PDA

View Full Version : 【Tri khí hóa ,sinh khắc chế hóa tu thục ký. 】



thoitu
09-03-20, 13:08
【Tri khí hóa ,sinh khắc chế hóa tu thục ký. 】"Thanh nang áo ngữ "
Câu này ý nói hiểu được tam nguyên suy vượng chi khí(khí hóa) .Tiếp đó theo 24 sơn dùng tam nguyên lệnh tinh trấn áp bác tạp,để nếu không được toàn mỹ cũng không để cái xấu lấn áp (chế hóa).

thoitu
11-03-20, 13:55
Nói thêm cho rõ :
Sinh khắc :Vương khí là sinh,Suy bại khí là khắc .
Chế hóa :Phù vượng khí,thắng suy bại khí gọi là chế hóa .
Tu thục ký :Cần phải ghi nhớ kỹ càng (hay thành thạo,thuần thục ).

Haithinh128
11-03-20, 14:13
Xin nhờ anh Thoitu phân tích giúp cho thế nào là sinh hóa và khắc chế ạ?. Ghi gặp thời sinh xuất thì sẽ thế nào?

thoitu
11-03-20, 14:40
Bạn phải nói rõ trong cụ thể câu Khẩu quyết phong thủy nào mới có ý kiến được .

Haithinh128
11-03-20, 20:04
Ai cũng biết Mộc sinh Hỏa, vậy khi gặp Hỏa, Mộc sẽ thế nào?
Ai cũng biết Thủy khắc Hỏa, vậy khi gặp Hỏa, Thủy sẽ thế nào?
Ý em muốn hỏi là như vậy anh ạ.

thoitu
12-03-20, 08:39
Trong Thanh nang áo ngữ khi Ai tinh xong có luận về Ngũ hành :Tòng ngoại sinh nhập danh vi tiến ,Tòng nội sinh xuất danh vi thối ,nhưng rất tiếc là bí mật của bản môn ,không được tiết lộ !Có luận ngũ hành của cung ,của cửu tinh theo thời .
Tuy là biết vậy nhưng tôi thấy trong Phong thủy dương trạch thấy ít dùng Ai tinh ,Tằng Hoài Ngọc trong Nguyên không pháp giám viết :Tưởng thị(Tưởng Đại Hồng) không trọng Ai tinh dù rằng Thiên ngọc kinh viết :Ai tinh tối vi quý !?
Tôi luận Dương trạch cũng không dùng Ai tinh kiểu Khôn Nhâm Ất !

Haithinh128
12-03-20, 16:19
Cảm ơn anh

hieunv74
13-03-20, 10:16
【Tri khí hóa ,sinh khắc chế hóa tu thục ký. 】"Thanh nang áo ngữ "
Câu này ý nói hiểu được tam nguyên suy vượng chi khí(khí hóa) .Tiếp đó theo 24 sơn dùng tam nguyên lệnh tinh trấn áp bác tạp,để nếu không được toàn mỹ cũng không để cái xấu lấn áp (chế hóa).

"Hoàng Công, Dương Công, Tăng Công, vốn dĩ không muốn truyền thuật Địa Lý này cho ngoại tộc, nên lúc hành văn, họ đem cả văn hóa, lịch sử, v.v... của Trung Hoa ẩn tàng trong kinh văn, cho nên việc nghiên cứu Thanh Nang rất khó

Thục ở đây ám chỉ Ba Thục, Tứ Xuyên ngày nay. Đây là nơi xuất phát các phương pháp nấu ăn theo pháp Âm dương ngũ hành. Cho nên, phải nhớ rằng trong địa lý phong thủy Ngũ hành cũng có Âm Dương"

hieunv74
13-03-20, 10:23
Hướng Dẫn Làm Món Cá ÂM DƯƠNG Đặc Sản Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=jGJ4lB2nhXA


https://www.youtube.com/watch?v=jGJ4lB2nhXA

hieunv74
13-03-20, 10:30
Mọi người xem lại Thanh nang đồ:

Khi vòng Địa bàn ứng dụng nguyên lý Lạc thư (số chẵn tại tứ duy, số lẻ tứ chính, Lạc Thư chỉ nói đến số 9 mà không nói số 10, là chú trọng về khí hóa và Ngũ hành), Nên chính Vòng địa bàn có Nam Nữ giao cấu [“Ngũ tinh Phối xuất”] mà dụng để hóa khí cho vòng ngũ hành [“Cửu tinh Danh”] (cho nên phải thấy được sự Biến đổi âm dương của vòng địa bàn – xuất ra vòng ai tinh _ xem phần bên dưới).

