PDA

View Full Version : Thiên Lý Mệnh Cảo



Thientam
09-04-14, 12:59
Thiên Lý Mệnh Cảo

nguồn kimtubinh.net

Mục lục
Vi thiên lý trứ
Dương thúc hòa tự
Lạc kinh dư tự
Cố nãi bình tự
Vi thiên lý tự tự
Khởi lệ vấn đáp
Chương Thiên Can
Chương Địa Chi
Chương Nhân Nguyên
Chương Ngũ Hành
Chương Cường Nhược
Chương Lục Thần
Chương Cách Cục
Chương Ngoại Cách
Chương Vận Hạn
Chương Lưu Niên
Chương Nguyệt Kiến
Chương Lục Thân
Chương Nữ Mệnh
Chương Phú Quý Cát Thọ
Chương Bần Tiện Hung Yểu
Chương Bổ sung
Chương Bình Đoán
Chương Ứng Vận

Thientam
09-04-14, 13:00
Khởi lệ vấn đáp


Hỏi: Sao gọi là thập thiên can, thập nhị địa chi?
Đáp: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, chỗ này là Thập Thiên Can; Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, chỗ này là Thập nhị Địa chi.

Hỏi: Sao gọi là Lục Thập Hoa Giáp Tý?
Đáp: Thập Thiên can, thập nhị Địa chi, lấy thứ tự nối liền, tức là sắp xếp như ở dưới mà cấu thành Lục thập hoa Giáp Tý:
+ Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu,
+ Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Nhâm Ngọ, Quý Mùi,
+ Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị,
+ Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão,
+ Giáp Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu,
+ Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.

Hỏi: Có phải Tứ trụ là chỉ trụ năm, trụ tháng, trụ ngày, trụ giờ?
Đáp: Đúng, mỗi trụ gồm một can và một chi, tứ trụ cộng lại có bốn can và bốn chi, tức là chỗ thông tục hay gọi là Bát Tự vậy, ví dụ như:
+ Giáp Tý ( chỗ này là trụ năm)
+ Bính Dần (chỗ này là trụ tháng)
+ Ất Sửu (chỗ này là trụ ngày)
+ Kỷ Mão (chỗ này là trụ giờ)

Hỏi: Giả như năm nay là Quý Dậu, có người 37 tuổi, làm sao mà biết chỗ năm sinh là Đinh Dậu?
Đáp: Chỗ này không dùng phép tính năm là không thể vậy, phép tính năm có nhiều cách, phân ra can chi mà suy ra, rất đơn giản, tường thuật như sau:
Lấy Can năm mà suy ra:
Nhất định trước tiên theo số lẻ số tuổi của mỗi người, theo thiên can của năm nay mà bắt đầu tính, đếm nghịch lại tới bao nhiêu ngôi, tức lấy là thiên can của năm sinh. ( nếu số tuổi là chẵn 10 mà không có số lẻ, thì lấy số 10 mà nói) Ví dụ như năm 37 tuổi, 7 là số lẻ, năm nay là Quý Dậu, từ Quý tới Đinh, đếm nghịch là được 7 ngôi (Quý 1, Nhâm 2, Tân 3, Canh 4, Kỷ 5, Mậu 6, Đinh 7) tức là biết chỗ năm sinh có thiên can là chữ Đinh.
Lấy Chi năm mà suy ra:
Nhất định trước hết phải lấy theo số tuổi mỗi người trừ đi 12, số còn dư là bao nhiêu, theo địa chi năm nay mà bắt đầu, đếm nghịch lại tới bao nhiêu ngôi. Thì đó là địa chi của năm sinh. ( nếu trừ hết mà không có dư, tức là lấy 12 số mà nói) Ví dụ như năm 37 tuổi, trừ đi 3 lần 12, còn dư 1 số. Năm nay là Quý Dậu, Dậu thuộc số 1, tức là biết chỗ năm sinh, địa chi gặp chữ Dậu ( hợp lại ví dụ xem ở trên, có thể biết là năm sinh Đinh Dậu, tức là lấy 2 chữ Đinh Dậu, sắp xếp vào trụ năm vậy)
+ Lại như 48 tuổi. Trừ đi 4 lần 12, không có số dư. Cho nên nhất định cần lấy 12 số để nói, năm nay là Quý Dậu. Từ Dậu tới Tuất, đếm nghịch vừa được 12 ngôi ( Dậu 1, Thân 2, Mùi 3, Ngọ 4, Tị 5, Thì 6, Mão 7, Dần 8, Sửu 9, Tý 10, Hợi 11, Tuất 12) tức là biết chỗ năm sinh, địa chi gặp chữ Tuất.
+ Lại như 40 tuổi. Trừ đi 3 lần 12, số dư là 4 số, năm nay Quý Dậu, từ Dậu tới Ngọ, đếm nghịch vừa đủ 4 ngôi (Dậu 1, Thân 2, Mùi 3, Ngọ 4). Tức là biết chỗ năm sinh, địa chi gặp chữ Ngọ.

Thientam
09-04-14, 13:01
Hỏi: Như năm Giáp Tý, từ ngày Nguyên Đán (ngày đầu năm âm lịch) tới ngày Trừ Tịch ( giao thừa), phải tính toán bắt đầu là Giáp Tý?
Đáp: Không thể cố định. Lấy Lập Xuân làm tiêu chuẩn của một năm mà suy ra, phân biệt có 3 trường hợp vậy:
(1) Ở năm gốc sinh sau Lập Xuân, tức là lấy can chi năm gốc, sắp xếp thành trụ năm.
(2) Ở năm gốc sinh trước Lập Xuân, tức là lấy trước can chi một năm, sắp xếp thành trụ năm.
(3) Ở năm gốc tháng 12 sinh sau Lập Xuân, tức là lấy can chi sau một năm, sắp xếp thành trụ năm.
Liệt kê ví dụ như bên dưới:
VD 1:
Giả như 37 tuổi, người sinh tháng giêng, ngày 2, giờ Hợi. Chiếu theo năm nay Quý Dậu mà tính toán, 37 tuổi, nên là tuổi Đinh Dậu. Vạn niên lịch ghi rõ đúng năm, tháng giêng, ngày 2, giờ Tuất là Lập Xuân, đúng giờ Hợi là sau giờ Tuất, đã qua Lập Xuân, tức là lấy can chi năm gốc, là 2 chữ Đinh Dậu, sắp xếp thành trụ năm.
VD 2:
Giả như 37 tuổi, người sinh tháng giêng, ngày 2, giờ Dậu, chiếu thep năm nay là Quý Dậu mà tính toán, 37 tuổi, nên là năm Đinh Dậu, vạn niên lịch ghi rõ đúng năm, tháng giêng, ngày 2, giờ Tuất là Lập Xuân. Đúng giờ Dậu ở trước giờ Tuất, bởi vì chưa tới Lập Xuân. Ứng lấy can chi trước một năm là 2 chữ Bính Thân, sắp xếp thành trụ năm ( trước năm Đinh Dậu là năm Bính Thân ).
VD 3:
Giả như 36 tuổi, người sinh tháng 12, ngày 24, giờ Tị, chiếu theo năm nay là Quý Dậu mà tính toán, 36 tuổi, nên là năm Mậu Tuất, vạn niên lịch ghi rõ đúng năm, tháng 12, ngày 24, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Tị ở sau giờ Thìn, đã qua Lập Xuân, ứng lấy can chi sau một năm, là 2 chữ Kỷ Hợi, sắp xếp thành trụ năm. (Mậu Tuất sau 1 năm là Kỷ Hợi ).

Hỏi: Mỗi năm có 12 tháng, có phải là phép cố định?
Đáp: Chỗ này thành cố định vậy. Tháng giêng kiến Dần, tháng 2 kiến Mão, tháng 3 kiến Thìn, tháng 4 kiến Tị, tháng 5 kiến Ngọ, tháng 6 kiến Mùi, tháng 7 kiến Thân, tháng 8 kiến Dậu, tháng 9 kiến Tuất, tháng 10 kiến Hợi, tháng 11 kiến Tý, tháng 12 kiến Sửu.

Hỏi: Như năm Giáp Tý, tháng giêng kiến Dần, cho nên biết là tháng Dần, nhưng sao biết là tháng Bính Dần.
Đáp: Chỗ này không dùng phép suy tháng thì không thể vậy, Phép suy ra từ tháng trước tiên cần phải học thuộc một Ca quyết.


Ca viết:
Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ,
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu,
Bính Tân tất định tầm Canh khởi,
Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu,
Canh hữu Mậu Quý hà phương mịch,
Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu.

Dịch:
Năm Giáp Kỷ lấy Bính mà khởi,
Năm Ất Canh lấy Mậu làm đầu,
Bính Tân tất lấy Canh mà khởi,
Đinh Nhâm lấy Nhâm mà thuận hành,
Lại có Mậu Quý tìm phương nào?
Giáp Dần trên được mà truy cầu.

+Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ, là nói năm Giáp năm Kỷ là tháng giêng, đều là Bính Dần, tháng 2 đều là Đinh Mão, tháng 3 đều là Mậu Thìn, các loại còn lại cứ suy ra.
+ Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu , là nói năm Ất năm Canh tháng giêng đều là Mậu Dần, tháng 2 đều là Kỷ Mão, tháng 3 đều là Canh Thìn, các loại còn lại cứ suy ra.
+ Bính Tân tất định tầm Canh khởi, là nói năm Bính năm Tân ở tháng giêng đều là Canh Dần, tháng 2 là Tân Mão, tháng 3 là Nhâm Thìn, các loại còn lại cứ suy ra.
+ Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu, là nói năm Đinh năm Nhâm ở tháng giêng đều là Nhâm Dần, tháng 2 đều là Quý Mão, tháng 3 đều là Giáp Thìn, còn lại cứ suy ra.
+Canh hữu Mậu Quý hà phương mịch, Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu. Là nói lấy Giáp Dần ở trên mà truy cầu, năm Mậu năm Quý ở tháng giêng đều là Giáp Dần, tháng 2 đều là Ất Mão, tháng 3 đều là Bính Thìn, còn lại cứ suy ra.

Thientam
09-04-14, 13:01
Hỏi: Năm Giáp, tháng giêng là tháng Bính Dần, có phải là từ ngày mùng 1 đến ngày 30, đều lấy tháng giêng Bính Dần suy ra mà tính toán?
Đáp: Không thể cố định, phép suy ra từ tháng là lấy Tiết lệnh làm tiêu chuẩn, phân biệt có 3 trường hợp vậy:
(1) Ở tháng gốc sinh sau Tiết lệnh, tức là lấy tháng gốc chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng.
(2) Ở tháng gốc sinh trước Tiết lệnh, tức là lấy tháng trước chỗ vừa đúng can chi, sắp xếp thành trụ tháng.
(3) Ở tháng gốc sinh trước tiếp theo là Tiết lệnh, tức là lấy tháng sau chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng.

Hỏi: 12 tháng tiết lệnh, khác nhau như thế nào, xin nói rõ?
Đáp: Tháng giêng tiết Lập Xuân, tháng 2 tiết Kinh Trập, tháng 3 tiết Thanh Minh, tháng 4 tiết Lập Hạ, tháng 5 tiết Mang Chủng, tháng 6 tiết Tiểu Thử, tháng 7 tiết Lập Thu, tháng 8 tiết Bạch Lộ, tháng 9 tiết Hàn Lộ, tháng 10 tiết Lập Đông, tháng 11 tiết Đại Tuyết, tháng 12 tiết Tiểu Hàn.
VD 1:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 3, ngày 9, giờ Mão, vạn niên lịch thấy rõ đúng năm, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn là Thanh Minh, đúng giờ Mão là trước giờ Thìn, thì chưa đến tiết Thanh Minh ( tức chưa đến tiết tháng 3) ứng với lấy tháng 2 chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng, xếp theo kiểu ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Ất Mão ( tháng)
VD 2:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn, vạn niên lịch xem rõ đúng năm, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn là Thanh Minh, đúng giờ Thìn đã giao tiết Thanh Minh ( tức là lấy giao tiết tháng 3), ứng lấy tháng 3 chỗ độn can chi mà sắp xếp trụ tháng, xếp theo kiểu ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Bính Thìn ( tháng)
VD 3:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu, thấy rõ ở Vạn niên lịch đúng năm, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu là Tiểu Hàn, đúng giờ Sửu là lấy giao tiết Tiểu Hàn, ( tức lấy vào tiết tháng 12), ứng lấy tháng 12 chỗ độn can chi, sắp xếp trụ tháng, xếp như ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Ất Sửu ( tháng)
VD 4:
Như sinh năm Quý Mão, tháng giêng, ngày 8, giờ Mão, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Mão ở trước giờ Thìn, chưa qua Lập Xuân ( tức là chưa vào tiết tháng giêng) không đọc là năm Quý Mão mà lấy là năm Nhâm Dần ( trước Quý Mão một năm là Nhâm Dần), mà cần lấy năm Nhâm Dần, chỗ độn can chi là tháng 12, xếp thành trụ tháng, ( năm Quý Mão trước tháng giêng một tháng, tức là tháng 12năm Nhâm Dần), xếp theo ở dưới:
Nhâm Dần ( năm)
Quý Sửu ( tháng)
VD 5:
Như sinh năm Quý Mão, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Thìn là giao tiết Lập Xuân ( tức lấy vào tiết tháng giêng), ứng lấy năm Quý Mão tháng giêng chỗ độn can chi, xếp thành trụ tháng, xếp theo ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Giáp Dần ( tháng)
VD 6:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 12, ngày 20, giờ Thân, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng 12, ngày 20, giờ Mùi là Lập Xuân, đúng giờ Thân là sau giờ Mùi, đã qua Lập Xuân ( tức là lấy vào tiết tháng giêng), không đọc là năm Quý Mão mà lấy thành năm Giáp Thìn (năm Quý Mão ở sau môt năm là Giáp Thìn), mà cần phải lấy năm Giáp Thìn rụ tháng ( năm Quý Mão sau tháng 12 một tháng, tức là năm Giáp Thìn, tháng giêng). Xếp theo ở dưới:
Giáp Thìn ( năm)
Bính Dần ( tháng)
VD 7:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 12, ngày 20, giờ Ngọ. Thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng 12, ngày 20, giờ Mùi là Lập Xuân. Đúng giờ Ngọ ở trước giờ Mùi, là chưa đúng Lập Xuân ( tức là chưa vào tiết tháng giêng), vẫn lấy tháng 12 năm Quý Mão chỗ độn can chi, xếp thành trụ tháng, xếp theo ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Ất Sửu ( tháng)

Thientam
09-04-14, 13:02
Hỏi: Phép suy ra ngày là như thế nào?
Đáp: Rõ hơn suy năm suy tháng, đều là dễ dàng mà đơn giản, chỉ cần tra xem Vạn Niên Lịch, tức là biết chỗ ngày sinh, là can chi chính xác. Ví dụ như người sinh năm Quý Hợi, tháng giêng, ngày 8,chỗ ghi chép là đúng năm Vạn Niên lịch.
Thân ( ngày mùng 1 là Canh Thân );
Tháng giêng là tháng thiếu Canh Ngọ ( ngày 11 là Canh Ngọ )
Thìn ( ngày 21 là Canh Thìn )
Đã biết ngày mùng 1 là Canh Thân, bấm thuận đốt ngón tay mà suy ra, thì biết ngày 8 tương ứng là Đinh Mão vậy ( Canh Thân mùng 1, Tân Dậu mùng 2, Nhâm Tuất mùng 3, Quý Hợi mùng 4, Giáp Tý mùng 5, Ất Sửu mùng 6, Bính Dần mùng 7, Đinh Mão mùng 8), tức lấy 2 chữ Đinh Mão, xếp thành trụ ngày, xếp theo ở dưới:
Quý Hợi ( năm)
Giáp Dần ( tháng)
Đinh Mão ( ngày)

Hỏi: Giả như ngày Giáp Tý giờ Dần, làm sao mà biết là giờ Bính Dần?
Đáp: Chỗ này không dùng phép suy giờ thì không thể vậy, phép suy giờ trước tiên cần phải thuộc một Ca Quyết.

Ca viết:
Giáp Kỷ hoàn gia Giáp,
Ất Canh Bính tác sơ,
Bính Tân tòng Mậu khởi,
Đinh Nhâm Canh Tý cư,
Mậu Quý hà phương phát,
Nhâm Tý thị chân đồ.

Dịch:
Giáp Kỷ lại thêm Giáp,
Ất Canh lấy Bính đầu,
Bính Tân theo Mậu khởi,
Đinh Nhâm ở Canh Tý,
Mậy Quý khởi phương nào?
Nhâm Tý đúng là chân.

Giáp Kỷ hoàn gia Giáp, là nói giờ Tý ngày Giáp ngày Kỷ, đều là Giáp Tý, giờ Sửu đều là Ất Sửu, giờ Dần đều là Bính Dần, còn lại suy ra.
Ất Canh Bính tác sơ, là nói giờ Tý ngày Ất ngày Canh nhật, đều là Bính Tý, giờ Sửu đều là Đinh Sửu, giờ Dần đều là Mậu Dần, còn lại mà suy ra.
Bính Tân tòng Mậu khởi, là nói giờ Tý ngày Bính ngày Tân, đều là Mậu Tý, giờ Sửu đều là Kỷ Sửu, giờ Dần đều là Canh Dần, còn lại suy ra.
Đinh Nhâm Canh Tý cư, là nói giờ Tý ngày Đinh ngày Nhâm, đều là Canh Tý, giờ Sửu đều là Tân Sửu, giờ Dần đều là Nhâm Dần, còn lại suy ra.
Mậu Quý hà phương phát, Nhâm Tý thị chân đồ, là nói giờ Tý ngày Mậu ngày Quý, đều là Nhâm Tý, giờ Sửu đều là Quý Sửu, giờ Dần đều là Giáp Dần, còn lại suy ra.

Hỏi: Xin nói âm dương Thập Thiên Can?
Đáp: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm đều là dương, Ất Đinh Kỷ Tân Quý đều là âm.

Hỏi: Vị trí Đại Vận theo ở đâu mà khởi điểm, xin chỉ rõ?
Đáp: Khởi điểm đều dựa vào chỗ tháng sinh, như Nam mệnh chỗ năm sinh có thiên can thuộc dương, hoặc là Nữ mệnh chỗ năm sinh có thiên can thuộc âm, vận đều là thuận hành; Nam mệnh chỗ năm sinh thiên can thuộc âm, hoặc Nữ mệnh chỗ năm sinh có thiên can thuộc dương, vận đều là nghịch hành.
Ví dụ như: Nam mệnh năm sinh là Giáp Tý, tháng sinh là Bính Dần, Giáp thuộc dương, vận đều thuận hành, nên theo tháng Bính Dần mà khởi điểm, thuận mà suy ra. Vận thứ nhất bố trí là Đinh Mão, vận 2 là Mậu Thìn, các vận sau cứ thuận thế mà tiếp, xếp như ở dưới:
( Vận 1) Đinh Mão.
(Vận 2) Mậu Thìn.
(Vận 3) Kỷ Tị.
(Vận 4) Canh Ngọ.
(Vận 5) Tân Mùi.
(Vận 6) Nhâm Thân.

Thientam
09-04-14, 13:02
Lại như có Nam mệnh sinh năm Ất Sửu, tháng Mậu Dần, Ất thuộc âm, vận đều nghịch hành, nên theo tháng Mậu Dần mà khởi điểm, nghịch mà suy ra, vận 1 là Đinh Sửu, vận 2 là Bính Tý, lấy nghịch mà suy tiếp theo, xếp như ở dưới:
(Vận 1) Đinh Sửu.
( Vận 2) Bính Tý.
(Vận 3) Ất hợi.
(Vận 4) Giáp Tuất.
(Vận 5) Quý Dậu.
(Vận 6) Nhâm Thân.
Lại như một Nữ mệnh có năm sinh Ất Sửu , tháng Mậu Dần, Ất thuộc âm, vận đều thuận hành, nên theo tháng Mậu Dần mà khởi điểm, thuận mà suy tới, vận 1 là Kỷ Mão, vận 2 là Canh Thìn, cứ thế mà thuận tiếp theo, xếp như ở dưới:
( vận 1) Kỷ Mão.
(vận 2) Canh Thìn.
(Vận 3) Tân Tị.
(Vận 4) Nhâm Ngọ.
(Vận 5) Quý Mùi.
(Vận 6) Giáp Thân.
Lại như Nữ mệnh sinh năm Giáp Tý, tháng Bính Dần, Giáp thuộc dương, vận đều nghịch hành, nên phải theo tháng Bính Dần mà khởi điểm, nghịch mà suy ra, vận 1 là Ất Sửu, vận 2 là Giáp Tý, lấy tiếp như vậy suy ra, xếp theo ở dưới:
(vận 1) Ất Sửu.
(vận 2) Giáp Tý.
(vận 3) Quý Hợi.
(vận 4) Nhâm Tuất.
(vận 5) Tân Dậu.
(vận 6) Canh Thân.

Hỏi: Số tuổi hành vận, tính toán như thế nào, cũng xin tường thuật?
Đáp: Vận nếu thuận hành, theo ngày sinh giờ sinh, đếm tới ngày giờ gần nhất của tiết sắp tới; vận nếu nghịch hành, theo ngày sinh giờ sinh, đếm tới ngày giờ gần nhất của Tiết đã qua, cứ 3 ngày bằng 1 năm, mỗi 1 ngày bằng 120 ngày ( tương đương 4 tháng), mỗi 1 canh giờ bằng 10 ngày. Như gặp tiết 3 ngày, thì 1 tuổi hành vận, như gặp tiết 1 ngày, thì ra đời lúc 120 ngày là hành vận, gặp tiết 1 giờ, thì ra đời lúc 10 ngày là hành vận, thường đủ 3 ngày, mới tính 1 năm, lại cần phải nắm vững chỗ tính toán là rõ ràng, lấy đúng năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ giao vận, không được nhầm lẫn với nhau, xếp theo như ví dụ ở dưới:
VD 1:
Nam mệnh: Sinh năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý. ( tức ngày 19/2/1924 D.L). Sau tiết Lập Xuân là 14 ngày ( giao tiết Lập Xuân lúc 9h50ph, ngày 5/2/1924), đến tiết Kinh Trập là ngày 6/3/1924 ( giao tiết lúc 4h12ph, giờ Dần)
Giáp Tý ( năm )
Bính Dần (tháng)
Mậu Thìn (ngày)
Nhâm Tý (giờ)
Nam mệnh can năm là dương, vận đều thuận hành, theo tháng mà thuận suy tiếp theo.
(vận 1) Đinh Mão.
(vận 2) Mậu Thìn.
(vận 3) Kỷ Tị.
(vận 4) Canh Ngọ.
(vận 5) Tân Mùi.
(vận 6) Nhâm Thân.
Vận thuộc thuận hành, đếm đến gày giờ gần nhất của tiết tiếp theo, sinh sau Lập Xuân, gần với tiết tiếp theo tức là tiết Kinh Trập, thấy rõ ở Vạn Niên Lịch là đúng năm, tháng 2, ngày mùng 2, giờ Dần là Kinh Trập, bởi vì từ tháng giêng ngày 15, giờ Tý, đếm tới tháng 2 ngày 2 là giờ Dần, cộng lại là 16 ngày và 2 giờ, (tháng giêng thiếu chỉ có 29 ngày) lấy đổi ra cứ 3 ngày bằng 1 năm, tức biết là 5 năm 1 ngày 2 giờ, ứng với ở 5 năm 140 ngày mới khởi vận, mỗi 1 vận quản 10 năm, cho nên vận thứ 1từ 5 tuổi là khởi hành, vận thứ 2 là 15 tuổi khởi hành, xếp ra như ở dưới đây:
( 5 tuổi) Đinh Mão;
( 15 tuổi) Mậu Thìn;
( 25 tuổi) Kỷ Tị;
( 35 tuổi) Canh Ngọ;
( 45 tuổi) Tân Mùi;
( 55 tuổi) Nhâm Thân;
Từ năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý mà tính toán, sẽ đến năm Kỷ Tị, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý, ( Ất Sửu 1, Bính Dần 2, Đinh Mão 3, Mậu Thìn 4, Kỷ Tị 5). Mới tính đủ 5 năm, lại thêm 140 ngày, tức biết là năm Kỷ Tị, tháng 6, ngày 5, mới hành vận thứ 1 là Đinh Mão, theo thứ tự lần lượt mà suy ra, là năm Kỷ Mão mới hành vận thứ 2 là Mậu Thìn, năm Kỷ Sửu là vận thứ 3 là Kỷ Tị vận, rõ mà dễ hiểu, một vận quản 10 năm, mà thập can cũng xoay vòng mà trở về ban đầu vậy, nếu gọi tắt thì mỗi lần gặp năm Kỷ tháng 6 ngày 5 giờ Tý thì là giao thời, cũng được.

