PDA

View Full Version : Đi VÀO DỊCH HỌC



Trang : 1 [2]

Phạm Hà Dương
11-04-17, 08:20
Ôi ...

Dịch Học

Dịch Kinh, Lâm quái nói: "Chí vu bát nguyệt ... "





"Chí vu bát nguyệt hữu hung"


Giả thiết gặp năm Giáp Tý

- Tháng Bính Dần đến tháng Quý Dậu được 8 tháng
- Kế tiếp từ tháng Giáp Tuất đến tháng Tân Tị được 8 tháng
- Kế tiếp từ tháng Nhâm Ngọ đến tháng Kỷ Sửu ta được 8 tháng

Ba vòng 8 tháng tương ứng với 3 năm, khởi Dần kết thúc tại Sửu, sẽ xảy ra trường hợp, đó là có một thiên can không thuận tự theo địa chi, hai tháng lưỡng trùng một thiên can, theo Lịch pháp thì gọi là tháng Nhuận, theo Linh kỳ thì gọi là Vô thiên

Vô thiên (không trời) thì Dịch Kinh, Lâm quái nói "Hữu hung"

Tại sao Dịch Kinh đưa ra kết luận "hữu hung" như vậy?

Kinh mong các dịch gia cho lời bình giải.

Phạm Hà Dương
11-04-17, 08:55
Dịch Học

Dịch Truyện Hệ Từ nói: "Số sinh vạn vật ... "




Khi tháng đủ gồm 30 ngày

Dịch Kinh gồm 384 hào khi quan hệ với tháng (đủ) ta được

384 x 30 = 11 520

Tại sao Dịch Truyện, Hệ Từ nói " Số 11 520 là số sinh vạn vật"

Kính mong các dịch gia cho ý kiến về số sinh vạn vật!

Phạm Hà Dương
12-04-17, 10:14
Dịch Truyện, Hệ Từ nói " Số 11 520 là số sinh vạn vật"




- Thái dương = 192 x 9 x 4 = 6912

- Thái âm = 192 x 6 x 4 = 4608

- Thiếu dương = 192 x 7 x 4 = 5376

- Thiếu âm = 192 x 8 x 4 = 6144

Thái = 6192 + 4608 = 11 520
Thiếu = 5276 + 6144 = 11 520

Phạm Hà Dương
12-04-17, 11:49
- Thái dương = 192 x 9 x 4 = 6912

- Thái âm = 192 x 6 x 4 = 4608

- Thiếu dương = 192 x 7 x 4 = 5376

- Thiếu âm = 192 x 8 x 4 = 6144




Âm trẻ trở thành Âm già => (6144 / 4) x 3 = 4608
Âm già biến thành Dương trẻ => (4608 / 6) x 7 = 5376

Dương trẻ trở thành Dương già => [(5376 / 3) - 64] x 4 = 6912
Dương già hóa thành Âm trẻ => (6912 / 9) x 8 = 6144

VinhL
12-04-17, 14:23
Hà Dương diễn số hay lắm.

Có thể giải thích tại sao phải nhân cho số 4 không?

Lại xin hỏi xác suất của quẻ Bĩ biến thành quẻ Thái theo cách lấy quẻ bằng cỏ thi là bao nhiêu?

Hà Dương có thấy cách lấy quẻ bằng cỏ thi thiên vị không?
Thích hào thiếu dương hơn hào thiếu âm, hào thiếu âm hơn hào lão dương, hào lão dương hơn hào lão âm?

Dương trẻ trở thành Dương già => [(5376 / 3) - 64] x 4 = 6912
Phần này xem ra không khớp nhĩ?

Số gốc của Thái Thiếu Âm Dương là 192x4 = 768

Dương trẻ biến thành già = 5376 + 768 x 2 = 6912
Âm trẻ biến thành âm già = 6144 – 768 x 2 = 4608
Âm già biến thành dương trẻ = 4608 + 768 x 1 = 5376
Dương già biến thành âm trẻ = 6912 – 768 x 1 = 6144

Diễn biến của trẻ thành già cùng giống là +/- (768 x 2 = 1536)
Diễn biến của già thành trẻ (đổi giống) là +/- 768
Già Dương thàn gìa âm hoặc già âm thành gìa dương là +/- (768 x 3)
Dương trẻ thành âm trẻ, hoặc âm trẻ thành dương trẻ là +/- 768
Hà Dương xem cách này có thích hợp hơn không?

Tháng nhuận âm lịch bỡi vì có 13 tháng nên tháng nhuận thiếu đi Trung khí của tháng, củng có nghĩa là chuôi đâu nguyệt kiến trong năm sẻ bị xai lệch. Có lẻ Dịch lấy hiện tượng này mà cho là Vô Thiên?

Phạm Hà Dương
12-04-17, 14:40
Dịch Học




Năm Đinh Dậu, tháng Giáp Thìn, ngày Kỷ Tị, giờ Tân Mùi (khắc thứ 6) hỏi việc dịch học Lý Số Tượng Chiêm là khó hay dễ?

Lập quẻ:

..... Năm ........ Tháng ........ Ngày ......... Giờ

... Vô vọng ..... . Tỷ ......... Đại tráng .... Tiệm

- Quẻ năm Vô vọng động hào 5
- Quẻ tháng Tỷ động hào 2
- Quẻ ngày Đại tráng động hào 3
- Quẻ giờ Tiệm động hào 1


Lời bàn: Không Thầy giảng và dạy thì việc học Dịch mất nhiều thời gian!

Phạm Hà Dương
12-04-17, 15:02
Có thể giải thích tại sao phải nhân cho số 4 không?




Em chào anh VinhL

Dạ, cảm ơn anh đã khen, em cần nhiều thời giai trải nghiệm, vẫn chưa được nhuần nhuyễn anh ạ.

Về nội dung anh VinhL hỏi, ở trình độ của em bây giờ, còn nhiều kiến thức chưa được học anh ạ, nhưng em hiểu nội dung anh hỏi như sau

6912 / 216 = 4806 / 144 = 32 = 4 x 8

Thông qua số sách của Càn Khôn mà Dịch Truyện nói, tìm được mẫu số chung là 32 (4 x 8), theo các bác dạy em, thì số 32 được gọi là số "thông" (không phải số Thiếu âm) anh VinhL ạ. Số 4 này, thời gian đầu, em được giảng là 4 mùa, nhưng sau đó khi em học tới "Thái Huyền Bản Chỉ" lại được giảng theo ý nghĩa khác anh ạ.

Dụ ý ở đây, khi lập quẻ theo niên nguyệt nhật thời, điều quan trọng là tìm được kỳ hạn của một quẻ có thời gian dài bao lâu? Ví dụ như ta được quẻ Ích, thì quẻ Ích này chỉ có giá trị trong 27 ngày, hoặc trong 2 tháng 14 ngày ... đều thông qua số 4 để truy tìm kỳ hạn khi nào thì quẻ Ích "tan" không còn giá trị theo thời gian Anh ah, thứ nữa là khi tính toán cát hung của một quẻ, vẫn phải thông qua số 4 để biết hào Dương nào là Lão dương, hào Dương nào là Thiếu dương. Cũng như xác định rõ ngoài hào động ra, thì hào Âm nào là Thiếu âm, hào âm nào là Lão âm trong một quẻ

Bài viết em viết theo lối mới đi vào Dịch Số anh à, có nhiều cách để trình bày hơn, nhưng tạm thời như vậy anh VinhL ạ

Kính anh

dungdung
12-04-17, 15:45
Năm Đinh Dậu, tháng Giáp Thìn, ngày Kỷ Tị, giờ Tân Mùi (khắc thứ 6) hỏi việc dịch học Lý Số Tượng Chiêm là khó hay dễ?

Lập quẻ:

..... Năm ........ Tháng ........ Ngày ......... Giờ

... Vô vọng ..... . Tỷ ......... Đại tráng .... Tiệm

- Quẻ năm Vô vọng động hào 5
- Quẻ tháng Tỷ động hào 2
- Quẻ ngày Đại tráng động hào 3
- Quẻ giờ Tiệm động hào 1


Lời bàn: Không Thầy giảng và dạy thì việc học Dịch mất nhiều thời gian!

Hà Dương cho dungdung hỏi cách lấy quẻ như trên theo giờ ngày tháng năm như thế nào vậy??

BanChatDichHoc
12-04-17, 22:52
Em chào các bác ! Chào bạn HaDuong , em chào bác VinhL ....!!! Lâu rồi mới thấy bác . Đúng là còn sống sẽ còn tình yêu ...

* Thấy toàn những con số không thôi , mà 2 người hiểu nhau quá . Em xin góp vui bằng mấy con số . Nhưng sẽ không bàn luận :

a) 11.520 = 192 x 9 x 4 + 192 x 6 x 4

b) 11.520 = 192 x 28 + 192 x 32

c) 11.520 / 32 = 360

d) 360 = 216 + 144

e) 216 = 72+ 72 + 72

f ) 144 = 72 + 72

Phần (*) cho bác VinhL
*) 32 = 4 x 8
*) 8= 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8
*) 4 = LY cung yếu tương hợp

g) 11.520 / 192 = 60

h) 11.520 / 384 = 30

i) 60 / 6 = 10

j) 30 / 6 = 5

k) 60 / 5 = 12

l) , m) , n), o) , ...., z)

* Tóm lại : 11.520 = Độn Giáp , Thái ất , Tử vi , Tử bình , Phong thủy , ....

* Quá trình hình thành và phát triển

1.Trương Hoành
2. Ngụy Bá Dương
3. Chu Đôn Di
4. Thiệu Khang Tiết

* Em chào các bác . Chúc các bác Vui vẻ !!!!!

VinhL
13-04-17, 03:08
Đi vào Dịch thì trước hết phải biết Dịch và Bốc là hai, chứ không phải là một.
Bốc phệ là ứng dụng Dịch để chiêm cát hung, vv...., lại có nhiều phương pháp.
Tại sao số Thái Dương là 9, Thiếu Dương là 7, Thiếu Âm là 8, Thái Âm là 6?
Có thể dùng số khác không?
Tất cả đều xuất từ cách lấy quẻ bằng cỏ Thi!
9, 8, 7, 6 này tử đâu mà ra?
Số 4 này từ đâu mà ra?
Thái Dương 36, Thái Âm 24, Thiếu Dương 28, Thiếu Âm 32
4 con số 36, 32, 28, 24 này từ đâu mà ra?
Không dùng 4 con số này, mà dùng 13, 17, 21, 25 có được không?
Cái gì là số Đại Diễn, số Doanh, số Sách, vv......
Tất cả đều nằm trong cách lấy quẻ bằng cỏ Thi.

Thử so sánh với cách lấy quẻ bằng Mu Rùa BBQ thì ra sao?
Thử so sánh với quẻ Thái Huyền (hệ số 3 tam tài)?

Lại có câu nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vv...
Như vậy đâu cần dùng tới số 11520 đâu, chỉ cần con số 3 thôi!

Hihihihihihihihi

Phạm Hà Dương
13-04-17, 07:58
"

Chí vu bát nguyệt hữu hung"


Giả thiết gặp năm Giáp Tý

- Tháng Bính Dần đến tháng Quý Dậu được 8 tháng
- Kế tiếp từ tháng Giáp Tuất đến tháng Tân Tị được 8 tháng
- Kế tiếp từ tháng Nhâm Ngọ đến tháng Kỷ Sửu ta được 8 tháng




- 2 năm Nguyệt vận hành 3 vòng khởi Dần kết thúc tại Sửu
- 4 năm Nguyệt vận hành 6 vòng
- 6 năm Nguyệt vận hành 9 vòng
- 8 năm Nguyệt vận hành 12 vòng
- 10 năm Nguyệt vận hành 15 vòng

10 năm, là một tuần Giáp, lời Thoán quẻ Cổ nói: "Trước ngày Giáp ba ngày, sau ngày Giáp ba ngày" để làm gì?

Chúc cả nhà Ngày mới vui vẻ

Phạm Hà Dương
13-04-17, 09:55
Hà Dương cho dungdung hỏi cách lấy quẻ như trên theo giờ ngày tháng năm như thế nào vậy??



Chào chị dungdung

Cách lập quẻ thông qua 60 can chi để biết quẻ năm, quẻ tháng, quẻ ngày, quẻ giờ, Dương nghe nói lại, là phương pháp lập quẻ từ thời nhà Tống, thuộc trường phái Quan học TQ

Nghe nói vậy, mà chưa có điều kiện tìm hiểu sâu chị dungdung

hieunv74
13-04-17, 09:57
"Chí vu bát nguyệt hữu hung"


Giả thiết gặp năm Giáp Tý

- Tháng Bính Dần đến tháng Quý Dậu được 8 tháng
- Kế tiếp từ tháng Giáp Tuất đến tháng Tân Tị được 8 tháng
- Kế tiếp từ tháng Nhâm Ngọ đến tháng Kỷ Sửu ta được 8 tháng

Ba vòng 8 tháng tương ứng với 3 năm, khởi Dần kết thúc tại Sửu, sẽ xảy ra trường hợp, đó là có một thiên can không thuận tự theo địa chi, hai tháng lưỡng trùng một thiên can, theo Lịch pháp thì gọi là tháng Nhuận, theo Linh kỳ thì gọi là Vô thiên

Vô thiên (không trời) thì Dịch Kinh, Lâm quái nói "Hữu hung"

Tại sao Dịch Kinh đưa ra kết luận "hữu hung" như vậy?

Kinh mong các dịch gia cho lời bình giải.

Tương đồng, Phạm Hà Dương cho hỏi chút: ví dụ trên năm Giáp Tý; bính dần "hữu hung" trong 1 vòng 8 tháng từ bính dần đến quý tị thì okay; nhưng 2 vòng 8 tháng sau thì ông nào ảnh hưởng : "hữu hung nữa"? hay ông bính dần?

Thân

Phạm Hà Dương
13-04-17, 10:15
Như vậy đâu cần dùng tới số 11520 đâu, chỉ cần con số 3 thôi!




Em chào anh VinhL

Em thấy, sách Dịch nào cũng đều dùng hai chữ "lục" và "cửu" để gọi tên hào trong quẻ, có lẽ 6 và 9 thuộc về "danh" để gọi tên hào, mà chưa chắc thuộc về "số".

Dịch Truyện, Hệ Từ Thượng viết về số 11520, như anh nói "đâu cần dùng tới số 11520" cũng là một cách khởi ý tư duy.

Em cho rằng, khi biết được trị số thực của một hào thông qua số 11520, lúc này ta nhận định một cách cụ thể, để biết hào nào là Thiếu dương, hào nào là Thái dương, hào nào là Thiếu âm, hào nào là Thái âm trong một quẻ.

Đường đi vào nền văn hóa ứng dụng này, mỗi người có một phương pháp tiếp cận, em trình bày mạo muội có gì anh VinhL chỉ bảo thêm giúp em nhé!

Phạm Hà Dương
13-04-17, 10:36
Tương đồng, Phạm Hà Dương cho hỏi chút: ví dụ trên năm Giáp Tý; bính dần "hữu hung" trong 1 vòng 8 tháng từ bính dần đến quý tị thì okay; nhưng 2 vòng 8 tháng sau thì ông nào ảnh hưởng : "hữu hung nữa"? hay ông bính dần?

Thân

Em chào anh hieuvn74

Dịch Kinh, lời quẻ Lâm nói: "Chí vu bát nguyệt hữu hung"

Nội dung anh Hieuvn74 nói tới, phải chăng trong vòng 8 tháng, phải xảy ra "hữu hung"

Mục đích những bài em viết ở trên, là để nói về mối quan hệ của Nguyệt, tức là một tuần Giáp thì Nguyệt vận hành được 15 vòng, từng bước tìm hiểu mối quan hệ giữa 60 can chi và số 15 của Cửu cung.

