PDA

View Full Version : Chung Nam Bí Điển



quangvinhn
09-09-14, 22:45
Chung Nam Bí Điển.
( Giải thích《 Hà Tri Kinh 》)

Một, Hà tri kỳ nhân thiện, Nhị Đức Ấn giao hoan
( Làm sao biết mệnh người là Thiện?)

Giải thích: Muốn biết mệnh chủ của một người nào đó là có hay không có tâm địa thiện lương, phải xem trong mệnh cục của nó có hay không có Ấn thụ là hỷ thần hay dụng thần, hơn nữa Ấn thụ có hay không có cùng với Thiên Nguyệt nhị Đức tinh, Thiên Ất quý nhân tinh đồng cung.

《 Kế Thiện thiên 》nói: Quan hình không phạm, vì thấy Ấn thụ và Thiên Đức đồng cung. Dạng mệnh cục này, sẽ không phạm việc quan hình tụng, bởi vì Ấn tinh là chủ tính người rất hiền từ và không có ý tranh giành, Thiên Nguyệt nhị Đức cũng chủ tâm địa thiện lương có thể gặp hung hóa cát, cho nên dạng mệnh này là thanh cao hiển đạt, sẽ không gây ra nhiều chuyện thị phi.

《 Kính Vị thiên 》nói: Nữ mệnh Nhất quý gặp Nhị đức, phong vinh nhận hai đại ân. Theo trong câu nói này có thể nghĩ ra mà biết ở xã hội thời phong kiến một người phụ nữ có thể nhận phong tước hai chức quyền, chồng của nàng ấy và con cái đều ứng là làm quan, cho nên mới có thể là Phu vinh Tử quý.

Nhất quý là chỉ Thiên Ất quý nhân hoặc là một vị Chính Quan, Nhị đức chính là Thiên Nguyệt nhị Đức.

Dạng nữ mệnh này là hiền từ nhân ái, chồng và con của nàng này đều có địa vị hiển hách. Ở trong thực tiễn đối với câu đoán ngữ này cũng không hoàn toàn đúng, bởi vì đem loại mệnh cục này rất nhiều nhưng cũng không hẳn là có Phu vinh Tử quý, câu nói này thông thường là nói ở trạng thái lý tưởng, trong hiện thực đoán nữ mệnh còn phải là có tác dụng của Quan Sát tinh và Thực Thương tinh đối với mệnh cục để luận mới chính xác. Chỗ này chỉ bất quá kết lại thành một mà tham khảo.

Nhị Đức là Thiên Đức và Nguyệt Đức hợp lại mà gọi, Đức có lợi cho người mà còn có lợi cho bản thân, ý là tốt giúp cho con người.
Thiên Đức và Nguyệt Đức đều là theo nguyên lý thiên văn học mà thiết lập.
Thiên Đức, là nói một vòng 365 độ 1/2, trừ đi 12 cung hoàng đạo, mỗi cung đều chiếm 30 độ, cộng 360 độ, còn dư 5 độ 1/2, phân tán ra ở trong 12 cung:
Giáp Canh Bính Nhâm, Ất Tân Đinh Quý, trong Càn Khôn Cấn Tốn là thần tàng sát một, mỗi cung đều được 44 phân, cho nên Tý cung Nhâm thủy, Mão cung Giáp mộc, Ngọ cung Bính hỏa, Dậu cung Canh kim, Sửu cung Quý thủy, Thìn cung Ất mộc, Mùi cung Đinh hỏa, Tuất cung Tân kim, Dần cung Cấn thổ, Tị cung Tốn mộc, Thân cung Khôn thổ, Hợi cung Càn kim, là Thập nhị Thiên Đức.
Nguyệt Đức, là chỗ phương ngũ hành chiếu tam hợp cục, Thần Nhật Nguyệt hội hợp, Thân Tý Thìn hội thủy cục từ Dậu ra, Canh vào thành cùng Nhâm, Tị Dậu Sửu hội kim cục từ Tý ra, Nhâm vào thành bởi Canh, Hợi Mão Mùi hội mộc cục từ Ngọ ra, Bính vào thành bởi Giáp, Dần Ngọ Tuất hợp hỏa cục từ Mão ra, Giáp vào thành bởi Bính. Còn Thìn Tuất Sửu Mùi bốn tháng thiên địa như nhau, thường khi trời chiếu sáng thì hung thần đều bị chế phục, cho nên có thể hóa hung thành cát. Cho nên ngày tốt nhất là ngày Thiên Đức hoặc là ngày Nguyệt Đức.
Đạo lý đúng là như vậy.

Diêm Đông Tẩu nói: Quý thần tại vị, chư sát tàng một, nhị đức phù trì, chúng hung giải tán.

Tử Dương chân nhân cũng nói: Mệnh phùng Nhị Đức, xuất ra ở năm, tổ đức lưu danh, xuất ra ở tháng, tông công vinh khánh, xuất ra ở ngày, nhân hòa từ thiện, xuất ra ở giờ, con cháu hiền hiếu.

quangvinhn
09-09-14, 22:46
Ấn tinh, là sao sinh ra nhật chủ là chủ thân ta, là cha mẹ ta, Ấn thụ có thể là đại biểu sản nghiệp tổ tông, là ân huệ của cha mẹ, là nguyên khí sinh mệnh, là cội nguồn lực lượng, là văn chương học thức, là trình độ và sức khỏe, là nguồn gốc của sinh mệnh. Thông thường, Ấn thụ cường vượng, là hỷ dụng con người, thanh cao nho nhã, cô độc cẩn thận, tính cách hòa ái, thích yên tĩnh mà không thích động, trời sinh tính không chú ý, thích làm người vui, hòa thuận thiện lương.
Nhị Đức và Ấn thụ nếu đồng cung, cả đời an dật, sẽ không xúc phạm hình pháp, không gặp kẻ cướp, dù cho đụng phải hung họa cũng đa số có thể gặp hung hóa cát, nhập quý cách, mệnh chủ sẽ vinh hoa phú quý, hoặc được nhận lấy tổ nghiệp hiển đạt. Nhập tiện cách, cũng có thể no ấm có dư, phúc thọ song toàn, tức là khiến cho người bị khốn đốn, cũng không mất quân tử. Sở dĩ Thiên Nguyệt nhị Đức có lực lượng kết quả lớn như vậy chính là bình thường hành thiện mà tích đức vậy.

Phép khởi Thiên Đức tinh:
+ Tháng Dần Thiên Đức tinh ở Đinh.
+ Tháng Mão Thiên đức tinh ở Thân.
+ Tháng Thìn Thiên Đức tinh ở Nhâm.
+ Tháng Tị Thiên Đức tinh ở Tân.
+ Tháng Ngọ Thiên Đức tinh ở Hợi.
+ Tháng Mùi Thiên Đức tinh ở Giáp.
+ Tháng Thân Thiên Đức tinh ở Quý.
+ Tháng Dậu Thiên Đức tinh ở Dần.
+ Tháng Tuất Thiên Đức tinh ở Bính.
+ Tháng Hợi Thiên Đức tinh ở Ất.
+ Tháng Tý Thiên Đức tinh ở Tị.
+ Tháng Sửu Thiên Đức tinh ở Canh.

Quyết nói:
1 Đinh 2 Thân cung,
3 Nhâm 4 Tân đồng,
5 Càn 6 Giáp thượng,
7 Quý 8 Dần đồng,
9 Bính 10 cư Ất,
Tý Tốn Sửu Canh trung.

Phép khởi Nguyệt Đức tinh:
+ Tháng Dần Ngọ Tuất Nguyệt Đức ở Bính ( bởi vì tam hợp hỏa cục hóa hỏa, cho nên ở Bính hỏa )
+ Tháng Tị Dậu Sửu Nguyệt Đức ở Canh ( bởi vì tam hợp kim cục hóa kim, cho nên lấy ở Canh kim )
+ Tháng Thân Tý Thìn Nguyệt Đức ở Nhâm ( bởi vì tam hợp thủy cục hóa thủy, cho nên ở Nhâm thủy )
+ Tháng Hợi Mão Mùi Nguyệt Đức ở Giáp ( bởi vì Tam hợp mộc cục hóa mộc, cho nên ở Giáp mộc )
Thiên Đức hợp can hoặc chi xưng là Thiên Đức hợp, chỗ Nguyệt Đức hợp thiên can gọi là Nguyệt Đức hợp, cũng chủ người có tính thiện lương tác dụng gặp hung hóa cát, nhưng cần kết hợp với hỷ kị để luận đoán.
Thiên Nguyệt nhị Đức nếu là xuất hiện ở trong tuế vận cũng có tác dụng.

quangvinhn
09-09-14, 22:48
Hai, Hà tri kỳ nhân ác, tam sát nhận thương trọc
( Làm sao biết mệnh người là Ác?)

