PDA

View Full Version : Tìm hiểu về 3 nguyên phù đầu



Mathias
23-10-15, 13:10
Chào ACE,

Mình có đọc 3 nguyên phù đầu qua bài của tác giả VinhL và đã biết cách tìm tuần đầu và phù đầu của can chi.
-Các can Giáp, kỷ gia với Tý, ngọ, mão , Dậu là thượng nguyên.
-Các can Giáp, kỷ gia với Dân, thân, tị, hợi là trung nguyên.
-Các can giáp, kỷ gia với Thìn, tuất , sửu, mùi là Hạ nguyên.

Tuy nhiên mình vẫn chưa biết cách xác định khi nào thì phù đầu đến trước tiết khí hoặc tiết khí đến trước phù đầu để dùng siêu thần tiếp khí.

đã đọc về siêu tiếp mà vẫn chưa hiểu:
"Chính thụ": Phù đầu và tiết khí cùng ngày.
"Siêu thần": Phù đầu đến trước tiết khí.
"Tiếp khí" :Phù đầu đến sau tiết khí
"trí nhuận": Phù đầu đến sớm 9,10,11 ngày chỉ xảy ra ở hai tiết Mang chủng và Đại tuyết ( là hai tiết chuẩn bị chuyển hoá âm, dương cục).
TH đó ta tính cục từ ngày phù đầu có tính thượng trung hạ. Nhưng đây là siêu cục và tính ở tiết đại tuyết hoặc mang chủng. Đến ngày giáp kỷ đầu của tiết mang chủng, đại tuyết ta lại tính thượng trung hạ bình thường. Như vậy phần ngày dư ra thuộc về tiết trước mang chủng, đại tuyết đươc tính cho tiết đại tiết mang chủng ở dạng siêu cục.

ví dụ: ngày 04 tháng 02 năm 2010(âm lịch: 21 tháng 12 năm 2009 là ngày Ất Dậu tiết Lập Xuân theo lịch của tác giả Hồ Ngọc Đức : http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/)
theo bài hướng dẫn tìm tuần đầu và phù đầu của tác giả VinhL thì ngày Ất Dậu thuộc tuần đầu Giáp Thân và phù đầu Giáp Thân.

câu hỏi: theo ví dụ trên.
1. Làm sao biết phù đầu đến trước tiết khí hay sau tiết khí ?
2.Mong nhận thêm các ví dụ để tìm hiểu thêm về siêu tiếp?


Mong nhận được hướng dẫn từ ACE.
M.Tu

hieunv74
24-10-15, 08:45
Chào ACE,

Mình có đọc 3 nguyên phù đầu qua bài của tác giả VinhL và đã biết cách tìm tuần đầu và phù đầu của can chi.
-Các can Giáp, kỷ gia với Tý, ngọ, mão , Dậu là thượng nguyên.
-Các can Giáp, kỷ gia với Dân, thân, tị, hợi là trung nguyên.
-Các can giáp, kỷ gia với Thìn, tuất , sửu, mùi là Hạ nguyên.

Tuy nhiên mình vẫn chưa biết cách xác định khi nào thì phù đầu đến trước tiết khí hoặc tiết khí đến trước phù đầu để dùng siêu thần tiếp khí.

đã đọc về siêu tiếp mà vẫn chưa hiểu:
"Chính thụ": Phù đầu và tiết khí cùng ngày.
"Siêu thần": Phù đầu đến trước tiết khí.
"Tiếp khí" :Phù đầu đến sau tiết khí
"trí nhuận": Phù đầu đến sớm 9,10,11 ngày chỉ xảy ra ở hai tiết Mang chủng và Đại tuyết ( là hai tiết chuẩn bị chuyển hoá âm, dương cục).
TH đó ta tính cục từ ngày phù đầu có tính thượng trung hạ. Nhưng đây là siêu cục và tính ở tiết đại tuyết hoặc mang chủng. Đến ngày giáp kỷ đầu của tiết mang chủng, đại tuyết ta lại tính thượng trung hạ bình thường. Như vậy phần ngày dư ra thuộc về tiết trước mang chủng, đại tuyết đươc tính cho tiết đại tiết mang chủng ở dạng siêu cục.

ví dụ: ngày 04 tháng 02 năm 2010(âm lịch: 21 tháng 12 năm 2009 là ngày Ất Dậu tiết Lập Xuân theo lịch của tác giả Hồ Ngọc Đức : http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/)
theo bài hướng dẫn tìm tuần đầu và phù đầu của tác giả VinhL thì ngày Ất Dậu thuộc tuần đầu Giáp Thân và phù đầu Giáp Thân.

câu hỏi: theo ví dụ trên.
1. Làm sao biết phù đầu đến trước tiết khí hay sau tiết khí ?
2.Mong nhận thêm các ví dụ để tìm hiểu thêm về siêu tiếp?


