PDA

View Full Version : Hỏi thêm anh vanhoai về tâm nhà



bonghongvang
19-01-10, 09:18
Chào anh vanhoai. Em không muốn làm ảnh hưởng đến mục nghiệm chứng của anh nên viết ra mục này để hỏi anh cho tiện. Em thấy trên diễn đàn vietnambuysell có hướng dẫn một cách xác định tâm khá đơn giản, ai cũng có thể làm dễ dàng. Không biết anh đã kiểm nghiệm độ chính xác của phương pháp này chưa. Phương pháp dùng acad thì em có thể làm được nhưng chắc nhiều người khác thì không làm được. Phương pháp cắt bìa, theo em không áp dụng được cho tất cả các trường hợp.(VD: nhà hình chữ L có 2 cạnh chữ dài tương đương và phần khuyết lớn. Lúc này tâm sẽ rơi vào phần khuyết)

http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH201001191803yti1mdg2od48384.jpeg

vanhoai
20-01-10, 16:24
Em có thể nêu phương pháp của vietnambuysell (anh ít có thời gian nên không vào website này)

namphong
21-01-10, 15:10
anh Văn Hoài, Bonghongvang:

Phương pháp chỉ ở một câu: thừa dưới 1/3 thì bỏ, thiếu dưới 1/3 thì bù, làm cho vuông vắn.

Rồi cứ vậy mà làm.

huongvi
21-01-10, 15:15
Cảm ơn anh namphong về lời chỉ dẫn xúc tích !

vanhoai
21-01-10, 15:45
Cảm ơn NP
Nhưng phương pháp này chỉ đúng khi hình thể tuy lồi lõm nhưng ít còn với những nhà phức tạp hơn thì không dùng được, lại nữa sơ đồ nhà vẽ bằng tay thì độ chính xác không cao. Thời đại vi tính nên chăng ta cho chính xác luôn? hì hì.

Hình dưới cho thấy tâm nhà sẽ khác nhau theo 2 phương pháp, tuy thấy nhỏ trong hình nhưng nhà cỡ 10 mét thì tâm cách nhau cả mét.:
http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/01/21/03/36691264063599.bmp (http://photo.zing.vn/zp/gallery_preview/allsize.11672769.html)

bonghongvang
21-01-10, 17:06
Em có thể nêu phương pháp của vietnambuysell (anh ít có thời gian nên không vào website này)
không hiểu sao khi em post bài đã có hình mà bây giờ nó biến mất tiêu. Phương pháp đó tương tự như anh namphong nói đó anh. Cái hình anh ví dụ giống một hình trong đó. Như vậy là anh khẳng định cách đó chưa chuẩn lắm?

vanhoai
21-01-10, 17:29
không hiểu sao khi em post bài đã có hình mà bây giờ nó biến mất tiêu. Phương pháp đó tương tự như anh namphong nói đó anh. Cái hình anh ví dụ giống một hình trong đó. Như vậy là anh khẳng định cách đó chưa chuẩn lắm?

Thì bữa nay anh mới thấy. Cách đó chỉ tương đối và được với những nhà hình thế đơn giản. Ngày nay người ta làm nhà, nhất là đối với dạng nhà biệt thự thì hình thế rất phức tạp, cho nên với phương pháp đó sai 1 vài mét là thường.

conan135
21-01-10, 17:37
Theo tôi thấy thì mỗi dạng nhà nên có một cách xác định khác nhau :
-Như nhà đô thi nhà hộp thì dùng theo phương pháp hình học để lấy tâm vì đất đó thì ít bị biến dạng lung tung
-Nhà ở vùng nông thôn xây theo lối cũ phân từng gian thì lấy gian chính để mà tính trung cung
-Nhà biệt thự đất đai rộng lớn thì nên lấy tâm miếng đất đễ tính trung cung mà không dùng tâm nhà vì nhà biệt thự thường xây tường cao bao xung quanh nên miếng đất đó nó sẽ chịu chung một trường khí với ngôi nhà, sau đó chia ra các cung mà gia giảm khoảng cách các công trình theo một tỉ lệ thích hợp
Nếu làm như vậy chúng ta sẽ tránh khỏi nhưng căn nhà có kiểu kiến trúc kỳ lạ hoặc không rõ ràng ,lắt léo

bonghongvang
21-01-10, 17:38
Đúng như anh nói, hiện nay nhiều nhà biệt thự có hình dạng rất phức tạp, chính vì vậy em mới quan tâm tới việc xác định tâm này. Cám ơn anh đã chỉ dạy.

