PDA

View Full Version : Có phải là thế Đao trảm sát



triphamvan
23-01-17, 16:04
Chào các chú các anh ! Cháu tình cờ xem sơ đồ dự án chung cư vinhomes và nghi ngại rằng tòa s3 rơi vào thế đao trảm sát.... cháu xin ý kiến của mọi người ạ !

tienhaiutc
23-01-17, 16:40
Chỗ đó có tiền cũng khó vào,đừng nói đó là đao trảm sát hay phản cung thủy.
Nghiền ngẫm cho kỹ đi, chỗ tốt như vậy lại bảo là xấu,chỗ xấu lại bảo tốt.Nhãn lực còn yếu lắm.:668:

triphamvan
23-01-17, 17:41
Chỗ đó có tiền cũng khó vào,đừng nói đó là đao trảm sát hay phản cung thủy.
Nghiền ngẫm cho kỹ đi, chỗ tốt như vậy lại bảo là xấu,chỗ xấu lại bảo tốt.Nhãn lực còn yếu lắm.:668:
Cảm ơn bác ! Bác cho em xin ý kiến phân tích thêm với, đúng là em thì chỉ thấy con đường trước nhà s3 giống với con đường của nhà đại gia 36 k hôm trước thôi.

tienhaiutc
23-01-17, 18:04
Đầu tiên vào pt là môn cổ học tìm về phần "hoàng khí,bạch khí" nghiền ngẫm xem tại sao xe cộ lại dẫn được hoàng khí theo? Lực mà sat quán tính của xe cộ có ảnh hưởng đến sự dẫn hoàng khí lại không? Lực ms quán tính có gây ra sóng hạ âm hay ảnh hưởng tới địa từ trường không?(tìm đọc "sóng hạ âm kẻ thù giấu mặt"). Phía trước mặt là hồ lớn vậy có ảnh hưởng gì không? Thời tuổi bạn tôi cũng vậy thôi,thời gian mới làm người ta khôn ra được ! :5548::5548:

Có nhiều loại Sát khi nghiên cứu kỹ thì do Sóng Hạ Âm gây ra, Cũng có nhiều loại sát do địa từ trường gây ra:Dãy Hatman,Curry, hay mạch nước ngầm, Cũng có nhiều loại sát do sóng điện từ, khí độc....Ngày xưa ít có cơ sở đo đạc lên người ta mới viết ra kiểu kinh nghiệm nhiều vậy đó

DangHuyAnh
23-01-17, 20:04
có độ số, lập tinh bàn, bày cục thế, xét địa hình, nhìn dòng khí, định cát hung mới nói đó là đao trảm hay là tơ lụa được chứ.

tieudao
24-01-17, 09:14
có độ số, lập tinh bàn, bày cục thế, xét địa hình, nhìn dòng khí, định cát hung mới nói đó là đao trảm hay là tơ lụa được chứ.

Cổ nhân lập ra 32 thế sát là căn cứ vào địa hình loan đầu ngoài nhà mà nói, còn muốn biết ngôi nhà đó rốt cục tốt hay xấu, mức độ tốt xấu tn, thời gian ảnh hưởng đến trạch chủ ra sao...lúc đó mới cần làm tỉ mỉ như bác Anh nói.
Ngôi nhà trên chỗ đó chỉ gọi là khúc đường cong vô tình thôi.
Theo các bác thì con đường đâm đằng hông tòa nhà S2 gọi là gì? có ảnh hưởng gì không?

tieudao
24-01-17, 09:20
Bài viết về hoàng bạch khí của cụ ASVN đây, bác Phạm văn Trí.

Triền giản nhị thủy giao Hoa Tung (10).
Tương kì âm dương quan lưu tuyền (11).
Bốc thế bốc niên trạch đô cung (12).
Tấn thế cảnh thuần truyền thử thuật (13).
Diễn kinh lập nghĩa xuất Nguyên Không (14).
Chu tước phát nguyên sanh vượng khí (15).
Nhất nhất giảng thuyết khai ngu mông (16).

