PDA

View Full Version : Thắc mắc một chút về Lịch vạn niên



scorpio
16-12-09, 09:12
Như chúng ta đã biết là Bắc Kinh nằm ở múi giờ GMT +8 trước Hà Nội (GMT +7), có nghĩa là Bắc Kinh sẽ đón giao thừa trước Hà Nội 1h. Nhưng tại sao có những năm Bắc Kinh đón giao thừa Tết âm lịch trước ta đến 1 ngày. Và như năm 1984 - 1985 tại sao Tết âm lịch họ lại trước ta đến 1 tháng. Tại sao lại có điều kỳ quặc đến vậy ? Xin hỏi các cao nhân chỉ giáo giúp, đang rất thắc mắc điều này. Mình có 1 ng ban sinh vào 05/02/1985 (dương lịch) tra theo lịch vạn niên của mình thì là ngày 16/12/Giáp Tý (âm lịch), còn theo lịch vạn niên khác thì là ngày 16/01/Ất Sửu (âm lịch), cái này đang rất thắc mắc ko biết là nên theo lịch nào ?

dualathlon
17-12-09, 11:16
Đó là do lịch việt và TQ khác nhau ở cách tính ngày sóc, vọng, trung khí, tháng nhuận đó bạn.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết của tiên sĩ Hồ Ngọc Đức:

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/histcal.html

scorpio
17-12-09, 14:37
Tôi thiết nghĩ là thế này do chính quyền thời bấy giờ (hình như là thời tổng bí thư lê duẩn) cố ý muốn thay đổi ko muốn theo phương Bắc mà thôi (ý kiến chủ quan) ko muốn ảnh hưởng từ phương Bắc. Thực chất ra ta đã biết là vietnam chịu 1000 năm Bắc thuộc, ảnh toàn bộ văn hóa phương Bắc đấy là nói nhẹ đi, còn ai cũng biết đó là lúc dân việt vẫn còn đóng khố làm sao mà nền văn minh có thể nghiên cứu và đưa ra đc cái riêng của mình. Chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan và công nhận rằng đó là cái đúng. Dù sao bát quái cũng đc phương Bắc lập ra và Hà đồ, Lạc thư được tìm thấy từ đó - đây là sự thật. Nó là khởi nguồn của tất cả những j sau này mà chúng ta đang học. Tôi ko có ý đề cao phương Bắc nhưng cái đúng ta phải công nhận, ta đi học lại của họ thì phải công nhận là thế, chỉ có điều ra rút ra đc j và trải nghiệm đc j mà thôi.

kimcuong
17-12-09, 15:05
Thật ra chỉ cần hiểu là thật sự lịch "âm" (ngày ta) đang dùng là loại "Âm Dương lịch", không phải hoàn toàn tính theo tuần trăng như trước đây cả nghìn năm. Múi giờ (giờ địa phương) là quy ước về thời gian sau này của từng quốc gia kể từ năm 1847 được sử dụng. Điều này là khách quan và khoa học.

Về việc pháp định lại là vấn đề khác, như Ghi chú của Hồ Ngọc Đức nói rõ:


Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.

Vì vậy không phải đổi "ngày tháng ta" có liên quan đến các tập tục trong nước (như Tết) là vì lý do "không muốn lệ thuộc phương bắc" mà chính vì vị trí các nước trên trái đất đều bắt đầu theo một quy ước quốc tế cho dễ thông thương, như đã nói là Múi Giờ chia theo đường kinh tuyến của địa cầu.