PDA

View Full Version : “Hố Tử Thần” trong Tử Bình



VULONG
05-09-13, 18:17
“Hố Tử Thần” trong Tử Bình

Khái niệm về sinh và khắc của Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ) là tối quan trọng không thể bỏ qua được khi học Tử Bình. Khái niệm này hầu như là gắn liền với Tử Bình như hình với bóng. Dĩ nhiên nếu một ai khi nghiên cứu Tử Bình mà bỏ qua không xét đến tính chất sinh hay khắc trong một lĩnh vực quan trọng nào đó sẽ là một điều không thể chấp nhận được (như xét Thân vượng hay nhược, xét tranh phá hợp giữa các địa chi, xét hỷ kỵ thần bị khắc thương tổn ra sao,…..).

Ở đây tạm thời không động chạm gì tới các sách khác về Tử Bình mà chỉ nói tới cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa.

Ngay đầu tiên chúng ta thấy điều khó khăn nhất khi học Tử Bình là làm sao xác định chính xác Dụng Thần của Tứ Trụ. Mà muốn xác định chính xác dụng thần thì đầu tiên phải xác định chính xác Thân của Tứ Trụ là vượng hay nhược.

Muốn xác định chính xác Thân vượng hay nhược thì Trần viên đã tổng kết qua mục: “1 - Sự vượng, suy của can ngày” – trang 74. Trong mục này hầu như ai đọc cũng chỉ chú ý tới các điều mà Trần Viên đã viết về can ngày như: được lệnh, đắc địa, được sinh và được trợ giúp mà ít ai để ý tới nội dung mà câu d phía dưới đã đề cập:

“d – Các can chi khắc mình làm hao tán hoặc xì hơi mình gặp xung hoặc bị chế phục, bị hợp mất, hoặc cách xa thì vẫn được xem là Thân vượng, ngược lại là Thân nhược”.

Xét với phạm vi rộng thì cứ hỏi từ cổ tới kim đã in và bán công khai có cuốn nào đã đề cập tới nội dung của câu d này để xét Thân vượng hay nhược hay chưa, kể cả các sách kinh điển nổi tiếng như “Trích Thiên Tủy” hay “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú”?

Theo tôi được biết hầu như không có mấy ai sử dụng nội dung câu d này, nếu có chắc chỉ có cụ Thiệu và các đệ tử trực tiếp của cụ mà thôi. Chính vì xét Thân vượng hay nhược mà không sử dụng tới câu d nên đến cả các đại cao thủ về Tử Bình qua vài ba chục năm nghiên cứu cuối cùng đã phải tuyên bố hùng hồn rằng: “Thân vượng hay nhược cũng như hỷ kỵ thần không quan trọng”. Rõ ràng điều này chứng tỏ họ đã phủ nhận tính chất khắc của ngũ hành ĐỂ XÉT THÂN VƯỢNG HAY NHƯỢC. Vâng, đây chính là cái “Hố Tử Thần” mà Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp, Vương Khánh….. đã tự nguyện chui vào.

Câu " d - Các can chi khắc mình..." tôi đã dùng ti tỉ lần để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần. Ngôn ngữ mà tôi sử dụng là can chi tỷ kiếp bị khắc gần hay trực tiếp.

Như Tứ Trụ của Khach bên tuvilyso.org với chủ đề: “Xin chỉ bảo về kỵ thần”ở mục Tử Bình:

Nhâm.......Kỷ...........Quý..........Quý
Thân.......Dậu........ Sửu......... Sửu
.....................
Đơn giản thôi, bạn cứ thử dùng ý tưởng này của tôi để giải thích xem các đại vận Đinh Sửu, Mậu Dần và Kỷ Mão của ThienKhanh trong chủ đề : "Xin chỉ giáo: Nhật chủ vượng hay nhược" xem nó có phù hợp với thực tế đã xẩy ra mà ThienKhanh đã cho biết không? Bởi vì 2 Tứ Trụ này có nét chính tương đồng với nhau (tất cả các can chi của Thân đều bị khắc gần (tức can hay chi ngay trụ bên cạnh bị khắc) hay trực tiếp (là can chi cùng trụ khắc nhau)).

