PDA

View Full Version : Thiên Văn và Ứng Dụng



VinhL
25-02-13, 07:14
Hiện nay tiểu sinh đang mò mẫn nghiên cứu Thiên Văn. Thiết nghỉ môn Phong Thủy phân 5 xẻ 7, chẳng biết đâu là chân ngụy. Muốn truy nguyên và tầm chân thì chắc chắn phải cần đến môn Thiên Văn. Bỡi môn Thiên Văn chính là đầu nguồn của các môn Lý Học Đông Phương, từ Hà Đồ, Lạc Số, Phong Thủy, Tam Thức, Tử Vi, vv......

Với sự tiến triển của ngành Astronomy (Thiên Văn) và cả ngành Astrology (Chiêm Tinh) Tây Phương, sẻ giúp chúng ta định vị chính xác các sao, hành tinh, Nhật Nguyệt, để kết hợp nó vào sự nghiên cứu Phong Thủy.

Xuyên suốt cả lịch sử nhân loại, các kiến trúc cổ, từ Kim Tự Tháp, Stonehenge, các đài tế sao, tế thần cuả các dân tộc Nam Mỹ, Hy Lạp, vv...., đều căn cứ vào Thiên Văn trong thiết kế và cấu trúc.
Cho nên, nghiên cứu chuyên sâu vào phong thủy đông lẫn tây mà không biết chút Thiên Văn, quả thật như kẻ mù mò vòi mà đoán voi!!!

Cổ nhân có câu "Học Thầy chẳng Tày học Bạn", thiết nghỉ, một mình học hỏi chẳng có ai cùng đàm luận thì thật buồn lắm lắm. Cho nên ý định mỡ cái mục này, cùng nhau chia sẻ và học hỏi về môn Thiên Văn.

Trước hết chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu môn Chiêm Tinh, nhất là phương pháp lập thành lá số!!!

hoang.chuhuy
25-02-13, 09:50
Chiêm tinh phương Tây có Đỗ Bất Nhị.

hoang.chuhuy
25-02-13, 09:55
http://www.astrologysoftware.com/books/index.asp?orig=

quy_co99
25-02-13, 22:05
Xin huynh VinhL đưa cách lập lá số theo 12 cung hoàng đạo phương Tây để mọi người có cái cơ bản rùi mới bình luận rơm rả được. Như huynh Văn hoài đưa lên cơ bản mọi người mới biết mà bàn luận với Huynh chứ. đệ cũng đang bắt chước Huynh học thiên văn để đo nhật nguyệt, kim thủy... :0006::0006:

VinhL
26-02-13, 03:14
Xin huynh VinhL đưa cách lập lá số theo 12 cung hoàng đạo phương Tây để mọi người có cái cơ bản rùi mới bình luận rơm rả được. Như huynh Văn hoài đưa lên cơ bản mọi người mới biết mà bàn luận với Huynh chứ. đệ cũng đang bắt chước Huynh học thiên văn để đo nhật nguyệt, kim thủy... :0006::0006:

Chào bạn Quy_co99,
Đúng là tiểu sinh có ý đó.
Dùng các lập lá số Chiêm Tinh Tây Phương, để biết cách tính vị trí của thất chính. Sao đó áp dụng vào tọa hướng để biết các tinh tú đóng tại đâu.

Tiểu sinh sẻ ráng dành thời gian viết bài, mong các bạn nhẫn nại.
Tiểu sinh sẻ tìm vài quyển chuyên về lập Horoscope, upload vào thư viện diễn đàn để chúng ta cùng nghiên cứu.

Thân

hoang.chuhuy
27-02-13, 08:38
Nếu bác đã có ý "khai dương" như vậy thì tốt quá rồi, còn gì bằng!
Mong được thưởng thức loạt bài của bác về đề tài này trong thời gian sớm nhất!

VinhL
27-02-13, 13:14
Tiểu sinh vừa upload:

RosicrucianCompleteAstrologyCourse.pdf.
http://www.mediafire.com/?5hod03ohy184g9b

Đây là tài liệu khóa học Chiêm Tinh (Astrology) tiếng Anh, của môn phái Rosicrucian Fellowship, một nhóm huyền môn Tây Phương (như là FreeMason vậy, nhưng mà khác.)
Tiểu sinh thì không có liên quan gì đến họ, nhưng vì toàn bộ tài liệu là Free, và xuất hiện trên mạng 10 mấy năm qua.
Tiếc rằng chưa tìm được quyển nào tiếng Việt để cùng các bạn học hỏi và nghiên cứu.

Hihihihihihihihihiihihi

quy_co99
28-02-13, 19:58
chào huynh, đệ hồi trước có ý định dùng chiêm tinh phương tây để nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ, Việt nhưng mà thấy sức mình có vẻ ko có khả năng nên tạm dừng nó mà quay sang học phong thủy, bây giờ lại quay về với nó. Hi vọng chúng ta có thể hiểu về nó sâu sắc và đưa ra những nghiệm chứng hay. đệ nhớ là có vài phần mềm sử dụng astro vào chứng khoán nhưng ko nhớ rõ. Mình dùng phần mềm để lập phương trình cho bớt rắc rối hihi.:669::669:

VinhL
01-03-13, 02:48
chào huynh, đệ hồi trước có ý định dùng chiêm tinh phương tây để nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ, Việt nhưng mà thấy sức mình có vẻ ko có khả năng nên tạm dừng nó mà quay sang học phong thủy, bây giờ lại quay về với nó. Hi vọng chúng ta có thể hiểu về nó sâu sắc và đưa ra những nghiệm chứng hay. đệ nhớ là có vài phần mềm sử dụng astro vào chứng khoán nhưng ko nhớ rõ. Mình dùng phần mềm để lập phương trình cho bớt rắc rối hihi.:669::669:

Chào bạn Quy_co99,
Bạn nói đúng, môn chiêm tinh củng được ứng dụng với các phương pháp chu kỳ Gann, Elliot (Wave), Benner, và Fibonacci, vv..... để tiên đoán trong thị trường chứng khoáng. Nhưng hiện nay không phải là đề tài nghiên cứu của tiểu sinh. Hihihihihihihih

Quả thật có không biết bao nhiêu trình, nhất là trên mạng, để lập lá số chiêm tinh, nhưng học hỏi phương pháp lập lá số bằng viết và giấy sẻ tạo cho mình một cơ hội nghiên cứu sâu vào quy luật vận hành của các thiên thể, từ đó củng hiểu thêm chút ít về Thiên Văn, và các vấn đề liên quan đến vị trí của các sao để mà ngấm nghía mỗi đêm. Hihihihihihihih

Mấy hôm nay tiểu sinh cưỡi ngổng tìm sách Việt về cách lập lá số chiêm tinh, thật là buồn thay, chẳng thấy được một quyển!!! Xem ra cái môn chiêm tinh này không được thịnh hành lắm, chắc quán sẻ ế phải đóng quá!!! Hihihihihihihihihih

hoang.chuhuy
01-03-13, 09:12
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/315

longtuan
01-03-13, 10:03
Thật ra nghiên cứu chiêm tinh phương tây thì mình không đủ diều kiện , ngay như nước Nga bị thiên thạch rơi xuống còn bị bất ngờ và hiện tượng đó làm cả Mỹ cũng giật mình . Thật ra thì ở phương đông ngay từ ngày xưa các tướng cầm quân đều giỏi chiêm tinh rồi , không am thiên văn không tường địa lý làm sao cầm quân được , Gia Cát Lượng bầy cho Chu Du dùng hỏa công , cầu gió đông , Trần Quốc Tuấn tính triều cường làm nên Bạch Đằng , Hải Thượng lãn Ông lâp đàn vọng xắc để tiên đoán dịch bệnh , Trong Đông y có vận khí ,...vv còn nhiều cách xem mà không cần đến kính nọ kính kia , tuy đơn giản nhưng không thiếu phần chính xác , đi vào nó cũng mất khá nhiều thời gian đó , bạn thử đí theo hướng đó xem , 24 tiết khí lúc Âm dương giao hòa xem gió vọng sắc trời cũng thấy nhiều thú vị , thậm chí có lập thêm một quẻ để kết hợp cũng hay .

thaitruongthinh
01-03-13, 13:19
Một góc nhìn khác!
http://www.ninh-hoa.com/Ninh-HoaDOTcom-GSNguyenHuuQuang-Index.htm

VinhL
01-03-13, 14:25
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/315

Quyển này dịch từ "How To Tell The Future" - Tự đoán định tương lai [Chiêm Tinh. Dự đoán học], nghe tựa thì mê lắm, cở 85.38Mb thì đã quá, nhưng thực chắc, cái ruột rổng tênh, chẳng có gì để học được cả, phần chiêm tinh thì chỉ liệt kê chung chung 12 cung hoàng đạo Zodiac, sau đó bàn tới 12 Địa Chi, Chỉ Tay, Giải Mộng, Bài Tarot, và 64 quẻ dịch, thiệt như là cái nồi lẩu trộn hầm bà lằng lăng nhăn léo nhéo.

Thôi để tiểu sinh vừa ngâm cứu vừa viết vậy.
Hihihihihihihihihihihi

Đây là quyển sách kinh điển (Tổ Thư) của Chiêm Tinh Học Tây Phương!!!
Tetrabiblos - Claudius Ptolemy.pdf
http://www.mediafire.com/?w9mbnjp0wycfycv

VinhL
02-03-13, 02:28
Thật ra nghiên cứu chiêm tinh phương tây thì mình không đủ diều kiện , ngay như nước Nga bị thiên thạch rơi xuống còn bị bất ngờ và hiện tượng đó làm cả Mỹ cũng giật mình . Thật ra thì ở phương đông ngay từ ngày xưa các tướng cầm quân đều giỏi chiêm tinh rồi , không am thiên văn không tường địa lý làm sao cầm quân được , Gia Cát Lượng bầy cho Chu Du dùng hỏa công , cầu gió đông , Trần Quốc Tuấn tính triều cường làm nên Bạch Đằng , Hải Thượng lãn Ông lâp đàn vọng xắc để tiên đoán dịch bệnh , Trong Đông y có vận khí ,...vv còn nhiều cách xem mà không cần đến kính nọ kính kia , tuy đơn giản nhưng không thiếu phần chính xác , đi vào nó cũng mất khá nhiều thời gian đó , bạn thử đí theo hướng đó xem , 24 tiết khí lúc Âm dương giao hòa xem gió vọng sắc trời cũng thấy nhiều thú vị , thậm chí có lập thêm một quẻ để kết hợp cũng hay .

Chào lão RôngĐẹp,
Lão nói hoàn toàn đúng, nhưng nhìn lại thì ai nấy củng là quan chức cả, các sách về Thiên Văn là đồ quốc cấm thời đó lão ạ, dân thường làm gì mà được cơ hội nhìn thấy mấy quyên đó.
Tiểu sinh củng lục hết mấy bộ thư khố sách Hán rồi, sách Thiên Văn Chiêm tinh thất chính tứ dư thì đống đống, như bỡi bản tính đông phương, viết ra pháp chứ có bao giờ phơi bày cái lý đâu, giờ độ số các cung sai bét hết mà chẳng mấy ai hiểu được cái lý để mà cập nhật, nên càng ngâm sẻ càng rối!!!
Theo tiểu sinh thì học Chiêm Tinh của Tây Phương, sau đó kết hợp lại với Thất Chính Tứ Dư thuật của Đông Phương mới là thượng sách.

VinhL
02-03-13, 02:59
Thôi chúng ta bắt đầu vậy. Hihihihiihihihihihi

Bài 1
Celestial Sphere - Thiên Cầu.

Từ xưa cổ nhân tiên hiền đông tây ngắm trời xét sao đã ý thức được vòm trời mà họ nhìn thấy là một bán cầu. Các nhà thông thái Hy Lạp đã định kiến rằng toàn thể bầu trời được in lên trên một trái cầu khổng lồ bao quanh trái đất. Quả cầu này bao chứa tất cả các tinh tú trên trời.

Thiên cầu là một trái cầu tưởng tượng, bỡi vì địa cầu chúng ta hình khối tròn, cho nên tại bất cứ địa điểm nào, chúng ta đều thấy vòm trời là một bán cầu, tầm nhìn bị bao quanh bỡi đường chân trời (do bản tính của hình khối tròn). Nếu chúng ta tưởng tượng bán cầu này giãn ra vô cùng to, thật to, thì đó chính là trái thiên cầu.

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTBVRrqtShmCqdfK60LhKksr4tmL47jP fXIMRhq1DTHN9udLfWD8Q

Các nhà thiên văn học thời này vẩn thấy khái niệm này rất là thực dụng, bỡi từ đó họ có thể định vị tất cả các tinh tú trên trời!

http://astro.wsu.edu/worthey/astro/html/im-sky/cel-sphere-2.gif

(Thực ra địa cầu gần như là hình khối elip hơn là khối tròn, cực bắc và nam hơi thụt vào, bên đông và tây hơi phình ra bỡi lực hấp dẫn của mặt trăng. Khối elip này nếu tính theo sự lồi lõm của núi biển, vv... thì được gọi là khối Geoid, không biết tiếng Việt gọi Geoid là gì?).

http://www.altimetry.info/images/alti/dataflow/processing/ref_surf/ellipsoid.gif

Chiêm tinh học Tây Phương thời nay có hai phương pháp
1) Geocentric, Địa Tâm: lấy tâm địa cầu làm tâm cho thiên cầu.
2) Heliocentric, Nhật Tâm: lấy tâm mặt trơì làm tâm cho thiên cầu.
Heliocentric thường được ứng dụng vào suy đoán kinh tê, thị trường chứng khoán, vv.....

longtuan
02-03-13, 10:42
Sau đây là một ví dụ về cách xem thiên văn của người xưa .
Năm giáp tý < kim > tháng giêng bính dần <hỏa > ngày mông 1 ất mão thủy , giờ mậu dần thổ , bỗng xem thấy ở phương mão mộc , một đám mây đầu hường về phương tý thủy ,đuôi hướng về phương ngọ hỏa sắc trắng kim pha xanh lơ , lúc đó thấy gió từ phương dậu là sát khí , nghe gió như thấy kêu gào thảm thương phải rợn tóc gáy thì đoán rằng phương mão tuy có 3 sao tốt . Niên dức vượng tuế sinh đức ở mão , tý thủy mão môc vượng , thái tuế tý sinh mão mộc song khí mây hình thổ sắc trắng pha xanh lơ , tháng bính bệnh ở thân tử khí ở dậu , do sắc trắng ở thân dậu tới khắc phương mão kiêm điềm gió kêu gào thảm thương , rồi thái tuế với mão là tam hình , những triệu xấu đó tuy có 3 sao tốt nói trên , cũng không thể cứu được . Như thế biết phương mão mất mùa và tật dịch người chết vô kể . nếu về mùa hạ hỏa vượng mộc suy tai họa ngây ra ở nơi xa , nơi gần thì ứng trong nghìn rặm , các ngày tháng khác đêu theo đó mà suy ra .

VinhL
02-03-13, 14:25
Sau đây là một ví dụ về cách xem thiên văn của người xưa .
Năm giáp tý < kim > tháng giêng bính dần <hỏa > ngày mông 1 ất mão thủy , giờ mậu dần thổ , bỗng xem thấy ở phương mão mộc , một đám mây đầu hường về phương tý thủy ,đuôi hướng về phương ngọ hỏa sắc trắng kim pha xanh lơ , lúc đó thấy gió từ phương dậu là sát khí , nghe gió như thấy kêu gào thảm thương phải rợn tóc gáy thì đoán rằng phương mão tuy có 3 sao tốt . Niên dức vượng tuế sinh đức ở mão , tý thủy mão môc vượng , thái tuế tý sinh mão mộc song khí mây hình thổ sắc trắng pha xanh lơ , tháng bính bệnh ở thân tử khí ở dậu , do sắc trắng ở thân dậu tới khắc phương mão kiêm điềm gió kêu gào thảm thương , rồi thái tuế với mão là tam hình , những triệu xấu đó tuy có 3 sao tốt nói trên , cũng không thể cứu được . Như thế biết phương mão mất mùa và tật dịch người chết vô kể . nếu về mùa hạ hỏa vượng mộc suy tai họa ngây ra ở nơi xa , nơi gần thì ứng trong nghìn rặm , các ngày tháng khác đêu theo đó mà suy ra .

Tiểu sinh hỏi lão,
Đọc xong đoạn trên lão ứng dụng được gì vào thực tế không?
Tác giả nói từ đó suy ra, lão suy ra được gì chưa? Hihihihihihihihihi

Giáp Tý Kim, Bính Dần Hỏa, Ất Mão Thủy, Mậu Dần Thổ, là nạp Âm, vậy nạp âm có liên quan vì đến 5 hành tinh lão có biết không?
Tháng Bính thuộc Hỏa trường sinh tại Dần đến Thân là bệnh, tử là Dậu, ... Vậy ngủ hành của Tháng thì tại sao lại liên quan đến đám mây sắc trắng từ phương Thân Dậu để khắc phương Đông Mộc, vv.....
Tiểu sinh đã nói cổ nhân truyền thuật chẳc bao giờ truyền lý.
Nội cái đoạn trên thôi, muốn hiểu rỏ tác giả nói gì thì ít nhất củng phải vài năm nghiên cứu!!! Hihihihihihihihi

longtuan
02-03-13, 16:40
Tiểu sinh hỏi lão,
Đọc xong đoạn trên lão ứng dụng được gì vào thực tế không?
Tác giả nói từ đó suy ra, lão suy ra được gì chưa? Hihihihihihihihihi

Giáp Tý Kim, Bính Dần Hỏa, Ất Mão Thủy, Mậu Dần Thổ, là nạp Âm, vậy nạp âm có liên quan vì đến 5 hành tinh lão có biết không?
Tháng Bính thuộc Hỏa trường sinh tại Dần đến Thân là bệnh, tử là Dậu, ... Vậy ngủ hành của Tháng thì tại sao lại liên quan đến đám mây sắc trắng từ phương Thân Dậu để khắc phương Đông Mộc, vv.....
Tiểu sinh đã nói cổ nhân truyền thuật chẳc bao giờ truyền lý.
Nội cái đoạn trên thôi, muốn hiểu rỏ tác giả nói gì thì ít nhất củng phải vài năm nghiên cứu!!! Hihihihihihihihi

Thật ra đừng làm phức tạp hóa vấn đề nên , nào rằng cổ nhân truyền thuật chứ không truyền lý , đa nghi và thần thánh hóa vấn đề nên cũng làm người khó tiếp nhận kiến thức , khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ , thật ra khi viết vấn đề này cũng mới hảo ý đưa ra một phương mà thôi , còn về phần mình không nhiều thì cũng có ít trên thực tế , nhưng nghe dọng văn này tôi cụt hứng rồi trả lại phần này cho bạn .

thanhlang
02-03-13, 17:10
Thật ra đừng làm phức tạp hóa vấn đề nên , nào rằng cổ nhân truyền thuật chứ không truyền lý , đa nghi và thần thánh hóa vấn đề nên cũng làm người khó tiếp nhận kiến thức , khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ , thật ra khi viết vấn đề này cũng mới hảo ý đưa ra một phương mà thôi , còn về phần mình không nhiều thì cũng có ít trên thực tế , nhưng nghe dọng văn này tôi cụt hứng rồi trả lại phần này cho bạn .
Kính 2 chú vinhL và Longtuan.
Phương pháp của chú VinhL cũng hay mà của chú Longtuan cũng không phải là dỡ . Cháu mong chú longtuan mở 1 topic khác để trình bày ý của mình để các cháu ai thích hợp với phương pháp nào thì học theo phương pháp đó vậy.
Rất mong các bài viết tiếp của hai chú để tụi cháu có cơ hội học hỏi.
Cám ơn trang HKLS đã tạo điều kiện để tụi cháu có dịp học hỏi từ các trưởng bối .

huyruan
02-03-13, 21:28
Phải đó, bác VinhL nói vậy chứ hem có ý khiêu khích gì đâu, bác longtuan tranh luận thoải mái cho bác ấy tịt ngòi chơi :5887:



http://truongton.net/forum/imagehosting/49742249c4f7c4d3827.gif

VinhL
03-03-13, 00:02
Thật ra đừng làm phức tạp hóa vấn đề nên , nào rằng cổ nhân truyền thuật chứ không truyền lý , đa nghi và thần thánh hóa vấn đề nên cũng làm người khó tiếp nhận kiến thức , khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ , thật ra khi viết vấn đề này cũng mới hảo ý đưa ra một phương mà thôi , còn về phần mình không nhiều thì cũng có ít trên thực tế , nhưng nghe dọng văn này tôi cụt hứng rồi trả lại phần này cho bạn .

Ê da, lão RồngĐẹp à,
Học thì phải hỏi, phải suy, tiểu sinh đâu có ý làm mích lòng lão đâu.
Còn tiểu sinh nói đến vấn đề truyền pháp và lý của cổ nhân, đó là thực tế căn cứ vào hầu hết tất cả các môn lý học đông phương, có môn nào được truyền đạt rỏ ràng, từ a tới z không? Môn nào củng có bí truyền, bị giấu đi một phần, không phải đó là tâm lý của người phương đông thời xưa sao? Mà thơì thay củng vẫn còn!