Thientam
09-04-14, 13:03
VD 2:
Nữ mệnh, sinh năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý.
Giáp Tý ( năm )
Bính Dần (tháng)
Mậu Thìn (ngày)
Nhâm Tý (giờ)
Nữ mệnh can năm là dương, vận đều nghịch hành, theo tháng mà nghịch suy.
(vận 1) Ất Sửu;
(vận 2) Giáp Tý;
(vận 3) Quý Hợi;
(vận 4) Nhâm Tuất;
(vận 5) Tân Dậu;
(vận 6) Canh Thân.
Vận thuộc nghịch hành, đếm tới ngày giờ gần nhất của Tiết đã qua, sinh sau Lập Xuân, gần Tiết đã qua là tiết Lập Xuân, thấy rõ ở Vạn niên lịch, đúng năm, tháng giêng , ngày mùng 1, giờ Tị là giao tiết Lập Xuân, bởi vì từ tháng giêng ngày 15, giờ Tý, đếm tới tháng giêng ngày mùng 1 giờ Tị, cộng lại là 13 ngày, còn thêm 7 giờ, lấy 3 ngày bằng 1 năm đổi ra, tức biết là 4 năm, 1 ngày, 7 giờ, ứng ở 4 năm 190 ngày mới khởi vận, mỗi một vận quản 10 năm, cho nên vào vận thứ 1 lúc 4 tuổi mà khởi hành, vận thứ 2 lúc 14 tuổi là khởi hành, xếp theo ở dưới:
( 4 tuổi) Ất Sửu;
( 14 tuổi) Giáp Tý;
( 24 tuổi) Quý Hợi;
( 34 tuổi) Nhâm Tuất;
( 44 tuổi) Tân Dậu;
( 54 tuổi) Canh Thân;
Từ năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý bắt đầu tính toán, sẽ đến năm Mậu Thìn, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý, mới tính đủ 4 năm, (Ất Sửu 1, Bính Dần 2, Đinh Mão 3, Mậu Thìn 4) lại thêm 190 ngày nữa. Tức biết là năm Mậu Thìn, tháng 7, ngày 25, giờ Tý, mới bắt đầu hành vận thứ 1 là Ất Sửu vận, tiếp theo thứ tự mà suy ra. Năm Mậu Dần là vận thứ 2 vận Giáp Tý, năm Mậu Tý là hành vận thứ 3 tức là Quý Hợi vận, rõ và dễ hiểu, một vận quản 10 năm, thập can cũng xoay vòng mà trở về ban đầu vậy, nếu gọi tắt là cứ mỗi lần gặp năm Mậu, tháng 7, ngày 25, giờ Tý là lúc giao thời, cũng có thể hiểu vậy.

Hỏi: Sao gọi là Ngũ hành?
Đáp: Là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ vậy.

Hỏi: Thế nào là Ngũ hành sinh khắc?
Đáp: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim; Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

Hỏi: Xin nói rõ ngũ hành của Thập Thiên can, Thập nhị Địa chi?
Đáp: Giáp Ất Dần Mão đều là mộc, Bính Đinh Tị Ngọ đều là hỏa, Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi đều là thổ, Canh Tân Thân Dậu đều là kim, Nhâm Quý Hợi Tý đều là thủy. Dần Thìn Tị Thân Tuất Hợi là dương, Tý Sửu Mão Ngọ Mùi Dậu là âm.

Hỏi: Thập Nhị Địa chi, bên trong tàng chứa vật gì vậy?
Đáp:
+ Tý trong tàng Quý thủy.
+ Sửu trong tàng Kỷ thổ, Tân kim, Quý thủy.
+ Dần trong tàng Giáp mộc, Bính hỏa, Mậu thổ.
+ Mão trong tàng Ất mộc.
+ Thìn trong tàng Ất mộc, Quý thủy, Mậu thổ.
+ Tị trong tàng Bính hỏa, Mậu thổ, Canh kim.
+ Ngọ trong tàng Đinh hỏa, Kỷ thổ.
+ Mùi trong tàng Ất mộc, Kỷ thổ, Đinh hỏa.
+ Thân trong tàng Canh kim, Nhâm thủy, Mậu thổ.
+ Dậu trong tàng Tân kim.
+ Tuất trong tàng Tân kim, Đinh hỏa, Mậu thổ.
+ Hợi trong tàng Nhâm thủy, Giáp mộc.

Thientam
09-04-14, 13:04
Hỏi: Như thế nào là Tài, Quan, Ấn, Thực, Tỉ, Kiếp, Thương, Sát?
Đáp: Đều là đại danh từ thay thế Ngũ hành sinh khắc vậy.

Hỏi: Xin nói rõ cấu thành các loại Tài Quan Ấn?
Đáp:
+ Sinh Ta như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Kiêu thần. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Chính Ấn.
+ Ta sinh như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Thực thần. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Thương quan.
+ Khắc Ta như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Thất Sát. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Chính Quan.
+ Ta khắc như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Thiên Tài. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Chính Tài.
+ Đồng Ta như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Tỉ kiên. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Kiếp Tài.

Hỏi: Xin hỏi tiếp có ví dụ chứng minh chữ Ta là chỉ vật gì?
Đáp: Chữ Ta tức là Nhật can, ví dụ như Nhật can là Giáp mộc, gặp Đinh hỏa, Giáp là dương mộc, Đinh là âm hỏa, Giáp mộc có thể sinh Đinh hỏa, Đinh là Ta sinh mà dương thấy âm, tức là Thương quan vậy. Lại như Nhật can là Tân kim, gặp Ất mộc, Tân là âm kim, Ất là âm mộc, Tân kim có thể khắc Ất mộc, Ất là Ta khắc mà âm thấy âm, tức là Thiên Tài vậy, đặc biệt lập bảng ở phía sau, để tiện kiểm tra.

Hỏi: Chữ Địa Chi bên trong chỗ tàng sâu, Tài Quan Ấn thụ, phép suy như thế nào?
Đáp: Đều suy ra từ thiên can giống nhau, xem thêm bảng kiểm tra các loại thiên can Tài Quan Ấn.
( Có bảng biểu để kiểm tra các can thần tàng trong chi hoặc bảng tra thập thần)

Ghi chú: Can, Chi, Hoa Giáp Tý, xếp mệnh, xếp vận, ngũ hành, sinh khắc, các loại Tài Quan Ấn thụ, là bắt đầu suy ra mệnh, học giả không thể không biết, lại không thể không đọc thuộc, nếu không, giống như làm văn mà không thuộc đề mục, thì văn chương dựa vào chỗ nào mà thành ?!

Thientam
09-04-14, 13:04
Chương Bần, Tiện, Hung, Yểu

1. Bần ( Nghèo, túng thiếu)
- Thương nhẹ, Tài trọng.
- Tài khinh, Quan trọng.
- Thương trọng ,Ấn khinh , thân nhược .
- Tài trọng , Kiếp khinh , thân nhược .
- Tài khinh hỉ Thực , Thương mà có Ấn vượng .
- Tài khinh Kiếp trọng , Thực Thương không có hiện .
- Tài nhiều hỉ Kiếp , Quan tinh chế Kiếp .
- Hỉ Ấn mà Tài tinh phá Ấn .
- Kị Ấn mà Tài tinh sinh Quan .
- Hỉ Tài mà Tài thần bị hợp .
- Quan Sát vượng mà hỉ có Ấn , nhưng lại có Tài tinh được cục .
- Tài làm Kị thần .
- Dụng Tài mà bị xung phá .
Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh nghèo vậy.

* Phân biệt Bần:
( 1) Tài khinh Quan suy, gặp Thực Thương mà gặp Ấn thụ, bần mà quý.
(2) Hỉ Ấn, có Tài tinh phá Ấn, mà được Quan tinh giải cứu, bần mà quý.
(3) Quan Sát vượng mà Thân nhược, Tài tinh sinh trợ Quan Sát. Có Ấn, thì một cách dễ dàng được, cho nên bần mà quý vậy. Không có Ấn, thì là kẻ Bần Nho, chính là cách Thanh bần.
(4) Tài nhiều Thân không đảm nhận nổi mà gặp nhiều gian nan, có trợ giúp thân mà không có thể lấy dùng được, để không thể theo Tài, đã bần mà tiện.
(5) Năm Tháng Tài tinh tuy đẹp, mà Chi ngày bị xung phá hết, chính là Tiên phú Hậu bần ( trước giàu, sau nghèo), hoặc sản nghiệp của Tổ tiên bị lụn bại, mà sinh ra bần cùng.


2. Tiện ( Hèn hạ)
Nói đến Tài, là xuất phát từ ý nghĩ hẹp hòi mà sinh ra hành động hèn hạ vậy , không phải chỉ có ở giai cấp thấp kém. Người bề trên chưa chắc là không có hèn hạ, người bề dưới cũng không hẳn là hèn hạ hết. Cho nên chữ “Tiện” cũng giống như chữ “Ngụy Quân tử”, là kẻ tiểu nhân, không thể nhất thời biện luận dễ dàng. Xem mệnh nhận định cũng là việc rất khó vậy.
- Quan khinh, Ấn trọng mà thân vượng.
- Quan trọng, Ấn khinh mà thân nhược.
- Quan, Ấn lưỡng bình mà Nhật chủ lại bị hưu, tù.
- Quan khinh, Kiếp trọng, không có Tài.
- Quan sát trọng, không có Ấn.
- Tài khinh, Kiếp trọng, Quan tàng ẩn.
- Quan vượng hỉ Ấn, có Tài tinh phá Ấn.
- Quan Sát trọng, không có Ấn, có Thực Thương cường chế.
- Quan nhiều kỵ Tài, có Tài tinh đắc cục.
Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh Tiện vậy.

Thientam
09-04-14, 13:06
3. Hung
Hung là nghịch vậy, là bất hạnh vậy. Bần khổ mà dễ dàng gặp Hình Thương Phá Bại, nhiều hiểm ác phong ba, đại để trong mệnh cục mà bị Thiên Khô không có cứu, thì mệnh cục đều Hung.
- Tài vượng, thân nhược không có Kiếp Ấn trợ giúp.
- Sát trọng, thân khinh, không có Thương Thực, Ấn thụ.
- Dụng Quan , nhiều Thương mà không có Tài.
- Quan nhiều thì thân nhược mà không có Ấn.
- Ấn Kiếp đều trọng mà Quan khinh Sát khinh chế trọng lại không có Tài.
- Mệnh cục đầy Tỉ Kiếp mà không có Quan Sát.
- Dụng Thực mà gặp nhiều Kiêu.
- Kỵ Sát mà gặp nhiều Tài.
- Hỉ Tài mà nhiều Kiếp Nhận.
- Mệnh cục đầy Thương Thực mà không có Ấn.
- Hỉ Ấn mà nhiều Tài.
- Quan khinh mà Ấn trọng.
- Hỉ Quan mà có Sát hỗn.
- Ngoại cách đã thành mà lại bị phá.
Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh Hung vậy.

4. Yêu ( Yều mệnh)
- Ấn thụ quá vượng, Nhật chủ không có chổ dựa.
- Tài Sát quá vượng, Nhật chủ không có chổ dựa.
- Kỵ thần cùng Dụng thần, hỗn tạp mà còn tranh chiến.
- Hỉ xung mà không có xung.
- Kỵ hợp mà lại hợp.
- Kỵ xung mà lại bị xung.
- Hỉ hợp mà không có hợp.
- Nhật chủ mất lệnh, Dụng thần yếu mà kỵ thần thâm trọng.
- Hành vận cùng Dụng thần, Tương thần không có tình, trái lại cùng Kỵ thần kết bè đảng.
- Thân vượng mà khắc tiết hoàn toàn không có.
- Trọng dụng Ấn mà có Tài tinh phá Ấn.
- Thân nhược gặp Ấn, mà có Thực Thương trùng điệp.
- Kim hàn, thủy lãnh mà thổ thấp.
- Hỏa viêm thổ táo mà mộc khô.
Phàm mệnh cục, có những điều như trên thì đều là mệnh chết yểu vậy.

Tất cả là 4 câu:
+ Hỉ xung nhi bất xung
+ Kị hiệp nhi phản hiệp
+ Hỉ hiệp nhi bất hiệp
+ Kị xung nhi phản xung
Nghĩa là:
+ Mừng xung lại không xung
+ Đừng hợp thì lại hợp
+ Cần hợp lại không hợp
+ Tránh xung trái lại xung
Bởi vậy mới bị tai vạ hoặc yểu (chết non)

Thientam
09-04-14, 13:07
Chương Lục Thân

1. Lục Thân là sao?
Lục thân chính là cha mẹ, anh em, vợ con.

2. Quyết định thay đổi Lục Thân
Xưa luận cha con rất nhiều sai lầm ( Xem tường thuật Mệnh lý Ước ngôn), đặc biệt phép xem Lục Thân như sau:
(1) Cha: nam, nữ mệnh đều lấy Ấn sinh ra ta làm cha.
(2) Mẹ: giống như cha.
(3) Chồng: Khắc ta chính là Quan Sát, là chồng.
(4) Vợ: Ta khắc là Tài, là vợ.
(5) Anh em: Nam nữ mệnh, đều lấy ngang vai ta là Tỉ Kiếp, là anh em.
(6) Con: Nam nữ mệnh, đều lấy Ta sinh ra là Thực Thương, là con.

3. Vị trí quan hệ Phụ Mẫu Thê Tử ( cha, mẹ, vợ, con)
(1) Tháng là cha mẹ.
(2) Chi ngày là vợ ( nữ mệnh là chồng).
(3) Giờ là con cái.

4. Luận phân tích Lục Thân
( 1 ) Vợ ( Thê tinh)
* Vợ tốt
- Dụng thần là Tài tinh thì vợ đẹp ( tốt) lại phú quý.
- Dụng thần cùng Tài tinh không phản nghịch thì vợ cũng tốt đẹp.
- Tài vượng, thân cường thì mệnh phú quý và nhiều thê tiếp.
- Quan tinh yếu gặp Thực thương lại có Tài, vợ hiền mà không khắc.
- Kiếp Nhận vượng mà Tài yếu nhưng có Thực Thương, vợ hiền mà không khắc.
- Chi ngày ( cung vợ) là Tài tinh, Tài lại là dụng thần tất nhiên là vợ sẽ có lực giúp mình.
- Tài tinh yếu, trong bát tự có chữ trợ giúp Tài tinh; hoặc Tài vượng thân nhược có Tỉ Kiếp trợ giúp; Hoặc Tài phá Ấn nhưng có Quan tinh; hoặc Tài ít Quan nhiều, có Thương quan sinh Tài thì chủ có vợ hiền ( tốt).
- Thân cường Sát ít, Tài tinh sinh Sát; hoặc Quan yếu Thương mạnh, Tài tinh hóa Thương; hoặc Ấn thụ trùng điệp ( lặp lại nhiều lần), Tài tinh đắc khí, đều chủ về vợ hiền lại phú quý. Hoặc Tài tinh đắc thế, tỉ kiếp nhiều, Tài tàng trong khố ( như Giáp là nhật chủ mà có nhiều Ất ( Kiếp tài), Kỷ ẩn tàng trong Sửu thổ. Ý nói gặp vợ hiền giúp đỡ, mà không khắc.
- Tài tinh ẩn sâu, có xung động dẫn trợ ( như nhật chủ Canh thì Ất là Tài tinh, Ất tàng chứa trong Thìn, có Tuất xung khai, lộ Đinh hỏa hộ Ất, hoặc Quý thủy sinh Ất) đều chủ gặp vợ hiền.
* Vợ không tốt
- Tài tinh bị tiết khí nhiều thì vợ không trợ giúp được.
- Thân vượng không có Tài tinh, vợ khó khăn đến già. Tài nhẹ mà không có Quan, Tỉ kiếp nhiều là khắc vợ .
- Tài tinh nặng mà Thân nhược, không có Tỉ Kiếp, khắc vợ.
- Quan Sát vượng mà dụng Ấn. Nếu gặp Tài tinh thì gặp vợ xấu, mà khắc.
- Quan Sát nhẹ mà Thân vượng, gặp Tài tinh còn có Tỉ kiếp chủ vợ đẹp mà khắc.
- Kiếp Nhận nặng, mà Tài yếu, có Thực Thương. Gặp phải Ấn thụ thì chủ về vợ gặp hung tai .
- Chi ngày ( cung vợ) gây bất lợi cho dụng thần, chủ vợ không có lực.
- Chi ngày bị xung, vợ mất mạng.
- Tài tinh nhỏ, Quan Sát vượng, không có Thực thương, có Ấn thụ , thì chủ vợ bị suy yếu và bệnh tật.
- Kiếp Nhận vượng mà không có Tài tinh, có Thực thương thì vợ hiền mà bị khắc, vợ xấu mà không bị hại.
- Nhật chủ Hỉ Tài, nhưng Tài bị hợp hóa thì chủ vợ có ngoại tình.
- Sát nặng, thân nhẹ, Tài tinh sinh Sát; hoặc Quan nhiều dụng Ấn, Tài tinh phá Ấn; hoặc Thương quan mang Ấn, Tài tinh đắc cục, đều chủ về vợ không hiền mà lại xấu; hoặc chủ về vợ gây ra họa thương thân.

Thientam
09-04-14, 13:08
(2) Chồng ( Phu tinh)
* Chồng tốt, xấu:
- Quan tinh quá vượng, lấy Thương Quan cứu giải, Thương Quan lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Quan tinh quá nhỏ, lấy Tài cứu giải, Tài lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Thương Quan vượng mà không có Tài Quan, lấy Ấn cứu giải, Ấn lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Quan tinh quá vượng, không có Tỉ Kiếp, lấy Ấn cứu, Ấn lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Quan tinh quá nhược có Thương Quan, lấy Tài cứu, Tài lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Cục đầy Tỉ Kiếp, mà không có Ấn, không có Quan, lấy Thương Thực cứu, Thương Thực lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Cục đầy Ấn thụ, mà không có Quan, không có Thương, thì lấy Tài cứu, Tài llực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Thương Quan vượng, Nhật chủ suy, lấy Ấn cứu, Ấn lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Nhật chủ vượng, Thương Thực nhiều, lấy Tài cứu, Tài lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Quan tinh nhẹ, Ấn thụ nặng, cũng lấy Tài cứu, Tài lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Quan có Sát hỗn, lấy Thực Thần cứu, Thực Thần lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
- Nhật chi có lợi cho Dụng thần thì chồng vinh, bất lợi cho Dụng thần thì chồng xấu.
* Phu tinh hình khắc:
- Quan tinh nhỏ, không có Tài tinh, Nhật chủ cường, Thương Quan nặng, thì khắc phu.
- Quan tinh nhỏ, không có Tài tinh, Nhật chủ vượng, Ấn thụ nặng, thì khắc phu.
- Tỉ Kiếp vượng, mà không có Quan, thì khắc phu.
- Ấn vượng không có Tài, thì khắc phu.
- Quan tinh vượng, Ấn thụ khinh, thì khắc phu.
- Tỉ Kiếp vượng, không có Quan tinh, có Thương Quan, Ấn thụ nặng, thì khắc phu.
- Thực thần nhiều, Quan tinh ít, có Ấn thụ, gặp Tài tinh, thì khắc phu.
- Nhật chi là Quan gặp xung, chồng gian nan đến già.

(3) Cha Mẹ
* Cha mẹ tốt:
- Năm tháng có Quan Ấn tương sinh, ngày giờ có Tài Thương không phạm, tất nhiên được bề trên che chở.
- Năm Quan, tháng Ấn, tháng Quan năm Ấn, tổ tiên ông bà thanh cao.
- Năm là Tài tháng là Ấn, Nhật chủ hỉ Ấn, giờ ngày gặp Quan, cho biết là cha mẹ trợ giúp gia đình hưng thịnh.
- Năm là Thương tháng là Ấn, Nhật chủ hỉ Ấn, ngày giờ gặp Quan, cho biết là cha mẹ tự gầy dựng cơ nghiệp.
- Năm là Quan tháng là Ấn, Nhật chủ hỉ Quan, ngày giờ có Tài, xuất thân phú quý, giữ gìn khi trưởng thành.
- Ấn không luận là Thiên hay Chính, nhưng không gặp xung khắc, thì phụ mẫu đều trọn vẹn.
- Ấn được phù, ức, hợp thích hợp thì phụ mẫu song thọ.
- Ấn đeo theo quý khí ( như Ấn được Quan sinh, hoặc Ấn kiêm cả Quý nhân, hoặc Ấn làm Dụng thần ) thì phụ mẫu vinh hiển.
* Cha mẹ không được tốt:
- Nhật chủ hỉ Quan, can tháng có Thương Quan.
- Nhật chủ hỉ Tài, can tháng lộ Kiếp Tài.
- Nhật chủ hỉ Ấn, can tháng lộ Tài.
- Nhật chủ hỉ Tỉ Kiếp, can tháng lộ Quan Sát.
- Nhật chủ hỉ Sát, can tháng Thực thần.
- Nhật chủ hỉ Thương Thực, can tháng gặp Ấn.
( Những điều ở trên đều chủ là Cha Mẹ không có lực)
- Ấn gặp xung khắc, phụ mẫu không trọn vẹn.
- Ấn phá dụng thần, phụ mẫu nhiều vất vã.
- Ấn suy, nhiều Tài, phụ mẫu mất sớm.
- Tài Quan Ấn thụ, ở tại Can Tháng, Nhật chủ là kỵ, phụ mẫu không bần cũng tiện.
- Ấn trọng Thân khinh, cũng là chủ không được phụ mẫu chăm lo, mà con gánh nặng vất vã.
- Ấn trọng mà Quan Sát lại có nhiều, phụ mẫu cũng không có lực.

Thientam
09-04-14, 13:09
(4) Con cái
* Con cái tốt:
- Nhật chủ vượng, không có Ấn thụ, có Thực Thương, con cái nhất định nhiều.
- Nhật chủ vượng, Ấn thụ trọng, Thực Thương khinh, có tài tinh, con nhiều mà hiền.
- Nhật chủ vượng, không có Ấn thụ, Thực Thương ẩn, có Quan Sát, con nhất định nhiều.
- Nhật chủ vượng, Tỉ Kiếp nhiều, không có Ấn thụ, Thực Thương ẩn, con tất nhiên nhiều.
- Nhật chủ vượng, Thương Quan vượng, không có Tài Ấn, con nhiều mà mạnh.
- Nhật chủ vượng, Thương Quan khinh, có Ấn thụ, Tài đắc cục, con nhiều mà giàu có.
- Thương Thực phù trợ Dụng thần, con cái đều tốt.
- Nhật chủ nhược, Thực Thương trọng, có Ấn thụ, không có Tài tinh, thì có con.
- Nhật chủ nhược, không có Quan tinh, có Thương Thực, tất nhiên có con.
- Thực Thương không gặp xung khắc, thì có con.
- Thực Thương hỉ phù mà được phù, hỉ cầu mà được cầu, thì nhiều con.
- Trong mệnh có Dụng thần là Thực Thương thì con nhiều mà đắc lực.
- Dụng thần ở trụ giờ, thì con đông hoặc có lực được nhờ cậy.
* Con cái không tốt:
- Nhật chủ vượng, Ấn thụ trọng, Thực Thương khinh, con ít.
- Nhật chủ nhược, Ấn thụ khinh, Thực Thương trọng, con ít.
- Nhật chủ nhược, Thực Thương khinh, không có Tỉ Kiếp, có Quan tinh, không có con.
- Nhật chủ nhược, Thực Thương vượng, có Ấn thụ, gặp Tài tinh, tuy có cũng như không.
- Nhật chủ vượng, có Ấn thụ, không có Tài tinh, con ít.
- Nhật chủ vượng, Ấn thụ trọng, không có Tài tinh, không có con.
- Nhật chủ nhược, Quan Sát vượng, không có con.
- Nhật chủ nhược, Thực Thương vượng, không có Ấn thụ, không có con.
- Hỏa viêm thổ táo ( Hỏa quá nóng thì đất quá khô), không có con.
- Thủy phiếm mộc phù ( Thủy quá nhiều thì mộc trôi nổi), không có con.
- Kim hàn thủy lãnh ( Kim bị lạnh, Thủy cũng lạnh), không có con.
- Trọng điệp Ấn thụ ( Ấn quá nhiều), không có con.
- Tài Quan quá vượng, không con.
- Cục đầy Thực Thương, không con.
- Thực Thương gặp xung khắc, không có con.
- Thực Thương bị phù trợ thái quá, không con.
- Thực Thương bị chế ức thái quá, cũng không có con.
- Thực Thương phá hư Dụng thần, ít con, hoặc con không có lực.
- Có chữ khắc phá Dụng thần, ở tại Can Giờ, con không có lực.