Theo sơ đồ trên thì rõ ràng Nhâm trụ năm và Quý Nhật can bị Kỷ (tức Can) khắc gần còn Quý Nhật can và Quý trụ giờ đều bị 2 Sửu cùng trụ (tức chi) khắc trực tiếp. Đây chính là nội dụng của câu: "d - Các can chi khắc mình" tức khắc Nhật can nói riêng còn khắc Nhâm và Quý trụ giờ cũng là khắc Thân (Thủy) cũng là khắc mình (tức Thân) mà câu d đã đề cập tới.

Khi muốn xác định chính xác Thân vượng hay nhược mà không sử dụng tính khắc của ngũ hành này mà chỉ sử dụng tính sinh, trợ giúp,... thì làm sao có thể xác định chính xác được Thân vượng hay nhược (còn nhiều quy tắc quan trọng khác nhưng đây là quy tắc cơ bản nhất).

(Chú ý: sinh khắc ngũ hành có khác với tương khắc của Tứ Hành Xung.)

Còn như Tứ Trụ của ThienKhanh cũng bên tuvilyso.org với chủ đề: “Xin chỉ giáo: Nhật chủ vượng hay nhược" ở mục Tử Bình:

Giáp............Bính.............Đinh.......... ....Ất
Tý................Tý.................Hợi...... .........Tị

Qua Tứ Trụ này ta thấy các can chi tỷ kiếp (tức các can chi của mình) đều bị khắc gần hay trực tiếp. Như Bính trụ tháng bị Tý cùng trụ khắc trực tiếp, còn Đinh Nhật can bị Hợi khắc trực tiếp, Tị trụ giờ bị Hợi trụ ngày khắc gần.

Chú ý: Hợi và Tị tương xung với nhau chỉ để xét khả năng tranh phá hợp của các địa chi còn xét Thân vượng hay nhược thì chỉ xét Hợi khắc Tị mà thôi (tức khắc ngũ hành).

Mọi người cứ thử suy luận xem khi xét Thân vượng hay nhược (tức xét sự vượng suy của ngũ hành) mà chỉ để ý đến sinh, trợ giúp.... mà không hề xét đến tính khắc của ngũ hành thì còn gì là Tử Bình. Chính vì lý do này mà hầu như tất cả các sách (kể cả các sách kinh điển, trừ sách của cụ Thiệu) thì hầu như không bao gờ động chạm tới tính chất khắc ngũ hành này để xác định Thân vượng hay nhược nên tôi mới phải sử dụng từ "Hố Tử Thần Trong Tử Bình" để cảnh báo cho những người mới nhập môn biết.

(Chủ đề này tôi lập ra chỉ để cảnh báo cho những người mới nhập môn phải cảnh giác khi học Tử Bình và kiểm tra xem những ai từng vỗ ngực học theo trường phái "Vượng Suy Pháp" của cụ Thiệu có hiểu nổi câu: "d - Các can chi khắc mình..." hay không mà thôi.)

Mục đích sâu xa của tôi ở đây là ai đã hiểu câu: "d - Các can chi khắc mình" thì dĩ nhiên họ đã hiểu xét vượng suy của ngũ hành (tức 5 hành Kim, Mộc,Thủy, Hỏa và Thổ xem chúng cường nhược - tức vượng hay suy - so với nhau đến mức độ nào) mà hành của Thân (Nhật Chủ) chỉ là 1 hành trong 5 hành này. Dĩ nhiên muốn biết điều này thì phải sử dụng tính chất đầu tiên tối quan trọng của Tử Bình là tính Sinh khắc của ngũ hành (chứ không phải tính chẩt tương khắc của Tứ Hành Xung) giữa các can chi trong Tứ Trụ với nhau.

Còn muốn xét toàn diện 1 Tứ Trụ để đi đến kết luận chính xác Tứ Trụ đó có Thân vượng hay nhược thì tôi đã trình bầy trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ". Hầu như 200 trang lý thuyết chính của cuốn sách này tôi đã đăng bằng tiếng Việt tại các chủ đề "Lớp Học Tứ Trụ sơ cấp, trung cấp và cao cấp cho tất cả mọi người" trên các trang web Diễn Đàn Lý Học Đông Phương, Lý Số Việt Nam và tại trang web này, trong mục Tử Bình hay Tứ Trụ.

