PDA

View Full Version : Tại sao có vòng 24 sơn hướng?



dungdung
15-02-16, 20:29
Cháu kính nhờ chú NamPhong, chú Văn Hoài, anh Hiếu và mọi người giúp dungdung trả lời câu hỏi này được không?? vì dungdung thấy trong bộ môn phong thủy từ bát trạch đến huyền không đều dùng vòng 24 sơn hướng!!!

ThaiDV
16-02-16, 01:10
Cháu kính nhờ chú NamPhong, chú Văn Hoài, anh Hiếu và mọi người giúp dungdung trả lời câu hỏi này được không?? vì dungdung thấy trong bộ môn phong thủy từ bát trạch đến huyền không đng 24 sơn hướng!!!

Cụ này hay phết! Bát trạch, Phi Tinh, Lục Pháp, Đại Quái ... Chỗ nào cũng thấy có mặt. Mà cái gì Cụ cũng muốn đào tận gốc rễ nhà người ta lên. Hihi! Bát quái, Tam hào thì tự nhiên ra 24 lộ thôi. Hay là cái này:

“Tiên Thiên la kinh thập nhị chi
Hậu tiên tái dụng can dữ duy
Bát can tứ duy phụ chi vị
Tử mẫu công tôn đồng thử suy”

Hay là thử thêm cái này nữa:

http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=2312

Lời khuyên chân thành: Không có thầy hướng dẫn mà Cụ tiếp cận Phong thủy kiểu này dễ tẩu hỏa nhập ma lắm đó!%Am đó! :1898::1898::1898:

kidsdal
16-02-16, 11:16
Thêm LTP nữa đi. Sơn Thuỷ sẽ thấy ngay

dungdung
16-02-16, 16:28
Thêm LTP nữa đi. Sơn Thuỷ sẽ thấy ngay

Trong LTP chỗ nào chỉ rõ 24 sơn vậy anh?? anh có thể cho dungdung link chỉ dẫn được không ạ??

dungdung
16-02-16, 16:40
Cụ này hay phết! Bát trạch, Phi Tinh, Lục Pháp, Đại Quái ... Chỗ nào cũng thấy có mặt. Mà cái gì Cụ cũng muốn đào tận gốc rễ nhà người ta lên. Hihi! Bát quái, Tam hào thì tự nhiên ra 24 lộ thôi. Hay là cái này:

“Tiên Thiên la kinh thập nhị chi
Hậu tiên tái dụng can dữ duy
Bát can tứ duy phụ chi vị
Tử mẫu công tôn đồng thử suy”

Hay là thử thêm cái này nữa:

http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=2312

Lời khuyên chân thành: Không có thầy hướng dẫn mà Cụ tiếp cận Phong thủy kiểu này dễ tẩu hỏa nhập ma lắm đó!%A�m đó! :1898::1898::1898:

Dungdung hiện tại mới chỉ đặt ra câu hỏi tại sao có vòng 24 sơn hướng mà không phải 25 hay 20?
Dungdung chỉ thấy mọi người chăm vào luận giải mà những cái cơ bản như câu hỏi trên cho mặc nhiên là đúng..hoặc có thể mọi người được chân truyền nên đã biết rõ thì xin chia sẻ dungdung cái cơ bản này được không?? dù sao nó cũng chưa đi vào bí quyết của mỗi nhà!!

annhien
16-02-16, 16:55
Cháu kính nhờ chú NamPhong, chú Văn Hoài, anh Hiếu và mọi người giúp dungdung trả lời câu hỏi này được không?? vì dungdung thấy trong bộ môn phong thủy từ bát trạch đến huyền không đều dùng vòng 24 sơn hướng!!!

Để biết được tại sao có 24 sơn mà không là một số khác, thật sự không mấy người biết, địa lý phong thủy liên quan đến nhiều thứ lắm, nó thể hiện quy luật của tạo hóa chứ không phải do con người tạo ra (nên không phải muốn phân bao nhiêu cũng được), vì vậy Bạn nên chấp nhận nó như một tiên đề thôi, đừng tốn công tìm vô ích.

Chúc Bạn an lạc!

kidsdal
16-02-16, 17:18
Dungdung hiện tại mới chỉ đặt ra câu hỏi tại sao có vòng 24 sơn hướng mà không phải 25 hay 20?
Dungdung chỉ thấy mọi người chăm vào luận giải mà những cái cơ bản như câu hỏi trên cho mặc nhiên là đúng..hoặc có thể mọi người được chân truyền nên đã biết rõ thì xin chia sẻ dungdung cái cơ bản này được không?? dù sao nó cũng chưa đi vào bí quyết của mỗi nhà!!

A nghĩ nhiều về vấn đề 24 sơn thuỷ rồi, e hãy coi nó như 1 mặc định mà cổ nhân đã định ra để mà hậu sinh tìm hiểu và phát triển thêm. Đó cũng là cái cốt lõi để mình hiểu phong thuỷ là gì
Thêm chút lời khuyên về khả năng đọc bài trên diễn đàn của em, e nên đọc từ đầu đến hết 1 topic, sẽ thấy mình chắt lọc đc gì, sử dụng đc gì
LTP a nghĩ em chưa đọc đâu vì thấy nó khó hiểu, từ từ em sẽ ngấm thôi nếu chú tâm. Hiện tại em đang muốn đi tắt về các trường phái Phong thuỷ nên khó mà hiểu sâu đc
Chúc em tĩnh tâm

DangHuyAnh
16-02-16, 18:17
LTP không có câu trả lời, nhưng đã có cao nhân giải thích về liên thành vô tình nói về cấu thành của các sơn. Trong đó có nhắc đến cách bày 147, 258, 369 trên 24 sơn của anh Nam Phong.
Cơ bản vẫn là thiên địa nhân thôi. Gợi ý là 9 vận( thiên) 27 tinh( địa), bày thuận nghịch( nhân).

hactientn
16-02-16, 21:29
Dungdung hiện tại mới chỉ đặt ra câu hỏi tại sao có vòng 24 sơn hướng mà không phải 25 hay 20?
Dungdung chỉ thấy mọi người chăm vào luận giải mà những cái cơ bản như câu hỏi trên cho mặc nhiên là đúng..hoặc có thể mọi người được chân truyền nên đã biết rõ thì xin chia sẻ dungdung cái cơ bản này được không?? dù sao nó cũng chưa đi vào bí quyết của mỗi nhà!!
Bạn cứ tạm hiểu như sau:
(Trời - đất ) chia làm 4 phương 8 hướng và được chia ra làm tứ chính và tứ ngung ( Thuật ngữ phong thủy) .
Tứ chính gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc. Trời và Đất cùng quản 4 phương tứ chính trong đó:
- Trời gồm có các thiên can là Giáp, ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý ( trong đó Mậu, Kỷ quản trung cung )
- Đất gồm có các địa chi là Tý, Ngọ, Mão, Dậu cũng là đại diện cho 4 quái là Khảm, Ly, Chấn, Đoài
Tứ ngung gồm có Đông bắc, Tây bắc, Tây nam, Đông Nam. Trời và Đất cùng quản 4 phương tứ ngung trong đó:
- Đất gồm có Sửu, Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Tuất, Hợi
- Trời đại diện ở tứ ngung gồm có 4 quái Càn, Khôn, Cấn, Tốn ( cái này tự mình suy luận vậy, vì mình nghĩ đất đã đại diện rồi thì còn lại là trời để cân bằng La kinh…Hi..hi.)
Còn tại sao lại sắp xếp như vậy thì bạn cần nghiên cứu thêm nữa.

ThaiDV
17-02-16, 09:33
Để biết được tại sao có 24 sơn mà không là một số khác, thật sự không mấy người biết, địa lý phong thủy liên quan đến nhiều thứ lắm, nó thể hiện quy luật của tạo hóa chứ không pC6�ời tạo ra (nên không phải muốn phân bao nhiêu cũng được), vì vậy Bạn nên chấp nhận nó như một tiên đề thôi, đừng tốn công tìm vô ích.

Chúc Bạn an lạc!

- Bạn Anhnhien nói hay nè! Có nhiều thứ chúng ta phải thừa nhận nó như 1 tiên đề, để đi tiếp thôi. Hihi
- Chúng ta học tiểu học, trung học, đại học, cao học, nghiên cứu sinh ... Mỗi cấp học nhìn nhận, khai thác cùng một vấn đề ở 1 khía cạnh khác nhau. Có điều khi đi học thì chúng ta có giáo viên hướng dẫn theo lộ trình rõ ràng, có tài liệu chuẩn và các điều kiện thuận lợi khác ... nên nhiều người đến được cái đích của mình.
- Học Huyền học thì khó khăn hơn nhiều. Thầy hướng dẫn không có. Tài liệu thì chẳng biết đâu là chân, ngụy; tiếng Hán, tiếng Trung thì không chiến được. Phong thủy lại toàn tâm ấn, tâm thọ khẩu truyền, đắc thiên cơ ...
- Trước ThaiDV cũng hơi trách mấy bác ngày xưa mới cày như bọn em cũng nhiệt tình hỏi, nhiệt tình viết, nhưng giờ toàn khoanh tay đứng nhìn bọn em bơi không phao thôi à. Giờ thì hết trách rồi, một cao thủ nói với ThaiDV là: Càng học cao, hiểu sâu thì mỗi người lại thấy nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nên cũng cân nhắc nhiều mỗi khi viết bài.
- Tóm lại là nhiều vẫn đề, mỗi người một phương pháp tiếp cận, chẳng ai giống ai. ThaiDV thì thấy rải rác trên diễn đàn có nhiều bài hay, đọc đến một độ nhất định sẽ thấy các vấn đề rời rạc lại liên quan, móc xích với nhau. Từ những vấn đề đó tĩnh tâm đứng trên quan điểm biện chứng mà suy nghĩ cho hợp với Lý, đừng quá xa đà vào duy tâm.
Chúc bạn thành công!

ThaiDV
18-02-16, 08:35
LTP không có câu trả lời, nhưng đã có cao nhân giải thích về liên thành vô tình nói về cấu thành của các sơn. Trong đó có nhắc đến cách bày 147, 258, 369 trên 24 sơn của anh Nam Phong.
Cơ bản vẫn là thiên địa nhân thôi. Gợi ý là 9 vận( thiên) 27 tinh( địa), bày thuận nghịch( nhân).

