PDA

View Full Version : Câu chuyện về các hoàn cảnh khốn khó.



hoachithanh
16-08-13, 08:02
Em xin phép ban quản trị cùng anh chị em HKLS, cho em được mở thớt này để anh chị em nghe kể, hoặc qua báo chí mà biết được những hoàn cảnh khốn khó, thương tâm, lay động lòng người thì đăng lên đây. Để chí ít thì thông cảm sót xa, hoặc giúp đỡ, động viên, hoặc sẽ đưa ra quyết định trợ giúp cho hoàn cảnh của họ. Cũng là để lay động tấm lòng từ bi, thương người vốn đã có sẵn trong mỗi con người chúng ta.
Đây là một trong những câu chuyện đó, mà lại do một người nước ngoài có tên là Justin (MadMax) Maxon làm phóng sự:

Ký sự “2 mẹ con MÙI & PHẢ” – Justin (MadMax) Maxon
một câu chuyện với những hình ảnh “xé lòng” về cuộc sống 2 mẹ con ở Hà Nội!

Tôi không biết bắt đầu entry này từ đâu. Quả thực trong lúc nhàn rỗi, tôi tình cờ lướt qua blog của ai đó, và bắt gặp hai con người, một số phận trong lăng kính của một sinh viên nước ngoài. Tôi dám chắc còn nhiều số phận như vậy, nhưng chúng ta không bao giờ nhận ra cho tới khi có ai đó đến và thức tỉnh chúng ta. Tò mò, tôi tìm kiếm trên google và có rất nhiều thông tin về câu chuyện này, câu chuyện của chàng sinh viên 23 tuổi cách chúng ta cả nửa vòng trái đất kể về cuộc đời hai mẹ con chị Mùi. Không nhiều lời lẽ nhưng những hình ảnh thực sự sống động khiến chúng ta phải chú ý, khiến chúng ta phải nhìn lại mình. Con mắt là để nhìn thật đấy, nhưng cậu sinh viên kia không chỉ nhìn bằng con mắt mà còn nhìn bằng cả tâm hồn và lòng trắc ẩn. Cảm ơn Justin Maxon vì một câu chuyện hay và nhiều ý nghĩa. Tôi xin phép được mượn những thông tin này để chia sẻ với mọi người. (Khuyết danh)

http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu113.png
Justin (MadMax) Maxon

Tôi gặp chị Lê Thị Mùi và đứa con trai chị lang thang trên cầu Long Biên vào một chiều nọ. Tôi theo dõi họ từ rất xa, chị Mùi khoác tay nải trên vai, chẳng mặc gì ngoài một chiếc quần cộc, phía trước, thằng con trai chị đang lon ton chạy chân trần.

Tôi đã đi theo hai mẹ con chị cả ngày hôm đó, từ lúc trên cầu đến khi hai người tới một bãi tắm ven sông Hồng, và đã chứng kiến tình mẫu tử tuyệt vời của họ.

Tối hôm đó, sau khi lang thang cả ngày cùng mẹ con chị Mùi, tôi cảm thấy trong mình có cái gì đó thật khác lạ. Niềm hạnh phúc giản đơn của họ cứ luẩn quẩn trong tâm trí tôi và thôi thúc tôi tiếp tục tìm hiểu và cảm nhận cuộc sống của mẹ con chị.

Thế rồi tôi đâm ra ngưỡng mộ cái tình mẫu tử ấy. Tôi lang thang theo họ suốt 2 tuần liên tục, cảm nhận mối liên kết giữa hai người, về ước mơ giản dị và tâm trạng ngập tràn niềm hy vọng của mẹ con chị.
http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu210.png
Chị Lê Thị Mùi, 42 tuổi, ôm hai chân đứa con trai 5 tuổi, Trần Văn Phả, đang cười như nắc nẻ đi lên từ một bãi tắm ven sông Hồng, sau khi hai mẹ con đã chơi đùa thỏa thích.

Chị Mùi tâm sự, chị thích chơi với Phả bất cứ lúc nào có thể để giữ cho tâm hồn nó được thuần khiết; bởi vì hơn ai hết chị hiểu rằng cuộc sống không nhà cửa khó khăn như thế nào đối với thằng bé.

hoachithanh
16-08-13, 08:03
Cuộc sống lang thang vô gia cư đã theo chị và đứa con trai suốt 5 năm nay vì chồng chị đã từ bỏ gia đình để chọn con đường hủy hoại mình bằng heroin để rồi chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS 3 năm trước. Chị Mùi phải cùng lúc đấu tranh với cả căn bệnh tâm thần và HIV. Dù phải đối mặt với bao nhiêu thử thách hàng ngày, sợ công an bắt, sợ không thể tồn tại, chị và đứa con trai vẫn tràn ngập niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng.

http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu310.png
Hằng ngày, chị Mùi và con trai đi dạo trên cầu Long Biên và luôn dừng lại ở điểm này sau khi kết thúc bài thể dục buổi sáng. Chị thường ngồi ngắm nhìn dòng sông Hồng trong khi thằng Phả đưa bàn tay đẩy đẩy lưng mẹ. Chị Mùi có tiền sử bệnh tâm thần nên thỉnh thoảng có những hành động khá nguy hiểm như ngồi trên thành cầu.

http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu410.jpg

Tối tối, hai mẹ con ngủ trên con phố gần Ga Long Biên. Khi đứa con đã yên giấc, chị vẫn còn thức rất khuya, thường là đến 12 giờ đêm để thu dọn đống giấy báo dùng làm mâm cho bữa tối.

Chị Mùi lôi túi hoa quả xin được đêm trước, loại ra những trái hỏng, trong khi Phả dựa người vào lưng mẹ. Chị có rất ít của cải và luôn lôi ra khỏi cái chiếu cói để sắp xếp lại trước khi ra bờ sông. Nơi mẹ con chị Mùi sinh sống có hàng trăm người qua lại, vào ra ga. Chị không muốn lại bị bắt vì để đồ đạc lung tung ở khu vực này.

Chị Mùi cầm trên tay 4 ống kim tiêm vừa nhặt được. Thằng Phả đứng cạnh mẹ. Sau ngày Hà Nội mừng Tết Nguyên Đán, hàng ngày mẹ con chị Mùi đi giữa đống kim tiêm cứ tăng dần lên dưới gầm cầu Long Biên. Chị bỏ hàng giờ nhặt cả trăm ống kim tiêm ra khỏi lối đi và xếp lại thành đống. Chị thường có thói quen nhặt rác xung quanh nơi chị đi qua. Chị là người tín Phật và tin rằng chị đang giúp mọi người xung quanh bằng cách đó.

http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu610.png
Chị Mùi đem theo tất cả gia tài chị có trong một chiếc túi rảo bước phía trước cậu con trai trong khi thằng bé đang chạy theo để bắt kịp mẹ. Chị luôn để mắt tới Phả nhưng chị muốn để con trai được tự do chạy nhảy tới nơi nó muốn. Và thằng bé cứ hay phải chạy để đuổi kịp nhịp bước nhanh của mẹ như thế.

http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu710.png
Ngày nào cũng vậy, mẹ con chị Mùi lại kỳ cọ cho nhau dưới sông. Chị biết cuộc sống lang thang đường phố thật khó khăn với Phả, và chị muốn thằng bé được sạch sẽ để nó cảm thấy dễ chịu hơn.


http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu810.jpg
Chị đứng bên bờ sông gọi thằng Phả đang còn nghịch nước, trong khi nó còn chưa muốn về. Ngày nào cũng vậy, hai mẹ con đùa nghịch cả 8 giờ đồng hồ bên khúc sông đã bị ô nhiễm nặng do rác thải từ thành phố.

Hai mẹ con ngồi trên bãi cỏ ven sông Hồng ngắm trời mây bao la. Chị nói con trai chị là nguồn vui của chị, và hai mẹ con rất yêu thương nhau. Và họ vẫn là chỗ dựa cho nhau ngay cả khi phải sống trong thiếu thốn giữa những con đường, góc phố.

Thêm một vài bức ảnh nữa của Maxon về mẹ con chị Mùi:

http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu112.png
Đánh răng bên sông

http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu111.png
Phút giây hạnh phúc.

http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu110.png

hoachithanh
16-08-13, 08:04
Dưới đây là một đoạn trong câu chuyện của chị Mùi mà Justin thu âm được, phóng viên đã chép lại bằng văn bản, trung thực với cách phát âm của chị: “đến khi có cháu Phả thì tôi quyết tâm nà không có tiền chồng cho, nhà chồng không cưu mang giúp đỡ, tôi cũng quyết tâm đẻ cho chồng tôi một cháu trai nữa, và tất cả đã được như ý nguyện. Thế nhưng mà nói chung nà mẹ con để dành dụm được một triệu bạc thì đi thuê nhà ở Quảng Ninh nghỉ đẻ đấy, thuê nhà thì bà cụ cũng nấy rẻ, bốn chục nghìn một tháng thôi, thế nhưng mà đến khi vừa tiền đi đẻ ở bệnh viện này, vừa tiền ăn, tiền trọ các thứ, đến được hai tháng rưỡi nà hết sạch. Anh chồng chết rồi chứ, anh chồng bố thằng Phả đấy, nghiện…”.

Chị Mùi trông hệt như những người điên vẫn thường lang thang không áo quần. Chị cùng con trai lững thững trên cầu, cúi nhặt rác rưởi, vừa để dọn sạch lối đi, vừa tập thể dục. Đến bữa, họ đi xin ăn. Đêm tối, họ ngủ trên manh chiếu ở một góc cầu Long Biên. Hãy nghe câu chuyện của họ:

“Hàng ngày cuộc sống của hai mẹ con thì mẹ ăn thế nào cũng được, còn cháu thì có khi nà cũng phải đi xin cho cháu ăn. Cháu ăn sạch hơn mẹ một tí. Bây giờ hàng ngày đi xin thì cũng muốn dạy cho cháu một cái nễ phép, để cho cháu sau này được ngoan ngoãn hơn. Hàng ngày muốn cháu được ngoan ngoãn thì mẹ không được nói năng những câu thô tục quá để cháu tự hấp thụ vào. Mẹ cũng phải tự rèn mẹ để cho con nó học tập thôi chứ còn không bắt buộc cháu điều gì cả. Cháu rất yêu và quí mẹ”.