Mọi người cứ thử đọc lại tất cả các sách từ cổ tới kim (đối với những người đã biết Tử Bình và tiếng Trung...), kể cả các cuốn kinh điển nổi tiếng xem có cuốn sách nào như cụ Thiệu nói tới việc xét Thân vượng hay nhược phải sử dụng tính khắc của ngũ hành hay không thì sẽ biết ngay.

Chính vì lý do không xét đến tính chất khắc ngũ hành này nên làm sao họ có thể xác định được chính xác sự vượng suy giữa 5 hành trong Tứ Trụ mà đòi xác định được Thân (tức 1 trong 5 hành này) là vượng hay nhược so với 4 hành kia.

Vì sao một tính chất cơ bản của Tử Bình vô cùng quan trọng như vậy mà đến nay hầu như không mấy ai biết (kể cả các đại cao thủ như Hoàng Đại Lục, Vương Khánh, Đoàn Kiến Nghiệp... là những người Tầu cũng đều bị lừa như chúng ta), trừ các sách gia truyền như của Thầy Minh mà Nana đã giới thiệu. Bởi vì họ là người Tầu mà đã là người Tầu thì mọi người Việt Nam đều biết qua câu cửa miệng của mọi người là "Thâm Nho Như Người Tầu".

Hy vọng với mấy dòng này sẽ giúp ích được ít nhiều cho những người mới nhập môn Tử Bình.

Thân chào.

donglaiduy
05-09-13, 22:03
Thưa ông Vulong,
Thứ nhất, Ông thực chất ra chẳng hiểu gì về lịch sử phát triển của Tử Bình, để thấy cái hưng suy của nó. Thậm chí nhiều kinh điển còn chẳng đọc bao giờ. Thế thì sao mà ông biết được không có câu "d" đó của ông? Chẳng phải vơ đũa cả nắm sao?

Thứ 2, ông lúc nào cũng tự hào phương pháp của mình toàn diện, chê bai mấy ông người Tàu, chứng tỏ đẳng cấp của ông phải tầm" xuyên lục địa" rồi đúng không? Giả sử có cái viễn cảnh đó thì ông cho tôi hỏi một câu thôi:" Thân vượng( hay nhược) ở mức độ nào là tốt, mức nào là xấu?"

VULONG
06-09-13, 00:27
Thưa ông Vulong,
Thứ nhất, Ông thực chất ra chẳng hiểu gì về lịch sử phát triển của Tử Bình, để thấy cái hưng suy của nó. Thậm chí nhiều kinh điển còn chẳng đọc bao giờ. Thế thì sao mà ông biết được không có câu "d" đó của ông? Chẳng phải vơ đũa cả nắm sao?

Thứ 2, ông lúc nào cũng tự hào phương pháp của mình toàn diện, chê bai mấy ông người Tàu, chứng tỏ đẳng cấp của ông phải tầm" xuyên lục địa" rồi đúng không? Giả sử có cái viễn cảnh đó thì ông cho tôi hỏi một câu thôi:" Thân vượng( hay nhược) ở mức độ nào là tốt, mức nào là xấu?"

1 - Ở đây tôi không phải đang nói về nội dung câu d trong sách của cụ Thiệu mà cụ Thiệu theo ông bạn là người Việt Nam phải không?

2 - Tại sao Hoàng Đại Lục, Vương Khánh và Đoàn Kiến Nghiệp phải tuyên bố: "Thân vượng nhược hay hỷ kỵ thần không quan trọng" ?

Cả 3 người này đều bị tôi phản biện qua các chủ đề "Các Tuyệt Chiêu Nổi Tiếng Trong Tử Bình", "Gọt Chân Cho Vừa Giày", "Đèn Cù Nó Chạy Vòng Quanh".... để chứng minh họ cũng chỉ đọc các sách được bầy bán công khai như nhiều người Việt Nam mà không hề có các sách gia truyền (như của thầy Minh ở Sài Gòn cũng là người Tầu mà Nana đã giới thiệu bên Lý Số Việt Nam) cho nên họ không có khả năng xác định chính xác Thân vượng hay nhược. Vì thế sau vài chục năm nghiên cứu tử bình truyền thống (theo phương pháp "Vượng Suy Phái") của cụ Thiệu bây giờ mà họ phải cùng nhau tuyên bố: "Thân vượng nhược hay hỷ kỵ thần không quan trọng"rồi tự "Phát Minh"ra phương pháp khác.