Như quyển Vạn Kiếp Tông Bí Truyền về hành quân bố trận, bộ Đông A Di Sự về Tử Vi, Thái Ất Thần Kinh (chỉ mới được tung ra trong 10 năm trở lại), vv.... toàn là các học thuật cao cấp của xứ Việt ta, có được truyền đạt ra ngoài không? Lão thử so sánh với Tây phương nhé, học thuyết về nguyên tử, hạt nhân, vv.... đều có thể xếp loại thuộc bí mật quốc phòng, thế mà củng được truyền dạy, thực nghiệm tại tất cả các đại học!!!

Lão có hảo ý muốn chia sẻ, thì tiểu sinh thành tâm cám ơn lão. Theo các bạn đề nghị, thì xin mời lão mỡ một mục riêng vậy, để tiểu xin củng có cơ hội học hỏi!!!
Hihihihihihihihihi

hoang.chuhuy
03-03-13, 12:28
Theo tiểu sinh thì học Chiêm Tinh của Tây Phương, sau đó kết hợp lại với Thất Chính Tứ Dư thuật của Đông Phương mới là thượng sách.
Thích và ủng hộ cách tiếp cận này...

VinhL
03-03-13, 14:23
Bài 2
Geographic Coordinate - Tọa Độ Địa Lý
Để định vị các địa điểm trên địa cầu, hệ thống Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến được lập ra. Kinh tuyết là các vòng tròn lớn (Great Circle, theo Hán Việt thì gọi là Đại Khuyên) của khối tròn, đi từ cực bắc tới nam, và vuông gốc với vòng equator xích đạo, theo chiều dọc. Vĩ tuyến là các vòng tròn ngang, song song với vòng xích đạo, cho nên còn được gọi là vòng song song - Parallels.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/62/Latitude_and_Longitude_of_the_Earth.svg/300px-Latitude_and_Longitude_of_the_Earth.svg.png

Năm 1884, nước Mỹ tổ chức buổi hợp International Meridan Conference, 22 trong số 25 nước tham gia nghị định lấy kinh tuyến đi qua đài thiên tinh hoàng gia (Royal Observatory) tại Greenwich, gần London, UK, là kinh tuyến 0 độ. Kinh tuyến này được gọi là Prime Meridian (Thủ Kinh Tuyết, hoặc Tý Ngọ Tuyến theo Hán Việt.) Các kinh đố phía đông của đường thủ kinh tuyến (Greenwich) có các độ số cộng. Các kinh tuyết phía Tây của đường Greenwich là có độ số trừ. Các vòng vĩ tuyết phía bắc của đường xích đạo được quy định độ số cộng, và phía nam đường xích đạo có độ số trừ. Vĩ độ được gọi là Latitude và Kinh độ được gọi là Longitude.
Một vòng tròn có 360 độ, nhưng vì quy định lấy phía đông của kinh tuyết Greenwich là +, phía tây là -, cho nên độ số của kinh tuyết cao nhất là 180 cộng hoặc trừ, tức là đi từ -180* - 0 - 180*
Vĩ tuyến lấy vòng xích đạo là 0 độ, phía bắc cao nhất là cực bắc cách vòng xích đạo 90 vĩ độ, và cực nam -90 vĩ độ, cho nên bắc cực (North Pole) có vĩ độ là 90*, nam cực (South Pole) có vĩ độ là -90*.
Vòng vĩ tuyết 0 độ - xích đạo có chu vi lớn nhất, các vĩ tuyết về phía bắc và nam của đường xích đạo sẻ có chu vi nhỏ dần.
Có hai cách để viết kinh vĩ độ, dùng degree thập phân hoặc dùng hệ giờ phút giây.
Thí dụ kinh vĩ độ của tòa bạch ốc theo google map là 38.897696, -77.036508, đây là độ thập phân.
Chúng ta củng có thể đổi sang hệ giờ phú giây bằng cách phần lẻ (sau giấu decimal) nhân cho 60, đó là phút, sau đó lại lấy phần lẻ của phút nhân cho 60 để được phần giây.
38.897696, lấy phần lẻ 0.897696 x 60 = 53.86176, như vậy được 53 phút. Lại lấy phần lẻ 0.86176 x 60 = 51.7056. Như vậy theo hể giờ phút giây thì 38.897696 = 38*53'51.7056"
-77.036508, lấy phần lẻ 0.036508 x 60 = 2.19048, như vậy được 2 phút. Lại lấy phần lẻ 0.19048 x 60 = 11.4288. Như vậy theo hệ giờ phút giây thì -77.036508 = -77*02'11.4288"
Nếu không dùng + và - thì ta củng có thể dùng N bắc, S nam cho vĩ độ (Latitude), E đông và W tây cho kinh độ (Longitude).
38.897696N = 38*53'51.7056"N
77.036508W = 77*02'11.4288"W

VinhL
04-03-13, 07:09
Bài 3
Tọa Độ Thiên Cầu - Celestial Coordinate.
Nếu chúng ta đêm đường xích đạo của địa cầu, nới rộng ra vô tận và chiếu lên quả thiên cầu, thì nó sẻ cắt quả thiên cầu thành một vòng trong lớn (Great Circle - Đại Khuyên), vòng tròn này được gọi là vòng Thiên Xích Đại - Celestial Equator.
Tương tự, chúng ta củng có thể phóng chiếu các đường kinh và vĩ tuyến lên thiên cầu để làm hệ thống định vị các sao. Nhưng vì trái đất xoay tròn không ngừng, mà quả thiên cầu thì không di chuyển (căn cứ vào các tinh tú), cho nên chúng ta không thể dùng kinh tuyết móc tại Greenwich để mà định vị.

Chúng ta biết rằng, địa cầu di chuyển quanh Mặt trời trong quỷ đạo hình elip, ở độ nghiên khoảng 23.5 độ, cộng thêm sự tự chuyển quanh trục từ tây sang đông, cho nên nếu ta đứng trên mặt đất, ngắm nhìn mặt trời, thì sẻ thấy nó di chuyển từ đông sang tay, theo một hình bán cung. Hình bán cung chính là sự cộng hưởng của hai độ lệch từ quỷ đạo elip và độ nghiên trục quay của địa cầu. Đông phương gọi đó là Hoàng Đạo.
Nếu chúng ta nới rộng vòng bán cung này và phản chiếu nó lên quả thiên cầu, thì sẻ tạo ra một vòng tròn lớn. Vòng tròn lớn này được gọi là vòng Ecliptic - vòng Thiên Hoàng Đạo. Như vậy Ecliptic chính là đường hiển hiện hay hành trình hiển hiện của mặt trời trên quả thiên cầu (Apparent path of the sun on the celestial sphere).
Vòng Ecliptic này sẻ cắt vòng Thiên Xích Đạo (Celestial Equator) tại hai điếm. Hai điếm nhà chính là điếm Vernal Equinox - Xuân Phân, và điểm Autumnal Equinox - Thu Phân.
Độ lệch giữa vòng Thiên Xích Đạo (Celestial Equator) và Thiên Hoành Đạo (Ecliptic) khoảng 23.5 độ.

http://astro.wsu.edu/worthey/astro/html/im-sky/cel-sphere-2.gif

http://visual.merriam-webster.com/images/astronomy/astronomical-observation/celestial-coordinate-system.jpg

Hai điểm này tương đối không di chuyển so sánh với màn tinh tú (chỉ di chuyển theo vòng Tuế Sai - Precession, cho nên còn được gọi Precession Of the Equinox). Cho nên trong Thiên Văn điếm Vernal Equinox được quy định là điểm móc cho Thiên Kinh Độ (Celestial Longitude), và vòng Thiên Xích Đạo là điểm móc cho Thiên Vĩ Độ (Celestial Latitude).
Hệ thống định vị ứng dụng vòng Thiên Xích Đạo được gọi là Equatorial Coordinate System - Tọa Độ Xích Đạo
Ngoài hệ thống này ra còn có hệ thống Horizontal Coordinate System - Tọa Độ Hoành (Chân Trời), hệ thống Ecliptic Coordinate System - Tọa Độ Hoàng Đạo, Galactic Coordinate System - Tọa Độ Thiên Hà, và SuperGalactic - Tọa Độ Siêu Thiên Hà. Hihihihihihihihihi

Ba hệ thống được ứng dụng rộng rãi nhất là Tọa Độ Xích, Tọa Độ Hoành, và Tọa Độ Hoàng.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8f/Ecliptic_equator_galactic_anim.gif

VinhL
05-03-13, 22:41
Bài 4
Seasons - Bốn Mùa
Như đã nói ở bài trước, khi chúng ta chiếu vòng xích đạo và vòng hoàng đạo lên quả thiên cầu, hai vòng này sẻ cắt nhau tại hai điếm Xuân Phân - Vernal Equinox và Thu Phân - Autumnal Equinox. Điểm Xuân Phân Vernal Equinox còn được gọi là Northward Equinox hay Ascending node (móc bắc thăng), bỡi vì từ trái đất, chúng ta sẻ nhận thấy rằng từ điếm này mặt trời sẻ đi lên hướng bắc. Điểm Thu Phân Autumnal Equinox còn được gọi là Southward Equinox hay Descending node (móc nam hạ), từ điếm này mặt trời sẻ đi xuống hướng nam.
Điểm Vernal Equinox Xuân Phân thường xảy ra vào ngày 20 tháng 3 Dương Lịch, cho nên sau điếm này phía Bắc bán cầu khí hậu bắt đầu ấm áp vì đây là phần quỷ đạo mà trục xoay trái đất hướng về phía mặt trời (phía bắc trục hướng về mặt trời, phía nam thì hướng ra), trên thiên cầu, mặt trời càng ngày càng lên cao (đối với bắc bán cầu, ngược lại với nam bán cầu thì thất dần), cho đến khoảng 20/21 tháng 6 DL, đây là điếm Hạ Chí - Summer Solstice (còn được gọi Northern Solstice), tức mặt trời ở độ cao nhất. Khi trục trái đất hướng vào mặt trời thì các tia ánh sáng từ mặt trời rọi lên mặt đất phía bắc bán cầu ở góc độ cao, cho nên độ hấp thụ nhiên năng cao hơn. Sau điếm Hạ chí, mặt trời trên thiên cầu bắc đầu đi xuống, đến điếm Thu Phân Autumnal Equinox khoảng 22/23 tháng 9 DL, là bắt đầu đi vào phần dưới vòng xích đạo. Trục trái đất phía năm hướng về mặt trời, phía bắc thì hướng ra, vì vậy sau điếm Thu Phân này, khí hậu tại bắc bán cầu lạnh dần, ngược lại phía nam bán cầu ấm dần. Tại điếm Đông Chí - Winter Solstice (còn được gọi Souther Solstice) vào khoảng 21/22 tháng 12 DL, mặt trời trên thiên cầu thấp nhất tại bắc bán cầu, vào cao nhất tại nam bán cầu.
Tại điếm Đông Chí thì trái đất gần mặt trời nhất, và xa nhất vào Hạ Chí. Cho nên bốn mùa không phải do khoảng cách xa gần giữa mặt trời và trái đất, mà do gốc độ của các tia sáng từ mặt trời chiếu lên mặt đất. Ở gốc độ cao thì mặt đất sẻ thu hấp nhiên năng cao, ở gốc độ thấp thì sẻ thu nhận ít hơn, do vậy mà chúng ta có bốn mùa.
Gốc độ hấp thụ nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời tạo ra bỡi sự cộng hưởng giữa độ nghiên của trục trái đất và độ nghiên của quỷ đạo vận hành của trái đất quanh mặt trời!

Đây là link để xem sử vận chuyển của trái đất, gốc độ ánh sáng và 4 mùa:
http://astro.unl.edu/naap/motion1/animations/seasons_ecliptic.html

Equatorial Coordinate System - Hệ Tọa Độ Xích Đạo
Các nhà thiên văn lấy điểm Xuân Phân Vernal Equinox làm khổi điểm 0 độ cho thiên kinh độ (celestial longitude), tăng dần về hướng đông, cho nên còn được gọi là Right Ascension - RA, thường được ký hiệu bằng dấu alpha α.
Vòng thiên xích đạo (Celestial Equator) là mốc 0 độ cho độ cao, gọi là Declination - Dec, thường được ký hiệu bằng dấu delta δ. Độ cao nhất là +90 độ tại điếm Bắc Cực, và -90 độ tại điếm Nam Cực.
RA là gốc độ từ điểm Xuân Phân thường được viết bằng đơn vị giờ phút giây thay vì độ thập phân hay độ Radian. Lý do là từ sự thuận tiện để biết ngay vào khoảng mấy giờ phút giây RA, thì tinh tú đó sẻ đi qua kinh tuyến của người đang xem (observer).

Thay vì RA thì các nhà thiên văn củng thường dùng Hour Angle - Gốc Giờ viết tắc là HA hoặc LHA (Local Hour Angle - Gốc Giờ Địa Phương). HA đo lường gốc từ Kinh Tuyến người xem (Observer Meridian) về hướng Tây, theo đường Thiên Xích Đạo. Không như RA, HA Gốc Giờ tăng dần theo sự tự chuyển của trái đất.
HA được dùng để đo lường thời gian từ lúc tinh tú đi qua Kinh Tuyến của người xem.

Đây là RA và Dec của chòm Thất Tinh
Bắc Đẩu Thất Tinh
Thiên Xu, 天樞, Tham Lang, 貪狼, Dubhe, α UMa, Alpha UMa,
RA 11h03m43.67152s, DEC +61° 45′ 03.7249″
Thiên Tuyền, 天璇, Cự Môn, 巨門, Merak, β UMa, Beta UMa,
RA 11h01m50.47654s, DEC +56° 22′ 56.7339″
Thiên Ky, 天璣, Lộc Tồn, 祿存, Phecda, γ UMa, Gamma UMa,
RA 11h53m49.84732s, DEC +53° 41′ 41.1350″
Thiên Quyền, 天權, Văn Khúc, 文曲, Megrez, δ UMa , Delta UMa,
RA 12h15m25.56063s, DEC +57° 01′ 57.4156″
Ngọc Hành, 玉衡, Liêm Trinh, 廉貞, Alioth, ε UMa, Epsilon UMa,
RA 12h54m01.74959s, DEC +55° 57′ 35.3627″
Khai Dương, 開陽, Vũ Khúc, 武曲, Mizar, ζ UMa, Zeta UMa,
RA 13h23m55.5s, DEC +54° 55′ 31″
Dao Quang, 瑤光, Phá Quân, 破軍, Alkaid, η UMa, Eta UMa,
RA 13h47m32.43776s, DEC +49° 18′ 47.7602″

Chúng ta biết rằng xứ tây phương, họ không chọn địa thế long mạch để an tán, mà dùng các nghĩa trang tư nhân hoặc công cộng, như thế địa thế Âm Trạch không có tác dụng nhiều vào sự hưng suy của gia tộc, mà theo tiểu sinh nghỉ Thiên Văn mới là phần quan trọng. Thay vì lập một quẻ Chiêm Tinh cho cá nhân, chúng ta củng có thể lập một quẻ chiêm tinh cho một ngôi mộ, để biết sử ảnh hưởng của Thất tinh, tinh tú, vv.... vào ngôi mộ đó. Đây chính là chiều hướng mà tiểu sinh muốn nghiên cứu và chiêm nghiệm.
Hy vọng mục Thiên Văn và Ứng Dụng này sẻ tạo ra sự hứng thú và đường lối mới để chúng ta nghiên cứu sâu vào sự ảnh hưởng của Tinh Tú vào Âm Dương Trạch.
Hihihihihihihihihii

VinhL
07-03-13, 02:21
Bài 5
Ecliptic Coordinate System - Hệ Tọa Độ Hoàng Đạo
Hệ Tọa Độ này củng lấy điếm mốc Xuân Phân làm 0 độ, nhưng thay vì dùng vòng Thiên Xích Đạo, thì lại dùng vòng Hoàng Đạo (Thiên Hoàng Đạo) - The Ecliptic. Thiên Kinh độ - Celestial Longitude hay còn được gọi Ecliptic Longitude, đo từ điếm Xuân Phân Vernal Equinox, tăng dần theo hướng Đông.
Thiên Vĩ độ - Celestial Latitude hay còn được gọi là Ecliptic Latitude, đo tư vòng Hoàng Đạo, lên cực bắc hoàng - North Ecliptic Pole là cộng, xuống cực nam hoàng - South Ecliptic Pole là trừ.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/50/Ecliptic_grid_globe.png/600px-Ecliptic_grid_globe.png

Trong hệ tọa độ này chia làm hai hệ:
1) Geocentric - Địa Tâm
Kinh độ - Ecliptic Longitude, ký hiệu là lambda λ
Vĩ độ - Ecliptic Latitude, ký hiểu là beta β

2) Heliocentric - Nhật Tâm
Kinh độ - Ecliptic Longitude, ký hiệu là l
Vĩ độ - Ecliptic Latitude, ký hiệu là b
Đây là hệ tọa độ mà các nhà chiêm tinh thường dùng. Cả hai hệ Địa Tâm và Nhật Tâm đều được ứng dụng trong chiêm tinh học.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c3/Heliocentric_rectangular_ecliptic.png

Hình so sánh giữa hệ Địa Tâm và Nhật Tâm
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/33/Geoz_wb_en.svg/661px-Geoz_wb_en.svg.png

Hai hệ tọa độ Xích Đạo và Hoàng Đạo đều căn cứ vào điếm mốc Xuân Phân Vernal Equinox, mà điếm này thì lại di chuyển theo Tuế Sai - Precession Of Equinox.
Tuế Sai - Precession Of Equinox xảy ra do sự di chuyển của trục trái đất với chu kỳ là khoảng 26000 năm. Để các thông tin được chính xác, các nhà thiên văn còn lập ra hệ thống Kỷ Nguyên - Epoch, để đề cập chính xác thời điếm của điếm Xuân Phân Vernal Equinox. Hiện nay có 3 hệ thống Kỷ Nguyên thường dùng:
1) Mean equinox of a standard epoch - Điểm Bình Phân tại Kỷ Nguyên Tiêu Chuẩn.
Thường được dùng là J2000, B1950, B1900, vv....

2) Mean equinox of date - Điểm Bình Phân Ngày
Lấy giao điểm (điểm Xuân Phân) của vòng Hoàng Đạo và vòng Bình Xích Đạo (Mean Equator) tại một thời điểm tức Ngày (date). Nhưng hệ kỷ nguyên này không tính những sự ảnh của các tác động nhỏ như nutation (Chương Động). Thường được dùng trong các tính toán về quỷ đạo của các hành tinh.

3) True equinox of date - Điểm Thực Phân Ngày
Lấy giao điểm (điểm Xuân Phân) của vòng Hoàng Đạo và vòng Thật Xích Đạo (True Equator tức vòng Bình Xích Đạo cộng thêm các ảnh hưởng của Chương Động Nutation) . Đây là điếm giao thật giữa hai mặt phẳng Hoàng và Xích Đạo tại một thời điếm Ngày (Date) mà các tất cả các di động ảnh hượng đều được tính toán vào.

Vòng Zodiac trong chiêm tinh Tây Phương chính là căn cứ vào hệ Hoàng Đạo Địa Tâm. Nghĩa của chử Zodiac là căn cứ vào tiếng Greek - Hy Lạp, tức là Vòng Thú - Circle of Animals. Vòng Zodiac lấy điếm Xuân Phân Vernal Equinox là 0 độ Aries, chia vòng Hoàng Đạo làm 12 cung, mỗi cung 30 độ.
12 Con thú theo thứ tự là
Aries ♈ - Bạch Dương, 0 độ
Taurus ♉ - Kim Ngưu, 30 độ
Gemini ♊ - Song Tử, 60 độ
Cancer ♋ - Cự Giải, 90 độ
Leo ♌ - Sư Tử, 120 độ
Virgo ♍ - Xử Nử, 150 độ
Libra ♎ - Thiên Bình, 180 độ
Scopio ♏ - Hổ Cáp, 210 độ
Sagittarius ♐ - Nhân Mã, 240 độ
Capricornus ♑ - Ma Kết, 270 độ
Aquarius ♒ - Bảo Bình, 300 độ
Pisces ♓ - Song Ngư, 330 độ

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/de/Ecliptic_path.jpg/800px-Ecliptic_path.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bd/Equinox_path.png

Vòng Thú Zodiac khởi nguồn từ thời Babylonian, cách đây khoảng 2500 năm, trong thời đại được gọi là "Age of Aries" - Thời Đại Bạch Dương. Trong thời đại đó, các khoa học gia cho rằng người Babylon chưa biết đến Tuế Sai - Precession of The Equinoxes, do vậy mà hệ vòng Thú Zodiac không được dự tính sự di chuyển của điếm Xuân Phân Vernal Equinox. Hiện nay điếm Xuân Phân đã di chuyển. Hình phía trên các con số đỏ đại diện cho điểm xuân phân ở các niên đại -4000, -3000, -2000, -1000, 0, 1000, và năm 2000.
Do sự di chuyển của điếm Xuân Phân, các nhà chiêm tinh học lại chia ra hai phái:

1) Tropical Zodiac (Vòng Thú Nhiệt Đới: phái này lấy điếm Xuân Phân bất dịch, và điếm mốc luôn là điếm Xuân Phân, và vòng Thú Zodiac được gọi là Tropical Zodiac. Hiện nay điêm Xuân Phân Vernal Equinox đã đi vào Chòm tinh Song Ngư (Constellation Pisces), cho nên hiện nay còn được gọi là Thời Đại Song Ngư (Age of Pisces). Thời đại sắp tới là Thời Đại Bảo Bình (Age of Aquarius). Đa số chiêm tinh gia phương Tây sử dụng vòng Zodiac này.

