PDA

View Full Version : Luận về PHONG THỦY và CAN-CHI-HÀNH-LỘC-MÃ



hausinh
08-01-13, 16:40
Phong thủy là gì? Nếu muốn định nghĩa về phong thủy thì có rất rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Riêng hausinh qua quá trình nghiên cứu có rút ra nhận xét riêng cho mình như sau:

Phong thủy là môn khoa học nghiên cứu về “khí” và tác động của “khí” tới vạn vật vạn tượng, bao gồm nhà cửa, cây cối, động vật và tất nhiên là cả con người. Vậy “khí” ở đây là gì? Có rất nhiều loại khí khác nhau, trong đó có một số loại tiêu biểu như sau:

- Sự chuyển động tạo ra “khí”, không khí chuyển động tạo ra gió (phong), dòng nước chuyển động tạo ra khí của nước (thủy). Con đường có xe cộ, con người qua lại cũng tạo ra “khí” của nó. Các dòng khí này tác động tới mọi vật xung quanh. Ta thấy căn nhà bị ngã ba dường đâm vào thì xấu? Vậy tại sao xấu? Đó là do căn nhà đó hứng trọn dòng khí của con đường, giống như bị một dòng sông vô hình đâm thẳng vào nhà vậy. Người sống trong nhà sẽ trở nên bất an, bồn chồn, khó được sự bình lặng.

- Các tinh tú xung quanh trái đất cũng có “khí” của nó, các dòng khí này vẫn luôn ảnh hưởng một cách vô hình tới vạn vật trên trái đất. Lấy ví dụ gần nhất là mặt trăng, thủy triều lên xuống là nhờ vào sức hút của mặt trăng với nước trên trái đất, hay người ta thấy vào ngày trăng tròn số người tự tử tăng vọt, đó là do ảnh hưởng bởi khí của mặt trăng. Dựa vào điều này người Trung Hoa trải qua nhiều thế hệ đã đặt ra hệ thống sao, trong đó có sao tốt và sao xấu, khi các khi của sao tốt chiếu tới thì những việc ứng với sao đó sẽ gặp sự tốt đẹp, và ngược lại sao xấu chiếu tới thì những việc ứng với sao đó sẽ gặp trắc trở khó khăn.

Huyền Không Phi Tinh là môn học nghiên cứu về “khí” của không gian (địa thế, cấu trúc nhà cửa, khu đất…) và “khí” của các tinh tú tác động như thế nào tới vạn vật nói chung, hay nhà cửa, mộ trạch, con người nói riêng.

- Và bản thân mỗi người cũng có “khí” của riêng mình, mỗi người sinh ra vào các thời điểm khác nhau sẽ mang trong người dòng khí khác nhau, tỷ như người sinh năm Bính Dần sẽ có khí hỏa yếu (Lư Trung Hỏa), nếu là nam sẽ có thêm khí âm thổ (cung bát trạch Khôn), nữ có thêm khí dương thủy (cung bát trạch Khảm), và nhiều loại khí khác nữa.

Để phân biệt các loại “khí” của một người, phong thủy đặt ra rất nhiều tên gọi như thiên can, địa chi, mạng ngũ hành, lộc, mã, trực, cung bát trạch, cung bát tự, cung sinh, quý nhân, hồng loan, thiên hỷ v…v…

Các loại khí này không ở yên 1 chỗ mà luôn cộng hưởng với các loại khí khác trong môi trường, tạo ra một kết quả tốt hoặc xấu. Cụ thể như:

o Hai người nam và nữ sống chung với nhau, khí của họ hòa quyện vào nhau và tạo ra kết quả tốt hoặc xấu, ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Khi họ sinh con, dòng khí của đứa con lại hòa chung vào với khí của bố mẹ tạo ra một kết quả khác, cũng có thể tốt hơn, xấu hơn hoặc trung hòa sư xung đột giữa khí của bố và mẹ.

o Nhiều người làm ăn chung với nhau, khí của họ hòa quyện và cũng đưa tới kết quả xấu hoặc tốt cho việc làm ăn.