Nếu như ông bạn có biết chút ít kiến thức về Tử Bình thì hãy chứng minh dù chỉ một bài phản biện của tôi về 3 ông này hay lý thuyết mà tôi đã đưa ra để cho mọi người biết những điều tôi viết ở đây (hay trên tất cả các trang web) là sai thì có phải tốt hơn không hay chỉ cần ông bạn dẫn chứng một ví dụ trong sách nào đó đã được bán công khai mà họ đã sử dụng tính chất khắc của ngũ hành để xét Thân vượng hay nhược thì tôi cám ơn ông bạn vô cùng hơn là ông bạn chỉ biết nói toàn những câu chung chung ngớ ngẩn như thế này...

donglaiduy
06-09-13, 15:35
Tại sao Hoàng Đại Lục, Vương Khánh và Đoàn Kiến Nghiệp phải tuyên bố: "Thân vượng nhược hay hỷ kỵ thần không quan trọng" ?
Câu này của ông sai 2/3 rồi, đây là câu của Đoàn Kiến Nghiệp, câu này thì đúng là ông này thổi phồng thật. Còn quan điểm 2 ông kia như sau:
Hoàng Đại Lục: "Thân vượng hay nhược không liên quan đến thành tựu của đời người, cái quan trọng là thành bại, cao thấp của cách cục" Hỉ kỵ thần ông này vẫn dùng bình thường.
Vương Khánh: "Kết hợp xem cả cách cục lẫn vượng suy pháp"
Thế có phải là ông vơ đũa cả nắm không.
Thực ra tôi không có hứng thú tranh luận với ông, nhưng vì ông nói ông muốn chỉ đường đưa lối cho người mới học tử bình thì tôi không đồng ý. Vì ông làm vậy là vô tình đã hướng dẫn sai họ, cướp đi thời gian, công sức của người khác.

Còn về vấn đề phản biện, xin lỗi tôi không làm được, vì ông có nghe ai bao giờ đâu.

Còn về phần thầy Minh, ông làm cách nào đó liên lạc hoặc nhờ Nana hỏi thăm xem ông thầy này có dùng Vượng suy pháp hay không. Trả lời được câu hỏi này chẳng phải là rất tốt cho ông hay sao?

VULONG
07-09-13, 00:22
Tại sao Hoàng Đại Lục, Vương Khánh và Đoàn Kiến Nghiệp phải tuyên bố: "Thân vượng nhược hay hỷ kỵ thần không quan trọng" ?
Câu này của ông sai 2/3 rồi, đây là câu của Đoàn Kiến Nghiệp, câu này thì đúng là ông này thổi phồng thật. Còn quan điểm 2 ông kia như sau:
Hoàng Đại Lục: "Thân vượng hay nhược không liên quan đến thành tựu của đời người, cái quan trọng là thành bại, cao thấp của cách cục" Hỉ kỵ thần ông này vẫn dùng bình thường.
Vương Khánh: "Kết hợp xem cả cách cục lẫn vượng suy pháp"
Thế có phải là ông vơ đũa cả nắm không.
Thực ra tôi không có hứng thú tranh luận với ông, nhưng vì ông nói ông muốn chỉ đường đưa lối cho người mới học tử bình thì tôi không đồng ý. Vì ông làm vậy là vô tình đã hướng dẫn sai họ, cướp đi thời gian, công sức của người khác.

Còn về vấn đề phản biện, xin lỗi tôi không làm được, vì ông có nghe ai bao giờ đâu.

Còn về phần thầy Minh, ông làm cách nào đó liên lạc hoặc nhờ Nana hỏi thăm xem ông thầy này có dùng Vượng suy pháp hay không. Trả lời được câu hỏi này chẳng phải là rất tốt cho ông hay sao?