“Cháu bây giờ nhé, từ lúc mụ dạy đã cười rất sảng khoái ở giấc mơ đấy, giấc ngủ ý. Tôi để ý như thế. Và trong cái tình cảm mẹ con nà có một núc ôm con mà cảm thấy thương con đến lồng làn, có một núc như thế đấy. Phả nà nhất. Từ bé đến giờ chưa bao giờ xa. Có một nần cai sữa để gửi ở nhà dì thôi, mà suốt đêm cháu cứ ra sân ngồi. Đêm tối như thế cháu không sợ, cháu cứ một mực đòi dì nà đi tìm mẹ” (chị Mùi kể – ghi lại từ băng thu âm của Justin Maxon).

“Mẹ con chị Mùi đã làm tôi thay đổi”

Justin Maxon đến VN cách đây ba tháng bằng số tiền tiết kiệm được sau khi thực hiện một số dự án ảnh ở quê nhà về người vô gia cư và cuộc sống ở New Orleans một năm sau cơn bão Katrina. Anh còn là thành viên của photoworld.com.vn, một website nhiếp ảnh qui tụ nhiều phóng viên ảnh VN dưới cái tên MadMax (tức Max “điên”).

Anh đi lang thang khắp Hà Nội để tìm kiếm đề tài chụp ảnh, rồi bất chợt nhìn thấy mẹ con chị Mùi.

Max, 24 tuổi, kể: “Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con.

Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này”.

Max đã chụp ảnh mẹ con chị Mùi trong cuộc sống hằng ngày, những tấm ảnh chân thực, tự nhiên và tình cảm, đúng như những gì anh cảm thấy. Max đi theo hai mẹ con từ sáng tới đêm trong mười ngày đầu tiên. Trong những ngày đó, luôn có một đám đông đi theo anh, người tò mò, người chê cười, người dọa nạt anh không được ghi lại “hình ảnh xấu của VN”, người can ngăn anh vì cho đó là một việc vô tích sự.

Max cảm thấy khó khăn khi mình và mẹ con chị Mùi bị bao vây hằng ngày như vậy. Anh giả vờ lảng đi, rồi quay lại với mẹ con chị Mùi cứ ba ngày một lần để hoàn thành những tấm ảnh cuối cùng trong dự án. Cứ như vậy sau ba tuần, 24 bức ảnh đẹp nhất về cuộc sống hằng ngày của mẹ con chị Mùi ra đời.

Tạm biệt chị Mùi và bé Phả, Max “điên” vào Quảng Trị, Đà Nẵng để chụp ảnh về những nạn nhân bị nghi nhiễm chất độc da cam. Sau ba tuần cùng sống, cùng ăn, cùng ở với một gia đình ở Đông Hà, Quảng Trị, Max đã hoàn tất dự án ảnh thứ hai ở VN. Trước khi lên đường về Mỹ, Max nói: “Tôi sẽ tìm cách quay trở lại đây trong khoảng một năm tới, sau khi tốt nghiệp”.

Justin Maxon

hoachithanh
17-08-13, 15:34
Kính các bác, em vừa tìm được một số trang web đưa các trường hợp cần giúp đỡ vì hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nếu bác nào thấy trường hợp nào tại địa phương mình là có thật xin đăng lên cho ae biết với, để nếu được thì các bác hội viên sẽ có ý kiến đóng góp phương án giúp đỡ một phần nào đó cho các trường hợp này ạ:

http://tinhthuong.vn/ca_nhan_8_1.html (http://tinhthuong.vn/ca_nhan_8_1.html)

http://www.thienphuoc.com/shop_news.php?l=vn&ac=13&mode=cn&cn=66&item=3 (http://www.thienphuoc.com/shop_news.php?l=vn&ac=13&mode=cn&cn=66&item=3)

hoachithanh
17-08-13, 15:39
(NetCodo) Ít có ngôi nhà nào lại có hoàn cảnh thương tâm và bi đát như hoàn cảnh của anh Nguyễn Tài và Nguyễn Thị Bồng trú tại làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai-nguyenthibong.jpg

Gọi là thương tâm và bi đát bởi cả nhà có 6 mạng người thì người bị câm điếc, người tật nguyền, người bị ung thư gan. Lạc vào ngôi nhà này, ta có cảm giác như đang ở tận cùng nỗi đau với ngôi nhà tật nguyền.

Vợ chồng tật nguyền, sinh con câm điếc

Người mẹ tật nguyền đó là Nguyễn Thị Bồng (49 tuổi), bị dị tật ở đôi chân, đôi tay, chân đi cà vệt, tay thì bơi theo thế người tật nguyền.Chồng mình là anh Nguyễn Tài (45 tuổi), bị tâm thần.

Trong ngôi nhà sập xệ, tạm bợ, xiêu vẹo không có thứ gì là đáng giá ngoài chiếc giường ngủ và bộ bàn ghế xộc xệch, mùi ẩm mốc tanh tưởi bốc lên ngồn ngột. Từ phía góc bếp của ngôi nhà nghèo rớt mồng tơi này, tiếng rên rỉ thương thảm của một người phụ nữ phát ra liên tục, cảm giác lạnh lẽo đến "ghê người".

Thấy khách vào nhà chị gái chị là Nguyễn Thị Chanh(60 tuổi, chị ruột của chị Bồng) đon đả mời khách vào nhà rồi pha ly nước lọc mời khách, chị khép mình bên bức tường lòng thấy thẹn khi khách vào nhà không có chiếc ghế để mời khách, ly nhựa mời nước khách thì đã ố màu, tôi nhìn xung quanh ngôi nhà chị mà lòng quặng thắt, phía góc giường đôi mắt của chị Bồng hiện rõ nước mắt dàn dụa. Lòng tự nhủ, ở cái thời buổi này rồi vẫn còn những gia đình họ thiếu thốn cả vật chất và đang vật lộn với nỗi đau xiết tận cùng của xã hội, sao bao cảnh éo le, bi đát chị giành lấy cả cho gia đình mình.

http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai3-nguyenthibong.jpg

Cứ tưởng hai mãnh đời bất hạnh gặp nhau sẽ được vui khi sinh ra những đứa con khỏe mạnh và giúp đỡ anh chị sau này, thế nhưng...3 đứa con của anh chị đều bị bệnh nặng. Cháu đầu Nguyễn Thị Thu (14 tuổi) thì bị ung thư vòm họng, còn 2 cháu sau Nguyễn Duy Lộc (13 tuổi) và Nguyễn Thị Mỹ Duyên (7 tuổi), thì đã bị câm, điếc không biết gì về cuộc sống.

Chị Bồng cho biết" "Sau khi sinh 3 đứa con, cả gia đình ai cũng vui mừng cho anh chị. Sau một thời gian, cả 3 cháu đều bị bệnh, thế là từ đó, bao lời đàm tiếu, đều đổ lên gia đình tôi, họ bảo, cha mẹ ăn ở thất đức nên quả báo, người thì cho rằng gia đình tôi đã phạm vào Hương ước của làng nên bị trời phạt..."

“Người mẹ bị bệnh nằm liệt trên giường lâu lắm rồi, mỗi lúc trái gió, trở trời, chân sưng vù lên khiến mẹ đau đớn la hét. Tội nghiệp mẹ quá, mà em chẳng biết làm sao?". Vừa ngớt lời, Thu bước đến ngồi bên mẹ, vỗ nhẹ vào đùi, xoa bóp nơi cổ chân cho mẹ dễ chịu hơn. Chị Bồng đau quằn quại, vật vã trên giường trong vòng yếu ớt của đứa con gái, không kìm nén nổi cảm xúc đã rưng rưng nước mắt, bật ra những tiếng nấc nghẹn ngào: "Tội thân các con của mẹ, tuổi còn nhỏ mà phải chịu thiệt thòi đủ bề. Con người ta đi học có cha mẹ đưa đón, về nhà đã có cơm cho ăn, còn các con tôi phải tự lo. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà con gái mẹ vẫn ngoan và chăm lo gia đình, lo bệnh tình cho mẹ, nhìn các con như thế tôi cảm thấy ấm lòng nhưng xót xa vô cùng".

Nhíu mày, cố nén xuống cơn đau, gắng gượng nói chuyện với chúng tôi, chị Bồng cho biết: "Tôi bị căn bệnh viêm khớp màng xương từ năm 2002, đến nay đã hơn 10 năm rồi. Gia cảnh nghèo túng , chồng lại bị bệnh tâm thần, trong gia đình chừ chỉ có nhờ bà chị gái đang bị viêm gan nặng. Bác sỹ bảo bệnh tình của tôi rất nặng, phải đưa lên bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật mới mong khỏi bệnh. Số tiền ước tính cho ca phẫu thuật lên tới 50 triệu đồng. Nhà em chỉ có được một sào ruộng, đất đai cằn cỗi, làm đủ ăn đã khó, lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để chữa bệnh, đành phó thác số phận cho ông trời vậy thôi!".

Sau những giờ đến trường, Thu luôn cố gắng về nhà thật sớm để chăm mẹ và lo toan mọi việc. Biết mẹ đói bụng, em tất bật chuẩn bị nấu ăn trưa đằng sau nhà bếp. Gọi là nhà bếp, nhưng thật ra là chỉ có mấy ngọn tranh lá tro lợp tạm bợ sau hiên nhà, nhìn lên thấy nhiều lỗ thủng mà mỗi lúc trời mưa nước cứ thế tuôn vào, chỉ cần một luồng gió mạnh là thổi bay tơi tả. Bát đũa, xoong nồi chỉ vài cái đơn sơ, lem luốc nhọ than, đặt tứ tung mỗi nơi một chiếc. Bữa trưa các em đang nấu chỉ có một nồi cơm trắng và một bát canh rau muống loãng, gia vị chỉ có muối trắng bỏ vào để nêm chứ không có gì khác. Thế mà khi được con gái hầu cơm, chị Bồng vẫn ăn ngon lành.

Dang dở giấc mơ trở thành bác sỹ…

Đập vào trong mắt tôi là cô bé Thu, học sinh lớp 8, bị căn bệnh nổi hạch ở cổ (mà sau này bác sỹ nghi là ung thư vòm họng) nhưng học rất giỏi. Mấy năm trở lại đây cháu nổi hach nhiều ở cổ, chị Bồng cho biết: “bác sỹ bảo đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác như Lao, viêm Amygdal, ..thậm chí cũng có thể là ung thư”. Nhưng để có chẩn đoán chắc chắn thì cần thêm nhiều xét nghiệm nữa, và sinh thiết hạch. Nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn, chị không có đủ điều kiện để đi xét nghiệm cho cháu.

