PDA

View Full Version : Quản Kiến Tử Bình bình chú



Thientam
16-05-14, 15:16
Quản Kiến Tử Bình bình chú
Tác giả: Lôi Minh Hạ
Bình chú: Thương Hải Châu

nguồn kimtubinh.net

1. Chính quan cách

Chính quan nhất vị cách thanh cao, đới ấn trung lương quả tuấn hào.
Vô sát thân cường tình thản thản, hữu tài khí vượng chí hiêu hiêu.
Khước hiềm phân đoạt ưu mai một, tối kị hình xung thán tịch liêu.
Nội ngoại hợp đa quan bất hiển, chi can thương tận số nan đào.


Chính quan chỉ nên có một, tất một mình nắm giữ quyền thế. Mừng gặp được Ấn thụ, bản tính trung thực lương thiện, anh hùng tuấn tú. Không nên kiến Sát, không có Sát thì tính tình thư thái ung dung, Tài chính là nguyên thần của Quan (sinh ra Quan), gặp Tài thì trong lòng có chút tự đắc. Nếu có kẻ tranh đoạt tái nhập cách, cần ẩn tàng không nên thấy. Tham hợp quên Quan, kị thấy trong trụ; Hình xung phá hại, nội cục tối hiềm. Về phần Thương quan, là Kị thần của cách này, thấy thì chẳng thọ.

Dịch nghĩa:

Trong Chính quan cách, Quan tinh tốt nhất chỉ nên có một, như vậy Quan tinh quý khí sẽ thuần mà chuyên. Quan tinh thích Ấn tinh, người Chính quan bội Ấn, bản tính trung lương, đa phần là hạng người anh hùng hào kiệt. Quan cách không thích Sát tinh, không có Sát tinh đồng thời nhật nguyên cường vượng là người có sức lực, tính tình thư thản; Tài tinh là nguyên thần của Quan tinh, người Quan cách kèm theo Tài, thường thì chí cao khí ngạo (ngang tàng). Nếu như Quan cách đồng thời kiêm nhập cách, chính là Quan bị "phân đoạt"; Hoặc là Quan tinh tàng dưới địa chi và không thấu, chính là Quan bị "mai một", đều là không tốt. Nhưng tối kị chính là Quan tinh bị hợp hoặc thụ hình xung phá hại, như vậy cách cục hoàn toàn bị phá. Mà Thương quan là kị thần của Chính quan cách, Quan cách ngộ Thương, thường thọ mệnh không dài.


Chính quan cách đứng đầu lục cách, người phú quý đa phần nhập cách này. Bát tự cách cục, chuyên cầu nguyệt lệnh, theo như lời này thì hẳn là nguyệt lệnh Chính quan cách. Nguyệt lệnh Chính quan cách có thể thành cách hay không, còn phải xem hỷ kỵ phối hợp

Thientam
16-05-14, 15:17
Hỷ

1) Nguyệt lệnh Chính quan tốt nhất là phải lộ ra thiên can, nếu như Quan tinh giấu ở nguyệt lệnh và không thấu, phải đợi đại vận lộ ra, khi đó cách cục mới có thể mới có thể phát huy tác dụng.

2) Hỷ thân cường hữu căn. Quan tuy kèm theo quý khí, nhưng cũng là thứ câu thúc bản thân, nếu như nhật nguyên vô căn, thì không thể hưởng thụ hết quý khí của Quan tinh mang đến.

3) Thích kèm theo Ấn. Quan cách bội Ấn cách nguyên là cách cục rất cao, một là Ấn tinh có thể khắc chế Thương quan mà bảo vệ Quan tinh, như vậy cho dù nguyên cục hoặc đại vận có Thương quan xuất hiện cũng không sợ; hai là Ấn tinh sinh thân, bản thân Ấn lại được Quan tinh sinh, như vậy Quan sinh Ấn, Ấn sinh thân, quý khí Quan có thể chảy tới thân.

4) Hỷ Tài tinh. Quan cách kèm theo Tài, cũng là một trong những phối hợp tốt của Quan cách. Tài là nguyên thần của Quan, kèm theo Tài thì Quan tinh hữu lực. Nếu như thân cường Quan nhược mà kèm theo Tài, hẳn rất có tình.

Thientam
16-05-14, 15:18
Kị

1) Kị trọng Quan. Nguyệt lệnh Quan tinh, nếu như trên thiên can có 2 Quan tinh lộ ra; Hoặc nguyên cục thấu một, đại vận lại qua can Quan vận, thì gọi là trọng Quan. Quan nghĩa là quản vậy. Nếu bên trên có 2 Quan tinh tới quản chế bản thân, nhật chủ chẳng còn cách nào khác đành phục tùng, chẳng những không chiếm được phú quý, mà bởi chân đạp hai thuyền nên như rổ tre tát nước đều mất công toi cả. Chữ "trọng", tức là nặng vì trùng lặp chồng chéo, không phải nặng do trọng lượng. Có người cho rằng nhiều Quan tinh thì lực lượng Quan tính quá lớn mà bại nên mới gọi là trọng Quan. Thực ra cũng không phải, mà là hai Quan tinh xuất hiện bên trên, quý khí sẽ không chuyên, bởi vậy không cách nào thành cách. Khi có hiện tượng trọng Quan, phải xem nguyên cục và đại vận, có khả năng hợp trụ Quan tinh dư thừa, mới có khả năng đắc phú quý.

2) Kị Thất Sát. Quan cách ngộ Sát, bại ở quý khí bất thuần, luận thành bại như trọng Quan ở trên.

3) Kị Tỉ Kiếp. Tỉ Kiếp có thể làm phân tán quý khí Quan tinh, cho nên thành kị. Quan cách ngộ Tỉ Kiếp, cho dù thành cách bất bại, đoạt được phú quý nhưng phần lớn phải cùng người khác chia xẻ. Chữ "phân đoạt" trong bài thơ trên ý là chỉ Tỉ Kiếp phân đoạt Quan quý, đoạn giải thích ở trên "kẻ tranh đoạt tái nhập cách" e rằng không phải là chính giải.

4) Kị hình xung phá hại. Ở đây chỉ ra khí Quan tinh sợ nhất hình xung phá hại, một khi thụ hình xung thì cách cục toàn phá hư, biến thành tạp khí Chính quan cách, luận theo đường hướng khác.

5) Kị hợp Quan. Thiên can chỉ lộ ra một Quan tinh, sợ nhất Thiên can ở ngoài hợp mất (trừ nhật nguyên). Dương nhật can Quan cách, nếu ngộ Thực thần thì thành hợp khử, Quan chẳng còn là Quan, nhật chủ không cách nào nhận được quý khí Quan tinh. Còn âm nhật can Quan cách, nếu gặp Tỉ kiên, cho dù không hoàn toàn hợp khử cũng là tranh hợp, nhật chủ nhận được quý khí cũng rất ít. Đây cũng là biểu hiện của kị, cụ thể mức độ phá hoại thế nào, cần phải xem 3 vị trí Quan tinh, nhật chủ và can tranh hợp, lực lượng của Tỷ mới có thể định lượng. Về phần bản thân nhật chủ hợp Quan, vô tranh vô đoạt, chính là Quan tinh hợp nhập bản thân, toàn bộ quý khí Quan tinh đều cho ta sở dụng, không gọi là hợp khử.

6) Kị hợp Tài. Ngoại trừ Quan tinh đã bị bên ngoài hợp khử, bên trong dương can Chính quan cách, nhật chủ hợp Tài cũng là điều kị của cách cục này. Chỗ này gọi là tham hợp quên Quan, là nhật chủ tham luyến Tài tinh quấn quít tình cảm, lệnh dụng thần Quan tinh không chỗ nào dựa vào. Nhật chủ vô tâm khi muốn hướng tới Quan lấy quý, nhưng không chiếm được quý khí Quan tinh, nhật can thiên là người quá yếu nhược.

7) Kị Thương quan. Quan cách ngộ Thương, cũng rõ ràng là phá cách. Nếu như nguyên hoặc đại vận không có Ấn tinh giải cứu, thì gặp nhiều kiện cáo hoặc bị tiểu nhân làm hại, ảnh hưởng đến sự nghiệp chức vị. Về phần ý bài thơ nói: Quan cách ngộ Thương thì đoản thọ, e rằng không hẳn như vậy. Nhân thụ mệnh do trời, sinh tử chẳng thể ngoa ngôn, cũng là do tạo ác nghiệp mà người mệnh này phải thận trọng.

Thientam
16-05-14, 15:18
2. Thiên quan cách

Thiên quan phú tính tối cương cường, thân sát tương tranh định bất tường.
Sát thiển thân cường quyền khả tiện, khí suy sát trọng mệnh nan trường.
Nhận tinh đắc hợp công danh viễn, ấn thụ tương sinh phúc lộc xương.
Chỉ phạ sát quan đa ấn thiểu, thủy chung bần khốn sự quai trương.


Thiên quan, thuộc loại dương khắc dương, âm khắc âm. Không có âm dương phối hợp cho nên gọi là thiên (nghiêng, lệch). Thân cường có chế phục thì thành Thiên quan, thân nhược vô chế phục làm thành Thất sát. Thân Sát tương đình (tương hỗ) thật là khéo: như thân nhược Sát vượng, thân Sát tranh chấp, chẳng hề tốt đẹp; Thân cường Sát thiển (mỏng, ít), mượn Sát làm quyền; Sát trọng thân khinh, cuối cùng cũng tổn hại, cơ bản là vậy. Dương Nhận có thể hợp Sát, Thương quan có thể giá (chống) Sát, Thực thần có thể chế Sát, Ấn thụ có thể hóa Sát, gặp được 4 thứ này chủ mệnh công danh cao rộng, phú quý lâu dài. Nhưng kị Quan Sát hỗn tạp, lại không có Ấn hóa, chẳng những phúc khí phỉ bạc, e rằng còn khó thọ. Âm nhật Thương quan giá Sát, dương nhật Thương quan không thể giá Sát, chỉ có thể luận Thương quan đới (kèm theo) Sát.

Dịch nghĩa:

Loại lục thần gọi là Thiên quan vì khắc chế nhật chủ, dương khắc dương, âm khắc âm. Bởi trong quan hệ tương khắc này không có âm dương phối hợp, nên gọi là "thiên". Có điều thông thường Nhật chủ cường vượng mà lục thần chủ khắc có chế mới gọi là "Thiên quan", nếu như Nhật chủ nhược mà lục thần chủ khắc vô chế thì gọi là "Thất Sát". Thiên quan bản tính cương cường, trong mệnh cục, sức mạnh của nhật nguyên và Thất Sát cân bằng là tốt nhất, nếu như thân nhược mà Thất Sát vượng, thân Sát tranh chấp, đều không tốt. Nếu thân cường mà Thất Sát nhược có thể dụng Thất Sát này làm quyền bính, khả dĩ đạt được phú quý; nếu như Thất Sát cường mà thân nhược, chính là bất cát, thậm chí ảnh hưởng tới thọ mệnh, thi văn trên chính là ý này. Dương Nhận có thể hợp Sát, Thương quan có thể giá Sát, Thực thần có thể chế Sát, Ấn thụ có thể hóa giải Thất sát - Thất Sát mà gặp tứ thần này thì có công danh, phú quý. Cách cục này sợ Quan tinh tới hỗn tạp, nếu như Quan sát hỗn tạp đồng thời lại không có Ấn tinh tới hóa giải, chẳng những bần khốn mà còn vô phúc, sợ rằng thọ mệnh bất trường. Mặt khác, âm nhật can Thương quan mới có thể giá Sát, dương nhật can Thương quan không thể giá Sát, chỉ có thể nói Thương quan đới Sát.

Thientam
16-05-14, 15:19
Nhiều cổ thư giải thích hữu chế phục thì gọi Thiên quan, vô chế phục gọi Thất Sát, quy luật là thế nhưng lấy kết quả để phân biệt tên lại không cần phải như vậy. Đối với cách cục này, khi dự đoán chúng ta đều có thể gọi là Thiên quan hoặc là Thất Sát không việc gì cả. Từ xưa người luận mệnh rất xem trọng Thất Sát, nguyên nhân là nó "thiên kích" lại kèm tính chất công kích, với nhật chủ cùng tính tương khắc bất lưu tình, Thất Sát và Chính quan không giống nhau.

Nguyệt Nguyệt Thất Sát cách hỷ thân vượng. Nếu như Thất Sát và nhật nguyên tại nguyên cục có lực lượng quân bình, hoặc Thân cường Sát nhược, Thất Sát sẽ không dám tùy tiện công kích Nhật chủ, vẫn có thể hi vọng đạt phú quý. Thư sách nói "Thân Sát lưỡng đình" là quý mệnh, chính là kết cấu Thất Sát đới Nhận, lúc này không cần phải chế Sát, nên có phú quý. Nhưng muốn đạt được cái phú quý này, ví như lấy hạt dẻ trong lò lửa vậy, thật chẳng dễ dàng. Lúc niên vận xung Nhận thì có khả năng xuất hiện đại tai nạn, điều này là do sau khi Nhận bị xung, lực lượng Thân Sát sẽ mất cân bằng. Vì lẽ đó, nói tóm lại điều kiện tốt nhất phối hợp là Thất Sát cách lấy hợp Sát, chế Sát, hóa Sát làm thành cách. Nếu như trong cục không có 3 loại đáp phối này, mà chỉ là Thân Sát lưỡng đình, thì cho dù phú quý, vẫn có khả năng gặp một vận không may mà tai họa diệt vong, bởi thế không thể luận là mệnh tốt được.

Dương Nhật can lấy Nhận (Thiên can Kiếp tài) hợp Sát, lấy Thực thần Thương quan chế Sát, lấy Ấn hóa Sát, đều là hảo mệnh. Có điều khi thân nhược dụng Ấn hóa Sát là hữu tình nhất, Thương quan chế Sát không bằng Thực thần chế Sát bởi Thương quan và Sát là dị tính tương khắc, không thể dốc toàn lực mà chế Sát vậy.

Âm Nhật can lấy Thương quan hợp Sát, lấy Thực thần chế Sát, lấy Nhận Kiếp tài mà trợ thân (gián tiếp kiềm chế Thất Sát), lấy Ấn trực tiếp hóa Sát - tất cả đều là đáp phối (kết hợp) tốt.

Thất Sát cách sợ thân nhược vô căn, sợ Tài sinh Sát, sợ Quan tới hỗn Sát. Thông thường mà nói, Thất Sát cách trừ phi là kết cấu "Sát - Nhận", bằng không cho dù là Thân cường Sát thiển đều kị Tài đến trợ Sát. Về phần Quan Sát hỗn tạp, bất kể là trong Quan cách hay là Thất Sát cách, đều là yếu kị. Xuất hiện Quan sát hỗn, nếu như không thể thủ thanh, cho dù hữu Ấn hóa giải, nhiều nhất cũng chỉ có thể lấy bình an vô tai mà luận, còn phú quý thì vô vọng, đây là cái lý của thuần tạp.

Thientam
16-05-14, 15:19
Thời thượng Thiên quan cách
(Thời thượng nhất vị quý cách)

Thời thượng thiên quan nhất vị lương, bất phân minh ám hỷ tài cường.
Thực thần tối ái can đầu kiến, dương nhận thiên nghi chi hạ tàng.
Tính cách cương cường đa trí lược, khâm hoài lỗi lạc hảo văn chương.
Thực thần thái trọng vô thê thiếp, hoàng quyển thanh đăng không tự mang.

Thiên quan trên trụ giờ chỉ hỷ có một vị trí, tức thời thượng nhất vị quý cách, tái kiến cũng không được. Có tại thiên can hoặc địa chi, đều hỷ Tài tinh sinh cho. Mà một vị Thiên quan, e rằng không thể cổ vũ tạo hóa, tất mượn Tài để sinh, chính là Tài tư (sinh) Thất sát, anh hùng độc áp vạn nhân (anh hùng một mình chấn áp vạn người). Thực thần trên can dùng để chế Sát, Dương Nhận dưới chi dùng để hợp Sát, hai loại thích hợp thấy ở thời thượng Thiên quan. Chủ người quang minh chính trực, dùng học vấn mà nổi danh. Nếu như Sát tại trụ giờ vô khí, Thương quan Thực thần khắc chế thái quá, lại không có Chính Tài tinh sinh trợ, chính là người gặp chẳng bằng không gặp. Phú rằng: Thiên quan thời ngộ, chế phục thái quá, chính là hàn nho, nguyên nhân là vậy.

Dịch nghĩa:

Thời thượng Thiên quan đồng thời là thời thượng nhất vị quý, Sát tinh chỉ có một ở trụ giờ mới thành cách. Nếu như trong cục bên trên có 2 Sát tinh thì không phải. Thời thượng Sát tinh này bất luận là ở thời can hay tại thời chi, đều thích nguyên cục có Tài tinh sinh trợ. Bởi lẽ Sát tinh chỉ có một vị trí tại trụ giờ, sợ vận mệnh con người bất lực trước tạo hóa, cho nên cần thiết dụng Tài tới sinh, do vậy bình thường mới nói " Tài tư Thất sát, anh hùng độc áp vạn nhân". Cách cục này thích thiên can có Thực thần chế Sát, địa chi có Dương Nhận hợp Sát. Người nhập cách cục này, tính cách cương cường, quang minh lỗi lạc, lại đầy mưu trí, văn chương xuất chúng. Nếu như thời thượng Thất Sát quá yếu vừa bị Thương quan Thực thần khắc chế quá độ, nguyên cục lại không có Chính Thiên Tài sinh trợ, thì không thể đạt được điểm tốt của loại cách cục này, thậm chí không có vợ con, dễ thành hạng người không nhà (đi tu). Cổ phú thuyết: "Thiên quan thời ngộ, chế phục thái quá, chính là hàn nho" - nói ra như vậy chính là ý tứ này.

Thientam
16-05-14, 15:20
Đây là một loại cách cục đặc thù, bởi vì tại trụ giờ tìm cách cục, nhất định là nguyệt lệnh bất thành cách cục, bằng không cách cục vẫn phải tìm trong nguyệt lệnh. Cách cục này có một vài yếu điểm, một là thời thượng nhất vị quý, nhất định chỉ có một vị tại trụ giờ, nhiều hơn sẽ không thành quý cách, cũng không có thể có Quan tới hỗn tạp. Tam Mệnh Thông Hội nói rằng: Với cách cục này, nếu như niên nguyệt nhật trọng kiến Sát tinh là mệnh vất vả khổ cực. Hai là phải thân cường. Ba là phải có chế phục, trong nguyệt lệnh có chế thì thành cách tốt, nhưng lại không thể chế phục thái quá. Nếu có hai ba tầng chế phục, chính là chế phục thái quá. Chế phục thái quá, cuộc đời tựa như lý đỗ (bế tắc), tuy văn chương xuất chúng nhưng suốt đời không được như ý, chỉ có thể là giới hàn nho. Bốn là, Sát phải cần có Tài sinh, nếu như vô Tài, phải tự tọa vượng (lâm quan), nói vậy ý là trong cục không có Tài tinh mà thời trụ là Canh Thân Ất Mão - Sát tinh thì hợp cách.

Thientam
16-05-14, 15:21
Chính Tài cách

Chính tài vượng tương yếu căn thâm, nội trợ thê hiền cổ sắt cầm.
Trụ đới bỉ kiên hằng bất túc, vận lâm thất sát phúc di thâm.
Ngũ hành sinh xứ đa hoạch bảo, tam hợp phùng thời quảng tích kim.
Quan ấn lưỡng bàn đồng nhập cách, công danh tảo toại thiểu niên tâm.

Chính Tài cách, nhất định phải có căn dưới địa chi mới quý. Phú rằng: Địa chi Tài phục ám sinh giả kỳ. Cho nên Tài đó mới làm vợ. Tài tinh hữu khí tất có vợ đức hạnh tài năng. Tỉ Kiên phân Tài, đương nhiên thành thiếu, nhưng kẻ Tài đa thân nhược, chuyển thành bất kị. Phú nói: Mệnh dụng Tài, vận gặp Sát, việc cát cũng có thể bày ra. Nên mới "phúc di thâm" như vậy (phúc lành đầy đủ, thâm sâu) . Kẻ dụng Tài, nguyên trong trụ phải có sinh khí, cục có tam hợp là tốt nhất, Tài hợp thì tụ. Người như thế, tích góp được nhiều tiền của, đầy ngọc ngà châu báu, tái kiến Quan Ấn, đây chính là tam kỳ toàn bị (đầy đủ cả Tài Quan Ấn), định chủ sớm đăng khoa đệ, lại phú quý song toàn. Nhưng Lộc hiềm xung phá, Mã kị Không vong, không thể không biết đến.

Dịch nghĩa:

Chính Tài cách, Tài phải vượng, Tài cường căn, Tài mới thành quý mệnh. Cổ phú có nói: Địa chi có Tài ám tàng, phù trợ thành Tài cách, là kỳ mệnh, hảo mệnh. Tài tinh, đại biểu cho vợ của người đàn ông, vậy mới nói Tài tinh hữu khí hữu căn nhất định có thê tử hiền năng. Trong cục có Tỉ Kiên thì phân tán tài vận, tài vận dĩ nhiên không đủ, thành ra không được tốt lắm, tuy nhiên nếu như mệnh cục Tài đa thân nhược, ngược lại không sợ Tỉ Kiên. Cổ phú văn thuyết: Mệnh cục lấy Tài làm dụng, đại vận gặp Sát thì may mắn, cho nên thơ trên mới nói "phúc di thâm". Nếu dụng Tài, trong nguyên cục Tài phải có sinh khí, ví như địa chi tam hợp Tài cục thì càng tuyệt vời, hoặc hợp Tài chẳng khác nào thành nơi Tài tụ họp, như vậy mệnh có nhiều khả năng giữ được vàng bạc tiền của, rất giàu có. Nếu như có thêm Quan tinh và Ấn tinh đồng thời thấu lộ trên thiên can, thì được gọi là Tài Quan Ấn tam kỳ toàn, có khả năng thiếu niên đắc chí, phú quý song toàn. Mặt khác phải chú ý: Lộc sợ xung phá, Mã kị Không vong.

Thientam
16-05-14, 15:21
Nguyệt lệnh Chánh Tài cách, yêu cầu thân cường. Nếu như nhật nguyên quá nhược, tất không có năng lực được hưởng phúc thê tài. Tài sợ Tỉ Kiếp Lộc Nhận, trừ phi Tài đa thân nhược, bằng không bất cát. Thông thường mà nói, Tài cách cần Thực Thương tới sinh Tài, dụng Quan đến hộ Tài, đó là nguyên lý cách cục thuận dụng. Sợ nhất trong nguyên cục tình cờ gặp Sát tinh, vì Sát có năng lực chuyển Tài công thân. Nguyên văn nói Tài cách hỷ Thất Sát đại vận hẳn là tại nguyên cục có Tỉ Kiếp Lộc Nhận, vận gặp Thất Sát có thể chế Kiếp hộ Tài, nguyên cớ như vậy, bình thường Tài cách dưới tình huống lấy Quan hộ Tài mới là tốt đẹp. Dù cách cục Tam Kỳ đầy đủ Tài Quan Ấn cũng phải nhìn vị trí, chỉ có Tài Ấn không phương ngại lẫn nhau mới có thể phú quý song toàn. Về phần "Lộc hiềm xung phá, Mã kị Không vong" là một câu cổ ngữ, "Lộc" có thể giải thích là Quan, vừa có thể giải thích là Lộc thần. "Mã" có thể giải thích là Tài, cũng có thể giải thích là Dịch Mã. Như trong《 Ngũ hành tinh kỷ 》nói đến giờ Thiên Lộc Thiên Mã khi giải thích câu: "Lộc hiềm xung phá, Mã kị Không vong", ý tương ứng với Dịch Mã. Trong《 Tinh Mệnh tổng quát 》thuyết: "Lộc hiềm xung phá, y thực (cơm áo) gian nan. Như Giáp sinh nhân Lộc tại Dần, lập mệnh tại Thân, Lộc làm mệnh xung phá, suốt đời gian nan bôn tẩu. Mã kị Không vong, y thực bôn ba. Như Kỷ Tị sinh nhân Mã tại Hợi, hành hạn sẽ gặp, hoặc tự thân mệnh từ lúc sanh ra đã khốn đốn" cũng xu hướng cho là Dịch Mã. Còn《 Tam Mệnh Thông Hội 》 thuyết, Tài khố sợ không (không vong), khố gặp không thì không thể tụ Tài, như Nhâm sinh tháng Tuất tuần Giáp Tý, Tuất (hỏa khố) làm Tài mà rơi Không vong bất cát. Có thể thấy rõ, nguyệt lệnh Tài cách nếu như lạc Tuần Không, cũng là không tốt. Tại Quản kiến luận Chánh Tài khảo thích câu "Lộc hiềm xung phá, mã kị Không vong", đương nhiên ý là "Nguyệt lệnh Quan cách sợ hình xung, và nguyệt lệnh Tài cách sợ gặp Không vong".

Thientam
16-05-14, 15:22
Thiên Tài cách

Thiên tài sinh vượng tại nguyệt chi, khảng khái phong lưu quả xuất kỳ.
Quan sát thanh thuần tài lộc thịnh, bỉ kiên hỗn loạn lợi danh khuy.
Bình sinh sự nghiệp do thê quản, bán thế sinh nhai lại tử vi.
Mộ khố vận lâm xung kiếp địa, thọ nguyên phúc khí lưỡng tham sai.

Nguyệt thượng Thiên Tài, tốt nhất là nên sinh vượng. Tính tình khẳng khái phong lưu. Hoặc Quan hoặc Sát, chỉ cho phép một vị, chỉ thuần mà không tạp, mới là người có phúc có lộc. Trọng kiến Tỉ Kiên Kiếp Tài thì hỗn loạn. Thiên Tài chính là tiền tài của mọi người, có thể tận dụng được nó chăng? Nếu bị Tỉ Kiếp phân khử, lợi danh tất tự nhiên hao tổn. Người mang Thiên Tài cách, tính cách chây lười, tản mạn, thích tự do. Tất cả mọi việc đều dựa vào vợ, sủng ái vợ nhỏ (không phải vợ cả). Như hành vận đến vận đến mộ khố tử tuyệt kiếp sát, phân đoạt tú khí, phúc thọ chẳng phải trôi qua vô ích rồi.

Dịch nghĩa:

Nguyệt thượng Thiên Tài cách, Tài vượng là điều kiện tốt nhất. Người nhập cách cục này, tính tình khẳng khái phong lưu. Thiên Tài kèm theo Chính quan cũng tốt, kèm theo Thất Sát cũng tốt, nhưng chỉ cần một vị, mới gọi thuần mà không tạp, Quan Sát thuần tất là người có phúc có lộc. Nếu như kèm theo Tỉ kiên Kiếp tài, lập tức danh lợi hữu khuy (suy giảm, thua lỗ). Bởi Thiên Tài thuộc của cải mọi chúng nhân, có được bao nhiêu đây? Nếu như Tỉ Kiếp phân khử, danh lợi tự nhiên có khuy tổn. Người Thiên Tài cách, tình cảm tính cách lười biếng, hời hợt, thích vui vẻ giống như "phủi trưởng quỹ", việc lớn việc nhỏ đều do vợ phụ nữ giao thiệp quản lý, đồng thời loại người này yêu thiên thê hơn hẳn chánh thê. Hành vận nếu như Thiên Tài nhập vận mộ khố tử tuyệt, hoặc vận Kiếp Sát thì tài vận bị phân,, thọ nguyên phúc khí đều bị ảnh hưởng.

Thientam
16-05-14, 15:23
Thiên Tài thích hợp Tài vượng, sợ nhất Tỉ Kiếp phân đoạt, bởi vì Thiên Tài cơ bản là tài vật đến từ bên ngoài, cho nên càng nhiều càng tốt; bản thân Thiên Tài là vật vô chủ, vì thế rất dễ dàng bị phân đoạt. Đương nhiên, Thiên Tài cách cũng phải Thân vượng mới tốt. Nếu như Tài tinh thái suy, Nhật chủ quá yếu, hoặc là kèm theo Sát mà vô chế, đa phần là mệnh phá tổ tông, vất vả. Còn Thiên Tài kèm theo Quan Tỉ Chánh Tài đới Quan càng tuyệt vời, do âm dương hữu tình, Thiên Tài sinh Quan, Quan hộ Tài, song phương cùng đem hết sức mình. Thiên Tài cách hành vận sợ Tài tinh mộ khố tử tuyệt, sợ Tỉ Kiếp phân đoạt, bởi gặp loại vận khí này sẽ phá hoại Tài tinh tú khí.

Hai loại Chánh Tài Thiên Tài cách, khác biệt ở tính chất âm dương cần nhận thức kỹ lưỡng. Nhưng theo cách phân loại lục cách thấy rằng Tài cách chẳng phân biệt thiên chính, hỷ kỵ giống nhau,

Thientam
16-05-14, 15:23
1) Hỷ Tài vượng căn thâm, Thiên can một vị làm dụng. Thiên can đa thấu làm Tài lộ, lúc này càng sợ Tỉ Kiếp, chỉ có tái kèm theo Chính quan giải cứu mới có thể thành cách, không thể lấy hợp Tài thủ thanh.