Anh DangHuyAnh cho em xin Link bài này được không ạ?

hieunv74
18-02-16, 09:31
Dungdung hiện tại mới chỉ đặt ra câu hỏi tại sao có vòng 24 sơn hướng mà không phải 25 hay 20?
Dungdung chỉ thấy mọi người chăm vào luận giải mà những cái cơ bản như câu hỏi trên cho mặc nhiên là đúng..hoặc có thể mọi người được chân truyền nên đã biết rõ thì xin chia sẻ dungdung cái cơ bản này được không?? dù sao nó cũng chưa đi vào bí quyết của mỗi nhà!!

Tại vì đặt câu hỏi không đúng nên không bao giờ có câu trả lời!, hihihi; Thật ra cũng chẳng phải 24 luôn nữa.
--
TẠI SAO MỘT NGÀY CÓ 24 GIỜ?

Nguyên nhân duy nhất là do loài người quyết định tính thời gian theo phương pháp đó.
Trong thiên nhiên và trên thế giới không tồn tại bất cứ sự vật nào có liên quan tới giờ, phút, giây. Cách chia một ngày làm 24 giờ là do loài người tự đặt ra nhằm tiện lợi cho mình.
Thế nhưng một ''ngày'' mà ta thường nói thì lại có quan hệ với một nhân tố nào đấy. Đó là Trái Đất tự quay quanh trục của mình từ tây sang đông, thời gian cần để Trái Đất tự quay hết một vòng gọi là một ngày.
Các nhà khoa học có thể sử dụng định tinh để đo thời gian. Các đài thiên văn được trang bị loại đồng hồ ''định tinh''. Một ngày định tinh là quãng thời gian tính từ thời điểm hành tinh ấy đi qua kinh tuyến lần thứ nhất cho tới thời điểm lần thứ hai đi qua kính tuyến đó.
Sau khi loài người chia một ngày ra làm giờ, phút, giây, chúng ta có thể tính ra độ dài của một ngày định tinh. Một ngày định tinh dài 23 giờ 56 phút 4.09 giây Thế nhưng, coi ngày định tinh là một ngày thì không tiện cho đời sống hàng ngày của chúng ta, bởi vậy chúng ta tính 24 giờ là một ngày, thêm một ngày vào năm nhuận để bù đắp sai số đó.
Đối với người cổ đại, một ngày chỉ là thời gian từ lúc Mặt Trời mọc cho đến lúc Mặt Trời lặn, không tính thời gian ban đêm. Người Hy Lạp cổ coi thời gian từ lúc Mặt Trời lặn lần này cho đến lúc Mặt Trời lặn lần sau là một ngày. Người La Mã cổ thì một ngày là thời gian tính từ nửa đêm này đến nửa đêm mai.
Trước khi phát minh ra đồng hồ, ban ngày và ban đêm đều chia làm 12 giờ. Cách chia thời gian thế này không hợp lý vì độ dài thời gian ngày và đêm của 4 mùa khác nhau. Ngày nay, phần lớn các nước đều có văn bản quy định rõ dùng cách tính giờ của người La Mã cổ, tức là coi thời gian 24 giờ từ nửa đêm đến nửa đêm là một ngày.

Nguồn: http://www.bachkhoatrithuc.vn

hieunv74
18-02-16, 09:36
Chúng ta đang sống trong một thế giới có cơ số 10, từ hệ thập phân trong toán học đến số lượng tiền lẻ thối lại sau khi bạn ăn vặt, tất cả đều được tính theo hệ 10 số. Vậy thì tại sao một ngày trên Trái Đất không phải là 10 giờ? Việc này thì phải hỏi đến người Ai Cập xưa.

Lịch Ai Cập cổ đại được chạm khắc trên tường một ngôi đền

Khi văn minh loài người tiến hóa từ xã hội săn bắt hái lượm thành những cộng đồng nông nghiệp, người ta bắt đầu thấy cần thiết phải đếm các vật dụng và tài sản. Ví dụ, nếu buổi sáng bạn dắt 5 con dê ra đồng, và quay trở về với 3 con vào buổi tối, bạn sẽ chỉ phát hiện mình thiếu đi hai con nếu bạn biết đếm. Khái niệm chữ viết vẫn chưa hình thành đầy đủ vào lúc đó, nên con người đã phải học đếm giống như trẻ con vẫn làm ngày nay: dùng 10 ngón tay.

Để đo thời gian, người Ai Cập đã chia một ngày thành hai nửa, mỗi nửa có 12 giờ. Hay chính xác hơn là 10 giờ có ánh nắng, 2 giờ rạng đông và hoàng hôn, và 12 giờ của bóng tối, tổng cộng là 24 tiếng một ngày.

Vậy thì tại sao người Ai Cập cổ lại quyết định đặt giờ theo khung 12 tiếng? Nhiều người tin rằng hệ thống 12 tiếng có nguồn gốc từ một cách đếm cổ xưa mà người Ai Cập thừa hưởng từ văn hóa Sumerian: đếm không phải bằng ngón tay mà bằng các nốt trên ngón tay (chỗ tiếp giáp giữa các đốt ngón tay): mỗi ngón tay, trừ ngón tay cái, đều có 3 nốt ngón tay. Cách thức đếm như sau: dùng ngón tay cái chạm vào từng nốt trên 4 ngón tay dài hơn, và bạn có tổng cộng 12 nốt. Để đo thời gian, người Ai Cập đã chia một ngày thành hai nửa, mỗi nửa có 12 giờ. Hay chính xác hơn là 10 giờ có ánh nắng, 2 giờ rạng đông và hoàng hôn, và 12 giờ của bóng tối, tổng cộng là 24 tiếng một ngày.

Ngoài ra, người Ai Cập còn tính giờ dựa trên chuyển động của “các thiên đường”. Họ đã quan sát 36 ngôi sao nhỏ, gọi là “decan”, xuất hiện phía trên đường chân trời 40 phút một lần. Mỗi khi decan xuất hiện là bắt đầu một giờ mới. Khởi đầu của một “thập kỷ” – khoảng thời gian 10 ngày của người Ai Cập – được đánh dấu bằng sự xuất hiện của một decan mới trên bầu trời phía đông trước khi mặt trời lên.

Hệ thống 36 decan của người Ai Cập cổ

Đến Đế chế thứ 9 (khoảng năm 2100 trước Công nguyên), người Ai Cập đã phát triển loại lịch mặt trời đơn giản kể trên thành một lịch năm hoàn chỉnh. 36 “thập kỷ” tương ứng với 36 ngôi sao decan tạo thành năm Ai Cập bao gồm 360 ngày. Hệ thống lịch này đủ chính xác để dự báo những đợt lũ hàng năm trên sông Nile với sự xuất hiện của sao Sirius, mặc dù thời gian mỗi mùa có những khác biệt nhất định. Người Ai Cập cũng xây dựng những loại bàn quan sát decan để người dân có thể xác định được thời gian . Điều thú vị là các loại bàn này cũng được tìm thấy trong các quan tài, chứng tỏ người Ai Cập đã chôn chúng theo để người chết có thể biết được thời gian.

Nhà thiên văn học Hy Lạp Hipparchus

Mặc dù lịch của người Ai Cập rất dễ dùng, nó lại không hề hữu dụng với người Hy Lạp: họ cần đơn vị giờ có thời gian bằng nhau chứ không thay đổi theo mùa như lịch Ai Cập. Hipparchus, nhà thiên văn học Hy Lạp lỗi lạc nhất, được cho là người có công biến lịch sao của Ai Cập thành lịch chuẩn mà chúng ta dùng ngày nay: mỗi khoảng thời gian sáng và tối trong ngày được chia đều thành 12 phần bằng nhau

(theo Gizmodo)

hieunv74
18-02-16, 09:41
Tại sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây ?

Có rất nhiều thứ trong lịch sử, đã từng trả qua rất nhiều giai đoạn để thử và sai, rồi lại thử, nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện để có được những điều hiển nhiên như ngày nay chúng ta thấy. Đó là thành quả của người xưa để lại cho muôn đời sau, như là quy ước. Nhưng có bao giờ mọi người tự hỏi, sao điều đó lại như vậy chưa ? Ví dụ như việc sao 1 ngày nhất định có đúng 24 giờ, mà 1 giờ thì lại có 60 phút và 1 phút lại được chia thành 60 giây … Khám phá một chút lịch sử về vấn đề thời gian nhé

Mặt trời và cách tính thời gian của người cổ đại

Ngày nay, chúng ta sử dụng hệ số thập phân (cơ số 10), một hệ thống mà theo các nhà nghiên cứu bắt nguồn từ việc tạo sự dễ dàng khi đếm bằng 10 ngón tay. Từ xa xưa, nhiều nền văn minh đầu tiên đều sử dụng hệ thập nhị phân (cơ số 12) và lục thập phân (cơ số 60) để chia 1 ngày thành nhiều phần nhỏ hơn.

Nhiều bằng chứng đã cho thấy người Ai Cập sử dụng đồng hồ Mặt trời, các nhà sử dụng đi đến kết luận hầu hết các nền văn minh đầu tiên đều dựa theo Mặt trời để phân chia thời gian trong ngày thành những phần nhỏ hơn.

Những dấu tích của đồng hồ Mặt Trời đầu tiên đơn giản chỉ là một cái que, hoặc cây gậy cắm trên mặt đất. Thời gian được xác định bằng độ dài và hướng bóng của cây gậy dưới ánh nắng Mặt Trời.

Vào những năm 1500 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã phát triển những chiếc đồng hồ cao cấp đó là Mặt trời, đó là một thanh hình chữ T được đặt trên mặt đất. Đây là công cụ được canh chỉnh để chia khoảng thời gian giữa bình minh và hoàng hôn thành 12 phần bằng nhau. Ở đây đã có dấu hiệu sử dụng hệ thống chữ số thập nhị phân của người cổ đại. Theo các nhà nghiên cứu, con số 12 được chọn là số quan trọng và làm cơ sở dựa trên số lượng chu kỳ của Mặt trăng trong 1 năm. Tuy nhiên, đồng hồ Mặt trời lại có nhược điểm là: độ dài của mỗi ngày có sự khác nhau phụ thuộc vào từng mùa trong năm, một ngày nắng trong mùa hè dài hơn so với mùa đông.