Trong chủ đề: "Luận dụng thần - Hoàng Đại Lục" của Durobi bên Tuvilyso.org“ tại trang web này và tại mục này:

Ngay bài viết đầu tiên tại chủ đề này tôi đã viết:

“Hoàng Đại Lục viết:
"Chính bởi vì dụng thần chỉ là vật mà nguyệt lệnh dùng để định cách, không phải ở bất cứ vị trí nào khác dùng để cân bằng ngũ hành bát tự, cho nên cổ nhân mới gồm dụng thần và cách cục vô làm một, và đem cách cục vật khả dụng của nguyệt lệnh gọi là nội cách, mà cách cục vật không khả dụng của nguyệt lệnh gọi là ngoại cách (xin tham khảo cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa của tác giả). Chúng ta biết rằng mệnh lý hiện hành chọn dụng thần không chú trọng đến nguyệt lệnh, cho nên cách cục không phân làm nội cách và ngoại cách, hoặc nói không rõ nguyên do sự phân chia nội cách ngoại cách".

Chứng tỏ Hoàng Đại Lục đã khẳng định “Dụng thần chính là Cách Cục“ của Tứ Trụ, tức Cách Cục đó mang hành gì thì hành đó chính là Dụng thần của Tứ Trụ đó“.

Còn bài thứ 2 cùng chủ đề này tôi đã viết:
“Vậy mà Hoàng Đại Lục còn viết:
“Mà sự vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự lại tùy theo sự giới nhập của tuế vận mà biến hóa không ngừng, muốn cân đo đong đếm nó khác nào đi cân đo đong đếm con khỉ có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa !
....…………………
Thế đấy, có phải muốn phán đoán chính xác trình độ vượng suy cường nhược của ngũ hành bát tự còn khó hơn Phật Bà phán đoán Tề Thiên thật và Tề Thiên giả không nhỉ ?““.

Hoàng Đại Lục đã phải THỐT nên như vậy mà còn cho rằng ông ta vẫn xác định được chính xác Thân vượng hay nhược để xác định chính xác hỷ kỵ thần trong Tứ Trụ (cả khi đã thay đổi qua tuế vận) để sử dụng hỷ kỵ thần thì hóa ra ông ta còn giỏi hơn cả “Phật Bà…“ chắc.

1 - Vậy mà ông bạn dám viết:
“Hoàng Đại Lục: "Thân vượng hay nhược không liên quan đến thành tựu của đời người, cái quan trọng là thành bại, cao thấp của cách cục" Hỉ kỵ thần ông này vẫn dùng bình thường“.

Cũng trong trong bài viết thứ 2 này tôi đã trích dẫn:
“Còn Vương Khách thì đã kết luận:
“Vượng suy pháp không phân thập thần cát hung, xem thì đơn giản, thực tế thì đã chặn mất nửa con đường dự đoán, càng đi càng hẹp”“.

2 - Vậy mà ông bạn dám viết:

“Vương Khánh: "Kết hợp xem cả cách cục lẫn vượng suy pháp"“

3 - Còn Đoàn Kiến Nghiệp thì ông bạn đã công nhận nên TÔI khỏi phải mất công chứng minh.



4 - Trình độ của cụ Thiệu và Thầy Minh mà Nana giới thiệu có thể nói là tương đương với nhau mà họ đều có sách gia truyền nên tôi dám khẳng định sách gia truyền của thầy Minh cũng phải có nội dung của câu d (vì họ cùng theo một trường phái), chỉ có khác là thầy Thiệu công khai cho thiên hạ biết còn thầy Minh thì không mà thôi.