2) Hỷ thân cường.

3) Hỷ Quan tinh. Quan tinh làm quý khí, đồng thời lại có thể hộ Tài, dụng Quan kị Sát tương hỗn, đồng thời kị Thực Thương. Đáp phối loại này càng yêu cầu nhật nguyên cường vượng hữu lực. Hoặc là qua đại vận thân vượng lúc này mới phát, bằng không phát phúc nhỏ.

4) Hỷ Thực Thương sinh Tài. Nhưng cái này cần khi Tài nhược mà thân cường thấu Tỉ Kiếp, không thấu Quan tinh mới hữu tình, bằng không bất hỷ, bởi Thực Thương đều là kị vật của Quan tinh. Dụng Thực thần lúc này lược thấu Tỉ Kiếp là trọng yếu, Tỉ Kiếp là Thực thần chi nguyên, lược thấu thì hữu tình, đa thấu sẽ có Kiếp tài nghi kị. Nếu dụng Thương quan, cũng tại thân cường Tài nhược và Tỉ Kiếp đa thấu, bất đắc dĩ mà dụng, không phải hoan hỷ nhất. Vả lại so với Thực thần sinh Tài, Thương quan sinh Tài chỉ là cách cục bình thường.

Thientam
16-05-14, 15:24
1) Kị thân nhược.

2) Kị nguyệt lệnh gặp không (không vong) hoặc thiên can khác hợp Tài.

3) Kị Tỉ Kiếp phân Tài.

4) Kị Thất Sát, nếu đới Thất Sát, Sát cần hữu chế hợp, có thể luận quý.

5) Kị Ấn Tài lưỡng tinh tại thiên can đối đầu với nhau. Tài vượng sinh Quan cùng với Thực thần sinh Tài cách, Tài cách dụng Ấn không phải là lựa chọn hay, nhưng có thể dụng Ấn giúp thân thủ quý, hơn nữa thường thì thân nhược Tài cường đành phải dụng Ấn thủ Tài, đồng thời phải xem vị trí ở đâu nữa. Nếu như Tài Ấn kề nhau, hoặc là thân cường Tài nhược cũng không thể luận cát được.

Thientam
16-05-14, 15:24
Thời thượng Thiên Tài cách

Thời thượng thiên tài nhất vị giai, công danh hữu phân sĩ đồ xa.
Tha hương phát phúc cao tương kính, chính thất phân duyên ái thiếp hoa.
Quan sát bất tạp thành cát khánh, bỉ kiên đa kiến mạn tư ta.
Trọng trọng tài vượng thân vô lực, nguyên thị danh môn lão cố gia.


Thời thượng Thiên Tài và Thời thượng Thiên quan có điểm tương đồng, chỉ hỷ một vị, nhiều thì không đẹp. Nếu Tài ở trụ giờ hữu khí, Nhật chủ cương cường, thì công danh rộng lớn, là mệnh làm quan lâu bền. Thời thượng Thiên Tài, đa phần phúc khí đến từ bên ngoài, chủ việc có cao nhân tương trợ, mời chào. Dù có Quan hay Sát đều không thể hỗn tạp, điểm này lại càng tương đồng hơn. Thiên Tài nhiều thì thiên vị thê thiếp (vợ bé). Thời thượng Thiên Tài, trên trụ năm lại thấy mà Nhật chủ vô khí thì trở thành Tài đa thân nhược, chính là "phú ốc bần nhân". Phú nói rằng: Thời thượng Thiên Tài, khác cung kị kiến. Lại nói thêm: Thời thượng Thiên Tài, sợ gặp huynh đệ. Chỗ này theo cách xưng hô nên nói như vậy.

Dịch nghĩa:

Thời thượng Thiên Tài cách và Thời thượng Thiên quan cách quả thực giống nhau, chỉ cho phép Tài tinh có một vị trí, nhiều hơn là không tốt. Nếu trên trụ giờ Tài tinh hữu khí, Nhật chủ lại cường, chính là đường công danh rộng lớn, mệnh quan lộ lâu dài. Bất quá nhiều người có cách Thời thượng Thiên Tài đều ở quê người mà phát đạt, có cao nhân tương trợ, chào mời, ngoài ra còn yêu quý thê thiếp hơn hẳn chính thê. Trong cục có thể dụng Quan tinh, có thể dụng Sát tinh phối hợp mà thành cách, nhưng không thể hỗn tạp, Quan Sát hỗn tạp thì cần lấy hợp mà thủ thanh mới tốt. Trụ giờ đã có Thiên Tài, nếu trụ năm, trụ tháng lại có Tài tinh, đồng thời nhật nguyên nhu nhược, lúc bấy giờ lại thuộc Tài đa thân nhược, giống như một người nghèo sống trong một căn nhà xa hoa tráng lệ, cách cục thực mất cân đối. Cổ phú văn giải thích: Trụ giờ đã có Thiên Tài tinh, kị thấy tiếp Tài tinh ở cung vị khác. Lại giải thích thêm: "Thời thượng Thiên Tài, sợ gặp huynh đệ", chính là nói ý: Thời thượng Thiên Tài cách sợ gặp Tỉ kiên Kiếp tài.

Thientam
16-05-14, 15:25
Thời thượng Thiên Tài không phải dùng nguyệt lệnh mà lấy cách, vì vậy thuộc phạm vi của ngoại cách. Bất kể là thời can lộ ra Tài tinh hay thời chi có tàng Tài đều có thể nhập cách cục này. Nhười nhập cách cục này phần lớn dùng tiền bạc đều hào phóng, mưu mô xảo trá, lại còn dễ dàng có được tiền của phi nghĩa bất chính, yêu thích vợ nhỏ hơn...vv. Hỷ kỵ như sau:

1) Cách cục chỉ hỷ một vị Tài tinh, không nên gặp nhiều.

2) Bất kể thân cường thân nhược, đều kị thiên can có Tỉ Kiếp tinh, mệnh và tuế vận 3 thứ này đều luận giống nhau. Có Tỉ Kiếp tinh xuất hiện, cho dù phú quý nhưng cuộc đời hay gặp trắc trở.

3) Hỷ thân cường Tài vượng. Thân cường Tài vượng thì công danh rộng lớn, tối kị nhật nguyên nhược mà Tài cường. Thân cường Tài hơi yếu, vận nhập nơi Tài thì đắc tài sinh lợi, hoặc xuất thân hàn môn mà cuối cùng có thể được phú quý vinh hoa. Nhưng nếu là thân nhược Tài cường thì vận nhập Tài địa bất cát, vận nhập địa chi Lộc Vượng thì còn có thể đắc Tài, nhưng cuối cùng cũng khó tránh khỏi túng quẫn nghèo khó.

4) Hỷ Quan Ấn, bởi Quan có thể hộ Tài, Ấn có thể trợ thân, nhưng kị ở trên can gặp nhau bị Tài khắc (Ấn). Bất kể thân cường thân nhược đều kị Sát tinh, bởi Sát có thể chuyển Tài công thân, trừ phi Thất Sát bị hợp chế và được cứu ứng.

5) Kị trụ khác xung phá cách cục.

Thientam
16-05-14, 15:26
Chính Ấn cách

Chính ấn tòng lai sinh ngã thân, trụ trung tiên yếu thức nguyên thần.
Sát quan bất kiến nan ngôn quý, thiên chính tài đa định thị bần.
Kiếp trọng kiến tài hoàn hữu dụng, ấn khinh thấu sát phản vi thân.
Thực thần ngẫu nhĩ lai tương phạm, phong tật triền miên bệnh bất nhân.


Ấn thụ, sinh Ta - nhật can. Quan Sát chính là nguyên thần của Ấn thụ, trong trụ không thể không có; Tài làm Kị thần của Ấn thụ, trong trụ không nên có. Tử Bình nói rằng: "Trọng trọng sinh khí nhược vô quan, đương tác thanh cao kỹ nghệ khán, quan sát bất lai vô tước lộc, túng vi kỹ nghệ dã cô hàn" (Sinh khí trùng trùng mà không có Quan tinh, mắt thấy tài nghệ rất cao nhưng bởi Quan Sát không đến nên chẳng có tước lộc gì, mặc dù có tài nghệ mà vẫn cô hàn). Lại nói: Nguyệt sinh nhật can vô Thiên Tài, mới gọi là Ấn thụ (đeo ấn). Lại nói rằng: Dụng Ấn kiến Tài, mười người thì chín người bần hàn; nếu trong trụ Tỉ Kiếp trọng trọng, thấy Tài ngược lại thành cát. Phú có nói: Tài tinh phá Ấn, cần gặp nơi Tỉ Kiếp. Nếu Ấn thụ nhẹ, hỷ Sát tinh lộ ra, hợp thành Sát Ấn tương sinh, rất hợp với thân. Ấn thụ gặp Thực thần, Tỉ Tài cũng vậy. Phú rằng: "Ấn thụ trọng trọng hưởng hiện thành, thực thần chỉ khủng ám tương hình, tảo niên nhược bất quy hoàng thổ, cô khổ linh đình phong tật oanh" ( Ấn thụ trọng trọng hưởng cái có sẵn, thêm Thực thần thì e ám tương hình, thủa nhỏ nếu không chết, lớn lên sống lẻ loi hiu quạnh, bệnh tật quanh mình). Ý nói là như vậy.

Dịch nghĩa:

Sinh nhật can thì gọi là Ấn thụ. Quan sát là nguyên thần của Ấn thụ, nguyên cục không thể không có. Tài tinh là kị thần của Ấn thụ, nguyên cục không thể xuất hiện. Tử Bình nói rằng: Ấn thụ trọng trọng, nếu không có Quan tinh tương phụ, chỉ có thể đoán người thanh cao và có tài nghệ, không có Quan Sát thì không có tước lộc, cho dù là người có tài năng cũng là mệnh cô hàn. Lại nói: Nguyệt lệnh sinh nhật nguyên, trên thiên can không có một Tài tinh, mới có thể gọi là Ấn thụ cách. Còn nói: Ấn cách kiến Tài, tám chín phần mười là mệnh nghèo khó, nhưng nếu Ấn thụ cách mà tứ trụ nhiều Tỉ Kiếp, có thêm Tài tinh ngược lại luận cát. Cổ phú văn nói: Nếu như Tài tinh phá Ấn, đại vận cần đi qua nơi Tỉ Kiếp. Nếu như Ấn tinh quá khinh, vậy thích Sát tinh lộ ra, xuất hiện ý đồ Sát Ấn tương sinh, đây là cách cục hữu tình nhất. Mà Ấn thụ kiến Thực thần, Tỉ thấy Tài lại càng bất lợi. Cổ phú nới: Ấn thụ trọng trọng, là mệnh hưởng cái phúc vốn có, nhưng thấy Thực thần đến, Thực Ấn gặp nhau âm thầm tương khắc, loại cách cục này nếu như không phải chết sớm thì nhất định là mệnh bơ vơ, thân thể bệnh tật triền miên. Đó là ý tứ của đoạn thơ văn trên.

Thientam
16-05-14, 15:27
Nguyệt chi sinh nhật can, chính là Ấn cách, ở đây trước tiên nói về Chính Ấn cách. Lấy nguyên lý thuận nghịch của lục cách để nói. Chính Ấn cách là thuận dụng, nên hỷ Quan tinh tương sinh, vừa hỷ Tỉ Kiếp hộ Ấn. Tối kị Tài tinh phá hư Ấn. Về Sát tinh và Thực Thương cần nói rõ ràng hơn:

1) Ấn cách gặp Quan là hỷ, thân Ấn Quan ba loại này đều càng cường vượng càng tốt. Bởi vì Quan chủ quý khí, cho dù thân Ấn lưỡng tái kiến Quan cũng không thành kị. Nhưng phối hợp này chỉ ngại Thất Sát đến tương hỗn, cũng sợ tái kiến Thực Thương. Nếu có Thất Sát cần hợp chế Sát tinh để thủ thanh. Nếu kiến Thực Thương phải can đầu minh thấu Ấn tinh hộ Quan, mới có thể nói rằng quý.

2) Ấn cách kiến Sát, hỷ kỵ cần căn cứ vào năng lực của thân Ấn hoặc tình huống cứu ứng mà luận. Nếu như nguyên cục không có Thực Thương thì yêu cầu nhật nguyên và Ấn tinh một cường một nhược, năng lực một phía không đủ mới khả dụng Sát tinh sinh Ấn thủ quý. Nếu thân Ấn lưỡng vượng, vì thân vượng không cần Ấn sinh, Ấn vượng không nhọc Sát trợ, khi đó Sát tinh chỉ biết phát huy tác dụng tiêu cực, mệnh chủ không cô thì bần. Mà nếu như Ấn cách kiến Sát, lại thấy Thực Thương, do Thực Thương có thể chế Sát, vừa có thể tiết tú, nhìn nhận kết quả tuy kèm theo kị mà có cứu ứng, mặc kệ thân Ấn mạnh yếu, đều có thể luận quý.

3) Ấn cách kiến Tài là kị. Trừ phi thân cường mà Ấn tinh tại nguyên cục đa thấu và thâm căn, thì có thể dụng Tài ức chế Ấn tinh một chút và không luận kị. Nếu như Ấn nhược mà Tài tinh quá cường, chính là đáp phối tham Tài hoại Ấn, lúc này tại nguyên cục hoặc ở đại vận có Kiếp tài giải cứu cũng tốt, bằng không chính là mệnh bần tiện. Nguyên trong đoạn chú thích có trích dẫn câu phú: "Tài tinh phá Ấn, cần gặp nơi Tỉ Kiếp", chính là nói đến sự cứu ứng ở đại vận. Mà nếu Ấn cách kèm theo Tài lại thấy Thực Thương, Tài Thực có khả năng hợp một lưu một thì có thể luận quý. Nếu không thì cũng muốn thân cường Ấn vượng mà Tài nhược, mới đạt phú mà không luận quý, bởi vì dụng Thực Thương sinh Tài tuy tốt, nhưng chung quy lại chúng vẫn là thứ phương ngại Quan tinh.

Thientam
16-05-14, 15:28
4) Ấn cách thấy một Thực Thương, duy chỉ thân Ấn lưỡng vượng thì mới lấy Thực Thương tiết tú luận cát, nếu như thân Ấn đều nhược, trái lại bị Thực Thương tiết khí sẽ là kẻ bần hàn. Bất quá cách cục thân Ấn lưỡng vượng mà Thực Thương tiết tú cũng phải kết hợp phân tích đại vận, hành vận kiến Tài có khả năng thủ phú, kiến Sát có khả năng thủ quý, bằng không nhiều nhất chỉ có tài Trạng nguyên nhưng vô phú quý.

5) Ấn cách mà thiên can minh kiến Tài Sát, bởi Tài có thể phá hư Ấn, vừa sinh Sát, cho nên là vật tối kị trong cục, lúc này nếu nguyên cục hoặc đại vận có thiên can Kiếp tài giải cứu, tái lập phân tích hỷ kỵ "Ấn-Sát" mới có thể có phú quý. Bất quá thông thường nguyên cục có điều kị, nhưng tại nguyên cục được cứu ứng, thì vẫn là mệnh tốt, nếu nguyên cục vô cứu ứng mà tại đại vận lại tìm thấy thì vận đó có thể chuyển cát, qua vận đó lại như trước. Thời gian hiệu lực của vận và mệnh khác nhau, luận giả không thể không biết.

Thientam
22-05-14, 11:06
Thiên Ấn cách

Thiên ấn kiêu thần đề thượng cư, vô quan vô sát lợi danh hư.
Thiếp tinh ám kiến sầu vô hạn, thiên trù minh phùng bệnh hữu dư.
Tính cách bôn mang đa kế giảo, hành tàng trì độn thậm tư thư.
Vận lâm tử tuyệt tài hương địa, số xích hồng la tính tự thư.


Thiên Ấn là dương sinh dương, âm sinh âm. Tên gọi khác là Kiêu thần, vì sao vậy? Kiêu, chính là ác điểu ( con chim ác) vậy, tiếng của nó rất quái dị, người nghe thấy tiếng kêu của nó thì hung,. Trong trụ không có Thực thì gọi là Ấn, có Thực gọi là Kiêu, nó có thể đoạt đồ ăn thức uống của ta. Như đề cương Thiên Ấn, trụ vô Quan sát, là người hư danh hư lợi, mà cũng là sao Thiếp (vợ nhỏ) vậy. Người có Thiên trù tức là Thực thân thì kị gặp Kiêu Ấn. Nói đến Kiêu thì kị gặp Thực, nói đến Thực thì kị gặp Kiêu. Phú viết: Năm Giờ Nguyệt lệnh có Thiên Ấn, cát hung chưa manh nha. Đại vận, Tuế quân gặp Thọ tinh, tai ương lập tức đến, chính là lý này vậy. Bản tính của Thiên Ấn ngược xuôi buôn tẩu, mà trong công việc phần đa chủ chậm chạp không nhạy bén. Trong lòng tuy đắn đo tính kế thì rườm rà ngập ngừng sợ hao phí. Nếu hành vận Tử Tuyệt, Tài tinh lại đến khắc phá, Quan sát không đến cứu giải, chắc chắm làm người dưới hoàng tuyền (chết). Thiên Ấn nhiều là thiên về vượt ra ngoài, sống nhờ người khác, chủ mang ám tật, đầy tớ trong nhà quyền thế. Phần nhiều lấy cháu nam nuôi dưỡng để kế thừa, lấy con gái nuôi làm vợ, thường rất hữu nghiệm. Chữ Kiêu không thể xem thường. Thông thường trong trụ Kiêu Thực tranh chấp, không có Quan sát giải cứu, quyết không được tốt đẹp đến cuối đời.

Thientam
22-05-14, 11:08
Dịch nghĩa:

Nguyệt lệnh sinh Nhật can, dương sinh dương, âm sinh âm gọi là Thiên Ấn cách. Thiên Ấn lại gọi Kiêu thần là vì sao vậy? Kiêu có ý nghĩa là con chim lớn hung ác, loại chim này có tiếng kêu kỳ dị, người nghe được tiếng kêu của nó là điềm báo đại hung. Thông thường nguyên cục không mang theo Thực thần thì gọi là Thiên Ấn, kèm theo Thực thần mới gọi Kiêu, nguyên nhân bởi trong mệnh có Thực thần thì Thiên Ấn tinh sẽ đoạt Thực. Nếu như Thiên ấn cách ở trụ tháng, nguyên cục không có Quan tinh và Sát tinh, thì không tốt, chỉ là người hư danh hư lợi. "Thiếp tinh" theo lời nói trong bài thơ chỉ là Thiên tài. Thiên tài hội khắc Thiên ấn, phần nhiều mệnh chủ sầu lo. Trong thơ lại nói " Thiên trù" tức chỉ Thực thần, Kiêu Ấn cách cũng tối kị gặp phải. Nói chung Thiên Ấn kị gặp Thực thần. Phú văn nói: Trên trụ năm trụ giờ hoặc trong nguyệt lệnh có Thiên ấn mà nguyên cục không có Thực thần, hung cát chỉ ẩn dấu mà chưa xuất hiện, nếu như đại vận lưu niên gặp phải Thực thần, lập tức có tai ương, nói như thế chính là đạo lý này. Người có Thiên ấn cách phần đa bận rộn bôn tẩu khắp nơi, nhưng làm việc thì trì trệ, trong lòng có kế hoạch tốt, nhưng khi làm thì lại lề mề dây dưa. Khi hành vận nếu như Ấn tinh nhập vận Tử tuyệt, lại có Tài tinh đến khắc phá mà không có Quan Sát sinh trợ giải cứu, nhất định mệnh này nhập hoàng tuyền (suối vàng). Người có Thiên Ấn cách đa phần khi sinh ra đã nghiêng về vợ nhỏ, hoặc thuộc loại được gửi làm con nuôi. Trên cơ thể có thể mang ám tật, đa phần là đầy tớ cho gia đình quyền thế. Hơn nữa tự mình tìm cháu trai trong dòng tộc để nhận con nuôi, hoặc lấy con gái nuôi làn thê tử, thường thường những luận đoán như vậy rất chính xác. Thiên Ấn hóa Kiêu không thể xem thường, phàm mà nguyên cục Kiêu Thực tương tranh, lại không có Quan Sát giải cứu, người đó nhất định không chết một cách tử tế được.

Thientam
22-05-14, 11:09
Bình chú:

Lấy sáu cách từ Tử Bình Chân Thuyên đại ý luận, Ấn cách chẳng phân ra thiên chính, hỷ kị có thể cùng luận giống nhau, bản thân tôi đã bình chú Chính Ấn cách kĩ càng và có thêm giải thích rồi. Nhưng Chính Ấn và Thiên ấn, bởi tính chất âm dương khác nhau, nên khi luận Thiên ấn còn có một chút khác biệt nho nhỏ, chính là nội dung mà mục này đang đề cập. Ngoài ra người nhập Thiên ấn cách tối hỷ thân vượng, Thiên ấn là Thiên mẫu tinh, nếu như nhật nguyên vô lực, Thiên ấn chẳng sinh thân mà chuyên làm chuyện xấu. Chỉ có nhật nguyên hữu lực, thì Thiên ấn mới cam tâm tình nguyện làm dụng của ta. Người nhập Thiên ấn cách, phần nhiều làm việc có đầu mà không có đuôi, mang tính cách học nhiều mà ít có thành tựu. Lại có sách mệnh lý nói rằng: Thiên ấn mừng Tài khắc.., chính là lập luận Thiên Ấn trở thành hung vật, không thể bê nguyên xi trực tiếp ở cách cục hỷ kỵ như vậy được, bản văn này là luận nguyệt lệnh Thiên ấn cách, trong bài nói "Vô Sát lợi danh hư", kị gặp Thực thần..., cũng là có tiền đề riêng biệt. Tóm lại Thiên ấn gặp Tài, Thiên Ấn gặp Sát hoặc gặp Thực thương phân biệt hỷ kị như thế nào cũng không thể một mực nói ra hết được, độc giả cần đối chiếu với nội dung bình chú tỉ mỉ mục luận Chính Ấn cách để có thể lĩnh hội thêm.

Thientam
27-05-14, 00:19
Thực thần cách

Thực thần nguyên thị thọ tinh danh, tối ái tài phù hỷ đệ huynh.
Minh ám yếu phân khinh dữ trọng, âm dương đương biện trọc trung thanh.
Tài chương sát ẩn hình hoàn tráng, ấn vượng quan cường thế tất khuynh.
Kế mẫu kiêu thần lai nhập cách, ta phu phúc thọ lưỡng vô thành.


Thực thần tên gọi Thiên Trù, lại có tên gọi khác là Thọ Tinh. Hỷ Tài tinh Tỉ Kiên phụ trợ, có thể ở can hoặc chi nhưng cần biện giải sự nặng nhẹ của chúng. Sách viết: Ngày dương Thực thần đắc địa không thương tổn, thì ám hợp Quan tinh; Ngày âm Thực thần không phá cần hợp ý, thì tự nhiên gần gũi với Ấn thụ. Ngày dương Thực thần thân vượng, kị gặp Quan tinh; Ngày âm Thực thần thân nhược, kị gặp Ấn thụ. Nếu như gặp hai thứ này, trở thành phá cách, Điền thực thì không đẹp. Tài thấu Sát tàng, đủ để tăng cường căn gốc, vốn gặp được là tốt nhất cho cách này. Ấn vượng Quan cường thì cướp đoạt sự uy nghi, thế lực hiển nhiên nghiêng đổ mà suy sụp. Bất luận âm dương Thực thần, đều lấy Thiên Ấn làm kị. Dụng Thực gặp Kiêu, thì tuổi thọ chẳng kéo dài, vậy phúc đức có thể thành được sao?

Dịch nghĩa:

Thực thần vừa gọi là Thiên Trù hoặc là Thọ Tinh. Cách cục này mừng nhất là dùng Tài tinh hoặc Tỉ Kiên đến phụ trợ Thực thần, bất kể ở can hay ở chi, đều cần phân biện nặng nhẹ rõ ràng. Trong sách nói: Thực thần của dương Nhật can đắc địa nếu mà không bị thương tổn, sẽ ám hợp Quan tinh; Thực thần của âm Nhật can nếu không bị phá hoại thì hội hợp với Ấn thụ. Cho nên, dương nhật Thực thần cách lại thân vượng thì kị gặp phải Quan tinh, âm nhật Thực thần cách thêm thân nhược thì kị nhìn thấy Ấn tinh. Nếu có Quan Ấn và Thực thần tương hợp, chính là phá cách, hay gọi là Điền thực, không thể lấy mệnh tốt mà luận được. Nếu nguyên cục Sát tàng Tài thấu, có thể tăng cường căn cơ của Thực thần, là sự phối hợp đẹp nhất của cách cục này. Còn nếu như trong cục Ấn vượng Quan cường, thì sẽ dồn ép sự uy nghi của Thực thần, khí thế của Thực thần liền nghiêng lệch suy sụp ngay. Bất luận là âm can Thực thần hay là dương can Thực thần, đều kị gặp Thiên Ấn. Thực thần cách mà gặp Kiêu Ấn, thọ mệnh đều chẳng thể dài, lại càng không cần nói đến xuất hiện phúc khí khác.

Thientam
27-05-14, 00:20
Bình chú:

Thực thần là cát thần, nhưng Thực thần có năng lực tiết khí của nhật nguyên, cho nên đều mừng thân vượng. Thân vượng mà cách cục phối hợp thỏa đáng, còn tốt đẹp hơn cả Tài Quan. Hỷ kỵ của nguyệt lệnh Thực thần cách như sau:

1) Thực thần cách hỷ kèm theo Tài, có Tài gọi là Thực thần sinh Tài cách. Ngoài thân vượng ra, điều kiện tiên quyết để Thực thần sinh Tài cách có thể hiển quý là Thực thần vượng còn Tài tinh thuần và có căn. Thực thần kèm theo Chính Tài thì tốt hơn là kèm theo Thiên Tài, nếu như Chính Thiên Tài cùng thấu, nhiều nhất chỉ có thể tiểu phú. Cách cục này hành vận sợ nhất Quan Sát vận.

2) Nguyên cục Thực thần cách hỷ kèm theo Sát tinh và kỵ thấu Quan tinh. Kèm theo Sát thì quý, kèm theo Quan thì bại, nếu Quan Sát hỗn xuất có thể luận tiểu quý. Kim Thủy Thực thần không kị Quan nếu kèm theo Sát thì cực quý, đạo lý bởi điều hậu, có thể tham khảo phần bình chú về Thương quan cách để hiểu rõ thêm.

3) Thực thần cách kị gặp Ấn tinh. Chính Thiên Ấn đều không thích gặp được, trong đó tối kị Thiên Ấn, nếu như Thực Ấn cùng thông nguyệt lệnh, càng trở thành vô tình. Nhưng Mộc Hỏa Thực thần, gặp Ấn thì không kỵ, cũng bởi đạo lý điều hầu.

4) Đơn dụng Thực thần có thể phú mà không quý, nhưng vẫn cần thân cường, với lại hành vận gặp Tài mới phú, bằng không thì bần hàn.

5) Thực thần cách phối Tài Sát: hợp Sát tồn Tài, hợp Tài tồn Sát thì quý. Hoặc là yêu cầu vị trí bên trên phải Thực cách xa Tài Sát, mà Tài trước Sát sau mới cát, bằng không thì đại hung.

6) Thực thần cách phối Sát Ấn thành quý mệnh, Kim Thủy Thực thần kèm theo Sát Ấn cũng là tốt nhất. Nhưng loại phối hợp này, nguyên cục và đại vận tối kị gặp tiếp Tài tinh. Bởi lẽ Tài tinh có thể hoại Ấn, lại còn chuyển Thực sinh Sát, thành đại hung. Đồng thời cũng kị Quan tinh hỗn tạp.

7) Thực thần cách phối Tài Ấn, có thể cầu quý. Bởi vì Tài có thể chế ước Ấn tinh và phát huy tác dụng của Thực thần, nhưng cần xem vị trí, Ấn trước Tài sau, trước bại sau thành, trung niên hoặc về già phát đạt; Tài trước Ấn sau, toàn cục đều bại.

Thientam
27-05-14, 00:20
Dương Nhận cách
Cách trung Dương Nhận mạn ngôn hung,
Thất Sát Thương quan hoan hỷ nhất gặp.

Điệp kiến Nhận tinh thê bất khắc,
gặp lại Tài phá định nan dung.

Đề cương Sát hợp chân hào kiệt,
nguyệt lệnh gặp xung là lão nông.

Vô phá vô thương Sát Nhận hiển,
bên thùy ngàn dặm mịch hầu phong.

