PDA

View Full Version : Đại diện và tính khí của 10 thần



kimcuong
01-01-10, 13:45
Chính Ấn và Thiên Ấn

Người| mẹ ruột, mẹ kế, người nuôi dưỡng cho ăn học, thầy giáo, người lớn tuổi, người giúp đỡ, cột trụ gia đình, người điều chế thuốc, bồi bàn dọn thức ăn
Sự Vật|vốn kiến thức, tin tức, nghiên cứu, học tập, chú ý, trầm tư, từ thiện, thói quen, sự say mê, tinh thần hướng thượng, cố gắng, giáo dục, ủng hộ, nguồn sinh sống, giấy tờ tùy thân, chế độ, tiền hối lộ, sự bao che
Tích cực|rộng lượng, chịu đựng giỏi, may mắn, thiên hướng về tôn giáo, triết lý, đạo đức, giao thiệp với những người có vị trí cao trong xã hội, ổn định nội tâm tốt, hiếu thảo
Tiêu cực|tự tin thái quá, ý kiến cá nhân kém, lười biếng, thiếu ý thức

Tỷ và Kiếp

Người|bạn bè, đồng nghiệp, anh em họ hàng thân thuộc
Sự Vật|cạnh tranh, thi đấu, biệt ly, chia rẽ, trách nhiệm, thách thức, không thừa nhận, độc lập, bành trướng, khai thác, tình bạn, hữu nghị, phán quyết của tòa án, máu tăng cao, giao kèo mãn hạn
Tích cực|quả quyết, minh định lập trường tốt, can đảm, có dũng khí, ý chí mạnh mẽ, trung thành
Tiêu cực|ích kỷ, hung hăng, hay gây gỗ, tàn nhẫn, không có bạn tri kỷ, hôn nhân không thuận hòa, hèn nhát hoặc rất nhu mì, dễ bảo

Thực và Thương

Người|con cái (đối với nữ), con rễ, con dâu, người thân của vợ hay chồng
Sự Vật|óc sáng tạo, diễn cảm nghệ thuật, diễn đạt ý nghĩ, nét mặt, giọng nói, sự sinh nở, tài khéo léo, mỹ thuật, mưu kế, kỷ xảo, lý lẽ tranh luận, cách nhìn sự việc chung quanh, cơ thể ốm yếu, những điều chỉ có trong tâm trí, sự tưởng tượng, thức ăn, danh vọng, sự tiếp đãi, giải trí
Tích cực|khôn ngoan, khéo léo, lịch duyệt, hiểu biết vấn đề tốt, có cảnh giác, lý tưởng cao
Tiêu cực|hay hiểu lầm, gây bất hòa, tính yếu đuối nhu nhược, trí nhớ kém, nghiện ngập, nuôi dưỡng ảo tưởng

Chính Tài và Thiên Tài

Người|vợ, cha, chú, cô, dì, bác, em dâu, chị dâu
Sự Vật|tiền bạc, nghề nghiệp, buôn bán, mậu dịch, đầu tư, kinh tế, tài sản, vật sở hữu, thuế, tiền lương, hưu bổng xã hội, trang phục, di sản, tiền vốn cho vay, sự tiết kiệm, quan hệ đến sinh mạng của người khác, sự tử hình, vấn đề rất tai hại, thức ăn, tình dục, văn học hiện thực, triết học duy thực
Tích cực|chuyên cần, tằn tiện, thành thực, có lý trí tốt, có chừng mực, ổn định, bền bĩ
Tiêu cực|quá bảo thủ, cứng rắn, ngoan cố, dâm đãng, tính tóan hơn thiệt thái quá, nhỏ mọn, thích khoa trương không có thực tài, thiếu kỹ luật

Chính Quan và Thiên Quan
Người|con cái (đối với nam), chồng, em trai nhỏ nhất (đối với nữ), cháu gái
Sự Vật|chức vụ, lập trường, nghề nghiệp, hoạt động, áp lực, sự khẩn cấp, tiến triển, bịnh tật, tệ nạn xã hội, sự kiện cáo, thi thố sức mạnh, quyền hành, thế lực, năng lượng, sự không thừa nhận, tai nạn, sự thăng giáng thất thường, công việc của kế toán, sự hư hỏng của thiếu niên, mạo hiểm, danh vọng, uy tín, tiền gửi ngân hàng, công trạng, danh dự
Tích cực|chính trực, liêm khiết, công bằng, hào hiệp, đầy khí lực, sức khỏe tốt
Tiêu cực|sắt đá, cục bộ, lờ mờ không rõ ràng, ý chí kém cỏi, dễ phạm pháp, mưu đồ bất chính, nghi ngờ, hận thù, miễn cưỡng, nổi lọan, bất trị