Cô bé học sinh giỏi, ước mơ mình trở thành bác sỹ để cứu người, nay không có cơ hội để học tiếp bởi gia cảnh nghèo nàn, bởi sức khỏe giảm sút. Thu nói: “Cháu ước gì bây giờ cháu có điều kiện để học tiếp, sau này sẽ trở thành bác sỹ, để cứu những hoàn cảnh đáng thương như gia đình cháu, bố mẹ cháu nghèo, con cái lại bệnh tật không có tiền đành để các cháu sống chung với bệnh tật. Nên đó chỉ là mơ ước, một ước mơ được học được làm những việc có ích sao khó quá chú ơi…”. Cô bé nhìn tôi với ánh mắt đáng thương với hy vọng sẽ có một phép mầu nào đó cứu vãn gia đình cháu, và đưa cháu đến gần hơn với giấc mơ trở thành bác sỹ cứu người, cứu gia đình mình.

http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai2-nguyenthibong.jpg

Ông Nguyễn Quang Hòa, trưởng thôn Thành Trung cho biết thêm: “Hoàn cảnh của anh Tài, chị Bông rất đáng thương 2 vợ chồng bệnh tật, bại liệt còn đẻ ra những đứa con câm điếc, bệnh tật, cả làng này lòng ai cũng quặng thắt, nhưng ở làng nghèo lắm nên ai thương thì cũng chỉ giúp đỡ vài chục ngàn cho họ, ông mong có nhiều nhà hảo tâm ra giúp cho cháu Thu có được điiều kiện đến trường. Hiện hoàn cảnh gia đình cháu rất khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội”.

Trước hoàn cảnh thương tâm đó, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành, ông Lê Quang Tuấn đã kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, theo ông Tuấn, hoàn cảnh của gia đình chị Bông thuộc hộ nghèo của xã, gia cảnh khó khăn nhất hiện nay ở địa phương. Biết họ rất khó khăn, nhưng kinh phí địa phương có hạn nên cũng không giúp được nhiều. Chúng tôi cũng đang kêu gọi Hội Chữ thập đỏ các cấp, cùng Hội Chữ thập đỏ, Hội phụ nữ và các đoàn thể trong xã vận động để giúp đỡ cho gia đình chị”.

Rời khỏi ngôi nhà đau khổ ấy ra về, ánh mắt tròn xoe, thơ ngây của 3 đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học bên 2 vợ chồng bạo bệnh trong đói nghèo cứ ám ảnh chúng tôi không dứt...ước chi họ có một phép mầu.

Hoàng Phương

vanhoai
18-08-13, 09:49
(NetCodo) Ít có ngôi nhà nào lại có hoàn cảnh thương tâm và bi đát như hoàn cảnh của anh Nguyễn Tài và Nguyễn Thị Bồng trú tại làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai-nguyenthibong.jpg

Gọi là thương tâm và bi đát bởi cả nhà có 6 mạng người thì người bị câm điếc, người tật nguyền, người bị ung thư gan. Lạc vào ngôi nhà này, ta có cảm giác như đang ở tận cùng nỗi đau với ngôi nhà tật nguyền.

Vợ chồng tật nguyền, sinh con câm điếc

Người mẹ tật nguyền đó là Nguyễn Thị Bồng (49 tuổi), bị dị tật ở đôi chân, đôi tay, chân đi cà vệt, tay thì bơi theo thế người tật nguyền.Chồng mình là anh Nguyễn Tài (45 tuổi), bị tâm thần.

Trong ngôi nhà sập xệ, tạm bợ, xiêu vẹo không có thứ gì là đáng giá ngoài chiếc giường ngủ và bộ bàn ghế xộc xệch, mùi ẩm mốc tanh tưởi bốc lên ngồn ngột. Từ phía góc bếp của ngôi nhà nghèo rớt mồng tơi này, tiếng rên rỉ thương thảm của một người phụ nữ phát ra liên tục, cảm giác lạnh lẽo đến "ghê người".

Thấy khách vào nhà chị gái chị là Nguyễn Thị Chanh(60 tuổi, chị ruột của chị Bồng) đon đả mời khách vào nhà rồi pha ly nước lọc mời khách, chị khép mình bên bức tường lòng thấy thẹn khi khách vào nhà không có chiếc ghế để mời khách, ly nhựa mời nước khách thì đã ố màu, tôi nhìn xung quanh ngôi nhà chị mà lòng quặng thắt, phía góc giường đôi mắt của chị Bồng hiện rõ nước mắt dàn dụa. Lòng tự nhủ, ở cái thời buổi này rồi vẫn còn những gia đình họ thiếu thốn cả vật chất và đang vật lộn với nỗi đau xiết tận cùng của xã hội, sao bao cảnh éo le, bi đát chị giành lấy cả cho gia đình mình.

http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai3-nguyenthibong.jpg

Cứ tưởng hai mãnh đời bất hạnh gặp nhau sẽ được vui khi sinh ra những đứa con khỏe mạnh và giúp đỡ anh chị sau này, thế nhưng...3 đứa con của anh chị đều bị bệnh nặng. Cháu đầu Nguyễn Thị Thu (14 tuổi) thì bị ung thư vòm họng, còn 2 cháu sau Nguyễn Duy Lộc (13 tuổi) và Nguyễn Thị Mỹ Duyên (7 tuổi), thì đã bị câm, điếc không biết gì về cuộc sống.

Chị Bồng cho biết" "Sau khi sinh 3 đứa con, cả gia đình ai cũng vui mừng cho anh chị. Sau một thời gian, cả 3 cháu đều bị bệnh, thế là từ đó, bao lời đàm tiếu, đều đổ lên gia đình tôi, họ bảo, cha mẹ ăn ở thất đức nên quả báo, người thì cho rằng gia đình tôi đã phạm vào Hương ước của làng nên bị trời phạt..."

“Người mẹ bị bệnh nằm liệt trên giường lâu lắm rồi, mỗi lúc trái gió, trở trời, chân sưng vù lên khiến mẹ đau đớn la hét. Tội nghiệp mẹ quá, mà em chẳng biết làm sao?". Vừa ngớt lời, Thu bước đến ngồi bên mẹ, vỗ nhẹ vào đùi, xoa bóp nơi cổ chân cho mẹ dễ chịu hơn. Chị Bồng đau quằn quại, vật vã trên giường trong vòng yếu ớt của đứa con gái, không kìm nén nổi cảm xúc đã rưng rưng nước mắt, bật ra những tiếng nấc nghẹn ngào: "Tội thân các con của mẹ, tuổi còn nhỏ mà phải chịu thiệt thòi đủ bề. Con người ta đi học có cha mẹ đưa đón, về nhà đã có cơm cho ăn, còn các con tôi phải tự lo. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà con gái mẹ vẫn ngoan và chăm lo gia đình, lo bệnh tình cho mẹ, nhìn các con như thế tôi cảm thấy ấm lòng nhưng xót xa vô cùng".

Nhíu mày, cố nén xuống cơn đau, gắng gượng nói chuyện với chúng tôi, chị Bồng cho biết: "Tôi bị căn bệnh viêm khớp màng xương từ năm 2002, đến nay đã hơn 10 năm rồi. Gia cảnh nghèo túng , chồng lại bị bệnh tâm thần, trong gia đình chừ chỉ có nhờ bà chị gái đang bị viêm gan nặng. Bác sỹ bảo bệnh tình của tôi rất nặng, phải đưa lên bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật mới mong khỏi bệnh. Số tiền ước tính cho ca phẫu thuật lên tới 50 triệu đồng. Nhà em chỉ có được một sào ruộng, đất đai cằn cỗi, làm đủ ăn đã khó, lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để chữa bệnh, đành phó thác số phận cho ông trời vậy thôi!".

Sau những giờ đến trường, Thu luôn cố gắng về nhà thật sớm để chăm mẹ và lo toan mọi việc. Biết mẹ đói bụng, em tất bật chuẩn bị nấu ăn trưa đằng sau nhà bếp. Gọi là nhà bếp, nhưng thật ra là chỉ có mấy ngọn tranh lá tro lợp tạm bợ sau hiên nhà, nhìn lên thấy nhiều lỗ thủng mà mỗi lúc trời mưa nước cứ thế tuôn vào, chỉ cần một luồng gió mạnh là thổi bay tơi tả. Bát đũa, xoong nồi chỉ vài cái đơn sơ, lem luốc nhọ than, đặt tứ tung mỗi nơi một chiếc. Bữa trưa các em đang nấu chỉ có một nồi cơm trắng và một bát canh rau muống loãng, gia vị chỉ có muối trắng bỏ vào để nêm chứ không có gì khác. Thế mà khi được con gái hầu cơm, chị Bồng vẫn ăn ngon lành.

Dang dở giấc mơ trở thành bác sỹ…

Đập vào trong mắt tôi là cô bé Thu, học sinh lớp 8, bị căn bệnh nổi hạch ở cổ (mà sau này bác sỹ nghi là ung thư vòm họng) nhưng học rất giỏi. Mấy năm trở lại đây cháu nổi hach nhiều ở cổ, chị Bồng cho biết: “bác sỹ bảo đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác như Lao, viêm Amygdal, ..thậm chí cũng có thể là ung thư”. Nhưng để có chẩn đoán chắc chắn thì cần thêm nhiều xét nghiệm nữa, và sinh thiết hạch. Nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn, chị không có đủ điều kiện để đi xét nghiệm cho cháu.

Cô bé học sinh giỏi, ước mơ mình trở thành bác sỹ để cứu người, nay không có cơ hội để học tiếp bởi gia cảnh nghèo nàn, bởi sức khỏe giảm sút. Thu nói: “Cháu ước gì bây giờ cháu có điều kiện để học tiếp, sau này sẽ trở thành bác sỹ, để cứu những hoàn cảnh đáng thương như gia đình cháu, bố mẹ cháu nghèo, con cái lại bệnh tật không có tiền đành để các cháu sống chung với bệnh tật. Nên đó chỉ là mơ ước, một ước mơ được học được làm những việc có ích sao khó quá chú ơi…”. Cô bé nhìn tôi với ánh mắt đáng thương với hy vọng sẽ có một phép mầu nào đó cứu vãn gia đình cháu, và đưa cháu đến gần hơn với giấc mơ trở thành bác sỹ cứu người, cứu gia đình mình.

http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai2-nguyenthibong.jpg

Ông Nguyễn Quang Hòa, trưởng thôn Thành Trung cho biết thêm: “Hoàn cảnh của anh Tài, chị Bông rất đáng thương 2 vợ chồng bệnh tật, bại liệt còn đẻ ra những đứa con câm điếc, bệnh tật, cả làng này lòng ai cũng quặng thắt, nhưng ở làng nghèo lắm nên ai thương thì cũng chỉ giúp đỡ vài chục ngàn cho họ, ông mong có nhiều nhà hảo tâm ra giúp cho cháu Thu có được điiều kiện đến trường. Hiện hoàn cảnh gia đình cháu rất khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội”.