Dương nhận trong trụ, không thể dễ dàng nói nó là hung, nếu có Thương quan tiêu tiết mạnh, hoặc Thất sát chế, ngược lại là quý mệnh. Phú nói: "Trong mệnh tiểu nhân cũng có Chính ấn Quan tinh, trong cách quân tử, cũng phạm Thất sát Dương nhận" là chính xác vậy. Dương nhận không kị nhiều, chỉ sợ gặp Tài, (gặp Tài) thì có họa tranh đoạt. Nếu như Đề ( lệnh tháng) gặp Dương nhận, cho dù có Thất Sát hợp, vẫn là trí sĩ Anh hùng hào kiệt, là mệnh chân quý. Nếu nguyệt lệnh Dương nhận mà bị xung phá, lại không có Sát giá ( chèo lái) uy nghiêm, thì chỉ là một người dân thường mà thôi. Nếu như không bị thương phá mà có Sát tinh chế phục, thì đa số xuất lộ võ chức, chủ nắm Binh phù ( phù tiết để điều binh khiển tướng xưa),công danh khởi phát ở biên thùy. Dương nhận khắc thê (vợ), nếu có Dương nhận nhiều mà trái lại không khắc, đúng là chưa gặp Tài vậy, nếu gặp Tài thì tranh đoạt, e rằng khó khoan dung với không bị thương tổn vậy.

Dịch nghĩa:
Dương nhận cách không thể hết thảy xem là hung để luận, nếu có Thương quan tiêu tiết Nhận, có Thất sát chế Nhận, trái lại là mệnh quý. Dường như phú văn đã nói: Mệnh cục tiểu nhân cũng có Ấn Quan cách mà, mệnh cách Quân tử cũng có thể là Thất Sát Dương nhận. Trong Dương nhận cách không kị có Kiếp tài trùng trùng tàng thấu, chỉ sợ gặp được Tài tinh, vừa thấy Tài tinh thì hội lại đoạt Tài. Nguyệt lệnh Dương nhân cách, trong cục có Thất sát hợp Nhận, đó chính là trí sĩ anh hùng hào kiệt, mệnh đại quý. Nếu Nguyệt lệnh Dương nhận bị xung phá, mệnh cục lại không có sự phối hợp của Dương nhận giá Sát, thì chỉ là mệnh nông dân bình thường. Nếu như Dương nhận không bị thương phá, mà còn có Sát tinh chế phục, đa số là loại quân quan, trấn thủ nơi biên ải mà có uy danh. Dương nhận cách đa số khắc thê, nếu như trong cách Dương nhận Tỷ kiêp trùng trùng mà Tài tinh không bị khắc, đó cũng chỉ là nguyên do nguyên cục đại vận không thấy Tài tinh xuất hiện mà thôi, nếu như Dương nhận nhiều mà gặp được Tài tinh thì không có lý do gì mà không khắc vợ cả.

Thientam
27-05-14, 00:21
Bình chú:

Trong thuật Tử Bình cổ thì Dương nhận và Dương nhận có khác biệt, [ND- Để giải thích hai chữ Dương nhận thì trong tiếng Hán có phân biệt là Chữ Dương (羊): nghĩa là con Dê hay con Cừu, hay chữ Dương (阳):Mặt trời....], mà còn Dương nhân có phân chia ra Năm Nhận, Tháng Nhận, Ngày Nhận, Giờ Nhận, tiết này đương nói về lấy nguyệt lệnh Dương nhận cách làm trọng điểm. Thông thường mà nói, chỉ có 5 can dương với nguyệt lệnh gặp Nhận, thì mới gọi là Dương nhận cách. 5 can âm sinh ở tháng Nhận thì không gọi là Nhận, mà gọi là Nguyệt Kiếp, thì nhập cách Lộc Kiếp. Đã nói rõ thấy ở Bình chú của tiết bên trên). Cơ bản mà nói, Dương nhận cách hỉ Quan Sát, kị Tài tinh, kị xung Nhận. Cụ thể sự phối hợp hỉ kị như sau:

1. Dương nhận dụng Sát chế phục: Hỉ Tài Ấn phối hợp Sát tinh; Nguyên cục kị có vật chế Sát, trừ phi nguyên cục Sát tinh lưỡng thấu mà lại căn trọng, có thể dụng Thực thần chế Sát mà không mất đi sự phú quý, bằng không cho dù khí Sát tinh trọng nặng mà thân thể hơi nhược, khi hành vận thì hỉ Ấn hơn với hỉ Thực Thương; Mặt khác, lời thơ vốn nói " Đề cương Sát hợp" ứng với tình hình là chỉ thiên can không thấu Nhận, nếu như vậy mới luận là quý, bởi vì sự phối hợp này của Nhân- Sát tối kị thiên can thấu Kiếp Tài, trên can đại vận gặp Kiếp Tài cũng kị, nguyên nhân là thấu Kiếp tài thì hợp khứ Sát tinh, thì Nhận của nguyệt lệnh không bị chế. Tức là: Thất sát chế Nhận, thì cái cần chế là nguyệt lệnh địa chi, không phải là Kiếp tài trên can. Học giả cần cẩn thận tỉ mỉ lĩnh hội.

2. Dương nhận dụng Quan chế phục: Hỉ Tài Ấn trợ Quan, kị Thực Thương hợp Quan khắc Quan. Thiên can thấu Kiếp tài cũng không kị, bởi vì nguyên nhân Kiếp tài sẽ không hợp khử Quan tinh.

3. Dương nhận cách kị Quan sát hỗn tạp, Quan Sát hỗn trọc thì cần phải làm cho thanh, lúc này hành vận chỉ mừng có Thực Thương hoặc đất thân vượng, không hỉ vận Tài Quan Sát.

4. Dương nhận cách kị mang Tài, phạm cách này thì bất lợi cho Thê Tài. Trừ phi trong cục Tài tinh căn thâm mà kiêm thấu Thực Thương, thì mới có thể lấy Thực Thương chuyển hóa Nhận sinh Tài, nhưng như vậy thì cũng chỉ đạt được giầu có mà không thể đạt được quý hiển vậy.

5. Dương nhận cách chỉ thấu Thực Thương, là lấy Thực Thương tiết khí vượng Nhận làm dụng, có thể luận là cát, nhưng không giống dụng Quan sát như vậy thì phát quý hiển.

6. Dương nhận cách tối kị xung Đề ( cương). Nguyên cục hoặc đại vận xung nguyệt đề là phá cách, dễ có họa bất ngờ. Về phương diện này có hai nguyên nhân sau. Thứ nhất là nguyệt lệnh Dương nhân cực vượng lại có hung khí, bị xung thì kích thích tính hung bạo của Dương nhận, thần đến xung ngược lại bị xung cho đến chết, đa số ứng ở bản thân hoặc thần xung Nhận đại biểu cho lục thân; Hai là, nếu như nguyên cục vốn là thân Sát lưỡng đình ( cân bằng), lúc niên vận xung Nhận, lực lượng mất cân bằng mà mối họa nảy sinh.

Thientam
27-05-14, 00:22
Nhật Lộc quy thời cách

Nhật lộc quy thời cách tối thân,
đề cương tái kiến bất vi chân.

Thực thương ái hữu phương ngôn quý,
thiên chính tài vô định thị bần.

Hữu phá hữu xung tâm phất toại,
vô thương vô hại chí hoàn thân.

Sát quan bất kiến đồng nhân thiểu,

chính hốt thùy thân bái tử thần.

Tử Bình nói: Nhật lộc quy thời không có Quan tinh, mà vẫn nói Thanh vân đắc lộ ( Quan vị thuận lợi mà lên cao). Lý lẽ này rất thâm thúy sâu xa, cần phải nghiên cứu lý do vì sao vậy, thì mới biết sự thật của cách cục này, sau đó mới có thể đoán được họa phúc.Đắm chìm ( chết, Ẩn núp) là chôn vùi vậy. Điều này chưa phải là điểm trọng yếu nhất của văn tự, chớ có xem nhẹ mà không chú ý. Còn như Giáp lộc đến Dần, mà Bính hỏa trong Dần trường sinh, dụng chữ Bính ám hợp chữ Tân, thì ngày Giáp được Quan tinh; Ất lộc đến Mão, dùng Ất mộc trong Mão ám hợp Canh kim, thì ngày Ất được Quan tinh, Bính Mậu lộc cư ở Tỵ, dụng Canh trong Tỵ hợp Ất, thì ngày Mậu được Quan tinh, Mậu hợp Quý, thì ngày Bính được Quan tinh; Đinh Kỷ lộc cư ở Ngọ, trong Ngọ có Đinh hỏa, Kỷ thổ, Đinh hỏa ám hợp Nhâm thủy, thì ngày Đinh được Quan tinh, Kỷ thổ ám hợp Giáp mộc, thì ngày Kỷ được Quan tinh; Canh lộc cư ở Thân, trong Thân Nhâm thủy trường sinh, dụng chữ Nhâm ám hợp chữ Đinh, thì ngày Canh được Quan tinh; ngày Tân lộc đến Dậu, Tân kim trong Dậu ám hợp Bính hỏa, thì ngày Tân được Quan tinh; Nhâm lộc đến Hợi, Giáp mộc trong Hợi trường sinh, dụng chữ Giáp ám hợp chữ Kỷ, ngày Nhâm được Quan tinh; Quý lộc ở Tý, dụng Quý thủy trong Tý ám hợp Mậu thổ, thì ngày Quý được Quan tinh. Như vậy dựa vào thời nguyên, địa chi ẩn giấu sự may mắn, ám hợp Quan lộc, cho nên mới nói: " Không có Quan tinh, mà vẫn nói Thanh vân đắc lộ". Như gặp Quan tinh điền thực ( Quan tinh bị phủ kín, lấp đầy), cho nên không quý vậy. Đây chính là nguyên nhân vì sao của cách cục, người nói mệnh không thể không biết. Quy lộc chỉ cho phép một vị trên trụ giờ mới là chuẩn xác, nếu như trên Đề cương lại gặp, thì tạp mà không thuần, cách không thật vậy. Thương quan Thực thần mừng gặp, chính là lấy chúng ( Thực Thương) ám chế Quan Sát, rõ ràng là ý sinh Tài tinh. Tài tinh có thể thấy, tức là ý lấy ám sinh Quan tinh. Xung phá hại cách, Tỷ kiên phân lộc, đều là kị trong cách cục vậy.

Thientam
27-05-14, 00:22
Giải thích: Học thuyết Tử bình cho rằng: Nhật can đắc lộc ở chi Giờ mà lại không có Quan tinh, vẫn cho là " Thanh vân đắc lộ". Đạo lý trong đó rất vi diệu, cần phải biết như vậy là ra làm sao, thì mới hiểu và phân biệt được sự thật giả của cách cục, sau đó mới có thể dự đoán họa phúc. " Một (đắm chìm, chết, Ẩn núp)", là "chôn giấu, chôn vùi". Chữ "Một" cực trong yếu mà không thể xem nhẹ. Ví như ngày Giáp gặp Dần là lộc, Bính hỏa trong Dần là trường sinh, Bính hỏa này có thể ám hợp Tân kim, Tân kim là Quan tinh của Giáp nhật chủ, cho nên có Dần thì ngày Giáp ám được Quan tinh; ngày Ất lộc ở Mão, Ất mộc tàng trong Mão ám hợp Canh, thì ngày Ất được Canh làm Quan tinh; ngày Bính Mậu lộc ở Tỵ, nói nhật can là Mậu, trong Tỵ tàng Canh có thể ám hợp Ất, thì ngày Mậu được Ất làm Quan tinh, nếu nhật can là Bính, thì Mậu tàng trong Tỵ ám hợp Quý, thì ngày Bính được Quý làm Quan tinh; ngày Đinh Kỷ lộc ở Ngọ, trong Ngọ có tàng Đinh hỏa Kỷ thổ, Đinh hỏa có thể ám hợp Nhâm thủy, thì ngày Đinh được Nhâm làm Quan tinh, mà Kỉ thổ có thể ám hợp Giáp mộc, thì ngày Kỷ được Giáp làm Quan tinh; ngày Canh lộc ở Thân, Nhâm thủy tàng trong Thân là trường sinh, Nhâm này có thể ám hợp Đinh, thì ngày Canh được Đinh làm Quan tinh; ngày Tân lộc ở Dậu, trong Dậu có tàng Tân kim, mà Tân có thể ám hợp Bính hỏa, thì ngày Tân được Bính hỏa làm Quan tinh; ngày Nhâm lộc ở Hợi, Giáp tàng trong Hợi là trường sinh, dụng can Giáp này ám hợp chữ Kỷ, thì ngày Nhâm được chữ Kỷ làm Quan tinh; ngày Quý lộc ở Tý, dụng Quý thủy có tàng trong Tý ám hợp Mậu thổ, thì ngày Quý được Mậu thổ, cũng chính là có được Quan tinh. Đây chính là Nhân nguyên mà chi giờ tàng, đến ám hợp Quantinh, cho nên gọi là: " không có Quan tinh, mà vẫn Thanh vân đắc lộ". Nếu như có Quan tinh Điền thực, thì không quý hiển rồi. Đây là yếu điểm của cách cục này, mà người luận mệnh không thể không biết, Quy lộc yêu cầu chỉ có một vị ở trong chi giờ mới xem là hợp cách. Nếu như trong nguyệt lệnh lại gặp lộc thần, thì gọi là tạp mà không thuần, cách cục không thật. Trong thơ nói Cách cục này mừng gặp được Thương quan Thực thần, nguyên nhân là Thương quan Thực thần có thể ngầm kìm hãm Quan Sát, lại có thể sinh Tài tinh. Lại nói mừng gặp được Tài tinh, là ý muốn dùng Tài tinh ngầm lén đến sinh trợ Quan tinh. Nếu như lộc thần bị xung phá, đó chính là bại cách, nếu có Tỷ Kiên hội lại phân khử quý khí của Quan tinh, đây đều là chỗ kị của cách này.

Thientam
27-05-14, 00:23
Bình chú: Nhật lộc quy thời cách là một loại các cục đặc thù, nói chung xem mệnh yêu cầu nguyệt lệnh không thành cách mới tìm cách cục đặc thù ( ngoại cách), song chỉ cần đảm bảo đủ điều kiện thành lập, cách này và cách cục khác có thể kiêm luận với nhau. Cách này có hai đặc điểm, Một là ám hợp để đạt được quý hiển, Hai là Thời thượng nhất vị lấy quý. Chính là lộc thần có thể ngầm lén hợp Quan, sở dĩ nguyên cục tuy không có Quan tinh hiện rõ, thực tế lại có Quan tinh có thể dụng, với lại lộc thần này lại là một vị trong trụ giờ, cho nên trở thành quý cách. Ngoài ra dương can hợp Tài mà không hợp Quan, cho nên dương nhật can dụng can tàng trường sinh trong lộc thần để ám hợp Quan tinh ( ngoại trừ sự đặc thù của ngày Bính), âm can không thể tự hợp Quan tinh, cho nên âm nhật can dụng can tàng trong lộc thần ở vào vị Lâm quan để ám hợp Quan tinh. Nói chung, có thể ám hợp Quan tinh đều là 10 can tàng trong lộc thuộc vào đất trường sinh, Lâm quan.

Cách này cần nhật can sinh vượng, kị Điền thực,Thất Sát, Tỉ Kiếp, kị hình xung phá hại; hỷ Thực Thương và Tài tinh.

Ám hợp lấy quý mà sợ Điền thực, Nhất vị lấy quý sợ gặp vượng trọng. Cho nên cách này nếu như chi khác mang lộc hoặc trong trụ đại vận gặp Quan, đều là phạm kị mà không hỉ; nếu như chi giờ ở trong nguyên cục với đại vận phùng xung, lại là hoại cách, mà không thể nói là quý. Nếu như trên can gặp Tỷ Kiếp, cũng là phạm kị, cho dù phát quý cũng không lớn, bởi Tỷ kiếp phân khử quý khí của ám Quan.

Hỉ Thực thương, là bởi vì Thực Thương có thể khắc chê Quan Sát lộ rõ hoặc sinh trợ Tài tinh đã xuất lộ rõ ràng; Hỉ Tài tinh, là nguyên nhân Tài tinh có thể sinh trợ Quan tinh đến ám hợp.

Thientam
30-05-14, 15:28
Thương quan cách



Ngũ dạng thương quan luận bất đồng,
thân cường tài sát thị anh hùng.

Hỏa thổ thổ kim quan khử quý,
thủy kim mộc hỏa vô quan cùng.

Trụ trung mộc hỏa như thành cách,
vận kiến tài quan phương thị hanh.

Chỉ phạ kiến quan tài ấn tuyệt,
chung thân lao lục nhậm tây đông.

Thương quan cách có 5 loại, có Hỏa Thổ Thương quan, có thổ kim Thương quan, hai cách này không hợp với Quan, thân vượng dụng Tài, thân nhược dụng Ấn, chắc chắn chủ phú quý, nếu gặp Quan tinh, phá bại cách cục, thì không lấy quý để luận. Lại có kim thủy Thương quan, mừng gặp được Quan Ấn; thủy mộc thương Quan, mừng gặp được Tài Quan, hai cách này nếu không có Quan tinh, trái lại là không phải đẹp. Lại có mộc hỏa Thương quan cách, hoan hỷ nhất gặp Tài. Tài nhiều gặp Quan không kị; không có Tài gặp Quan tất hung. Phàm Thương quan cách, Thân vượng vô Tài, Thân nhược vô Ấn, thì cuộc đời vất vả, là người bần khổ vậy. Thông thường người có Thương quan, đa số có tài năng trong nghệ thuật biểu diễn, nhưng khó tránh khỏi hình thương tử tức.

Dịch nghĩa: Thương quan cách có 5 loại, hỏa thổ Thương quan và thổ kim Thương quan, hai loại này không hợp với gặp Quan, mà còn nói nhật nguyên vượng cần dụng Tài phối hợp, thân nhược cần kèm theo Ấn, mới có thể phú quý, nếu như trong hai Cách gặp phải Quan tinh, thì cách cục bị phá, không thể luận là có phú quý. Lại có kim thủy Thương quan cách, vui mừng có Quan Ấn phối hợp; thủy mộc Thương quan cách, cần dụng Tài Quan phối hợp; nếu như hai loại Thương quan cách không có Quan tinh này, trái lại không phải là tốt. . Lại có mộc hỏa Thương quan cách, thích nhất gặp Tài tinh, Tài tinh nhiều lại gặp Quan thì không phải là kị, nhưng không có Tài mà gặp Quan thì lấy hung luận. Phàm là Thương quan cách, nếu như Thân vượng vô Tài, Thân nhược vô Ấn, là cả đời lao khổ, mệnh nghèo túng vậy. Thương quan cách, phần nhiều là người làm trong nghề biểu diễn, mà còn có thể hình thương tử tức.

Thientam
30-05-14, 15:29
Thương quan linh lợi tính thông minh,
ngạo vật cao cường chí thượng thanh.

Tài ấn yếu phân khinh dữ trọng,
sát quan đương biện thiển hòa thâm.

Trụ trung nguyên hữu quan hương trọng,
trụ nội vô quan quan kiến khinh.

Tài ấn lưỡng minh sát nhận vượng,
định tri phú quý túc bình sinh.
Bản tính của Thương quan là kiêu ngạo khinh người, cho nên thường xem người trong thiên hạ thua kém mình. Thông minh lanh lợi, trí còn thanh cao. Thân vượng có Tài, Thân nhược có Ấn, hai cái rõ ràng, là mệnh phú quý hiển đạt. Trong trụ nếu như Sát Quan cùng gặp, cần phải biện giả sự nông sâu của nó, sau đó mới có thể đoán sự cát hung của nó vậy. Thường trong trụ vốn có Quan tinh, lại gặp Quan thị tai họa nặng. Nếu như trong trụ vốn không có Quan tinh, nếu như tuế vận gặp Quan tinh thì họa nhẹ. Trong trụ Tài Ấn đã rõ, lại có Dương nhận Thất sát đến trợ uy cho nó, chắc chắn chủ công danh hiển đạt. Như Thân nhược vô Ấn, Thân vượng vô Tài, Thương quan gặp Quan, hình xung phá hại, chủ khắc hãm Lục thân, làm khó Thê tử, chính là cuộc đời Cửu lưu nghệ thuật* , hoặc mệnh tăng đạo thày mo.

Dich nghĩa: Người có Thương quan cách tín cách rất kiêu ngạo khinh người, thông minh lanh lợi, chí khí thanh cao, cho nên thường tin là người trong thiên hạ cũng không bằng mình. Thân vượng có Tài phối hợp, Thân nhược kèm theo Ấn phối hợp Tài Ấn nặng nhẹ rõ ràng, mới là mệnh phú quý vinh hiển. Nguyên cục nếu như Quan sát đều xuất hiện, cần phân biệt nông sâu cường nhược của Quan tinh và Thất sát, mới có thể suy đoán cát hung, Nguyên cục nếu có Quan tinh, tuế vận tái gặp Quan tinh thì có đại họa, nếu như nguyên cục không có Quan tinh, tuế vận gặp Quan tinh, tại họa thì nhỏ. Nguyên cục lấy Tài Ấn làm dụng, lại có Dương Nhận Thất Sát phối hợp trợ uy, thì công danh hiển đạt. Nếu như thân nhược mà không có Ấn tinh, thân vượng mà không có Tài tinh, hoặc Thương quan gặp Quan lại đến hình xung phá hại, thì sẽ khắc hại lục thân, không vợ không con, là tôi tớ của cửu lưu nghệ thuật. hoặc là mệnh hòa thượng đạo sĩ thày mo.

Thientam
30-05-14, 15:30
Bình chú: Người có Thương quan cách vô cung thông minh, nhưng Thương quan lại không phải là cát thần, cho nên tính cách thiên lệch không công bằng, không có chế phần đa là có tài nhưng không gặp thời mà còn là loại phần tử tri thức khi mở mồn là oán thán chê trách. Thông thường mà nói, Thương quan và Quan là oan gia của trời sinh, cho nên Thương quan cách không thích gặp Quan tinh, nhưng lại thích Tài tinh và Ấn tinh, bởi vì Thương quan có Tài có thể sinh Tài, mang theo Ấn có thể chế Thương, đây là đạo thuận nghịch vậy, là lẽ thường. Nhưng dưới lẽ thường, cũng muốn biến thông ( (dựa theo tình hình khác nhau, thay đổi một cách vô nguyên tắc), không thể luận một cách đồng loạt như nhau được.

1, Thương quan kị gặp Quan, chỉ có cần khi Điều hậu mới có thể tuỳ cơ ứng biến mà dụng Quan. Thương quan cách mà trụ không một điểm Quan tinh, không có Quan có thể Thương, chính là hay nói "Thương Quan Thương tận ", có thể luận là cát. Nhưng Thương Quan Thương Tẫn, cũng sợ niên vận bị gặp Quan tinh; hoặc là nguyên cục không có Quan tinh cũng không có Tài tinh, ngược lại Thân vượng Tỉ Kiếp trọng nặng, thì chính là người cực kì nghèo khổ. Bình thường chúng ta căn cứ vào ngũ hành của nguyệt lệnh và nhật nguyên và kèm theo phân tích tỷ mỉ, chính là phân ra có 5 loại Thương qua cách: Nhật nguyên là Mộc mà nguyệt lệnh là Hỏa, Thương quan cách gọi là mộc hỏa Thương quan; nhật nguyên là hỏa mà nguyệt lệnh là thổ thì Thương quan cách gọi là hỏa thổ Thương quan...ngoài ra còn suy ra 3 loại Thương quan cách khác. Thông thường kim thủy Thương quan và mộc hỏa Thương quan cách là tú khí nhất, bàn về sự phối hợp thỏa đáng của hai loại này thì nó có quan hệ tốt hợn so với ba loại Thương quan cách khác. Mặc dù tổng thể mà nói Thương quan gặp Quan là không cát, nhưng trong 5 loại Thương quan cách đã nói ở trên, thì cũng có cách thiên về thích Quan tinh, đây chính là mối quan hệ có liên quan đến điều hòa khí hậu ( điều hầu), cần xem vị trí tiết khí của nguyệt lệnh mà luận. Như: Kim thủy Thương quan, kì thực là kim sinh vào tháng thủy mùa Đông, mùa này kim hàn thủy lạnh, rất cần dụng hỏa điều hầu, mà Quan tinh của kim là hỏa, lúc này điều hầu là cần thiết, cho nên nói kim thủy Thương quan hỉ gặp Quan; cùng với lý lẽ đó là mộc hỏa Thương quan, chính là mộc sinh vào tháng hỏa mùa Hạ, hỏa mộc khô nóng mà dễ dàng tự thiêu, đòi hỏi điều hầu là cần thiết, Quan tinh là kim, khí chất thuộc âm, với thủy cùng loại, cho nên gặp Quan không kị, nhưng mộc hỏa Thương quan dụng thủy Ấn là tốt nhất, nói chung dụng Quan không phải là thượng cách, khi dụng Quan tinh thì cần dụng Tài tinh phối hợp.

Thientam
30-05-14, 15:31
2, Thương quan mừng kèm theo Ấn. Thương quan bội Ấn, là đạo lý nghịch dụng hung thần. Thân nhược Thương quan vượng, dụng Ấn là hữu tình nhất, lúc này cũng cần Ấn tinh căn sâu, nhưng không thể Chính Thiên Ấn chồng chất xuất hiện. Mộc hỏa Thương quan bội Ấn, lại phù hợp với điều kiện làm được thượng cách. Nếu như Thương quan bội Ấn mà Ấn nhược, phải có Thất Sát phối hợp mới có thể đại quý.

3, Thương quan hỷ Tài tinh. Bởi vì Thương quan có thể sinh Tài, nhưng nếu Thân cường mà nhật nguyên có căn, Thương quan hơi yếu, mới là quý cách, nếu như Tài tinh và Thương quan cùng thông nguyệt lệnh, thì rất có tình. Dụng Tài thì nguyên cục đại vận kị gặp Thất Sát.

4, Thương quan có thể đơn dụng Thất Sát. Lúc này kị Quan đến hỗn Sát, cũng tái kị gặp Tài tinh.

5, Thương quan cách kèm theo Tài Ấn, Tài Ấn nếu tách ra, mà Tài và Ấn một cường một nhược, tương hỗ điều đình, mới là quý cách.

6, Thương quan cách mà gặp Quan Sát hỗn tạp xuất hiện, chỉ có hợp Quan để đạt được thanh, hoặc là kim thủy Thương quan cách mà cùng dụng Quan sát, mới có có thể phú quý.

Ghi chú:
* Cửu lưu nghệ thuật: Cưu lưu nghệ thuật ( 9 môn nghệ thuật) đó là: văn học, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, vũ đạo, hí kịch, điện ảnh, khúc nghệ...

Thientam
30-05-14, 15:31
Củng Lộc cách

Củng lộc cách trung chỉ hữu ngũ,
vô xung vô phá thủy vi lương.

Âm đinh tị Mùi nghi tài trợ,
dương thổ mã long đắc thủy cường.

Quý nhật trư ngưu điên đảo dụng,
kỷ can tị Mùi chính tương đương.

Sát quan bất kiến vô điền thực,
hảo dữ hoàng gia tố đống lương.

Trong cách Củng lộc có 5 tổ hợp, ở giữa ngày giờ có hư Củng lộc tinh để đạt được quý hiển. Như ngày Đinh Tị giờ Đinh Mùi, ở giữa hư củng ( kẹp) một chữ Ngọ; Ngày Mậu Thìn Giờ Mậu Ngọ, ở giữa hư củng một chữ Tỵ; ngày Quý Sửu Giờ Quý Hợi, ngày Quý Hợi giờ Quý Sửu, ở giữa hư củng một chữ Tý; Ngày Kỷ Mùi giờ Kỷ Tỵ ở giữa củng một chữ Ngọ, đây gọi là củng Lộc. Hỷ Tài tinh, kị Quan Sát, hình xung phá hại, điền thực không quý, tuế vận cũng vậy.

Dịch nghĩa: Củng lộc cách có 5 tổ hợp, là ở giữa ngày giờ có hư cũng một Lộc tinh, đó là lý do đạt được quý hiển. Ví như sinh ở ngày Đinh Tỵ giờ Đinh Mùi, ở giữa hai trụ này hư củng một chữ Ngọ; sinh vào ngày Mậu Thìn giờ Mậu Ngọ, giữa hại trụ này hư củng một chữ Tỵ; sinh vào ngày Quý Sửu giờ Quý Hợi hoặc ngày Quý Hợi giờ Quý Sửu, ở giữa hai trụ đều hư củng một chữ Tý, Mà sinh vào ngày Kỷ Mùi giờ Kỷ Tị, giữa hai trụ củng xuất một chữ Ngọ. 5 tổ hợp này đều gọi là Củng lôc cách. Loại cách cục này ưa thích Tài tinh, kị Quan tinh và Thất sát, Điền thực hoặc có hình xung phá hại đều sẽ không phát quý hiển, sự hỉ kị của mệnh cục, đại vận và lưu niên đều luận như vậy.

