PDA

View Full Version : Sau COP 15 - làm gì để Trái đất bớt nóng?



vanhoai
11-01-10, 04:46
(TN&MT) - Sau nhiều giờ làm việc, sáng 19.12 (theo giờ Việt Nam), các quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi cuối cùng cũng đã đạt được một thoả thuận mà họ coi là "có ỹ nghĩa" tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã bế mạc tại Copenhagen (COP 15).
Thoả thuận này đạt được sau phiên đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma.
Đây là thoả thuận đầu tiên đạt được tại COP 15 với không khí căng thẳng bao trùm mặc dù lãnh đạo tối cao của các quốc gia hết sức nỗ lực trong vấn đề này. Họ đã phải làm việc suốt đêm qua (theo giờ Đan Mạch) để có được kết quả bước đầu khả quan như vậy.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu quan ngại rằng thoả thuận này chưa đủ mạnh để có thể đối phó với mối đe doạ Trái Đất ấm lên.
Sau khi thoả thuận mang tên ”Hiệp ước Copenhagen” (Copenhagen Accord) được kí giữa Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, nhiều nghi vấn vẫn đặt ra xung quanh vấn đề liệu bản hoà ước này có được các lãnh đạo quốc gia khác tham dự COP 15 ủng hộ và kí hay không.
Tổng thống Mỹ Obama cho rằng thoả thuận này chính là nền tảng cho hành động toàn cầu, nhưng cũng nhấn mạnh rằng thoả thuận này cần phải đạt được các bước tiến xa hơn.
Phát ngôn viên của Liên minh Châu Âu (EU) thì cho rằng Hiệp ước Copenhagen không đạt như mong đợi, tuy nhiên hiệp ước này cũng đã đáp ứng được phần nào mục tiêu và tham vọng của thế giới trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Đại sứ Biến đổi khí hậu của Brazil, Sergio Serra, bày tỏ sự thất vọng về thoả hiệp tại COP 15 lần này, những cũng không coi đó là một sự thất bại chính trị trong lịch sử thế giới hiện đại.
Mặc dù COP 15 cuối cùng cũng đã đạt được một thỏa thuận vào phút chót, nhưng đó mới chỉ mang tính chính trị thuần túy chứ chưa mang tính rang buộc về pháp lý như lãnh dạo các nước tham dự Hội nghị mong đợi.
Văn bản này còn phải được 193 nước thành viên Liên hợp quốc thông qua. Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thừa nhận là không đủ mạnh để ngăn chặn Trái Đất nóng lên.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=387289
Băng tuyết núi Alps (Thụy Sĩ) tan quá sớm (tháng 6-2008) so với trước đây. Hiện tượng này sẽ làm hàng triệu người thiếu nước sinh hoạt
Nội dung của thoả thuận này dựa trên các dự thảo thỏa thuận do các nhóm công tác của Liên Hợp Quốc đưa ra trước đó, trong đó đặt hạn mức gia tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C so với mức năm 1990 (thời kỳ tiền công nghiệp). Mức tăng nhiệt độ được đưa ra tại COP 15 vẫn hơn đề xuất 1,5 độ C của các quốc đảo.
Về quỹ hỗ trợ các nước phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phát triển cam kết đóng góp 10 tỉ USD từ nay đến năm 2012 và đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ huy động 100 tỉ USD.
Về cơ chế kiểm chứng, Hiệp ước Copenhagen quy định các cam kết của các nước giàu sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ và minh bạch theo Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Các nước đang phát triển cũng đưa ra các cam kết về cắt giảm khí thải trên tinh thần tự nguyện.
Theo Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy, Hiệp ước Copenhagen không phải là một văn bản hoàn hảo, nhưng là kết quả khả quan nhất, đồng thời cho biết một hội nghị cấp cao khác về chống biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức tại Đức vào giữa năm 2010.




PV (từ Copenhagen)

vanhoai
11-01-10, 04:51
TTCT - Trước kết quả có thể xem là thất bại của Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (COP 15), các cơ quan nghiên cứu đành quay về tìm biện pháp thực hiện các sáng kiến kỹ thuật để giảm nhiệt khí quyển Trái đất.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=387291
Núi lửa phun lưu huỳnh vào khí quyển

1- Rải sulfat lên khí quyển

Dựa trên thực tiễn vụ nổ núi lửa Pinatubo (Philippines, 1991), bụi lưu huỳnh tung vào khí quyển đã làm nhiệt độ Trái đất giảm 0,50C trong hai năm sau đó. Nhưng phải giải quyết các hiệu ứng phụ: không tăng tỉ lệ axit trong đại dương, lỗ thủng ozone không rộng ra và không tạo thêm mây mù trên bầu trời.

2- Trồng các cây lương thực có lá trơn

Diện tích trồng các loài cây lương thực rất lớn. Việc chọn lọc, lai tạo hoặc biến đổi gen để lá các loài cây này trơn và bóng hơn giúp phản chiếu nhiều ánh nắng mặt trời trở lại không gian sẽ làm mặt đất mát hơn.