2) Sidereal Zodiac (Vòng Thú Hằng Tinh): phái này cho điếm mốc 0 độ Bạch Dương di chuyển theo Tuế Sai, tức lấy Chòm tinh Bạch Dương (Cóntellation Aries) làm mốc, và vòng Thú Zodiac được gọi là Sidereal Zodiac.
Các nhà chiêm tinh Ấn Độ chuyên sử dụng vòng Thú Zodiac này. Hiện nay củng có một số nhà chiêm tinh Tây sử dụng vòng Zodiac này.
Sự khác biệt trong tinh độ của hai vòng Zodiac này theo sự ảnh hưởng của Tuế Sai là khoảng 1.4 độ trong 100 năm (1.4 degree per century). Hiện nay sử khác biệt này khoảng 24 độ. Các nhà chiêm tinh Ấn Độ gọi sự khác biệt tinh độ giữa hai vòng này là Ayanamsa.

Khi chúng ta nghiên cứu vào Time - Thời Gian thì chúng ta sẻ biết thêm về Sidereal Time tức Hằng Tinh Thời, hay thời gian căn cứ vào Tinh Tú.


Horizontal Coordinate System - Hệ Tọa Độ Chân Trời (Hoành)
Hệ Tọa độ này căn cứ vào mặt phẳng chân trời tại vị trí của người xem (Observer) thay vì mặt phẳng Hoàng Đạo hay Xích Đạo.
Trong hệ Tọa Độ này, điếm ngày trên đầu được gọi là Thiên Đỉnh - Zenith, có gốc cộng 90 độ với mặt đất, và đối với điếm Thiên Đỉnh là điếm Thiên Để - Nadir. Độ trừ không được quy định, nhưng chúng ta biết rằng điếm Thiên Để và điếm Thiên Đỉnh các nhau 180.
Vĩ độ của hệ này được gọi là Azimuth - Phương Độ, thường được đo từ hướng Bắc Thật, tăng dần đi về hướng Đông. Nhưng củng có người lấy điếm Nam là mốc 0 độ, tăng dần về hướng Tây. Phương độ Azimuth có khoảng từ 0 - 360 độ.
Hệ này không dùng Kinh Độ mà dùng Cao Độ - Altitude để định vị, được đo từ mặt phẳng chân trời (đường chân trời), tăng dần lên đỉnh, vì vậy Cao độ chỉ có từ 0 - 90 độ.
Cao độ Altitude và Phương độ Azimuth được viết tắc là Alt/Az

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f7/Azimuth-Altitude_schematic.svg/436px-Azimuth-Altitude_schematic.svg.png

Đây là hệ tọa độ thường được dùng bỡi tất cả các nhà thiên văn nghiệp dư, vì nó dùng để chiêm ngấm tinh tú. Hệ tọa độ này lại trùng hợp với phương hướng của La Kinh sử dụng trong Phong Thủy (nếu lấy hướng Bắc làm móc.)

Đa số các tinh tú (không tính các hành tinh) trên bầu trời đều tương đối không di chuyển, cho nên vị trí của các tinh tú đều được các nhà thiên văn liệt kê theo hệ Xích Độ, RA/Dec. Để tiện bề ngấm xem các tinh tú vào đêm thì thường các nhà thiên văn nghiệp dư, đổi hệ RA/Dec sang hệ Alt/Az.

VinhL
08-03-13, 14:06
Bài 6
Solar Time - Giờ Mặt Trời
Khi chúng ta cấm một cây sào vào đất, lấy điếm bóng mặt trời trước và sau trưa để định hướng, thì điếm bóng ngắn nhất, điếm đứng bóng đó chính là 12:00 Noon - Trưa. Thời điếm đó được gọi là 12:00 Noon Local Apparent Solar Time - Trưa Giờ Mặt Trời Biểu Kiến tại Địa Phương đó. Sau đó khoảng 24 tiếng đồng hồ sau thì mặt trời lại trở lại điểm đứng bóng. Thời gian khoáng 24 tiếng giữa hai điếm đứng bóng của mặt trời được gọi là Apparent Solar Day - Một Ngày Mặt Trời Biểu Kiến. Giờ Mặt Trời Biểu Kiến - Apparent Solar Time, còn được gọi là True Solar Time - Giờ Mặt Trời Thật, hoặc Sundial Time - Giờ Đồng Hồ Mặt Trời.
Nhưng trên thực tế, thì thời gian một vòng biểu kiến của mặt trời không nhất định, như tháng 9 DL thì tương đối ngắn hơn và tháng 12 DL, 24 giờ biểu kiến có thể ít hơn 21 giây hoặc 29 giây lâu hơn so với giờ đồng hồ.
Củng vì nguyên nhân đó nên 12:00PM giờ đồng hồ đa số là không phải thời điếm đứng bóng (bóng ngắn nhất) của mặt trời trong ngày.
Để thuận tiện cho sự sinh hoạt hàng ngày, chúng ta đều muốn phương pháp đo thời gian đều đặn, cho nên The Fictitious Mean Sun - Mặt Trời Trung Độ Giả được tưởng tượng di chuyển trên Thiên Xích Đạo với vận tốc đều đặng, trùng hợp với vận tốc trung bình của mặt trời thật. Thời gian ứng dụng Mặt Trời Trung Độ Giả này được gọi là Mean Solar Time - Giờ Mặt Trời Trung Độ. Đây chính là giờ Đồng Hồ mà chúng ta đang sử dụng!!!
Thời gian khác biệt giữa hai giờ, Mặt Trời Biểu Kiến và Mặt Trời Trung Độ được tính toán bằng Equation Of Time - Phương Trình Thời Gian (Phương Trình Giờ).

Sidereal Time
Thời gian căn cứ vào vị trí của mặt trời cho chúng ta hai loại giờ Biểu Kiến và Trung Độ. Còn một loại giờ khác mà rất thông dụng trong giới Thiên Văn lẫn Chiêm Tinh, đó là giờ Sidereal Time - Giờ Tinh Tú (Giờ Sao).
Từ Sidereal theo Hán Việt thì gọi là Hằng Tinh - 恒星, nghĩa là căn cứ vào tinh tú.
Sidereal Time được căn cứ vào chu kỳ biểu kiến của tinh tú.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/67/Sidereal_day_%28prograde%29.png

Hình trên tại điếm 1, mặtrời vào một ngôi sao nào đó đang tại đỉnh đầu. Tại điểm 2, trái đất đã tự chuyển 360 độ và ngôi sao đã tại đỉnh, từ 1 --> 2 là một Ngày Tinh Tú. Nhưng phải đợi thêm một chút thời gian nửa, tại điếm 3, thì mặt trời mới trở lại đỉnh,vì trái đất đã di chuyển thêm một khoảng nửa, cho nên 1--> 3 là một Ngày Mặt Trời. Do sự vận chuyển của trái đất trong quỷ đạo quanh mặt trời, một ngày trái đất xêch dịch khoảng 1 độ, cho nên từ điểm 1 đến điếm 3 tức là thời gian giữa hai điếm Trưa Đứng Bóng lâu hơn thời gian một Ngày Tinh Tú.

Nếu ta lấy điểm của một tinh tú nào đó vào 12:00AM, sau khoảng 24 tiếng, khi tinh tú đó lại xuất hiện đúng vào vị trí đó, thì thời gian đó chính là chu kỳ của một ngày Tinh Tú Biểu Kiến - Apparent Sidereal Day (thí dụ này không lấy ban ngày vì ban ngày sẻ khó mà thấy sao trên trời!)

Local Apparent Sidereal Time - Giờ Tinh Tú Biểu Kiến Địa Phương, được quy định là Gốc Giờ (Hour Angle - HA) của điểm Xuân Phân Vernal Equinox với Kinh Tuyến (Meridian) tại địa phương đó. Nó có cùng độ Right Ascension RA - Gốc Thăng Phải hay Gốc Xích của bất cứ tinh tú hoặc thiên thể nào đi qua Kinh Tuyến tại địa phương đó vào thời điếm đó. Tại thời điểm mà điếm Xuân Phân Vernal Equinox đi qua Kinh Tuyến tại địa phương đó, thì Local Apparent Sidereal Time (LAST) - Giờ Tinh Tú Biểu Kiến tại địa phương đó là 00:00.

Thời điếm mà Mặt Trời hay Tinh Tú đi qua Kinh Tuyến Địa Phương của người xem còn được gọi là Culmination - Cực Điếm, và củng chính là điếm Cao Nhất của Mặt Trời hay Tinh Tú tại Kinh Tuyến Địa Phương vào thời điếm đó. Trong chu kỳ vận chuyển của các tinh tú (do sự tự xoay của trái đất), có hai Cực Điếm - Culmination , đó là Cực Điếm Thượng - Upper Culmination, và Cực Điếm Hạ - Lower Culmination.
Cực Điếm Hạ là điếm thấp nhất. Mặt trời ở tại Cực Điếm Thượng là vào thời điếm đứng bóng Trưa, và tại Cực Điếm Hạ thì phía dưới chân trời, nên người xem không thấy.
Độ Cao Altitude (Hệ Tọa Độ Chân Trời) của một tinh tú tại Cực Điếm Thượng là

Alt = (90 - L + D), L = Vĩ Tuyến của người xem, và D là độ Declination của Hệ Tọa Độ Xích Đạo RA/Dec.

Khi từ Cực Điểm - Culmination không đi với từ Thượng Hạ, thường thì các nhà Thiên Văn hoặc Chiêm Tinh ám chỉ Cực Điểm Thượng.

Greenwich Apparent Sidereal Time (GAST) - Giờ Tinh Tú Biểu Kiến tại Greenwich là Gốc Giờ (Hour Angle) của điểm Xuân Phân Vernal Equinox tại Prime Meridian - Thủ Kinh Tuyến tại vùng Greenwich của Anh.
Giờ Tinh Tú Biểu Kiển Địa Phương (Local Apparent Sidereal Time) thường được gọi tắt là Giờ Tinh Tú Địa Phương (Local Sidereal Time), tức chử Biểu Kiến thường bị bỏ ra, nhất là trong giới chiêm tinh.

Cho nên Giờ Tinh Tú (hoặc Tinh Tú Biểu Kiến) tại bất cứ địa phương nào, và Giờ Tinh Tú tại Greenwich, ngay tại thời điếm đó, chỉ khác nhau bằng tỷ lể thuận với Kinh Tuyến (Longitude) tại địa phương.
Nếu đi về hướng Tây 15 độ kinh tuyến, thì giờ tinh tú trước (cao) hơn 1 giờ, nếu đi về hướng Đông 15 độ kinh tuyến thì giờ tinh tú sau (nhỏ) hơn 1 giờ.

Tuy là vị trí tinh tú tương đối bất dịch, nhưng sự tự chuyển của trái đất vẫn bị ảnh hưởng bỡi Chương Động (Nutations, vv...), cho nên Giờ Tinh Tú lại được phân định Apparent Sidereal Time - Giờ Tinh Tú Biểu Kiến, và Mean Sideral Time - Giờ Tinh Tú Trung Độ.
Khi chúng ta cho con vụ nó quay, thì sự chuyển động lắc lư chính là Chương Động - Nutation! Tất cả các vật tự chuyển quanh trục đều có sự Chương Động, nhất là các hành tinh.

Mean Sidereal Time - Giờ Tinh Tú Trung Độ là Giờ Tinh Tú cộng thêm sự ảnh hưởng của Chương Động (Nutation). Sự khác biệt giữa Biểu Kiến và Trung Độ được tính bằng Phương Trình Phân Điểm (Equation of the Equinoxes). Nhưng sự khác biệt này rất nhỏ trong Right Ascension RA - Gốc Xích, cho nên Giờ Tinh Tú Biểu Kiến và Giờ Tinh Tú Trung Độ thường ít được phân biệt rỏ ràng nhất là trong giới chiêm tinh!

24 giờ Đồng Hồ mà chúng đang ta sử dụng, gồm thời gian tự xoay của trái đất, và sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời. Một năm Mặt Trời (Solar Year hay còn gọi là Tropical Year) là 365.2422 ngày. Một vòng là 360 độ. 360 đổ / 365.2422 ~= 0.9856 hay khoảng 59 phút 8.3304 giây, tức trái đất di chuyển khoảng 1 độ mỗi ngày.

Một ngày trong Giờ Tinh Tú Trung Độ được quy định là 23 giờ, 56 phút, 4.0916 giây tức là 23.9344699 giờ hay bằng 0.99726958 của Ngày Mặt Trời Trung Độ (Mean Solar Day).

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/a/a6/Sidereal_Time_en.PNG

Trong hình trên, phía bên trái là hình Mặt Trời và một Ngôi Sao tại Culmination - Cực Điểm trên Kinh Tuyến Địa Phương (Local Meridian). Trong hình chính giữa thì chỉ có ngôi sao đang tại Culmination - Cực Điểm. Một Ngày Tinh Tú là thời giữa giữa hai Cực Điểm của ngôi sao. Phía bên phải, là sau vài phút thì Mặt Trời mới trở lại Cực Điếm tại Kinh Tuyến Địa Phương. Một Ngày Mặt Trời là thời gian giữa hai Cực Điểm Mặt Trời - Sun Culmination tại Kinh Tuyến Địa Phương.

Tất cả các trị số trong Thiên Văn đều là trị số trung bình bỡi sự ảnh hưởng của các lực hấp dẫn, các di động, chương động, và biến động, nhất là hình thể không hoàn hảo (lồi lõm, vv...) của các hành tinh, làm cho sự tính toán chính xác thực sự không đơn giản. Vì vậy mà các trị số thường chỉ tương đối chính xác trong một khoảng thời gian nhất định.

Các loại giờ trên đều lấy sự tự chuyển và vận chuyển theo quỷ đạo của trái đất, nhưng thực tế các chuyển động này đều không đồng đều, nên Thiên Văn học còn quy định Ephemeris Time ET - Giờ Tinh Lịch.
Giờ Tinh Lịch ET được hội Liên Hiệp Thiên Văn Quốc Tế - IAU (Internation Astromonical Union), tiểu chuẩn hóa và áp dụng trong năm 1959, căn cứ vào lý thuyết Newton và quỷ đạo vận hành của trái đất quanh mặt trời. Mục tiêu là định lập một hệ thời gian đều đặng. Giờ ET được sử dụng trong hầu hết các lịch liệt kê vị trí của các hành tinh (Ephemeris).
Trong năm 1976, hội IAU nghị quyết rằng giờ ET là Phi Tương Đối (non-relativistic), và từ 1984 giờ ET sẻ được thay thế bằng hai hệ thang giờ tương đối (relativistic timescale), căn cứ vào Dynamical Timescale - Hệ Thang Giờ Động, đó là Terrestrial Dynamical Time TDT và Barycentric Dynamical Time TDB. (Hai loại giờ này thì chịu, không biết phải dịch thế nào luôn!!!)

Tuy Giờ Tinh Tú là căn cứ vào chu kỳ tự chuyển của trái đất và vị trí tinh tú (hay điếm Xuân Phân) làm móc, nhưng thực sự củng chưa được tính vào sự ảnh hưởng của Tuế Sai, cho nên các nhà Thiên Văn còn đặt ra Stellar Time - Giờ Thiên Thể cho các chu kỳ lâu dài hơn.

Ôi Thời Gian Thật Sự Rắc Rối, tiểu sinh xin chấm nghỉ tại đây, nếu không sẻ Tẩu Nhiệt Biểu Kiến à!!! Hihihihihihihihi

VinhL
22-03-13, 13:42
Mấy hôm nay tiểu sinh bận bế quan lập trình. Hy vọng vài tuần nửa sẻ có đồ chơi mới cho các bạn ngâm cứu. Hihihihihihihihihihihi

Hệ tọa độ chân trời Alt và Azimuth có tính tương đồng với hệ 360 độ 24 sơn của La Kinh, tiểu sinh đang lập trình để đổi Lịch Thiên Văn (Ephemeris) sang hệ Alt/Az để biết giờ nào cửu hành tinh và 7 sao thất đẩu đến cung nào trên mặt đất, và tại nơi nào trên cung hoàng đạo.

Có món đồ chơi này thì hy vọng sự nghiên cứu phong thủy của các cao thủ được nâng lên thêm 1 cấp nửa. Đó chính là cấp cao nhất của thuật phong thủy.

Như lão ASVN trích trong quyển Nguyên Không Pháp Giám:
"Người đời chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh, mà không biết ai tinh để định quái."
Có món đồ chơi này thì có thể dùng Thiên Tinh để mà định quái rồi đó!!!!

Hahahahahahahaha

quy_co99
22-03-13, 23:04
Mấy nay đệ bận quá nên ko thể đọc được mấy bài viết của lão. đệ đang rất rất muốn hỏi các huynh trên diễn đàn nhưng đệ cũng biết vấn đề dính líu đến âm trạch nên thường các huynh rất ngại về vấn đề này.

Đệ chỉ hỏi lão thế này thui. Đệ phải cải táng ông ngoại của đệ mất năm 95 tuổi ông là đinh mẹo. Hướng nghĩa trang hầu như người ta đều đặt theo hướng Cấn, nay đệ định đặt ông theo hướng bát thuần chấn chính xác 26 độ, phía trước mộ là 1 cái ao dài 40 m ngang khoảng 5 m (ao nhân tạo). và ngày đệ định đặt cái quách và cái mộ bia là lúc 8h tối giờ nhâm tuất ngày mậu tuất tháng ất mẹo năm quí tị. chỉ xin huynh có ý kiến chỉ đệ có cái nào ko chu toàn ko thế thui, chứ đệ ko dám nhờ huynh ra tay. vì đây là chuyện âm trạch thường các huynh ko thích đụng vào.

hoang.chuhuy
25-03-13, 13:00
Quả thật có không biết bao nhiêu trình, nhất là trên mạng, để lập lá số chiêm tinh, nhưng học hỏi phương pháp lập lá số bằng viết và giấy sẻ tạo cho mình một cơ hội nghiên cứu sâu vào quy luật vận hành của các thiên thể, từ đó củng hiểu thêm chút ít về Thiên Văn, và các vấn đề liên quan đến vị trí của các sao để mà ngấm nghía mỗi đêm.
Tiểu sinh thích tiền bối viết bài hơn! Cái vụ lập trình này lâu quá mà cuối cùng vẫn là hông biết cách an!!

VinhL
27-03-13, 22:22
Tiểu sinh vừa hoàn tất trình excel lịch thiên văn cho 2013, version 0.0000000000000000001. Hihihihihihihihihih

Dĩ nhiên các bạn phải enable Macro thì trình mới chạy.
Các bạn copy swedll32.dll vào folder C:\WINDOWS\SYSTEM32, thì khi nhấp chuột để mở trình mới chạy ok,
nếu không thì phải vào excel mở bằng Open.

Trình này dùng Swiss Ephemeris của Astrodienst:
http://www.astro.com/
vì nó free (GNU GPL), cho nên trình excel củng dạng GNU GPL free luôn. Hihihihihihihihi

Trong trình này các bạn nhập số, tư liệu vào các ô xanh.
Các bạn có thể đổi các hệ như Địa Tâm - Geocentric, Nhật Tâm - Heliocentric, vào Trạm Tâm - Topocentric (Tâm tại vị trí của người xem). Phương vị thì có thể chuyển sang 24 sơn, 64 quái, và 12 cung hoàng đạo.

Dĩ nhiên trình này không có bảo đảm gì cả bỡi nó là FREE mà.
(Use at your own risk!!!)
Hihihihihihihihihihihi

Link Download
LichThienVanVL2013.rar
http://www.mediafire.com/download.php?z2ixn7jyv2nbwka

TuHepLuong
27-03-13, 22:51
Tiểu sinh vừa hoàn tất trình excel lịch thiên văn cho 2013, version 0.0000000000000000001. Hihihihihihihihihih

Dĩ nhiên các bạn phải enable Macro thì trình mới chạy.
Các bạn copy swedll32.dll vào folder C:\WINDOWS\SYSTEM32, thì khi nhấp chuột để mở trình mới chạy ok,
nếu không thì phải vào excel mở bằng Open.

Trình này dùng Swiss Ephemeris của Astrodienst:
http://www.astro.com/
vì nó free (GNU GPL), cho nên trình excel củng dạng GNU GPL free luôn. Hihihihihihihihi

Trong trình này các bạn nhập số, tư liệu vào các ô xanh.
Các bạn có thể đổi các hệ như Địa Tâm - Geocentric, Nhật Tâm - Heliocentric, vào Trạm Tâm - Topocentric (Tâm tại vị trí của người xem). Phương vị thì có thể chuyển sang 24 sơn, 64 quái, và 12 cung hoàng đạo.