Thientam
30-05-14, 15:32
Bình chú: Củng lộc cách cũng là cách cục đặc biệt ( ngoại cách), nguyên nhân đạt được quý hiển là ở Lộc thần củng xuất có thể ám hợp được Quan tinh, học giả không thể không biết điểm này. Như ngày Đinh Tỵ giờ Đinh Mùi, củng xuất chữ Ngọ ở giữa Tỵ Mùi, can trong Ngọ Lâm Quan Đinh lại ám hợp được Nhâm, mà Nhâm là Quan tinh của nhật chủ, vì lẽ đó mà có thể quý hiển, cái khác tương tự mà suy ra.

Yếu điểm của cách này: Phải tìm ở hai trụ ngày giờ, thiên can của hai trụ tương đồng, địa chi cách nhau một vị để củng xuất, chi củng xuất lại vừa khớp là Lộc tinh của nhật can, cho nên gọi là Củng lộc. Vì sao cách này chỉ có 5 tổ hợp? Bởi vì tìm theo điều kiện này, đòi hỏi tất cả sự phối hợp của bát tự vô cùng trọn vẹn, cho nên cũng chỉ có 5 loại, độc giả không tin có thể tự mình dùng ngũ Thử độn pháp nghiệm chứng. Cách cục Củng lộc cách, đại vận và lưu niên đều hỉ Tài tinh, kị trên can xuất hiên Quan tinh Thất sát, kị gặp chi Lộc thần hoặc có thể chi hình xung phá hại Lộc thần. Nguyên nhân Tài tinh lộ rõ có thể ám sinh Quan tinh hư hợp; mà có Quan tinh hiện rõ thì gặp được hư Quan, có Sát tinh là hư Quan tạp Sát, gặp chi Lộc là Điền thực, phạm kị này là đều mất đi lý do đạt được quý hiển của thể cách, chỗ vi diệu thâm thúy này độc giả cần lĩnh hội một cách tỉ mỉ cẩn thận.

Thientam
18-06-14, 13:23
Củng quý cách

Củng quý chân thời nghiệm nhược thần,
đề cương vô khí thủy vi chân.

Giáp can hổ thử phương vi dụng,
nhâm nhật dần thần quý hiển thân.

Dương hỏa khuyển hầu vi thượng cách,
mậu nhân thân ngọ mại di luân.

Vô xung vô phá vô điền thực,
định thị hoàng kim bảng thượng nhân.

Củng quý cách chỉ có 4 loại, Ngày Giáp Dần giờ Giáp Tý, ở giữa củng chữ Sửu; ngày Nhâm Thìn giờ Nhâm Dần, ở giữa củng chữ Mão; ngày Bính Tuất giờ Bính Thân, ở giữa củng chữ Dậu, ngày Mậu Thân giờ Mậu Ngọ, ở giữa cũng chữ Mùi. Đây đều là Quý nhân hư củng nhật chủ, cho nên gọi là Củng quý. Hỉ Tài Thực, kị Quan Sát, hình xung Điền thực không phạm, là mệnh chân quý nhân. Lại cần đề cương vô khí mới kỳ diệu. Nếu trên Đề gặp Quan Sát, không cần lấy củng quý để luận. Sách ghi: "Đề cương hữu dụng đề cương trọng, nguyệt lệnh vô thần dụng thử kì( củng quý cách)". Đại kị không vong, tuế vận cũng giống như vậy.

Thientam
18-06-14, 13:24
Dịch nghĩa: Cũng quý cách chỉ có 4 tổ hợp, sinh vào ngày Giáp Dần giờ Giáp Tý, giữa hai trụ ngày giờ củng một chữ Sửu; sinh vào ngày Nhâm Thìn giờ Nhâm Dần, giữa hai trụ củng một chữ Mão; sinh vào ngày Bính Tuất giờ Bính Thân, giữa hai trụ củng một chữ Dậu; sinh vào ngày Mậu Thân giờ Mậu Ngọ, giữa hại trụ củng một chữ Mùi. Đây chính là quý nhân hư củng nhật chủ, cho nên gọi là củng quý. Cách cục này hỉ Tài tinh Thực thần, kị Quan tinh, Sát tinh, cần không có hình xung, không có Điền thực mới là quý mệnh chân chính. Mà còn cần nguyệt lệnh không có khí Quan Sát mới lưu thông, nếu trong nguyệt lệnh có Quan Sát, thì không cần lấy củng quý để luận cách cục. Sách mệnh lý nói: "Đề cương hữu dụng đề cương trọng, nguyệt lệnh vô thần dụng thử kỳ", đây chính là ý nghĩa này vậy. Còn nữa, cách này đại kị Không vong, hỉ kị của đại vận và lưu niên cùng cùng một cách xem như vậy.

Bình chú: Củng quý cách sở dĩ nói là quý, đây chính là quý bởi Thiên ất quý nhân vậy, không phải sự quý của Quan. Quý nhân thi quyết nói: Giáp Mậu gặp Trâu Dê, Ất Kỉ thấy nơi Chuột Khỉ, Bính Đinh gặp Lợn Gà, Nhâm Quý Thỏ Rắn tàng, Canh Tân phùng Hổ Ngựa, đây là phương Quý nhân. 10 cân tất cả đều có Quý nhân, nhưng cách này cũng yêu cầu tìm ở trong hai trụ ngày giờ, thiên can tương đồng, địa chi củng xuất. Phù hợp với cách này cũng chỉ có 4 loại, như ngày Giáp Dần giờ Giáp Tý, củng chữ Sửu, mà Sửu là Thiên ất quý nhân của Giáp, cho nên gọi là Củng quý cách. Ba tổ hợp khác thì đều giống đạo lý này. Cách này cần nguyệt lệnh không không có Quan Sát thì cách thành mới lưu thông, nếu không thì phải dùng thần của nguyệt lệnh để luận thành bại, ngày giờ lại thành Củng quý cũng không thể thêm phân biệt. Mệnh cách này, hỉ kị của đại vận, lưu niên cũng luận giống nhau, hỉ Tài tinh và Thực thần, kị Quan tinh Sát tinh, kị Quý nhân gặp Không vong, cũng kị Quý nhân bị hình xung hoặc Điền thực.

Thientam
18-06-14, 13:25
Củng Lộc củng quý nhị cách hợp ngôn ( Bài thứ nhất)
(Nói về sự phù hợp của hai Cách Củng lộc Củng quý)

Lưỡng bàn hư củng diệu nan ngôn,
tối hỷ kỳ trung thức bản nguyên.

Quý kị không vong lộc kị phá,
thương hiềm đề trọng sát hiềm phồn.

Hình xung nhược hữu tai nan miễn,
dương nhận như vô phúc thủy tồn.

Nguyệt lệnh vô thần thành thượng cách,
cư quan tảo tễ tử vi viên.

Củng lộc củng quý, lý của chúng là như nhau. Bản nguyên ( nguyên khí) là vật nào đó mà có thể củng. Như Củng lộc sợ xung, Củng quý sợ Không. Trên Đề Thương quan, không nên thái trọng. Thất sát trên năm tháng không nên thấy nhiều. Dượng nhận Kiếp tài đồng thời cần khứ. Hình xung phá hại, đồng thời đều kị. Nguyệt lệnh vô thần là không có Quan Sát vậy. Trong cục kị thần không phạm, lại có Tài tinh sinh trợ, là mệnh đại quý.

Thientam
18-06-14, 13:25
Giải thích: Củng Lộc cách và Củng quý cách, nguyến tắc của chúng đều giống nhau."Bản Nguyên" trong thơ nói là chỉ cái gì nhỉ? Chính là Lộc thần hoặc Quý nhân mà củng xuất ra. Như củng xuất Lộc thần thì sợ có chi xung Lộc thần xuất hiện, củng Quý nhân thì sợ chữ đó gặp Tuần không. Trên nguyệt lệnh nếu như có Thương quan thì không nên quá vượng, trụ năm trụ tháng không thể thấy nhiều Quan sát. Dương nhận hoặc Kiếp tài, đều không nên có. Hình xung phá hại, đều phải kị. Sao lại gọi lệnh tháng không có Nguyên thần nhỉ? Chính là ý nói nguyệt lệnh không có Quan Sát có thể làm dụng thần. Trong mệnh cục không có kị thần nói trên xuất hiện, lại có Tài tinh sinh trợ cách cục, chính là mệnh đại quý.

Bình chú: Tiết này là bài có tính chất tổng kết của hai tiết phía trên. Củng kì thực là có ý nghĩa của "Kẹp". Củng lộc Củng quý trong kết cấu thành cách rất giống nhau, mà về lí khi phân định hỉ kị cũng không khác biệt nhau nhiều, cho nên ở đây tác giả kết hợp để tổng luận, độc giả nên nhiều lần tham khảo sự phối hợp của hai bài bên trên, tự có thể lý giải.

Cái quý của hai loại cách cục này, đều ở trong Hư mà điều kiện của cách đòi hỏi phải đạt được, Hư chính là sợ hiển lộ rõ ràng, đương nhiên cũng sợ kẹp tạp ( chen lẫn; xen lẫn; pha trộn; pha lẫn), cho nên kị Quan Sát xuất hiện thành cách. Mà nếu nguyên cục hoặc niên vận có vật mà Hư thần kị, thì Hư thần cũng không dám đến, cho nên sợ Thương quan quá vượng, cũng sợ bản thân bị hình xung phá hại hoặc lạc Không vong. Mà hai loại cách cục này đều mừng Tài tinh sáng tỏ trợ giúp, đồng thời kị Kiếp tài phân tán phúc phá hư Tài.

Nói chung, Quan tinh tối sợ xung, Thiên Ất quý nhân sợ nhất gặp Không. Cho nên nguyên văn có luận" Củng Lộc sợ xung, Củng quý sợ Không", đây chỉ là hai cái có khác biệt rất nhỏ, kì thực bất kể Củng lộc Củng quý, đều sợ hình xung hoặc rơi vào Không vong, người học mệnh cần từ đây suy ra để biết, chứ không thể thấy bóng núi lại cho là núi, thấy bóng nước lại cho là nước vậy.

Thientam
18-06-14, 13:26
Lục Nhâm xu Cấn, lục Giáp xu Càn

( Hai cách đồng ở một lý, cho nên luận chung)

Nhâm xu cấn vị giáp xu kiền,
hỗ hoán hợp lộc khởi ngẫu nhiên.

Xu cấn trọng dần danh hữu phân,
xu kiền điệp hợi phúc vô biên.

Tài quan ám kiến thành tai chướng,
xung tịnh minh phùng thị họa khiên.

Nguyệt lệnh hữu thần thành biệt cách,
tùy nghi suy bộ diệu tòng quyền.

Lục Nhâm xu Cấn, tức Lục Nhâm là nhật chủ, lại cần chữ Dần nhiều, nhất định thời thượng gặp Dần, dùng chữ Dần ám hợp chữ Hợi, Nhâm lộc ở Hợi, gọi là hợp lộc. Lục Giáp xu càn, tức Lục Giáp là nhật can, lại cần chữ Hợi nhiều, tất nhiên thời thượng gặp chữ Hợi, dụng chữ Hợi ám hợp chữ Dần, Giáp lộc đến Dần, cũng là hợp lộc. Hai cách đều không cần Tài Quan, hình xung phá hại điền thực thì vô dụng. Như nguyệt lệnh vừa thấy Tài Quan, thì lấy Tài Quan luận, mà không dụng cách này nữa.

Thientam
18-06-14, 13:27
Dịch nghĩa: Lục Nhâm xu Cấn cách là chỉ nhật chủ lục Nhâm, trong trụ địa chi thấy nhiều chữ Dần, mà còn chi giờ là chữ Dần, dùng chữ Dần này đến ám hợp chữ Hợi, mà Hợi là lộc thần của Nhâm nhật chủ, cho nên lại gọi hợp lộc. Lục Giáp xu Càn cách là chỉ ngày can lục Giáp, trong mệnh cục thấy nhiều chữ Hợi, đồng thời chi giờ lại là Hợi, dụng chữ Hợi này ám hợp chữ Dần, mà Dần là lộc thần của Giáp nhật chủ, cũng là hợp lộc. Hai loại cách cục này đều không ưa thích gặp Tài tinh Quan tinh, hoặc chi giờ bị hình xung, lộc thần bị điền thực, đều là phá cách. Nếu trên nguyệt lệnh có Tài Quan, thì phải lấy nguyệt lệnh Tài Quan để luận, chứ không luận theo cách cục này.

Bình chú: Cấn ở phương vị Hậu thiên Bát quái thuộc hướng Đông Bắc, là phương vị của Dần; Càn ở phương vị Hậu thiên Bát quái thuộc hướng Tây Bắc, là phương vị của Hợi; mà lục Nhâm, lục Giáp là chỉ Nhâm nhật can và Giáp nhật can. Bởi vì trong 60 Giáp Tý, 5 can dương kết hợp lại là 6 can dương, sở dĩ mỗi thiên can ở trong 60 Giáp Tý tổng cộng có 6 cái. Lục Nhâm xu Cấn và lục Giáp xu Càn từ tên gọi trên lý giải chính là nhật chủ Nhâm sinh ở giờ Dần, nhật chủ Giáp sinh ở giờ Hợi, đồng thời trong cục Dần hoặc Hợi lại có ý nghĩa rất nhiều. Đây tuy là hai cách cục, nhưng dịch lý là giống nhau, cho nên tiết này đặt hai cách để cùng luận với nhau.

Ngày Nhâm giờ Dần, mà Dần lại thấy nhiều, lúc này Dần ám chính giữa lục hợp được Hợi, Hợi là lộc thần của Nhâm. Kỳ thực chính là ám lộc phát quý, nguyên nhân ở chỗ ám lộc có thể hợp ám Quan hoặc ám Tài. Như Hợi lộc tàng can có Nhâm và Giáp, Giáp ở trong Hợi là trường sinh, cường vượng mà có thể hợp Kỷ, Kỷ lại là Quan tinh của Nhâm; Nhâm ở trong Hợi là Lâm quan, cũng là cường vượng mà có thể hợp Đinh, mà Đinh là Tài tinh của Nhâm, cho nên cách này là dụng Dần ám hợp Hợi lộc, Hợi lộc ám hợp Tài Quan của nhật chủ, cho nên đã phú mà còn quý. Lý lẽ giống nhau, thì ngày Giáp giờ Hợi, Hợi lại thấy nhiều, Hợi ám hợp Dần lộc, Dần lộc ám hợp Tài ( Kỷ) Quan ( Tân) của nhật chủ, cho nên cũng là phú mà còn cả quý.

Ám đã thành thì rất sợ minh phùng ( gặp lộc lộ rõ), nguyên cục cùng với tuế vận đều luận như nhau. Nếu như Lục Nhâm xu Cấn cách gặp Hợi, lục Giáp xu Càn cách gặp Dần, đều gọi là Điền thực, thì phá cách; Hai cách này gặp Tài tinh Quan tinh, kì thực cũng là một loại Điền thực, đối với hai loại cách cục này mà nói đều thuộc loại không tốt, đương nhiên nếu như gặp Tài Quan mà có thể nhập vào nguyệt lệnh Tài Quan cách, có thể bỏ cách này mà luận nguyệt lệnh, chứ không nhất định luận là phá cách.

Ngoài ra chi giờ của cách cục này sợ bị hình xung phá hại hoặc gặp tam hợp. Gặp phải như vậy, thì trong cục chữ cách thành đã bị kiềm chế, không có cách nào để hợp lộc, thì Tài Quan cũng sẽ vì như vậy mà mất cả hai.

Thientam
18-06-14, 13:28
Lục âm Triều Dương cách

Lục âm dĩ tận nhất dương Sinh,
tân nhật triều dương quý hiển danh.

quan sát hình xung bần thả tiện,
ấn tài sinh vượng phú hoàn vinh.

lưỡng tân can thấu vi hàn sĩ,
nhị tử chi tàng thị bạch đinh.

Thủy lãnh kim hàn thương thái trọng,
cửu lưu tăng đạo nhậm du hành.

Đây chính là luận lục âm Triều Dương cách, Tân chính là Lục âm của kim, Tý hàm chứa khí nhất dương, lục âm đã tận, thì nhất dương phục sinh, gọi là Tân kim sinh ở đất Tý, cho nên gọi Lục âm Triều Dương cách. Ngày lục Tân sinh vào giờ Mậu Tý, dùng chữ Tý dao hợp chữ Tỵ, chữ Mậu động chữ Bính, Tân kim được nó ( Bính) là Quan lộc. Hỉ Tài Ấn sinh phù, kị Tỷ kiên, Quan Sát, Tý trọng nặng. Phú viết: " Ngày Tân riêng chỉ gặp Mậu Tý, Lục âm quý cách hỉ triều dương, Bính Đinh Tị Ngọ hưu Điền thực, Phúc quý song toàn nhập triều đình". Nếu như Thương quan thái trọng, sinh ở trước mùa Đông, hàn khí quá nặng, cuối cùng không có ý nghĩa hồi dương, nếu không phải mệnh tăng đạo, thì cũng thuộc loại người của Cửu lưu nghệ thuật.

Thientam
18-06-14, 13:28
Dịch nghĩa: Ý của thi quyết này luân chính là Cách Lục âm triều dương, Can ngày Tân thuộc âm kim, mà trong địa chi Tý hàm chứa có khí nhất dương, sở dĩ nếu như Tân kim sinh ở giờ Tý, thì có tượng âm tận mà có một dương phục sinh, cho nên lấy cách cục này gọi là Lục âm triều dương cách. Cách cục yêu cầu là ngày lục Tân phải sinh ở giờ Mậu Tý, dụng giờ Tý này dao hợp chữ Tỵ, dụng chữ Mậu can giờ dẫn động chữ Bính, Tân kim được chữ Bính làm Quan lộc. Cách cục mừng Tài tinh hoặc Ấn tinh sinh phù Quan tinh, kị gặp Tỷ kiên, Quan tinh, hoặc Thất Sát, lại kị trong địa chi có hai chữ Tý trùng nhau. Cổ Phú văn nói: " Ngày Tân nếu như chỉ gặp giờ Mậu Tý, là Lục âm triều dương mà được quý, nếu không có Bính Đinh Tị Ngọ Điền thực, có thể phú quý song toàn, Quan cư ở Triều đình.". Nếu như Thương quan thái trọng, lại sinh ở mùa Đông, thì hàn khí quá nặng, Cách cục cuối cùng không có ý hồi dương, loại mệnh cục này không phải là hòa thượng đạo sĩ, thì cũng là giang hồ thuật sĩ... hoặc cũng là loại người Cửu lưu nghệ thuật.

Bình chú: Cách cục này có thể nhập Cách nguyệt lênh thì lấy nguyệt lệnh cách để luận, nếu thành cách này, thì là người cao điệu ( cao điệu; lên giọng; nói phách lối; cao giọng; nói khoác, ví với nói phách nói tướng). Có tiếng tăm tốt đẹp hơn là được vận may phát tài, nhưng do cách cục thiên về hàn lạnh, nói chung dễ dàng thương hại thê tử. Mà nếu như cách cục phạm kị, thì phần nhiều là bần cùng bạc mệnh mà không quý.

Tý daoTị, là chữ can Quý trong Tý ở vào vị trí Lâm quan vượng có thể ám hợp chữ can Mậu ở vào vị trí Lâm quan vượng, cho nên hai chữ Tý Tị luận là dao hợp. Cách này thêm chữ Mậu trên can giờ dẫn động, thì hai chữ Tý Tị dao hợp càng thêm thành công. Được chữ Tỵ tức là được chữ Mậu, cho nên luận ngày Tân được Quan tinh. Ám Quan hỉ Tài Ấn làm hỗ trợ, sở dĩ cách này hỉ Tài Ấn; kị can đầy Tỷ kiên phân tán phúc, kị Can thượng Thương quan, kị Bính Đinh lộ rõ hoặc lại xuất hiện chữ Tý, mà địa chi nếu có chữ Tỵ chính là Điền thực, có Ngọ, thì xung Tý mà hỏng cách, cho nên Tỵ Ngọ cũng kị thấy.

Lại từ trên sự lý giải về quy luật vần hành tự nhiên của âm dương tiêu trưởng, thì cách này lấy tên gọi là Lục âm triều dương, lấy bản tính hàn của nhật chủ, sinh vào giờ Tý thì với ý âm cực thì dương sinh mà đạt được quý hiển. Nếu như lại sinh ở mùa Đông, chỉ dựa vào sự biến hóa theo quy luật tự nhiên như ngày và đêm thì cuối cùng không thể chi phối hàn khí đương lệnh của mùa Đông được, cho nên cách cục Hồi dương không có hi vọng. Cho nên cách này lại kị sinh vào mùa Đông.

Thientam
18-06-14, 13:29
Lục Ất thử quý cách

Ất mộc thiên nguyên thời ngộ tử,
thủ danh thử quý lý u huyền.

Sát Quan không thấy công danh bị,
thiên Chánh Tài gặp phú quý toàn.

Xung bán nan triêm thiên tử Lộc,
diêu hợp sự chấp thuận đế vương tuyên.

Không vong bất phạm vô kim khí,
nhạn tháp đề danh tại Thiếu niên.

Ngày lục Ất được giờ Bính Tý, dụng chứ Tý dao với chữ Tị, Bính lộc quy về Tỵ, Trong Tị có Canh Mậu, là Tài Quan của Ất mộc, Ất quý ở Tý, cho nên lấy nó gọi là Lục Ât Thử quý, không thích hợp với Canh Tân Thân Dậu, thấy Sửu khiến trói buộc mà gặp Ngọ thì lại xung, mà phá cục Tý, là không thể quý, hỉ Tài tinh, kị Không vong.

Thientam
18-06-14, 13:30
Giải thích: Ngày Lục Ất sinh vào giờ Bính Tý, dụng chữ Tý đến dao hợp chữ Tỵ. Bính đắc Lộc ở Tỵ, trong Tỵ có tàng 2 vượng can Canh và Mậu, phân biệt ra là Quan tinh và Tài tinh của Ất mộc, mà còn can Ất Quý nhân ở Tý, cho nên cách cục này gọi là Lục Ất Thử quý. Cách cục kị Canh Tân Thân Dậu, Kị Sửu làm cho bị trói buộc và kị Ngọ đến xung, nguyên do bởi vì xung và trói buộc thì sẽ hội phá chữ Tý ( Sửu thì hợp Tý mà Ngọ thì xung Tý), cho nên không quý, mà cách cục này hỉ Tài tinh, kị Tý rơi vào Không vong của nhật trụ.

Bình chú: Cách này lấy thân cường là tốt, nguyệt lệnh không có Quan Sát khi trở thành cách thì mới dụng được.

Tý dao Tị, kỳ thực là ý nghĩa của ám hợp. Nhật chủ Ất sinh vào giờ Bính Tý, nguyên nhân Tý chi giờ có thể ám hợp Tị, mà Tị lại là đất Lộc của can giờ Bính hỏa, cho nên nhật chủ dễ dàng đạt được Tị, đây là chẳng khác nào đạt được Tài và Quan trong Tị. Đây là một trong những nguyên nhân đạt được quý hiển của cách này. Mà Tý là Thiên Ất quý nhân của nhật chủ Ất, Bính Tý là Thực thần tọa Quý nhân, là với ý nghĩa Thực Lộc phong phú, đây là một trong hai nguyên nhân giành được quý hiển của cách này.

Lấy ám Quan để đạt được quý hiển, nguyên cục niên vận sợ tái gặp Quan tinh Thất sát, cho nên mới kị Canh Tân Thân Dậu, mà hỉ Tài tinh sinh trợ ám Quan. Tý là trung tâm của Cách cục, cho nên kị Sửu hợp bán, kị Ngọ xung Tý, kị Tý Không vong.

Thientam
18-06-14, 13:31
Tỉnh lan nghệ cách

Thân tử thần toàn tam thấu canh,
Tỉnh lan nghệ cách cục trừng thanh.

Bàn trung thiểu hỏa phương vô ngại,
Trụ nội đa kim khước hữu tình.

Thời đới tử thân ứng giảm phúc,
Vận lâm thần mão tất tăng vinh.

Can vô nhâm quý lai thương tả,
Bất chưởng hình danh diệc chưởng binh.

Thiên can ba chữ Canh, địa chi hoàn toàn là Thân Tý Thìn, thì mới hợp cách này. Lấy Thân Tý Thìn ám xung Dần Ngọ Tuất, ngày Canh được Quan tinh, chính là mệnh đại quý nhân, kị Bính Bính Đinh Tị Ngọ Dần Tuất và Nhâm Quý thấu lộ, trái lại không phải là quý. Như giờ Tý, tức Bính Tý, trên trụ giờ gặp Thất sát; giờ Thân là nhật lộc quy thời; Nhâm Quý Thương tổn Quan, đều không thuần túy đẹp đẽ, thì sẽ giảm đi điểm số, hai Canh hoặc bốn Canh, lại không tính vào cách này. Hoặc nhật chủ một Canh hoặc 3 Canh, thì mới là kim khí túc sát, cho nên chủ nắm binh hình.

Thientam
18-06-14, 13:31
Giải thích: Thiên can có 3 Canh, địa chi Thân Tý Thìn hoàn toàn đầy đủ, mới là Tỉnh lan nghệ cách. Dụng Thân Tý Thìn ám xung Dần Ngọ Tuất, Canh Nhật chủ đạt được Quan tinh, đây là mệnh đại quý nhân. Cách cục kị gặp Bính Đinh Tỵ Dần Ngọ Tuất, cũng kị Nhâm Quý thấu lộ thiên can, như vậy trái lại không quý. Giải như sinh ở giờ Tý, chính là giờ Bính Tý, thì làm thời thượng Thất sát cách; Sinh ở giờ Thân, thì là Nhật lộc quy thời Cách, Nếu như thấy Nhâm Quý thủy thì xem là Thương Quan, đây đều là những cách cục bất thuần, làm hội giảm phân số. Mà nếu như thiên can chỉ có hai Canh kim hoặc có 4 Canh kim, lại không tính vào loại cách cục này. Lại bởi nguyên nhân nhật chủ chỉ có một Canh hoặc mệnh có 3 Canh, mới xem là kim có khí túc sát, cho nên người nhập cách cục này phần đa nắm binh quyền hình pháp.

Bình chú: "Tỉnh lan nghệ" là do sách gốc khắc chạm, kiểm tra khắp các cổ thư, thì cách này đều gọi là Tỉnh lan xoa cách hoặc gọi "Tỉnh lan Nhuận hạ cách". Chữ " Nghệ ( 乂)" phải chăng viết sai.

Cách này cần thiên can ( bao hàm cả nhật chủ) có 3 Canh, địa chi hội thành thủy cục, Trụ giờ không mang Thân hoặc Tý mới tính là nó. Cũng có sách nói chỉ có một Canh kim thì cũng được tính, nhưng cách cục không cao. Trụ giờ nếu như là Tý hoặc Thân, thì lại tạp mà nhập vào cách khắc, cho nên cách cục không thuần, phúc khí giảm một nửa, chỉ có hư danh hư lợi mà thôi.

Cách này chỉ có lợi cho mệnh nam, không lợi cho mệnh nữ. Nhập cách mà không phải nắm binh quyền thì là Quan chức công - kiểm - pháp (công an, kiểm sát, tư pháp). Nguyên cục niên vận cùng kị Bính Đinh Tị Ngọ Dần Tuất và Quan Sát lộ rõ, cũng kị Nhâm Quý xuất can khắc thương ám Quan. Đại vận mừng nhất vận Tài sinh trợ ám Quan ( vận Dần Tài không tính ).

Thientam
18-06-14, 13:32
Tý dao Tị cách

Giáp tử nhật sinh thời giáp tử,
tử diêu tị cách tế suy cầu.

Canh tân can thượng thông nghi khử,
thân dậu chi trung bất khả lưu.

Nhược vấn công danh hưu khóa mã,
cầu phú quý bất kỵ ngưu.

Đề cương vượng khí thông nguyên dụng,
y tử yêu kim bái miện lưu.

Tý dao Tị cách, có hai chữ Tý dạo hợp chữ Tỵ, lấy chữ Tỵ dao hợp chữ Dậu, ngày Giáp được Quan tinh. Phú viết: Ngày Giáp Tý tái gặp giờ Tý, sợ năm Canh Tân Thân Dậu Sửu. Cần nguyệt lệnh vượng khí, thông với nhật chủ mới tuyệt diệu.

Dịch nghĩa: Tý dao Tỵ cách, chỉ ngày Giáp Tý sinh vào giờ Giáp Tý, có hai chữ Tý dao hợp chữ Tỵ, lại dụng chữ Tỵ dao hợp chữ Dậu, nhật chủ Giáp được Tân kim trong Dậu làm Quan tinh. Phú văn nói: Ngày Giáp Tý tái phùng giờ Tý, sợ năm Canh Tân Thân Dậu Sửu, yêu cầu nguyệt lệnh khí vượng, thông với nhật chủ mới tốt.