o Một người khi vào ở một căn nhà, khí của địa thế khu đất, bố cục trong căn nhà ảnh hưởng tới khí của họ và tạo ra kết quả tốt hoặc xấu. Rồi khí của ngôi sao chiếu tới cửa căn nhà đó cũng tác động tới khí của những người ở trong căn nhà, làm cho họ mạnh khỏe hoặc ốm đau, may mắn hay rủi ro, nóng nảy hay điềm tĩnh, đều là do sự hòa quyện của các loại khí sinh ra tác động.

o Một người khởi công việc gì, khí của các ngôi sao chiếu tới trong ngày đó tác động vào khí của người đứng ra khởi công, mang tới kết quả tốt hay xấu cho công việc.

o Một mộ huyệt được chôn cất. Khí của khu đất, của tinh tú chiếu tới mộ huyệt đó (vào ngày động thổ hoặc vào hằng năm, hằng 20 năm) tác động lên khí của người mất. Kết quả này lại ảnh hưởng tới khí của những người có quan hệ huyết thống với người mất. Làm cho họ tốt lên hoặc xấu đi.

o Một thế đất tốt, long chầu hổ phục, tọa sơn hướng thủy, hội tụ khí linh của trời đất sẽ có tác động rất tích cực tới mộ huyệt hoặc nhà cửa xây dựng trên đó, hoặc con người cư ngụ trên đó. Và ngược lại…

o Và còn rất nhiều trường hợp khác, đều do sự ảnh hưởng của khí mà ra…

Sau đây chúng ta sẽ thử bàn về 5 loại khí cơ bản nhất, được ứng dụng rất nhiều trong phong thủy, cụ thể là khoa Bát Trạch, đó là can-chi-hành-lộc-mã.

hausinh
08-01-13, 16:43
1.Thiên Can

Có 10 thiên can hay còn gọi là thập thiên can, bao gồm Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý. Mỗi thiên can đều có đặc tính âm dương ngũ hành của mình, cụ thể là:

- Giáp thuộc dương mộc, Ất thuộc âm mộc.

- Bính thuộc dương hỏa, Đinh thuộc âm hỏa

- Mậu thuộc dương thổ, Kỷ thuộc âm thổ.

- Canh thuộc dương kim, Tân thuộc âm kim

- Nhâm thuộc dương thủy, Quý thuộc âm thủy.

Thiên can có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng, có sách nói thiên can là trời, địa chi là đất, thiên can là chính ngũ hành, địa chi là bầy tôi. Vì vậy sự hạp/xung của thiên can quan trọng và ảnh hưởng lớn hơn hạp/xung của địa chi.

Để luận hạp/xung của thiên can ta có thể dựa vào đặc tính ngũ hành của nó. Ví dụ: Giáp có tính dương mộc, vậy sẽ hạp với Bính/Đinh có tính hỏa, ta nói Giáp và Bính hạp nhau, nhưng trong trường hợp này Bính được lợi hơn vì được mộc sinh hỏa, trong khi đó Giáp lại bị hao vì mộc phải sinh cho hỏa. Ngoài ra Giáp hạp với Bính hay Đinh nhiều hơn? Câu trả lời là Giáp hạp với Đinh nhiều hơn với Bính vì dương mộc sẽ sinh cho âm hỏa mạnh hơn (và ngược lại).

Ngoài ra còn có những cặp chính phá/hạp/xung thiên can, cụ thể là:

- Giáp phá Mậu, hạp Kỷ, xung Canh

- Ất phá Kỷ, hạp Canh, xung Tân.

- Bính phá Canh, hạp Tân, xung Nhâm

- Đinh phá Tân, hạp Nhâm, xung Quý.

- Mậu phá Nhâm, hạp Quý, xung Giáp

- Kỷ phá Quý, hạp Giáp, xung Ất

- Canh phá Giáp, hạp Ất, xung Bính

- Tân phá Ất, hạp Bính, xung Đinh

- Nhâm phá Bính, hạp Đinh, xung Mậu

- Quý phá Đinh, hạp Mậu, xung Kỷ

“Phá” nghĩa là chủ động khắc, “Xung” là bị khắc. Ví dụ xem câu “Giáp phá Mậu, hạp Kỷ, xung Canh” ta thấy:

- Giáp khắc Mậu (Giáp thuộc mộc, Mậu thuộc thổ)