lehongson
21-01-10, 23:27
thực sự tìm điểm lập cực cho những căn nhà có hình dạng không bình thường khá khó đối với em.
2 ý sau của anh conan135 thực sự là rất mới mẻ với em nên cũng không biết thế nào.
nhân tiện cũng nêu một số thông tin mong các anh chỉ giáo làm thế nào mới đúng.
-có ý kiến cho rằng tâm nhà không phải là trọng tâm của ngôi nhà chỉ khi nào nó ở các dạng hình học cơ bản thì mới trùng nhau và không được nằm ở ngoài nhà vì nó là tâm điểm của khí trường trong nhà và được xác định theo vọng khí pháp (em cũng không biết nó là cái gì).
-trong trạch vận tân án có 5 cách tìm điểm lập cực với những hình dạng không bình thường thì điểm lập cực không trùng với trọng tâm của hình (dùng autocad hay đầu bút)
-với nhà dạng tam giác có ý kiến thì lấy giao điểm 3 đường trung tuyến, có ý kiến thì lấy giao điểm 2 đường cao.
-sách của ông Hồ Kinh Quốc thì lấy điểm trung tâm (không rõ có phải điểm lập cực không?) nằm ngoài hình chữ L còn trạch vận tân án lại lấy giao điểm 2 đường trung tuyến ở trong.
vv... và còn nhiều ví dụ nữa.
em không biết là làm như thế nào nữa. hic.

vanhoai
22-01-10, 05:08
Dùng trọng tâm hay giao điểm các đường trung tuyến hay gì gì đó....Chúng ta cần có nghiệm chứng. Anh em nào có nghiệm chứng thì đưa lên để cùng học hỏi. Cảm ơn trước nha.

conan135
24-01-10, 08:35
Nếu còn lưỡng lự thì lấy cả 2 điểm rồi lập tinh bàn xem coi điểm nào đúng hơn thì theo điểm đó, không có sách nào nói đủ hết các trường hợp ngoại từ chúng ta tự tìm ra thêm thôi, giống như việc tìm hướng nah12 sách cũng chỉ nói một cách sơ lược mà

vanhoai
24-01-10, 17:23
Ý của Conan rất đúng. Nếu nghi ngờ chúng ta cần lập tinh bàn và áp vào 2 tâm xem diễn biến đã sảy ra thế nào thì có thể xác định được.

phuongvu
26-01-10, 09:15
Chào bạ BongHongVang!

Tôi thấy có nhiều quan niệm về tâm nhà (đại thái cực) và cách xác định tâm nhà và nay mọi người vẫn chưa nhật trí với nhau. Còn tôi thì nghiêng về kiểu trọng tâm. Một cách tính cũng khá chính xác trọng tâm nhà khi hình dạng của nó không đều.
Đó là cắt ra thành nhiều hình nhỏ khác nhau. Nên qui về 1 số hình dạng cơ bản là hình tam giác, hình bán nguyệt, hình chữ nhật (vuông). Ví dụ hình rẻ quạt là gồm hìnhnh tam giác và hình bán nguyệt; hình thang là 2 hình tam giá & 1 hình chữ nhật v.v...
Trọng tâm hình chữ nhật/ vuông là giao 2 đường chéo.
Trọng tâm hình tam giác là giao đường trung tuyến.
Trọng tâm hình bán nguyệt: Khoảng cách từ tâm đường tròn của bán nguyệt tới trọng tâm = (4xR)/(3x3.14) [số pi]. Trong đó R là bán kính hình bán nguyệt.
Tiếp tới là tính diện tích các hình:
DT hình chữ nhật/ vuông là tích 2 cạnh
DT hình tam giác là cạnh đáy x chiều cao
DT hình bán nguyệt là 1/2 DT hình tròn 3.14xR²
CÁCH TÍNH TÂM TOÀN DIỆN TÍCH:
- Nguyên tắc: tìm tâm chung của các diện tích liền kề theo các bước sau
- Đầu tiên là nối tâm 2 miếng liền kề. Đo khoảng cách 2 tâm. Trọng tâm là điểm chia khoảng cách theo tỷ lệ nghịch của 2 DT (trọng tâm chung gần DT lớn hơn).
- Tiếp theo là nối từ trọng tâm mới này với miếng liền kề tiếp theo. Nhưng khác với bước 1 một chút là phải lấy DT chung lũy kế để tính với miếng kế tiếp.

Đây chỉ là một giới thiệu nhỏ cho bạn nào muốn tính kiểu trọng tâm cho nhà có hình dạng không đều.
Còn theo cách tính này thì trọng tâm của nhà chữ L dài sẽ rơi ra ngòai. Chấp nhận hay không tâm nhà như thế tùy thuộc vào quan niệm & kinh nghiệm thực tế mỗi người.

Thân ái!
phuongvu

vanhoai
26-01-10, 10:56
Tâm nhà hình chữ L sẽ ra ngoài. Tôi cũng đã xem một vài nhà như thế và luận thấy đúng với thực tế. Bạn nào có kinh nghiệm khác hơn xin chia sẽ để anh em học hỏi.

nghiapqlc
08-02-10, 14:50
Trao đổi thêm với các anh, em về tính trọng tâm nhà:
Trong toán học có công thức xác định trọng tâm hình tổng hợp từ các hình thành phần. Như vậy có thể tính theo cách này hay không?
Công thức như sau:
Trong đó:
Yc: Toạ độ trọng tâm theo trục Y của hình tổng hợp.
Xc: Toạ độ trọng tâm theo trục X của hình tổng hợp.
Yci: Toạ độ trọng tâm theo trục Y của hình thành phần thứ i.
Xci: Toạ độ trọng tâm theo trục X của hình thành phần thứ i.
Fi: Diện tích của hình thành phần thứ i.
F: Diện tích của hình tổng hợp (bằng tổng diện tích các hình thành phần).
Ví dụ: Tính trọng tâm của nhà có hình như sau: Nhà hình thang vuông. Đáy lớn là 14m. Đáy nhỏ là 8m. Chiều cao là 9m.
1. Tính trọng tâm theo phương pháp hình cắt bù trừ:
- Tính theo phương pháp này bù trừ phần cạnh tam giác như hình vẽ. Sau khi bù trừ ta được hình chữ nhật cạnh là (9x11)m.
- Trọng tâm tương ứng của hình là Xc = 4,5m; Yc = 5,5m.
(Xem hình kèm theo)
1. Tính trọng tâm theo phương toán học:
Chia hình thành 2 hình thành phần là hình chữ nhật cạnh là (9x8)m và hình tam giác vuông đáy là 6m, chiều cao là 9m. Gắn vào hệ toạ độ xoy và xác định trọng tâm, diện tích các hình thành phần như sau: Xc1 = 4,5m; Yc1 = 4m; F1 = 72m2. Xc2 = 3m; Yc2 = 10m; F2 = 27m2. F = 99m2.
(Xem hình kèm theo)
Thay vào công thức tính được như sau:
Yc = ((4,5x72)+(3*27))/99 = 4,07m.
Yc = ((4,0*72)+(10*27))/99 = 5,64m
Như vậy trọng tâm của nhà tính theo 2 cách có chênh lệch. Với các diện tích lớn thì chênh lệch cũng nhiều.
Đề nghị các anh cho thêm ý kiến.

nghiapqlc
08-02-10, 14:54
Trao đổi thêm với các anh, em về tính trọng tâm nhà:
Trong toán học có công thức xác định trọng tâm hình tổng hợp từ các hình thành phần. Như vậy có thể tính theo cách này hay không?
Công thức như sau:
Yc = Tổng (Yci x Fi)/F; Xc = Tổng (Xci x Fi)/F
Trong đó:
Yc: Toạ độ trọng tâm theo trục Y của hình tổng hợp.
Xc: Toạ độ trọng tâm theo trục X của hình tổng hợp.
Yci: Toạ độ trọng tâm theo trục Y của hình thành phần thứ i.
Xci: Toạ độ trọng tâm theo trục X của hình thành phần thứ i.
Fi: Diện tích của hình thành phần thứ i.
F: Diện tích của hình tổng hợp (bằng tổng diện tích các hình thành phần).
Ví dụ: Tính trọng tâm của nhà có hình như sau: Nhà hình thang vuông. Đáy lớn là 14m. Đáy nhỏ là 8m. Chiều cao là 9m.
1. Tính trọng tâm theo phương pháp hình cắt bù trừ:
- Tính theo phương pháp này bù trừ phần cạnh tam giác như hình vẽ. Sau khi bù trừ ta được hình chữ nhật cạnh là (9x11)m.
- Trọng tâm tương ứng của hình là Xc = 4,5m; Yc = 5,5m.
(Xem hình kèm theo)
1. Tính trọng tâm theo phương toán học:
Chia hình thành 2 hình thành phần là hình chữ nhật cạnh là (9x8)m và hình tam giác vuông đáy là 6m, chiều cao là 9m. Gắn vào hệ toạ độ xoy và xác định trọng tâm, diện tích các hình thành phần như sau: Xc1 = 4,5m; Yc1 = 4m; F1 = 72m2. Xc2 = 3m; Yc2 = 10m; F2 = 27m2. F = 99m2.
(Xem hình kèm theo)
Thay vào công thức tính được như sau:
Yc = ((4,5x72)+(3*27))/99 = 4,07m.
Yc = ((4,0*72)+(10*27))/99 = 5,64m
Như vậy trọng tâm của nhà tính theo 2 cách có chênh lệch. Với các diện tích lớn thì chênh lệch cũng nhiều.
Đề nghị các anh cho thêm ý kiến.
Thân ái.
nghiapqlc

bonghongvang
08-02-10, 21:45
Nếu ai biết acad thì tính trọng tâm theo cách của anh vanhoai là đơn giản và nhanh nhất. Vấn đề ở đây là, lấy trọng tâm làm tâm để đặt là bàn có chính xác không thôi. Vì vậy, anh em nào có kinh nghiệm về các công trình có mặt bằng phức tạp thì chia sẽ cùng mọi người.

phuongvu
09-02-10, 14:24
Tôi nghĩ 2 phương pháp Anh nghiapqlc đưa ra là khác nhau.
1. Phương pháp bù trù là cách ước lượng, mỗi người có 1 kiểu ước lượng.
2. Phương pháp tính theo trọng tâm theo công thức toán học nên độ nên trọng tâm có độ chính xác cao. Tuy nhiên lấy trọng tâm (tâm nhà) chính xác theo toán học như vậy có chính xác về mặt phong thủy không?
Vì phương pháp khác nhau nên tâm nhà chênh lệch (đôi khi khá lớn) là điều không tránh khỏi.
Tôi thì hay xác định tâm nhà theo phương pháp trọng tâm vì nó còn dựa trên nguyên tắc nào đó, còn bù trừ thì nó "ước lượng quá". Áp dụng cách nào thì còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người.

Thân ái!
phuongvu

ThamLang
26-02-10, 22:15
Trao đổi thêm về cách tính trong tâm nhà :
Xin giới thiệu một cách tính trọng tâm nữa ( nhằm lại các anh "rối" thêm :202: )
Theo nguyên tắc toán học thì có thể tính trọng tâm của đa giác bất kỳ theo phương pháp vectơ , bằng cách xác định vectơ tổng bằng vectơ không.
Áp dụng cho 1 đa giác bất kỳ có thể tính như sau :
1. Cho 1 đa giác vào hệ trục XOY
2. Xác định tọa độ của tất cả các góc. Giả sử đa giác có 6 góc thì A ( xa,ya) , B (xb,yb) ......F(xf,yf)
3. Tính trung bình cộng của tất cả các tọa độ X --> xác định được tọa độ trọng tâm X
4. Tính trung bình cộng của tất cả các tọa độ Y --> xác định được tọa độ trọng tâm Y
http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/26/08/40261267190258.jpg (http://photo.zing.vn/zp/gallery_preview/allsize.12362532.html)
Chú thích : Tọa độ G (tâm hình tròn ở giữa)chính là trung bình cộng của 6 tọa độ của 6 góc.

vanhoai
27-02-10, 04:27
Tham lang coi lại. Vì chỉ bằng mắt thường cũng thấy trọng tâm G không đúng. Đúng là rối mà không rối, hì hì

ThamLang
06-03-10, 18:27
Xin lỗi mọi người. Chắc tại khi tính tọa độ dùng máy tính casio số vừa nhiều vừa lẻ đến 8 ,9 số thập phân nên có sai số, để em tính lại.
Hôm trước có bạn em là giảng viên môn Toán (của 1 trường đại học) chỉ cho em xem 2 cách tính bằng vectơ và bằng tỷ lệ diện tích của 1 hình đa giác bất kỳ và lấy 1 hình đa giác làm ví dụ cho 2 cách tính, kết quả ra trọng tâm trùng nhau.Ai ngờ em biểu diễn lại trật lất ,thiệt là mắc cỡ :1898:

dinhnguyen69
16-03-10, 00:26
Đối với hình vẽ của anh thamlang em nghĩ :
Lấy điểm giữa đoạn thẳng AB , sau đó kẻ 1 đường thẳng song song với AF cắt ngang FE
Lấy điểm giữa DE kẻ đường thẳng song song FE
ta tìm được điểm giao nhau giữa AB và DE ; em nghĩ đây chính là tâm hình vẽ

namphong
16-03-10, 08:08
Nam Phong góp ý kiến nhỏ:

Trong phong thủy xác định TÂM nhà để lập cực. Trong toán học có cách tính TRỌNG TÂM. 2 cái này thực chất không phải lúc nào cũng giống nhau. TRỌNG TÂM là tính cho một vật mà tại đó khi ta treo nó lên, tất cả được cân bằng. TÂM nhà thì không hẳn thế, lấy ĐỊA mà xét thì vì sao quả đất này không thẳng đứng mà nghiêng khoảng 23độ? lấy NHÂN mà xét thì sao tim người không ở giữa mà lại ở bên trái(có người lại nằm bên phải) cơ thể? Đây mới chính là cái gọi là TÂM nhà.

Nếu là mảnh đất trống thì thường TÂM đất và TRỌNG TÂM đất là một, khi xây nhà lên thì còn tùy cửa mở như thế nào, phòng nằm bên nào, bếp đặt ra sao, cách ngăn phòng như thế nào... mà TÂM nhà có thể khác hơn TRỌNG TÂM. Người làm phong thủy bước vào một căn nhà, đi một vòng định TÂM nhà, nhiều khi hiểu đó không phải là TRỌNG TÂM nhà nhưng vẫn dùng làm TÂM nhà. Vì sao? vì người đó CẢM NHẬN thấy như vậy.

athienloc
16-03-10, 09:49
Việc xác định TÂM nhà để lập cực, hay phòng ngũ... Ở đây chúng ta mới tính tới trọng lực tác động đến với căn nhà hay phong ngũ mà thôi. Thiết nghĩa chúng ta nên xác định Nhân Thái cực nữa, vì nó rất quan trọng cho những người cư ngụ trong căn nhà đó.
Vài ý cùng các Bạn.

KieuMi
16-03-10, 09:56
Việc xác định TÂM nhà để lập cực, hay phòng ngũ... Ở đây chúng ta mới tính tới trọng lực tác động đến với căn nhà hay phong ngũ mà thôi. Thiết nghĩa chúng ta nên xác định Nhân Thái cực nữa, vì nó rất quan trọng cho những người cư ngụ trong căn nhà đó.
Vài ý cùng các Bạn.
Xin anh athienloc cho biết cách xác định Nhân Thái cực, nghe mới quá. Cám ơn

KieuMi
16-03-10, 11:00
Nếu là mảnh đất trống thì thường TÂM đất và TRỌNG TÂM đất là một, khi xây nhà lên thì còn tùy cửa mở như thế nào, phòng nằm bên nào, bếp đặt ra sao, cách ngăn phòng như thế nào... mà TÂM nhà có thể khác hơn TRỌNG TÂM.

Anh Namphong có ý tưởng mới thực sự là có lý, xin được hỏi anh cách tính cụ thể ra sao để mọi người có thể áp dụng vô thực tế, anh có thể cho 1 vài thí dụ, cám ơn.

ThamLang
16-03-10, 16:20
Nam Phong góp ý kiến nhỏ:

Trong phong thủy xác định TÂM nhà để lập cực. Trong toán học có cách tính TRỌNG TÂM. 2 cái này thực chất không phải lúc nào cũng giống nhau. TRỌNG TÂM là tính cho một vật mà tại đó khi ta treo nó lên, tất cả được cân bằng. TÂM nhà thì không hẳn thế, lấy ĐỊA mà xét thì vì sao quả đất này không thẳng đứng mà nghiêng khoảng 23độ? lấy NHÂN mà xét thì sao tim người không ở giữa mà lại ở bên trái(có người lại nằm bên phải) cơ thể? Đây mới chính là cái gọi là TÂM nhà.

Nếu là mảnh đất trống thì thường TÂM đất và TRỌNG TÂM đất là một, khi xây nhà lên thì còn tùy cửa mở như thế nào, phòng nằm bên nào, bếp đặt ra sao, cách ngăn phòng như thế nào... mà TÂM nhà có thể khác hơn TRỌNG TÂM. Người làm phong thủy bước vào một căn nhà, đi một vòng định TÂM nhà, nhiều khi hiểu đó không phải là TRỌNG TÂM nhà nhưng vẫn dùng làm TÂM nhà. Vì sao? vì người đó CẢM NHẬN thấy như vậy.

Cho em hỏi xíu : Nếu xác định trọng tâm bằng phương pháp này, có phù hợp với tính LÝ SỐ hay không ?
Hơn nữa khi xác định tâm nhà em thường thấy người ta chỉ tính trên mặt phẳng ( theo toán học ) hoặc theo mặt phẳng đồng chất ( vật lý ) rồi căn cứ trên phương vị tọa hướng liên quan để luận cát hung, còn trường hợp tính trọng tâm bằng cách cảm nhận bao gồm cả bố cục bên trên thì em nghĩ trọng tâm phải là 1 điểm nằm ở không gian nhà hoặc là không thể tính được (do quá phức tạp ), mong anh hướng dẫn thêm về phương pháp tìm tâm nhà này.
Chúc anh nhiều sức khỏe.

athienloc
16-03-10, 21:47
Xin anh athienloc cho biết cách xác định Nhân Thái cực, nghe mới quá. Cám ơn

KieuMi,

Nhân Thái Cực là khi bạn ngũ nó tại điểm chấm chính giữa Trán bạn đó, và cũng như những nơi mà bạn ngồi lâu nhất, như dùng Vi Tính, xem Tivi... nói chung là những nơi bạn ở lâu nhất cần xét duyệt đến.

longbow132004
17-03-10, 08:48
Nam Phong góp ý kiến nhỏ:

Trong phong thủy xác định TÂM nhà để lập cực. Trong toán học có cách tính TRỌNG TÂM. 2 cái này thực chất không phải lúc nào cũng giống nhau. TRỌNG TÂM là tính cho một vật mà tại đó khi ta treo nó lên, tất cả được cân bằng. TÂM nhà thì không hẳn thế, lấy ĐỊA mà xét thì vì sao quả đất này không thẳng đứng mà nghiêng khoảng 23độ? lấy NHÂN mà xét thì sao tim người không ở giữa mà lại ở bên trái(có người lại nằm bên phải) cơ thể? Đây mới chính là cái gọi là TÂM nhà.

Nếu là mảnh đất trống thì thường TÂM đất và TRỌNG TÂM đất là một, khi xây nhà lên thì còn tùy cửa mở như thế nào, phòng nằm bên nào, bếp đặt ra sao, cách ngăn phòng như thế nào... mà TÂM nhà có thể khác hơn TRỌNG TÂM. Người làm phong thủy bước vào một căn nhà, đi một vòng định TÂM nhà, nhiều khi hiểu đó không phải là TRỌNG TÂM nhà nhưng vẫn dùng làm TÂM nhà. Vì sao? vì người đó CẢM NHẬN thấy như vậy.

trong tiếng việt ta có chuyện từ đồng âm khác nghĩa nên mới sinh ra rắc rối thế này. Đó cũng là cái hay và cũng là mặt hạn chế của tiếng việt chúng ta. TÂM mà namphong nói đến ở đây là từ "tâm" trong tâm gì? trọng tâm hay tâm thức hay tâm hồn ...vv...vv

_Trái đất nói nó nghiên 23,5 độ ko có nghĩa gì cả, muốn nói nó nghiêng 23,5 phải thì phải so nó với trục của trái đất, và trục này cũng do con người tự đặt ra trong tưởng tượng chú ko tồn tại thực tế. Thực tế là trái đất ko phải hình tròn và cũng chẳng nghiêng gì cả.

