PDA

View Full Version : Kỳ Môn Nghi Vấn?



VinhL
27-08-14, 12:19
Hiện nay Kỳ Môn Độn Giáp chia làm hai phái bày bố tinh môn.
Một phái thì bày bố theo lường thiên xích của phi tinh, một phái thì bố theo kiểu xoay tròn (Viên Chuyển).

Nghi vấn là : cái nào là đúng cái nào là sai???

Xin mời các cao thủ thảo luận để truy nguyên!

Hihihiihihihihihihihi

duong.hkls
27-08-14, 13:17
Nhâm Cầm Độn Toán môn nào anh Vinh cũng biết. Nghe nói Tử vi có ứng dụng kỳ môn. Phong thủy cũng thấy sách viết thế quái là theo kỳ môn nhưng đọc không hiểu gì hết. Tìm trong hai môn này liệu có thấy câu trả lời?

Anh từng viết bây giờ cán Đẩu khác thời xưa rồi. Vậy tử vi có cần sửa lại chút xíu?

chung1721
27-08-14, 19:08
Hiện nay Kỳ Môn Độn Giáp chia làm hai phái bày bố tinh môn.
Một phái thì bày bố theo lường thiên xích của phi tinh, một phái thì bố theo kiểu xoay tròn (Viên Chuyển).

Nghi vấn là : cái nào là đúng cái nào là sai???

Xin mời các cao thủ thảo luận để truy nguyên!

Hihihiihihihihihihihi

Hihihiihihihihihihihi
Cụ cứ mời cao thủ thế ai dám vào chứ!

Nhà cháu chưa có sách vở, điều kiện để ngâm tới món này, nhưng trước đây có đọc qua thắc mắc của cụ về vấn đề này, nay lại mang ra đàm luận, nghe ra cụ đã có câu trả lời!

Về hiểu biết nhà cháu còn kém, lại chưa sách vở gì, chỉ nghĩ cuộc sống vốn dĩ đi theo vòng tròn, nhưng tỷ mỷ ra thì nó là đường xoắn. Với thiển ý đó, rõ rằng phái thì bố theo kiểu xoay tròn là có ý nghĩa. Nhưng nếu xem lường thiên xích là hệ quy chiếu đa chiều của hình xoắn thì lại thấy quá lợi hại:202:.

Tóm lại, nhà cháu chỉ con gà vậy cho xôm topic của cụ thôi!

Hihihiihihihihihihihi

tranquangdo
27-08-14, 21:57
Hiện nay Kỳ Môn Độn Giáp chia làm hai phái bày bố tinh môn.
Một phái thì bày bố theo lường thiên xích của phi tinh, một phái thì bố theo kiểu xoay tròn (Viên Chuyển).

Nghi vấn là : cái nào là đúng cái nào là sai???

Xin mời các cao thủ thảo luận để truy nguyên!

Hihihiihihihihihihihi

Cám ơn anh vinhl đã mở chủ đề này .theo cá nhân em thì phi tinh rất có tính logic .xoay bàn thì 3 cửa khai .hưu .sinh . Lúc nào cũng đi cạnh nhau hinh như không đc hợp lý cho lắm hiii .xin mời anh cùng các bác các chú thảo luận để chúng em có cơ hội học hỏi ah

khitranmai
28-08-14, 12:59
Hiện nay Kỳ Môn Độn Giáp chia làm hai phái bày bố tinh môn.
Một phái thì bày bố theo lường thiên xích của phi tinh, một phái thì bố theo kiểu xoay tròn (Viên Chuyển).

Nghi vấn là : cái nào là đúng cái nào là sai???

Xin mời các cao thủ thảo luận để truy nguyên!

Hihihiihihihihihihihi

Chào các bạn,

KMT tôi cũng nghiên cứu cái trò này được một tháng, chỉ là “vô thủ” (không có đầu óc) …. kiến thức không sâu, ý nghĩ thô thiển , bất cập thì các bạn và anh VinhL bỏ qua hoặc xin chỉ giáo cho chỗ sai thì thật cám ơn các thầy trước vậy.
Vấn đề anh VinhL nêu ra cũng là cái khúc mắc của KTM mấy tuần qua. Lược qua dăm quyển sách thì thấy mỗi nhà bày một kiểu. Kiểu phi bàn thì có Kỳ Môn Chỉ Quy( Hán), và - Tìm hiểu văn hoá phương đông kỳ môn độn giáp (tiếng việt).
Còn chuyển bàn thì có độn giáp kiếm đầu, với website fushantang.
Còn mấy chục quyển sách hán nữa nhưng chưa có thời giờ xem qua cách an tinh của từng nhà. với lại cũng hơi nghi ngờ sách của các anh Tàu Lục Đại in chữ giản thể (không có lý do, chỉ là nghi ngờ thôi). Nay lấy 4 quyển trên có ví dụ rõ ràng làm điển hình (2 quyển tiếng việt 1 quyển tiếng Trung và 1 trang web Hông Kông). Dự tính tương lai duyệt hết các sách đang có lập ra 1 bảng thống kê nói rõ cách an tinh của từng nhà. Để sau này thích chuyển thì chuyển thích phi thì phi. Nếu trên diễn đàn có ai đã từng làm thì xin cho KMT một bản thì vô cùng cảm kích.:106:

Xin trở lại vấn đề, đọc đi đọc lại, so qua sánh lại, thấy không hợp lý nên đang đi lại về vấn đề mà anh VinhL nêu ra năm 2010 ở bên website thegioivohinh. dùng 72 cục số của Hoàng Thạch Công. Vật lộn với nó 2-3 ngày nay nhưng không được gì. Đang trên đường tìm nguyên lý nhưng vì miếng cơm manh áo nên không dám hi sinh như "Thiệu tiên sinh" được.
Xin nêu ý kiến riêng của tôi.
Chuyển bàn cho lục nghi tam kỳ, cửu tinh, bát môn, bát thần là không hợp lý vì có sao thiên cầm bị "cầm" so sánh với huyền không phi tinh thì bị phí mất 1 "ông sao Cầm".
Về phi bàn (kỳ môn chỉ quy) thì cũng không hợp lý vì “bố trận” mất cửa hoặc giả là "bỏ qua" trung cung theo "Đỗ Liên" cũng là không hợp lý..

Cả 2 phương pháp chuyển phi nêu trên đều không hợp lý...theo thiển ý của tôi... ở đây tôi không dám nói đúng sai vì ... thực sự cách nào cũng có phần đúng cả...như địa bàn có anh nào an khác không (ý nói ở trong 4 quyển sách trên)

Cách tính trực phù trực sử thì rất hợp lý... rất giống cách bày huyền không phi tinh... nhưng "âm dương" thuận nghịch "diệu nan cùng" vậy phù sử thuận nghịch như thế nào. Tôi nghi ngờ không phải là cứ dương độn thì cho thuận mà âm độn thì cho nghịch đâu. chỉ là nghi ngờ thôi nhé. Vì bên huyền không khi an tinh thì phải có "thiên địa nhân" 24 sơn hướng (không biết feng shui technical terms nhiều nói sai xin lỗi) để an bày thuận nghịch, kỳ môn là "chúa tể" của mấy cái trò này thì cha lại thua con sao ???

Đây là chưa bàn tới cửu tinh với nghi kỳ thiên bàn vì vẫn còn "mít đặc"

Đi qua lề bên trái một chút, theo KTM thì vấn đề an tinh này cũng chẳng đơn giản đâu. Biết đâu nghiên cứu bạc đầu rồi ngậm ngùi nơi chín suối. Nhưng thấy nó cũng vui..giết được thời gian khi rảnh rỗi làm đầu óc mình bận rộn...Qua web của anh Ba... thì tụi nó nghiên cứu dữ quá.. mà còn không tìm ra được. Cái này chỉ có "chân truyền" thôi còn "tay lật" thì chỉ có mà "sờn gáy" rồi than tiếc như khổng tử xin trời sống thêm vài năm để rảnh "tay lật" tiếp cho sờn thêm vài quyển...Quả là "thánh nhân"....thì khôn thiệt...

Xưa bên Tuvilyso... có bác doccocauthang...có nói là hiểu "ít nhiều" lẽ huyền vi của kỳ môn độn giáp... có "kỳ thư dị bảo" nhưng bị nhà "ve chai" mua lại rùi..hihihi... hiện giờ chỉ còn bí kiếp...tiếng việt chưa được xuát bản thôi... tôi đi tìm tài liệu "lớp học" của Bác thì bài giảng an "tinh" chưa tới thì lớp học giải tán thì phải... nếu tôi nói sai thì xin lỗi bác doccocauthang vậy. Trường hợp này theo các thầy nói là "nhân định không thể thắng thiên" còn...cũng theo các bà nói là "khai trương" mà không mở ách xeo của anh VinhL ... hahaha... KTM nói giỡn cho vui thôi mong "thầy bà" và anh Vinh L đừng để bụng nhé... xin lỗi xin lỗi .... thực ra ách xeo của anh VinhL là ra sau này..hihihihi...

Anh VinhL đi trước nghiên cứu cũng trên 6 năm thì xin viết ra cái suy nghĩ của anh để "tiếp khí" cho ngưỡi sau, biết đâu nhờ mấy bài luận của anh, "hậu nhân" bớt "hậu đậu". nếu anh không chê tôi sở kiến hạn hẹp thì xin được học hỏi từ anh về cách an tinh KMDG. Mong lắm thay. Xin cảm ơn anh trước.

Kính
KMT

VinhL
28-08-14, 13:41
Dương Độn 7 Cục Giờ Mậu Dần

Mời các bạn lập quẻ bố theo Phi Tinh (Phi Bàn) và theo kiểu xoay tròn (Viên Bàn)

Suna88
29-08-14, 08:16
Chào a.VinhL,

Đang viết về chương trình Kỳ môn theo tác giả Nguyễn Mạnh Bảo
Dương độn 7 cục tiết lập hạ giờ Mậu Dần
trực phù: Thiên Nhậm 7
trực sử : Sinh 6

em thì thích bày theo kiểu vuông, kiểu tròn chưa quen mắt.

các bạn tham gia vào để topic sôi động.

Chia sẻ và viết ra để cùng nhau học hỏi và sửa cái sai mình đang mắc phải.
----------------------

Dương Độn 7 Cục Giờ Mậu Dần

Mời các bạn lập quẻ bố theo Phi Tinh (Phi Bàn) và theo kiểu xoay tròn (Viên Bàn)

VinhL
31-08-14, 10:50
Chào a.VinhL,

Đang viết về chương trình Kỳ môn theo tác giả Nguyễn Mạnh Bảo
Dương độn 7 cục tiết lập hạ giờ Mậu Dần
trực phù: Thiên Nhậm 7
trực sử : Sinh 6

em thì thích bày theo kiểu vuông, kiểu tròn chưa quen mắt.

các bạn tham gia vào để topic sôi động.

Chia sẻ và viết ra để cùng nhau học hỏi và sửa cái sai mình đang mắc phải.
----------------------

Quyển Kỳ Môn của tác giả Nguyển Mạnh Bảo không chú trọng đến an Can Thiên Bàn Can Địa Bàn.

Mậu Dần tuần Giáp Tuất Kỷ. Kỷ đóng tại cung 8 địa bàn, nên tinh là Thiên Nhậm (Trực Phù), Môn là Sinh (Trực Sử), Kỷ gia Can giờ Mậu ở Cung 7.
Giáp Tuất tại 8, nên Mậu Dần tại cung 3, Sinh Môn đến cung 3.

Nếu theo Viên Bàn thì:
[MĐ Trụ Thương][AC Tâm Đỗ-][TN Bồng Cảnh]
[NQ Nhuế Sinh-][Bxxxxxxxxx][KM Nhậm Tử]
[CK Anh Hưu---][ĐT Phụ Khai][QA Xung Kinh]

Suna88
01-09-14, 08:05
Chào a.VinhL,

theo cục 7 dương độn, tiết lập hạ, giờ Mậu Dần khi lập thiên địa 2 bàn

file đính kèm anh tham khảo

Thanks,



Quyển Kỳ Môn của tác giả Nguyển Mạnh Bảo không chú trọng đến an Can Thiên Bàn Can Địa Bàn.

Mậu Dần tuần Giáp Tuất Kỷ. Kỷ đóng tại cung 8 địa bàn, nên tinh là Thiên Nhậm (Trực Phù), Môn là Sinh (Trực Sử), Kỷ gia Can giờ Mậu ở Cung 7.
Giáp Tuất tại 8, nên Mậu Dần tại cung 3, Sinh Môn đến cung 3.

Nếu theo Viên Bàn thì:
[MĐ Trụ Thương][AC Tâm Đỗ-][TN Bồng Cảnh]
[NQ Nhuế Sinh-][Bxxxxxxxxx][KM Nhậm Tử]
[CK Anh Hưu---][ĐT Phụ Khai][QA Xung Kinh]

khitranmai
01-09-14, 09:17
Dương Độn 7 Cục Giờ Mậu Dần

Mời các bạn lập quẻ bố theo Phi Tinh (Phi Bàn) và theo kiểu xoay tròn (Viên Bàn)

Chào Anh VinhL và các bạn,

Gửi anh VinhL và các bạn hình viên bàn của dương độn 7 cục giờ mậu dần. Nếu có gì sai thì xin chỉ giáo cho tiểu đệ nhen. Nhờ anh VinhL mình mới có sức ngồi liền 3 ngày viết xong lập trình kỳ môn độn giáp theo kiểu viên bàn. Cảm ơn anh VinhL rất nhiều. Còn phi bàn thì chưa làm được.....

Anh VinhL chọn cục này hay thiệt. "cao thủ" thì khác "vô thủ"... chọn cục cũng hơn người... ế da...ế da...Nhưng mà đã gọi là học hỏi thì phải hỏi mới học được. đã hỏi là vào chốn thị phị...vào chốn thị phi thì... phi thị....phi phi thị...

5. Sáu Kỷ trên Sáu Mậu gọi là Khuyển ngộ Thanh long (Chó gặp Rồng xanh) được Môn cát thì mưu vọng vừa lòng, người trên thấy thì vui mừng. Môn hung thì uổng tâm cơ khó nhọc.

còn cái phi bàn thì

Kỷ Trên Nhâm là Địa cương cao trương (Lưới đất trương cao) thì trẻ láu cá, gái dâm dật, người gái gian tình giết thương.

hihihih mới học được có 1 tháng cái trò này à nên chưa có biết nhiều. Xin chỉ giáo thêm.

Gửi các bạn nào đọc được sách hán thì vào link của anh Ba dưới này có khoảng 40 chục quyển kỳ môn độn giáp - sách in không phải trả tiền...thoải mái lấy xuống, cùng nhau lật cùng nhau trao đổi hen hihihhi..... Password thì họ bỏ ở trong web của họ.
www.yitom.com

sách của anh Ba không phải sách của tôi nên khỏi cám ơn hen....Chỉ là muốn đóng góp cho topic này thôi.

Anh VinhL cho tiểu đệ hỏi là "cưỡi ngỗng" là gì vậy và 72 cục của Hoàng Thạch Công đã có lời giải chưa. Có thể cho tiểu đệ biết không để có niềm tim đi tới.

Cám ơn anh trước hen. hihhihi

Kính
KTM

VinhL
01-09-14, 12:05
Chào Anh VinhL và các bạn,

Gửi anh VinhL và các bạn hình viên bàn của dương độn 7 cục giờ mậu dần. Nếu có gì sai thì xin chỉ giáo cho tiểu đệ nhen. Nhờ anh VinhL mình mới có sức ngồi liền 3 ngày viết xong lập trình kỳ môn độn giáp theo kiểu viên bàn. Cảm ơn anh VinhL rất nhiều. Còn phi bàn thì chưa làm được.....

Anh VinhL chọn cục này hay thiệt. "cao thủ" thì khác "vô thủ"... chọn cục cũng hơn người... ế da...ế da...Nhưng mà đã gọi là học hỏi thì phải hỏi mới học được. đã hỏi là vào chốn thị phị...vào chốn thị phi thì... phi thị....phi phi thị...

5. Sáu Kỷ trên Sáu Mậu gọi là Khuyển ngộ Thanh long (Chó gặp Rồng xanh) được Môn cát thì mưu vọng vừa lòng, người trên thấy thì vui mừng. Môn hung thì uổng tâm cơ khó nhọc.

còn cái phi bàn thì

Kỷ Trên Nhâm là Địa cương cao trương (Lưới đất trương cao) thì trẻ láu cá, gái dâm dật, người gái gian tình giết thương.

hihihih mới học được có 1 tháng cái trò này à nên chưa có biết nhiều. Xin chỉ giáo thêm.

Gửi các bạn nào đọc được sách hán thì vào link của anh Ba dưới này có khoảng 40 chục quyển kỳ môn độn giáp - sách in không phải trả tiền...thoải mái lấy xuống, cùng nhau lật cùng nhau trao đổi hen hihihhi..... Password thì họ bỏ ở trong web của họ.
www.yitom.com

sách của anh Ba không phải sách của tôi nên khỏi cám ơn hen....Chỉ là muốn đóng góp cho topic này thôi.

Anh VinhL cho tiểu đệ hỏi là "cưỡi ngỗng" là gì vậy và 72 cục của Hoàng Thạch Công đã có lời giải chưa. Có thể cho tiểu đệ biết không để có niềm tim đi tới.

Cám ơn anh trước hen. hihhihi

Kính
KTM

Google là ngỗng đó. Hihihihihihihhihihihi

Tiểu sinh hong phải đại gia nên không tiền cưỡi chim sắt nên đành cưỡi ngỗng ngao du vậy. Hihihihihihihihihi

Viên bàn của bạn lập cho Cục 7, Mậu Dần đúng rồi!!!

Thử bỏ hai cục này vào trình xem:
Dương Độn 1 Cục, giờ Nhâm Tý và Quý Sửu.

72 Cục của Hoàng Thạch Công nằm trong quyển Kỳ Mộn Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư.

VinhL
01-09-14, 13:14
Chào a.VinhL,

theo cục 7 dương độn, tiết lập hạ, giờ Mậu Dần khi lập thiên địa 2 bàn thì 6 nghi 3 kỳ điều giống nhau.

file đính kèm anh tham khảo

Thanks,

Có lẻ bạn đã hiểu lầm cách tính thiên bàn.
Quyển của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo, đọc xong tự đập đầu vào tường luôn. Hihihihihihihihi
Thật ra tiểu sinh bị hai quyển Kỳ Môn của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo, và tác giả Đổ Quân bỏ vào kỳ môn trận, 3 năm lẫn quẩn không thấy đường mà ra. Sau nghiên cứu thêm sách Hán mới phá được cái vòng lẫn quẫn!!!
Toàn bộ sách chưa có một thí dụ nào lập toàn quẻ kỳ môn cả.
Chỉ mới tính được Trực Phù gia cung mấy, Trực Sử gia cung mấy thôi, cho nên đến các phần giải thích các cách cục thì ôi thôi, tự biên tự giải!!!

Không tin?
Thử giải Định Lý 24, 25, .... 29 trong sách của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo xem bạn tìm được chân lý không?

Định Lý 25 Canh lâm Chực Phù: củng giải như trên (như định lý 24) trớt quớt. Canh ở đâu là lâm Chực Phù trong cục Đinh Mão Dương 2 Cục.

Định Lý 26 vẫn lấy ví dụ như trên, nhưng dùng ngày Giáp giờ Đinh Mão,
- Cái này củng trật luôn. Cục Đinh Mão Dương 2 cục có
Thiên Nhuế/8, Tử môn/5 bây giờ lại biến thành Bồng/7, Hưu/4
Muốn có công thức Bồng/7, Hưu/4 thì nó là Dương Độn 1 Cục giờ Đinh Mão. Mà cục này củng chẳng có Canh gia Nhật Can (Đinh) gì cả.
Trong sách giải thích như sau:
Thương là môn của quẻ Chấn 3. Xem ở lục nghi ta được Canh gia Chấn 3 cung tức là ta được Canh lâm Khôn 2 cung. Trong khôn có can Giáp của ngày tức là Canh lâm Nhật Can.

Tại sao lại giải thích như vậy???
Bỡi tác giả củng không biết là phải lập bản Can Địa Bàn và Can Thiên Bàn!!!

Suna88
01-09-14, 15:29
Chào a.VinhL,

Đúng như anh nói sau khi thử vài ví dụ thấy rơi vào vòng luẩn quẩn.

1.trong t/h trực phù theo Can, vậy nếu Can giờ là "Giáp" thì tính ntn?
vd: âm độn 2 cục, tiết lập thu giờ Giáp Tý, phù đầu Giáp Tý. trực phù sẽ theo "Mậu"?

nếu theo can "Mậu" thì 6nghi và 3 kỳ điều giống nhau.

em gởi kèm file 3 ví dụ theo ngày Giáp và (các giờ Đinh mão, Giáp Tý, Canh Ngọ)

mong nhận được sự hướng dẫn từ a. VinhL.


Thanks,




Có lẻ bạn đã hiểu lầm cách tính thiên bàn.
Quyển của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo, đọc xong tự đập đầu vào tường luôn. Hihihihihihihihi
Thật ra tiểu sinh bị hai quyển Kỳ Môn của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo, và tác giả Đổ Quân bỏ vào kỳ môn trận, 3 năm lẫn quẩn không thấy đường mà ra. Sau nghiên cứu thêm sách Hán mới phá được cái vòng lẫn quẫn!!!
Toàn bộ sách chưa có một thí dụ nào lập toàn quẻ kỳ môn cả.
Chỉ mới tính được Trực Phù gia cung mấy, Trực Sử gia cung mấy thôi, cho nên đến các phần giải thích các cách cục thì ôi thôi, tự biên tự giải!!!

Không tin?
Thử giải Định Lý 24, 25, .... 29 trong sách của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo xem bạn tìm được chân lý không?

Định Lý 25 Canh lâm Chực Phù: củng giải như trên (như định lý 24) trớt quớt. Canh ở đâu là lâm Chực Phù trong cục Đinh Mão Dương 2 Cục.

Định Lý 26 vẫn lấy ví dụ như trên, nhưng dùng ngày Giáp giờ Đinh Mão,
- Cái này củng trật luôn. Cục Đinh Mão Dương 2 cục có
Thiên Nhuế/8, Tử môn/5 bây giờ lại biến thành Bồng/7, Hưu/4
Muốn có công thức Bồng/7, Hưu/4 thì nó là Dương Độn 1 Cục giờ Đinh Mão. Mà cục này củng chẳng có Canh gia Nhật Can (Đinh) gì cả.
Trong sách giải thích như sau:
Thương là môn của quẻ Chấn 3. Xem ở lục nghi ta được Canh gia Chấn 3 cung tức là ta được Canh lâm Khôn 2 cung. Trong khôn có can Giáp của ngày tức là Canh lâm Nhật Can.

Tại sao lại giải thích như vậy???
Bỡi tác giả củng không biết là phải lập bản Can Địa Bàn và Can Thiên Bàn!!!

khitranmai
02-09-14, 00:51
Google là ngỗng đó. Hihihihihihihhihihihi

Tiểu sinh hong phải đại gia nên không tiền cưỡi chim sắt nên đành cưỡi ngỗng ngao du vậy. Hihihihihihihihihi

Viên bàn của bạn lập cho Cục 7, Mậu Dần đúng rồi!!!

Thử bỏ hai cục này vào trình xem:
Dương Độn 1 Cục, giờ Nhâm Tý và Quý Sửu.

72 Cục của Hoàng Thạch Công nằm trong quyển Kỳ Mộn Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư.

Chào anh VinhL,

Tiểu đệ là hoàn thành xong. Xin anh chỉ giáo. hhihihi

Ý tiểu đệ hỏi là anh đã "giải mã" được 72 cục của Hoàng Thạch Công chưa. Tiểu đệ biết nó nằm ở trong sách Kỳ Môn Độn Giáp Bí Kiếp Toàn Thư quyển 29.

Kính,

KTM

khitranmai
02-09-14, 01:22
Coi lại mới biết mình là sai. Gửi lại anh VinhL

Dương Độn 1 Cục, giờ Nhâm Tý và Quý Sửu.

VinhL
02-09-14, 03:21
Chào a.VinhL,

Đúng như anh nói sau khi thử vài ví dụ thấy rơi vào vòng luẩn quẩn.

