PDA

View Full Version : Lòng thương yêu sự sống.



7star
18-11-09, 00:47
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời. Chú học đạo rất nhanh.


Thầy của chú rất sáng suốt có thể đoán biết trước được chuyện tương lai. Lần đầu tiên mới gặp, vị thầy xem tướng biết thọ mạng của chú học trò nhỏ này sẽ kéo dài không lâu. Ngày nọ, ông ta tính ra và nhận thấy rằng chú học trò này chỉ còn sống được bảy ngày nữa thôi. Vị thầy rất buồn.


Ông ta gọi người đệ tử lại và bảo rằng: “Này con, đã lâu lắm con không được gặp mẹ con. Thầy nghĩ con cần nghỉ một thời gian để về nhà thăm mẹ con và sau tám ngày hãy trở lại đây.” Vị thầy dạy như vậy với hy vọng rằng chú này có thể chết tại nhà cha mẹ của chú.


Khi người đệ tử đi rồi, vị Thầy cảm thấy rất buồn cho chú. Ông ta nghĩ rằng ông không bao giờ có thể gặp lại chú nữa. Tám ngày sau, người đệ tử trở lại. Vị thầy mừng rỡ và rất ngạc nhiên thấy chú vẫn khỏe mạnh. Chú không lộ vẻ gì cho thấy rằng chú giống như người sắp lìa đời.


Cuối cùng, vị thầy muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Ông nói với người đệ tử: “Này con, ta đã nhiều lần xem tướng đoán việc tương lai, và chưa bao giờ sai lầm. Ta bảo con trở về thăm nhà vì ta biết chắc rằng con sẽ chết trong vòng bảy ngày. Nhưng bảy ngày đã trôi qua, không những con vẫn còn sống mà trông con có vẻ khỏe mạnh. Yểu tướng sắp lìa đời nơi con đã biến mất. Vậy con đã làm sao mà được như vậy?”


Nghe nói thế, người đệ tử sửng sốt. Chú không biết phải trả lời với Thầy thế nào. Vị Thầy liền bắt đầu nhập định và biết rõ sự việc. “Trên đường về nhà có phải con đã cứu sống một đàn kiến?”

“Thưa thầy, dạ có. Trên đường về nhà, con gặp thấy một đàn kiến rơi xuống nước. Nhìn thấy đàn kiến sắp bị chết đuối, con liền đưa một khúc gỗ xuống để cứu chúng.”

“Ðúng vậy. Do lòng từ bi cứu đàn kiến mà con được sống lâu. Các thánh nhân đã dạy rằng: ‘Cứu một mạng sống, phước đức lớn hơn xây dựng một ngọn tháp bảy tầng.’ Con nhờ cứu hàng trăm chúng sanh, mà con sẽ được sống trường thọ.


“Nay tương lai của con thật huy hoàng, nhưng con vẫn nên tiếp tục cứu độ cho mọi chúng sanh. Con cần phải truyền bá giáo lý của đức Phật. Hãy dạy cho mọi người nên có lòng từ bi. Và khuyên tất cả đừng nên sát sanh. Hãy để cho mọi thú vật sống an lành.”

Người đệ tử không bao giờ quên lời thầy dạy. Chú đã nỗ lực tinh tấn tu hành và trở thành một đại sư. Chú đã sống rất thọ, và trường thọ.



Dịch giả:HT.Thích Trí Nhơn

dongphuong
20-11-09, 12:45
Cám ơn 7star,
Đây là một bài giáo lý của Phật giáo tôi đã nghe từ rất lâu và luôn luôn ghi nhớ; bài giáo lý muốn nhấn mạnh ĐỨC thắng SỐ, ngày nay cũng có những chuyện tương tự như vậy ( tôi có đứa em bị hẹp van tim rất nặng, uống thuốc đã lâu nhưng không khỏi, bác sĩ nói phải mổ và đặt ống dẫn ...; trong thời gian chờ uống thuốc và chuẩn bị giải phẫu, cậu ấy rất buồn và hàng tháng sau khi lãnh lương luôn đi làm từ thiện tại các trại mồ côi, neo đơn, đây là tự tâm cậu ấy làm chứ tôi không nói gì hết. Đến hạn để giải phẫu các bác sĩ kiểm tra lần cuối trước khi tiến hành mổ thì lạ thay bệnh thuyên giảm cực nhanh nên không cần mổ nữa. Câu ấy cũng rất ngạc nhiên và báo tôi biết, tôi đã kể lại câu chuyện này và mở LX cho cậu ấy tự tập thiền định để tự cứu chữa cho mình) nhưng để mọi người hiểu và làm được như cậu bé ... thật quá khó! :7885:

7star
21-11-09, 01:00
Anh dongphuong mến.
Tôi tự hòi : tại sao! bài viết trên lại lấy ẩn dụ ờ nơi chú tiểu bật sa di,thừa hành một việc thiện rất đơn giản,bình thường lại tích tụ được công năng rất lớn.
Xét về (thằm mỹ học) giả như khi đứa bé nhìn một bức tranh,món đồ chơi hay cái máy vi tính.Thấy đẹp,bé khen ngay:" ồ! đẹp quá"nhưng trong lòng bé chẳng nghĩ ngợi gì cả.Cũng một bức tranh,máy vi tính ấy, mà người lớn như chúng ta nhìn sự vật có khác ở chổ: đẹp phải đẹp từ trong lẫn ngoài, ai chước tác, nơi sản xuất,chất liệu ra sao,có bền bỉ hay không.v.v...
Trong các cuộc thi tuyển Hoa Hậu ,người ta chỉ chú trọng vào những vòng thi đạt tiêu chuẩn kích thước ,duyên dáng,với những vòng cong tuyệt mỹ của tạo hóa, và vài đức tính" đạo đức "là cái đẹp ở bên ngoài mà thôi.
Danh ngôn: Thân thể trần truồng của một người đàn bà,là một tác phẫm kiệt tác của tạo hóa. Ý nghĩ về sự trần truồng ấy,là một bản chất gian manh.
và Câu ;Hoa sen đẹp tự trong bùn. khoa Thẩm mỹ học thật sự đã đuối lý.

Xét về ( Thập Kiến Tinh) mười cái thấy mà Tổ đã dạy.Như trên cũng cùng là một cái "thấy",duyên theo cảnh rồi sinh ra tạp niệm,phiền não dãy đầy với những vật ngoài thân.Đôi khi chợt tỉnh ra,lòng thổn thức ,muốn quay lại với chính mình,sao! chướng ngại,câu nệ mãi vì lỡ bước quá xa...
Có một bài thơ tôi được thoảng nghe qua: Hai mươi năm trước,tôi thấy Sông vẫn là Sông ,Núi vẫn là Núi. Hai mươi năm sau,tôi thấy Sông không phải la Sông Núi chẵng phải Núi. Hai mươi năm cuối cuộc đời ,tôi thấy Sông vẫn là Sông ,Núi vẫn là Núi.
Mượn bài thơ này mong diễn bày được phần nào"chấp không-chấp có" mả các Ngài đã chí tình đánh thức chúng ta.
Hình ảnh một cậu bé "chú tiểu" là một (chủng tữ) được huân tập nhiều đời,nhiều kiếp kết tụ lại thành một công năng (công đức) rất lớn qua tấm lòng thương xót chúng sanh(từ bi) mà (hỷ xả) bố thí Ba-la-mật vậy.