PDA

View Full Version : Đánh mắng làm giảm trí thông minh của trẻ



dhai06
27-12-09, 13:56
http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/q42008/2009/12/27/01/46021261896518.jpg (http://photo.zing.vn/photo/gallery_preview/allsize.11172392.html)
Telegraph cho biết, tiến sĩ Murray Straus, một nhà xã hội học của Đại học New Hampshire (Mỹ) đã nghiên cứu tác động của những hình phạt thể xác trong suốt 40 năm. Ông cho rằng việc người lớn nói chuyện với trẻ mỗi khi chúng mắc lỗi thúc đẩy sự phát triển của não. Ngược lại, những hình phạt thể xác có thể làm giảm khả năng tư duy của trẻ do chúng sợ hãi.

Để chứng minh, Straus và một đồng nghiệp thu thập dữ liệu của một cuộc khảo sát về sức khỏe trẻ em trên phạm vi toàn nước Mỹ năm 1986. Trong cuộc khảo sát này, người ta lấy dữ liệu của 1.510 trẻ trong độ tuổi từ 2 tới 9. Chỉ số thông minh (IQ), tình trạng sử dụng các hình phạt thể xác của cha mẹ các em được ghi lại theo từng năm. Straus chia trẻ thành hai nhóm. Một nhóm gồm các em từ 2 tới 4 tuổi, nhóm còn lại gồm các em từ 5 tới 9 tuổi.

Sau khi phân tích dữ liệu, hai nhà nghiên cứu nhận thấy 93% bà mẹ có trẻ từ 2 tới 4 tuổi đánh con ít nhất một lần/tuần. Trong khi đó chỉ có 58% bà mẹ áp dụng hình phạt thể xác đối với trẻ từ 5 tới 9 tuổi. Gần một nửa bà mẹ có con từ 2 tới 4 tuổi đánh con hơn 3 lần/tuần.

4 năm sau, những đứa trẻ 2-4 tuổi chưa bao giờ bị đánh có chỉ số IQ trung bình cao hơn 5,5 điểm so với những em thường xuyên chịu hình phạt thể xác. Tương tự, những trẻ 5-9 tuổi không bao giờ bị đánh có chỉ số IQ trung bình cao hơn 2 điểm so với những trẻ bị đánh từ một lần/tuần trở lên.

Straus đã tính tới nhiều yếu tố có thể tác động tới trí thông minh của trẻ trước khi kết luận hình phạt thể xác làm giảm chỉ số IQ. Ông cho rằng ở trẻ 2-4 tuổi, sự phát triển trí não của chúng phụ thuộc vào người mẹ.

“Nghiên cứu này cho thấy cha mẹ không nên tát vào mặt trẻ hay phát vào mông chúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Số lần áp dụng hình phạt thể xác càng nhiều thì tác động tiêu cực càng lớn”, Straus phát biểu.

Straus còn thu thập dữ liệu về trẻ em tại 32 nước để so sánh. Ông nhận thấy ở những nước mà người dân coi việc đánh con cái là chuyện bình thường, chỉ số IQ của trẻ em thấp hơn hẳn so với những nước cấm hành vi đánh đập trẻ.

Theo Telegraph, đây không phải là bằng chứng đầu tiên về tác động tiêu cực của hình phạt thể xác đối với sự phát triển trí tuệ. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh điều tương tự. Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật hiện đại để chụp não những đứa trẻ bị đánh, mắng thường xuyên. Kết quả cho thấy não của chúng có ít chất xám (tế bào thần kinh) hơn trẻ không bao giờ hoặc hiếm khi chịu hình phạt thể xác. Sự căng thẳng, lo lắng và sợ hãi do bị đánh có thể là những nguyên nhân cản trở sự phát triển khả năng tư duy của trẻ.
Theo Vnexpress

vanhoai
30-12-09, 17:51
TUỔI TRẺ CHỦ NHẬT
Thứ Bảy, 26/12/2009

Khi thầy cô có “bàn tay sắt”!