Thientam
18-06-14, 13:32
Bình chú: Cách này thuộc cách cục đặc biệt, yêu cầu nguyệt lệnh không nhập chính cách để luận. Trong hư cầu thực, yêu cầu người luận mệnh là thấy hình mà như không thấy ( kiến bất kiến chi hình) , dẫn từ đầu mối ra mà lại như không dẫn ra, lúc giống thật mà là như giả ấy thì mệnh có rất nhiều, cho nên luận cách cục đặc thù nhiều mà không nghiệm, nhung cũng có lúc ứng nghiêm như thần vậy.

" Dao ( xa)" trong cách cục đặc thù, có thể lý giải là ám hợp hoặc dao hợp. Mệnh " Dao ( dao động) hợp" là trong ám hợp mà dao động đến một chi khác, động mà để ta sử dụng vậy. Thường pháp trong tứ trụ hai chi hợp cách xa thì gọi là Dao hợp ( hợp xa), cái sự Dao kia lại không phải là " Dao ( xa)" này vậy.

Tý dao ( xa) Tỵ cách, yêu cầu sinh ngày Giáp Tý giờ Giáp Tý, hai Tý dao hợp ( hợp xa) Tỵ, được Mậu thổ vượng trong Tỵ làm Tài; mà Bính vượng khí trong Tỵ lại ám hợp Tân kim Thương quan trong Dậu ở vào ngôi Lâm quan vượng thịnh. Giáp nhật chủ được Tài Quan, cho nên phát quý. Người nhập cách này được Quan quý, nếu nhiều thì tham lam hủ bại, bởi do Tý dao ( xa) Tỵ là ý nghĩa ám được Thiên tài.

Cách này kị phương Nam hỏa vận Thương quan, nguyên cục niên vận cùng kị Canh Tân Thân Dậu Sửu Ngọ, bởi vì Canh Tân Thân Dậu là Quan Sát lộ rõ, Sửu hợp bán Tý, Ngọ xung Tý, đều là hội lại tổn hại cách cục, hỉ sinh vượng ở nguyệt lệnh hoặc hành vận thân vượng. Nếu sinh ở hai mùa Xuân và Đông, là nguyệt lệnh vượng khí, thông với nhật chủ, có thể thành cách. Nhưng sinh vào mùa Đông phần nhiều có thể nhập Ấn cách, mà lại không lấy cách này để luận.

quangvinhn
09-09-14, 14:31
Phi Thiên Lộc Mã cách
( Thơ gồm 5 bài)

Bài thứ 1

Canh nhâm nhị nhật tử trọng trọng,
lộc mã phi thiên dụng đáo xung.

Canh kiến bính đinh nan hứa cát,
nhâm phùng mậu kỷ đoán ngôn hung.

Sửu bán vô môn thông cửu hạ,
ngọ xung hà lộ hướng tam đông.

Ngũ hành diệu xứ nghi thuần túy,
sủng ác trọng triêm vạn hộ phong.

Bài thứ 2

Tân quý thiên nguyên điệp kiến trư,
phi thiên lộc mã ý hà như?

Dậu thân sửu thể đắc nhất thực,
bính mậu kỷ hình tận yếu hư.

Đắc lệnh định vi khanh dữ tương,
thất thời chỉ khả bạn tiều ngư.

Vô xung vô phá vô thương khắc,
tảo đắc cao thừa tứ mã xa.

Bài thứ 3

Đinh bính âm dương lưỡng tác can,
đinh xà bính mã đảo xung quan.

Tị đa xung hợi vi thiên lộc,
ngọ chúng thông tề diệu tất đoan.

Bính ngọ kiến kim hình bất thản,
đinh xà ngộ thủy thể nan an.

Hình xung quan sát đô vô phạm,
đắc lộ thanh vân đáo quảng hàn.

Bài thứ 4

Bính hỏa vi can ngọ tự liên,
cách danh lộc mã hiệu phi thiên.

Cát hung thuận nghịch tu phân biệt,
suy đảo cơ quan nhập huyền diệu.

Bài thứ 5

Tị tự trọng trọng can kiến đinh,
phi thiên lộc mã dụng vô hình.

Vô phá vô xung vô quan sát,
tam sách thiên nhân đối đại đình.

quangvinhn
09-09-14, 14:32
Phi Thiên Lộc mã ở vào trong chỗ vô hình mà tìm thấy sự có tượng, cho nên không thể dễ dàng mà nói là có thể biết được, tất nhiên thuần túy không có một điểm Quan tinh mới có thể chọn dụng. Ngày Bính Ngọ càng khó, Bính tọa Ngọ thì lại là nhật Nhận, nếu trong trụ có Canh Tân Tài tinh lại phá hỏng Dương nhận, thường sai một ly thì sự sai lầm của cát hung đi cả ngàn dặm. Không có Tý cũng lấy Ngọ nhiều, ám xung chữ Tý Quan tinh.

Giải thích: Phi thiên lộc mã cách có ba loại, loại thứ nhất là sinh ngày Canh Tý, Nhâm Tý, địa chi có nhiều chữ Tý, dụng chữ Tý xung xuất chữ Ngọ, làm Quan tinh của Canh Nhâm. Điểm cần chú ý là nếu là ngày Canh, thì không thể tái gặp Bính hoặc Đinh; Nếu như là ngày Nhâm, thì tái không thể lại gặp Mậu và Kỷ, nếu có thì không thể lấy cát để luận. Đồng thời cách này cũng kị Sửu hợp trói Tý, Ngọ sáng tỏ xung Tý. Không phạm kị như ở trên, thì cách cục được thuần túy, có thể đạt được Quan tinh.

Loại thứ 2 là ngày sinh Tân Hợi, Quý Hợi, dụng chữ Hợi xung xuất chữ Tỵ là Quan tinh của Tân hoặc Quý, cho nên cũng gọi là Phi thiên lộc Mã. Lúc này nếu nguyên cục lại có được một chữ trong 3 chữ Dậu Thân Sửu thì lại càng tốt, mà lại yêu cầu ngày Tân không thể sáng tỏ thấy chữ Bính, ngày Quý khộng thể tái gặp chữ Mậu chữ Kỷ, nếu có thì không cát lành. Cách cục này nếu như nhật nguyên đắc lệnh mà chữ Hợi không xung không phá không thương khắc, sẽ là mệnh Khanh tướng.

Loại thứ 3 là chỉ hai ngày can Bính và Đinh, Đinh sinh ngày Tỵ mà trong cục chữ Tỵ thấy nhiều, Bính sinh ngày Ngọ mà trong cục chữ Ngọ thấy nhiều, Tỵ xung Hợi, Ngọ xung Tý, cần phân biệt là Quan tinh của Bính Đinh mà hiển quý. Nhưng ngày Bính Ngọ kị thấy Canh Tân kim xuất can, ngày Đinh Tỵ kị Nhâm Quý thủy lộ rõ. Nếu như Quan Sát không thấy, chữ thành cách không bị hình xung, thì cuộc đời một bước lên mây ( Quan lộ dễ đạt).

Nói chung, Phi thiên lộc mã cách là lấy trong không để tìm được có, rất khó xem chuẩn, tứ trụ cần phải không có một điểm Quan tinh thì mới dụng cách này. Trong đó ngày Bính Ngọ là khó suy đoán nhất, bởi vì Bính tọa Ngọ lại là nhật Nhận, cho nên nếu tứ trụ có Tài tinh Canh Tân, thì lại phạm sự kị của nhật Nhận mà không thể lấy cát lành để luận đoán được, ngày này Tý càng yêu cầu có nhiều Ngọ, lấy ám xung chữ Tý làm Quan tinh.

Bình chú: Cách cục đặc biệt, cũng đa số lấy Quan tinh để đạt được quý hiển, khi nguyên cục không có thì làm sao tìm được Quan tinh đây, đây là điểm khó nhất vậy. Có ám hợp được Quan, củng kẹp được Quan, xung xuất được Quan... thì đều là trong không lại tìm được có. Phi thiên lộc mã cách chính là nguyên cục không có Quan tinh mà đa số trong tình huống gặp được chữ xung Quan tinh, xung xuất Quan tinh để giành được quý hiển. Những yêu cầu của cách cục này là:

1/ Không có Quan Sát tinh lộ rõ hoặc Điền thực.

2/ Chữ thành Cách ( Chữ xung Quan) cần nhiều.

3/ Chữ thành Cách không thể bị xung hoặc bị hợp trói.

4/ Tốt nhất nguyên cục có một địa chi có thể hợp chặt cái mà đến xung Quan tinh, thì mới có thể cũng cố sự vững chắc quý khí Quan tinh, bằng không chỉ là người phiêu lưu khắp nơi mà cận kề phú quý, chứ không phải là người chân quý được.

5/ Niên vận đều luận như trên.

Ngoài ra, ngày Bính Ngọ tương đối đặc biệt, cũng có lúc không gọi là Phi thiên lộc mã mà gọi là Đảo xung lộc. Bính Ngọ Phi thiên lộc mã, nguyên nhân Ngọ là Nhận của Bính, cho nên lại kị gặp Tài tinh.

quangvinhn
09-09-14, 14:33
Hợp Lộc cách

Mậu can thời thượng kiến canh thân,
thử cách như chân nghiệm tự thần.

Sinh tại thu đông ngôn phú quý,
sinh cư xuân hạ chủ cô bần.

Sát quan ấn thụ vi hàn sĩ,
sinh vượng tài tinh thị quý nhân.

Giáp bính mão dần lai phá cách,
ngộ nhi bất ngộ lai đầu cân.

Đây chính là luận Hợp lộc cách, ngày Mậu được giờ Canh Thân, dụng chữ Canh ám hợp chữ Ất Quan tinh. Tử Bình nói rằng: Giờ Canh Thân gặp ngày Mậu, gọi là phương Thực thần chuyên vượng; Năm tháng phạm Giáp Bính Mão Dần, đây chính là gặp mà không gặp. Mùa Thu mùa Đông Thực vượng Tài vượng, cho nên chủ quý; Mùa Xuân mùa Hạ Quan vượng Ấn vượng thì phá cách, cho nên chủ bần tiện. Nếu trên Đề ( lệnh tháng) nhập cách khác, thì không thể luận theo Hợp lộc cách.

Giải thích: Đoạn thơ ca nói trên là nói về Hợp lộc cách, sinh ở ngày Mậu giờ Canh Thân, dụng Canh trên trụ giờ ám hợp chữ Ất là Quan tinh của nhật chủ. Tử Bình nói: Giờ Canh Thân gặp ngày Mậu, thì lại gọi chuyên vượng Thực thần; Nếu như năm tháng gặp 4 chữ Giáp Bính Mão Dần, thì cách cục chính là " Gặp mà không gặp", cho nên không có cách nào để giành được quý hiển, chỉ có thể là người bình thường. Sinh ở hai mùa Thu Đông, Thực thần và Tài tinh đều sinh vượng, cho nên quý; Nếu sinh ở hai mùa Xuân Hạ, thì Quan vượng Ấn vượng, là phá cách, chính là mệnh bần tiện. Nhưng nếu như Nguyệt lệnh nhập cách khác, thì không thể lấy Hợp lộc cách để luận.

Bình chú: "Hợp Lộc" là ý Thực thần hợp Quan. Cách này chuyên luận với ngày Mậu, Mậu là ngày can Dương, trên năm Thực thần chuyên vượng, Thực thần lại có thể hợp Quan làm quý. Lại có khi gọi Thực thần chuyên vượng cách. Lý lẽ của việc đạt được quý hiển: Canh Thân trụ giờ chuyên vượng, Ám hợp Ất Mão, thì ngày Mậu được Quan tinh; Ngoài ra Thân là trường sinh của thủy, thủy là Tài của ngày Mậu, thì ( ngày Mậu) được Quan tinh được Tài cho nên phú quý.

Hỉ của cách cục này là: Hỉ Tài tinh, hoặc sinh ở hai mùa Thu và Đông, Thực vượng hoặc Tài vượng, có thể trợ giúp thêm cho sự phúc đức của cách cục này.

Kị của cách cục này là: Kị sinh ở hai mùa Xuân Hạ, kị thấy Giáp Ất Bính Đinh và Dần Mão. Bởi vì Quan tinh xuất hiện là Điền thực; Sát tinh xuất hiện là quý khí xen lẫn tạp nham làm cho nhật nguyên tổn hại, thấy Dần còn trực tiếp xung hoại cung Thân; Ấn tinh xuất hiện sẽ làm tổn thương Thực thần, phá hỏng tiền đề ( điều kiện trước tiên) dẫn đến quý hiển của cách cục này.

Cách này nếu đang không phải chính cách của nguyệt lệnh thì có thể lấy giờ để luận. Ngoài ra có ngày Quý sinh vào giờ Canh Thân mà quý, cũng mừng sinh vào mùa Thu mùa Đông và kị mùa Xuân mùa Hạ, càng kị Dần đến xung Thân, kết cấu thành cách và hỉ kị của nó với ngày Mậu giờ Canh Thân đều tương tự, nhưng lý của việc giành được quý hiển lại căn bản khác nhau, độc giả cần phải tham khảo cách này với cách Sửu dao Tị mới có thể lĩnh hội được.

quangvinhn
09-09-14, 14:34
Tài vượng sinh Quan cách

Tài vượng sinh quan cách cục gia,
vô xung vô phá hưởng vinh hoa.

Thực thần đa thấu danh nan tựu,
kiếp nhận trọng phùng phú khả ta.

Thân vượng tài cường danh dự mỹ,
vận phù tuế trợ thực kham khoa.

Nữ nhân bát tự sinh phùng thử,
ích tử vinh phu thiện trị gia.

Dịch nghĩa: Tài vượng sinh Quan đây là cách cục rất tốt, nếu như không xung không phá thì nhất định có thể hưởng thụ vinh hoa phú quý. Trong cục Thực thần thấu nhiều, thì danh lợi khó thành, có Kiếp Nhận thì đã có thể phú. Thân vượng mà Tài cường, thường thường có danh dự tốt, lúc này có tuế vận lại đến phù trợ, thì vô cùng hoàn mĩ. Nếu nữ nhân nhập Tài vượng sinh Quan các, thì chồng hưng thịnh ích lợi, là mệnh cần cù lo toan việc gia đình.

Bình chú: Nguyệt lệnh Tài chuyên vượng, nguyên cục không có Quan tinh, mà lại không có Thực Thương, thì mới gọi Tài vượng sinh Quan cách. Trụ tháng là Tài, trụ khác có Quan, là Tài Quan Cách của chính cách, tức là Tài cách dụng sự phối hợp với Quan, không gọi Tài vượng sinh Quan cách ( Tài cách trong Tử Bình Chân Thuyên mang Quan, cũng gọi Tài vượng sinh Quan, nhưng không chỉ cách Tài vượng sinh Quan này vậy); Mà như trụ tháng là Tài, trụ khác thấu Thực Thương, thì chính là chính cách Tài được Thực ( Thương) sinh, thì cũng không gọi Tài vượng sinh Quan cách. Như Thực thần thấu nhiều, thì Tài vượng không thể sinh khởi Quan tinh, cho nên không thể nhập cách này, tối đa chỉ giành được giàu có, quý thì không mong được. Cách này kị Tài nguyệt lệnh gặp xung, cần Thân vượng Tài cường mới tốt, bởi vì Thân vượng mới có thể đảm nhiệm Tài Quan. Nhưng nếu là nữ mệnh, thân nhược Tài vượng, cũng có thể vượng phu ích tử, mà không thể duy trì sự chuyên nhất.

Người nhập cách này, phần đa là phú mà còn quý, hoặc là dùng tiền của để mua Quan chức, trước phú sau quý; hoặc là Quan chuyên quản lý về ngân khố lương thực.

quangvinhn
09-09-14, 14:36
Nhâm kỵ Long bối cách

Nhâm kỵ long bối dụng thần chuyên,
hiển đạt công danh bất ngẫu nhiên.

Khóa hổ ứng tri kim cốc chủ,
thừa long nãi thị ngọc giai tiên.

Cục trung thần tự nghi đa kiến,
cách nội quan tinh định yếu quyên.

Đinh tuất vô hình thành thượng cách,
sĩ nhân bình địa khả đăng thiên.

Đây là luận Nhâm kỵ Long bối cách, lấy ngày Nhâm Thìn làm chủ, Thìn nhiều chủ quý,Dần nhiều chủ phú. Dùng chữ Thìn nhiều ám xung chữ Tuất, thì ngày Nhâm được Tài Sát, cho nên lấy Đinh Tuất làm kị. Phú nói: Nhâm kỵ Long bối không có Điền thực, thì văn chương thanh cao.

Dịch nghĩa: Đoạn thơ văn trên là luận Nhâm kị long bối cách, lấy ngày Nhâm Thìn làm chủ, trong trụ Thìn nhiều hoặc Dần nhiều là đúng cách này. Thìn nhiều thì là mệnh quý, Dần nhiều thì là mệnh giàu có. Dịch lý là dụng chữ Thìn ám xung được chữ Tuất, trong Tuất tàng Đinh Mậu là Tài Sát của Nhâm nhật chủ, cho nên được phú quý. Kị Đinh Tuất Điền thực, cũng sợ Quan tinh lộ rõ. Cổ Phú văn nói: Nhâm kỵ Long bối nếu không bị Điền thực, sẽ là nhân sĩ có tài văn chương thanh cao.

Bình chú: Nhật chủ Nhâm, tọa trên chi Thìn, Thìn là Long, cho nên gọi Nhâm kị long bối ( Nhâm cưỡi lưng rồng). Trong trụ Thìn nhiều, mà có một chữ Dần, là tiêu chuẩn của cách cục này. Bởi vì Thìn nhiều ám xung chữ Tuất, lấy Đinh Mậu trong Tuất để đạt được quý hiển. Lại dụng một Dần hợp trú ( hợp chặt) quý khí thì kì diệu không thể nói hết. Cách này kị Tài tinh Quan Sát và chữ Tuất hiển lộ rõ ràng. Hành vận hỷ Thương quan Thực thần mà kị phương Nam đất Tài Quan vượng. Nếu như Tứ trụ Dần nhiều, thì có ý Thực vượng sinh Tài, có thể thành cách, nhưng phú mà không quý vậy.

quangvinhn
09-09-14, 14:36
Tài sát cách

Dụng tài can thượng thấu thiên quan,
tài sát toàn chương lưỡng yếu an.

Chủ vượng thủy năng thi ngã thế,
dụng cường phương khả tá tha quyền.

Ngũ hành thư phối công danh hiển,
bát tự trung hòa phúc thọ khoan.

Tài sát vượng thời nhật chủ vượng,
điều hòa tiếp lý bộ kim loan.

Dịch nghĩa: Tài là Dụng thần mà trên can thấu Thất sát, Tài Sát cùng thấu đó gọi là Tài Sát cách, cần nhật chủ vượng mà thành thế ( thế đã hình thành rồi thì không thay đổi), dụng thần cường mà hiển lộ tài năng, thì hai bên mới có thể sống với nhau một cách bình yên vô sự. Cách cục này đòi hỏi ngũ hành tứ trụ phối hợp với nhau một cách thỏa đáng thích hợp, sự trung hòa của bát tự mới có thể có phúc có thọ có công danh. Tức là Tài Sát nhật chủ đều vượng, âm dương điều hòa, là mệnh đại quý.

Bình chú: Lý của cách này với chính cách có thể thấy, bởi do Sát là vật đặc thù, cho nên người luận mệnh đa phần coi trọng hơn, do đó mới có xác lập tên gọi khác là Tài Sát cách. Bát tự có Tài Sát lưỡng thấu mà thành cách, không ngoài ba loại: Một là Tài cách gặp Sát; Hai là Sát cách gặp Tài; Ba là Lộc Nhận cách gặp Tài Sát. Tài cách gặp Sát, hoặc chế Sát, hoặc hợp Sát, hoặc hóa Sát, thì mới có thề giành được quý hiển; Sát cách gặp Tài, Tài trợ Sát vốn không thể lấy được quý hiển, hoặc là lấy Tài khứ Ấn tồn Thực, hoặc là Sát khinh hóa Ấn, thì mượn Tài để khử Ấn làm thanh cách, thì mới có thế phú quý; Lộc Kiếp gặp Tài Sát, thì cần hợp Sát hoặc hợp Tài, hợp Sát lưu Tài có thể trực tiếp giành được quý hiển, hợp Tài lưu Sát cần tái lấy Thực chế mới có thể phát quý. Nhận cách thấy Tài Sát đương nhiên là quý, lấy Tài trợ Sát chế Nhận, kị chế phục.

Khi giải thích về cách này, thì nên là nguyệt Nhận mà dụng Tài Sát, thân vượng mà Tài Sát cùng vượng, cho nên thành cách. Hoặc Nguyệt lệnh Tài Sát mà trên can thấu Sát, nhật chủ tự tọa nhận đó là kết cấu tương tự, nói chung là Tài Sát làm Dụng thần thì đều là một đảng cả, địa chi mang Nhận mà vượng. Cho nên không nhất thiết chế Sát hóa Sát, Bát tự trung hòa thì đương nhiên được phú quý thôi.

quangvinhn
09-09-14, 14:37
Tạp khí cách

( có 3 loại, là Tài Quan, Tài Sát, Ấn thụ )

Tạp khí đề cương cách hữu tam,
tài quan ấn thụ nhất đồng thái.

Tài quan câu yếu can hiển lộ,
Xung tịnh thiên nghi chi hạ hàm.

Dụng ấn bất như dụng sát hiển,
Hợp tài bất kị hợp quan tham.

Trụ trung hoa cái kiêm dương nhận,
Bất bái cù đàm bái lão đam.

Tứ khố là tạp khí, mệnh gặp nó thì chủ nhiều hình khắc lục thân, làm khó cho vợ con, lại kiêm Dương nhận Hoa cái cùng nhập, không phải là mệnh Tăng thì cũng là đạo ( mệnh Tăng Đạo), tức hòa thượng chính là nhà sư theo Phật, Lão Tử chính là tổ sư của đạo.

Dịch nghĩa: Nguyệt lệnh tạp khí cách có ba loại, Tạp khí Tài Quan cách, tạp khí Tài Sát cách và tạp khí Ấn thụ cách. Nếu có Tài Quan... thì Dụng thần ở trên can thấu xuất là tốt, nếu như không thấu xuất, cũng cần nguyệt lệnh phùng xung mới đẹp, Lấy Ấn làm Dụng thần không bằng dụng Sát tinh, Địa chi của nguyệt lệnh tam hợp Tài cục thì không kị, nếu như tạp khí nguyệt lệnh tại nguyên cục tam hợp Quan sát, thì đa số lấy không cát để luận. Người có Tạp khí cách phần nhiều hình khắc lục thân, khó được thê tử con cái, nếu như nguyên cục lại đồng thời xuất hiện hai thần sát Dương nhận Hoa cái này, thì đa số là mệnh tăng đạo.

quangvinhn
09-09-14, 14:39
Tạp khí tài quan cách

Đề cương tạp khí thấu quan tinh,
thê thiếp cung trung hỷ kiến hình.

Huyền vũ vô kim nan quắc thước,
câu trần hữu thực ứng hà linh.

Vô nguyên nhâm quý tâm mông muội,
hàm tả canh tân tính xảo linh.

Thấu xuất tài quan danh lợi hiển,
hữu xung phú quý thủy an ninh.

Đề ( nguyệt lệnh) nhập tạp khí, lộ ra Tài Quan, chính là đạt được tạp khí Tài Quan cách, ấy là Tài Quan có khí, nhật chủ kiện vượng mới kì diệu. Huyền vũ là thủy vậy. Như ngày Nhâm Quý sinh vào tháng Tứ quý, tứ trụ không có một điểm kim khí, lại không có nguồn Hợi Tý, người này khó được thọ vậy. Câu Trần là thổ vậy, tức là Mậu Kỷ sinh gặp tháng Tứ quý, nhật can có khí lại thấu Thực thần, nên chủ thọ trường. Tạp khí đề cương, không xung thì không phát, tối hỉ hình xung vậy.

Dịch nghĩa: Nguyệt lệnh tạp khí, trên can thấu xuất Tài tinh và Quan tinh, thì gọi à tạp khí Tài Quan cách. Cách cục này thì cần Tài Quan sinh vượng có khí, đồng thời nhật nguyên cũng cường vượng mới tốt. "Huyền vũ" trong thơ chính là chỉ nhật chủ là thủy; Như nhật chủ Nhâm Quý sinh vào tháng Tứ quý, nguyên cục không có một điểm kim khí, địa chi lại không có Hợi Tý thủy, thì gọi là Nhâm Quý vô nguồn, là người ngu dốt mà tuổi thọ ngắn. " Câu trần" trong thơ nói chính là chỉ thổ là nhật chủ; Như nhật chủ Mậu Kỷ sinh vào tháng Tứ quý, nhật can cường mà có khí, lúc này nếu như trên can thấu có Thực thần Canh Tân tiêu tiết khí thổ, thì là người thông minh nhanh nhẹn mà thọ cao. Nói chung Tạp khí cách nếu như thấu Tài Quan, thì có danh có lợi, không thấu mà có hình xung cũng tốt, có thể được phú quý.

quangvinhn
09-09-14, 14:40
Tạp khí tài sát cách

Tài sát toàn chương tạp khí đề,
ngũ hành hình khí bất đồng suy.

Đinh can tân quý đông ngôn quý,
mậu nhật giáp nhâm xuân quý nghi.

Mệnh đới lục xung quan tước hiển,
trụ phùng tam hợp lợi danh bì.

Vận lâm tài vượng kiêm sát vượng,
tương tương công hầu tổng khả vi.

Dịch nghĩa: Sinh ở nguyệt lệnh Tạp khí mà can thấu Tài Sát, cần từ nhật can và khí biểu hiện ngũ hành ( hình thể khí của ngũ hành) tàng can nguyệt lệnh để mà suy luận. Như ngày can Đinh cần sinh ở tháng Sửu mùa Đông, có thể lấy Tân, Quý làm Tài Sát, can đầu cần thấu xuất hai can này thì mới có thể nói quý; Nhật chủ Mậu, cần sinh ở tháng Thìn mùa Xuân, trên can thấu xuất Giáp Nhâm làm Tài Sát mới có thể luận là mệnh tốt. Cách cục này hỉ nguyệt lệnh được lục xung, có xung hình thì Quan vị mới cao; Nhưng nguyệt lệnh có Tam hợp thì không tốt, danh lợi khó khăn. Hành vận Tài Sát vượng là tốt nhất, cách cục thành công lại thêm vận tốt, có thể là công hầu khanh tướng.

quangvinhn
09-09-14, 14:42
Tạp khí Ân thụ cách

Đề phùng tạp khí ấn thông can,
thử cách tu nghi tử tế khán.

Ấn trọng bất tu tầm tử tức,
sát khinh hà tất khổ cầu quan.

Hữu xung vô hợp tài danh hứa,
hữu hợp vô xung phú quý nan.

Chỉ phạ ấn đa quan sát tuyệt,
hình thê khắc tử phúc lan san.

( lý danh từ đơn giản, không cần giải thuyết)

Dịch nghĩa: Nguyệt lệnh Tạp khí, Ấn thụ thấu can, các cục này cần cẩn thận thuyết minh rõ ràng. Ấn tinh quá trọng thì tử tức gian nan, không có Thất sát hoặc Thất sát quá khinh đều bất lợi với mưu cầu Quan chức. Nguyệt lệnh phùng xung lại không có hợp cục thì có thể giàu có. Có hợp cục mà không có hình xung thì khó đạt được phú quý. Chỉ thấu Ấn mà vô Quan vô Sát thì phúc khí ít ỏi mà còn hình khắc thê tử.

Bình chú: Tạp khí cách cũng là áp dụng lý của chính cách nguyệt lênh mà suy đoán. Tạp khí nguyệt lệnh là luận cách cục đặc thù, là bởi vì tháng tạp khí bị khí tạp không thuần, trong nguyệt lệnh có tàng ba can, không lâm khí Quan chuyên vượng, mà cần phải căn cứ hội hợp, thấu xuất và các tình huống hình xung để chọn lựa Dụng thần, xác định cách cục. Tài Quan Sát Ấn, thì cái nào từ trong nguyệt lệnh thấu ra thì lấy cách đó để luận. Không thấu thì nguyệt lệnh bị hình xung cũng có thể được. Duy nhất có một điểm cần chú ý là hình xung không thể thái quá, quá thì trái lại là bại. Ấn trọng thấu mà vô Quan Sát, đa số hình thê khắc tử, nữ mệnh gặp như vậy, thì khắc con nặng, bởi do nữ mệnh là Thực Thương làm con cái mà kị Ấn trọng vậy.

Nguyệt lệnh tạp khí chính là được khí không thanh thuần, sở dĩ mặc dù thành cách, thì tương tự với chính khí Tài Quan, thì phú quý cũng phải nhỏ hơn một chút. Ngoài ra, nguyên văn nói nguyệt lệnh tạp khí kị hợp, là nguyên nhân có hợp mà không có cách nào để xung khai Quan quý trong khố, mà Tài hỉ tàng sâu, cho nên hợp thành Tài cục thì lại không kị. Đây là trong tình huống đối với nguyên cục không thấu mà nói, nếu như nguyên bản thấu Quan, địa chi lại hợp Quan Sát, nhưng lại không nhất thiết lấy kị để luận, điều này người luận mệnh không thể không biết.

quangvinhn
09-09-14, 14:51
Nhật quý cách

Nhật quý cách trung chỉ hữu tứ,
Đinh can dậu hợi quý mão tị.