(5) Anh em
* Anh em tốt:
- Sát vượng, không có Thực, hoặc Sát trọng không có Ấn, được Kiếp Tài hợp Sát, tất nhiên huynh đệ có lực.
- Sát vượng Thực khinh, hoặc Ấn nhược mà gặp Tài, được Tỉ kiên trợ địch Sát, chế Tài, cũng chủ huynh đệ có lực.
- Tài sinh bè đảng với Sát, có Tỉ Kiếp bang thân, anh em cũng tốt.
- Nhật chủ tuy suy, Ấn vượng tại chi tháng, huynh đệ thành đàn ( có nhiều).
- Tài khinh Kiếp trọng, Thực Thương hóa Kiếp, anh em hòa đồng.
- Tài khinh gặp Kiếp, Quan tinh minh hiển, không lấy cây đậu mà vứt vào sọt rác ( tốt).
- Chủ suy có Ấn, Tài tinh gặp Kiếp, trái lại em mình gặp nhiều điều tốt.
- Tỉ Kiếp không có vượt quá, cũng không bất cập, huynh đệ kính trọng nhau.
- Tỉ Kiếp làm Dụng thần, anh em càng có lực.
* Anh em không được tốt:
- Quan khinh Thương trọng, Tỉ Kiếp sinh Thương, tất nhiên huynh đệ sẽ vất vã.
- Chế Sát thái quá, Tỉ Kiếp trợ Thực, cũng chủ huynh đệ nhiều vất vã.
- Tài khinh Kiếp trọng, Ấn thụ chế Thương, không khỏi bị gian nan.
- Sát trọng không có Ấn, chủ suy mà Thương ẩn, cũng không tốt.
- Thân vượng gặp Kiêu, Kiếp trọng không có Quan, bản thân tự gánh vác.
- Kiêu Tỉ quá nặng, Tài khinh thì không có sự giúp đỡ của anh em mà đau buồn, khóc lóc.
- Tỉ Kiếp phá hư Dụng thần, huynh đệ vất vã nhiều.
- Tỉ Kiếp bị Dụng thần phá hư, tự bản thân hưng thịnh mà anh em suy tàn.
- Tỉ Kiếp ứng phù mà không được phù, hoặc ứng ức mà không được ức, huynh đệ không có lực tức là xấu.

Thientam
09-04-14, 13:09
Chương Ứng Vận

Một số tứ trụ mẫu.



Mệnh của Tưởng Giới Thạch.

Kiêu Thương Nhật nguyên Thương
Đinh Hợi Canh Tuất Kỷ Tị Canh Ngọ
Nhâm,Giáp Mậu,Tân,Đinh Bính,Mậu,Canh Đinh,Kỷ
Tài,Quan Kiếp,Thực,Kiêu Ấn,Kiếo,Thương Kiêu,Tỉ
Thai Dưỡng Đế vượng Lộc

Đại vận: Kỷ Dậu (9 tuổi)/Mậu Thân (19 tuổi)/Đinh Mùi (29 tuổi)/Bính Ngọ ( 39 tuổi)/Ất Tị (49 tuổi)/Giáp Thìn (59 tuổi)/Quý Mão ( 69 tuổi)
Canh kim Thương Quan, đã được tháng 9 dư khí, huống chi bao phủ song thấu Canh kim ở 2 bên nhật chủ, kỳ diệu là có hỏa Ấn chế Thương, trời sinh thân thể cường tráng.
《 Tam Mệnh Thông Hội 》 có ghi: "Kim thần nhập hỏa hương" . Nói đến lấy Thương Quan bội Ấn làm dụng, vận hỉ gặp Ấn, không nên tiếp tục gặp lại Thương Thực. Thời niên thiếu Thân Dậu, có cốt cách tinh thần sung mãn nhưng không được tự do phải than thở trong nhà tù. Đinh Mùi vận hỏa lực chưa đủ, rồng còn ở ẩn nơi hang sâu. Cho đến Bính Ngọ vận, thời gian hỏa có lực mạnh mẽ, mây gió hội tụ đầy đủ. Ất Tị vận mộc hỏa đẹp như nhau, vẫn theo chỗ tâm ý mong muốn. Giáp Thìn vận, Thương Quan kiến Quan, từ quan về vườn, vốn là thượng sách.

Càn tạo:

Sát Kiêu Nhật nguyên Quan
Ất Dậu Đinh Hợi Kỷ Sửu Giáp Tý
Tân Nhâm,Giáp Kỷ,Quý,Tân Quý
Thực Tài,Quan Tỉ,T.Tài,Thực T.Tài
Trường sinh Thai Mộ Tuyệt

Đại vận: Bính Tuất (9 tuổi)/Ất Dậu (19 tuổi)/Giáp Thân (29 tuổi)/Quý Mùi ( 39 tuổi)/Nhâm Ngọ (49 tuổi)/Tân Tị (59 tuổi)/Canh Thìn ( 69 tuổi)
Trước Hắc Long Giang thay mặt Chủ tịch Lang Quan Phổ Tiên sinh. Duyên Vi Giản phê bình nói:
Kỷ gặp Hợi Tý Sửu, bệnh ở thủy thịnh, trợ thành hàn thấp. Đẹp là có Đinh hỏa điều hòa làm ấm áp, lại hỉ ở bên cạnh có Ất mộc, Đinh được sinh trợ, thì có lực để chống lại hàn lạnh. Còn thủy sinh mộc và mộc lại sinh hỏa, Tài sinh Sát, Sát sinh Ấn vậy, sinh sinh không ngừng, có tốt lấy vậy. Hoặc nói mệnh này là Cách cục trời ban, gọi là Hóa Khí, không phải luận thuần nhất vậy. Hành vận thiếu niên, bình thường. Đến hành Mùi vận, trong tàng chứa Ất Đinh, đều hàm chứa Dụng thần, Hỉ thần, lại tiếp tục gặp năm Tân Mùi, nên bỗng nhiên nổi tiếng, một lúc lên tận trời xanh.Hành đến Nhâm vận, thì lại lấy thủy trợ thấp, trở về nơi bình thường, Ngọc bị nhơ bẩn vô ích, hay là do mệnh vậy. Ngọ vận Đinh hỏa đắc Lộc, phát triển mạnh mẽ. Tân vận cùng Ất Đinh xung đột lẫn nhau, công thành quy ẩn, an dưỡng tuổi già, cho nên Tùy Thời là vậy.

Thientam
09-04-14, 13:10
Càn tạo:

Kiêu Sát Nhật nguyên Thực
Quý Mùi Tân Dậu Ất Dậu Đinh Hợi
Kỷ,Đinh,Ất Tân Tân Nhâm,Giáp
T.Tài,Thực,Tỉ Sát Sát Ấn,Kiếp
Dưỡng Tuyệt Tuyệt Tử

Đại vận: Canh Thân (11 tuổi)/Kỷ Mùi (21 tuổi)/Mậu Ngọ (31 tuổi)/Đinh Tị ( 41 tuổi)/Bính Thìn (51 tuổi)/Ất Mão (61 tuổi)/Giáp Dần ( 71 tuổi)

Mệnh này trước tiên luận Sát nặng, quý ở chế hóa, vốn là Mệnh của Diêm Tích Sơn, có thể đáng tin được.
Thu mộc điêu linh, Thu kim đắc thời, lại đắc lộc, Sát trọng Thân khinh, thân Sát lực lượng chênh lệch xa, khinh trọng không thể lấy đạo lý mà tính toán. May mắn có Quý Ấn sinh thân cùng hóa Sát, lại có Đinh hỏa Thực thần lấy chế Sát, chế hóa công hiệu, chính là hoàn mỹ. Thảo nào trấn giữ tỉnh lỵ nhà Tấn đến 24 năm, không có một chút sa ngã, phương hợp với Lý Quách thời Đường, tấm gương triều đình nhà Tống, khai sông ban ơn khắp nơi. Thi cử cả đời kinh nghiệm, rõ ràng nỗi bật rất lớn, như năm Tân Hợi đáp ứng quê hương cách mệnh, năm Nhâm Tý nhậm chức Đô Đốc tỉnh Sơn Tây, năm Đinh Tị kiêm chức tỉnh trưởng. Ngọ, Đinh 2 vận, vui mừng kết thúc chiến tranh, sông nước không hưng thịnh, cần Tuế Vận không phải thuộc thủy là hóa Sát, hoặc hỏa chế Sát, vì sao có thể đạt đến chỗ này? Tị vận vừa lấy xung Hợi, ưu khuyết cùng thấy tồn tại. Bính vận, lấy hai năm Bính Tý, Đinh Sửu, thời cực thịnh nhất, Thìn vận đố hợp Dậu kim, khó khăn giống như mở ra mới có nhân tài. Ất vận 5 năm, cảnh ngon ngọt ưu đãi người tài mà không thể hạn định số lượng chỗ này.

Càn tạo:

Quan Sát Nhật nguyên Ấn
Đinh Mão Bính Ngọ Canh Ngọ Kỷ Mão
Ất Đinh,Kỷ Đinh,Kỷ Ất
Tài Quan,Ấn Quan,Ấn Tài
Thai Mộc dục Mộc dục Thai

Đại vận: Ất Tị (5 tuổi)/Giáp Thìn (15 tuổi)/Quý Mão (25 tuổi)/Nhâm Dần ( 35 tuổi)/Tân Sửu (45 tuổi)/Canh Tý (55 tuổi)/Kỷ Hợi ( 65 tuổi)

Mệnh này là Ngu Hiệp Khanh tiên sinh, hết thấy đều nói là Quan Sát hỗn tạp, Tài Quan quá cường là nghi ngờ. Riêng lấy Canh sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh Kỷ, là thuần túy Chính Quan, Chính Ấn cách. Sát hỗn tạp Quan, vốn là không thương hại, mộc hỏa tuy thịnh, đẹp là có Kỷ thổ tiết hỏa sinh thân, nhược được có khí, hoàn toàn đắc lực ở can giờ có Chính Ấn. Nên là người ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm, khởi đầu dựng nên tấm bình phong, đúng rõ ràng là Giang Tả Văn Nhân. Sánh với bề trên vua chúa hiền đức, quê hương đều tôn xưng, cứu giúp người nghèo khổ, vui mà không chán, ơn huệ tổ tông rất phong phú. Sự dạy dỗ của mẹ đủ để nối gót mà giáo dục về sau, hơn nữa là Quan Ấn tương sinh có thừa. Duy chỉ có hỏa vượng mà không có thủy, như sợ quá nóng, cho nên danh cao mà lợi ít, chồng chất lao lực, ít nhàn hạ. Thời niên thiếu, nhiều vận mộc hỏa nếm đủ khốn khổ, khống chế. Nhâm vận lại đến, một mạch ở kim thủy, lấy bao gồm chỗ kinh doanh, kim thủy nhiều làm nghề thương mại, càng thích hợp như cung Trăng vĩnh cửu. Khắc ở Kỷ vận, việc ấy vẫn như cũ. 70 tuổi, Hợi vận, cảnh ngon ngọt có dư. Đến sau Mậu vận, khỏe mạnh lại gặp tốt, cảnh ngộ càng phong phú, không từ bỏ tương lai. Tuất vận hóa hỏa, quân tử phòng thân, hưởng thụ đến cuối đời.

Thientam
09-04-14, 13:11
Càn tạo:

T.Tài Thực Nhật nguyên T.Tài
Kỷ Hợi Đinh Mão Ất Mùi Kỷ Mão
Nhâm,Giáp Ất Kỷ,Đinh,Ất Ất
Ấn,Kiếp Tỉ T.Tài,Thực,Tỉ Tì
Tử Lộc Dưỡng Lộc

Đại vận: Bính Dần (8 tuổi)/Ất Sửu (18 tuổi)/Giáp Tý (28 tuổi)/Quý Hợi ( 38 tuổi)/Nhâm Tuất (48 tuổi)/Tân Dậu (58 tuổi)/Canh Thân (68 tuổi)
Mệnh của Ngô Kinh Hùng tiên sinh, mang danh Hải thượng Luật sư vậy, học vấn uyên thâm, từng đảm nhận vị trí lãnh tụ Học phủ Pháp Viện. Lúc nhàn hạ ông nghiên cứu mệnh lý, gặp thời lấy tương quan ngũ hành sinh khắc để thảo luận. Mệnh này, Ất sinh tháng Mão, Hợi Mão Mùi hội thành Mộc cục, ngũ hành không có kim, chính là Khúc Trực Nhân Thọ cách, nổi bật là quý cách là can thấu Đinh hỏa Kỷ thổ, tinh hoa tú khí có đủ. Mệnh rất giống mệnh của Lý Hồng Chương, công danh như bức tranh thêu gấm, thấu hiểu các hợp đồng về chứng khoán. Tý vận, Lưu niên không cứu giúp, ngoài thì tròn mà bên trong thì khuyết. Đến Quý vận, sinh mộc trợ giúp cho Cách, tượng khí rất chuẩn mực, nổi bật là Bính Tý, Đinh Sửu năm lưỡng hỏa, bốc lên tận trời cao. Đến Hợi vận, tiếp tục là thương nhân lâu bền. Nhâm vận cũng an khang, yên ổn, cảnh ngọt ngào đầy sức sống. Tuất vận thuộc Tài, duy chỉ có bên trong Tân kim là bệnh, tuổi già lui về quê hương. Hay chăng quá khứ vị lai, hành vận nhiều cát, đủ cùng mệnh cục đẹp như nhau, quả thật thời đại kiệt xuất vậy.

Càn tạo:

Quan Thực Nhật nguyên Ấn
Mậu Thìn Ất Sửu Quý Mão Canh Thân
Mậu,Quý,Ất Kỷ,Quý,Tân Ất Canh,Mậu,Nhâm
Quan,Tỉ,Thực Sát,Tỉ,Kiêu Thực Ấn,Quan,Kiếp
Dưỡng Quan đái Trường sinh Tử

Đại vận: Bính Dần (9 tuổi)/Đinh Mão (19 tuổi)/Mậu Thìn (29 tuổi)/Kỷ Tị ( 39 tuổi)/Canh Ngọ (49 tuổi)/Tân Mùi (59 tuổi)/Nhâm Thân (69 tuổi)/Quý Dậu (79 tuổi).

Chương Thái Viêm tiên sinh, danh tiếng khắp thiên hạ, lập đức, lập công, lập ngôn, gọi là Tam bất hủ. Mệnh này, xác thực là phẩm chất phi phàm. Cái Quan Ấn lưỡng thấu, Ấn Thực đều là được Lộc, Nhật tọa Văn Xương quý nhân, nên là bác thông kim cổ, lại là thầy Quốc học. Duy chỉ có Tài tinh là tuyệt tích, cho nên quý mà không phú. Vận trình đã qua, ngoại trừ Kỷ Tị vận hỗn Quan mà kiềm chế Ấn, ở tù 6 năm, còn lại là bình an, hòa thuận. Mùi vận xung đề cương, thổ trọng thái quá, may mắn sớm về đoàn tụ với gia đình, quả thật là người hiểu biết số mệnh vậy. Năm trước Giáp Tuất, hội tề Thìn Tuất Sửu Mùi, tính toán yên ổn không có việc gì, lại gặp rất nhiều may mắn, ứng với bộ trán tài năng, danh xưng là “Phúc”. Đến vận Nhâm Thân 10 năm, kim thủy trợ thân, giống như kẻ sĩ uyên bác văn chương mà về già không lợi mạnh mẽ, nuôi dưỡng khỏe mạnh, thọ nguyên tuy không thể sánh ngang với Ông Bành, Ông Đam ( Lão Tử), nhưng đến Dậu vận là phương nguy hiểm, người dừng lại ở 80 tuổi vậy.

Thientam
09-04-14, 13:12
Mệnh của Vi Thiên Lý (T/g Thiên Lý Mệnh Cảo).
Càn tạo:

Kiếp Kiếp Nhật nguyên Tỉ
Tân Hợi Tân Mão Canh Tý Canh Thìn
Nhâm,Giáp Ất Quý Mậu,Ất,Quý
Thực,T.Tài Tài Thương Kiêu,Tài,Thương
Bệnh Thai Tử Dưỡng

Đại vận: Canh Dần ( 9 tuổi)/ Kỷ Sửu (19 tuổi)/Mậu Tý (29 tuổi)/Đinh Hợi (39 tuổi)/Bính Tuất ( 49 tuổi)/Ất Dậu (59 tuổi)/Giáp Thân (69 tuổi)

Mệnh này là Vi Thiên Lý, tất cả người hiểu biết đều nói rằng: Tiếc là ở chỗ là không có hỏa.
Nhưng mà, Xuân kim vững chắc không phải nắm lệnh, thiếu thổ sinh, mà còn không có gốc, nhưng mà thiên can Canh Tân mọc lên như rừng, “Tử Bình Chân Thuyên” nói: "Đắc tam bỉ kiên, bất như đắc nhất trường sinh lộc nhận" . Có thể thấy lộ trình nhiều Tỉ Kiếp, mà Nhật nguyên không có khí, không phải là chân cường. Huống chi lại có Hợi Mão hội thành Mộc cục, Tý Thìn hội thành Thủy cục, Thủy cùng Mộc đều có làm giảm lực của kim do bị khắc tiết, hỏa có thể nấu chảy kim, có hỏa vững chắc có thể hiển đạt, không có hỏa thì chỉ có thể là hàn nho mà thôi. Như vậy, kim hàn nhược, gặp hỏa đương nhiên là được chí, gặp hỏa to thì khắc không được. Hoặc dựa vào quý hiển mà gây ra tai họa, việc này Khổng Tử gọi là: "Quá do bất cập" là vậy. Nếu nói thủy mộc lưỡng cục, Tài tinh thậm vượng, cũng ở《 Tích Đại Tủy 》 có nói: "Hà dĩ kỳ nhân phú, tài khí thông môn hộ" vậy, không như thân không gánh nổi tài, khó miễn là Phú ốc bần nhân vậy. Chỉ có hợp ta trước mắt làm nghề cầm bút hết đêm dài, là do nghiên mài mực mà để ruộng khô sáp vậy. Như vậy, phú quý đều không có hy vọng, ta cứ tự mình cái túi mà nuôi dưỡng thôi. Từng lấy mệnh thân nhược cùng mệnh có thân cường để so sánh, đều giống nhau là ở vận tốt, đồng nhau là ở xứ đẹp, mà ở tốc độ cùng phân lượng, to lớn đối với lơ lững thì có khác biệt. Thân cường thường vượt xa hơn đối với thân nhược. Chỗ này tôi thường dùng là không sai, do đó càng tin tưởng tạo thân nhược là vụng về, thì cuối cùng e rằng mệnh cũng bình thường mà thôi vậy. Xét hành vận, phương kim hành đến chữ Sửu, hầu như là thuận lợi, theo chữ Mậu hoặc lại càng tiến thêm một bước, vận Tý sợ gặp nguy do bệnh tật. Nhưng mà cái đầu thuộc Mậu, nhận lấy nguy hiểm không có sự sống, là do vận thiếu cứu giúp. Hợi, Bính vận, già lại không có thành vậy.

Thientam
09-04-14, 13:12
Khôn tạo:

Thực Sát Nhật nguyên Tài
Tân Sửu Ất Mùi Kỷ Hợi Nhâm Thân
Kỷ,Quý,Tân Kỷ,Đinh,Ất Nhâm,Giáp Canh,Mậu,Nhâm
Tỉ,T.Tài,Thực Tỉ,Kiêu,Sát Tài,Quan Thương,Kiếp,Tài
Mộ Quan đái Thai Mộc dục

Đại vận: Bính Thân ( 7 tuổi)/ Đinh Dậu (17 tuổi)/Mậu Tuất (27 tuổi)/Kỷ Hợi (37 tuổi)/Canh Tý ( 47 tuổi)/Tân Sửu (57 tuổi)/Nhân Dần (67 tuổi)

Mệnh này là Sử Lan Anh vậy, nữ họ Sử lấy thiện để họa danh ở đương thời. Kỷ sinh tháng Mùi, thân chủ không nhược, địa chi Sửu Mùi tương xung, thiên can Tân Ất giao chiến, Thất Sát bị Thực thần truy chế,không như Hợi trong chứa Giáp mộc Chính Quan, sinh nhờ ở cung Mẫu hỏa là tốt. Ứng lấy Quan là phu tinh, giờ thấu Nhâm tài, thì Tài để sinh Quan, mà Quan không sợ Thương Thực khắc chế. Đương nhiên tài hoa, dáng dấp thùy mị, trong sáng, tài năng có một không hai, ích lợi cho chồng con đều tốt đẹp, chân thực mà gặp nhiều may mắn vậy. Mậu Tuất 10 năm Kiếp tài vận, mới đầu mà chồng bệnh gần nguy kịch, kế tiếp thì bản thân gặp cường đạo, cũng hơi nguy hiểm vậy. về sau Kỷ vận quân bình nhưng còn trì trệ, Hợi vận về sau, một mạch kim thủy, cảnh ngon ngọt dư thừa, nuôi dưỡng yên ổn nhàn hạ.
《 Thần phong thông khảo 》 cũng có một mệnh là Tân Sửu, Ất Mùi, Mậu Tuất, Canh Thân, chính là trọng thổ trọng kim, mà chỉ có một mộc, Chính Quan chịu tổn hại thái quá, vận đến Dậu kim, tiếp tục khắc mộc, kết thúc đến nỗi tự vẫn mà chết.
Ghi chú: Cả hai mệnh này, một là có lấy Tài, mà Quan không chịu tổn hại, cho nên trí tuệ mà hạnh phúc lâu dài; một là lấy không có Tài, mà thành cục thiên khô, cuối cùng bản thân phải tự vẫn, không thảm thương ư?
Tóm lại, nữ mệnh lấy chồng con hai chữ Phu Tử làm trọng, nhưng yêu cầu hai cung Phu Tử đều tốt, càng không phải Tài tinh không thành công hiệu vậy.


Khôn tạo:

Thực Thực Nhật nguyên Quan
Nhâm Tý Nhâm Tý Canh Thìn Đinh Sửu
Quý Quý Mậu,Ất,Quý Kỷ,Quý,Tân
Thương Thương Kiêu,Tài,Thương Ấn,Thương,Kiếp
Tử Tử Dưỡng Mộ
Đại vận: Tân Hợi (9 tuổi)/Canh Tuất( 19 tuổi)/Kỷ Dậu(29 tuổi)/Mậu Thân (39 tuổi)/Đinh Mùi ( 49 tuổi)/Bính Ngọ(59 tuổi)/Ất Tị ( 69 tuổi).

Chỗ này là người nổi tiếng, mệnh của Hoa Nguyệt Ảnh. Canh sinh giữa mùa Đông, thấy hai Nhâm Tý, Thìn Sửu lại đều là thấp thổ, ít Đinh hỏa, ánh ngọc không che đậy nỗi khuyết điểm, nguy hiểm một mạch như ngọn đuốc trước gió không biết tắt lúc nào. Phu tinh cùng thân chủ, cả hai đều có chỗ khuyết, nếu lấy tỉ mỉ mà nói thì sớm rơi ở cảnh an bình, khỏe mạnh, hàng năm đều cập bút, cảnh vui mừng không hết. 24 tuổi vào vận Tuất, Tuất chính là hỏa khố, cũng là táo thổ, lại đến lưu niên như Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, đúng phương Nam mà thuận hành, bấy giờ có quý khách lọt mắt xanh, thu nạp để ấp ủ hộ vệ, từ nay trở đi nhờ cậy người tài giỏi càng thêm vẻ vang, nắm giữ quản lý công việc gia đình. Vận tốt nối tiếp theo sau, hoặc thân phải kham chịu là nữ mệnh, phúc lộc ríu rít. Tuổi già thuần hành Nam phương hỏa vận, cảnh ngon ngọt càng quang vinh. Thơ nói: Nói mệnh kết duyên lâu dài, bởi thỉnh cầu mà nhiều phúc. Tra cứu mệnh tỉ mỉ mà nói là thủy thanh như cái gương soi, lý lẽ cần phải phong phú, tư chất phải sáng suốt, khí dương đầy sức sống, rõ ràng trắng như tuyết, giọng ca uyển chuyển, duyên dáng xinh đẹp mà danh tiếng chỗ này. Hoặc nói nữ mệnh thủy nhiều, tính chất như chim bồ câu, chim tước. Ôi! Vốn là phép nói lội qua sông thấp hèn, không có ý kính cẩn, sao người có học, có đạo đức mà bị mắc phải vậy ư!

Thientam
09-04-14, 13:13
Chương Bình đoán mệnh

1. Trình tự bình đoán
Mỗi một mệnh cục, hoặc ngũ hành hợp cả lại lẫn lộn, hoặc lục thần phân ra tạp loạn, bình đoán mà không có quy định trình tự, rất khó dùng.