Khi dụng sự hai chữ "hữu hung", thì phải tính toán cụ thể anh Hieuvn74 ạ, bởi vì xảy ra tình trạng 2 tháng lưỡng trùng 1 Can (tháng Nhuận)

Em đang bận việc cơ quan không viết được nhiều, thông cảm cho em nhé

Tôn Hiền Nữ
13-04-17, 22:48
- 2 năm Nguyệt vận hành 3 vòng khởi Dần kết thúc tại Sửu
- 4 năm Nguyệt vận hành 6 vòng
- 6 năm Nguyệt vận hành 9 vòng
- 8 năm Nguyệt vận hành 12 vòng
- 10 năm Nguyệt vận hành 15 vòng




10 năm, 10 ngày là một Tuần, có mối quan hệ mật thiết với số 15 cửu cung

Dịch Truyện, Hệ Từ nói: "Cửu tắc thông", mà không nói: "Lục tắc thông"

Dương chú giải nhé :5333:

Thanh Huong
14-04-17, 06:17
..., khi biết được trị số thực của một hào thông qua số 11520, lúc này ta nhận định một cách cụ thể, để biết hào nào là Thiếu dương, hào nào là Thái dương, hào nào là Thiếu âm, hào nào là Thái âm trong một quẻ.




Thái dương có trị số của một hào = 1152

Thiếu dương có trị số của một hào = 896

Thái âm có trị số của một hào = 768

Thiếu âm có trị số của một hào = 1024

Tôn Hiền Nữ
14-04-17, 09:12
Thái dương có trị số của một hào = 1152

Thiếu dương có trị số của một hào = 896

Thái âm có trị số của một hào = 768

Thiếu âm có trị số của một hào = 1024




1152 - 896 = 256
1024 - 768 = 256


Số 256 được ngài Thiệu Ung sử dụng rất nhiều trong thuyết "Hoàng Cực"

Thanh Huong
14-04-17, 13:57
Hà Dương diễn số hay lắm.




Trong văn hóa ứng dụng của người TrungHoa cổ đại, đếm trên đầu ngón tay thật ít người trọng dụng "số"

Có lẽ, người đầu tiên là ngài Dương Hùng diễn số khi lập thuyết về kinh "Thái huyền"

Người thứ hai, chắc là ngài Thiệu Khang Tiết (Thiệu Ung), ngài trọng "số" hơn "lý", cho nên khi lập thuyết, Thiệu Ung nói: "Số Lý Tượng Chiêm"

Thời nay, trọng "lý" trước hay trọng "số" trước?

Tùy thuộc vậy!

BanChatDichHoc
14-04-17, 22:27
Em chào các bác !!!




Em xin góp vui bằng mấy con số . Nhưng sẽ không bàn luận :

a) 11.520 = 192 x 9 x 4 + 192 x 6 x 4

b) 11.520 = 192 x 28 + 192 x 32

c) 11.520 / 32 = 360

d) 360 = 216 + 144

e) 216 = 72+ 72 + 72

f ) 144 = 72 + 72

Phần (*) cho bác VinhL
*) 32 = 4 x 8
*) 8= 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8
*) 4 = LY cung yếu tương hợp

g) 11.520 / 192 = 60

h) 11.520 / 384 = 30

i) 60 / 6 = 10

j) 30 / 6 = 5

k) 60 / 5 = 12

l) , m) , n), o) , ...., z)

* Tóm lại : 11.520 = Độn Giáp , Thái ất , Tử vi , Tử bình , Phong thủy , ....

* Quá trình hình thành và phát triển

1.Trương Hoành
2. Ngụy Bá Dương
3. Chu Đôn Di
4. Thiệu Khang Tiết

* Em chào các bác . Chúc các bác Vui vẻ !!!!!

- Không rõ bác VinhL , bạn HaDuong và các bác hiểu được gợi ý trên đây của em chưa .......!!! .

- Nếu chưa hiểu thì cũng đành vậy . Nếu hiểu rồi thì thấy những việc như :

+ Lấy chu kì 8 tháng mà giải nghĩa cho lời quẻ Lâm : " Chí vu bát nguyệt hữu hung " , thì thật chẳng khắc nào lấy câu " Thánh sâu gươm quan gừng tam cò " mà đối với câu " Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc "....hihihi.

+ Hoặc chỉ thấy có Dương Hùng và Thiệu Khang Tiết dụng số , vốn là một sai lầm .

- Tuy nhiên sai lầm , chưa hiểu cũng là chuyện thường phải không các bác .

* Em chào các bác .

Phạm Hà Dương
14-04-17, 22:48
10 năm, là một tuần Giáp, lời Thoán quẻ Cổ nói: "Trước ngày Giáp ba ngày, sau ngày Giáp ba ngày" để làm gì?




Tháng Giáp Thìn năm Đinh Dậu 2017, được quẻ Sư động hào 2


......... Năm ........ Tháng ..............
......... Phục ......... Sư ......


Nguyệt lệnh quẻ Sư động hào 2 cho biết thông tin rằng: Trật tự của thế giới đang được sắp xếp lại !!!

:3239:

VinhL
15-04-17, 01:31
- 2 năm Nguyệt vận hành 3 vòng khởi Dần kết thúc tại Sửu
- 4 năm Nguyệt vận hành 6 vòng
- 6 năm Nguyệt vận hành 9 vòng
- 8 năm Nguyệt vận hành 12 vòng
- 10 năm Nguyệt vận hành 15 vòng

10 năm, là một tuần Giáp, lời Thoán quẻ Cổ nói: "Trước ngày Giáp ba ngày, sau ngày Giáp ba ngày" để làm gì?

Chúc cả nhà Ngày mới vui vẻ

Chào Hà Dương,
11520 / 768 = 15.

Con số 768 này từ đâu ra?

Thật ra Cổ Dịch nói 64 quái có 384 hào là lý thuyết Dịch Bất Biến (Tĩnh), bỡi chỉ nói đến hai hào Đơn và Triết, chưa nói đến hai hào Trùng và Giao. Dịch Biến thì có Đơn Triết Trùng Giao, tức phải có tới
384 x 2 = 768 hào!!!

Mỗi quẻ trong 64 quẻ có thể biến thành bất cứ quẻ trùng quái nào trong 64 quẻ. Cho nên Biến Dịch phải có tới
64x64 = 4096 quẻ.
Mỗi hào trong 4096 quẻ có thể là Đơn Triết Trùng Giao.
2^0 = 1 (Thái Cực), 2^1 = 2 (Lưỡng Nghi), 2^2 = 4 (Tứ Thời, Tứ Tượng), 2^3 = 8, ..... 2^8, ... 2^6 = 64, ... 2^12 = 4096.
Công thức Tần số của các note âm nhạc là:
fn = f0 x 2^(n/12) = f0 x (2^(1/12))^n
Nếu lấy nốt C giữa với Tần số là 440Hz, tức fn = 440Hz thì có thể tính ra các Tần số của các note vậy.

Dịch và Âm Nhạc có liên quan không? (2^(1/12)) và 2^12 ta tư duy như thế nào đây?

Tiêu Thị Dịch Lâm củng liệt ra 4096 quẻ.
Cổ Dịch cho là 9 là Thái Dương, 7 là Thiếu Dương, 8 là Thiếu Âm, 6 là Thái Âm, thật ra nó chỉ là Trị Số ghép vào các cọng cỏ thi được kẹp ở ngón tay.
Trong phương pháp ghép số (trị số) này thì ta thấy:
5 và 4 được cho trị số 3
9 và 8 được cho trị số 2
Thái Dương là 9 thật ra là 5+4+4 = 13 Sách
Thiếu Dương là 7 thật ra là 5+8+8 = 9+4+8 = 9+8+4 = 21 Sách
Thiếu Âm là 8 thật ra là 5+4+8 = 5+8+4 = 9+4+4 = 17 Sách
Thái Âm là 6 thật ra là 9+8+8 = 25 Sách.

Dụng số của Đại Diễn là 49
49 - 13 = 36 số của Thái Dương
49 - 21 = 28 số của Thiếu Dương
49 - 17 = 32 số của Thiếu Âm
49 - 25 = 24 số của Thái Âm.

Mỗi quẻ trùng có 6 vị, mỗi vị có thể là 13,17,21,25
Muốn có một quẻ Bĩ biến thành Thái thì ta cần có
13,13,13,25,25,25 tức là 39+75 = 114 Sách kẹp vào tay
Muốn được quẻ Khôn tĩnh thì
25,25,25,25,25,25 = 25x6 = 150 Sách

Bài tới sẻ trình bày cách tính Xác Suất của Quẻ.

Hihihihihihi

dungdung
15-04-17, 11:48
Chào chị dungdung

Cách lập quẻ thông qua 60 can chi để biết quẻ năm, quẻ tháng, quẻ ngày, quẻ giờ, Dương nghe nói lại, là phương pháp lập quẻ từ thời nhà Tống, thuộc trường phái Quan học TQ

Nghe nói vậy, mà chưa có điều kiện tìm hiểu sâu chị dungdung

Hà Dương có thể chỉ cho dungdung và mọi người phương pháp lập quẻ của trường phái Quan này được không?? dungdung cảm ơn Hà Dương!!

Phạm Hà Dương
15-04-17, 11:50
Muốn được quẻ Khôn tĩnh thì
25,25,25,25,25,25 = 25x6 = 150 Sách




Em chào anh VinhL

Phương pháp tiếp cận Cổ Dịch mà chúng em được học, đó là "Thiếu tĩnh Thái động", tức là muốn quẻ Khôn tĩnh, thì

17, 17, 17, 17, 17, 17, = 17 x 6 = 102 sách kẹp tay

Khi cả 6 hào quẻ Khôn đều "động", tức là ta thêm 48 sách thì được 150 sách. Theo "Chu Dịch Bản Nghĩa" ngài Chu Hi nói: "Sáu hào đều động thì dùng lời Thoán của quẻ mà đoán", điều này cho thấy tại sao lời Thoán quẻ Khôn lại nói về "được bạn hay mất bạn?"

Tùy theo tổ hợp can chi của năm tháng ngày giờ khi ta dụng sự, thông qua tính toán để biết được trong 6 hào quẻ Khôn, hào nào từ Thiếu âm chuyển biến thành Thái âm trước, hào nào chuyển biến sau. Nguyên nhân ở đây, là do Càn Khôn có 7 vị, tức là hào thứ 7

Kính anh

VinhL
16-04-17, 12:12
Em chào anh VinhL

Phương pháp tiếp cận Cổ Dịch mà chúng em được học, đó là "Thiếu tĩnh Thái động", tức là muốn quẻ Khôn tĩnh, thì

17, 17, 17, 17, 17, 17, = 17 x 6 = 102 sách kẹp tay

Khi cả 6 hào quẻ Khôn đều "động", tức là ta thêm 48 sách thì được 150 sách. Theo "Chu Dịch Bản Nghĩa" ngài Chu Hi nói: "Sáu hào đều động thì dùng lời Thoán của quẻ mà đoán", điều này cho thấy tại sao lời Thoán quẻ Khôn lại nói về "được bạn hay mất bạn?"

Tùy theo tổ hợp can chi của năm tháng ngày giờ khi ta dụng sự, thông qua tính toán để biết được trong 6 hào quẻ Khôn, hào nào từ Thiếu âm chuyển biến thành Thái âm trước, hào nào chuyển biến sau. Nguyên nhân ở đây, là do Càn Khôn có 7 vị, tức là hào thứ 7

Kính anh

Đúng là phía trên ý muốn nói đến quẻ lão Âm Khôn (Động) mà khi viết lại thành tĩnh. Hihihihihihi
Có lể mấy ngón tay nó không tuân thủ theo bộ óc mình nhỉ?

Hihihihihihihihi

BanChatDichHoc
16-04-17, 23:04
Em chào các bác !!!!.

* Thiệu Khang Tiết khi chú giải " Chính Dịch Tâm Pháp " có viết :

"- Nguyên văn :

Dịch đạo di mẫn , cửu lưu khả nhập , đương tri hoạt pháp , yếu tu tự ngộ " ....Văn Vương , Chu Công dĩ thử loại nhân . Tư cơ thượng dã , kì hậu hoặc dĩ luật độ nhân , hoặc dĩ lịch số nhân , hoặc dĩ tiên đạo nhân . Dĩ thử tri Dịch đạo vô vãng nhi bất khả dã . Câu duy xa vu từ huấn đạt thị phạm pháp dã . Lương do vị ngộ hĩ , quẻ đắc ngộ yên tắc từ ngoại kiến ý như tung hoành , diện dụng nhi vô sở dục , thị vi hoạt pháp dã. Cố viết : " Học giả đương vu Hy Hoàng tâm địa trung trì sách vô vu Chu Khổng ngôn ngữ hạ câu ."

- Dịch nghĩa :

Dịch đạo tràn đầy , chín dòng có thể nhập , muốn biết cách sống , phải tự hiểu biết ....Văn vương , Chu Công nhập bằng thứ loại , Tuyên Phụ nhập bằng bát vật . Trên nền tảng đó , người sau có thể nhập bằng luật độ , có người nhập bằng lịch số , hoặc bằng tiên đạo . Từ đó có thể thấy rằng đạo Dịch đi đến đâu cũng được . Nếu chỉ chăm chăm bám vào từ huấn để đạt tới Dịch , thì đó là phương pháp cứng nhắc , quả là do chưa thấu hiểu . Nếu quả thấy hiểu ( Đắc ngộ )thì từ ngoại kiến ý ( Thấy ý ngoài lời )mà tung hoàng diệu dụng , thì đó là phương pháp linh hoạt . Bởi vậy nói rằng : " Người học Dịch nên rong ruổi tâm địa của Phục Hy -Hoàng Đế , đừng câu nệ ở dưới lời lẽ của Chu Công , Khổng Tử . "


* Phục Hy tạo Tiên Thiên Bát Quái và Phương - Viên đồ 64 quái trùng ( Đồ hình 64 quái trùng theo hình tròn và hình vuông . ) Đây là dạng thứ nhất của Dịch Học diễn bằng kí tự hào chẵn lẻ . Nó vốn không có văn tự giải thích .

- Khi người đời lấy Hỏa Tinh làm căn cứ định lịch pháp . Thì người ta cũng phát hiện số dư của Hỏa Tinh và Thiên Thể là hơn 49 ngày .
- Lập Tức con số này được vận dụng vào tìm hiểu Dịch Học , trong cách lấy quẻ .
Điều này khiến người sau khi tìm hiểu Dịch cứ tưởng thành tâm khi lấy quẻ ắt sẽ ứng nhiệm . Người ta chỉ chăm chăm vào sự ngẫu nhiên mà không biết đến sự tất nhiên , chỉ biến sự biến hóa mà không thấy sự bất biến vĩnh hằng trong cách lấy quẻ . Cái cái bất biến đó chính là Dịch .


- Đời Hán , khi Trương Hành khẳng định trong sách Linh Hiến Kinh rằng ; Số của vi tinh ( những ngôi sao ở xa nhỏ xíu ) có đến 11.520 . Thì lập tức nó tạo ra cơ sở để người ta áp dụng nó vào Dịch .. ...và nó biến hóa không lường . Nếu thấy được cái tĩnh tại bất biến của một vài con số và ý nghĩa của nó tức là hiểu Dịch .