Khôi cương phá hại tổng bất nghi,
xung tịnh không vong thiết tu kị.

Thân cường quan ấn mạo hiên ngang,
chủ vượng thực thương tâm trí tuệ.

Thời nhật yếu phân âm hòa dương,
đắc thời phú quý kinh thiên địa.

Quyết viết: "Giáp mậu canh ngưu dương, ất kỷ thử hầu hương, bính đinh trư kê vị, nhâm quý thỏ xà tàng, lục tân phùng mã hổ", ( Dịch nghĩa: Giáp Mậu Canh gặp Trâu Dê, Ất Kỷ ở đất Chuột Khỉ, Bính Đinh ở vào hai vị Heo Gà, Nhâm Quý ẩn ở chỗ Thỏ Rắn, lục Tân gặp ở nơi Ngựa Hổ- ND), đây là đất quý nhân. Phàm độc giả chỉ có biết lý đương nhiên này vậy, không hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Giáp Mậu Canh gặp Sửu Mùi là Quý nhân, tại sao thế? Giáp là ngôi đầu của thiên can, Tý là ngôi đầu của địa chi, mà như Dương quý nhân, thì từ trên Tý khởi Giáp Tý, thuận hành. Giáp hợp với Kỷ, thì Kỷ dương quý ở Tý; trên Sửu là Ất Sửu, Ất hợp với Canh, Canh dương quý ở Sửu; trên Dần là Bính Dần, thì Bính hợp với Tân, Tân dương quý ở Dần; trên Mão là Đinh Mão, Đinh với Nhâm hợp, Nhâm dương quý ở Mão; Thìn là Địa võng, cho nên Thiên ất không tọa đất Thìn, trên Tỵ là Mậu Thìn, Mậu và Quý hợp, cho nên Quý dương quý ở Tị, Ngọ là cung xung chiếu không tính, trên Mùi là Kỷ Tỵ, Kỷ với Giáp hợp, thì Giáp dương quý ở Mùi; trên Thân là Canh Ngọ, Canh hợp với Ất, Ất dương quý ở Thân; trên Dậu là Tân Mùi, Tân với Bính hợp, thì Bính dương quý ở Dậu; Tuất là Thiên la cho nên Thiên ất không tọa, trên Hợi là Nhâm Thân, Nhâm với Đinh hợp, thì Đinh dương quý ở Hợi; Tý làm bản cung không tính, trên Sửu là Quý Dậu, Quý hợp với Mậu, Mậu dương quý ở Sửu.

Âm Quý trên Thân khởi Giáp Tý, nghịch hành. Giáp và Kỷ hợp, Kỷ âm quý tại Thân; trên Mùi là Ất Sửu, Ất với Canh hợp, Canh Âm quý ở Mùi; trên Ngọ là Bính Dần, Bính và Tân hợp, Tân âm quý tại Ngọ; trên Tị là Đinh Mão, Đinh và Nhâm hợp, Nhâm âm quý tại Tị; trên Thìn âm quý lại không tọa, trên Mão là Mậu Thìn, Mậu và Quý hợp, Quý âm quý tại Mão; Dần làm cung xung chiếu âm quý lại không tọa; trên Sửu là Kỷ Tị, Kỷ và Giáp hợp, Giáp âm quý tại Sửu; trên Tý là Canh Ngọ, Canh và Ất hợp, Ất âm quý tại Tý; trên Hợi là Tân Mùi, Tân và Bính hợp, Bính âm quý tại Hợi; Tuất cung không tính, trên Dậu là Nhâm Thân, Nhâm và Đinh hợp, Đinh âm quý tại Dậu; Thân làm bản cung không tính, trên Mùi là Quý Dậu, Quý và Mậu hợp, Mậu âm quý tại Mùi. Mà như thân làm cung Khôn, chính là ngôi đầu của âm vậy, cho nên Âm quý từ trên Thân khởi, cổ nhân lập pháp đương nhiên có đạo lý, nay suy đoán mệnh lý thì không thể không biết nguyên do vì sao vậy.

quangvinhn
09-09-14, 14:54
Giải thích: Nhật quý cách chỉ có 4 tổ hợp, chính là sinh 4 ngày Đinh Dậu, Đinh Hợi, Quý Mão, Quý Tị mới nhập cách này. Cách này kị gặp Khôi cương, cũng kị Không vong hoặc hình xung phá hại. Thân ( nhật chủ) cường mà có Quan có Ấn thì Tướng mạo hiên ngang; thân vượng mà kèm theo Thực Thương thì trí tuệ hơn người. Nếu phân Âm quý Dương quý, lại xem ngày đêm của giờ sinh, nếu như được giờ thì phú quý hơn người.

Khẩu quyết về Quý nhân là: "Giáp Mậu Canh Trâu Dê, Ất Kỷ Chuột Khỉ hương, Bính Đinh Heo Kê vị, Nhâm Quý Thỏ Rắn tàng, lục Tân gặp Mã Hổ", đây là đất Quý nhân. Độc giả thường thường chỉ biết là khẩu quyết này cần phải như thế, nhưng lại không biết dịch lý là như thế nào. Đó là Giáp Mậu Canh ba Thiên can này gặp được Sửu Mùi thì là quý nhân, thế là sao vậy? Kì thực, Giáp là ngôi đầu của 10 thiên can, Tý là ngôi đầu của 12 địa chi, cho nên dương Quý nhân là từ trên Tý khởi Giáp Tý, thuận hành mà suy. Giáp Tý lâm ở đất Tý, mà Giáp với Kỷ tương hợp, cho nên nói Kỷ dương quý ở Tý; Ất Sửu lâm vào đất Sửu, Ất và Canh tương hợp, cho nên nói Canh dương quý tại Sửu; Bính Dần lâm ở đất Dần, mà Bính và Tân tương hợp, cho nên Tân dương quý tại Dần; Đinh Mão lâm ở đất Mão, Đinh và Nhâm tương hợp, cho nên nói Nhâm dương quý tại Mão; mà Thìn làm Địa Võng, Quý nhân không lâm, cho nên nhảy qua; Mậu Thìn lâm vào đất Tị, mà Mậu và Quý tương hợp, cho nên nói Quý dương quý tại Tị; Ngọ làm cung xung chiếu của Tý ( bởi vì dương quý khởi từ cung Tý ), dương quý nhân cũng không lâm, nhảy qua; Kỷ Tị lâm vào đất Mùi, Kỷ và Giáp tương hợp, cho nên nói Giáp dương quý tại Mùi; Canh Ngọ lâm vào đất Thân, Canh và Ất tương hợp, cho nên nói Ất dương quý tại Thân; Tân Mùi lâm vào đất Dậu, Tân và Bính tương hợp, cho nên nói Bính dương quý tại Dậu; Tuất làm Thiên La, quý nhân không lâm, nhảy qua; Nhâm Thân lâm vào đất Hợi, Nhâm và Đinh tương hợp, cho nên nói Đinh dương quý tại Hợi; Tý là cung vốn để khởi dương quý, cũng không tính, nhảy quá; Quý Dậu lâm vào đất Sửu, mà Quý và Mậu tương hợp, cho nên nói Mậu dương quý tại Sửu.

Phép khởi âm Quý nhân, là từ trên Thân khởi Giáp Tý nghịch hành. Giáp Tý lâm vào đất Thân, Giáp và Kỷ tương hợp, cho nên Kỷ âm quý tại Thân; Ất Sửu lâm vào đất Mùi, Ất và Canh tương hợp, cho nên Canh âm quý tại Mùi; Bính Dần lâm vào đất Ngọ, Bính và Tân tương hợp, cho nên Tân âm quý tại Ngọ; Đinh Mão lâm vào đất Tị, Đinh và Nhâm tương hợp, cho nên Nhâm âm quý tại Tị; trên Thìn âm quý cũng không lâm, nhảy qua; Mậu Thìn lâm vào đất Mão, Mậu và Quý tương hợp, cho nên Quý âm quý tại Mão; Dần làm cung xung chiểu của Thân ( bởi vì âm quý khởi từ cung Thân ), âm quý nhân không lâm; vì lẽ đó mà Kỷ Tị lâm vào đất Sửu, mà Kỷ và Giáp tương hợp, cho nên Giáp âm quý tại Sửu; Canh Ngọ lâm vào đất Sửu, Canh và Ất tương hợp, cho nên Ất âm quý tại Tý; Tân Mùi lâm ở trên Hợi, Tân và Bính tương hợp, cho nên Bính âm quý tại Hợi; trên Tuất quý nhân không lâm, không tính; Nhâm Thân lâm vào đất Dậu, Nhâm và Đinh tương hợp, cho nên Đinh âm quý tại Dậu; Thân vốn là cung để khởi âm quý, trùng lặp không tính, Quý Dậu nhảy qua mà lâm ở trên Mùi, Quý và Mậu tương hợp, cho nên Mậu âm quý tại Mùi. Vậy thì vì sao âm quý lại khởi từ trên Thân vậy? Là bởi vì Thân ở trong cung Bát quái là cung Không, là nguyên do đầu tiên của Quần âm. Sở dĩ nói, cổ nhân lập pháp thì đương nhiên là có đạo lý của nó vậy. Khi chúng ta suy đoán mệnh không những cần biết như thế, mà hơn nữa cần biết nguyên do vì sao của nó chứ!

Bình chú: Nhật quý cách nói chúng cũng là nguyệt lệnh không nhập cách khác để luận; Nhưng nhật quý cách, lại hỉ thân cường mà có Quan Ấn hoặc Thực Thương tương trợ mới tốt. Nguyên cục và niên vận kị nhật chi Không vong ( chỉ trụ năm Không vong ở chi ngày) hoặc bị hình xung phá hại; Kị gặp Khôi cương ( tức Nhâm Thìn, Mậu Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn). Ngoài ra cần chú ý xem giờ sinh ra là ngày hay là đêm, Âm quý cách, sinh đêm là đại quý cách; Dương quý cách sinh ngày là đại quý cách. Ở đây nói là "ngày đêm" chính là phân biệt âm dương, lấy chính Tý và chính Ngọ làm điểm phân định, chứ không phải chia ra trời tối với trời sáng vậy, học giả không thể không biết.

Nguyên chú bài văn chuyên luận nắm bí quyết phương pháp suy đoán của dương quý nhân và âm quý nhân, cần đọc một cách tỉ mỉ thì có thể lĩnh hội. Điểm cần lưu ý là Thìn làm Địa võng, Tuất là Thiên la, đều là đất mà Quý nhân không lâm, mà Dương quý nhân không lâm ở Ngọ, âm Quý nhân không lâm ở Dần, sau khi nắm chắc mấy điểm này thì tự mình suy tính mà không khỏi bị sai lầm.

quangvinhn
09-09-14, 14:59
Phúc Đức tú khí cách

Phúc đức thiên nguyên dụng ngũ âm,
ất đinh tân kỷ quý đồng tầm.

Xà kê ngưu vị cứu toàn bán,
ấn thụ tài quan luận thiển thâm.

Tương mạo đường đường đa hoạt bát,
tâm điền cảnh cảnh hảo hung khâm.

Đắc thời vô phá kiêm đa hợp,
thanh giới thanh cao nhập hàn lâm.

( tinh luận toàn bộ tường giải rõ ràng)

Dịch nghĩa: Phúc Đức tú khí cách là chỉ nhật chủ 5 can âm Ất, Đinh, Tân, Kỷ, Quý v.v..., sinh ở ngày Tỵ Dậu Sửu. Phối hợp Ấn thụ, Tài tinh và Quan tinh luận thành bại. Người nhập cách này đa số tướng mạo đường hoàng, là người hoạt bát, mà còn có tấm lòng trong sáng, lòng dạ bao la. Nhật chủ đắc thời, kim cục không bị phá mà hợp nhiều, thì danh tiếng thanh cao, đa số là người thuộc giới nho lâm.

Bình chú: Cách này phải là can ngũ âm, sinh ở các ngày Tỵ Dậu Sửu, đồng thời trong cụ hợp thành kim cục là kì diệu. Cần lấy kim cục phối hợp với Tài Quan Ấn thụ mà luận, cho dù nguyên cục không có Tài Quan, cũng cần xem sự thụt lùi của kim với Tài Quan mà đoán thành bại, nói chung hỉ sinh ở tháng đắc khí, kị hỏa phá hỏng kim cục, cũng kị thành cách mà Tỵ Dậu Sửu bị hình xung, trừ phi có xung mà có lục hợp đến giả cứu. Cách này biến hóa khá nhiều, hỉ kị cũng tùy nhật chủ bất đồng mà khác nhau:

1, Ngày chủ Ất Mộc, địa chi thành Phúc đức tú khí cách của cục Tỵ Dậu Sửu, tức là Sát cục, thì cần có chế phục hoặc mang Ấn mới cát. Kị sinh ở tháng Mùi và tháng Dậu, bởi tháng Mùi mộc được căn khố, tự coi là thừa vượng mà có thể tương chiến với Sát, nhưng lực của mộc với Sát kém nhau quá xa, cho nên đa số có họa. Mà tháng Dậu thì Sát sinh vượng mà mộc vô khí, nếu như trên can lại thấu Sát tinh, thì tuy có chế hóa cũng khó tránh hung sự.

2, Nhật chủ Đinh, địa chi thành cục Tỵ Dậu Sửu là Tài, kị sinh ở tháng Tý và tháng Dậu, do Đinh sinh tháng Tý thực tế là Sát cách, có kim phối hợp thì thành kết câu Tài Sát, là phá cách; tháng Dậu hỏa tử, nhật chủ thất thời, cách cục không thật; mà Phúc đức tú khí cách ở ngày Đinh Tỵ, lại phải xem có thể thàng cách Phi thiên lộc mã.

3, Phúc đức tú khí cách của ngày Kỷ, cục thành Thương quan, hành Tài vận mới phát, lấy Thương quan sinh Tài, lại kị sinh ở tháng Tỵ hoặc nguyên cục kèm theo hỏa Bính Đinh Dần Ngọ Tuất, bởi do Ấn vượng có thể khắc chế Thương quan, làm mất đi ý nghĩa sinh Tài.

4, Phúc đức tú khí cách của ngày Quý, kim cục làm Ấn, hỉ sinh vào hai mùa Thu Đông, bởi sinh vào mùa Đông là nhật chủ đắc thời, sinh ở mùa Thu là Ấn vượng. Kị Tài thấu hoại Ấn, cũng kị sinh ở tháng Tỵ, bởi vì ngày thủy chủ tuyệt ở Tỵ.

5, Nhật chủ Tân, địa chi thành Cách phúc đước tú khí kim cục, kim khí vượng, kị hỏa đến khắc kim, có hỏa thì chống lại vượng khí của kim, có hung họa. Nhưng Bính hỏa là Chính quan thì lại không kị, Dần hỏa là quý nhân của Tân, cũng không kị, niên vận cũng luận giống vậy. Ngoài ra có thể xem phải chăng thành Tòng cách cách.

quangvinhn
09-09-14, 15:06
Khôi cương cách

Nhâm thần mậu tuất hiệu khôi cương,
canh tuất canh thần tứ vị đương.

Nhị đức tái phùng tâm địa thiện,
tam phương hữu hợp tính ôn lương.

Trụ nghi điệp kiến phương vi mỹ,
cục đới hình xung định hữu thương.

Đề cương tài sát phân khinh trọng,
thuần túy thanh cao phúc thọ trường.

( chủ nhân đa số tính khí hữu dũng mạnh mẽ. )

Dịch nghĩa: Gồm có 4 ngày sinh Nhâm Thìn, Mậu Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn, gọi là Khôi cương cách. Nếu như trong tứ trụ lại gặp Thiên đức Ất đức hoặc địa chi hội phương thành cục, là người có tấm lòng thiện lương. Tứ trụ trùng điệp thấy Khôi cương là mĩ cách, Nếu như Khôi cương bị hình xung phá thì nhất định có họa thương bại. Nguyệt lệnh nếu gặp Tài Quan Sát, thì nên so sánh mức độ nặng nhẹ, từ nặng mà chọn cách, nếu như khôi cương cách thuần túy, không gặp Tài Quan, thì là mệnh phúc cao mà thọ dài.

Bình chú: Khôi cương cách nhất định nhật trụ là Khôi cương ( bao gồm 4 ngày: Nhâm Thìn, Mậu Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn), mà như trụ khác thấy nhiều thì càng kì diệu. Người có tứ trụ này, là người thông minh, phong cách văn chương tốt; tính cách kiên cường, làm việc quyết đoán, nhưng dở là tính khí nóng nảy, nắm quyền thì háo sát. Hỉ thân cường và vận thân vượng. Kị nguyên cục và đại vận có hình xung, kị gặp Tài Quan, nếu không dễ có tai họa. Nếu như duy chỉ nhật trụ là Khôi cương, nguyệt lệnh Tài Quan vượng mà thành cách, thì có thể từ Tài Quan luận thành bại, nhưng cũng có chỗ không tốt, chẳng qua là có họa mà không nặng mà thôi.

quangvinhn
09-09-14, 15:19
Kim Thần cách

Thời thượng Kim Thần cách hữu tam,
hắc kê Kỷ Tị mộc ngưu xem.

Thiên quan cục nội không nên thiểu,
hỏa khí cách trung nhất định phải chiều rộng.

Dương nhật hỏa đa phương thủ quý,
âm can thủy thiểu Mạc Ngôn Quan.

Sát tinh kèm theo hỏa lai nhập cách,

đắc đường thanh nói rằng đáo quảng hàn.

Dịch nghĩa: Kim thần cách có 3 tổ hợp can chi, tức trụ giờ là Quý Dậu, Kỷ Tị hoặc Ất Sửu. Nguyên cục nhiều Thiên quan, hỏa khí vượng trọng là kì diệu. Ngày âm Kim thần cách cần trong trụ hỏa nhiều mới có thể giành được phú quý; mà ngày âm Kim thần cách ở trong trụ thủy ít lại có thể nói rằng không có Quan quý. Ngày dương Kim thần cách, trong trụ có Sát tinh có hỏa khí, thăng quan tiến chức nhanh chóng, quý không thể tả được.

Bình chú: Kim thần cách là lấy cách ở trụ giờ, chỗ khác không thể chọn dụng thần thì mới lấy cách này để luận. Chỉ có 3 tổ hợp can chi là Quý Dậu, Kỷ Tị và Ất Sửu ở trụ giờ thì mới có thể luận. Hắc Kê, Mộc Ngưu, là những thuật ngữ của giang hồ thuật sĩ, thì thủy ở trong mầu sắc đại diện là mầu đen, Kê là Dậu, Hắc Kê tức là có ý nghĩa thiên can là thủy địa chi là Dậu, tức là Quý Dậu vậy; Mộc Ngưu có ý nghĩa chính là Ất Sửu.

Kim thần cách thực tế chỉ có thể luận ở hai ngày Giáp Kỷ, lấy ngày Giáp làm chủ. Sinh ngày Kỷ cũng có thể nhập cách, chỉ là hỉ kị trái ngược nhau.

Sinh ngày Giáp ở giờ Quý Dậu, Kỷ Tị hoặc Ất Sửu, nguyệt lệnh là hỏa, trong trụ lại có nhiều Thất sát đó là chuẩn mục của Kim thần cách, lấy Kim thần trụ giờ làm Sát, lại lấy hỏa chế kim thần để đạt được quý hiển. Lúc này cần thân cường mà Thất sát được chế phục phù hợp mới là kì diệu, nguyên cục, đại vận hỉ hỏa, kị thủy. Nếu như nguyên cục hỏa chế kim thái qua, hành vận lại không phù hợp với tiếp tục hành vận hỏa; hoặc Giáp sinh giờ Dậu, mà trụ khác lại không có Thất sát, Dậu lại lấy Chính quan luận, cũng không phù hợp với sự chế phục, do đó không nên cứng nhắc khi xem.

"Âm can thủy thiểu Mạc Ngôn Quan ( Ý nói: Ngày can âm mà thủy ít thì chớ nói đến Quan- ND)", lại nói về Kim thần của ngày Kỷ, lúc này Kim thần trụ giờ là Thương quan, muốn đạt được quý hiển thì lại không phù hợp khi dụng hỏa chế, mà cần dụng Tài, cho nên nếu như thủy ít, thì có thể nói là không có Quan quý. Trong ngũ hành, đã hỉ thủy thì nhất định không hỉ hỏa, cho nên Kim thần cách của ngày âm can Kỷ, trong nguyên cục đại vận mừng có thủy mà kị có hỏa. Cho nên" Sát tinh mang hỏa đến nhập cách", là chỉ nói đến ngày Giáp, vì vậy mà học giả không thể không biết.

Kim thần cách lợi với mệnh nam, mệnh nữ thì kị nó.

quangvinhn
09-09-14, 15:25
Nhật đức cách

Giáp dần nhâm tuất dữ canh thần,
bính mậu phùng long nhật đức chân.

Phúc nội mỗi hàm thiên tái kế,
hung trung thường hữu tứ thời xuân.

Khôi cương xung khắc sầu hoàn khổ,
hình hại không vong bệnh thả bần.

Tứ trụ thanh thuần vô phá hoại,
tu tri phú quý cánh đa nhân.

Thiên đức:
Chính Đinh nhị Khôn trung,
tam Nhâm tứ Tân đồng,
ngũ Càn lục Giáp thượng,
thất Quý bát Cấn đồng,
cửu Bính thập quy Ất,
tử Tốn Sửu Canh trung.
Đây chính là lấy đạo của Thiên địa thành số, lấy đó là nơi mà Thiên đức tọa vậy. Mà như tháng giêng kiến Dần, từ trên Dần khởi, đến Đinh 10 vị, Dần Giáp Mão Ất Thìn Tốn Tị Bính Ngọ Đinh; tháng 2 kiến Mão, từ trên Mão số khởi đến Khôn 10 vị, Mão Ất Thìn Tốn Tị Bính Ngọ Đinh Mùi Khôn, như vậy đều là 10 vị. Thìn Tuất Sửu Mùi là tạp khí không thuần, đếm nghịch. Từ trên Thìn khởi đến Nhâm, cũng là 10 vị, Thìn Ất Mão Giáp Dần Cấn Sửu Quý Tý Nhâm. Đây là ghi trong sách lịch, lấy làm khảo chứng, ngoài ra đều phỏng theo như vậy.

Nguyệt đức được nhất cục sinh vượng mộ, từ đầu cho đến giữa, từ giữa cho đến cuối, khí Nhất cục đạt được đầy đủ, cho nên là Nguyệt đức. Mà như Bính của tháng Giêng tháng 5 tháng 9, thì Bính sinh ở Dần, vượng ở Ngọ, Khố ở Tuất, đó là được tiếp nhận khí nhất cục, cho nên gọi là Nguyệt đức, ngoài ra cứ như vậy mà phỏng theo.

Nhật Đức nếu kèm theo Thương quan Dương Nhận Khôi Cương, Tài Quan lại nhẹ, người này thường có tâm mộ đạo cầu thiền, mà có niệm trường sanh bất lão, cho nên có suy nghĩ lâu dài. Nhật đức thì từ thiện, có tâm cứu người lợi vật, khinh Tài trượng nghĩa, mà sức sống trong người 4 mùa lúc nào cũng như mùa xuân vậy, kị xung và không vong, không những bần tiện, mà chủ nhiều bệnh tật.

Dịch nghĩa: Ca quyết của Thiên đức là:
Chính Đinh nhị Khôn trung,
tam Nhâm tứ Tân đồng,
ngũ Càn lục Giáp thượng,
thất Quý bát Cấn đồng,
cửu Bính thập quy về Ất,
tử Tốn Sửu Canh trung.
Đây là dụng đạo của thiên địa thành số, để lấy nơi Thiên đức tọa, Như tháng giêng kiến Dần, thì từ trên Dần khởi, đếm thuận cho đến Đinh, vừa đúng 10 vị, tức Dần Giáp Mão Ất Thìn Tốn Tị Bính Ngọ Đinh; tháng hai kiến Mão, thì từ trên Mão bắt đầu đếm thuận, đến Khôn là vị thứ 10, tức là Mão Ất Thìn Tốn Tị Bính Ngọ Đinh Mùi Khôn, những điều này đều là từ trong tháng khở đếm cho đến định thì vị thứ 10 là Thiên đức. Mà các tháng Thìn Tuất Sửu Mùi là tạp khí, không thuần, cần đếm nghịch. Sở dĩ tháng 3 kiến Thìn, thì cần từ trên Thìn bắt đầu đếm nghịch, đến vị thứ 10 là Nhâm, chính là Thìn Ất Mão Giáp Dần Cấn Sửu Quý Tý Nhâm. Cho nên tháng giêng Thiên đức ở Đinh, Tháng 2 Thiên đức ở Khôn, tháng 3 Thiên đức ở Nhân, các tháng khác thì Thiên đức cũng suy ra như vậy. Đây là thuyết pháp trong sách lịch, viết ra đây là để chứng minh nguồn gốc của Thiên đức.

Nói về Nguyệt đức, là lấy sinh vượng mộ của cục ngũ hành để suy đoán, bắt đầu từ trường sinh, đến vượng khí thì ở giữa, đến mộ khố là ở cuối cùng, khí nhất cục đạt được đầy đủ, thì là Nguyệt đức. Ví như Nguyệt đức của tháng giêng, tháng 5, tháng 9 là ở Bính, là bởi nguyên nhân Bính trường sinh ở Dần ( tháng giêng), vượng ở Ngọ ( tháng 5), khố ở Tuất ( tháng 9), dụng Dần Ngọ Tuất để tiếp nhận hỏa khí nhất cục, cho nên xác định Bính là Nguyệt đức của 3 tháng này. Những cái khác cũng từ đó mà suy ra.

Nhật đức cách gồm có 5 ngày, đó là các ngày Giáp Dần, Nhâm Tuất, Canh Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn. Cách cục Nhật đức mà mang Thương quan, Dương nhận, Khôi cương, đồng thời Tài Quan lại nhẹ, người này thường có tâm mộ đạo cầu thiền, thích theo đuổi cuộc sống trường sinh bất lão. Ngoài ra, người nhập cách này, là người từ thiện, thích giúp đỡ người khác; Tứ trụ được thanh thuần lại không bị phá hoại, là người đa số phú quý mà có nhân tâm. Nếu có Khôi cương xung khắc, hoặc kèm theo hình xung hoặc Không vong, phần nhiều có bệnh tật mà nghèo khổ.

Bình chú: Tiết này giảng về Nhật đức cách, nguyên chú trước đây có phân biệt rõ ràng nguồn gốc của Thiên đức và Nguyệt đức, lấy thuyết Nhật đức để chứng minh, kì thực là thuyết minh nguồn gốc của Nhật đức đã không còn biện pháp khảo chứng nào.

Phương pháp suy đoán Thiên đức, là lấy 24 phương vị để suy ra. Trong lịch pháp chia đều 360 độ của của một vòng trời xung quanh địa cầu thành 24 phần đều nhau, đồng thời phân chia và phối với 8 thiên can ( trong 10 can thì vị trí của Mậu Kỷ thổ ở trung ương, không dùng để biểu thị phương vị), 12 địa chi và các quẻ Càn Khôn Tốn Cấn là tứ duy ( 4 góc) trong Hậu thiên bát quái, dùng để biểu thị phương vị. Phân biệt là Dần Giáp Mão Ất Thìn Tốn Tị Bính Ngọ Đinh Mùi Khôn Thân Canh Dậu Tân Tuất Càn Hợi Nhâm Tý Quý Sửu Cấn, đầu đuôi nối liền nhau, hợp thành một vòng tròn. Tháng giêng chính là tháng Dần, từ trên Dần đếm thuận, đến vị thứ 10 là Đinh, cho nên tháng giêng Thiên đức ở Đinh, 4 tháng tạp khí có cùng một lý, nhưng lại đếm ngược lại. Ngoài ra, Càn Khôn Tốn Cấn không ở trong can chi,chia nhau đại diện là Hợi Thân Tị Dần.

Mà phương pháp suy đoán Nguyệt đức, là lấy Nguyệt đức của các tháng Dần Ngọ Tuất ở Bính, do nguyên nhân là Bính trường sinh ở Dần, Đế vượng ở Ngọ, mộ ở Tuất, những tháng khác theo lý này mà suy ra.

Nguồn gốc của Nhật đức không rõ ràng, và phương pháp suy đoán của Thiên đức và Nguyệt đức dường như không có mối quan hệ trực tiếp, trong các sách mệnh chỉ xác định trực tiếp có 5 ngày là Nhật đức: Giáp Dần, Nhâm Tuất, Canh Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn. Nhật trụ là một trong những ngày này, nguyệt lệnh không thể nhập Tài Quan Ấn thụ cách, mà còn ngoài nhật trụ ra thì những trụ khác cũng đa số có Giáp Dần, Nhâm Tuất, Canh Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, thì mới nhập cách này.