Vào thời gian này, con người cổ đại xem thời gian sáng tối như hai cõi đối lập nhau chứ không phải là những thành phần của 1 ngày hoàn chỉnh như quy ước hiện nay. Khi không có ánh sáng Mặt trời, việc tính toán thời gian vào ban đêm là vô cùng phức tạp. Trong kỷ nguyên sử dụng đồng hồ Mặt trời, các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại đã nhận thấy một tập hợp 36 ngôi sao chia vòm trời hình tròn thành những phần bằng nhau. Thời gian ban ngày được đánh dấu bằng sự xuất hiện của 18 ngôi sao, 6 ngôi sao sẽ được dùng để đánh dấu cho thời điểm rạng sáng và chập tối, nhưng chúng lại rất khó để quan sát. Thời gian ban đêm sẽ được chia thành 12 phần tương ứng với 12 ngôi sao còn lại. Kết quả là ban đêm được chia ra thành 12 phần bằng nhau ( một tín hiệu của hệ thập nhị phân)

Đến thời kỳ 1550 đến 1070 trước công nguyên, hệ thống đo lường trên được đơn giản hóa thành bộ 24 ngôi sao, 12 trong số đó đánh dấu những khoảng thời gian ban đêm. Tiếp theo là sự xuất hiện của đồng hồ nước (Clepsydra) được sử dụng để đo thời gian vào ban đêm. Thiết bị này được coi là chính xác nhất trong lịch sử cổ đại. Chúng được tìm thấy tại đền thờ Ammon Karnak, Ai Cập có niên đại từ 1400 trước công nguyên. Thành phần cấu tạo gồm một chiếc bình với bề mặt phía trong nghiên xuống và bộ phận hứng nước bên dưới. Thời gian vào ban đêm sẽ được chia thành 12 phần tương ứng với những lượng nước tương ứng định trước. Những chiếc đồng hồ nước với nguyên lý hoạt động tương tự cũng được tìm thấy tại các di tích của người Hy Lạp và người Babylon cổ đại.

Tại sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây ?

Mô hình 24 giờ dần dần được hình thành nhưng chiều dài 1 giờ cố định vẫn chưa được thiết lập mãi cho đến giai đoạn Hy Lạp cổ, khi những nhà chiêm tinh bắt đầu sử dụng mô hình này một cách có hệ thống và áp dụng làm tiêu chuẩn trong tính toán. Các nghiên cứu chuẩn từ năm 147 đến 127 trước công nguyên, nhà thiên văn học, toán học, địa lý, Hipparchus đã đề xuất chia 1 ngày thành 24 giờ dựa trên 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm, nhưng lúc này chiều dài mỗi giờ vẫn là khác nhau theo từng mùa. Mô hình 1 giờ cố định chỉ được phổ biến tại Châu Âu khi bắt đầu có sự xuất hiện của đồng hồ cơ vào thế kỷ 14.

Hipparchus và những nhà thiên văn khác tại Hy Lạp đã áp dụng kỹ thuật thiên văn được phát triển bởi người Babylon định cư tại khu vực Lưỡng Hà trước đó. Người Babylon thực hiện phép tính thiên văn học dựa trên hệ thống lục thập phân (cơ số 60), được kế thừa từ người Sumeria từ 2000 năm trước công nguyên. Con số 60 vẫn là một sự bí ẩn, cho đến ngày nay vẫn chưa có một lý giải chính xác nào. Có một giả thiết đưa ra là 60 chia hết cho 10, 12, 15, 20 và 30. Mặc dù hệ lục thập phân không được sử dụng rộng rãi trong các phép tính thông thường nhưng nó được dùng để đo góc, tọa độ địa lý và thời gian. Ít ai biết một điều là mặt đồng hồ tròn hiện nay có mang nguồn gốc ra đời 4000 năm trước do người Babylon phát triển.

Eratosthenes sống vào khoảng năm 276 đến 194 trước công nguyên, là nhà thiên văn học Hy Lạp nổi tiếng với biệt danh beta, đã sử dụng hệ thống lục thập phân để chia một vòng tròn thành 60 phần bằng nhau nhằm hình thành nên hệ thống vĩ độ địa lý với các đường ngang chạy qua các địa điểm nổi tiếng trên Trái đất thời bấy giờ.

Một thế kỷ sau đó, Hipparchus đã chuẩn hóa các đường vĩ độ, thể hiện các đường song song cho phù hợp với hình dạng của Trái Đất theo quan niệm thời đó. Đồng thời, ông cũng hình dung nên hệ thống kinh độ với các đường phủ kín 360 độ chạy từ Bắc tới Nam, từ điểm cực đến điểm cực.

Tiếp đó, trong tác phẩm thiên văn học Almagest (viết vào năm 150 sau công nguyên) nhà triết học người La Mã, Claudius Ptolemy đã giải thích mà mở rộng nghiên cứu trước đó của Hipparchus bằng cách chia hệ thống kinh vĩ độ 360 độ thành những đoạn nhỏ hơn. Mỗi độ được chia thành 60 phần và đặt tên là partes minutae primae (hoặc first minute – phút đầu ) hay ngày nay đơn giản hơn là minute (phút). Mỗi phần lại được tiếp tục chia lần thứ hai thành 60 phần nhỏ hơn nữa mà ông đặt tên là partes minutae secundae (second minute – phút thứ hai) mà ngày nay gọi là second (giây). Quy định này đánh dấu cái gọi là phút, giây mà chúng ta vẫn còn sử dụng đến ngày nay.

Tại sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây ?

Claudius Plotemy, là nhà toán học, địa lý, thiên văn học, người đã chia nhỏ giờ và đặt tên phút, giây

Khái niệm trên vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ tiếp theo sau thời của Ptolemy. Sau đó, những thiết bị mang hình thái đồng hồ ra đời nhưng được chia thành ½ , ⅓, ¼ và đôi khi chia thành 12 phần mà không chia thành 60 phần. Người đương thời vẫn chưa biết rằng 1 giờ có 60 phút như hiện nay, mãi đến gần cuối thế kỷ 16, sự xuất hiện của đồng hồ cơ mới kèm theo việc chia giờ thành 60 phút trên mặt đồng hồ.

Tại sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây ?

Nhờ vào những nền văn minh cổ đại mà chúng ta mới có thể quy ước 1 ngày 24 giờ, 1 giờ 60 phút và 1 phút 60 giây. Điều này giúp chúng ta hiểu vì sao trong tiếng anh Second lại là chỉ giây. Những tiến bộ khoa học về thời gian đã thay đổi cách xác định thời gian theo hướng ngày càng chính xác hơn. Vào năm 1967, theo quy ước vật lý hiện đại, 1 giây được tái định nghĩa là khoảng thời gian bằng 9.192.631.770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Ce 133 khi thay đổi trạng thái giữa 2 mức năng lượng đáy siêu tinh vi. Cũng chính sự quy định này đã mở ra kỷ nguyên mới của khoa học đo lường thời gian nguyên tử và quy định giờ quốc tế (UTC – Coordinated Universal Time).

nguồn: http://www.donghotantan.vn

namphong
18-02-16, 09:52
Mọi sự mọi việc trên đời đều có lý do của nó.
Nếu bạn chịu khó quan sát sẽ thấy xung quanh mình là những GIỚI HẠN. Con Gà, Chó, Heo, Vịt.. bạn nuôi có bao giờ tăng ký mãi được không? đến múc nào đó nó sẽ dừng tăng ký và dù có ăn mãi cũng chẳng tăng thêm được chút nào. Cây bạn trồng có bao giờ cao mãi lên được không? đến một lúc nào đó nó sẽ dừng cao dù hàng ngày bạn vẫn tưới nước tưới phân. Con người cũng vậy, không thể nặng lên mãi hay cao lên mãi.
Tự nhiên đặt ra giới hạn cho muôn loài và do đó mới có các con số cơ bản.
Nói là 24 sơn nhưng sự thực là 12. Thông thường mọi người nói là 12 sơn dương và 12 sơn âm, điều này là chưa đúng bản chất nhưng cũng tạm chấp nhận vậy đi vì giải thích rất dông dài.
Trong tự nhiên dãy số Fibonaci có một vai trò lớn hơn sức tưởng tượng của nhiều người, lấy đoạn đầu của dãy số này như sau:

1 1 2 3 5

5 số đầu tiên này cộng lại là 12, 12x2(âm dương)=24.
Ngũ hành cũng là nó.
Con số kế tiếp là mấy? là 8, là bát quái. Nói 24 sơn và 8 quái liên hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là một chính là do vậy.

NP biết sẽ có nhiều người không đồng ý với cách giải thích này nhưng nếu biết các chân sư ngày xưa ai cũng giỏi toán thì sẽ thấy mọi thứ khác hơn. Và nếu hiểu rằng vạn vật cũng như con người có chiều cao và cân nặng trong một giới hạn nhất định nhưng KHÔNG AI BẰNG AI, mỗi người có một chiều cao khác nhau(khi tính đến 1/tỷ mét) và cân nặng khác nhau(khi tính đến 1/tỷ của kg) thì sẽ thấy cái giới hạn chiều cao và cân nặng nó có một khoảng chứ không phải một điểm, chính vì vậy các biên giữa 24 sơn thực sự là những khoảng chứ không phải một vạch thẳng, thời gian này biên dịch qua trái một chút, thời gian khác biên lại dịch qua phải... Do vậy biên không vong giữa các quái, giữa các sơn khi tính toán cần phải biết là ở trong khoảng thời gian nào, ở vị trí nào(để tính trừ độ từ thiên) chứ cứ khăng khăng điểm giữa 2 quái là không vong thì sai, cái này có thể kiểm chứng bằng cách đo lại các cổ mộ, một vài cái sẽ nằm ngay điểm không vong nhưng thực sự khi lùi về thời điểm đó thì không phải ở điểm không vong, CÁT HUNG HỌA PHÚC xoay vần là vậy.

hieunv74
18-02-16, 09:53
Trái Đất
Quỹ đạo và chuyển động tự quay

Chu kỳ tự quay của Trái Đất tương đối với Mặt Trời – một ngày Mặt Trời trung bình - vào khoảng 86.400 giây Mặt Trời trung bình. Mỗi giây này dài hơn một giây thuộc hệ SI một chút bởi ngày Mặt Trời hiện nay của Trái Đất dài hơn so với thế kỉ 19 do gia tốc thủy triều.