Mong nhận được hướng dẫn từ ACE.
M.Tu

Nói chung mọi người không chịu nghĩ gì cả, thích ăn mì tôm làm phần nhiều.

Ví dụ: đi chợ mua mì tôm chẳng hạn - phải so sánh ta với chợ - để xem đến hay chưa chứ?

1. Làm sao biết phù đầu đến trước tiết khí hay sau tiết khí ?

So sánh giữa 2 điểm: Đông chí và hạ chí (2 điểm khởi đầu tiết khí dương, tiết khí âm) ---- với ngày khởi thượng nguyên (giống như mùng 1 tết âm lịch đó). Lấy 2 điểm Đông chí/hạ chí làm Chợ - ngày khởi thượng nguyên làm Ta đi mua mì tôm. thì sẽ có 3 trường hợp:

1/ Ta đã đến chợ: tức Ngày khởi thượng nguyên (phù đầu) = trùng với = ngày đông chí/ hạ chí.

(Phù đầu là gì: phù đầu là đầu là ngày Giáp + Tý, ngọ; Kỷ + mão, dậu là những ngày khời thượng nguyên - bên trên trích rồi đó).

2/ Lấy chợ làm trung tâm: xem ta ở gần đến hay qua rồi = xem phía nào ngắn hơn. Nếu Phù đầu so với chợ bên phía sắp tới là ngắn nhất (thường nhỏ hơn 10 ngày; nếu lớn hơn 10 ngày thì - dùng phép tính Nhuận);
+ Nếu ngày giáp tý, giáp ngọ, kỷ mão, kỷ dậu <-> ngày tiết khí: ở phía gần đến là gần hơn --> Sắp đến ="Siêu thần": Phù đầu đến trước tiết khí!

+ Nếu ngày giáp tý, giáp ngọ, kỷ mão, kỷ dậu <-> ngày tiết khí: ở phía đã qua ngày tiết khí (động chí/hạ chí) là gần hơn --> đã qua = "Tiếp khí" :Phù đầu đến sau tiết khí !

2.Mong nhận thêm các ví dụ để tìm hiểu thêm về siêu tiếp?
Vì sao phải dùng phép siêu thần, tiếp khí cho 2 điểm Đông chí/ Hạ chí ?: nguyên lý là chúng ta phải điều chỉnh trước đểm làm sao ngày phù đầu rơi đúng vào ngày Đông chí hoặc hạ chí; cho nên phải điều chỉnh ở 2 thời điểm trước đông chí là hai tiết Đại tuyết / trước hạ chí là Mang chủng.

Ví dụ, thì nên đọc sách, rất nhiều sách viết rồi, ai copy hộ lên đây.

:105::105::105::105:

Mathias
24-10-15, 18:53
Chào a.Hieunv74,

1. So sánh giữa 2 điểm: Đông chí và hạ chí (2 điểm khởi đầu tiết khí dương, tiết khí âm) ---- với ngày khởi thượng nguyên (giống như mùng 1 tết âm lịch đó). Lấy 2 điểm Đông chí/hạ chí làm Chợ - ngày khởi thượng nguyên.

vd1: năm 2010 ngày đông chí 22/12/2010(Dương lịch): ngày Bính Ngọ.
Ngày khởi thượng nguyên của ngày 4/02/2010-Ất Dậu : là ngày 29/01/2010(Dương lịch): ngày Kỷ Mão.
Lấy 2 ngày này trừ cho nhau được: 327 ngày.

vd2: năm 2015 ngày đông chí 22/12/2015(Dương lịch): ngày Nhâm Thân-phù đầu kỷ dậu.
Ngày khởi thượng nguyên của ngày 4/02/2015-Tân Hợi : là ngày 02/02/2015(Dương lịch): ngày Kỷ Dậu.
Lấy 2 ngày này trừ cho nhau được: 323 ngày.

làm sao ta được 3 trường hợp bên dưới anh đã nêu.

2.Làm sao mình tính được nhỏ hơn hoặc lớn hơn 10 ngày ?





Nói chung mọi người không chịu nghĩ gì cả, thích ăn mì tôm làm phần nhiều.

Ví dụ: đi chợ mua mì tôm chẳng hạn - phải so sánh ta với chợ - để xem đến hay chưa chứ?