- Giáp hạp Kỷ, Kỷ cũng hạp Giáp (nhưng Giáp được lợi nhiều hơn vì Giáp thuộc mộc, Kỷ thuộc thổ, mộc khắc thổ)

- Giáp bị Canh xung (Giáp thuộc mộc, Canh thuộc kim)

Cách tính phá/hạp/xung có thể tính bằng tay trái như sau:

http://farm9.staticflickr.com/8051/8359982587_cb6c71f5f6_z.jpg

Khởi thiên can cần tính từ số 1, qua một số thì đọc thiên can tiếp theo. Các thiên can rơi vào số 5,6,7 sẽ lần lượt là phá, hạp, xung với thiên can cần tính.

Ví dụ: khởi thiên can Bính từ số 1, ta đếm 2 là Đinh, 3 là Mậu, 4 là Kỷ, 5 là Canh, 6 là Tân, 7 là Nhâm. Vậy là Bính phá Canh, hạp Tân, xung Nhâm.

Thiên can hạp thường sẽ dẫn tới lộc hạp, cũng có một số ngoại lệ sẽ nói rõ hơn trong phần lộc. Vì vậy thiên can liên quan nhiều đến tiền bạc, tài sản. Tỷ như vợ chồng hạp thiên can thì công việc làm ăn thêm thuận lợi, phát đạt. Tất nhiên phải hiểu để công việc làm ăn phát đạt còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng, thiên can hạp chỉ góp vào 1 phần mà thôi.

hausinh
08-01-13, 16:45
2.Địa chi:

Có 12 địa chi hay còn gọi là thập nhị địa chi, dân gian thường gọi là 12 con giáp, bao gồm Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Địa chi cũng có đặc tính âm dương ngũ hành riêng của mình, cụ thể là:

- Dần/Mão thuộc dương/âm mộc, ứng với 2 tháng mùa xuân (Giêng và 2 âm lịch)

- Tị/Ngọ thuộc âm/dương hỏa, ứng với 2 tháng mùa hạ (4 và 5 âm lịch)

- Thân/Dậu thuộc dương/âm kim, ứng với 2 tháng mùa thu (7 và 8 âm lịch)

- Hợi/Tý thuộc âm/dương thủy, ứng với 2 tháng mua đông (10 và 11 âm lịch)

- Thìn/Tuất/Sửu/Mùi gọi là tứ thổ cung, thuộc âm/dương thổ (Sửu và Mùi âm, Thìn và Tuất dương), ứng với 4 tháng 3,6,9,12 âm lịch.

Địa chi hạp sẽ dẫn tới mã hạp, vì vậy hạp địa chi thường liên quan tới sự hòa thuận, trôi chảy trong công việc cũng như cuộc sống. Vợ chồng hạp địa chi thì ít khắc khẩu, sống hòa thuận, đi công việc/đi chơi chung với nhau cũng thường được vui vẻ, thuận lợi.

Để tính hạp xung của địa chi ta có nhiều cặp phối như tam hạp, lục hạp, chi đức hạp, tứ kiếm hạp, hay tứ hành xung, hình nhau, hại nhau v…v…

Ghi chi tiết rất dài dòng, mình đăng 1 trang scan trong cuốn sách của thầy T.N có hướng dẫn rất chi tiết về xung/hạp địa chi như sau vì dễ hiểu và dễ thấy:

http://farm9.staticflickr.com/8501/8359983391_26c4308f3d_b.jpg

Lục thập hoa giáp

Thiên Can và Địa Chi luôn đi đôi với nhau, thập thiên can phối với thập nhị địa chi sẽ được 60 cặp, từ Giáp Tý tới Quý Dậu, rồi từ Giáp Thân tới Quý Mùi v…v… Hết 60 năm lại lặp lại Giáp Tý, gọi là lục thập hoa giáp, hay 1 ngươn. Bát Trạch chia thời gian thành tam ngươn, cụ thể là:

- Thượng ngươn từ 1864 đến 1923

- Trung ngươn từ 1924 đến 1983

- Hạ ngươn từ 1984 đến 2043

Đến 2044 lại chuyển trở về thượng ngươn.
Thiên Can & Địa chi không chỉ được dùng để tính năm mà cả tháng, ngày, giờ đều được dùng thiên can & địa chi để gọi tên.