“Ở trái đất chỉ có hai loại khí là:
Hoàng khí là cái Thổ khí (hơi đất) ở trong Đại khối (tức là Địa cầu)
Bạch khí là cái thủy khí (hơi nước) ở các sông hồ suối, lạch v.v…
Cái Bạch khí làm giới hạn (ranh giới) cho Hoàng khí ở trong đất. Hai loại khí đều đi liền nhau mà phân làm hai đường. Hoàng khí đi đến chỗ nào gặp Bạch khí thì đứng lại (gọi là chỉ khí).
Bạch khí ví như tường thành, Hoàng khí như mây khói, hoặc ví Bạch khí như cái túi bọc, Hoàng khí như thứ lương ăn.
Địa lý gia, lập cục địa, phải dựa theo nước để thừa cái Thổ khí chí (khí đứng lại)
Bạch khí làm cái dẫn khứ ( dẫn đi), Hoàng khí làm cái tùy hành (đi theo). Hễ thấy nhiều cái Dẫn (Bạch khí) giao nhau (hội thủy ) thì những cái Tùy (Hoàng khí) khắc dừng lại. Nên thủy cần phải hợp lại.
Bạch khí trôi thẳng đi, thì cái Hoàng khí cũng theo thẳng đi, Bạch khí nhu động ( đi ngoằn ngoèo) thì Hoàng khí Oanh hồi (đi quanh co). Hễ thấy quanh co thì khí tụ, thẳng tuột thì khí tán. Bởi vậy thủy muốn được khúc chiết (gẫy khúc hoặc khúc uốn cong). Một lần gặp Bạch khí là Hoàng khí một lần đứng lại, hai lần gặp là hai lần đứng lại, nhiều lần gặp là nhiều lần đứng lại, càng nhiều lần thì càng được hậu khí, ít lần gặp thì ít khí, tức là bạc (mỏng). Vì vậy thủy muốn được có nhiều lần thì mới là thủy quý, hữu tình đặc biệt.
Nếu Bạch khí trường ngạnh (Thủy thẳng đườn), thì Hoàng khí dầu chí, nhưng không có chỗ nương tựa, không chỗ bám vịn thì lại tán đi, nên phải có chi nhánh đâm ngang ra thì mới lưu giữ được. Vậy thủy muốn có nhiều ranh giới, nhưng nhiều ranh giới mà bình trực (bằng phẳng thẳng đườn) thì lững phút chốc lại đi luôn. Nên cần được bao vây, chỗ kết huyệt mà được thủy có sơn sa bao vây, thì cả bên Tả bên Hữu khí đều quay về.
Nếu thủy đoạn tế (đứt thủy rồi), mà là cho thủy nguyên ( nguồn nước) thì cái Hoàng khí đượcnhiều cái thủy câu (bão lại) thì tốt. Gặp chỗ đoạn thủy mà có cửa chảy đi thì khí dầu theo cửa ấy mà đi ra, thì không được gì hết. Khí bất xuất (là khí không bị tiết xuất) thì thu được tất cả. Cho nên cái thủy thì muốn cho nó lưu thông, không phóng đi hết.
Như cái tiểu thủy ở đằng Nam, cái đại thủy ở đằng Bắc, ta tuy tựa vào Nam, nhưng chẳng phải chí chuyên một cái ở đằng Nam. Cái Tiểu thủy ở đằng Đông, cái Đại thủy ở đằng Tây, ta tuy dựa vào bên Đông, nhưng chẳng phải chí chuyên về Đông, phải xem cái tính thân sơ, cái thế chủ, khách, nên biết cái nào là Thân, để mà đón sơ. Cái nào là chủ để mà nghinh khách.
Vậy nên ở bên rìa Đại giang, đại hồ mà thấy cái ngoại khí và cái nội khí giao hoành ( tức là cái Đại thủy có cái tiêu thủy nó đâm ngang vào, đó là tủy giao hợp) thì chỗ ấy không nên bỏ, có thể kiến đô lập ấp, nhưng phải liệu lượng cho quân bình (đều cân bằng nhau) chứ chẳng phải lấy một cái thủy, phải tác dụng cả hai cái thủy.
Ở chỗ có núi cao rừng rậm, cao ngất như tường thành, lũy quách ở về phương nào, cũng đều đủ lấy đó làm hồi phong phản khí từ cao xuống thấp, áp cách cái Hoàng khí quay lại trở về nhà mình, cả những Kiều lương, Đao lộ, thường thường có xe ngựa, người qua kẻ lại, cũng đủ làm Chấn động Hoàng khí. Hễ động thì khiến nó dẫn lại, tĩnh thì hãn (ngăn) nó đứng lại. Như vậy thì cái Bạch khí chả là khí vô hình sao? Chả là chu tước sinh vượng khí ah? Ta không đi tìm cái chân dương trong đó thì không lẽ đi tìm ở đâu?”

triphamvan
24-01-17, 09:33
Bài viết về hoàng bạch khí của cụ ASVN đây, bác Phạm văn Trí.

Triền giản nhị thủy giao Hoa Tung (10).
Tương kì âm dương quan lưu tuyền (11).
Bốc thế bốc niên trạch đô cung (12).
Tấn thế cảnh thuần truyền thử thuật (13).
Diễn kinh lập nghĩa xuất Nguyên Không (14).
Chu tước phát nguyên sanh vượng khí (15).
Nhất nhất giảng thuyết khai ngu mông (16).