Xem kỹ lại sự biến đổi âm dương: hóa khí âm dương từ vòng thiên bàn sang vòng địa bàn.
Hóa khí ngũ hành từ vòng địa bàn sang vòng ai tinh bàn.

hihihi

thoitu
13-03-20, 10:38
Có 13 kết quả:
俶 thục • 塾 thục • 孰 thục • 擉 thục • 淑 thục • 湜 thục • 熟 thục • 菽 thục• 蜀 thục • 蠋 thục • 襡 thục • 贖 thục • 赎 thục

hieunv74
13-03-20, 10:47
Tứ Xuyên (tiếng Trung: 四川) là một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh lị của Tứ Xuyên là Thành Đô, một trung tâm kinh tế trọng yếu của miền Tây Trung Quốc. Giản xưng của Tứ Xuyên là Thục (蜀), do thời Tiên Tần, trên đất Tứ Xuyên có hai nước chư hầu là Thục và Ba, nên Tứ Xuyên còn có biệt danh là Ba Thục (巴蜀).

Lịch sử
Vào khoảng triều nhà Thương, vùng đất Tứ Xuyên đã xuất hiện nước Ba, Thục, đặc biệt là nền văn minh Tam Tinh Đôi (hoặc gọi là nền văn minh đồi Ba Sao), văn minh Kim Sa là đại biểu cho nền văn minh Thục thời xa xưa phát đạt cao độ. Sau khi vương triều Tần thống trị Tứ Xuyên, văn hoá Ba Thục và văn hoá Trung Nguyên hoà trộn lẫn nhau, trở thành một trong những đầu nguồn trọng yếu của văn hoá Trung Hoa, nắm giữ vị trí quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

Nguồn gốc tên đất Tứ Xuyên
Vào khoảng năm Hàm Bình hoàng đế Tống Chân Tông triều Bắc Tống, xuyên hạp lộ (川峡路) là đường phân chia ranh giới hành chính, mà nằm ở vành đai bồn địa Tứ Xuyên ngày nay, bao gồm tổng cộng bốn lộ là Ích Châu lộ, Tử Châu lộ, Lợi Châu lộ và Quỳ Châu lộ, tất cả hợp lại gọi là xuyên hạp tứ lộ (川峡四路), sau này thường gọi tắt là tứ xuyên, tỉnh Tứ Xuyên được đặt tên từ đó. Có cách giải thích khác là cảnh nội Tứ Xuyên thời đó có bốn con sông lớn là sông Dân, sông Đà, sông Gia Lăng, sông Ô, ngày xưa gọi sông (江) là xuyên (川), tỉnh Tứ Xuyên được đặt tên từ đó [3].

Tiên Tần
Trong suốt thời kỳ tiền sử và lịch sử ban đầu của mình, Tứ Xuyên và các vùng phụ cận trong lưu vực Trường Giang là các nôi của các nền văn minh bản địa có thể có niên đại ít nhất từ thế kỷ XV TCN và trùng hợp với những năm cuối của nhà Thương và trong thời nhà Chu ở phía bắc Trung Quốc. Tứ Xuyên đã xuất hiện trong các thư tịch cổ Trung Hoa với cái tên Ba Thục (巴蜀) do kết hợp tên gọi của hai quốc gia cổ trong bồn địa Tứ Xuyên là Ba và Thục. Lãnh thổ của nước Ba nay là Trùng Khánh, vùng đất đông bộ Tứ Xuyên dọc theo Trường Giang và một số chi lưu của nó, trong khi nước Thục có lãnh thổ tại khu vực Thành Đô cùng các đồng bằng xung quanh và lãnh thổ lân cận ở tây bộ Tứ Xuyên.[4]