1.trong t/h trực phù theo Can, vậy nếu Can giờ là "Giáp" thì tính ntn?
vd: âm độn 2 cục, tiết lập thu giờ Giáp Tý, phù đầu Giáp Tý. trực phù sẽ theo "Mậu"?

nếu theo can "Mậu" thì 6nghi và 3 kỳ điều giống nhau.

em gởi kèm file 3 ví dụ theo ngày Giáp và (các giờ Đinh mão, Giáp Tý, Canh Ngọ)

mong nhận được sự hướng dẫn từ a. VinhL.


Thanks,

Mỗi giờ Giáp đều gặp Can phục ngâm!

VinhL
02-09-14, 03:25
Coi lại mới biết mình là sai. Gửi lại anh VinhL

Dương Độn 1 Cục, giờ Nhâm Tý và Quý Sửu.

Như vậy thì ok.

khitranmai
02-09-14, 11:12
Xong bài phi bàn - kỳ môn chỉ........bậy....ý lộn chỉ quy.hihihih

Phi Bàn - Dương Độn 7 Cục , Ngày Ất Canh , Giờ Mậu Dần

Mời anh VinhL và các bạn chỉ giáo. Thành thật cảm ơn.

Kính

KTM

VinhL
02-09-14, 13:04
Xong bài phi bàn - kỳ môn chỉ........bậy....ý lộn chỉ quy.hihihih

Phi Bàn - Dương Độn 7 Cục , Ngày Ất Canh , Giờ Mậu Dần

Mời anh VinhL và các bạn chỉ giáo. Thành thật cảm ơn.

Kính

KTM

Đúng.
Chử Không Môn thì có thể dùng tiếng Việt "Trung" (cho trung cung).

Giờ đã có hai bàn Phi và Viên, vậy các bạn thấy chổ nào giống chổ nào khác chưa?

Hihihihihihihihihi

khitranmai
02-09-14, 13:29
Đúng.
Chử Không Môn thì có thể dùng tiếng Việt "Trung" (cho trung cung).

Giờ đã có hai bàn Phi và Viên, vậy các bạn thấy chổ nào giống chổ nào khác chưa?

Hihihihihihihihihi

Anh VinhL đọc sách nhiều xin cho tiểu đệ hỏi ngoài 2 cách trên còn cách nào độc đáo hơn không nếu có xin cho tiểu đệ tên sách để tham khảo được không. Thank you.

Kính,

KTM

VinhL
02-09-14, 19:25
Anh VinhL đọc sách nhiều xin cho tiểu đệ hỏi ngoài 2 cách trên còn cách nào độc đáo hơn không nếu có xin cho tiểu đệ tên sách để tham khảo được không. Thank you.

Kính,

KTM

Đây là hai loại thông dụng và co sự khác biệt rõ ràng nhất, ngoài ra thì có sự khác biệt ở chi tiết khi tinh môn can nhập trung cung, tính độn cục của các tiết khí, vv...
Sách nào thì tiểu sinh làm gì mà nhớ nỗi vì sách kỳ môn tiếng Hán hiện nay có trên mấy trăm cuốn. Hihihihihihihi
Bạn chỉ cần cỡi ngỗng lên mạng tìm thì thiếu gì!!!

Ngoài ra thì còn có Thấu Địa Kỳ Môn, Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp, Lưu gia Thần Số (căn cứ vào Kỳ Môn), vv....

khitranmai
03-09-14, 01:03
Đây là hai loại thông dụng và co sự khác biệt rõ ràng nhất, ngoài ra thì có sự khác biệt ở chi tiết khi tinh môn can nhập trung cung, tính độn cục của các tiết khí, vv...
Sách nào thì tiểu sinh làm gì mà nhớ nỗi vì sách kỳ môn tiếng Hán hiện nay có trên mấy trăm cuốn. Hihihihihihihi
Bạn chỉ cần cỡi ngỗng lên mạng tìm thì thiếu gì!!!

Ngoài ra thì còn có Thấu Địa Kỳ Môn, Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp, Lưu gia Thần Số (căn cứ vào Kỳ Môn), vv....

Cám ơn anh VinhL đã chỉ cho tiểu để hen..."cao thủ" đã có lòng thì "vô thủ" tới bến luôn hen. '

Hôm qua tiểu đệ lấy quyển kỳ môn độn giáp diễn nghĩa ra ngâm cứu thì thấy là phần độn giáp diễn nghĩa nguyên lưu thì có nói về cách 72 hoạt bàn của Của Chu Thái Công, rồi tới Trương Tử Phòng. Đệ vẫn chưa hiểu con số 72 quỷ quái nào là làm sao. So quyển 29 - hoàng thạch công với bảng kỳ môn thì cái trúng cái trật. Làm thống kê thì Phi Bàn viên Bàn. đều không ra được 72 hoạt bàn. nên đệ đoán là cách an có khác. Nay viết ra đây suy nghĩ mông muội (1 tháng) chia sẻ cùng các bạn. tức quá ... đập đầu vào đá... không vỡ đá mà vỡ đầu. giờ nhìn mặt đệ như "ngáo đá" ...hihihi.


Giờ đã có hai bàn Phi và Viên, vậy các bạn thấy chổ nào giống chổ nào khác chưa?

Trả lời anh theo thiển ý của tiểu đệ hen.
Thực ra không thể so sánh 2 cách an này với nhau được một cách ví như cây mai, một cách ví như cây đào. Hai cây đều có kỳ sắc. Một vàng một đỏ. Dĩ mai tỉ đào hay dĩ đào tỉ mai chắc là không thông. Nhưng đều là cây đẹp đều xài được trong ngày tết vậy. Nhà nào thích mai thì trưng mai, thích đào thì trưng đào. Không thích khỏi trưng. Miễn sao thoả lòng. hihihihì. Còn nói đúng sai thì thật ra tụi minh đang xài hàng anh Ba Tàu... mà anh Ba là chúa của "Ba Xạo" viết cả đống ngụy thư. dĩ nhiên là có chân thư nhưng lại chơi trò "Ba La Mật" hihihih thì làm sao mà "Ba Tri" được. Kết luận là "hàng Tung Của"...Made in China

Tuy nhiên thấy anh có lòng trả lời cho tiểu đệ tiểu đệ cũng so sánh "Viên" và "Phi" với nhau. Gửi anh VinhL và các bạn 2 hình dưới để có sự so sánh hen:

"Viên" với "Phi". hihihihi. cells nào có màu là giống nhau . Viên màu vàng, phi màu xanh. Nhìn giống như chạy DNA quá hihihi.

1. Thiên địa an bố nào khác chi
2. Phù Sử lâm cung - không khác gì
3. Còn lại hai cục đầu và cuối ( giống đánh số đề quá)
4. Coi đi coi lại viên giống phi. hihihih.

Nếu để an toàn xài 2 bàn đầu và bàn cuối 2 nhà giống nhau. hihihih

Còn đây là các an theo thiển ý của tiểu đệ... chỉ là đoán mò... trên là thiên la dưới là địa võng. Tinh phi...nhìn giống cái lưới trời...Môn xoay tròn bao vây nhìn như lưới đất ... nhưng chưa thử nghiệm không biết đúng sai. Mà chắc cũng sẽ không thử nghiệm vì không biết thử nghiệm như thế nào.

TQ có Ngoạ Long tiên sinh....giỏi thuật kỳ môn còn anh VinhL ở "Tổ Rồng" thì thôi tiểu đệ quí anh gọi anh là "Long Sào" tiên sinh nhé.
Ngọa Long quạt ngỗng.. còn Long Sào cưỡi ngỗng hihihi.
hihihi. hay Long Sào tiên sinh nhận tiểu để làm đệ tử đi vì tiểu đệ tìm được cái này giống như cái bài viết bí mật bát trạch của anh ý mình chưa đọc hết nhưng coi sơ sơ phần đầu thấy cũng giống giống. Nếu anh thấy giống thì nhận lão TuHepLuong làm sư phụ, nhận tiểu đệ là đệ tử nhen vì đệ vô tình tìm thấy tức là có "Duyên" ý.

八宅真法风水天地神盘与资料


Kính,
KTM.

VinhL
03-09-14, 13:37
Cám ơn anh VinhL đã chỉ cho tiểu để hen..."cao thủ" đã có lòng thì "vô thủ" tới bến luôn hen. '

Hôm qua tiểu đệ lấy quyển kỳ môn độn giáp diễn nghĩa ra ngâm cứu thì thấy là phần độn giáp diễn nghĩa nguyên lưu thì có nói về cách 72 hoạt bàn của Của Chu Thái Công, rồi tới Trương Tử Phòng. Đệ vẫn chưa hiểu con số 72 quỷ quái nào là làm sao. So quyển 29 - hoàng thạch công với bảng kỳ môn thì cái trúng cái trật. Làm thống kê thì Phi Bàn viên Bàn. đều không ra được 72 hoạt bàn. nên đệ đoán là cách an có khác. Nay viết ra đây suy nghĩ mông muội (1 tháng) chia sẻ cùng các bạn. tức quá ... đập đầu vào đá... không vỡ đá mà vỡ đầu. giờ nhìn mặt đệ như "ngáo đá" ...hihihi.



Trả lời anh theo thiển ý của tiểu đệ hen.
Thực ra không thể so sánh 2 cách an này với nhau được một cách ví như cây mai, một cách ví như cây đào. Hai cây đều có kỳ sắc. Một vàng một đỏ. Dĩ mai tỉ đào hay dĩ đào tỉ mai chắc là không thông. Nhưng đều là cây đẹp đều xài được trong ngày tết vậy. Nhà nào thích mai thì trưng mai, thích đào thì trưng đào. Không thích khỏi trưng. Miễn sao thoả lòng. hihihihì. Còn nói đúng sai thì thật ra tụi minh đang xài hàng anh Ba Tàu... mà anh Ba là chúa của "Ba Xạo" viết cả đống ngụy thư. dĩ nhiên là có chân thư nhưng lại chơi trò "Ba La Mật" hihihih thì làm sao mà "Ba Tri" được. Kết luận là "hàng Tung Của"...Made in China

Tuy nhiên thấy anh có lòng trả lời cho tiểu đệ tiểu đệ cũng so sánh "Viên" và "Phi" với nhau. Gửi anh VinhL và các bạn 2 hình dưới để có sự so sánh hen:

"Viên" với "Phi". hihihihi. cells nào có màu là giống nhau . Viên màu vàng, phi màu xanh. Nhìn giống như chạy DNA quá hihihi.

1. Thiên địa an bố nào khác chi
2. Phù Sử lâm cung - không khác gì
3. Còn lại hai cục đầu và cuối ( giống đánh số đề quá)
4. Coi đi coi lại viên giống phi. hihihih.

Nếu để an toàn xài 2 bàn đầu và bàn cuối 2 nhà giống nhau. hihihih

Còn đây là các an theo thiển ý của tiểu đệ... chỉ là đoán mò... trên là thiên la dưới là địa võng. Tinh phi...nhìn giống cái lưới trời...Môn xoay tròn bao vây nhìn như lưới đất ... nhưng chưa thử nghiệm không biết đúng sai. Mà chắc cũng sẽ không thử nghiệm vì không biết thử nghiệm như thế nào.

TQ có Ngoạ Long tiên sinh....giỏi thuật kỳ môn còn anh VinhL ở "Tổ Rồng" thì thôi tiểu đệ quí anh gọi anh là "Long Sào" tiên sinh nhé.
Ngọa Long quạt ngỗng.. còn Long Sào cưỡi ngỗng hihihi.
hihihi. hay Long Sào tiên sinh nhận tiểu để làm đệ tử đi vì tiểu đệ tìm được cái này giống như cái bài viết bí mật bát trạch của anh ý mình chưa đọc hết nhưng coi sơ sơ phần đầu thấy cũng giống giống. Nếu anh thấy giống thì nhận lão TuHepLuong làm sư phụ, nhận tiểu đệ là đệ tử nhen vì đệ vô tình tìm thấy tức là có "Duyên" ý.

八宅真法风水天地神盘与资料


Kính,
KTM.

Ê da, nghe tới chử "Long Sào" là tưởng ngay đến mấy cái chân rồng Lùn Chảo, đang bị chiên xào xèo xèo tưng tưng trong chảo dầu sôi rồi. Thôi đi cho tiểu sinh hoàn trả lại hai cái danh hiệu Seafood xào thập cập đó nha. Hihihihihihihihihi

Theo nguyên tắc thì 72 cục = 3 kỳ x 3 kiết môn x 8!!!
Nhưng có cục lại ghép thêm Thần vào.

Hầu như ai nghiên cứu kỳ môn thì củng thấy được những điều bạn nêu lên. Nếu bạn nhìn sâu vào chút nửa thì sẻ thấy những cái mà thường không để ý tới.

Bạn thử vẽ bản kỳ môn tròn thay vì hình vuông cửu cung.
Rồi nhìn nó mà ngâm ngâm ngấm ngấm xem có thấy gì không?

Quyển 八宅真法风水天地神盘与资料 thì tiểu sinh củng chưa đọc qua, nhưng chắc chắn trong đó không có nói đến phương pháp tính bát san bằng cách cộng số, cách tính nhẫm vận cho Huyền Không quái, và cả sự liên quan của nó đến hào thế, và vị trí quẻ trong Cung gốc (Họ của quái), vv....
Khám phá nguyên lý của bún sẻ dẫn bạn đến cửa Huyền Không 64 quái!!!

Tiểu sinh bản tính tùy hứng, nên củng không giám nhận ai làm đệ tử, bỡi cái trách nhiệm đào tạo thật là nặng nề lắm a, tự thấy không kham nỗi, mong bạn thứ lỗi.

Hihihihihihihihihihihi

khitranmai
03-09-14, 14:35
Ê da, nghe tới chử "Long Sào" là tưởng ngay đến mấy cái chân rồng Lùn Chảo, đang bị chiên xào xèo xèo tưng tưng trong chảo dầu sôi rồi. Thôi đi cho tiểu sinh hoàn trả lại hai cái danh hiệu Seafood xào thập cập đó nha. Hihihihihihihihihi

Hihihihihihihihihihihi

hahaha.... nghe cũng hay thiệt hen tổ rồng ra thành chân rồng sào...không khách sáo.. hihihiih.



Theo nguyên tắc thì 72 cục = 3 kỳ x 3 kiết môn x 8!!!
Nhưng có cục lại ghép thêm Thần vào.
Hihihihihihihihihihihi

Cảm ơn anh chỉ điểm sẽ đắc ngộ trong thời gian ngắn...hihihi...


Hầu như ai nghiên cứu kỳ môn thì củng thấy được những điều bạn nêu lên. Nếu bạn nhìn sâu vào chút nửa thì sẻ thấy những cái mà thường không để ý tới.

Bạn thử vẽ bản kỳ môn tròn thay vì hình vuông cửu cung.
Rồi nhìn nó mà ngâm ngâm ngấm ngấm xem có thấy gì không?

Hihihihihihihihihihihi

Anh có thể nói rõ thêm không... xin chỉ giáo.hihihi.




Quyển 八宅真法风水天地神盘与资料 thì tiểu sinh củng chưa đọc qua, nhưng chắc chắn trong đó không có nói đến phương pháp tính bát san bằng cách cộng số, cách tính nhẫm vận cho Huyền Không quái, và cả sự liên quan của nó đến hào thế, và vị trí quẻ trong Cung gốc (Họ của quái), vv....
Khám phá nguyên lý của bún sẻ dẫn bạn đến cửa Huyền Không 64 quái!!!
Hihihihihihihihihihihi

Nếu có thì giờ Anh VinhL cưỡi ngỗng tìm đọc xem họ nói gì...hihihi.....đệ thời gian hạn hẹp kiến thức nông cạn... nên chỉ lướt qua thôi... hihihih...nhưng cũng cám ơn anh hihihih.


Tiểu sinh bản tính tùy hứng, nên củng không giám nhận ai làm đệ tử, bỡi cái trách nhiệm đào tạo thật là nặng nề lắm a, tự thấy không kham nỗi, mong bạn thứ lỗi.

hihihi.....maktub...

Kính,

KTM

Suna88
03-09-14, 22:26
Chào a.VinhL,

Nhân tiện về chủ đề kỳ môn

a.VinhL chia sẻ về cách tính "siêu thần tiếp khí trong kỳ môn". Nếu được a.VinhL chia sẻ gài công thức trong ch.trình để tính phần này hay bắt buộc phải dùng cuốn lịch tay?

Thanks,

VinhL
04-09-14, 01:59
hahaha.... nghe cũng hay thiệt hen tổ rồng ra thành chân rồng sào...không khách sáo.. hihihiih.



Cảm ơn anh chỉ điểm sẽ đắc ngộ trong thời gian ngắn...hihihi...



Anh có thể nói rõ thêm không... xin chỉ giáo.hihihi.



Nếu có thì giờ Anh VinhL cưỡi ngỗng tìm đọc xem họ nói gì...hihihi.....đệ thời gian hạn hẹp kiến thức nông cạn... nên chỉ lướt qua thôi... hihihih...nhưng cũng cám ơn anh hihihih.



hihihi.....maktub...

Kính,

KTM

[6][1][8] [9][2][7] [3][4][9] [4][9][2]
[7][5][3] [4][5][6] [8][5][2] [3][5][7]
[2][9][4] [3][8][1] [1][6][7] [8][1][6]

Bạn nhìn xem 4 cái bàn này có gì giống nhau hông?

VinhL
04-09-14, 04:20
Chào a.VinhL,

Nhân tiện về chủ đề kỳ môn

a.VinhL chia sẻ về cách tính "siêu thần tiếp khí trong kỳ môn". Nếu được a.VinhL chia sẻ gài công thức trong ch.trình để tính phần này hay bắt buộc phải dùng cuốn lịch tay?

Thanks,

Thật ra trong các sách Kỳ Môn đều có nói đến vấn đề Siêu Tiếp, muốn thật sự hiểu nó thì phải tìm cuốn lịch mà nghiên cứu.

Siêu là Phù đầu đến trước ngày tiết khí, Tiếp là Phù đầu đến sau ngày tiết khí. Siêu từ 9 hoặc hơn là phải đặt nhuận, tiếp từ 5 hoặc hơn phải đặt nhuận. Khi có nhuận thì đặt nhuận tức lập lại tiết Đại Tuyết (3,9,6) hay tiết Mang Chủng (6,3,9) tùy theo cái nhuận này nó nằm ở tiết Đông Chí hay tiết Hạ Chí.

Một năm có 24 tiết khí, mỗi tiết khí có 3 nguyên thượng trung hạ, tổng cộng có 24 x 3 = 72 Cục. Năm có nhuận cục thì có 75 cục.
Tại sao có 72 cục, mà kỳ môn thì chỉ có 9 dương 9 âm cục, bỡi các cục có sự lập lại!

Mỗi cục 5 ngày, cho nên 72 x 5 = 360 ngày. Một chu kỳ của Kỳ Môn là 360 ngày, mà năm thì thực tế có ~ 365.25 ngày, cho nên phải dùng nhuận để điều chỉnh lại các cục.

Năm không nhuận cục thì Phù đầu tiết Đông Chí và tiết Hạ Chí giống nhau bỡi 360/2 = 180 (180 = 60 x 3) tức 60 Can Chi lập lại. Nếu Phù Đầu của tiết Đông Chí năm trước là Kỷ Mão thì phù đầu tiết Hạ Chí năm nay củng là Kỷ Mão, và tiết Đông Chí năm nay củng vậy.

Bỡi cách tính Siêu Tiếp có nhiều chổ nửa nạc nửa mở, không biết nên dùng Siêu hay dùng Tiếp, mà dẫn đến việc các đại sư kỳ môn sáng chế ra cách Sách Bổ (拆补) pháp, làm nguyên tắc đặt cục loạn xà ngầu lên. Hihihihihihihihi

Tiên hiền cổ nhân, không có Calculators, cell phone, nên rất hay lập ra các phương pháp tính nhẫm trên bàn tay, bấm bấm độn độn, bàn tay mấy ngón chính là cái Calculator đó mà.

Hiểu được cái nguyên tắc thì không có gì khó, chỉ cần dùng phép Siêu, nếu Siêu từ 9 hay hơn thì cứ dùng thượng nguyên sau làm phù đầu. Riêng ở tiếp Hạ Chi và Đông Chí, nếu Siêu >=9 thì lập lại 3 cục (thượng trung hạ) của tiết Mang Chủng hay tiết Đại Tuyết!!!

Kỳ Môn thì bắt buộc phải biết Tiết Khí, mà tiết khí theo lịch Tây, không có thay đổi bao nhiêu, xê xích chỉ 1,2 ngày, có thể ghi nhớ được. Sau đó thì phải biết Can Chi ngày để tính nhẫm ngày thượng nguyên. Mỗi năm chỉ ngồi xuống tính xem năm nay có nhuận không thì có thể biết các phù đầu của các tiết khí ở Can Chi nào!!! (Dĩ nhiên tiểu sinh củng lười làm cái vụ này, nên củng mỡ lịch mà xem thôi. Hihihihihihihi)

khitranmai
04-09-14, 05:01
[6][1][8] [9][2][7] [3][4][9] [4][9][2]
[7][5][3] [4][5][6] [8][5][2] [3][5][7]
[2][9][4] [3][8][1] [1][6][7] [8][1][6]

Bạn nhìn xem 4 cái bàn này có gì giống nhau hông?

Theo thiển ý của đệ là 4 bàn giống nhau là viết theo số tiên thiên hoán chuyển 2 - 8. để biến ra đồ hình. Không biết có đúng không xin anh VinhL chỉ giáo. Nhưng nó liên quan gì với Phi-Chuyển Bàn Kỳ môn thì vẫn chưa thấu đáo. Cần thời gian ngâm cứu thêm.

Kính,

KTM

VinhL
04-09-14, 07:37
Theo thiển ý của đệ là 4 bàn giống nhau là viết theo số tiên thiên hoán chuyển 2 - 8. để biến ra đồ hình. Không biết có đúng không xin anh VinhL chỉ giáo. Nhưng nó liên quan gì với Phi-Chuyển Bàn Kỳ môn thì vẫn chưa thấu đáo. Cần thời gian ngâm cứu thêm.

Kính,

KTM

Bốn cái bàn này không có khác gì cả, không tin bạn vẽ nó thành hình tròn xem!!!

Hihihihihihihihihihi

khitranmai
04-09-14, 11:59
Bốn cái bàn này không có khác gì cả, không tin bạn vẽ nó thành hình tròn xem!!!

Hihihihihihihihihihi

đúng là anh VinhL nói ngỗng đệ trả lời ngan ... Ok đệ hiểu rồi...khi nào rảnh sẽ "cạo đầu cầu đạo"......Cảm ơn anh nhiều. hết giờ rồi, đệ phải đi "câu cơm" không thì đói.....trở lại cái topic ban đầu anh đề ra...ý của anh thế nào về phi bàn và chuyển bản. Đúng sai chỗ nào theo ý của anh. Trả lại topics cho các "cao thủ". Bi giờ trở về "túc thủ" hhìhihihihi.

Kính,

KTM

VinhL
05-09-14, 03:23
Đây là tất cả 8 bàn:

[4][9][2] [3][4][9] [8][3][4] [1][8][3]
[3][5][7] [8][5][2] [1][5][9] [6][3][4]
[8][1][6] [1][6][7] [6][7][2] [7][2][9]

[6][1][8] [7][6][1] [2][7][6] [9][2][7]
[7][5][3] [2][5][8] [9][5][1] [4][5][6]
[2][9][4] [9][4][3] [4][3][8] [3][8][1]

Nếu vẽ thành hình tròn thì tất cả đều là nguyên bán bàn, xoay 1 đến 8 cung!!!

Như vậy cho thấy rằng Viên Bàn cũng chỉ là phi bàn xoay đi 1 - 8 cung. Khi viên hóa phương thì các số của 9 cung có thay đổi, nhưng căn bản chỉ là nguyên đán bàn!!!

Như vậy sự khác nhau và giống nhau của Phi và Viên ở đâu???
(Dĩ nhiên tiểu sinh không phải nói đến vị trí của can, tinh, môn, mà là cái nguyên lý ẩn tàng dưới cách bài bố các cung còn lại)

Mời các bạn lấy bút giấy ra mà ngâm cứu.

Hihihihihihihihihihi

VinhL
05-09-14, 14:34
Ai có nghiên cứu qua Tam Quái Trạch củng biết Quỷ Đạo của Bát Cung. Thật ra 8 đường bay này củng căn cứ vào Kỳ Môn thôi.