Dĩ nhiên trình này không có bảo đảm gì cả bỡi nó là FREE mà.
(Use at your own risk!!!)
Hihihihihihihihihihihi

Link Download
LichThienVanVL2013.rar
http://www.mediafire.com/download.php?z2ixn7jyv2nbwka


Hong biết có ai mở hàng chưa??? hihihi làm 1 tô trước gòi tín sau....

Cám ơn lão nha...

quy_co99
27-03-13, 23:33
Tuy chưa hiểu gì hết nhưng đệ cũng xin down về từ từ ngẫm ngẫm...hi

VinhL
28-03-13, 03:56
Chưa gì thì tiểu sinh phát giác ra là mình tính lộn cái độ la kinh với độ Hoàng Đạo rồi. Hai cái phải đi nghịch chiều.
Thái Dương Đáo Nhâm Sơn vào tiết Lập Xuân khoảng tháng 2-3, sau đó đáo Hợi sơn. Trong trình thì sau Nhâm lại đến Tý. Hihihihihihihihi

Thôi đợi version 0.000000000000000002 rồi sửa luôn. Hihihihihihihihih

Nếu các bạn muốn dùng trình để ngấm sao đêm thì nên sử dụng hệ tọa độ chân trời (xích đạo hoặc hoàng đạo), còn hệ tâm thì phải là địa tâm (geocentric).

canhdonghoang13
28-03-13, 07:06
Cách thức luận đoán như thế nào bác ơi!

VinhL
28-03-13, 11:43
Món đồ chơi này mới quá, nên tiểu sinh củng đang tìm hiểu mấy con số có ý nghỉa gì đây!!!! Hihihihihihihihihihi

Ở dạng căn bản nhất, nó là lịch thiên văn liệt kê vị trí của Nhật Nguyệt Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ, mà các nhà chiêm tinh và thiên văn tây phương họ dùng để lập các lá số hay ngấm sao.

Ý của tiểu sinh là muốn dùng nó để có thể biết mỗi ngày hay bất cứ thời gian nào, vị trí của các hành tinh và các sao ở tại sơn hướng nào, vv...... để xem sự ảnh hưởng của chúng trong phong thủy.

Như các sách phong thủy có nói đến Thái Dương Đáo Sơn Đáo Hướng, hoặc Thái Âm Đáo Sơn, Đáo Hướng, vv...

Chúng ta củng biết rằng Huyền Không Phi Tinh căn cứ vào Bắc Đẩu Thất Tinh, như vậy chúng ta củng có thể xem xét sự tương quan giữa cửu tinh và chòm sao thật như thế nào. Nguyên lý phi tinh bày trên lường thiên xích căn cứ vào thiên văn như thế nào?, vv......

Còn rất nhiều câu hỏi mà chúng ta cần thời gian để xem xét, nếu không có sự tiện lợi của trình thiên văn thì chắc phải ngồi tính toán nhức cả óc luôn!!!

Hihihihihihihihihihihihi

canhdonghoang13
28-03-13, 14:50
Column Width hơi hẹp khi chọn Hệ phương vị 64 Quái bác ạ!

VinhL
29-03-13, 03:19
Column Width hơi hẹp khi chọn Hệ phương vị 64 Quái bác ạ!

Ý kiến bố ích, cẩn cẩn thu thập!
Cám ơn bạn canhdonghoang13.

Hihihihihihihihihihihi

canhdonghoang13
29-03-13, 16:45
Xin được mời bác viết tiếp phần lý thuyết ạ!

VinhL
30-03-13, 05:25
Xin được mời bác viết tiếp phần lý thuyết ạ!

Thật ra phần lý thuyết thì bạn có thể đọc các sách về Thiên Văn tiếng Việt. Tiểu sinh muốn hoàn tất cái trình để có đô chơi, xem sao, chiêm nghiệm các cục thế phong thủy. Hihihihihihiihi

TVTK
30-03-13, 11:29
Không hiểu tại sao, sau khi enable macro, thì mọi chỉ số thành #value! . Nhờ VinhL chỉ giùm.
Cám ơn VinhL

thienphuckiti
31-03-13, 01:34
Không hiểu tại sao, sau khi enable macro, thì mọi chỉ số thành #value! . Nhờ VinhL chỉ giùm.
Cám ơn VinhL
bác TVTK ạ, bác dùng cách này xem sao:
Exel 2007 :
Developer > Macro Security . Trong hộp Trust center ,nhấp Macro Settings ,check Enable all macro(not.....) >OK
xài đồ cỗ exel 2003:
Tools > Macro> Security .Trong hộp Security >Security Level> check vào Low >OK.
Bác thữ xem có hết bệnh không.có hình đấy bác.
cái này ăn cơm hớt Anh VinhL rồi,Hehe...

VinhL
31-03-13, 07:50
Không hiểu tại sao, sau khi enable macro, thì mọi chỉ số thành #value! . Nhờ VinhL chỉ giùm.
Cám ơn VinhL

Bạn TVTK,
Bạn cần phải copy swedll32.dll vào Windows\system32 folder nếu bạn chạy window XP. Còn windows 7, 32 thì hình như là x86 folder gì đó. Windows 7 64 thì chịu, vì phải recompile anh swedll32.dll trong hệ 64 bit thì mới ok.

TVTK
31-03-13, 15:21
Cám ơn thienphuckiti, cám ơn VinhL đã giúp đỡ. tui đang dùng win 7 Ultimate, Excel 2007, đã làm theo cách của thienphuckiti hướng dẫn và đã sữa được lỗi #value! . giờ đang mò mẫm xem có gì trong trình này, nhưng chưa hiểu được gì nhiều, nếu VinhL cho bài hướng dẫn cách dùng thì hay quá. Cám ơn các anh nhiều

VinhL
13-04-13, 11:03
Chào các bạn,
Tiểu sinh mới hoàn tất version LichThienVanVL2013 version 0.02. Xem ra tạm dùng củng đở. Dĩ nhiên sẻ còn nhiều bugs, từ từ diệt. Hihihihihihihihihihihihihi


LichThienVanVL2013_Vers0.02.rar
http://www.mediafire.com/download.php?l34vlpr7q5vp4kn

Giờ thì các bạn có thể xem chừng nào anh Liêm Trinh thật sử gỏ cửa nhà rồi đó. Hihihihihihihihihihihihi

VinhL
13-04-13, 14:40
Vòng 28 tú trong trình là căn cứ vào các sao đầu của mỗi nhóm.
Các độ số 28 tú trong các La Kinh thì ôi thôi mỗi nhà, mỗi hiệu dùng mỗi kiểu số. Khó mà phân biệt đâu là chân ngụy, chỉ có theo các sao thật thì mới là chân chính đó!!!

Hihihihihihihihihihihi

Trước nhất các bạn nên hiểu 3 hệ tọa độ Ecliptic, Equatorial và Horizontal, là gì. (Đọc lại các bài viết).

Thiên văn cổ trung quốc tất cả đều dùng Địa Tâm (Geocentric).

Topocentric (Trạm Tâm) và Horizontal (Azimuth, Altitude) là tương ứng với phương hướng của La Kinh.

VinhL
18-04-13, 01:26
Theo sự tra khảo các sách kim cổ về thiên văn, thì từ Kim Long có liên hệ mật thiết với mặt trăng!!!

La Hầu và Kế Đô, Tử Khí và Nguyệt Bột là 4 giao điểm của mặt trăng trên quỷ đạo xoay quanh trái đất. Đây là Tứ Dư trong thuật chiêm tinh Thất Chính Tứ Dư.

Do quỷ đạo của mặt trăng nghiên hơn 5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo, cho nên quỷ đạo mặt trăng cắt hoàng đạo (quỷ đạo của trái đất quanh mặt trời) tại hai điếm. Hai điếm này chính là La Hầu và Kế Đô!

Riêng La Hầu và Kế Đô, thì được biết là nhập từ thiên văn Ấn Độ. La Hầu tức là Rahu, đươc mệnh danh là Đầu Rồng, và Kế Đô tức Ketu là Đuôi Rồng.
La Hầu theo thiền văn học hiện nay tức là Moon's Ascending Node, còn gọi là North Node, tức điếm giao giữa quỷ đạo mặt trăng và Hoàng Đạo, tại điếm này mặt trăng đi từ phía nam lên phía bắc của mặt phẳng hoàng đạo.
Kế Đô là Moon's Descending Node, còn gọi là South Node, tại điếm này mặt trăng đi từ phía bắc xuống phía nam của mặt phẳng hoàng đạo.

Tử Khí trong tứ dư, theo thiên văn hiện nay là điếm Apogee trên quỷ đạo của mặt trăng, tại điểm này khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất là xa nhất.

Nguỵệt Bột thì là điếm Perigee, tức điếm mà mặt trăng gần trái đất nhất!

Do sự xoay vòng của trục trái đất, tức Tuế Sai, điếm La Hầu Kế Đô nghịch chuyển với chu kỳ là 18.6. Thời gian giữa hai lần mặt trăng tại điếm La Hầu (hoặc Kế Đô) là 27.21222 ngày. Chu kỳ này còn được gọi là Draconic Month (Tháng Rồng! Hihihihiihihihihi).

Tại sao bốn điếm này quan trọng trong thiên văn học cổ lẫn kim?

1) Vì Nhật Thực và Nguyệt Thực chỉ xảy ra tại hai điếm La Hầu Và Kế Đô!!! (Điều Kiện Cần thứ nhất cho Nhật Thực là ngày đầu tháng âm lịch - ngày Sóc, thứ hai là ngày sóc tại điếm La Hầu, hay Kế Đô. Điều kiện cần cho Nguyệt thực là ngày rằm - ngày vọng, thứ hai là ngày vọng tại hai điếm này!)

2) Tại hai điểm Tử Khí và Nguyệt Bột, lực hút của mặt trăng yếu nhất tại Tử Khí, và mạnh nhất tại Nguyệt Bột!!!

3) Nhật thực toàn diện chỉ xảy ra khi điếm Kế Đô gần điểm Nguyệt Bột (khi mặt trăng tại điếm Nguyệt Bột, thì nó gần trái đất nhất, cho nên bóng mặt trăng đủ lớn để che khuất bóng mặt trời!!!)

Củng do Tuế Sai, và lực hút của mặt trời và trái đất, điểm Perigee (Nguyệt Bột, và Apogee Tử Khí), xê dịch thuận với chu kỳ là 8.85 năm!!!
Tại điểm Nguyệt Bột, do mặt trăng gần trái đất nhất, cho nên lực hút mạnh nhất, vì vậy mà thủy triều lớn nhất tại điếm này!!!
Chu kỳ dịch chuyển thuận gần 9 năm (8.85) của điếm Nguyệt Bột, thật là trùng hợp với chu kỳ cửu tinh vận chuyển trên lường thiên xích nhỉ??????????????, có lẻ đây mới chính là con Kim Long thật!!!!!

Chúng ta đều biết chu kỳ 20 năm Nguyên Vận trọng Huyền không liên quan đến sự hội hợp của hai sao Mộc Thổ, tức hai hành tinh lớn nhất trong thái dương hệ. Nếu điếm hội hợp này mà trùng hợp với điếm Nguyệt Bột, lại xảy ra đầu tháng âm lịch, thì nó thực là một con Kim Long xuất Động!!!

Quyển Thanh Nang Kinh là đứng đầu trong thuật Phong Thủy, có 3 phần, Hóa Thủy, Hóa Cơ và Hóa Thành. Toàn phần Hóa Cơ là nói Tính Tú Nhật Nguyệt!!!

化機
Hóa Cơ
天有五星,地有五行,
Thiên hữu ngũ tinh, địa hữu ngũ hành,
- Trên trời thì có năm hành tinh, địa thì có ngũ hành
天分星宿,地列山川,
Thiên phân tinh tú, địa liệt sơn xuyên,
- Trời thì phân tinh và tú, địa thì phân núi sông
氣行於地,形麗於天,
Khí hành vu địa, hình lệ vu thiên,
- Khí vận hành tại địa, hình đẹp nơi thiên
因形察氣,以立人紀。
Nhân hình sát khí, dĩ lập nhân kỷ.
- Lấy hình mà xét kỷ khí, để lập luật người
紫微天極,太乙之禦,
Tử vi thiên cực, thái ất chi ngự,
- Tử Vi (viên) là đỉnh trời, Thái Ất là hoàng lộ (từ chử ngự nhai, lộ của cung đình kinh thành)
君臨四正,南面而治,
Quân lâm tứ chính, nam diện nhi trị,
- Vua ngự tại tứ chính, hướng nam mà trị
天市東宮,少微西掖,
Thiên thị đông cung, thiểu vi tây dịch,
- Thiên Bố (viên) tại đông cung, Thiếu Vi (viên) tại bên tây
太微南垣,旁照四極。
Thái vi nam viên, bàng chiếu tứ cực.
- Thái Vi (viên) tại nam, chiêu bên tứ cực
四七為經,五德為緯,
Tứ thất vi kinh, ngũ đức vi vĩ,
- 4 7 là kinh (Thất Chính Tứ Dư), ngũ đức là vĩ
運幹坤輿,垂光乾紀,
Vận cán khôn dư, thùy quang càn kỷ,
- Vận gốc ở Khôn Dư (Địa Dư, Dư là đạo của Khôn đất), ánh sáng rọi chiếu là quy luật của Càn (Đạo của càn)
七政樞機,流通終始。
Thất chính khu cơ, lưu thông chung thủy.
- 7 hành tinh, và bắc đẩu (khu cơ), lưu thông không hề dứt
地德上載,天光下臨,
Địa đức thượng tải, thiên quang hạ lâm,
- Đức của địa là chở trên, của thiên là ánh sáng rọi xuống
陰用陽朝,陽用陰應,
Âm dụng dương triều, dương dụng âm ứng,
- Âm dụng nơi dương triều, dương dụng nơi âm ứng
陰陽相見,福祿永貞,
Âm dương tương kiến, phúc lộc vĩnh trinh,
- âm dương gặp nhau, phúc lộc lâu bền
陰陽相乘,禍咎踵門。
Âm dương tương thừa, họa cữu chủng môn.
- âm dương tranh nhau, thì họa hung đến cửa
天之所臨,地之所感,
Thiên chi sở lâm, địa chi sở cảm,
- Thiên là ở chổ lâm, địa là ở chỏ cảm
(thiên thì tinh tú rọi chiếu nên quan trọng ở chổ lâm, địa là bao chở, quan trọng ở chổ hửu tình)
形止氣蓄,萬物化生,
Hình chỉ khí súc, vạn vật hóa sinh,
- Hình định thì khí mới chứa, vạn vật mới sinh
氣感而應,鬼福及人。
Khí cảm nhi ứng, quỷ phúc cập nhân.
- Khí cảm (có tình) ở chổ ứng, họa phúc theo người
是故天有象,地有形,
Thị cố thiên hữu tượng, địa hữu hình,
- Vì vậy thiên có tượng, mà địa có hình
上下相須,而成一體。
Thượng hạ tương tu, nhi thành nhất thể.
- Trên dưới cần nhau, mà thành một thể
此之謂化機。
Thử chi vị hóa ki.
- Ấy là nói cái Hóa Cơ

Như vậy Kim Long là cái tượng của trời (tinh tú nhật nguyệt), động là do sự tụ hội vậy!!!!
Nghiên cứu để truy nguyên, tầm chân trong thuật phong thủy, quả thật không thể thiếu kiến thức vê thiên văn (cổ kim) vậy!!!

Ngày 10 tháng 5 DL, tức Mùng 1 tháng Tư (ngày Sóc) này có Nhật Thực!!!

Hihihihihihihihihihihihihihihihi

VinhL
22-04-13, 14:00
Chào các bạn,

Tiểu sinh đang sửa trình excel để bỏ thêm Tứ Dư, và Âm Lịch vào.

Khi nào hoàn tất sẻ upload để các bạn sử dụng.

Hihihihihihihihihihihi

VinhL
06-05-13, 02:51
Đọc bao nhiêu sách phong thủy, bao nhiêu phái đều lấy Thanh Nang, Thiên Ngọc, Bảo Chiếu, vv...... để là cái gốc, vậy học thuyết của Thanh Nang từ đâu ra???

Từ Thiên Văn trong Hoài Nam Tử!!!

Học thuyết cửu cung, cửu tinh, lường thiên xích, vv.... từ đâu ra?
Từ thuyết Hổn Thiên, và Cái Thiên!!!

Vậy khí từ đâu ra?
Từ Tinh Tú Nhật Nguyệt!!!
Như 24 Tiết Khí, thật ra là 12 khí và 12 tiết. Lịch Pháp của Âm lịch lấy khí để định tháng!!!
Ngày Sóc Nhật Nguyệt hội tụ, là móc khởi đầu của mỗi tháng. Mỗi tháng có một Khí chính, như tháng 11 phải có khí Đông Chí, tháng 1 phải có khí Vũ Thủy, vv.... tháng nào không có khí chính của tháng đó, thì tháng đó chính là tháng nhuận vậy. Tháng nhuận phải lấy tên tháng trước. Đó chính là dụng khí để định thời lịch vậy!!!
Mà 12 khí này định như thế nào?
Mỗi 30 độ của Hoàng Đạo là 1 khí!!!
Như vậy rỏ ràng khí ở đây là do Nhật vậy!!!

Nhật Nguyệt hội tụ là mốc định mùng 1 âm lịch, vậy Kiến là gì?
Nguyệt Kiến chính là phương mà đẩu tiêu chỉ mỗi tháng!
Đẩu tiêu là gì? Là Bắc Đẩu Thất Tinh, tiêu là sao Phá Quân!!!

Nguỵệt Tướng là gì? Là vị trí của Nhật trong mỗi tháng!!!
Nguyệt Kiến tòng tả biên chuyển, Nguyệt Tướng tòng Hửu chuyển mà tương thông!!! Đây chính là cái ý trong Thiên Ngọc Bảo Chiếu, vv.... là chân pháp!!!
Bỡi thánh nhân ngước lên nhìn xuống, lấy hiện tượng thiên nhiên mà viết Dịch, mà lập thuyết. Thuyết mà không có tượng trong thực tại, trong thiên nhiên, chắc chắn là ngụy vậy.

Vòng lưỡng nghi chẳng qua do dung lượng ánh sáng và bóng xào tạo thành, như vậy cho thấy Hào trong Bát Quái, chẳng qua chính là khí của Nhật vậy!!!

Muốn thấu hiểu chân pháp trong Thiên Ngọc Bảo Chiếu, thì lấy Thanh Nang làm chìa khóa, mà muốn dùng cái chìa khóa này thì phải hiểu Thiên Văn cổ vậy!!!

Thanh Nang Tự khởi đầu bằng câu:
Dương Công dưỡng lão khán (xem thư hùng) thư hùng?
Vậy Thư Hùng là gì?
Thiên Ất và Thái Ất trong thiên văn cổ còn được gọi là Thư Hùng. Đó là tại thiên.
Tại địa là Nhật Nguyệt vậy!!!
Lại nói:
Giang Nam lai long Giang Bắc vọng. Giang Tây long khứ vọng Giang Đông?
tại sao phải vọng hướng chính đối nhỉ?
Đó chính là do sức hút thật mạnh của Nhật Nguyệt. Không có sức hút đó thì lấy gì long lai nhỉ????
Bỡi Nhật Nguyệt chính là hai sức hút mạnh nhất trong hệ mặt trời này!!!
Tầm long tróc mạch mà không biết đến Nhật Nguyệt thì thật là mò vòi mà đoán voi vậy, chẳng biết khí từ đâu ra, tại sao long phải đi phải đến và phải dừng!!!

Từ từ bò, từ từ mò, từ từ mỡ!!!
Hihihihihihihihihihihihii

huyruan
06-05-13, 12:32
1/4 AL sắp tới có Kim Long xuất động, theo bác thì cát hay hung, có phương hướng gì hông ? Em bắt đầu thích Thiên Văn rùi đấy ^^

VinhL
06-05-13, 13:23
1/4 AL sắp tới có Kim Long xuất động, theo bác thì cát hay hung, có phương hướng gì hông ? Em bắt đầu thích Thiên Văn rùi đấy ^^

Nhật Nguyệt Hội Hợp vào ngày 10 tháng 5 DL, 7:28 AM (hoặc 7:29) tại VN (múi giờ 7).
Tính theo Hoàng Đạo thì Sơn Canh, tính theo La Kinh thì là Sơn Giáp!

VinhL
07-05-13, 14:25
Đến nay mới hiểu tại sao Huyền Không, Tam Hợp, Bát Trạch, vv.... tất cả các pháp đều có lúc đúng có lúc sai!!!
Tại vì chưa đắc được cái Thiên vậy. Khí do thiên định, do thời mà ứng, địa hình đắc cách, thiếu cái thiên khí thì lấy gì ứng nhỉ.
Thiên Khí hạ giáng, địa khí thượng thăng, đắc được địa mà thiếu thiên thì lấy gì âm dương giao cấu nhỉ?

Bỡi vậy trong Thanh Nang, 1/3 là nói về Tam Viên, tinh tú nhật nguyệt, tức phần Hóa Cơ!!!

