PDA

View Full Version : Tả vi dương Tý Quý chí Hợi Nhâm, Hữu vi âm Ngọ Đinh chí Tị Bính



namphong
29-10-09, 09:08
Thanh nang áo ngữ viết: “tả vi dương, tý quý chí hợi nhâm. Hữu vi âm, ngọ đinh chí tị bính”

Liên Thành phái giải thích câu trên:

La kinh mười hai địa chi tý sửu dần mão thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất hợi, tại 24 sơn chia 12 hợp cung, lấy địa chi làm chính, làm bản khí, tàng chứa cung cạnh bên, như tý trung tàng quý thuỷ bản khí, can thấu chi tàng làm 1 hợp cung, dần tàng giáp mộc bản khí làm một hợp cung, mão tàng ất mộc bản khí làm một hợp cung, tị tàng bính hoả bản khí làm một hợp cung, thân tàng canh kim bản khí làm một hợp cung, dậu tàng tân kim bản khí làm một hợp cung, hợi tàng nhâm thuỷ bản khí làm một hợp cung, thìn tuất sửu mùi là mộ khố, thìn mộc khí nên với tốn làm một hợp cung, tuất kim khí nên với càn làm một hợp cung, mùi hoả khí nên với khôn làm một hợp cung, sửu thuỷ khí nên với cấn làm một hợp cung. Nhị thập tứ sơn phân 12 hợp cung, kiêm sơn kiêm hướng, khả kiêm bất khả kiêm phân ra từ đây. Chia rõ hai đường: sơn thượng khả kiêm hướng thuỷ bất khả kiêm, hướng thuỷ khả kiêm sơn long bất khả kiêm.

Theo Liên Thành pháp, nói về long sơn, nhâm tý quý 3 sơn thuộc khảm cung, trong tý tàng quý, tý với quý có thể kiêm. quý tại bên trái(tả) của tý, nên nói kiêm tả.
Càn Khảm Cấn Chấn hậu thiên tứ dương quái, 12 sơn đồng luận như vậy.

Như bính ngọ đinh 3 sơn thuộc li cung, ngọ tuy tàng đinh, nhưng ngọ với đinh sơn long không thể kiêm, ngọ có thể kiêm bính, bính tại bên phải(hữu) ngọ, nên nói kiêm hữu.
Tốn Li Khôn Đoài hậu thiên tứ âm quái, 12 sơn đồng luận như vậy.

Sở dĩ kinh trung viết: “tả vi dương, tý quý chí hợi nhâm. Hữu vi âm, ngọ đinh chí tị bính”
Có nghĩa là kiêm bên tả là tứ dương quái, kiêm bên hữu là tứ âm quái chi ý.

(Liên Thành phái là một phái Đại quái, lấy quái khí luận xuất quái hay không xuất quái, lấy kim long luận sinh tử 2 đường, lấy Linh Chính phân âm dương, thư hùng giao cấu. Sơn sơn có âm, sơn sơn có dương, tùy thời mà chuyển. Do đó xin đừng so sánh với âm dương 24 sơn của Phi tinh, xuất quái hay không xuất quái 2 bên quan niệm hoàn toàn khác nhau)

lypm
05-03-10, 21:49
Lạ thiệt, tôi có gởi vài chử cho NamPhong trong đây, giờ lại mất rồi

AnhNgoc
06-03-10, 15:19
Lạ thiệt, tôi có gởi vài chử cho NamPhong trong đây, giờ lại mất rồi
Thân chào Lypm.
Không có gì lạ đâu bạn. Vì bạn không đọc kỹ tin nhắn của Admin ở đầu trang là :"không nên đăng bài trong những ngày trang web đang nâng cấp vì có thể sẽ bị mất bài ".
Từ 15h35' hôm nay sẽ không có chuyện lạ này xảy ra nữa đâu. Mong nhận được những bài hay của bạn .

namphong
07-03-10, 07:18
Lypm:
Nam Phong đã kịp đọc bài viết của anh trước khi nó mất.

lypm
07-03-10, 07:18
Chào anhngoc,

Cũng chẳng có gì hay, tôi chỉ nói với NamPhong là lời giải thích của đại quái ở trên có rất nhiều sơ hở.

namphong
08-03-10, 07:59
Lypm:
Nam Phong cũng đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Liên Thành phái dùng Thông căn quyết bài quái. Ai tinh sơn thủy, Thành môn của họ đọc thấy cũng không phải tầm thường, âm dương phối hợp rất chặt chẽ. Tuy nhiên phép kiêm sơn kiêm hướng của họ như trên nếu đem so với quan điểm Tam ban quái thì thấy khiên cưỡng quá, đơn cử một cái: lấy âm dương hậu thiên để quyết định kiêm hay không kiêm hình như không ổn, tuy nhiên Nam Phong chưa có dịp đối chiếu thực tế.

Liên Thành phái có một nhân vật dùng Thông căn bài quái quyết mà giải thích toàn bộ Thanh nang kinh, Thanh nang tự, Thiên Ngọc, Bảo Chiếu, Áo Ngữ. Đúng là đáng nể, tuy nhiên vì Nam Phong chưa thâm nhập được Tam quái nên không dám có ý kiến với kiến giải của cao thủ này. Lypm có thời gian tìm đọc thử: "Địa lý biện chính yết ẩn-Vương Yêu Đạt".

lypm
08-03-10, 22:08
NamPhong,

Tôi có quyển yết ẩn bản word, đọc thấy miễn cưỡng quá nên cũng làm biếng đọc lại, không biết tôi có hiểu lầm không nhưng liên thành phái cùng Tưởng Đại Hồng có thể nói là đồng thời nhưng trong quyển yết ẩn lại lấy hồng hắc nhị tự của Tưởng Thị ra giải thích câu "tả vi dương, hữu vi âm" (tôi nhớ không lầm thì Tưởng Đại Hồng tạo ra chấm hồng hắc trên la kinh) vậy thì thị phi lẫn lộn mất rồi .

namphong
18-03-10, 09:08
anh lypm:

Nam Phong quan niệm có đọc và thấy được cái bất hợp lý của các sách mới thấy được lối vào cửa chính. Như trò chơi tìm đường vậy(tim một con đường đi đúng đến đích trong nhiều con đường), nếu đánh dấu được các con đường sai càng nhiều thì khả năng đi đến con đường đúng của chúng ta càng gần. Người ta bài bác ngụy thư không thèm đọc, riêng Nam Phong dùng cái mẫu thuẫn của các ngụy thư để tìm Chân Thư. Tuy anh Lypm và Nam Phong có những quan điểm khác nhau nhưng đều chung một mục đích. Mong một ngày nào đó anh đến đích sớm :611d7:

lypm
30-03-10, 21:21
Lời nói của NamPhong hoàn toàn đúng ở một giai đoạn, tới giai đoạn nào đó thì người đọc sẽ không còn muốn đọc ngụy thư nửa bởi vì lúc đó người đó đã có khả năng nhận thức được con đường cần phải đi trong nhiều con đường khác, giống như khi học loan đầu, bước đầu thì thuộc lòng các cách cục và tên gọi, tới một mức nào đó thì tên gọi chỉ là vô nghĩa. Con đường của tôi còn dài lắm không tới đích sớm hơn NP được :D