Trước hoàn cảnh thương tâm đó, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành, ông Lê Quang Tuấn đã kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, theo ông Tuấn, hoàn cảnh của gia đình chị Bông thuộc hộ nghèo của xã, gia cảnh khó khăn nhất hiện nay ở địa phương. Biết họ rất khó khăn, nhưng kinh phí địa phương có hạn nên cũng không giúp được nhiều. Chúng tôi cũng đang kêu gọi Hội Chữ thập đỏ các cấp, cùng Hội Chữ thập đỏ, Hội phụ nữ và các đoàn thể trong xã vận động để giúp đỡ cho gia đình chị”.

Rời khỏi ngôi nhà đau khổ ấy ra về, ánh mắt tròn xoe, thơ ngây của 3 đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học bên 2 vợ chồng bạo bệnh trong đói nghèo cứ ám ảnh chúng tôi không dứt...ước chi họ có một phép mầu.

Hoàng Phương

Hình như ở Thừa Thiên - Huế chỉ có huyện Phong Điền?

Nếu có thời gian anh HoaChiThanh thử tìm hiểu trường hợp này. Từ Huế đi Phong Điền 30 km

hoachithanh
18-08-13, 11:47
Dạ, để em tranh thủ tìm hiểu, Huyện Phong Điền đi theo QL1. Còn Quảng Điền đi lối đường phố cổ Bao Vinh. Nó thuộc Thị trấn Sịa. Từ đây về đó khoảng 15 km. Em chụp bản đồ vị trí của xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền. Em sẽ về đó lấy tư liệu trong thời gian sớm nhất anh ạ:

http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/quy_tu10.jpg

hoachithanh
19-08-13, 09:28
Anh Hoài ơi, em đã liên lạc được với bác trưởng thôn Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền. Nơi gia đình Anh Tài và chị Bồng đang thường trú. Đó là bác Nguyễn Quang Hòa số điện thoại: 01664798525. Nếu được anh có thể liên lạc trực tiếp với bác để nắm thêm chi tiết anh ạ. Nếu đoàn từ thiện của mình có kế hoạch giúp đỡ thì khi nào về cứ liên hệ với bác ấy. Từ nhà em về đó khoảng 8 km.

hoachithanh
23-08-13, 07:38
Mới sinh ra đã mồ côi cha mẹ, từ nhỏ phải đi làm thuê, ở mướn cho người ta để kiếm sống. Rồi sau chiến tranh chạy nạn vào vùng sơn cước Phú Ninh lặn lộn trăm nghề để mưu sinh và bây giờ cuối đời, sức khỏe ốm yếu, lại lẩm cẩm nhưng hằng ngày phải sống lủi thủi, côi cút một mình trong ngôi nhà tình thương lụp xụp.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/16/16/20130816154052-2.jpg

Đó là hoàn cảnh hết sức đáng thương của bà Hồ Thị Pháp, trú thôn Tân Vinh, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
cô độc, già, neo đơn, nghèo khổ

Bà Pháp (78 tuổi) sống côi cút một mình trong căn nhà tình thương lụp xụp

Cuộc đời bà Pháp thật bất hạnh, sinh ra đã không biết mặt mũi ba mẹ mình, từ nhỏ đã phải tự mưu sinh đủ nghề để kiếm sống. Rồi lớn lên ăn ở với người ta sinh được ba người con nhưng trớ trêu thay các con bà đều lần lượt mất khi còn rất nhỏ, khiến cho bà từ đó bị khủng hoảng tinh thần mà sinh ra bệnh đãng trí…

Giờ đây, khi đã gần 80 tuổi mà bà vẫn phải sống côi cút một mình trong ngôi nhà nhỏ tạm bợ. Bà không có ruộng đất, không nơi nương tựa, sức khỏe thì lại ốm yếu, không lao động được.

Cuộc sống của bà bây giờ chỉ biết trông chờ vào 180 nghìn đồng tiền trợ cấp hằng tháng và sự thương tình giúp đỡ của bà con làng xóm.

Người ta cho gì thì bà ăn nấy, chẳng dám đòi hỏi gì thêm. Có lúc trong nhà không còn lấy một hạt gạo thì bà đành phải chống gậy lặn lội ra sau núi để kiếm ít rau dại về ăn cho qua ngày, đoạn tháng.

Trong ngôi nhà tồi tàn ấy, chẳng có nổi vật dụng gì đáng giá. Một cái giường tre cũ kỹ đã bị gãy, một cái ghế nhựa và vài cái xoong nồi nhem lọ là tổng số gia tài mà bà Pháp đang có.

Trong cái nắng nóng như thiêu như đốt của miền trung những ngày cuối hè, ngôi nhà được lợp bằng những tấm tôn xi măng cứ hầm hập phả hơi nóng khiến không khí trong nhà ngột ngạt, nóng bức đến khó thở.
cô độc, già, neo đơn, nghèo khổ

Ước nguyện có được bữa cơm no với cụ bà 78 tuổi này vẫn đang còn xa vời

Dường như cái cuộc sống tiện nghi ở thành phố với những cánh quạt điện, những phòng máy lạnh đã làm chúng tôi quên đi cái cảm giác nóng bức này và giờ đây khi đứng trong căn nhà không có nổi đến một cánh quạt máy này thì chúng tôi mới thật sự cảm nhận hết được sự khổ cực và hoàn cảnh sống khắc nghiệt mà bà Pháp đang phải chịu đựng.

Ông Nguyễn Văn Dung, trưởng thôn Tân Vinh cho biết “Có thể nói bà Pháp là hoàn cảnh khó khăn nhất ở thôn này. Bà năm nay tuổi đã cao, lại bị lú lẫn và không lao động được…

Mặc dù Chính quyền địa phương và bà con làng xóm rất thương tình nhưng lâu lâu mới giúp đỡ được cho bà ấy vài bát gạo để cầm đói thôi… Bà ấy chẳng có con cái gì cả, không biết sau này lỡ bà ấy có bệnh tật gì thì không biết ai sẽ chăm sóc cho bà ấy nữa”.

Khi chúng tôi hỏi bà muốn gì trong những ngày cuối đời này, bà mĩm cười nói “bà chỉ mong sao hằng ngày được có cơm ăn no là bà mãn nguyện lắm rồi cháu à!”.

Rời thôn Tân Vinh khi màn đêm dần buông xuống, trên đường về chúng tôi luôn bị ám ảnh bởi câu nói của bà Pháp. Không biết rồi đây bà sẽ xoay sở ra sao khi tuổi già đã xế bóng?

Để tự trả lời cho câu hỏi của mình, chúng tôi chỉ biết cầu mong sao sẽ có thật nhiều những tập thể, cá nhân có tấm lòng hảo tâm sẽ giang rộng vòng tay nhân ái để giúp đỡ cho bà cụ bất hạnh này.

Hà Nam
Theo Link:
http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/chia-se/136150/uoc-nguyen-duoc-bua-com-no-cua-ba-cu-78-tuoi-co-doc.html (http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/chia-se/136150/uoc-nguyen-duoc-bua-com-no-cua-ba-cu-78-tuoi-co-doc.html)

Địa chỉ của bà:
Mọi sự giúp đỡ xin gởi về:
Bà Hồ Thị Pháp, trú tại tổ 6, thôn Tân Vinh, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

hoachithanh
24-08-13, 07:33
Theo Link: http://kenh14.vn/xa-hoi/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi-2013082301279759.chn (http://kenh14.vn/xa-hoi/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi-2013082301279759.chn)
Ngay sau khi trở thành tân sinh viên ĐH Y Hà Nội, thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến đã được một chủ nhà trọ cho ở miễn phí. May mắn hơn, bố con Tiến còn được thuê luôn làm quản lý chung cư mini này với thu nhập ổn định.
Như chúng tôi đã đưa tin, chiều 22/8, em Nguyễn Hữu Tiến đã đến ĐH Y Hà Nội làm các thủ tục nhập học và chính thức trở thành tân sinh viên của ngôi trường này. Nhiều niềm vui cũng đã đến với Tiến và gia đình khi một số nhà hảo tâm đã đến tận nơi giúp đỡ, tặng quà. Trong đó, chủ nhân một chung cư mini ở phố Pháo Đài Láng (quận Đống Đa, Hà Nội – nhất định muốn giấu tên) đã cho hai anh em Tiến – Tiền và bố là ông Nguyễn Hữu Định ở miễn phí suốt những năm học ở Hà Nội.

Vì vậy, khi làm thủ tục nhập học xong, Tiến cùng chị gái và bố đã không phải bắt xe về quê mà được về thẳng chỗ ở mới, cách ĐH Y Hà Nội khoảng 3 – 4km.

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n1-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Bên ngoài căn phòng được một chủ nhà tốt bụng cho bố con Tiến ở miễn phí.

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n2-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Căn phòng khép kín với đầy đủ khu bếp và vệ sinh.

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n3-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Các đồ đạc sinh hoạt thiết yếu đầy đủ.

Chủ nhà trọ tốt bụng không những cho ở miễn phí mà còn dành nhiều ưu đãi khác cho gia đình Tiến như: miễn phí tiền mạng Internet, chỉ tính tiền nước 50.000 đồng/cả nhà/tháng, tặng một số đồ gia dụng như nồi cơm điện, phích nước, xoong nồi, chậu…

Không dừng lại ở đó, bác chủ nhà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho gia đình Tiến khi quyết định ký hợp đồng thuê luôn bố con em làm quản lý cả tòa chung cư mini 6 tầng với 12 phòng – nơi gia đình Tiến được ở miễn phí. Mức lương bố con Tiến được trả là 2,5 triệu đồng/tháng. Bác chủ nhà còn rộng rãi cho gia đình Tiến được kinh doanh dịch vụ trông xe của khách đến chơi, xe của những người buôn bán ở khu chợ gần đó gửi để kiếm thêm thu nhập.