Tam hợp không phải hoàn toàn ngụy, Huyền Không chẳng phải toàn là chân pháp, trong chân có ngụy, trong ngụy có chân.
Cái chì khóa là Thiên Văn vậy!!!

huyruan
07-05-13, 17:42
Em ủng hộ ý này hai tay hai chân, em thích nghiên cứu về trạch cát, xem ra không thể thiếu cái môn Thiên Văn của bác.

Sắp tới Kim Long xuất động, chưa biết cát hay hung, theo em đoán là hung, để em nghiệm chứng rùi bào bác :D

kolname
07-05-13, 18:31
Chào anh VinhL, Anh decode xong vụ này thì phải gọi anh là VinhL Công đương thời rồi...hi...hi..hi,

Cái đoạn South node và North node thì tưởng tượng được còn cái vụ 8.85 năm liên quan đến Apogee và Perigee sao mà mãi không hình dung được hi..hi.

Perigee là điểm cận địa mặt trăng cách trái đất khoảng 363.104 km, Apogee là điểm mặt trăng cách xa trái đất nhất khoảng 405.696 km. Từ trái đất luôn chỉ nhìn thấy một nửa của mặt trăng còn nửa kia không nhìn thấy được (Do mặt trăng không tự quay) . Cái mà anh nói sự di chuyển giữa 2 điểm Apogee và Perigee có chu kỳ là 8.85 năm. Vậy thì 2 điểm đó di chuyển như thế nào? Không biết được mấy cái basic này thì đọc mãi cũng như tiểu thuyết thôi á.

Cảm ơn anh VinhL nhiều nhé.

VinhL
07-05-13, 19:58
Chào anh VinhL, Anh decode xong vụ này thì phải gọi anh là VinhL Công đương thời rồi...hi...hi..hi,

Cái đoạn South node và North node thì tưởng tượng được còn cái vụ 8.85 năm liên quan đến Apogee và Perigee sao mà mãi không hình dung được hi..hi.

Perigee là điểm cận địa mặt trăng cách trái đất khoảng 363.104 km, Apogee là điểm mặt trăng cách xa trái đất nhất khoảng 405.696 km. Từ trái đất luôn chỉ nhìn thấy một nửa của mặt trăng còn nửa kia không nhìn thấy được (Do mặt trăng không tự quay) . Cái mà anh nói sự di chuyển giữa 2 điểm Apogee và Perigee có chu kỳ là 8.85 năm. Vậy thì 2 điểm đó di chuyển như thế nào? Không biết được mấy cái basic này thì đọc mãi cũng như tiểu thuyết thôi á.

Cảm ơn anh VinhL nhiều nhé.

Kolname vào đây đọc thì biết thôi:
http://en.wikipedia.org/wiki/Lunar_precession

http://en.wikipedia.org/wiki/Orbit_of_the_Moon

VinhL
07-05-13, 20:29
Em ủng hộ ý này hai tay hai chân, em thích nghiên cứu về trạch cát, xem ra không thể thiếu cái môn Thiên Văn của bác.

Sắp tới Kim Long xuất động, chưa biết cát hay hung, theo em đoán là hung, để em nghiệm chứng rùi bào bác :D

Trạch Cát là chọn kiết mà lánh hung, vậy cái gì định cát hung?
Thời định cát hung vậy!!!
Vậy cái gì định thời?
Nhật Nguyệt Tinh Tú vậy!!!
Nông dân cấy mạ trồng trọt củng lựa thời, hợp thời thì sinh trưởng thì cát, nghịch thời thì suy tử mà hung. Đó là thuận theo tứ thời (4 mùa) vậy.

Câu đầu trong Thanh Nang Tự viết:
楊公養老看雌雄,天下諸書對不同.
Dương Công dưỡng lão khán Thư Hùng, thiên hạ đô thư đối bất đồng

Tại sao dương công dưỡng lao mới xem thư hùng nhỉ?
Lúc trẻ, sung sức sao không xem mà đợi tới lúc già, cần dưỡng mới xem nhỉ?

Hihihihihihihihihihihihi

huyruan
07-05-13, 23:01
Tại sao dương công dưỡng lao mới xem thư hùng nhỉ?
Lúc trẻ, sung sức sao không xem mà đợi tới lúc già, cần dưỡng mới xem nhỉ?

Hihihihihihihihihihihihi

Xin bác nói toạc móng lợn luôn, ai cười em dốt thì em chịu, xin được rửa tai lắng nghe Vinh Lão Thái Công điểm hóa ^^. Bác có lưu ý gì về Nhị Thập Bát Tú xin bác vài dòng :D

VinhL
08-05-13, 03:39
Xin bác nói toạc móng lợn luôn, ai cười em dốt thì em chịu, xin được rửa tai lắng nghe Vinh Lão Thái Công điểm hóa ^^. Bác có lưu ý gì về Nhị Thập Bát Tú xin bác vài dòng :D

Hihihihihihihihihi, hai chử Thái Công xin tặng lại Huy.

Cổ nhân nói, Xuân vạn vật cỏ cây sinh trưởng, Hạ mà thành,
Thu dưỡng và Đông tàng. Lão củng có nghĩa là đã qua sự cực thịnh, cho nên dưỡng lão chính là mùa Thu. Tại sao mùa thu lại xem thư hùng?
Bỡi mỗi năm có hai điểm Equinoxes, xuân và thu, mà thời gian ngày và đêm tương đồng, Thư đối Hùng tương đồng. Thư Hùng chắng qua là âm dương, củng như ngày và đêm vậy. Và củng tại hai điếm này, có thể dùng mặt trời để định chính xác phương vị đông tây, và củng là hai điếm chính đối của Nguyệt Kiến và Nguyệt tướng vậy!
Nhưng tại sao lại Dưỡng Lão nhỉ?
Dĩ nhiên lúc thịnh thì chẳng ai màng đến sử quân bình cả, đến lúc suy thì sự quân bình của âm dương thư hùng lại càng quan trọng.

Hai điểm Equinoxes, trên la kinh chính châm là Tuất Càn và Thìn Tốn. Tuất Càn là Thiên Môn, Thìn Tốn là Địa Hộ.
Khán thư hùng, trên là Thiên Ất, Thái Ất, để biết thiên khí hạ giáng, tại địa xem Nguyệt Kiến và tướng để biết địa khí thượng thăng (4 mùa) vậy.

Chúng ta nghiên cứu phong thủy, nhưng lại ít khi để ý đến phương vị tọa hướng đối với 4 mùa như thế nào?
Nhà hướng về cung hoàng đạo mùa xuân, thì đây chính là lúc vượng khí thu nạp vào nhà, đến mùa thu, đông thì suy tàng, thối khí vậy. Củng tại hướng đó, tọa đó, thời gian nào có những sao gì chiếu, sao gì ếm, áp (thuật ngữ của Thái Ất đấy), vv..... Đó chính là cái thiên thời mà định cát hung của thuật Phong Thủy. Chỉ biết địa hình, lý khí mà chẳng biết đến Nhật Nguyệt Tinh Tú, thì lấy gì biết cát hung bao giờ ứng.

vv.......
Thanh Nang tự lại viết:
先天羅經十二支.後天再用幹與維.
Tiên Thiên la kinh 12 chi, hậu thiên tái dụng Can cùng Duy
八幹四維輔支位.子母公孫同此推.
8 Can 4 duy phụ chi vị. Tử Mẫu Công Tôn đồng thử thôi.
8 can + 4 duy = 12
12 chi + 12 can duy = 24
Đây chính là 24 tiết khí của 4 mùa, mà vòng La Kinh là 24 Sơn!!!
Chỉ biết la kinh 24 sơn, mà chẳng biết nó liên quan đến 24 tiết khí 4 mùa, thì thử hỏi, nguồn gốc của khí, của cát hung, ở đâu ra? Cổ nhân đã nói Thiên Thời, Địa Lợi, và Nhân Hòa, chẳng biết thiên thời, chỉ có địa lợi, thì chẳng thể nhân hòa vậy. Nhân ở giữa lấy sự hòa hợp của thiên địa làm kỷ cương vậy, thuận thiên thời sinh sôi nảy nở, nghịch thiên thời suy thối tàng tử! Cho nên Thiên Thời là đứng đầu trong Tam Tài vậy!!!

二十四山分順逆.共成四十有八局.
24 sơn phân thuận nghịch, cộng thành 48 cục
Nguyệt Kiến đi thuận 12, Nguyệt Tướng đi nghịch 12, tạo thành 48 cục.
Hai vòng Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng thì hầu như tất cả các môn lý học đông phương, chẳng môn nào thiếu nó cả, từ Thái Ất, Kỳ Môn Lục Nhâm, Tam Thức, Tử Vi, Tử Bình, Bốc Phệ, vv..... đều xem trọng cả, vậy tại sao lại không thấy nói đến trong phong thủy???
(Chẳng phải không nói đến mà tại người đời hiểu lầm, đi tầm nhưng gì không có thật thôi!!! Hihihihihihihihihihihi)

五行即在此中分.祖宗卻從陰陽出.
Ngũ hành tắc tại thỉ trung phân. Tổ tông khước tòng âm dương xuất
陽從左邊團團轉.陰從右路轉相通.
Dương tòng tả biên đoàn đoàn chuyển. Âm tòng hửu lộ chuyển tương thông.
Hai câu này nói đến 4 mùa, nó chính là ngũ hành thực tại, Xuân mộc, Hạ hỏa, Thu Kim Đông Thủy, tứ Quý Thổ vậy. Âm dương ở đây là hai vòng Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng, là Nhật Nguyệt!!! Nguyệt tướng tả biên đoàn đoàn chuyển, Nguyệt Kiến hửu lộ chuyển tương thông.
Tổ tông của Ngũ Hành, của 4 mùa, chẳng phải từ Âm Dương Nhật Nguyệt Tinh Tú xuất sao?
Chử Hành trong Ngũ Hành là nói đến sử vận hành. Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ 5 tinh chẳng phải luôn vận hành? Tiết khí của 4 mùa của do sự vận hành của Nhật Nguyệt mà ra, dùng 5 hành để đại biểu đặc tính riêng vậy.

有人識得陰陽者.何愁大地不相逢.
Hửu nhân thức đắt âm dương giã. Khả sầu đại địa bất tương phùng.
Có ai hiểu được vòng âm dương (Nhật Nguyệt) chăng? Buồn thây trời đất bao la mà chẳng gặp!!!
Cái này thì phải trách các nhà Bá Vương Hoàng Tộc, cái thuật Thiên Văn cứ cấm đoán thiên hạ học, để riêng cho mình sử dụng thôi đấy mà. Chỉ có mấy tổ sư mấy công này công nọ, phước đức ngập trời mới có cơ hội học hiểu thiên văn tam thức thời xa xưa. Hihihihihihihihihihi
Thật ra thì thuật thiên văn sau đời nhà Đường đã bắt đầu suy thối, thất truyền, cả hệ thống làm lịch củng có vấn đề. Có lẻ vì vậy mà cái quan trọng bật nhất trong phong thủy (Thiên Thời) củng bị tịch theo đó luôn. Có ai biết rằng trong thuật kỳ môn, cách tính thời cục chính là lịch pháp thời xưa chăng? Siêu Thần Tiếp Khí chẳng qua là để tính nhuận cục. Cái gì là Cục nhỉ? Chẳng qua là cục số của Bắc Đẩu? Hà Đồ số là gì nhỉ? Chẳng qua là triền độ của Thất Tinh với vòng Hoàng Đạo (Cái này thì đang tìm hiểu, chỉ nói, chứ chưa có chứng nha, hihihihihiiii).

Lại nói Nạp Âm, tạo sao chẳng thấy trong phong thủy nhỉ? Bỡi các môn các phái đều cho nó là ngụy thuyết mà? Thế chẳng phải Tử Vi dùng Nạp Âm của tháng để tính cục, dùng cục để tính vòng Tử Vi sao? Nạp Âm thật ra căn cứ vào âm thanh luật lữ, luật là dương mà lữ là âm. Mỗi nốt trong ngủ âm cổ chính là tạo ra bỡi ống tre đục lổ, từ đó mà tạo ra các âm thanh mốc Cung Thương Giốc Chủy Vũ (Fa, Sol, La, Do, Re), đây là quy luật căn cứ vào vật thật, việc thật, nghe được và cảm được, tức là tần số của sóng (âm thanh). Chẳng phải là lý thuyết mơ hồ ảo tưởng đâu!!!
Vòng Nạp Giáp củng căn cứ vào những gì thấy được, sự đầy khuyết của mặt trăng, tại các phương vị. Thế tại sao các môn phái trong phong thủy lại cho nó là ngụy nhỉ?
Chân với Ngụy, biết đâu cái Ngụy chính là Chân đấy!!! Những gì thấy được, cảm được, đó chính là chân. Thuyết Ngũ Vận Lục Khí trong Hoàng Đế Nội Kinh được đông y áp dụng trong mấy ngàn năm qua, chẳng phải mơ hồ, thế tại sao lại không thấy trong phong thủy? Bỡi theo Ngũ Vận Lục Khí, thì Vận và Khí ảnh hưởng đến sự thái quá và bất cập của âm dương, vậy cái dụng âm dương trong phong thủy đó sao không nghe nói đến 5 Vận 6 Khí của Hoàng Đế Nội Kinh nhỉ? Cả Thái Ất đều ứng dụng đến nó. Nguồn gốc Tử Vi củng có liên quan đến kinh lạc, vậy 5 Vận 6 Khí trong Tử Vi sao không thấy nhỉ? Có lẻ những cái quan trọng trong các học thuật đông phương đã bị các hoàng tộc tẩy xoá đi chăng?


Từ từ bò, từ từ mò, từ từ mỡ.
Hihihihihihihihihi

kolname
08-05-13, 06:23
Xin bác nói toạc móng lợn luôn, ai cười em dốt thì em chịu, xin được rửa tai lắng nghe Vinh Lão Thái Công điểm hóa ^^. Bác có lưu ý gì về Nhị Thập Bát Tú xin bác vài dòng :D

Hí..hí...từ từ dịch, từ từ tưởng tượng, lâu lâu hiểu

kolname
08-05-13, 06:32
Chào anh VinhL, Như vậy là sau 8.85 năm thì điểm Perigee trở thành Apogee và sau 18.6 năm thì điểm perigee trở lại vị trí ban đầu của nó. Điều này liên quan đến vòng lường thiên xích như thế nào, Anh làm em hồi hột quá ...hi..hi..

VinhL
08-05-13, 07:29
Chào anh VinhL, Như vậy là sau 8.85 năm thì điểm Perigee trở thành Apogee và sau 18.6 năm thì điểm perigee trở lại vị trí ban đầu của nó. Điều này liên quan đến vòng lường thiên xích như thế nào, Anh làm em hồi hột quá ...hi..hi..

Tất cả các chu kỳ của thiên thể đều là vòng tròn (eclipse) theo cổ nhân nhận xét. Chu kỳ thay đổi của số lạc trong cửu cung thật ra không những liên quan đến perigee node mà cả nguyên vận 20 năm.

Sự chuyển dịch của Perigee với chu kỳ 9 năm là Niên tinh trong Huyền Không. Sự chuyện dịch của Mộc Thổ hội hợp là 20 năm (http://en.wikipedia.org/wiki/Great_conjunction). Nếu ta lấy con số 5 làm mốc thi vận 1, 2, 3 ta có:

[9][5][7] [1][6][8] [2][7][9]
[8][1][3] [9][2][4] [1][3][5]
[4][6][2] [5][7][3] [6][8][4]

[-][5][-]
[-][-][5]
[5][-][-]
Thật ra đây là vòng tam hợp, mà khi chia cho 8, mỗi cung 45, thì số 120 độ của vòng tam hợp không vừa khích. Đây chính là sự chuyển dịch của Mộc Thổ hội hợp. 3 vận đầu là 60 năm. Sau 60 năm thì sự hội hợp dời qua cung kế.
[5][][]
[][5][]
[][][5]
Sau đó thì ta có
[][][5]
[5][][]
[][5][]
Sự dịch chuyển trùng khớp với vị trí hội hợp của Mộc Thổ (Dĩ nhiên so với vị trí hiện nay của, đã có sự sai sót ít nhiều!!!)
Thật ra nói đến lường thiên xích, là cái thước đo lường thiên, thước thì phải thẳng tại sao lại phải bày bố theo thứ tự của cửu cung như sau:
[4][9][2]
[3][5][7]
[8][1][6]

Đó chẳng qua là cổ nhân dùng cửu cung để diễn đạt sự hội hợp của tinh tú, sắp đặt như thế thì thấy sự vận hành theo vòng tròn vậy.

Năm mà có sử hội hợp của Thổ Mộc, sẻ có sự hội hợp của Nhật Nguyệt, có thể tại cái node Perigee, đây là một sự hội tụ các lực hút mạnh nhất trong thái dương hệ, vì vậy nó sẻ có sự ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến địa thế và nhân sự. Đây chính là cái động mà Dương Công ám chỉ là Kim Long chăng????
Cái động do cải chỉnh sửa hình khí nho nhỏ của nhân lực thì so sánh sao nổi với sự động do tinh tú hội tụ????

Cái gì là Thiên Tôn Địa Ti, Thiên là Kim Long, là cái động do nơi thiên, Địa là cái Lai Long vậy.

Tưởng tới tửng, tửng tới tỉnh, tỉnh tới tường, tường tới thông.
Thiếu tường thì tưởng tiếp tới tận thông!!!
Thiếu tửng thì tiếp tục tưởng tới tê tái!!! Hehehehehehehe

kolname
08-05-13, 21:25
Tưởng tới tửng, tửng tới tỉnh, tỉnh tới tường, tường tới thông.
Thiếu tường thì tưởng tiếp tới tận thông!!!
Thiếu tửng thì tiếp tục tưởng tới tê tái!!! Hehehehehehehe


Thư từ tui tới thày Thông, Thưa Thày, từ thủa ti toe, tí tởn tìm tòi tinh tú tới tận today, Tui thích Thày thông tin truyền thông tới tận tất tần tật tụi tôi. Tui thưa, thì thày tặng tui tám tự “ tưởng tượng, tửng tửng, thích thú, thông thái”. Theo tư tưởng Thày, Tui từ từ tưởng tượng, từ từ translate, từ từ…Today to tonight tui tận tụy tìm tòi thông tin tới tinh tú, thiên thần, Thất tứ …tin Thày tất tới thời thích thú.
Thôi, tự thưởng tách tea. Tiếp tục tìm tòi tới thời thông thái.

quy_co99
09-05-13, 00:34
Đệ bây giờ mới rảnh rổi mà theo Huynh học hỏi nhìn trời ngắm sao. Xin hỏi huynh là đệ nên bắt đầu từ đâu ạ? Sử dụng phần mềm trực tiếp của Huynh được ko ạ? À đệ có đọc 1 quyển sách của Lý Cư Minh thì thấy ông ta nói rằng cao nhất của phong thủy học là đại quái rồi, và sau đó là hình như đến phần bùa chú thì phải. Nhưng Lý Minh thì theo đông mật nên xin hỏi Huynh là bùa chú với phong thủy chúng ta có phải rất cần thiết ko ạ??? vì theo thực tế đệ biết thì ở nước ngoài lẫn Vn đều có những căn nhà ma. vì vậy những căn nhà như thế thì ko thể làm theo lệ thường được.

1 vấn đề nữa đệ cũng hay nghe là chuyện người bị bệnh chỉ còn thở oxy và ko còn khả năng sống nữa nên bác sỹ kiu người nhà bệnh nhân về lo hậu sự thì thấy theo dân gian chúng ta hay có tục trạch cát để rút ống oxy nhưng mà theo đệ đọc sách về phong thủy thì hình như ko hề có chuyện này chỉ có chuyện ngày giờ chôn xuống hợp hướng thui. Xin Huynh chỉ giáo cho đệ có vấn đề trạch cát cho việc rút ống hay sinh mỗ ko ạ???

VinhL
09-05-13, 04:04
Đầu tiên bạn download cái trình này về sử dụng:
http://www.stellarium.org/

Sau đó, nếu muốn thì mua thêm các óng kính thiên văn về mà ngấm sao thật. Hihihihihihihihi

Đi sâu vào thì bắt đầu nghiên cứu đến phương pháp định tinh, xem tinh giờ nào tại đâu, mọc lặn tại đâu, vv......

Vấn đề bùa chú thì hầu như các tổ, công, sư đều có ứng dụng, nhưng đó là vấn đề tâm linh huyền bí, sự hiệu nghiệm khó mà kiểm chứng được.

Vấn đề xem ngày giờ để rút ống thì chưa bao giờ nghe qua.
Còn vấn đề mỗ xẻ thì thật ra bạn có thể lập thành bản liệt kê các sao trong tử vi theo năm, tháng, ngày, giờ, từ đó thì có thể biết được ngày giờ nào, sẻ những cách cục tốt xấu gì trong tử vi. (Thật ra lúc trước tiểu sinh củng có ngâm cứu sơ sơ vấn đề này, nhưng nghe các lão tiền bối, sinh mỗ lá số không nghiệm nên tiểu sinh củng bỏ không nghiên cứu tiếp. Hihihihihihi)

huyruan
09-05-13, 09:40
Ngày xưa Khổng Minh Gia Cát Lượng mới 27t ra phò Tiên chủ mà chia 3 thiên hạ, nếu trên không thông thiên văn, dưới không tường địa địa lý thì khó mà lưu danh muôn thuở. Nay Vinh Lão Thái Công hé mớ cánh cửa Huyền môn cho đám hậu sinh mưu muội mở rộng tầm nhìn.