Ví dụ :

Nếu coi Dịch là một quả cam - Người ta có thể bổ nó thành 16 phần , Nhưng cũng có thể chia nó thành 8 phần và cũng có thể chia nó thành 4 , thành 2 phần . Vậy thì vấn đề nằm ở chỗ vì sao phân chia thành 2 phần . Nếu hiểu được tất hiểu vì sao phân chia thành 4 phần , 8 phần ...

* Tóm lại , muốn hiểu số phải diệt số .

* Vốn biết , không cản nổi đam mê của các bác trên con đường diễn số . Trên con đường diễn số , nếu các bác không đi được hết tất quay về đây , và các bác đi đến tận cùng thì lại vẫn chỗ này . Thôi vậy , em mời các bác tiếp tục diễn số .... Em chào các bác !!!

Phạm Hà Dương
17-04-17, 00:41
Dụng số của Đại Diễn là 49
49 - 13 = 36 số của Thái Dương
49 - 21 = 28 số của Thiếu Dương
49 - 17 = 32 số của Thiếu Âm
49 - 25 = 24 số của Thái Âm.



Em chào anh VinhL

Anh VinhL có thể diễn giải

- Thái dương 6912 sinh Càn Đoài
- Thiếu dương 5376 sinh Ly Chấn
- Thiếu âm 6144 sinh Tốn Khảm
- Thái âm 4608 sinh Cấn Khôn

bằng nguyên lý "số" được không ạ?

Em cảm ơn anh!

Thanh Huong
17-04-17, 01:25
nguyên lý "số"




Nguyên lý Số dựa trên nền tảng số của Trịnh Huyền và Dương Hùng, e rằng không phù hợp với chủ đề "ĐI VÀO DỊCH HỌC", Hà Dương có nghĩ vậy không?

Chị nghĩ vậy, Trinh Hối mà Hà Dương :611d7:

VinhL
18-04-17, 03:05
Em chào anh VinhL

Anh VinhL có thể diễn giải

- Thái dương 6912 sinh Càn Đoài
- Thiếu dương 5376 sinh Ly Chấn
- Thiếu âm 6144 sinh Tốn Khảm
- Thái âm 4608 sinh Cấn Khôn

bằng nguyên lý "số" được không ạ?

Em cảm ơn anh!

Chào Hà Dương,
Trước hết ta hãy phân tích 4 số 6912, 5376, 6144, 4608 này xem:
Bắt đầu bằng các trị số mà cổ dịch ghép vào tứ tượng ta có
9 x 768 = 6912
8 x 768 = 6144
7 x 768 = 5376
6 x 768 = 4608
Số 768 = 384 x 2, tức là tổng số hào Trùng Giao Đơn Triết.
768 = 4^4 x 3 (Số 3 ở đây có thể hiểu là 3 lần biến được một hào)
Như vậy dãy số trên là
9 x 3 x 4^4 = 27 x 4^4 = 27 x 2^8 = 27 x 16^2
8 x 3 x 4^4 = 24 x 4^4 = 24 x 2^8 = 24 x 16^2
7 x 3 x 4^4 = 21 x 4^4 = 21 x 2^8 = 21 x 16^2
6 x 3 x 4^4 = 18 x 4^4 = 18 x 2^8 = 18 x 16^2
Ta biết rằng mỗi lần quẻ cộng thêm một hào là x2, từ Thái Cực 1, 1x2 là Lưỡng Nghi, 1x2x2 là Tứ Tượng, vì vậy mà số 4 dùng để tính các con số của các quẻ. Sơ là 2^1, Trung là 2^2, Thượng là 2^3
Nếu ta có 4 loại hào Trùng Giao Đơn Triết, tức ta phải dùng đến 4, 4^1, 4^2, 4^3, ở tầng Tứ Tượng là 4^2.
Nhưng theo sự phân tích trên ta thấy ở tầng Tứ Tượng ta có con số chung là 16^2, như vậy hệ thống này phải dùng số 16 làm cơ sở để tính cho các quẻ. Tầng sô 16^1, Tầng Trung 16^2, Tầng Thượng 16^3.
Ta sẻ thấy ở cách tính xác suất các Quẻ, con số 16^6 (6 tầng hào) sẻ là Mẫu Số của các xác suất quẻ Dịch (sẻ trình bày sau)!

Như vậy ta có số gốc căn bản là:
Trùng (Thái Dương) = 27
Triết (Thiếu Âm) = 24
Đơn (Thiếu Dương) = 21
Giao (Thái Âm) = 18
Như vậy ở Tầng 1 (Sơ) là 16^1, Tầng 2 (Trung) là 16^2, Tầng 3 (Thượng) là 16^3

Như vậy theo hệ thống này thì 8 quẻ Tĩnh sẻ là
Càn = 21 x 16^1 + 21 x 16^2 + 21 x 16^3 = 91728
Đoài = 21 x 16^1 + 21 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104016
Ly = 21 x 16^1 + 24 x 16^2 + 21 x 16^3 = 92496
Chấn = 21 x 16^1 + 24 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104784
Tốn = 24 x 16^1 + 21 x 16^2 + 21 x 16^3 = 91776
Khãm = 24 x 16^1 + 21 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104064
Cấn = 24 x 16^1 + 24 x 16^2 + 21 x 16^3 = 92544
Khôn = 24 x 16^1 + 24 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104832

VinhL
18-04-17, 03:50
Xác Suất của Quẻ Dịch (lấy bằng Cỏ Thi)

Trước hết hảy đọc qua phương pháp lấy quẻ bằng cỏ Thi như sau:
Trích từ “Phép Bói Bằng Cỏ Thi”, trang 47 của quyển “Kinh Dịch Trọn Bộ - Ngô Tất Tố dịch và chú giải”

<-----------
Chọn chỗ đất sạch làm nhà chứa cỏ thi, cửa ngảnh về Nam. Giữa nhà kê một chiếc giường.
(Chiếc giường chiều dài chừng năm thước, chiều rộng chừng ba thước. Đừng để gần bức vách quá).
Cỏ thi năm chục cây, bọc bằng lụa màu đỏ nhạt, đựng trong chiếc túi màu đen, cho vào hộp, đặt ở phía bắc chiếc giường.
(Hộp bằng ống tre, hoặc bằng gỗ rắn, hay vải sơn, hình tròn, đường kính độ ba tấc, chiều dài bằng chiều dài cỏ thi, một nửa làm đáy, một nửa làm nắp, dưới hộp có hòm làm giá, cho khỏi lăn nghiêng).
Đặt chiếc khay gỗ ở phía nam cái hộp, dé về phía bắc cái giường hai phân.
(Khay bằng ván gỗ, bề cao một thước, bề dài vừa suốt cái giường, trong khay chia làm hai ô lớn, ô nọ cách ô kia một thước, phía tây ô lớn làm ba ô nhỏ, mỗi ô cách nhau năm tấc, dưới khay có chân ngang, đặt nghiêng trên một chiếc án).
Đặt một lò hương ở phía nam chiếc khay, một hộp hương ở phía nam cái lò, hàng ngày thắp hương cung kính, sắp bói thì phải quét rửa lau chùi: để một chiếc nghiên rửa sạch, có rót nước, một cây bút, một thoi mực, một miếng ván sơn vàng ở phía đông lò hương. Trên phía Đông, người bói trai khiết, đội mũ mặc áo, ngảnh mặt về Bắc, rửa tay đốt hương cúng lễ.
(Nếu sai người khác bói hộ, thì chủ nhân đốt hương xong rồi lui xuống một chút, đứng ngảnh về Bắc, kẻ bói tiến lên trước giường đứng hơi dé về Tây, ngảnh mặt về Nam, nhận lấy việc bói. Chủ nhân thuật thẳng việc mình định xem, kề bói vâng lời. Chủ nhân quanh về phía hữu, đứng ngảnh về Tây, kẻ bói cũng quay về phía hữu, đứng ngảnh về Bắc).
Hai tay bưng lấy nắp hộp, đặt xuống phía Nam cái khay, phía bắc lò hương. Lấy cỏ thi ở trong hộp ra, tháo túi, cởi bọc, đặt ở phía đông chiếc hộp. Tất cả năm chục cây, cầm bằng hai tay, hơ trên lò hương, khấn rằng:假爾泰筵有常, 假爾泰筵有常!某 (官姓名)今以某 事未知i否, 爰質所疑于神于靈, 吉凶得失, 悔吝憂虞, 惟爾 有神, 尚明告之 Giả nhĩ Thái phệ hữu thường, giả nhĩ Thái phệ hữu thường! mỗ (quan tính danh) kim dĩ mề sự vị tri khả phủ, viên chất sở nghi vu thần ưu linh, cát hung đắc thất, hối lận ưu ngu, duy nhĩ hữu thần, thượng minh cáo chi. (Mượn mày đồ bói lớn tính không thay đổi. Mượn mày đồ bói lớn tính không thay đổi. Mỗ (quan tước -hoặc chức nghiệp - họ và tên) vì việc (chi đó) chưa biết nên chăng, phải đem điều nghi ngờ ấy hỏi đấng thần linh. Lành hay dữ, được hay mất, hối tiếc hay lo sợ, người có thiêng liêng hãy bảo cho rõ).
Rồi dùng tay phải nhặt lấy một thẻ (tức một sợi cỏ thi) trả lại trong hộp.
Rồi lấy cả hai tay chia đôi bốn mươi chín thẻ, để vào hai chiếc ô lớn tả hữu cái khay.
(Đây là dinh thứ nhất. Nghi lễ bảo là chia ra làm hai, để hình dung hai Nghi).
Rồi tay trái cầm lấy những thẻ ở chiếc ô lớn phía tả, tay phải nhặt lấy một thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cài vào khe ngón tay út tay trái.
(Đây là dinh thứ hai, Nghi lễ bảo là: treo một thẻ để hình dung tam tài).
Rồi dùng tay phải đếm “bốn chiếc một” những thẻ cầm ở tay trái.
(Đây là dinh thứ ba, Nghi lễ gọi là đếm bằng số bốn để hình dung tứ thời).
Rồi trả lại những thẻ còn thừa, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, và kẹp nó vào khe ngón vô danh tay trái(35).
(Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là ra số lẻ về chỗ kẹp để hình dung tháng thuận).
Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía tả cái khay, cầm lấy những thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cái khay và dùng tay trái đếm “bốn chiếc một”.
(Đây là nửa dinh thứ ba).
Rồi lại trả lại những thẻ còn thừa như trước và giắt vào khe ngón giữa tay trái.
(Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là giắt lần thứ hai để hình dung hai lần thuận. Nhưng thẻ còn thừa trong lần biến đổi thứ nhất, tay tả một thì tay hữu phải ba, tay tả hai tay hữu cũng hai, tay tả ba, tay hữu phải một, tay tả bốn, tay hữu cũng bốn. Kể suốt cả một lần “cài” không năm thẻ thì chín thẻ. Nắm thế được một lần bốn là số lẻ, chín thẻ được hai lần bốn là số chẵn. Lẻ thì ba mà chẵn thì một).
Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía hữu, và nhập những thẻ trong một lần “cài” hai lần kẹp ở bàn tay trái làm một, đặt lên ô nhỏ thứ nhất trong cái khay.
(Thứ tự ô nhỏ kể từ chiếc ô phía Đông trở đi).
Đó là một lần biến. Lại dùng hai tay nhập những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu làm một.
(Bây giờ còn 44 thẻ hoặc 40 thẻ).
Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ nhất, và đặt những thẻ cài kẹp vào ô nhỏ thứ hai trong cái khay. Đấy là hai lần biến.
(Những thẻ còn thừa trong lần biến thứ hai: tay tả một tay hữu phải ba; tay tả hai, tay hữu phải một; tay tả ba, tay hữu phải bốn, tay tả bốn, tay hữu phải ba. Kể suốt số thể trong một lần cài, không bốn thì tám. Bốn được một lần bốn là số lẻ, tám được hai lần bốn là số chẵn. Lẻ chẵn đều được số hai trong số bốn).
Rồi lại lấy những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu nhập lại làm một.
(Bây giờ còn 40 thẻ hoặc 36 thẻ hay 32 thẻ).
Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ hai, và để những thẻ cài kẹp vào chiếc ô nhỏ thứ ba trong chiếc khay. Đó là lần biến thứ ba.
(Số thẻ còn thừa của lần biến thứ ba cũng như lần biến thứ hai).
Xong ba lần biến, mới coi số thẻ cài kẹp và số thẻ đếm qua của mỗi lần mà vạch từng hào vào mảnh ván.
Số thẻ cài kẹp, năm và bốn là lẻ, chín và tám là chẵn. Cài kẹp là ba số lẻ, hết 13 thẻ, thì số đếm qua còn 26 thẻ, là hào Lão Dương, đánh dấu bằng… vẫn gọi là “trùng”. Cài kẹp hai lẻ một chẵn, cộng 17 thẻ, thì số đếm qua còn 32 thẻ, là hào Thiếu Âm, đánh dấu bằng… vẫn gọi là “triết”. Cài kẹp hai chẵn một lẻ, cộng 21 thẻ thì số đếm qua còn 28 thẻ là hào Thiếu Dương, đánh dấu bằng - vẫn gọi là “đơn”. Cài kẹp là ba số chẵn, cộng 25 thẻ, thì số đếm qua còn 24 thẻ, là hào Lão Âm, đánh dấu bằng X, vẫn gọi là “giao”.
Như thế, cứ ba lần biến thì thành một hào.
(Thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười, thứ mười ba, thứ mười sáu, sáu lần biến đó giống nhau, có điều từ lần thứ ba trở đi thì không khấn nữa, chỉ dùng 49 sợi cỏ thi mà thôi. Các lần thứ năm, thứ tám, thứ mười một, thứ mười bốn và thứ mười bảy đều giống như lần thứ hai, các lần thứ sáu, thứ chín, thứ mười hai, thứ mười lăm, thứ mười tám, thì giống như lần thứ ba).
Tất cả mười tám lần biến thì thành một quẻ. Xét sự biến đổi trong quẻ, để xem việc dữ hay lành.
Bói xong, lại bọc cỏ thi, đựng vào túi, cho vào hộp, đậy nắp lại, thu xếp bút, nghiên, mực, ván, rồi lại thắp hương cúng lễ lần nữa.
Nếu nhờ người bói hộ, thì chủ nhân thắp hương, vái kẻ bói giúp rồi lui(1).
---------->

Như trên ta thấy rằng bắt đầu cỏ 50 cọng cỏ thi, trả lại 1 cọng vào hợp.
Từ đây mà có câu “Đại Diễn chi số 50, dụng 49 bỏ 1”

Mỗi một hào thì cần có 3 lần biến, mỗi lần biến là 4 Doanh (Dinh)