Ông Nguyễn Hữu Định - bố Tiến - vui mừng cho biết: "Phòng như thế này là quá tiện nghi so với nhà ở quê của gia đình tôi rồi. Tôi vô cùng biết ơn anh chủ nhà đã cho bố con tôi ở miễn phí, lại còn cho tôi việc làm".

Ngay khi vừa thành tân sinh viên, Tiến đã trở thành người quản lý cả một tòa chung cư mini giữa phố Hà Nội. Điều này khiến Tiến rất háo hức và phấn khởi. Em chăm chú nghe, ghi nhớ khi bác chủ nhà bàn giao các tài sản của tòa nhà và hướng dẫn các công việc mà người quản lý phải làm như kiểm soát người, xe ra vào, đảm bảo an ninh, vệ sinh, duy trì hoạt động của tòa nhà…

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n6-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Có đủ tủ lạnh và tivi nối truyền hình cáp.

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n7-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Khu bếp tươm tất.

Trong lúc bác chủ nhà và bố đang ký hợp đồng, Tiến hăng hái chạy khắp các tầng kiểm tra một vòng trông rất ra dáng một tân quản lý trẻ tuổi. Vừa lúc đó, có một vị khách đến thăm bạn đang trọ trong khu chung cư, Tiến nhanh nhảu hướng dẫn chỗ gửi xe, ghi vé xe và thu 3.000 đồng.

Tiến vui vẻ cho biết: “Vậy là em đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên trên Hà Nội rồi đấy. 3.000 đồng này em sẽ cất thật kỹ để giữ may mắn. Sắp tới mà ngày nào cũng trông được vài chục chiếc xe như thế này thì tốt quá”.

Theo quan sát của chúng tôi, căn phòng bố con Tiến được cho ở miễn phí rộng khoảng 12m2, khá khang trang với bếp, công trình phụ khép kín, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt thiết yếu, có gác xép rộng để đồ. Bác chủ nhà còn để lại cho bố con Tiến dùng nhiều vật dụng như tủ lạnh, tivi có truyền hình cáp, quạt, bếp ga, nồi cơm điện, ấm nước, chạn, tủ bếp, xoong nồi... Như vậy, gia đình Tiến hoàn toàn có thể yên tâm ở ngay mà không cần mua sắm thêm đồ dùng sinh hoạt gì nữa. Bác chủ nhà còn hứa sau vài ngày nữa sẽ lắp thêm bình nước nóng lạnh nhưng vừa nghe, bố con Tiến đã xua tay từ chối vì sợ… tốn điện nên không dám dùng.

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n8-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Tiến chăm chú nghe bác chủ nhà hướng dẫn cách quản lý khu chung cư.

Sang tuần, sau khi làm thủ tục nhập học trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, em Nguyễn Hữu Tiền cũng sẽ về đây sống với bố và anh chị. Như vậy, vượt qua những khó khăn, vất vả ban đầu, anh em Tiến – Tiền đã có thể yên tâm vì có chỗ ở ổn định để tập trung vào việc học trong những năm ở trên thành phố.

Một số hình ảnh gia đình thủ khoa Tiến trong ngày đầu tiên dọn đến nhà mới:

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n10-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Tiến nhanh nhẹn xếp gọn đồ lên gác xép.

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n11-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Xếp ngay ngắn sách vở lên bàn.

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n12-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Cậu thủ khoa nghèo thích thú vì lần đầu được sống trong một căn nhà có cả tủ lạnh.

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n18-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg
Bữa cơm đầu tiên tại nhà mới.

Gia đình Tiến đã có thể tạm yên tâm sống trên thành phố.
P/S: Sở dĩ em thêm vài dòng này để nói rõ thêm, người bố của Tiến đã phải lăn lộn kiếm sống vất vả, tối chui ống cống để ngủ, ngày làm thêm tất cả mọi việc để nuôi con ăn học. Việc này đã được nhiều trang mạng nhắc tới. Các bác google search sẽ ra rất nhiều bài về gia đình này ạ.

hoachithanh
27-08-13, 08:24
Bữa ăn của những em nhỏ này chỉ có cơm trắng cùng lá chua hoặc măng đắng.

Cuộc sống của những người dân vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn. Sự học của những đứa trẻ ở những bản làng xa xôi này cũng vô cùng gian nan. Có khi phải đi bộ hàng cây số đường rừng để tới lớp. Lớp học tồi tàn, bữa cơm thiếu dinh dưỡng… Dưới đây, chúng tôi xin được trích đăng bài viết của nhà báo Mai Thanh Hải về những em nhỏ ở trường Tiểu học Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái).

http://img1.ngoisao.vn/news/2013/8/26/49/8dc295db348a49eca7f161f4126bafedjpg1377489114.jpg
Mùa A Tếnh với cặp lồng cơm lá, trong lớp học (Ảnh: Mai Thanh Hải)

“Mùa A Tếnh, dân tộc Mông, năm nay 6 tuổi và bắt đầu vào học lớp 1, điểm Trường Tiểu học Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái).

Nhà Tếnh cách điểm Trường 1 ngọn núi, đi bộ chừng gần 1 tiếng đồng hồ, buổi trưa không về được nhà ăn cơm trưa nên cứ mỗi sáng sớm trước khi đến lớp, bố mẹ lại xới cho 1 chút cơm, kèm theo nhếu nháo thức ăn, nén trong chiếc cặp lồng cũ, cho Tếnh lếch thếch xách đến lớp, ăn trưa ở lớp cùng các bạn.

Mở phần cơm của Tếnh, chỉ duy nhất mấy lá rau rừng, vị chua chua thay cho thức ăn...

http://img2.ngoisao.vn/news/2013/8/26/49/3a596f9b4e31450397a9e047c93bbfe8jpg1377489115.jpg
Một học sinh Mầm non Háng Gàng cũng với món cơm lá (Ảnh: Mai Thanh Hải)

Háng Gàng là bản đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, cách trung tâm xã Pá Hu 19km đường rừng (ngày nắng, chỉ người dũng cảm mới dám đi xe máy vào, với quãng thời gian 3 tiếng đồng hồ; ngày mưa, phải đi bộ trong vòng 6-7 tiếng) và 90% dân số của thôn thuộc diện hộ nghèo.

Mùa này, cái đói bắt đầu lấp ló ở những ngôi nhà người Mông chơ vơ giữa rừng xanh núi đỏ, nên có khi chả mấy lâu nữa, sẽ có không ít đứa trẻ phải ăn cơm với lá rừng, hòng lay lắt sống, học cái chữ viết cải thiện tương lai...”

Những đôi mắt tròn xoe buồn rầu, những bữa cơm nhìn cũng đủ thấy xót xa… Liệu còn bao nhiêu đứa trẻ ở khắp mọi miền của đất nước này phải ăn cơm với lá, với muối? Câu hỏi khiến không ít người đắng lòng.


Theo Tiin.vn

hoachithanh
29-08-13, 16:43
(Dân trí)- Trời đã xế chiều, đói đến nao ruột mà 5 đứa trẻ thơ sống cảnh cha chết mẹ điên vẫn chưa có miếng gì lót bụng. Đứa lớn thương em cứ bày trò để em dần quên đi cái đói, đợi nồi cháo thoảng đang lục sục sôi trên bếp lửa.

Chuyến xe máy cũ lao qua những con đường ngoằn nghoèo trơn trượt ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) đưa chúng tôi đến ngôi nhà quá đỗi bi thương của 5 chị em nheo nhóc sống cảnh lay lắt vì cha mất, mẹ đổ bệnh điên ở xóm 7 xã Hương Đô.
Xe dừng ngay trước ngõ, từng ánh mắt vô hồn của những đứa trẻ nheo nhóc rón rén nhìn ra từ các khe hở của vách nhà úa đã màu rêu xanh khiến chúng tôi không khỏi nghẹn lòng. Bước vào bên trong, thật khó tin đây là nơi 5 đứa trẻ cùng người mẹ bị điên dại trú ngụ, lay lắt suốt mấy năm rồi. Ngôi nhà trống trơ, 4 phía thưng chằm những tấm bìa ván mỏng.

Những mảnh bìa kết hở đến bàn tay cũng có thể đút được ra ngoài, nên cơn mưa hắt gây ướt sũng nhiều chỗ. Ngoài chiếc giường gỗ cũ nát đặt ở góc nhà, nơi trú ngụ của 5 đứa trẻ thơ trống trơ, không có bất cứ một thứ gì đáng giá. Không bàn ghế, không tủ chén bát, không lấy nổi cái quạt điện. Số ít ỏi áo quần của 5 đứa trẻ chất thành đống đặt trên chiếc giường tre dưới gian nhà bếp bị ẩm mốc, bốc mùi hôi khó chịu.
http://dantri4.vcmedia.vn/0M1mSy2nIXc9W8pTHXP/Image/2013/08/IMG_1165-30b07.jpg
Nghẹn lòng 5 đứa trẻ thơ sống “lay lắt” vì cha chết, mẹ điên khờ
5 cháu nhỏ tội nghiệp đang chực chờ nồi cháo bà nội nấu trên bếp lửa. Từ ngày cha mất, mẹ bị điên 5 cháu sống cảnh lay lắt như thế này.

Thoắt nhìn 5 cháu nhỏ ngây dại Nguyễn Thị Thảo (13 tuổi), Nguyễn Thị Hiền (11 tuổi), Nguyễn Văn Huy (8 tuổi), Nguyễn Thiện Nhân (5 tuổi) và Nguyễn Yến Nhi (3 tuổi) ngồi quây quần bên bếp lửa cùng bà nội Nguyễn Thị Hoa đã ngoài 70 tuổi, mắt chăm chăm vào nồi cháo gạo đang nấu dở cũng đủ thấy mấy đứa trẻ tội nghiệp đã đói, đã thèm ăn đến nhường nào.

Đang nô đùa với anh trai Thiện Nhân, bé út Yến Nhi 3 tuổi vì đói đã chạy tới bếp, nơi người bà nội đang cố thổi lửa, đun nồi cháo gạo gọi bà bập bẹ đòi ăn. “Bà ơi cháu đói, cháu muốn ăn cơm, bà cho cháu ăn đi”- giọng Yến Nhi líu ríu như chú chim non đòi mẹ khiến bà nội của bé không thể cầm được mắt dù cảnh tượng ấy đã quá đỗi quen thuộc với người bà tội nghiệp hằng ngày.
http://dantri4.vcmedia.vn/0M1mSy2nIXc9W8pTHXP/Image/2013/08/IMG_1172-489a4.jpg
Hai bé Thiện Nhân 5 tuổi và Yến Nhi 3 tuổi đói lắm rồi mà chưa có cơm ăn.