Cung Càn
[4][9][2]
[3][5][7]
[8][1][6]
Cái này tương đương với Tâm gia cung Càn (Viên bàn)

Cung Khôn
[6][1][8]
[7][5][3]
[2][9][4]
Cái này tương đương với Nhậm gia cung Khôn (Viên bàn)

Cung Chấn
[2][7][6]
[9][5][1]
[4][3][8]
Cái này tương đương với Anh gia cung Chấn (Viên bàn)

Cung Tốn
[8][3][4]
[1][5][9]
[6][7][2]
Cái này tương đương với Nhậm gia cung Tốn (Viên bàn)

Cung Khãm
[6][7][2]
[1][5][9]
[8][3][4]
(Thật ra là do Tốn lật ngược)
Cái này tương đương với Xung gia Ly, xong lật ngược.

Cung Ly
[4][3][8]
[9][5][1]
[2][7][6]
(Thật ra là do Chấn lật ngược)
Cái này tương đương với Xung gia Khãm lật ngược

Cung Cấn
[2][9][4]
[7][5][3]
[6][1][8]
(Thật ra là do Càn lật phải)
Cái này tương đương với Tâm gia Càn xong phải.

Cung Đoài
[8][1][6]
[3][5][7]
[4][9][2]
(Thật ra là do Khôn lật ngược)
Cái này tương đương với Trụ gia Đoài, lật ngược!

Tai sao lật ngược nhỉ???
Cái này chỉ có người sáng chế ra thì mới có câu trả lời!!!

Nhưng căn bản vẫn là Viên bàn hóa Phương bàn!!!
Hihihihihihihihihi

Suna88
10-09-14, 21:06
Chào a.VinhL,

a.VinhL có thể hướng dẫn lại cách lập :
1.Niên bàn
2.Nguyệt bàn
3.Nhật bàn
4.Thời bàn

theo pp phi tinh để em và mọi người nắm bắt lại môn này vì đã đọc các sách của tác giả Đỗ Quân, Nguyễn mạnh Bảo và Đàm Liên tuy nhiên vẫn thấy mờ mờ quá. Còn cuốn Kỳ Môn Bí Kíp toàn thư thì chỉ 3 ví dụ nên cũng chưa thông được.

Thanks&rgds,

VinhL
11-09-14, 07:02
Chào a.VinhL,

a.VinhL có thể hướng dẫn lại cách lập :
1.Niên bàn
2.Nguyệt bàn
3.Nhật bàn
4.Thời bàn

theo pp phi tinh để em và mọi người nắm bắt lại môn này vì đã đọc các sách của tác giả Đỗ Quân, Nguyễn mạnh Bảo và Đàm Liên tuy nhiên vẫn thấy mờ mờ quá. Còn cuốn Kỳ Môn Bí Kíp toàn thư thì chỉ 3 ví dụ nên cũng chưa thông được.

Thanks&rgds,

Cách lập Niên gia và Nguyệt gia củng giống như Thời gia mà thôi, chỉ khác là Cục số có thay đổi, không căn cứ vào tiết khí.

Nhật gia thì hơi khác chút, trong quyển Bí Kíp có nói đến phương pháp.

Bên Thế giới vô hình mục "Đi Tìm Kỳ Môn Độn Giáp Chân Truyền"

http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?25113-%C4%90i-T%C3%ACm-K%E1%BB%B3-M%C3%B4n-%C4%90%E1%BB%99n-Gi%C3%A1p-Ch%C3%A2n-Truy%E1%BB%81n&p=264363&mode=linear#post264363

tiểu sinh có đăng lên rất nhiều quẻ, bạn có thể copy về đọc từ từ sẻ hiểu. (Nếu siêng nửa thì sẳn tay copy về HKLS để mọi người đọc vậy, vì tiểu sinh không có thời gian.)

Hihihihihihihihihihi

khitranmai
11-09-14, 10:14
Chào a.VinhL,

a.VinhL có thể hướng dẫn lại cách lập :
1.Niên bàn
2.Nguyệt bàn
3.Nhật bàn
4.Thời bàn

theo pp phi tinh để em và mọi người nắm bắt lại môn này vì đã đọc các sách của tác giả Đỗ Quân, Nguyễn mạnh Bảo và Đàm Liên tuy nhiên vẫn thấy mờ mờ quá. Còn cuốn Kỳ Môn Bí Kíp toàn thư thì chỉ 3 ví dụ nên cũng chưa thông được.

Thanks&rgds,
Dear bạn Rừ Phát Phát,

Vinh Lờ Vu Lão Trưởng Môn bận rộn không thời thuyết pháp..hihihihi. Đúng ra thì mình không trả lời vì cái này là bạn hỏi Vu Lão Trưởng Môn nhưng thôi đại lao vào "thị phi" trả lời là:

1. mình nghĩ Sun nên học tiếng "Tào Lao" đi học từ từ thôi không thôi bị "lao" mình không chịu trách nhiệm. Mình attached cái cục số 1 bên trái tiếng việt bên phải tiếng Tào Lao để bạn so sánh, nhìn thôi hên đừng nói .... phun nước miếng sèo sèo bẩn lắm...học xong Can,Chi, Tinh, Môn, Thần thì vào web này có đủ 1080 chuyển bàn cho bạn nghiên cứu. Còn không xin Vu Lão Trưởng Môn mở cửa đạo tràng thỉnh kinh "Kỳ Môn chỉ quy" về có đầy đủ phi bàn... nhớ dự trù tiền mua cặp mắt kính cận nhé...

http://www.fushantang.com/1011/11a/k101.html

Còn phương pháp an kì môn thì cũng giống như là huyền không thôi. Bên huyền không thì lấy sơn hướng còn bên này thì lấy phù sử.

An bàn kỳ môn chia ra làm 4 giai đoạn.

1. Cục -> đ̀ịnh cung Mậu địa bàn -
cục số 2 mậu tại số cung số 2. Cục số 3 mậu tại cung số 3. Sau đó thì phi thuận nghịch nghi kỳ. (Địa bàn)

2. Can Chi Giờ -> Tuần Giáp -> Giáp độn -> định ra thiên can/phù/sử/tinh/môn. (Địa bàn)

3. Can Giờ -> định ra mốc cung đi đến, ̣bay đến, của phù/tinh/lục nghi (nơi giáp ẩn) (thiên bàn)

4. Chi Giờ -> định ra mốc cung đi đến, bay đến của trực sử đi đến. (thiên bàn)

5. Nếu tinh/môn rơi và trung cung cứ bắt trước anh Ba thảy hết và sọt "Khôn" cho tụi nó nhuế nhòe nhão nhẹt, chết hết (tử) thì là xong chuyện. Còn theo bác doccocauthang thì dương độn ký khôn âm độn ký cấn theo cái vòng sinh sinh tử tử,, sư sư tỉnh tỉnh

Bạn chia ra làm 5 phần mỗi ngày học 1 phần chắc sẽ tinh tấn ngay.

Cái phần 1 thì giống như huyền không. Lấy vận bỏ vào trung cung. Còn độn giáp thì lấy Mậu bỏ vào trong cung của Cục.

Phần 2 là định ra phù sử bên huyền không thì là sơn hướng.

Phần 3 là an phù/tinh/lục nghi tức lục giáp bên huyền không thì là an sơn

Phần 4 thì là an trực sử bên huyền không thì là an hướng.

Đại khái thì có khoa học, giống nhau. Mình so sánh hơi khập khiễng nhưng làm vậy cho dễ hiểu. Hiểu rồi thì đừng nên so sánh nữa vì sẽ bị "cà thọt" hihihi

Nếu bạn học xong kỳ môn chạy kiếm quyển "Tôn Tử Binh Pháp" đọc bạn sẽ thấy. (Cái này theo ý mình) đúng là trò chơi đánh trận tọa chỗ tốt công qua chỗ xấu. Bên kia cũng có cửu thiên, cửu địa, Hư thực (Cô Hư), hình thế, tác chiến hành quân, âm mưu, gián điệp. Mình chưa đọc quyển sách nào nên thân nên chỉ lý giải đến đó thôi. Cho thấy một phần nào người sáng tạo ra kỳ môn tức là người làm tướng, hoặc biết rõ về binh pháp. Cái này cũng có nói rõ ở trong "Yên Ba". hihihih.

Học xong thời gia, thì niên gia, nguyệt gia, nhật gia, "ể da" kỳ môn cũng chưa muộn mà. Quyển kỳ môn bí cấp đọc có nhiều chỗ đánh máy sai, dịch thiếu bạn nên cẩn thận (mình không bác bỏ công lao và thời gian của dịch giả so ra quyển bí cấp là quyển tốt nhất bằng tiếng việt mà mình thấy) mình có so qua bản tiếng trung với bản tiếng việt nên nói rõ với bạn. Ngoài ra quyển Đỗ Liên thì mình thấy làm sách giống mì ăn liền quá viết sai chính tả hoặc không khoa học lắm nên mình chịu thua coi để biết. Recommend nên coi bài viết của Vu Lão năm 2011 hihihi lúc đó .... Vu Lão viết nhiều câu buồn cười lắm hahaha. nhưng phải công nhận là Vu Lão viết hay dễ hiểu. hihihi

Cũng nhờ bạn mà mình nghĩ ra được kỳ môn trực bàn. ịt's really help để mà .... ngâm kiếu. Thanks.

Ôi sư phụ VinhL ơi.. sao mà đạo tràng điều hiêu....thế... cảm ơn sư phụ Vinh Lờ đã có bài viết khai tâm cho tiểu đệ tử ..hihihihi... về phi và chuyển... chuyên và phỉ...hihihih... để tử từ ngày tu môn bế quan đã nhờ lão Phật Tám Tám nghĩ ra được trực bàn...nhưng giờ thì đá đập vào đầu nên xưng ra 1 cục to tướng...hihihihi....cho để tử vài quả trứng ngỗng để điều tiết máu bần được không ? hihihihi

khitranmai
11-09-14, 10:33
Dear Suna88 và Vu Lão Trưởng Môn,

đây là tôn tử binh pháp thiên thứ 13 chương cuối cùng. Dùng giáp điệp.

"...... Cho nên các bậc vua sáng tướng tài, sở dĩ dấy binh thắng địch, thành công hơn người, đó là nhờ biêt trước vậy.
Biết trước đây, không phải nhờ quỷ thần mách bảokhông phải nhờ so sánh các việc tương tự mà tìm biết được, , phải nhờ người mà biết được tình hình của quân địch....."

Qua đoạn văn trên mình nghi học kỳ môn cũng chỉ la đánh trận trên giấy thôi. THeo ngu kiến của mình. Dĩ nhiên bất đồng nhưng xin đừng bất bình... nổi máu bất bình rồi rút đao xẻo thịt.. của tiểu đệ .... thì .ể da đau lắm...hihihihi

khitranmai
11-09-14, 11:50
Ở đây có quyển học kỳ môn bằng truyện tranh nè hihihi. Sẩn Na chịu khó học tiếng anh Ba rồi lấy xuống mà nghiên cứu. ̣540MB nhé.

http://tuvilyso.org/forum/topic/23390-%E5%9B%BE%E8%A7%A3%E5%A5%87%E9%97%A8%E9%81%81%E7%9 4%B2%E5%A4%A7%E5%85%A8sach-don-giap/

lấy thoải mái đi nhé, bandwidth của anh Ba nhiều lắm.

Sư phụ VinhL sao có người chụp hình sư phụ bỏ vào trang đầu của quyển kỳ môn vậy. ....... Đừng giận....... đừng giận.....tiểu đệ tử chỉ giỡn thôi....hihihihi

Suna88
11-09-14, 13:25
Chào bạn khitranmai,

Bạn là người hoa hay ở nước ngoài phải không?

Còn tiếng hán, tiếng trung mình cũng đang bị lờ đờ với nó nè:)
(Đánh trận với tiếng việt khá nhiều rồi nay lại thêm tiếng hán với tiếng trung nữa chắc..:)

hay a.VinhL tạo ra topic này nhưng bận quá, bạn chia sẻ cách lập bàn theo cách của bạn cũng được.

còn bạn không có thời gian nữa thì có thể upload source hay phần mềm tiếng việt về kỳ môn viết bằng VB6 hay Cshar hay excel up lên diễn đàn để mọi người tham khảo cũng được.

theo bạn nắm bắt kỳ môn có thể biết trước điều gì?Bạn có thể lấy ví dụ ngày hôm nay theo bàn kỳ môn, bạn biết trước điều gì?
(đừng nói là bạn biết trước...nha:)

Rgds,

khitranmai
12-09-14, 12:14
Dear Suna88,

1. Mình là người Việt, mình tự học tiếng hán để tiếp cận với văn chương VN cổ đại. không có ý dùng để đọc sách huyền học. Nhưng không ai học được chữ ngờ....hihihi...

2. Hôm qua anh VinhL "niêm hoa nhất tiếu" cho bạn rồi. Chịu khó theo hướng dẫn của anh thì bạn cũng "Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha". Trong giới huyền học ít người được "giàng" cho có cái bụng tốt như ảnh cái gì biết cũng đem viết ra chia sẻ cho người đi sau. hihihì Bạn có thấy bài nào bạn hỏi anh VinhL không được anh trả lời không? Hôm qua tiểu đệ "cà rởn" thực ra là "phi hành tỏi tạo không khí thôi". hihihi

3. Source code mình viết on fly, không có ghi chú, nhiều khi chính mình đọc còn không hiểu tại sao nữa. Không dám đưa lên diễn đàn. Bạn thông cảm hen. Thôi bạn chịu khó học từ sư phụ VinhL. Mỗi lời sư phụ nói là đều có ý nghĩa đó... trực chỉ vào đó kiến tánh thành cao thủ .... Thầy tốt trước mắt đi tìm đâu xa hihihihi.

4. Mình sống được ngày nào hay ngày đó....cho nên không cần biết trước ngày mai... cũng không ứng dụng huyền học để "kiếm cơm cá". cho nên về kỳ môn ứng dụng thì chịu thua...hay bạn hỏi các cao thủ và sư phụ VinhL về cái phần này cho mình học "ké" với hihihih.

Khuyên bạn đừng nên nghe anh "Ba Xạo" "kwảng káo" "Vạn đại quân sư....này nọ của họ".... giờ cũng chỉ là xương trắng đất vàng thôi....mình có sống cái thời của mấy ổng đâu mà biết là họ sử dụng mấy cái món này hay không...tất cả đều là nhân gian truyền thuyết....rồi người của anh Ba cũng chẳng sống ở cái thời của mấy ổng lại dựa và truyền thuyết viết thành truyện.... họ viết y như thật ( giống như họ đi theo bước chân của Khổng Minh mỗi ngày. Khổng Minh ăn gì, làm gì, suy nghĩ cái gì họ cũng biết)... nên người mình tưởng thật....tác hại vô vàn....theo mình sống với thực tại là tốt nhất...ngày mai chuyện tốt hay xấu đến thì là "maktub"....

Bạn coi phần trích dẫn bên dưới xem người của anh Ba nói gì về "thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn" và bên Đức họ có làm 1 documentary về "Nguyễn An" người VN xây cung điện cho triều Minh. Nếu giỏi như Lưu Bá Ôn chọn đất vàng cho cung điện vậy sao lại để cho "An Nguyễn" xây cung điện...không những thế còn xây theo cái hình cái lồng dế nữa...chả đâu vào đâu...Ngoài ra có phần xây xong bị sét đánh cháy cung điện. Nếu giỏi phong thủy như vậy sao không tính ngày giờ để thiên lôi tới thăm.. hoặc dùng phù thuật trấn áp...

trích wikipedia

"Lưu Cơ truyện" trong bộ Minh sử không ghi chép gì về thuật phong thủy của ông. Nhưng dân gian thì lại lưu truyền rất nhiều chuyện, như chuyện Lưu Cơ chọn đất xây cung điện (chép trong "Anh liệt truyện"), hay chuyện ông cùng các thầy phong thủy huyện Hải Diêm bàn luận về long mạch ở Trung Quốc (chép trong "Lạc dao tư ngữ") v.v...

Đề cập đến vấn đề này, sách Bí ẩn của phong thủy có lời bình:

"Lưu Cơ về ẩn dật ở quê, nghe nói ông bị Hồ Duy Dung sai thầy thuốc đầu độc mà chết. Trong con mắt các thầy phong thủy, Lưu Cơ là bậc thầy về thần cơ diệu toán, là nhân vật để lại dấu ấn trong lịch sử phong thủy. Với một "thần nhân" như vậy mà không hiểu làm ăn thế nào, để đến nỗi cuối đời, bị bất hạnh, thậm chí bị đầu độc mà chết? Xem ra, thuật phong thủy không cứu nổi con người[8].

Sau khi có lời bàn tương tự, hai tác giả là Đại tá Trần Ngọc Thuận & Trần Thanh Loan đã kết luận rằng:

"Lưu Bá Ôn, lúc già bị thất sủng, bị bệnh tật và bị đầu độc chết, Nhân sinh khó tránh thiên mệnh, thế sự suy vi nhân vô thập toàn.Qua đó cho rằng ông chán cảnh đời chán cảnh vua tôi bạc tình đa nghi cho bậc trung thần cứu quốc. Quyết chí đi về cõi thiên thu lánh sự thời gian gian"[9].

hết trích.....

Trân trọng,
KTM

Suna88
13-09-14, 12:51
Chào a.VinhL,
Trực phù và trực sử theo nguyệt bàn tháng Nhâm Dần năm Đinh Hợi có Tuần đầu Giáp Ngọ và Phù đầu: Kỷ hợi.
vì vậy
Trực phù:Thiên Anh/Nhâm 6
Trực sử : Cảnh/Dần 8


Trích dẫn: bên dưới có lẽ nhầm
Nguyệt Bàn cho 12 tháng năm Đinh Hợi 2007

Coi trên bản cục của tháng ta thấy năm Đinh Hợi có phù đầu là Giáp Thân, Giáp Thân nằm trong Trung nguyên 60 tháng mà tháng Giáp Tý bắt đầu là âm độn 4 cục.

Tháng giêng năm Đinh là Nhâm Dần có phù đầu là Giáp Ngọ. Coi bản trên hoặc tính từ Giáp Tý 4, Giáp Tuất 3, Giáp Thân 2, Giáp Ngọ 1 thì ta được âm độn 1 cục. Vậy trong mười tháng Giáp Ngọ đến Quí Mão sẻ có cục là âm độn 1 cục vậy.

Vậy năm Đinh Hợi cục của tháng là

Tháng Giêng Nhâm Dần đến tháng 2 Quí Mão là âm 1 cục

Tháng 3 Giáp Thìn đến tháng 12 Chạp Quí Sửu là âm 9 cục.



Phương trình Kỳ Môn cho tháng giêng Nhâm Dần như sau

Giáp Ngọ là phù đầu của Nhâm Dần.



Mậu 1, Giáp Tý

Kỷ 9, Giáp Tuất

Canh 8, Giáp Ngọ

Tân 7,

Nhâm 6,

Quí 5,

Đinh 4,

Bính 3,

Ất 2



Ta có Trực Phù là Giáp Ngọ, Cung Canh 8, sao Thiên Nhậm, Sinh môn

Nguyệt Can là Nhâm, trên bản 6 nghi là Nhâm 6. Nguyệt Chi là Dần, Giáp Ngọ 8, Mùi 7, Thân 6, Dậu 5, Tuất 4, Hợi 3, Tý 2, Sửu 1, Dần 9, vậy là Kỷ 9. Cho nên ta có công thức như sau:


Phù: Canh Thiên Nhậm

...............Nhâm 6



Sử: Sinh Môn

.......Dần Kỷ 9

VinhL
13-09-14, 20:23
Chào a.VinhL,
Trực phù và trực sử theo nguyệt bàn tháng Nhâm Dần năm Đinh Hợi có Tuần đầu Giáp Ngọ và Phù đầu: Kỷ hợi.
vì vậy
Trực phù:Thiên Anh/Nhâm 6
Trực sử : Cảnh/Dần 8


Trích dẫn: bên dưới có lẽ nhầm
Nguyệt Bàn cho 12 tháng năm Đinh Hợi 2007

Coi trên bản cục của tháng ta thấy năm Đinh Hợi có phù đầu là Giáp Thân, Giáp Thân nằm trong Trung nguyên 60 tháng mà tháng Giáp Tý bắt đầu là âm độn 4 cục.

Tháng giêng năm Đinh là Nhâm Dần có phù đầu là Giáp Ngọ. Coi bản trên hoặc tính từ Giáp Tý 4, Giáp Tuất 3, Giáp Thân 2, Giáp Ngọ 1 thì ta được âm độn 1 cục. Vậy trong mười tháng Giáp Ngọ đến Quí Mão sẻ có cục là âm độn 1 cục vậy.

Vậy năm Đinh Hợi cục của tháng là

Tháng Giêng Nhâm Dần đến tháng 2 Quí Mão là âm 1 cục

Tháng 3 Giáp Thìn đến tháng 12 Chạp Quí Sửu là âm 9 cục.



Phương trình Kỳ Môn cho tháng giêng Nhâm Dần như sau

Giáp Ngọ là phù đầu của Nhâm Dần.



Mậu 1, Giáp Tý

Kỷ 9, Giáp Tuất

Canh 8, Giáp Ngọ

Tân 7,

Nhâm 6,

Quí 5,

Đinh 4,

Bính 3,

Ất 2



Ta có Trực Phù là Giáp Ngọ, Cung Canh 8, sao Thiên Nhậm, Sinh môn

Nguyệt Can là Nhâm, trên bản 6 nghi là Nhâm 6. Nguyệt Chi là Dần, Giáp Ngọ 8, Mùi 7, Thân 6, Dậu 5, Tuất 4, Hợi 3, Tý 2, Sửu 1, Dần 9, vậy là Kỷ 9. Cho nên ta có công thức như sau:


Phù: Canh Thiên Nhậm

...............Nhâm 6



Sử: Sinh Môn

.......Dần Kỷ 9

Sai ngay chổ này!!! Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân đi đâu rồi?

Mậu 1, Giáp Tý

Kỷ 9, Giáp Tuất

Canh 8, Giáp Ngọ

Tân 7,

Nhâm 6,

Quí 5,

Đinh 4,

Bính 3,

Ất 2

Suna88
17-09-14, 11:50
Chào a.VinhL,

1. anh cho em hỏi cách an Lộc/mã/quý nhân,tứ kiết và tam kỳ trong kỳ môn với cách an lộc/mã/quý nhân, tứ kiết và tam kỳ trong hiệp kỷ biện phương thư giống nhau hay khác nhau?

vd: Hôm nay ngày 17/09/2014(al:Giáp Ngọ-Quý Dậu-Tân Mão)
theo hiệp kỷ biện phương thư:
Bát tiết tam kỳ:Ất(8); Bính(8); Đinh(7)
Lộc/mã/quý nhân theo nhật: Tốn;Khảm;Ly;Càn


2.nếu khác nhau, anh có thể hướng dẫn cách an này cho em cùng mọi người trên diễn đàn được biết.

Thanks,
Sun

VinhL
17-09-14, 23:27
Chào a.VinhL,

1. anh cho em hỏi cách an Lộc/mã/quý nhân,tứ kiết và tam kỳ trong kỳ môn với cách an lộc/mã/quý nhân, tứ kiết và tam kỳ trong hiệp kỷ biện phương thư giống nhau hay khác nhau?

vd: Hôm nay ngày 17/09/2014(al:Giáp Ngọ-Quý Dậu-Tân Mão)
theo hiệp kỷ biện phương thư:
Bát tiết tam kỳ:Ất(8); Bính(8); Đinh(7)
Lộc/mã/quý nhân theo nhật: Tốn;Khảm;Ly;Càn


2.nếu khác nhau, anh có thể hướng dẫn cách an này cho em cùng mọi người trên diễn đàn được biết.

Thanks,
Sun

Bạn thử lập bàn bát tiết tam kỳ cho năm Giáp Ngọ, tiết Lập Thu xem.
Chỉ trích trong sách ra thì học được gì nhỉ?
Hihihihihihihihi


Bát Tiết Tam Kỳ tương tợ nhưng không phải là Kỳ Môn, bỡi thiếu phần Môn!!!

Quý Nhân thì tiểu sinh đã có bài viết khá đầy đủ về nó (Quý Nhân Đăng Thiên Môn).