Bàn luận thống nhất có 8 bước như sau:
(1) Xem Cường nhược.
(2) Định Cách cục.
(3) Lấy Dụng thần.
(4) Luận Hỉ Kỵ
(5) Xem Tuế Vận.
( 6) Xét Lục Thân.
(7) Luận Tính tình .
(8) Đoán Sự nghiệp.

2. Tiêu chuẩn Bình đoán
(1) Xem Cường Nhược: Lấy Nhật can làm chủ. Lấy nhiều ít, thịnh suy, mất thời, đắc lệnh, làm tiêu chuẩn.
(2) Định Cách cục: Lấy Nguyệt lệnh làm tiêu chuẩn ( Ngoại cách thì xét riêng).
(3) Lấy Dụng thần: Lấy Phù, Ức, Cường, Nhược làm tiêu chuẩn.
(4) Luận Hỉ Kỵ: lấy Dụng thần làm tiêu chuẩn.
(5) Xem Tuế Vận: Lấy Hỉ Kỵ làm tiêu chuẩn.
(6) Xét Lục Thân: Lấy Tứ trụ lục thần làm tiêu chuẩn.
(7) Luận Tính tình: Lấy ngũ hành các loại của Dụng thần làm tiêu chuẩn.
(8) Đoán Sự nghiệp: Lấy Dụng thần cùng Hỉ Kỵ làm tiêu chuẩn.

Thientam
09-04-14, 13:14
Chương Bình đoán mệnh (tt)

3. Các ví dụ khi bình đoán mệnh
(Một) Nam mệnh họ Lục.

Quan Kiêu Nhật nguyên Thương
Quý Mùi Giáp Tý Bính Tuất Kỷ Hợi
Kỷ,Đinh,Ất Quý Mậu,Tân,Đinh Nhâm,Giáp
Thương,Kiếp,Ấn Quan Thực,Tài,Kiếp Sát,Kiêu
Suy Thai Mộ Tuyệt

Đại vận: Quý Hợi ( 1tuổi) /Nhâm Tuất ( 11tuổi)/Tân Dậu ( 21tuổi)/Canh Thân (3 1tuổi)/Kỷ Mùi ( 41tuổi)/Mậu Ngọ (5 1tuổi)/Đinh Tỵ (6 1tuổi)/Bính Thìn (7 1tuổi)

* Phân tích mệnh:

(1) Xem Cường Nhược:
Bính tử ở mùa Đông. Hợi Tý Quý 3 thủy, đã đắc lệnh lại cần cù đến khắc Nhật chủ, Mùi Tuất Kỷ 3 thổ tuy có thể chế thủy, nhưng chính bản thân trước đó lại tiết khí Bính hỏa, chỉ có can tháng Giáp mộc là sinh Bính. Xét toàn cục, ức chế thái quá, phù trợ thì quá ít, cho nên can Bính lấy nhược mà luận.

(2) Định Cách cục:
Bính sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy, là Chính Quan cách.

(3) Lấy Dụng thần:
Bính đã nói nhược, tất nhiên cần sinh phù. Can tháng Giáp mộc tiết thủy có dư, sinh cho hỏa còn thiếu, lấy dụng không nghi ngờ, tức là Quan Cách mà dụng Ấn vậy.

(4) Luận Hỉ Kỵ:
Đã dụng Giáp mộc, bản thân hỉ mộc hỏa vừa trợ giúp cho dụng thần vừa trợ giúp cho thân, không sợ thổ tiết hỏa, thủy khắc hỏa, thổ đã có mộc chế, thủy có mộc nhận lấy vậy, nhưng cũng không phải hợp chỗ hỉ, kỵ nhất là kim sinh thủy trợ giúp tai vạ, khắc mộc thì tổn thương Dụng vậy.

(5) Xem Tuế Vận:
+ Sơ vận 1 tuổi nhập vận Quý Hợi, cùng là đất của thủy, lúc nhỏ nhiều năm bị bệnh tật.
+ 11 tuổi, hành vận đến Nhâm Tuất, thủy thổ phân nửa, cũng còn chưa tốt.
+ 21 tuổi bước vào vận Tân Dậu, năm Giáp Thìn, lưng quấn Hoàng Bạch, chính là gặp mộc hỏa lưu niên vậy. Cưới vợ được con cũng ở mùa này, tuy nhiên con cháu bôn tẩu thiếu sự nghiệp.
+ 31 tuổi vào vận Canh Thân, dụng thần bị tổn thương mà phiêu bồng trôi nổi. Bên trong nhà thì gửi nhờ. Đặc biệt sau 36 tuổi, lưu niên nhiều kim thủy, không có nhà để nương tựa.
+ 41 tuổi, vào vận Kỷ Mùi, có Giáp Tý , Ất Sửu , Bính Dần , Đinh Mão , 4 năm liền đều tốt. Tiếp theo sau cũng năm kim thủy, trưng cầu nhưng không có xa xỉ.
+ 51 tuổi, vào vận Mậu Ngọ, lấy 52,53,54,55 tuổi có làm nên chút ít. Ngọ vận chi Dương Nhận bị xung, bản thân bị nạn do xem nhạc, do đó sau 56 tuổi lấy sự cô đơn mà toàn cục chỉ nhận sự quanh co vậy.

(6) Xét Lục Thân:
+ Thiên Ấn là dụng, có phụ mẫu ở bên trên che chở mà có sự hoan hỉ.
+ Kiếp Tài vô lực, em trai yếu sức mà chết yểu.
+ Nhật chi tàng Tài, nhưng không phải hỉ thần, vợ chính là người đạo đức vậy.
+ Thương Thực cũng không phải hỉ thấy, cho nên trước tuy có con, sau đó mất ở Thân vận. Về sau Kỷ vận, có một chút danh vọng cầm được nửa viên ngọc, nhưng chỉ cầm được dây đàn mà thôi.

(7) Luận Tính tình:
Nhật can hỏa có thủy nhiều, chỗ này chính là khiếm khuyết, sự việc thiếu quyết đoán.

(8) Luận Sự nghiệp:
Quan cách dụng Ấn, bản thân đương nhiên tiếp cận quý trọng cần phải cầu danh, có lợi ở hướng Đông Nam, được một ít thanh danh vậy.

Thientam
09-04-14, 13:14
(Hai) Mệnh nữ họ Phan

Thực Thương Nhật nguyên Quan
Nhâm Tý Quý Sửu Canh Tý Đinh Hợi
Quý Kỷ,Quý,Tân Quý Nhâm,Giáp
Thương Ấn,Thương,Kiếp Thương Thực,T.Tài
Tử Mộ Tử Bệnh

Đại vận: Nhâm Tý ( 5 tuổi)/Tân Hợi ( 15 tuổi)/Canh Tuất ( 25 tuổi)/Kỷ Dậu ( 35 tuổi)/Mậu Thân ( 45 tuổi)/Đinh Mùi ( 55 tuổi)/Bính Ngọ ( 65 tuổi)

* Phân tích mệnh:

(Một) Xem Cường Nhược:
Canh sinh cuối mùa Đông là hàn kim, thủy vượng tiết khí gắn liền với ốm đau hoạn nạn, càng có bệnh do Sửu thổ hội với Hợi Tý mà hóa thủy, mà hàn kim thì hỉ hỏa, cộng thêm Đinh hỏa lại bị khắc chế, vốn là nhược không thể đảm nhận nỗi vậy.

(Hai) Định Cách cục:
Canh sinh tháng Sửu, thấu Quý là Thương Quan cách.

(Ba) Lấy Dụng thần:
Thế thủy chảy ngập tràn lan trôi nổi, nếu dụng Sửu trong tàng Kỷ thổ, chẳng những không thể chế thủy, mà còn kích thích cho thủy phẫn nộ. Không bằng trong Hợi có chứa Giáp mộc lấy làm dụng, cậy nhờ Giáp mộc tiết thủy có dư, sinh cho hỏa còn thiếu, gọi là Tài năng cứu Quan vậy. Nhưng thân nhược mà không có trợ giúp là khuyết điểm, không thể tránh né được vậy.

(Bốn) Luận Hỉ Kỵ:
Tốt nhất là Hỏa Thổ Mộc, tối Kỵ là Kim Thủy.

(Năm) Xem Tuế Vận:
+ 5 tuổi đủ kết giao Nhâm Tý thủy vận, 10 phần bệnh 9 phần nguy hiểm.
+ 15 tuổi, đến Tân Hợi vận kim thủy, đến tuổi lấy chồng gặp nhiều trắc trở. Cùng với năm Canh Ngọ, đánh mất chỗ nương tựa, cùng nhau tiếp theo mà đón nhận. Năm Nhâm Thân sinh mệnh gặp cảnh đau buồn, hai lần gặp cảnh trùng điệp xảy ra. Mặc dù luôn gánh lấy xui xẽo, mà nhận được nhiều điều không phải, vẫn gánh nhận lò cạm bẫy hãm hại trong nhà tù. Chân thành chăng? do thời mệnh không mạnh vậy.
+ 25 tuổi gặp vận Canh Tuất, Canh là thuộc kim, ở trên khăn thoát ly ra khỏi thủy hỏa, trong Tuất tàng hỏa thổ, 33 tuổi gặp lưu niên Giáp Thân, dụng thần được trợ giúp, vui mừng nhận được chàng rễ, có thể nhìn lên ở trên vậy.
+ Sau 35 tuổi, vận Kỷ Dậu, Kỷ thổ không đủ chế thủy, Dậu tuy là Kiếp Nhận, cũng sợ sinh cho thủy, không vội vã đến nỗi gốc ngọn dồi dào trôi chảy, thế mà bệnh đau quá nặng.
+ 45 tuổi, vận Mậu Thân, lấy chữ Mậu là tốt nhất, sau 50 tuổi tuế vận đều là kim thủy, e rằng khó tránh bản tính trời cho trở về ở tâm bệnh dơ bẩn.

(Sáu) Xét Lục Thân:
Kim hàn, thủy thịnh thì không có con. Quan tinh không có lực thì dễ khắc phu. Thổ Ấn hóa thủy, cha mẹ cũng hư. Kiếp Tỷ rất ít, kết cục bốn mùa đều không tốt, có thể nói là không nghi ngờ vậy.

(Bảy) Luận Tính tình:
Nhật Canh kim gặp thủy nhiều, hỏa thổ không có lực, tính thủy dương hoa ( giống như hoa cây Liễu, cũng là kỹ nữ), lý lẽ là đúng vậy.

Thientam
09-04-14, 13:15
(Ba) Mệnh Nữ họ Vương

Tài Ấn Nhật nguyên Thực
Kỷ Hợi Quý Dậu Giáp Thìn Bính Dần
Nhâm,Giáp Tân Mậu,Quý,Ất Giáp,Bính,Mậu
Kiêu,Tỷ Quan T.Tài,Ấn,Kiếp Tỷ,Thực,T.Tài
Trường sinh Thai Suy Lộc

Đại vận: Giáp Tuất (3 tuổi)/Ất Hợi (13 tuổi)/Bính Tý (23 tuổi)/Đinh Sửu (33 tuổi)/Mậu Dần (43 tuổi)/Kỷ Mão (53 tuổi)/Canh Thìn (63 tuổi)/Tân Tỵ (73 tuổi)

* Phân tích mệnh:
(Một) Xem Cường Nhược: Giáp sinh tháng Dậu là mất lệnh, lại nhiều hỏa thổ, thì kim bị khắc tiết, bản thân dĩ nhiên lấy nhược để luận. Nhưng mà, Trường sinh ở Hợi, Thai ở Dậu, đắc Lộc ở Dần, địa chi có khí, ở trên không phải đến nổi là nhược vậy.

(Hai) Định Cách cục: Giáp sinh tháng Dậu là Chính Quan cách .

(Ba) Lấy Dụng thần: Quan Ấn Tài Thực đều đủ, duy chỉ có năm Kỷ tháng Quý, vị trí tiếp cận, Tài Ấn tương khắc, là bên trong không đủ để tốt, cho nên lấy Dậu Tân kim Chánh Quan làm dụng . Tài sinh Quan, Quan sinh Ấn, ngũ hành lục thần, dựa vào không có tương phản.

(Bốn) Luận Hỉ Kỵ: Trong mệnh ngũ hành không tương phản cho nên không có chỗ hỉ kỵ. Duy nữ giới thì lấy phu tinh làm trọng , lại lấy Chính Quan làm cách, là dụng thì không nên gặp nhiều lượng hỏa vậy.

(Năm) Xem Tuế Vận:
+ 3 tuổi khởi vận, sơ vận đến Giáp Tuất, Ất Hợi, nhờ có âm phúc che chỡ phong phú đầy đủ, cho nên thời thơ ấu không có xấu. 20 tuổi gặp lưu niên can Mậu, Thiên Tài trợ giúp phu tinh, lấy chồng rất có lợi .
+ 23 tuổi, Bính Tý vận, Bính là Thực thần, Tý là Chánh Ấn, thay phiên nhau mừng sinh con trai, gia đạo ngày càng hưng thịnh.
+ 33 tuổi gặp hành Đinh hỏa là Thương Quan vận , may mắn có Ấn để chế, song năm Tân Mùi chồng bị bệnh hơn 7 tháng, cũng rất nguy hiểm. 38 tuổi, Sửu vận là Tài, cửa nhà rực rỡ sắc màu, chồng con đều tốt đẹp .
+ 43 tuổi, Mậu Dần vận, một Tài một Tỉ, cũng an thân hạnh phúc. Tiếp sau Kỷ Mão vận vẫn tốt đẹp vậy.

(Sáu) Xét Lục Thân: Ấn có Quan sinh, cha mẹ cả 2 đều có phúc. Chính Quan là cách là dụng , phu tinh đã vinh hiển, phúc lớn nắm vững, cùng nhau trang trọng. Bên dưới trụ giờ có một Tỉ, em trai khắc với gia đình. Can giờ Thực thần thổ tú, con cái càng tài hoa đặc biệt hiển đạt vậy.

(Bảy) Luận Tính tình: Ngũ hành sinh hóa có tình, bên ngoài thì thanh tú, bên trong thì thông minh, nhiều tài nhiều nghĩa, là mệnh tốt vậy.

Thientam
09-04-14, 13:16
(Bốn) Nam mệnh họ Chiêm

Sát Sát Nhật nguyên T.Tài
Canh Tý Canh Thìn Giáp Tý Mậu Thìn
Quý Mậu,Quý,Ất Quý Mậu,Quý,Ất
Ấn T.Tài,Ấn,Kiếp Ấn T.Tài,Ấn,Kiếp
Mộc dục Suy Mộc dục Suy

Đại vận: Tân Tỵ ( 6 tuổi) /Nhâm Ngọ ( 16 tuổi)/Quý Mùi ( 26 tuổi)/Giáp Thân ( 36 tuổi)/Ất Dậu ( 46 tuổi)/Bính Tuất ( 56 tuổi)/Đinh Hợi ( 66 tuổi)

* Phân tích mệnh:
(Một) Xem Cường Nhược: Giáp sinh cuối Xuân thổ nắm lệnh, lại gặp 3 thổ 2 kim, Tài Sát thái vượng. May mắn có Tý Thìn hợp thành chỗ sinh ra thủy cục, Thìn thổ là Tài, hóa Ấn sinh thân, cho nên chuyển nhược thành cường vậy.

(Hai) Định Cách cục: Giáp sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ, gọi là Thiên Tài cách .

(Ba) Lấy Dụng thần: Can đầu đều là Tài Sát hết, bản thân lấy Chi năm Tý Quý là Ấn làm dụng, dựa vào lấy hóa Sát mà sinh thân vậy.

(Bốn) Luận Hỉ Kỵ: Tối hỉ là thủy mộc mà kỵ thổ, hỏa cũng bất lợi, bởi vì hỏa có thể sinh thổ vậy. Kim lại không kỵ bởi vì kim có thể sinh thủy.

(Năm) Xem Tuế Vận:
+ 6 tuổi bước vào hành vận Tân Tị, một kim một hỏ , chưa tốt.
+ 16 tuổi, Nhâm vận , 3 năm bệnh nặng.
Ghi chú: Nhâm thủy là Thiên Ấn, chẳng lẽ Đinh Tị , Mậu Ngọ , Kỷ Mùi là do 3 năm tải hỏa thổ liên tục gây ra . 20 tuổi, vận Ngọ hỏa ít tốt là do cấu kết xếp bày, gắn liền gặp lưu niên kim thủy gây ra. Tục ngữ nói: “Vận tốt không hưng thịnh bằng năm tốt, quả thật đúng”.
+ 26 tuổi vào vận Quý Mùi, áo lông cửu con ngựa đều đẹp, một lấy vận thắng , một lấy năm tốt vậy.
+ 36 tuổi, Giáp vận tuy được trợ thân , tiếc là bị Canh khắc, sợ không có đất dụng võ. 41 tuổi, Thân vận , tam hợp thành thủy cục , Sát Ấn tương sinh, vị trí quyền lợi yên vui, bước lên đỉnh cao vinh quang . Được bổ nhiệm làm Quan đặc biệt, duy có được danh vọng là ở mùa này vậy.
+ Đến Ất Dậu vận, không đủ để đạt được, Bính vận lại càng không thích hợp là vận tốt.

(Sáu) Xét Lục Thân: Lấy Ấn làm dụng, được sự che chở, phù hộ âm phúc của cha mẹ. Không gặp Thực Thương, cũng còn là Kỵ thần, gần Ngọ vận thì được một con. Chi ngày tọa Lộc, bên trong lấy tài năng hiền đức mà được bên trên tặng quà. Tỉ Kiếp ít thấy, người em tốt đẹp.

(Bảy) Luận Tính tình: Mộc được thủy dưỡng, ngũ hành thanh mà không tạp. Bát tự thuần dương, quang minh lỗi lạc, hào phóng, có thể thấy được vậy.

(Tám) Luận Sự nghiệp: Kỵ Tài Hỉ Ấn, tốt nhất là làm cơ quan nhà nước, có thể nắm lấy quyền hành, song cũng chỉ làm quan liêm khiết mà thôi.

Thientam
09-04-14, 13:16
(Năm) Nam mệnh họ Trần

Kiếp Tài Nhật nguyên Quan
Nhâm Tý Bính Ngọ Quý Hợi Mậu Ngọ
Quý Đinh,Kỷ Nhâm,Giáp Đinh,Kỷ
Tỷ T.Tài,Sát Kiếp,Thương T.Tài,Sát
Lộc Tuyệt Đế vượng Tuyệt

Đại vận: Đinh Mùi (8 tuổi)/Mậu Thân (18 tuổi)/Kỷ Dậu(28 tuổi)/Canh Tuất(38 tuổi)/Tân Hợi( 48 tuổi)/Nhâm Tý(58 tuổi)/Quý Sửu (68 tuổi)

* Phân tích mệnh:

(Một) Xem Cường Nhược: Quý thủy sinh ở tháng giữa mùa hạ, lại gặp giờ Ngọ, 3 hỏa 1 thổ, Tài Quan thái vượng . May mắn gặp chi Hợi là đất đế vượng, càng đẹp là có Can năm Nhâm thủy là Kiếp Tài, tiếp tục lại có Tý mà cũng là vượng địa, nếu mà có trợ lực thì được trung hòa là tốt vậy.

(Hai) Định Cách cục: Quý sinh tháng Ngọ là Thiên Tài cách.

(Ba) Lấy Dụng thần: Nhật nguyên hơi yếu, cần lấy Nhâm thủy, Kiếp Tài bang thân làm dụng vậy.

(Bốn) Luận Hỉ Kỵ: Hỉ kim thủy, Kỵ hỏa thổ, lại còn kỵ mộc sinh hỏa tiết thủy .

(Năm) Xem Tuế Vận:
+ 8 tuổi, vào vận Đinh Mùi là hỏa thổ vận, ấu niên chưa tốt.
+ 18 tuổi, vào Mậu vận, cậy nhờ lưu niên nhiều kim thủy, hầu như là thuận lợi. 21 tuổi, năm Nhâm Thân, còn nghèo khổ được vào ngành Ngân hàng làm luyện tập sinh; 23 tuổi chuyển sang Thân vận, Kiếp Tài được Trường sinh, có thể gánh lấy không có chân cẳng mà theo đuổi.
+ 28 năm sau, Kỷ Dậu vận, một lấy Lưu Niên thắng, một lấy hành Vận tốt, lên thẳng mây xanh, tiền đồ không dứt vậy .
+ 38 tuổi , Canh kim Chính Ấn vận , thành đạt nổi bật. 43 tuổi, Tuất vận, Tuế Vận đều là đất mộc hỏa thổ, đi thẳng mà không cần văn tự trong bóng tối, cũng nhất định khoa phủ đệ ngâm nga. Vượt qua bến sông này, sau đó được Tân Hợi, Nhâm Tý, vận đến Tây Bắc, giàu sang nào có khó.

(Sáu) Xét Lục Thân: Tài vượng thì đa thê, chi ngày chữ Hợi rất nhiều ích lợi cho mệnh cục, đương nhiên bên trong có sự trợ giúp của tài năng. Trong Hợi tàng chứa Giáp mộc là Thương quan không phải là hỉ thần, con cái rõ ràng gặp gian nan. Trụ năm Nhâm Tý là tinh hoa, xuất thân khoa đệ cao, có Kiếp Ấn to lớn, Đinh vận cha mẹ đều chết. Kiếp Tài làm dụng, đương nhiên anh cả và anh thứ đều có danh đương thời vậy.

(Bảy) Luận Tính tình: Hỏa có thủy tương tế, có thể cương mà cũng có thể nhu. Kiến giải nhất định rõ ràng, xử sự công việc thiết thực.

(Tám) Luận Sự nghiệp: Gốc mệnh vốn có thể giàu có, bản thân phù hợp trong giới Tài chính. Nếu đi theo về hướng Bắc, càng nổi danh tốt đẹp.

Thientam
09-04-14, 13:17
Chương Phú, Quý, Cát, Thọ

1. Phú ( giàu có, sung túc)
- Tài tinh sinh Quan, Quan tinh bảo vệ Tài tinh.
- Ấn tinh là kị thần , có Tài tinh phá hư Ấn.
- Ấn tinh là hỉ thần , có Tài tinh sinh Quan tinh.
- Thương Thực nặng, gặp Tài thần được lưu thông.
- Tài tinh nặng mà Thực thương có hạn.
- Tài tinh không có mà nguyên cục có ám hợp thành Tài cục.
- Tài tinh lộ ra mà Thực Thương cũng lộ.
- Thân vượng, Tài cũng vượng, có Thực thương, hoặc có Quan sát.
- Thân vượng, Ấn vượng, Thực thương nhẹ mà Tài tinh được cục.
- Thân vượng, Quan suy, Ấn mạnh mà Tài tinh nắm lệnh.
- Thân vượng, Kiếp vượng, không có Tài Ấn mà có Thực Thương.
- Thân nhược mà Tài tinh nặng, không có Quan Ấn mà có Tỉ Kiếp.
- Dụng thần không bị khắc phá, có Tài tinh trợ cho Dụng thần mà có lực.
Thông thường trong mệnh cục có như tường thuật ở trên thì đều là giàu có vậy.


2. Quý ( Sang trọng, Quý trọng)
- Quan vượng, thân vượng , có Ấn thụ bảo vệ Quan tinh.
- Tỉ Kiếp là kị thần, mà mệnh có Quan tinh mạnh khắc chế Tỉ Kiếp.
- Tỉ Kiếp là hỉ thần, mà gặp Quan mạnh sinh Ấn thụ.
- Tài tinh vượng, mà có Quan tinh thông đạt.
- Quan tinh vượng, mà Tài tinh cũng hữu khí.
- Không có Quan mà mệnh cục ám hợp thành Quan cục.
- Quan tinh ẩn mà Tài cũng ẩn.
- Thân vượng, Quan nhược, có Tài sinh Quan.
- Quan vượng, thân nhược, Quan có thể sinh Ấn.
- Ấn vượng, Quan suy, Tài có thể phá Ấn.
- Ấn suy, Quan vượng, không có Tài.
- Kiếp trọng, Tài khinh, Quan có thể khứ Kiếp.
- Tài tinh phá Ấn, Quan có thể sinh Ấn.
- Ấn lộ Quan cũng lộ, Quan là Dụng thần mà gặp khắc phá.
- Quan trợ giúp Dụng thần mà có lực.
( Lời nói ở trên là Quan tinh, bao gồm cả Thiên Quan và Chính Quan ).
- Dụng Chính Quan mà không có Thiên Quan hỗn tạp.
- Dụng Thiên Quan mà không có Chính Quan hỗn tạp.
- Thiên Quan quá vượng hơn thân, mà có Thực thần chế trụ.

