vào?... người xưa nói: Cao thủ luận kiếm trước khi quyết định xuất chiêu hay không xuất chiêu ngoài việc đánh giá đối thủ ra thì đã nghiên cứu trước địa hình và hoàn cảnh bên ngoài, vì vậy lúc ra đòn mới không tránh khỏi thất bại. Cao thủ thực sự (như lão sư phụ trong truyện) không bước vào vòng nhưng vẫn nắm rõ nội tình, không đánh vẫn thắng.

Vấn đề thứ 2 trong câu truyện của tiền bối là nhân vật Tên chủ nhà, đây cũng là một đại cao thủ, nguyên tắc hành xử của hắn là Tiền Lễ, hậu Binh, chắc chắn hắn cũng đã nghiên cứu rất kỹ phần nói về Thuật Dụ Người trong binh pháp (hic híc…) – Người đời thường hay khôn một đời mà dại trong vài giây vì vậy nên những người thông minh đôi lúc vẫn bị người khác dẫn dụ, còn những kẻ dẫn dụ người thì đâu có chừa thủ đoạn, người hám lợi thì hắn dùng tiền, hám sắc thì dùng gái, hám ăn thì có mồi ngon, ham biện luận thì có Đề Tài yêu thích, ưa nịnh sẵn lời khen, giỏi xem có địa hình….., tuy nhiên điều đáng nói là đôi khi kẻ dụ người, chỉ vì tham một chút (danh, lợi, địa vị…) lại bị người dụ lại để rồi cuối cùng cũng rơi vào cái Vòng luẩn quẩn, nhiều khi thân bại danh liệt, thật đáng tiếc thay!!!!!!!!

Người Nhân mùa xuân không vác dao vào rừng, người Trí bắt cá không dùng lưới mắt nhỏ…xin hỏi tiền bối Nhà sư và Học trò của ông trong câu truyện của tiền bối thuộc Người gì????
Lược ý Không Tử nói về Lão Tử: Con cá dưới sông ta có thể dăng lưới để bắt, con chim trên trời ta có thể dùng cung tên để bắn, đến như con rồng chỉ thấy đầu, không thấy đuôi thì …bó tay. Đến đây thì tiểu sinh xin dừng bút, kính mời tiền bối tiếp tục có những câu chuyện hay để mọi người cùng đọc.

hoachithanh
27-12-12, 00:41
Không ngờ bác Sơn Vũ bình chuyện hay thế. Cảm phục bác.

ASVN
27-12-12, 10:03
Son Vu tiên sinh lúc nào cũng tự nhận mình là quê mùa ở tận xứ Ninh Bình. Thật khiêm tốn quá! Người có trí tuệ bao giờ cũng vậy.

Ninh bình gần đây vượng khí tràn trề, hạ nguyên đắc vận. Núi đá, đất mềm âm thầm chôn chặt chả thế mà có mấy người Ninh bình bên ngoài “hai lúa” mà ý trí quật cường làm mưa làm gió đó sao?

Xin góp vui câu chuyện về nhà Thiền:

Lục tổ sau khi đại ngộ ngài ẩn mình trong đám thợ săn “tu chứng” cũng là tránh cái sự truy tìm của đám người đi theo Thần Tú. Sau gần 20 năm thấy thời cơ giáo độ chúng sinh đã tới ngài mới xuống núi vào một ngôi chùa gần đó tìm cơ duyên. Hôm đó chùa làm lễ, sư trụ trì có sai các đệ tử treo cờ ở sân chùa bỗng đâu có cơn gió thổi qua làm cây cờ rung lên liên hồi. Bấy giờ trong đám đồ chúng có người nói “gió động”, có người nói không “cờ động” chia phe cãi nhau không dứt. Lục tổ lúc đó tiến vào nói “ gió không động, cờ không động, chỉ tâm các ngươi động”. Trụ trì cùng đám đồ chúng giật mình: “Thánh nhân đã tới”.

vhkhoi
27-12-12, 10:26
Bác Son Vu luận chuyện rất hay. Xin hỏi bác ở nơi nào thuộc Ninh Bình vậy. Nếu có điều kiện tôi có thể đến chơi với bác được không. Tôi ở phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình.

son Vu
27-12-12, 17:52
Son Vu tiên sinh lúc nào cũng tự nhận mình là quê mùa ở tận xứ Ninh Bình. Thật khiêm tốn quá! Người có trí tuệ bao giờ cũng vậy.

Ninh bình gần đây vượng khí tràn trề, hạ nguyên đắc vận. Núi đá, đất mềm âm thầm chôn chặt chả thế mà có mấy người Ninh bình bên ngoài “hai lúa” mà ý trí quật cường làm mưa làm gió đó sao?