Lộc là ngôi Lâm Quan trong vòng Trường Sinh của Âm Dương Can
Mã là ngôi Bệnh trong vòng Trường Sinh của tam hợp Chi!!!

quangvinhn
18-09-14, 01:18
anh VinhL,

1. Năm giáp ngọ, tháng Nhâm Thân, tiết lập thu - âm độn.
Khởi Giáp Tý Tại Khôn, phi nghịch,
Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu ở Cấn, Đoài Càn

Thiên tam kỳ Ất Bính Đinh ở 8, 7, 6
tính vậy đúng không anh??

2. Ba cửa Khai Hưu Sinh là
Khai -Khảm ?
Hưu - Càn ?
Sinh - Cấn ?

cám ơn anh

VinhL
18-09-14, 08:53
anh VinhL,

1. Năm giáp ngọ, tháng Nhâm Thân, tiết lập thu - âm độn.
Khởi Giáp Tý Tại Khôn, phi nghịch,
Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu ở Cấn, Đoài Càn

Thiên tam kỳ Ất Bính Đinh ở 8, 7, 6
tính vậy đúng không anh??

2. Ba cửa Khai Hưu Sinh là
Khai -Khảm ?
Hưu - Càn ?
Sinh - Cấn ?

cám ơn anh

1) Đúng
2) Cái này chắc phải dùng đến Bát Môn Độn Pháp à!!!
Hihihihihihihihihi

Suna88
18-09-14, 12:09
Chào a.VinhL,

về cách tính bát tiết tam kỳ trong hiệp kỷ biện phương thư có chỉ cách tính mà:

pp như sau:
1.sau khi biết được tiết khí (tức phải biết năm-tháng-ngày) tìm cục theo đông chí khởi thuận, sau hạ chí khởi nghịch theo lạc thư.
2.dùng ngũ độn năm để xác định tháng khởi dần
3.chạy thuận can khởi tháng để tìm ất,bính ,đinh

vd:
bc1 :Năm Giáp Ngọ, tiết Lập thu => 60HG âm độn 2 cục (dl: 18-8-2014; al: Giáp ngọ-Nhâm thân-tân dậu)
bc2 ngũ độn : Giap kỷ =>bính dần khởi âm độn 8
bc3: thuận đến ất(8) , bính(7), đinh(6)

vd2: ngày 18-05-1984(Giap ty-ky ti-nham ty) ,tiết lập hạ
bc1: 60hg dương độn 4 cục
bc2: khởi bính dần dương độn 4 cục
bc: ất(4), bính(5), đinh(6)

Hay anh VinhL có cách hay hơn hướng dẫn cho mọi người cùng biết.

Thanks,


Bạn thử lập bàn bát tiết tam kỳ cho năm Giáp Ngọ, tiết Lập Thu xem.
Chỉ trích trong sách ra thì học được gì nhỉ?
Hihihihihihihihi


Bát Tiết Tam Kỳ tương tợ nhưng không phải là Kỳ Môn, bỡi thiếu phần Môn!!!

Quý Nhân thì tiểu sinh đã có bài viết khá đầy đủ về nó (Quý Nhân Đăng Thiên Môn).

Lộc là ngôi Lâm Quan trong vòng Trường Sinh của Âm Dương Can
Mã là ngôi Bệnh trong vòng Trường Sinh của tam hợp Chi!!!

khitranmai
19-09-14, 12:48
Chào a.VinhL,

về cách tính bát tiết tam kỳ trong hiệp kỷ biện phương thư có chỉ cách tính mà:

pp như sau:
1.sau khi biết được tiết khí (tức phải biết năm-tháng-ngày) tìm cục theo đông chí khởi thuận, sau hạ chí khởi nghịch theo lạc thư.
2.dùng ngũ độn năm để xác định tháng khởi dần
3.chạy thuận can khởi tháng để tìm ất,bính ,đinh

Thanks,

KTM ngồi ngoài ngứa ngáy tay chân ..... hihihi . Thanks Sun cho cái cách an bát tiết tam kỳ này.. Cách tính bát tiết tam kỳ này trong quyển hiệp kỷ biện phương thư trang 660 tới trang 671.

1. Cái số 3 bạn Sun viết có vấn đề. Trang 668, có ghi ".....liền khởi hổ độn năm nay ở cung đó, dựa vào bát tiết thuận nghịch phi tìm chỗ tam kỳ phân bổ chọn để dùng...." vấn đế là có sự thuận nghịch chỗ này. không phải lúc nào cũng thuận. Tiếc là mình chưa có giờ tìm bản bản tiếng hán để tra xem họ viết theo Sun hay theo dịch giả....

2. Phương pháp này không có thuận bổ lục nghi nghịch bổ tam kỳ giống "kỳ môn truyền thống". họ đi một mạch....hổ độn........giáp ất bính đinh....... cũng chẳng có lần giáp ẩn....tạm gọi là trò "tiết kỳ độn hổ"..hihihihihi...còn nếu mà có máu "ăn uống" thì gọi là "tiết hổ độn kỳ" giống món tiết canh hổ ....hihihih....

3. Trang 670 ".... lại theo nguyệt thần đem nguyệt kiến nhập trung cung...." cái này là sao? .... đâu có thấy bỏ nguyệt kiến nhập trung cung ( cung số 5 đâu) hay là dịch sai là "nhập thái tuế cung" ???? hay là mình hiểu sai...

4. Trong cái này cũng có vấn đề đây ".....tọa hướng được trung cung, lên quan cưới gả, nhập trạch, di cư, tu tạo, lo việc chôn cất đều cát".... tiếng Anh là "one size fit all".....không biết họ có dịch sai không ??? nếu không thì cách này cứng nhắc quá... không có uyển chuyển giống như là...kỳ môn truyền thống...hay là Sun... có ẩn ý...

5. Sư phụ VinhL nói đúng chỗ này...... trang 671 phần gợi ý "....mà tuyển trạch gia chỉ chọn tam kỳ mà không đề cập đến 3 cửa, nghĩa lệ tự nhiên không toàn,nếu tam kỳ mà gặp cửa hung thì không cát tường.... Cho nên tam kỳ tốt nhất là có thể kết hợp với tam cát môn Khai Hưu Sinh, chọn để dùng"....

6. Sun chắc là cao thủ...nên đưa ra những cách an kỳ môn khác nhau...nhưng lúc nào xuất chiêu cũng hở cơ ..... hay là ....giả...m ... sa.... m....để sư phụ VinhL "điểm huyệt"....hihihihhi.....hay tính làm liệt sĩ "Trừ Văn Thố" lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho hậu học...xung phong...hihihi

... mấy bài trước thì hỏi sư phụ VinhL...niên gia, nguyệt gia, thời gia, rồi quý nhân... hôm nay quăng lên.... món "tiết hổ độn kỳ"....

7. Tiếc là bận quá không thôi viết program chạy thử xem nó ra cái cục gì rồi thêm phù sử của giờ vào... nghiên cứu thêm....ôi... người tính không bằng trời tính.. trời tính không bằng...các thầy tính......Amen.... và cuối cùng là thôi để thời gian trả lời...hhihihi....

Kính,

KTM

Suna88
01-10-14, 13:09
Chào bạn KTM,

Bạn viết dài thế.

Mình đọc PP tính trong sách hiệp kỷ biện phương thư ko có đề cập đến 60HG nhưng khi xem bảng dữ liệu tam kỳ thật ra họ tính cục theo bảng liệt kê 60HG.

Để tính bát môn thì theo pp dị thuật bát môn mình đang xem:
http://menhly.com/archive/index.php/t-19.html
or
http://www.xosothantai.com/archive/index.php?t-148108-p-8.html
Rgds,
Sun

duong.hkls
29-10-14, 02:27
Chẳng có năm nào 360 ngày cả, rồi thêm cả mớ quy ước nữa. Một dạng tiểu tiết khí?
Mỗi tiểu tiết là 1/15 tiết?
Không có ngày, không có đêm, không có tháng, chỉ có tiết?
Có hợp lẽ tự nhiên?
Muốn học môn này mà hơi hoang mang anh Vinh à. Anh chỉ giúp nhé.

nqthang235
29-10-14, 11:24
Quay trở lại nội dung chủ đề chính mà bác VinhL đề cập thôi các bác ạ. Theo em hiểu thì do hai cách tính chuyển bàn và phi bàn khác nhau nên dẫn tới cách diễn giải dự đoán tại cùng một thời điểm cho hai phương pháp chắc chắn sẽ khác nhau rất xa.

Thế nhưng lạ một điều là tất cả khi đã chọn phương pháp nào thì đều thấy phương pháp đó linh nghiệm hoặc chí ít ra thấy xác suất nghiệm đúng rất cao.

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là có bí mật nào đứng đằng sau hay không:
- Có thể cốt lõi vấn đề nằm ở phần giao của hai phương pháp - Tính vị trí Kỳ, Nghi, Trực Phù, Trực Sử?
- Có thể cốt lõi vấn đề nằm ở phía con người với tư cách là linh thể trong trời đất?
- Có thể cốt lõi vấn đề nằm ở tâm lý nhận định vấn đề của con người chẳng hạn như hiệu ứng tâm lý Pygmalion?
- ...

Em nghĩ là có thể bác VinhL đã tìm ra nguyên nhân và đâu là phương pháp đúng nhưng vì topic bị làm loãng bởi nhiều bạn vào hỏi cách lập bàn kỳ môn... làm bác mất hứng thú tiếp tục chăng?

Mong bác VinhL tiếp tục chủ đề ạ...

holaodaisu
16-04-16, 07:25
Hiện nay Kỳ Môn Độn Giáp chia làm hai phái bày bố tinh môn.
Một phái thì bày bố theo lường thiên xích của phi tinh, một phái thì bố theo kiểu xoay tròn (Viên Chuyển).

Nghi vấn là : cái nào là đúng cái nào là sai???

Xin mời các cao thủ thảo luận để truy nguyên!

Hihihiihihihihihihihi

Tôi ko biết anh VinhL này thẩm thấu kỳ môn đến đâu , nhưng tôi thấy anh đưa ra các vấn đề thảo luận về kỳ môn chẳn đâu ra đâu , chi đi vòng vòng dạo chơi , nói nhảm là chính , kỳ môn chia ra phái bàn tròn và bàn vuông , vậy sở trường của anh là bàn gì , anh luận được gì khì anh lập xong trận kỳ môn ? nếu ngưới ta hỏi anh 1 sự viêc mất đồ chẳng hạn , a bày trận rồi dựa vào trận kỳ môn a nói cho người ta ntn ? xác suất a đoán trúng được bao nhiêu đấy , cái quan trong thì ko thảo luận , cứ đi nói tao lao ko .

caocau0211
07-08-17, 10:09
Hiện nay Kỳ Môn Độn Giáp chia làm hai phái bày bố tinh môn.
Một phái thì bày bố theo lường thiên xích của phi tinh, một phái thì bố theo kiểu xoay tròn (Viên Chuyển).

Nghi vấn là : cái nào là đúng cái nào là sai???

Xin mời các cao thủ thảo luận để truy nguyên!

Hihihiihihihihihihihi
Nhiều người đều cho rằng tinh và môn đều đồng nhất với hậu thiên bát quái !
Nhưng môn có tam cát môn là Khai Hưu Sinh. Nhưng tinh thì Phụ, Cầm, Tâm lại là cát tinh, còn Thiên bồng thường coi là đại hung tinh.
Các dương tinh Bồng, Nhậm, Xung, Phụ, Cầm thì dường như không dính líu với cung âm cung dương hậu thiên bát quái.
Có người cho rằng tinh liên quan đến tiên thiên bát quái, môn liên quan đến hậu thiên bát quái, bát thần là bát quái tiết khí !

Tam thức có lẽ có nguồn gốc từ thiên văn, vậy tinh môn thần liên quan đến thiên văn như thế nào ?

Kính nhờ quý bác giải đáp giúp, cảm ơn nhiều.

VinhL
08-08-17, 02:32
Nhiều người đều cho rằng tinh và môn đều đồng nhất với hậu thiên bát quái !
Nhưng môn có tam cát môn là Khai Hưu Sinh. Nhưng tinh thì Phụ, Cầm, Tâm lại là cát tinh, còn Thiên bồng thường coi là đại hung tinh.
Các dương tinh Bồng, Nhậm, Xung, Phụ, Cầm thì dường như không dính líu với cung âm cung dương hậu thiên bát quái.
Có người cho rằng tinh liên quan đến tiên thiên bát quái, môn liên quan đến hậu thiên bát quái, bát thần là bát quái tiết khí !

Tam thức có lẽ có nguồn gốc từ thiên văn, vậy tinh môn thần liên quan đến thiên văn như thế nào ?

Kính nhờ quý bác giải đáp giúp, cảm ơn nhiều.

Cửu tinh trong kỳ môn là chòm Bắc Đẩu, Môn có liên quan đến Gió, Thần có liên quan đến 28 Tú!

caocau0211
08-08-17, 16:21
Thực ra chỉ cần biết tinh, môn, thần liên quan đến các hiện tượng thiên văn gì có thể dự đoán là nó phi hay chuyển !
Kỳ môn có nhiều sách xăng pha nhớt : Ngự định kỳ môn chân thuyên : Tinh phi, môn chuyển, thần chuyển.
Trong Kỳ môn tham tác lục , tác già có 2 quẻ tinh phi, môn chuyển, thần phi.

Sách Kỳ Môn Bí Kíp toàn thư mặc dù rất phổ biến nhưng có lẽ của một tác giả vô danh viết mạo danh Lưu Bá Ôn .

Cảm ơn Vinh L.

BanChatDichHoc
08-08-17, 21:57
Thực ra chỉ cần biết tinh, môn, thần liên quan đến các hiện tượng thiên văn gì có thể dự đoán là nó phi hay chuyển !
Kỳ môn có nhiều sách xăng pha nhớt : Ngự định kỳ môn chân thuyên : Tinh phi, môn chuyển, thần chuyển.
Trong Kỳ môn tham tác lục , tác già có 2 quẻ tinh phi, môn chuyển, thần phi.

Sách Kỳ Môn Bí Kíp toàn thư mặc dù rất phổ biến nhưng có lẽ của một tác giả vô danh viết mạo danh Lưu Bá Ôn .

Cảm ơn Vinh L.

Em chào các bác ...!!! Em xin góp mấy câu thế này :

- Có dòng chữ xanh ở trên không sợ không phân biệt được đâu là vàng đâu là đá .

- Chỉ lưu ý các bác là hãy phân biệt rõ sự khác biệt giữa Thiên văn Vũ trụ , Thiên văn trong Lịch Pháp và thiên văn trong các môn thuật . Có chỗ chúng hoàn toàn thống nhất . Nhưng có chỗ thiên văn vũ trụ chỉ là cơ sở tạo ra các khái niệm trong Lịch Pháp và trong các Môn Thuật . Trong các môn thuật , có chỗ lấy Lịch pháp làm cơ sở xây dựng khái niệm , có chỗ lấy trực tiếp hiện tượng thiên văn vũ trụ .

- Em chào các bác ...!!!

VinhL
10-08-17, 09:16
Hôm nay đọc lại Hám Long Kinh, ôi chân pháp cổ pháp trước mặt mà chẳng thấy ai ngâm, ai bàn.

Đọc Hám Long Kinh thì phải dùng kiến thức Thiên Văn mà ngâm. Thiên Địa đối chiếu nhau như mặt kiến. Thiên chiếu xuống, địa ngưỡng lên.

Đọc thật kỷ thì mới thấy Thiên Văn nằm trong đó!!!

Để tiểu sinh trích vài đoạn nhé:
請從垣外論九星,
Thỉnh tòng viên ngoại luận cửu tinh (Ngó lên)
北斗星宮系幾名。
Bắc đẩu tinh cung hệ kỉ danh
貪巨武星並輔弼,
Tham Cự Vũ tinh tịnh Phụ Bật
祿文廉破地中行。
Lộc Văn Liêm Phá địa trung hành (Nhìn xuống)
九星人言有三吉,
Cửu tinh nhân ngôn hửu Tam Kiết
三吉之餘有輔弼。
Tam Kiết chi dư hửu Phụ Bật
不知星曜定錙銖,
Bất tri Tinh Diệu định truy thù (Không biết tinh diệu trên trời)
禍福之門教君識
Họa Phúc chi môn giáo quân thức

Thêm nửa
火星要起廉貞位,
Hỏa tinh yếu khởi Tham Lang vị
生出貪狼由此勢。
Sanh xuất Tham Lang do thử thế
若見火星動焰時,
Nhược kiến Hỏa Tinh động diễm thời (Phát Sáng Lên)
看他蹤跡落何處
Khán tha tung tích lạc khả xứ (Ánh sáng chiếu lâm tại đâu?)
此龍不是尋常貴,
Thử long bất thị tầm thường quý
生出貪狼向亦奇。
Sanh xuất Tham Lang hướng diệc kỳ
火星若起廉貞位,
Hỏa tinh nhược khởi Tham Lang vị
落處須尋一百里
Lạc xứ thuận tầm nhất bách lý.

Lại nửa:
凡看星辰看轉移,
Phàm khán tinh thìn khán chuyển di, (Sao chuyển theo thời)
轉移須教母顧兒。
Chuyển di thuận giáo mẫu cố nhi


Nghi Long kinh:
到此尋穴定明堂,
Đáo thử tầm huyệt định minh đường
明堂橫直細推別。
Minh đường hoành trực tế suy biệt
橫城寬抱有垣星,
Hoành thành khoan bao hửu viên tinh
更以三垣論交結。
Tiện dĩ tam viên luận giao kết (Khí của tam viên lâm vào địa)
交結多時垣氣深,
Giao kết đa thời viên khí thâm (Khí từ tam viên lâm vào địa, càng lâu càng tốt!)
交結少時垣局泄
Giao kết thiểu thời viên cục tiết

Những chổ đậm chính là liên quan đến Thiên Văn!!!
Hám và Nghi Long Kinh tràn đây những câu liên quan đến thiên văn, người không tường hiểu Thiên Văn thì cứ nghĩ hai quyển này chỉ nói đến hình loan ứng theo Thiên Tinh, nhưng trong đó quan trọng chính là Nhìn Lên trước, rồi mới tìm ở dưới ạ.
Củng vì vậy mà Thanh nang kinh, một trong 3 phần là nói đến Thiên Văn, Tam Viên, 28 tú, vv...
Tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn của nước Mỹ, các tòa hành chính quan trọng, khi xưa lúc bắt đầu xây cất và đặt cục gạch đầu tiên đều căn cứ vào Thiên Tinh hội hợp, xoi chiếu.

Trong Hám Long Kinh và Nghi Long kinh hay dùng đến chử Quân (giáo quân, quân thức), tức hai bản kinh này là do ngài Dương viết cho bật trên có lẻ là Vua. Thuở xưa viết cho Vua đọc thì chắc không giám dấu giếm đâu, không thì họa diệt gia tộc!!!

Hihihihihihihihihhi

VinhL
10-08-17, 14:41
Tôi ko biết anh VinhL này thẩm thấu kỳ môn đến đâu , nhưng tôi thấy anh đưa ra các vấn đề thảo luận về kỳ môn chẳn đâu ra đâu , chi đi vòng vòng dạo chơi , nói nhảm là chính , kỳ môn chia ra phái bàn tròn và bàn vuông , vậy sở trường của anh là bàn gì , anh luận được gì khì anh lập xong trận kỳ môn ? nếu ngưới ta hỏi anh 1 sự viêc mất đồ chẳng hạn , a bày trận rồi dựa vào trận kỳ môn a nói cho người ta ntn ? xác suất a đoán trúng được bao nhiêu đấy , cái quan trong thì ko thảo luận , cứ đi nói tao lao ko .

Hôm nay mới phái hiện cái bài này.

Nói ra thật hổ thẹn, học thuật tự biết chẳng đến đâu nên đâu giám nói đến sỡ dài hay ngắn, đụng đâu đoán đấy.
Hôm nay mới biết, thì ra mấy triều đại hoàng tộc Hán, Đường, Tống, Thanh, giấu giếm môn này trong thư khố, thì ra củng chỉ dùng để chiêm bốc, xem mất đồ mất vật. Nếu vậy thì thôi dùng Lục Hào chiêm bốc còn dể hơn nhỉ?

Xem ra tiểu sinh củng uổng công đọc ngâm môn này rồi!

Hihihihihihihihi

Jupiter
10-08-17, 15:49
Hôm nay mới phái hiện cái bài này.

Nói ra thật hổ thẹn, học thuật tự biết chẳng đến đâu nên đâu giám nói đến sỡ dài hay ngắn, đụng đâu đoán đấy.
Hôm nay mới biết, thì ra mấy triều đại hoàng tộc Hán, Đường, Tống, Thanh, giấu giếm môn này trong thư khố, thì ra củng chỉ dùng để chiêm bốc, xem mất đồ mất vật. Nếu vậy thì thôi dùng Lục Hào chiêm bốc còn dể hơn nhỉ?

Xem ra tiểu sinh củng uổng công đọc ngâm môn này rồi!

Hihihihihihihihi
Tiền bối đừng để lão Ho Lao Đại Sư chọc giận dỗi rồi bỏ đi thì lấy ai chỉ dẫn mấy môn 3 thức này, hậu sinh đang tính ngâm cứu môn Lục Nhâm mà không có ai chỉ bảo thì thật buồn lắm.

caocau0211
12-08-17, 11:00
Hôm nay mới phái hiện cái bài này.

Nói ra thật hổ thẹn, học thuật tự biết chẳng đến đâu nên đâu giám nói đến sỡ dài hay ngắn, đụng đâu đoán đấy.
Hôm nay mới biết, thì ra mấy triều đại hoàng tộc Hán, Đường, Tống, Thanh, giấu giếm môn này trong thư khố, thì ra củng chỉ dùng để chiêm bốc, xem mất đồ mất vật. Nếu vậy thì thôi dùng Lục Hào chiêm bốc còn dể hơn nhỉ?

Xem ra tiểu sinh củng uổng công đọc ngâm môn này rồi!

Hihihihihihihihi

Độc Cô Cầu Thắng nói về lợi ích của học Đôn Giáp như sau :

"Như đã trình bày KMĐG là một bộ môn mà phần chính yếu là dạy về cách cầm quân đánh nhau,

Về phép chiêm đoán thì ở trình độ cao hơn, mọi chuyện đều có tính cách Quốc Gia đại sự. Vì vậy không phải muốn truyền là truyền được, mà đòi hỏi đạo đức và duyên của người học. Do đó các bạn không nhất thiết cần phải học bộ môn này.

Tuy nhiên nếu hiểu về căn bản KMĐG thì sẽ giúp các bạn thông hiểu một số môn bói toán khác hơn, trình đô của bạn sẽ cao hơn.

Thí dụ bạn mở một công ty làm ăn, đã chọn phương hướng vừa hợp với mệnh của mình, vừa được cách Vượng sơn Vượng hướng. Bây giờ chỉ còn chọn ngày giờ để khai trương. Nếu có bạn nào đã biết về hai điều trên thì ắt phải hiểu rằng sự tốt xấu của Dương trạch và Âm trạch đều do sự phối hợp của Âm Dương ngũ hành mà sinh ra. Chỉ cần tìm ra ngày giờ tốt để khai trương mới làm cho các khí thông với nhau, bằng không thì cũng chẳng phát huy gì được, dù bạn ở trong một trạch vận tốt. Đó là lý do mà trong các truyền thuyết về Địa lý Âm trạch, các bạn thường thấy rằng mấy ông thầy giúp cho ai đó thường dặn dò họ đem xương cốt của cha ông táng vào huyệt theo ngày giờ mà họ đã tính toán từ trước. Bởi vì chỉ có những ngày giờ mà họ đã tính ra, lúc đó khai huyệt mới thật sự được vẹn toàn.

Thí dụ như bạn mua một tượng Phật về thờ trong nhà, thông thường bạn phải nhờ một vị sư nào đó điểm nhãn thì tượng phật mới trở thành Linh thiêng, nếu không thì chỉ lạy một cục đất mà thôi ! KMĐG là sự điểm nhãn cho các môn học Tam hợp, Bát Trạch, Huyền Không v.v…

Hiểu đưọc KMĐG mới hiểu được những bí quyết như Khôn Nhâm Ất của ngài Dương Quân Tùng, hiểu được ngày giờ để khai mở huyệt đạo hoặc Trạch vận .v.v… Hiểu được KMĐG thì mới thấy cái sai của người viết sách hoặc dịch sách, bằng không thì cũng chỉ giống như con vẹt, sách nói sao thì mình làm theo sách vậy mà không hiểu Ất Giáp gì cả !"