Phàm mệnh cục có như tường thuật ở trên thì đều là Quý vậy.

Thientam
09-04-14, 13:18
3. Cát ( Thuận lợi, may mắn, tốt lành)
Cát có nghĩa là tốt đẹp, là thuận lợi, là may mắn. Tuy không được phú quý giàu sang, nhưng cũng ít nhất là không phải gặp phong ba hiểm ác. Được yên ổn thì cũng coi như mệnh tuyệt diệu rồi. Luận mệnh mà gặp được cát lợi, thì cũng có nghĩa ngũ hành tứ trụ được bình quân, dụng thần không bị khắc chế thì mệnh tốt.
- Thân vượng, Dụng thần, có Thực sinh Tài, hoặc có Quan Sát bảo vệ Tài.
- Thân vượng dụng Quan, có Tài sinh Quan, hoặc có Ấn bảo vệ Quan.
- Thân vượng dụng Sát, Sát trọng có Thương Thực chế, Sát khinh, có Tài sinh.
- Thân vượng dụng Thương Thực, có Tài làm lưu thông.
- Thân vượng dụng Ấn, có Quan Sát trợ Ấn.
- Thân nhược dụng Tỉ Kiếp, Quan tinh trọng, có Ấn sinh thân, tiết Quan, Tài tinh trọng, có Quan tiết Tài sinh Ấn.
- Thân nhược dụng Ấn, có Quan tinh sinh Ấn, hoặc Tỉ Kiếp bảo vệ Ấn.

Phàm mệnh cục có được như trên, đều là Cát vậy.

4. Thọ ( Sống lâu)
- Ngũ hành đình quân.
- Tứ trụ không có xung, khắc.
- Tứ trụ có hợp đều là Nhàn thần ( Chữ không có quan trọng , gọi là Nhàn thần ).
- Có xung khứ, đều là Kỵ thần ( Phương có chữ làm hại Dụng thần, hoặc có chữ tạo thành Thiên khô ( ngũ hành bị thiên lệch), đều gọi là Kỵ thần ).
- Lưu tồn đều là Tướng thần ( Trợ giúp cho Dụng thần, gọi là Tướng thần ).
- Nhật chủ vượng mà đắc khí ( Nhật Can có địa chi ở các cung Trường sinh, Mộc dục, Quan đái, Lâm quan, gọi là Nhật chủ đắc khí ).
- Mệnh cục không có xu hướng thái quá.
- Thân vượng, Quan nhược mà gặp Tài.
- Thân vượng, Tài khinh mà gặp Thực.
- Thân vượng mà có Thực Thương thổ tú.
- Thân nhược mà có Ấn thụ nắm quyền.
- Nguyệt lệnh không có xung, phá .
- Hành vận đều cùng Dụng thần, Tương thần không có quay lưng với nhau.

Phàm mệnh cục có được như trên thì mệnh đều Thọ vậy.

Thientam
09-04-14, 13:18
Chương Nữ mệnh

Phép xem mệnh Nữ, cùng mệnh Nam không có khác nhau lớn. Chỉ có điều Nữ thì lấy 2 sao chồng và sao con ( Phu tinh và Tử tinh) làm phương hướng để thủ dụng. Năng lực chồng con và bản thân, cả ba đều phải tốt, bằng không thà rằng thân chủ nên nhược. Phu tinh cùng Tử tinh không thể gặp cản trở, tiếp theo nhất định nhìn Phu tinh được bảo toàn, hơn nữa cũng nhìn Tử tinh được bảo toàn, cả hai đều hoàn hảo thì đó là mệnh của người bề trên. Ít nhất hoặc Phu hoặc Tử, có 1 tin cậy. Nếu toàn bộ đều không được nhờ cậy thì phán quyết là Hạ mệnh ( mệnh thấp hèn).

1. Phép chọn dụng thần cho nữ mệnh
(1) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, lấy Tài làm dụng thần.
(2) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, không có Tài tinh, lấy Ấn làm dụng thần.
(3) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, không có tài tinh, không Ấn thụ, lấy Thực Thương làm dụng thần.
(4) Nhật chủ cường, nhiều Quan sát, lấy Thực Thương chế Quan Sát làm dụng thần.
(5) Nhật chủ cường, nhiều Quan sát, không có Thực Thương, lấy Tài làm dụng.
(6) Nhật chủ cường, nhiều Quan sát, không Thực thương, không Tài, lấy Quan Sát làm dụng thần.
(7) Nhật chủ cường, Tài nhiều, lấy Quan sát làm dụng.
(8) Nhật chủ cường, Tài nhiều, không có Quan sát lấy Thực Thương làm dụng.
(9) Nhật chủ cường, nhiều Tài, không có Quan Sát, không có Thực Thương lấy Tài làm dụng.
(10) Nhật chủ cường, nhiều Ấn, lấy Tài làm dụng.
(11) Nhật chủ cường, nhiều Ấn, không Tài, lấy Quan Sát làm dụng.
(12) Nhật chủ cường, nhiều Ấn, không Tài, không Quan Sát lấy Thực Thương làm dụng.
(13) Nhật chủ cường, nhiều Tỉ Kiếp, lấy Quan Sát làm dụng.
(14) Nhật chủ cường, nhiều Tỉ Kiếp, không có Quan sát lấy Thực Thương làm dụng.
(15) Nhật chủ cường, nhiều Tỉ Kiếp, không Quan sát, không Thực thương lấy Tài làm dụng.
(16) Nhật chủ nhược, nhiều Thực thương lấy Ấn làm dụng thần.
(17) Nhật chủ nhược, nhiều Thực thương, không có Ấn, lấy Tài làm dụng.
(19) Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, lấy Ấn làm dụng.(18) Nhật chủ nhược, nhiều Thực thương, không Ấn, không Tài lấy Tỉ Kiếp làm dụng.
(20) Nhật chủ nhược , Quan Sát nhiều , không có Ấn , lấy Thương làm dụng .
(21) Nhật chủ nhược , Quan Sát nhiều, không có Ấn , không có Thương Thực , lấy Tỷ Kiếp làm dụng .
(22) Nhật chủ nhược , Tài nhiều , lấy Tỷ Kiếp làm dụng .
(23) Nhật chủ nhược , Tài nhiều , không có Tỉ Kiếp , lấy Quan Sát làm dụng .
(24) Nhật chủ nhược , Tài nhiều , không có Tỉ Kiếp , không có Quan Sát , lấy Ấn làm dụng .
(25) Nhật chủ nhược , Ấn nhiều , lấy Tài làm dụng .
(26) Nhật chủ nhược , Ấn nhiều , không có Tài , lấy Tỉ Kiếp làm dụng .
(27) Nhật chủ nhược , Ấn nhiều , không có Tài , không có Tỉ Kiếp , lấy Quan Sát làm dụng .

Thientam
09-04-14, 13:19
2. Giải thích lấy Dụng thần cho Nữ mệnh

(1) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, thân đã mạnh, Tử tinh cũng đẹp, lấy Tài làm dụng. Cậy nhờ Tài sinh Quan Sát, thì Phu tinh cũng vinh vậy.
(2), Nhật chủ cường, nhiều Thực Thương, không có Tài, thân có Tử tinh tuy đẹp nhưng Quan Sát trực tiếp bị Thực Thương khắc chế. Phu tinh bị khuyết, lấy Ấn làm dụng. Nhờ có Ấn chế Thực Thương, dùng bảo vệ Quan Sát là Phu tinh vậy.
(3), Nhật chủ cường, nhiều Thực Thương, không có Tài, không có Ấn. Bản thân cùng Tử tinh tốt đẹp, Quan Sát bị Thực Thương khắc chế mà không có cứu, Phu tinh không đáng tin. Lấy Thực Thương làm dụng, chỉ có nuôi dưỡng con, cuối cùng nhờ cậy cho đến già thôi.
(4), Nhật chủ cường, nhiều Quan Sát, thân cùng Phu tinh đều mạnh. Lấy Thực Thương làm dụng,Tử tinh cũng được thành lập vậy. Còn Quan Sát nhiều mà dụng Thực Thương chế, cũng hướng về giúp đỡ chồng vậy.
(5), Nhật chủ cường, nhiều Quan Sát, không có Thực Thương, thân chủ ít cùng chồng vững chắc, lấy Tài làm dụng, nhờ cậy Tài trợ giúp chồng vậy.
(6), Nhật chủ cường, nhiều Quan Sát, không có Thực Thương, không có Tài tinh, chỉ có thân cùng chồng cả 2 cùng mạnh, lấy Quan Sát làm dụng, tòng theo chồng chịu quản thúc, cũng thuận đạo làm dâu vậy.
(7), Nhật chủ cường nhiều Tài, thân mạnh trợ cho chồng nặng, lấy Quan Sát làm dụng, thì chồng được Tài trợ giúp, có thể làm ra việc lớn vậy.
(8), Nhật chủ cường, nhiều Tài, không có Quan Sát, thân tuy mạnh, trợ giúp chồng tuy nặng, làm sao không có chồng giúp đỡ, thì lấy Thực Thương làm dụng, chồng cũng không đáng tin, chỉ nhờ cậy vào con vậy.
(9), nhật chủ cường, nhiều Tài, không có Quan Sát, không có Thực Thương, như người không có con, không có chồng đáng tin. Cầu Tài, ngỏ hầu còn có thể để ý đến sinh, thời không cần Tài tinh, sẽ theo về với ai?
(10), Nhật chủ cường, Ấn nhiều, thân đã mạnh, lại được Phụ Mẫu vượng khí, chỉ có thái cường thì theo cường, không phải thích hợp đạo làm dâu. Lấy Tài làm dụng, cái cậy nhờ Tài chế Ấn, Sát hơi thịnh, đều để trợ giúp chồng. Có người nói rằng sao không dụng Quan Sát câu thân, không biết là có nhiều Ấn tiết khí Quan Sát mà sinh thân, Quan Sát sao có thể chế thân, như vợ mà không chịu chồng quản thúc, dụng Tài thì còn có thể trợ giúp chồng vậy.
(11), Nhật chủ cường, Ấn nhiều, không có Tài chế Ấn, thân cực vượng, lấy Quan Sát làm dụng. Tuy không thể quản chế thân, Quan Sát rút cuộc thuộc phu tinh, giống như vợ mạnh tuy không chịu chồng quản thúc, nhưng kết cục cần lấy chồng thì phải theo chồng vậy.
(12), Nhật chủ cường, Ấn nhiều, không có Tài, không có Quan Sát, thân đã thái vượng, chồng lại vừa không dựa vào được thì chỉ có dựa vào con vậy, cho nên lấy Thực Thương làm dụng.
(13,14), Nhật chủ cường, Tỷ Kiếp nhiều, không có Quan Sát, vốn vượng mà không có chế, mà vốn không có phu tinh thì dụng Thực Thương để tiết khí, đều là thích hợp với Tử tinh vậy. ( câu 14, cũng như câu 13)
(15), Nhật chủ cường, Tỷ Kiếp nhiều, không có Thực Thương, không có Quan Sát, vốn là vượng mà không có khắc tiết, mà chồng con không thể nương tựa, lấy Tài làm dụng, Tài sẽ phân phối bớt lực của thân, cũng có thể hơi sinh Sát khắc thân, mà lại lấy làm nguồn dưỡng mệnh vậy.
(16), Nhật chủ nhược, nhiều Thực Thương, lấy Ấn làm dụng. Ấn năng chế Thực Thương, bảo vệ Quan Sát, trợ giúp thân nhược, gọi là Phu Tử cùng bản thân tam hợp vậy. Đều là nhờ công lao của Ấn vậy.

Thientam
09-04-14, 13:19
(17), Nhật chủ nhược, Thực Thương nhiều, không có Ấn, thân đã cực nhược, phu tinh cũng nguy ( Quan Sát nhiều Thực Thương khắc, không có Ấn cứu), lấy Tài làm dụng. Tài năng tiết khí Thực Thương mà sinh Quan Sát, chồng con vẫn được bảo vệ lưỡng toàn, nhưng thân vẫn nhược mà thôi.
(18), Nhật chủ nhược, nhiều Thực Thương, không có Tài, Ấn, Phu tinh nguy hiểm không đáng tin. Tử tức cũng khó khăn ( Nhiều Thực Thương, thân nhược tất không có con), thì chỉ có bảo vệ thân là thượng sách. Cho nên, Tỷ Kiếp bang thân là dụng vậy.
(19), Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, chồng vượng mà thân khinh, lấy Ấn làm dụng, Ấn có thể tiết khí Quan Sát mà sinh thân, cùng chồng được bình quân là đẹp vậy.
(20), Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, không có Ấn, Phu tinh quá nặng, thân quá nhẹ, lấy Thực Thương làm dụng. Cậy nhờ để chế Quan Sát, bản thân dù càng nhược, chồng con được bình hòa, cũng là tính cách thiện vậy.
(21), Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, không có Ấn, không Thực Thương, thì cả chồng con đều không đáng tin ( không có Thực Thương, thì Tử tinh là bất cập; Quan Sát trọng thì Phu tinh thái quá), chỉ có dựa vào bản thân, cho nên lấy Tỷ Kiếp làm dụng vậy.
(22), Nhật chủ nhược, nhiều Tài, lấy Tỷ Kiếp làm dụng, cậy nhờ chế được Tài thì bảo vệ được thân, sinh Thương Thực thì bảo toàn cho Tử vậy.
(23), Nhật chủ nhược, nhiều Tài, không có Tỷ Kiếp, thì thân nhược mà con cũng khó khăn ( Tài nhiều thì Thực Thương bị ngầm tiết khí, thân nhược thì Thực Thương thiếu sinh trợ, con tự nhiên gặp khó khăn vậy), lấy Quan Sát làm dụng. Quan Sát tiết Tài, vừa có thể lấy Tài sinh Sát, cũng là phu tinh được toàn vẹn mà tốt vậy.
(24), Nhật chủ nhược, nhiều Tài, không có Tỷ Kiếp,bản thân nhược thì con cũng gian nan, lại không có Quan Sát thì phu tinh cũng không nơi nương tựa, duy chỉ có tự nhờ bản thân, cho nên lấy Ấn sinh thân làm dụng.
(25), Nhật chủ nhược, Ấn nhiều, chồng con đều bất túc ( không đủ) (thân nhược thì thân bất túc, Ấn nhiều thì khắc Thực Thương, thì Tử bất túc, Ấn nhiều thì tiết khí Quan Sát thì Phu cũng bất túc), lấy Tài làm dụng, Tài năng phá Ấn sinh Quan Sát, cả ba bệnh đều được khử bỏ.
(26), Nhật chủ nhược, Ấn nhiều, chồng con, bản thân đều đều bất túc, lại không có Tài sinh Quan Sát, đều khứ Ấn, thì dụng Tỷ Kiếp, bang thân mà sinh Thực Thương, để mà bản thân cùng con được lưỡng toàn vậy.
(27), Nhật chủ nhược, Ấn nhiều, không có Tỷ Kiếp, không có Tài, lấy Quan Sát làm dụng, mưu cầu cho phu tinh được thành lập vậy.

Thientam
09-04-14, 13:20
Chương Nguyệt kiến

1. Phép xem Nguyệt kiến
- Can chi Nguyệt kiến, lợi cho dụng thần là Thiện.
- Can chi Nguyệt kiến, không lợi cho dụng thần là Ác.
- Can chi Nguyệt kiến, lợi cho dụng thần, nhưng mà trong cục có thần khác khắc vận hoặc hợp trụ, thiện mà không thiện, song cũng không ác, mà bình thường thôi.
- Can chi Nguyệt kiến, không lợi cho dụng thần, nhưng mà trong cục có thần khác khắc vận hoặc hợp trụ, ác mà không ác, song cũng không thiện, mà bình thường thôi.

2. Quan hệ giữa Nguyệt kiến cùng lưu niên
- Nguyệt kiến thiện, lưu niên cũng thiện, thì càng đẹp.
- Nguyệt kiến thiện, lưu niên ác. Thì trong thiện có ác.
- Nguyệt kiến ác, lưu niên cũng ác, thì càng ác.
- Nguyệt kiến ác, lưu niên thiện, thì trong ác có thiện.
- Nguyệt kiến thiện, duy chỉ bị trong cục có thần nào đó khắc hợp, nếu lưu niên có thần chế trụ, khắc, hợp, thì vẫn đều đẹp.
- Nguyệt kiến ác, duy chỉ bị trong cục có thần khác khắc, hợp, nếu lưu niên có thần chế trụ, khắc, hợp, thì vẫn xấu.
- Nguyệt kiến thiện, duy chỉ có bị trong cục có thần khác khắc, hợp, nếu lưu niên có thần sinh phụ khắc hợp, thì hung nhiều mà cát ít.
- Nguyệt kiến ác, duy chỉ có bị trong cục có thần nào đó khắc hợp, nếu lưu niên có thần sinh phụ khắc hợp, thì cát nhiều mà hung ít.
- Nguyệt kiến thiện, lưu niên tiếp tục sinh trợ, thì càng thiện.
- Nguyệt kiến ác, năm đảm nhiệm tiếp tục sinh trợ, thì càng ác.
- Nguyệt kiến thiện, lưu niên nếu áp chế khắc, thì lực thiện giảm nhẹ.
- Nguyệt kiến ác, lưu niên nếu áp chế khắc, thì lực ác giảm nhẹ.

3. Can Chi Nguyệt kiến
Phép xem Nguyệt kiến, Can tháng trọng ở Chi tháng là căn cứ vào Can lưu động, mà Chi cố định. Nguyệt kiến tức là tháng di động vậy. Hoặc có lấy Can làm nửa tháng đầu, Chi làm nửa tháng sau là không có thể tin, mà cần phải xem cả Can lẫn Chi. Cũng có lấy Chi tháng tàng chứa Nhân Nguyên, phân ra kỳ đang vượng vài ngày, mà định vài ngày cát hung thì càng không đủ tin, cái này hoàn toàn nghiêng về ở Chi tháng. Thuyết mà trở thành như thế này thì Nguyệt kiến có thể không cần ở Can tháng vậy. Xem vận mệnh cường nhược, không thể lấy trong Nhân Nguyên vượng vài ngày để xác định cái ngọn, huống chi Nguyệt kiến thì di động trong Lưu niên ( một năm) vậy.

Thientam
09-04-14, 13:21
4. Nguyệt kiến cùng thời lệnh
Chính nguyệt tất nhiên là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, Chi tháng luôn cố định, cho nên không bằng coi trọng Can tháng. Nhưng mà Thời lệnh cùng Nguyệt kiến, đều có quan hệ chỗ này. Đặc biệt tự thuật như sau:
(1) Xuân lệnh mộc vượng, tháng Giáp Dần, tháng Ất mão, tháng Giáp Thìn, thì mộc càng thịnh. Tháng Bính Dần, tháng Đinh Mão, Bính Thìn, thì hỏa được mộc sinh mà cũng cường. Tháng Mậu Dần, tháng Kỷ Mão, tháng Mậu Thìn, thì thổ bị mộc khắc mà không cường. Tháng Canh Dần, tháng Tân Mão, tháng Canh Thìn, thì kim làm mộc trói buộc mà không có lực. Tháng Nhâm Dần, tháng Quý Mão, tháng Nhâm Thìn, thì thủy bị mộc tiết cũng là nhược.
(2) Hạ lệnh hỏa vượng. Tháng Đinh Tị, tháng Bính Ngọ, tháng Đinh Mùi, thì hỏa càng thịnh. Tháng Kỷ Tị, tháng Mậu Ngọ, tháng Kỷ Mùi, thì thổ được hỏa sinh mà cũng cường. Tháng Tân Tị, tháng Canh Ngọ, tháng Tân Mùi, thì kim bị hỏa nấu chảy mà không có lực. Tháng Quý Tị, tháng Nhâm Ngọ, tháng Quý Mùi, thì thủy làm vi hỏa đốt mà không có lực. Tháng Ất Tị, tháng Giáp Ngọ, tháng Ất Mùi thì mộc bị hỏa tiết cũng là nhược.
(3) Thu lệnh kim vượng. Tháng Canh Thân, tháng Tân Dậu, tháng Canh Tuất, thì kim càng thịnh. Tháng Nhâm Thân, tháng Quý Dậu, tháng Nhâm Tuất, thì thủy được kim sinh mà cũng cường. Tháng Giáp Thân, tháng Ất Dậu, tháng Giáp Tuất, thì mộc bị kim khắc mà không mạnh. Tháng Bính Thân, tháng Đinh Dậu, tháng Bính Tuất, thì hỏa làm kim diệt mà mất lực. Tháng Mậu Thân, tháng Kỷ Dậu, tháng Mậu Tuất thổ bị kim tiết cũng là nhược.
(4) Đông lệnh thủy vượng, tháng Quý Hợi, tháng Nhâm Tý, tháng Quý Sửu , thì thủy càng thịnh. Tháng Ất Hợi, tháng Giáp Tý, tháng Ất Sửu, thì mộc được thủy sinh mà cũng cường. Tháng Đinh Hợi, tháng Bính Tý, tháng Đinh Sửu, thì hỏa bị thủy khắc mà không mạnh. Tháng Kỷ Hợi, tháng Mậu Tý, tháng Kỷ Sửu, thì thổ bị thủy chảy tràn lan mà mất lực. Tháng Tân Hợi, tháng Canh Tý, tháng Tân Sửu, thì kim bị thủy tiết cũng làm nhược.
(5) Bốn mục trước đều có 18 ngày thổ vượng. Tháng Mậu Thìn, tháng Kỷ Mùi, tháng Mậu Tuất, tháng Kỷ Sửu, thì thổ càng mạnh. Tháng Canh Thìn, tháng Tân Mùi, tháng Canh Tuất, tháng Tân Sửu, thì kim được thổ sinh mà cũng cường. Tháng Nhâm Thìn, tháng Quý Mùi, tháng Nhâm Tuất, tháng Quý Sửu, thì thủy bị thổ khắc mà không mạnh. Tháng Giáp Thìn, tháng Ất Mùi, tháng Giáp Tuất, tháng Ất Sửu, thì mộc làm thổ hao tổn mà không có lực. Tháng Bính Thìn, tháng Đinh Mùi, tháng Bính Tuất, tháng Đinh Sửu, thì hỏa bị thổ tiết cũng là nhược.

Chú thích:
- Chuôi sao trỏ vào đâu gọi là Kiến. Như lịch ta gọi tháng giêng là Kiến Dần 建寅, tháng hai gọi là Kiến Mão 建卯 nghĩa là cứ coi chuôi sao chỉ về đâu thì định tháng vào đấy vậy. Vì thế nên gọi tháng là Nguyệt Kiến 月建, tháng đủ gọi là Đại Kiến 大建, tháng thiếu gọi là Tiểu Kiến 小建, v.v.

Thientam
09-04-14, 13:21
Chương Lưu Niên

1. Phép xem Lưu Niên
- Can Chi Lưu niên, có lợi cho Dụng thần là Thiện.
- Can Chi Lưu niên, không có lợi cho Dụng thần là Ác.
- Can Chi Lưu niên, có lợi cho Dụng thần. Nhưng mà ở trong có thần khác đến khắc khứ hoặc hợp trụ, Thiện mà không Thiện, song Ác cũng không Ác, chỉ bình thường mà thôi.
- Can Chi Lưu niên, không có lợi cho Dụng thần. Nhưng mà ở trong có thần khác đến khắc khứ hoặc hợp trụ, Ác mà không Ác, song Thiện cũng không Thiện, chỉ bình thường mà thôi.

2. Quan hệ giữa Lưu Niên và Đại vận
- Lưu niên Thiện, Vận cũng Thiện, thì càng tốt.
- Lưu niên Thiện, vận Ác, thì Thiện Ác đều gặp.
- Lưu niên Ác, vận cũng Ác, thì càng Ác.
- Lưu niên Ác, vận Thiện, thì Thiện Ác cùng gặp.
- Lưu niên Thiện, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần chế trụ hoặc khắc hợp, thì vẫn là tốt.
- Lưu niên Ác, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần chế trụ hoặc khắc hợp, thì vẫn là xấu.
- Lưu niên Thiện, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần sinh ra khắc hợp, thì hung nhiều mà cát ít.
- Lưu niên Ác, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần sinh ra khắc hợp, thì cát nhiều mà hung ít.
- Lưu niên Thiện, vận nếu sinh trợ, thì càng Thiện.
- Lưu niên Ác, vận nếu sinh trợ, thì càng Ác.
- Lưu niên Thiện, vận nếu áp chế khắc, thì lực Thiện sẽ giảm nhẹ.
- Lưu niên Ác, vận nếu áp chế khắc, thì lực Ác sẽ giảm nhẹ.