hausinh
08-01-13, 16:46
3.Mạng ngũ hành:

Chúng ta đều biết ngũ hành chia ra kim mộc thủy hỏa thổ, đa số tất cả loại khí được gọi tên trong phong thủy như thiên can, địa chi, trực, cung bát trạch... hay các sao hạn (ví dụ sao Thái Bạch thuộc Kim)… đều có đặc tính ngũ hành của mình. Ta có ngũ hành tương sinh kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim và ngũ hành tương khắc kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim. 2 loại ngũ hành giống nhau như kim và kim, thổ và thổ gọi là Tị hòa, tuy nhiên Tị hòa này cũng có tốt và xấu, sẽ bàn sau.

Cứ 60 năm, 60 tháng, 60 ngày, 60 giờ, hay tuổi của mỗi người, đều có ngũ hành của mình. Tuy nhiên mạng ngũ hành này chia ra chi tiết hơn. Cụ thể là mỗi loại kim mộc thủy hỏa thổ đều có 6 loại khác nhau, mỗi loại có đặc tính mạnh yếu xung khắc khác nhau, tổng cộng là 30 loại mạng ngũ hành.

Để biết cụ thể mỗi loại, hausinh đăng 1 trang scan từ sách của thầy T.N

http://farm9.staticflickr.com/8193/8359983219_3f8a34549f_b.jpg

Theo như trang sách, ta thấy mỗi loại mạng ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ đều chia ra mạnh và yếu, mạng ngũ hành mạnh thì không sợ yếu tố có tính khắc chế với mình, gặp yếu tố khắc chế có khi càng thêm tốt. Điều này rất hợp lý khi ta lý luận dựa trên thực tế, ví dụ như:

- Tích Lịch Hỏa là lửa sấm chớp, rất mạnh mẽ cuồng nộ, nếu gặp được Thiên Hà Thủy là nước mưa trời thì giống như mưa to gió lớn lại có thêm sấm chớp, thật là mạnh mẽ.

- Đại Trạch Thổ là đất đường đi, là một loại thổ mạnh, nếu gặp được mộc thì giống như trên con đường trống trải có một bóng cây mát, còn gì tuyệt hơn.

- Kiếm Phong Kim gặp hỏa mạnh thì giống như lưỡi kiếm được tôi rèn qua lửa một lần nữa, càng thêm cứng cáp.

Những điều trên đều đã được kiểm nghiệm thực tế và thấy đúng là như vậy, không hề khoa trương hay nói mò.

Vì vậy chớ nên thấy ngũ hành tương khắc mà đã e sợ, phải suy xét thêm ngũ hành có tính mạnh hay yếu mà có sợ bị khắc hay không.

Cũng có vài trường hợp ngoại lệ là ngũ hành tính yếu nhưng cũng ít bị khắc chế, đó là:

- Hải Trung Kim là kim ở trong nước biển, chưa thực sự là kim, lại được nước bao bọc nên cũng không sợ hỏa, tuy nhiên gặp hỏa mạnh cũng không tốt lắm nhưng ít xấu thôi.

- Phúc Đăng Hỏa (hay Phú Đăng Hỏa) là lửa trong bụng, hay là thân nhiệt vậy, nên cũng không sợ thủy. Gặp thủy mạnh ít tốt thôi.

hausinh
08-01-13, 16:48
4.Lộc:

Rất nhiều các sách Địa Lý, Bát Trạch nhắc đến lộc, mã như sách của giáo sư Hưởng, sách Địa Lý Toàn Thư và nổi bật là sách Tuyển Trạch Cầu Chân.

Cung Lộc (hay Thiên Lộc) ảnh hưởng trực tiếp dến tiền bạc, tài sản, công việc làm ăn. Lộc hạp thì tiền bạc dồi dào, làm ăn phát đạt, xung lộc thì mất tiền, làm ăn thất bát, lỗ vốn.

Cung lộc được tính dựa vào thiên can, cụ thể là:

Giáp lộc ở Dần, Ất lộc ở Mão, Bính lộc ở Tị, Đinh lộc ở Ngọ, Mậu lộc ở Tị, Kỷ lộc ở Ngọ, Canh lộc ở Thân, Tân lộc ở Dậu, Nhâm lộc ở Hợi, Quý lộc ở Tý.