Xóm trưởng xóm 7 xã Hương Đô, người dẫn chúng tôi đến thăm gia cảnh mấy cháu nhỏ này buồn bã kể, hoàn cảnh bi thương của 5 cháu bắt đầu cách đây đúng 3 năm. Ấy là đầu tháng 10/2010, anh Nguyễn Văn Cương bố các cháu vốn là một người khỏe mạnh bình thường trên đường đi làm về đã không may rơi xuống chiếc cầu bắc qua con sông đang mùa chảy xiết rồi bị cuốn trôi, phải 3 ngày sau mới được tìm thấy thi thể.

Cái chết của anh Cương để lại nỗi đau tận cùng cho chị Xuân và 5 đứa con nhỏ, trong đó cháu út Yến Nhi khi ấy mới được nom tháng tuổi. Cú sốc mất chồng khiến chị Xuân đổ bệnh điên dại từ 3 năm nay. 40 tuổi thân hình chị tiều tụy, già nua.

Từ ngày chị Xuân đổ bệnh, mấy đứa con thơ của chị thiếu bàn tay, hơi ấm chăm sóc của người mẹ. Chị không biết mấy đứa trẻ thèm được mẹ ôm ấp, vỗ về động viên khi không còn người bố thương yêu. Chị không biết 5 đứa con khốn khổ của mình đang sống với bà nội lay lắt như ngọn đèn trước gió.
http://dantri4.vcmedia.vn/0M1mSy2nIXc9W8pTHXP/Image/2013/08/IMG_1181-42651.JPG
Giây phút hạnh phúc bên người mẹ đổ bệnh điên dại này không phải lúc bé Yến Nhi cũng được hưởng trọn.

Thiếu bàn tay của chị nên vườn tược không có người chăm sóc, cỏ dại mọc um tùm, cả khu vườn trở nên hoang dại; một sào ruộng đất ít ỏi cũng chẳng có ai làm. Thương mấy mẹ con, mấy anh em nghèo khó cả hai bên nội - ngoại và bà con xóm giềng gom góp hỗ trợ người bó rau, bát gạo. Mấy mẹ con, bà cháu cứ thế, sống lay lắt bằng sự cưu mang của bà con lối xóm.
Nỗi đau càng lớn hơn khi người mẹ điên dại không biết rằng, mấy đứa con đói khát của chị đang dần phải rời xa ghế nhà trường. Bé Thảo năm nay lên lớp 8, bé Hiền lên lớp 6, bé Huy lên lớp 3. Hai bé Nhân và Yến Nhi lần lượt lên lớp 1 và mẫu giáo. Trò chuyện với các bé Thảo, Hiền, Huy, bé nào cũng muốn đến trường. Có điều ước muốn ấy của các cháu sẽ rất khó vì mẹ ngày càng bị bệnh nặng, còn bà nội – bờ vai che chở cho các cháu suốt mấy năm qua giờ cũng đã không còn sức lực.

Chia tay 5 cháu nhỏ khi chứng kiến bữa cơm trưa của các cháu chỉ có mấy bát cháo trắng lót dạ sống qua ngày, nhìn người mẹ điên dại tiều tuy ngồi ngơ ngác trong góc nhà trống trơ, nhìn bà nội đã bất lực khóc cạn nước mắt vì các cháu, đôi mắt thấy cay cay. Về đâu 5 cháu nhỏ?- câu hỏi cứ ám ảnh chúng tôi cho tới tận lúc này…

hoachithanh
30-08-13, 16:04
http://www.tinhthuong.vn/upload/news/270x190/images429386_3b.jpg
Căn nhà xập xệ quay mặt về phía chợ An Cựu (TP Huế), rộng chưa đầy 10m² là nơi trú ngụ của bà Nguyễn Thị Muôn (58 tuổi) và hai đứa con mắc bệnh tâm thần phải dùng xích sắt giữ cổ chân (ảnh).

Bà Muôn nghẹn ngào: “5 tháng trước chồng tôi mang trọng bệnh qua đời thì lập tức, cháu Hồ Ngọc Phúc (23 tuổi) – đứa con trai trụ cột của gia đình làm nghề sửa chữa xe máy cứ gào thét cả ngày lẫn đêm rồi ra chợ đập phá hàng quán… Lúc thì cởi quần áo chạy khắp chợ gào thét inh ỏi, lúc ăn cơm lên cơn thì đập đầu vào tường…”.

Bà Muôn đang nói về đứa con trai mới phát bệnh tâm thần thì ở góc phải căn nhà, chị Hồ Thị Thanh Phương (26 tuổi) lên cơn gào thét… “Nó là đứa con lớn đã phát điên 4 năm rồi. Chồng bỏ theo người khác… Con gái của nó mới 6 tuổi nhưng phải đi bán vé số lấy tiền đóng học phí...” - bà Muôn vừa nói, vừa xếp tập vé số chuẩn bị cho đứa con gái của chị Phương đi bán dạo.

Để nuôi 2 đứa con tâm thần hàng ngày bà Muôn làm đủ thứ công việc, từ gánh nước đến dọn nhà vệ sinh, quét rác… tại chợ An Cựu. Nhưng 20 ngày gần đây, bà Muôn đột ngột phát bệnh thoái hóa cột sống nên bất lực nhìn 2 đứa con mắc bệnh tâm thần la hét đòi ăn, đòi uống. Bà Muôn cùng hai người con tâm thần đang rất cần sự giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm để có tiền chữa bệnh và để sống qua ngày.

hoachithanh
06-09-13, 13:41
Thấy lửa bùng cháy mạnh sợ cháy lan sang khu rừng bên cạnh nên cháu xông vào dập lửa. Bất ngờ cơn gió mạnh cuốn cả đám cháy bao trùm và con không biết gì nữa.
Đó là lời kể của cậu bé Nguyễn Công Luân, học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, trú thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, bị bỏng nặng khi xông vào đám cháy dập lửa cứu rừng…

Đã hơn 7 ngày trôi qua trong phòng điều trị cách ly tại bệnh viện Đa khoa huyện Phú Ninh, Quảng Nam, cậu bé Nguyễn Công Luân đã qua cơn nguy kịch và dần hồi tỉnh sau nỗ lực cấp cứu của các y bác sĩ.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/09/11/20130809113114-luan.jpg
Luân đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Phú Ninh

Vết bỏng trên mặt, hai tay và hai chân gây đau nhức, nhưng cậu bé Luân cố gượng dậy kể cho tôi nghe câu chuyện đau lòng về gia đình mình cũng như sự dũng cảm khi lao vào đám cháy dập lửa cứu rừng khiến mình bị bỏng nặng vào 9 giờ sáng hôm 29/7.

Tranh thủ nghỉ hè em lên rẫy giúp mẹ phát rẫy để chuẩn bị trồng keo thì phát hiện đám cháy ở đám rẫy cạnh bên sợ cháy lan vào rừng phòng hộ nên em chạy đến dùng nhánh cây tươi để dập lửa.

Trong lúc đang dập lửa thì ngọn lửa bùng cháy mạnh do có gió. Bất ngờ một cơn gió thổi mạnh toàn bộ đám lửa bùng cháy bao trùm cả người em. Lúc đó em không biết gì nữa - Luân kể trong giọng đứt quãng vì đau đớn.

Ngồi chăm con bên giường bệnh, chị Nguyễn Thị Loan (37 tuổi), mẹ của cháu Luân, cho biết: Nhà đã nghèo khó, nhưng tai ương liên tiếp đổ ập xuống đầu.

Trong câu chuyện đẫm nước mắt chị bắt đầu kể về những bất hạnh mà chị và 4 đứa con đang phải gánh chịu.

Cũng như bao nhiêu gia đình nghèo khó khác ở vùng đất nghèo này, cuộc sống dù khổ cực nhưng vẫn đủ no ngày ba bữa. Nhưng bất hạnh bắt đầu đổ ập xuống gia đình chị khi cách đây 1 năm, chồng chị là anh Nguyễn Công Lân (42 tuổi) đi đào giếng thuê ở làng bên cạnh bị tử vong do ngạt khí vào hôm 19/6/2012.

Chồng gặp nạn để lại cho chị một nách 4 đứa con nhỏ và mẹ già 80 tuổi nằm một chỗ vì đau ốm. Cả 4 đứa đều đang đi học, đứa lớn năm ni vô 12. Để có cái ăn cho cả nhà, tui phải đi làm thuê, rồi tranh thủ nghỉ hè mấy đứa nhỏ theo tui lên rừng nhặt củi, bóc vỏ keo kiếm thêm tiền-Chị Loan kể.

Sáng 29/7, chị Loan và cháu Luân lên núi Dương Lâm để đi phát rẫy thuê thì bất ngờ phát hiện đám cháy trên rẫy nên Luân xông vào dập lửa và tai họa ập đến.

Lúc đó tui chỉ nghe tiếng kêu thét của con và ngọn lửa bao trùm, tui xông vô lôi được Luân ra khỏi đám lửa và đưa đến bệnh viện cấp cứu-Chị Loan kể

Toàn thân bị cháy đen, các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Phú Ninh tổ chức cấp cứu và chuyển lên tuyến trên nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên chị Loan xin được ở lại bệnh viện điều trị.

Bác sĩ Phan Đình Mỹ, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam bảo rằng đây là lần đầu tiên ông chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân van nài khóc lóc xin đừng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên vì hoàn cảnh quá nghèo khó.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/09/11/20130809113114-luan-3.jpg
Hoàn cảnh gia đình Luân rất khó khăn

Trước tình cảnh đó, tui điện xin tăng cường phương tiện, thuốc men và quyết định cấp cứu và điều trị tại bệnh viện huyện. Không phải chúng tôi từ chối bệnh nhân mà do bệnh viện còn thiếu trang thiết bị. Bằng sự quyết tâm vì người bệnh, cuối cùng chúng tôi đã nỗ lực cứu sống bệnh nhân bỏng nặng và điều trị bước đầu thành công.