Sự tồn tại của nước Cổ Thục được ghi lại rất nghèo nàn trong các chính sử của Trung Hoa, song trong Kinh Thư nước Thục được ghi là một đồng minh đã giúp nhà Chu lật đổ được nhà Thương.[5] Các mô tả về nước Thục chủ yếu là pha trộn giữa các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết lịch sử, chúng được chép trong các biên niên sử địa phương như Hoa Dương quốc chí (華陽國志) được biên soạn vào thời nhà Tấn,[6][7] với các truyện kể dân gian rằng ông vua Đỗ Vũ (杜宇) đã dạy người dân làm nông nghiệp và đã tự hóa thân thành một con chim cu cu sau khi chết.[8] Khám phá khảo cổ học tại một thôn nhỏ có tên là Tam Tinh Đôi (三星堆) ở huyện Quảng Hán đã đưa ra ánh sáng về sự tồn tại của một nền văn minh phát triển cao với một ngành công nghiệp đồng độc lập tại Tứ Xuyên.[9] Di chỉ này được tin là một thành cổ của nước Cổ Thục, ban đầu nó được một nông dân địa phương phát hiện ra vào năm 1929 và ông ta đã tìm thấy các đồ tạo tác bằng ngọc bích và đá. Các cuộc khai quật do những nhà khảo cổ tiến hành trong khu vực đã mang lại một vài phát hiện có ý nghĩa cho đến năm 1986, khi người ta tìm thấy hai hố cúng tế lớn với các đồ vật bằng đồng đẹp đẽ cũng như các đồ tạo tác bằng ngọc bích, vàng, đất nung và đá.[10] Khám phá này cùng các phát hiện khác tại Tứ Xuyên gây mâu thuẫn với quan niệm truyền thống trong sử sách rằng văn hóa và kỹ thuật của Tứ Xuyên thua kém khi so sánh với nền văn minh tại thung lũng Hoàng Hà.

Nước Ba thường được mô tả là một liên minh lỏng lẻo hoặc là một tập hợp các tù trưởng, bao gồm một số thị tộc độc lập liên kết lỏng lẻo cùng công nhận một vị vua. Các thị tộc người Ba rất đa dạng, bao gồm nhiều sắc tộc. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy người Ba dựa chủ yếu vào đánh cá và săn bắn, hoạt động nông nghiệp ở mức độ thấp và không có bằng chứng về thủy lợi. Nước Ba đã liên minh với nước Tần khi Tần đánh Thục. Sau khi Thục bị diệt, Tần ngay lập tức chinh phục đồng minh và bắt vua nước Ba. Ba sau đó trở thành một quận của Tần.

Khu vực Tứ Xuyên thời cổ có niềm tin tôn giáo và thế giới quan riêng biệt. Có các tài nguyên quặng khác nhau. Thêm vào đó, khu vực này cũng thêm phần quan trọng khi nằm trên tuyến đường thương mại giữa thung lũng Hoàng Hà và các quốc gia khác ở phía tây nam, đặc biệt là các nước nay thuộc lãnh thổ Ấn Độ.

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_Xuy%C3%AAn

thoitu
13-03-20, 10:58
【知气化,生克制化须熟记。】

【Tri khí hóa ,sinh khắc chế hóa tu thục ký. 】
2. (Danh) Đất “Thục” 蜀, nước “Thục” 蜀 (221-264), thuộc tỉnh “Tứ Xuyên” 四川 bây giờ.
3. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh Tứ Xuyên.
熟 :1. chín
2. đã quen, kỹ càng

hieunv74
13-03-20, 17:36
Nhớ rằng trong địa lý phong thủy Ngũ hành cũng có Âm Dương,

Dương mộc mới sinh được Âm hỏa,
Dương thủy mới sinh được Âm mộc

Âm Thủy khắc Dương Hỏa, là Khắc nhập, là làm lợi cho Hỏa.
Còn lấy cái Dương thủy đem khắc cái Dương Hỏa, là Hỏa bị khắc Tử, Thủy cũng bị vong,............................................. ................. nên nhớ điều này.