Luận cung lộc có rất nhiều cách phối, ví dụ như:

- Người tuổi Bính Dần lộc ở Tị (tất cả người thiên can Bính lộc đều ở Tị), nếu gặp người tuổi Tị hay các tuổi hạp với Tị như Dậu, Sửu (Tị Dậu Sửu tam hạp), Thân (Tị và Thân là lục hạp), Tý (Tị và Tý là chi đức hạp), Mùi (Tị và Mùi là tứ kiếm hạp)… thì được hạp lộc, tốt. Ta nói các người tuổi Tị, Dậu, Sửu, Thân, Tý, Mùi đem tài lộc tới cho người thiên can Bính.

Ứng dụng việc này ta thấy ví dụ người chồng lộc ở Tị, thì có thể kiếm vợ có tuổi ứng với cung lộc hoặc hạp với cung lộc của mình thì sẽ tốt về phần tài lộc (tất nhiên còn phải quan tâm tới nhiều thứ như cung bát trạch, thiên can địa chi, mạng ngũ hành…). Hay người có lộc ở Tị thì nên làm ăn với những người có tuổi ứng hoặc hạp với cung lộc của mình.

- Bản thân cung lộc hạp nhau cũng tốt. Ví dụ người tuổi Bính Dần lộc ở Tị, gặp người có thiên can Tân lộc ở Dậu, vậy Tị Dậu Sửu tam hạp nên 2 người đều được lợi về tài lộc.

Khi chọn tuổi vợ chồng, nếu tuổi chồng hạp với cung lộc của vợ, tuổi vợ hạp cung lộc của chồng, rồi cung lộc của 2 vợ chồng lại hạp nhau thì thật tuyệt vời, gọi là được tam hạp lộc.

- Lộc cũng được áp dụng vào chọn ngày, ưu tiên chọn ngày hạp với cung lộc của đương sự, ví dụ người thiên can Bính lộc ở Tị thì nên chọn các ngày Tị Dậu Sửu Thân Tý Mùi để động thổ, khởi công sẽ được tốt về lộc (tất nhiên còn phải phối với ngũ hành của ngày, sao tốt sao xấu và mã nữa). Ngược lại người có tuổi ứng với lộc của ngày/tháng/năm cũng được hưởng lộc từ đó, ví dụ tháng Bính Dần lộc của tháng ở Tị, thì những người tuổi Tị Dậu Sửu Thân Tý Mùi cũng được hưởng 1 phần tốt.

- Khi chôn cất cũng cần chọn người động thổ lễ lạy và ngày/giờ an tang hạp với cung lộc của người mất.

Ở trên là luận về hạp, để luận về xung lộc thì luận ngược lại là được, lấy 1 ví dụ nhỏ: người thiên can Đinh lộc ở Ngọ, nếu gặp năm tháng ngày giờ Tý (chánh xung với Ngọ) Sửu (Sửu và Ngọ là 2 cặp hại nhau) Dậu (Ngọ và Dậu hình nhau) thì bị xung lộc hay thất lộc. Gặp người tuổi Tý Sửu Dậu cũng vậy.

Phần trên ta có nói đa số thiên can hạp sẽ dẫn tới lộc hạp, tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, tỷ như Kỷ lộc ở Ngọ, Tân lộc ở Dậu, tuy Kỷ và Tân hạp nhau (âm thổ và âm kim) nhưng Ngọ và Dậu lại khắc nhau (2 cặp hình nhau).

hausinh
08-01-13, 16:49
5.Mã

Mã nghĩa là ngựa, tượng trưng cho sự thay đổi, di chuyển, đi chơi, đi làm ăn, đổi chỗ ở, đổi nghề, thậm chí người bị bịnh nặng tới năm/tháng/ngày/giờ có mã động thì cũng dễ chết. Nếu mã tốt thì những việc thay đổi di chuyển đó sẽ gặp thuận lợi, suôn sẻ, ngược lại mã xấu thì thay đổi, di chuyển gặp sự trắc trở, bực mình, không như ý. Cô dâu về nhà chồng hay chú rể đi ở rể cũng cần chọn mã tốt, vì đó cũng là sự thay đổi.

Cung Mã tính dựa vào địa chi, cụ thể như sau:

- Những người tuổi Dần Ngọ Tuất mã ở Thân

- Những người tuổi Thân Tý Thìn mã ở Dần.

- Những người tuổi Tị Dậu Sửu mã ở Hợi

- Những người tuổi Hợi Mão Mùi mã ở Tị

Cho nên dù là bất cứ tuổi gì thì mã cũng chỉ nằm ở 1 trong 4 cung Dần Thân Tị Hợi mà thôi.

Về xét mã tốt hạp hay xung cũng có nhiều cách, như sau:

- Khi xét mã giữa người với người, ta luận cung mã của 2 người với nhau mà thôi, sự tương hạp giữa cung mã và tuổi không quan trọng. Ví dụ người tuổi Bính Dần mã ở Thân, người tuổi Tân Mùi mã ở Tị, ta thấy Tị và Thân là lục hạp, vậy ta nói 2 người này có mã hạp nhau, khi đi chung sẽ suôn sẻ, thuận lợi, nếu là vợ chồng thì sống với nhau bền lâu, không bị chia lìa.

- Khi xét mã của ngày để xuất hành, khai trương, ra nghề mới, du lịch, cô dâu về nhà chồng v…v… ta chọn ngày hợp với cung mã của đối tượng. Ví dụ người tuổi Bính Dần mã ở Thân, nên chọn ngày Thân Tý Thìn (tam hạp), Tị (lục hạp), Sửu (chi đức hạp), Tuất (tứ kiếm hạp) thì sẽ được hạp mã. Mọi việc thuận lợi (tất nhiên còn phải phối với lộc, sao tốt sao xấu của ngày, ngũ hành của ngày v…v…).

- Khi chọn ngày cưới hỏi nếu là cô dâu về nhà chồng thì ưu tiên ngày có mã hạp cho cô dâu, nếu là chú rể đi ở rể thì chọn ngày mã hạp cho chú rể.

Khi mã động thì thường sẽ có sự di chuyển, thay đổi, ví dụ người tuổi Bính Dần mã ở Thân, thì vào năm Thân, tháng thân thường sẽ có sự thay đổi, di chuyển…

----------------------------------------

Can-Chi-Hành-Lộc-Mã là 5 yếu tốt rất căn bản để chọn ngày khởi công, động thổ, chôn cất, cưới hỏi, cũng như chọn tuổi vợ chồng, đối tác làm ăn. Phối hợp thêm với sao trực, cung bát trạch, cung bát tự, cung sanh ta sẽ có cái nhìn tổng quan về sự tốt xấu của một cặp vợ chồng. Phối với cung bát trạch, hướng nhà, hướng đất, tam sát phương, bát sát, mậu kỷ đô thiên, sao tốt sao xấu… ta chọn được ngày giờ khởi công, khai trương, hạ huyệt, bốc mộ v…v…

Một ứng dụng cụ thể rất ích lợi khác là tính & tìm năm tháng tốt hạp với tuổi bố mẹ để sinh con, để cả 3 được hạp can-chi-hành-lộc-mã và cung bát trạch. “Giàu con út, khó con út”, phải hiểu rộng là đứa trẻ mới sinh sẽ ảnh hưởng nhiều nhất về mọi mặt tới bố mẹ.

hausinh
08-01-13, 16:50
6.Cách sử dụng vật khí phong thủy hợp với can-chi-hành-lộc-mã

(đang viết, bổ sung sau)

yendoan
08-01-13, 17:51
........................................

son Vu
08-01-13, 20:18
Cách sử dụng vật khí phong thủy hợp với can-chi-hành-lộc-mã

(đang viết, bổ sung sau)

Chào Hậu Sinh, xem ra mình đã tìm đúng người để mong đợi, bạn đang đi đúng hướng, tuần tự không vội bạn ạ, Cái hẹn "Một tuần" của bạn với mình cũng đã đến rồi, theo mình các Vật khí phong thủy quan trọng ở 2 điểm.
- Tác dụng đối với phong thủy và ứng dụng cho nhà ở
- Tác dụng trang trí, thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Mình ủng hộ bạn và mong chờ bài viết tiếp theo, mình sẽ căn cứ vào các bài viết của bạn để vừa học hỏi, vừa đúc kết thêm kinh nghiệm cho mình, thân.

Linhpharmacy
09-01-13, 12:47
Cảm ơn bạn, đó là nguyên lý của bạn đưa ra. Nhưng mình và mọi người lại muốn có câu trả lời từng việc.
Vì nếu chỉ xét về tam hợp hay nhị hợp thì Thuyết Kim mộc hỏa thổ sinh ra để làm gì.
Mình sẽ có câu hỏi cụ thể về Tam hợp, lục hợp mong bạn giải thích giùm.
Cảm ơn bạn về bài viết bổ ích.

hausinh
10-01-13, 17:22
Vâng, chờ câu hỏi của bạn Linhpharmacy :D Mình còn nợ bạn 1 câu bên topic kia, sẽ ráng trả lời sớm, để lâu tội lỗi quá, vì thời gian mình khá eo hẹp bạn thông cảm nha

hieunv74
15-01-13, 16:14
1.Thiên Can

Ngoài ra còn có những cặp chính phá/hạp/xung thiên can, cụ thể là:

- Giáp phá Mậu, hạp Kỷ, xung Canh

- Ất phá Kỷ, hạp Canh, xung Tân.

- Bính phá Canh, hạp Tân, xung Nhâm

- Đinh phá Tân, hạp Nhâm, xung Quý.

- Mậu phá Nhâm, hạp Quý, xung Giáp

- Kỷ phá Quý, hạp Giáp, xung Ất

- Canh phá Giáp, hạp Ất, xung Bính

- Tân phá Ất, hạp Bính, xung Đinh

- Nhâm phá Bính, hạp Đinh, xung Mậu

- Quý phá Đinh, hạp Mậu, xung Kỷ

“Phá” nghĩa là chủ động khắc, “Xung” là bị khắc. Ví dụ xem câu “Giáp phá Mậu, hạp Kỷ, xung Canh” ta thấy:

- Giáp khắc Mậu (Giáp thuộc mộc, Mậu thuộc thổ)

- Giáp hạp Kỷ, Kỷ cũng hạp Giáp (nhưng Giáp được lợi nhiều hơn vì Giáp thuộc mộc, Kỷ thuộc thổ, mộc khắc thổ)

- Giáp bị Canh xung (Giáp thuộc mộc, Canh thuộc kim)



Lão hậu sinh mở đề tài hay thật, góp vui tí ti vậy:

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/banhthienCAN_zps201514cf.jpg

Hà đồ:
……………2.7…………
8-3…….5/10……. 4-9
……………1.6…………
Can hợp theo số của hà đồ mà ra:
1-6: giáp kỷ - hóa thổ
2-7: ất canh
3-8: Bính Tân
4-9: Đinh nhâm
5-10: Mậu quý
---
+ Quan hệ phá hay xung đều do quan hệ khắc mà cùng dấu (đồng âm hoặc đồng dương mang lại).
[chỉ cần học thuộc: trước hợp là PHÁ ---hợp cách 6--- sau hợp là xung]

- Giáp, Mậu, kỷ, Canh: Giáp (+mộc) cách 5 phá Mậu (+thổ), cách 6 hợp Kỷ (1-6), cách 7 xung Canh (+kim): – >1 khắc cách 5, hợp cách 6 [1,6], xung cách 7!

- Ất phá Kỷ, hạp Canh, xung Tân: Ất 2 (-mộc) …cách 5… phá Kỷ 6 (-thổ) …cách 6… hợp Canh 7 (+kim); … cách 7… xung Tân 8 (-Kim)!

- Bính phá Canh, hạp Tân, xung Nhâm: Bính 3 (+hỏa) …c5… phá Canh 7 (+kim) …c6… hợp Tân 8 (-kim) … c7… xung Nhâm 9 (+Thủy)
Các can khác cứ thế mà luận tiếp:

- Đinh phá Tân, hạp Nhâm, xung Quý.
- Mậu phá Nhâm, hạp Quý, xung Giáp
- Kỷ phá Quý, hạp Giáp, xung Ất
- Canh phá Giáp, hạp Ất, xung Bính
- Tân phá Ất, hạp Bính, xung Đinh
- Nhâm phá Bính, hạp Đinh, xung Mậu
- Quý phá Đinh, hạp Mậu, xung Kỷ

:004::004::004:

VinhL
15-01-13, 23:01
Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5, Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10
Mộc Sinh Hỏa, Hỏa Sinh Thổ, Thổ Sinh Kim, Kim Sinh Thủy, Thủy Sinh Mộc
Mộc Khắc Thổ, Thổ Khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa, Hỏa Khắc Kim, Kim Khắc Mộc.

Giáp 1, Mậu 5 = 5 - 1 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Giáp 1, Kỷ 6 = 6 - 1 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Giáp 1, Canh 7 = 7 - 1 = 6 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

Ất 2, Kỷ 6 = 6 - 2 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Ất 2, Canh 7 = 7 - 2 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Ất 2, Tân 8 = 8 - 2 = 6 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

Bính 3, Canh 7 = 7 - 3 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Bính 3, Tân 8 = 8 - 3 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Bính 3, Nhâm 9 = 9 - 3 = 6 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

Đinh 4, Tân 8 = 8 - 4 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Đinh 4, Nhâm 9 = 9 - 4 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Đinh 4, Quý 10 = 10 - 4 = 6 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

Mậu 5, Nhâm 9 = 9 - 5 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Mậu 5, Quý 10 = 10 - 5 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Mậu 5, Giáp 1 = 1 - 5 = -4 + 10 = 6 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

Kỷ 6, Quý 10 = 10 - 6 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Kỷ 6, Giáp 1 = 1 - 6 = -5 + 10 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Kỷ 6, Ất 2 = 2 - 6 = -4 + 10 = 6 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

Canh 7, Giáp 1 = 1 - 7 = -6 + 10 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Canh 7, Ất 2 = 2 - 7 = -5 + 10 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Canh 7, Bính 3 = 3 - 7 = -4 + 10 = 6 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

Tân 8, Ất 2 = 2 - 8 = -6 + 10 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Tân 8, Bính 3 = 3 - 8 = -5 + 10 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Tân 8, Đinh 4 = 4 - 8 = -4 + 10 = 6 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

Nhâm 9, Bính 3 = 3 - 9 = -6 + 10 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Nhâm 9, Đinh 4 = 4 - 9 = -5 + 10 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Nhâm 9, Kỷ 6 = 6 - 9 = -3 + 10 = 4 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

Quý 10, Đinh 4 = 4 - 10 = -6 + 10 = 4 Phá (Khắc Xuất Đồng Nghi)
Quý 10, Mậu 5 = 5 - 10 = -5 + 10 = 5 Hợp (Hà Đồ Sinh Thành)
Quý 10, Kỷ 6 = 6 - 10 = -4 + 10 = 4 Xung (Khắc Nhập Đồng Nghi)

So Sánh Hai Can
Lấy số Can sau trừ cho số Can đầu, nếu là âm cộng thêm 10.
Kết quả:
4 = Phá
5 = Hợp
6 = Xung

Tìm Can Phá Xung Hợp
+ 4 = Phá
+ 5 = Hợp
+ 6 = Xung
Nếu lớn hơn 10 bỏ 10, số được là Can số.

Hoặc dùng Ngũ hành để luận suy
Can đầu là ta, đồng nghi (cùng âm hoặc dương) với ta, khắc xuất (ta khắc) là Phá, khắc nhập (khắc ta) là Xung.
Cái này thì dể nhất!!!

Âm đối âm mà dương đối dương
Người nào khắc ta, ta Xung họ
Ta đi khắc họ, quậy Phá người

Như ta là Kim Canh Tân,
Xung: Khắc Nhập là bị Hỏa Khắc tức Bính Đinh,
đồng nghi tức Canh xung Bính, Tân xung Đinh
Phá: Khắc Xuất là Kim khắc Mộc Giáp Ất,
đồng nghi tức Canh phá Giáp, Tân phá Ất vậy.

Hihihihihihihihi

caothom
13-07-13, 10:54
Cần phải thêm: Ngũ hợp hóa của Thiên can để luận đoán được rõ hơn.