VinhL
12-08-17, 12:46
Người học người đọc kỳ môn thì nhiều, nhưng nghiên cứu thì 100 người chưa có một.

Học để chiêm đoán thì nhiều, nghiên cứu để tầm chân thì ít thấy.
Học mà chỉ theo sách thì làm sao thấy cái ẩn tàng nguyên lý của nó chứ?

Lý Hà Đồ thuận nghịch sanh thành đều ẩn tàng trong đó!!!

Thử hỏi ai học qua kỳ môn giải thích xem tại sao lại gọi Độn Giáp?
- nếu nói tại gì Giáp ẩn ở Mậu nên gọi Độn Giáp, thì người này chỉ mới đọc sách mà chưa ngâm.
- lại hỏi tại sao Giáp ẩn ở Mậu mà không ẩn ở can khác??? thì BÍ
- lại hỏi tại sao 6 nghi và 3 kỳ một thuận một nghịch vậy? lại BÍ

Nếu người ứng dụng Kỳ Môn cho dù đoán được 90% đúng đi nửa, mà không biết nguyên lý của nó từ đâu ra, thực tượng trong thiên nhiên là gì? Giải thích không được cái lý của kỳ môn thì có phải người đó củng chỉ như một người đánh bài, hên mà gôm sòng hông nhỉ?


Hihihihihihihihihi

BanChatDichHoc
12-08-17, 23:49
Độc Cô Cầu Thắng nói về lợi ích của học Đôn Giáp như sau :

"Như đã trình bày KMĐG là một bộ môn mà phần chính yếu là dạy về cách cầm quân đánh nhau,

Về phép chiêm đoán thì ở trình độ cao hơn, mọi chuyện đều có tính cách Quốc Gia đại sự. Vì vậy không phải muốn truyền là truyền được, mà đòi hỏi đạo đức và duyên của người học. Do đó các bạn không nhất thiết cần phải học bộ môn này.

Tuy nhiên nếu hiểu về căn bản KMĐG thì sẽ giúp các bạn thông hiểu một số môn bói toán khác hơn, trình đô của bạn sẽ cao hơn.

Thí dụ bạn mở một công ty làm ăn, đã chọn phương hướng vừa hợp với mệnh của mình, vừa được cách Vượng sơn Vượng hướng. Bây giờ chỉ còn chọn ngày giờ để khai trương. Nếu có bạn nào đã biết về hai điều trên thì ắt phải hiểu rằng sự tốt xấu của Dương trạch và Âm trạch đều do sự phối hợp của Âm Dương ngũ hành mà sinh ra. Chỉ cần tìm ra ngày giờ tốt để khai trương mới làm cho các khí thông với nhau, bằng không thì cũng chẳng phát huy gì được, dù bạn ở trong một trạch vận tốt. Đó là lý do mà trong các truyền thuyết về Địa lý Âm trạch, các bạn thường thấy rằng mấy ông thầy giúp cho ai đó thường dặn dò họ đem xương cốt của cha ông táng vào huyệt theo ngày giờ mà họ đã tính toán từ trước. Bởi vì chỉ có những ngày giờ mà họ đã tính ra, lúc đó khai huyệt mới thật sự được vẹn toàn.

Thí dụ như bạn mua một tượng Phật về thờ trong nhà, thông thường bạn phải nhờ một vị sư nào đó điểm nhãn thì tượng phật mới trở thành Linh thiêng, nếu không thì chỉ lạy một cục đất mà thôi ! KMĐG là sự điểm nhãn cho các môn học Tam hợp, Bát Trạch, Huyền Không v.v…

Hiểu đưọc KMĐG mới hiểu được những bí quyết như Khôn Nhâm Ất của ngài Dương Quân Tùng, hiểu được ngày giờ để khai mở huyệt đạo hoặc Trạch vận .v.v… Hiểu được KMĐG thì mới thấy cái sai của người viết sách hoặc dịch sách, bằng không thì cũng chỉ giống như con vẹt, sách nói sao thì mình làm theo sách vậy mà không hiểu Ất Giáp gì cả !"

Em chào các bác ...!!!

- Em đồng tình với nhiều điểm trong bài viết của bác Doccocauthang . Nhưng cũng có nhiều chỗ hơi quá và mâu thuẫn . Chẳng hạn như đoạn mà em đã tô đen ở trên .

+ Không thể nói rằng : phần chính yếu của Độn Giáp Kì Môn là dạy về cách cầm quân đánh nhau ( Chỗ này chắc là cầm quân đánh trận mới phải . ) . Mà nên nói là Độn Giáp Kì Môn Thường được sử dụng trong quân sự . Bởi tính chất khoa học và giá trị thực tiễn cao của nó ( chỉ là cao thôi tức không có tính tuyệt đối ) . Cũng vì vậy , trong lịch sử nó thường được bí truyền . Cho nên , không phải ai cũng biết , huống hồ là biết rõ . Vì vậy không phải muốn truyền là truyền được , mà đòi hỏi cái duyên của người học .

+ Bác Doccocauthang nói : "...hiểu về căn bản Kì Môn Độn Giáp sẽ giúp các bạn thông hiểu một số môn bói toán khác hơn , trình độ của bạn sẽ cao hơn ."

Điều này căn bản là đúng vì giữa KMĐG và một số môn khác có những điểm tương đồng . Trong thực tế , có sự khác nhau rất xa giữa BIẾT và HIỂU . Theo quan điểm của em , bác Doccocauthang chỉ biết về KMĐG chứ chưa thể được coi là hiểu KMĐG .

- Bác Caocau0211 từng nói : Doccocauthang chủ trương đưa nhuận vào từng cục . ( Thật sự đây là ý tưởng sáng tạo vô cùng táo bạo và mới mẻ .Nếu đây là ý tưởng của bác Doccocauthang thì rất đáng mừng . Nhưng nếu là của người nước ngoài nào đó thì kể cũng buồn . Hy vọng không phải vậy .)

+ Vậy bằng cách nào để làm được điều đó ( Đây là phán đoán cá nhân , vì em chưa được tiếp xúc với bài viết nào của bac Doccocauthang) ?
Biện pháp 1 : Thay đổi trị số của cục .Điều này là không thể . Vì làm vậy sẽ phải xây dựng lại toàn bộ các khái niệm .
Biên pháp 2 : Lấy 365 ngày , hoặc 365,25 ngày để chia cho tổng số cục . Tức là hầu không phải chỉ là 5 ngày mà được kéo dài thêm một số giờ nào đó . Biện pháp này khả thi . Vừa bỏ được siêu thần tiếp khí vừa trùng khớp với số ngày của năm . Có vẻ hợp lí ....

+ Tuy nhiên đây chính là chỗ cho thấy chưa thể coi bác Doccocauthang là người hiểu ĐGKM . Tức là chưa hiểu rõ mối quan hệ giữa NIÊN và TUẾ . Trong đó , TUẾ là cơ sở để định trị số của cục . NIÊN là cơ sở xác định số ngày trong năm . Cả 2 yếu tố này đều lấy 60 hoa giáp để đo sự vận động nhằm xem xét tính chất cát hung trong mối quan hệ giữa chúng . Tuy nhiên , sự vận động thực tế của Niên và Tuế thường ở trạng thái lệch nhau . Sự thống nhất chỉ là nhất thời . Điều đó nghĩa là việc đem nhuận vào từng cục đồng nghĩa với việc coi Tuế và Niên là một , trong khi chúng chỉ là một trong một điểm nhất thời . Như vậy là biến cái nhất thời thành cái vĩnh viễn , cái ít khi sảy ra thì được coi là luôn diễn ra . Vì vậy nhuận cục của bác Doccocauthang rất đúng và chuẩn xác lúc đầu ( tức là năm có tiết Đông Chí diễn ra vào giờ giáp tý ngày giáp tý . Nhưng những năm sau sẽ càng ngày càng sai và cái sai càng ngày càng lớn . Sử dụng siêu thần tiếp khí thì mức độ sai lệch là hoàn toàn bằng nhau nếu xét trong khoảng thời gian rất dài )


- Việc không hiểu rõ quan hệ giữa Niên và Tuế tương đối phổ biến . Đây cũng chính là nguyên nhân mà bác Vietnamconcrete trong các bài viết về Thái Ất cứ khăng khăng nói ; một năm có 360 ngày . Nhưng lại không giả thích được rõ ràng . Ngay cả trong bài viết về số cục cũng sử dụng ngôn ngữ rất mơ hồ vậy . ( Nói vậy thôi chứ biết đâu bác ấy cố tình giấu đi thì sao .....???)

Em chào các bác ....!!!

caocau0211
13-08-17, 09:40
Thực ra caocau chỉ là người có đọc KMĐG.

Cụ Độc Cô Cầu Thắng là người thông hiểu âm dương và được chân truyền KMĐG,
cụ có mở lớp dạy KMĐG trong trang Tuvilyso cũ.

VinhL
13-08-17, 11:32
Em chào các bác ...!!!

- Em đồng tình với nhiều điểm trong bài viết của bác Doccocauthang . Nhưng cũng có nhiều chỗ hơi quá và mâu thuẫn . Chẳng hạn như đoạn mà em đã tô đen ở trên .

+ Không thể nói rằng : phần chính yếu của Độn Giáp Kì Môn là dạy về cách cầm quân đánh nhau ( Chỗ này chắc là cầm quân đánh trận mới phải . ) . Mà nên nói là Độn Giáp Kì Môn Thường được sử dụng trong quân sự . Bởi tính chất khoa học và giá trị thực tiễn cao của nó ( chỉ là cao thôi tức không có tính tuyệt đối ) . Cũng vì vậy , trong lịch sử nó thường được bí truyền . Cho nên , không phải ai cũng biết , huống hồ là biết rõ . Vì vậy không phải muốn truyền là truyền được , mà đòi hỏi cái duyên của người học .

+ Bác Doccocauthang nói : "...hiểu về căn bản Kì Môn Độn Giáp sẽ giúp các bạn thông hiểu một số môn bói toán khác hơn , trình độ của bạn sẽ cao hơn ."

Điều này căn bản là đúng vì giữa KMĐG và một số môn khác có những điểm tương đồng . Trong thực tế , có sự khác nhau rất xa giữa BIẾT và HIỂU . Theo quan điểm của em , bác Doccocauthang chỉ biết về KMĐG chứ chưa thể được coi là hiểu KMĐG .

- Bác Caocau0211 từng nói : Doccocauthang chủ trương đưa nhuận vào từng cục . ( Thật sự đây là ý tưởng sáng tạo vô cùng táo bạo và mới mẻ .Nếu đây là ý tưởng của bác Doccocauthang thì rất đáng mừng . Nhưng nếu là của người nước ngoài nào đó thì kể cũng buồn . Hy vọng không phải vậy .)

+ Vậy bằng cách nào để làm được điều đó ( Đây là phán đoán cá nhân , vì em chưa được tiếp xúc với bài viết nào của bac Doccocauthang) ?
Biện pháp 1 : Thay đổi trị số của cục .Điều này là không thể . Vì làm vậy sẽ phải xây dựng lại toàn bộ các khái niệm .
Biên pháp 2 : Lấy 365 ngày , hoặc 365,25 ngày để chia cho tổng số cục . Tức là hầu không phải chỉ là 5 ngày mà được kéo dài thêm một số giờ nào đó . Biện pháp này khả thi . Vừa bỏ được siêu thần tiếp khí vừa trùng khớp với số ngày của năm . Có vẻ hợp lí ....

+ Tuy nhiên đây chính là chỗ cho thấy chưa thể coi bác Doccocauthang là người hiểu ĐGKM . Tức là chưa hiểu rõ mối quan hệ giữa NIÊN và TUẾ . Trong đó , TUẾ là cơ sở để định trị số của cục . NIÊN là cơ sở xác định số ngày trong năm . Cả 2 yếu tố này đều lấy 60 hoa giáp để đo sự vận động nhằm xem xét tính chất cát hung trong mối quan hệ giữa chúng . Tuy nhiên , sự vận động thực tế của Niên và Tuế thường ở trạng thái lệch nhau . Sự thống nhất chỉ là nhất thời . Điều đó nghĩa là việc đem nhuận vào từng cục đồng nghĩa với việc coi Tuế và Niên là một , trong khi chúng chỉ là một trong một điểm nhất thời . Như vậy là biến cái nhất thời thành cái vĩnh viễn , cái ít khi sảy ra thì được coi là luôn diễn ra . Vì vậy nhuận cục của bác Doccocauthang rất đúng và chuẩn xác lúc đầu ( tức là năm có tiết Đông Chí diễn ra vào giờ giáp tý ngày giáp tý . Nhưng những năm sau sẽ càng ngày càng sai và cái sai càng ngày càng lớn . Sử dụng siêu thần tiếp khí thì mức độ sai lệch là hoàn toàn bằng nhau nếu xét trong khoảng thời gian rất dài )


- Việc không hiểu rõ quan hệ giữa Niên và Tuế tương đối phổ biến . Đây cũng chính là nguyên nhân mà bác Vietnamconcrete trong các bài viết về Thái Ất cứ khăng khăng nói ; một năm có 360 ngày . Nhưng lại không giả thích được rõ ràng . Ngay cả trong bài viết về số cục cũng sử dụng ngôn ngữ rất mơ hồ vậy . ( Nói vậy thôi chứ biết đâu bác ấy cố tình giấu đi thì sao .....???)

Em chào các bác ....!!!

Siêu Thần Tiếp Khí, cái nào quan trọng hơn nhỉ? Thần hay Khí?

365.25 và 360 dư ra 5.25 nên mới ra Giáp hợp Kỷ, Ất hợp Canh, vv.....

Có một cách không cần dùng đến nhuận hay siêu hay tiếp vì cả. Một năm củng chẳng 360 can chi, phù hợp với tiết khí, nhưng giờ củng chưa đến lúc phơi bày vì còn đang ngâm trong keo. Hihihihihihihi

Phi chuyển hay Viên chuyển cách nào hợp lý hơn?
Bài 72 Cục của Tam Kỳ hợp 3 Kiết Môn, cách nào có thể bày đủ 72 Cục thì cách đó xem như hợp lý hơn vậy.
(Củng có thể dùng toán Modular Arithmetic để chứng minh).

Hihihihihihihi

BanChatDichHoc
15-08-17, 08:32
Siêu Thần Tiếp Khí, cái nào quan trọng hơn nhỉ? Thần hay Khí?

365.25 và 360 dư ra 5.25 nên mới ra Giáp hợp Kỷ, Ất hợp Canh, vv.....

Có một cách không cần dùng đến nhuận hay siêu hay tiếp vì cả. Một năm củng chẳng 360 can chi, phù hợp với tiết khí, nhưng giờ củng chưa đến lúc phơi bày vì còn đang ngâm trong keo. Hihihihihihihi


Phi chuyển hay Viên chuyển cách nào hợp lý hơn?
Bài 72 Cục của Tam Kỳ hợp 3 Kiết Môn, cách nào có thể bày đủ 72 Cục thì cách đó xem như hợp lý hơn vậy.
(Củng có thể dùng toán Modular Arithmetic để chứng minh).

Hihihihihihihi

Em chào các bác ...!!!

- Chắc là lác VinhL có vẻ rất tự tin với hiểu biết với kiến thức về KMĐG lắm ! Có vậy viết ra những dòng ở trên . Theo đánh giá của em thì bác VinhL chỉ là người đọc nhiều sách viết về KMĐG thôi chưa thể được coi là hiểu KMĐG . Tất nhiên là đọc nhiều sách và sẵn sàng chia sẻ thì đáng quý hơn là biết mà không bảo phải không các bác ???

- Bằng chứng nằm trong bài vết của bác VinhL :

+ Dòng chữ xanh ở trên cho thấy bác không hiểu Siêu Thần , Tiếp khí để làm gì . Nếu hiểu chắc sẽ không đặt ra vấn đề cái nào quan trọng hơn . ( Em cho rằng sự cố này là vô tình chắc bác VinhL muốn đặt ra vấn đề nào đó , chứ nhất định không thể không hiểu mục đích của Siêu Thần , Tiếp Khí .)

+ Dòng chữ đỏ đậm ở trên cho thấy bác VinhL hoàn toàn hiểu sai về Thiên Can Hóa Hợp . Với cách hiểu này thì đương nhiên không hiểu thế nào là đại vận , thế nào là lưu niên . Càng không thể hiểu vì sao trong phong thủy ( Tam Nguyên Cửu Vận ) vì sao mỗi vận quản 20 năm , trong Tứ trụ mỗi vận quản 10 năm , trong lục hào lại chỉ có 5 năm , ....

+ Trong bài viết ngày 12/8/2017 ở trang trước , bác VinhL có viết :

" -Nếu nói giáp ẩn tại mậu nên gọi là Độn Giáp , thì người này mới chỉ đọc sách mà chưa ngâm .
- lại hỏi tại sao giáp ẩn ở mậu mà không ẩn ở các can khác ??? thì Bí "

Nếu căn cứ vào mấy câu trên . Em xin khẳng định bác VinhL chưa hiểu thế nào là Độn Giáp !!! . Theo phán đoán của em , với cách hiểu Độn Giáp như mấy dòng trên của bác VinhL thì 90% bác VinhL an sai Cửu Tinh trong các giờ có can Giáp .

Đương nhiên đã hiểu sai cơ bản thì không thể bàn tới Siêu Thần , Tiếp khí được . Càng không bao giờ có thể khẳng định được cách định bát môn thế nào là đúng .

* Em nói vậy , không có nghĩa là em hiểu thấu tuốt tuồn tuột nội dung của KMĐG ...hihihihi :798::798::798:. Nhưng cũng có một chút để nói với nghĩa là bàn về học thuật . Nên mấy câu ở trên chỉ là sự thật mà thôi !!!!. Dưới đây , em xin trích 2 đoạn nói về cùng một nội dung cơ bản của KMĐG . Mong bác VinhL và các bác có đôi lời phản hồi ...

Đoạn 1 : nguyên văn :

Tam lộ mê thất thời , Thiên Canh tùy vu mạnh, trọng , lưỡng kì cảm ứng nhật thời , tả hữu dĩ quy mưu , lộ phùng tam xoa bất tri hà đạo cát , dĩ chính tời chiêm . Thiên Canh gia Mạnh tả đạo thông , gia quý hữu đạo thông , gia trọng trung đạo thông , thử hạ xuất quân đại tiệp , sở cầu tất toại . Nhược phùng lưỡng kì lộ , Nhật Can cát , tả đạo thông . Thời Chi hào cát giả hữu đạo thông dã ...

Đoạn 2 : Nguyên Văn :
Hoàng Thạc Công viết : " Xuất hành đạo phùng tam lộ , vị tri hà đạo thông ? Dĩ nguyệt tướng gia thời , Thiên Canh gia Mạnh tả đạo thông , tai Quý hữu đạo thông , gia Trọng trung đạo thông .
..."

( Trích trong : KMĐG tập 2 của Lưu Bá Ôn )

Xin hỏi các bác : Có bao nhiêu con đường , nó nằm ở đâu và ở phương nào ?

Em chào các bác ...!!!

VinhL
15-08-17, 12:18
Em chào các bác ...!!!

- Chắc là lác VinhL có vẻ rất tự tin với hiểu biết với kiến thức về KMĐG lắm ! Có vậy viết ra những dòng ở trên . Theo đánh giá của em thì bác VinhL chỉ là người đọc nhiều sách viết về KMĐG thôi chưa thể được coi là hiểu KMĐG . Tất nhiên là đọc nhiều sách và sẵn sàng chia sẻ thì đáng quý hơn là biết mà không bảo phải không các bác ???

- Bằng chứng nằm trong bài vết của bác VinhL :

+ Dòng chữ xanh ở trên cho thấy bác không hiểu Siêu Thần , Tiếp khí để làm gì . Nếu hiểu chắc sẽ không đặt ra vấn đề cái nào quan trọng hơn . ( Em cho rằng sự cố này là vô tình chắc bác VinhL muốn đặt ra vấn đề nào đó , chứ nhất định không thể không hiểu mục đích của Siêu Thần , Tiếp Khí .)

+ Dòng chữ đỏ đậm ở trên cho thấy bác VinhL hoàn toàn hiểu sai về Thiên Can Hóa Hợp . Với cách hiểu này thì đương nhiên không hiểu thế nào là đại vận , thế nào là lưu niên . Càng không thể hiểu vì sao trong phong thủy ( Tam Nguyên Cửu Vận ) vì sao mỗi vận quản 20 năm , trong Tứ trụ mỗi vận quản 10 năm , trong lục hào lại chỉ có 5 năm , ....

+ Trong bài viết ngày 12/8/2017 ở trang trước , bác VinhL có viết :

" -Nếu nói giáp ẩn tại mậu nên gọi là Độn Giáp , thì người này mới chỉ đọc sách mà chưa ngâm .
- lại hỏi tại sao giáp ẩn ở mậu mà không ẩn ở các can khác ??? thì Bí "

Nếu căn cứ vào mấy câu trên . Em xin khẳng định bác VinhL chưa hiểu thế nào là Độn Giáp !!! . Theo phán đoán của em , với cách hiểu Độn Giáp như mấy dòng trên của bác VinhL thì 90% bác VinhL an sai Cửu Tinh trong các giờ có can Giáp .

Đương nhiên đã hiểu sai cơ bản thì không thể bàn tới Siêu Thần , Tiếp khí được . Càng không bao giờ có thể khẳng định được cách định bát môn thế nào là đúng .

* Em nói vậy , không có nghĩa là em hiểu thấu tuốt tuồn tuột nội dung của KMĐG ...hihihihi :798::798::798:. Nhưng cũng có một chút để nói với nghĩa là bàn về học thuật . Nên mấy câu ở trên chỉ là sự thật mà thôi !!!!. Dưới đây , em xin trích 2 đoạn nói về cùng một nội dung cơ bản của KMĐG . Mong bác VinhL và các bác có đôi lời phản hồi ...

Đoạn 1 : nguyên văn :

Tam lộ mê thất thời , Thiên Canh tùy vu mạnh, trọng , lưỡng kì cảm ứng nhật thời , tả hữu dĩ quy mưu , lộ phùng tam xoa bất tri hà đạo cát , dĩ chính tời chiêm . Thiên Canh gia Mạnh tả đạo thông , gia quý hữu đạo thông , gia trọng trung đạo thông , thử hạ xuất quân đại tiệp , sở cầu tất toại . Nhược phùng lưỡng kì lộ , Nhật Can cát , tả đạo thông . Thời Chi hào cát giả hữu đạo thông dã ...

Đoạn 2 : Nguyên Văn :
Hoàng Thạc Công viết : " Xuất hành đạo phùng tam lộ , vị tri hà đạo thông ? Dĩ nguyệt tướng gia thời , Thiên Canh gia Mạnh tả đạo thông , tai Quý hữu đạo thông , gia Trọng trung đạo thông .
..."

( Trích trong : KMĐG tập 2 của Lưu Bá Ôn )

Xin hỏi các bác : Có bao nhiêu con đường , nó nằm ở đâu và ở phương nào ?

Em chào các bác ...!!!

Lão nói đúng là ta đọc sách nhiều, nhưng lão có thấy quyển sách kỳ môn nào nói số Hà Lạc Sinh Thành, 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 trong Kỳ Môn chưa? Lão có thấy quyển nào nói về sư tương quan giữa Phi Bàn và Chuyển Bàn chưa?
Có sách nào chỉ lão tính nhuận cục căn cứ vào hai Tiết Đông Chí và Hà Chi chưa?
Có sách nào chỉ lão tính nghịc lại từ Kỳ Môn Thần để tìm ra giờ nào cục nào mới có cách cục đó chưa?
Siêu và Tiếp, lão thử trích ra xem, Siêu thì dùng gì? Tiếp thì dùng gì?
Có lẻ lão không hiểu ta muốn nói gì???
Nếu lão rành về Siêu Tiếp thì lão thử tính xem hai ngày dưới đây thuộc cục gì?
Ngày 21 tháng 4 năm 1996 Âm Lịch, dùng cục gì? Tại Sao?
Ngày 26 tháng 10 năm 1998 Âm Lịch, dùng cục gi? Tại Sao?

Đây là mục ta viết về cách tính cục dùng tiết Solstice:
http://fivearts.info/fivearts/index.php?topic=9286.0
Dĩ nhiên lão phải lập tài khoản thì mới đọc được. Lâu quá ta củng không vào đó nên giờ Admin chiếm đoạt luôn cái nick của tiểu sinh. Hihihihihhi
(Cái trang ngũ thuật này ở Panama, chuyên dụng tiếng Anh, có đủ các môn!)