Biến 1, tổng cộng là 49 cọng.
Doanh 1, chia cỏ thi thành 2 nhóm, để vào hai ô tả hữu (Lưỡng Nghi), rồi tay trái cầm lên những cọng ở ô Tả
Doanh 2, tay phải lấy một cọng bên ô hữu cài vào khe ngón út tay trái (Tam Tài)
Doanh 3-1, tay phải đếm những cọng cầm ở tay trái, 4 cọng 1 nhóm (Tứ Thời),
Doan 4-1, số cọng sau cùng là 4 hay nhỏ hơn, thì kẹp vào khe ngón vô danh tay trái (một lần nhuận), rồi tay phải lấy nhưng nhóm 4 đã đếm trả vào ô Tả, sau đó cầm nhưng cọng ở ô Hũu lên
Doanh 3-2, tay trái đếm nhưng cọng cầm ở tay phải, 4 cọng 1 nhóm,
Doan 4-2, số cọng sau cùng không đủ hay bằng 4, thì kẹp vào khe ngón giữa tay trái (hai lần nhuận), rồi tay phai lấy nhưng những nhóm 4 đã đêm trả về ô Hửu. Gôm những cọng đã kẹp (1 lần cài, 2 kẹp) vào một nhóm.
Đây là một lần biến. Sau đó gom hai nhóm ở hai ô Tả Hửu lại, vào bắt đầu từ Doanh 1
Sau khi biến lần thứ nhất thì ta có các trường hợp sau:
49 – 1 (cài ở khe ngón út) = 48
(Theo thứ tự khe ngón út, khe ngón vô danh, khe ngón giữa)
cho x là số lần đêm 4 cọng bền ô tả, và y là số lần đếm 4 cọng bên ô hửu
1,1,3: 1+1+3 = 5, (4x+1)+(4y+3)=48->x+y =11, tức phải đếm 11 lần 4 (lẻ)
1,2,2: 1+2+2 = 5, x+y=11
1,3,1: 1+3+1 = 5, x+y=11
1,4,4: 1+4+4 = 9, (4x+4)+(4y+4)=48-> x+y=10, tức phải đến 10 lần 4 (chẳn)
Như vậy xác suất của P(5) = 3/4, P(9) = 1/4

Biến 2, bắt đầu số cọng cỏ thi sẻ là 49 - 5 = 44, hoặc, 49 - 9 = 40, tức hai trường hợp 44, và 40
44 - 1 (cài ở khe ngón út) = 43
40 - 1 = 39
(Theo thứ tự khe ngón út, khe ngón vô danh, khe ngón giữa)
1,1,2: 1+1+2 = 4, (4x+1)+(4y+2)=43, 39 -> x+y=10, 9
1,2,1: 1+2+1 = 4, x+y=10, hoặc x+y=9
1,3,4: 1+3+4 = 8, (4x+3)+(4y+4)=43, 39 -> x+y=9, 8
1,4,3: 1+4+3 = 8, x+y=9, hoặc x+y=8
Như vậy xác suất của P(4) = 1/2, P(8) = 1/2, đếm 10 hoặc 9 lần 4
Như vậy ta thấy rằng nếu ở
Biến 1 là dư 5, đếm 11 lần 4 lẻ, thì Biến 2, dư 4 là đếm 10 lần 4 chẳn, và dư 8 là 9 lần 4 lẻ, 5 lẻ thì 4 chẳn 8 lẻ
Biến 1 là dư 9, đếm 10 lần 4 chẳn, thì Biến 2, dư 4 là đếm 9 lần 4 lẻ, và dư 8 là 9 lần 4 chẳn, 9 chẳn thì 4 lẻ 8 chẳn. Sự chẳn và lẻ của dư 4 và dư 8 ở Biến 2 (và cả Biến 3) hoàn toàn phù thuộc vào số dư (5 hoặc 9) ở Biến 1

Biến 3, bắt đầu cọng co thi sẻ là 44 - 4 = 40, hoặc, 44 - 8 = 36, hoặc 40 - 4 = 36, hoặc 40 – 8 = 32, như vậy có 3 trường hợp, 40, 36, và 32.
40 - 1 (cài ở khe ngón út) = 39
36 - 1 = 35
32 - 1 = 31
(Theo thứ tự khe ngón út, khe ngón vô danh, khe ngón giữa)
1,1,2: 1+1+2 = 4, (4x+1)+(4y+2)=39, 35, 31 -> x+y=9, 8, 7
1,2,1: 1+2+1 = 4, x+y=9, 8, 7
1,3,4: 1+3+4 = 8, (4x+3)+(4y+4)=39, 35, 31 -> x+y=8, 7, 6
1,4,3: 1+4+3 = 8, x+y=8, 7, 6
Như vậy xác suất của P(4) = 1/2, P(8) = 1/2

Sau đó xem những nhóm đã kẹp ở 3 lần biến, nếu được 5 và 4 là lẻ, 9 và 8 là chẳn.
Tại sao 5 & 4 được xem là lẻ, và 9 & 8 thì được xem là chẳn?
Theo sách Đồ Giải Dịch Kinh Đại Toàn thì 5 & 4 tức được 1 lần 4 là lẻ, 9 & 8 thì được 2 lần 4 là Chẳn.
Lẻ thì không lấy 1 mà lấy 3, chẳn thì lấy 2, tức là theo cái lý Tham Thiên Lưỡng Địa.
Vì vậy 5 & 4 được ghép với trị số 3, 9 và 8 thì được ghép với trị số 2.

VinhL
18-04-17, 03:50
Sau đây là tổng kết hết các trường hợp có thể xảy ra:
(B1 là Biến 1, B2 là Biến 2, vv....)

5,4,4 trị số là 3+3+3 = 9, Lão Dương, hào Trùng
B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 4 (đếm 10 lần 4), B3 dư 4 (đếm 9 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 13 thẻ, còn dư lại 49 - 13=36 thẻ. Tổng cộng phải đếm đến 30 lần 4 (120 thẻ).

5,4,8, trị số 3+3+2 = 8, Thiếu Âm, hào Triết
B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 4 (đếm 10 lần 4), B3 dư 8 (đếm 8 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 17 thẻ, còn dư lại 49 – 17 = 32 thẻ. Tổng cộng phải đếm đến 29 lần 4 (116 thẻ).

5,8,4, trị số 3+2+3 = 8, Thiếu Âm, hào Triết
B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 8 (đếm 9 lần 4), B3 dư 4 (đếm 8 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 17 thẻ, còn dư lại 49 – 17 = 32 thẻ. Tổng cộng phải đếm đến 28 lần 4 (112 thẻ)

5,8,8, trị số 3+2+2 = 7, Thiếu Dương, hào Đơn
B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 8 (đếm 9 lần 4), B3 dư 8 (đếm 7 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 21 thẻ,
còn dư lại 49 – 21 = 28 thẻ. Tổng cộng phải đếm 27 lần 4 (108 thẻ)

9,4,4, trị số 2+3+3 = 8, Thiếu Âm, hào Triết
B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 4 (đếm 9 lần 4), B3 dư 4 (đếm 8 lần 4), tống cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 17 thẻ, còn dư lại 49 – 17 = 32 thẻ. Tổng cộng phải đếm 27 lần 4 (108 thẻ)

9,4,8, trị số 2+3+2 = 7, Thiếu Dương, hào Đơn
B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 4 (đếm 9 lần 4), B3 dư 8 (đếm 7 lần 4), tống cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 21 thẻ,
còn dư lại 49 – 21 = 28 thẻ. Tổng cộng phải đếm 26 lần 4 (104 thẻ)

9,8,4, trị số 2+2+3 = 7, Thiếu Dương, hào Đơn
B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 8 (đếm 8 lần 4), B3 dư 4 (đếm 7 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 21 thẻ,
còn dư lại 49 – 21 = 28 thẻ. Tổng cộng phải đếm 25 lần 4 (100 thẻ)

9,8,8, trị số 2+2+2 = 6, Thái Âm, hào Giao
B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 8 (đếm 8 lần 4), B3 dư 8 (đếm 6 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 25 thẻ,
còn dư lại 49 – 25 = 24 thẻ. Tổng cộng phải đếm 24 lần 4 (96 thẻ)

Mỗi một hào cần có 3 lần Biến, mỗi một Biến có 4 Doanh.
Sách là gì?
1 Cọng cỏ thi được cho là một đơn vị Sách.
Tứ Doanh(四營) là gì?
Tứ Doanh tức là 4 động tác, “Phân Nhị(分二)”, “Quải 1(掛一)”, “Thiệt 4(揲四)”, “Quy Kỳ(歸奇)”
Phân Nhị: Chia làm 2 (Lưỡng Nghi)
Quải 1: Tức treo 1 cọng vào tay, sách nói, Quải Nhất vi Tượng Tam, tức nói đến Tam Tài.
Thiệt 4: Thiệt có nghĩa là dùng tay để đếm, mỗi lần đếm 4 cọng.
Quy Kỳ: Quy là trả lại, Kỳ hay Cơ củng có nghĩa là số thừa, số lẻ, tức số cọng còn sót lại sau khi đếm 4.
Sách nói Tứ Doanh nhi thành Dịch, Nhất phân lưỡng nghi, tam tài, tứ thời, nhuận số (thừa số), Tam Biến nhi thành Hào, 18 Biến nhi thành Quái.

Theo như trên ta thấy rằng nếu số cọng kẹp ở Tay là
13 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 13 = 36,
17 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 17 = 32
21 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 21 = 28
25 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 25 = 24

Dịch nói tứ Doanh số là
Thái Dương = 36, 9x4=36
Thiếu Âm = 32, 8x4=32
Thiếu Dương = 28, 7x4=28
Thái Âm = 24, 6x4=24
Nay liệt kê lại các chi tiết trên ta có các số Sách như sau:
Thái Dương 13 Sách Kẹp, 36 Sách Thừa, Đếm 30 lần 4 (tức 120 Sách)
Thiếu Âm 17 Sách Kẹp, 32 Sách Thừa, Đếm 29, 28, hoặc 27 lần 4 (tức 116,112, hoặc 108 Sách)
Thiếu Dương 21 Sách Kẹp, 28 Sách Thừa, Đếm 27, 26, 25 lần 4 (tức 108, 104, hoặc 100 Sách)
Thái Âm 25 Sách Kẹp, 24 Sách Thừa, Đếm 24 lần 4 (tức 96 Sách)

Cách sách Dịch đều nói đến các số 9,8,7,6 và 36, 32, 28, 24, còn 13,17,21, 25 thì ít sách nào nhắc đến.
Ta thấy số 108 này có thể là Thiếu Dương mà củng có thể là Thiếu Âm, tức đây là số mà Thiếu Âm Dương giao nhau nhỉ?
108 = 2^2 x 3^3
72 = 2^3 x 3^2
36 = 2^2 x 3^2
12 = 2^2 x 3^1
6 = 2^1 x 3^1
Đây toàn là những con số Tham Thiên Lưỡng Địa quan trong trong lý học đông phương à!
Xem dãy số của Fibonacci nhé:
0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144
Số của Lão Dương là 13, Số của Thiếu Dương là 21, Số của Thiên Địa là 55. Đều là những con số rất thiên nhiên nhĩ?

Xác Suất của Hào
Theo phần liệt kế xác suất ở trên ta có
5&4 trị số 3, 9&8 trị số 2
P(5) = 3/4, P(9)= 1/4, P(4) = 1/2, P(8) = 1/2

5,4,4 (13 Sách, trị số 9) = P(5,4,4) = P(5)xP(4)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
5,4,8 (17 Sách, trị số 8) = P(5,4,8) = P(5)xP(4)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
5,8,4 (17 Sách, trị số 8) = P(5,8,4) = P(5)xP(8)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
5,8,8 (21 Sách, trị số 7) = P(5,8,8) = P(5)xP(8)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
9,4,4 (17 Sách, trị số 8) = P(9,4,4) = P(9)xP(4)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
9,4,8 (21 Sách, trị số 7) = P(9,4,8) = P(9)xP(4)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
9,8,4 (21 Sách, trị số 7) = P(9,8,4) = P(9)xP(8)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
9,8,8 (25 Sách, trị số 6) = P(9,8,8) = P(9)xP(8)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16

Hào Lão Dương 13 Sách, trị số 9 = P(5,4,4) = 3/16
Hào Thiếu Âm 17 Sách, trị số 8 = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 3/16 + 3/16 + 1/16 = 7/16
Hào Thiếu Dương 21 Sách, trị số 7 = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 3/16 + 1/16 + 1/16 = 5/16
Hào Thái Âm 25 Sách, trị số 6 = P(9,8,8) = 1/16
P(LãoDương) = P(13) = P(9) = 3/16
P(ThiếuÂm) = P(17) = P(8) = 7/16
P(ThiếuDương) = P(21) = P(7) = 5/16
P(LãoÂm) = P(25) = P(6) = 1/16
Theo như đó thì chúng ta thấy Quẻ Dịch Cỏ Thi thích Thiếu Nữ (7/16) nhất rồi đến Thiếu Nam (5/16), sau đó tới Lão Ông (3/16) rồi mới tới Lão Bà (1/16). Như vậy là có công bằng không nhỉ?

Như vậy thì xác suất của một quẻ Thiên Địa Bĩ biến thành Địa Thiên Thái tức là
13,13,13,25,25,25 = P(13)xP(13)xP(13)xP(25)xP(25)xP(25) = (3/16)^3x(1/16)^3 = 27/16^6 = 27/16777216 = 0.0001609325408935546875%
P(Bĩ biến Thái) = 0.00016%

VinhL
18-04-17, 03:52
Theo sự liệt kê xác suất của Thái Thiếu phía trên thì xác xuất của
1 Hào Động là P(13)+P(25) = 3/16+1/16 = 4/16 = 1/4
1 Hào Tĩnh là P(17)+P(21) = 7/16+5/16 = 12/16 = 3/4

Toàn bộ Dịch Biến có 4096 quẻ vậy ta có bao nhiêu quẻ 0 hào động (quẻ Tĩnh), 1 hào động, 2 hào động, vv.....?
0 Hào Động: C(6,0) x 2^6 = 64 quẻ
1 Hào Động: C(6,1) x 2^6 = 384 quẻ
2 Hào Động: C(6,2) x 2^6 = 960 quẻ
3 Hào Động: C(6,3) x 2^6 = 1280 quẻ
4 Hào Động: C(6,4) x 2^6 = 960 quẻ
5 Hào Động: C(6,5) x 2^6 = 384 quẻ
6 Hào Động: C(6,6) x 2^6 = 64 quẻ
(64+384+960+1280+960+384+64) = 4096 quẻ!

Như vậy xác suất của quẻ
0 Hào Động là C(6,0) x (1/4)^0 x (3/4)^6 = (1x1x729)/4096 = 729/4096 = 17.80%
1 Hào Động là C(6,1) x (1/4)^1 x (3/4)^5 = (6x1x243)/4096 = 1458/4096 = 35.60%
2 Hào Động là C(6,2) x (1/4)^2 x (3/4)^4 = (15x1x81)/4096 = 1215/4096 = 29.66%
3 Hào Động là C(6,3) x (1/4)^3 x (3/4)^3 = (20x1x27)/4096 = 540/4096 = 13.18%
4 Hào Động là C(6,4) x (1/4)^4 x (3/4)^2 = (15x1x9)/4096 = 135/4096 = 3.30%
5 Hào Động là C(6,5) x (1/4)^5 x (3/4)^1 = (6x1x3)/4096 = 18/4096 = 0.44%
6 Hào Động là C(6,6) x (1/4)^6 x (3/4)^0 = (1x1x1)/4096 = 1/4096 = 0.02%
(17.80%+35.60%+29.66%+13.18%+3.30%+0.44%+0.02%) = 100%

Nay xin đi vào chi tiết của các Quẻ.
Quẻ 6 Hào Động:
0 Trùng: C(6,0) = 1 quẻ, Xác Suất (1 x 3^0 x 1^6)/16^6 = 1/16^6
1 Trùng: C(6,1) = 6 quẻ, Xác Suất (6 x 3^1 x 1^5)/16^6 = 18/16^6
2 Trùng: C(6,2) = 15 quẻ, Xác Suất (15 x 3^2 x 1^4)/16^6 = 135/16^6
3 Trùng: C(6,3) = 20 quẻ, Xác Suất (20 x 3^3 x 1^3)/16^6 = 540/16^6
4 Trùng: C(6,4) = 15 quẻ, Xác Suất (15 x 3^4 x 1^2)/16^6 = 1215/16^6
5 Trùng: C(6,5) = 6 quẻ, Xác Suất (6 x 3^5 x 1^2)/16^6 = 1458/16^6
6 Trùng: C(6,6) = 1 quẻ, Xác Suất (1 x 3^6 x 1^0)/16^6 = 729/16^6
Tổng Cộng (1+6+15+20+15+6+1) = 64 quẻ
Xác Suất Tổng Cộng (1+18+135+540+1215+1458+729)/16^6 = 4096/16^6 = 1/4096 = 0.02%!!!