Chu kỳ tự quay của Trái Đất xét từ các định tinh, được IERS gọi là ngày định tinh, dài 86.164,098903691 giây thời gian Mặt Trời trung bình (UT1) hay 23h 56m 4,098903691s. Chu kì Trái Đất tự quay xét theo tuế sai hay chuyển động của xuân phân trung bình, bị đặt tên sai là năm thiên văn, dài 86.164,09053083288 giây Mặt Trời trung bình (UT1) hay 23h 56m 4,09053083288s.Vì thế ngày thiên văn ngắn hơn ngày định tinh khoảng 8,4 ms. Độ dài của ngày Mặt Trời trung bình tính theo giây hệ SI có sẵn tại IERS cho các giai đoạn từ 1623-2005.[107] và 1962-2005.[108]

Ngoài các thiên thạch trong khí quyển và các vệ tinh quỹ đạo thấp thì chuyển động biểu kiến chính của các thiên thể trên bầu trời Trái Đất là sang phía Tây với tốc độ 15° một giờ hay 15’ một phút. Điều này tương đương với đường kính biểu kiến của Mặt Trời và Mặt Trăng sau mỗi hai phút; kích thước góc của Mặt Trời và Mặt Trăng nhìn từ Trái Đất là gần như bằng nhau.[109][110]

Quỹ đạo
Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn]xem thảo luận. Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.[7]

Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.[7][111]
......

nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A1i_%C4%90%E1%BA%A5t


:202::202::202:

hieunv74
18-02-16, 10:03
Quay lại mấu chốt của câu hỏi?

Trong lịch sử la bàn: La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định.

Có 2 câu hỏi có thể trả lời thắc mắc:

Câu 1: Vậy trong phong thủy dùng la bàn để làm gì? để đo cái gì? Không gian? hay thời gian? hay cả 2????????

Câu 2: Nếu dùng nó để đo không thời thì - chia thế nào cho hợp lý với quy luật của Vạn vật, vũ trụ??

Tôi không biết, để mọi người đi tìm nhé, vì chưa biết dùng la bàn để làm gì cả, toàn treo để trừ trộm cắp vào nhà- rồi chỉ cho hắn biết đường ra thôi, kha kha kha kha kha!

:6k3::6k3::6k3::6k3::6k3::6k3:

3kubond
18-02-16, 10:13
Mọi sự mọi việc trên đời đều có lý do của nó.
.......Chính vì vậy các biên giữa 24 sơn thực sự là những khoảng chứ không phải một vạch thẳng, thời gian này biên dịch qua trái một chút, thời gian khác biên lại dịch qua phải... Do vậy biên không vong giữa các quái, giữa các sơn khi tính toán cần phải biết là ở trong khoảng thời gian nào, ở vị trí nào(để tính trừ độ từ thiên) chứ cứ khăng khăng điểm giữa 2 quái là không vong thì sai, cái này có thể kiểm chứng bằng cách đo lại các cổ mộ, một vài cái sẽ nằm ngay điểm không vong nhưng thực sự khi lùi về thời điểm đó thì không phải ở điểm không vong, CÁT HUNG HỌA PHÚC xoay vần là vậy.


Kinh thành Huế được xây dựng vào năm 1804 đến 1833, trong đó điện Thái Hòa được xây vào năm 1805, công trình có hướng 143 độ, "phạm không vong" giữa Tốn và Tỵ. Đất xây dựng kinh thành rất rộng, muốn xoay hướng nào cũng được, sao lại chọn "đúng" hướng này nhờ anh Namphong giải thích thêm.
Chân thành cám ơn!

hieunv74
18-02-16, 10:15
Tiếp thêm 1 tẹo:

Từ trường. Trái Đất

Từ trường Trái Đất (và từ trường bề mặt) được coi như một lưỡng cực từ trường, với một cực gần cực bắc địa lý và cực kia gần cực nam địa lý. Một đường thăng tưởng tượng nối hai cực tạo thành một góc khoảng 11,3° so với trục quay của Trái Đất. Nguyên nhân gây ra từ trường có thể được giải thích theo thuyết dynamo.

Các từ trường có thể mở rộng vô hạn, tuy nhiên nếu xét các điểm càng ra xa nguồn thì chúng càng yếu dần. Từ trường Trái Đất có tác dụng đến hàng chục ngàn km trong vũ trụ và được gọi là Từ quyển. Từ quyển của Trái Đất cùng với khí quyển chặn các dòng hạt tích điện, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

Nghiên cứu từ trường Trái Đất là một lĩnh vực của địa vật lý. Kết quả của nghiên cứu cũng áp dụng để miêu tả từ trường tại các hành tinh, các thiên thể khác.

Cũng như nam châm, Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. Cực Bắc từ có toạ độ 70° Vĩ Bắc Và 96° Kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Cực Nam từ có toạ độ 73° Vĩ Nam và 156° Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km. Trục từ trường tạo với trục Trái Đất một góc 11°. Các từ cực thường có vị trí không ổn định và có thể đảo ngược theo chu kỳ. Do đó bản đồ địa từ cũng phải thường xuyên điều chỉnh (5 năm một lần). Việc thu nhập các thông tin từ vệ tinh đã phát hiện các vành đai bức xạ bao quanh Trái Đất ở môi trường khí quyển trên cao từ 500–600 km dến 60.000- 80.000 km: đó là từ quyển (tầng điện ly trở lên).

nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tr%C3%A1i_%C4%90%E1 %BA%A5t

hieunv74
18-02-16, 10:28
1 Câu hỏi tiếp nữa là: Nếu la bàn, la kinh mà ở trong không có kim - thì không biết la bàn, hay la kinh để cho trẻ con có thèm chơi không nhỉ?

Mọi người đọc vào quyển kinh dịch, Nguyễn mạnh Bảo - Quyển 1, khoảng trang 300 hãy so sánh: 64 quái của Phục Hi với bản đồ này xem có tương đồng không:

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/trai-dat-la-nam-cham-2_zpsugkqvsvn.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/trai-dat-la-nam-cham-2_zpsugkqvsvn.png.html)

:2455::2455::2455:

baolocpho
18-02-16, 11:03
Kinh thành Huế được xây dựng vào năm 1804 đến 1833, trong đó điện Thái Hòa được xây vào năm 1805, công trình có hướng 143 độ, "phạm không vong" giữa Tốn và Tỵ. Đất xây dựng kinh thành rất rộng, muốn xoay hướng nào cũng được, sao lại chọn "đúng" hướng này nhờ anh Namphong giải thích thêm.
Chân thành cám ơn!

Em mạo muội thử giải thích theo cách khoa học mà mọi người hàng ngày vẫn dùng GOOGLE EARTH xem sao:

- Vào google earth đo độ số kinh thành Huế thì độ số là 143 độ
- Tìm độ từ thiên của khu vực này là lệch 0 độ 2' / 1 năm
- năm nay là 2016, ngày xưa xây dựng năm 1804, vậy đã trải qua 212 năm, ==> độ lệch sẽ là 2'x 212 năm=424' =7 độ
- Theo số tính ở trên thì 143-7= 136 độ
==> vậy suy ra ngày xưa kinh thành Huế xây theo hướng 136 độ (chính sơn Tốn - Tứ duy). sẽ hợp tình và hợp lý đúng không ah.

Vận đổi, sao dời ...

Anh/Chị bình luận xem ý kiến trên của em có đúng hay sai nhé
Cám ơn

hactientn
18-02-16, 16:51
Em mạo muội thử giải thích theo cách khoa học mà mọi người hàng ngày vẫn dùng GOOGLE EARTH xem sao:

- Vào google earth đo độ số kinh thành Huế thì độ số là 143 độ
- Tìm độ từ thiên của khu vực này là lệch 0 độ 2' / 1 năm
- năm nay là 2016, ngày xưa xây dựng năm 1804, vậy đã trải qua 212 năm, ==> độ lệch sẽ là 2'x 212 năm=424' =7 độ
- Theo số tính ở trên thì 143-7= 136 độ
==> vậy suy ra ngày xưa kinh thành Huế xây theo hướng 136 độ (chính sơn Tốn - Tứ duy). sẽ hợp tình và hợp lý đúng không ah.

Vận đổi, sao dời ...

Anh/Chị bình luận xem ý kiến trên của em có đúng hay sai nhé
Cám ơn
Lakinh vẫn có chỗ dụng phải không bạn. Độ radian và giờ,phút,giây thật ra là một.

baolocpho
18-02-16, 20:42
Lakinh vẫn có chỗ dụng phải không bạn. Độ radian và giờ,phút,giây thật ra là một.

Đo bằng la kinh và kiểm tra lại bằng google earth theo mình là ổn, mình vẫn hay dùng cách này để đo độ số.

ThaiDV
18-02-16, 23:19
Em mạo muội thử giải thích theo cách khoa học mà mọi người hàng ngày vẫn dùng GOOGLE EARTH xem sao:

- Vào google earth đo độ số kinh thành Huế thì độ số là 143 độ
- Tìm độ từ thiên của khu vực này là lệch 0 độ 2' / 1 năm
- năm nay là 2016, ngày xưa xây dựng năm 1804, vậy đã trải qua 212 năm, ==> độ lệch sẽ là 2'x 212 năm=424' =7 độ
- Theo số tính ở trên thì 143-7= 136 độ
==> vậy suy ra ngày xưa kinh thành Huế xây theo hướng 136 độ (chính sơn Tốn - Tứ duy). sẽ hợp tình và hợp lý đúng không ah.

Vận đổi, sao dời ...