Giải thích: Làm thế nào mà theo ở trong bát tự kiểm tra ra một người là ác nhân chứ? Chỗ này là trong sinh mệnh có mang Tam Sát, Thương quan, Dương Nhận bọn này là hung sát, là kị tương hỗn và khắc chiến, đối với tổ hợp mệnh cục là bất lợi.

Tam Sát là Thiên Quan Thất Sát ( lúc là hỷ thần thì gọi là Thiên Quan, lúc là Kị thần thì gọi là Thất Sát ), Vong Thần và Kiếp Sát.

+ Thiên Quan, là đại biểu thế lực xã hội, là đại biểu phản bạn, tâm tính ác độc, hoặc là áp lực từ bên ngoài, là hãm hại, là tổn thương. 《 Tương Tâm phú》nói: Thiên Quan Thất Sát, thế áp tam công, thích tửu sắc mà còn thích đấu tranh, khí hiên ngang mà giúp yếu khinh mạnh, tính tình như gió, hấp tấp nóng vội như Hổ.
《 Lạc Dịch phú 》nói: Sát lâm tử vị định chiêu ngỗ nghịch chi tử. Thất Sát hữu chế giả tắc cát.

+ Vong Thần, Kiếp Sát là hai loại hung thần, Kiếp ý là cướp đoạt, Vong ý là mất hết, Kiếp thần ở chỗ tuyệt của ngũ hành tam hợp cục, còn Vong thần ở chỗ lâm quan của ngũ hành tam hợp cục. Cổ quyết nói: Kiếp Sát là họa không thể gánh nỗi, bỗng chạy nhanh ở đường danh lợi, cần đề phòng tổ nghiệp tiêu ma hết, không bao lâu thì vợ tổn con vong. Thân Tý Thìn thấy Tị, Hợi Mão Mùi thấy Thân, Dần Ngọ Tuất thấy Hợi, Tị Dậu Sửu thấy Dần, lấy chi ngày hoặc chi năm mà khởi luận. Ở trong thực tiễn phát hiện nói Kiếp Sát là kị thần không có cát thần chế hóa sẽ gặp đến cướp bóc, hoặc bản thân làm cướp bóc.

+ Vong thần, ý là chết, là mất. Cho nên mệnh người mang Vong thần dễ gặp cõi âm linh, hoặc được mất tiền tài. Phép khởi cũng là lấy chi ngày hoặc chi năm làm chủ, Dần Ngọ Tuất thấy Tị, Tị Dậu Sửu thấy Thân, Hợi Mão Mùi thấy Dần, Thân Tý Thìn thấy Hợi.
Cổ quyết nói: Vong thần nhập mệnh họa không nhẹ, thân mệnh nếu còn đến đất này, bần cùng khốn trệ qua cả đời, đại hạn giống như bước chân trên tấm băng mỏng.
Chỗ lời nói này nói không phải là tuyệt đối, không phải thấy mang tên Vong thần liền luận là không tốt, Vong thần nhập mệnh chủ người có tâm cơ đối nhân xử thế sâu sắc, cùng với Thất Sát Thương quan đồng trụ là kị sẽ gặp họa kiện tụng lao ngục. Nhưng nếu là hỷ dụng thì chủ dựa vào văn bút mà thành danh. Nếu mệnh mang Vong thần thì thường hay a dua nịnh hót, mưu cơ rất sâu mà có thể làm lớn.

+ Thương quan là dụng là đa tài đa nghệ, thông minh không qua Thất Sát, linh hoạt không qua Thương quan, nếu Thương quan là kị thần, nắm tài kiêu ngạo, tâm cao khí ngạo, đa mưu ít thành, xem người thiên hạ là không hơn mình, sự việc thì không thuận với nó, những điều ngon ngọt ở trên thì không có cơ hội cho hắn. Coi người trong thiên hạ là không bằng hắn, trong mắt không có kỷ cương và pháp luật.

《 Tương Tâm phú 》nói: Thương quan thương tận, đa tài đa nghệ, trì tài ngạo vật nhi khí cao, quỷ trá vũ nhân nhi chí đại.
《Cảnh Giám 》nói: Thương quan vô Tài đáo Nhận giả, hành gian lộng xảo.

+ Dương Nhận là: Qua Lộc khí cực mà sinh Nhận, ở trên trời gọi là Tử Ám tinh chủ sát phạt, ở dưới đất gọi là Dương Nhận, tính tình hung hãn nhưng phải lấy phương Hỷ Kị mà luận. Bất cứ việc gì vật chạy qua khỏi đầu đều là không tốt, cho nên Dương Nhận là hung thần, chủ khắc cha hại vợ, tính tình hung bạo mãnh liệt, phá bại tổ nghiệp, tâm tham lam mà không có lòng trắc ẩn.
Phàm là Bát tự kèm theo năm hung sát ở trên đều là loại hành hung gây ra tội ác.

quangvinhn
09-09-14, 22:49
Ba, Hà tri kỳ nhân mỹ, kim thủy cục trung hội
( Làm sao biết mệnh người là xinh đẹp?)

Giải thích:
〈 Cửu Giáp Tử Bình 〉: Bên trong trụ tàng chứa Kim Thủy tương hàm, là người thông minh lại xinh đẹp.
〈 Kính Vị thiên 〉nói: Dương Phi mạo mỹ, kim sinh thủy vượng, lộc đới đào hoa. Lại nói: Kim Thủy tú lệ. Động Đào tiên.
〈 Tương Tâm phú 〉nói: Nhật quý Dạ quý, triều vinh mộ vinh, nhược kim nhược thủy, nam tử mạo bỉ Phan An, nữ tử mạo tự Vương Sắc.
〈 Tri Nhân phú 〉nói: Kim bạch Thủy thanh, tài mạo tuyệt luân, nữ diễm lệ như Tây Tử tái thế, nam tuấn tú hẳn như là Tống Ngọc sống lại.
Lại nói:
Kim Nhận Thủy thương,
Bế nguyệt tu hoa,
Kim lộc Thủy thực,
Trầm ngư lạc nhạn.
〈 Thốn Kim Sưu Tủy luận 〉nói: Kim quan Thủy ấn phùng sinh vượng, cánh kiêm lộc mã đới đào hoa, thông minh linh lỵ tuấn tiếu tử, phong hoa tuyệt đại trứ tử y.
〈 Nhân Giám luận 〉nói: Tây Thi mạo mỹ, thân tự đa đới trường sinh, Vương Sắc tú lệ, mệnh trung thiểu kiến hỏa thổ.
〈 Nữ mệnh tổng đoán ca 〉nói: Kim Thủy nếu tương phùng, tất là mỹ lệ dung.
Theo cổ phú ở trên có thể nhìn thấy, trong bát tự mệnh có Kim cường Thủy thịnh Mộc tốt, mệnh kèm theo trường sinh, lâm quan, lộc mã, đào hoa, định là xinh đẹp anh tuấn.

Ghi chú: Trong bát tự thấy nhiều chính thần, không có quá nhiều hình xung phá hại cũng chủ là người có tướng mạo không xấu. Dụng thần có lực, bề ngoài cũng thật đẹp.
Bắc kinh bổ trứ: Nữ mệnh, Nhật chủ không nhược, có Ấn thụ sinh ta, Ta sinh Thương Thực cùng khắc ta là Quan Sát đầy đủ, thì trông thường đều là xinh đẹp. Giống như Giáp mộc, được Quý thủy tư nhuận, có Bính Đinh hỏa tiết tú, lại có Canh Tân kim điêu khắc, tất là xinh đẹp.

quangvinhn
09-09-14, 22:49
Bốn, Hà tri kỳ nhân sửu, kim hưu hỗn hỏa thổ
( Làm sao biết mệnh người là xấu xí?)

Giải thích: Kim ngu lẫn hỏa thổ, ý là kim là dụng mà gặp hưu, thủy là dụng mà gặp tù, mộc là dụng mà gặp tuyệt, còn có ý thêm hỏa thổ hỗn tạp.

1, Kim khí hưu tuyệt suy bại tử tuyệt mà mệnh khô là thiên khô, thân nhỏ tướng xấu, tình tính táo bạo.
2, Thủy khí hưu tuyệt suy bại tử tuyệt mà mệnh khô là thiên khô, tướng đen mà xấu xí, hành sự hay phản phục.
3, Mộc khí hưu tuyệt suy bại tử tuyệt mà mệnh khô hay thiên khô, mi mắt bất chính, đứng ngồi không vững.
4, Hỏa thổ khô táo mà không có thủy mộc khai thông, sắc mặt mang ưu sầu, thể xấu thân trọc, mặt vàng thể hôi.