3. Can Chi Lưu niên
Có nói rằng Lưu niên trọng Thiên Can, cũng có nói lấy Thiên Can làm nửa năm đầu, Địa Chi làm nửa năm cuối, đều là không phải chân thực. Phải xem cả Can và Chi thì mới chính xác. Phép này có 12 cách:
(1) Can Chi Lưu niên xuất hiện có lợi cho Dụng thần thì chính là một năm Đại Cát.
(2) Can Chi Lưu niên xuất hiện không có lợi cho Dụng thần thì chính là một năm Đại Hung.
(3) Thiên Can Lưu niên, lợi cho Dụng thần, Địa chi bất lợi cho Dụng thần, chính là năm có ½ Cát, 1/2 Hung.
(4) Thiên Can Lưu niên, không có lợi cho Dụng thần, Địa Chi ích trợ Dụng thần, cũng là một năm có Cát Hung đều gặp.
(5) Thiên Can Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Địa chi tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Cát.
(6) Thiên Can Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Địa chi tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Hung.
(7) Địa Chi Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Cát.
(8) Địa Chi Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Hung.
(9) Thiên Can Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Địa Chi áp chế khắc, lực Cát giảm nhẹ.
(10) Thiên Can Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Địa Chi áp chế khắc, lực Hung giảm nhẹ.
(11) Địa Chi Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can áp chế khắc, lực Cát giảm nhẹ.
(12) Địa Chi Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can áp chế khắc, lực Hung giảm nhẹ.

Thientam
09-04-14, 13:22
Chương Vận Hạn

Mệnh con người có giàu sang, nghèo hèn, thuận lợi, khó khăn, lương thiện, hung ác, đều lấy trong Bát Tự mà xác định. Lại do hành vận gây ra chăng, Sao thế vậy! ? Theo người xưa thì thuận lợi, khó khăn, tốt xấu tuy không thể vượt ra ngoài Bát tự, mà hành vận hướng đến là trợ giúp hay ức chế, cũng đủ khiến cho cái Thiện (tốt) thì càng tăng thêm thiện, cái Ác (xấu) thì càng thêm ác, cho nên hành vận này cần phải chú ý vậy.

1. Năng lực của Hành Vận
* Bát Tự thuần Thiện , đều không có Ác thần phá hỏng
(1) Hành vận giúp thiện, cũng đủ làm cho chữ thiện thì càng thêm thiện , công danh phú quý , không thể có định lượng .
(2) Hành vận phá hỏng, mặc dù không có hại, nhất định đối diện với những việc bị ức chế hoặc bế tắc, ít nhiều cũng không thể theo như ý nguyện.
* Bát Tự tuy là Thiện, nhưng có Ác thần phá hỏng.
(1) Hành khứ ( loại trừ) Ác vận, thì trong bát tự có việc tốt sẽ đến ngay.
(2) Lại tiếp tục để gặp phá hỏng Thiện thần, cùng có Ác thần đến chế ngự, thì việc phá hư cũng lập tức thấy.
* Bát tự thuần Ác, đều không có Thiện thần chế phục.
(1) Lại tiếp tục kích động hành Ác vận, cũng đủ khiến cho cái Ác càng thêm ác. Kỳ bần tiện, tai họa, thảm thương không đành lòng thấy.
(2) Hành vận chế phục, tuy không thể là phúc, mà cũng có thể hưởng được một chút ít toại nguyện.
* Bát tự tuy ác, lại có Thiện thần chế phục.
(1) Hành vận khứ đi cái Thiện, thì trong Bát tự việc phá hư cũng lập tức thấy.
(2) Lại tiếp tục thấy cái Thiện đến chế ngự , thì việc tốt cũng lập tức thấy.

2. Phân tích Thiện vận, Ác vận
(1) Chính Quan cách
- Nhật can nhược, Chính Quan là cách, Tài tinh trọng, lấy Tỉ Kiếp làm dụng. Không có Tỉ Kiếp thì dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can nhược, Chính quan là cách, Thực Thương nhiều, lấy Ấn làm dụng. Gặp Quan Ấn vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
- Nhật can nhược, Chính quan là cách, Quan Sát trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thất Sát vận là ác.
- Nhật can cường, Chính Quan là cách, Kiếp Tỉ nhiều, lấy Quan làm dụng. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Chính Quan là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Tài Thực vận dụng thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Chính Quan là cách, thấy nhiều Thương Thực, thì dụng Tài. Gặp Tài Quan vận là thiện, Tỉ Kiếp vận là ác.
(2) Tài cách
- Nhật can nhược, Tài là cách, Thương Thực nhiều, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
- Nhật can nhược, Tài là cách, Tài trọng dụng Tỉ Kiếp, gặp Tỉ Kiếp vận là thiện, Thương Thực Tài hương là ác.
- Nhật can nhược, Tài là cách, Quan Sát thấy nhiều, Dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thất Sát vận là ác.
- Nhật can cường, Tài là cách, nếu Kiếp Tỉ trọng trọng, dụng Thương Thực hoặc dụng Quan Sát. Gặp Thương Thực Quan Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Tài là cách, Ấn thấy nhiều, dụng Tài là tốt. Gặp Thực Tài vận là thiện, Ấn Tỉ Quan Sát vận là ác.

Thientam
09-04-14, 13:22
(3) Ấn cách
- Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Quan Sát, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Thương Thực, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, gặp đất Thương Thực Tài là ác.
- Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Tài, dụng Kiếp Tỉ. Gặp Kiếp Tỉ vận là thiện, gặp đất Thương Thực Tài là ác.
- Nhật can cường, Ấn là cách, Tỉ Kiếp trọng trọng, có Quan Sát thì dụng Quan Sát. Không có Quan Sát thì dụng Thương Thực, gặp Quan Sát Thương Thực vận là thiện, gặp đất Kiếp Tỉ Ấn là ác.
- Nhật can cường, Ấn là cách, Ấn trọng, dụng Tài. Gặp Thương Tài vận là thiện, Quan Ấn Tỉ Kiếp vận là ác.
- Nhật can cường, Ấn là cách, Tài nhiều, dụng Quan Sát. Gặp Quan Ấn vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
(4) Thực thần cách
- Nhật can nhược, Thực thần là cách, Quan Sát thấy nhiều, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thất Sát vận là ác.
- Nhật can nhược, Thực thần là cách, Tài nhiều, dụng Tỉ Kiếp. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tài Quan Sát vận là ác.
- Nhật can nhược, Thực thần là cách, Thương Thực trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Quan Ấn vận là thiện, Thương Thực Tài hương là ác.
- Nhật can cường, Thực thần là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Thực thần là cách, Kiếp Tỉ trọng trọng, lấy Thực thần làm dụng. Gặp lấy Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Thực thần là cách, Tài nhiều, lấy Quan Sát làm dụng. Gặp Quan Sát Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
(5) Thất Sát cách
- Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Tài nhiều, lấy Kiếp Tỉ làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
- Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Quan Sát trọng trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can cường, Thất Sát là cách, Tỉ Kiếp thấy nhiều, lấy Sát làm dụng. Gặp Tài Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Thất Sát là cách, Ấn thấy nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Thương Tài vận là thiện, Quan Ấn Tỉ Kiếp hương là ác.
- Nhật can cường, Thất Sát là cách, Quan Sát trọng trọng, lấy Thương Thực làm dụng. Gặp Thương Thực vận là thiện, Quan Ấn vận là ác.
(6) Thương Quan cách
- Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Tài nhiều, lấy Tỉ Kiếp làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Quan Sát nhiều, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Thương Thực trọng trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Quan Ấn vận là thiện, gặp đất Thương Thực Tài là ác.
- Nhật can cường, Thương Quan là cách, Tỉ Kiếp nhiều, dụng Thất Sát. Gặp Tài Sát vận là thiện, Ấn vận là ác.
- Nhật can cường, Thương Quan là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Tỉ vận là ác.

Thientam
09-04-14, 13:23
(7) Ngoại cách
- Khúc Trực cách, gặp thủy mộc hỏa vận là thiện, kim vận là ác.
- Viêm Thượng cách,gặp mộc hỏa thổ vận là thiện, thủy vận là ác.
- Giá Sắc cách, gặp hỏa thổ kim vận là thiện, mộc vận là ác.
- Tòng Cách cách, gặp thổ kim thủy vận là thiện, hỏa vận là ác.
- Nhuận Hạ cách, gặp kim thủy mộc vận là thiện, thổ vận là ác.
- Tòng Tài cách, gặp Thương Thực Quan Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Tòng Sát cách, gặp Tài Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Tòng Nhi cách, gặp Thương Thực Tài hương là thiện, gặp Quan Sát Ấn thụ là ác.
- Tòng Vượng cách, gặp Ấn thụ Tỉ Kiếp vận là thiện, gặp Tài Quan Thương Thực vận là ác.
(8) Hóa Khí cách
- Hóa Thổ cách, gặp hỏa thổ kim vận là thiện, mộc vận là ác.
- Hóa Kim cách, gặp thổ kim thủy vận là thiện, hỏa vận là ác.
- Hóa Thủy cách, gặp kim thủy mộc vận là thiện, thổ vận là ác.
- Hóa Mộc cách, gặp thủy mộc hỏa vận là thiện, kim vận là ác.
- Hóa Hỏa cách, gặp thủy hỏa thổ vận là thiện, thủy vận là ác.
(9) Kiến Lộc cách
- Kiến Lộc cách, Tài nhiều, thân nhược có Tỉ Kiếp. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Tài nhiều, thân cường, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Quan Sát nhiều, thân nhược, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, gặp Tài Quan vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Quan Sát nhiều, thân cường, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Thương Thực nhiều, Thân nhược, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tỉ vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Tỉ Kiếp nhiều, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Ấn nhiều, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
(10) Nguyệt Nhận cách
- Nguyệt Nhận nhiều Tài, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nguyệt Nhận nhiều Quan Sát, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nguyệt Nhận nhiều Thương Thực, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nguyệt Nhận nhiều Kiếp Tỉ, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ Thương Thực vận là ác.
- Nguyệt Nhận nhiều Ấn, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nguyệt Nhận mà nguyên cục đầy Tài Quan Thương Thực, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thương Thực vận là ác.

3. Tổng luận Vận hạn thiện, ác
- Lợi cho Dụng thần là vận tốt ( thiện).
- Vận có lợi cho dụng thần, mà trong trụ bị thần khác khắc khứ hoặc hợp trụ, thiện mà không có thiện, ác cũng không phải là ác, bình thường mà thôi.
- Không có lợi cho dụng thần, là vận xấu (ác).
- Vận không có lợi cho dụng thần, mà trong trụ bị thần khác khắc khứ hoặc hợp trụ, ác mà không ác, Thiện cũng không phải thiện, chỉ là bình thường mà thôi.

Thientam
09-04-14, 13:24
Chương Cách cục

Mệnh con người nhất định phải có một Cách. Bát tự có Cách Cục, cũng giống như người có danh tính. Mỗi con người, dù ở trên đạt Quan quý hiển, cho tới người tầm thường, không người nào là không có Cách cục vậy. Duy chỉ có Cách thành hay bại, thái quá, bất cập, không giống nhau, cho nên người có bần tiện phú quý cũng đều không giống nhau. Danh mục Cách Cục có nhiều chủng loại, song phân ra thì có 2 loại là Bát cách và Ngoại cách. Sau đây là chương Bát cách và Ngoại cách:

Bát Cách

1. Phép lấy Bát cách
Bát cách bao gồm: Chính Tài Cách, Thiên Tài cách , Chánh Quan cách , Thất Sát cách , Chánh ấn cách , Thiên ấn cách , Thực thần cách , Thương Quan cách các loại vậy .
(1), Bản khí của Chi tháng thấu ra ở Thiên Can ( như tháng Dần thấu Giáp, Tháng Mão thấu Ất, tháng Thìn thấu Mậu, tháng Tị thấu Bính, tháng Ngọ thấu Đinh, tháng Mùi thấu Kỷ, tháng Thân thấu Canh, tháng Dậu thấu Tân, tháng Tuất thấu Mậu, tháng Hợi thấu Nhâm). Ứng ra trước thì lấy làm Cách.
(2), Can ở trên chưa thấu bản khí của Chi tháng, mà thấu thần tàng khác ở chi tháng, thì lấy thần đó làm Cách ( Như tháng Dần chưa thấu Giáp mộc tại can thượng, mà thấu Bính hoặc thấu Mậu thì có thể lấy Bính hoặc Mậu làm Cách), nếu chi tàng cả 2 thần đều thấu can thượng thì đắn đo chọn một để làm Cách ( ưu tiên lấy thần có lực mà không bị khắc hợp).
(3) Bản khí Chi tháng chưa thấu, các thần tàng trong Chi tháng cũng không thấu thì lấy nhân nguyên tàng trong Chi tháng, đo lường khinh trọng, ưu tiên chọn một thần có lực mà không bị khắc hay hợp làm Cách.
(4) Tỷ Kiếp Lộc Nhận đều lấy ngoài Bát Cách.

2. Thuyết minh lấy Cách sinh ở 12 tháng
Trên là nói phép lấy Bát cách, tính ra có 4 loại. Bát tự thông thường không thoát ra khỏi phạm vi 4 loại này. Chỉ lấy Cách mà suy ra mệnh là đệ nhất bộ thủ tục định Cách; song, sau đó thì có thể lấy Dụng thần và xem kỳ Hỉ Kỵ. Đây là mối quan hệ quan trọng nhất. Sau đây là tường thuật để làm sáng tỏ:

Thientam
09-04-14, 13:25
GIÁP

- Giáp sinh tháng Dần, Dần là Lộc của Giáp, không phải ở trong Bát cách, mà ở Ngoại Cách.
- Giáp sinh tháng Mão, Mão là Kiếp Nhận, không phải là Bát Cách mà là Ngoại Cách.
- Giáp sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thiên Tài cách, thấu Quý thủy là Chính Ấn cách, nếu không thấu Mậu Quý thì chọn lấy Thiên Tài cách làm ưu tiên.
- Giáp sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa là Thực thần cách, thấu Canh kim là Thất Sát cách, thấu Mậu thổ là Thiên Tài cách. Nếu cả 3 đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách.
- Giáp sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Thương Quan cách, thấu Kỷ thổ là Chính Tài cách. Nếu cả 2 đều không thấu thì lấy Thương Quan cách.
- Giáp sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Chính Tài cách, thấu Đinh hỏa là Thương Quan cách. Nếu cả 2 thần đều không thấu thì lấy Chính Tài Cách.
- Giáp sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Thất Sát cách, thấu Mậu thổ là Thiên Tài cách, thấu Nhâm thủy là Thiên Ấn cách. Nếu cả 3 thần đều không thấu thì lấy Thất Sát làm cách.
- Giáp sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim làm Chính Quan cách. Không thấu cũng lấy Chính Quan làm cách.
- Giáp sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ là Thiên Tài cách, thấu Tân kim là Chính Quan cách, thấu Đinh hỏa là Thương Quan cách. Nếu cả 3 thần đều không thấu thì ưu tiên lấy Thiên Tài làm cách.
- Giáp sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thiên Ấn cách. Không thấu cũng lấy Thiên Ấn làm cách.
- Giáp sinh tháng Tý , can thấu Quý thủy . Là Chánh Ấn cách . Không thấu thì cũng có thể lấy làm dụng.
- Giáp sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ , là Chánh Tài cách . Thấu Quý thủy , là Chánh Ấn cách . Thấu Tân kim , là Chánh Quan cách . Nếu Kỷ Quý Tân đều không thấu , cũng có thể lấy Chánh Tài cách.

ẤT

- Ất sinh tháng Dần, can thấu Mậu thổ , là Chánh Tài cách . Thấu Bính hỏa , là Thương Quan cách . Nếu Bính Mậu đều không thấu , cũng có thể xét là Chánh Tài cách.
- Ất sinh tháng Mão. Mão là Lộc của Ất, bên trong không phải là Bát cách. Tường thuật theo Ngoại cách.
- Ất sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ, là Chánh Tài cách . Thấu Quý thủy, là Thiên Ấn cách . Nếu Mậu Quý đều không thấu , thì lấy Chánh Tài cách.
- Ất sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa , là Thương Quan cách . Thấu Canh kim , là Chánh Quan cách . Thấu Mậu thổ , là Chánh Tài cách . Nếu Bính Canh Mậu đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách .
- Ất sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Thực Thần cách . Thấu Kỷ thổ , là Thiên Tài cách . Nếu Đinh Kỷ đều không thấu , thì lấy Thực Thần cách .
- Ất sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ , là Thiên Tài cách . Thấu Đinh hỏa , là Thực thần cách . Nếu Đinh Kỷ đều không thấu, thì lấy Thiên Tài cách .
- Ất sinh tháng Thân, can thấu Canh kim, là Chánh Quan cách . Thấu Mậu thổ, là Chánh Tài cách . Thấu Nhâm thủy là Chánh Ấn cách . Nếu Canh Nhâm Mậu đều không thấu, thì lấy Chánh Quan cách .
- Ất sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim, là Thất Sát cách . Không thấu cũng lấy là Thất Sát cách .
- Ất sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ , là Chánh Tài cách . Thấu Tân kim, là Thất Sát cách . Thấu Đinh hỏa , là Thực Thần cách. Nếu Tân Đinh Mậu đều không thấu, thì ưu tiên lấy là Chánh Tài cách .
- Ất sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy, là Chánh Ấn cách, không thấu cũng lấy Chánh Ấn cách.
- Ất sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy, là Thiên Ấn cách . Không thấu cũng là Thiên Ấn cách .
- Ất sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ , là Thiên Tài cách; thấu Tân kim là Thất Sát cách. Thấu Quý thủy là Thiên Ấn cách . Nếu Kỷ Quý Tân đều không thấu, thì ưu tiên lấy Thiên Tài cách.

Thientam
09-04-14, 13:25
BÍNH

- Bính sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Thiên Ấn cách . Thấu Mậu thổ là Thực Thần cách . Nếu Giáp Mậu đều không thấu, thì cũng lấy Thiên Ấn cách .
- Bính sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Chánh Ấn cách . Không thấu cũng lấy Chánh Ấn cách .
- Bính sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thực Thần cách. Thấu Ất mộc, là Chánh Ấn cách. Thấu Quý thủy là Chánh Quan cách. Nếu Mậu Ất Quý đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách .
- Bính sinh tháng Tị. Tị là Lộc của Bính, không phải là Bát cách, mà theo Ngoại cách.
- Bính sinh tháng Ngọ, can thấu Kỷ thổ, là Thương Quan cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
- Bính sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Thương Quan cách. Thấu Ất mộc là Chánh Ấn cách. Nếu Ất Kỷ đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách.
- Bính sinh tháng Thân, can thấu Canh kim, là Thiên Tài cách. Thấu Mậu thổ là Thực Thần cách. Thấu Nhâm thủy là Thất Sát cách. Nếu Canh Nhâm Mậu đều không thấu, thì lấy Thiên Tài cách.
- Bính sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim là Chánh Tài cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
- Bính sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ, là Thực Thần cách. Thấu Tân kim, là Chánh Tài cách. Nều Mậu Tân đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách.
- Bính sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thất Sát cách. Thấu Giáp mộc là Thiên Ấn cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu, thì lấy Thất Sát cách.
- Bính sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Chánh Quan cách . Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
- Bính sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Thương Quan cách. Thấu Tân kim, là Chánh Tài cách. Thấu Quý thủy là Chánh Quan cách. Nếu Kỷ Quý Tân đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách.

ĐINH

- Đinh sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Chính Ấn cách. Thấu Mậu thổ, là Thương Quan cách. Nếu Giáp Mậu đều không thấu, thì lấy Chính Ấn cách.
- Đinh sanh tháng Mão, can thấu Ất mộc, là Thiên Ấn cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
- Đinh sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thương Quan cách.Thấu Ất mộc là Thiên Ấn cách. Thấu Quý thủy, là Thất Sát cách. Nếu Ất Mậu Quý đều không thấu. Thì lấy Thương Quan cách.
- Đinh sanh tháng Tị, can thấu Canh kim, là Chính Tài cách. Thấu Mậu thổ, là Thương Quan cách, nếu Mậu Canh đều không thấu, thì lấy Chính Tài cách.
- Đinh sinh tháng Ngọ. Ngọ là Lộc của Đinh, không phải là Bát cách, mà là xét Ngoại cách.
- Đinh sanh tháng Mùi, can thấu kỷ thổ, là Thực Thần cách. Thấu Ất mộc là Thiên Ấn cách. Nếu Ất Kỷ đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách.
- Đinh sinh tháng Thân, can thấu Canh kim, là Chính Tài cách. Thấu Nhâm thủy, là Chính Quan cách. Thấu Mậu thổ, là Thương Quan cách. Nếu Canh Nhâm Mậu đều không thấu, thì lấy Chính Tài cách.
- Đinh sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim, là Thiên Tài cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Đinh sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ, là Thương Quan cách, thấu Tân kim là Thiên Tài cách. Nếu Mậu Tân đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách.
- Đinh sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy, là Chính Quan cách. Thấu Giáp mộc, là Chính Ấn cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu. Thì lấy Chính Quan cách.
- Đinh sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy, là Thất Sát cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Đinh sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Thực Thần cách. Thấu Tân kim là Thiên Tài cách, thấu Quý thủy, là Thất Sát cách. Nếu Kỷ Quý Tân đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách.

Thientam
09-04-14, 13:26
MẬU

- Mậu sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc, là Thất Sát cách. Thấu Bính hỏa là Thiên Ấn cách. Nếu Giáp Bính đều không thấu, thì lấy Thất Sát cách.
- Mậu sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Chánh Quan cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
- Mậu sinh tháng Thìn, can thấu Ất mộc, là Chánh Quan cách. Thấu Quý thủy, là Chánh Tài cách. Nếu Ất Quý đều không thấu, thì lấy Chánh Quan cách.
- Mậu sinh tháng Tị . Tị là Lộc của Mậu. Không phải là Bát cách mà theo Ngoại cách để xét.
- Mậu sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Chánh Ấn cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Mậu sinh tháng Mùi, can thấu Đinh hỏa là Chánh Ấn cách. Thấu Ất mộc là Chánh Quan cách. Nếu Ất Đinh đều không thấu, thì lấy Chánh Ấn cách.
- Mậu sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Thực thần cách. Thấu Nhâm thủy là Thiên Tài cách. Nếu Canh Nhâm đều không thấu, thì lấy Thực thần cách.
- Mậu sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim, là Thương Quan cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
- Mậu sinh tháng Tuất, can thấu Tân kim là Thương Quan cách. Thấu Đinh hỏa là Chánh Ấn cách. Nếu Tân Đinh đều không thấu. Thì lấy Thương Quan cách.
- Mậu sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thiên Tài cách. Thấu Giáp mộc, là Thất Sát cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu. Thì lấy Thiên Tài cách.
- Mậu sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Chánh Tài cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Mậu sinh tháng Sửu, can thấu Quý thủy là Chánh Tài cách. Thấu Tân kim là Thương Quan cách. Nếu Tân Quý đều không thấu, thì lấy Chánh Tài cách.

KỶ

- Kỷ sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Chánh Quan cách. Thấu Bính hỏa là Chánh Ấn cách. Nếu Giáp Bính đều không thấu, thì lấy Chánh Quan cách.
- Kỷ sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc, là Thất Sát cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Kỷ sinh tháng Thìn, can thấu Ất mộc là Thất Sát cách. Thấu Quý thủy là Thiên Tài cách. Nếu Ất Quý đều không thấu thì lấy Thất Sát cách.
- Kỷ sanh tháng Tị, can thấu Bính hỏa là Chánh Ấn cách. Thấu Canh kim là Thương Quan cách. Nếu Bính Canh đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách.
- Kỷ sinh tháng Ngọ. Ngọ là lấy Lộc không phải ở Bát cách mà theo Nguyệt Kiếp cách.
- Kỷ sinh tháng Mùi, can thấu Ất mộc là Thất Sát cách. Thấu Đinh hỏa là Thiên Ấn cách. Nếu Ất Đinh đều không thấu thì lấy Thất Sát cách.
- Kỷ sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Thương Quan cách. Thấu Nhâm thủy là Chánh Tài cách, nếu Canh Nhâm đều không thấu thì lấy Thương Quan cách.
- Kỷ sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim là Thực Thần cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Kỷ sinh tháng Tuất, can thấu Đinh hỏa là Thiên Ấn cách. Thấu Tân kim là Thực Thần cách. Nếu Đinh Tân đều không thấu thì lấy Thiên Ấn cách.
- Kỷ sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Chánh Tài cách. Thấu Giáp mộc là Chánh Quan cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu thì lấy Chánh Tài cách.
- Kỷ sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Thiên Tài cách , không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Kỷ sinh tháng Sửu, can thấu Tân kim là Thực Thần cách. Thấu Quý thủy là Thiên Tài cách, nếu Tân Quý đều không thấu thì lấy Thực Thần cách.