Cách cục này kị hình xung, Không vong, Tài quan quá vượng, kị Khôi cương với xung khắc ( địa xung thiên khắc), nguyên cục đại vận cũng luận giống nhau. Đồng thời nguyên cục còn kị trụ có Nạp âm ngũ hành tương đồng mà dưới chi tương xung, hoặc có trụ tương đồng tọa chi mà trên can tương khắc.

quangvinhn
09-09-14, 15:26
Giáp khâu cách

Giáp khâu thời nhật hư tài khố,
tu dụng lưu thần tử tế suy.

Canh ngọ giáp thân y thử luận,
quý can dậu hợi nhậm quân vi.

Bính tọa dần viên thời mậu tử,
kỷ lâm mão vị tị thời tùy.

Hình xung bất kiến vô điền thực,
phú quý công danh quý nhượng thùy.

Giáp khâu là giữu ngày giờ củng kẹp Tài khố. Như ngày Canh Ngọ giờ Giáp Thân, ở giữu hư kẹp một chữ Mùi, mộc khố ở Mùi, Canh dụng mộc làm Tài. cho nên nói Giáp khâu ( kẹp gò đất), gọi là củng Tài khố. Ngoài ra những cái khác đều phỏng theo như vậy. Không bị hình xung Điền thực, thì là mệnh phú quý song toàn vậy.

Dịch nghĩa: Giáp khâu chính là ở giữa trụ ngày và trụ giờ cũng kẹp Tài khố. Ví như ngày Canh Ngọ giờ Giáp Thân, chi ngày và chi giờ hư kẹp một chữ Mùi, Mùi là khố của mộc, mộc lại là Tài của Canh, thì Canh kim đắc Tài tinh làm dụng. Cho nên nói: Giáp khâu kì thực chính là củng Tài khố; ngoài ra còn kèm theo có ngày Quý Dậu giờ Quý Hợi; ngày Bính Dần giờ Mậu Tý, ngày Kỷ Mão sinh giờ Tị..., lý do đạt được quý hiên đều giống nhau. Cách này không bị hình xung Điền thực, thì là mệnh phú quý song toàn.

Bình chú: Thông thường mà nói hư củng cần thiên can tương đồng, thì địa chi mới có thể củng xuất. Cách này rút ra từ sách mệnh nói chung, thì cũng đa số là ngày giờ cùng can, nhưng như ngày Canh Ngọ giờ Giáp Thân, ngày Bính Dần giờ Mậu Tý các loại, nhưng lại không phải cùng một thiên can cũng có thể củng xuất, có thể hay không thành cách thì đợi nghiệm chứng trong thực tiến.

Phàm hư củng, đều sợ nguyên cục đại vận hình xung Điền thực, hình xung là hình xung chi ngày giờ hoặc xung Tài khố đều xem là xung phá.

quangvinhn
09-09-14, 15:29
Bào thai cách

( Tuyệt cú )

Ngũ hành tuyệt xứ thị bào nguyên
dậu giáp thân diệu khả ngôn.

Tân mão canh dần nhật chủ vị,
như phùng ấn thụ vị quyền tôn.

Dịch nghĩa: Ngũ hành nhật chủ tự tọa Tuyệt địa, thì chính là Bào thai cách. Tổng cộng có 4 ngày: Ất Dậu, Giáp Thân, Tân Mão, Canh Dần. Nếu như trong trụ lại gặp Ấn thụ, thì chức cao quyền trọng.

Bình chú: Trong các sách mệnh lý khác có nói Bào thài có hai loại là nhật trụ Bào thai và Thời thượng Bào thai. Nhưng ở đây chỉ nói Nhật trụ Bào thai, tức bản thân nhật nguyên tọa Tuyệt địa. Cách này mừng nhất được nguyệt lệnh Ấn thụ. Sách mệnh cổ viết: Bào thai gặp Ấn thụ, Lộc hưởng thụ ngàn chung. Đây chính là nói về cách này nếu có Ân đến phối hợp ( nguyệt lệnh gặp Ấn là đẹp nhất), thì quý không thể tả siết. Hành vận hỉ đất Quan Sát Ấn thụ, kị Tài tinh đến hoại Ấn.

quangvinhn
09-09-14, 15:32
Quản kiến tử bình:

Thơ về thập can hỷ kị .

Giáp mộc

Tác giả: Thương Hải Châu

Giáp mộc chi can xuân hướng vinh,
thổ kim hỏa thấu tối vi hanh.

Canh tân bất kị phùng nhâm quý,
mậu kỷ hà phương kiến bính đinh.

Quan sát ấn hương đa phú quý,
thực thương tài địa tất tranh vanh.

Hổ trư xà thử sinh phùng thời,
khóa phượng thừa long thượng đế kinh.

Giáp mộc thuộc Dương, chính là mộc khô cành nhánh, sinh gặp tháng mùa Xuân, thì chính là lúc sinh vượng, nhất định dùng giả kim để cướp đoạt khống chế, thì mới trở thành nhân tài rường cột của quốc gia. Giải như vô kim, cần phải được thổ dày. Nếu thổ kim đều không, cần có Bính Đinh hỏa thấu xuất, để tiết sự sinh vượng của nó. 3 cái này, chỉ vì thái quá, thì hợp với tượng khứ bỏ, cướp đoạt. Nhưng lấy sự trung hòa làm chính, chớ luận mà không có chúng vậy. Như kim khí Canh Tân Thân Dậu nhiều, gặp thủy Nhâm Quý làm dụng, khí Mậu Kỷ thổ dày, tất cần Bính Đinh hỏa làm dụng. Đây là Thực Thương hỉ Tài, Sát Quan hỉ Ấn, chỉ cần ngũ hành được đắc ý. Hổ là Dần vậy; Heo là Hợi vậy; Rắn là Tị vậy; Chuột là Tý vậy; Gà là Dậu vậy; Long là Thìn vậy. Nguyên khí của giờ gặp chúng, đều là mệnh quý vậy.

Dịch nghĩa: Giáp thuộc Dương mộc, như cành khô của cây, sinh ở tháng mùa Xuân mà nói, chính là lúc đương lệnh mà vượng. Lúc này tất yếu cần dụng kim đến chế, mới có thể trở thành nhân tài trụ cột của đất nước. Nếu như không có kim, nhất định cần có thổ dày làm dụng. Nếu như không có thổ hoặc kim, thì nhất định phải có Bính Đinh hỏa thấu can, mới có thể tiết vượng khí của mộc. Dụng thổ kim thủy 3 cái, là bởi do mộc thái quá, mới cần dụng chúng để khứ bỏ, cướp đoạt khí mộc, mục đích chỉ là làm cho mệnh cục được trung hòa, chứ không có nguyên nhân nào khác. Nếu như trong tứ trụ khí kim Canh Tân Thân Dậu quá nhiều, thì lại không thể thiếu Nhâm Quý thủy làm dụng. Khí Mậu Kỷ thổ quá dày, thì tất cần lấy Bính Đinh hỏa làm dụng. Kì thực đây chính là ý nghĩa Thực Thương hỉ Tài, Quan Sát hỉ Ấn.
Nguyên bản trong thơ nói:
Hổ Heo Rắn Chuột sinh phùng thời,
khóa phượng thừa long thượng đế kinh.

Dịch nghĩa:
Hổ Heo Rắn Chuột sinh gặp thời ( giờ)
Cưỡi phượng, cưỡi rồng lên kinh đô làm thượng đế.

Hổ chỉ Dần, Heo chỉ Hợi, Rắn chỉ Tị, Chuột chỉ Tý, Gà chỉ Dậu, Long chỉ Thìn, ý nghĩa là giờ sinh của Giáp mộc gặp được mấy chi này là quý mệnh.

Bình chú: Cách cục chỉ là đề cương của bình xét, cụ thể đến mỗi thiên can nào đó, dưới sự chỉ huy của cách cục còn có ngũ hành và phân biệt âm dương. Như nội dung của tiết này đang giảng về Giáp mộc sinh và tháng mùa Xuân, luận theo cách cục thì chính là Nguyệt kiếp hoặc Dương nhận, nguyệt lệnh vô dụng, thì cần tìm Tài Quan Ấn làm dụng. Cho nên nói " Thổ kim hỏa thấu là hanh thông nhất". Thổ làm Tài, kim là Quan Sát, hỏa làm Thực Thương. Nhưng mà dụng kim thì thường cần dụng thủy để phối hợp cùng kim, dụng thổ tất cần hỏa phối hợp cùng thổ. Còn như Giáp mộc sinh ở giờ Dần, Hợi, Tị, Tý, Dậu, Thìn, có thể phát quý hay không, cũng cần phối hợp với toàn cục để luận.

quangvinhn
09-09-14, 15:33
Ất mộc

Ất vi căn đế tố thiên can,
bất dụng kim bác hỏa thị quan.

Khúc trực thể thành nam khử lạc,
tòng cách cục tựu bắc lai quan.

Tài cường sát vượng danh trung ngoại,
thủy thiển kim khinh thương thận can.

mã hầu thời ngộ đa vinh đạt,
thử thỏ gia lâm tác quý khán.


Ất mộc thuộc âm, chính là mộc gốc rễ; sinh ở 3 tháng mùa xuân, giữa lúc có khí; cần được kim chế, mới có thể thành công. Nếu như không có kim, cần được hỏa thấu thiên can, thì có tượng mộc hỏa cháy sáng. Phú viết: Hỏa minh mộc tú, ti nhân bất phụ Kinh khôi (1), ( Dịch nghĩa: Người được cách mộc hỏa cháy sáng rực rỡ, thì người này khi thi cữ sẽ đứng đầu trong ngũ kinh- ND). Nếu tứ trụ thuần mộc, lấy thành thể Khúc trực, hỉ hành vận phương Nam, để đạt được quý hiển. Nếu tứ trụ kim nhiều mà thành thể Tòng cách ( cách), thì mừng được hành vận phương Bắc, để đạt được quý hiển. Tứ trụ thiếu thuỷ sinh mà không có kim khống chế ( mộc), thì chủ đa số bệnh về Thận, kinh mạch Gan bất túc, tính đa số nóng giận, bởi nguyên do Gan tàng khí vậy. Tài cường Sát vượng, thì trở thành Tài sinh Sát, danh thơm tất vang xa. Người sinh vào 4 giờ Ngọ Thân Tý Mão, phần đa chủ phú quý.

Giải thích: Ất mộc thuộc âm mộc, như gốc rễ của cây, nếu sinh ở trong 3 tháng của mùa Xuân, chính là lúc mộc vượng khí, là người tài năng có thành công. Nếu như không có kim, thì cần hỏa thấu xuất thiên can, đây gọi là tượng mộc hỏa cháy sáng. Cũng như phú văn đã nói: Hỏa minh mộc tú, ti nhân bất phụ Kinh khôi. Mà như tứ trụ đều là mộc, chính là Khúc trực cách rồi, mừng được hành hỏa vận phương Nam, thì có thể đạt được quý hiển. Nếu như tứ trụ nhiều kim, thì thành thể Tòng cách ( cách), nhưng lại hỉ hành vận phương Bắc, cũng có thể quý hiển. Nếu tứ trụ thủy ít mà không có kim chế, thì đa số chủ có bệnh về Gan kinh mạch và Thận, mà tính các dễ tức giận, bởi do Ất mộc thuộc gan, mà nguyên do Gan tàng ẩn khí này. Nếu như trong trụ Tài cường Sát vượng, thì gọi là Tài sinh Thất sát, thì nhất định có danh tiến vang xa. Giờ sinh như Ngọ, Thân, Tý ,Mão, thì đa số là người phú quý.

Bình chú: Ất mộc nói trung không hỉ kim chế, ở đây đang chuyên luận về Ất mộc sinh ở trong 3 tháng mùa xuân, bởi là mộc vượng, nếu như lại thêm tứ trụ mộc nhiều, thì tối hỉ kim chế hoặc hỏa tiết.Nếu như tứ trụ kim nhiều, thì lại mừng có thủy. Ngọ là nơi kí sinh của âm mộc, Mão là chính vị của âm mộc, Thân Tý là Quý nhân, giờ sinh gặp được chúng ( Ngọ, Thân, Tý ,Mão), thì đa số chủ phú quý.

Ghi chú:
1/ Kinh khôi: Trong chế độ Khoa cử thời nhà Minh nhà Thanh khi tổ chức thi thì chọn học trò đã đỗ phân vào 5 Ngũ kinh, trước mỗi khoa thi hương và thi hội thì có ngũ danh ( tên) đó chính là phân chia mỗi cái trong ngũ kinh chọn làm tên đứng đầu đó, gọi là Kinh khôi.

quangvinhn
09-09-14, 15:35
Bính hỏa

Bính vi dương hỏa hiệu văn minh,
kim thủy tương phùng cực hữu tình.

Tị ngọ kiến quan chung bất hiển,
tử thân ngộ ấn thủy thành danh. ( luận đề cương )

Bần cùng hữu học đàm thiên địa,
phú quý vô duyên kháo đệ huynh.

Dụng nhập khố hương đương thoái vị,
hưu ngôn phạt mộc điểu anh anh.

Bính hỏa thuộc dương, chính là tượng văn minh. Sinh ở Đề cương kim thủy, chủ nhiều phú quý, đây chính là nói Lộc Mã vượng địa, cho nên có tình vậy. Sinh ở Đề cương Tỵ Ngọ, Quan tinh vô khí, lại hành vận Đông Nam, thì Quan đó cuối cùng không hiển lộ. Như sinh vào nguyệt lệnh Tý Thân, là đất Tài Quan có khí, nhưng được tuế vận Ấn thụ cùng sinh, thì công danh tất thành. Sinh ở tháng mùa Hạ, Tài Quan đều nhược, thân tuy có bần tiện, nhưng lại có tài học trên thông thiên văn dưới tường địa lý; Bởi Bính chủ lễ, lại chủ văn minh là nguyên nhân vậy. Sinh thời kim thủy vượng, Tài Quan đắc lệnh, mà Tỷ Kiên vô lực, thì đa số không được huynh đệ trợ giúp; hoặc trong ám có sinh phù, mà không có họa tổn hại đến ân huệ. Như sợ dụng thần nhập khố, thì đương nhiên có sự cuả trách về sự thoái vị hưu Quan, mà không có ý đến việc được chuyển đến vị trí cao hơn. Lại cần phải phân biệt tường tận sự khinh trọng của Dụng, sự đóng mở của khố. Nếu nguyên trong trụ có khố, sao có thể lại lấy khố để nói ư.

Dịch nghĩa: Bính hỏa thuộc dương, là biểu tượng của sự văn minh. Nếu như sinh ở tháng kim thủy, đa số chủ phú quý. Bởi vì kim thủy là Lộc Mã vượng địa của Bính hỏa, tháng sinh hướng Lộc lâm Mã mà có duyên cớ hữu tình. Nếu như sinh ở tháng Tị Ngọ hỏa vượng, Quan tinh vô khí, lại nghịch hành vận Đông Nam mà nói, thì có thể nói không có Quan quý được. Nếu như sinh ở tháng Tý Thân, xem như Tài Quan có khí, tuế vận lại gặp Ấn thụ, nhất định có công danh. Mà sinh vào tháng mùa Hạ, Tài Quan đều nhược, mặc dù nói thân bần tiện, nhưng cũng có tài học kinh thiên vĩ địa (1), đây là bởi vì Bính hỏa chủ lễ, lại chủ về tượng văn minh. Sinh ở đất kim thủy vượng, Tài Quan đắc lệnh, nhưng đồng thời Tỉ kiên vô lực, cũng chính là nguyên do cho dù phú quý thì cũng không được anh em giúp đỡ, hoặc là anh em chỉ có ý ngầm tương trợ, mà sẽ không có tượng tổn hại đến ân huệ minh hiển. Bính hỏa dụng thần trong mệnh, sợ nhất hành vận nhập khố, hành vận dụng thần nhấp khố, chỉ biết có mất Quan giáng chức, mà tuyệt đối không thể nhậm chức thăng Quan. Đương nhiên, cũng cần phân biệt tỉ mỉ mức độ nặng nhẹ của dụng thần, sự đóng mở với tồn trữ trong khố để suy đoán. Nếu như nguyên cục có khố, thì đến vận Mộ Khố lại không thể lấy nhập khố để luận.

Bình chú: Bính hỏa là tượng văn minh. Thân cường đa số chủ có Tài học. Nguyên cục hành vận tối hỉ hướng Tài lâm Mã, hỉ Ấn thụ tượng trợ. Hành vận thì kị Dụng thần nhập khố, mà nếu như nguyên cục vốn có khố dụng thần, thì coi như luận thần trong khố của nguyên cục thấu xuất làm dụng, hành vận tái gặp ( khố), thì lại không luận với nhập khố vậy.

Ghi chú:
1/ Thành ngữ: Kinh thiên vĩ địa: Chỉ những ngườ có tài trí cực lớn.

quangvinhn
09-09-14, 15:38
Đinh hỏa

Đinh hỏa kỳ hình bản thuộc âm,
dương quang hứa trợ kết đồng tâm.

Tàng tài tọa quý thiên nghi giáp,
khóa mã kỵ ngưu tối ái nhâm.

Tài sát vượng thời danh dũ trọng,
thủy kim suy xứ khốn vưu thâm.

Nhị dương sản giáng phùng thiên ất,
nhiếp lý âm dương diệu dụng kim.

Đinh hỏa âm nhu, được dương hỏa trợ nó mới đẹp. Thập Đoàn Cẩm nói rằng: Đinh làm âm hỏa hỉ gặp dương Nhâm, gặp Bính thì cả đời an nhàn. Bởi vì lý do đó mà gọi là trong Bính tàng Tân, tức Bính mời Tân kim làm Thiên tài của Đinh hỏa, mà cũng trợ giúp ánh sáng cho Đinh hỏa, cho nên nói rằng đồng lòng kết hợp là vậy. Tài tinh hỉ tàng, hợp với quý nhân ngồi, Giáp mộc cần thấu, vậy đây là mệnh quý nhân vậy. Hai chữ Ngọ Sửu, dụng để phù trợ. Bởi vì Ngọ là lộc của Đinh hỏa, Sửu chính là Tài khố của Đinh, gặp được hai chữ này mới là kì diệu. Nhâm thủy Chính quan, sao không yêu thích nhất? Như sinh vào đề cương Dần Mão, là Ấn thụ, thì hỉ gặp Nhâm thuỷ làm Quan. Nếu như Tài Sát cùng thấu có lực, là mệnh đại phú quý. Nhưng thủy kim suy nhược, nhất định chủ không thuận lợi. Như Đinh hỏa sinh vào tháng cuối Đông ( tháng chạp), nguyệt lệnh Tài Sát cùng thấu, lại có Thiên ất Quý nhân phù trợ, đây chính là mệnh Tể tướng vậy. Khi xem cần cân nhắc tính toán, ngõ hầu không có sai lầm.

Dịch nghĩa: Đinh thuộc hỏa âm nhu, Cần có Bính hỏa tương trợ thì mới đẹp. Thập Đoàn Cẩm có nói: Đinh là âm hỏa, hoan hỉ được gặp Nhâm thủy, nếu gặp được Bính thì cuộc đời an nhàn. Đây là bởi Bính có thể mời đến Tân kim để làm Thiên tài của Đinh hỏa, đồng thời Bính cũng trợ giúp Đinh hỏa phát sáng, cho nên trong thơ nói: "Dương quang hứa trợ kết đồng tâm ( Dịch nghĩa: Dương quang có thể đồng lòng kết hợp để trợ giúp- ND)". Mà nhật chủ Đinh hỏa rất mừng khi trong cục có tàng Tài tinh, tọa dưới thì gặp được Quý nhân, trên can thấu có Giáp mộc, có được những điều kiện này thì nhất định là quý mênh. Ngoài ra hỉ trong cục có hai chữ Ngọ Sửu phù trợ. Bởi Ngọ là lộc của Đinh hỏa, Sửu là Tài khố của Đinh hỏa, gặp được hai chữ này cũng rất kì diệu; đồng thời Nhâm thủy làm Chính quan của Đinh, cũng là điểm yêu thích nhất trong cục, nếu như sinh ở tháng Dần Mão, thì là Ấn thụ cách, thì lại càng hỉ gặp Nhâm. Tóm lại nếu như trong cục Tài Sát kim thủy cùng thấu, vượng mà có lực thì phú quý, nếu như kim thủy suy nhược, thì nhất định là mệnh không thuận lợi. Giả như Đinh hỏa sinh vào cuối tháng mùa Đông, nguyệt lệnh Tài Sát cùng thấu, mà lại có Thiên ất Quý nhân phù trợ, đại đa số là mệnh Tể tướng, cho nên cần tỉ mỉ cân nhắc thì xem mệnh mới không sai lầm.

Bình chú: Đinh hỏa hỉ gặp Bính gặp Nhâm, bởi Nhâm làm Quan tinh, mà Bính có thể trợ Đinh, đồng thời có thể ám yêu ( ám mời) Tài tinh, đây là ý nghĩa chuyên về xem Tài Quan. Mà bản thân Đinh tọa Quý nhân, cũng là dấu hiệu của quý hiển, tức là hai ngày Đinh Dậu, Đinh Hợi, có thể xem giống với Nhật quý cách.

Văn mạt sở nói: Đinh hỏa sinh vào tháng cuối Đông, chính là tháng Sửu vậy. Sửu là Tài khố, lại có dư khí của Quan Sát, lúc này trên can thấu Tài Sát ( hoặc Tài Quan), đều là ý nghĩa Tài Quan đắc lực, thì có thể quý. Nếu như tự tọa Quý nhân Dậu Hợi, lại là đại quý.

quangvinhn
09-09-14, 19:48
Mậu thổ

Mậu vi dương thổ tức khâu lăng,
tọa khố tàng tài quý hữu hằng.

Giáp ất vượng thời danh dũ trọng,
tài can mộ địa thọ nan bằng.

Ngũ hành sinh xứ vi giai triệu,
tam hợp phùng thời thị phúc chinh.

Ấn trọng tài khinh quan sát hoại,
thương tàn chi thể bệnh nan thắng.


Tích đất thành gò, Vương gia gọi là Lăng ( mộ), đều động mà có tượng thành công. Mậu thổ thuộc dương, cho nên lấy hai điều như thế để nói rõ về nó ( Mậu). Tọa dưới khố, thì gọi là có căn; tàng có Tài, thì gọi Mậu là không khô táo. Hợp được với hai điều như vậy, thì chủ không những quý, mà cũng lâu bền. Bởi vì thổ chủ về tín, thể dụng tương hợp, chính là thụ bẩm được khí trung hòa. Nhật chủ có khí, lại được Quan Sát vượng tướng, công danh tự nhiên hiển đạt. Nếu chuyên dụng Tài, lại hành Tài tinh mộ địa, chỉ e khó có thọ vậy. Mà còn mộ của Tài tinh, thì người này nhiều họa mà có bệnh về Tì vị. Thổ có thể dưỡng vận vật, cho nên mừng được sinh. Thổ hợp thì dày, nhất định không gặp họa nghiêng lệch sụp đổ, Tam hợp gặp nó, đương nhiên là phúc lợi. Nếu như tứ trụ Ấn thụ thái trọng, lại không có Tài tinh, Quan Sát đều tuyệt, lại không có Thực Thương, thành hỏa viên thổ táo, thì bệnh tật có thể biết.

Giải thích: Tích đất thành đống gọi là gò, mộ của vương hầu gọi là Lăng, những điều này đều là động mà có tượng thành công. Mà Mậu thổ thuộc dương, cho nên dùng gò đất lăng mộ để làm ví dụ. Mậu thổ tọa khố, thì gọi là có gốc; mà trong khố còn tàng có Tài, có thể khiến Mậu thổ không khô hạn, phù hợp với điều kiện này, thì đa số được phú quý mà còn phúc khí được lâu dài. Đây là bởi thổ chủ về tín, lại thêm thể dụng phù hợp với nhau, đó là nguyên nhân thụ bẩm được khí trung hòa. Nếu như nhật chủ có khí, hành vận đến mộ địa Tài tinh, thì thọ mệnh có tổn. Mà như Tài tinh nhập khố, thì nhiều họa hoạn và có bệnh Tì vị. Ngoài ra thổ có sinh dưỡng vạn vật, cho nên mừng khi gặp được sinh khí của ngũ hành. Mà như thổ gặp hợp thì dày, cho nên địa chi nếu có tam hợp, thì Mậu thổ sẽ không nghiêng lệnh sụp lở, thì nhật chủ đương nhiên có phúc. Nếu như tứ trụ Ấn thụ thái trong, lại không có Tài tinh Quan Sát, không có Thực Thương, thì gọi là hỏa viêm thổ táo, đa số chủ thân thể có bệnh hoặc tứ chi thương tật tàn phế.

Bình chú: Ý nghĩa của tiết này, ở vào thủy thổ cùng khố, do vậy mà dẫn đến Thân, Mậu thổ tọa khố, tức là nói đến Mậu Thìn. Thìn làm mộ thổ, trong Thìn có thủy, Mậu thổ tọa Thìn, thì chính là thân thông tọa khố mà vượng, dưới tọa lại ám tàng Tài, cho nên là điềm quý. Lúc này lại có Quan Sát vượng tướng, càng là mệnh phú quý. Ngoài ra dương thổ mừng được địa chi tam hợp cục hoặc tứ trường sinh, trong thơ nói " Ngũ hành sở sinh ( ngũ hành được đất sinh)", đó chính là ý nghĩa Dần Thân Tị Hợi. Nếu như nguyên cục có Tài tình thấu tỏ mà không có Quan Sát, hành vận lại gặp vận Thìn, đó là Tài tinh nhập mộ, thì lúc này thọ mệnh có tổn. Mà Mậu thổ lấy hỏa làm Ấn, nếu như trong cục hỏa thành bè đảng mà không có thủy, không có kim, thì gọi là hỏa viên thổ táo, nếu như lại không có Quan Sát vinh thân, thì đại đa số bệnh tật mà trói buộc đến thân, có thể không nói đến phúc khí vậy.

quangvinhn
09-09-14, 19:50
Kỷ thổ

Kỷ thổ bình bình nhất dã trường,
đa kim đa thủy diệc đa quang.

Phàn long phụ phượng thanh danh trọng,
khóa mã kỵ ngưu tính tự hương.

Thân vượng quan tinh nguyên hữu dụng,
chủ cường thất sát ứng vô thương.

Chi can đới hợp căn cơ hậu,
kham dữ hoàng gia tố đống lương.

Kỷ thổ thuộc âm, mà chủ tĩnh, là thổ ruộng đồng bằng phẳng. Hỉ thực thần, Tài tinh, càng nhiều càng kì diệu. Trụ được hai chữ Thìn Dậu, để ích lợi cho bản thân nó ( Kỷ). Hai chứ Ngọ Sửu để hỗ trợ cái dụng của nó ( Kỷ). Nếu như vậy, thì thể dụng cùng có lợi ích, mà tự nhiên hiển đạt. Nhật chủ vượng tướng, gặp Quan tinh Thất sát, thì chủ vinh hoa phú quý. Phú viết: mộc khai thông thổ tháng cuối mùa, thì vun bồi cây mạ non ở đồng ruộng ( Giá sắc). Sao không thích hợp gặp được ư? Phàm dụng thổ thích hợp thấy hợp, thì không có họa trống rỗng sụp đổ. Như ngũ hành mang hợp, không thiên không bè cánh; Tài Quan đắc vị, không trọng không khinh; không mắc bệnh hỗn tạp, được khí trung hòa, thì sao không phải rường cột quốc gia ư? Thìn Sửu Dậu Ngọ 4 chữ, trong trụ gặp được chúng là cát, tuế vận gặp chúng cũng đẹp.

Dịch nghĩa: Kỷ thổ thuộc âm, đại biểu thổ ở trạnh thái tĩnh, cho nên là giống đất đồng bằng. Kỷ nhật chủ, hỉ gặp Thương quan, Thực thần và Tài tinh, 3 cái này ở trong cục vừa nhiều vừa tốt. Mà địa chi tứ trụ có hai chữ Thìn Dậu, có thể có ích cho bản thân nó ( Kỷ); có hai chữ Ngọ Sửu, có thể trợ giúp cho cái dụng của nó ( Kỷ ). Có được những chi này, thì thể dụng cùng được ích lợi rõ ràng, người sinh tự nhiên hiển đạt. Nếu như nhật chủ vượng tướng, mà có Quan tinh Thất sát, thì là mệnh vinh hoa phú quý. Có Phú văn nói: Dụng mộc để làm tơi xốp kỷ thổ, có thể bồi dưỡng cây mạ và hoa màu. Lẽ nào là nói không phải ý Kỷ thổ hỉ gặp Quan Sát sao? Mà thổ cần phát được cái dụng của mình, thì nhất định cần gặp hợp mới được, thổ có hợp thì không có họa trống rỗng sụp đổ. Như thiên can địa chi mang hợp, ngũ hành không thiên không bè đảng, trong cục Tài Quan đểu đắc vị, không trọng không khinh, mà còn không có bệnh hỗn tạp, được khí trung hòa, thì sao không thể trở thành rường cột quốc gia ư? Thìn Dậu Ngọ Sửu bốn chữ, trong tứ trụ gặp được thì luận là cát, nếu không tuế vận gặp được cũng đẹp.