Anh/Chị bình luận xem ý kiến trên của em có đúng hay sai nhé
Cám ơn

- Điều này đúng khi nội suy trong một khoảng thời gian ngắn. Trong thời gian dài cực từ nó di chuyển lòng vòng, chứ không di chuyển trên một cung kinh tuyến.


http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=3728&stc=1&d=1455812294

baolocpho
19-02-16, 08:41
- Điều này đúng khi nội suy trong một khoảng thời gian ngắn. Trong thời gian dài cực từ nó di chuyển lòng vòng, chứ không di chuyển trên một cung kinh tuyến.


http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=3728&stc=1&d=1455812294

Theo tài liệu anh đưa lên thì em thấy khoảng thời gian từ 1831-2007 cực từ di chuyển gần như tuyến tính đó anh, tương đương với khoảng thời gian chúng ta đang xem xét (1804-2016)
Cám ơn anh

3kubond
19-02-16, 08:51
- Vào google earth đo độ số kinh thành Huế thì độ số là 143 độ
- Tìm độ từ thiên của khu vực này là lệch 0 độ 2' / 1 năm
- năm nay là 2016, ngày xưa xây dựng năm 1804, vậy đã trải qua 212 năm, ==> độ lệch sẽ là 2'x 212 năm=424' =7 độ
- Theo số tính ở trên thì 143-7= 136 độ
==> vậy suy ra ngày xưa kinh thành Huế xây theo hướng 136 độ (chính sơn Tốn - Tứ duy). sẽ hợp tình và hợp lý đúng không ah.

Vận đổi, sao dời ...



Dạ độ từ thiên ở Huế năm 1805 đây:

1805-10-18 1.47° E changing by 0.04° E per year

Nếu tính kiểu này cố đô tương lai tọa Dậu là cái chắc!

baolocpho
19-02-16, 09:09
Dạ độ từ thiên ở Huế năm 1805 đây cụ:

1805-10-18 1.47° E changing by 0.04° E per year

Nếu tính kiểu này cố đô tương lai tọa Dậu là cái chắc!

Dear anh 3kubond,

0.04° ~ 2.4'

nhân tiện cho em hỏi vấn đề này với:
- nếu lệch tây (W) thì cộng "+" độ từ thiên vào với độ số
- Nếu lệch đông (E) thì trừ "-" độ từ thiên vào với độ số

Quy luật như trên có đúng chưa anh?
Cám ơn anh

vqkhanh019
19-02-16, 11:40
Cháu kính nhờ chú NamPhong, chú Văn Hoài, anh Hiếu và mọi người giúp dungdung trả lời câu hỏi này được không?? vì dungdung thấy trong bộ môn phong thủy từ bát trạch đến huyền không đều dùng vòng 24 sơn hướng!!!

Bạn biết tại sao lại dùng 24 sơn hướng ko? Nguyên nhân là trong Pt huyền không, bát trạch,... các nhà phong thủy đều dùng là bàn để đo và mặc định như vậy. Nhưng kích thước là do con người quy định cả à. Để thuận tiện cho việc suy xét cát hung. Chứ Mai kia buồn buồn có ông lại sáng lập ra 72 sơn hướng mà vẫn đúng.

dungdung
19-02-16, 15:31
Bạn biết tại sao lại dùng 24 sơn hướng ko? Nguyên nhân là trong Pt huyền không, bát trạch,... các nhà phong thủy đều dùng là bàn để đo và mặc định như vậy. Nhưng kích thước là do con người quy định cả à. Để thuận tiện cho việc suy xét cát hung. Chứ Mai kia buồn buồn có ông lại sáng lập ra 72 sơn hướng mà vẫn đúng.

Cái mặc định đó theo dungdung nghĩ phải có nguyên lý để tạo ra..la kinh nào cũng có vòng tiên hậu và 24 sơn hướng là cái cơ bản rồi tùy môn phái-mỗi sư phụ hiểu 1 cách mà dụng sự chế tạo khác nhau ở các vòng tiếp theo

dungdung
29-02-16, 21:07
đồ hình trên mô tả tam hợp ngũ hành sinh vượng mộ, mang hai cái thủy hỏa làm lệ, kim mộc theo đó mà thành, tất nhiên không mô tả được độ nghiêng của trái đất.

Thiên ngọc kinh "giang đông nhất quái tòng lai cát..." mở đầu là nói ngay độ nghiêng của trái đất phân phụ mẫu tam ban quái. Thiên ngọc kinh ẩn ngữ vô cùng, nói "đông" là đông mà cũng chẳng phải đông. Giải được mấy câu đầu là đã chạm được huyền cơ và sẽ hiểu vì sao "nhị thập tứ long phân tam quái". ừ, 24 sơn nhưng chỉ có tam quái mà thôi.

2335::2335: chú Nam Phong có thể bật bí cái này không ạ??

dungdung
29-02-16, 21:14
"...Trước hết phân ra Bát Quái để định vị, lập hướng. Tiên Thiên Địa Chi chỉ có 12 Chi ở 12 vị, gọi là 12 Lôi Môn, làm Thi-Cốt Long. lấy Chính Trâm mà luận định. Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu là ngôi chính của Trời Đất; Dần, Thân, Tị, Hợi là nơi Trường Sinh của Ngũ Hành; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là chổ Ngũ khí Quy nguyên (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ trở về gốc) cho nên Hậu Thiên vận dụng Chính Trâm, thì Chi nào cũng có Chính đính (chơn chính).
Địa chi thuộc Âm, tĩnh mà không động. Hậu Thiên thêm vào Tứ Duy và Bát Can: Tứ Duy là Càn, Khôn, Cấn, Tốn; Bát Can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Lấy Tứ Duy và Bát Can thuộc về Dương và chủ động. Lấy ở giửa ranh giới của 12 Chi và Tứ Duy, Bát Can tức nơi giao giửa Âm và Dương là lúc Khí hậu thay đổi ở khoảng đó. (cái này các anh chị, các bạn có thể thấy ở tầng tứ 29, nơi giao nhau giửa chúng luôn là điểm giao Tiết Khí). Nên ở khoảng Thiên Địa là có Âm thì cần phải có Dương, tức như trong Âm Chi phải có Dương Can, không thể hỗn độn được. Âm nhờ Dương nên không bị Hư, Dương nhờ Âm nên không bị Cô (đơn lẻ). Hai khí tự nhiên có sự hoá sinh, sinh hoá huyền diệu. Người xưa chế tạo ra Chính Trâm cũng không ngoài sự biến hoá của 12 Chi, Địa bàn vốn làm gốc rễ của Trung trâm, Phùng trâm và Xuyên sơn, Thấu địa. Những ngôi Sinh, Vượng, Hưu, Tù của Ngũ Hành, hoặc thường lệ của Âm, Dương thuận, nghịch di chuyển tự đấy (12 Địa Chi) mà suy ra cả. Trên có thể phân độ của các vị Tinh tú, dưới có thể hoạch định được địa phận của các phương, rất huyền diệu và đầy đủ. Người trí thức nên thuộc hiểu cái đó.
Đời sau người ta dùng Chính Trâm phân 24 sơn, là gốc do ở Vua Văn Vương hoạch định Bát Quái, mỗi quái quản tam sơn (3 phương) vị:
_ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu ở bốn ngôi chính, tức là Khảm, Ly, Chấn, Đoài, là 4 quẻ tàng.
_ Càn, Khôn, Cấn, Tốn ở bốn phương bàng (tứ duy), là 4 quẻ hiển.

ĐỊA VỊ CỦA TỨ CHÍNH VÀ TỨ DUY

BÁT QUÁI CHÍNH VỊ PHỤ VỊ TẢ, HỮU THUỘC QUẺ
Khảm Chính Bắc Nhâm, Quý tàng
Ly Chính Nam Bính, Đinh tàng
Chấn Chính Đông Giáp Ất tàng
Đoài Chính Tây Canh, Tân tàng
Càn Tây Bắc Tuất, Hợi hiển
Khôn Tây Nam Mùi, Thân hiển
Tốn Đông Nam Thìn, Tị hiển
Cấn Đông Bắc Sửu, Dần hiển

Trong đây gồm đủ cả vị Chính, vị Thiên, ngang Trời, dọc Đất đều thấu suốt hết cả..." (trích dẫn La Kinh Thấu Giải)

dungdung
04-03-16, 16:36
chú VanHoai, chú NamPhong, anh Hieu và mọi người có thể cho dungdung biết vòng 24 âm dương nào đúng không?? và tại sao có cách định âm dương như trên hình ạ??
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/04/15/54/3206612041_441412377_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/dungdungnguyen101/3206612041)
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/04/15/54/3206612043_879472838_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/dungdungnguyen101/3206612043)

Jangtam58
04-03-16, 19:08
chú VanHoai, chú NamPhong, anh Hieu và mọi người có thể cho dungdung biết vòng 24 âm dương nào đúng không?? và tại sao có cách định âm dương như trên hình ạ??
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/04/15/54/3206612041_441412377_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/dungdungnguyen101/3206612041)
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/04/15/54/3206612043_879472838_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/dungdungnguyen101/3206612043)

Cứ từ từ đến đoạn nào đó sẽ dần hiểu ra.
Chử Ta chưa hiểu thì chử Tàu sao hiểu được.

dungdung
04-03-16, 21:40
Cứ từ từ đến đoạn nào đó sẽ dần hiểu ra.
Chử Ta chưa hiểu thì chử Tàu sao hiểu được.

cảm ơn anh đã nhắc nhở dungdung!!

3kubond
11-03-16, 15:05
Anh Hiếu ơi!!!!
nếu nói theo vòng lặp Fibonacci

http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=3871&stc=1&d=1457683488

Có phải 24 sơn là sự tuần hoàn trong quy luật phát triển của tự nhiên?
Cái này a Hiếu rất rành, nhờ anh chỉ dẫn thêm.
Thanks!

Ps: anh Jangtam58 mới 41.....
....năm nữa là đủ 100 tuổi, dungdung nên gọi bằng Bác!

namphong
15-03-16, 17:23
Anh Hiếu ơi!!!!
nếu nói theo vòng lặp Fibonacci

http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=3871&stc=1&d=1457683488

Có phải 24 sơn là sự tuần hoàn trong quy luật phát triển của tự nhiên?
Cái này a Hiếu rất rành, nhờ anh chỉ dẫn thêm.
Thanks!