Mệnh lý ở trên là quyết định tướng mạo xấu xí.

quangvinhn
09-09-14, 22:51
Năm, Hà tri kỳ nhân trí, kim thủy mộc hỏa minh
( Làm sao biết mệnh người là tài giỏi, trí tuệ?)

Bạch thoại giải thích: Ai biết đến Chư Cát Lượng, Lưu Bá Ôn, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tổ Xung, chỗ này là bát tự danh nhân ư? Bọn họ là loại người đa mưu túc trí, là phát huy mạnh mẽ ngọn lửa văn hóa, bát tự bọn họ không ngoài các loại ở dưới đây:

1, 《 Thiên Lý Mã 》nói: "Xuân mộc trùng trùng, Hưu là quá vượng mà không có chỗ dựa; Hạ hỏa viêm viêm, chớ làm quá cương mà có oán ghét; Thu kim cứng nhọn tối vi kỳ, Đông thủy uông uông chân khả mỹ." "Mộc phương đủ Dần Mão Thìn, tự có công danh; đất kim đủ Thân Dậu Tuất, không phụ phú quý; Thủy quy về gốc Hợi Tý Sửu, là khách vinh hoa; Hỏa đến chỗ Tị Ngọ Mùi, là người hiển đạt."

2, 〈 Bích Uyên phú 〉nói: "Mộc vượng cần ánh sáng hỏa chiếu, Thu là khả thi; Kim cứng được thủy tương hàm, giỏi về văn học." "Đức Tú Tam Kỳ, danh dương Ngũ Nhạc."

3, 〈 Uyên Hải Tử Bình 〉nói: "Hợi Mão Mùi gặp ở Giáp Ất, phú quý là không nghi ngờ; Dần Ngọ Tuất gặp vị trí Bính Đinh, vinh hoa có chuẩn; Canh Tân cục đủ Tị Dậu Sửu, chức trọng quyền cao; Nhâm Quý cách được Thân Tý Thìn, đủ tài học giỏi; Mậu Kỷ đủ tứ quý, vinh quan chư tào."

4, 5, 〈 Huyền Cơ phú 〉nói: "Tam Kỳ đắc vị, Hoa mộc lan vạn lý phong hầu; Nhị Đức quy hằng, Lý Thanh chiếu cửu thu bộ nguyệt; Nhật chủ chính quý, tiết hiệu thư lưỡng tấn kim hoa; Nhất Mã đà Quan, ban tiệp hảo viên bút tu sử."

6, 〈 Kim Ngọc phú 〉nói: "Học thường gặp Dịch Mã, sơn đẩu văn chương; song ngư du mặc trì, tuyệt đại tài hoa." Cục toàn phượng hổ, lương tương chi tài; trụ bị vân long, đại nhân tông đức."

7, 〈 Tinh Mệnh tập yếu 〉nói: "Kim mệnh lâm thanh trì, mộng bút sinh hoa; thủy mệnh nhập tùng lâm, khái thóa thành châu; mộc mệnh hành phong hậu, cẩm tâm tú khẩu; hỏa mệnh đắc cam lâm, ỷ mã khả đãi."

8, 〈 Luận Mệnh chỉ yếu 〉nói: "Mộc mệnh đắc thủy ấn, đào lý tất thuộc xuân cung; thủy mệnh đắc kim ấn, tinh anh định quy đồng đài; hỏa mệnh đắc mộc ấn, lạc dương kinh hô chỉ quý; kim mệnh đắc thổ ấn, ngọc điện tu đương tẩu mã." Tân triều Dương, Ất Thử quý, văn học chi thần; Nhâm xu Cấn, Giáp xu Càn, đài các chi sĩ."

9, 《 Lạc Lục mạn đàm 》 thuyết: "Dụng quan nhi đắc ấn, tam đài tán kỳ; dụng sát nhi phùng thương, lưỡng phủ xưng tuyệt; dụng thực nhi phùng tài, lộc minh phó yến; dụng tài nhi ngộ quan, nhạn tháp đề danh." 〈 Lạc Lục mạn đàm 〉nói: Dụng Ấn mà được Quan, xưng ở Tam Thai ( Sao thai còn gọi là Tam Thai hay sao Tam-Thai. Sách thiên văn nói sao ấy như ngôi Tam-công, cho nên trong thư từ tôn ai cũng gọi là Thai), dụng Sát mà gặp Thực, hai phủ là tuyệt vời, dụng Tài mà gặp Thực. Lộc mệnh được ẩm thực, dụng Quan mà gặp Tài, đề danh nhạn tháp.

10, 《 Tam Mệnh thông hội 》 nói: "Bởi vì mộc gặp kim thịnh, tạo thành tài năng đống lương ( trụ cột); Thủy nhiều gặp Thổ, cần có công thành đê ngạn; hỏa đoán Thu kim, đúc thành mũi nhọn thanh kiếm sắc bén; Mộc khai thông vượng thổ, hòa bồi thành Giá Sắc; hỏa viêm có thủy, văn danh là Ký Tế; Thủy ít kim nhiều, hiệu viết là tượng thể toàn ( thân thể đầy đủ).

11, 《 Bảo Giám 》nói: "Quý mộc vô căn theo vợ là phúc, bỗng lộc và tước vị đều cao; Hạ hỏa phai sắc phối phu là vinh, công danh hiển đạt; Hỏa hướng xuân đến kim thủy vượng, tốt ở cầu danh; Thổ đến quý địa thấy kim trọng, tương lai làm quan; Bính Đinh Đông thịnh thủy nguyên thanh, tước lộc song toàn đăng ngự các; Củng Lộc, Giáp Lộc, Củng Quý, có tước vị ở trên cao; Đảo Xung, Diêu Tị, Lan Can, công danh đều hiển đạt."

quangvinhn
09-09-14, 22:52
Sáu, Hà tri kỳ nhân ngu, thủy tuyệt hỏa thổ hỗn
( Làm sao biết mệnh người là ngu dốt?)

Giải thích: Một người ngu dốt, đa số dụng thần là thủy nhưng mà lâm tuyệt địa vừa là kị thần hỏa thổ hỗn tạp.

1〈 Bảo Giám 〉nói:
Kim thủy tú lệ giàu chỉ huy,
Hỏa thổ tương hỗn tất ngu ngoan.

Lại nói:
Hỏa viêm thổ táo làm sao dụng,
Định là người nhơ nhớp tầm thường.

2〈 Nhân Giám luận 〉: Hỏa viêm thổ táo, vạn vật không sinh.
Trong Bát tự thổ nhiều không có thủy là táo thổ, thổ nhiều không có kim là thổ chết, thổ nhiều không có mộc là thổ bỏ hoang, cho nên mệnh có hỏa viêm thổ vượng đa số là mệnh ngu. Hỏa mặc dù là Ấn thụ nhưng mà mệnh có ngũ hành thiên khô thì đa số là ngu xuẩn si ngốc.
Ngoài ra, cũng đa số là tầm thường không có chí, đi khắp nơi không chỗ dừng, người khó được ấm no.
Như có một vài bát tự dưới đây:

Mậu Thân/ Kỷ Mùi/ Bính Ngọ/ Ất Mùi.
Chỗ này chính là bát tự hỏa viêm thổ táo, thổ hậu mai kim, thổ trọng mộc chiết.
Ghi chú: Chỗ này là bát tự thân cường, Ấn là kị, dụng Thân là dụng thần, tiếc rằng Mùi bị giòn tổn thương, lại không có gốc cùng với nhật chủ là vô tình.

Mậu Tuất/ Đinh Tị/ Kỷ Mùi/ Bính Dần.
Chỗ này chính là mệnh hỏa đa mộc phần, hỏa vượng thổ tiêu.
Ghi chú: Tạo này phương pháp mới đa số là luận Tòng Cường, nhưng không biết lý lẽ ngũ hành lấy trung hòa là quý.

Lại như: Canh Tuất/ Ất Sửu/ Bính Thìn/ Mậu Tuất.
Là mệnh Thổ đa kim mai, thủy tắc mộc chiết hỏa hối.
Ghi chú: Bát tự này thân nhược, địa chi thổ vượng tiết khí nghiêm trọng, thủ mộc là dụng, đáng tiếc Ấn tinh Ất mộc bị Canh hợp bán là kị.

quangvinhn
09-09-14, 22:53
Bảy, Hà tri kỳ nhân phúc? Tài tinh thông môn hộ
( Làm sao biết mệnh người giàu có?)