Nếu ai đã học Ngũ vận lục khí rồi thì nhìn kỹ sẽ thấy rõ, hihi

Phan Thanh
21-03-20, 03:25
Nhớ rằng trong địa lý phong thủy Ngũ hành cũng có Âm Dương,

Dương mộc mới sinh được Âm hỏa,
Dương thủy mới sinh được Âm mộc

Âm Thủy khắc Dương Hỏa, là Khắc nhập, là làm lợi cho Hỏa.
Còn lấy cái Dương thủy đem khắc cái Dương Hỏa, là Hỏa bị khắc Tử, Thủy cũng bị vong,............................................. ................. nên nhớ điều này.

Nếu ai đã học Ngũ vận lục khí rồi thì nhìn kỹ sẽ thấy rõ, hihi

Tôi thấy Ngũ Hành có rất nhiều loại ngũ hành:
- Lại Thái Tố thì nói Dương thì là Kim Mộc Hỏa, Âm có Thổ Thủy.
- Dương Công chỉ có nói Âm Dương chứ không có chỗ nào nói rõ về Dương Hỏa Hay Âm Hỏa. Tương tự cho các ngũ hành khác.
- Về Sa thì Ngũ hành cũng khác so với Ngũ hành Chính Long.
- Ngũ hành huyền không cũng khác biệt.
- Ngũ hành Hoa giáp cũng khác.

Xin cho hỏi anh Hiếu nói ngũ hành của cái gì?
Về "Thục Ký" Nếu chữ thục là nhục và Thục trong "Ba Thục" là khác nhau.
Theo suy nghĩ của tôi, nếu xét học phong thủy theo kiểu "Từ Chương" chắc khó mà có thành tựu. Vì ngôn từ không thể nói đầy đủ ý nghĩa hết của vấn đề.

P/s: chúc 5000 ACE thành tựu.

Phan Thanh
21-03-20, 03:26
..............

hieunv74
21-03-20, 12:20
thiên hữu ngũ tinh, địa hữu ngũ hành。

Phuơng tây có câu: As Above, So Below

Cho nên cứ ra bầu trời mà ngắm ngũ hành

Hihihihihi

hieunv74
21-03-20, 12:24
Sinh hóa, khắc chế
Xem đồ hình của bác này: có đủ cả âm duơng, ngũ hành, tứ tượng


https://www.youtube.com/watch?v=R0Ljo_DAH7I&feature=youtu.be

hieunv74
21-03-20, 12:32
Sinh hóa, khắc chế nên sẽ sinh ra tướng vượng hưu tử tù (thoái quá, bất cập)


https://www.youtube.com/watch?v=oIjzoFfPHTk

Trong y học hay huyền học vuơng đi với hưu làm 1 nhóm/ tướng đi với tù làm 1 nhóm; 2 nhóm này lúc đối kháng lúc lại hỗ trợ cho nhau, chẳng có gì là tuyệt đối cả (cách chữa bệnh của bác Nhật này), hihihihihi

hieunv74
21-03-20, 13:18
..............

Kể 1 câu truyện vui:

Tư duy "đít ngựa" và tư duy lối mòn.

Có một câu chuyện cười về ảnh hưởng của lối suy nghĩ, thói quen xưa cũ đến những việc trọng đại trong lịch sử mà tôi đã từng đọc như sau:

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai thanh ray đường tàu hỏa ở Mỹ là 4,85 foot (1,478 met). Đây là một tiêu chuẩn rất kỳ lạ, vậy từ đâu mà có tiêu chuẩn này?

Thì ra, đây là tiêu chuẩn của đường sắt Anh, bởi vì đường sắt sớm nhất ở Mỹ do người Anh thiết kế xây dựng.

Vậy tại sao người Anh lại dùng tiêu chuẩn này?

Đó là vì đường sắt của Anh là do người xây dựng đường ray xe điện thiết kế, mà tiêu chuẩn 4,85 foot chính là tiêu chuẩn mà xe điện áp dụng.

Vậy tiêu chuẩn đường ray xe điện từ đâu mà có?

Thì ra, người đâu tiên làm ra xe điện trước đây làm xe ngựa và họ đã lấy khoảng cách giữa hai bánh xe ngựa làm tiêu chuẩn.

Vậy tại sao xe ngựa lại phải áp dụng tiêu chuẩn nhất định này?