Tiểu sinh thì không thích làm thuật sỉ giang hồ chiêm độn lung tung, cái có hứng đối với tiểu sinh là nguồn gốc, nguyên lý, cấu trúc, cái Why, cái What ạ.
Phương pháp chiêm ngã ba đường dùng Mạnh Trọng Quý thì đọc Lục Nhâm Tiểu Độn thì sẻ hiểu thôi, nó còn ứng dụng để chiêm đủ thứ nửa chư đâu chỉ có ngã 3 đường không!!!

Lão hảy đọc kỷ lại ta nói gì đi? Ta nói Hợp chứ có nói hợp hóa đâu. Lão thử lấy Can Chi ngày đâu xuân cho vài chục năm xem đi.
Ta không ngờ lão củng Thần Đoán võ đoán dữ, mới viết có dài dòng mà có thể đoán ra ta không biết những gì rồi, ta củng phục khí khẩu cúa lão luôn.

Nếu lão cho ta dốt không biết cái gì là Tam Nguyên 9 Vận vậy thì nhờ lão khai sáng giùm!!!
(Ta thì không nghĩ lão biết nó liên quan với Thiên Tượng gì trên trời đó!!!)

Hihihihihihihi

caocau0211
17-08-17, 10:37
Không biết nên hỏi . Cụ nào biết vui lòng giải thích giúp. Hình bát quái này có liên quan gì đến kinh Dịch và Kỳ Môn không ?

http://i.imgur.com/sfCJhwT.gif

VinhL
17-08-17, 12:59
Không biết nên hỏi . Cụ nào biết vui lòng giải thích giúp. Hình bát quái này có liên quan gì đến kinh Dịch và Kỳ Môn không ?

http://i.imgur.com/sfCJhwT.gif

Thử so sánh với bát quái này xem (bên mục Bí Mật Nguyên Lý Bát Trạch)

http://huyenkhonglyso.com/showpost.php?p=35423&postcount=277


Bác Quái Lục Sát
[9][4][8]
[1][-][3]
[6][2][7]
:1::2::4:
:8:-----:3:
:7::5::6:
4-2, 9-7 = 6
1-3, 6-8 = 4
4, 6 Lục Sát



Tứ Duy xoay 180 độ, tứ chính xoay 90 độ thì giống y nhau!

8 phương quy tàng đều là quẻ Ly!!!

Đây có thể là một trong 40320 (8x7x6x5x4xz3x2x1 = 8!) cách sắp xếp 8 quái vào 8 vị trí của Bát Quái Đồ, có thể là dùng để Trấn!

BanChatDichHoc
17-08-17, 16:03
Em chào các bác ...!!!

- Bác VinhL nói : " Lão nói đúng ta đọc sách nhiều , nhưng lão có thấy quyển sách kì môn nào nói số Hà Lạc Sinh Thành , 1-6, 2-7 , 3 -8 , 4-9 trong kì môn chưa ? Lão có thấy quyển nào nói về sự tương quan giữa Phi bàn và Chuyển bàn chưa ? Có sách nào chỉ lão tính nhuận cục căn cứ vào hai tiết Đông Chí và Hạ Chí chưa ?Có sách nào chỉ lão tính nghịch từ Kì Môn Thần để tìm ra giờ cục nào mới có cách cục đó chưa ? "

- Đoạn này bác VinhL hỏi em đã từng đọc những loại sách bác VinhL nêu chưa . Tức là sách này bác VinhL đọc cả rồi .....hihihi:202::202::202: . Nó làm em nhớ tới cuộc tiếp khách bên kia Xích Bích của các tri thức Đông Ngô . ( Em không phải Khổng Minh , em chỉ là chính mình thôi ....!!!) .

- Ở bài trước em đã khẳng định : Bác VinhL không hiểu thế nào là độn giáp ( qua 2 câu bác nói về nó ) . Vậy không hiểu sao bác VinhL lại viết cho em đoạn trên . Lẽ ra bác phải đoán ngay được câu trả lời của em thì phải ??? Có nghĩa là quan điểm về KMĐG của bác VinhL được hình thành sau khi đã đọc những cuốn sách trên , mà em còn khẳng định là bác VinhL không hiểu thế nào là Độn Giáp . Có nghĩa là với em , những cuốn sách bác VinhL nêu trên phải được tập hợp lại và gọi chúng bằng cái tên chung cho đúng với bản chất của chúng là : " Siêu hệ thống lí luận ngụy biện về Kì Môn Độn Giáp " . Không biết bác VinhL thấy cái tên này có được không ??? Tại sao lại vậy :

+ Nếu bác VinhL hiểu đúng Hà Lạc Sinh Thành trong Kì Môn độn Giáp thì đã không trả lời đồ hình của bác Caocau0211 như vậy . : Chẳng lẽ bác VinhL mà không nhận ra đồ hình của bác Caocau0211 tính từ ngoài vào trong sẽ như sau : 1) Hà Đồ : Đông Mộc - Tả Thanh Long . Tây Kim- Hữu Bạch Hổ . Nam Hỏa - Tiền Chu Tước . Bắc Thủy - Hậu Huyền Vũ . 2) Lạc Thư : Bắc Bồng Tinh , Nam Anh Tinh , ....Tóm lại là cửu tinh . 3) Đông Tây quái mệnh . Tóm lại nó là đồ hình tổng quát của Dương Trạch Phong Thủy .


+ Em nhớ đã từng đọc ở đâu đó có một bạn nói rằng ; Theo VinhL phương pháp nào giả đúng 72 cục thì phương pháp đó đúng . Điều này , em có phần đồng ý với bác VinhL . Vậy có nghĩa là , dùng phi bàn giải đúng thì phi bàn đúng ? dùng chuyển bàn giả chính xác tức chuyển bàn đúng . Thế mà bác VinhL nêu nên sách nói về sự tương quan giữa chúng . Điều này cho thấy sự vớ vẩn của nó . Chẳng lẽ dùng chuyển bàn sai thì dùng phi bàn , dùng phi bàn mà thấy sai lại dùng chuyển bàn . Không chuyển thì ta phi , không phi thì ta chuyển . Phi phi chuyển chuyển chuyển chuyển phi phi ...Rồi đến lúc cả phi cả chuyển đều sai thì không biết làm thế nào . Em nói không sai đúng không bác VinhL ???
. Chẳng lẽ bác không nhận ra 72 cục , có sách nêu ví dụ , có sách không ? trong các ví dụ có cả ví dụ sai . Ví dụ cục 24 , có nêu 3 ví dụ thì có 1 ví dụ sai . Việc nghiên cức của bác VinhL liệu đã đến mức nhận ra trong các ví dụ của 72 cục là của bao nhiêu người viết chưa ....Tất nhiên là chưa ? Vì sao em biết ? Vì bác VinhL mới chỉ nghĩ đến phi và chuyển mà không biết tất cả các phương pháp định môn trong các sách hiện nay đều sai .

- Bác VinhL có nói : " Nếu lão rành về siêu tiếp thử tính 2 ngày dưới đây thộc cục gì ?
Ngày 21 tháng 4 năm 1996 Âm lịch dùng cục gì tại sao ? tại sao ?
Ngày 26 tháng 10 năm 1998 Âm lịch dùng cục gì ? Tại sao ?
........
Nếu lão cho ta là dốt không biết cái gì là tam nguyên 9 vận vậy thì nhờ lão khai sáng giùm!!! "

- Trước hết phải nói rõ cho bác VinhL rõ rằng : Biết hơn người ta cái gì đó không có nghĩa là thông minh , ngược lại không biết không phải là dốt . Bác nói em bảo bác dốt là không đúng , chỉ là bảo bác VinhL không biết thôi .....hihihi nhưng đúng là cũng có cách để phân biệt thông minh và ngu dốt thật ! .

- Siêu tiếp 2 trong 2 ngày bác VinhL đưa ra ....Nếu em nói chưa cần siêu tiếp gì thì sao ? Bác lấy siêu tiếp dựa vào lịch pháp hiện đại . Em dựa vào Dịch thì sao ? Sau đó bác bảo bác đúng , Em nói bác sai ..... trò hề . Người ta không phân biệt được đâu là thịt trâu , đâu là thịt bò thì ăn thịt nào chẳng vậy .

- Vấn đề tam nguyên cửu vận ..... sẽ nói với chủ đề khác trong thời gian tới .

- Bác Vinh còn bảo em thử nêu tên can chi của ngày đầu xuân vài chục năm thì phải ? Ý bác VinhL muốn em tự chỉ ra cái sự hợp giữa các Thiên Can thì phải . Xin lỗi bác Vinh nếu là năm âm lịch không có sự hợp trong vòng vài chục năm . Nếu là năm dương lịch thì sao .... cũng không có đâu !

* Sau đây xin giải đáp vấn đề hôm trước em nêu . Vấn đề mà bác vinh bảo là THUẬT SĨ GIANG HỒ .

" Tam lộ mê thất thời , Thiên Canh tùy vu mạnh trọng , lưỡng kì cảm ứng nhật thời , tả hữu dĩ quy mưu , lộ phùng tan xoa bất tri hà đạo cát , dĩ chính thời chiêm , Thiên Canh gia mạnh tả đạo thông , gia trọng trung đạo thông , gia quý hữu đạo thông , thử hạ xuất quân đại tiệp , sở cầu tất toại . Nhược phùng lưỡng kì lộ , nhật can cát giả tả đạo thông , thời chi hào cát giả hữu đạo thông dã . "

- Em xin giải thích phần in đậm , phần còn lại các bác suy luận cho vui . Để hiểu phần trên cần nắm rõ như sau :

1 . " Nam tọa nhi trị " . Nghĩa là tả ở đây nói hướng đông - Tả thanh long . Hữu ở đây nói hướng tây - Hữu bạch Hổ . Vậy ta có 4 phương đông, tây, nam ,bắc .

2.Nhật can giả cát . Cần hiểu Thiên can trong ĐGKM dùng chỉ cái gì . Đó là trời , là cửu tinh .

3 . thời chi hào cát giả . Cần hiểu trong trong ĐGKM dùng để chỉ đất , chỉ nhân bàn .

4 . Vậy tại sao nhật can giả cát tả đạo thông . ý muốn nói trời từ tây sang đông tức dương .
6. Tại sao nói Thời chi hào cát giả hữu đạo thông . Ý nói đất chuyển từ đông sang tây tức âm .

Tóm lại là , khi xuất hành tấy Trực phù là cát tinh thì xuất hành về hướng Trực Phù - Tinh . Thấy Trực Sử thuộc môn cát thì xuất hành theo hướng Trực Sử - Môn
. Như vậy là chỉ có 2 con đường , nhưng nó nằm ở bất kì hướng nào phải không các bác !!!

Em chào các bác !!!!

VinhL
17-08-17, 23:02
Em chào các bác ...!!!

- Bác VinhL nói : " Lão nói đúng ta đọc sách nhiều , nhưng lão có thấy quyển sách kì môn nào nói số Hà Lạc Sinh Thành , 1-6, 2-7 , 3 -8 , 4-9 trong kì môn chưa ? Lão có thấy quyển nào nói về sự tương quan giữa Phi bàn và Chuyển bàn chưa ? Có sách nào chỉ lão tính nhuận cục căn cứ vào hai tiết Đông Chí và Hạ Chí chưa ?Có sách nào chỉ lão tính nghịch từ Kì Môn Thần để tìm ra giờ cục nào mới có cách cục đó chưa ? "

- Đoạn này bác VinhL hỏi em đã từng đọc những loại sách bác VinhL nêu chưa . Tức là sách này bác VinhL đọc cả rồi .....hihihi:202::202::202: . Nó làm em nhớ tới cuộc tiếp khách bên kia Xích Bích của các tri thức Đông Ngô . ( Em không phải Khổng Minh , em chỉ là chính mình thôi ....!!!) .

- Ở bài trước em đã khẳng định : Bác VinhL không hiểu thế nào là độn giáp ( qua 2 câu bác nói về nó ) . Vậy không hiểu sao bác VinhL lại viết cho em đoạn trên . Lẽ ra bác phải đoán ngay được câu trả lời của em thì phải ??? Có nghĩa là quan điểm về KMĐG của bác VinhL được hình thành sau khi đã đọc những cuốn sách trên , mà em còn khẳng định là bác VinhL không hiểu thế nào là Độn Giáp . Có nghĩa là với em , những cuốn sách bác VinhL nêu trên phải được tập hợp lại và gọi chúng bằng cái tên chung cho đúng với bản chất của chúng là : " Siêu hệ thống lí luận ngụy biện về Kì Môn Độn Giáp " . Không biết bác VinhL thấy cái tên này có được không ??? Tại sao lại vậy :

+ Nếu bác VinhL hiểu đúng Hà Lạc Sinh Thành trong Kì Môn độn Giáp thì đã không trả lời đồ hình của bác Caocau0211 như vậy . : Chẳng lẽ bác VinhL mà không nhận ra đồ hình của bác Caocau0211 tính từ ngoài vào trong sẽ như sau : 1) Hà Đồ : Đông Mộc - Tả Thanh Long . Tây Kim- Hữu Bạch Hổ . Nam Hỏa - Tiền Chu Tước . Bắc Thủy - Hậu Huyền Vũ . 2) Lạc Thư : Bắc Bồng Tinh , Nam Anh Tinh , ....Tóm lại là cửu tinh . 3) Đông Tây quái mệnh . Tóm lại nó là đồ hình tổng quát của Dương Trạch Phong Thủy .


+ Em nhớ đã từng đọc ở đâu đó có một bạn nói rằng ; Theo VinhL phương pháp nào giả đúng 72 cục thì phương pháp đó đúng . Điều này , em có phần đồng ý với bác VinhL . Vậy có nghĩa là , dùng phi bàn giải đúng thì phi bàn đúng ? dùng chuyển bàn giả chính xác tức chuyển bàn đúng . Thế mà bác VinhL nêu nên sách nói về sự tương quan giữa chúng . Điều này cho thấy sự vớ vẩn của nó . Chẳng lẽ dùng chuyển bàn sai thì dùng phi bàn , dùng phi bàn mà thấy sai lại dùng chuyển bàn . Không chuyển thì ta phi , không phi thì ta chuyển . Phi phi chuyển chuyển chuyển chuyển phi phi ...Rồi đến lúc cả phi cả chuyển đều sai thì không biết làm thế nào . Em nói không sai đúng không bác VinhL ???
. Chẳng lẽ bác không nhận ra 72 cục , có sách nêu ví dụ , có sách không ? trong các ví dụ có cả ví dụ sai . Ví dụ cục 24 , có nêu 3 ví dụ thì có 1 ví dụ sai . Việc nghiên cức của bác VinhL liệu đã đến mức nhận ra trong các ví dụ của 72 cục là của bao nhiêu người viết chưa ....Tất nhiên là chưa ? Vì sao em biết ? Vì bác VinhL mới chỉ nghĩ đến phi và chuyển mà không biết tất cả các phương pháp định môn trong các sách hiện nay đều sai .

- Bác VinhL có nói : " Nếu lão rành về siêu tiếp thử tính 2 ngày dưới đây thộc cục gì ?
Ngày 21 tháng 4 năm 1996 Âm lịch dùng cục gì tại sao ? tại sao ?
Ngày 26 tháng 10 năm 1998 Âm lịch dùng cục gì ? Tại sao ?
........
Nếu lão cho ta là dốt không biết cái gì là tam nguyên 9 vận vậy thì nhờ lão khai sáng giùm!!! "

- Trước hết phải nói rõ cho bác VinhL rõ rằng : Biết hơn người ta cái gì đó không có nghĩa là thông minh , ngược lại không biết không phải là dốt . Bác nói em bảo bác dốt là không đúng , chỉ là bảo bác VinhL không biết thôi .....hihihi nhưng đúng là cũng có cách để phân biệt thông minh và ngu dốt thật ! .

- Siêu tiếp 2 trong 2 ngày bác VinhL đưa ra ....Nếu em nói chưa cần siêu tiếp gì thì sao ? Bác lấy siêu tiếp dựa vào lịch pháp hiện đại . Em dựa vào Dịch thì sao ? Sau đó bác bảo bác đúng , Em nói bác sai ..... trò hề . Người ta không phân biệt được đâu là thịt trâu , đâu là thịt bò thì ăn thịt nào chẳng vậy .

- Vấn đề tam nguyên cửu vận ..... sẽ nói với chủ đề khác trong thời gian tới .

- Bác Vinh còn bảo em thử nêu tên can chi của ngày đầu xuân vài chục năm thì phải ? Ý bác VinhL muốn em tự chỉ ra cái sự hợp giữa các Thiên Can thì phải . Xin lỗi bác Vinh nếu là năm âm lịch không có sự hợp trong vòng vài chục năm . Nếu là năm dương lịch thì sao .... cũng không có đâu !

* Sau đây xin giải đáp vấn đề hôm trước em nêu . Vấn đề mà bác vinh bảo là THUẬT SĨ GIANG HỒ .

" Tam lộ mê thất thời , Thiên Canh tùy vu mạnh trọng , lưỡng kì cảm ứng nhật thời , tả hữu dĩ quy mưu , lộ phùng tan xoa bất tri hà đạo cát , dĩ chính thời chiêm , Thiên Canh gia mạnh tả đạo thông , gia trọng trung đạo thông , gia quý hữu đạo thông , thử hạ xuất quân đại tiệp , sở cầu tất toại . Nhược phùng lưỡng kì lộ , nhật can cát giả tả đạo thông , thời chi hào cát giả hữu đạo thông dã . "

- Em xin giải thích phần in đậm , phần còn lại các bác suy luận cho vui . Để hiểu phần trên cần nắm rõ như sau :

1 . " Nam tọa nhi trị " . Nghĩa là tả ở đây nói hướng đông - Tả thanh long . Hữu ở đây nói hướng tây - Hữu bạch Hổ . Vậy ta có 4 phương đông, tây, nam ,bắc .

2.Nhật can giả cát . Cần hiểu Thiên can trong ĐGKM dùng chỉ cái gì . Đó là trời , là cửu tinh .

3 . thời chi hào cát giả . Cần hiểu trong trong ĐGKM dùng để chỉ đất , chỉ nhân bàn .

4 . Vậy tại sao nhật can giả cát tả đạo thông . ý muốn nói trời từ tây sang đông tức dương .
6. Tại sao nói Thời chi hào cát giả hữu đạo thông . Ý nói đất chuyển từ đông sang tây tức âm .

Tóm lại là , khi xuất hành tấy Trực phù là cát tinh thì xuất hành về hướng Trực Phù - Tinh . Thấy Trực Sử thuộc môn cát thì xuất hành theo hướng Trực Sử - Môn
. Như vậy là chỉ có 2 con đường , nhưng nó nằm ở bất kì hướng nào phải không các bác !!!

Em chào các bác !!!!

Qua các câu trả lời phản hồi thì ta củng biết được kiến thức về Kỳ Môn của lão tới đâu. Hihihihihihihi

Những cái ta nêu lên ở trên thì không có trong sách nào đâu. Lão muốn hiểu ta nói gì thì ngâm thêm chút nửa về cơ cấu của Kỳ Môn.

Lại thêm câu "Tất cả các phương pháp định môn trong các sách hiện nay đều sai", thì ta nghĩ lão củng vẫn chưa thấu được Môn, Phù Sử là gì?

Siêu và Tiếp là vấn đề vô cùng quan trọng trong Kỳ Môn, lão nói lão dựa vào Dịch thì sao?
Thì ta nghĩ lão không còn biết cái gì quan trọng trong nguyên lý định cục của Kỳ Môn rồi,
Hai cục của ta đưa ra lại không thấy lão trả lời thẳng mà đi vòng do đông tây liệt quốc! Hihihihihihihi

Nói về cái Bát Quái của bạn Caocau0211 đưa lên, bên ngoài thì Hà Đồ và Lạc Thư, dĩ nhiên lão muốn ghép Tinh Môn Thần, Long Hổ Vũ Tước gì vào mà không được bỡi Kỳ Môn củng căn cứ vào Hà Lạc, nhưng cái bát quái bên trong thì có quy tắc rỏ ràng. Lão không biết nguồn gốc của lý thuyết Bát Trạch căn cứ vào đâu, chỉ thấy một bên là Khôn Càn Đoài Cấn, một bên là Chấn Tốn Khãm Ly, y như Đông Tây tứ trạch rồi cho nó là đồ hình tổng quát của Dương Trạch Phong Thủy, đúng mà nói bậy nói bạ!!!

Nhìn vào bái quái đó lão thấy cái vì?
Ta tin chắc rằng lão củng không biết nguyên lý tại sao nó lại sắp xếp như vậy!!!

Càn Khôn Khãm Ly - một cánh của chử Vạn
Cấn Đoài Chấn Tốn - một cánh của chử Vạn

Nhóm Càn Khôn Khãm Ly có đặc tính gì trong Dịch?
Nhóm Cấn Đoài Chấn Tốn có đặc tính gì trong Dịch?

Hai Quái đối xung đều quy tàng thành quẻ Ly (cho dù nhìn từ trong ra ngoài, hay từ ngoài vào trong) là nghĩa gì?

Tốt nhất lão lên ngỗng sưu tầm mấy bài viết của ta về Kỳ Môn, 5, 6 năm trước đọc thêm rồi sẻ hiểu ta nói gì.
Nguyên lý Bát Trạch thì ở ngay trong diễn đàn này!

Thì ra bạn Caocau0211 củng nghiên ngẫm kỳ môn (theo bác Thienhung_wu) lâu nay nhỉ?

Hihihihihihihihihi

Ricky
18-08-17, 11:44
Thấy bạn Banchatdichhoc thuong không trả lời nên thôi lục lại app xem tính, gửi a.VinhL

thử tính 2 ngày dưới đây thuộc cục gì ?
Ngày 21 tháng 4 năm 1996 Âm lịch dùng cục gì tại sao ? tại sao ?
Bính Tý-Giáp Ngọ-Giáp Tuất
Cuc(2) Truc phu(T.xung) Truc su(Thuong)
Sieu than: 10ngay

Ngày 26 tháng 10 năm 1998 Âm lịch dùng cục gì ? Tại sao ?
Mậu Dần-Quý Hợi-Ất Mùi
Cuc(6) Truc phu(T.xung) Truc su(Thuong)
Tiepkhi:6ngay

Câu hỏi tại sao? lâu quá không sử dụng nên không biết trả lời ra sao nữa.

BanChatDichHoc
19-08-17, 09:42
Qua các câu trả lời phản hồi thì ta củng biết được kiến thức về Kỳ Môn của lão tới đâu. Hihihihihihihi

Những cái ta nêu lên ở trên thì không có trong sách nào đâu. Lão muốn hiểu ta nói gì thì ngâm thêm chút nửa về cơ cấu của Kỳ Môn.

Lại thêm câu "Tất cả các phương pháp định môn trong các sách hiện nay đều sai", thì ta nghĩ lão củng vẫn chưa thấu được Môn, Phù Sử là gì?

Siêu và Tiếp là vấn đề vô cùng quan trọng trong Kỳ Môn, lão nói lão dựa vào Dịch thì sao?
Thì ta nghĩ lão không còn biết cái gì quan trọng trong nguyên lý định cục của Kỳ Môn rồi,
Hai cục của ta đưa ra lại không thấy lão trả lời thẳng mà đi vòng do đông tây liệt quốc! Hihihihihihihi

Nói về cái Bát Quái của bạn Caocau0211 đưa lên, bên ngoài thì Hà Đồ và Lạc Thư, dĩ nhiên lão muốn ghép Tinh Môn Thần, Long Hổ Vũ Tước gì vào mà không được bỡi Kỳ Môn củng căn cứ vào Hà Lạc, nhưng cái bát quái bên trong thì có quy tắc rỏ ràng. Lão không biết nguồn gốc của lý thuyết Bát Trạch căn cứ vào đâu, chỉ thấy một bên là Khôn Càn Đoài Cấn, một bên là Chấn Tốn Khãm Ly, y như Đông Tây tứ trạch rồi cho nó là đồ hình tổng quát của Dương Trạch Phong Thủy, đúng mà nói bậy nói bạ!!!

Nhìn vào bái quái đó lão thấy cái vì?
Ta tin chắc rằng lão củng không biết nguyên lý tại sao nó lại sắp xếp như vậy!!!