Bạch Thoại giải thích: Ta khắc là Tài tinh, nó là đại biểu dấu hiệu tiền bạc, là tiêu chí giàu có, nhân loại dựa vào lấy làm cơ sở vật chất để sinh tồn, là Mã tinh, là phú khí, là gốc dưỡng mệnh. Tài tinh có thể làm cho người giàu có, chỗ này là cách nói trừu tượng qua loa, thế nào Tài là có thể khiến cho con người dẫn đến giàu có chứ? Tại sao biết theo bát tự của con người thì hiểu được nó là chỗ chủ tài phú ông chứ? Chỉ cần mệnh chủ trong mệnh cục có "Tài tinh thông môn hộ", thì hiểu ra ngay.
Chỗ gọi là "Tài tinh thông môn hộ":
+ Một là, Tài vượng, thân vượng mà có Thực Thương chế phục Tỉ Kiếp;
+ Hai là, thân vượng Tài vượng không có Thực Thương chế phục Tỉ Kiếp mà có Quan tinh hoặc là Sát tinh chế phục Tỉ Kiếp;
+ Ba là, thân vượng Ấn vượng mà Thực Thương lại không có lực, mà có Tài tinh đắc lệnh, đắc địa, đắc thế mà trở thành cục Thân Tài lưỡng vượng;
+ Bốn là, thân vượng Quan suy Sát nhược nhưng mà Ấn thụ có lực lượng dự trữ, mà Tài tinh nắm lệnh nhận vượng;
+ Năm là, thân vượng Tỉ Kiếp nhiều mà không có Ấn thụ, Tài tuy nhược nhưng có Thực Thương cường vượng sinh Tài;
+ Sáu là, Tài tinh cường vượng lại có Thực Thương sinh Tài mà bản thân lại suy bại hư nhược lại không thấy Ấn thụ Tỉ Kiếp;
+ Bảy là, thân vượng Tài vượng lại có Tỉ Kiếp mà Quan Sát nắm quyền;

Bảy loại tình huống bên trên đều gọi là "Tài tinh thông môn hộ" . Chỉ cần có một trong bảy loại kể trên, thì chính là mệnh chủ tài phú ông.

quangvinhn
09-09-14, 22:54
Tám, Hà tri kỳ nhân quý? Quan tinh hữu lý hội.
( Làm sao biết mệnh người là quý?)

Bạch thoại giải thích: Khắc ta là Quan tinh, nó là tượng trưng quyền lợi, là tiêu chí địa vị, lá cờ thanh danh, đại biểu dấu hiệu uy nghiêm, là tước vị là bổng lộc, là quý khí, là vật phúc thân. Từ xưa đến nay, ít nhiều anh hùng hào kiệt, sĩ nhân học tử, chủ tài phú ông không thể không có thèm thuồng ba thước mộng hồn điên đảo, tại sao ở trong tứ trụ bát tự xem thì hiểu biết ngay người có hi vọng cầu quan, thì biết người có quan vị lâu dài hoặc quan vận hanh thông chứ?
+ Một là, Thân vượng Quan vượng mà có Ấn sinh thân và có Tài sinh Quan;
+ Hai là, Thân vượng Quan nhược mà có Tài sinh Quan;
+ Ba là, Thân vượng mà Quan thấu Tài ám lại không thấy Thực thần Thương quan;
+ Bốn là, Thân nhược Ấn vượng Quan cường;
+ Năm là, Ấn vượng Quan nhược mà Tài sinh Quan;
+ Sáu là, Thân vượng Ấn suy Quan cường mà không thấy Tài tinh;
+ Bảy là, Kiếp trọng Tài khinh mà Quan tinh cường vượng;
+ Tám là, Tài tinh phá Ấn mà có Quan sinh Ấn;
+ Chín là, Dụng Quan mà Quan tàng Tài cũng tàng;
+ Mười là, dụng Ấn mà Ấn lộ Quan cũng lộ;
+ Mười một là, Thân quá cực nhược không có Ấn thụ cũng không có Tỉ Kiếp mà Quan cường Tài vượng;

Mười một chủng loại ở bên trên đều gọi là "Quan tinh hữu lý hội" . Được một trong đó, tất định làm quan mà hiển quý.

quangvinhn
09-09-14, 22:55
Chín, Hà tri kỳ nhân bần? Tài tinh phản bất chân.
( Làm sao biết mệnh người là nghèo khó?)

Bạch thoại giải thích: Có người trong bát tự tứ trụ chỉ thấy Tài tinh mập mờ, có thể nó nghèo rớt mồng tơi, nghèo xác xơ, chỗ này nguyên nhân là tại sao chứ? Chỗ này cho rằng trong mệnh cục của nó có Tài tinh không phải là hỷ thần, mà là kị thần, chỗ này gọi là "Tài tinh bất chân" .
Tài tinh bất chân có 9 loại tình huống:
Một là, Tài vượng mà Thực Thương cũng nhiều mà còn tiết hao tinh lực nguyên khí nhật chủ là thái quá;
Hai là, Tài nhược hỷ Thực Thương sinh mà thấy vượng Ấn mà khắc Thực Thương;
Ba là, Tài nhược có Tỉ Kiếp mà lại không thấy Thực thần Thương quan;
Bốn là, Tài vượng Tài nhiều mà hỷ Tỉ Kiếp tiết hao nhưng lại có Quan Sát chế phục Tỉ Kiếp;
Năm là, Tài nhiều hỷ Ấn mà Ấn lại bị chỗ vượng Tài phá hoại;
Sáu là, Kị Ấn hỷ Tài mà Tài lại đi sinh Quan;
Bảy là, Quan nhiều hỷ Ấn mà Tài tinh phá Ấn;
Tám là, Kị Tài mà Tài hợp Nhàn thần lại hóa thành Tài tinh;
Chín là, Quan vượng hỷ Ấn mà Tài tinh được cục;

Chín loại tình huống kể trên tức là gọi "Tài tinh bất chân" mà đạo lý là bần cùng vậy.

quangvinhn
09-09-14, 22:56
Mười, Hà tri kỳ nhân tiện? Quan tinh hoàn toàn không thấy.
( Làm sao biết mệnh người là Tiện?)

Trên thế giới rộng lớn, có người là thành nô tỳ, ca kỹ, bị người ép buộc, tạo điều kiện cho người đùa vui, nguyên nhân chỗ này là tại sao chứ?
Người này chính là trong mệnh cục không thấy quý khí Quan tinh. Bất quá trong phú quý, vị tất là không có tiện; trong bần tiện, vị tất là không có quý; ngày xưa mà một chữ Tiện là không dễ biết vậy. Thân nhược Quan vượng, có hay không có Ấn thụ hóa giải, chỉ lấy Thương quan Thực thần cưỡng chế, chỗ này là thứ nhất vậy; Thân nhược Ấn suy, không lấy Quan tinh sinh Ấn, lại lấy Tài tinh phá Ấn, chỗ này là hai vậy; Tài cường thân nhược, không lấy Tỉ Kiếp bảo vệ Lộc bang thân, trái lại mà kị Tỉ Kiếp đoạt Tài, cách này chủ người lại mất thánh hiền giáo huấn, không nghĩ đến tổ đức tông công, mà gây ra họa sinh bất trắc, tai họa đến con cháu, chỗ này là ba vậy; Thân nhược Ấn khinh, thân vượng không có Tài, hoặc thân vượng Quan nhược, Tài tinh không hiện, cách này là mấu chốt chủ xứ bần khốn không thể thay đổi, nhớ là cũng không gặp phú quý, không lễ phép không được, không chính nghĩa không lấy, chỉ biết ham tiền tài mà lưu luyến hố tiền, chỉ hiển đạt một thời, vui với cái giỏ cái gáo mà cam chịu cái guốc cũ, cuối cùng nhận lấy cái tiếng tốt.
Lý này là có ba loại Quan tinh không thấy, đó là:
Một là, Quan khinh Ấn trọng mà thân vượng, hoặc Quan trọng Ấn khinh mà thân nhược, hoặc Quan Ấn lực lượng là tương đương, nhưng mà chỗ mệnh cục ở trong trạng thái hưu tù, chỗ này chính là cách cục Thượng đẳng Quan tinh không thấy.

Hai là, Quan khinh Kiếp tài Tỉ kiên trọng, lại không thấy Tài tinh; hoặc Quan Sát trọng mà không có Ấn thụ; hoặc Tài khinh mà Tỉ Kiếp trọng, Quan tinh lại tiềm phục không thấu; Chỗ này là mệnh cục Trung đẳng Quan tinh không thấy.

Ba là, Quan tinh vượng mà hỷ Ấn nhưng có Tài tinh phá Ấn; hoặc có Quan Sát trọng mà không có Ấn, Thực Thương cường chế Quan Sát; hoặc là Quan nhiều kị Tài mà Tài tinh đắc cục nhận vượng; hoặc là hỷ Quan tinh mà Quan tinh đi hợp thần khác hóa thành Thương Quan; hoặc là kị Quan tinh, mà có thần khác đến hợp Quan tinh lại hóa thành Quan tinh; đây là mệnh cách Hạ đẳng Quan tinh không thấy.