“Ở trái đất chỉ có hai loại khí là:
Hoàng khí là cái Thổ khí (hơi đất) ở trong Đại khối (tức là Địa cầu)
Bạch khí là cái thủy khí (hơi nước) ở các sông hồ suối, lạch v.v…
Cái Bạch khí làm giới hạn (ranh giới) cho Hoàng khí ở trong đất. Hai loại khí đều đi liền nhau mà phân làm hai đường. Hoàng khí đi đến chỗ nào gặp Bạch khí thì đứng lại (gọi là chỉ khí).
Bạch khí ví như tường thành, Hoàng khí như mây khói, hoặc ví Bạch khí như cái túi bọc, Hoàng khí như thứ lương ăn.
Địa lý gia, lập cục địa, phải dựa theo nước để thừa cái Thổ khí chí (khí đứng lại)
Bạch khí làm cái dẫn khứ ( dẫn đi), Hoàng khí làm cái tùy hành (đi theo). Hễ thấy nhiều cái Dẫn (Bạch khí) giao nhau (hội thủy ) thì những cái Tùy (Hoàng khí) khắc dừng lại. Nên thủy cần phải hợp lại.
Bạch khí trôi thẳng đi, thì cái Hoàng khí cũng theo thẳng đi, Bạch khí nhu động ( đi ngoằn ngoèo) thì Hoàng khí Oanh hồi (đi quanh co). Hễ thấy quanh co thì khí tụ, thẳng tuột thì khí tán. Bởi vậy thủy muốn được khúc chiết (gẫy khúc hoặc khúc uốn cong). Một lần gặp Bạch khí là Hoàng khí một lần đứng lại, hai lần gặp là hai lần đứng lại, nhiều lần gặp là nhiều lần đứng lại, càng nhiều lần thì càng được hậu khí, ít lần gặp thì ít khí, tức là bạc (mỏng). Vì vậy thủy muốn được có nhiều lần thì mới là thủy quý, hữu tình đặc biệt.
Nếu Bạch khí trường ngạnh (Thủy thẳng đườn), thì Hoàng khí dầu chí, nhưng không có chỗ nương tựa, không chỗ bám vịn thì lại tán đi, nên phải có chi nhánh đâm ngang ra thì mới lưu giữ được. Vậy thủy muốn có nhiều ranh giới, nhưng nhiều ranh giới mà bình trực (bằng phẳng thẳng đườn) thì lững phút chốc lại đi luôn. Nên cần được bao vây, chỗ kết huyệt mà được thủy có sơn sa bao vây, thì cả bên Tả bên Hữu khí đều quay về.
Nếu thủy đoạn tế (đứt thủy rồi), mà là cho thủy nguyên ( nguồn nước) thì cái Hoàng khí đượcnhiều cái thủy câu (bão lại) thì tốt. Gặp chỗ đoạn thủy mà có cửa chảy đi thì khí dầu theo cửa ấy mà đi ra, thì không được gì hết. Khí bất xuất (là khí không bị tiết xuất) thì thu được tất cả. Cho nên cái thủy thì muốn cho nó lưu thông, không phóng đi hết.
Như cái tiểu thủy ở đằng Nam, cái đại thủy ở đằng Bắc, ta tuy tựa vào Nam, nhưng chẳng phải chí chuyên một cái ở đằng Nam. Cái Tiểu thủy ở đằng Đông, cái Đại thủy ở đằng Tây, ta tuy dựa vào bên Đông, nhưng chẳng phải chí chuyên về Đông, phải xem cái tính thân sơ, cái thế chủ, khách, nên biết cái nào là Thân, để mà đón sơ. Cái nào là chủ để mà nghinh khách.
Vậy nên ở bên rìa Đại giang, đại hồ mà thấy cái ngoại khí và cái nội khí giao hoành ( tức là cái Đại thủy có cái tiêu thủy nó đâm ngang vào, đó là tủy giao hợp) thì chỗ ấy không nên bỏ, có thể kiến đô lập ấp, nhưng phải liệu lượng cho quân bình (đều cân bằng nhau) chứ chẳng phải lấy một cái thủy, phải tác dụng cả hai cái thủy.
Ở chỗ có núi cao rừng rậm, cao ngất như tường thành, lũy quách ở về phương nào, cũng đều đủ lấy đó làm hồi phong phản khí từ cao xuống thấp, áp cách cái Hoàng khí quay lại trở về nhà mình, cả những Kiều lương, Đao lộ, thường thường có xe ngựa, người qua kẻ lại, cũng đủ làm Chấn động Hoàng khí. Hễ động thì khiến nó dẫn lại, tĩnh thì hãn (ngăn) nó đứng lại. Như vậy thì cái Bạch khí chả là khí vô hình sao? Chả là chu tước sinh vượng khí ah? Ta không đi tìm cái chân dương trong đó thì không lẽ đi tìm ở đâu?”
Cảm ơn bác tieudao ! Em đang tìm bài này mà chưa tìm được ! theo mắt e nhìn thì chỉ có nhà s1 là thuận