Chắc anh Hiếu lên núi luyện công rồi :761:
24 sơn không phải sự TUẦN HOÀN trong quy luật phát triển của tự nhiên mà nó chính là sự PHÙ HỢP trong quy luật phát triển của tự nhiên. Số Fibonaci lớn dần theo một mức cố định là tỷ lệ vàng 1 1 2 3 5 8 13 21 34.... Những con số nhỏ chính là sự phù hợp với tự nhiên của những sinh vật cấp thấp, những số lớn chính là sự phù hợp quy luật tự nhiên của những sinh vật cấp cao hơn. Những sinh vật nào không phù hợp quy luật này từ từ sẽ bị tự nhiên đào thải, chỉ còn lại những sinh vật tồn tại phù hợp mà thôi.
Điều này đúng với sự sống trên quả đất này do xoay quanh thiên hà hình xoắn ốc có hệ số fibonaci, nếu thiên hà chúng ta không vận động xoắn ốc như vậy mà theo một hình thể khác và trái đất không nghiêng hơn 20độ thì có thể số Fibonaci sẽ là một hệ số khác và 24 sơn có thể sẽ khác.

longtuan
15-03-16, 18:47
Phương đông có phong thủy - phương tây có thiên văn tuy hai mà là một .
Trong phong thủy phương đông người viết ra nó đưa nó vào hiện thực đứng ở một vị trí tương đối trên quả đất mà quan sát chiêm nghiệm nếu đứng ở điểm chót nam cực hoặc bắc cực thì cái gọi là 24 sơn hướng lúc này đã mất đi khá nhiều . Học phong thủy cốt là học cách quan sát , cảm nhận sự sinh tồn trong một khoảng trời đất , trước hết phải có sinh rồi mới có phát , cũng như bây giờ họ đang tìm sự sống trên sao hỏa , rồi một mai quả đất có làm sao còn di lên đó chứ hi hi mai đăng ký một xuất trên sao hỏa đây ai có theo không .........sau rồi mới dần già nào sơn , nào hướng ..... nói cho cùng vị trí là then chốt sau mới đến cái khác ....... có như vậy mới không bị hoang mang khí đọc sách phong thủy .....

DangHuyAnh
15-03-16, 21:11
Thầy longtuan nói thật chí phải.

3kubond
16-03-16, 19:53
Phương đông có phong thủy - phương tây có thiên văn tuy hai mà là một .
Trong phong thủy phương đông người viết ra nó đưa nó vào hiện thực đứng ở một vị trí tương đối trên quả đất mà quan sát chiêm nghiệm nếu đứng ở điểm chót nam cực hoặc bắc cực thì cái gọi là 24 sơn hướng lúc này đã mất đi khá nhiều . Học phong thủy cốt là học cách quan sát , cảm nhận sự sinh tồn trong một khoảng trời đất , trước hết phải có sinh rồi mới có phát , cũng như bây giờ họ đang tìm sự sống trên sao hỏa , rồi một mai quả đất có làm sao còn di lên đó chứ hi hi mai đăng ký một xuất trên sao hỏa đây ai có theo không .........sau rồi mới dần già nào sơn , nào hướng ..... nói cho cùng vị trí là then chốt sau mới đến cái khác ....... có như vậy mới không bị hoang mang khí đọc sách phong thủy .....

Chú LongTuan kính mến!

Muốn "học cách quan sát, cảm nhận sự sinh tồn" trước hết phải có nền tảng kiến thức thật vững, nếu không thì cũng không quan sát và cảm nhận được cái gì, không khéo thì phán như "thầy mù xem voi".

Trên sao hoả người ta sử dụng la kinh chia làm 25 sơn. Chú không nên đăng kí lên đó làm gì, đói bụng kiếm xe bánh mì không ra, đi máy bay cả ngày không thấy một ai để chào hỏi, ở dưới này "chém gió" vui hơn, hì hì .....

Mong được học hỏi nhiều hơn từ Chú!

Ps: tải file gif để nhìn sao kim và mặt trời chuyển động từ trái đất nhưng không được, hìhi ....

longtuan
17-03-16, 09:44
Chú LongTuan kính mến!

Muốn "học cách quan sát, cảm nhận sự sinh tồn" trước hết phải có nền tảng kiến thức thật vững, nếu không thì cũng không quan sát và cảm nhận được cái gì, không khéo thì phán như "thầy mù xem voi".

Trên sao hoả người ta sử dụng la kinh chia làm 25 sơn. Chú không nên đăng kí lên đó làm gì, đói bụng kiếm xe bánh mì không ra, đi máy bay cả ngày không thấy một ai để chào hỏi, ở dưới này "chém gió" vui hơn, hì hì .....

Mong được học hỏi nhiều hơn từ Chú!

Ps: tải file gif để nhìn sao kim và mặt trời chuyển động từ trái đất nhưng không được, hìhi ....

Nói như vậy là nói ngược rồi .
Một người chưa biết thế nào là sơn hướng nhưng khi đến một vùng đất đàu tiên họ cảm nhận được khu này không khí cảnh vật xung quanh cảm thấy dễ chịu , để có sự sống sinh hoạt thuận tiện họ phải tìm nguồn nước , lúc này họ phải quan sát , xem xét xem nước như thế nào trong suốt bốn mùa , rồi đến cây cối thực vật ở đó phát triển thế nào , muông thú ra sao , con người ở đó thế nào ......vvv và lúc này có ý định lập nghiệp .....
Cơ chế sinh hóa của thiên nhiên qua chế hóa của ngũ hành tạo nên sự sống của con người , các sản vật của thiên nhiên sẽ tạo nên sự sinh tồn và phát triển của khu vực đó . Ví dụ ở khu vực này người dân hay mắc bệnh này thì nơi đó sẽ có cái sản vật của thiên nhiên khắc chế nó giúp con người tồn tại ...... đó là trời sinh voi sinh cỏ ... có cái con người vì lòng tham vô độ đang làm thúc đẩy môi trường suy thoái nhanh nên ..... không có gì là vĩnh viễn ..quả đất cũng vậy ..
Con người đều trải qua sinh , lão , bệnh , tử .. mọi thứ trên trần gian âu cũng thế ...
Rồi đến khi xây một ngôi nhà xong , khi mệt mỏi ta sẽ thấy có những khu vực trong nhà ta nằm ngồi ở đó cảm thấy dễ chịu hơn , cây cối ở từng khu phát triển hơn .....
Tất cả những thứ đó có phải phong thủy không ?
Học phong thủy bỏ đi vị trí thì mất đi ngần hết .... . Ví dụ vị trí nhà tôi ở ngõ hẽm nếu được bốc ra mặt đường sầm uất thì rốt nhất tôi cho thuê cúng có thể có được cái ăn cái mặc .
Nói lan man vậy thôi khi làm việc gì hãy bắt đầu từ cái đơn giản nhất và đó là cái căn bản để phát triển .

dungdung
17-03-16, 19:36
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/17/17/55/3208203666_1834123974_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/dungdungnguyen101/3208203666)
Therefore, This is the FIRST TIME the secret of the HEAVEN YUAN PLATE has been disclosed to the public within the English Speaking community. Never has this secret been revealed! In time to come, if any of the teacher teaching this piece of information and they are not coming from our establishment, you know well that the knowledge that they acquired are secondary and less authentic. Truly, there are too many rubbish floating around in disguise as genuine FengShui courses. Buyers beware!

One OldFox has this to say, “To answer your question posted at the beginning of this thread, the original SanYuan YinYang is the one on the right, the B version, because the YinYang allocation is based on the YinYang of the SanYuan of the Tian Yuan, Di Yuan and Ren Yuan. The version on the left, the A version, was promoted by Master Shen JuReng used in his Flying Star and it is based on the YinYang of the Stems and Branches plus the four diagonal Trigams of the LH arrangement being all Yang according to the Hetu arrangement. They are two different ways to express the same philosophical idea of ‘Early Heaven being the Ti or the Principle and Later Heaven being the Yong or the Application 先天为体, 后天为用. IMHO, to really appreciate the different Yin YangYang and Yang YinYin configurations, one has to realize that the different FengShui methods, and there are many, are the result of different ways to express a philosophical preference 'mechanically', to say that 'ShenJuReng's postulation is not quite there yet', shows you and David have yet to reach this point of understanding, but this is just my personal opinion, no offence is intended. May be you do know but want to keep it as a secret until we can attend your classes to find out, or maybe you and David just want to tease us! Either way it is a good thing, it keeps us thinking. Thank you for your contribution… Where are the 3 rings of the SanHe and SanYuan LuoPan? There you go again, 'the pot calling the kettle black' ´by JT the Just Teasing, who is really David Yak the architect with a fake name. Only the SanHe LuoPan has the 3 Twenty-four-Mountain rings, SanYuan LuoPan only has one and the 3 SanYuan are built into the one ring, you will only waste your time looking for the other two rings in a San Yuan LuoPan. Get YOUR fundamentals right before you tell others to get theirs right! Indeed, there are plenty of craps being taught out there...”
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/17/17/56/3208203789_1635263910_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/dungdungnguyen101/3208203789)
EH AS PRINCIPLE LH AS APPLICATION 先天为体后天为用

Let’s investigate these craps a little…

The original version of SanYuan’s YinYang Dragon is not the B version. It is definitely not based on Tian Yuan, Di Yuan and Ren Yuan. These came very much later. They have another meanings to them. The A version is the original SanYuan’s YinYang Dragon. This is the Tian Yuan Dragon and its YinYang is derived from the LoShu, Early Heaven as the body or the Principle, 先天为体. Shen JuReng derived such as his basis for Shen’s Flying Star and it is based on the YinYang of the Stems and Branches plus the four diagonal Trigams of the LH arrangement being all Yang according to the Hetu arrangement (detail read HERE). This is a typical text-book answer.
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/17/17/56/3208203776_1098829326_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/dungdungnguyen101/3208203776)
ONE GUA CONNECTS QI NAJIA ONE QI 一挂同氣納甲一氣.