Em thấy cái này nghiệm chứng cũng dễ vì tin tức trên internet về các sự việc hằng ngày. Ví dụ như em có theo dõi Thiên Hỏa và Hỏa Tinh để nghiệm chứng với các vụ hỏa hoạn trên thế giới. Ở bậc cao hơn thì phải đoán được cháy bao lớn, cháy ở đâu, cháy khi nào và theo múi giờ nào, cháy có chết người hay không ? Ngoài quẻ Dịch ra thì quan sát thiên tượng có dự đoán được chăng ?

Không biết Vinh Lão Thái Công có nghiên cứu vấn đề không ? ^^

VinhL
09-05-13, 10:03
Ngày xưa Khổng Minh Gia Cát Lượng mới 27t ra phò Tiên chủ mà chia 3 thiên hạ, nếu trên không thông thiên văn, dưới không tường địa địa lý thì khó mà lưu danh muôn thuở. Nay Vinh Lão Thái Công hé mớ cánh cửa Huyền môn cho đám hậu sinh mưu muội mở rộng tầm nhìn.

Em thấy cái này nghiệm chứng cũng dễ vì tin tức trên internet về các sự việc hằng ngày. Ví dụ như em có theo dõi Thiên Hỏa và Hỏa Tinh để nghiệm chứng với các vụ hỏa hoạn trên thế giới. Ở bậc cao hơn thì phải đoán được cháy bao lớn, cháy ở đâu, cháy khi nào và theo múi giờ nào, cháy có chết người hay không ? Ngoài quẻ Dịch ra thì quan sát thiên tượng có dự đoán được chăng ?

Không biết Vinh Lão Thái Công có nghiên cứu vấn đề không ? ^^

Động đất thì có ngâm chút chút. HIhihihihihihihi

huyruan
09-05-13, 11:10
Động đất thì có ngâm chút chút. HIhihihihihihihi

Xin mời Lão Thái Công chia sẻ chút chút ^^

VinhL
09-05-13, 22:15
Ngày xưa Khổng Minh Gia Cát Lượng mới 27t ra phò Tiên chủ mà chia 3 thiên hạ, nếu trên không thông thiên văn, dưới không tường địa địa lý thì khó mà lưu danh muôn thuở. Nay Vinh Lão Thái Công hé mớ cánh cửa Huyền môn cho đám hậu sinh mưu muội mở rộng tầm nhìn.

Em thấy cái này nghiệm chứng cũng dễ vì tin tức trên internet về các sự việc hằng ngày. Ví dụ như em có theo dõi Thiên Hỏa và Hỏa Tinh để nghiệm chứng với các vụ hỏa hoạn trên thế giới. Ở bậc cao hơn thì phải đoán được cháy bao lớn, cháy ở đâu, cháy khi nào và theo múi giờ nào, cháy có chết người hay không ? Ngoài quẻ Dịch ra thì quan sát thiên tượng có dự đoán được chăng ?

Không biết Vinh Lão Thái Công có nghiên cứu vấn đề không ? ^^

Ngày xưa Không Minh 27 tuổi ra giứp Lưu Bị chia 3 thiên hạ, sau 6 lần xuất Kỳ Sơn bắc phạt, đến khi ngài chết (53 tuổi), thiên hạ dẫn là chia 3, và sau đó từ từ củng mất luôn. Nhà Thục Hán chỉ kéo gài vỏn vẹn có 42 năm.

Khương Tử Nha, Thái Công, 80 tuổi vẫn còn ngồi câu cá lưỡi câu thẳng ở sông Vị, sau gặp và giúp Cơ Xương, Cơ Phát, lập nên nhà Chu, kéo dài 800 năm. Sau khi diệt nhà Trụ, được phong làm vua nước Tề, còn gọi là Tề Thái công. Thọ hơn trăm tuổi!

Xét ra sự thành công hiển hách thì Khổng Minh không bằng Thái Công, một ông già 80 tuổi nhỉ?

Khổng Minh được yêu chuộng bỡi sự trung thành (6 lần xuất Kỳ Sơn) và tài thao lược quân sự (Bát Trận), và mưu trí, nhưng chổ thất bại chính là chổ dùng người.

Thái công thì biết nẳm thời cơ, và sử dụng đúng người, nên mới lảnh đạo được 800 nước trư hầu mà diệt Trụ. Lãnh đạo một đội quân 5, 10 tướng, hay 20 tướng thì tài của Không Minh dư sức làm nhưng vẫn thất bại bỡi dụng người không đúng chổ?.
Thái công lảnh đạo 800 đạo nước tru hầu (dĩ nhiên cái này trong wiki nói sao tiểu sinh viết vậy, chắc không đến nhiều vậy), bao nhiêu là đạo quân, bao nhiêu là tướng? thử hỏi tài dụng người ai hơn ai???

Hihihihihihihihihihi

huyruan
10-05-13, 10:02
Xét về mức độ thành công thì Khương Thái Công đúng là đã hoàn thành mục tiêu Đông tiến bình thiên hạ, mà xem phim và đọc truyện Phong Thần thấy yếu đuối, mỗi lần bại trận là đi cầu viện binh, đến cuối cùng sư phụ là Nguyên Thủy Thiên Tôn phải xuất hiện. Còn Khổng Minh thật là cơ trí hơn người, khi còn sống thì ai cũng khiếp sợ, đến khi mất còn hù dọa được Tư Mã Ý, chỉ đáng tiếc tuổi trẻ tài cao nên bạo phát bạo tàn, cái gì cũng tự tay mình làm nên kiệt sức mà mất.

Báo cáo bác tình hình Kim Long xuất động sáng nay ở SG:

_ Khu vực Q7: bình thường
_ Khu vực Q4: kẹt xe khủng khiếp nguyên đoạn đường Nguyễn Tất Thành, tưởng đâu có tai nạn nhưng đi hết đường chả hiểu tại sao lại kẹt đến thế làm em trễ giờ làm.
_ Khu vực Q1: bến Bạch Đằng ngay đầu đường Hàm Nghi xuất hiện chiếc tàu du lịch Elisa bự chảng màu nâu, cao khoảng hơn 20m tính luôn cột buồn.
_ Khu vực Q.Bình Thạnh phía gần cầu Thủ Thiêm: sương mù dày đặc, đừng từ khu vực q1 không thấy rõ tòa nhà căn hộ Saigon Pearl.

VinhL
10-05-13, 20:08
Xin mời Lão Thái Công chia sẻ chút chút ^^

Huy,
Vào đây thu thập tài liệu động đất
http://earthquake.usgs.gov/

Sau đó dùng các trình (trên mạng hoặc chạy trên máy), xem sự sắp xếp của các hành tinh như thế nào.

huyruan
14-05-13, 12:30
Em đang xem các clip Bầu Trời và Mặt Đất trên youtube, để em đầu tư thêm sách rồi nhờ bác chỉ thêm ^^

http://www.youtube.com/watch?v=U3rU__Z2I-Q

quy_co99
14-05-13, 14:34
Cái trình Stella đệ đã down về và nhìn thử, thấy rất đẹp nhưng mà y như đám rừng ko hiểu nổi. Đệ phải đọc hướng dẫn sử dụng phải ko huynh??? Ngoài ra phải làm gì nữa đây huynh???

Ôi, đệ đang đứng giữa ngã 3 đường, đọc địa đạo diễn ca của cụ Tả Ao, hay là loan đầu và lại chiêm tinh nhưng quĩ thời gian quá hạn hẹp. Long đầu học mà ko đi thực địa hiểu ko nổi, cũng như chiêm tinh học thì phải học cho ra cái gì là sao thổ, sao kim, sao thủy, và quĩ tích của chúng ra sao.

Còn về bát tự học nữa, ba của đệ năm sau bước vào đại vận phục ngâm. Phục ngâm hoàn toàn với nhật nguyên. Nên đệ cũng đang cố tìm cách giải, đệ nghĩ cho ba đệ quy y Phật, theo dòng truyền thừa drukpa. Ko biết người ta có nhận ko mà lại quá xa nữa. Nhức đầu dễ sợ

VinhL
14-05-13, 20:47
Cái trình Stella đệ đã down về và nhìn thử, thấy rất đẹp nhưng mà y như đám rừng ko hiểu nổi. Đệ phải đọc hướng dẫn sử dụng phải ko huynh??? Ngoài ra phải làm gì nữa đây huynh???

Ôi, đệ đang đứng giữa ngã 3 đường, đọc địa đạo diễn ca của cụ Tả Ao, hay là loan đầu và lại chiêm tinh nhưng quĩ thời gian quá hạn hẹp. Long đầu học mà ko đi thực địa hiểu ko nổi, cũng như chiêm tinh học thì phải học cho ra cái gì là sao thổ, sao kim, sao thủy, và quĩ tích của chúng ra sao.

Còn về bát tự học nữa, ba của đệ năm sau bước vào đại vận phục ngâm. Phục ngâm hoàn toàn với nhật nguyên. Nên đệ cũng đang cố tìm cách giải, đệ nghĩ cho ba đệ quy y Phật, theo dòng truyền thừa drukpa. Ko biết người ta có nhận ko mà lại quá xa nữa. Nhức đầu dễ sợ

Đánh vào tọa độ (lấy từ google) vị trí của đệ, rồi xem bầu trời tại nơi đệ cư có sao gì, nhật nguyệt, chừng nào đến mỗi ngày, vv....

Tứ trụ có chuyện thì dùng tứ trụ giải, bỡi can chi có hình hợp, sinh khắc. Đạo nói Dương Động Sinh Âm, Âm Tỉnh Sinh Dương.
Cái tỉnh của tâm không củng có thể giải trừ nghiệp chướng, kiếp nạn.
Mật Tông vốn là con đường ngắn, chắc chắn có nhiều thử thách hơn. Đa số các phái Mật Tông đều dùng ý phá chấp, dùng tưởng diệt giới qua sự ứng dụng consort, mandala, vv... trong khi thiền. Người không quyết tâm thật khó mà ngộ thông. Cái không vốn chẳng giới, chẳng môn phái, vạn pháp quy nguyên vốn bổn không!

Thiên văn cổ là thuật bí truyền quốc phòng, thời nay ai củng đều có cơ hội học hiểu và ngâm cứu. Nó là nguồn gốc của thuyết âm dương, Hà Lạc, bát quái, tam thức, phong thủy, vv....
Đệ nên cố gắng học hiểu, thì sau này có thể đã thông những chổ bí tắt trong các thuật số đông phương.

Hihihihihihihihihihi

VinhL
16-05-13, 21:52
Tất cả các chu kỳ của thiên thể đều là vòng tròn (eclipse) theo cổ nhân nhận xét. Chu kỳ thay đổi của số lạc trong cửu cung thật ra không những liên quan đến perigee node mà cả nguyên vận 20 năm.

Sự chuyển dịch của Perigee với chu kỳ 9 năm là Niên tinh trong Huyền Không. Sự chuyện dịch của Mộc Thổ hội hợp là 20 năm (http://en.wikipedia.org/wiki/Great_conjunction). Nếu ta lấy con số 5 làm mốc thi vận 1, 2, 3 ta có:

[9][5][7] [1][6][8] [2][7][9]
[8][1][3] [9][2][4] [1][3][5]
[4][6][2] [5][7][3] [6][8][4]

[-][5][-]
[-][-][5]
[5][-][-]
Thật ra đây là vòng tam hợp, mà khi chia cho 8, mỗi cung 45, thì số 120 độ của vòng tam hợp không vừa khích. Đây chính là sự chuyển dịch của Mộc Thổ hội hợp. 3 vận đầu là 60 năm. Sau 60 năm thì sự hội hợp dời qua cung kế.
[5][][]
[][5][]
[][][5]
Sau đó thì ta có
[][][5]
[5][][]
[][5][]
Sự dịch chuyển trùng khớp với vị trí hội hợp của Mộc Thổ (Dĩ nhiên so với vị trí hiện nay của, đã có sự sai sót ít nhiều!!!)
Thật ra nói đến lường thiên xích, là cái thước đo lường thiên, thước thì phải thẳng tại sao lại phải bày bố theo thứ tự của cửu cung như sau:
[4][9][2]
[3][5][7]
[8][1][6]

Đó chẳng qua là cổ nhân dùng cửu cung để diễn đạt sự hội hợp của tinh tú, sắp đặt như thế thì thấy sự vận hành theo vòng tròn vậy.

Năm mà có sử hội hợp của Thổ Mộc, sẻ có sự hội hợp của Nhật Nguyệt, có thể tại cái node Perigee, đây là một sự hội tụ các lực hút mạnh nhất trong thái dương hệ, vì vậy nó sẻ có sự ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến địa thế và nhân sự. Đây chính là cái động mà Dương Công ám chỉ là Kim Long chăng????
Cái động do cải chỉnh sửa hình khí nho nhỏ của nhân lực thì so sánh sao nổi với sự động do tinh tú hội tụ????

Cái gì là Thiên Tôn Địa Ti, Thiên là Kim Long, là cái động do nơi thiên, Địa là cái Lai Long vậy.

Tưởng tới tửng, tửng tới tỉnh, tỉnh tới tường, tường tới thông.
Thiếu tường thì tưởng tiếp tới tận thông!!!
Thiếu tửng thì tiếp tục tưởng tới tê tái!!! Hehehehehehehe


Hôm nay chúng ta so sánh bài viết này với bài viết của nick Yongbin bên phong thuy 168 (fengshui-168.com) nhé.

http://www.fengshui-168.com/thread-93893-1-1.html

【倒排父母是真龍,子息達天聰;順 父母到子息,代代人財退。】
Đảo bài phụ mẫu thị chân long, tử tức đạt thiên thông; thuận bài phụ mẫu đáo tử tức, đại đại nhân tài thối. 蔣註:父母子息,皆須倒排,而不用 排;如旺氣在坎癸,倒排則不用坎癸 而得真旺氣,順排則真用坎癸,而反 得殺氣矣。似是而非,毫釐千里,玄 大卦千言萬語,惟在於此。
Tưởng chú: phụ mẫu tử tức, giai tu đảo bài, nhi bất dụng thuận bài; như vượng khí tại khảm quý, đảo bài tắc bất dụng khảm quý, nhi đắc chân vượng khí, thuận bài tắc chân dụng khảm quý, nhi phản đắc sát khí hĩ. Tự thị nhi phi, hào ly thiên lý, huyền không đại quái thiên ngôn vạn ngữ, duy tại vu thử. 翼:二十四山,皆有倒排顺排之法, 节专就水龙而论,故重言倒排吉而顺 凶,所谓倒者,乃从水神真阴阳易, 雌雄对待,颠倒推排,由本卦父母以 子息生克,或顺或逆,皆有天生地成 然妙用。此挨星之秘诀,亦挨星之捷 诀也。
Dực: nhị thập tứ sơn, giai hữu đảo bài thuận bài chi pháp, thử tiết chuyên tựu thủy long nhi luận, cố trọng ngôn đảo bài cát nhi thuận bài hung, sở vị đảo giả, nãi tòng thủy thần chân âm dương dịch, thư hùng đối đãi, điên đảo thôi bài, do bản quái phụ mẫu dĩ định tử tức sinh khắc, hoặc thuận hoặc nghịch, giai hữu thiên sinh địa thành tự nhiên diệu dụng. Thử ai tinh chi bí quyết, diệc ai tinh chi tiệp quyết dã.

【一個排來千百個,莫把星辰錯,龍 合向向合水,水合三吉位,合祿合馬 官星,本卦生旺尋,合凶合吉合祥瑞 ,何法能趋避,但看太歲是何神,立 見分明,成敗斷定何公位,三合年中 。】
Nhất cá bài lai thiên bách cá, mạc bả tinh thần thác, long yếu hợp hướng hướng hợp thủy, thủy hợp tam cát vị, hợp lộc hợp mã hợp quan tinh, bản quái sinh vượng tầm, hợp hung hợp cát hợp tường thụy, hà pháp năng xu tị, đãn khán thái tuế thị hà thần, lập địa kiến phân minh, thành bại đoạn định hà công vị, tam hợp niên trung thị.

蔣註:一個排來,變化不一,故有千 個也。龍向水相合,前篇已盡,祿馬 星,在本卦生旺則應,不然則不應; 此見生旺為重,而祿馬官星,在所輕 。
Tương chú: nhất cá bài lai, biến hóa bất nhất, cố hữu thiên bách cá dã. Long hướng thủy tương hợp, tiền thiên dĩ tận, lộc mã quan tinh, tại bản quái sinh vượng tắc ứng, bất nhiên tắc bất ứng; thử kiến sinh vượng vi trọng, nhi lộc mã quan tinh, tại sở khinh hĩ.

翼:挨星之根本于河洛纵横颠倒变化 一,所以一个排来致有千百个也。三 指本卦三吉而言,若龙向水一卦相亲 ,又能收到三吉之气,则成全美之局 。禄马官星,指 护从形体言,合元空生旺,则禄马官 ,可以扶龙相主,否则不应,吉凶祥 ,其趋避亦犹是也。末四句,详言推 运审岁之道,地理各法既备之后,其 之迟速必得 太岁一诀,始可定断如神,但天运迭 ,用法不一,有验于五百四十年大元 者,有验于六十年中元运者,有验于 二十年小元运者,亦有验于三合对冲 年,更有验 于卦爻挨星一年一太岁者。此中剖决 大有天机,学者会通此理,则不患无 知之妙矣。
Dực: ai tinh chi căn bản vu hà lạc túng hoành điên đảo biến hóa bất nhất, sở dĩ nhất cá bài lai trí hữu thiên bách cá dã. Tam cát chỉ bản quái tam cát nhi ngôn, nhược long hướng thủy nhất quái tương thân, hựu năng thu đáo tam cát chi khí, tắc thành toàn mỹ chi cục hĩ. Lộc mã quan tinh, chỉ hộ tòng hình thể ngôn, hợp nguyên không sinh vượng, tắc lộc mã quan tinh, khả dĩ phù long tương chủ, phủ tắc bất ứng, cát hung tường thụy, kỳ xu tị diệc do thị dã. Mạt tứ cú, tường ngôn thôi vận thẩm tuế chi đạo, địa lý các pháp ký bị chi hậu, kỳ nghiệm chi trì tốc tất đắc thái tuế nhất quyết, thủy khả định đoạn như thần, đãn thiên vận điệt thiện, dụng pháp bất nhất, hữu nghiệm vu ngũ bách tứ thập niên đại nguyên vận giả, hữu nghiệm vu lục thập niên trung nguyên vận giả, hữu nghiệm vu nhị thập niên tiểu nguyên vận giả, diệc hữu nghiệm vu tam hợp đối trùng chi niên, canh hữu nghiệm vu quái hào ai tinh nhất niên nhất thái tuế giả. Thử trung phẩu quyết, đại hữu thiên ky, học giả hội thông thử lý, tắc bất hoạn vô tiền tri chi diệu hĩ.