Quẻ Thiên Địa Bĩ biến Địa Thiên Thái là một trong C(6,3) = 20 quẻ 6 Hào Động có 3 Dương Động, cho nên xác suất phải là 1/20 x 540/16^6 = 540/(20x16^6) = 27/16^6 = 0.0001609325408935546875%
(Như đã tính ở trên theo phương pháp nhân xác suất từng Hào!).

Quẻ 5 Hào Động
0 Trùng: C(5,0) x C(6,5) x 2 = 1x6x2= 12 quẻ, Xác Suất ((12/2) x (3^0 x 1^5) x (7+5))/16^6 = 72/16^6
1 Trùng: C(5,1) x C(6,5) x 2 = 5x6x2 = 60 quẻ, Xác Suất ((60/2) x 3^1 x 1^4 x 12)/16^6 = 1080/16^6
2 Trùng: C(5,2) x C(6,5) x 2 = 10x6x2 = 120 quẻ, Xác Suất ((120/2) x 3^2 x 1^3 x 12)/16^6 = 6480/16^6
3 Trùng: C(5,3) x C(6,5) x 2 = 10x6x2 = 120 quẻ, Xác Suất (60 x 3^3 x 1^2 x 12)/16^6 = 19440/16^6
4 Trùng: C(5,4) x C(6,5) x 2 = 5x6x2 = 60 quẻ, Xác Suất (30 x 3^4 x 1^1 x 12)/16^6 = 29160/16^6
5 Trùng: C(5,5) x C(6,5) x 2 = 1x6x2 =12 quẻ, Xác Suất (6 x 3^5 x 1^0 x 12)/16^6 = 17496/16^6
Tổng Cộng (12+60+120+120+60+12) = 384 quẻ
Xác Suất Tổng Cộng (72+1080+6480+19440+29160+17496)/16^6 = 73728/16^6 = 18/4096 = 0.44%

Quẻ 4 Hào Động
0 Trùng: C(4,0) x C(6,4) x 2^2 = 1x15x4 = 60 quẻ,
Xác Suất ((60/2^2) x (3^0 x 1^5) x (7x7+7x5+5x7+5x5))/16^6 = 2160/16^6
1 Trùng: C(4,1) x C(6,4) x 2^2 = 4x15x4 = 240 quẻ,
Xác Suất ((240/2^2) x (3^1 x 1^3 x (49+35+35+25))/16^6 = 25920/16^6
2 Trùng: C(4,2) x C(6,4) x 2^2 = 6x15x4 = 360 quẻ
Xác Suất (90 x 3^2 x 1^2 x 12^2)/16^6 = 116640/16^6
3 Trùng: C(4,3) x C(6,4) x 2^2 = 4x15x4 = 240 quẻ
Xác Suất (60 x 3^3 x 1^1 x 12^2)/16^6 = 233280/16^6
4 Trùng: C(4,4) x C(6,4) x 2^2 = 1x15x4 = 60 quẻ
Xác Suất (15 x 3^4 x 1^0 x 12^2)/16^6 = 174960
Tổng Cộng (60+240+360+240+60) = 960 quẻ
Xác Suất Tổng Cộng (2160+25920+116640+233280+174960)/16^6 = 552960/16^6 = 135/4096 = 3.30%

Quẻ 3 Hào Động
0 Trùng: C(3,0) x C(6,3) x 2^3 = 1x20x8 = 160 quẻ
Xác Suất (20 x 3^0 x 1^3 x (7x7x7+7x7x5+7x5x7+7x5x5+5x5x5+5x5x7+5x7x5+5x7x7/16^6 = 34560/16^6
1 Trùng: C(3,1) x C(6,3) x 2^3 = 3x20x8 = 480 quẻ
Xác Suất (60 x 3^1 x 1^2 x (343+245+245+175+125+175+175+245))/16^6 = 311040/16^6
2 Trùng: C(3,2) x C(6,3) x 2^3 = 3x20x8 = 480 quẻ
Xác Suất (60 x 3^2 x 1^1 x 12^3)/16^6 = 933120
3 Trùng: C(3,3) x C(6,3) x 2^3 = 1x20x8 = 160 quẻ
Xác Suất (20 x 3^3 x 1^0 x 12^3)/16^6 = 933120
Tổng Cộng (160+480+480+160) = 1280 quẻ
Xác Suất Tổng Cộng (34560+311040+933120+933120)/16^6 = 2211840/16^6 = 540/4096 = 13.18%

Quẻ 2 Hào Động
0 Trùng: C(2,0) x C(6,2) x 2^4 = 1x15x16 = 240 quẻ, Xác Suất (15 x 3^0 x 1^2 x 12^4)/16^6 = 311040/16^6
1 Trùng: C(2,1) x C(6,2) x 2^4 = 2x15x16 = 480 quẻ, Xác Suất (30 x 3^1 x 1^1 x 12^4)/16^6 = 1866240/16^6
2 Trùng: C(2,2) x C(6,2) x 2^4 = 1x15x16 = 240 quẻ, Xác Suất (15 x 3^2 x 1^0 x 12^4)/16^6 = 2799360/16^6
Tổng Cộng (240+480+240) = 960 quẻ
Xác Suất Tổng Cộng (311040+1866240+2799360)/16^6 = 4976640/16^6 = 1215/4096 = 29.66%!

Quẻ 1 Hào Động
0 Trùng: C(1,0) x C(6,1) x 2^5 = 1x6x32 = 192 quẻ, Xác Suất (6 x 3^0 x 1^1 x 12^5)/16^6 = 1492992/16^6
1 Trùng: C(1,1) x C(6,1) x 2^5 = 1x6x32 = 192 quẻ, Xác Suất (6 x 3^1 x 1^0 x 12^5)/16^6 = 4478976/16^6
Tổng Cộng (192+192) = 384 quẻ
Xác Suất Tổng Cộng (1492992+4478976)/16^6 = 5971968/16^6 = 1458/4096 = 35.60%

Quẻ 0 Hào Động
0 Trùng, 0 Giao: C(0,0) x C(6,0) x 2^6 = 1x1x64
Xác Suất ((64/2^6) x 3^0 x 1^1 x 12^6)/16^6 = 2985984/16^6
Tổng Cộng 64 quẻ
Xác Suất Tổng Cộng 2985984/16^6 = 729/4096 = 17.80%

Phạm Hà Dương
18-04-17, 05:13
Như vậy theo hệ thống này thì 8 quẻ Tĩnh sẻ là

Càn = 21 x 16^1 + 21 x 16^2 + 21 x 16^3 = 91728
Đoài = 21 x 16^1 + 21 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104016
Ly = 21 x 16^1 + 24 x 16^2 + 21 x 16^3 = 92496
Chấn = 21 x 16^1 + 24 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104784
Tốn = 24 x 16^1 + 21 x 16^2 + 21 x 16^3 = 91776
Khãm = 24 x 16^1 + 21 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104064
Cấn = 24 x 16^1 + 24 x 16^2 + 21 x 16^3 = 92544
Khôn = 24 x 16^1 + 24 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104832




Em chào anh VinhL

Anh viết mấy bài nội dung thấu đáo và hoàn chỉnh, chắc phải đọc cả tuần thì em mới ngấm được :4431:

Em cảm ơn anh VinhL rất nhiều!

Em vẫn thích lối dùng 4^2, 4^4, 4^6 ... hơn là 16^1, 16^2, 16^3, đó là vì thấy được ý nghĩa khi dụng số 4 anh ah

Hào Sơ quái Càn từ "tĩnh" chuyển sang "động", cần một khoảng

(432 - 336) / 12 = 8 (giờ, ngày, tháng ...)

Lại giống như nói "Chí vu bát nguyệt" :008: Đối với em, đây là điều thú vị

Giáp Tý nạp hào Sơ quẻ Càn, lúc "động" số được 24, vẫn chưa đủ để nói "tích ngày thành tháng" ... phải chăng lời hào nói "vật dụng" :430:

Kính anh

VinhL
18-04-17, 12:31
Truy xét lại từ đầu thì ta thấy cái quan trọng nhất vẫn đến sử mất quân bình về Âm Dương chính là ở cách tính trong Biến 1 của Hào Đâu Tiên, tức 5 và 9. Từ đó sự thiên lệch về Dương Lẻ thông qua các lần biến càng ngày càng tăng!
5,4,4 (13 Sách, trị số 9) = P(5,4,4) = P(5)xP(4)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
5,4,8 (17 Sách, trị số 8) = P(5,4,8) = P(5)xP(4)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
5,8,4 (17 Sách, trị số 8) = P(5,8,4) = P(5)xP(8)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
5,8,8 (21 Sách, trị số 7) = P(5,8,8) = P(5)xP(8)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
9,4,4 (17 Sách, trị số 8) = P(9,4,4) = P(9)xP(4)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
9,4,8 (21 Sách, trị số 7) = P(9,4,8) = P(9)xP(4)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
9,8,4 (21 Sách, trị số 7) = P(9,8,4) = P(9)xP(8)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
9,8,8 (25 Sách, trị số 6) = P(9,8,8) = P(9)xP(8)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16

Nếu muốn Âm Dương Hoàn Toàn căn bằng thì ta cần phải có sử quân bình trong Xác Suất ở Biến 1.
Ta thấy rằng số 49 vì không chia chẳng cho 4 mà tạo ra sự mất quân bình này.
Ở Biến 2 ta khởi đầu là 44 hoặc 40, ở Biến 3 ta khỡi đầu bằng 40, 36, hoặc 32, tất cả đều chia chẳn cho 4, vì vậy
mà các hào kẹp đều là 4 hoặc 8.
Nay chúng phân tích sự thay đổi các con số Xác Suất ở Biến 1
Như chúng ta biết cách nguyên thủy thì bỏ 1 cọng cỏ thi vào hộp không dùng, cho nên số cọng khỡi đầu là 49.
Sau đó lấy 1 cọng treo vào kẻ ngón út.
Ta sẻ phân tích 4 trương hợp, Bỏ 1 Kẹp 1 (Cách Nguyên Thủy), Bỏ 1 Kẹp 2, Bỏ 2 Kẹp 1 và Bỏ 2 Kẹp 2
Bỏ 1 Kẹp 1
50 - 1 = 49 (Bỏ 1)
49 - 1 = 48 (Kẹp 1)
1,1,3: 1+1+3 = 5
1,2,2: 1+2+2 = 5
1,3,1: 1+3+1 = 5
1,4,4: 1+4+4 = 9
Như vậy Xác Suất của P(5) = 3/4, P(9) = 1/4
Số cọng khỡi đầu của Biến 2 sẻ là 44 hoặc 40

Bỏ 1 Kẹp 2
50 - 1 = 49 (Bỏ 1)
49 - 2 = 47 (Kẹp 2 vào kẻ ngón út)
2,1,2: 2+1+2 = 5
2,2,1: 2+2+1 = 5
2,3,4: 2+3+4 = 9
2,4,3: 2+4+3 = 9
Như vậy Xác Suất của P(5) = 1/2, P(9) = 1/2
Số cọng khỡi đầu của Biến 2 sẻ là 44 hoặc 40

Bỏ 2 Kẹp 1
50 - 2 = 48 (Bỏ 2)
48 - 1 = 47 (Kẹp 1)
1,1,2: 1+1+2 = 4
1,2,1: 1+2+1 = 4
1,3,4: 1+3+4 = 8
1,4,3: 1+4+3 = 8
Như vậy Xác Suất của P(4) = 1/2, P(8) = 1/2
Số cọng khỡi đầu của Biến 2 là 44 hoặc 40

Bỏ 2 Kẹp 2
50 - 2 = 48 (Bỏ 2)
48 - 2 = 46 (Kẹp 2)
2,1,1: 2+1+1 = 4
2,2,4: 2+2+4 = 8
2,3,3: 2+3+3 = 8
2,4,2: 2+4+2 = 8
Như vậy Xác Suất của P(4) = 1/4, P(8) = 3/4
Số cọng khỡi đầu của Biến 2 là 44 hoặc 40

Như vậy ta có 2 cách để Xác Suất của hào Âm và Dương được công bằng, Bỏ 1 Kẹp 2 hoặc Bỏ 2 Kẹp 1
Bỏ 1 Kẹp 2: P(5) = 1/2, P(9) = 1/2
Bỏ 2 Kẹp 1: P(4) = 1/2, P(8) = 1/2
Bỏ 1 Kẹp 1 thiên về Hào Dương P(5) = 3/4, P(9) = 1/4
Bỏ 2 Kẹp 2 thiên về Hào Âm P(4) = 1/4, P(8) = 3/4

Theo cách Bỏ 1 Kẹp 2 ta có các Xác Suất như sau:
5,4,4 (13 Sách, trị số 9) = P(5,4,4) = P(5)xP(4)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
5,4,8 (17 Sách, trị số 8) = P(5,4,8) = P(5)xP(4)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
5,8,4 (17 Sách, trị số 8) = P(5,8,4) = P(5)xP(8)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
5,8,8 (21 Sách, trị số 7) = P(5,8,8) = P(5)xP(8)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
9,4,4 (17 Sách, trị số 8) = P(9,4,4) = P(9)xP(4)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
9,4,8 (21 Sách, trị số 7) = P(9,4,8) = P(9)xP(4)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
9,8,4 (21 Sách, trị số 7) = P(9,8,4) = P(9)xP(8)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
9,8,8 (25 Sách, trị số 6) = P(9,8,8) = P(9)xP(8)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
Sách số của các hào Không Thay Đổi!
Hào Lão Dương 13 Sách, trị số 9 = P(5,4,4) = 1/8
Hào Thiếu Âm 17 Sách, trị số 8 = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 1/8 + 1/8 + 1/8 = 3/8
Hào Thiếu Dương 21 Sách, trị số 7 = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 1/8 + 1/8 + 1/8 = 3/8
Hào Thái Âm 25 Sách, trị số 6 = P(9,8,8) = 1/8

Theo cách Bỏ 2 Kẹp 1 ta có các Xác Suất như sau:
4,4,4 (12 Sách, trị số 9) = P(4,4,4) = P(4)xP(4)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
4,4,8 (16 Sách, trị số 8) = P(4,4,8) = P(4)xP(4)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
4,8,4 (16 Sách, trị số 8) = P(4,8,4) = P(4)xP(8)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
4,8,8 (20 Sách, trị số 7) = P(4,8,8) = P(4)xP(8)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
8,4,4 (16 Sách, trị số 8) = P(8,4,4) = P(8)xP(4)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
8,4,8 (20 Sách, trị số 7) = P(8,4,8) = P(8)xP(4)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
8,8,4 (20 Sách, trị số 7) = P(8,8,4) = P(8)xP(8)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
8,8,8 (24 Sách, trị số 6) = P(8,8,8) = P(8)xP(8)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
Sách số của các hào sẻ bị thay đổi
Hào Lão Dương 12 Sách, trị số 9 = P(4,4,4) = 1/8
Hào Thiếu Âm 16 Sách, trị số 8 = P(4,4,8)+P(4,8,4)+P(8,4,4) = 1/8 + 1/8 + 1/8 = 3/8
Hào Thiếu Dương 20 Sách, trị số 7 = P(4,8,8)+P(8,4,8)+P(8,8,4) = 1/8 + 1/8 + 1/8 = 3/8
Hào Thái Âm 24 Sách, trị số 6 = P(8,8,8) = 1/8

Nếu ta thiên vị về Hào Âm thì ta dùng cách Bỏ 2 Kẹp 2
4,4,4 (12 Sách, trị số 9) = P(4,4,4) = P(4)xP(4)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
4,4,8 (16 Sách, trị số 8) = P(4,4,8) = P(4)xP(4)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
4,8,4 (16 Sách, trị số 8) = P(4,8,4) = P(4)xP(8)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
4,8,8 (20 Sách, trị số 7) = P(4,8,8) = P(4)xP(8)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
8,4,4 (16 Sách, trị số 8) = P(8,4,4) = P(8)xP(4)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
8,4,8 (20 Sách, trị số 7) = P(8,4,8) = P(8)xP(4)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
8,8,4 (20 Sách, trị số 7) = P(8,8,4) = P(8)xP(8)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
8,8,8 (24 Sách, trị số 6) = P(8,8,8) = P(8)xP(8)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
Sách số của các hào sẻ bị thay đổi
Hào Lão Dương 12 Sách, trị số 9 = P(4,4,4) = 1/16
Hào Thiếu Âm 16 Sách, trị số 8 = P(4,4,8)+P(4,8,4)+P(8,4,4) = 1/16 + 1/16 + 3/16 = 5/16
Hào Thiếu Dương 20 Sách, trị số 7 = P(4,8,8)+P(8,4,8)+P(8,8,4) = 1/16 + 3/16 + 3/16 = 7/16
Hào Thái Âm 24 Sách, trị số 6 = P(8,8,8) = 3/16

Như vậy cho thấy rằng Xác Suất và Sách là tùy cách mà Thay Đổi vậy.
Nên nhớ ở Biến 2, và Biến 3 không thay đổi.