Similar to its SanHe forerunner, SanYuan has its peculiar way to subscribe to Early Heaven as the body or the Principle and Later Heaven as the Application, 先天为体, 后天为用. Both SanHe and SanYuan subscribed to the same method of decoding Heaven’s secret called NaJia. SanHe is well known to adopt what is known as One Gua same/combine Qi, NaJia singular Qi, 一挂同氣納甲一氣. One Gua here referred to Early Heaven Qi connection to formulate their YinYang dragon, detail read HERE. Therefore, it has mislead many that SanHe NaJia is based on Early Heaven as Principle.
Picture
HEAVEN YUAN NAJIA PLATE 天元纳甲盘

SanYuan subscribed to NaJia to allocate the 8 Gua into the 24 mountains. Instead of using One Gua same/combine Qi, NaJia singular Qi, 一挂同氣納甲一氣 principle liked its predecessor, SanYuan uses LoShu matching the Later Heaven BaGua as Application, 后天为用. Therefore, these sets of the 9 stars (comprising the LaterHeaven BaGua) form what is probably known as 天元纳甲盘. Each star is repeated 4 or 2 times forming 6 mountain groups within the 24 mountains such as the followings: -

1 - 子辰申癸, 6 - 甲乾, water
2 - 乙坤, 7 - 酉丑丁巳, fire
3 - 卯未亥庚, 8 - 艮丙 wood
4 - 辛巽, 9 - 午戌寅亥 metal

With each of the 4 elements balanced, these form the original SanYuan 9 stars ring within the 24 mountains. Again, you will notice that it is the LoShu matching the Later Heaven BaGua to derive NaJia as Application, 后天为用 and not the LoShu matching Early Heaven BaGua as the body or the Principle, 先天为体. Saying thus in application, the HeTu GuaQi is still accounted for.
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/17/17/56/3208203778_1482556152_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/dungdungnguyen101/3208203778)
EARTH YUAN PLATE 地元盘

We recap, from this version A we derived the NaJia 9 stars ring 天元纳甲盘. There is also a subsequent Earth Yuan Plate 地元盘, that we shall not disclose. From here, the next layer, we shall discuss about the different Yin YangYang and Yang YinYin configurations that form the so called modern SanYuan earth plate 24 YinYang Dragon 三元盘阴阳龙 as shown in version B (we shall discuss about it in detail some other time).

dungdung
25-03-16, 00:12
ngày xưa các cao nhân trong diễn đàn cũng bàn luận vụ này,nhưng vẫn chưa ra.. nay dungdung đào lại ai có lòng khám phá tiếp
http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=2440&page=7

tieudao
25-03-16, 11:19
Cụ ơi, cụ cứ y cứ sách Việt và tiếng Việt đưa lên, lớp con cháu mới mong có điều kiện tìm hiểu chứ Cụ cứ xơi toàn hàng Ngoại thế lày thì khó quá ạ.

tieudao có nghe mọi người nhắc đến Phong thủy Giao Châu, ko biết Phong thủy Giao Châu như thế nào, xin các Cụ chỉ giúp ạ.

Kính !

AtoZ
25-03-16, 21:33
Chả sách nào viết được đúng hết đâu mà tìm.
Phái Phong thủy nào cũng tự nhận là từ lão họ Dương chân truyền nên giao châu hay giao chỉ cũng cần phải xem lại họ làm chuẩn k đã cụ tiêu dao ạ.

tieudao
26-03-16, 08:19
Chả sách nào viết được đúng hết đâu mà tìm.
Phái Phong thủy nào cũng tự nhận là từ lão họ Dương chân truyền nên giao châu hay giao chỉ cũng cần phải xem lại họ làm chuẩn k đã cụ tiêu dao ạ.

Cảm ơn Cụ A to Z đã cho nhời vàng nhời bạc, nhưng một kẻ vô học suốt ngày chỉ biết lấy đít trâu làm tinh đẩu, ruộng lúa làm la kinh, nông rân chân đất mắt toét chúng con thì biết đi đâu, lấy gì để xét, để xem ạ, mong cụ rót thêm cho vài câu với ạ. Kính Cụ !

AtoZ
26-03-16, 10:37
Cụ có cái ngắm cái soi rồi còn tìm còn hỏi gì nữa.

tieudao
26-03-16, 17:36
Ầy, Cụ AtoZ nói thế ko đúng rồi, trời cao có đức hiếu sinh, đến con cá cái Kiến cũng còn muốn được bơi lội, được trèo cao, Nông rân nhà cháu tuy não ngắn, chân lẫm tay bùn nhưng cũng có ước muốn học hành, được khai sáng, mong có ngày thoát nghèo, thoát khổ ngửa mặt với giời, Cụ nói thế làm cho nhà các cháu thất vọng quá ạ.

tieudao
26-03-16, 17:37
bài viết đã sửa nội dung.

namphong
28-03-16, 09:25
tieudao:
Phong thủy Giao Châu thuộc về Nam phái, có nhiều tương đồng với Phong thủy Quảng Đông phái, nhất là Trung Châu phái.

tieudao
28-03-16, 09:45
Dạ, xin cảm ơn anh Namphong, nếu anh có cuốn này anh có thể cho em xin 1 bản tiếng Việt qua email được không ạ.
Email của em: thiethc@gmail.com
Chân thành cảm ơn anh.

nhatdiemlinh
28-03-16, 11:40
Này thì giao châu này cụ ơi: http://giaochau.net/:1345:

AtoZ
28-03-16, 14:51
Con kiến mà leo cành đa,leo phải cành cụt leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào,leo phải cành cụt leo vào leo ra.

Thêm 1 cụ bước chân vào ma trận.

namphong
28-03-16, 15:03
"Vật vật nhất Thái cực", sự vật hiện hữu trong đời đều có Thái cực của riêng nó, chính Thái cực này mà có sự Sinh-Thành-Suy-Hoại do Âm Dương thăng giáng mà ra.
24 Sơn hướng thực sự là Thái cực, nó hàm chứa quy luật vận hành của Âm Dương, rất là tinh tế. Nên: "Long phân lưỡng phiến Âm Dương thủ", một bộ 12 dương long và một bộ 12 âm long vận hành đối nghịch nhau. Chính từ Thái cực này rung động mà sinh thành vạn vật, tùy vào từng điểm của Thái cực và thời gian mà vận vật sinh thành sẽ chịu sự chi phối ra sao và chung cuộc sẽ thế nào.
Bí mật này những người tu Đạo đến ngưỡng cao đều cảm thụ được, tuy nhiên họ không thể diễn tả được bằng lời nên "Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh".

Việc nhìn 24 sơn hướng thấy đó là Thái cực đồ không phải là chuyện dễ dàng và chẳng có mấy ai làm được. Nên hãy chấp nhận 24 sơn hướng như là đã chấp nhận chuyện ngày và đêm, sáng và tối. Và chỉ có 24 sơn hướng là đúng trong Địa lý Phong thủy mà thôi, nhiều hơn hay ít hơn đều không chính xác.
"Tiên thiên la kinh thập nhị Chi
Hậu thiên tái dụng Can dữ Duy"

tieudao
28-03-16, 16:09
"Vật vật nhất Thái cực", sự vật hiện hữu trong đời đều có Thái cực của riêng nó, chính Thái cực này mà có sự Sinh-Thành-Suy-Hoại do Âm Dương thăng giáng mà ra.
24 Sơn hướng thực sự là Thái cực, nó hàm chứa quy luật vận hành của Âm Dương, rất là tinh tế. Nên: "Long phân lưỡng phiến Âm Dương thủ", một bộ 12 dương long và một bộ 12 âm long vận hành đối nghịch nhau. Chính từ Thái cực này rung động mà sinh thành vạn vật, tùy vào từng điểm của Thái cực và thời gian mà vận vật sinh thành sẽ chịu sự chi phối ra sao và chung cuộc sẽ thế nào.
Bí mật này những người tu Đạo đến ngưỡng cao đều cảm thụ được, tuy nhiên họ không thể diễn tả được bằng lời nên "Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh".

Việc nhìn 24 sơn hướng thấy đó là Thái cực đồ không phải là chuyện dễ dàng và chẳng có mấy ai làm được. Nên hãy chấp nhận 24 sơn hướng như là đã chấp nhận chuyện ngày và đêm, sáng và tối. Và chỉ có 24 sơn hướng là đúng trong Địa lý Phong thủy mà thôi, nhiều hơn hay ít hơn đều không chính xác.
"Tiên thiên la kinh thập nhị Chi
Hậu thiên tái dụng Can dữ Duy"

Trích ASVN
"…Đạo lý của thiên hạ, âm dương ngũ hành không thoát ra ngoài một cái vòng. Vòng này là huyệt của sinh tử. Giữa trời đất có vòng nhỏ, vòng lớn, hiểu được vòng này đâu đâu cũng là vòng. Trời đất xoay chuyển, ai hiểu được trăm ngàn điều lý thú trong vòng này là tiên giữa trần gian….. Vòng này là vòng thiên vòng địa, tròn cùng không tròn, vuông cũng không vuông, dẹt cũng không dẹt, dài cũng không dài, ngắn cũng không ngắn, rộng cũng không rộng, nhọn cũng không nhọn, trọc cũng không trọc, trong ý thức con người như có như không đó là vòng tự nhiên. Âm dương đứng ở trong đó, ngũ hành sinh ra ở trong đó. Trong vòng hơi lõm xuống như nước mà không phải nước. Ngoài vòng hơi nhô nên như cát mà không phải cát..".

Văn phong 2 người đã gần với nhau lắm rồi, Cụ ASVN đi trước một bước, học thuật cao thâm, đạo bàn ngất ngưởng, điểm dừng giữa khoảng Đạo và Đời.