Bởi vì nếu lúc đó khoảng cách giữa hai bánh xe khác đi thì bánh xe ngựa sẽ rất nhanh chóng bị đâm hỏng khi đi trên những con đường cũ tại nước Anh.

Tại sao lại như vậy?
Bởi vì độ rộng của những con đường đó là 4,85 foot.
Vậy, con số này từ đâu mà có?
Đáp án là do người La Mã cổ định ra, khoảng cách 4,85 foot chính là độ rộng của chiến xa La Mã.

Nếu bất kỳ ai đi trên những con đường này mà lại dùng một khoảng cách giữa hai bánh xe khác đi thì tuổi thọ bánh xe của anh ta không thể kéo dài.

Chúng ta lại hỏi:

Tại sao người La Mã lại dùng khoảng cách 4,85 foot để làm khoảng cách giữa hai bánh xe của chiến xa?

Nguyên nhân rất đơn giản, đó chính là độ rộng mông của hai con ngựa kéo chiến xa. Câu chuyện đến đây kết thúc được rồi.

Nhưng trên thực tế thì vẫn chưa hết. Nếu bạn nhìn thấy trên ti vi chiếc tàu vũ trụ của Mỹ đang đứng uy nghi trên bệ phóng, bạn hãy chú ý hai bên thùng nhiên liệu của tàu vũ trụ có hai quả tên lửa dùng làm bộ phận đẩy, những bộ phận đẩy này là do nhà máy đặt tại bang Utah cung cấp.
Nếu có thể, những kỹ sư của nhà máy hy vọng làm những bộ phận đẩy này to hơn một chút, như vậy thì dung lượng có thể lớn hơn, nhưng họ lại không thể, tại sao vậy?

Bởi vì, những bộ phận đẩy này sau khi được chế tạo xong sẽ được vận chuyển từ nhà máy đến nơi phóng bằng tàu hỏa, trên đường phải đi qua một số đường hầm, mà độ rộng của những đường hầm này chỉ rộng hơn một chút so với khoảng cách giữa hai đường ray tàu hỏa.

Suy cho cùng, những thiết kế của hệ thống vận tải tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay có lẽ đã được quyết định từ khoảng cách mông của hai con ngựa kéo chiến xa cách đây 2000 năm trước.

Câu chuyện trên cho ta thấy một điều là những tư duy, thói quen xưa cũ, nếu không được xem xét, nhìn nhận ở góc độ khác đi sẽ mang lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng tới sự phát triển của cả nhân loại.

Trong cuộc sống và trong kinh doanh, đôi khi những tư duy xưa cũ, một chiều và phiến diện cũng khiến chúng ta không thể phát triển được. Có một quán ăn nọ thức ăn rất ngon, quán lúc nào cũng đông khách đến nỗi khách hàng không có cả chỗ ngồi và nhiều khi phải chờ rất lâu mới tới lượt.

Chủ quán luôn than thở rằng không thể mở rộng mặt bằng kinh doanh cũng như điểm bán mới vì thiếu nhân lực và vốn. Tuy vậy, ông ta lại không để ý rằng khách tới quán ăn luôn phàn nàn về đôi đũa nhựa mà quán cung cấp.

Vì sao vậy? Đôi đũa khiến khách hàng khó gắp thức ăn hơn và do vậy, họ ăn lâu hơn bình thường. Nếu như người chủ quán ăn đó đổi một loại đũa khác, mỗi khách hàng có thể dùng bữa nhanh hơn một chút, họ sẽ rời quán nhanh hơn và đương nhiên sẽ có thêm chỗ trống cho khách hàng mới. Người chủ quán với lối tư duy nhất thiết phải mở rộng mặt bằng đã không thể phát hiện ra cách giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trước khi Starbucks mở rộng các cửa hàng của mình trên toàn thế giới, có một quy luật bất thành văn là các cửa hàng cà phê không được ở quá xa xưởng rang vì quãng đường vận chuyển sẽ làm hạt cà phê hút ẩm và giảm chất lượng.

Tuy vậy, với quyết tâm và tầm nhìn của mình, Howard Schultz đã xây dựng hàng loạt các cửa hàng một cách nhanh chóng và ở cách xa xưởng rang cũ.