BanChatDichHoc
19-04-17, 08:38
Em chào các bác !!!

Để con đường con đường đi vào Dịch Học trở nên sáng rõ . Hôm nay , em xin chỉ ra cho các bác thấy , sự chuyển hóa từ tự phát sang tự giác trong tư tưởng của tiền nhân . Cũng là con đường chuyển hóa từ ngẫu nhiên sang tất nhiên , từ số sang lý của Dịch Học .

* Trước hết , nói về Bốc Phệ . Ban đầu , chỉ là một hình thức bói toán ngẫu nhiên không hơn không kém . Điều này là không thể tránh được , khi con người ở giai đoạn đầu lịch sử . Cuộc sống của họ bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà họ chưa hiểu về nó . Tất cả những yếu tố đó đều biến thành các vị thần cả , Thần sông , thần núi , thần gió , thần mưa , .... . Khi trình độ nhận thức về tự nhiên của con người tăng lên , nhất là khi lịch pháp ra đời . Nó giúp con người hiểu một cách cơ bản nguyên nhân tác quái của các vị thần đó . Cũng vì vậy mà lịch pháp được vận dụng triệt để vào Dịch Học .

Do vậy , chẳng phải ngẫu nhiên mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội , cùng sự sự hiểu biết tự nhiên của con người tăng lên mà cách lấy quẻ cũng khác nhau .

Khi con người sử dụng chu kì vận động của Hỏa tinh để đo chu kì vận động của thiên thể ( Không thể nói chu kì vận động của quả đất , vì người xưa cho rằng mặt đất bằng phảng ) . Và phát hiện ra vị trí của Hỏa Tinh lần sau phải cộng thêm 49 ngày sẽ trùng với vị trí của nó lần thứ nhất . Do đó con số 49 rất quan trọng vậy . Thành tự thiên văn này được áp dụng vào Dịch Học làm thay đổi cách lấy quẻ từ việc xét vết nứt trên mai rùa sang sử dụng cỏ thi .

Trong bói cỏ thi , mọi người chỉ thấy sự ngẫu nhiên mà không thấy cái tất nhiên . Cũng không hiểu dịch nằm ở cái tất nhiên không phải cái ngẫu nhiên . Vì sao lại vậy ?

Nếu dịch phụ thuộc cái ngẫu nhiên thì đâu cần Cỏ Thi , rồi diễn đi diễn lại nhiều lần . Sau này người ta đã thay sự phức tạp đó bằng cách gieo quẻ bằng 3 đồng tiền , bằng vỏ sò ,.... rồi tại các chùa hiện nay , người ta có những tờ giấy có sẵn các quẻ được gập lại , ai bốc trúng cái nào thì bốc . Thế đã đủ biết dịch không nằm ở cái ngẫu ngiên .

Cái tất nhiên trong bói Cỏ Thi nằm ở đâu ? Đó là các con số sau :
- 49 là tính thiên độ
- 24 lão âm , 26 lão dương , 28 thiếu âm , 32 thiếu âm ( Là số tất yếu của mọi ngẫu nhiên khi lấy quẻ - Tức là phân chia Cỏ Thi thế nào chăng nữa thì số dư của các lần chỉ nằm trong các con số đó ) .

Nếu không nắm được điều đó thì chỉ biết nó là thái dương , thái âm , thiếu dương , thiếu âm mà không biết nó cũng là chính hướng Tý , Ngọ , Mão , Dậu

* Tương tự như vậy . Khi Trương Hành nói số của vi tinh là 11.520 Dịch Học cũng lập tức vận dụng nó mà mô phỏng sự vận động của bầu trời vậy . Tuy nhiên , ít ai chịu để ý rằng 11.520 = (192 x 9 x 4) + ( 192 x 6 x 4 ) . Vậy khi nào dùng thì dùng 192 x9 x 4 , khi nào dùng 192 x 6 x 4 . Khi so sánh chúng thì biết ngay là dùng luôn số 9 và số 6 là đủ . Nếu 11520 / 32 = 360 . Thì dùng ngay 360 cần gì bận tâm đến 11.520 và 32 nữa .

* Vì vậy mới nói rằng muốn hiểu số phải diệt số . Đây cũng là tôn chỉ của các môn thuật : Lấy Thái Ất làm ví dụ :

- Tìm Tiểu du vận chuyển trong quẻ : " Lấy tuế tích trừ 192 , không hết lấy 24 mà khử , lấy số dư vào quẻ , khởi tại kiền ."

Ở dây có thể thấy rõ nguyên tắc khử số ( Diệt số ) để biết tiểu du đang thuộc quẻ nào , phương nào .

* Chúng ta không nên thấy những con số phức tạp mà không hiểu rằng trong quá trình phát triển của Dịch Học các con số ấy đã bị diệt đi thay vào đó là các con số đơn giản . Nghĩa là , trong số 49 đã có số 11.520 , trong số 360 đã có đầy đủ số 11. 520 hay 49 ....

* Em chào các bác !!!!....

Tôn Hiền Nữ
19-04-17, 10:44
Em chào các bác !

- Hôm nay chủ nhật , em cũng tự thưởng cho mình một ngày nghỉ . Để lấy lại sức khỏe đã bỏ ra trong mấy ngày chiến đấu với bọn Cam , Bưởi , Gà , Lợn , .... Cũng để gần gũi hơn với các bậc thần tiên ....Người ta vẫn nói là ngày chúa nhật cơ mà .....!

- Lẽ ra phải tranh thủ nghỉ ngơi mới phải . Nhưng nhớ diễn đàn quá , nên em lại vào đọc ....đọc tiếp ....đọc tiếp .... rồi buồn ơi là buồn !

* Thế nên, em dựng cái lều này . Lấy tên là ĐI VÀO DỊCH HỌC , để bày tỏ cái hiểu biết cá nhân của người dân quê về quan điểm của cổ nhân trong các môn thuật lấy âm dương ngũ hành làm cơ sở lí luận . Nhằm mục đích tìm ra giá trị đích thực của nó . Em hiểu rằng hiểu biết của cá nhân chỉ có giới hạn nhất định , cũng rất dễ sai lầm . Nên rất mong các cô , các bác , các anh, các chị , các em và cả các cháu chỉ giáo thêm cho .




Chào bác BanChatDichHoc

Cổ nhân có câu: "Tam dương khai Thái", tức là nói về 3 hào dương của quẻ Thái. (ở cung Dần)

Bác BanChatDichHoc có thể cho em biết, 3 hào dương quẻ Thái này, cả ba hào đều là Thái dương hay là Thiếu dương được không?

Cảm ơn Bác

BanChatDichHoc
21-04-17, 08:49
Em chào các bác !!!

* Bạn Tôn Hiền Nữ có hỏi :" Cổ nhân có câu : " Tam dương khai thái " , tức là nói về 3 hào dương của quẻ Thái này , cả 3 đều là thái dương hay là thiếu dương ?

- Khẳng định với bạn là có nhiều điều mình chưa biết ...hihihi . Bạn không nói rõ cách tìm quẻ thái này như thế nào ? Vì sao khẳng định nó ở cung Dần ? Nên thật khó để trả lời . Nếu được , mong bạn chỉ rõ hơn !

- Mình có suy nghĩ như thế này , bạn xem có hợp lí không :
+ Nói : " Tam dương khai thái " thái ở cung Dần , không hẳn là nói quẻ Địa Thiên Thái . Nhiều khi cổ nhân chỉ mượn quẻ để nói vấn đề khác .
+Ví dụ : Trong " Thái thượng huyền linh bắc đẩu bản mệnh diên sinh kinh chú " có nói thế này :

" Nhị đẩu giả sinh thành chi đại dụng dã . Nam đẩu chính dương chi hỏa , tàng chi ư Khảm , bắc đẩu chân nhất chi thủy tàng chi ư LY , nhị khí thăng giáng vãng lai tương hợp , nhi thành KÍ TẾ . "

+ Nghĩa là : Nam đẩu và bắc đẩu là cái dụng lớn . Hỏa của Nam Đẩu là chính dương , ẩn tàng ở cung Khảm , Thủy vốn ở bắc đẩu mà tàng ở cung Ly . Hai khí thăng giáng qua lại tương hợp mà thành quẻ Kí Tế .

- Như vậy , Quẻ Kí tế trong đoạn trên không phải nằm ở Bắc , cũng không nằm ở Nam . Mà chỉ mượn hình tượng của quẻ kí tế để mô phỏng sự thăng giáng của Thủy và Hỏa . Cho nên theo quan điểm của tôi . Nói Tam dương khai thái ở cung Dần là ý muốn nói Khởi khí của năm ( Khí đầu tiên của năm nới ) - Tức Kiến Dần , Tháng giêng dương khí bắt đầu vận hành . Nên tam dương ở đây là Thiếu dương , Dương Minh , Thái dương của khí Tư Thiên . Nói quẻ Địa Thiên Thái có lẽ cũng là mượn hình tượng của Hạ quái Càn gồm 3 hào dương mà mô phỏng .

* Bàn thêm một chút về quá trình Diệt Số trong sự phát triển của Dịch Học .

- Có thể nói quá trình Diệt Số có tác dụng lược bỏ những sự bất cập , không rõ ràng , từ đó Dịch Số chuyển hóa thành Dịch Lí .
- Trở lại ví dụ hôm trước : Xác định vận hành của Tiểu Du trong quẻ :

Số Tuế tích trừ dần 192 , không hết lấy 24 mà khử , số dư vào quẻ , khởi tại Kiền .
+ Ở đây ta thấy có các con số sau :

Tuế tích = Số thiên độ 360
192= Số hào ( Chẵn hoặc lẻ trong quẻ )
24 = 8 x 3 tức số các quẻ .

Vậy ta thấy :
*Thứ nhất là : cái chung nhất của 3 số này là đều dùng chỉ mối quan hệ giữa Phương hướng và thời gian .

* Thứ 2 là : Để xác định được phương hướng của tiểu du trong quái . Tức số 192 . Phải phụ thuộc hoàn toàn vào 360 số cơ bản của tuế tích cũng là số Thiên Độ . Nghĩa là nó chạy theo để phản ánh cát hung , mô phỏng lại vai trò của Thiên Độ . Tuy nhiên Số 192 lại không nói hết ý nghĩa của Thiên Độ ( 192 < 360 . ) . Do vậy trong sự phát triển của Dịch Học số này bị loại trừ .

*Tương tự số 64 cũng vậy . Đây là nguyên nhân mà Ngụy Bá Dương trong Tham Đồng Khế đã tách 4 Quẻ là Thuần Càn , Thuần , Khôn , Thuần Ly , Thuần Khảm ra làm chủ khí tiết 4 phương . 60 Quái còn lại , được sắp xếp để chho tương hợp với thiên Độ 360 .

* Quá trình Diệt Số không thể không nhắc tới Thuật Tử Bình , Tứ Trụ và Hoàng Cực Kinh Thế của Thiệu Khang Tiết .

- Trong Tử Bình , Tứ Trụ . Các con số liên quan đến quẻ đều bị diệt hết thay vào đó là các con số của năm tháng ngày giờ . Tạo ra số lớn nhất là : 60 x 60 x60 x60 .

- Hoàng Cực Kinh Thế lấy Nguyên Hội Vận Thế làm cơ bản , các số được sử dụng cũng là những số rất tương hợp với thiên độ , như : 60 , 360 hay 129600.

* Nói vậy không có nghĩa là trong Dịch Học các Quẻ đã bị loại bỏ . Thực Chất nó được dùng theo cách khác . Giản dị và chính xác hơn .
Ví dụ : 11.520 = 192 x 9x 4 + 192 x 6 x 4 . Nghĩa là số của âm hào và dương hào tương hợp . Các nhà phong thủy lược bỏ số 192 . Lấy số 9 x 4 diễn tả trời ( xem ai tinh . ) lấy số 6 x 4 diễn tả đất . ....

*Thậm chí , có địa lí gia lấy luôn số 6 và số 9 để xác định nguyên vận trong Ai Tinh Pháp .
Ví dụ : Chia vận thành bát vận tương ứng bát quái Tiên thiên . Trong đó , hào dương trong quái làm chủ 9 năm , hào âm trong quái làm chủ 6 năm . Cho nên càn Quái chủ vận gồm 3 hào dương vậy Càn vậy quản 27 năm = 9 x 3 . Đoài , Tốn , Ly quái gồm 2 hào dương và 1 hào âm đều quản 24 năm = 9 x 2 + 6 . Quái Chán , Khảm , Cấn gồm 2 hào âm và 1 hào dương đều quản 21 năm = 6 x 2 + 9 . Khôn quái gồm 3 hào âm quản 18 năm = 6 x 3 . Rồi phân ra thư hùng .....

Em chào các bác !!!

Tôn Hiền Nữ
21-04-17, 12:06
Em chào các bác !!!

* Bạn Tôn Hiền Nữ có hỏi :" Cổ nhân có câu : " Tam dương khai thái " , tức là nói về 3 hào dương của quẻ Thái này , cả 3 đều là thái dương hay là thiếu dương ?

- Khẳng định với bạn là có nhiều điều mình chưa biết ...hihihi . Bạn không nói rõ cách tìm quẻ thái này như thế nào ? Vì sao khẳng định nó ở cung Dần ? Nên thật khó để trả lời . Nếu được , mong bạn chỉ rõ hơn !