P/s: Cụ AtoZ rỗi rãi thi thoảng leo ra leo vào chơi cho vui nhé. Xin trả lại Vòng 24 cho cụ dungdung.

dungdung
28-03-16, 16:43
Tiên thiên la kinh thập nhị chi làm Thể phân lưỡng phiến chia ranh giới ở Tý-Ngọ
Hậu thiên tái dụng can dữ duy làm Dụng phân lưỡng phiến chia ranh giới ở Cấn-Khôn (nhìn trên 8 quái) và Dần -Thân (nhìn trên 24 sơn)
- Nửa trên Càn-Khảm-Cấn-Chấn
- Nửa dưới Tốn-Ly-Khôn-Đoài.
đây là ông bà- bố mẹ - tử tôn mà chú ASVN nhắc đến.. rất tiếc dungdung chưa có duyên gặp được tiền bối.. ai có thông tin về chú ASVN xin cho dungdung địa chỉ liên lạc!!!!
p/s: chú Namphong có thể cho dungdung xin mail của chú không?? cháu cám ơn chú!!

annhien
28-03-16, 23:09
"Vật vật nhất Thái cực", sự vật hiện hữu trong đời đều có Thái cực của riêng nó, chính Thái cực này mà có sự Sinh-Thành-Suy-Hoại do Âm Dương thăng giáng mà ra.
24 Sơn hướng thực sự là Thái cực, nó hàm chứa quy luật vận hành của Âm Dương, rất là tinh tế. Nên: "Long phân lưỡng phiến Âm Dương thủ", một bộ 12 dương long và một bộ 12 âm long vận hành đối nghịch nhau. Chính từ Thái cực này rung động mà sinh thành vạn vật, tùy vào từng điểm của Thái cực và thời gian mà vận vật sinh thành sẽ chịu sự chi phối ra sao và chung cuộc sẽ thế nào.
Bí mật này những người tu Đạo đến ngưỡng cao đều cảm thụ được, tuy nhiên họ không thể diễn tả được bằng lời nên "Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh".

Việc nhìn 24 sơn hướng thấy đó là Thái cực đồ không phải là chuyện dễ dàng và chẳng có mấy ai làm được. Nên hãy chấp nhận 24 sơn hướng như là đã chấp nhận chuyện ngày và đêm, sáng và tối. Và chỉ có 24 sơn hướng là đúng trong Địa lý Phong thủy mà thôi, nhiều hơn hay ít hơn đều không chính xác.
"Tiên thiên la kinh thập nhị Chi
Hậu thiên tái dụng Can dữ Duy"

ACE tham khảo một đoạn sau về nguyên lý cộng hưởng trong vật lý:


Mỗi vật (hay một hệ nhiều vật) đều có các tần số dao động riêng của nó (proper frequency), hay nói cách khác là có các chu kỳ riêng (proper period) của nó. Nếu bị một vật (hay một hệ) tác động một cách tuần hoàn với một chu kỳ gần bằng một chu kỳ riêng của nó, thì nó sẽ bị “hưng phấn” theo cái chu kỳ riêng đó của nó.


Có thể ngoại suy chút theo nguyên lý trên thì chỉ có chu kỳ 24 sơn (15 độ không gian) mới có thể làm "hưng phấn" cái chu kỳ của con người mà thôi. Còn tại sao 24 thì ...:1f02::104: KHÓ, hihihihihihihi!

Chúc ACE vui!

annhien
18-04-16, 10:49
Nhìn hình bánh xe của người Ai Cập cổ cũng phân chia vòng tròn ra 24 phần, tại sao lại 24 ????? Vì nó có liên quan đến sự sống (life), nó là cấu trúc của sự sống, của vật chất,.... hihihihihihihi!

http://i882.photobucket.com/albums/ac27/dangphucnguyen6183/24son_zpsgmiqmi0e.jpg (http://s882.photobucket.com/user/dangphucnguyen6183/media/24son_zpsgmiqmi0e.jpg.html)

DoanDo
19-04-16, 00:23
Cảm ơn a Annhien.

Em nghĩ có 24 sơn có thể hiểu như sau :
* Chúng ta rõ sao có 4 phương 8 hướng mà trong phong thủy luôn tồn tại 3 yếu tố thiên địa nhân dịch chuyển luân phiên. 1 phương phải tồn tại có 3 yếu tố nhiên đia nhân cũng như thời gian phân thượng trung hạ do đó 1 phương lại dc chia tiếp 3 cung.

* như việc hình thành quái thái cực sinh lưỡng nhi. Lương nhi sinh tứ tượng và tứ tượng sinh bát quái. Bản thân mỗi bát quái dc tạo ra từ 3 hào (thượng trng hạ hào) 3×8=24. Hihi.

tieudao
24-04-16, 23:08
1 Câu hỏi tiếp nữa là: Nếu la bàn, la kinh mà ở trong không có kim - thì không biết la bàn, hay la kinh để cho trẻ con có thèm chơi không nhỉ?

Mọi người đọc vào quyển kinh dịch, Nguyễn mạnh Bảo - Quyển 1, khoảng trang 300 hãy so sánh: 64 quái của Phục Hi với bản đồ này xem có tương đồng không:

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/trai-dat-la-nam-cham-2_zpsugkqvsvn.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/trai-dat-la-nam-cham-2_zpsugkqvsvn.png.html)

:2455::2455::2455:

Nên cắp tráp mà học theo cụ Vanhoai ấy cụ Hiếu ạ, Cụ cũng san sẻ bớt nỗi lo cho các nhà Khoa học, Thiên văn lịch pháp, Dịch...nữa chứ, chứ, cái gì cũng nhét vào đầu chịu sao nổ, với lại mọi người còn phải lo kiếm cơm chứ đâu có thời gian như cụ suốt ngày cưỡi mây cưỡi gió, một tấc lên giời...mua hahaha

an.sgn7x
25-04-16, 16:22
Trong phần cuối bài viết có đoạn chỉ có 24 sơn hướng là đúng trong địa lý phong thủy nhiều hơn hoặc ít hơn là điều ko chính xác.
1. Phải chăng bát trạch và đại quái điều ko ổn?
2. Chỉ còn lại hkpt và bát trạch với nạp giáp tam hợp theo 24 sơn hướng?

???
An


"Vật vật nhất Thái cực", sự vật hiện hữu trong đời đều có Thái cực của riêng nó, chính Thái cực này mà có sự Sinh-Thành-Suy-Hoại do Âm Dương thăng giáng mà ra.
24 Sơn hướng thực sự là Thái cực, nó hàm chứa quy luật vận hành của Âm Dương, rất là tinh tế. Nên: "Long phân lưỡng phiến Âm Dương thủ", một bộ 12 dương long và một bộ 12 âm long vận hành đối nghịch nhau. Chính từ Thái cực này rung động mà sinh thành vạn vật, tùy vào từng điểm của Thái cực và thời gian mà vận vật sinh thành sẽ chịu sự chi phối ra sao và chung cuộc sẽ thế nào.
Bí mật này những người tu Đạo đến ngưỡng cao đều cảm thụ được, tuy nhiên họ không thể diễn tả được bằng lời nên "Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh".

Việc nhìn 24 sơn hướng thấy đó là Thái cực đồ không phải là chuyện dễ dàng và chẳng có mấy ai làm được. Nên hãy chấp nhận 24 sơn hướng như là đã chấp nhận chuyện ngày và đêm, sáng và tối. Và chỉ có 24 sơn hướng là đúng trong Địa lý Phong thủy mà thôi, nhiều hơn hay ít hơn đều không chính xác.
"Tiên thiên la kinh thập nhị Chi
Hậu thiên tái dụng Can dữ Duy"

dauvanphung
29-04-16, 22:39
Dungdung hiện tại mới chỉ đặt ra câu hỏi tại sao có vòng 24 sơn hướng mà không phải 25 hay 20?
Dungdung chỉ thấy mọi người chăm vào luận giải mà những cái cơ bản như câu hỏi trên cho mặc nhiên là đúng..hoặc có thể mọi người được chân truyền nên đã biết rõ thì xin chia sẻ dungdung cái cơ bản này được không?? dù sao nó cũng chưa đi vào bí quyết của mỗi nhà!!
Trả lời: Chẳng có gì phải úp mở ở đây cả.
Đào ra gốc cái cơ bản khó lắm, hao tâm tổn lực lắm.
Thí dụ: Một năm có 24 Tiết khí, không bố trí la kinh 24 sơn hướng thì bố trí 25 chăng ?
Nhịp đập tim con người trung bình là 72/ lần phút, vậy không dùng 72 cục thì dùng 73 chăng ?
Bạn hãy trả lời rằng: Tại sao Huyền không dùng vận là 20 năm ? có đúng không ? Tại sao lấy năm giáp tý (1984 là hạ nguyên, có đúng không? Toàn là cái cơ bản cả đấy, và tại sao lại 2 năm là một Mệnh.
Bạn cứ đọc và trải nghiệm đã, chặng đường Tâm Linh- Dịch lý- Phong thủy còn dài lắm, còn mệnh mông lắm.
Thân ái.

dungdung
17-08-16, 20:30
Trả lời: Chẳng có gì phải úp mở ở đây cả.
Đào ra gốc cái cơ bản khó lắm, hao tâm tổn lực lắm.
Thí dụ: Một năm có 24 Tiết khí, không bố trí la kinh 24 sơn hướng thì bố trí 25 chăng ?
Nhịp đập tim con người trung bình là 72/ lần phút, vậy không dùng 72 cục thì dùng 73 chăng ?
Bạn hãy trả lời rằng: Tại sao Huyền không dùng vận là 20 năm ? có đúng không ? Tại sao lấy năm giáp tý (1984 là hạ nguyên, có đúng không? Toàn là cái cơ bản cả đấy, và tại sao lại 2 năm là một Mệnh.
Bạn cứ đọc và trải nghiệm đã, chặng đường Tâm Linh- Dịch lý- Phong thủy còn dài lắm, còn mệnh mông lắm.
Thân ái.

hixx cháu có viết điều này không phải mong bác bỏ qua trước!

Cứ đọc và trải nghiệm như bác nói cháu không biết già như bác cháu có học được những gì bác đang có hay không?? hai nữa cứ đọc như bác nói là đọc sách gì ạ?? nếu bác có sách nào khuyên cháu nên đọc xin bác chia sẻ được không ạ?? cháu cám ơn bác!!

Vưu Thanh
18-08-16, 16:04
Thật sự Tất cả đều đi từ Âm- Dương, Âm Trước- Dương Sau, Bộ Mặt Củ +- Manh Nha ra bộ mặt mới. Sau 3 lần giao nhau của Âm Dương ra Bát Quái, và 3 lần giao ra 24 tiết khí (Vì là số mũ của 2) nên luôn là Bội số của 2 và là 2, 4, 8,...24..32..64. Thân chào.