PDA

View Full Version : Binh Pháp Tử Bình



VULONG
01-12-14, 05:46
Binh Pháp Tử Bình

Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã tổng kết được các Binh Pháp cơ bản để nghiên cứu Tử Bình như sau:

Số 1 : “Hỷ Dụng thần thuộc về ta còn Kỵ thần thuộc về người“.

Số 2 : “Can chi trong Tứ Trụ bị khắc gần hay trực tiếp không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác“.

Số 3 : “Các Can Chi trong tổ hợp trong Tứ Trụ không có khả năng sinh hay khắc với các Can Chi bên ngoài tổ hợp và ngược lại, trừ các Can Chi cùng trụ không cùng bị hợp khi tính điểm vượng trong vùng tâm nhưng nếu các trụ trong Tứ Trụ mà chỉ có tất cả các Can và Chi của các trụ này tạo thành 2 tổ hợp thì các Can Chi cùng trụ của các trụ này vẫn sinh hay khắc được với nhau“.

(Ví dụ với Tứ Trụ: Tân Tị / Bính Thân / ngày Ất Sửu / Đinh Sửu. Ta thấy Can Chi trụ năm và trụ tháng tạo thành 2 tổ hợp đó là ngũ hợp của Bính với Tân và lục hợp của Tị với Thân. Do vậy Tị vẫn khắc được Tân và Bính vẫn khắc được Thân nhưng nếu Tân và Ất đổi chỗ cho nhau thì Bính không khắc được Thân.)

Số 4 : “Hành của Can đại vận được xem như bổ xung cho hành trong Tứ Trụ, cho nên vận đó đẹp thường nó là hỷ dụng thần (nếu nó không bị thương tổn hay hợp hóa thành kỵ thần) và vận đó xấu thường nó là kỵ thần.
Chi đại vận chủ yếu dùng để xác định trạng thái vượng suy của các can chi trong Tứ Trụ và đại vận ở tại vận đó ngoài ra nếu nó hợp hóa cục thì xét thêm hóa cục này là hỷ dụng thần thì nó có lợi cho Thân còn là kỵ thần thì nó không có lợi cho Thân“.

Số 5 : “Các Can trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Can khác bên ngoài tổ hợp và ngược lại.
Các Chi trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Chi khác bên ngoài tổ hợp nhưng các Chi bên ngoài tổ hợp vẫn có khả năng tác động tới các Chi trong tổ hợp. Các lực tác động này có thể gây ra tốt hay xấu cho mệnh cục chỉ khi nó có đủ sức phá tan tổ hợp“.

Số 6 : “Với các tổ hợp thì lực hợp của tam hội cục là mạnh nhất sau mới tới tam hợp cục rồi tới bán hợp và cuối cùng mới là lục hợp.
Với các lực của Tứ Hành Xung thì lực xung mạnh nhất là Tý Ngọ Mão Dậu sau mới tới Dần Thân Tị Hợi, cuối cùng mới là Thìn Tuất Sửu Mùi.
Các lực của Tứ Hành Xung có thể phá được bán hợp hay lục hợp nếu lực xung của nó không nhỏ hơn lực hợp, riêng với các lực xung gần của Tý Ngọ Mão Dậu luôn luôn phá được bán hợp hay lục hợp.
Chỉ có các Thiên Khắc Địa Xung mới có thể phá được tam hợp hay tam hội, riêng Tý Ngọ Mão Dậu xung nhau gần trong Tứ Trụ có thể phá được tam hợp không hóa hoặc tam hội ngoài Tứ Trụ không hóa có 3 chi...
Chỉ có các Thiên Khắc Địa Xung trong một số trường hợp đặc biệt mới có thể phá được Ngũ Hợp của Thiên can“.

Số 7 : ...................

Số 8 : ...................

.................................

Xin mọi người tham gia với tôi để tìm ra tiếp các Binh Pháp 7; 8 ;......

goodlife
02-01-15, 20:44
kính chào Bác Vulong,
cháu xin hỏi Bác: chi lưu niên hoặc chi đại vận hợp thành tam hội cục hoặc tam hợp cục với Tứ trụ có gây nên ảnh hưởng gì không?
xin cảm ơn Bác.
TB: lâu lắm mới thấy Bác trở lại diễn đàn, số bài viết của Bác dạo này hơi ít, không nhiều như những năm trước.

VULONG
03-09-17, 15:16
Đây là các Binh Pháp cốt tủy để luận trong Tử Bình (xem các ví dụ mẫu trong chủ đề cùng tên ở mục Tử Bình bên trang web tuvilyso.org).