3- Tạo nhiều mây trắng

Mặt đất mát được là nhờ các tầng mây che phủ và càng mát hơn khi các đám mây trở nên trắng hơn, phản chiếu được nhiều bức xạ mặt trời hơn. Có thể tạo ra mây trắng bằng cách bắn lên không trung các nhân ngưng kết hạt nước. Hơi muối bốc lên từ nước biển là thứ nhân có sẵn nhất.

4- Che bóng Trái đất

Ý tưởng có vẻ táo bạo và đầy nguy hiểm: bắn vào khoảng không cách xa mặt đất hàng triệu triệu đĩa nhỏ tạo nên bóng mờ che địa cầu.

5- Trồng rừng nhân tạo

Một biện pháp tốn kém khác là trồng các rừng cây nhân tạo có khả năng hút mạnh CO2. Chỉ cần trồng 100.000 cây loại này có thể hút hết phát thải ô nhiễm của cả nước Anh.

6- Bón sắt cho các đại dương

Nhằm giúp phiêu sinh thực vật biển phát triển mạnh hơn, quang hợp nhiều hơn, nhờ đó hấp thu nhiều hơn khí thải CO2. Thực nghiệm đã bắt đầu, nhưng người ta sợ rằng về lâu dài sẽ làm tăng tỉ lệ axit trong đại dương.

7- Bắt giữ và chôn lấp carbon

Kỹ thuật này đã được đề cập rất sớm, nhằm chuyển khí thải CO2 từ các nhà máy phát điện chạy than thành chất rắn rồi đem chôn ở các hầm mỏ bỏ hoang. Hi vọng việc này có thể triển khai đại trà từ năm 2015.

8- Trồng tảo trên các kiến trúc cao tầng

Nhằm khai thác khả năng quang hợp của tảo để hấp thu khí thải CO2 trong các thành phố, chuyển hóa thành nhiên liệu để giảm lệ thuộc dầu mỏ. Tảo được trồng trong các ống PBR (photo-bioreactor), phủ bên ngoài các công trình.


HOÀNG XUÂN PHƯƠNG (Theo msnbc)

vanhoai
11-01-10, 05:04
Giải pháp trồng rừng vẫn là giải pháp tối ưu nhất.

http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/01/11/05/46171263161112.JPG (http://photo.zing.vn/zp/gallery_preview/allsize.11484622.html)

dhai06
06-03-10, 16:20
Giải pháp trồng rừng vẫn là giải pháp tối ưu nhất.

http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/01/11/05/46171263161112.JPG (http://photo.zing.vn/zp/gallery_preview/allsize.11484622.html)

Quan chức cao cấp về biến đổi khí hậu của chính phủ Anh khẳng định rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giảm nếu người dân bỏ bớt thịt cừu và bia trong bữa ăn hàng ngày.

"Thay đổi lối sống, trong đó bao gồm cả chế độ ăn uống, sẽ là một trong những nhân tố thiết yếu để cắt giảm lượng khí thải carbon. Chúng tôi không nói rằng mọi người dân chỉ nên ăn rau và ngừng uống bia, song việc giảm lượng thịt và đồ uống có cồn trong bữa ăn hàng ngày chẳng những giúp chúng ta cải thiện sức khỏe, mà còn làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính", David Kennedy, người đứng đầu Ủy ban về biến đổi khí hậu trực thuộc chính phủ Anh, phát biểu.

Một nghiên cứu về các khí thải có hại do chính phủ Anh tài trợ cho thấy, để có 1 kg thịt, cừu phải giải phóng 16,6 kg khí CO2 vào khí quyển. Trong khi đó lượng CO2 dành cho 1 kg cà chua và khoai tây lần lượt là 9 kg và 0,45 kg.

Thịt cừu tạo ra nhiều CO2 vì cừu ợ ra rất nhiều khí metan, một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất. Bò cũng giải phóng nhiều khí CO2 (16 kg cho 1 kg thịt). Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng lượng khí metan mà 200 con bò thải ra trong một năm gây tác hại tương đương lượng khí CO2 mà một xe hơi thải ra sau khi chạy 160.000 km.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các loại đồ uống có cồn cũng đóng góp đáng kể vào hiệu ứng nhà kính. Quá trình trồng, xử lý hoa bia và mạch nha thành bia, rượu whisky tạo ra 15% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại Anh.

Chính phủ Anh từng cam kết cắt giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay tới năm 2050. Hơn 1/3 lượng khí metan mà xứ sở sương mù thải vào khí quyển tới từ các trang trại chăn nuôi gia súc. Với cùng khối lượng hoặc thể tích, khí metan có khả năng giữ nhiệt gấp 20 lần so với CO2. Vì thế, nó là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất. Nhưng trong khí quyển, CO2 chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với metan.
Theo Telegraph