donglaiduy
07-09-13, 10:11
1.Về phần Hoàng Đại Lục
a)Vulong nói:“Chứng tỏ Hoàng Đại Lục đã khẳng định “Dụng thần chính là Cách Cục“ của Tứ Trụ, tức Cách Cục đó mang hành gì thì hành đó chính là Dụng thần của Tứ Trụ đó“.”
Qua câu khẳng định này của ông thì tôi thây ông chẳng hiểu gì về cách cục cả. Ai bảo ông “Dụng thần chính là Cách Cục“? Dụng thần chỉ là một thành phần cấu tạo nên cách cục, là bước đầu tiên phải làm khi toán mệnh. Còn “ Vượng suy pháp” lại khác, khái niệm dụng thần là: thành quả cuối cùng(sau 1 loạt cân đong đo đếm) khi toán mệnh. Cùng 1 cách gọi nhưng ý nghĩa khác nhau hoàn toàn nhé.
b) Vulong nói tiếp :”
Còn bài thứ 2 cùng chủ đề này tôi đã viết:
“Vậy mà Hoàng Đại Lục còn viết:
“Mà sự vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự lại tùy theo sự giới nhập của tuế vận mà biến hóa không ngừng, muốn cân đo đong đếm nó khác nào đi cân đo đong đếm con khỉ có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa !
....…………………
Thế đấy, có phải muốn phán đoán chính xác trình độ vượng suy cường nhược của ngũ hành bát tự còn khó hơn Phật Bà phán đoán Tề Thiên thật và Tề Thiên giả không nhỉ ?““.

Hoàng Đại Lục đã phải THỐT nên như vậy mà còn cho rằng ông ta vẫn xác định được chính xác Thân vượng hay nhược để xác định chính xác hỷ kỵ thần trong Tứ Trụ (cả khi đã thay đổi qua tuế vận) để sử dụng hỷ kỵ thần thì hóa ra ông ta còn giỏi hơn cả “Phật Bà…“ chắc.

1 - Vậy mà ông bạn dám viết:
“Hoàng Đại Lục: "Thân vượng hay nhược không liên quan đến thành tựu của đời người, cái quan trọng là thành bại, cao thấp của cách cục" Hỉ kỵ thần ông này vẫn dùng bình thường“
Xin chốt luôn với ông bạn cho nó vuông:” Hoàng Đại Lục” không xác định thân vượng thân nhược.
2. Về phần Vương Khánh:
Vulong nói: Cũng trong trong bài viết thứ 2 này tôi đã trích dẫn:
“Còn Vương Khách thì đã kết luận:
“Vượng suy pháp không phân thập thần cát hung, xem thì đơn giản, thực tế thì đã chặn mất nửa con đường dự đoán, càng đi càng hẹp”“.

2 - Vậy mà ông bạn dám viết:

“Vương Khánh: "Kết hợp xem cả cách cục lẫn vượng suy pháp"“
Thế đã đọc “ Trăm năm mệnh lý què quặt” của Vương khánh rồi đúng không? Thế ông không hiểu nội dung bài này là gì à? Ý Vương Khánh là: Người học Mệnh Lý phải đi bằng hai chân, 1 chân là Vượng Suy Pháp, 1 chân là cách cục pháp. Thế không phải là kết hợp 2 trường phái hả ông bạn?
3. Thầy Thiệu- Thầy Minh:
Vulong nói: 4 - Trình độ của cụ Thiệu và Thầy Minh mà Nana giới thiệu có thể nói là tương đương với nhau mà họ đều có sách gia truyền nên tôi dám khẳng định sách gia truyền của thầy Minh cũng phải có nội dung của câu d (vì họ cùng theo một trường phái), chỉ có khác là thầy Thiệu công khai cho thiên hạ biết còn thầy Minh thì không mà thôi.
Khẳng định của ông chẳng có căn cứ gì, chỉ là đoán gà đoán vịt, chỉ để ông sướng mồm để cãi nhau mà thôi. Đọc mấy bài của thầy Minh, chẳng thấy bong dáng vượng suy pháp đâu cả, mà mang đậm tính thần sát của tử vi+ cách cục pháp. Tôi khuyên ông hỏi thầy Minh là tốt cho ông, nếu giống của ông thì ông phát huy, còn không giống thì quả là tai họa cho ông.

VULONG
07-09-13, 13:27
1.Về phần Hoàng Đại Lục
a)Vulong nói:“Chứng tỏ Hoàng Đại Lục đã khẳng định “Dụng thần chính là Cách Cục“ của Tứ Trụ, tức Cách Cục đó mang hành gì thì hành đó chính là Dụng thần của Tứ Trụ đó“.”
Qua câu khẳng định này của ông thì tôi thây ông chẳng hiểu gì về cách cục cả. Ai bảo ông “Dụng thần chính là Cách Cục“? Dụng thần chỉ là một thành phần cấu tạo nên cách cục, là bước đầu tiên phải làm khi toán mệnh. Còn “ Vượng suy pháp” lại khác, khái niệm dụng thần là: thành quả cuối cùng(sau 1 loạt cân đong đo đếm) khi toán mệnh. Cùng 1 cách gọi nhưng ý nghĩa khác nhau hoàn toàn nhé.