kimcuong
01-01-10, 15:34
Vài suy nghĩ về tâm tính của 10 thần là chính ta

* Người có Tỷ Kiếp nhiều thường có cá tính kiêu ngạo, tự tôn hơn người khác. Người không có Tỷ Kiếp trợ thân thì thiếu sự cạnh tranh, không được thừa nhận trong đám đông, động viên được họ rất khó.
* Nhưng tùy theo thân vượng hay nhược mà lại có cấp độ khác nhau.
* Vì thế, sự tích cực và tiêu cực kể trên không dành hoàn toàn cho người thân vượng hay nhược. Có nghĩa là người đã vượng lại còn nhiều Tỷ Kiếp thì sự tích cực (mặt đáng kể là có giá trị tốt cho cộng đồng và bản thân) có thể bị đảo ngược lại là tiêu cực.
* Người thân nhược và ít Tỷ Kiếp hoặc không có Tỷ Kiếp trong tứ trụ thì ngược lại không thể đảo lại có thế mạnh của sự tích cực đề ra. Họ chỉ có thể bớt được những cá tính kém giá trị mà thôi.
* Các thập thần khác cũng xét như vậy.

* Nếu mệnh chủ thân vượng thì sự có mặt vừa phải của Thực Thương sẽ làm tiêu hao bớt năng lượng của họ, thể hiện được tài năng ra ngoài.
* Nếu thân nhược thì dĩ nhiên điều nói trên kém cỏi hơn.
* Thực Thương giúp nhật chủ cả vượng lẫn nhược phát sinh ra thu nhập nếu trong trụ có Tài.
* Thực Thương có mặt lại kiềm chế được năng lực tiêu cực của Quan Sát.
* Vì thế, Thực Thương là yếu tố quan trọng giữa nhật chủ và Tài, Quan. Nếu cho rằng khi xét tứ trụ chỉ xem Tài hay Quan, kể cả Ấn là chính, là quan trọng bậc nhất trong tứ trụ là không hiểu rõ tâm tính của Thực Thương.
* Mối lo ngại gặp Thương Quan là "chết" Quan nên hiểu rằng, chỉ khi nào hành của Quan nghiêng về mặt tiêu cực, thì Thương quan lại là sự cứu vớt cho Quan trở về con đường chính.
* Vì thế Thương Quan hữu dụng có những thể hiện qua hành động chân thực, thông minh, dũng cảm...không kém gì Quan.

> Những quan hệ khác (âm với âm, dương với dương) cũng xét như vậy: Kiếp Tài, Thiên Tài, Thiên Quan (Sát), Kiêu thần

> Tóm lại, không có thập thần nào gọi là hoàn toàn tốt, thần nào gọi là xấu, mà chỉ qua các quan hệ hỗ tương của ngũ hành trong tứ trụ mới định được tâm tính của nó.

> Tâm tính của 10 thần chính là tâm tính của ta, không có gì xa lạ. Nghĩa là 10 thần không phải là những "ông thần" ở ngoài tác động vào mình, mà chính là bản thân ta.

> Khi đến đại vận, lưu niên, tâm tính của chúng ta sẽ được thể hiện ra, không phải là một lực nào khác cả. Thí dụ như Tài trong tứ trụ có khí lực tốt (tích cực) thì đến vận Tài chắc chắn rằng có phát sinh ra điều may mắn cho mình. Ngược lại, nếu chúng ta đã có những tính khí tiêu cực của Tài thì đến vận Tài có khi trúng số nhưng rồi cũng tiêu hết hoặc giữ lấy làm của riêng, không hào phóng, không giúp đỡ một ai, v.v... Hoặc "số nghèo" vẫn hoàn nghèo là nằm ở tính tiêu cực của Tài, Thực Thương và Quan.

Hiểu như thế, có phải chăng là thay đổi tâm tính là thay đổi vận hạn?

ThanhLong
04-01-10, 10:42
Xin hỏi là dựa vào tiết khí có thể biết thời điểm nào hỏa vượng, thổ vượng hay ko ?

ví dụ như tuy là tháng mùi thổ, nhưng vẫn chưa qua ngày 19 của tháng mùi nên hỏa vẫn vượng...