Tình huống kể trên, lý lẽ nghiên cứu rất là tỉ mĩ, không những phân rõ quý tiện, hơn nữa hiền ngu thanh trọc cũng nhìn qua là thấy ngay.

quangvinhn
09-09-14, 22:56
Mười một, Hà tri kỳ nhân cát? Hỷ thần vi phụ bật.
( Làm sao biết mệnh người gặp Cát?)

Có người không cầu đại phú đại quý, hoặc là đã trở thành phú quý, hoặc là chỉ có no ấm bình thường, hoặc cho dù là bần, nguyện vọng giống nhau là được bình an thuận lợi bình yên khỏe mạnh. Ở trong mệnh cục bát tự, vận hạn, lưu niên muốn người khác để nhìn ra hai chữ cát lợi, thật đúng là không thể dễ dàng chút nào! Phải được cát lợi, chỗ này chính là theo như lời trong Kinh Hà tri "Hỷ thần vi phụ bật" . Tại sao gọi là Hỷ thần vi phụ bật chứ? Cái gọi là Hỷ thần, tức là thần giữ gìn phụ tá mệnh chủ và nuôi dưỡng phù trì dụng thần mệnh cách vậy. Trong trụ là thần chỗ hỷ cho mệnh chủ và dụng thần, duy trì phò tá mệnh cách là trước sau như một, trung thành không thay đổi, tất cả lực lượng nhất định phải là đại cát đại lợi, nhưng xu thế chung là bình yên hòa thuận, mà khiến cho bên trong mệnh chủ thật sự là kiên cố, chủ thuận theo hòa hợp, thỏa đáng, cai quản đúng phương pháp, cho dù có một hai chỗ kị thần công kích đảo loạn, cũng không thành hung, tựa như quốc thái dân an, chính thông nhân hòa, thì không lo giặc ngoại xâm xâm phạm.

Nếu bát tự trước tiên phải có Hỷ thần, mà Dụng thần đắc thế, chủ cả đời gặp cát mà không gặp hung. Cho nên mà Hỷ thần chính là Cát thần vậy, nếu như trong mệnh cục chỉ có dụng thần mà không có hỷ thần, tuế vận không gặp kị thần thì không có hại, một khi thấy Kị thần liền gặp hung. Như Mậu thổ sinh vào tháng Dần, lấy cung Dần có Giáp mộc làm dụng thần, mà Canh Tân Thân Dậu kim có thể khắc Giáp mộc tất là kị thần, nguyên thần mệnh chủ dày, thì lấy Nhâm Quý Hợi Tý thủy làm hỷ thần, vì kim thấy thủy mà sợ, bởi vì kim sinh thủy thì nguyên khí bị tiết hao, không có lực khắc mộc vậy; mà thủy lại sinh mộc, làm cho mộc càng thêm cường vượng, kim có thể khắc mộc nhưng mộc cứng thì kim khuyết vậy. Lại như thân nhược thì lấy Bính hỏa ở trong Dần làm dụng thần, hỷ thiên can thấu xuất, Quý thủy là kị thần, lấy Tỉ kiếp làm hỷ thần, cho nên dụng Quan và dụng Ấn là có khác nhau. Dụng Quan, thân vượng có thể lấy Tài là hỷ thần; Dụng Ấn thân nhược có Tỉ Kiếp, sau đó thì dụng Quan tinh làm hỷ thần, khiến cho Kiếp khử Tài tinh, thì Ấn thụ không bị thương, ý là không có trợ giúp Quan tinh vậy, như nguyên cục có dụng thần mà không có hỷ thần, mà dụng thần nắm khí đắc lệnh, khí tượng hùng tráng, đại thế kiên cố, tứ trụ an hòa, dụng thần dán chặt, không tranh không đố, cho dù gặp phải kị thần, cũng không thành hung, như nguyên cục không có hỷ thần, lại có kị thần, hoặc là ám phục, hoặc là lộ rõ, hoặc cùng kề bên dụng thần, hoặc tranh hoặc khắc; hoặc là dụng thần không nắm lệnh, hoặc là tuế vận dẫn ra kị thần, trợ giúp kị thần, xác định là tượng quốc gia xuất ra gian thần, bên trong thông với giặc ngoại xâm, hai mặt giáp công, thì hung lập tức thấy ngay. Đây là lấy Mậu thổ làm điển hình mà luận, còn lại cứ theo cách trên mà suy ra.

quangvinhn
09-09-14, 22:57
Mười hai, Hà tri kỳ nhân hung? Kị thần triển chuyển công.
( Làm sao biết mệnh người gặp Hung?)

Từ Tử Bình đại sư cho rằng: Trong mệnh có Tài Quan vô khí, dụng thần vô lực, bất quá chỉ là không có chỗ làm là không hưng vượng phát đạt mà thôi, nhưng sẽ không phát sinh hung hiểm tai họa; nếu như kị thần quá nhiều, hoặc gặp hình xung phá hại, mà khí số tuế vận lại đến trợ giúp kị thần, triển chuyển công kích, mà bên trong cục lại không có thần phòng ngự, hơn nữa mệnh chủ lại không thể bỏ mệnh mà tòng theo, như vậy hình thương phá bại thì sẽ theo nhau mà đến, phát sinh tai họa tung hoành, cuối cùng là không cát lợi.
Đây là nói: Kị thần, là thần làm tổn hại thể dụng, cho nên mà bát tự trước tiên cần phải có hỷ thần, như vậy, kị thần sẽ phải thất thế, nói về hình tượng, kị thần chính là bệnh hại, hỷ thần chính là y dược, có bệnh hại mà được gặp y dược, thì cát; có bệnh hại mà không có y dược, thì hung. Cả đời cát ít hại nhiều, nguyên nhân chính là bởi vì kị thần đắc thế. Ví dụ như, người sinh tháng Dần, không thể dụng Giáp mộc mà dụng Mậu thổ, thì Giáp mộc chính là kị thần nắm lệnh thừa vượng, thì phải xem ý chí mệnh chủ và xu hướng hỷ kị. Nếu như mệnh chủ hỷ hỏa mà hóa, hoặc dụng kim để chế, được sắp xếp thỏa đáng đến chỗ tốt, lại gặp khí số tuế vận phù trì hỷ thần mà ức chế kị thần, lại không có khí số cùng với kị thần kết thành bè đảng, bất quá cuối cùng là lao khổ không có chỗ phát đạt mà thôi; nếu không có hỏa hóa, không có kim chế, trái lại mà gặp thủy sinh, tuế vận lại cùng với kị thần kết thành bè đảng hoặc phù trợ kị thần, gây tổn thương hỷ thần của ta, triển chuyển tấn công, như vậy, cả đời mệnh chủ gặp hung họa là rất nhiều, đến già cũng không cát. Luận mộc như vậy, còn lại cứ theo như thế mà suy ra.

quangvinhn
09-09-14, 22:57
Mười ba, Hà tri kỳ nhân thọ? Tính định nguyên thần thuần.
( Làm sao biết mệnh người Thọ?)

《 Thiên Lý Mã 》nói: "Thủy quy Đông vượng, bình sinh khoái lạc vô ưu; Mộc hướng xuân sinh, xứ thế an nhiên hữu thọ." Mệnh có âm dương động tĩnh, thủy đến mùa Đông, trong xanh an tĩnh, cho nên vui mừng mà không lo phiền; Mộc hướng Xuân sinh, được sinh khí Tam dương Tứ dương Ngũ dương, cho nên an nhiên mà thọ. Mệnh lý cho rằng: Tĩnh là thọ, trong trụ không có xung không có hợp, làm cho khí gốc Tiên thiên sẽ không phát sinh bản chất biến hóa, không khuyết không tham, do đó làm cho tính định ( tính cách ổn định) vậy, chỗ này gọi là Nguyên Thần cố thuần ( bền vững); chỗ này gọi là Tinh Khí Thần đầy đủ vậy. Quan tinh không tuyệt, Tài tinh không diệt, Thương quan có khí, Thực thần có lực, thân nhược có Ấn vượng, bản khí đề cương phụ tá cho mệnh chủ, dụng thần có lực, thời thượng sinh căn (bởi vì trụ giờ là chỗ quy túc cả đời người), vận không có đất tử tuyệt, đều là nói Nguyên thần thuần hậu.
Lại xem mệnh Giáp Ất Dần Mão khí mộc, không gặp xung khắc tiết hao suy bại, không gặp thiên vượng phù phiếm, mà chỗ sinh khắc chế hóa an bình, nhất định là người trường thọ. Mộc chủ Nhân, Nhân là thọ, đây là thuật Tử Bình sự thực đã nhiều lần trắc nghiệm.

〈 Tích Thiên Tủy 〉Nhậm đại sư cũng nói: " Năm chữ: Nhân Tĩnh Khoan Đức Hậu là tượng trưng cho người trường thọ." Tứ trụ nếu như như được chỗ này, khí số ngũ hành sinh trưởng đồng đều, chỗ Nhàn thần thì hợp hóa, chỗ hỷ thần thì lưu tồn, không có tượng khí khuyết hãm, ý nghĩa lại không có thiên không có khô thì chính là Tính định. Riêng mệnh Tính định không sinh tham lam, không làm việc cẩu thả, là người khoan hậu hòa bình, nhân đức đều đủ, loại mệnh này, không thể không có phú quý phúc thọ; Chỗ nói Nguyên thần hậu, đơn giản là Quan nhược gặp Tài, Tài khinh mà gặp Thực Thương, thân vượng mà Thực Thương cũng vượng liền có thể tiếp nạp xuất ra thanh tú, thân nhược mà gặp Ấn thụ sinh thân, chỗ hỷ thần đều là chỗ cần đề cương, chỗ kị vật tất cả đều thất lệnh, đề cương và thời quy ( đề cương tức là nguyệt lệnh, thời quy là trụ giờ) có tình, hành vận và hỷ dụng thần không phản nghịch, chỗ này đều gọi là Nguyên thần hậu xứ. Nói tóm lại, Nguyên thần thanh tĩnh mà thuần túy, nhất định là phú quý trường thọ; hỗn trọc mà hỗn tạp, nhất định là bần tiện yểu chiết.

quangvinhn
09-09-14, 22:58
Mười bốn, Hà tri kỳ nhân yểu? Khí trọc Thần khô liễu.
( Làm sao biết mệnh người Yểu thọ?)

《 Huyền Cơ phú 》nói: "Cam La đoản mệnh, đều là do Nhất Mã phùng tuyệt; Nhan Hồi yểu chiết, chỉ vì Tứ đại giai không."
Tướng Tần Cam La, 12 tuổi được vua Tần bái làm Hữu Thừa tướng, bát tự ông ấy là Thiên nguyên ( thiên can ngày) Mậu Tý, Nhật nguyên tọa dưới Tý thủy Chính Tài là dụng thần, đã là Nhất Mã ( Tài) nắm quyền, sinh ở tháng Dậu. Dậu kim sinh Tý thủy, là kim thủy tương hàm, cho nên thông minh tuyệt luân; chỗ sinh năm Dần, đến Mậu vận, ( 10 năm hành vận ) gặp năm Ngọ, Dần Ngọ Tuất tam hợp hỏa cục, hỏa vượng khắc kim, hỷ thần Thương quan bị khắc, không thể sinh Tài tinh, hỏa vượng sinh thổ mà khắc thủy, khiến cho dụng thần Tý thủy tử tuyệt, cho nên lúc 16 tuổi chết (quy thiên), là một thiếu niên thiên tài là nhà chính trị ngoại giao lại chết yểu như vậy.
Còn Nhan Hồi là môn sinh đắc ý của Khổng Tử, hiệu xưng là Tiểu Khổng Tử, tứ trụ ông ấy là Giáp Tý/ Giáp Ngọ/ Giáp Dần/ Giáp Thân, "Tuần Giáp Tý Giáp Ngọ, trụ gặp thủy tuyệt lưu; tuần Giáp Dần Giáp Thân, khó cầu kim khí." Chính là bởi vì bát tự của ông ấy phạm Tứ đại Không vong, cho nên một thanh niên đại học giả năm vừa mới xác lập liền hồn quy xa mà hận ông trời. Chính là nói: Vận mệnh bọn họ là "Khí trọc thần khô liễu."

Mệnh Khí trọc, Thần khô khá là dễ xem:
+ Một là, Ấn thụ thái vượng, mệnh chủ thân vượng vô y ( không có chỗ dựa);
+ Hai là, Quan Sát thái vượng khắc thân thái quá, mệnh chủ kêu trời không ứng, gọi đất không linh.
+ Ba là, Kị thần cường vượng mà hỷ thần tử tuyệt;
+ Bốn là, Xứ dụng thần ở tám phương bốn phía đều có mưa gió bao phủ, chỗ bị cô lập mà không có thành tựu;
+ Năm là, Tứ trụ xung mà không hòa;
+ Sáu là, khí số hoặc là Thấp mà trệ, hoặc là Táo mà uất.

Tinh hao khí tiết, tháng nghịch giờ bỏ đi, đều thuộc về phạm trù Khí trọc Thần khô, chủ người không có thọ vậy.
Mệnh Khí trọc Thần khô ở một vài trường hợp dưới đây chính là dễ biến đổi thành mệnh xấu. Chỗ nói bốn chữ “ Khí trọc Thần khô” , có thể phân ra mà nói, chữ Trọc coi như là mệnh nhược mà luận, Khí trọc, là chỉ Nhật nguyên thất lệnh, dụng thần thiên suy, kị thần thiên vượng, đề cương và thời quy ( trụ giờ) không có tình quan tâm, gốc năm lại cùng với Nhật nguyên bản chủ ( Bản là năm là gốc, Chủ là ngày là mệnh chủ) là bất hòa, hỷ xung mà không xung, kị hợp mà lại hợp, đại vận và hỷ thần lại vô tình, trái lại mà cùng với kị thần kết thành bè đảng sinh cho nhau, mặc dù sẽ không trường thọ,nhưng có con cháu thừa tự. Thần khô, là thân nhược mà có Ấn thụ quá trọng; thân vượng mà khắc tiết hoàn toàn không có; Sát vượng dụng Ấn mà lại gặp Tài tinh phá Ấn; thân nhược không có Ấn mà lại gặp nhiều Thực thần Thương quan mà cường vượng làm tiêu hao tổn thương tinh lực nguyên khí bản thân của mệnh chủ; hoặc là kim hàn thủy lạnh mà thổ lại thấp; hoặc là hỏa viêm tạo ra đất táo khô còn mộc lại khô; mệnh chủ dạng này, chủ vừa yểu chiết vừa không có con cái.

quangvinhn
09-09-14, 22:59
Mười lăm, Hà tri nhân thất hỗ? Niên nguyệt Tài bị Kiếp.
( Làm sao biết mệnh người là không có chỗ nương tựa?)

Bạch thoại giải thích: Bạn phải giữ chữ Tín trong lúc dự đoán vận mệnh bát tự, con người lúc nhỏ khắc cha mà mất chỗ nương tựa, vậy bạn dựa vào phương pháp nào để suy đoán chứ? Nếu như bạn nắm khẩu quyết dưới đây học thuộc lòng để giải thích, bạn sẽ không hỗ thẹn là một người dự đoán ưu tú.
Mệnh lấy Thiên Tài là cha, không có Thiên Tài thì xem Chính Tài, không có Tài thì xem Quan, Quan có thể lập Tài.

1, 《 Thiên Lý Mã 》nói: Tài nguyên bị Kiếp, mệnh cha mất sớm.
2, 《 Tam Mệnh thông hội 》nói: Tháng gặp Kiến Lộc không có Tài Quan, cha chết đất người; nam gặp Lộc Mã có khắc phá, cha chết bên ngoài quê hương.
3, 《 Luận Mệnh tế phát 》nói: Ta rõ nó ám, tượng đi theo nó, lúc cha chết không đưa được linh cửu. Canh kim hóa thành hỏa đối xung, cha chết thấy máu là không nghi ngờ.
4, 《 Tạp Luận khẩu quyết 》: Luận cách hóa, hóa là Chân, danh thế công khanh; hóa là Giả, cô nhi dị tính.
5, 《 Thương Quan thuyết 》: Thân vượng mang nhiều Ấn thụ, bị thương thì khắc cha mẹ. Quan Sát hỗn tạp, chủ khắc Tài, Tài đa thân nhược, nhất định là khắc cha mẹ.
6, 《 Kim Ngọc phú 》: Dương Nhận Thất Sát, chuyên đoạt Tài hóa Quỷ, chủ khắc cha hại vợ. Tài tinh bị phá, mất cha, xa rời nghề nghiệp, tha hương; Ấn thụ bị thương, bỏ cơ nghiệp tổ tiên mà xa rời quê hương.
7, 《 U Vi phú 》nói: Lúc nhỏ mất cha, Thiên Tài lâm tử tuyệt Sát Quan; lúc nhỏ mất chỗ dựa, do Tài tọa ở đất Tỉ Kiếp Nhận.
8, 《 Tiêu Tức phú 》: Can năm khắc can tháng, ông còn mà cha mất; gốc ( năm) phá đề cương, tổ còn cha chết.
9, 《 Nguyên Lý phú 》: Thiên Tài tử tuyệt, Ấn thụ sinh vượng, mất chỗ dựa mà đi theo cha mẹ vợ; Quan Sát cường thịnh, Mã tinh suy bại, rõ ràng là khắc cha mà đi theo mẹ.
10, 《 Lục Thần phú 》: Tài lâm sinh Khố phá sinh Quan, phụng thờ dòng họ hai nhà. Thân tọa Tỉ kiên nắm thành cục, giống như mấy độ làm tân lang ( chú rễ).

Cha chết là không còn chỗ dựa, nhìn thông tin sớm khắc cha nhận định tuy là nhiều, nhưng luận theo 10 cách kể trên là chủ yếu, tất cả luận điểm khác đều sẽ không vượt qua khỏi đầu mối này. Lấy phép này suy đoán, trăm không mất một.

quangvinhn
09-09-14, 22:59
Mười sáu, Hà tri huynh đệ đa? Tỉ kiếp tự tinh la.
( Làm sao biết mệnh người có nhiều anh em?)

Bạch thoại giải thích: Nếu muốn biết anh em của một người nhiều ít và cường nhược hưng suy, vừa nhìn bát tự tứ trụ bày ra thì biết ngay, nhưng thấy trong mệnh cục Tỉ kiên Kiếp tài tinh bày ra, nhiều mà cường vượng, thì biết người đó có anh chị em nhiều, đồng loại với ta là Tỉ Kiếp, đồng loại đồng tính là Tỉ kiên, đồng loại dị tính là Kiếp tài; cho nên nam mệnh lấy Tỉ kiên là anh em trai, kiếp tài là là chị em gái; nữ mệnh lấy Tỉ kiên là chị em gái, Kiếp tài là anh em trai.
Tỉ Kiếp nhiều, thì anh em trai chị em gái nhiều, hành vận kị Ấn thụ, Tỉ Kiếp, thích hợp hành vận Quan Sát, Tài, Thực Thương, hành vận Quan Sát thì là thân vượng đảm Quan giữ Sát, chủ là làm quan lại, nhất định quyền uy hiển hách. Hành vận Tài, thì chủ thân vượng nắm tài, 《 Lục Thần thiên 》nói: "Giữ Tỉ Kiếp mà gặp Tài, lưng quấn bạc triệu."
Hành vận Thương quan Thực thần, thì chủ thân vượng có lực có thể nuôi dưỡng và lợi dụng Thực Thương, thì khiến cho Thực Thương xuất ra, Thực thần thổ tú, Thực Thương là có thể sinh Tài, lại có thể chế Sát, ( Quan nhiều là Sát, Thiên Tài là Sát, Tỉ Kiếp là Dương Nhận sát ) hóa quyền, nhất định phú quý song toàn.
Cho nên, Tỉ Kiếp là lúc hỷ thần, dụng thần, tức có thể là trợ lực trợ uy trợ thế cho ta, chỗ này gọi là bảo vệ Lộc bang thân; là lúc kị thần, thì chủ bại tài phá tài, kháng lại Quan tổn hại Quan, hại hao tiết Ấn thụ và họa là vật cực tất phản khí đầy thì nghiêng đổ, do vậy, Tỉ Kiếp còn gọi là Dương Nhận Kiếp.

quangvinhn
09-09-14, 23:00
Mười bảy, Hà tri nhân thê hiền? Tài tinh tọa hạ miên.
( Làm sao mà biết mệnh có vợ hiền?)

Bạch thoại giải thích: Thầy đoán mệnh ở lúc đoán mệnh cho người ta thường nói: "Trong sinh mệnh của bạn hẳn là ứng với vợ hiền." Lời nói này, luôn được mọi người khen ngợi, tại sao lại nhất định ca ngợi cho rằng thầy nói đúng, một tuyệt chiêu này bí ảo là ở chỗ nào chứ?

《 Hà Tri ca 》chỉ một lời mà phá thiên cơ, tức là "Tài tinh tọa hạ miên" vậy. Tài tinh tọa hạ miên là sao chứ?
Chính là nhật chủ thân vượng hỷ Tài, hoặc là cần phải dụng Tài, mà mệnh cục chỉ có một vị Tài tinh, sinh ở trong địa chi Nhật nguyên tức là tọa dưới bản mệnh, giống như người sinh ở các ngày: Mậu Tý, Nhâm Ngọ, Quý Tị, Kỷ Hợi, Tân Mão, Đinh Dậu, đều là ngày tọa Tài tinh, mà Tài tinh này ở trong tứ trụ lại có Thực Thương nuôi dưỡng nó, hơn nữa bản thân của nó ở trên tiết mùa thời lệnh lại là ở xứ vượng tướng, mà trong cục chỗ xuất hiện Tỉ Kiếp lại có Quan tinh chế phục, chỗ này chính là thân vượng Tài vượng, nam mệnh lấy Tài tinh làm vợ, mà chỉ có một vị Tài tinh sinh ở chi ngày tọa dưới bản mệnh, đây chính gọi là Tài tinh đắc vị, 《 Bách chương kinh 》nói: " Trụ ngày chuyên luận cục phu thê", chính là nói chỗ này, nhật can là mệnh chủ, chi ngày là thê thất (chỗ ở của vợ), ngày tọa Tài tinh, cho nên gọi là Tài tinh đắc vị, còn gọi là Thê cung, Thê thủ, trong《 Lục Thần thiên 》nói: "Thê cung Thê thủ, hiền tề mạnh quang." 《 Thiên Lý Mã 》lại nói: "Tài tinh đắc vị, tất chiêu hiền năng chi phụ nhi trí phú thành gia."

Tình huống kể trên đều là "Tài tinh tọa hạ miên" chỗ ẩn tàng "Thiên cơ" .

quangvinhn
09-09-14, 23:02
Mười tám, Hà tri nhân thê tiện? Tài Tỉ tương giao chiến.
( Làm sai biết vợ tiện?)

Bạch thoại giải thích: 《 Hà Tri ca 》 là lấy hình thức thơ ca để mô tả biểu hiện một loại văn học nghệ thuật, đại bộ phận đều là lấy phép đối, sáng tác thủ pháp loại trừ, nó vừa là khái quát ở trình độ học thuật cao, vừa là biểu diễn thủ pháp nghệ thuật xuất sắc. Vốn chương này là giảng nam mệnh làm sao biết được vợ là Tiện, chỗ Tiện này cùng với chương ở trên nói là Hiền hình thành đối nhau để so sáng rất rõ ràng, một chữ "Tiện", hàm nghĩa rất rộng, mời xem thêm chương thứ tư của 《 Hà Tri ca 》, ở đây sẽ không lặp lại nữa. Nhưng mà chỗ này lý lẽ cùng với chương thứ tư đã có chỗ giống nhau (là một bộ phận ), lại cũng có chỗ khác nhau, chỗ giống nhau là cùng nói về hai mệnh nam nữ âm dương đều thuộc ở chữ "Tiện", còn chỗ khác nhau là chỉ nói về một nữ mệnh chỗ căn nguyên sản sinh "Tiện".

Nữ mệnh là vợ nam mệnh, nam mệnh lấy Tài tinh làm vợ, đánh giá vợ của nam mệnh thuộc về "Tiện", chính là nói Tài tinh và Tỉ Kiếp cả hai đều mạnh như nhau, ngang sức ngang tài, thế lực quân bình, cùng nhau khắc chiến, cùng không tỏ ra yếu kém, muốn tiến không được, muốn thoái không được, cầu phú không phát, cầu quý không đạt, muốn cầu ngưng họa lại là lúc sinh họa, muốn hết họa lại là lúc sinh khó khăn;
Tục nói: "Vợ hiền chồng ít họa." Thế nhưng, Tài là vợ, Tỉ Kiếp là anh em chị em, trong mệnh cục "Tài Tỉ giao chiến nhau", xu thế tất phải là anh em bất hòa, chị em dâu không thuận, chị em gái không hợp, anh em con cháu như nước với lửa không thể khoan dung nhường nhịn lẫn nhau, giống như hai sao Sâm và Thương không thể thấy được tình cảm, thấy thì họa xảy ra từ trong nhà, mầm họa khởi từ thê thiếp, cho nên nói vợ là Tiện vậy.

quangvinhn
09-09-14, 23:02
Mười chín, Hà tri nhân thê trinh? Nhất tài phục chủ nhân.
( Làm sao biết vợ người là Trinh khiết?)

Bạch thoại giải thích: Tam trinh cửu liệt là lễ giáo xã hội thời phong kiến đặt ra, là tiêu chuẩn để đánh giá phụ nữ trinh tiết, trong xã hội phong kiến, nam nhân có tiền tài có quyền lực có địa vị có thể chiêu nạp tam thê tứ thiếp, còn phụ nữ thì chỉ có lấy bốn nguyên tắc là đạo đức, phụ dung, phụ ngôn, nữ công mà thi hành "Tại nhà tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" là nghĩa vụ thần thánh.
Bởi vậy, sẽ xuất hiện thảm cảnh Hạ Hầu Đình "Thu thủy thông nguyên, dịch mục lập tiết" ; sẽ diễn ra vợ vua chăm chú bi kịch "Đông kim tọa cục, đoán tí lưu phương"; còn có đá đen ngọc quý họ Hàn sợ kẻ xấu ném phân làm ô uế, đều là do mệnh chồng là "Độc Tài sinh Quan" ; Trương Thục Minh sợ tổn đức mà sống yên ổn trong núi, là do mệnh của bản thân là "Thương quan thương tận" ; Lục Châu ngã lầu, chỉ vì Nhật nguyên Thạch Sùng tọa dưới Thiên Tài; hồng phất đạo lệnh, vốn là Lý Tĩnh thuần Sát phùng độc Mã; Nói tóm lại, muốn biết vợ người trinh tiết, dễ thấy mệnh mệnh chỗ được thuần Tài, chính là hàm nghĩa "Nhất Tài phục chủ nhân" .

quangvinhn
09-09-14, 23:03
Hai mươi, Hà tri nhân thê dâm? Mã tinh viễn hợp thần.
( Làm sao biết vợ người là Dâm?)

Bạch thoại giải thích: "Tam tòng tứ đức", "Tam trinh cửu liệt" cũng không phải không có thể vượt qua nửa bước Lôi Trì, từ xưa đến nay, chỗ này cùng với phụ nữ là kháng cự tranh giành cũng có khối người như vậy, chỗ nhà nho viết "Dâm", nhưng mà phép tắc thì cao xa, Tạ Mai Lâm, Trâu Thánh Mạch, Trâu Khả Đình, Thạch Uẩn Ngọc, Phùng Mộng Long, Tào Tuyết Cần là những nhà giỏi văn học cùng Lý Hư Trung, Từ Tử Bình, Vạn Dân Anh các nhà đại sư mệnh lý lại theo dưới góc độ khác nhau làm chính xác để đánh giá phụ nữ "Dâm loạn", mời xem dưới đây hàng loạt luận thuật:

1, Vua Hạ Kiệt yêu em gái, vua Thương vua Trụ yêu Đắc Kỷ, vua Chu u mê Bao Tự, chính là mệnh ba vị vua có âm loạn dương cương; Phù Sai yêu Tây Tử, Mạo Đốn yêu nữ vương, Đường Huyền nhớ Ngọc Hoàn, chỉ vì tạo ba vị vua này có Tài khuynh Quan vị.
2, Hán Quang Vũ cưng chìu Lệ Quyên, khí thơm như Lan, hơi khí kết thành bụi hương, đều là do Mã nhập Hàm Trì; Dương Thái Chân nhớ Thái Bạch, nước mắt hồng như máu, giọt lệ rơi càng kết lại hồng băng, là chỉ vì Lộc mang Đào Hoa.
3, Phan Phi Bộ, như đóa hoa sen; Tiểu Man Yêu, nhỏ nhắn như dương liễu; Trương Lệ Hoa có thể tỏa sáng, Ngô Giáng Tiên sắc đẹp có thể như bửa ăn, đều là kim thủy hợp với mộc hỏa, hoàn toàn là do Dịch Mã mang Đào Hoa.
4, Tài tinh thấy hợp, là mời ta đi đến rừng hoang lạc; mẹ hội đất Lộc, là đi vào đường hồng trần.
5, Nhật Tài hợp Tuế quân, là báo mừng được kết chung lòng; Tuế Mã hội với Thiên nguyên ( nhật can), báo đời người là trên ngọc cử nhà.
6, Cổn lãng Đào Hoa, vụn trộm mua gái; Hàm trì Lỏa thể, đến vợ vua mà trộmg vàng bạc.

( Cổn lãng Đào Hoa: Ngày Bính Tý, giờ Tân Mão, là thiên hợp địa hình;
Lỏa Thể Đào Hoa: Ngày Giáp Tý, giờ Canh Ngọ, hoặc ngày Canh Ngọ, giờ Giáp Tý, là ngày và giờ có thiên khắc địa xung ).

quangvinhn
09-09-14, 23:05
Hai mươi mốt, Hà tri nhân khắc thê? Tài suy kiếp biến địa.
(Làm sao biết người khắc vợ?)

Ở trên là pháp quyết luận mệnh là xem đức hạnh vợ của mệnh nam, tức là theo trong mệnh cách của nam nhân xem vợ của bọn họ là đối với bản thân chồng của họ là có hay không có trung trinh. Còn chỗ này là hỏi từ bát tự mệnh nam xem vợ nó cùng với bản thân có hay không tương hợp, tức là vợ của nó có hay không có bị chồng tương khắc? Dưới đây là ca quyết thủ mệnh để trả lời vấn đề này:
Ca viết:

Thiên can thấu ra nhiều huynh đệ,
Tài tuyệt Quan suy vượng thái quá.
Nhật lệnh lại phùng thân vượng địa,
Thanh xuân niên thiếu khóc Hằng Nga.
Nên sinh tứ trụ có Tài tinh,
Dương Nhận phùng thời định khắc hình.
Tuế vận thẳng hành Thê quyến địa,
Thê cung thấy nhiều được mùa hại.

Chỗ này chính là nói: làm sao biết người khắc vợ?
Đáp: Tài suy, Kiếp khắp nơi. Đơn giản mà nói là: Nam mệnh lấy Tài tinh là vợ, mà Tài tinh ở trong mệnh cục, vận hạn, lưu niên bị Tỉ kiên Kiếp tài cướp đoạt phá bại, thì nhất định là chủ khắc vợ.

quangvinhn
09-09-14, 23:06
Hai mươi hai, Hà tri kỳ nhân trọng hôn? Tài Mã tứ trụ bôn.
( Làm sao biết người trùng hôn?)

Khắc vợ và trùng hôn là hai chuyện khác nhau, cả hai phải phân ra mà xem, chỉ có thể nói bên trong trùng hôn mà bao hàm cả nhân tố khắc vợ, khắc vợ chỉ là một nhân tố chủ yêu trong việc trùng hôn, nhưng mà khắc vợ cũng không phải đều là sẽ trùng hôn; còn trùng hôn cũng không nhất định là người khắc vợ.

Trùng hôn bao gồm 5 loại tình huống sau:

1, Lúc nhỏ có đính ước yêu nhau cả đời, sau vì chí hướng bất đồng, đạo bất đồng mà giải trừ hôn ước, hoặc là "Vọng môn quan" ( cửa nhìn góa vợ) ( nguyên nhân bởi vì vị hôn thê chết), gọi là Trùng đồng hôn.
2, Sau hôn nhân tình cảm phá vợ mà ly dị, gọi là Sinh ly, lại tái giá.
3, Sau hôn nhân vợ bị chết yểu, gọi là Tử biệt, lại tái giá.
4, Nạp thiếp.
5, Phương diện làm ra nhân tình ( là nói thời hiện đại, nuôi dưỡng vợ bé).

Năm loại tình huống kể trên đều gọi là Trùng hôn, nữ mệnh cũng giống như vậy, là chỉ lấy danh từ thay đổi một chút.

Phương pháp phán đoán là: Nam mệnh lấy Tài tinh ( Mã ) làm vợ "Tài Mã tứ trụ bôn", đã tứ trụ đều thấy Tài tinh, Tài nhiều thì vợ nhiều, cho nên là dấu hiệu Trùng hôn.
Nữ mệnh lấy Quan tinh làm chồng, "Quan Sát tứ trụ bôn", tức là tứ trụ đều có Quan Sát, Quan nhiều thì chồng nhiều, cho nên là dấu hiệu nữ mệnh trùng hôn.
Nếu như nam mệnh không thấy Tài, nữ mệnh không thấy Quan, mệnh có quan hệ xác thực là trùng hôn, thì xem như thế nào chứ? Nam mệnh thì xem hỷ thần, nếu như Hỷ thần và Nhàn thần tương hợp mà hóa thành Kị thần, tất chủ trùng hôn. Nữ mệnh thì xem dụng thần, nếu như Dụng thần và Cừu thần hoặc là Nhàn thần tương hợp mà hóa thành Kị thần, cũng chủ trùng hôn.

(Hết)
Hùng804 - kimtubinh.net