Bí quyết để đảm bảo chất lượng cà phê của ông là sử dụng một loại túi hút chân không vận chuyển hạt cà phê sau khi rang. Nếu vẫn tuân theo những quy luật xưa cũ, hẳn Stabucks đã không trở thành một công ty toàn cầu như hiện nay.

Đôi khi, chính chúng ta tự trói buộc mình, biến mình thành nô lệ của những tư duy, thói quen cũ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều người dù rất chăm chỉ, cố gắng song cũng không thể vươn lên địa vị giàu có.

Để có thể gặt hái được nhiều thành công, chúng ta cần phải biết loại bỏ những tư duy theo lối mòn, sách vở. Những tư duy lối mòn đó cũng là cạm bẫy mà người chủ giỏi phải biết vượt qua.
____________________
Nguồn Capro

Phan Thanh
22-03-20, 05:16
Thanks anh H rất nhiều về tư duy mới khá rộng của anh. Cái đó có thể lý giải bằng những kiến thức cơ bản của phong thủy lý khí.
Thực ra có nhiều điều cơ bản được các chân sư ẩn chứa trong các sách thường được gọi là "khẩu thụ tâm truyền" chỉ truyền có đệ tử yêu, không mang đi rao bán bên ngoài, hay tiết lộ phổ biến. phải xem nhân duyên và đạo đức người học. Các vị ấy cũng sợ tiết lộ và sợ kẻ xấu làm điều không thiện lượng.
Chúng ta học thuật nên tiếp thu thêm ý kiến của người "ngoại đạo" biết đâu còn rất nhiều điều trân quý nên học.
Chúc anh hieu74 ngày càng tinh tấn.

Thienthai
06-04-20, 21:36
Kể 1 câu truyện vui:

Tư duy "đít ngựa" và tư duy lối mòn.

Có một câu chuyện cười về ảnh hưởng của lối suy nghĩ, thói quen xưa cũ đến những việc trọng đại trong lịch sử mà tôi đã từng đọc như sau:

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai thanh ray đường tàu hỏa ở Mỹ là 4,85 foot (1,478 met). Đây là một tiêu chuẩn rất kỳ lạ, vậy từ đâu mà có tiêu chuẩn này?

Thì ra, đây là tiêu chuẩn của đường sắt Anh, bởi vì đường sắt sớm nhất ở Mỹ do người Anh thiết kế xây dựng.

Vậy tại sao người Anh lại dùng tiêu chuẩn này?

Đó là vì đường sắt của Anh là do người xây dựng đường ray xe điện thiết kế, mà tiêu chuẩn 4,85 foot chính là tiêu chuẩn mà xe điện áp dụng.

Vậy tiêu chuẩn đường ray xe điện từ đâu mà có?

Thì ra, người đâu tiên làm ra xe điện trước đây làm xe ngựa và họ đã lấy khoảng cách giữa hai bánh xe ngựa làm tiêu chuẩn.

Vậy tại sao xe ngựa lại phải áp dụng tiêu chuẩn nhất định này?

Bởi vì nếu lúc đó khoảng cách giữa hai bánh xe khác đi thì bánh xe ngựa sẽ rất nhanh chóng bị đâm hỏng khi đi trên những con đường cũ tại nước Anh.

Tại sao lại như vậy?
Bởi vì độ rộng của những con đường đó là 4,85 foot.
Vậy, con số này từ đâu mà có?
Đáp án là do người La Mã cổ định ra, khoảng cách 4,85 foot chính là độ rộng của chiến xa La Mã.

Nếu bất kỳ ai đi trên những con đường này mà lại dùng một khoảng cách giữa hai bánh xe khác đi thì tuổi thọ bánh xe của anh ta không thể kéo dài.

Chúng ta lại hỏi:

Tại sao người La Mã lại dùng khoảng cách 4,85 foot để làm khoảng cách giữa hai bánh xe của chiến xa?

Nguyên nhân rất đơn giản, đó chính là độ rộng mông của hai con ngựa kéo chiến xa. Câu chuyện đến đây kết thúc được rồi.