Thậm chí có người nói là trong 1 tháng (nguyệt chi) thì nhật chủ bị tác động vượng suy khác nhau...Trong khi trong sách TB đang học chỉ nói sơ sơ về thập can sinh tháng xxx thì xxx mà ko nói rõ sơ nguyệt , giữa tháng hay cuối tháng.

Điều này rất quan trọng để định vượng suy của nhật chủ.

kimcuong
04-01-10, 13:36
Dựa vào tiết khí để định hành vượng hay suy là trọng tâm của Tử bình, điều này căn bản. Vì vậy mà việc tính đúng mạnh (đầu tiết), trọng (giữa tiết), quí (cuối tiết) cũng là một chuyện cần làm khi muốn định lượng sự vượng suy của các ngũ hành trong mùa sinh. Nhưng quả là không có sách nào nói rõ, vì như vậy là đi sâu vào chi tiết vượt phần nhập môn, lại phải có đầy đủ thí dụ.

Theo tôi thì chính chúng ta phải tự nghiên cứu thêm và rút kinh nghiệm. Các sách hiện hành không nói đến cũng không phải là dấu nghề, mà vì không đi vào chuyên sâu.

Nếu học Tử bình thì nói "tiết Tiểu Thử" hơn là "tháng Mùi", vì Tiểu thử có thể bắt đầu từ tháng 5 ta mà âm lịch viết là tháng Ngọ. Như năm nay Tiểu thử bắt đầu ngày 7.7.2009 (15 tháng 5 nhuận Canh Ngọ). Tử bình không tính là Canh Ngọ như Tử vi mà tính là Tân Mùi.

Những ngày đầu trong tiết còn dư khí của Hỏa nên Hỏa còn vượng khí, sau đó là đến Ất mộc vài ngày, rồi mới đến Kỷ Thổ là bản khí của Mùi chiếm lệnh, thường là đã gần đến khí Đại thử và cũng sang tháng 6 âm lịch. Nếu như ai sinh quá Đại thử thì chắc chắn là Thổ vượng.

Bạn cũng thấy như vậy đấy, ở phần Tiết Tiểu Thử có khác biệt ở đầu tiết, lại thường ở tháng âm lịch còn dư khí Hỏa nên mới gọi là "hỏa còn vượng" là như thế. Thế nhưng chiều hướng là Hỏa suy, vì theo vòng thuận tự nhiên đi tới là Hỏa sinh Thổ nên Hỏa sẽ suy, nên thực tế, vấn đề định Hỏa vượng thật hay không là nằm ở cả tứ trụ và đại vận nữa.

ThanhLong
05-01-10, 10:52
Em biết là có sách nói rõ, nên mới đặt câu hỏi này.

Đúng là em hỏi cái dư khí, khí nắm lệnh trong một tiết khí (nguyệt chi) ...

Để em tìm sách, nếu thấy sẽ post lên tham khảo.

Cảm ơn chị !

kimcuong
05-01-10, 11:05
Nếu có sách nói rõ việc này mà lại là sách Tử bình thì hay quá. Mong Thanh Long gửi lên để tham khảo nhé. Cám ơn nhiều.

kimcuong
11-01-10, 13:17
Sử dụng bảng tâm tính của 10 thần ở trên cần nói thêm là không nhất thiết phải là Thiên Can mới xét, mà ngũ hành vượng khí đại diện cho 1 thập thần ở Địa Chi cũng luận giải như trên.

Thí dụ nhật chủ là Nhâm Thủy, thân vượng, chi ngày là Tuất. Tài khí là Hỏa, vậy tam hợp Dần Ngọ Tuất khi được hình thành sẽ có cơ hội kết hôn, không kể thiên can nhất thiết phải là Bính hay Đinh.

Nhật chủ là Nhâm, tháng là Quí Tỵ, thân nhược, vậy anh ta có được thuận lợi hay chăng là sự phù trợ tốt ở Kiếp tài. Đến vận Bính Thân, Thân-Tỵ kết hợp nhờ Quí mà thành nên Kiếp Tài vượng khí, có thể giao dịch làm ăn chung với người khác.

Vì thế,ngoài thiên can, cần phải chú ý cả các vị trí tam hợp, tam hội, lục hợp của địa chi. Tam hội là mạnh nhất, thứ nhì là tam hợp, sau cùng là lục hợp. Những địa chi lộ rõ tú khí cần phải xét giống như thập thần thiên can vậy.