Càn Khôn Khãm Ly - một cánh của chử Vạn
Cấn Đoài Chấn Tốn - một cánh của chử Vạn

Nhóm Càn Khôn Khãm Ly có đặc tính gì trong Dịch?
Nhóm Cấn Đoài Chấn Tốn có đặc tính gì trong Dịch?

Hai Quái đối xung đều quy tàng thành quẻ Ly (cho dù nhìn từ trong ra ngoài, hay từ ngoài vào trong) là nghĩa gì?

Tốt nhất lão lên ngỗng sưu tầm mấy bài viết của ta về Kỳ Môn, 5, 6 năm trước đọc thêm rồi sẻ hiểu ta nói gì.
Nguyên lý Bát Trạch thì ở ngay trong diễn đàn này!

Thì ra bạn Caocau0211 củng nghiên ngẫm kỳ môn (theo bác Thienhung_wu) lâu nay nhỉ?

Hihihihihihihihihi

Em chào các bác ...!!!

- Bác VinhL có nói : " Qua câu trả lời phản hồi thì ta cũng biết được kiến thức về kì môn của lão tới đâu . " . .... Xin hỏi rằng : So với bác thì em ở trên hay ở dưới ???....hihihi ...Độn Giáp là gì bác còn chưa biết thì lấy gì để nói hiểu khả năng của người khác .

- Bác VinhL lại nói : " Những cái ta nêu thì không có trong sách nào đâu . Lão muốn hiểu thì ngâm thêm chút nữa về cơ cấu của kì môn . " . Câu này của bác đầy tự tin ...!!! Nếu thật sự bác thấu hiểu nguyên tắc , cơ cấu của Kì Môn thì đã không bị cái lớp sương mù nhỏ trong " Phương pháp xem lạc đường " che mắt ( Không tin bác thử giải xem nó nói về cái gì ???. Nếu không được thì bác nhắc để em giải cho - Cái đó bác không biết thì nói gì siêu thần tiếp khí ...! ) . Bác nói cái bác nêu không có ở sách nào .... Có cần em chỉ ra những nội dung đó , bác viết ở đâu trong chủ đề nào trong diễn đàn này không ???

- Bác VinhL chỉ rõ là : " Lại thêm câu " Tất cả các phương pháp định môn trong các sách hiện nay đều sai " thì ta nghĩ lão cũng chưa thấu hiểu được Môn, Phù Sử là gì ? " . Nếu hiểu không đúng thế nào là độn giáp thì có thể định tinh đúng không ? Nếu bác định tinh sai thì liệu định môn đúng được không ? .... Nên em nói bác chỉ biết mà không hiểu thật không oan chút nào bác nhỉ !

- Bác VinhL có bảo là : " Siêu và tiếp là vấn đề vô cùng quan trọng trong Kì Môn , lão nói dựa vào Dịch thì sao ?
Thì ta nghĩ lão cũng không còn biết cái gì quan trọng trong nguyên lí định cục của Kì Môn rồi .
Hai cục ta đưa ra lại không thấy lão trả lời thẳng mà đi vòng vo đông tây liệt quốc ! Hihihihihihihihihihi "

+Được thôi ...!!!! Chỉ cần bác xác nhận cái này là rõ thôi . Bác sẽ hiểu thế nào là " lấy hộp bỏ ngọc " và sự ngớ ngẩn của bác trong mấy chủ đề gần đây : Hạ chí 2017 vào lúc : 11 giờ 16 phút 19 giây ngày 21 tháng 6 Dương Lịch . Đông Chí vào lúc 23 giờ 31 phút 56 giây ngày 21 tháng 12 dương lịch . Bác VinhL xác nhận giúp 2 nội dung : 1. đúng hay sai ? Nếu sai nó là ngày giờ phút nào tính theo dương lịch ?. 2 Nó có phù hợp với cai Soltice của bác không?.
+Về nguyên tắc định cục trong Kì Môn . ....Với thói quen "lấy hộp bỏ ngọc " của bác . Cộng với câu bác hỏi em : "có biết cửu vận tam nguyên liên quan đến hiện tượng gì trong tự nhiên không ?" . Qua đây em cho là bác VinhL chưa thể biết được nguyên lí đó . Nhưng nếu bác muốn biết có thể hỏi bác Caocau0211 .

Vấn đề đồ hình của bác Caocau0211 .

- Bác VinhL có khẳng định : " Ta tin chắc rằng lão cũng không biết nguyên lí tại sao nó lại sắp xếp như vậy !!! " . Em xin xác nhận rằng hiện tại đác sự hình dung nhưng chưa thể chúng minh được . hi vọng thời gian tới có đủ chứng cứ . Như vậy , hiện tại nhận định trên của bác VinhL là đúng .

Tuy vậy , bác VinhL cho rằng : Càn khôn khảm ly là cánh của một chữ vạn , cấn đoài chấn tốn là cánh khác của một chữ vạn . ....hihihi.... Xem ra Bát Trạch Mật Đồ chuẩn bị được tổng hợp thành Vạn Tự Đồ mà đúng hơn là VinhL Đồ rồi ....

- Bác VinhL lại hỏi :
Nhóm ; càn khôn khảm ly có đặc tính gì trong Dịch Học ?
Nhóm ; cấn đoài chấn tốn có đặc tính gì trong dịch học ?

Hai quái đối xung đều quy tàng thành quẻ Ly
( cho dù nhìn từ trong ra ngoài , hay nhìn từ ngoài vào trong) là nghĩa gì ?


Tốt nhất lão lên cưỡi ngỗng sưu tầm mấy bài viết của ta về Kì Môn 5, 6 năm trước về đọc thêm rồi sẽ hiểu ta nói gì . Nguyên lí bát trạch thì ở ngay trong diễn đần này !


* Chỗ này em thấy có cái gì đó kì kì , khó hiểu .
- Em khẳng định bác VinhL không hiểu KMĐG , rồi đưa " phép suy đoán lạc đường " để thử . Bác VinhL không hiểu nó nói cái gì , em thì giải thích được . Bác Caocau0211 đưa ra đồ hình em nói rõ ràng nó là cái gì thì bác VinhL bảo em nói sao chẳng được . Tại sao bác không nói rõ được hơn em ? ... Bác không chứng minh được em nói sai .... mà bảo em tìm bài của bác đọc ....Nghĩa là ai muốn tranh luận với bác VinhL phải tự chứng minh là mình sai thì phải ??? Có nghĩa là cái gì bác VinhL nói là đúng không bao giờ sai .

- Bác VinhL nên về đọc lại chủ đề " Bí mật nguyên lí bát trạch " của mình . Xem thật kĩ phần Quy Tàng Pháp , nó sai ở đâu . Tuy bác viết với mục đích tốt nhưng chỉ vì một chút sơ suất mà đã gieo nghiệp ác mấy năm nay rồi . Nếu không tìm ra chỗ sai thì gặp em . Em cho bác thấy thế nào là " Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung " .....hihihihi

Hình như em kiêu ngạo quá các bác nhỉ ? Em chào các bác ....!!!!

VinhL
19-08-17, 10:19
Lão Banchatdichhoc,

Từ đầu khi lão xuất hiện trên diễn đàn này ta củng đã từng nói qua lão củng chỉ đọc mà có truy nguyên nghiên cứu sâu vào vấn đề gì đâu. Chỉ là nói lông bông mấy vấn đề ai đọc qua các sách học thuật đều biết.

Mới đầu thì Lịch, rồi tới Dịch, hết Dịch tới Thái Ất, tới Kỳ Môn, mà chẳng môn nào phơi bày cái gì chứng tỏ là lão đã nghiên cứu sâu vào vấn đề! Lại cứ úp úp mỡ mỡ, để mọi người tưởng lão chắc là Võ Hầu tái thế ấy. Hihihihihihhi

Ta nghĩ trao đổi với lão đến đây củng là hết duyên với lão. Bỡi ta không có thời gian đi tán gẫu với lão, nhất là cách trao đổi của lão, chẳng ít lợi cho ai trên diễn đàn này cả!

Chào.
Hihihihihihihihi

caocau0211
20-08-17, 10:12
Bát quái mộ Danh Mỹ có lẽ mô tả thứ tự bát quái trong phần cuối chương 4 Thuyết quái truyện (Chu Dịch Bản Nghĩa) : " Lôi dĩ động chi, phong dĩ tán chi, vũ dĩ nhuận chi, nhật dĩ huyên chi, cấn dĩ chỉ chi, đoài dĩ duyệt chi, kiền dĩ quân chi, khôn dĩ tàng chi"

Có liên quan gì vời kỳ môn thì không rõ.

VinhL
20-08-17, 10:15
Thấy bạn Banchatdichhoc thuong không trả lời nên thôi lục lại app xem tính, gửi a.VinhL

thử tính 2 ngày dưới đây thuộc cục gì ?
Ngày 21 tháng 4 năm 1996 Âm lịch dùng cục gì tại sao ? tại sao ?
Bính Tý-Giáp Ngọ-Giáp Tuất
Cuc(2) Truc phu(T.xung) Truc su(Thuong)
Sieu than: 10ngay

Ngày 26 tháng 10 năm 1998 Âm lịch dùng cục gì ? Tại sao ?
Mậu Dần-Quý Hợi-Ất Mùi
Cuc(6) Truc phu(T.xung) Truc su(Thuong)
Tiepkhi:6ngay

Câu hỏi tại sao? lâu quá không sử dụng nên không biết trả lời ra sao nữa.

Chào bạn Ricky,
Không biết App của bạn dùng tên gọi là gì?
Cả hai đều sai trớt quớt!

1) Ngày 21 tháng 4 thuộc tiết Mang Chủng, cùng lắm thì sẻ có 3 trường hợp là sử dụng cục Tiểu Mãn, cục Mang Chủng, hoặc cục Hạ Chí.
Ngày Giáp Tuất là Hạ Nguyên, tức phải dùng cục Hạ Nguyên của một trong 3 cục Tiểu Mãn, Mang Chủng, hoặc Hạ Chí.
Tiểu Mãn 5 - 2 - 8
Mang Chủng 6 - 3 - 9
Hạ Chí 9 - 3 - 6
Như vậy cục Hạ Nguyên phải là 1 trong 3 cục 8, 9, hoặc Âm 6. Không thể nào là 2!

2) Ngày 26 tháng 10 thuộc tiết Đại Tiết, tối đa củng có 3 trường hợp xảy ra là sử dụng cục Tiểu Tuyết, cục Đại Tuyết hoặc cục Đông Chí. Ngày 26 tháng 10 là ngày Ất Mùi, thuộc tuần đằu Giáp Ngọ, tức Thượng Nguyên.
Tiểu Tuyết - 5 - 8 - 2
Đại Tuyết 4 - 7 - 1
Đông Chí 1 - 7 - 4
Vì là thuộc Thượng Nguyên nên phải dùng một trong 3 cục Âm 5, Âm 4, hoặc 1. Không thể nào là 6!

Theo tiểu sinh tính toán thì như vầy:
1) Ngày 21 tháng 4 dùng cục Tiết Mang Chủng Hạ Nguyên cục 9
2) Ngày 26 tháng 10, dùng cục Tiết Đông Chí Thượng Nguyên cục 1
Cục này củng có nhiều trình hoặc Lịch tính Nhuận Cục Đại Tuyết, tức Âm 4.
Nếu dùng cục Âm 4, có thể họ đã hiểu sai phép Siêu và Tiếp.

VinhL
20-08-17, 11:49
Bát quái mộ Danh Mỹ có lẽ mô tả thứ tự bát quái trong phần cuối chương 4 Thuyết quái truyện (Chu Dịch Bản Nghĩa) : " Lôi dĩ động chi, phong dĩ tán chi, vũ dĩ nhuận chi, nhật dĩ huyên chi, cấn dĩ chỉ chi, đoài dĩ duyệt chi, kiền dĩ quân chi, khôn dĩ tàng chi"

Có liên quan gì vời kỳ môn thì không rõ.

[Khãm][Ly -- ][Cấn-]
[Tốn --][ ----- ][Đoài]
[Chấn ][Khôn][Càn -]
Ngâm nghi suy xét lâu hơn chút nửa, thì thấy như thế này
Theo thứ tự Tiên Thiên Bát Quái, thì cửu cung phi như vầy:
Khôn Tốn Ly Đoài, Cấn Khãm Chấn Càn
Thay vì phi theo cửu cung thì từ Khôn đi vòng thuận, lấy 1 bỏ 1, từ Cấn đi vòng nghịch lấy 1 bỏ 1
Khôn - Tốn - Ly - Đoài thuận chuyển lấy 1 bỏ 1
Cấn - Khãm - Chấn - Càn nghịch chuyển lấy 1 bỏ 1

Nếu ta ghép số Hậu Thiên vào thì
[1][9][8]
[4][5][7]
[3][2][6]
không thấy có trật tự

Nếu ghép số Tiên Thiên vào thì
[7][3][6]
[2][5][4]
[8][1][9]

Như vậy thì Số Tiên Thiên hiển hiện tính quy luật.
Tứ Chính: 1,2,3,4 số sinh
Tứ Duy: 6,7,8,9 số thành
Phương vị 1-6 thành 1-9
Phương vị 7-2 thành 4-6
Phương vị 4-9 thành 7-3
Phương vị 3-8 thành 2-8
Từ Sinh Thành nay biến thành Hợp Thập

Lý thú thay!!!

Ricky
20-08-17, 13:25
Chào a.VinhL,

mở app ra thấy cách tính như sau:
cách tính cục ngày theo như sau:
Giáp Tý(Đông chí đến mang chủng) đi thuận: 1-7-4
Giáp Tý(Hạ chí đến Đại tuyết) đi nghịch: 9-3-6
Ngày Đông chí 21-12-1996(Bính Tý), nên Giáp Tý đầu tiên là 1
Giáp Tý 1
Giáp Tuất 2
Giáp Thân 3
Giáp Ngọ 4
Giáp Thìn 5
Giáp Dần 6
nên cục ngày : 2

voi vd2: Lập hạ 17-5-1998(Mậu Dần), nên Giáp Tý đầu tiên là 4
Giáp Tý 4
Giáp Tuất 5
Giáp Thân 6
Giáp Ngọ 7
Giáp Thìn 8
Giáp Dần 9
cục ngày Giáp Ngọ (7), nên Ất mùi (6)

theo cách tính trong app, tính theo 60HG và theo hướng dẫn trên mạng.

Sao nhiều cách quá nên để em truy lại sau.

-----------------------------------

Chào bạn Ricky,
Không biết App của bạn dùng tên gọi là gì?
Cả hai đều sai trớt quớt!

1) Ngày 21 tháng 4 thuộc tiết Mang Chủng, cùng lắm thì sẻ có 3 trường hợp là sử dụng cục Tiểu Mãn, cục Mang Chủng, hoặc cục Hạ Chí.
Ngày Giáp Tuất là Hạ Nguyên, tức phải dùng cục Hạ Nguyên của một trong 3 cục Tiểu Mãn, Mang Chủng, hoặc Hạ Chí.
Tiểu Mãn 5 - 2 - 8
Mang Chủng 6 - 3 - 9
Hạ Chí 9 - 3 - 6
Như vậy cục Hạ Nguyên phải là 1 trong 3 cục 8, 9, hoặc Âm 6. Không thể nào là 2!

2) Ngày 26 tháng 10 thuộc tiết Đại Tiết, tối đa củng có 3 trường hợp xảy ra là sử dụng cục Tiểu Tuyết, cục Đại Tuyết hoặc cục Đông Chí. Ngày 26 tháng 10 là ngày Ất Mùi, thuộc tuần đằu Giáp Ngọ, tức Thượng Nguyên.
Tiểu Tuyết - 5 - 8 - 2
Đại Tuyết 4 - 7 - 1
Đông Chí 1 - 7 - 4
Vì là thuộc Thượng Nguyên nên phải dùng một trong 3 cục Âm 5, Âm 4, hoặc 1. Không thể nào là 6!

Theo tiểu sinh tính toán thì như vầy:
1) Ngày 21 tháng 4 dùng cục Tiết Mang Chủng Hạ Nguyên cục 9
2) Ngày 26 tháng 10, dùng cục Tiết Đông Chí Thượng Nguyên cục 1
Cục này củng có nhiều trình hoặc Lịch tính Nhuận Cục Đại Tuyết, tức Âm 4.
Nếu dùng cục Âm 4, có thể họ đã hiểu sai phép Siêu và Tiếp.

VinhL
20-08-17, 23:55
Chào a.VinhL,

mở app ra thấy cách tính như sau:
cách tính cục ngày theo như sau:
Giáp Tý(Đông chí đến mang chủng) đi thuận: 1-7-4
Giáp Tý(Hạ chí đến Đại tuyết) đi nghịch: 9-3-6
Ngày Đông chí 21-12-1996(Bính Tý), nên Giáp Tý đầu tiên là 1
Giáp Tý 1
Giáp Tuất 2
Giáp Thân 3
Giáp Ngọ 4
Giáp Thìn 5
Giáp Dần 6
nên cục ngày : 2

voi vd2: Lập hạ 17-5-1998(Mậu Dần), nên Giáp Tý đầu tiên là 4
Giáp Tý 4
Giáp Tuất 5
Giáp Thân 6
Giáp Ngọ 7
Giáp Thìn 8
Giáp Dần 9
cục ngày Giáp Ngọ (7), nên Ất mùi (6)

theo cách tính trong app, tính theo 60HG và theo hướng dẫn trên mạng.

Sao nhiều cách quá nên để em truy lại sau.

-----------------------------------

Chào bạn Ricky,
Trước hết để làm rõ vấn đề là Kỳ Môn có tứ gia, Thời Gia, Nhật Gia, Nguyệt Gia, và Tuế Gia.
Thời Gia Kỳ Môn là được phổ biến nhất sau đó đến Nhật Gia Kỳ Môn.
Ỡ đây là chúng ta đang nói về Thời Gia Kỳ Môn.

Trong các tính cục Kỳ Môn Thời Gia, thì lại có hai cách, một là cách Trực Nhuận (直闰) , tức nhuận cục được bỏ vào hai tiết Mang Chủng và Đại Tiết. Cách thứ hai là Sách Bố (拆布), theo cách này thì nhuận được phân bố theo các nguyên.

Nếu các bạn đọc được tiếng Hán và Anh thì vào đây đọc bài này tiểu sinh viết 7 năm trước. Trong này có bàn về Xoay và Phi bàn, cả hai cách Sách Bố và Trực Nhuận, củng được bàn thảo sơ.

http://fivearts.info/fivearts/index.php?topic=302.0

Cách Sách Bố là chỉ xuất hiện khoảng 20, 30 năm trở lại, và được phổ biến bỡi tác giả Trương chí Xuân (nếu tiểu sinh nhớ không lầm). Cách Sách Bố được sáng tạo ra bỡi theo họ, cách tính Siêu Tiếp trong Trực Nhuận rất mơ hồ khó hiểu, bỡi mỗi Phù Đầu Thượng Nguyên thì nằm giữa hai Tiết Khí, nếu lấy tiết khí trước thì là Tiếp, lấy tiết khí sau là Siêu, Siêu và Tiếp nên lấy cái nào đây? Nên theo cách Sách Bố thì chỉ căn cứ vào các Nguyên (Can Chi) để mà tính, nên không cần dùng đến Siêu Tiếp gì cả.

Trong trang đó có một hội viên đã nói như vầy:
Trích:
I have always wonder if the QMDJ method in Tai Yi book was wrong. Now it turn out, the method that used in Tai Yi and this method is the same, they all use Flying Star Path!!!

"Từ trước tới giờ tôi nghỉ Kỳ Môn Độn Giáp trong sách Thái Ất là sai. Nay thì ra cách được sử dụng trong Thái Ất và cách này giống nhau, cả hai đều dùng đường vận hành của Phi Tinh"


Cách Trực Nhuận là cách Truyền Thống cổ của Kỳ Môn.
Có thể cách trong App của bạn Ricky là dùng cách Sách Bố.
Tiểu sinh thì không dùng cách Sách Bố.

Hihihihihihihihi

BanChatDichHoc
22-08-17, 08:17
Bát quái mộ Danh Mỹ có lẽ mô tả thứ tự bát quái trong phần cuối chương 4 Thuyết quái truyện (Chu Dịch Bản Nghĩa) : " Lôi dĩ động chi, phong dĩ tán chi, vũ dĩ nhuận chi, nhật dĩ huyên chi, cấn dĩ chỉ chi, đoài dĩ duyệt chi, kiền dĩ quân chi, khôn dĩ tàng chi"

Có liên quan gì vời kỳ môn thì không rõ.

Thật tuyệt vời ! Xin cảm ơn bác Caocau0211...!!!

BanChatDichHoc
22-08-17, 09:56
Lão Banchatdichhoc,

Từ đầu khi lão xuất hiện trên diễn đàn này ta củng đã từng nói qua lão củng chỉ đọc mà có truy nguyên nghiên cứu sâu vào vấn đề gì đâu. Chỉ là nói lông bông mấy vấn đề ai đọc qua các sách học thuật đều biết.

Mới đầu thì Lịch, rồi tới Dịch, hết Dịch tới Thái Ất, tới Kỳ Môn, mà chẳng môn nào phơi bày cái gì chứng tỏ là lão đã nghiên cứu sâu vào vấn đề! Lại cứ úp úp mỡ mỡ, để mọi người tưởng lão chắc là Võ Hầu tái thế ấy. Hihihihihihhi

Ta nghĩ trao đổi với lão đến đây củng là hết duyên với lão. Bỡi ta không có thời gian đi tán gẫu với lão, nhất là cách trao đổi của lão, chẳng ít lợi cho ai trên diễn đàn này cả!

Chào.
Hihihihihihihihi

Em chào các bác ...!!! Em chào bác VinhL

Em xin bác VinhL xem lại cho em mấy chỗ sau :
- Một là bác VinhL có bảo : em có đọc mà không truy nguyên . Có nghĩa là bác VinhL khi đọc có truy nguyên .Em xin hỏi truy nguyên để làm cái gì khi bác không hiểu nó ?

- Hai là bác cho rằng : em chỉ nói cái lông bông mấy vấn đề ai đọc qua các sách học thuật đều biết . Em xin khẳng định bác sai lầm vì các lí do sau :
+ Đúng là chủ yếu em nói cái đa số mọi người đều biết . Xin hỏi bác có phải cái gì người ta biết người ta đều hiểu không ? hay đa số đều hiểu sai cả ? Vậy việc hiểu sai có tác hại không ?
+ Đôi khi em cũng nói cái mà các bác đều chưa biết . Chẳng hạn hôm vừa rồi em nói Siêu Thần , Tiếp khí dựa vào Dịch ( Cái thể hiện nghiên cứu sâu của em đấy ) . Thì rõ ràng bác chưa biết vậy ! Bởi bác đâu có phân biệt được thiên văn trong Lịch Pháp và Thiên văn trong Dịch khác nhau như thế nào ?. Cũng vì thế mà bác VinhL đã đưa ra mấy chủ đề rất ngớ ngẩn trong thời gian qua , để rồi chết yểu cả .

- Ba là bác VinhL nói ; em cái gì cũng úp úp , mở mở . Điều này chỉ đúng một nửa thôi . Nay xin giải thích để các bác hiểu rằng em làm như cũng chỉ vì muốn làm chủ vận mệnh của mình . Không muốn chuốc lấy bực bội khi có ai đó lấy bài của mình rồi thay đổi đôi chút và đi khoe khoang . Bài học này em rút ra từ thực tế của bác VinhL và bác Thiên Khanh .
Tuy nhiên cũng có lúc em không ÚP mà MỞ LUÔN . Chẳng hạn em đã chỉ cho bác VinhL và mọi người hiểu ; Thế nào là Thái Cực . Cũng từ đó chứng minh thói quen " Lấy hộp bỏ ngọc " của bác VinhL . Mặt khác , việc giúp người khác nhận ra sai lầm đã là tốt và có ích rồi . Cho nên bác VinhL nói là trao đổi với em chỉ phí thời gian là không đúng . Nếu em cho bác thấy sai lầm của bác tức có lợi cho bác . Nếu bác chỉ ra sai lầm cho em tức có ích cho em .

Bốn là việc bác VinhL nói : " Lại cứ úp úp mở mở , để mọi người tưởng lão chắc là Võ Hầu tái thế ấy . Hihihihi ." . Cái này em chỉ thấy mỗi bác nói thế , mà không thấy ai khác nói . Tuy vậy , em xin nhắc lại em chỉ là em mà thôi , không phải Võ Hầu vì ông ấy không thể sống lại được..... hihiihihi

Năm là bác VinhL rất quyết tâm khi nói ; hết duyên với em vì trao đổi cùng em không có ích cho ai cả . Việc này em khẳng định xác suất bác có thể thực hiện được quyết tâm này chỉ chiếm khoảng 10% .