Nhưng trên thực tế thì vẫn chưa hết. Nếu bạn nhìn thấy trên ti vi chiếc tàu vũ trụ của Mỹ đang đứng uy nghi trên bệ phóng, bạn hãy chú ý hai bên thùng nhiên liệu của tàu vũ trụ có hai quả tên lửa dùng làm bộ phận đẩy, những bộ phận đẩy này là do nhà máy đặt tại bang Utah cung cấp.
Nếu có thể, những kỹ sư của nhà máy hy vọng làm những bộ phận đẩy này to hơn một chút, như vậy thì dung lượng có thể lớn hơn, nhưng họ lại không thể, tại sao vậy?

Bởi vì, những bộ phận đẩy này sau khi được chế tạo xong sẽ được vận chuyển từ nhà máy đến nơi phóng bằng tàu hỏa, trên đường phải đi qua một số đường hầm, mà độ rộng của những đường hầm này chỉ rộng hơn một chút so với khoảng cách giữa hai đường ray tàu hỏa.

Suy cho cùng, những thiết kế của hệ thống vận tải tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay có lẽ đã được quyết định từ khoảng cách mông của hai con ngựa kéo chiến xa cách đây 2000 năm trước.

Câu chuyện trên cho ta thấy một điều là những tư duy, thói quen xưa cũ, nếu không được xem xét, nhìn nhận ở góc độ khác đi sẽ mang lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng tới sự phát triển của cả nhân loại.

Trong cuộc sống và trong kinh doanh, đôi khi những tư duy xưa cũ, một chiều và phiến diện cũng khiến chúng ta không thể phát triển được. Có một quán ăn nọ thức ăn rất ngon, quán lúc nào cũng đông khách đến nỗi khách hàng không có cả chỗ ngồi và nhiều khi phải chờ rất lâu mới tới lượt.

Chủ quán luôn than thở rằng không thể mở rộng mặt bằng kinh doanh cũng như điểm bán mới vì thiếu nhân lực và vốn. Tuy vậy, ông ta lại không để ý rằng khách tới quán ăn luôn phàn nàn về đôi đũa nhựa mà quán cung cấp.

Vì sao vậy? Đôi đũa khiến khách hàng khó gắp thức ăn hơn và do vậy, họ ăn lâu hơn bình thường. Nếu như người chủ quán ăn đó đổi một loại đũa khác, mỗi khách hàng có thể dùng bữa nhanh hơn một chút, họ sẽ rời quán nhanh hơn và đương nhiên sẽ có thêm chỗ trống cho khách hàng mới. Người chủ quán với lối tư duy nhất thiết phải mở rộng mặt bằng đã không thể phát hiện ra cách giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trước khi Starbucks mở rộng các cửa hàng của mình trên toàn thế giới, có một quy luật bất thành văn là các cửa hàng cà phê không được ở quá xa xưởng rang vì quãng đường vận chuyển sẽ làm hạt cà phê hút ẩm và giảm chất lượng.

Tuy vậy, với quyết tâm và tầm nhìn của mình, Howard Schultz đã xây dựng hàng loạt các cửa hàng một cách nhanh chóng và ở cách xa xưởng rang cũ.

Bí quyết để đảm bảo chất lượng cà phê của ông là sử dụng một loại túi hút chân không vận chuyển hạt cà phê sau khi rang. Nếu vẫn tuân theo những quy luật xưa cũ, hẳn Stabucks đã không trở thành một công ty toàn cầu như hiện nay.

Đôi khi, chính chúng ta tự trói buộc mình, biến mình thành nô lệ của những tư duy, thói quen cũ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều người dù rất chăm chỉ, cố gắng song cũng không thể vươn lên địa vị giàu có.

Để có thể gặt hái được nhiều thành công, chúng ta cần phải biết loại bỏ những tư duy theo lối mòn, sách vở. Những tư duy lối mòn đó cũng là cạm bẫy mà người chủ giỏi phải biết vượt qua.
____________________
Nguồn Capro

Chào anh hiếu,
Có một thắc mắc nhờ a giải đáp
Khoảng cách xa gần trong phong thủy có thể được tính như thế nào cho phù hợp?
Cảm ơn anh.