Thientam
09-04-14, 13:27
CANH

- Canh sinh tháng Dần. Can thấu Giáp mộc là Thiên Tài cách. Thấu Bính hỏa, là Thất Sát cách. Thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Nếu Giáp Bính Mậu đều không thấu thì lấy Thiên Tài cách.
- Canh sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Chánh Tài cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Canh sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Thấu Ất mộc là Chánh Tài cách. Thấu Quý thủy là Thương Quan cách. Nếu Ất Mậu Quý đều không thấu, thì lấy Thiên Ấn cách.
- Canh sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa, là Thất Sát cách. Thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Nếu Bính Mậu đều không thấu, thì lấy Thất Sát cách.
- Canh sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Chánh Quan cách. Thấu Kỷ thổ là Chánh Ấn cách. Nếu Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Chánh Quan cách.
- Canh sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Chánh Ấn cách. Thấu Ất mộc là Chánh Tài cách. Thấu Đinh hỏa là Chánh Quan cách, nếu Ất Kỷ Đinh đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách.
- Canh sinh tháng Thân, Thân là Lộc của Canh, không phải ở tại Bát cách mà là xem Ngoại cách.
- Canh sinh tháng Dậu, Dậu là Kiếp Nhận, không phải là Bát cách mà là xem ở Ngoại cách vậy.
- Canh sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Thấu Đinh hỏa là Chánh Quan cách. Nếu Đinh Mậu đều không thấu thì lấy Thiên Ấn cách.
- Canh sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thực Thần cách. Thấu Giáp mộc là Thiên Tài cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu thì lấy Thực Thần cách.
- Canh sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Thương Quan cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Canh sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Chánh Ấn cách. Thấu Quý thủy là Thương Quan cách. Nếu Kỷ Quý đều không thấu, thì lấy Chánh Ấn cách.

TÂN

- Tân sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Chánh Tài cách. Thấu Bính hỏa là Chánh Quan cách. Thấu Mậu thổ là Chánh Ấn cách, nếu Giáp Bính Mậu đều không thấu thì lấy Chánh Tài cách.
- Tân sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Thiên Tài cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Tân sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Chánh Ấn cách. Thấu Ất mộc là Thiên Tài cách. Thấu Quý thủy là Thực Thần cách. Nếu Ất Mậu Quý đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách mà dùng.
- Tân sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa , là Chánh Quan cách. Thấu Mậu thổ , là Chánh Ấn cách. Nếu Bính Mậu đều không thấu, thì lấy Chánh Quan cách mà dùng.
- Tân sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Thất Sát cách. Thấu Kỷ thổ là Thiên Ấn cách. Nếu Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Thất Sát cách.
- Tân sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Thiên Ấn cách. Thấu Đinh hỏa là Thất Sát cách. Thấu Ất mộc là Thiên Tài cách. Nếu Ất Kỷ Đinh đều không thấu thì lấy Thiên Ấn cách mà dùng.
- Tân sinh tháng Thân, can thấu Nhâm thủy là Thương Quan cách. Thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Nếu Mậu thổ đều không, thì lấy Thương Quan cách.
- Tân sinh tháng Dậu. Dậu là Tân lộc, không phải ở Bát cách mà là Ngoại cách.
- Tân sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ là Chánh Ấn cách. Thấu Đinh hỏa là Thất Sát cách. Nếu Đinh Mậu đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách.
- Tân sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thương Quan cách. Thấu Giáp mộc là Chánh Tài cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu thì lấy Thương Quan cách.
- Tân sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Thực Thần cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Tân sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Thiên Ấn cách. Thấu Quý thủy là Thực Thần cách. Nếu Kỷ Quý đều không thấu thì lấy Thiên Ấn cách mà dùng.

Thientam
09-04-14, 13:27
NHÂM

- Nhâm sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Thực thần cách. Thấu Bính hỏa là Thiên Tài cách. Thấu Mậu thổ là Thất Sát cách. Nếu Giáp Bính Mậu đều không thấu thì lấy Thực thần cách.
- Nhâm sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Thương Quan cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Nhâm sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thất Sát cách. Thấu Ất mộc là Thương Quan cách. Nếu Ất Mậu đều không thấu thì lấy Thất Sát cách.
- Nhâm sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa là Thiên Tài cách. Thấu Canh kim là Thiên Ấn cách. Thấu Mậu thổ là Thất Sát cách. Nếu Bính Canh Mậu đều không thấu thì lấy Thiên Tài cách mà dùng.
- Nhâm sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Chánh Tài cách. Thấu Kỷ thổ là Chánh Quan cách . Nếu Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Chánh Tài cách.
- Nhâm sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Chánh Quan cách. Thấu Đinh hỏa là Chánh Tài cách. Thấu Ất mộc là Thương Quan cách. Nếu Ất Kỷ Đinh đều không thấu thì lấy Chánh Quan cách.
- Nhâm sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Thiên Ấn cách. Thấu Mậu thổ là Thất Sát cách. Nếu Mậu Canh đều không thấu, thì lấy Thiên Ấn cách.
- Nhâm sinh tháng Dậu. Thấu Tân là Ấn cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Nhâm sinh tháng Tuất. Can thấu Mậu thổ là Thất Sát cách, thấu Tân là Chánh Ấn cách. Thấu Đinh hỏa , là Chính Tài cách . Nếu Mậu Tân Đinh đều không thấu thì lấy Thất sát cách mà dùng.
- Nhâm sinh tháng Hợi, Hợi là Nhâm lộc không phải ở tại Bát cách mà là Ngoại cách.
- Nhâm sinh tháng Tý, Tý là Kiếp Nhận không phải là Bát cách mà là Ngoại cách.
- Nhâm sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Chính Quan cách. Thấu Tân kim là Chính Ấn cách . Nếu Kỷ Tân đều không thấu thì lấy Chính Quan cách.

QUÝ

- Quý sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc, là Thương Quan cách. Thấu Bính hỏa là Chánh Tài cách. Thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách. Nếu Giáp Bính Mậu đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách.
- Quý sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Thực Thần cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Quý sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách. Thấu Ất mộc là Thực Thần cách. Nếu Mậu Ất đều không thấu thì lấy Chánh Quan cách mà dùng.
- Quý sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa là Chánh Tài cách, thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách, thấu Canh kim là Chánh Ấn cách. Nếu Bính Mậu Canh đều không thấu thì lấy Chánh Tài cách mà dùng.
- Quý sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Thiên Tài cách, thấu Kỷ thổ là Thất Sát cách. Nếu Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Thiên Tài cách mà dùng.
- Quý sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Thất Sát cách, thấu Đinh hỏa là Thiên Tài cách. Thấu Ất mộc là Thực thần cách. Nếu Ất Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Thất Sát cách mà dùng.
- Quý sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Chánh Ấn cách. Thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách, nếu Canh Mậu đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách mà dùng.
- Quý sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim là Thiên Ấn cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Quý sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách. Thấu Đinh hỏa là Thiên Tài cách. Thấu Tân kim là Thiên Ấn cách. Nếu Mậu Đinh Tân đều không thấu thì lấy Chánh Quan cách mà dùng.
- Quý sinh tháng Hợi, can thấu Giáp mộc là Thương Quan cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
- Quý sinh tháng Tý. Tý là Quý lộc, không phải ở Bát cách mà dùng theo Ngoại cách.
- Quý sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Thất Sát cách. Thấu Tân kim là Thiên Ấn cách. Nếu Kỷ Tân đều không thấu thì lấy Thất Sát cách mà dùng.

Thientam
09-04-14, 13:33
Thientam:
Tác giả Lý Cư Minh có xuất bản quyển DỤNG THẦN BÁT TỰ TRONG NGŨ HÀNH SỐ MỆNH . Các bạn tham khảo thêm để nắm rõ hơn cách lấy dụng thần theo ngày sinh. Sách viết rõ ràng, dễ hiểu, dành cho các bạn mới nhập môn.

Thientam
09-04-14, 13:33
BÁT CÁCH THÀNH CÔNG

1. Chính Quan cách
(1) Nhật can cường, lại có Tài đến sinh Quan .
(2) Nhật can nhược, Chính Quan cường, có Ấn sinh thân .
(3) Chính Quan không thấy Thất Sát hỗn tạp.
2. Thiên, Chính Tài cách
(1) Nhật can cường , Tài cũng cường , tiếp tục gặp Quan tinh .
(2) Nhật can nhược , Tài tinh cường , có Ấn Tỷ hộ thân .
(3) Nhật can cường , Tài tinh nhược , có Thương Thực sinh Tài .
3. Thiên, Chính Ấn cách
(1) Nhật can cường , Ấn khinh (nhẹ) gặp Quan Sát.
(2) Nhật can cường , Ấn cũng cường , có Thương Thực tiết thân .
(3) Nhật can cường , Ấn lại gặp nhiều, Tài thấu xuất , giảm bớt lực của Ấn thụ ( Song, không thể Tài tinh có căn quá thâm sâu, cùng Ấn không hỗ trợ nhau mà Ấn thua) .
4. Thực thần cách
(1) Nhật can cường, Thực cũng cường, lại gặp Tài .
(2) Nhật can cường, Sát nổi bật quá, Thực thần chế Sát mà không gặp Tài .
(3) Nhật can cường , Thực thần tiết khí thái quá , gặp Ấn hộ thân .
5. Thất Sát cách
(1) Thân cường.
(2) Nhật can cường , Sát quá nổi bật, có Thực chế Sát .
(3) Nhật can nhược, Sát vượng, có Ấn sinh thân .
(4) Thân Sát lưỡng đình, không có Quan Sát hỗn tạp.
6. Thương Quan cách
(1) Nhật can cường , Thương Quan sinh Tài .
(2) Nhật can nhược, Thương Quan tiết khí, có Ấn hộ thân .
(3) Nhật can nhược , Thương Quan vượng , mà Sát Ấn song thấu .
(4) Nhật can cường, Sát trọng (nặng), Thương Quan giá (hộ) Sát .


BÁT CÁCH BỊ PHÁ HỎNG

1. Chính Quan cách
(1) Gặp Thương Quan mà không có Ấn .
(2) Gặp hình, xung, phá, hại.
(3) Có sát đến hỗn tạp.
2. Chính, Thiên Tài cách
(1) Nhật can cường, Tài khinh Kiếp Tỉ lại trọng .
(2) Gặp hình, xung, phá, hại.
(3) Nhật can nhược , Thất Sát trọng , Tài lại sinh Sát.
3. Chính, Thiên Ấn cách
(1) Nhật can nhược , Ấn khinh, lại gặp Tài phá .
(2) Nhật can nhược , Ấn thái trọng (quá nặng), mà lại nhiều Quan Sát .
(3) Gặp hình, xung, phá, hại.
4. Thực thần cách
(1) Nhật can cường , Thực khinh lại gặp Kiêu .
(2) Nhật can nhược , Thực thần sinh Tài , mà lại có Sát lộ.
(3) Gặp hình, xung, phá, hại.
5. Thất Sát cách
(1) Gặp hình, xung, phá, hại.
(2) Nhật can nhược.
(3) Tài sinh Sát mà không có chế.
6. Thương Quan cách
(1) Gặp Quan tinh.
(2) Nhật can nhược, lại có nhiều Tài.
(3) Nhật can cường, Thương Quan khinh, mà lại có nhiều Ấn.
(4) Gặp hình, xung, phá, hại.

Thientam
09-04-14, 13:34
BÁT CÁCH THÁI QUÁ

1. Chính Quan cách
(1) Quan tinh đắc lệnh, vừa lại đông nhiều, Nhật chủ suy nhược không kham nổi.
(2) Quan cường Thân nhược , lại nhiều Tài tinh sinh Quan .
2. Thiên, Chính Tài cách
(1) Tài đắc lệnh , mà lại nhiều. Nhật chủ suy nhược không thể kham nổi.
(2) Tài vượng Thân nhược , lại nhiều Thương Thực tiết thân sinh Tài .
3. Thiên, Chính Ấn cách
(1) Ấn trọng lại vừa đắc lệnh , Nhật chủ nhược mà Tài khinh .
(2) Ấn cùng Kiếp Tỉ đều cường, đơn độc chỉ có Thương Thực Tài Quan nhẹ mà ít .
4. Thực thần cách
(1) Thương Thực quá nặng mà Nhật chủ quá nhẹ, không có Ấn hoặc nhiều Tài .
(2) Thân cường Sát yếu , Thương Thực nặng mà chế Sát thái quá, lại không có Tài giải cứu.
5. Thất Sát cách
(1) Sát thái trọng , thân thái khinh , không gặp Thương Thực .
(2) Tài đa thân nhược , Sát lại được Tài sinh.


BÁT CÁCH BẤT CẬP

1. Chính Quan cách
(1) Thân cường vượt qua khỏi Quan tinh, lại không có Tài để sinh Quan.
(2) Thân cường vượt qua khỏi Quan tinh, lại có nhiều Ấn tiết khí Quan tinh, có Thương Thực khắc chế Quan tinh.
2. Thiên, Chính Tài cách
(1) Thân cường mà lại gặp nhiều Tỷ Kiếp Lộc Nhận.
(2) Tài không có Thương Thực sinh, mà lại nhiều Kiếp Ấn cướng đoạt.
3. Thiên, Chính Ấn cách
(1) Tài nặng không có Quan tinh.
(2) Nhiều Tỷ Kiếp Lộc Nhận.
4. Thực thần cách
(1) Ấn trọng, thân khinh.
(2) Thân nhược mà Tài Quan quá nhiều.
5. Thất Sát cách
(1) Thực nặng mà không có Tài.
(2) Thân cường, Ấn cường.

Thientam
09-04-14, 13:35
DỤNG THẦN BÁT CÁCH


Nhật chủ có cường, có nhược, cách cục có thành, có bại, có thái quá, có bất cập. Trước mắt có một chữ, có thể hỗ trợ cách cục thành công. Cứu giúp Cách cục bị phá bại, ức chế cách cục bị thái quá. Nhật chủ thái cường, phù trợ cách cục bất cập, hộ nhật chủ thái nhược, chữ này chính là Dụng thần vậy. Mệnh lấy dụng thần có lực là cao, dụng thần không có lực là thấp, không có dụng thần là càng thấp. Nhật chủ cách cục, cũng như hình dáng thân thể của con người. Dụng thần, cũng như linh hồn của con người. Linh hồn cùng thân thể không thể tách rời nhau, cho nên dụng thần ở trong mệnh cục rất là trọng yếu, có thể thấy được vậy. Luận mệnh là luận dụng thần vậy, có thể đặc biệt kể ra phép lấy dụng thần của Bát cách như sau:
1. Chính Quan Cách
- Nhật can nhược, Chánh Quan là cách, Tài tinh trọng, lấy Tỷ Kiếp làm dụng , không có Tỉ Kiếp thì dụng Ấn .
- Nhật can nhược, Chánh Quan là cách, Thương Thực nhiều, lấy Ấn làm dụng.
- Nhật can nhược, Chánh Quan là cách, Quan Sát trọng, lấy Ấn làm dụng .
- Nhật can cường, Chánh Quan là cách, Kiếp Tỉ nhiều, lấy Quan làm dụng .
- Nhật can cường, Chánh Quan là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng .
- Nhật can cường, Chánh Quan là cách, gặp nhiều Thương Thực, thì dụng Tài .
2. Thiên, Chính Tài cách
- Nhật can nhược, Tài là cách, Thương Thực nhiều, lấy Ấn làm dụng.
- Nhật can nhược, Tài là cách, Tài trọng thì dụng Tỉ Kiếp .
- Nhật can nhược, Tài là cách, Quan Sát gặp nhiều, thì dụng Ấn .
- Nhật can cường, Tài là cách, nếu Kiếp Tỉ trùng trùng, dụng Thương Thực là tốt nhất, dụng Quan Sát cũng được.
- Nhật can cường, Tài là cách, Ấn gặp nhiều, dụng Tài là tốt.
3. Thiên, Chính Ấn cách
- Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Quan Sát, thì dụng Ấn .
- Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Thương Thực, tốt nhất là dụng Ấn .
- Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Tài, thì dụng Kiếp Tỉ .
- Nhật can cường, Ấn là cách, Tỉ Kiếp trùng trùng, có Quan Sát thì dụng Quan Sát, không có Quan Sát thì dụng Thương Thực .
- Nhật can cường, Ấn là cách, Ấn trọng thì cần dụng Tài .
- Nhật can cường, Ấn là cách, Tài nhiều thì dụng Quan Sát .
4. Thực Thần cách
- Nhật can nhược, Thực Thần là cách, Quan Sát gặp nhiều, thì dụng Ấn .
- Nhật can nhược, Thực thần là cách, Quan Sát gặp nhiều, thì dụng ấn.
- Nhật can nhược, Thực thần là cách, Thương Thực trọng, lấy Ấn làm dụng.
- Nhật can cường, Thực thần là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng.
- Nhật can cường, Thực thần là cách, Kiếp Tỉ trùng trùng, lấy Thực Thương làm dụng.
- Nhật can cường, Thực thần là cách, Tài nhiều, lấy Quan Sát làm dụng.
5. Thất Sát cách
- Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Tài nhiều, lấy Kiếp Tỉ làm dụng.
- Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Thương Thực gặp nhiều, lấy Ấn làm dụng.
- Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Quan Sát trùng trùng. Lấy Ấn làm dụng.
- Nhật can cường, Thất Sát là cách, Tỉ Kiếp gặp nhiều. Lấy Sát làm dụng.
- Nhật can cường, Thất Sát là cách, Ấn gặp nhiều, lấy Tài làm dụng.
- Nhật can cường, Thất Sát là cách, Quan Sát trùng trùng, lấy Thương Thực làm dụng.
6. Thương Quan cách
- Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Tài nhiều, lấy Tỉ Kiếp làm dụng.
- Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Quan Sát nhiều, lấy Ấn làm dụng.
- Nhật can cường, Thương Quan là cách, Thương Thực trùng trùng, lấy Ấn làm dụng.
- Nhật can cường, Thương Quan là cách, Tỉ Kiếp nhiều, thì dụng Thất Sát.
- Nhật can cường, Thương Quan là cách. Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng.

Thientam
09-04-14, 13:35
BỔ SUNG PHẦN DỤNG THẦN CỦA BÁT CÁCH

1. Yêu cầu Dụng thần:
(1) Có thế lực, có gốc ( như dụng Giáp mộc, thích hợp ở các tháng mùa Xuân).
(2) Có sự trợ giúp ( như dụng Giáp mộc, thấy Ất mộc hoặc Quý thủy trợ giúp).
(3) Thiên can phải đắc khí ( như dụng Giáp mộc, địa chi là Dần Mão )
(4) Thiên Can không gặp khắc, hợp ( như dụng Giáp mộc, không có Canh khắc, Kỷ hợp ).
(5) Địa chi được Thiên Can sinh, trợ giúp ( như dụng Tị hỏa, được Giáp mộc tương sinh, Bính hỏa bang trợ ).
(6) Địa chi không có hình, xung, hợp, hại ( như dụng Tị hỏa, không gặp Hợi xung, Dần hình ).
(7) Đã gặp xung khắc, mà có giải cứu ( như dụng Giáp mộc bị Canh khắc, may mắn có Ất mộc hợp Canh, hoặc Bính hỏa khắc hết. Lại có như dụng Tị hỏa, bị Hợi xung, may mắn gặp Mão mộc tam hợp Hợi thủy ).

2. Phân biệt Dụng thần
(1) Kiện toàn: Dụng thần không có khắc, hợp, hình, xung. Gọi là Kiện toàn.
(2) Tướng thần: Dụng thần có lực không đủ, may mắn có chữ khác sinh trợ. Dụng thần bị hình xung khắc hợp, may mắn có chữ khác giải cứu. Chữ sinh trợ hoặc giải cứu này, gọi là Tướng thần. Trong mệnh cục, quan trọng là cùng dụng thần có sự tương đồng.
(3) Cách cục tương kiêm: Như lấy Tài làm cách. Dụng thần cũng thuộc là Tài, chính là Cách cục mà kiêm dụng thần, rất quan trọng cần phải biết.

Thientam
09-04-14, 13:36
Chương Ngoại Cách

Luận mệnh là căn cứ vào âm dương ngũ hành, can chi sinh khắc, mà dẫn đến lấy Bát Cách cùng Dụng thần, đã có thể 10 phần mà đạt 8,9 phần. Song, ở trên có vượt qua ngoài lý lẽ thông thường, không phải chỉ có Bát cách mà thôi, còn có cách sắp xếp theo Ngoại cách. Ngoại cách danh mục có nhiều, tuy nhiên cũng cần nên phân biệt một số Ngoại cách như sau:

Khúc trực cách

1. Cấu thành cách Khúc Trực
Can ngày Giáp Ất, sinh ở mùa Xuân, Địa chi toàn Dần Mão Thìn phương đông, hoặc Hợi Mão Mùi mộc cục, mà không có các loại Canh Tân Thân Dậu. Ví như:
Nhâm Dần/ Quý Mão/ Giáp Thìn/ Giáp Tý
Giáp mộc sinh ở tháng Mão, chi toàn Dần Mão Thìn phương Đông, một khối thiên can tú khí, lại được Nhâm Quý Giáp nhờ sinh Tỷ giúp, hoàn toàn không có Canh Tân Thân Dậu, vốn là Khúc Trực cách.
Lại tiếp:
Quý Hợi/ Ất Mão/ Ất Mão/ Quý Mùi
Ất mộc sinh ở tháng Mão, địa chi Hợi Mão Mùi kết thành Mộc cục, thiên can lại được Quý Ất tư sinh, Tỷ trợ, cũng hoàn toàn không có Canh Tân Thân Dậu xung khắc, là Khúc Trực Cách.
2. Dụng thần của cách Khúc Trực
Đã lấy thành Khúc Trực Cách, thì kỳ tú khí hoàn toàn hội tụ tại Nhật can là mộc. Tức lấy mộc làm dụng thần. Kỵ kim khắc phạt. Mừng có thủy mộc tương trợ, gặp hỏa thổ thanh tú cũng hiền lanh, gặp thổ là Tài có hỏa thì không sợ.

Viêm thượng cách

1. Cấu thành Viêm Thượng cách
Nhật can Bính Đinh, sinh ở mùa Hạ, địa chi toàn là Tị Ngọ Mùi phương Nam; hoặc Dần Ngọ Tuất kết thành Hỏa cục, không có Nhâm Quý Hợi Tý. Tỷ như:
Đinh Tị/ Bính Ngọ/ Bính Dần/ Ất mùi
Bính hỏa sinh tại tháng Ngọ, chi toàn Tị Ngọ Mùi hội tụ phương Nam, một khối khí chân hỏa, thiên can lại được Ất Bính Đinh sinh cho, có Tỷ phụ trợ, hoàn toàn không có Nhâm Quý Hợi Tý xung khắc, vốn là Viêm Thượng Cách.
Bính Tuất/ Giáp Ngọ/ Đinh Mão/ Nhâm Dần
Đinh hỏa sinh ở tháng Ngọ, trong trụ tuy có Nhâm Thủy nhưng thủy hoàn toàn vô khí, mà cùng nhật can Đinh hỏa hợp, địa chi Dần Ngọ Tuất kết thành Hỏa cục, thiên can lại được Giáp Bính sinh cho, có Tỷ trợ giúp, không có Quý thủy Tý thủy, cũng là Viêm Thượng cách.
2. Dụng thần cách Viêm Thượng
Đã lấy thành Viêm Thượng Cách, thì kỳ tú khí hoàn toàn quy tụ về Nhật can là hỏa. Tức lấy hỏa làm dụng thần, kỵ thủy khắc diệt. Mừng có mộc thủy tương trợ, gặp thổ thổ tú cũng thiện. gặp kim là Tài, có thổ thì Tài không ngại.

Giá sắc cách

1. Cấu thành Giá Sắc cách
Nhật can Mậu Kỷ, sinh ở các tháng Tứ Quý, địa chi hoàn toàn là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, hoặc tứ trụ thuần thổ, mà không có Giáp Ất Dần Mão xuất hiện. Như:
Mậu Tuất/ Kỷ Mùi / Mậu Thìn/ Quý Sửu
Mậu thổ sinh tại tháng Mùi, chi hoàn toàn là Thìn Tuất Sửu Mùi một khối khí thổ, Thiên Can lại có Mậu Kỷ lộ phụ trợ, không có Giáp Ất Dần Mão xung khắc, là Giá Sắc cách.
Mậu Thìn/ Kỷ Mùi/ Kỷ Mùi/ Mậu Thìn
Nhật chủ Kỷ thổ sinh ở tháng Mùi, địa chi Thìn Mùi đều là thổ, thiên can lại có Mậu Kỷ một khối khí thổ, đều không có Giáp Ất Dần Mão xung khắc , cũng là Giá Sắc cách .
2. Dụng thần của Giá Sắc cách
Đã thành Giá Sắc cách, thì kỳ tú khí đều tụ hợp tại nhật can là thổ, tức lấy thổ là dụng thần. Kỵ mộc khắc, mừng hỏa thổ sinh trợ, gặp kim tú khí cũng tốt. Phùng thủy là Tài, có kim thì không sợ.