- Mình có suy nghĩ như thế này , bạn xem có hợp lí không :
+ Nói : " Tam dương khai thái " thái ở cung Dần , không hẳn là nói quẻ Địa Thiên Thái . Nhiều khi cổ nhân chỉ mượn quẻ để nói vấn đề khác .



Chào bác BanChatDichHoc


Sách Ngụy Thư - Luật Lịch Chí từ Chính Quang Lịch - Cầu tứ Chính thuật ghi thứ tự tiếp nhau của 60 quẻ như sau:


- Tháng Giêng: Tiểu quá, Mông, Ích, Tiệm, Thái
- Tháng Hai : Nhu, Tùy, Tấn, Giải, Đại tráng

...v.v...

- Tháng Tám: Tốn, Tụy, Đại súc, Bí, Quan
...v.v...

Tháng Giêng, số hào âm là 18, số hào dương là 12, tháng Hai thì số hào âm là 19 số hào Dương là 11 ... tới tháng Tám thì số hào âm là 15 và số hào dương là 15, số hào âm hào dương thăng bằng


Kính

Thanh Huong
21-04-17, 12:55
Sách Ngụy Thư - Luật Lịch Chí từ Chính Quang Lịch - Cầu tứ Chính thuật ghi thứ tự tiếp nhau của 60 quẻ như sau:



Cụ thể

........ Càn ............ Cấu ............ Độn ............ Bĩ

....... Quải ................................................ Quan

..... Đại tráng ............................................ Bác

....... Thái ............ Lâm ........... Phục.......... Khôn


- Tháng Giếng: Tiểu quá, Mông, Ích, Tiệm, Thái (17 âm - 13 dương)
- Tháng Hai: Nhu, Tùy, Tấn, Giải, Đại tráng (14 âm - 16 dương)
- Tháng Ba: Dự, Tụng, Cổ, Cách, Quải (13 âm -17 dương)
- Tháng Tư: Lữ, Sư, Tỵ, Tiểu súc, Càn (14 âm - 16 dương)
- Tháng Năm: Đại hữu, Gia nhân, Tỉnh, Hàm, Cấu (10 âm - 20 dương)
- Tháng Sáu: Đỉnh, Phong, Hoán, Lý, Độn (11 âm - 19 dương)
- Tháng Bảy: Hằng, Tiết, Đồng nhân, Tổn, Bĩ (13 âm - 17 dương)
- Tháng Tám: Tốn, Tụy, Đại súc, Bí, Quan (15 âm - 15 dương)
- Tháng Chín: Quy muội, Vô vọng, Minh di, Khốn, Bác (17 âm - 13 dương)
- Tháng Mười: Cấn, Ký tế, Phệ hạp, Đại quá, Khôn (18 âm - 12 dương)
- Tháng Một: Vị tế, Kiển, Di, Trung phu, Phục (18 âm - 12 dương)
- Tháng Chạp: Truân, Khiêm, Khuê, Thăng, Lâm (19 âm - 11 dương)

Phạm Hà Dương
21-04-17, 13:20
Cái tất nhiên trong bói Cỏ Thi nằm ở đâu ? Đó là các con số sau :
- 49 là tính thiên độ
- 24 lão âm , 26 lão dương , 28 thiếu âm , 32 thiếu âm ( Là số tất yếu của mọi ngẫu nhiên khi lấy quẻ - Tức là phân chia Cỏ Thi thế nào chăng nữa thì số dư của các lần chỉ nằm trong các con số đó ) .




Ôi ... sao lại có thể viết như thế này nhỉ???

Anh VinhL bỏ qua dòng chữ em bôi "đỏ" nhé !!! 5 bài anh viết chẳng nhẽ không đọc hay sao?

:7113:

hieunv74
21-04-17, 13:21
Em chào các bác !!!

* Bạn Tôn Hiền Nữ có hỏi :" Cổ nhân có câu : " Tam dương khai thái " , tức là nói về 3 hào dương của quẻ Thái này , cả 3 đều là thái dương hay là thiếu dương ?

- Khẳng định với bạn là có nhiều điều mình chưa biết ...hihihi . Bạn không nói rõ cách tìm quẻ thái này như thế nào ? Vì sao khẳng định nó ở cung Dần ? Nên thật khó để trả lời . Nếu được , mong bạn chỉ rõ hơn !

- Mình có suy nghĩ như thế này , bạn xem có hợp lí không :
+ Nói : " Tam dương khai thái " thái ở cung Dần , không hẳn là nói quẻ Địa Thiên Thái . Nhiều khi cổ nhân chỉ mượn quẻ để nói vấn đề khác .
+Ví dụ : Trong " Thái thượng huyền linh bắc đẩu bản mệnh diên sinh kinh chú " có nói thế này :

" Nhị đẩu giả sinh thành chi đại dụng dã . Nam đẩu chính dương chi hỏa , tàng chi ư Khảm , bắc đẩu chân nhất chi thủy tàng chi ư LY , nhị khí thăng giáng vãng lai tương hợp , nhi thành KÍ TẾ . "

+ Nghĩa là : Nam đẩu và bắc đẩu là cái dụng lớn . Hỏa của Nam Đẩu là chính dương , ẩn tàng ở cung Khảm , Thủy vốn ở bắc đẩu mà tàng ở cung Ly . Hai khí thăng giáng qua lại tương hợp mà thành quẻ Kí Tế .

- Như vậy , Quẻ Kí tế trong đoạn trên không phải nằm ở Bắc , cũng không nằm ở Nam . Mà chỉ mượn hình tượng của quẻ kí tế để mô phỏng sự thăng giáng của Thủy và Hỏa . Cho nên theo quan điểm của tôi . Nói Tam dương khai thái ở cung Dần là ý muốn nói Khởi khí của năm ( Khí đầu tiên của năm nới ) - Tức Kiến Dần , Tháng giêng dương khí bắt đầu vận hành . Nên tam dương ở đây là Thiếu dương , Dương Minh , Thái dương của khí Tư Thiên . Nói quẻ Địa Thiên Thái có lẽ cũng là mượn hình tượng của Hạ quái Càn gồm 3 hào dương mà mô phỏng ..!

Bác này là bách khoa toàn thư rồi, sách nào bác cũng đọc cả, hay thật.

Tặng bác video này thì biết thủy hỏa ký tế là gì?

https://www.youtube.com/watch?v=fHoTwnSxYSE&t=2855s

Bác xem từ 15 phút 55 giây trở đi nhé! Cái này giải thích cả tại sao Phích lịch hỏa và thiên thượng hỏa lại cần Trường lưu thủy và đại hải thủy!

Hihihihihi

Phạm Hà Dương
21-04-17, 13:32
Chào bác BanChatDichHoc

Cổ nhân có câu: "Tam dương khai Thái", tức là nói về 3 hào dương của quẻ Thái. (ở cung Dần)

Bác BanChatDichHoc có thể cho em biết, 3 hào dương quẻ Thái này, cả ba hào đều là Thái dương hay là Thiếu dương được không?

Cảm ơn Bác


TonHienNu hỏi như vậy, sao không đưa ra nội dung cụ thể ứng dụng vào đời sống mà hỏi ?

Ví dụ: Năm Đinh Dậu 2017, tháng Giêng Nhâm Dần thì nguyệt lệnh ứng với quẻ nào trong 5 quẻ sau:

- Tiểu quá
- Mông
- Ích
- Tiệm
- Thái

Đi vào ứng dụng cụ thể thì hữu ích hơn :761:

hieunv74
21-04-17, 13:40
Video trước để chứng tỏ rằng 2.000 năm trước mọi người đã biết được các hiện tượng tự nhiên để làm dịch (ký tế, vị tế) của bác, và LTHG như thế nào rồi.

Đây là cách mà đại hải thủy hình thành gió:
https://www.youtube.com/watch?v=qNGpMXZFYt8&t=147s

Hình thành Thiên thượng hỏa, phích lịch hỏa:
https://www.youtube.com/watch?v=LISyPADk4Qw&list=PLO8ZZGWTE5X2q0NUlwePIoHErG_VEuqG5&index=10&t=81s

hihihihihihi

Thu Cúc
21-04-17, 17:05
Ôi ... sao lại có thể viết như thế này nhỉ???

Anh VinhL bỏ qua dòng chữ em bôi "đỏ" nhé !!! 5 bài anh viết chẳng nhẽ không đọc hay sao?

:7113:




Đọc một số comment của nick BanChatDichHoc là đủ hiểu rồi.

Trả lại sân chơi cho lành, HàDuong ah

:3l0:

BanChatDichHoc
21-04-17, 22:27
Em chào các bác !!! Xin cảm ơn các bác đã có phản hồi !!!

Em xin được trao đổi cùng các bác vài lời

* Trước hết là với bác Hieunv74 :
- Không biết bác có hiểu lầm em không . Ngay từ đầu em đã khẳng định Dịch được tạo ra từ sự khái quát những hiện tượng có thực trong tự nhiên . Dịch là kết ủa của việc tìm ra nguyên nhân , quy luật của các hiện tượng tự nhiên đó ( Cái Lý ) .

- Trong ví dụ em nêu , chỉ để nói rằng Tác giả của sách : "Thái thượng huyền linh bắc đẩu bản mệnh diên sinh kinh chú " mượn quẻ Kí Tế mô phỏng sự thăng giáng của Thủy - Hỏa . Và khẳng định quẻ không nằm ở phương nam , cũng không nằm ở phương bắc . Bác Hieunv74 đưa clip mô phỏng , Không biết có ý khẳng định quẻ Kí Tế nằm ở hướng chính bắc hay hướng chính nam ???.

- Nếu bác Hieunv74 có ý khẳng định nó nằm ở bắc , thì em nói chắc chắn bác sai . Nếu bác khẳng định nó nằm ờ nam ....bác vẫn sai . Chỉ có điều này là đúng Quái Khảm ở chính bắc . Quái Ly ở chính nam . Chúng ta nên phân biệt rõ vị trí của Quái và Quẻ , giữa quái Khảm , Ly và quẻ Kí Tế , Vị tế .

- Hơn nữa việc lấy sự trao đổi của khí để giảng nội dung của Quẻ là không hợp lí . Việc này sẽ đưa bác hiếu đến gần sự kiện đem : "Thánh sâu gươm quan gừng tam cò " để đối với "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc " . việc này có thể minh chứng tức thì . Cụ thể như sau : Bác có thể dùng sự thăng giáng của khí nóng , khí lạnh để nói về Kí Tế , Nhưng chẳng lẽ lấy khí khô hanh và gió để bàn về que Vô Vọng ( Mộc sinh phong , kim sinh táo ) , Hay lấy khí ẩm hợp khí ẩm để giải thích Phục , quẻ Bác , ....

* Cùng bạn HaDuong và bạn Tôn Hiền Nữ lời :
- Không biết cái "Ôi" của HaDuong là thế nào ? Có phải vì tôi viết nhầm 36 thành 26 , hay vì tôi không chịu chia chúng cho 4 để phù hợp với quy ước của bói Cỏ Thi là 6, 7, 8, 9. Thiết nghĩ , thấy sai mà bảo nhau chia sẻ mới quý ....Tôi thấy bạn có trí nhớ rất tốt , nhưng cũng hay quên . Bạn có 2 cái " Ôi " , cái lần trước thì vội vàng , cái lần này ...
- Đối với câu hỏi của bạn Tôn Hiền Nữ , tôi thấy ý kiến của HaDuong rất hay . Hy vọng bạn triển khai theo hướng đó . Vì tôi thấy , so với cách chia quẻ của Thiệu Khang Tiết có khác biệt . Nên triển khai theo ý đó sẽ giúp tôi học hỏi được nhiều điều .

* Chào bạn Thu Cuc :
- Rất tự hào khi biết bạn đã đọc một số bài của mình đã đủ hiểu . Lại rất thận trọng khi nhắc HaDuong lúc chơi xong phải trả lại sân cho lành lặn không sứt mẻ. Rất lịch sự , rất đạo đức . ... Đúng là người tài đức vẹn toàn ! Được gặp những người như thế , thật hãnh diện .

* Em chào các bác !

Phương Ngân
21-04-17, 22:37
Em chào các bác !!! Xin cảm ơn các bác đã có phản hồi !!!

Em xin được trao đổi cùng các bác vài lời

* Trước hết là với bác Hieunv74 :
- Không biết bác có hiểu lầm em không . Ngay từ đầu em đã khẳng định Dịch được tạo ra từ sự khái quát những hiện tượng có thực trong tự nhiên . Dịch là kết ủa của việc tìm ra nguyên nhân , quy luật của các hiện tượng tự nhiên đó ( Cái Lý ) .

- Trong ví dụ em nêu , chỉ để nói rằng Tác giả của sách : "Thái thượng huyền linh bắc đẩu bản mệnh diên sinh kinh chú " mượn quẻ Kí Tế mô phỏng sự thăng giáng của Thủy - Hỏa . Và khẳng định quẻ không nằm ở phương nam , cũng không nằm ở phương bắc . Bác Hieunv74 đưa clip mô phỏng , Không biết có ý khẳng định quẻ Kí Tế nằm ở hướng chính bắc hay hướng chính nam ???.

- Nếu bác Hieunv74 có ý khẳng định nó nằm ở bắc , thì em nói chắc chắn bác sai . Nếu bác khẳng định nó nằm ờ nam ....bác vẫn sai . Chỉ có điều này là đúng Quái Khảm ở chính bắc . Quái Ly ở chính nam . Chúng ta nên phân biệt rõ vị trí của Quái và Quẻ , giữa quái Khảm , Ly và quẻ Kí Tế , Vị tế .

- Hơn nữa việc lấy sự trao đổi của khí để giảng nội dung của Quẻ là không hợp lí . Việc này sẽ đưa bác hiếu đến gần sự kiện đem : "Thánh sâu gươm quan gừng tam cò " để đối với "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc " . việc này có thể minh chứng tức thì . Cụ thể như sau : Bác có thể dùng sự thăng giáng của khí nóng , khí lạnh để nói về Kí Tế , Nhưng chẳng lẽ lấy khí khô hanh và gió để bàn về que Vô Vọng ( Mộc sinh phong , kim sinh táo ) , Hay lấy khí ẩm hợp khí ẩm để giải thích Phục , quẻ Bác , ....

* Cùng bạn HaDuong và bạn Tôn Hiền Nữ lời :
- Không biết cái "Ôi" của HaDuong là thế nào ? Có phải vì tôi viết nhầm 36 thành 26 , hay vì tôi không chịu chia chúng cho 4 để phù hợp với quy ước của bói Cỏ Thi là 6, 7, 8, 9. Thiết nghĩ , thấy sai mà bảo nhau chia sẻ mới quý ....Tôi thấy bạn có trí nhớ rất tốt , nhưng cũng hay quên . Bạn có 2 cái " Ôi " , cái lần trước thì vội vàng , cái lần này ...
- Đối với câu hỏi của bạn Tôn Hiền Nữ , tôi thấy ý kiến của HaDuong rất hay . Hy vọng bạn triển khai theo hướng đó . Vì tôi thấy , so với cách chia quẻ của Thiệu Khang Tiết có khác biệt . Nên triển khai theo ý đó sẽ giúp tôi học hỏi được nhiều điều .

* Chào bạn Thu Cuc :
- Rất tự hào khi biết bạn đã đọc một số bài của mình đã đủ hiểu . Lại rất thận trọng khi nhắc HaDuong lúc chơi xong phải trả lại sân cho lành lặn không sứt mẻ. Rất lịch sự , rất đạo đức . ... Đúng là người tài đức vẹn toàn ! Được gặp những người như thế , thật hãnh diện .

* Em chào các bác !


BảnChatDichHoc có gì để chia sẻ kg?

Tôn Hiền Nữ
21-04-17, 22:48
BảnChatDichHoc có gì để chia sẻ kg?




Bên trang Tuvilyso.org người viết bài trước, rồi xảo ngôn như 5 bài của anh VinhL,

Ăn cắp kiến thức mà không mất thời gian như anh Anh VinhL là kẻ chẳng bàn ở diễn đàn này,

Hãy nhớ nhé, nick BảnChatDichHoc

Thanh Huong
21-04-17, 23:17
BanChatDicHoc này!

Ta tên Hương, ta phận nữ, nick banchatdichhoc có muốn nói tới Dịch nữa không?

dungdung
22-04-17, 03:05
:008: dungdung rất nể phục mấy cô nương này!!^^

hieunv74
22-04-17, 11:08
Hay , Hihihi

DangHuyAnh
22-04-17, 14:40
Lại cãi nhau. Tranh luận trên nền kiến thức thôi, dịch lý là luật vận động không nói về lĩnh vực cụ thể. Phong to là thiên văn thu nhỏ là lượng tử, vận dụng là vô cùng tận. Tranh luận để thấy cái chung trong sự việc riêng, mang cái cá nhân vào làm gì cho loãn topic.

hieunv74
22-04-17, 14:46
:008: dungdung rất nể phục mấy cô nương này!!^^

Mấy cô này ở 1 nương nghiên cứu dịch học ra nên phải tự hào dân tộc rồi

Khakhakhakha

BanChatDichHoc
22-04-17, 22:29
Em chào các bác !!!

* Bạn Thanh Ngân có hỏi ; mình có gì để chia sẻ kg ? . Thì mình vẫn chia sẻ cùng mọi người đấy thôi . Với mình thấy đúng , bảo đúng . Thấy sai , bảo sai . Thấy hay thì ủng hộ , thái dở thì tranh luận nghĩa là chia sẻ . Nếu Thanh Ngân cho rằng ; những điều vừa rồi không được gọi là chia sẻ , thì quả là mình không có gì cả .

* Bạn Thanh Hương hỏi mình có muốn nói tới Dịch nữa không ? Tức là bạn thấy trước đó , mình và mọi người đang nói về Dịch . Hẳn bạn thấy mình còn nhiều thiếu sót mà có ý gợi mở . Nếu quả vậy , mình sẵn sàng lắng nghe và tranh luận . Nhưng nếu là một thứ Dịch nào đó khác thì mình xin thôi . Vì bạn là nữ , mà chữ Dịch thì lắm nghĩa .......nên mình có phần sợ hihihi....!

* Cảm ơn bạn Tôn Hiền Nữ có lời nhắc việc nên làm và không nên làm .

* Cũng cảm ơn ý kiến của bác DangHuyAnh .
- Hoàn toàn đồng ý với bác về vấn đề tranh luận , không nên đem vấn đề đạo đức nhân cách vào . Nhưng theo em bác nói Dịch , "phóng to là thiên văn , thu nhỏ là lượng tử , vận dụng là vô cùng tận " là hơi quá !

- Theo em thấy , môn khoa học nào cũng có giá trị giới hạn thôi . Cứ bắt dịch chịu trách nhiệm giáo cả mọi sự của nhân loại thì oan cho nó quá !

* Hôm trước em quên . chưa cảm ơn bác Hieunv74 về mấy cái Clip . Trong trường hợp không dùng nó để nói phương vị của quẻ Kí Tế , Vị Tế , thì dùng nó mà tham khảo một số quan điểm như sự thăng giáng của thủy , hỏa hay Tích lịch hỏa , ...Dúng là cũng hay .

* Em chào các bác !!!

VinhL
28-04-17, 01:57
Chào Hà Dương,
Thấy không ai thảo luận vấn đề này với Hà Dương, tuy tiểu huynh không phải là Dịch gia gì cả, nhưng củng ráng lôi đống sách Dịch ra đọc lại để mà cùng Hà Dương đàm đạo cho vui vậy.

Trước hết muốn hiểu những gì Hà Dương viết thì phải hiểu đến Thuyết Quái Khí vậy.
Thiết Quái Khí là do Mạnh Hỷ đề xướng. 64 quái lấy Khãm Ly Chấn Đoài ra để dại diện cho 4 mùa, còn lại 60 quái lấp vào 12 tháng, mỗi tháng 5 quẻ, tức mỗi quẻ là đuợc “6 Nhật 7 Phân”
Khỡi đầu là quẻ Trung Phù tại tiết Đông Trí tại Tý (Tháng 11) thuận tự như sau:
Tháng 11: ................................................., T.Phù (110011), Phục ---(000001)
Tháng 12: Truân -(010001), Khiêm -(000100), Khuê --(101011), Thăng (000110), Lâm ----(000011)
Tháng 01: T.Quá -(001100), Mông --(100010), Ích ---(110001), Tiệm -(110100), Thái ---(000111)
Tháng 02: Nhu ---(010111), Tùy ---(011001), Tấn ---(101000), Giải -(001010), Đ.Tráng (001111)
Tháng 03: Dự ----(001000), Tụng --(111010), Cổ ----(100110), Cách -(011101), Quải ---(011111)
Tháng 04: Lữ ----(101100), Sư ----(000010), Tỷ ----(010000), T.Súc (110111), Càn ----(111111)
Tháng 05: Đ.Hửu -(101111), G.Nhân (110101), Tĩnh --(010110), Hàm --(011100), Cấu ----(111110)
Tháng 06: Đỉnh --(101110), Phong -(001101), Hoán --(110010), Lý ---(111011), Độn ----(111100)
Tháng 07: Hằng --(001110), Tiết --(010011), Đ.Nhân (111101), Tổn --(100011), Bỉ -----(111000)
Tháng 08: Tốn ---(110110), Tụy ---(011000), Đ.Súc -(100111), Bí ---(100101), Quan ---(110000)
Tháng 09: Q.Muội (001011), V.Vọng (111001), M.Di --(000101), Khốn -(011010), Bác ----(100000)
Tháng 10: Cấn ---(100100), K.Tế --(010101), P.Hạp -(101001), Đ.Quá (011110), Khôn ---(000000)
Tháng 11: Vị Tế -(101010), Kiển --(010100), Di ----(000101),
Nhìn ỡ bản Quái Khí, thì hàng sau cùng chính là 12 Tịch Quái.
60 quẻ, mỗi quẻ quản “6 Nhật 7 Phân”, tức là (6+7/80) * 60 = 365.25 ngày.
Như vậy ta thấy rằng Thuyết Quái Khí này căn cứ vào chu kỳ của Mặt Trời.
Một năm trái đất đi 360 độ trên quỷ đạo xoay quanh mặt trời, vậy
360/60 quái = 6 độ mỗi quái. 5 quái x 6 độ = 30 kinh độ mặt trời (Sun Longitude), của vừa vặn một tháng Âm (hai tiết khí).

Thoán Từ của Quẻ Lâm nói:
Lâm Nguyên hanh lợi trinh, trí vu bát nguyệt hữu hung.
Ỡ đây muốn nói từ quẻ Lâm (1), Thái (2), Đ.Tráng (3), Quải (4), Càn (5), Cấu (6), Độn (7), Bỉ (8), 8 tức quẻ Bỉ, tức nói nên phòng xa, thời đang tốt thì nên nghĩ đến thời khó khăn sắp đến.
Nếu tiếp tục truy xét cái vòng 8 này thì ta có
01 Lâm - Bỉ
02 Bỉ - Đ.Tráng
03 Đ.Tráng – Bác
04 Bác – Càn
05 Càn - Phục
06 Phục - Độn
07 Độn – Thái
08 Thái – Quan
09 Quan - Quải
10 Quải – Khôn
11 Khôn - Cấu
12 Cấu – Lâm
Từ quẻ Bỉ (111000) đến quẻ Thái (000111), đi hết 6 vòng.
6x8 = 48 quẻ.
Phương pháp biến hào Tiệm Tiến của ngày Kinh Phòng, nói đúng ra thì chỉ đi được 48 quẻ, không thể nào cho ra quẻ Quy Hồn và Du Hồn, vì vậy mà phải dùng cách biến 3 hào dưới.
Tiểu Huynh nhớ lúc trước bác Hà Uyên có nói đến vấn đề 1=49, tức chu kỳ thật của Dịch là 48.
Không biết Hà Dương suy nghĩ đến vấn đề này như thế nào?

Ở trên là nói theo vòng 8, nhưng nói theo vòng 7 thì ta có:
Từ quẻ Phục là 1, Lâm 2, Thái 3, Đại Tráng 4, Quải 5, Càn 6, Cấu 7
Từ Cấu 1, Độn 2, Bỉ 3, Quan 4, Bác 5, Khôn 6, Phục 7
Phục Nhất Dương, Cấu Nhất Âm, tuần hoàn trong chu kỳ 7, nên mới nói “Thất Nhật Lại Phục” hoặc “Thất Nhật Lai Cấu”



"Chí vu bát nguyệt hữu hung"
..............................
Ba vòng 8 tháng tương ứng với 3 năm, khởi Dần kết thúc tại Sửu, sẽ xảy ra trường hợp, đó là có một thiên can không thuận tự theo địa chi, hai tháng lưỡng trùng một thiên can, theo Lịch pháp thì gọi là tháng Nhuận, theo Linh kỳ thì gọi là Vô thiên
Vô thiên (không trời) thì Dịch Kinh, Lâm quái nói "Hữu hung"
Tại sao Dịch Kinh đưa ra kết luận "hữu hung" như vậy?
Kinh mong các dịch gia cho lời bình giải.

Ba vòng 8 tháng, tức là 24 tháng hoặc 2 năm, thì phải tới năm thứ 5 mới có thêm 1 nhuận, tức theo quy luật Metonic cycle 19 năm 7 lần nhuận.
Một năm Tropical = 365.2421896698 ngày
Một tháng Synodic = 29.530587981 ngày
365.2421896698 x 19 = 6939.6016037262 ngày
29.530587981 x (19x12) = 6732.974059668
6939.6016037262 - 6732.974059668 = 206.6275440582
206.6275440582 / 29.530587981 = 6.9970684021308447918641528927707
Tức là dư ra 7 Tháng Synodic (Âm Lịch). Mỗi 19 năm phải có 235 tháng Âm lịch vậy.
vì vậy các lịch pháp TQ đều dùng 19 làm một Chương.
Nếu ra roundoff để dễ tính toán thì ta có
Năm = 365.2422 ngày
Tháng = 29.5306 ngày
365.2422 x 2 năm = 730.4844 ngày
29.5306 x 24 tháng = 708.7344
730.4844 – 708.7344 = 21.75
Như vậy trong 3 vòng 8 tức 24 tháng (2 năm) thì số dư chỉ mới 21.75, chưa đủ nhuận 1 tháng.
Năm 1
29.5306 x 12 = 354.3672
365.2422 – 354.3672 = 10.875 ~ 11 ngày
Năm 2
29.5306 x 24 = 708.7344
365.2422 x 2 = 730.4844
730.4844 – 708.7344 = 21.75 ~ 22 ngày
Nếu ta đặt nhuận ở năm thứ 2 này thì ta có
708.7344 + 30(N1) = 738.7344
730.4844 - 738.7344 = -8.25 ~ -8 ngày (âm lịch kết thúc sau dương lịch 8 ngày)
Năm thứ 3
29.5306 x 36 = 1063.1016
1063.1016 + 30(N1) = 1093.1016
365.2422 x 3 = 1095.7266
1095.7266 – 1093.1016 = 2.625 ~ 3 ngày
Năm thứ 4
29.5306 x 48 = 1417.4688
1417.4688 + 30(N1) = 1447.4688
365.2422 x 4 = 1460.9688
1460.9688 – 1447.4688 = 13.5 ngày
Như vậy cho thấy năm thứ 4 sẻ không có nhuận nếu ta đặc tháng nhuận đầu tiên ở năm thứ 2
Năm thứ 5
29.5306 x 60 = 1771.836
1771.836 + 30(N1) = 1801.836
365.2422 x 5 = 1826.211
1826.211 – 1801.836 = 24.375 ~ 24 ngày
Đặt thêm một nhuận 30 ngày (N2)
1801.836 + 30(N2) = 1831.836
1826.11 – 1831.836 = -5.726 ~ -6 ngày (tức âm lịch kết thúc sau dương lịch 6 ngày)


- 2 năm Nguyệt vận hành 3 vòng khởi Dần kết thúc tại Sửu
- 4 năm Nguyệt vận hành 6 vòng
- 6 năm Nguyệt vận hành 9 vòng
- 8 năm Nguyệt vận hành 12 vòng
- 10 năm Nguyệt vận hành 15 vòng
10 năm, là một tuần Giáp, lời Thoán quẻ Cổ nói: "Trước ngày Giáp ba ngày, sau ngày Giáp ba ngày" để làm gì?
Chúc cả nhà Ngày mới vui vẻ

Sự tính toán cách đặt nhuận ở trên cho ta thấy nếu đặt nhuận ở năm thứ 2 thì phải tới năm thứ 5 mới đặt thêm một nhuận vậy. Nếu 3 vòng 8 tháng (2 năm) của Nguyệt có nhuận thì phải tới 7.5 vòng 8 tháng (5 năm) mới lại có nhuận vậy.
Một Chương 19, phải có 7 lần Nhuận, cách sắp đặt 7 lần Nhuận này tùy mỗi thời mỗi lịch pháp đặt vào các tiết khí củng có sự khác nhau.

Quẻ Cổ (100110), Thoán từ viết:
Cổ, Nguyên hanh. Lợi thiệp đại xuyên.
Tiên Giáp tam nhật. Hậu Giáp tam nhật.

Trước Giáp 3 ngày tức Tân, sau Giáp 3 ngày tức là Đinh.
Theo lời giải quẻ Cổ ở trang nhantu.net
http://nhantu.net/DichHoc/THUONGKINH/18Co.htm
Tân tức Canh Tân, Đinh tức Đinh Ninh,
Tiên Giáp tam nhật = phải biết nhìn về quá vãng
Hậu Giáp tam nhật = phải biết nhìn về tương lai để xếp đặt kế hoạch.

Giáp Tý thì trước là Tân Dậu, sau là Đinh Mão
Giáp Tuất thì trước là Tân Mùi, sau là Đinh Sửu
Giáp Thân thì trước là Tân Tỵ, sau là Đinh Hợi
Giáp Ngọ thì trước là Tân Mão, sau là Đinh Dậu
Giáp Thìn thì trước là Tân Sửu, sau là Đinh Mùi
Giáp Dần thì trước là Tân Hợi, sau là Đinh Tỵ
Như trên ta thấy ở đây có 3 cập chi Mão-Dậu, Sửu-Mùi, Tỵ-Hợi đều là cập xung nhau, và can Giáp đều nằm ở giữa 3 cập xung này. Như vậy ta có sự suy nghỉ như thế nào?

Xét theo Can Chi Nạp quẻ (của ngài Kinh Phòng) thì ta có các hào của quẻ Càn Tốn, Đoài như sau:
Càn, Tốn, Đoài
1,3,2
6,4,3
5,5,4
4,6,5
3,1,6
2,2,1
Không biết các lời Hào Từ cho ta ý nghĩa gì nhỉ?

Thân

Ricky
24-12-18, 20:51
đang đọc ...chưa xong đã tắt.
chủ đề này nên tiếp tục đang rất hay.
Tuy nhiên không nên tranh luận ở đây để tránh loãn topic.