Vậy thì xin hỏi ông, giả sử cách cục của 1 Tứ Trụ là Chính Quan Cách thì hỷ dụng thần của nó là gì?

b) Vulong nói tiếp :”
Còn bài thứ 2 cùng chủ đề này tôi đã viết:
“Vậy mà Hoàng Đại Lục còn viết:
“Mà sự vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự lại tùy theo sự giới nhập của tuế vận mà biến hóa không ngừng, muốn cân đo đong đếm nó khác nào đi cân đo đong đếm con khỉ có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa !
....…………………
Thế đấy, có phải muốn phán đoán chính xác trình độ vượng suy cường nhược của ngũ hành bát tự còn khó hơn Phật Bà phán đoán Tề Thiên thật và Tề Thiên giả không nhỉ ?““.

Hoàng Đại Lục đã phải THỐT nên như vậy mà còn cho rằng ông ta vẫn xác định được chính xác Thân vượng hay nhược để xác định chính xác hỷ kỵ thần trong Tứ Trụ (cả khi đã thay đổi qua tuế vận) để sử dụng hỷ kỵ thần thì hóa ra ông ta còn giỏi hơn cả “Phật Bà…“ chắc.

1 - Vậy mà ông bạn dám viết:
“Hoàng Đại Lục: "Thân vượng hay nhược không liên quan đến thành tựu của đời người, cái quan trọng là thành bại, cao thấp của cách cục" Hỉ kỵ thần ông này vẫn dùng bình thường“

Xin chốt luôn với ông bạn cho nó vuông:” Hoàng Đại Lục” không xác định thân vượng thân nhược.

Xin hỏi lại ông rằng nếu Hoàng Đại Lục không xác định Thân vượng hay nhược thì hỷ dụng thần ông ta xác định từ đâu mà ra?

2. Về phần Vương Khánh:
Vulong nói: Cũng trong trong bài viết thứ 2 này tôi đã trích dẫn:
“Còn Vương Khách thì đã kết luận:
“Vượng suy pháp không phân thập thần cát hung, xem thì đơn giản, thực tế thì đã chặn mất nửa con đường dự đoán, càng đi càng hẹp”“.

2 - Vậy mà ông bạn dám viết:

“Vương Khánh: "Kết hợp xem cả cách cục lẫn vượng suy pháp"“
Thế đã đọc “ Trăm năm mệnh lý què quặt” của Vương khánh rồi đúng không? Thế ông không hiểu nội dung bài này là gì à? Ý Vương Khánh là: Người học Mệnh Lý phải đi bằng hai chân, 1 chân là Vượng Suy Pháp, 1 chân là cách cục pháp. Thế không phải là kết hợp 2 trường phái hả ông bạn?

Tôi muốn biết câu: "Kết hợp xem cả cách cục lẫn Vượng Suy Pháp" do Vương Khánh viết ra hay đây là do chính ông viết ra? Nếu là của Vương Khánh viết ra thì xin ông cho biết ông ta đã xác định Thân vượng hay nhược ở ví dụ nào mà ông dám khẳng định như vậy?

3. Thầy Thiệu- Thầy Minh:
Vulong nói: 4 - Trình độ của cụ Thiệu và Thầy Minh mà Nana giới thiệu có thể nói là tương đương với nhau mà họ đều có sách gia truyền nên tôi dám khẳng định sách gia truyền của thầy Minh cũng phải có nội dung của câu d (vì họ cùng theo một trường phái), chỉ có khác là thầy Thiệu công khai cho thiên hạ biết còn thầy Minh thì không mà thôi.
Khẳng định của ông chẳng có căn cứ gì, chỉ là đoán gà đoán vịt, chỉ để ông sướng mồm để cãi nhau mà thôi. Đọc mấy bài của thầy Minh, chẳng thấy bong dáng vượng suy pháp đâu cả, mà mang đậm tính thần sát của tử vi+ cách cục pháp. Tôi khuyên ông hỏi thầy Minh là tốt cho ông, nếu giống của ông thì ông phát huy, còn không giống thì quả là tai họa cho ông.