1. Làm sao biết phù đầu đến trước tiết khí hay sau tiết khí ?

So sánh giữa 2 điểm: Đông chí và hạ chí (2 điểm khởi đầu tiết khí dương, tiết khí âm) ---- với ngày khởi thượng nguyên (giống như mùng 1 tết âm lịch đó). Lấy 2 điểm Đông chí/hạ chí làm Chợ - ngày khởi thượng nguyên làm Ta đi mua mì tôm. thì sẽ có 3 trường hợp:

1/ Ta đã đến chợ: tức Ngày khởi thượng nguyên (phù đầu) = trùng với = ngày đông chí/ hạ chí.

(Phù đầu là gì: phù đầu là đầu là ngày Giáp + Tý, ngọ; Kỷ + mão, dậu là những ngày khời thượng nguyên - bên trên trích rồi đó).

2/ Lấy chợ làm trung tâm: xem ta ở gần đến hay qua rồi = xem phía nào ngắn hơn. Nếu Phù đầu so với chợ bên phía sắp tới là ngắn nhất (thường nhỏ hơn 10 ngày; nếu lớn hơn 10 ngày thì - dùng phép tính Nhuận);
+ Nếu ngày giáp tý, giáp ngọ, kỷ mão, kỷ dậu <-> ngày tiết khí: ở phía gần đến là gần hơn --> Sắp đến ="Siêu thần": Phù đầu đến trước tiết khí!

+ Nếu ngày giáp tý, giáp ngọ, kỷ mão, kỷ dậu <-> ngày tiết khí: ở phía đã qua ngày tiết khí (động chí/hạ chí) là gần hơn --> đã qua = "Tiếp khí" :Phù đầu đến sau tiết khí !

2.Mong nhận thêm các ví dụ để tìm hiểu thêm về siêu tiếp?
Vì sao phải dùng phép siêu thần, tiếp khí cho 2 điểm Đông chí/ Hạ chí ?: nguyên lý là chúng ta phải điều chỉnh trước đểm làm sao ngày phù đầu rơi đúng vào ngày Đông chí hoặc hạ chí; cho nên phải điều chỉnh ở 2 thời điểm trước đông chí là hai tiết Đại tuyết / trước hạ chí là Mang chủng.

Ví dụ, thì nên đọc sách, rất nhiều sách viết rồi, ai copy hộ lên đây.

:105::105::105::105:

hieunv74
24-10-15, 21:14
Lão này cũng thích đùa dai thật. hihihihihi

hieunv74
24-10-15, 21:45
Tam nguyên phù đầu

Nguyên tắc:
Can Giáp, kỷ gia với Tý Ngọ Mão Dậu là thượng nguyên
Can Giáp, kỳ gia với Dần thân tị hợi là Trung nguyên
Can giáp kỳ gia với thìn tuất sửu mùi là Hạ nguyên


Đây là phép dạy xem lịch lựa xem Nguyên nào thuộc ở tiết mình coi. Khi có xê dịch 1, 2, 3 ngày thì phải có nguyên tắc trên thì mới quyết định được Nguyên (Thượng, trung hay hạ nguyên) của Tiết khí.

1 Năm 360 ngày- có 24 tiết khí

-> 360/24 = 15 ngày /1 tiết;

-> 1 Tiết thì lại chia là 3 nguyên: 15 ngày /3 nguyên = 5 ngày 1 nguyên. Do đó, ngày đầu tiên của 1 nguyên gọi là Phù đầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, 1 năm co2 365¼ ngày; Nên có sự chênh lệch là 365 ¼ - 360 = 5 ¼ ngày. Chính vì có sự chênh lệch này, nên mới có tháng nhuận; và cũng chính vì lẽ đó mà ngày đầu tiên của 1 nguyên (phù đầu) không trùng với ngày của nó.

hieunv74
24-10-15, 21:48
SIÊU – TIẾP

Khái niệm: Siêu nghĩa là vượt qua; Tiếp nghĩa là tiếp tục.

SIÊU THẦN

A1/. Phục tiết khí: nghĩa là Tiết khí chưa đến mà ngày Phù đầu đã đến.

Ví dụ 1: Năm mậu dần, tiết lập Xuân vào ngày mùng 5, Đinh mão; mà ngày giáp tý là ngày mùng 2. Vậy lấy ngày mùng 2 là Thượng Nguyên đến trước như vậy, gọi là Phục Tiết hay hay Siêu Tiết mất 4 ngày.