Bác sĩ Đinh Tấn Dũng, Trưởng khoa Ngoại, bệnh viện đa khoa Phú Ninh cho biết, do hoàn cảnh của gia đình cháu Luân quá khó khăn, trong suốt quá trình điều trị chúng tôi đã vận động các bác sĩ trong bệnh viện quyên góp để mua thêm thuốc men và ăn uống. Hiện cháu Luân đã qua cơn nguy kịch.

Trưởng thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh Trần Văn Lợi cho biết hoàn cảnh gia đình chị Loan hết sức khó khăn, thuộc hộ nghèo của địa phương.

Năm ngoái khi chồng chị Loan gặp nạn khi đi đào giếng thuê bị thiệt mạng, bà con trong thôn quyên góp giúp đỡ để lo mai táng. Hiện gia đình còn có mẹ già 80 tuổi đau yếu nằm một chỗ. Bây giờ lại đến cháu Luân gặp nạn bà con trong thôn, trong xã đã quyên góp để lo điều trị cho cháu.

Tuy nhiên bà con ai cũng nghèo nên việc quyên góp không thấm vào đâu so với chi phí điều trị cho cháu Luân cần phải rất nhiều tiền-Thôn trưởng Lợi cho biết.

Hôm tôi đến thăm Luân tại bệnh viện Phú Ninh, nhìn vết bỏng toàn thân trên phần tay chân, mặt đã khiến Luân đau đớn. Nén cơn đau, Luân cầm tay tôi bảo nhỏ: Chú ơi con muốn sống. Nhưng nhà con nghèo quá, không tiền liệu con có sống được không chú à…và tôi đã nhìn thấy hai hàng nước mắt đổ dài trên đôi mắt non tơ của Luân.

Tôi có quay mặt đi không dám nhìn vào đôi mắt như van lơn, như cầu khẩn được sống, để được tiếp tục đến trường của Luân. Hy vọng cậu bé sẽ được cứu sống bằng những tấm lòng nhân. Đó là hy vọng của tôi cũng như của bao nhiêu người khi nhìn thấy cậu bé Luận đang quằn quại trong đau đớn của vết bỏng toàn thân đang đối diện với hiểm nguy khi thiếu tiền điều trị.

Vũ Trung
Theo link: http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/chia-se/134990/loi-khan-cau-duoc-song-cua-cau-be-xa-than-cuu-rung.html (http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/chia-se/134990/loi-khan-cau-duoc-song-cua-cau-be-xa-than-cuu-rung.html)

hoachithanh
19-09-13, 00:53
17h chiều, bệnh nhân ở Bệnh viện K (cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội) xách cặp lồng xuống sân đợi cháo của một nhóm thanh niên xăm trổ đầy mình. Hôm nay cháo đến muộn nhưng họ vẫn cố đợi vì 'cháo của các chú ấy là ngon nhất'.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-4-2087-1378869373.jpg
17h thứ 3 và thứ 7 hàng tuần, nhóm "Hòa nhập" của anh Tuấn lại chở thùng cháo nóng hổi tới viện phát cho bệnh nhân. Ảnh: Bình Minh.

Chiếc ôtô màu đen bóng loáng đỗ xịch trước nhà ăn. Hai người đàn ông đầy vết xăm trên cánh tay nhanh chóng mở cốp, khênh thùng cháo màu xanh đặt lên bàn.

Nắp thùng cháo vừa mở, mùi thơm ngậy của nước xương và thịt tỏa ra khiến bệnh nhân đang đứng xung quanh tấm tắc: "Thơm quá". Người đàn ông có dáng "anh chị" không ngơi tay múc từng ca cháo nóng hổi vào những chiếc bát nhựa, cặp lồng đang đưa ra chờ đợi. Đáp lại những tiếng giục giã, người này chỉ tếu táo mong mọi người bình tĩnh. Chưa đầy 15 phút sau, cháo hết veo, người múc phải nghiêng thùng để lấy cho bệnh nhân cuối cùng.

Hai bố con người Thanh Hóa nằm viện đã được 2 tháng, chiều thứ ba và thứ bảy nào cũng rủ nhau xuống sân đợi cháo. Dắt đứa con gái 4 tuổi tay vẫn cắm dây truyền, người cha cẩn thận xách cặp lồng cháo nóng lách người qua đám đông xuýt xoa: "Có được bát cháo như này, đỡ bao nhiêu tiền".

Chiều thứ ba và thứ bảy hàng tuần, nhóm "Hướng thiện" gồm những thanh niên từng một thời lầm lỡ, giờ "gác kiếm", mang cháo vào chia sẻ với bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện K, cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội (còn gọi là K2). Đã gần 2 năm nay, họ thoắt đến với người bệnh rồi lặng lẽ ra về khi thùng cháo hết sạch. Nhắc tới họ, bệnh nhân ở đây quen gọi đó là "cháo của các chú có hình xăm".
http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-9-9308-1378869368.jpg
Cháo ninh xương thịt của các thành viên từng có quá khứ lầm lỗii được người bệnh đánh giá là 'ngon nhất'.. Ảnh: Bình Minh.

Theo anh Phạm Anh Tuấn, thành viên của nhóm "Hướng thiện", nhóm được thành lập từ năm 2011 do anh Đỗ Minh Hòa, một người từng lĩnh án tù, làm trưởng nhóm. Hơn 20 thành viên từng có quá khứ tù tội được anh Hòa, giờ đã là doanh nhân thành đạt, tạo công ăn việc làm tại nhà hàng, hồ câu và cửa hàng cho thuê xe của gia đình anh.

Không muốn nhắc lại quãng thời gian lạc lối, người đàn ông đó gói ghém câu chuyện cuộc đời mình bằng giọng nói hân hoan về công việc thiện nguyện hiện tại. Mọi lần đi phát cháo sẽ có vợ chồng anh Hòa, anh Tuấn và một tài xế nhưng hôm nay, trưởng nhóm có việc bận nên vắng mặt. Bởi thế, công việc của anh Tuấn cũng bận rộn hơn.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-10-4887-1378869368.jpg
Chưa đầy 15 phút, thùng cháo hết veo. Anh Tuấn (áo kẻ) phải nghiêng thùng múc cho người cuối cùng. Ảnh: Bình Minh.

Người nấu chính là chị Hương, vợ trưởng nhóm. Chị cùng một vài nhân viên nữa chuẩn bị từ sáng, đi chợ, nhóm lò rồi ninh cháo. Mỗi nồi cháo được nấu từ 4,5 kg gạo tám thơm, 2 kg xương và 1,5 kg thịt nạc. Gạo không được lẫn nếp vì bệnh nhân mổ không ăn được đồ nếp.

Nấu xong, cháo được cho vào thùng cách nhiệt rồi chở bằng ôtô tới viện. Anh Tuấn khoe, anh không biết nấu nhưng là người nhóm lò, đun nước và trực tiếp đi phát cháo. Khi cháo được mang tới viện, một người sẽ chịu trách nhiệm đi tới từng phòng để mời bệnh nhân ra nhận đồ ăn.

Nhớ lại ngày đầu tới đây, người đàn ông này không quên được ánh mắt ngại ngùng, tò mò xen lẫn sợ hãi của người bệnh khi trông thấy các thành viên trong nhóm đầu trọc, mình đầy hình xăm vào tận phòng mời họ ra lấy cháo. "Anh em trong nhóm ai cũng có hình xăm cả. Dần dần, bệnh nhân mới dám ra và khi không sợ nữa, họ hào hứng chờ đợi cháo của chúng tôi mỗi tuần", anh Tuấn nói.

Lý giải cho việc nhóm chọn Bệnh viện K2, dân "anh chị" một thời chia sẻ, hầu hết những bệnh nhân vào viện này dường như đã chắc "án tử", hoàn cảnh nghèo khổ lại ở tỉnh xa về. Quá trình điều trị dai dẳng, tốn kém khiến họ kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong hoàn cảnh đó, một bát cháo thịt miễn phí vào hai buổi hàng tuần giữa đất Hà Nội khiến họ ấm lòng. Bản thân những người lầm lỡ giờ đã "quay đầu" như anh cũng thấy lòng mình thanh thản.

Mẹ anh Tuấn từng mắc bệnh ung thư nên anh hiểu phần nào nỗi đau đớn, vất vả của cả người thân và bệnh nhân. Bởi vậy, khi hoàn lương, được ông chủ hướng đến hoạt động thiện nguyện, anh đã tham gia cho tới giờ. Mỗi lần đến, thấy bệnh nhân cầm cặp lồng đứng vây quanh với ánh mắt vui sướng, cả những giọt nước mắt xúc động khi bưng bát cháo, anh Tuấn cùng các thành viên trong nhóm cũng vui lây.

Ngoài cháo của nhóm anh Tuấn, bệnh nhân ở K2 cũng thường nhận được những suất cơm, cháo miễn phí của các nhóm thiện nguyện khác. Một trong những nhóm thâm niên nhất ở đây này là tổ nấu, phát cháo miễn phí của chùa Linh Sơn, Thanh Nhàn, Hà Nội, do các cụ hưu trí xã Tam Hiệp phụ trách. Suốt 9 năm qua, nhóm nấu cháo từ thiện do bà Cao Thị Nghít (66 tuổi) làm trưởng nhóm vẫn đều đặn dậy từ 4h sáng mỗi ngày chuẩn bị cháo cho bệnh nhân.

Theo bà Nghít, 13 thành viên của nhóm đều là công nhân của một công ty xây dựng đã nghỉ hưu, nhiều cụ đã hơn 70 tuổi. Không ít cụ đã qua đời, nay con cháu họ lại tiếp tục công việc. Trong số 13 người có 4 người nấu chính, số còn lại luân phiên nhau đi phát cơm, cháo hàng sáng. Thông thường, cháo được phát lúc 6h sáng, 9h trưa sẽ có cơm đưa từ chùa xuống.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-12-5415-1378869368.jpg
Bí đỏ và su su cất tại nhà bà Nghít. Công việc mua rau, củ nấu cháo được giao cho một thành viên nhà gần chợ đầu mối. Ảnh: Bình Minh.

Để có nồi cháo sánh đặc, thơm ngon, các thành viên trong nhóm bà Nghít sẽ sơ chế su su, bí đỏ, nhóm hai bếp lò 12 viên từ chiều hôm trước rồi ninh cháo qua đêm bằng nồi gang đặc dụng. Sáng sớm hôm sau, họ đi lấy thịt lợn ở cửa hàng đặt sẵn rồi mang về chế biến trước khi nấu cùng cháo. Su su và bí đỏ được giao cho một cụ nhà ở gần chợ đầu mối Văn Điển mua.