Điều này cứ cho là tôi nhầm đi chăng nữa thì có sao đâu. Tôi theo trường phái "Vượng Suy Pháp" của cụ Thiệu nên chả có gì ảnh hưởng tới tai họa hay tai hót gì cả bởi vì nếu có thì cụ Thiệu đã bị tai họa từ lâu rồi. Chính câu nói này đủ cho người đọc biết rằng đó là một câu quá ngớ ngẩn như tôi đã nhận xét về ông ngay từ lúc ban đầu.


..............

donglaiduy
07-09-13, 16:44
Vậy thì xin hỏi ông, giả sử cách cụ\c của 1 Tứ Trụ là Chính Quan Cách thì hỷ dụng thần của nó là gì?

Dụng thần là chính quan, hỉ thần là tài hoặc ấn, hoặc kiêm dùng cả 2.

Xin hỏi lại ông rằng nếu Hoàng Đại Lục không xác định Thân vượng hay nhược thì hỷ dụng thần ông ta xác định từ đâu mà ra?

Xác định theo cách cục chứ cái gì nữa, ví dụ;
Cách cục thương quan bội ấn: Dụng thần thương quan, tướng thần ấn tinh, hỉ thần quan sát, kị thần tài tinh, cừu thần tỷ kiếp.Cách này thương trọng, ấn nhẹ cách cao, hỉ vận sinh phù ấn tinh.

Tôi muốn biết câu: "Kết hợp xem cả cách cục lẫn Vượng Suy Pháp" do Vương Khánh viết ra hay đây là do chính ông viết ra? Nếu là của Vương Khánh viết ra thì xin ông cho biết ông ta đã xác định Thân vượng hay nhược ở ví dụ nào mà ông dám khẳng định như vậy?

Cái này vào blog của Vương khánh mà đọc nhé. Có cả trăm ví dụ đấy, đừng đợi người khác mất công tìm cho.


Điều này cứ cho là tôi nhầm đi chăng nữa thì có sao đâu. Tôi theo trường phái "Vượng Suy Pháp" của cụ Thiệu nên chả có gì ảnh hưởng tới tai họa hay tai hót gì cả bởi vì nếu có thì cụ Thiệu đã bị tai họa từ lâu rồi. Chính câu nói này đủ cho người đọc biết rằng đó là một câu quá ngớ ngẩn như tôi đã nhận xét về ông ngay từ lúc ban đầu.

Tai họa là ông sẽ mất cả đời không có thành quả, thế thôi.
Có lẽ tôi ngớ ngẩn rồi, ngớ ngẩn vì đã mất thời gian quý giá cho ông- 1 kẻ luôn cho mình đúng.

VULONG
08-09-13, 01:52
Vậy thì xin hỏi ông, giả sử cách cụ\c của 1 Tứ Trụ là Chính Quan Cách thì hỷ dụng thần của nó là gì?

Dụng thần là chính quan, hỉ thần là tài hoặc ấn, hoặc kiêm dùng cả 2.

..................................



Rõ ràng donglaiduy đã trả lời: "Dụng thần là Chính Quan", vậy thì Chính Quan là dụng thần thì Cách cục của nó không phải là "Chính Quan Cách" (tức Cách Cục Chính Quan) hay sao?

Rõ ràng Donglaiduy đã trả lời đúng như tôi đã viết:

"Chứng tỏ Hoàng Đại Lục đã khẳng định “Dụng thần chính là Cách Cục“ của Tứ Trụ, tức Cách Cục đó mang hành gì thì hành đó chính là Dụng thần của Tứ Trụ đó“".

Tiếng việt còn chưa sõi mà dám tự nhận là người Việt Nam mới kinh chứ.

Xin lỗi cho tôi hỏi ông bạn quê ở đâu đấy ?

Tranh luận đến đây là quá đủ cho mọi người biết ông bạn là người như thế nào rồi và tôi cũng hết kiên nhẫn, ngán quá rồi.

Bye....Bye.... ông bạn lần thứ 2, hy vọng không có lần thứ 3.