- Rất nhiều bạn trẻ cho biết được học với những thầy cô có “bàn tay sắt” lại chính là một trong những kỷ niệm đẹp của quãng đời học trò...
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=385411
Thầy cô nghiêm khăc, học sinh mới nên người. Trong ảnh: Giờ tiếng Việt lớp 1 tại Trường tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Giận thì giận...

Là học trò, chẳng mấy ai vui khi biết giáo viên sắp dạy mình là một người quá nguyên tắc hay thường dùng đòn roi, hình phạt. Đặc biệt ở lứa tuổi cấp II - cấp III, HS phải đối mặt với nhiều biến đổi tâm sinh lý, rất dễ tự ái nên càng khó chấp nhận thầy cô nghiêm khắc.

H.Dũng (cựu HS Trường BTX) là một HS thông minh, ngoan nhưng khá nóng tính. Sau một lần đùa giỡn quá trớn với người bạn chung lớp, cả hai đã đánh nhau đến chảy máu. Sự việc đến tai cô chủ nhiệm, Dũng và người bạn không những phải mời phụ huynh đến gặp cô mà còn bị cô đánh trước lớp.

“Ngày ấy, với cái tôi cao ngất do luôn xếp hạng đầu lớp, tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ tha thứ cho cô vì đã làm tôi xấu hổ. Tôi đã trả đũa bằng cách báo với ban giám hiệu việc cô mở lớp dạy thêm và thu tiền! Chưa hết, những bài kiểm tra giấy hăng tuần, tôi nhận về và... xé ngay sau lưng cô cho bõ ghét!” - Dũng kể.

Cô P. (Trường THCS LVT) lại là một điển hình khác. Cô nghiêm khắc với HS bất cứ lúc nào và sẵn sàng dùng đòn roi để uốn nắn. “Cô dạy rất hay và dễ hiểu. Nhưng có lần cô đã khẽ tay tôi vì tội nói chuyện trong lớp, điều đó đã khiến tôi nghĩ xấu về cô suốt cả năm cuối cấp II” - N.Anh (Trường GĐ) bộc bạch.

Với những HS có sức học kém thì giáo viên nghiêm khắc quả thật là những “khắc tinh”. “Lớp 12 của mình tập trung toàn những bạn HS yếu nhất khối hai năm lớp 10, 11. Mình không lười nhưng vì khả năng tiếp thu kém nên học dở, dẫu đã rất cố gắng. Vì vậy mà mình rất “kỵ” thầy G. vì thầy đã đánh mình không biết bao nhiêu lần. Thầy cứ đánh mà không hề hiểu rằng mình đã cố học hết sức” - H.Oanh (cựu HS Trường MC) trầm ngâm nhớ lại.

Mà thương thì thật là thương!

H.Dũng sau khi tốt nghiệp cấp III đã quyết định theo nghề giáo và vô tình gặp lại cô chủ nhiệm cũ trong một buổi hội thảo. Đã hàng chục năm trôi qua, tóc đã bạc màu nhưng cô vẫn nhớ tên Dũng cùng những thành tích học tập cũng như trò nghịch ngợm của anh chàng. “Cô không nhìn nhưng biết con đã nhiều lần xé bài kiểm tra trong lớp.

Theo đúng lý thì cô có thể đưa con ra hội đồng kỷ luật hoặc đánh thêm vài chập nữa. Nhưng cô đã không làm vậy vì cô tin con là người tốt”, câu nói đó cứ đi theo Dũng mãi. N.Anh và H.Oanh thì đều gặp lại “cố nhân” khi về trường cũ nhân dịp 20-11.

“Có ra khỏi trường và ngẫm lại tôi mới cảm nhận được những hình phạt thụt dầu, đòn roi không phải lúc nào cũng xấu. Nếu ngày đó thầy G. không sử dụng đòn roi thì chắc lớp tôi khó có thể tốt nghiệp được với tỉ lệ 80%, và tôi cũng chẳng bao giờ được bước chân vào giảng đường đại học như bây giờ” - H.Oanh thừa nhận.

Đợt thi lên cấp III năm ấy, N.Anh cùng bạn bè chung lớp đã đạt điểm số rất cao, hầu hết đều vào được ngôi trường yêu thích. So sánh với những lớp có giáo viên chủ nhiệm dễ và kết quả thi thấp hơn hẳn, bạn tự nhủ: “Trong cái rủi có cái may. Học với giáo viên khó nhưng được cái dạy hay nên cũng đỡ”.