_Nếu có 1 đường tưởng tượng cắt dọc chia con 2 người làm phần bằng nhau thì ta thấy con người ko phải là sinh vật đối xứng qua trục nên tim ko phải nằm ở giữa như namphong theo như cách namphong nói

namphong
17-03-10, 09:12
_Trái đất nói nó nghiên 23,5 độ ko có nghĩa gì cả, muốn nói nó nghiêng 23,5 phải thì phải so nó với trục của trái đất, và trục này cũng do con người tự đặt ra trong tưởng tượng chú ko tồn tại thực tế. Thực tế là trái đất ko phải hình tròn và cũng chẳng nghiêng gì cả.

_Nếu có 1 đường tưởng tượng cắt dọc chia con 2 người làm phần bằng nhau thì ta thấy con người ko phải là sinh vật đối xứng qua trục nên tim ko phải nằm ở giữa như namphong theo như cách namphong nói

Ừ, đúng là không đối xứng qua tâm, bạn hiểu đúng ý NP. Một mảnh đất chia đôi, phía bên này khác với phía bên kia.

sonthuy
17-03-10, 09:28
longbow nói:
" trong tiếng việt ta có chuyện từ đồng âm khác nghĩa nên mới sinh ra rắc rối thế này. Đó cũng là cái hay và cũng là mặt hạn chế của tiếng việt chúng ta. TÂM mà namphong nói đến ở đây là từ "tâm" trong tâm gì? trọng tâm hay tâm thức hay tâm hồn ...vv...vv"
Đang nói về Tâm nhà bạn lại lái qua chuyện khác rồi !
Nghiêm cứu Phong thủy không nên hiểu quá máy móc, nên hiểu Tâm nhà là trung tâm chi phối toàn bộ căn nhà còn định vị ở đâu thì còn nhiều ý kiến đang được bàn luận (có thể VD: Thủ đô là Tâm của một Quốc gia không nhất thiết phải ở giữa nước đó)

"_Trái đất nói nó nghiên 23,5 độ ko có nghĩa gì cả, muốn nói nó nghiêng 23,5 phải thì phải so nó với trục của trái đất, và trục này cũng do con người tự đặt ra trong tưởng tượng chú ko tồn tại thực tế. Thực tế là trái đất ko phải hình tròn và cũng chẳng nghiêng gì cả."
bạn longbow nên xem lại phần này nhé !

bonghongvang
17-03-10, 09:51
_Trái đất nói nó nghiên 23,5 độ ko có nghĩa gì cả, muốn nói nó nghiêng 23,5 phải thì phải so nó với trục của trái đất, và trục này cũng do con người tự đặt ra trong tưởng tượng chú ko tồn tại thực tế. Thực tế là trái đất ko phải hình tròn và cũng chẳng nghiêng gì cả.

theo bhv biết thì trái đất hình quả cam và trục mà anh nói đến không phải con người tự đặt ra mà là trục quay của trái đất

huyducit
17-03-10, 12:01
Chào các Anh chị và các bạn !

Trục của Trái đất nghiêng 23,5 độ so với đường thằng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo (của trái đất) và đi qua tâm của nó (Trái đất).

Vài ý đóng góp cùng các bạn !

HuyDucIT

longbow132004
17-03-10, 17:22
chào bạn sonthuy, thực ra mình nói đến từ đồng âm khác nghĩa ở đây vì mình hiểu các anh chị em ở đây đang bàn luận tâm- trong từi trọng tâm của nhà- tuy nhiên ý kiến của namphong hơi khác lạ nên mình muốn hỏi namphong tâm mà theo cách namphong xét là tâm gì, và nếu có vd thực tế như namphong luận thì là cho mình mở rộng tầm mắt. Mình nghĩ câu hỏi mình ko lạc đề

_ nếu sonthuy thấy phần trái đất mình ghi sai thì mình sẽ về nghiên cứu lại .

cám ơn Sonthuy đã góp ý

longbow132004
17-03-10, 17:25
_Trái đất nói nó nghiên 23,5 độ ko có nghĩa gì cả, muốn nói nó nghiêng 23,5 phải thì phải so nó với trục của trái đất, và trục này cũng do con người tự đặt ra trong tưởng tượng chú ko tồn tại thực tế. Thực tế là trái đất ko phải hình tròn và cũng chẳng nghiêng gì cả.

theo bhv biết thì trái đất hình quả cam và trục mà anh nói đến không phải con người tự đặt ra mà là trục quay của trái đất


trục quay này mình có thấy được không hay là 1 trục tưởng tượng?