Trưởng nhóm cho hay, mỗi ngày các bà nấu 13 kg gạo, tính ra mỗi lạng gạo có kèm thịt, rau, củ, quả sẽ cho 3 bát cháo.

Gần 10 năm qua, dù mưa, bão, bà cùng các đồng nghiệp cũ sống gần khu tập thể ở thị trấn Văn Điển vẫn không từ bỏ công việc của mình.
Link:http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/cau-chuyen-cuoc-song/noi-chao-mien-phi-cua-nhom-giang-ho-hoan-luong-2877707.html

hoachithanh
17-10-13, 09:35
Suốt 8 năm trời kể từ khi sinh ra, các cháu phải chịu đau đớn vì căn bệnh ly thượng bì bóng nước, thân xác mỗi ngày một tiều tụy mà không biết có ngày mai.
Đó là trường hợp rất thương tâm của vợ chồng anh Vũ Nhân Hiện, SN 1980 và chị Hoàng Thị Hiền, SN 1981 (xóm Hàn, xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) khi 2 đứa con trai kháu khỉnh, thông minh nhưng không may lại mắc phải căn bệnh “giời đày” - Ly thượng bì bóng nước.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/01_2.JPG

Hai anh em trong một gia đình mắc căn bệnh “giời đày”

Chia sẻ với chúng tôi về nỗi bất hạnh của gia đình, anh Vũ Nhân Hiện cho biết, vợ chồng anh sinh ra trong gia đình nghèo, nên không có điều kiện học hành, không có nghề nghiệp ổn định. Anh chị yêu thương và kết hôn với nhau năm 2004.

Năm 2005, chị Hiền sinh hạ được một cháu trai, đặt tên là Vũ Nhân Tùng. Cả gia đình ai cũng mừng vui vì sinh được con trai đầu lòng.

Tuy nhiên, sau khi cất tiếng khóc chào đời, cháu đã bị trượt da môi trên. Được khoảng 5 tiếng sau thì bộ phận sinh dục của cháu xuất hiện bọng nước. Gia đình lo lắng không biết là cháu đã mắc bệnh gì nên chuyển đến Bệnh viện Nhi Hải Phòng để khám và điều trị.

Nhưng nằm cả tháng trời ở bệnh viện, các bác sỹ vẫn không chẩn đoán ra bệnh nên gia đình lại tiếp tục chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sỹ mới xác định cháu bị mắc căn bệnh Ly thượng bì bóng nước (Epidermolysis Bullosa). Bác sỹ cho biết, đây là căn bệnh hiếm gặp trên thế giới, trong đó có Việt Nam, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn mà chỉ có thể giảm bớt. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên điều trị tại bệnh viện được nửa tháng anh chị xin xuất viện cho cháu về nhà.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/02.JPG
8 năm nay, người cha này đã đi khắp nơi, tìm mọi loại thuốc có thể để chữa bệnh cho con nhưng đều vô hiệu - Ảnh Minh Khang

Suốt 8 năm qua, hễ ai nói ở đâu có thuốc chữa trị được, anh chị lại gom góp tiền nong rồi thay nhau đi khắp nơi tìm mua về cho cháu uống nhưng bệnh tình cháu Tùng không những không thuyên giảm mà còn có chiều hướng trầm trọng thêm.

Chỉ cần có va chạm nhỏ, cháy có thể bị trượt mất một miếng da và chảy máu, lở loét. Khắp cơ thể cháu nổi lên những bọc nước nhỏ, sau đó vỡ ra rồi chảy máu hoặc bị tụ máu lại.

Hàng ngày, mỗi khi thức dậy, quần áo lại dính vào người cháu. Bố mẹ lại phải bóc ra từng lớp da một. Không bóc ra thì sẽ bị nhiễm trùng, mà bóc ra thì cháu đau đớn gào khóc, van xin. “Nhìn con hàng ngày phải chịu đựng như vậy vợ chồng em cũng đau đớn, xót xa lắm nhưng biết làm sao được” - Anh Hiện chia sẻ trong nghẹn ngào.

Anh Hiện cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, khi biết có loại băng không dính, các cháu mới đỡ đau đớn vì tối nào trước khi đi ngủ, bố mẹ cũng phải dán băng dính, quấn gạc vào các vết thương trên khắp cơ thể, sáng ra lại gỡ băng ra.

Hàng ngày, mỗi khi tắm rửa, anh chị không được kỳ cọ mà chỉ dội nước lên người cháu. Bác sỹ nói da cháu là “da cánh bướm” nên tác động mạnh một chút là mất mảng da.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/IMG2288.JPG
Hàng ngày, cháu Tùng chỉ chơi quanh quẩn ở nhà chứ không dám sang chơi cùng trẻ con hàng xóm, không may sẽ trầy da, rướm máu, mưng mủ- Ảnh Minh Khang

Khi được 5 tuổi, cháu Tùng cũng đi học, nhưng chỉ được 3 tuần phải cho nghỉ ở nhà vì cháu không tự sinh hoạt được. Mỗi khi bạn bè nô đùa va vào người, cháu lại bị mất một miếng da, chảy máu. Mặc dù các cô giáo ở trường cũng thương cháu, muốn cho cháu đến trường nhưng gia đình thấy bất tiện và làm khó cho các cô nên từ đó cháu không được đi học nữa.

Hàng ngày, cháu chỉ quanh quẩn chơi ở nhà, mỗi khi sang chơi với trẻ con hàng xóm, bố mẹ cháu lại lo lắng vì chỉ sơ sẩy là cháu lại bị trầy da, chảy máu và mưng mủ. Có lần cháu hỏi mẹ: “Tại sao bố mẹ không làm sao mà con lại bị bệnh này?”. Nghe con hỏi vậy, anh chị không biết trả lời con thế nào.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/03.JPG
Bàn tay, bàn chân 2 cháu lúc mới sinh thì có móng, nhưng sau đó thì cứ cụt dần - Ảnh Minh Khang

Đứa con lớn đã vậy, anh chị nghĩ sinh thêm cháu thứ hai với hy vọng sẽ không mắc phải căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, đầu năm 2013, cháu thứ hai chào đời cũng lặp lại tương tự như cháu lớn. Thậm chí, trong khoang miệng và lưỡi các cháu thường xuyên có bọng nước, bọng máu tụ, bố mẹ cháu phải trích ra thì các cháu mới ăn uống được. Cả hai anh em khi mới sinh ra còn có móng tay, móng chân, nhưng dần dẫn đều bị biến mất như một sự ăn mòn, trống trơn, cụt ngủn.

Có lần, cháu Tùng nói với mẹ: “Để con chịu hết cho em!”. “Nghe cháu nói vậy mà tôi đau lòng quá anh à!” - Chị Hiền nói trong nước mắt và những tiếng nấc nghẹn.

Cuộc sống mưu sinh khó nhọc

Hai vợ chồng nghèo lại gặp cảnh 2 đứa con bệnh tật, “cái khó bó cái khôn” nên cuộc sống mưu sinh và tìm phương cứu chữa cho con lại càng trở lên mờ mịt. Anh Hiện cho biết, từ khi cháu lớn mắc bệnh, chị phải ở nhà vừa chăm con lại tranh thủ làm thêm, may vá quần áo kiếm thêm thu nhập chứ không đi làm công nhân như trước kia được.

Còn anh Hiện, là lao động tự do, cứ làm được đồng nào lại đi khắp nơi tìm mua thuốc thang về chữa bệnh cho con nhưng bệnh tình càng thêm trầm trọng, hết con lớn lại đến con bé.

Mấy năm nay anh Hiện làm bốc xếp ở Cảng, lúc có việc thì có thu nhập, lúc không có việc mất cả ngày đi rồi lại về không, làm thì ít mà chơi thì nhiều. Hoàn cảnh 2 bên nội ngoại cũng khó khăn nên không giúp anh chị được là bao.

Gần chục năm nay, anh cũng vay mượn anh em, bạn bè khá nhiều tiền để lo chữa trị, chăm sóc cho các cháu mà vẫn chưa trả được, nên mỗi ngày cuộc sống của gia đình lại càng thêm khốn khó.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/04.JPG
Đã bao ngày, bao đêm người mẹ này ngồi nhìn 2 đứa con đau đớn mà bất lực - Ảnh Minh Khang

“Nếu bây giờ chữa được bệnh cho các cháu thì nhà em có cái gì em sẽ bán hết, kể cả nhà cửa, đất đai, đồ đạc. Vợ chồng em hết lòng hết sức lo cho các cháu nhưng giờ chẳng biết làm sao, chỉ còn nhờ trời thôi” - Anh Hiện buồn bã chia sẻ.

Còn chị Hiền, vợ anh Hiện thì chia sẻ: “Các chị em khác có con chở đi chơi, còn em thì mặc cảm không dám cho con đi đâu cả vì đi đến đâu mọi người cũng để ý, xì xào, nghĩ tội lắm anh à!”.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/05.JPG
Cháu Tùng mong khỏi bệnh để được đi học với các bạn - Ảnh Minh Khang

Khi chúng tôi hỏi cháu Tùng: “Cháu có mong muốn gì? Lặng đi một lúc cháu đáp: “Cháu thích đi học vì cháu muốn chơi với các bạn. Cháu mong khỏi bệnh để được đi học với các bạn” - Cháu Tùng vừa nói vừa mếu máo và lấy tay dụi dụi lên đôi mắt buồn, thơ ngây của đứa trẻ mang căn bệnh “giời đày”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn quốc hiện có 70 cháu mắc bệnh ly thượng bì bóng nước, trong đó trên địa bàn Hải Phòng có 14 cháu, chiếm đến 20% tổng số cháu mắc bệnh.

Trên thực tế, do thiếu công nghệ và nguồn lực y tế, 100% các cháu mắc bệnh này đều bị “bệnh viện trả về” mà không được chẩn đoán phù hợp với tiến triển của bệnh tật và không có các điều kiện chăm sóc cần thiết. Đấy là chưa kể đa số các cháu đều sống trong các gia đình kiệt quệ về kinh tế, mệt mỏi về tinh thần, bế tắc về tương lai tiếp theo cho các cháu.

Theo Link: http://vtc.vn/321-456530/suc-khoe/dang-long-1-nha-co-2-con-mac-benh-gioi-day.htm