Xin góp vui câu chuyện về nhà Thiền:

Lục tổ sau khi đại ngộ ngài ẩn mình trong đám thợ săn “tu chứng” cũng là tránh cái sự truy tìm của đám người đi theo Thần Tú. Sau gần 20 năm thấy thời cơ giáo độ chúng sinh đã tới ngài mới xuống núi vào một ngôi chùa gần đó tìm cơ duyên. Hôm đó chùa làm lễ, sư trụ trì có sai các đệ tử treo cờ ở sân chùa bỗng đâu có cơn gió thổi qua làm cây cờ rung lên liên hồi. Bấy giờ trong đám đồ chúng có người nói “gió động”, có người nói không “cờ động” chia phe cãi nhau không dứt. Lục tổ lúc đó tiến vào nói “ gió không động, cờ không động, chỉ tâm các ngươi động”. Trụ trì cùng đám đồ chúng giật mình: “Thánh nhân đã tới”.

Kính chào tiền bối ASVN – thật không dám nhận 2 chữ Tiên Sinh mà tiền bối khen tặng, tiểu sinh tổn thọ mất, về chuyện Lục tổ giã gạo tiểu sinh đã có duyên xem qua, cũng giống như nhà sư già quét chùa trong phim Thiên Long Bát bộ đã ra tay hoá giải mối thâm thù giữa 2 nhà Tiêu – Mộ vậy, đúng là cao nhân bất lộ tướng, thật khâm phục. Nhân tiện tiểu sinh cũng có một vài mẩu chyện vui trong lúc trà dư tử hậu tiểu sinh nghe được, cũng như câu đố về Ninh Bình xin được đưa lên để mọi người cùng luận vui:

1- Lời nguyền của cổ nhân về đất Ninh Bình “Bao giờ chó đá qua sông, Bơn về đến bến thì Ông mới về” – nghĩ nát óc nhưng thật xấu hổ đến nay tiểu sinh vẫn chưa giải được, hihiiii.
2- Thành phố Ninh bình – Trung tâm văn hoá – kinh tế - chính trị của tỉnh là nơi đô hội xưa nay, tiếc thay, giữa TT Thành phố lại có 3 quả núi (Núi Thuý – Cánh Diều – Kỳ Lân) nằm theo thế giống như “Tam Hổ tranh Thực” – thành ra quan chức đời nối đời cứ đấu đá nhau suốt, nhiều Vip đã thân bại danh liệt..hic hic.
3- Tiếc thay một dải Ninh Bình, Phía tây bắc là xã Xích Thổ (Đọc chệch là Xích Cổ), phía nam là Dốc Xây (bít mất), phía bắc là Gián Khẩu (Bịt mồm)…(Xích cổ + Bít lối + Bịt mồm) thành thử ra đất Ninh Bình cứ bị Hãm mãi, đã bao đời nay không xuất quan to, may thay còn một cửa Kim Sơn..hiiihiiii, tiền bối ASVN có cái nhìn tinh tế, mong tiền bối luận vài dòng chi tiết về đất Ninh Bình chọ bọn hậu bối hoc hỏi với, xin đa ta tiền bối trước.

son Vu
27-12-12, 17:58
Bác Son Vu luận chuyện rất hay. Xin hỏi bác ở nơi nào thuộc Ninh Bình vậy. Nếu có điều kiện tôi có thể đến chơi với bác được không. Tôi ở phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình.

Kính chào bác VH Khoi đã khen, hai cánh mũi của tiểu sinh xắp nổ tung rồi, hi hiiiiiii, khi nào duyên tới, tiểu sinh rất hân hạnh sẽ được gặp bác, chúc bác Vạn sự như ý!

ASVN
27-12-12, 20:40
Son Vu,

Trước đây mấy năm ASVN đã có viết qua về Ninh Bình rồi mà hình như bên Tuvilyso.net thi phải.

Nói rõ về một vùng đất e là không hay, nếu có duyên hôm nào nói sẽ nói rõ sau nhé.

son Vu
27-12-12, 22:45
Son Vu,

Trước đây mấy năm ASVN đã có viết qua về Ninh Bình rồi mà hình như bên Tuvilyso.net thi phải.

Nói rõ về một vùng đất e là không hay, nếu có duyên hôm nào nói sẽ nói rõ sau nhé.

Kính chào tiền bối ASVN, đa tạ chỉ giáo, tiểu sinh muốn tiếp nối anh Thái Hoà thổi luống sinh khí bên ngoài vào cho mọi người xả stress chứ không có ý gì khác, mong tiền bối hỉ xả cho nhé… .Thấy tiền bối nói “Ninh bình gần đây vượng khí tràn trề, hạ nguyên đắc vận. Núi đá, đất mềm âm thầm chôn chặt chả thế mà có mấy người Ninh bình bên ngoài “hai lúa” mà ý trí quật cường làm mưa làm gió đó sao?” - nên mới trộm nghĩ là Tiền bối đã trồng Hoa, tiểu sinh mới tưới cho cây ít nước để mời Hoa nở, tiếc rằng thời tiết đang lạnh, có lẽ phải chờ sang xuân chăng…hiiihiiiiii.