Việc bác VinhL không muốn trao đổi với em . Bác không thể hoàn toàn tự quyết . Bác cứ nghĩ kĩ mà xem . Nếu em cứ vạch cái sai của bác chẳng nhẽ bác không bảo vệ quan điểm của mình ? Kể cả khi em không muốn trao đổi với bác , lỡ có bạn nào yêu cầu em chỉ ra cái sai trong chủ đề " Bí Mật Nguyên Lí Bát Trạch " của bác , thì em không thể không giữ lời , vì đã tuyên bố : Bác VinhL đã có sơ suất trong chủ đề đó mà vô tình tạo nghiệp ác mấy năm nay . Vậy bác có thể không tranh luận không ? Nếu bác không tranh luận thì có khác gì " còn sống mà coi như đã chết " . Bác VinhL có thể sử dụng biện pháp nhờ ban điều hành khóa Nick của em . Điều này đương nhiên bác không làm , vì có làm cũng vô ích . Chủ đề này còn được bác Maphuong đưa sang 1 trang khác . Vậy em có thể vạch ra cái sai của bác ở trang đó . ....hihihihi . Em nói có đúng không ?

Vài lời tâm sự với bác VinhL

- Bác VinhL ! Em rất cảm phục trước tấm lòng của bác đối với mọi người . Cũng như như cái biết rất rộng của bác trong nhiều lĩnh vực . Em rất trân trọng những lần em được bác gọi là bạn , hay nói có thiện cảm . Cho nên , em rất mong bác nhận ra rằng , được mọi người quý mến càng phải thận trọng khi đưa ra các đánh giá về một vấn đề . Chỉ nên đưa ra kết luận khi xem xét vấn đề hoàn toàn khách quan và khoa học . Bác VinhL không nhất thiết phải tự trao cho bản thân mình nhiệm vụ thông hiểu mọi thứ trên đời. Điều đó sẽ làm cho bác xem xét vấn đề không còn được khách quan nữa và đương nhiên kết luận đưa ra là sai . Nếu không biết , không hiểu , thì nên thẳng thắn thừa nhận sẽ tránh được bệnh hoang tưởng trong tương lai ..

- Theo em bác VinhL nên đọc lại bài viết ngày 20/8/2017 ( dòng cuối cùng có chữ " Lý thú thay !!!" ) . Đọc lại luôn chủ đề " Bí Mật Nguyên Lí Bát Trạch " . Xem sai ở chỗ nào . Sau đó nên nhờ BĐH xóa bỏ , cũng nên nhờ bác Maphuong xóa giúp ở bên trang .....Việc làm này càng nhanh càng tốt , chớ để bọn nước ngoài cười trí thức Việt Nam ta .

- Về Siêu Thần , Tiếp Khí . Nếu bác VinhL muốn biết vì sao em khẳng định nhận thức hiện nay của bác về nó chỉ là " ếch ngồi đấy giếng " . Bác hãy xác nhận số này nào là số ngày chuẩn trong một năm , trong các con số sau : a) 365, 25 . b) 365, 2522 . c ) 364, 2525 . Nếu thấy sai bác VinhL có thể nêu con số khác .

- Rất hy vọng bác VinhL suy nghĩ thật kĩ lời em nói và có đôi lời phản hồi .....

Em chào các bác ...!!!

caocau0211
22-08-17, 15:22
Muốn giải đáp những kỳ môn nghi vấn, cụ Vinh L có thể liên hệ với cụ Độc Cô Cầu Thắng đang sống ở Mỹ (Mỹ và Canda gần nhau). Theo caocau biết thì quyển kỳ môn bí truyền của cụ Đcct là Lâm thị kỳ môn ra đời ở khoảng thế kỷ 15. Nếu có duyên thì được bí kíp, nếu không có duyên thì ... thôi. hi hi.

VinhL
22-08-17, 23:30
Muốn giải đáp những kỳ môn nghi vấn, cụ Vinh L có thể liên hệ với cụ Độc Cô Cầu Thắng đang sống ở Mỹ (Mỹ và Canda gần nhau). Theo caocau biết thì quyển kỳ môn bí truyền của cụ Đcct là Lâm thị kỳ môn ra đời ở khoảng thế kỷ 15. Nếu có duyên thì được bí kíp, nếu không có duyên thì ... thôi. hi hi.

Muộn rồi bạn Caocau0211, cụ Doccocauthang đã quy y, và không màn đến các môn lý học của thế gian ạ.

Thật tiếc, tiểu sinh chưa có cơ hội cùng bác ấy đàm đạo.

Bạn caocau0211 đọc qua Lưu Thị Kỳ Môn chưa?

caocau0211
23-08-17, 09:21
Sau khi tu học đạo ở Tàu, ĐCCT đã xuống núi, không còn tu nữa.

Lưu thị kỳ môn chưa đọc, thấy có mở lớp ì xèo ở Việt Nam học phí cắt cổ.

Vai trò của Lưu với việc giả mạo sách lý số có thể xem chơi cho biết ở :
http://blog.sina.com.cn/s/blog_5dca73f20101jxo9.html

VinhL
23-08-17, 11:10
Sau khi tu học đạo ở Tàu, ĐCCT đã xuống núi, không còn tu nữa.

Lưu thị kỳ môn chưa đọc, thấy có mở lớp ì xèo ở Việt Nam học phí cắt cổ.

Vai trò của Lưu với việc giả mạo sách lý số có thể xem chơi cho biết ở :
http://blog.sina.com.cn/s/blog_5dca73f20101jxo9.html

Mấy quyển sách đề tên Lưu Bá Ôn xem ra 99% là giã tạo nhỉ.

Việc ngụy thư, lẫn mạo danh thì đời Đường củng có.
Nghe nói hoàng gia nhà Đường mượn danh Tăng Nhất Hành cãi đổi sách phong thủy. Theo truy cứu thì Thiền Sư Tăng Nhất Hành là một nhà chuyên gia về Thiên Văn Lịch Pháp, rất được tôn sùng thời đó.

Các sách phong thủy sau đời Đường hay hùa theo mà đỗ oan cho ông ta, cả trong ngũ kinh của Phong Thủy và họ Tưởng củng vậy.

BanChatDichHoc
25-08-17, 23:23
[Khãm][Ly -- ][Cấn-]
[Tốn --][ ----- ][Đoài]
[Chấn ][Khôn][Càn -]


Ngâm nghi suy xét lâu hơn chút nửa, thì thấy như thế này
Theo thứ tự Tiên Thiên Bát Quái, thì cửu cung phi như vầy:
Khôn Tốn Ly Đoài, Cấn Khãm Chấn Càn


Thay vì phi theo cửu cung thì từ Khôn đi vòng thuận, lấy 1 bỏ 1, từ Cấn đi vòng nghịch lấy 1 bỏ 1
Khôn - Tốn - Ly - Đoài thuận chuyển lấy 1 bỏ 1
Cấn - Khãm - Chấn - Càn nghịch chuyển lấy 1 bỏ 1

Nếu ta ghép số Hậu Thiên vào thì
[1][9][8]
[4][5][7]
[3][2][6]
không thấy có trật tự

Nếu ghép số Tiên Thiên vào thì
[7][3][6]
[2][5][4]
[8][1][9]


Như vậy thì Số Tiên Thiên hiển hiện tính quy luật.
Tứ Chính: 1,2,3,4 số sinh
Tứ Duy: 6,7,8,9 số thành

Phương vị 1-6 thành 1-9
Phương vị 7-2 thành 4-6
Phương vị 4-9 thành 7-3
Phương vị 3-8 thành 2-8

Từ Sinh Thành nay biến thành Hợp Thập

Lý thú thay!!!


Em chào các bác ....!!!! Chắc là bác VinhL từ mặt em thật rồi ...Thật đáng tiếc , biết tìm ai mà cãi cự ... ( Em đùa tí cho vui , đúng là không được trao đổi cùng bác ấy sẽ rất buồn . Tại em cả , phải không các bác ??? ) . Dù vậy , hôm nay em cũng xin được chỉ ra một vài điểm sai lầm của bác VinhL trong bài em trích ở trên và một số vấn đề khác nữa . Qua đó , hy vọng bác VinhL đọc được và thấy rằng em không hề nói khoác , cũng không phải cố tình làm bác VinhL giận mà chẳng qua là sự thực .


Trong bài trích ở trên có mấy vấn đề sau :
* Bác VinhL nói về việc suy ngẫm đồ hình bát quái do bác Caocau0211 đưa lên .( Đồ hình trên đầu đoạn trích ) , và nói rằng : " Theo thứ tự Tiên Thiên Bát Quái thì cửu cung phải phi như vầy ; Khôn , Tốn , Ly , Đoài , Cấn , Khảm , Chấn , Càn ."( Chỗ đậm đen trên bài trích )
.
-Bác VinhL thường nói đọc sách phải truy nguyên . Vậy mà không hiểu sao theo nguyên gốc Tiên Thiên Bát Quái vốn vận động từ : Càn , Đoài , Ly , Chấn , Tốn , Khảm , Cấn , Khôn . Từ đó mà sinh ra Viên Đồ và Phương Đồ . Các bác cứ nhìn kĩ sự thây đổi của các Quái thượng trong Viên Đồ sẽ rõ . Còn Cửu cung ;nhìn vào các con số của nó , ai cũng thấy nguyên gốc vốn đi từ 1-2-3-4-5-6-7-8-9 .

- Việc bác VinhL không cho Tiên Thiên Bát Quái vận động theo quy luật của nó mà phải vận động theo Cửu Cung là hoàn toàn mang tính chủ quan . Tức bóp méo quỹ đạo vận động của Tiên Thiên Bát Quái theo ý muốn của mình .

* Sau khi bác VinhL buộc Tiên Thiên Bát Quái vận động theo Cửu Cung để đạt được thứ tự : Khôn , Tốn , Ly , Đoài , Cấn , Khảm , Chấn , Càn . Bác VinhL lại bắt chúng xếp thành 2 hàng là : Hàng thứ nhất có Khôn , Tốn , Ly , Đoài . Hàng thứ hai có Cấn , Khảm , Chấn , Càn . Rồi tiếp tục chúng vận động theo kiểu : Thằng thi ngược , thằng đi xuôi và lúc thì đi bằng chân , lúc thì đi bằng đầu ( Thuận nghịch và lấy một bỏ một ) . ( Đoạn đậm xanh trên bài trích ). Em xin cam đoan rằng kiểu vận động đầy tính chủ quan này không phải do Phục Hy khởi xướng , cũng không phải là sáng kiến của Hoang Thạch Công ,...,mà là sự sáng tạo của bác VinhL . Cho nên, em mới nói : Quy luật chữ Vạn mà bác VinhL nêu phải gọi là Vạn tự Đồ mà chính xác nhất là VinhL Đồ .

Sau quá trình miệt mài bóp méo sự sáng tạo của cổ nhân , cuối cùng bác VinhL cũng đạt được điều mình muốn là tạo ra được đồ hình giống như đồ hình bác Caocao0211 nêu lên ...hihihihihihi. ( Tư duy kiểu này thì ...ai cũng là nhà thông thái cả , không có gì là không thể hiểu .)

* Bi hài nhất có lẽ đoạn em đánh dấu đạm đỏ trên bài của bác VinhL .
- Sau khi ngộ nhận về quy luật diễn số Tiên Thiên Bát Quái . Bác VihL thấy xét về phương vị . 1-2-3-4 đều ở tứ chính . Tức số sinh , 6-7-8-9 đều ở tứ duy . Tức số thành . Và so với số của Cửu Cung nó đã biến đổi từ . 1-6 thành 1-9 . Từ 7-2 thành 4-6. Từ 4-9 thành 7-3 . Từ 3-8 thành 2-8 . Nghĩa là từ sinh thành sang hợp thập . Quả là phát kiến sai lầm vĩ đại chưa từng thấy .

- Để làm rõ điều này các bác chỉ cần xét lại quá trình suy luận của bác VinhL sẽ rõ :

- Bắt đầu từ Bát Quái ...chuyển sang số tiên thiên .....Vận động theo theo cửu cung .... chuyển sang giả thuyết về sự phân chia 2 nhóm và cách thức vận động ..... đưa chúng trở lại cửu cung ....được bát quái cần chứng minh .....xét sự biến đổi các số của quái ..... coi các số 1,2,3,4 số sinh , 6,7,8,9 là số thành .....xét các số trên bát quái vừa tìm được thấy số sinh thành biến thành số hợp thập .

- Vấn đề nằm ở chỗ :

Số sinh thành là 1-2-3-4 như bác VinhL chỉ ra chính là số của các quái Trong Tiên Thiên Bát Quái . Nghĩa là trong Tiên Thiên Bát Quái số 1 là Càn , 2 là Đoài , 3 là Ly , 4 là Chấn . Nhưng theo bát quái mà bác VinhL vừa tìm ra thì 1 là Khôn , 2 là Tốn , 3 là Ly , 4 Đoài . Số thành 6-7-8-9 như bác VinhL chỉ ra chính là số của các quái trong Tiên Thiên Bát Quái . Nghĩa là ở Tiên Thiên bát quái 6 là Tốn , 7 là Khảm , 8 là Cấn , 9 là Khôn . Nhưng trong bát quái mà bác vinhL vừa tìm ra thì 6 là Cấn , 7 là Khảm , 8 là Chấn , 9 là Càn . Nghĩa là nó chỉ là số sinh thành và hợp thập ngoài vỏ thôi . còn trong ruột nó đâu phải là sinh thành và hợp thập .Nói tóm cái thuyết mà bác VinhL đưa ra đã làm chính bác VinhL u mê vậy !!!! . .

- Hơn nữa bác VinhL không thể lường được rằng , nếu coi cách lí luận của bác VinhL để giải thích bát quái của bác Caocau0211 là đúng thì lí luận về Viên Đồ và Phương đò tất phải sai . Thế nghĩa là bác VinhL chẳng cần ngẩng lên nhìn trời , cúi xuống xét đất ,....đã giỏi hơn Phục Hy rồi !!!!. Còn vụ số sinh số thành và hợp thập thực chất là nói về Hà Đồ và Lạc Thư không hề nói đến bát quái . Ở đây em trích đoạn này để các bác so với Hà đồ hoặc so với " Hà Đồ tứ đại cục " xem có đúng không nhé : " Thiên nhất sinh Thủy địa lục chi thành , Địa nhị sinh hỏa thiên thất thành chi , Thiên tam sinh mộc Địa bát chi thành , Địa tứ sinh kim Thiên cửu thành chi " . Còn Hợp thập các bác cứ quan sát Lạc Thư sẽ rõ ....

* Trở lại vấn siêu thần tiếp khí trong kì môn . Vì sao em khẳng định nhận thức của bác VinhL về nó chỉ là " ếch ngồi đáy giếng " .

- Sở dĩ như vậy vì ngay từ đầu , khi bác VinhL muốn em sử lí ví vị của bác nêu ra , và nêu ra cái Soltice . Em đã biết bác VinhL dựa vào Lịch pháp hiện đại tức lịch Gregorius để xác định cục được sử dụng trong siêu thần hoặc tiếp khí . Vậy thì có vấn đề gì ? Nó có 2 vấn đề sau :

+ Một là : Nó lấy tiết Xuân Phân làm chuẩn . Trong khi các môn thuật lấy Đông Chí làm chuẩn . Các bác xét sự viễn cận sẽ hiểu khác nhau ra sao , ảnh hưởng như thế nào đối với việc chọn số cục để siêu , tiếp .
+ Thứ 2 là cách giải quyết tuế sai : Lịch này giải quyết bằng cách những năm có số thứ tự không chia hết cho 400 sẽ không phải là năm nhuận . Tức là cứ 400 năm phải trừ đi 3 ngày . Trong khí đó các môn thuật sử lí bằng cách sau 500 năm lại thêm 1 ngày " Ngũ bách niên trung nhất gian sinh " . Ở Việt Nam ta thì hay nói Trạng Trình đoán trước được 500 năm là thế .

Đến đây chắc bác VinhL hiểu tại sao em lại hỏi bác về số ngày chính xác trong năm .

Em chào các bác ...!!!

VinhL
31-08-17, 04:15
Hôm nay tiểu sinh đố các bạn (Kể như thử thách nhé):
Cục Ất Kỳ gặp Sao Phụ và Hưu Môn
Theo Phi Bàn thì có bao nhiêu cục?
Theo Viên Bàn thì có bao nhiêu cục?

BanChatDichHoc
31-08-17, 16:16
Hôm nay tiểu sinh đố các bạn (Kể như thử thách nhé):
Cục Ất Kỳ gặp Sao Phụ và Hưu Môn
Theo Phi Bàn thì có bao nhiêu cục?
Theo Viên Bàn thì có bao nhiêu cục?


Chào mừng sự trở lại của bác VinhL...!!!! ...Với món quà cho mọi người .

* Căn cứ vào bài của bác em có mấy dự đoán sau :

- Thứ nhất :Bác VinhL sẽ chỉ ra số cục giữa chúng là tương tương . Nhưng thứ tự các cục sẽ có nhiều khác biệt ( mức độ dự đoán chính xác theo em là là 95% ) .

- Thứ 2 : Sau đó , bác VinhL chỉ ra những điểm tương hợp giữa phi bàn và chuyển bàn . ( Cái này em đoán nó chính xác 50 % nếu phần 1 em đoán sai . Nhưng đúng 100% nếu em đoán đúng phần 1 .)

- Thứ 3 : Bác VinhL sẽ không nói về vấn đề này nữa ....( Em cho rằng mức độ chính xác là 100 % nếu 2 phần trên em đoán sai cả . Và mức độ là chính xác của dự đoán sẽ là 0% nếu 2 phần trên em đoán đúng ,

hihihihihihihihi . Rất mong vọng em đoán sai hoàn toàn !!! Vì em không thích chơi đồ giả .

* Đúng là đã làm phiền các bác ... Hẹn gặp các bác ở các chủ đề khác . hihihihihi!!!

* Em chào các bác !!!

VinhL
04-09-17, 14:05
Hôm nay tiểu sinh đố các bạn (Kể như thử thách nhé):
Cục Ất Kỳ gặp Sao Phụ và Hưu Môn
Theo Phi Bàn thì có bao nhiêu cục?
Theo Viên Bàn thì có bao nhiêu cục?

Phi Bàn:
+5, Ất Hợi
-3, Đinh Mão, Bính Tuất, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Ất Tỵ

Viên Bàn:
+5, Ất Hợi, Mậu Dần, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Nhâm Thìn, Bính Ngọ
-3, Bính Dần, Canh Dần, Mậu Tuất, Ất Tỵ, Nhâm Tý, Quý Sửu.

Châu Bá Thông
13-01-18, 11:56
Thật ra trong các sách Kỳ Môn đều có nói đến vấn đề Siêu Tiếp, muốn thật sự hiểu nó thì phải tìm cuốn lịch mà nghiên cứu.

Siêu là Phù đầu đến trước ngày tiết khí, Tiếp là Phù đầu đến sau ngày tiết khí. Siêu từ 9 hoặc hơn là phải đặt nhuận, tiếp từ 5 hoặc hơn phải đặt nhuận. Khi có nhuận thì đặt nhuận tức lập lại tiết Đại Tuyết (3,9,6) hay tiết Mang Chủng (6,3,9) tùy theo cái nhuận này nó nằm ở tiết Đông Chí hay tiết Hạ Chí.

Một năm có 24 tiết khí, mỗi tiết khí có 3 nguyên thượng trung hạ, tổng cộng có 24 x 3 = 72 Cục. Năm có nhuận cục thì có 75 cục.
Tại sao có 72 cục, mà kỳ môn thì chỉ có 9 dương 9 âm cục, bỡi các cục có sự lập lại!

Mỗi cục 5 ngày, cho nên 72 x 5 = 360 ngày. Một chu kỳ của Kỳ Môn là 360 ngày, mà năm thì thực tế có ~ 365.25 ngày, cho nên phải dùng nhuận để điều chỉnh lại các cục.

Năm không nhuận cục thì Phù đầu tiết Đông Chí và tiết Hạ Chí giống nhau bỡi 360/2 = 180 (180 = 60 x 3) tức 60 Can Chi lập lại. Nếu Phù Đầu của tiết Đông Chí năm trước là Kỷ Mão thì phù đầu tiết Hạ Chí năm nay củng là Kỷ Mão, và tiết Đông Chí năm nay củng vậy.

Bỡi cách tính Siêu Tiếp có nhiều chổ nửa nạc nửa mở, không biết nên dùng Siêu hay dùng Tiếp, mà dẫn đến việc các đại sư kỳ môn sáng chế ra cách Sách Bổ (拆补) pháp, làm nguyên tắc đặt cục loạn xà ngầu lên. Hihihihihihihihi

Tiên hiền cổ nhân, không có Calculators, cell phone, nên rất hay lập ra các phương pháp tính nhẫm trên bàn tay, bấm bấm độn độn, bàn tay mấy ngón chính là cái Calculator đó mà.

Hiểu được cái nguyên tắc thì không có gì khó, chỉ cần dùng phép Siêu, nếu Siêu từ 9 hay hơn thì cứ dùng thượng nguyên sau làm phù đầu. Riêng ở tiếp Hạ Chi và Đông Chí, nếu Siêu >=9 thì lập lại 3 cục (thượng trung hạ) của tiết Mang Chủng hay tiết Đại Tuyết!!!

Kỳ Môn thì bắt buộc phải biết Tiết Khí, mà tiết khí theo lịch Tây, không có thay đổi bao nhiêu, xê xích chỉ 1,2 ngày, có thể ghi nhớ được. Sau đó thì phải biết Can Chi ngày để tính nhẫm ngày thượng nguyên. Mỗi năm chỉ ngồi xuống tính xem năm nay có nhuận không thì có thể biết các phù đầu của các tiết khí ở Can Chi nào!!! (Dĩ nhiên tiểu sinh củng lười làm cái vụ này, nên củng mỡ lịch mà xem thôi. Hihihihihihihi)
Cám ơn bạn đã trả lời chuẩn xác , xin hỏi bạn câu nữa là . Tại sao khi phi độn gặp trung cung có người nói gửi sử môn vào khôn khi dương độn , gửi cấn khi âm độn . Và cũng có sách ghi ngược lại chẳng biết đâu mà lần . Lý lẽ nào mới chuẩn ? Mong bạn trả lời !

VinhL
13-01-18, 12:20
Cám ơn bạn đã trả lời chuẩn xác , xin hỏi bạn câu nữa là . Tại sao khi phi độn gặp trung cung có người nói gửi sử môn vào khôn khi dương độn , gửi cấn khi âm độn . Và cũng có sách ghi ngược lại chẳng biết đâu mà lần . Lý lẽ nào mới chuẩn ? Mong bạn trả lời !

Chà cái nick gọi này của bạn nghe hay quá nhĩ, Bá Thông là cái gì củng Thông, mà lại hỏi tiểu sinh nhỉ. Hihihihihihihi

Theo sách của Lã Bất Vi viết thì thuyết Ngũ Hành cổ, Thổ được đặt sau Hạ và Trước Thu, tức đúng theo một vòng Ngũ Hành Tương Sinh, sau này mới có thuyết Thổ phân tán, ra Khôn Cấn, rồi lại ở Thìn Tuất Sửu Mùi.
Đa số các sách cổ thư về Kỳ Môn mà tiểu sinh đọc qua chỉ dùng Ký Cung là Khôn, nhưng củng có vài quyển theo Cấn và Khôn tùy theo Dương hoặc Âm Độn. Theo Phi Bàn Kỳ Môn thì khỏi phải dùng Ký Cung gì cả, tức là cung Vô Môn, củng như là cái cung Ngũ Hoàng Thổ đang ngự của Huyền Không Phi Tinh. Hihihihihihihi

khai24450
03-01-22, 19:39
Xong bài phi bàn - kỳ môn chỉ........bậy....ý lộn chỉ quy.hihihih

Phi Bàn - Dương Độn 7 Cục , Ngày Ất Canh , Giờ Mậu Dần

Mời anh VinhL và các bạn chỉ giáo. Thành thật cảm ơn.

Kính

KTM

Bác Khitranmai ơi,
Bác có thể chia sẻ phần mềm diễn quẻ kỳ môn trên được không ạ ?