tienhaiutc
24-01-17, 10:40
Nước mạnh thìa sát, nước chảy như vấn vương lại là vượng.
Đường có đâm thẳng vào toà S2 như vậy nhưng dòng xe cộ chậm dãi lại xe nhỏ thì chỉ có tốt chứ không xấu.Toà nhà nó lớn như vậy phải đường to như bên ngoài đâm vào mới thành sát được đường nhỏ xe nhỏ vậy là cân đối âm dương rồi, chỉ có vượng chứ không sát.Dường xá cứ gọi là hư thủy nhưng thực không phải vậy vì nó dẫn long khí chứ không phải bạch khí(nước ) làm cho khí chỉ lại.

leanhtu12051993
24-01-17, 12:46
Cháu cũng nghĩ thế ạ , cho dù trước cửa căn hộ chung cư có hành lang đâm thẳng vào nhưng cũng không tính là xấu , nếu nó đón được vượng khí thì càng vương ạ

tieudao
24-01-17, 14:41
Cảm ơn bác tieudao ! Em đang tìm bài này mà chưa tìm được ! theo mắt e nhìn thì chỉ có nhà s1 là thuận

Thuận hay không cần phải đến thực địa mới biết được, nhìn qua G chỉ có thể đại khái.
Trạch cư nơi lấy ngã tư đạo lộ làm trọng, nơi lấy Thủy làm đầu, nơi lấy Phong làm chính, tùy dạng địa hình, rồi y cứ theo các trường phái PT mà tự có phân tích riêng lẻ hay tổng hợp, nhiều thầy cứ thấy bản vẽ là chuảng luôn xong ko hiểu tại sao vẫn hố có lẽ cũng bởi 1 phần là do ko để ý đến yếu tố vùng miền.
Riêng ở vùng nông thôn thì thời @này tôi sợ kiểu Thủy róc rách vấn vương quanh co lắm, nhìn trên G các thầy khen hết lời nhưng đến tận nơi thì phải đeo khẩu trang vì múi ố khí kinh khủng, có chỗ phân lợn dày đến cả mét, vì thủy hữu tình quá thành ra ứ đọng ko thoát đi được. ở VN bây giờ (nhất là vùng ven đô và nông thôn) nhà nhà nuôi heo, người người nuôi lợn nên xảy ra tình trạng nhức nhối này đó, nhà bác nào ở rìa mương hay ven làng thì hiểu ngay thôi, vấn đề xử lý VS môi trường, làng bản thôn xóm hiện đang là điểm nóng. Cổ nhân xem thủy còn phải đến tận nơi vốc nước lên mà nếm xem mùi vị tn rồi mới dám xác quyết là vậy.

triphamvan
25-01-17, 10:22
Cho cháu xin ý kiến các chú, các anh về trường hợp này ạ !

leanhtu12051993
25-01-17, 12:00
Cho cháu xin ý kiến các chú, các anh về trường hợp này ạ !
Cái này hình như là khu biệt thự vinhome green bay đúng không ạ

thoitu
16-02-17, 11:35
Ví dụ triphamvan đưa lên không phải là Đao sát mà là Phản cung sát(có phản lộ,cầu,phản cung thủy).Căn nhà nào nghiêng so với phản cung ít hại hơn.Vẽ một đường thẳng giữa lộ chỗ nào chạm vào phần cong ,chỗ đó nặng nhất.
Đao sát(Phách đao sát) là kiến trúc có tường giống như” lưỡi dao” mà nhà ở đối diện với lưỡi dao chém này,nếu có màu đỏ càng nguy hại!Loại này khó hóa giải!Có người nói dùng gương bát quái bằng gỗ đào (Lý Cư Minh).

Phản cung sát :loại này dễ hóa giải hơn.Dựa vào hướng,vị trí có thể đoán ứng với ai.
Hung ứng:
1, phạm đào hoa, gia nhân bất hợp, nhân tâm hướng ngoại.
2, con cháu phản nghịch…
3, lậu tài,dễ bị lừa……..
4, nghiêm trọng thì bị tai nạn xe cộ, huyết quang, trọng bệnh.
5, Với công ti: thuộc hạ bất trung thành, dễ bị cách chức.
Cải pháp:
Xem ra người thiết kế 2 đồ án cũng thuộc hàng cao thủ phong thủy,đã hóa giải được sát rồi!

DoanDo
09-03-17, 12:05
Bui cây nhìn cũng đẹp đó chứ, rất ý tứ.