Ví dụ 2 của Lão: Năm 2015 ngày đông chí 22/12/2014 (Dương lịch): ngày Đinh Mão, bắt đầu Tiết đông chí;

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74087/2015-10-24_21-02-59_zpsra2j9zcc.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/hieunv74087/2015-10-24_21-02-59_zpsra2j9zcc.png.html)

Nhưng 19/12 là ngày giáp tý là ngày Thượng nguyên đến trước, gọi là Phục Tiết, hay Siêu Tiết mất 4 ngày.

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74087/2015-10-24_21-04-57_zpshjzfqesd.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/hieunv74087/2015-10-24_21-04-57_zpshjzfqesd.png.html)

hieunv74
24-10-15, 21:51
Thêm 1 khái niệm nữa về siêu thần: các ngày nằm trong 2 năm.

A2/ Siêu thần: là tiết khí chưa đến mà 4 Phù đầu của Thượng nguyên (Giáp, Kỷ + Tý Ngọ Mão Dậu) đã đến thì phải tính theo phù đầu của Thượng Nguyên mà hành tiếp khí.

Ví dụ 3: Tháng giêng ngày mùng 1, là Tiết lập xuân – mà ngày giáp tý lại là ngày 25 tháng 12 năm trước, tức là phù đầu thượng nguyên đến trước. Như vậy phải lấy ngày 25/12 là Lập Xuân- Thượng nguyên (phù đầu) mà không lấy ngày mùng 1/1.

hieunv74
24-10-15, 22:02
Vậy, ngày 1 tháng Giêng là ngày?

Tháng chạp năm trước:
Ngày 25/12: là Ngày Giáp Tý – Thượng nguyên
Ngày 26/12 là ngày ất sửu
Ngày 27/12 là ngày Bính dần
Ngày 28/12 là ngày Đinh mão
Ngày 29/12 là ngày mậu thìn

Tháng Giêng năm nay:
Ngày 1/1 là ngày Kỷ Tị - Kỷ Tị là phù đầu của Trung Nguyên. Như vậy ngày 1/1 là theo Lập Xuân – Trung Nguyên tức là Siêu Tiết.

hieunv74
24-10-15, 22:20
Ví dụ 4: năm 2010 ngày đông chí 22/12/2009 (Dương lịch): ngày Tân sửu;

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74153/2015-10-24_21-39-04_zpsu9wajl2w.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/hieunv74153/2015-10-24_21-39-04_zpsu9wajl2w.png.html)
.

Ngày 15/12 là ngày Giáp Ngọ, Thượng Nguyên đến trước -> Lấy ngày này làm thượng nguyên, Đông chí -> Phục tiết khí mất 8 ngày.

hieunv74
24-10-15, 22:25
TIẾP KHÍ

B1/ Phục Thời: Nghĩa là Tiết khí đã đến mà ngày chưa đến.

Ví dụ 1: Tiết Mang Chủng ở vào ngày Nhâm Tuất, ngày 2/5 mà thượng nguyên của nó lại là Ngày 4/5 là ngày Giáp Tý.

=> Như Vậy, Tiết đến trước rồi, mà ngày chưa đến cho nên Ngày 2/5 & ngày 3/5 vẫn phải tính TIẾP theo Tiết Tiểu Mãn, Hạ Nguyên. Đó tức là Phục thời hay Tiếp khí mất 2 ngày.

hieunv74
24-10-15, 22:27
B2/ Tiếp Thần: Là Tiết khí đến trước mà 4 phù đầu thượng nguyên chưa đến.

Ví dụ 2: Ngày 1 tháng giêng Lập Xuân mà ngày Giáp Tý là ngày 5/ giêng; Tức phù đầu chưa đến -> Nên ngày 1/ Giêng, 2/, 3/ và 4/ giêng vẫn được tính tiếp theo của Tiết trước (Tiết đại hàn), Hạ Nguyên -> Đến ngày 5/giêng- Giáp Tý mới bắt đầu tính là Thượng nguyên của Tiết Lập Xuân; Như vậy gọi là TIẾP KHÍ 4 NGÀY.

hieunv74
24-10-15, 22:40
Ví dụ: theo các nguyên tắc trên thì Ngày hôm qua là 24/10 00:47 - bắt đầu tiết Sương giáng, ngày quý dậu;
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74154/2015-10-24_21-54-06_zpsfxey3udg.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/hieunv74154/2015-10-24_21-54-06_zpsfxey3udg.png.html)

Đến ngày 30/10 mới là ngày Kỷ Mão,
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74154/2015-10-24_21-57-29_zps1qii19h8.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/hieunv74154/2015-10-24_21-57-29_zps1qii19h8.png.html)

Thượng Nguyên của Tiết Sương Giáng --> Ngày 24, 25, 26,27, 28, 29/10 vẫn phải tiếp Tiết Khí Hàn Lộ -> TIẾP KHÍ MẤT 6 NGÀY TRONG THÁNG NÀY.