Bình chú: Kỉ thổ hỉ gặp được hợp. Thiên can hỉ thấy Giáp Kỷ hợp, là Quan đến hợp thân, đương nhiên thích nhất. Địa chi hỉ gặp tam hợp lục hợp, do trong ngũ hành, thổ vì mộc thủy kim hỏa xung khí mà kết, cho nên địa chi có hợp, không quản tam hợp lục hợp, hợp kim hợp thủy, đều có thể hợp kiên cố khí thổ, cho nên hỉ gặp hợp. Ngoài ra Kỷ thổ mừng thân cường, khi cường vượng nhiều thì không sợ Thất sát, trong trụ có Quan Sát mà Quan Sát không tạp, thì đa số luận là cát.

quangvinhn
09-09-14, 19:53
Canh kim

Canh kim phong duệ vượng thu thiên,
đông nguyệt sinh nhân cánh diệu huyền.

Mộc hỏa tuyệt hiềm tây dữ bắc,
thủy kim vượng ái tẩu đông nam.

Thời phùng thân tị tài danh bị,
trụ đới ngưu dương phú quý toàn.

Mai một bất tao kim thủy vượng,
quản giáo vạn lý chưởng binh quyền.

Canh kim có tính chất cứng rắn, chính Thu tư lệnh, thân thể của nó đương nhiên sắc nhọn. Sinh vào tháng Đông, có tượng kim thủy thanh trong. Phú viết: kim bạch thủy thanh, đây thuộc hạng người nhất định đỗ Trạng nguyên. Lại viết: Kim kiêm bao hàm thương yêu thủy, thì văn học có thể nổi tiếng. Có thể thấy dụng kim cần thủy, có tú khí của kim thủy bao bọc lẫn nhau, là kì diệu mà sâu sắc vậy. Trong trụ như mộc hỏa đều tuyệt lại vô khí, kị hành vận lạnh giá Tây Bắc; nếu thủy kim thừa vượng, hỉ hành vận ấm áp phương Đông Nam. Nếu được hai giờ Thân Tị, chính là được đất lộc và trường sinh, đa số chủ phú quý, Tài Danh đều có; Sửu Mùi chính là đất Quý nhân, Tài khố của Canh kim, cho nên phú quý song toàn. Lại cần nhật can có khí, Tài Quan vượng tướng, gặp được Tài Quan là kì diệu. Nếu như nhật chủ khinh, Tài Quan nhược, lại không tốt vậy. Không bị Mậu Kỷ thổ chôn vùi, mà hợp được kim thủy thanh trong, lại có Sát Nhận bang trợ, thì nhất định quý do nắm binh quyền mà.

Dịch nghĩa: Canh là dương kim, có tính chất cương cứng, mùa thu là mùa kim tư lệnh, cho nên Canh sinh ở mùa Thu thì đương nhiên là kim sắc nhọn; sinh ở mùa Đông, thì chính là tượng kim thủy thanh trong. Phú văn nói: Kim bạch thủy thanh, người này nhất định đỗ Trạng nguyên. Lại nói: kim mừng được thủy đến kiềm chế, có được như vậy thì trình độ văn học cao. Có thể thấy kim cần lấy thủy để làm dụng, mà yêu cầu tú khí kim thủy bao bọc lẫn nhau, đây là chỗ huyền diệu của kim thủy. Trong trụ nếu như không có khí mộc hỏa, thì kị đến vận lạnh giá phương Tây Bắc; nếu như thủy kim đều vượng tướng, thì mừng được hành vận ấm áp phương Đông Nam. Nếu như chi giờ là Thân hoặc Tị thì chính là đất Canh kim Lộc và trường sinh, đa số chủ phú quý, người này tiền tài và danh vọng đều có; Nếu như trong trụ có Sửu và Mùi, bởi là Quý nhân và Tài khố của Canh kim, cho nên cũng là phú quý song toàn. Song cần yêu cầu nhật can có khí, Tài Quan vượng tướng, gặp được chữ nói trên mới kì diệu; nếu như nhật chủ khinh, Tài Quan lại nhược, thì lại không thể luận như vậy; Đồng thời Canh kim cũng không bị thổ chôn vùi. Không có những điều như vậy phá cách, mà lại phù hợp với tượng kim thủy thanh trong, lại có Sát Nhận đến bang trợ, nhất định là quý nhân nắm binh quyền.

Bình chú: Canh kim hỉ thân cường, trong trụ mừng có mộc hỏa vượng tướng làm Tài Quan, hoặc có thủy vượng tướng để tiết tú, hỉ gặp Sửu Mùi và Thân Tị ( Giờ là chỗ dựa, trụ giờ gặp 4 chữ này càng kì diệu); kị thân nhược, không hỉ Mậu Kỷ thổ chôn vùi.

Hành vận ngoài chú ý hỉ kị đã nói trên, thì còn cần chú ý đánh giá tính chất ấm áp và hàn lạnh của nguyên cục, thông thường nếu như nguyên cục kim thủy vượng mà không có mộc hỏa sưởi ấm cục, thì đa số mừng đến đất hỏa mộc Đông Nam, kị nhập đất hàn lạnh Tây Bắc.

quangvinhn
09-09-14, 19:55
Tân kim

Tân kim nguyên tự thổ trung sinh,
mộc hỏa đề cương phúc bất khinh.

Thời ngộ hổ long đa phú quý,
đề phùng hợi tử cánh thông minh.

Nghịch hành tây bắc hoàn yêm trệ,
thuận lịch đông nam định hiển danh.

Đãn lự đông tiền hàn thái cực,
tuy phùng noãn địa chỉ bình bình.

Âm kim vốn không có hình chất, lại nhờ vào thổ để sinh; thổ càng nhiều, mà kim càng dày vậy. Mộc hỏa đề cương, thời nguyên ( giờ) có trợ giúp, thì phúc đó khó cân đong, cần lấy khinh trọng để so sánh tính toán, mới có thể khả dụng. Hai giờ Dần Thìn, gặp được nó, đa số chủ phú quý. Bởi Tài Quan trong Dần sinh vượng, lại là đất Thiên ất quý nhân. Trong giờ Thìn thì có chứa khố thủy mộc, chính Ấn phù thân, thủy bao gồm có tú khí. Phú viết: "Tân nhật Nhâm Thìn quý tại trung ( Ngày Tân quý là ở trong giờ Nhâm Thìn)" đây là điều chính xác vậy. Nếu như gặp Hợi Tý đề cương, thì chủ nhân thông minh xinh đẹp. Vận Tây Bắc là Bối lộc Trục mã, về danh lợi thì chủ đa số chìm ngập đình chệ bất thuận lợ, đất Đông Nam thì ấm ấp, là nơi Tài Quan thừa vượng, công danh đương nhiên hiển đạt. Nhưng kị sinh vào trước Đông chí, bởi khí Thiên địa đại hàn, mặc dù có hành đất ấm áp phương Đông Nam, thì cũng chỉ là mệnh bình thường.

Dịch nghĩa: Tân là âm kim, không có hình chất, chỉ có dựa vào thổ để tương sinh; thổ càng nhiều, thì kim càng hùng hậu. Nếu như sinh ở tháng mộc hỏa đương lệnh, trụ giờ lại có tương trợ, thì phúc khí cực lớn, cần so sánh phân ra trọng khinh, thì mới có thể luận dụng Tài Quan. Giờ gặp Dần hoặc Thìn, đa số là người phú quý. Bởi vì Tài Quan trong Dần sinh vượng, lại là nơi mà Tân kim được Thiên ất quý nhân, mà Thìn là khố của thủy thổ, thổ là Chính ấn có thể phù thân, thủy thì trở thành tú khí kim thủy bao bọc lẫ nhau. Phu văn nói: " Tân nhật Nhâm Thìn quý tại trung", chính là ý tứ này vậy. Nếu như sinh ở tháng Hợi Tý, thì là người thông minh mà xinh đẹp. Hành vận nếu như vào đất Bối lộc Trục mã phương Tây, thì danh lợi không thuận, nếu như hành đến đất ấm áp phương Đông Nam, thì Tài Quan thừa vượng, đó chính là công danh đương nhiên hiển đạt. Nhưng lại tối kị sinh trước Đông chí, đây là lúc khí thiên địa cực hàn, lúc này cho dù có đi đến đất ôn hòa phương Đông Nam, cũng chỉ bất quá mệnh bình thường vậy.

Bình chú: Tân kim hỉ thổ sinh, hỉ Tài Quan sinh vượng, hỉ giờ gặp Long Hổ. Cũng hỉ thành nguyệt lệnh Thực Thương cách, mà có tượng kim thủy bao bọc nhau. Nhưng sinh ở mùa Đông, lại cần cân nhắc đến điều hầu. Điều hầu lấy đại vận làm chủ, Bởi đại vận thì từ nguyệt lệnh mà sinh ra, cần nhấn mạnh là khí của khí hậu thời tiết có tác dụng cực lớn. Nguyên cục hoặc năm ngày giờ chỉ là tăng giảm nhất thời, mà không thể chi phối khí hậu, học giả cẩn thận tỉ mỉ lĩnh hội. Nguyên văn đòi hỏi là "thời nguyên có trợ giúp", chính là ý nghĩa Tài Quan dẫn vượng ở giờ.

Nguyên văn thơ nói: "Nghịch hành tây bắc hoàn yêm trệ, thuận lịch đông nam định hiển danh ( Dịch nghĩa: Nghịch hành Tây Bắc thì vẫn chìm ngập trì trệ, thuận hành Đông Nam thì nhất định hiển danh- ND)" chỉ là điều Tân kim sinh vào mùa Đông, thì hỉ đại vận thuận hành, kị đại vận nghịch hành, đây chính là nhấn mạnh tác dụng của đại vận điều hầu vậy.

Tình huống cực đoan nhất là: " Sinh ở trước Đông chí" Bởi vì Đông chí là ý nghĩa âm khí thịnh đến mức tận cùng, giao điểm của Đông chí, chính là lúc cực hàn lạnh, ( Sinh ) vài ngày trước nó, tuy có mộc hỏa Đông Nam điều hầu thì cũng không mấy tác dụng. Mà ngày ( Sinh ) ở sau điểm Đông chí, tuy còn ở trong tháng Tý Sửu, còn có thể lấy điều hầu cứu ứng.

Trong dịch văn không nói rõ ràng " Sinh ở trước Đông chí" là khi nào, Theo thuyết pháp của Túy Tỉnh Tử tiền bối, sau Lập Đông, Dương thủy nắm lệnh 36 ngày, tiếp đó âm thủy năm lệnh 36 ngày, hợp thành số 72 ngày. Sở dĩ chỗ này nói " trước Đông chí" có thể lý giải là trước Đông chí 9 ngày, mà Quý thủy nắm lệnh mấy ngày đó. Nói thì có thể nói, mà nói ra thì rất vô cùng, đúng sai chỉ đợi độc giả chứng nghiệm

quangvinhn
09-09-14, 19:56
Nhâm thủy

Uông dương nhâm thủy vượng tam đông,
tối ái can đầu hỏa thổ trọng.

Thu giáng câu trần năng tác cát,
xuân sinh chu tước khởi vi hung.

Tam phương hỏa cục thiên nghi hợp,
tứ khố đề phùng bất kị xung.

Long hổ trọng trọng thời nhật nguyệt,
vũ môn thần lý hóa giao long.

Thủy quy về mùa Đông mà vượng, lấy trụ giờ mà nói, thì nhất định cần hỏa thổ thấu xuất để giành được quý hiển. Sinh ở tháng mùa Thu, là Đề cương Ấn thụ, thì nhất định cần Quan Sát thấu xuất mới cát. Nếu sinh ở Đề cương Dần Mão, chính là Thương quan Thực thần, nhất định cần Tài tinh mới có thể đạt được quý hiển vậy. Ba phương hợp thành hỏa cục, thì có tượng ký tê ( cứu giúp); tứ khố gặp ở Đề cương, nhất định cần xung khai mới đẹp. Nếu như nhật chủ, nguyệt lệnh, thời nguyên ( giờ) gặp hai chữ Dần Thìn nhiều, mà không phải Nhâm kị Long bối, thì nhất định là Lục Nhâm xu Cấn, lấy cá chép thần mà biến thành Giao long, đó chính là mệnh đại quý nhân vậy.

Dịch nghĩa: Nhâm thủy sinh ở mùa Đông, là thủy vượng, nhất định cần can đầu có hỏa thổ thấu xuất mà dẫn vượng ở trên trụ giờ mới có thể đạt được quý hiển. Sinh vào tháng mùa Thu, Đề cương là Ấn thụ, nhất định cần Quan Sát thấu xuất mới tốt. Nếu như sinh ở hai tháng Dần Mão, là nguyệt lệnh Thương quan, Thực thần, trong cục cần có hỏa thấu làm Tài tinh, mới có thể có được quý hiển, địa chi hỏa cục, là có tượng thủy hỏa kí tế rất tốt; sinh ở 4 tháng khố Thìn Tuất Sửu Mùi, thì nhất định cần xung đề mở khố mới đẹp. Nếu như 3 trụ tháng ngày giờ gặp hai chữ Dần Thìn tương đối nhiều, không phải Nhâm kị Long bối thì cũng là Lục Nhâm xu Cấn cách, như vậy chính là mệnh cá chép thần biến thành long, đại phú đại quý.

Bình chú: Ngày Nhâm có thể có ngoại cách để có được quý hiển, trong đó có Nhâm kị Long bối là Thìn nhiều, lấy ám xung Tài Sát để đạt được quý hiển, Lục Nhâm xu Cấn với Dần nhiều, lấy ám hợp Nhâm lộc để đạt được quý hiển, thành cách yêu cầu đạt đến hỉ kị tương quan đã thấy ở các chương tiết tương ứng.

Tiết này nói về sự phối hợp theo một chuẩn mực khác, nhưng cũng không ngoài Tài Quan. Học giả cần chú ý, chỉ là chứng nghiện Thủy hỏa kí tế và Đề cương mộ khố cần xung khai thì đều có phú quý khác nhau.

quangvinhn
09-09-14, 19:57
Quý thủy

Quý thủy trì đường ứng bất lưu,
chi hàm huyền vũ khả hành chu.

Thân thần cách bị hình như hổ,
dần ngọ cục kim khí thực ngưu.

Ấn trọng nam phương thiên hỷ duyệt,
tài đa bắc địa khởi ưu sầu.

Tọa khố thân cường hỏa thổ vượng,
vi quan tất định hiệu y chu.

Quý thủy thuộc âm, tĩnh mà có quy tắc, cho nên lấy ao đầm mà thuyết minh về nó, bởi âm chủ về tĩnh. Như dưới chi mà thành thủy cục, trên dưới giao cảm, tĩnh cực thì động, thì có thể thuyền bè qua lại. Như Thân Tý Thìn tam hợp đầy đủ, thiên nguyên có khí, có tượng đại nhân dũng mãnh biến hóa. Dần Ngọ Tuất hỏa cục đầy đủ, thủy vượng gặp hỏa, hợp thành thì gọi là Ký tế, thì bản thân có chí hướng to lớn. Ấn vượng thì hỉ hành vận Tài, Tài nhiều thì mừng được nhập đất Kiếp, song cần khí trung hòa, chớ không có thảo luận khác vậy. Nếu như tọa dưới Sửu khố, lại trùng điệp gặp Sửu, là Sửu dao Tỵ cách. Nếu như không có thương phá, thì có công lao sự nghiệp như Y Doãn Chu công vậy, chính là mệnh Tể tướng.

Dịch nghĩa: Quý thủy thuộc về âm thủy, yên tĩnh mà không lưu động, thường dùng ao đầm để làm ví dụ ( ví von), chính là nguyên nhân của tượng âm chủ về tĩnh. Nếu như địa chi hội hợp thành thủy cục, và trên dưới thủy của nhật can giao cảm, mới là ý nghĩa tĩnh cực mà động, mà trở thành đường thủy mà lưu thông tàu thuyền, vì lý do đó nếu địa chi Thân Tý Thìn tam hợp đầy đủ, thì thiên nguyên có khí, đa số là mệnh tốt, có tượng đại nhân dũng mãnh biến hóa; nếu như địa chi có đầy đủ Dần Ngọ Tuất, thì gọi là thủy vượng gặp hỏa, thành tượng thủy hỏa Ký tế, người này hiển nhiên thanh thiếu niên có chí hướng lớn. Nếu như nguyên cục Ấn vượng, thì hành vận mừng được hành vận Tài, nếu như nguyên cục Tài nhiều, hành vận thì mừng được nhập đất Tỷ Kiếp, mục đích là đều cần đạt được khí trung hòa, mà không có nguyên nhân khác. Nếu như tọa dưới là Sửu, trụ khác lại có chữ Sửu trùng trùng, thì có thể nhập " Cách Sửu dao Tị", nếu như nhập cách mà không bị phá, thì có thể giống như Y Doãn Chu công, chí ít cũng là mệnh Tể tướng.

Bình chú: Nguyên một câu trong thơ nói " Tọa khố thân cường hỏa thổ vượng, vi quan tất định hiệu y chu ( dich nghĩa: Tọa khố thân cường hỏa thổ vượng, làm Quan nhất định giống Doãn Chu- ND)", đây là ý nghĩa tổng luận thân cường xem Tài Quan để đạt quý hiển. Trong dịch văn nói, tọa Sửu mà nhập " Sửu dao Tị cách" song cũng chỉ là một ( cách) trong đó. Nếu như không nhập ngoại cách này, thì xem chính cách, nếu như thân cường mà Tài Quan vượng, cũng là mệnh phú quý, học giả không cần chấp nhất.

quangvinhn
09-09-14, 19:58
Luận Hình Khí

Tử bình hình khí lý nguyên chân,
suy trắc cơ quan diệu vận thần.

Giáp củng tài quan nguyên hữu vi,
hư yêu lộc mã khởi vô nhân.

Tuần hoàn tạo hóa minh tiêu trường,
điên đảo âm dương định chủ tân.

Thức đắc ngũ hành khinh trọng pháp,
cát hung phương khả hướng nhân luận

Dịch nghĩa: Phương pháp của Tử bình, không ngoài suy đoán cái đạo huyền cơ sâu xa của hình với khí trong bát tự. Trong mệnh kẹp củng Tài Quan hoặc hư yêu Lộc Mã, đều là nguyên nhân phú quý. Mà sau khi thân nhập hiểu được sự biến hóa của chủ khách, sự tiêu trưởng của âm dương và sự khinh trọng của ngũ hành trong mênh, thì mới có thể luận được cát hung của con người.

Bình chú: Hạt nhân của luận mệnh, là ở vào hình khí. Tài Quan là hình, bất kể Tài Quan là minh thấu thành cách, còn hư yêu kẹp củng đều là "Hình" --- thấy và không thấy, thì nó đều có thể ở đâu, bất kể tìm được hoặc không tìm được, nhất định phú quý mà có hoặc không có thì đều không xa rời nó. Mà Tài Quan trong ngũ hành, có phân chia ra kim mộc thủy hỏa thổ, có phân biệt âm dương, cho nên có sự biến hóa của tiêu trưởng và xem xét đến sự khinh trọng, thì đây chính là " Khí", định tính với định lượng cát hung lại cũng không rời xa nó. Cho nên luận mệnh đòi hỏi hình và khí thì đều phải xem trọng, thì mới có thể trăm lần mà không thể sai xót.

Ghi chú:
- Ở Chương này thì Hình: Là những cái hữu hình, những cái biểu hiện ra bên ngoài mà chúng ta nhìn thấy chứ không phải hình hại - ND.

quangvinhn
09-09-14, 20:04
Luận hư yêu kẹp củng

Giáp củng hư yêu dụng tại tiên,
nhĩ lai thị lý thất chân truyền.

Tam kỳ vị tễ lục khanh địa,
tứ chính thân đảm xích ngũ thiên.

Lộc mã quý nhân thừa tử cáo,
tài quan ấn thụ tái thanh thiên.

Trụ trung nhị lục câu diêu hợp,
phú quý vinh hoa tạo hóa toàn.

Dịch nghĩa: Xem mệnh trước tiên xem có Kẹp củng hư yêu làm dụng thì sau mới luận đến cái khác, đây là đạo lý mà từ trước đến nay đã thất truyền. Mà kẹp củng hư yêu có thể được Tam kỳ, có thể thành Tứ chính, có thể được Lộc Mã Quý nhân, cũng có thể tiếp nhận được các vật như Tài Quan Ấn Thụ..., như vậy Kẹp củng Hư yêu thành công, người này phần đa đường đường chính chính hoặc phú quý song toàn.

Bình chú: Trên trời Tam kì Giáp Mậu Canh, dưới đất Tam kì Ất Bính Đinh, Nhân trung Tam kì Nhâm Quý Tân; Tứ chính là Tý Ngọ Mão Dậu; mà Lộc Mã Quý nhân trong thơ là chỉ Lộc Mã Quý nhân trong thần sát, không phải danh xưng của Tài Quan vậy. Xem mệnh cần lấy chính cách làm chủ, Can sáng tỏ mà không có Tài Quan Ấn, thì có thể Kẹp củng Hư yêu có thể có Tài Quan. Ngoài ra trong cục có Tam kì Tứ chính Lộc mã Quý nhân, có thể phân chia thêm cho mệnh cục, thậm chí có thể chi phối định hướng mệnh cục. Giống nhau, thì Tam kì Tứ chính Lộc mã Quý nhân... cũng cùng một dạng với Tài Quan Ấn thụ, có thể từ trong hư để tìm kiếm.

Câu cuối của nguyên thơ nói "Trụ trung nhị lục câu diêu hợp ", trong đó nhị lục chỉ số của địa chi, Sửu là 2, Tị là 6, điều mà đây chỉ là hư yêu nhiều mà do ám hợp Tị mà đến, như Tý dao Tị ( Kì thực là Lục âm triều dương, Lục Ất thử quý..., cũng thuộc nội hàm của Tý dao Tị ), Sửu dao Tị..., có thể đạt được quý hiển.

quangvinhn
09-09-14, 20:04
Lời cuối biên dịch và chú giải của sách

Tôi nghiên cứu mệnh lý, đã có nguồn gốc từ lâu vậy. Những năm tóc còn để chỏm, mỗi lần gặp Lý Nhân xem bói ở nhà chú của mình, không thể không bám quanh vào cái bàn dài, lúc đó tuy không biết Càn Khôn âm dương ra sao, nhưng với sự huyền diệu của đạo dịch,tôi lại sớm có tâm khát khao và say mê.

Năm Bính Tuất, phụ việc ở Nam Kinh, đi dạo ở nhà sách, ngẫu nhiên có được một cuốn giáo trình tứ trụ học, về nhà giở xem, cho rằng không cách nào " Bắt chước mù quáng", sau đó thì đem sách gác xó.

Được hai năm, đột nhiên tâm huyết trào dâng, bắt đầu lại một lần nữa nghiên cứu mệnh lý, lần lượt đặt mua 《 Thuật đoán mệnh cổ đại Trung Quốc 》, 《 Mệnh lý ước ngôn 》, 《 Tử bình chân thuyên 》, 《 Trích thiên tủy 》lại đọc thêm các sách thật tỉ mỉ kĩ càng, cho dù với nhật chủ cường nhược, phân biệt cân bằng dụng thần đơn giản có thể đạt được, nói chung có thể cảm giác được sự tinh diệu của mệnh lý, mà vẫn không thỏa đáng được đến mức tận cùng như vậy.

Chợt một ngày, trên mạng thấy một người đàm luận cách cục và dụng thần Tử bình, tựa như một trời một vực về cân bằng dụng thân mà mình đã biết, lại thêm có hứng thú. Thế là dụng tâm tìm kiếm sách về luận thuật cách cục Tử bình, tốn hơn một năm, được sách nguyên bản 《 Tử Bình Chân Thuyên 》, 《 Uyên hải Tử Bình 》, 《 Tam Mệnh Thông Hội 》, 《 Mệnh lý Chính Tông 》, 《 Quản Kiến Tử Bình 》...Sau khi đọc và nghiên cứu thì lại lên mạng thỉnh cầu những người có trình độ chuyên sâu giúp đỡ, thì mới bắt đầu biết đến thuật Tử Bình, phương pháp đầu tiên là lấy sự thông suốt, lấy sự thuần tạp và thành bại của cách cục mà luận phú quý cát hung vậy.

Tôi tuy xuất thân từ sơn dã, có thể từ nhỏ đã tiếp nhận giáo dục hiện đại, thi hương lần thứ 2, thi huyện là thứ nhất, tốt nghiệp ở trường cao đẳng khoa kỹ thuật, đi làm ở xí nghiệp nhà nước, tuy không phú không quý, nhưng cũng có thể xem là thuận buồn suôi gió. Tôi nghiên cứu thảo luận mệnh lý, không cảm thấy sai trái nhiều với mệnh vận vậy, mà có duyên với sự ca ngợi về sự huyền diệu của thiên đạo mà muốn có sự ước vọng là để cứu người vậy. Gần một năm trở lại đây, tôi say sưa với cách cục Tử bình, ngẫu nhiên mà thu thập được, liền tìm chứng cứ với mệnh lệ thực tế, 10 thì nghiệm đến 9. Thường than thở viết: Ôi Sinh mệnh, ôi vận mệnh, cổ nhân không ngoài ý vu oan vậy.

Có vị tiên hiền viết: Sách mệnh cổ, lấy hai sách "Trích Thiên Tủy" và《 Tử Bình Chân Thuyên 》là chu đáo tỉ mỉ nhất, sau này người nói mệnh học, có thiên ngôn vạn chữ, cũng không thể vượt qua phạm vi của hai quyển sách này, ví như Giang Hà Nhật nguyệt ( Trường Giang và Hoàng Hà, Mặt trời và mặt trăng) không thể phế bỏ được vậy. Nói như vậy cho dù tương xứng, nhưng chính là ngôn luận của một nhà mà thôi. Thầm cho rằng, học giả ham muốn thăm dò dòm ngó sự kỳ diệu của cách cục Tử bình, thì cần lấy sách《 Tử Bình Chân Thuyên 》 làm đầu mối, lấy 《 Uyên Hải Tử Bình 》, 《 Tam Mệnh Thông Hội 》, 《 mệnh lý Chính Tông 》, 《 Quản kiến Tử Bình 》... làm tông. Mà 《 Uyên Hải Tử Bình 》 khó nắm chắc bởi quá mộc mạc, 《 Tam Mệnh Thông Hội 》 bới qua tạp mà khó năm bắt, 《 Mệnh lý Chính Tông 》 dễ hiểu sai bởi quá thiên lệch, trong đó chỉ có 《 Quản Kiến Tử Bình 》 là độc đắc. Người mới học mệnh lý, lấy 《 Tử Bình Chân Thuyên 》 phối hợp 《 Quản kiến Tử Bình 》tiến hành nghiên cứu sâu và đọc tỉ mỉ, thì nhập môn không khó.

Có rung cảm hơn thế, tôi lấy nguyên bản hai sách 《 Tử Bình Chân Thuyên 》 và 《 Quản Kiến Tử Bình 》của nhà xuất bản Dân Thanh thêm vào đó so sánh với tiến hành biên dịch và chú giải, hợp thành một quyển, tên sách là 《 Tử Bình Chân Thuyên Quản kiến 》, mang đi in cá nhân, coi là ghi chép cá nhân.

Bình chú: 《 Tử Bình Chân Thuyên 》nói đơn giản mà lý lẽ thâm sâu, như nay trên mạng không ít người nghiên cứu cách cục của Từ bình với biên dịch và chú giải, trong đó không hiếm có những hiểu biết chính xác, đến nay bản thân cũng không nghĩ cùng với mọi người thêm vào. Hôm nay phần biên dịch và chú giải cách cục quyển thượng《 Quản Kiến Tử Bình 》đã hết và đưa lên blog này, còn như quyển hạ của Quản kiến, là luận phần phú văn của mệnh, lại là chỗ tinh hoa của sách này, nó luôn luôn là phần trọng điểm mà bản thân tôi hàng ngày nghiên cứu, một số lời chú giải không còn công khai nữa. Ngoài ra, trước mắt 《 Tử Bình Chân Thuyên Quản kiến 》là tàng thư in ấn của bản thân, bản thân cần chuẩn bị thời gian một hai năm để đính bản cho phù hợp rồi tiến hành chỉnh lý, biên dịch và chú giải cho phù hợp, đồng thời có phối hợp với các mệnh lệ chân thật, sau đó cung cấp cho sư phụ và bạn bè của tôi để cùng trao đổi thảo luận .