Thientam
09-04-14, 13:36
Tòng Cách cách

1. Cấu thành Tòng Cách cách
Nhật can là Canh Tân, sinh ở mùa Thu, địa chi hoàn toàn là Thân Dậu Tuất hội về Tây phương , hoặc có Tị Dậu Sửu kết thành Kim cục, không có các chữ Bính Đinh Ngọ Mùi, Như:
Mậu Thân/ Tân Dậu/ Canh Tuất/ Ất Dậu
Canh kim sinh ở tháng Dậu, địa chi toàn là Thân Dậu Tuất hội về Tây phương , một khối Kim khí . Thiên can Mậu Tân lại tương sinh, hoàn toàn không có Bính Đinh Ngọ Mùi xung khắc, là Tòng Cách cách .
Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Tân Tỵ/ Kỷ Sửu
Tân kim sinh ở tháng Dậu, địa chi Tị Dậu Sửu , kết thành Kim cục . Thiên can lại được Mậu Kỷ Tân tương sinh trợ giúp, không có Bính Đinh Ngọ Mùi xung khắc . Cũng là Tòng Cách cách .
1. Dụng thần của cách Tòng Cách
Đã lấy cấu thành Tòng Cách cách , thì kỳ tú khí hoàn toàn tụ họp ở Nhật can là Kim . Tức là lấy Kim làm dụng thần, kỵ hỏa khắc , hỉ thổ kim tương trợ , gặp thủy thổ tú cũng tốt. Gặp mộc là Tài , có thủy Tài cũng không ngại.

Nhuận hạ cách

1. Cấu thành Nhuận Hạ cách
Nhật can là Nhâm Quý, sinh ở mùa Đông . Địa chi hoàn toàn là Hợi Tý Sửu hội về Bắc phương , hoặc Thân Tý Thìn kết thành Thủy cục, không có các chữ Mậu Kỷ Mùi Tuất, như :
Nhâm Thân/ Nhâm Tý/ Nhâm Thìn/ Canh Tý
Nhâm thủy sinh tại tháng Tý, địa chi Thân Tý Thìn kết thành Thủy cục . Thiên can lại được Canh Nhâm tương sinh trợ giúp, không có Mậu Kỷ Mùi Tuất xung khắc, là Nhuận Hạ cách .
Tân Hợi /Canh Tý/ Quý Sửu/ Quý Sửu
Quý thủy sinh ở tháng Tý, địa chi hoàn toàn là Hợi Tý Sửu Bắc phương . Thiên can lại được Canh Tân Quý tương sinh cho, không có Mậu Kỷ Mùi Tuất các loại xung khắc, cũng là Nhuận Hạ cách .
2. Dụng thần của Nhuận Hạ cách
Đã thành lập được Nhuận Hạ cách , thì kỳ tú khí hoàn toàn tụ họp ở Nhật can là Thủy , tức lấy thủy làm dụng thần . Kỵ thổ khắc , hỉ kim thủy tương trợ , gặp mộc thổ tú cũng tốt. Gặp Hỏa là Tài , có mộc Tài cũng không sợ.

Thientam
09-04-14, 13:37
Tòng Tài cách

1. Cấu thành Tòng Tài cách
Nhật chủ suy nhược, sinh ở tháng là Tài ( chi tháng là Tài địa), lý lấy Chính Thiên Tài làm cách. Mà địa chi thuần túy thuộc Tài địa , hoặc kết thành Tài cục . Thiên can tiếp tục thấu xuất sinh chữ Tài, Nhật can không có được một điểm khí sanh vượng, không thể đảm nhận được Tài , chỉ còn phải tòng theo mà thôi.
Canh Tuất/ Ất Dậu/ Bính Thân/ Kỷ Sửu
Nhật can Bính hỏa sinh ở tháng Dậu lâm Tử địa, đề cương là Chính Tài, địa chi lại toàn là Thân Dậu Tuất Tài địa, thiên can Ất mộc bị Canh hợp, Kỷ thổ lại vừa sinh Tài, Nhật can hoàn toàn không có một điểm sinh khí, khó mà đảm nhận được Tài, là Tòng Tài cách vậy.
Mậu Thân/ Tân Dậu/ Đinh Tị/ Tân Sửu
Nhật can Đinh hỏa, sinh ở tháng Dậu là Tài địa , địa chi Tị Dậu Sửu hội thành Tài cục , thiên can Mậu Tân, lại càng sinh trợ cho Tài tinh, Nhật can không có khí, cũng lấy Tòng Tài luận .
2. Dụng thần Tòng Tài cách
Đã lấy cấu thành Tòng Tài cách , Tài kỳ tú khí hoàn toàn tụ ở tòng chi Tài , tức là lấy Tài làm dụng thần. Hỉ Thương Thực Tài trợ giúp, kỵ Tỉ Kiếp cướp đoạt . Cũng kỵ Ấn trợ thân, gặp Quan không trở ngại.

Tòng Sát cách

1. Cấu thành Tòng Sát cách
Nhật chủ suy nhược , Sát vượng mà nhiều, không có Ấn sinh thân, thân thật sự không thể đảm nhận được Sát , chỉ còn cách tòng theo vậy. Ví như :
Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Ất Dậu/ Ất Dậu
Nhật can Ất mộc, sinh tại tháng Dậu là lâm tuyệt địa , năm tháng giờ lại đều lâm vào đất Mộ Tuyệt. Thất Sát nắm lệnh , mà mệnh lại nhiều Ất mộc, hoàn toàn không có sinh khí , há sao thân chịu đựng nổi được . Chỉ còn phải Tòng Sát , tức là Tòng Sát cách vậy .
2. Dụng thần cách Tòng Sát
Đã lấy cấu thành Tòng Sát cách, thì kỳ thế lực hoàn toàn ở Sát . Tức lấy Sát làm dụng thần . Duy chỉ cùng Bát Cách dụng Sát là không đồng nhất, độc nhất là Hỉ Tài Sát tương sinh, kỵ Ấn tiết Sát sinh thân , Kiếp Tỉ kháng Sát cũng không thích hợp. .

Tòng Nhi cách

Tòng Nhi cách:
1. Cấu thành Tòng Nhi cách
Nhật chủ suy nhược , không có Ấn sinh thân , Thương Thực đương vượng , hoặc lại có Thiên Can kết thành bè đảng . Địa chi hội cục , thân không thể chịu nổi sự tiết khí quá nhiều, chỉ còn có thể phải tòng theo. Thương Thực là cái TA sinh ra, cho nên gọi là Tòng Nhi cách . Ví dụ như :
Đinh Mão/ Nhâm Dần/ Quý Mão/ Bính Thìn
Quý thủy sinh ở đầu mùa xuân, mộc vượng thừa quyền, chi toàn Dần Mão Thìn Đông phương nhất khí, tứ trụ không có kim . Nhật chủ có tiết mà không có sinh , thật sự không thể chịu được mộc này quá vượng. Bất đắc dĩ phải tòng, cách thành Tòng Nhi vậy .
2. Dụng thần Cách Tòng Nhi
Đã lấy thành Tòng Nhi cách, thì lấy Thực Thương là tú khí, là dụng thần khả dĩ vậy, không sợ Tỉ Kiếp, vì Tỉ Kiếp vẫn đi sinh trợ cho Thực Thương vậy. Mừng phùng Tài tinh, gọi là Nhi lại có Nhi sinh cho, lại được chuyển tiếp cho tú khí lưu hành vậy. Gặp Quan Sát không có lợi, vì Quan Sát khắc thân, thế lực tất nhiên mình lại hại mình vậy, huống hồ Quan Sát cùng với Thực Thương như lửa với nước không dung hòa vậy. Tối Kỵ gặp Ấn thụ, là do Ấn có thể khắc chế Thực Thương vậy. Phùng Thực Thương là trợ giúp cho dụng thần, cũng khả ái vậy.

Thientam
09-04-14, 13:37
Tòng Vượng cách

1. Cấu thành Tòng Vượng cách
Tứ trụ đều là Tỉ Kiếp. Tuyệt đối không có Quan Sát chế, hoặc có Ấn thụ sinh cho, vốn là cực vượng vậy, chỉ còn cách là Tòng theo Vượng thần.
Quý Mão/Ất Mão/ Giáp Dần/ Ất Hợi
Giáp mộc sinh ở giữa xuân , chi gặp lưỡng Mão là vượng , Dần là Lộc , Hợi là Sinh , Can có Ất là Kiếp, Quý là Ấn, là cực vượng vậy. Không có thể lấy Tài Quan Thương Thực, duy chỉ có lấy Tòng theo Vượng mà luận.
2. Dụng thần cách Tòng Vượng
Đã lấy thành Tòng Vượng cách, thì lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần, mừng có Ấn Thụ Tỷ Kiếp sinh trợ. Gặp Quan Sát gọi là phạm Vượng, hung họa lập tức đến ngay. Gặp Tài tinh, Quần Tỷ tương tranh, thì 9 phần là chết, chỉ còn 1 phần là sống. Nếu trong cục Ấn khinh, phùng Thực Thương cũng không ngại.


Tòng Cường cách

1. Cấu thành Tòng Cường cách
Tứ trụ Ấn thụ trùng trùng, Tỷ Kiếp cũng nhiều, nhật chủ lại không mất lệnh, tuyệt đối không có một hào khí Tài tinh Quan Sát, gọi là Nhị Nhân đồng tâm. Thích thuận mà không thích nghịch, thì tức là Tòng Cường cách vậy.
Nhâm Tý/ Quý Mão/ Giáp Tý/ Giáp Tý
Giáp sinh tháng Mão, là đất tối vượng, Can thấy Nhâm Quý là Ấn , Giáp mộc là Tỉ , địa chi lại có Tý thủy là 3 bè đảng, Tài Quan tuyệt tích , cực cường vậy. Ngoài Tòng cường , không có cách nào hơn vậy.
2. Dụng thần cách Tòng Cường
Đã thành Tòng Cường cách, tức lấy cường thần làm dụng thần ( có thể lấy Ấn thụ cùng Tỷ Kiếp đều làm dụng thần). Phùng Tỷ Kiếp, Ấn thụ thuận kỳ cường thần thì rất là tốt. Thực Thương mà cùng có Ấn thụ xung khắc thì rất hung; gặp Tài tinh Quan Sát, gọi là Xúc nộ Cường thần (gây phẫn nộ cường thần), thế lực càng nguy hiểm vậy.

Thientam
09-04-14, 13:38
Hóa khí cách

1. Cách thành Hóa Khí cách
- Ngày Giáp giờ Kỷ, ngày Kỷ giờ Giáp, ngày Giáp tháng Kỷ, tháng Kỷ ngày Giáp, sinh tháng Tứ Quý ( Thìn,Tuất,Sửu,Mùi), không gặp mộc là hóa Thổ Cách.
- Ngày Ất giờ Canh, ngày Canh giờ Ất, ngày Ất tháng Canh, ngày Canh tháng Ất, sinh các tháng Tị Dậu Sửu Thân, không gặp hỏa là hóa Kim Cách.
- Ngày Bính giờ Tân, ngày Tân giờ Bính, ngày Bính tháng Tân, ngày Tân tháng Bính, sinh các tháng Thân Tý Thìn Hợi, không gặp thổ là hóa Thủy Cách.
- Ngày Đinh giờ Nhâm, ngày Nhâm giờ Đinh, ngày Đinh tháng Nhâm, ngày Nhâm tháng Đinh, sinh các tháng Hợi Mão Mùi Dần, không gặp kim, là hóa Mộc Cách.
- Ngày Mậu giờ Quý, ngày Quý giờ Mậu, ngày Mậu tháng Quý, ngày Quý tháng Mậu, sinh các tháng Dần Ngọ Tuất Tị, không gặp thủy, là hóa Hỏa Cách.
Ví dụ:
Mậu Thìn/ Nhâm Tuất/ Giáp Thìn/ Kỷ Tị
Giáp mộc sinh ở tháng 9 mùa thu, thổ vượng thừa quyền, Giáp Kỷ hợp mà hóa thổ; không thấy mộc, thì không khắc phá, mà cách cục thuần túy vậy.
Giáp Thân/ Quý Dậu/ Ất Sửu /Canh Thìn
Ất Canh hợp mà hóa kim, mùa tại chính Thu, hóa thần đắc lệnh, tứ trụ không có hỏa khắc phá, mệnh này gần như xuất ra tài trí hơn người vậy.
Giáp Thìn/ Bính Tý/ Tân Sửu/ Nhâm Thìn
Đông thủy phương vượng, Bính Tân hợp hóa thủy, lại còn gặp Nhâm thủy nguyên thần tuyệt vời không tầm thường. Thìn Sửu đều là nhuận thổ, không thể luận khắc phá vậy.
Ất Mão/ Đinh Mão/ Nhâm Ngọ/ Quý Mão
Đinh Nhâm hợp mà hóa mộc, dựa vào ở giữa xuân, là mộc thời lệnh tối vượng, cách cục càng thuần túy. Bát tự không có kim, càng đáng khen vậy.
Bính Tuất/ Mậu Tuất /Quý Tị /Giáp Dần
Mậu Quý hợp mà hóa hỏa, dù lệnh không còn là mùa hạ hỏa đang vượng, song có Bính Tị lưỡng hỏa dẫn hóa, Giáp Dần lưỡng mộc trợ hỏa, mà không gặp thủy khắc, hiển nhiên mà cũng hóa.

Thientam
09-04-14, 13:39
2. Hóa khí cách bị phá bại
(1) Là do khắc mà phá.
Tỷ như:
Canh Tuất /Mậu Tý /Tân Mùi/ Bính Thân
Bính Tân tương hợp, sinh giữa mùa đông, hóa thủy thành công, thế là Mậu thổ, Mùi thổ, Tuất thổ cạnh tranh tương khắc thủy, cách cục bị phá vỡ vậy.
(2) Nguyên nhân là do đố kỵ mà phá vậy.
Giáp Tuất /Đinh Mão /Nhâm Ngọ /Đinh Mùi
Tháng Mão giữa Xuân mộc vượng, Đinh Nhâm hóa mộc, đúng hóa là do hợp mà thành, hiện tại thì do có 2 Đinh đố hợp 1 Nhâm, hợp mà lại do đố mà bị phân chia lực, vội luận hóa ư.
(3) Do hóa mà phá.
Nhâm Thìn /Đinh Mùi /Giáp Tý /Kỷ Tị
Giáp Kỷ hóa thổ tại cuối mùa Hạ, chỉ vì Đinh Nhâm hóa mộc tại năm tháng, mộc đến khắc thổ vốn là hóa thần, phá hại hóa thần, cách này cũng hỏng vậy.
3. Hóa khí cách chuyển bại làm thành
(1) Là do khắc mà phá, phá mà lại thành.
Tân Dậu /Bính Thân /Ất Sửu /Canh Thìn
Ất Canh hóa kim tại tháng mùa thu, nhưng lại sợ Bính hỏa khắc phá kim, may mắn có can năm Tân kim hợp bán, Bính hỏa hại mà không thành, mệnh này do hợp mà chuyển từ bại mà thành vậy.
Giáp Tý /Mậu Thìn /Bính Thân /Tân Mão
Mùa sinh ở tháng Thìn, chi toàn Thân Tý Thìn, Bính Tân hợp mà hóa thủy, sợ có Mậu thổ phá hóa, song nhờ có Giáp ở phía trước khắc chế Mậu, Mậu không thể hại hóa thần, mệnh này nhờ khắc mà chuyển bại sang thành vậy.
Giáp Tuất /Đinh Sửu /Giáp Thân /Kỷ Tị
Giáp Kỷ hóa thổ mà được lệnh, tiếc là trụ năm có Giáp mộc khắc thổ, may mắn nhờ có Đinh hỏa ở can tháng, ngầm tiết khí Giáp mộc mà sinh trợ hóa thần này, nhờ sinh trợ mà chuyển từ bại sang thành vậy.
(2) Là do Đố mà phá, phá mà lại thành.
Nhâm Dần/ Đinh Mùi/ Nhâm Tý/ Đinh Mùi
Ngày Nhâm, bên phải trái đều có Đinh, sinh tại tháng Mùi, do đố mà hóa mộc không thành, song can năm cũng là Nhâm, thành 2 Đinh 2 Nhâm như Ngọc Bích song song, sao lại có đố kỵ. Cho nên, nhờ hợp mà chuyển từ bại sang thành vậy.
Đinh Sửu /Tân Hợi /Bính Ngọ /Tân Mão
Bính hỏa sinh mùa đông, ngưng tụ tại 2 Tân đố hợp, không thể hóa thủy, may mắn có Đinh ở trụ năm khắc khứ tháng Tân, nhật Bính vẫn có thể hợp Tân trụ giờ, mà hóa thành thủy vậy. Mệnh này nhờ khắc mà chuyển từ bại sang thành vậy.
4. Hóa Khí cách nhất định không thành
(1) Xa cách vị trí.
Ví dụ:
Tân Hợi /Canh Tý /Bính Dần /Nhâm Thìn
Bính sinh tháng Tý, năm thấu Tân, năm ngày vị trí cách xa, hợp mà miễn cưỡng, làm sao có thể hóa thủy được ?
(2) Không được nguyệt lệnh.
Bính Ngọ /Mậu Tuất /Đinh Hợi /Nhâm Dần
Đinh Nhâm tuy gần kề trói buộc, song mùa sinh không phải mộc lệnh, không thể hóa mộc, thả hóa vậy, cũng không được vượng cực, cách cục làm sao có thể thành lập, tuy không cần ngày xuân mộc lệnh, phương có thể hóa mộc, nhưng cũng cần tồn tại các tháng Hợi Mùi, vì mộc Sinh tại Hợi mà Khố tại Mùi vậy.
5. Dụng thần của Hóa Khí cách
Đã thành Hóa Khí Cách, bản thân mừng sinh trợ hóa thần. Duy chỉ có hóa thần thái cường. Cũng mừng có Tiết khí mà Tiết là dụng thần, hoặc hóa cách gặp phá hại mà được cứu, thì lấy cứu thần làm dụng thần. Song, kết cục là không lấy khắc phá hóa thần làm dụng thần vậy. Về phần hỉ kỵ, thuận với dụng thần là hỉ, nghịch với dụng thần là kỵ. Tức lấy 2 đầu thuận nghịch, có thể Tiêu Tức (Tiêu là diệt đi, Tức là tăng lên, thời vận tuần hoàn, lên lên xuống xuống gọi là tiêu tức) vậy.

Thientam
09-04-14, 13:39
Kiến Lộc cách

1. Cấu thành cách Kiến Lộc
Thông thường nhật can gặp Lộc ở chi tháng. Như ngày Giáp tháng Dần, ngày Ất tháng Mão, ngày Bính Mậu tháng Tị, ngày Đinh Kỷ tháng Ngọ, ngày Canh tháng Thân, ngày Tân tháng Dậu, ngày Nh6m tháng Hợi, ngày Quý tháng Tý, đều là Kiến Lộc Cách. Do không có trong Bát cách, cho nên là Ngoại Cách vậy.
2. Nguyên nhân lấy cách Kiến Lộc
Mệnh cục đề ra Bát cách là từ Chi tháng, nhật can cường nhược, cũng do cách này mở rộng xác định. Đề cương được Lộc, trước tiên được nguyệt lệnh vượng khí, nhật chủ nhất định không suy. Cũng như con người tinh thần sung túc, có thể làm nên sự nghiệp. Nếu lại tiếp tục Tài Quan Ấn Thực các loại, đang phối hợp thích hợp, càng là mệnh đẹp không nghi ngờ. Chi năm, chi ngày, chi giờ được Lộc, phụ trợ cho thân nhược, tục thư lấy tuy có nhiều cách, song cuối cùng không bằng Kiến Lộc làm trọng yếu, không đủ có thể Quý vậy.
3. Dụng Thần Kiến Lộc Cách
+ Kiến Lộc cách , Tài nhiều thân nhược, dụng Tỉ Kiếp là tốt nhất .
+ Kiến Lộc Cách , Tài nhiều thân cường, dụng Quan Sát là tốt nhất, không có Quan Sát dụng Thương Thực cũng tốt đẹp.
+ Kiến Lộc cách , Quan Sát nhiều, thân nhược, dụng Ấn là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Quan Sát nhiều, thân cường, dụng Tài là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Thương Thực nhiều , thân nhược, dụng Ấn là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Thương Thực nhiều, thân cường, dụng Tài là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Tỉ Kiếp nhiều, dụng Quan Sát là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Ấn nhiều, dụng Tài là tốt nhất.

Thientam
09-04-14, 13:40
Nguyệt Nhận cách

1. Cấu thành Nguyệt Nhận cách
Thông thường Nhật Can gặp Chi tháng là Nhận như ngày Giáp tháng Mão, ngày Canh tháng Dậu, ngày Nhâm tháng Tý đều là Nguyệt Nhận Cách, là dựa vào bên trong không có Bát cách, cho nên luận bổ sung ở chương Ngoại Cách.
2. Nguyên nhân lấy cách Nguyệt Nhận
Ngày Giáp tháng Mão, ngày Canh tháng Dậu, ngày Nhâm tháng Tý, nguyệt kiến đều là Kiếp Tài. Cái lý không lấy cách Kiếp Tài, chỉ có được lấy là Nguyệt Nhận. Nhận là ở vị trí cực vượng, Nhật Can đã cực cường, nếu nhiều Tài Sát, cũng là mệnh tốt. Duy chỉ không có phù hợp là tiếp tục có nhiều Tỷ Kiếp bang thân. Nếu không thì nhất định là Hạ mệnh vậy.
3. Không lấy Nguyệt Nhận
Nhận chính là vượng mà vượt quá mức, luôn là vật hung bạo. Lâm tại đề cương, thế lực quá mạnh mẽ, thông suốt mà lại kết hợp được nắm quyền, lại vừa đến lấy trợ thân địch Sát. Nếu không đoạt Tài lấy họa, ảnh hưởng càng lớn. Loại trừ ngày Giáp tháng Mão, ngày Canh tháng Dậu, ngày Nhâm tháng Tý, không có cách khác để lấy, đành phải lấy Nhận. Dưới đây liệt kê những mệnh không nên lấy Nhận cách mà nên dùng cách khác. Như:
+ Ngày Ất, tháng Dần, không lấy Nhận cách, mà lấy Dần trong có chứa Bính hỏa Thương Quan, hoặc Mậu thổ Thiên Tài làm cách.
+ Ngày Bính tháng Ngọ, không lấy Nhận cách, mà lấy Ngọ trong có chứa Kỷ thổ Thương Quan làm cách.
+ Ngày Mậu tháng Ngọ, không lấy Nhận cách, mà lấy Ngọ trong tàng chứa Đinh hỏa Chính Ấn làm cách.
+ Ngày Đinh tháng Tị, không lấy Nhận cách, mà lấy trong Tị tàng chứa canh kim là Chính Tài cách, hoặc Mậu thổ Thương Quan làm cách.
+ Ngày Kỷ tháng Tị, không lấy Nhận cách, mà lấy trong Tị có chứa Bính hỏa Chính Ấn cách, hoặc Canh kim Thương Quan cách.
+ Ngày Tân tháng Thân, không lấy Nhận Cách, mà lấy trong Thân tàng chứa Mậu thổ là Chính Ấn cách, hoặc Nhâm thủy Thương Quan cách.
+ Ngày Quý tháng Hợi, không lấy Nhận Cách, mà lấy trong Hợi tàng chứa Giáp mộc Thương Quan làm cách.
4. Dụng thần Nguyệt Nhận cách
+ Nguyệt Nhận nhiều Tài , phù hợp dụng Quan Sát .
+ Nguyệt Nhận nhiều quan sát , phù hợp dụng Tài .
+ Nguyệt Nhận nhiều Thương Thực , cũng phù hợp dụng Tài .
+ Nguyệt Nhận nhiều Tỉ Kiếp , tất nhiên dụng Quan Sát .
+ Nguyệt Nhận nhiều ấn , phù hợp dụng Tài .
+ Nguyệt Nhận mà đầy Quan Thương Thực , phù hợp lấy Ấn làm dụng .