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/

hieunv74
24-10-15, 22:48
Tiết lập Đông tháng tới cũng Tiếp Khí mất 6 ngày:

Ngày 8/11: bắt đầu tiết Lập Đông, ngày Mậu tý:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74155/2015-10-24_22-07-55_zpsp3gtfmnv.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/hieunv74155/2015-10-24_22-07-55_zpsp3gtfmnv.png.html)

Nhưng phải đến ngày: 14/11, Giáp ngọ, Thượng nguyên cho Tiết khí Lập đông mới đến:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74155/2015-10-24_22-08-27_zpsmvz0uqhz.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/hieunv74155/2015-10-24_22-08-27_zpsmvz0uqhz.png.html)

Nên Từ ngày 8/11-13/11: Vẫn Tiếp Khí Sương Giáng mất 6 ngày.

hieunv74
24-10-15, 22:54
CHÍNH-THỤ

C/ Chính Thụ: là Tiết khí gặp đúng ngày Giáp Tý, hay Giáp Ngọ; Kỷ Mão hay Kỷ Dậu – Chẳng phải làm gì cả -Cứ thế mà khởi thượng nguyên, tiết khí – XONG! Đến chợ rồi- chỉ việc mua Mì tôm thôi, không còn la cà nữa.

Nếu bằng không gặp thì phải lấy LỊCH mà tra cứu, cộng quá bao nhiêu ngày, đáng dùng bao nhiêu cục, Gọi là phép SIÊU-TIẾP của Tạo Hóa (Tính như bên trên);

Nếu SIÊU- TIẾP đại hạn quá trên 10 ngày thì phải xem tính ngày Nhuận.

Thôi không đùa nữa nhé!

:202::202::202::202::202::202:

Mathias
25-10-15, 17:39
Đọc xong thấy hỗn loạn giữa siêu, tiếp khí và chưa thể nhận biết được khi nào dùng siêu và khi nào dùng tiếp khí.

vd1: 25/10/2015(dương lịch)-tiết sương giáng-ngày giáp tuất.
ngày khởi thượng nguyên 15/10/2015(dương lịch)-tiết hàn lộ-ngày giáp tý tiết hàn lộ đến trước tiết sương giáng của ngày 25/10/2015(dương lịch-10 ngày).
ngày khởi thượng nguyên 30/10/2015(dương lịch)-tiết sương giáng-ngày kỷ mão tiết sương giáng =tiết sương giáng của ngày 25/10/2015(dương lịch + 5 ngày).
như vậy trường hợp này dùng siêu 11 ngày hay tiếp khí 6 ngày?

vd2: 22/12/2015(dương lịch)-tiết Đông chí-ngày Nhâm Thân.
ngày khởi thượng nguyên 14/12/2015(dương lịch)-tiết Đại tuyết -ngày giáp tý đến trước tiết Đông Chí của ngày 22/12/2015(dương lịch-8 ngày).
ngày khởi thượng nguyên 29/12/2015(dương lịch)-tiết Đông chí-ngày kỷ mão =tiết đông chí của ngày 22/12/2015(dương lịch + 7 ngày).
như vậy trường hợp này dùng siêu 9 ngày hay tiếp khí 8 ngày?

hieunv74
25-10-15, 18:00
Hãy xem 5,4 và 5,5 chẳng khác gì mấy, nhưng cô giáo mà làm tròn thì lại khác nhé
5,4 tròn 5 xuống điểm
5,5 tròn lên 6 điểm
5 với 6 khác nhau hoàn toàn.
Hihihihi

Mathias
25-10-15, 18:14
Như vậy cả 2 ví dụ: chọn tiếp khí vì số ngày gần hơn.
vd1: 25/10/2015(dương lịch)-tiết sương giáng-ngày giáp tuất.
vd2: 22/12/2015(dương lịch)-tiết Đông chí-ngày Nhâm Thân.


Hãy xem 5,4 và 5,5 chẳng khác gì mấy, nhưng cô giáo mà làm tròn thì lại khác nhé
5,4 tròn 5 xuống điểm
5,5 tròn lên 6 điểm
5 với 6 khác nhau hoàn toàn.
Hihihihi