水龙三元旺气倒排之法源出奇门遁甲 其法以奇门阴遁九三六局配上中下三 取六甲符使,而空方乙丙丁之位为水 之三吉位。甲遁在中五之位!此乃奇 遁甲真意也。六甲按照顺序匹配十天
Thủy long tam nguyên vượng khí đảo bài chi pháp nguyên xuất kỳ môn độn giáp. Kỳ pháp dĩ kỳ môn âm độn cửu tam lục cục phối thượng trung hạ tam nguyên thủ lục giáp phù sử, nhi không phương ất bính đinh chi vị vi thủy chi tam cát vị. Giáp độn tại trung ngũ chi vị! Thử nãi kỳ môn độn giáp chân ý dã. Lục giáp án chiếu thuận tự thất phối thập thiên kiền

甲子配戊
Giáp tử phối mậu
甲戌配己
Giáp tuất phối kỷ
甲申配庚
Giáp thân phối canh
甲午配辛
Giáp ngọ phối tân
甲辰配壬
Giáp thìn phối nhâm
甲寅配癸
Giáp dần phối quý
乙丙丁配空为三奇
Ất bính đinh phối không vi tam kỳ

上元甲辰遁在中五,乙丙丁分别为坎 震位为旺
Thượng nguyên giáp thìn độn tại trung ngũ, ất bính đinh phân biệt vi khảm khôn chấn vị vi vượng
Hình 01.jpg (kèm theo)

中元六甲俱全,乙丙丁为四五六宫
Trung nguyên lục giáp câu toàn, ất bính đinh vi tứ ngũ lục cung
Hình 02.jpg (kèm theo)

下元甲戌遁在中五,乙丙丁为兑艮离
Hạ nguyên giáp tuất độn tại trung ngũ, ất bính đinh vi đoái cấn ly
Hình 03.jpg (kèm theo)

如果顺排从一四七起阳遁顺行九宫之 序,则上元乙丙丁在七八九为水位, 元四六要水,下元一二三要水。此即 零正之意。古圣以金龙配旺运,故正 龙配零神水为子息达天聪也。
Như quả thuận bài tòng nhất tứ thất khởi dương độn thuận hành cửu cung chi thứ tự, tắc thượng nguyên ất bính đinh tại thất bát cửu vi thủy vị, trung nguyên tứ lục yếu thủy, hạ nguyên nhất nhị tam yếu thủy. Thử tức linh chính chi ý. Cổ thánh dĩ kim long phối vượng vận, cố chính thần long phối linh thần thủy vi tử tức đạt thiên thông dã.
而杨公变换六甲符使之名为
Nhi dương công biến hoán lục giáp phù sử chi danh vi
贪-丁
Tham - đinh
巨-丙
Cự - bính
禄-乙
Lộc - ất
文-癸
Văn - quý
廉-壬
Liêm - nhâm
武-辛
Vũ - tân
破-庚
Phá - canh
辅-己
Phụ - kỷ
弼-戊
Bật - mậu

则挨星顺布贪狼从坎宫起排九宫则一 三方为贪巨禄为上元三吉旺气所在也 故奇门与玄空为一体也。
Tắc ai tinh thuận bố tham lang tòng khảm cung khởi bài cửu cung tắc nhất nhị tam phương vi tham cự lộc vi thượng nguyên tam cát vượng khí sở tại dã. Cố kỳ môn dữ huyền không vi nhất thể dã.
Hình 04.jpg (kèm theo)

故知有时候称“乙丙丁”为三奇,有 候称“丁丙乙”为三奇。其理一致只 过顺逆而已。
Cố tri hữu thì hậu xưng"Ất bính đinh" vi tam kỳ, hữu thì hậu xưng"Đinh bính ất" vi tam kỳ. Kỳ lý nhất trí chích bất quá thuận nghịch nhi dĩ.
本帖最后由 yongbin 于 2012-5-17 12:01 编辑
Bản thiếp tối hậu do yongbin vu 2012-5-17 12:01 biên tập

Đây là nói về Thủy Long.
Giờ ta so sánh với phương vị của Mộc-Thổ (nguyên vận) trong bài trên nhé
Thượng Nguyên ta có Ất Bính Đinh tại Khãm Khôn Chấn (1,2,3)
[][][5]
[5][][]
[][5][]

Trung Nguyên ta có Ất Bính Đinh tại Tốn Trung Càn (4,5,6)
[5][][]
[][5][]
[][][5]

Hạ Nguyên ta có Ất Bính Đinh tại Đoài Cấn Ly (7,8,9)
[-][5][-]
[-][-][5]
[5][-][-]

Ý Trời, sao trùng hợp quá vậy há??????????

Ê da, tiên hiền truyền thuyết, truyền quyết mà chẳng truyền lý, để giờ chúng ta phải lần mò, lần mò, bò bò lết lết để tìm dấu chân, thiệt khổ ngầu lôi tăng kể luôn!!!!

Hihihihihihihihihihihihi

quy_co99
24-05-13, 12:59
Đệ sẽ học thiên văn với lão nhưng đệ trước khi nghiên cứu tới đó đệ mún hỏi huynh vài vấn đề.

Phi tinh chính là sự kết hợp của lạc thư với hậu thiên 8 quái.
Đại quái chính là sự kết hợp của lạc thư với tiên thiên 8 quái và hà đồ.
Còn bát trạch với tam hợp đều ẩn chứa trong đại quái.
Đệ thấy rằng các phái phong thủy huyền không đệ biết sử dụng quá nhiều lạc thư mà ít dùng hà đồ.
Liên thành phái đệ chưa nghiên cứu nên ko biết.
Đại quái thì vẫn còn sơ hở khi giải thích khôn nhâm ất quyết.
Còn cái này là đệ nghĩ phải chăng lạc thư kết hợp tiên thiên và hậu thiên chính là phần lí khí. Còn hà đồ kết hợp với tiên thiên là long đầu.
Thiên văn học và chiêm tinh thì lại ít khi sử dụng long đầu dưới đất mà là long đầu của vũ trụ, và chiêm tinh học cũng rất chính xác trong dự đoán. Theo phương đông hay đại quái thì thời gian chính là thiên khí. Vậy phải ý của lão là học chiêm tinh để đoán thiên khí hay là trạch cát đúng ko?
Như vậy nó có đụng chạm đến bát tự tử bình ko,?

VinhL
24-05-13, 13:53
Đệ sẽ học thiên văn với lão nhưng đệ trước khi nghiên cứu tới đó đệ mún hỏi huynh vài vấn đề.

Phi tinh chính là sự kết hợp của lạc thư với hậu thiên 8 quái.
Đại quái chính là sự kết hợp của lạc thư với tiên thiên 8 quái và hà đồ.
Còn bát trạch với tam hợp đều ẩn chứa trong đại quái.
Đệ thấy rằng các phái phong thủy huyền không đệ biết sử dụng quá nhiều lạc thư mà ít dùng hà đồ.
Liên thành phái đệ chưa nghiên cứu nên ko biết.
Đại quái thì vẫn còn sơ hở khi giải thích khôn nhâm ất quyết.
Còn cái này là đệ nghĩ phải chăng lạc thư kết hợp tiên thiên và hậu thiên chính là phần lí khí. Còn hà đồ kết hợp với tiên thiên là long đầu.
Thiên văn học và chiêm tinh thì lại ít khi sử dụng long đầu dưới đất mà là long đầu của vũ trụ, và chiêm tinh học cũng rất chính xác trong dự đoán. Theo phương đông hay đại quái thì thời gian chính là thiên khí. Vậy phải ý của lão là học chiêm tinh để đoán thiên khí hay là trạch cát đúng ko?
Như vậy nó có đụng chạm đến bát tự tử bình ko,?

Thật ra theo tiểu sinh nghỉ, các lý thuyết phong thủy đều căn cứ vào Thiên Văn!!!
Chiêm tinh và Thiên Văn, một dụng một thể.
Các hình thế trong loan đầu đều lấy cái ứng với thiên mà suy xét. Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, đều là các tòa sao trên trời. Địa lý củng y theo đó phối hợp với phương vị Đông Tây Nam Băc. Sư vận hành của Bắc Đâu Thất Tinh thì được ứng dụng vào Tháng, tháng giêng kiến dần, hai Mão, vv..., Nhật Nguyệt hội hợp lấy làm móc cho mùng 1 âm lịch (ngày Sóc). Tam Hợp, Nhị Hợp (Lục Hợp), tứ hành xung đều căn cứ vào góc độ hội hợp của thiên thể mà nghiệm xét sử các hung (trong chiêm tinh tây phương gọi là Aspect).

Không biết thiên văn thì khó mà biết được cội nguồn của lý học đông phương vậy!!!

huyruan
24-05-13, 18:47
Bác quy_co99 hỏi hay, Vinh Lão Thái Công trả lời cũng hay, ... bác Vinh còn nợ em phần Nhị Thập Bát Tú đấy nhé ^^

Forum mình giờ đầy đủ Thiên Văn - Địa Lý - Nhân Tướng, người nào cũng giỏi, thật đáng ngưỡng mộ.

DangHuyAnh
24-05-13, 19:03
Bác quy_co99 hỏi hay, Vinh Lão Thái Công trả lời cũng hay, ... bác Vinh còn nợ em phần Nhị Thập Bát Tú đấy nhé ^^

Forum mình giờ đầy đủ Thiên Văn - Địa Lý - Nhân Tướng, người nào cũng giỏi, thật đáng ngưỡng mộ.

Bác Tô hôm nào mới bác cafe nhờ chỉ cái vụ thiên văn của Vinh lão công nhé, đọc hoài mà không thấu được.

huyruan
24-05-13, 21:17
Bác Tô hôm nào mới bác cafe nhờ chỉ cái vụ thiên văn của Vinh lão công nhé, đọc hoài mà không thấu được.

Em lạy bác, em như hạt cát giữa sa mạc mênh mông còn bác với các tiền bối khác đã là Thái Sơn, Hằng Sơn... rồi nên em hok dám chỉ ai đâu. Để bữa nào em vô mánh sẽ mời bác qua nhà bác HVQ lai rai.

Em có duyên với Trạch Cát do học lóm từ 1 bà thầy gần nhà nên chỉ dám tự coi cho mình và người nhà, nay thì đang tìm tòi học thêm Tứ Trụ và Thiên Văn để nghiệm chứng chính xác hơn. Bác với Vinh Lão Thái Công có nhận đệ tử thì nhớ cho em xin 1 suất, tuyệt học mà để thất truyền là có tội với tổ sư đó hehe.

TuHepLuong
24-05-13, 22:56
Em lạy bác, em như hạt cát giữa sa mạc mênh mông còn bác với các tiền bối khác đã là Thái Sơn, Hằng Sơn... rồi nên em hok dám chỉ ai đâu. Để bữa nào em vô mánh sẽ mời bác qua nhà bác HVQ lai rai.

Em có duyên với Trạch Cát do học lóm từ 1 bà thầy gần nhà nên chỉ dám tự coi cho mình và người nhà, nay thì đang tìm tòi học thêm Tứ Trụ và Thiên Văn để nghiệm chứng chính xác hơn. Bác với Vinh Lão Thái Công có nhận đệ tử thì nhớ cho em xin 1 suất, tuyệt học mà để thất truyền là có tội với tổ sư đó hehe.

Hihihi Tôi định qua "Tổ Rồng" bái lão ngoan cố làm thầy. Lão Huy có cơ duyên được lão ngoan cố nhận làm đệ tử thì chỉ mánh cho túi dzới.

VinhL
25-05-13, 03:25
Hihihi Tôi định qua "Tổ Rồng" bái lão ngoan cố làm thầy. Lão Huy có cơ duyên được lão ngoan cố nhận làm đệ tử thì chỉ mánh cho túi dzới.

Tam nhân đồng hành,
Hửu nhất vi ngã sư.

Tiểu sinh xin bái hai lão huynh đệ làm sư trước!!!
Sư Hẹp. Sư Ruan.
Hihihihihihihihihihi

TuHepLuong
25-05-13, 03:37
Tam nhân đồng hành,
Hửu nhất vi ngã sư.

Tiểu sinh xin bái hai lão huynh đệ làm sư trước!!!
Sư Hẹp. Sư Ruan.
Hihihihihihihihihihi

Hehehe Lão ngoan đi trước, tới lão Huy, gòi ta theo sau.... hihihi Tam Nhân đồng hành, "hữu nhất vi ngã sư" là ám chỉ lão đó mà hihihi Thôi thôi đừng từ chối nữa, nhận vài đệ tử truyền sở học của lão đi. Hehehe lở mai xuống âm ty bị tra tấn (hehehe bị đàn bà tra tấn) rồi quên hết sở học của mình, khi trở lại làm người muốn học lại mấy cái này thì mất thời gian lắm... lắm hihihi.

huyruan
25-05-13, 14:47
Các bác cứ đùn đẩy, không thành công thì thành nhân. Thời buổi mạt phát, chân ngụy lẫn lộn, các bác không xuống núi thì còn nhiều người khổ ^^

trampervn
04-06-13, 14:54
Thấy bài này http://bit.ly/ZoLMJv và nhớ lời bác VinhL có nhắc đến ứng dụng Fibonaci, nhưng đệ chẳng hiểu gì về thiên văn, nên không chắc tác giả nói đúng hay sai.
Ý kiến riêng của đệ, dữ liệu CK VN còn ít, chưa đủ dài để khẳng định mức độ ảnh hưởng.
Bác VinhL đọc, cho ý kiến thêm.
P.S: Nghe nói, Lê Đạt Chí bảo vệ Ph.D về tài chính với đề tài nghiên cứu tác động tử vi tới CK. Chắc chắn một điều, hội đồng bảo vệ khó lòng hiểu hết để đánh giá đề tài như vậy.

trampervn
04-06-13, 14:55
Thấy bài này http://bit.ly/ZoLMJv và nhớ lời bác VinhL có nhắc đến ứng dụng Fibonaci, nhưng đệ chẳng hiểu gì về thiên văn, nên không chắc tác giả nói đúng hay sai.
Ý kiến riêng của đệ, dữ liệu CK VN còn ít, chưa đủ dài để khẳng định mức độ ảnh hưởng.
Bác VinhL đọc, cho ý kiến thêm.
P.S: Nghe nói, Lê Đạt Chí bảo vệ Ph.D về tài chính với đề tài nghiên cứu tác động tử vi tới CK. Chắc chắn một điều, hội đồng bảo vệ khó lòng hiểu hết để đánh giá đề tài như vậy.

Vào ngày 31-5-2013, khi Hỏa Tinh nhập cung Song Sinh, tức có đến 5 hành tinh nằm tại cung này, chỉ số VN Index lập đỉnh 3 năm và đồng thời giảm điểm mạnh.
Câu mở đầu bài nghe hoành tráng quá.

VinhL
04-06-13, 20:09
Thấy bài này http://bit.ly/ZoLMJv và nhớ lời bác VinhL có nhắc đến ứng dụng Fibonaci, nhưng đệ chẳng hiểu gì về thiên văn, nên không chắc tác giả nói đúng hay sai.
Ý kiến riêng của đệ, dữ liệu CK VN còn ít, chưa đủ dài để khẳng định mức độ ảnh hưởng.
Bác VinhL đọc, cho ý kiến thêm.
P.S: Nghe nói, Lê Đạt Chí bảo vệ Ph.D về tài chính với đề tài nghiên cứu tác động tử vi tới CK. Chắc chắn một điều, hội đồng bảo vệ khó lòng hiểu hết để đánh giá đề tài như vậy.

Bạn muốn tìm hiểu về Fibonacci thì tìm đọc hai quyển này:

http://ecx.images-amazon.com/images/I/51M1pU7%2B7YL._BO2,204,203,200_PIsitb-sticker-arrow-click,TopRight,35,-76_AA300_SH20_OU01_.jpg

http://ecx.images-amazon.com/images/I/51Qq1bm%2BvwL._SL500_AA300_.jpg

Đây là hai quyển sách đã khỡi xướng phương pháp phân tích thị trường CK bằng wave và fibonacci number.

Tất cả các phương pháp phỏng đoán giá thị trường CK đều là nghệ thuật hơn là phương pháp khoa học, it is more of an art than a science!!

Đây là 2 quyển nói về phương pháp dùng chiêm tinh, Financial Astrology method của W.D. Gann:
http://www.amazon.ca/Ganns-Scientific-Methods-Unveiled-ebook/dp/B0080H12MU/ref=sr_1_2?s=books&ie=UTF8&qid=1370349177&sr=1-2&keywords=astrology+trading+stock

http://www.amazon.ca/Ganns-Scientific-Methods-Unveiled-ebook/dp/B0080HTUQ0/ref=sr_1_3?s=books&ie=UTF8&qid=1370349177&sr=1-3&keywords=astrology+trading+stock

chung1721
05-06-13, 11:17
Xét về mức độ thành công thì Khương Thái Công đúng là đã hoàn thành mục tiêu Đông tiến bình thiên hạ, mà xem phim và đọc truyện Phong Thần thấy yếu đuối, mỗi lần bại trận là đi cầu viện binh, đến cuối cùng sư phụ là Nguyên Thủy Thiên Tôn phải xuất hiện. Còn Khổng Minh thật là cơ trí hơn người, khi còn sống thì ai cũng khiếp sợ, đến khi mất còn hù dọa được Tư Mã Ý, chỉ đáng tiếc tuổi trẻ tài cao nên bạo phát bạo tàn, cái gì cũng tự tay mình làm nên kiệt sức mà mất.
.

Truyện hay giã sử ít nhiều nhiều mang tính chủ quan, mang tâm tư, nguyện vọng của số đông, có khi có cả ý đồ chính trị trong đó... vì vậy chỉ tìm được số ít sự thực sau đó.

Cũng như bạn đã phân tích, tuổi trẻ, tài cao bạo phát, bạo tàn, cái gì cũng tự tay làm, địch sao lại với thiên hạ.
Cứ ngây ngây, ngô ngô (mà không ngây ngô thì không được) như Khương Công dùng thiên hạ thì được cả thiên hạ.

Ở đây là "THIÊN HẠ"-"TRỜI DƯỚI ĐẤT NHÁ" nhá...he...he...!

TuHepLuong
07-06-13, 21:48
Thư giản ngắm sao trới 1 chút nha các bạn hihihi.

4hPiG1fr68Q

VinhL
17-06-13, 03:20
Chúng ta biết tất cả các hành tinh đều sẻ đi ngược trên bầu trời (retrograde motion), như vậy chắc chắn cổ nhân khi nhìn lên củng thấy hiện tượng đó!!!
Theo các thông tin hiện nay thì:
Thủy (Mercury) đi lùi khoảng 24 ngày, 3 đến 4 lần 1 năm
Kim (Venus) đi lùi khoảng 42 ngày, khoảng 18 tháng 1 lần
Hỏa (Mars) đi lùi khoảng 72 ngày, khoảng 25.6 tháng 1 lần
Mộc (Jupiter) đi lùi 121 ngày, khoảng 13.1 tháng 1 lần
Thổ (Saturn) đi lùi 138 ngày, khoảng 12.4 tháng 1 lần
Nay ta làm chẳng các số:
Thủy ~ 20
Kim ~ 40
Hỏa ~ 70
Mộc ~ 120 (1+2 = 3)
Thổ ~ 140 (1+4 = 5)
Có thể số ngày đi lùi này có liên quan đến Cục trong Tử Vi chăng?

Củng theo các thông tinh trong thiên văn hiện nay thì độ nghiên của trục của các hành tinh như sau:

Thủy (Mercury) 0 độ
Kim (Venus) 177, tức -3 độ
Mộc (Jupiter) 3 độ
Địa Cầu 23.5 độ
Hỏa (Mars) 25 độ
Thổ (Saturn) 27 độ
Nay ta sắp xếp 5 tinh theo độ nghiên của trục nhé:
Kim -3
Thủy 0
Mộc 3
Hỏa 25
Thổ 27
Thứ tự ngũ hành tương sinh nhỉ?

Nay ta đi về quá khứ để tìm lại các lý thuyết cổ của Tây phương về sử vận hành của hành tinh, một trong những mô hình đầu tiên là của Eudoxus of Cnidus (390 - 337 B.C.), trước cả mô hình của Ptolemaic.

http://faculty.fullerton.edu/cmcconnell/Models/Eud_Hipp.gif

Mô hình này gần như có thể giải thích được tại sao các hành tinh đi ngược!!!
Xem đây:
http://faculty.fullerton.edu/cmcconnell/Models/smear.jpg

Sao nó giống vòng lường thiên xích của 9 cung nhỉ??

Hihihihihihihihihihihi

lypm
17-06-13, 04:40
Chết cha, điệu này lão tửng tửng đã khám phá ra cổ nhân nhập lạc thư vào tam nguyên cửu vận tàn là nói láo cả rồi . Thì ra lượng thiên xích chỉ có vỏn vẹn 1 năm :2455:

VinhL
17-06-13, 08:42
Lão Tà Tà,

Tiểu sinh thì chẳng dém khẳng định nó là lường thiên xích, chỉ nói nó giống thôi.
Đầu óc Dược Sư của lão đang phì phà thuốc gì mà đi đến kết luận Phong Phú như thế.

Hihihihihihihihihihihiihi

VinhL
13-08-13, 11:26
Tặng các bạn hình chử Vạn, lấy từ site fengshui-168!!!

Trong Thiên Ngọc Kinh có câu:
幹維乾艮巽坤壬, 陽順星辰輪
Cán duy kiền cấn tốn khôn nhâm, dương thuận tinh thần luân.
支神坎震離兌癸, 陰卦逆行取.
Chi thần khảm chấn ly đoái quý, âm quái nghịch hành thủ

Cán (Can) duy có phải là cái cán của gáo bắc đẩu không?
Cán đi thuận, mà cái gáo thì đi nghịch?

Hihihihihihihihihihihihihi

namphong
13-08-13, 15:59
Tặng các bạn hình chử Vạn, lấy từ site fengshui-168!!!

Trong Thiên Ngọc Kinh có câu:
幹維乾艮巽坤壬, 陽順星辰輪
Cán duy kiền cấn tốn khôn nhâm, dương thuận tinh thần luân.
支神坎震離兌癸, 陰卦逆行取.
Chi thần khảm chấn ly đoái quý, âm quái nghịch hành thủ

Cán (Can) duy có phải là cái cán của gáo bắc đẩu không?
Cán đi thuận, mà cái gáo thì đi nghịch?

Hihihihihihihihihihihihihi

Cán đi thuận mà Gáo đi nghịch? VinhL đố khó quá, trích đẫn một đôi dòng rồi giải thích thì sai lầm lớn, đọc hết toàn bộ Thiên Ngọc để hiểu lời, bỏ lời để nắm ý, bỏ ý để giữ Thần.

VinhL
13-08-13, 21:20
Cán đi thuận mà Gáo đi nghịch? VinhL đố khó quá, trích đẫn một đôi dòng rồi giải thích thì sai lầm lớn, đọc hết toàn bộ Thiên Ngọc để hiểu lời, bỏ lời để nắm ý, bỏ ý để giữ Thần.

Lão Đế ơi
Thiên Ngọc mỗi câu đều có ẩn ý. Đọc hết mà hiểu thì đắc đạo Dương Tằng rồi đó lão.

