Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 25

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        chào mọi người!
        hôm nay em gửi bài về Trần Quốc Tuấn
        - Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc, ­­­­­­­­huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông là năm 1231.
        - Nguyên ông Trần Thừa (Trần Thái Tổ) có 6 người con. Con trưởng là An Sinh Vương Trần Liễu, con thứ là Trần Cảnh (Trần Thái Tông).
        - Trần Cảnh không có con nối dõi, nhân thấy người vợ cả của anh (Trần Liễu) là Thuận Thiên đang mang thai, liền nhân đó cướp lấy.

        - Trần Liễu mang mối hận lòng, quyết mời thầy giỏi về dạy cho con(Trần Quốc Tuấn).Trước phút lâm chung, trối lại cho người con yêu là Trần Quốc Tuấn:
        "Nếu con không vì cha mà lấy được thiên hạ thì ở nơi suối vàng, cha không sao nhắm mắt được"

        - Khi đã nắm chắc binh quyền, Tuấn hỏi hai gia tướng là Yết Kiêu và Giã Tượng" Nay ta muốn tuân lời cha, thừa cơ đoạt lấy giang san, ý các ngươi thế nào?"
        Yết Kiêu thưa: Kế ấy nếu thành thì được phú quý một đời, nhưng để tiếng xấu nghìn năm. Đại vương phú quý chưa đủ hay sao? Chúng tôi thà chết già với kiếp gia nô chứ không mong làn quan nhỏ mà bỏ cả trung hiếu. Trọn đời chỉ xin tôn người bán thịt dê tên là Duyệt làm thầy mà thôi.
        Tuấn nghe lời ấy, hổ thẹn mà khóc. Từ đó lại càng yêu quý hai kẻ gia bộc nhiều hơn

        (Theo Đại Việt sử ký toàn thư)

        - Lại có một hôm, vờ hỏi con là Hiển:" Xưa nay, ai cũng muốn có thiên hạ, con nghĩ sao?"
        Hiển can: "Việc đó đối với người khác họ, còn không nên làm. Huống chi là người trong cùng một họ?"
        Tuấn nghe lời cảm động lắm.

        (Đại Việt sử ký toàn thư)

        - Một lần khác, Con của Tuấn là Tảng, bàn với cha: "Như Tống Thái Tổ kia vốn là một lão nông, vậy mà còn có thể thừa cơ dấy lên, lấy được cả thiên hạ, huống chi là..."
        Tuấn nghe giận lắm, định giết Tảng, may có tâm phúc can ngăn mới tha, nhưng nói: "Sau này ta chết, phải đợi đến khi đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng"

        (Đại Việt sử ký toàn thư)

        - Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải.

        - Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.
        Là tướng nhân: ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
        Là tướng nghĩa: ông coi việc phải hơn điều lợi.
        Là tướng trí: ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
        Là tướng dũng: ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
        Là tướng tín: ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa.

        - Trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ

        Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.



        Trong số những thông tin này.Mọi người thấy khí phách của Trần Quốc Tuấn như thế nào?
        Riêng em thì nói theo tướng pháp: Khí phách hoành đại
        thay đổi nội dung bởi: chungnp, 18-04-10 lúc 21:24
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Đề tài tương tự

      1. xin tham gia phòng thảo luận tử bình
        By chungnp in forum Thông báo
        Trả lời: 19
        Bài mới: 17-04-15, 09:28
      2. Thảo luận Xương - Khúc
        By Ducminh in forum Tử vi
        Trả lời: 15
        Bài mới: 27-01-11, 08:31

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •