PDA

View Full Version : Xin tư vấn xác định mốc thời gian trong năm



nguyenquangtri
26-11-14, 00:52
Xin chào toàn thể diễn đàn Huyền Không lý số .

Vì em là người mới bắt đầu tìm hiểu về khoa học Phương Đông nên khi mới bắt đầu bước vào thế giới khoa học huyền bí này cũng cảm giác rất hứng thú tuy nhiên nhiều khi cảm thấy rất mơ hồ .

Đặc biệt là trong việc xác định chính xác các mốc về không gian và thời gian .

Trong chủ đề này em xin hỏi về mốc xác định thời gian .

Mọi người cho em hỏi là trong một năm , tùy theo từng tháng có phải thời khắc bắt đầu của giờ Tý là khác nhau không ?

Xin lấy em làm ví dụ :

Em sinh : 30/11/1987 .vào khoảng 15h đến 15h30 tại Tỉnh Quảng Trị Việt Nam

Nhiều người nói là em sinh vào giờ Thân , nhưng cũng có người khẳng định em sinh vào giờ Mùi . Người đó nói vào tháng 10 âm , giờ Tý bắt đầu vào 0h20 sáng chứ không phải là 11h đêm ngày trước .

Em rất mơ hồ trong chuyện này . Xin mọi người hãy giúp đỡ
Vì Em thấy đây là điều căn bản mà người nghiên cứu cần phải nắm được .
Em xin chân thành cám ơn

dauvanphung
09-09-15, 08:56
Phương pháp xác định thời gian trong một năm.
Hiện nay ta đang tính theo lịch kiến Dần, tức là Tháng giêng âm lịch tính là tháng Dần.
Mốc tính cho năm mới là Thời điểm ngày Lập xuân.
Cần lưu ý đến "Tam nguyên phù đầu" mới chính xác.
Thí dụ: Năm 2016 sắp tới, tiết lệnh lập xuân rơi vào ngày nào ?
Tra lịch vạn niên thấy: Tuần Lập xuân vào ngày 26 tháng 12 âm lịch.
Đó là ngày Bính Thìn.
Theo tiêu chuẩn của Tam nguyên phù đầu là: Thượng nguyên lấy Tý, Ngọ, Mão, Dậu, và Giáp Kỷ, tức Thượng nguyên chỉ có thể dùng các ngày: Giáp Tý, Giáp Ngọ, Kỷ Mão và Kỷ Dậu.
Xét lại Lịch ta thấy ngày 19 tháng 12 âm lịch năm 2015 là ngày Kỷ Dậu, nên kết luận:
Lập xuân năm 2015-2016 là ngày 19 tháng 12 âm lịch, là ngày Kỷ Dậu.
Tóm lại bạn cần hiểu phần Tam nguyên phù đầu và quyển lịch vạn niên thì sẽ tìm được ngày Tiết khí chính xác.
Chúc bạn trưởng thành.
Thân

namphong
09-09-15, 09:42
Xin chào toàn thể diễn đàn Huyền Không lý số .

Vì em là người mới bắt đầu tìm hiểu về khoa học Phương Đông nên khi mới bắt đầu bước vào thế giới khoa học huyền bí này cũng cảm giác rất hứng thú tuy nhiên nhiều khi cảm thấy rất mơ hồ .

Đặc biệt là trong việc xác định chính xác các mốc về không gian và thời gian .

Trong chủ đề này em xin hỏi về mốc xác định thời gian .

Mọi người cho em hỏi là trong một năm , tùy theo từng tháng có phải thời khắc bắt đầu của giờ Tý là khác nhau không ?

Xin lấy em làm ví dụ :

Em sinh : 30/11/1987 .vào khoảng 15h đến 15h30 tại Tỉnh Quảng Trị Việt Nam

Nhiều người nói là em sinh vào giờ Thân , nhưng cũng có người khẳng định em sinh vào giờ Mùi . Người đó nói vào tháng 10 âm , giờ Tý bắt đầu vào 0h20 sáng chứ không phải là 11h đêm ngày trước .

Em rất mơ hồ trong chuyện này . Xin mọi người hãy giúp đỡ
Vì Em thấy đây là điều căn bản mà người nghiên cứu cần phải nắm được .
Em xin chân thành cám ơn

24 Tiết khí trong năm do sự vận hành của trái đất quanh mặt trời là một hình elip mà mặt trời không ở tâm elip. Do đó trong 24 tiết khí có sự ít hay nhiều hơn 1 ngày.
24 giờ trong ngày lại khác hơn một chút, đó là một vòng tự quay quanh tâm của trái đất, do vị trí trong năm của trái đất gần hoặc xa mặt trời mà vòng quay này có nhanh hay chậm hơn một chút xíu giữa các ngày(không phải chuyện tháng 5 đêm ngắn ngày dài, tháng 10 ngày ngắn đêm dài nhé, cái này lại là chuyện bán kính tương đối giữa trái đất và mặt trời xa hay gần).
Giờ Tý tại Việt Nam THƯỜNG bắt đầu từ 22h45" và có nhanh chậm hơn một chút ở mức 22h40"-->22h50". Như vậy 15h đến 15h30" là giờ Thân. Cái này mới đáng suy nghĩ nè: nếu sinh trong khoảng 22h40"-->22h50 thì nên tính là Hợi hay Tý?

hieunv74
09-09-15, 12:52
Phương pháp xác định thời gian trong một năm.
Hiện nay ta đang tính theo lịch kiến Dần, tức là Tháng giêng âm lịch tính là tháng Dần.
Mốc tính cho năm mới là Thời điểm ngày Lập xuân.
Cần lưu ý đến "Tam nguyên phù đầu" mới chính xác.
Thí dụ: Năm 2016 sắp tới, tiết lệnh lập xuân rơi vào ngày nào ?
Tra lịch vạn niên thấy: Tuần Lập xuân vào ngày 26 tháng 12 âm lịch.
Đó là ngày Bính Thìn.
Theo tiêu chuẩn của Tam nguyên phù đầu là: Thượng nguyên lấy Tý, Ngọ, Mão, Dậu, và Giáp Kỷ, tức Thượng nguyên chỉ có thể dùng các ngày: Giáp Tý, Giáp Ngọ, Kỷ Mão và Kỷ Dậu.
Xét lại Lịch ta thấy ngày 19 tháng 12 âm lịch năm 2015 là ngày Kỷ Dậu, nên kết luận:
Lập xuân năm 2015-2016 là ngày 19 tháng 12 âm lịch, là ngày Kỷ Dậu.
Tóm lại bạn cần hiểu phần Tam nguyên phù đầu và quyển lịch vạn niên thì sẽ tìm được ngày Tiết khí chính xác.
Chúc bạn trưởng thành.
Thân

Kính cụ: tam nguyên phân theo: theo dương can, dương chi; còn âm can, âm chi thì ăn theo:
Thượng - trung - hạ nguyên
Tý -------Thân ----Thìn

Ngọ -----Dần -----tuất

+ 10 can = Thượng, Trung, Hạ nguyên cho 60 hoa giáp.

Nhờ cụ chỉ giúp,
Thân

dauvanphung
11-09-15, 23:48
Kính cụ: tam nguyên phân theo: theo dương can, dương chi; còn âm can, âm chi thì ăn theo:
Thượng - trung - hạ nguyên
Tý -------Thân ----Thìn

Ngọ -----Dần -----tuất

+ 10 can = Thượng, Trung, Hạ nguyên cho 60 hoa giáp.

Nhờ cụ chỉ giúp,
Thân

Trả lời: Anh Hieu thân, không hiểu tôi có nhầm không đây. Qua đọc các tác phẩm như Độn Giáp, Hiệp Kỷ đều nói như thế, anh xem lại Tích hợp Đa văn Hóa của Hoàng Phương nói rất rõ vấn đề này. Có gì anh nói lại nhé !
Thân ái.

annhien
13-09-15, 09:29
24 Tiết khí trong năm do sự vận hành của trái đất quanh mặt trời là một hình elip mà mặt trời không ở tâm elip. Do đó trong 24 tiết khí có sự ít hay nhiều hơn 1 ngày.
24 giờ trong ngày lại khác hơn một chút, đó là một vòng tự quay quanh tâm của trái đất, do vị trí trong năm của trái đất gần hoặc xa mặt trời mà vòng quay này có nhanh hay chậm hơn một chút xíu giữa các ngày(không phải chuyện tháng 5 đêm ngắn ngày dài, tháng 10 ngày ngắn đêm dài nhé, cái này lại là chuyện bán kính tương đối giữa trái đất và mặt trời xa hay gần).
Giờ Tý tại Việt Nam THƯỜNG bắt đầu từ 22h45" và có nhanh chậm hơn một chút ở mức 22h40"-->22h50". Như vậy 15h đến 15h30" là giờ Thân. Cái này mới đáng suy nghĩ nè: nếu sinh trong khoảng 22h40"-->22h50 thì nên tính là Hợi hay Tý?

Hình như Anh Nam Phong có chút nhầm lẫn chỗ gạch chân?
Theo định luật Kepler: "Đường nối hành tinh và Mặt Trời quét qua những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau" nên sự nhanh chậm này chỉ ảnh hưởng đến độ dài ngắn của tiết khí chứ không ảnh hưởng đến tốc độ quay của trái đất thì phải.

hieunv74
13-09-15, 11:07
Nên xem thêm về cung hoàng đạo của Môn CHIÊM TINH HỌC

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/celestial.bmp_zps0ee9sln4.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/celestial.bmp_zps0ee9sln4.jpg.html)

//
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/sphere.bmp_zpsiogrdz63.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/sphere.bmp_zpsiogrdz63.jpg.html)

Để xem độ nghiêng về - đường hoàng đạo và đường xích đạo.

Thân

hieunv74
13-09-15, 11:23
Vì, 24 tiết khí là tính theo lịch mặt trời, theo ngày dương lịch. Học sâu cái này, sẽ biết thêm được về lục khí - 1 khí quản 4 tiết (6 khí x 4 tiết = 24 tiết khí).

Lục khí là thiên khí/ Ngũ hành là địa khí: Lục khí kết hợp với 12 cung tử vi để kết nối Ngũ hành với lục khí vì "Thử" khí là khí ẩn, không phải khí hiện nên, nó ẩn ở Trung tâm - biểu hiện ở ngũ hành là ở Hành thổ.

Tách lục khí ra âm dương: Nối lục khí với Y học thì sẽ thấy được quan hệ âm dương của lục khí (dương khí: vô hình thượng thăng (khí); âm khí: hữu hình hạ giáng, (huyết)) thì sẽ thấy được Tam hợp; Tứ tượng (thái dương, thái âm, thiếu dương, thiếu âm).

"Nhật nguyệt tinh tú (4), cương khí thượng đằng (5).
日月星宿,剛氣上騰
Sơn xuyên thảo mộc (6), nhu khí hạ ngưng (7).
山川草木,柔氣下凝。"

Dụng lục khí để xác định: Thái ất thiên phù, .... trong y học, dự đoán ngày chết của con người, .....

Nói chung lục khí cũng hay hay, nên xem thêm nhé.

Hihihihi

hieunv74
13-09-15, 11:35
Bài lục giáp (20), bố bát môn (21),
排六甲,布八門,

Thôi ngũ vận (22), định lục khí (23),
推五運,定六氣

Nói chung là khó, cần phải kết hợp nhiều thứ quá trời; Nếu hiểu được lục khí dễ trở thành, người bốc thuốc (y học dân tộc); hoặc nhạc sĩ (âm luật: luật lữ) hơn là địa lý phong thủy.

Hihihihihihi

hieunv74
13-09-15, 15:29
Tặng Annhien; khái niệm:

Thiên hữu ngũ tinh (1), địa hữu ngũ hành (2),
天有五星,地有五行,
--
《 hoàng đế nội kinh 》 có viết: ngũ vận lục khí
Ngũ vận lục khí, chủ yếu thị do "Ngũ vận" hòa "Lục khí" lưỡng bộ phân tổ thành đích.

Cái gì là ngũ vận vậy? Ngũ vận, tức Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy ngũ hành đích vận động.

Cái gì là lục khí vậy? Lục khí, tức phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa lục chủng khí hậu đích biến hóa. vì “thử” và hỏa tính chất tương đồng, sở dĩ vận khí học thuyết trung đích lục khí thị chỉ phong, quân hỏa, tương hỏa, thấp, táo, hàn. Ngũ hành đến cai quản ngũ phương, hợp ứng với ngũ thời, tựu sinh ra hàn, thử, táo, thấp, phong ngũ vận khí hậu canh điệt đích chủ khí, phản ánh xuất nhất niên trung khí hậu hàn, nhiệt, ôn, lạnh biến hóa. Cho nên viết: "Thiên hữu ngũ hành chiếm đóng tại ngũ vị, dĩ sinh hàn thử táo thấp phong" (《 tố vấn • thiên nguyên kỷ đại luận 》). Ngũ khí và ngũ hành, phân thì thành hai, mà hợp thì thành một. Hóa khí vi phong, hàn, thấp, táo, hỏa, thành hình vi mộc, thủy, thổ, kim, hỏa. Hình khí tương cảm, hình hóa khí, khí thành hình, hình vi âm, khí vi dương, âm dương đích đối lập thống nhất vận động, thôi động trứ sự vật đích phát triển, cho nên viết: "Thần (diệu) :

+ tại thiên vi phong, tại địa vi mộc,
+ tại thiên vi nhiệt, tại địa vi hỏa,
+ tại thiên vi thấp, tại địa vi thổ,
+ tại thiên vi táo, tại địa vi kim,
+ tại thiên vi hàn, tại địa vi thủy.

Cố tại thiên vi khí, tại địa thành hình, hình khí tương cảm nhi hóa sinh vạn vật vậy" (《 tố vấn • thiên nguyên kỷ đại luận 》).

Ngũ hành cùng thập thiên Can tương hợp mà năng vận, lục khí cùng thập nhị địa chi tương hợp mà năng hóa. Nên viết: "Vận khí lấy thập (10) Can hợp [Giáp kỷ, ất canh, bính tân, đinh nhâm, mậu quý] là mộc, hỏa, thổ, kim, thủy làm ngũ vận; Dùng thập nhị (12) địa chi xung đối (tương xung: Tý ngọ, mão dậu, thìn tuất, sửu mùi, dần thân, tị hợi), làm phong hàn thử thấp táo hỏa làm lục khí" (《 Xem vận khí biến đổi 》). Bởi vậy có thể thấy được, mong muốn nghiên cứu ngũ vận lục khí, trước tiên phải biết rõ đạo lý của thiên can, địa。

Thân

hieunv74
14-09-15, 13:07
Trả lời: Anh Hieu thân, không hiểu tôi có nhầm không đây. Qua đọc các tác phẩm như Độn Giáp, Hiệp Kỷ đều nói như thế, anh xem lại Tích hợp Đa văn Hóa của Hoàng Phương nói rất rõ vấn đề này. Có gì anh nói lại nhé !
Thân ái.

Cám ơn cụ, mấy hôm tìm không thấy bài của Hoàng Phương, Nhưng tìm thấy mấy bài của cụ Lý Trần Lê viết rất hay về cách bài lục thập hoa giáp, cách 8 sinh con! Cám ơn cụ.

Thân

hieunv74
16-09-15, 09:39
Phương pháp xác định thời gian trong một năm.
Hiện nay ta đang tính theo lịch kiến Dần, tức là Tháng giêng âm lịch tính là tháng Dần.
Mốc tính cho năm mới là Thời điểm ngày Lập xuân.
Cần lưu ý đến "Tam nguyên phù đầu" mới chính xác.
Thí dụ: Năm 2016 sắp tới, tiết lệnh lập xuân rơi vào ngày nào ?
Tra lịch vạn niên thấy: Tuần Lập xuân vào ngày 26 tháng 12 âm lịch.
Đó là ngày Bính Thìn.
Theo tiêu chuẩn của Tam nguyên phù đầu là: Thượng nguyên lấy Tý, Ngọ, Mão, Dậu, và Giáp Kỷ, tức Thượng nguyên chỉ có thể dùng các ngày: Giáp Tý, Giáp Ngọ, Kỷ Mão và Kỷ Dậu.
Xét lại Lịch ta thấy ngày 19 tháng 12 âm lịch năm 2015 là ngày Kỷ Dậu, nên kết luận:
Lập xuân năm 2015-2016 là ngày 19 tháng 12 âm lịch, là ngày Kỷ Dậu.
Tóm lại bạn cần hiểu phần Tam nguyên phù đầu và quyển lịch vạn niên thì sẽ tìm được ngày Tiết khí chính xác.
Chúc bạn trưởng thành.
Thân

Thấy mọi người trong diễn đàn dùng bốc phệ cũng kinh khủng; thôi chịu khó đi học hỏi cụ một chút vậy, tiết khí cụ dùng theo 24 tiết khí hay chỉ dùng vận khí: tư thiên và tại tuyền.

+ Tư thiên quản nửa năm đầu: lập xuân khởi nhật đến lập thu nhật chỉ
+ Tại tuyền quản nửa năm sau: lập thu khởi nhật đến lập xuân nhật chỉ.
Ví dụ: năm quý mùi, tháng bính thìn ngày canh thân, giờ thìn (tý sửu tuần không)
lập quẻ đoán: được địa thiên thái.

Bản quái:
Tử tôn --- dậu kim, Ứng
Thê tài --- hợi thủy
Huynh đệ --- sửu thổ
Huynh đệ---Thìn thổ -- Thế
Quan quỷ---dần mộc
Thê tài--tý thủy.

Đơn giản quái không động nên phán đoán dùng thế hào!
Năm QUý mùi - trung vận thuộc hỏa; khí Tư thiên (sửu mùi thuộc thái âm, thấp thổ) thuộc thổ.

Do, trung vận Quý - hỏa, bất cập lại bị khí tư thiên tiết chế, cho nên dùng khí tư thiên để đoán định suy vượng thế hào.

Thế hào là Thìn (thổ), tương đồng với khí tư thiên + lệnh tháng thuộc thìn (thổ); chi giờ cũng thìn (thổ) ==> thế hào rất vượng, được khí tư thiên, lệnh tháng, chi giờ sinh phù.

Tiểu sinh thấy, cách dùng tiết lệnh như vậy cũng rất hợp lý mà không cần dùng chi tiết đến 12 hay 24 tiết khí thì quá phức tạp. Không biết có đúng không, nhờ Cụ chỉ điểm thêm nhé.

Thân

annhien
16-09-15, 11:11
Tặng Annhien; khái niệm:

Thiên hữu ngũ tinh (1), địa hữu ngũ hành (2),
天有五星,地有五行,
--
《 hoàng đế nội kinh 》 có viết: ngũ vận lục khí
Ngũ vận lục khí, chủ yếu thị do "Ngũ vận" hòa "Lục khí" lưỡng bộ phân tổ thành đích.

Cái gì là ngũ vận vậy? Ngũ vận, tức Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy ngũ hành đích vận động.

Cái gì là lục khí vậy? Lục khí, tức phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa lục chủng khí hậu đích biến hóa. vì “thử” và hỏa tính chất tương đồng, sở dĩ vận khí học thuyết trung đích lục khí thị chỉ phong, quân hỏa, tương hỏa, thấp, táo, hàn. Ngũ hành đến cai quản ngũ phương, hợp ứng với ngũ thời, tựu sinh ra hàn, thử, táo, thấp, phong ngũ vận khí hậu canh điệt đích chủ khí, phản ánh xuất nhất niên trung khí hậu hàn, nhiệt, ôn, lạnh biến hóa. Cho nên viết: "Thiên hữu ngũ hành chiếm đóng tại ngũ vị, dĩ sinh hàn thử táo thấp phong" (《 tố vấn • thiên nguyên kỷ đại luận 》). Ngũ khí và ngũ hành, phân thì thành hai, mà hợp thì thành một. Hóa khí vi phong, hàn, thấp, táo, hỏa, thành hình vi mộc, thủy, thổ, kim, hỏa. Hình khí tương cảm, hình hóa khí, khí thành hình, hình vi âm, khí vi dương, âm dương đích đối lập thống nhất vận động, thôi động trứ sự vật đích phát triển, cho nên viết: "Thần (diệu) :

+ tại thiên vi phong, tại địa vi mộc,
+ tại thiên vi nhiệt, tại địa vi hỏa,
+ tại thiên vi thấp, tại địa vi thổ,
+ tại thiên vi táo, tại địa vi kim,
+ tại thiên vi hàn, tại địa vi thủy.

Cố tại thiên vi khí, tại địa thành hình, hình khí tương cảm nhi hóa sinh vạn vật vậy" (《 tố vấn • thiên nguyên kỷ đại luận 》).

Ngũ hành cùng thập thiên Can tương hợp mà năng vận, lục khí cùng thập nhị địa chi tương hợp mà năng hóa. Nên viết: "Vận khí lấy thập (10) Can hợp [Giáp kỷ, ất canh, bính tân, đinh nhâm, mậu quý] là mộc, hỏa, thổ, kim, thủy làm ngũ vận; Dùng thập nhị (12) địa chi xung đối (tương xung: Tý ngọ, mão dậu, thìn tuất, sửu mùi, dần thân, tị hợi), làm phong hàn thử thấp táo hỏa làm lục khí" (《 Xem vận khí biến đổi 》). Bởi vậy có thể thấy được, mong muốn nghiên cứu ngũ vận lục khí, trước tiên phải biết rõ đạo lý của thiên can, địa。

Thân

Cảm ơn Anh Hiếu!

hieunv74
16-09-15, 11:23
Cảm ơn Anh Hiếu!

Post tặng NP và AN ở quán thơ Huyền không nhé!

namphong
17-09-15, 11:05
Post tặng NP và AN ở quán thơ Huyền không nhé!

Cảm ơn anh Hiếu nhé, đường đi thật sự quá dài, nhìn thấy được chữ CHÂN mất hơn 10 năm, chắc phải mất thêm chừng ấy thời gian nữa để không nhìn thấy gì hết, hi..hi..

vinhlac188
17-09-15, 14:01
Đúng là đường đi thật là dài và quá nhiều gian nan mà cũng chưa chắc bao giờ mới tới đích. Kể từ tháng 3/2014 tôi bắt đầu tống khứ tất cả những gì đã được ghi trong đầu mà được gọi là phong thuỷ chỉ để lại kiến thức về dịch lý.Tôi xin kể cho các tiền bối và các bạn kỉ niệm về cuốn sách đầu tiên về BÁT TRẠCH mà tôi đã đọc.Không biết là của ai nhưng tôi chắc chắn là lời của CAO NHÂN khi nhận xét về văn hoá thần bí .Đây là lời tựa của sách.
VĂN HOÁ THẦN BÍ LÀ KHO BIẾN ẢO THẦN KÌ. NGƯỜI THEO NGHIỆP HỌC SẼ ĐƯỢC THẤY ÁNH HÀO QUANG CỦA TRÍ TUỆ. NGƯỜI THEO CHÍNH TRỊ QUA ĐÂY TỔNG KẾT KINH NGHIỆM ĐỂ NẮM GIỮ CHÍNH QUYỀN.NGƯỜI LÀM KINH DOANH SẼ LẤY Ở ĐÂY MUÔN VÀN CỦA CẢI. KẺ NGU DỐT THÌ XIN Ở ĐÂY SỢI DÂY ĐỂ TỰ TRÓI MÌNH .Lời nói xa xôi của cao nhân đó tôi thấy vô cùng thấm thía.

hactientn
17-09-15, 14:11
Có tiền bối là Bùi Nguyên Hồng cũng dẫn chỉ câu nói này như trích dẫn tiền bối Vinhlac188. ( Hậu học bổ xung thêm là tác giả Bùi Nguyên Hồng viết về phong thủy cổ truyền với xây dựng nhà ở, hình như cũng là người Hải phòng cừng quê với tiền bối)

vinhlac188
18-09-15, 14:07
Chào bạn HACTIENTN. Ý tôi muốn nhắc đến là quyển LÀM NHÀ THEO ĐỊA LÍ THIÊN VĂN DỊCH LÍ của tác giả Trần văn Tam nhà xuất bản văn hoá đã tặng cho lời tựa sách trên. Những năm trước cuốn sách đó bán rất chạy vì lão ta viết về bát trạch rất dễ hiểu. Bản thân nhà xuất bản lại giới thiệu tác giả là kĩ sư xây dựng và có nhiều kinh nghiệm nên chiếm được niềm tin của nhiều độc giả. Lão còn xuất bản cả cuốn lịch chọn ngày giờ. Riêng tôi thấy điều vô lí nhất mà lão viết là phần tuần không ,theo công thức của lão sẽ không bao giờ tìm ra được tuần không.Sách của lão Bùi Nguyên Hồng thì tôi không có duyên tìm đọc.

hieunv74
18-09-15, 14:39
Chào bạn HACTIENTN. Ý tôi muốn nhắc đến là quyển LÀM NHÀ THEO ĐỊA LÍ THIÊN VĂN DỊCH LÍ của tác giả Trần văn Tam nhà xuất bản văn hoá đã tặng cho lời tựa sách trên. Những năm trước cuốn sách đó bán rất chạy vì lão ta viết về bát trạch rất dễ hiểu. Bản thân nhà xuất bản lại giới thiệu tác giả là kĩ sư xây dựng và có nhiều kinh nghiệm nên chiếm được niềm tin của nhiều độc giả. Lão còn xuất bản cả cuốn lịch chọn ngày giờ. Riêng tôi thấy điều vô lí nhất mà lão viết là phần tuần không ,theo công thức của lão sẽ không bao giờ tìm ra được tuần không.Sách của lão Bùi Nguyên Hồng thì tôi không có duyên tìm đọc.

Các lão cứ nói hoài, tiểu sinh không biết gì cả! 2 quyển nội dung cũng gần giống nhau thôi mà:

Trần văn Tam, thì viết quyển:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74152/2015-09-18_13-58-01_zpspa8ubhs1.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/hieunv74152/2015-09-18_13-58-01_zpspa8ubhs1.png.html)

Bùi Nguyên Hồng thì viết quyển này:

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74152/2015-09-18_14-00-03_zps7f7ocxrv.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/hieunv74152/2015-09-18_14-00-03_zps7f7ocxrv.png.html)

Mời các lão so sánh nhé. hihihihihihi

:107::107::107:

hactientn
18-09-15, 15:32
Đúng vậy ạh. Đa tạ lão tiền bối Hieuvn74, Vinhlac188. Hậu học rất tâm đắc lời tựa cho những quyển sách này. Hậu học sẽ tìm đọc để bổ xung.

Jangtam58
18-09-15, 18:24
Đúng vậy ạh. Đa tạ lão tiền bối Hieuvn74, Vinhlac188. Hậu học rất tâm đắc lời tựa cho những quyển sách này. Hậu học sẽ tìm đọc để bổ xung.

Đi cho khéo coi chừng lạc đường.

kidsdal
18-09-15, 20:24
Đúng vậy ạh. Đa tạ lão tiền bối Hieuvn74, Vinhlac188. Hậu học rất tâm đắc lời tựa cho những quyển sách này. Hậu học sẽ tìm đọc để bổ xung.

Úi. Các bác cứ xưng hô " tiền bối" với "hậu sinh" nghe xa lạ quá. Gọi đại ca, sư huynh được rồi ko anh Hiếu tổn thọ
Nên chọn sách để đọc anh ạ. Đọc nhiều sai thành đúng, đúng thành sai

dauvanphung
05-10-15, 09:48
Trả lời: Để có kết quả chính xác cho "Múi giờ" Thực hành các môn Dịch lý trong năm cần tiến hành biện pháp thực hành nghiệm chứng cho từng vùng, theo tôi Việt Nam nên xác định tại: Hà Nội, Huế, và Sài Gòn. (Mọi cách tính toán tôi không rành). Thự hành như sau:
Trong năm chỉ chọn được 2 ngày là Ngày khởi đầu Thượng nguyên Tiết lệnh Đông Chí (hoặc Hạ Chí). Tìm khoảng đất trống, cắm sào thẳng đứng, , để theo dõi ánh sáng mặt trời đổ bóng cọc vào đâu. Hãy ghi lại đồ hình vận chuyển của nó, chọn thời điểm bóng cọc ngắn nhất, lúc đó chinh là thời khắc Chính Ngọ. Sau đó ta phân ra múi giờ cho vùng dó. Theo tôi như thế sẽ xác định đúng múi giờ cho khu cực đó. Còn xác định theo phương pháp hiện đại tôi không rành.
Mấy lời góp nhặt cùng các bạn.
Thân ái.

bonghongvang
05-10-15, 11:25
Trả lời: Để có kết quả chính xác cho "Múi giờ" Thực hành các môn Dịch lý trong năm cần tiến hành biện pháp thực hành nghiệm chứng cho từng vùng, theo tôi Việt Nam nên xác định tại: Hà Nội, Huế, và Sài Gòn. (Mọi cách tính toán tôi không rành). Thự hành như sau:
Trong năm chỉ chọn được 2 ngày là Ngày khởi đầu Thượng nguyên Tiết lệnh Đông Chí (hoặc Hạ Chí). Tìm khoảng đất trống, cắm sào thẳng đứng, , để theo dõi ánh sáng mặt trời đổ bóng cọc vào đâu. Hãy ghi lại đồ hình vận chuyển của nó, chọn thời điểm bóng cọc ngắn nhất, lúc đó chinh là thời khắc Chính Ngọ. Sau đó ta phân ra múi giờ cho vùng dó. Theo tôi như thế sẽ xác định đúng múi giờ cho khu cực đó. Còn xác định theo phương pháp hiện đại tôi không rành.
Mấy lời góp nhặt cùng các bạn.
Thân ái.
Việc này đã có ông Hồ Ngọc Đức làm giúp chúng ta bằng phương pháp khoa học hiện đại rồi đó bác. Hầu hết các diễn đàn lý số bây giờ đều sử dụng code lịch của ông Hồ Ngọc Đức.

PhieuDieu
23-10-15, 12:27
Cảm ơn anh Hiếu nhé, đường đi thật sự quá dài, nhìn thấy được chữ CHÂN mất hơn 10 năm, chắc phải mất thêm chừng ấy thời gian nữa để không nhìn thấy gì hết, hi..hi..


Chào anh Nam Phong

Anh Nam Phong (mộc hỏa thông minh cách) mà còn thấy thời gian để nắm được chân pháp quá dài thì tôi tự hỏi bản thân có nên học môn này không nữa?

Diễn đàn HKLS cao thủ phong thủy nhiều như mây, nội công thâm hậu xuất chiêu toàn là tuyệt kỹ giang hồ như anh Nam Phong, anh Van Hoai, anh Hieu... Hehe, chúc các anh nhiều sức khỏe.

Tự hỏi chắc anh Nam Phong bát tự có và dụng tuất chăng? anh tìm hiểu đến tận gốc rễ của huyền học và khơi ra toàn bộ bí ẩn của nó trước ánh sáng. Anh Hieu thì chắc bát tự có tị hay ngọ và lấy làm dụng thần nên mới giỏi thực tiễn ứng dụng đến vậy.

dauvanphung
23-10-15, 12:50
Việc này đã có ông Hồ Ngọc Đức làm giúp chúng ta bằng phương pháp khoa học hiện đại rồi đó bác. Hầu hết các diễn đàn lý số bây giờ đều sử dụng code lịch của ông Hồ Ngọc Đức.
TRẢ LỜI:
Anh có thể cho tôi biết trang nào không ?
Thân ái.

Jupiter
23-10-15, 14:12
TRẢ LỜI:
Anh có thể cho tôi biết trang nào không ?
Thân ái.
Chú có thể xem ở trang này .
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/PHP/index.php

bonghongvang
23-10-15, 16:10
TRẢ LỜI:
Anh có thể cho tôi biết trang nào không ?
Thân ái.
Bác download phần mềm tại đây
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/

Chạy phần mềm và vào mục như hình dưới. Có 3 cột giờ thì cột giữa là giờ chính Ngọ.
http://s15.postimg.org/xt6vy92bb/lich1.jpg (http://postimg.org/image/xt6vy92bb/)

dauvanphung
27-10-15, 19:46
Trả lời: Anh BongHongVang ơi, tôi không phủ nhận công trình khoa học của Hồ Ngọc Đức. Nhưng tôi thấy có sự bất ổn ở chỗ này (Mong anh đọc ký, để cùng bàn luận, để khai mở chân lý thì quá hạnh phúc)
Lấy ví dụ: Ngày Thượng nguyên Đông Chí năm 2015, trong Lịch nghi là ngày 22 Tháng 12 Dương Lịch.Tức vào ngày 12 Tháng 11 âm lịch. Đó là ngày Nhâm Thân. Theo Tam nguyên phù đầu, thông lệ phải chọn ngày 14 tháng 12 Dương lịch, tức ngày 4 tháng 11 âm lịch là Ngày Giáp Tý.
Rõ ràng có 2 cách để lựa chọn:
Nếu chọn theo Tính khoa học, thì sai về Can và Chi của ngày
Nếu chọn về thông lệ thì lại sai với khoa học.
Đứng trước tình hình như vậy, chỉ có cách: Chuyển đổi ngày Nhâm Thân thành ngày (Giáp Tý), vậy mới thống nhất được cả 2 phía. Mà đó là điều hiện tại chưa thể làm được. Vậy Anh tính sao ?
Thân ái.

dauvanphung
28-10-15, 19:49
Trả lời: Không ai bàn luận thì tôi chốt vấn đề này lại vậy:
Việc tính toán bằng khoa học là đúng. Việc Cổ nhân nói cũng Đúng.
Đúng ở chỗ nào ?
Khoa học tính đúng, là đúng với thời điểm đó là Ngày, Giờ theo Tiết khí.
Nhưng "Khí " của vũ trụ có khi đến sớm hơn, hoặc đến muộn. Vấn đề này cố nhân gọi là "Siêu thần; Tiếp khí, hay Chính thụ"
Như thí dụ trên, ngày Đông chí năm 2015 là ngày 22/ 12 dương lịch là Đúng, nhưng nó không phải là ngày của Tam nguyên phù đầu, thực chất ngày theo Tam nguyên phù đầu là ngày Giáp Tý trước đó. Tình này gọi là "Siêu thần" tức khí của ngày theo Can chi đến sớm hơn so với ngày Chính.. Nên chẳng có gì phải bàn luận ở đây nữa.
Khi cần dùng ngày theo Can Chi, thì dùng Ngày Giáp Tý làm khởi điểm như trên là Đúng.
Tình hình Chính Thụ của tiết khí có khi đến mấy chục năm mới có một ngày Lập Xuân đúng vào ngày mồng một tháng giêng âm lịch.
Chúc mọi người an lạc, vui vẻ thành công trên bước đường họcthuật, để giúp dân.
Chào Thân ái.