Thất tinh xoay quanh cực, tam khôi tứ mộ, thuận nghịch hành, đó là cái đạo của chử Vạn.

Hoàng đạo ẹo qua ẹo lại đó là cái đồ Tiên Thiên, củng là cái lường thiên xích. Tất cả đều là cái gốc mà cổ nhân nhìn lên, xem xuống, nghiền ngẫm thành thuyết đó mà. Trước khi có lời, chỉ có tượng, đi tìm chân pháp đành phải truy nguyên về cái tượng vậy!!!

Lão hãy download trình stellarium về ngâm cứu để xem xét, sẻ thấu lộ nhiều cái tượng.
Hihihihihihihihihihihi

VinhL
21-10-13, 11:27
Đây là cái hình Thất Tinh Bắc Đẩu vận hành cửu cung!!!

http://www.fengshui-chinese.com/discuz/attachments/forumid_93/u7KsUKT0qms=_Hd45yeqfugTI.jpg

Trích từ trang này:
http://www.fengshui-chinese.com/discuz/viewthread.php?tid=91427
Của trưởng môn "Huyền Không Chưởng Phái" Lưu Duệ Sơn!
Bạn nào biết đọc chử Hán, thì vào mà đọc toàn bài nhé.
(Không biết thì dùng trình mà đọc vậy)

Hihihihihihihihihihi

lypm
29-10-13, 18:38
Đây là cái hình Thất Tinh Bắc Đẩu vận hành cửu cung!!!

http://www.fengshui-chinese.com/discuz/attachments/forumid_93/u7KsUKT0qms=_Hd45yeqfugTI.jpg

Trích từ trang này:
http://www.fengshui-chinese.com/discuz/viewthread.php?tid=91427
Của trưởng môn "Huyền Không Chưởng Phái" Lưu Duệ Sơn!
Bạn nào biết đọc chử Hán, thì vào mà đọc toàn bài nhé.
(Không biết thì dùng trình mà đọc vậy)

Hihihihihihihihihihi

Hôm nay vào đường link của lão thấy có lượng thiên xích đồ nhưng nhìn hoài cũng chẳng hiểu vì sao tại khảm thì dấu chấm nằm cung khảm nhưng tại cấn thi` dấu chấm lại nằm cung khôn, rốt cuột dấu chấm trong cung tượng trưng cho cái gì ? còn nữa thời gian nào mà nó vào trung cung ? Lão giải thích dùm được hong, nghèo quá nên đem não bán bớt giờ hong đủ để hiểu mấy thứ này

VinhL
29-10-13, 22:00
Hôm nay vào đường link của lão thấy có lượng thiên xích đồ nhưng nhìn hoài cũng chẳng hiểu vì sao tại khảm thì dấu chấm nằm cung khảm nhưng tại cấn thi` dấu chấm lại nằm cung khôn, rốt cuột dấu chấm trong cung tượng trưng cho cái gì ? còn nữa thời gian nào mà nó vào trung cung ? Lão giải thích dùm được hong, nghèo quá nên đem não bán bớt giờ hong đủ để hiểu mấy thứ này

Có link có nguồn, lão vào nguồn mà đọc, để cho bộ nảo hoạt động chút đi!!!

Hihihihihihihihihihihihi

lypm
30-10-13, 00:40
Có link có nguồn, lão vào nguồn mà đọc, để cho bộ nảo hoạt động chút đi!!!

Hihihihihihihihihihihihi

Hôm nay vào đường link của lão thấy có lượng thiên xích đồ nhưng nhìn hoài cũng chẳng hiểu vì sao tại khảm thì dấu chấm nằm cung khảm nhưng tại cấn thi` dấu chấm lại nằm cung khôn, rốt cuột dấu chấm trong cung tượng trưng cho cái gì ? còn nữa thời gian nào mà nó vào trung cung ? Lão giải thích dùm được hong, nghèo quá nên đem não bán bớt giờ hong đủ để hiểu mấy thứ này

VinhL
30-10-13, 13:53
Hôm nay vào đường link của lão thấy có lượng thiên xích đồ nhưng nhìn hoài cũng chẳng hiểu vì sao tại khảm thì dấu chấm nằm cung khảm nhưng tại cấn thi` dấu chấm lại nằm cung khôn, rốt cuột dấu chấm trong cung tượng trưng cho cái gì ? còn nữa thời gian nào mà nó vào trung cung ? Lão giải thích dùm được hong, nghèo quá nên đem não bán bớt giờ hong đủ để hiểu mấy thứ này

Chắc lão bán bớt não cho thằng chủ hảng rồi!!!
Cái hình đó là Phụ Tinh Thủy Pháp, lão nghiên cứu 10 mấy năm hong lẻ hông biết nguyên lý của Phụ Tinh Thủy Pháp sao???
Hihihihihihihihihihihihi
(Đêm quyển Tam Quái Trạch xem lại sẻ hiểu)!!!

lypm
30-10-13, 19:12
Lão tưng tửng nhà ngươi dạo này thiệt thông minh thêm lên, nói một hiểu 10 .... mất đi số 1.
Nó có liên quan gì tới mấy thử kia, vấn đề là ông ta tự cho là tìm ra nguyên lý của lượng thiên xích nhưng lời giải của ông ta chỉ là lượm từ miếng gáp lại đọc thì thấy mát tai nhưng ý nghĩa thì đều ngược nhau.
BTW, "nguyên lý" của lão chưa hẳn là được chấp nhận, .... cho nên chưa hẳn là nguyên lý của ta :107:

VinhL
31-10-13, 01:27
Lão tưng tửng nhà ngươi dạo này thiệt thông minh thêm lên, nói một hiểu 10 .... mất đi số 1.
Nó có liên quan gì tới mấy thử kia, vấn đề là ông ta tự cho là tìm ra nguyên lý của lượng thiên xích nhưng lời giải của ông ta chỉ là lượm từ miếng gáp lại đọc thì thấy mát tai nhưng ý nghĩa thì đều ngược nhau.
BTW, "nguyên lý" của lão chưa hẳn là được chấp nhận, .... cho nên chưa hẳn là nguyên lý của ta :107:

Ta thì không nghỉ vậy. Lão Lưu Duệ Sơn này là chủ diễn đàn fengshui-168, viết 3 quyển sách, 1 về Kinh Phòng Dịch thuyết, 2 về phong thủy, chứng tỏ lão này có sự nghiên cứu lâu dài, lại biết dụng stellarium, chứng tỏ có khão sát thiên tượng, kiến thức hiện đại không hủ lậu, không chỉ "lượm lặt" như lão Tà ngươi nói.
Đọc lại bài có trích cổ thư "Chủ Bể Toán Kinh", "Hình Đức Đồ", cả các cổ kinh thiên văn như "Hoài Nam Tử", vv..., tức có ôn cổ mà tri tân, thật không phải thứ bỡ đâu. Hihihihihihihihihihi
Trong những người nghiên cứu phong thủy, có bao nhiêu người biết đến cái tên "Chu Bể Toán Kinh", chứ đừng nói trong đó viết cái gì, lại có liên quan gì tới phong thủy!!!

Nhưng mà cho dù thuyết của lão ấy có sai hay đúng, cái quý là ở chổ chia sẻ.

lypm
01-11-13, 07:41
Lão đọc mà hong biet suy thành ra thay cai nào cũng đúng .
Đánh tieng viet hong dduoc thoi ngạm cục tu*'c cho xong :20:

VinhL
01-11-13, 13:51
Lão đọc mà hong biet suy thành ra thay cai nào cũng đúng .
Đánh tieng viet hong dduoc thoi ngạm cục tu*'c cho xong :20:

Lão biết suy lắm mà, vậy theo cái suy quán triệt của lão, 8 vận của Lục Pháp tính theo hào Dương 9 Âm 6 có hợp quy luật thiên nhiên không????
Hông chừng tôn sư của phái Lục Pháp chơi Thái Ất tính hạn Dương 9 Bách 6 chăng????
Mà còn nhé, tại sao không sử dụng số 7 và 8, Thiếu Dương Thiếu Âm vậy?
Bỏ nó cho kiến tha sao????

Hihihihihihihihihihihi

lypm
02-11-13, 06:24
Câu hỏi này đặt ra cho haidang, hong biết vô tình hay cố ý haidang hong chịu trả lời. Tôi xin thưa như vầy. Năm tháng ngày giờ vốn không phải là luật tự nhiên. Nó do con người đặt ra để làm dụng cụ đo thời gian. Nếu như vấn đề này không hiểu nữa thì ... thật là ... vô dụng. Quy luật tự nhiên chỉ đơn thuần là trái đất quay quanh mặt trời một vòng và quay quanh trục của nó một vòng. Bây giời tôi không thích dùng đơn vị 60"/' 60'/g 24g/n v.v mà tôi dùng 10 giây một phút 10 phút một giờ 10 giờ một ngày cũng được thôi, miễn sao qua một ngày thì nó tuần hoàn trở lại. Hoặc dĩ tôi không thích đơn giản mà lại thích rắc rối vòng vo tam quốc, cho nên quy định rằng giờ 1 = 8 phút, giờ 2 = 7 v.v.v cũng chẳng sao miễn sao nó đo đủ một ngày thì ok. Không biết nói tới đây lão hiểu hay không, hay còn vướng cái gì nữa không ?
Giờ trở lại cái gì dương 9 âm 6 gì đó, rồi cái gì số 7, số 8 thiếu dương thiếu âm gì đó . Tôi hỏi lại, nó có liên quan gì ? lão hay đọc nhiều sách khác nhau rồi cứ thích lấy đầu vịt cắm cổ gà rồi tự vổ tay khen hay. Người ta chỉ đơn thuần lấy cái tượng trưng cho cực và cái tượng trưng cho thiểu chia ra làm đơn vị đo. Trong bát quái khôn tối âm, càn tối dương, càn ba hào chia làm 3 ra 9 đoạn, khôn 3 hào chia làm ba ra 6 đoạn, lấy cái cao nhất trừ đi cái thấp nhất rồi chia đều ra thì tự nhiên sẽ bao gồm cái ở giữa . Vấn đề đơn giản lão không hiểu lại thích lấy 9 con số rồi cộng trừ nhân chia lộn xà ngầu rồi tự vổ tay khen rằng mình tìm ra nhiều cách khác nhau . Thật vớ vẫn. Người ta đưa ra hệ thống đo sự thăng trầm của âm dương một cách chính xác thì lại nói là hong theo quy luật tự nhiên . :798:

Ông Đàm Dưỡng Ngô xét ra thông minh hơn mấy tổ tông sư phi tinh. Dù sao ông ta cũng tìm ra cách đo vận mà lại không bị luốn cuốn khi phối quái . Không phải như cái gì mỗi vận có 20 năm tính ra 9 vận 180, nhưng rồi .... ý lộn chỉ có 8 quái làm sao phối 9 vận, thôi thì số năm hong có quái cướp tiền của của nó chia cho người khác .

Hỏi câu này làm tôi nhớ lại trong diễn đàn này ít nhất cũng có hai người cho rằng lục pháp vận chẳn phi nghịch là không đúng vì thời gian hong có đi nghịch . Thật vớ vẫn, chẳn hiểu thế nào là không gian, chẳn hiểu thế nào là thời gian

VinhL
02-11-13, 08:58
Câu hỏi này đặt ra cho haidang, hong biết vô tình hay cố ý haidang hong chịu trả lời. Tôi xin thưa như vầy. Năm tháng ngày giờ vốn không phải là luật tự nhiên. Nó do con người đặt ra để làm dụng cụ đo thời gian. Nếu như vấn đề này không hiểu nữa thì ... thật là ... vô dụng. Quy luật tự nhiên chỉ đơn thuần là trái đất quay quanh mặt trời một vòng và quay quanh trục của nó một vòng. Bây giời tôi không thích dùng đơn vị 60"/' 60'/g 24g/n v.v mà tôi dùng 10 giây một phút 10 phút một giờ 10 giờ một ngày cũng được thôi, miễn sao qua một ngày thì nó tuần hoàn trở lại. Hoặc dĩ tôi không thích đơn giản mà lại thích rắc rối vòng vo tam quốc, cho nên quy định rằng giờ 1 = 8 phút, giờ 2 = 7 v.v.v cũng chẳng sao miễn sao nó đo đủ một ngày thì ok. Không biết nói tới đây lão hiểu hay không, hay còn vướng cái gì nữa không ?
Giờ trở lại cái gì dương 9 âm 6 gì đó, rồi cái gì số 7, số 8 thiếu dương thiếu âm gì đó . Tôi hỏi lại, nó có liên quan gì ? lão hay đọc nhiều sách khác nhau rồi cứ thích lấy đầu vịt cắm cổ gà rồi tự vổ tay khen hay. Người ta chỉ đơn thuần lấy cái tượng trưng cho cực và cái tượng trưng cho thiểu chia ra làm đơn vị đo. Trong bát quái khôn tối âm, càn tối dương, càn ba hào chia làm 3 ra 9 đoạn, khôn 3 hào chia làm ba ra 6 đoạn, lấy cái cao nhất trừ đi cái thấp nhất rồi chia đều ra thì tự nhiên sẽ bao gồm cái ở giữa . Vấn đề đơn giản lão không hiểu lại thích lấy 9 con số rồi cộng trừ nhân chia lộn xà ngầu rồi tự vổ tay khen rằng mình tìm ra nhiều cách khác nhau . Thật vớ vẫn. Người ta đưa ra hệ thống đo sự thăng trầm của âm dương một cách chính xác thì lại nói là hong theo quy luật tự nhiên . :798:

Ông Đàm Dưỡng Ngô xét ra thông minh hơn mấy tổ tông sư phi tinh. Dù sao ông ta cũng tìm ra cách đo vận mà lại không bị luốn cuốn khi phối quái . Không phải như cái gì mỗi vận có 20 năm tính ra 9 vận 180, nhưng rồi .... ý lộn chỉ có 8 quái làm sao phối 9 vận, thôi thì số năm hong có quái cướp tiền của của nó chia cho người khác .

Hỏi câu này làm tôi nhớ lại trong diễn đàn này ít nhất cũng có hai người cho rằng lục pháp vận chẳn phi nghịch là không đúng vì thời gian hong có đi nghịch . Thật vớ vẫn, chẳn hiểu thế nào là không gian, chẳn hiểu thế nào là thời gian

Lão nói vòng do, mà củng chẳng giải thích được gì!!!
Chỉ biết lấy càn chẳt 3, không chặt 2 rồi dùng nó đo thời gian à????
Vậy 8 quái phân chia Thái Thiếu Âm Dương làm chi, rồi lại bỏ số của Thiếu mà chỉ dùng Thái, cái này đúng là "toàn là biến Thái" à nha!!!
Lại hỏi ta có liên quan gì à? Vậy lão thử nói Dịch có liên quan gì tới phong thủy hông mà sao dùng hào của dịch để tính vận??? Đã dụng dịch thì làm ơn dụng cho hợp lý của dịch, chứ thích anh 9 chị 6 rồi cứ xào nấu 6 9 hoài, thiệt uổng cái nồi cháo Vịt!!!

Âm Dương phân Tứ Tượng, rồi mới tới Bát Quái, nghịch lại thì về Tứ Tượng chứ chẳng nhạy cái phọt về hai cái Thái Thái!!!
Hahahahahahaha

Nhìn lại xem chu kỳ của vận theo 6 pháp coi có tuần hoàn đều đặn không? 18, 24, 24, 24, 21, 21, 21, 27.

8 con số này, không phải 6 pháp củng nói cộng lại thành 2 nguyên 180 năm sao? Vậy ta hỏi chử nguyên này xuất phát từ đâu trước?
lão biết hông?
Một hệ thống đo thăng trầm của âm dương quan trọng vậy, sao chẳng thấy nó được ứng dụng vào lịch pháp của mấy ông hoàng đế vậy???

Giờ ta liệt ra thêm hai dãy số có Thiếu Âm Thiếu Dương củng cộng lại 180? Lão củng chẳng giải thích được tại sao chỉ dùng chuổi của 9 và 6!!! Còn đổ cho ta tự khen, vậy lão trích cái đoạn nào ta tự khen ta ra cho bà con xem với.

Nay lão đề cập tới cái vụ vận chẳn nghịch phi. Vậy ta hỏi lão 9 có phải căn cứ vào Thất Tinh Bắc Đẩu không?
Nếu phải, vậy theo Lục pháp, sau vận 1 18 năm, đến 24 năm của vận 2 thì 9 tinh nghịch phi, vậy lão có thấy anh Bắc Đẩu Thất Tinh trên trời nghịch phi chưa???


Hihihihihihihihihi

lypm
02-11-13, 18:21
đã giải thích như vậy mà vẫn không hiểu
hong lẽ lại muốn ta giải thích theo kiểu dạy con ta làm toán cộng trừ nhân chia hay sao.

VinhL
03-11-13, 03:24
đã giải thích như vậy mà vẫn không hiểu
hong lẽ lại muốn ta giải thích theo kiểu dạy con ta làm toán cộng trừ nhân chia hay sao.

Lão xem lại bài của lão coi lão giãi thích cái gì?
Lấy Càn chặt 3, Khôn chặt 2 rồi, cho nó đo lường âm dương thăng trầm hả?

Hahahahahahahahaha

athienloc
03-11-13, 10:59
Lão xem lại bài của lão coi lão giãi thích cái gì?
Lấy Càn chặt 3, Khôn chặt 2 rồi, cho nó đo lường âm dương thăng trầm hả?

Hahahahahahahahaha
Lâu rồi mới vào lại HKLS thấy, Lão VinhL cố tình không hiểu....:2455:
https://lh6.googleusercontent.com/-sJInSl8y9Go/UnXBLIKUjcI/AAAAAAAAAIY/IgD0LRWeiug/s792/H%25C3%25A0o%2520d%25C6%25B0%25C6%25A1ng%25209.jpg

VinhL
03-11-13, 14:32
Lão Lộc củng phá quan xuất hiện thì chuyện lớn rồi!
Hihihihihihihih
Lão Lộc ơi
Hiểu với chuyện nó hợp lý hay không là hai vấn đề.
Như cái hình hào âm dương chặt làm 4 này thì sao?.

http://www.feng-shui-institute.org/images/trigrams.gif

Hay quả Dịch Cầu này nửa nè.
http://www.i-ching.hu/chp00/chp2/reconstr_img/image21b.png
Chắc có lẻ chúng ta phải bắt đầu học Dịch từ Tây phương rồi đó.

Hihihihihihihihihihi

bmwcz1
04-11-13, 00:50
lâu rồi mới thấy chú athienloc viết bài chào mừng chú viết trở lại

lypm
04-11-13, 08:59
Lâu rồi mới vào lại HKLS thấy, Lão VinhL cố tình không hiểu....:2455:
https://lh6.googleusercontent.com/-sJInSl8y9Go/UnXBLIKUjcI/AAAAAAAAAIY/IgD0LRWeiug/s792/H%25C3%25A0o%2520d%25C6%25B0%25C6%25A1ng%25209.jpg

nước chảy lá môn, đổ hoài cũng không thể thắm :202:

VinhL
11-11-13, 08:25
nước chảy lá môn, đổ hoài cũng không thể thắm :202:

Nước dơ nước đục, dĩ nhiên nó đâu có thắm làm gì, lão thử đổ nước vàng nước bạc coi, nó thắm hông?
Hihihihihihihihihihihi

haidang
11-11-13, 23:23
Nước dơ nước đục, dĩ nhiên nó đâu có thắm làm gì, lão thử đổ nước vàng nước bạc coi, nó thắm hông?
Hihihihihihihihihihihi

:5887::4431::1345: Lão VinhL có nghe truyện khỉ chưa.. haha:6g5:

Tiendh
05-12-13, 00:40
Cháu cũng mới bắt đầu nghiên cứu thiên văn từ lúc đọc được chủ đề này do chú VinhL lập ra.
Nhân tiện cháu có tìm được trang web có vài tài liệu về thiên văn, mong chú ghé xem ở đường link cuối bài.
Nếu chú và mọi người có xài smartphone thì cháu xin giới thiệu phần mềm STAR CHART dùng để xem sao trời khá hay.
Đây là link tới trang web cháu vừa nêu: http://classicalastrologer.me/files/.

quy_co99
25-06-17, 14:14
Lão VinhL vào làm tiếp trang này đi, xin 2 lão lypm và athienloc đừng có vào mà nói chuyện thiếu căn cứ và chẳng đóng góp được gì cho học thuật cả.

VinhL
29-06-17, 13:27
Lão VinhL vào làm tiếp trang này đi, xin 2 lão lypm và athienloc đừng có vào mà nói chuyện thiếu căn cứ và chẳng đóng góp được gì cho học thuật cả.

Chuyên mục vừa củ (đã 4 năm qua rồi), lại quá loảng rồi còn hứng đâu mà viết tiếp.

Thôi nhừ vầy, lão Quy_co99 có rảnh thì vào copy lại những bài liên quan đến Thiên Văn (gạn bỏ mấy cái pha loảng chuyên mục) bỏ vào chuyên mục khác đi, rồi tiểu sinh sẻ tiếp. Hihihihihihihi