Khi đem điều đó trò chuyện với mẹ, cô nàng mới được... khai thông: ”Bố mẹ chỉ có hai đứa con nhưng nhiều lúc vẫn không đủ thời gian và công sức để dạy dỗ, huống hồ các thầy cô một lúc phải nuôi dạy tới hàng trăm đứa con. Con nghĩ xấu về các thầy cô một là nghĩ xấu về cha mẹ mười đấy!”.

Đòn roi, hình phạt thể xác chỉ tồn tại ở thời phổ thông và hoàn toàn biến mất ở ĐH. Tuy nhiên, ở môi trường ĐH nhiều vấn đề mới lại phát sinh trong mối quan hệ giữa người dạy và người học. Ngay ở diễn đàn một trường ĐH lớn tại TP.HCM đã bắt đầu xuất hiện những entry đáng lo về cách hành xử của SV với giảng viên: “Có nên đứng lên chào thầy cô khi họ vào lớp?” hoặc “Có nên nhường thang máy cho thầy cô?”...

Tất nhiên, bên cạnh những hình phạt mang tính uốn nắn thì vẫn còn đó những hình phạt khiến ai nấy đều bức xúc. “Khi đọc báo và biết một thầy giáo ở Huế đánh HS bằng dây nịt và một thầy khác đánh HS chảy cả máu mũi, tôi thật sự bất bình. Những hình phạt này đã đi xa tiêu chí dạy dỗ, bảo ban mà chính là biểu hiện của bạo lực học đường, đây mới là điều cần phải lên án” - Q.Duy (SV ĐH Kiến trúc) bày tỏ.

“Cần phải phân biệt rõ, cũng là đòn roi nhưng có những thầy cô khiến học trò của mình tâm phục khẩu phục, một số khác lại phản tác dụng. Nếu được áp dụng đúng, đòn roi có thể khiến người học trò hiểu được lỗi lầm mình đã gây ra là đáng bị phạt, là một dấu ấn sâu sắc trong tiềm thức, nhắc nhở họ không lặp lại lỗi lầm lần nữa” - T.Trang (Trường GĐ) đúc kết.

Chúng tôi đồng ý!

Chúng tôi làm ba bảng thăm dò - mỗi bảng là 10 bạn ở các nhóm: (1) HS VN, (2) HS VN hiện đang du học, (3) HS nước ngoài - cho câu hỏi “Bạn nghĩ sao về hình phạt trong trường học?”, và thật bất ngờ với kết quả:

Bảng (1): 70% đồng ý

Bảng (2): 90% đồng ý

Bảng (3): 40% đồng ý

Giải thích cho những con số trên, bạn Q.Anh (du HS tại Mỹ) cho biết: “Là người có cơ hội tiếp xúc với hai nền giáo dục khác nhau, tôi hiểu vì sao có sự gia tăng đột biến ở bảng 2. Đúng là đòn roi, hình phạt thể xác không nên áp dụng thường xuyên vì sẽ ảnh hưởng tới tâm lý các bạn trẻ. Nhưng ngược lại, điều đó giúp chúng tôi có kỷ luật và trách nhiệm hơn trong việc học. Nhờ vậy mà khi sang nước ngoài, chúng tôi đã học rất tốt. Trong khi đó, những người bạn phương Tây do hiểu quyền lợi của mình (GV không được phép đụng vào người HS nếu không muốn bị kiện) nên tâm lý học rất làng nhàng, không có động lực cao”.

Tương tự, bạn Trần Nguyễn Bạch Lan (SV năm 1 ĐH KHXH&NV) thú nhận: “Dẫu trước giờ chỉ học trường chuyên nhưng mình vẫn bị chép phạt và thụt dầu rất nhiều lần. Kể ra thì số lần bị phạt thụt dầu của mình không dưới hàng trăm lần trong suốt cuộc đời đi học. Nhưng chẳng bao giờ mình oán giận các thầy cô cả, mình tin các thầy cô chỉ muốn tốt cho HS thôi”


Công Nhật