Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 45

      Threaded View

      1. #16
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Sau đây là bài luận (hạn năm Bính Tý) của tôi về ví dụ số 3 trong cuốn "Bát Trự Khẩu Ứng" do Phiêu Diêu đang dịch.

        Ví dụ 3. Vợ chồng nhân duyên túc thế lai.

        Càn tạo. Dân quốc năm 57 (năm 1968), sanh vào ngày 9/8 giờ sửu.

        Mậu thân nhâm tuất quý hợi quý sửu

        Đại vận: Quý hợi (7)/ giáp tý (17)/ ất sửu (27)/ bính dần (37)/ đinh mão (47)/ mậu thìn (57)

        Túy tỉnh tử viết: “Quý thủy ứng phi vũ lộ lâm, căn thông hợi tý tức giang hà”(tức quý thủy có hợi tý thông căn thì thành vượng). Mệnh cục Vương tiên sinh thuộc cách cục này. Ở đây dụng thần như thế nào? Tuy nói “cường thủy đắc mộc phương tiết kỳ thế”, nhưng thủy đa mộc phiếm, có thấy mộc cũng vô ích; cần lấy hỏa làm dụng thần, mệnh cục không có mộc thông quan, nên phạm vào cách “suy thần xung vượng thần, tất vượng thần phát” là tối kỵ. Thủy hỏa giao chiến, hỏa bại là chắc chắn. Bởi vậy chỉ có trước hết dụng táo thổ ngăn thủy thế, kế đến dụng hỏa làm hỉ thần, sanh phù táo thổ, mới có thể nói cát lành.

        Mặc dù tác giả hết sức bội phục Đường lão sư. Nhưng Đường lão sư có đoạn luận như sau “Lệnh lang năm nay (năm bính tý) tài tinh hiển lộ rõ, có thể thu được tài lợi”. Chỗ này tác giả không đồng ý, Nguyên nhân vận ất sửu, năm bính tý; ta thấy mệnh vận lưu niên thành tam hội thủy cục hợi tý sửu, bính hỏa tài tinh phùng quý thủy, mậu thổ phùng thủy đa, không có lực chế kiếp, là năm rất dễ gặp phá tài, làm sao có thể đắc tài lợi đây?“.

        Qua đây ta thấy tác giả (Thẩm Triều Hợp) đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng và Thổ là dụng thần cũng như tác giả đã dự đoán “…là năm rất dễ gặp phá tài, làm sao có thể đắc tài lợi đây?“. Vậy thì những điều này có chính xác không ?

        Sau đây là lời giải chi tiết hạn năm Bính Tý:

        Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm:
        -0,5……….-0,5………..1…………0,5………….-1
        Hỏa………..Thổ........Kim.......Thủy..... ..Mộc
        #4,2........6,12......2,55.....10,95….....#4,2

        Các đại vận và thời gian của chúng:
        Quý Hợi/Giáp Tý/Ất Sửu/Bính Dần/Đinh Mão/Mậu Thìn/Kỷ Tị
        .....6..........16.......26.........36...........4 6...........56........66
        12/1974..12/84..12/94...12/04....12/14......12/24...12/34
        [img]http://farm6.static.flickr.com/5097/5476158548_c46de8aaa0_z.jpg[/img]
        Ta thấy Tứ Trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Kỷ tàng trong Sửu trụ giờ. Nhưng nhìn kỹ thì thấy Quan Sát có 3 can-chi và nắm lệnh nên được tính thành 4 can-chi còn Tỷ Kiếp có 4 can chi thêm Kình Dương ở Hợi thành 5 can-chi. Trong các trường hợp này thì thường lấy Quan Sát làm dụng thần là đúng nhưng ở đây Thân không lớn hơn Quan Sát 5 đv cho nên nếu lấy Quan Sát làm dụng thần thì có thể coi Quan Sát cũng có 5 can-chi, vì vậy Thân dễ trở thành bị nhược là một điều xấu. Do vậy trong trường hợp này lấy Thực Thương làm dụng thần đầu tiên là có lợi nhất. Điều này trái với tác giả luận "Tuy nói “cường thủy đắc mộc phương tiết kỳ thế”, nhưng thủy đa mộc phiếm, có thấy mộc cũng vô ích;". Tại sao lại như vậy ? Bởi vì nếu lấy Tài làm dụng thần thì Tài sẽ sinh cho Quan Sát, khi đó cũng có thể coi Quan Sát được thêm 1 can-chi thì cũng chả khác gì lấy Quan Sát làm dụng thần. Mặt khác ta thấy ở đây Thủy đã bị Thổ khống chế mạnh (do can chi Thủy hầu như đều bị khắc gần và trực tiếp, Thủy từ 27,6 đv chỉ còn lại 10,95 đv) không còn thế cường vượng như tác giả nói nữa mà coi như tương đương với Thổ, hơn nữa Mộc và Hỏa coi như khuyết trong Tứ Trụ này cho nên Mộc có khả năng xì hơi Thân vượng và chế ngự Quan Sát để sinh Tài nên thế lực của Thân và Quan sát không thay đổi nên dễ phát tài, vì vậy lấy Mộc làm dụng thần đầu tiên là có lợi nhất. Dụng thần sẽ là Giáp tàng trong Hợi trụ ngày.
        1 - Năm Bính Tý thuộc đại vận Ất Sửu, tiểu vận Tân Tị và Nhâm Ngọ. Ta xét tiểu vận Nhâm Ngọ vì có điểm hạn cao hơn.
        2 - Có tam hội Hợi Tý Sửu hóa Thủy thành công có 1 + 0,25 đh (mỗi can chi trong hóa cục có điểm hạn bằng 50% đh hành của hóa cục, từ chi thứ 4 trở đi mỗi chi được thêm 0,25 đh). Trường ợp này không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm vì chỉ có 1 chi trong Tứ Trụ thay đổi hành của nó.
        Tiểu vận Nhâm Ngọ thiên khắc địa xung với lưu niên Bính Tý có 0,25 đh (vì Nhâm nhược ở tiểu vận). Chỉ có 2 trụ thiên khắc địa xung với nhau nên có thêm 0,05 đh. Một trụ thiên khắc địa xung với tam hội không thể phá được nó. Ngọ tiểu vận xung gần Tý thái tuế cũng không thể phá được tam hội cục.
        3 - Dụng thần Giáp tàng trong Hợi bị tuế vận hợp có 1 đh (vì hành của hóa cục không giống hành của dụng thần) và vượng ở lưu niên có -1 đh.
        4 - Nhật can Quý vượng ở lưu niên có -1 đh.
        5 - Nhâm trụ tháng vượng ở lưu niên khắc Bính lưu niên có 1 đh, vì vậy điểm hạn 3 cát thần của Bính lưu niên bị mất hết.
        Quý trụ ngày và trụ tháng đều thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên, vì vậy mỗi Quý có 0,5 đh can động và khắc Bính, mỗi lực có 0,5 đh.
        Ngọ tiểu vận có 1 hung thần có 0,13 đh.
        Không Vong ở Tý thái tuế không có điểm hạn (tất cả các hung, cát thần bị hợp đều không có đh).
        6 - Nước biển trụ tháng và trụ ngày có Nhâm và Quý đều vượng ở lưu niên khắc đất dịch chuyển trụ năm, vì vậy mỗi lực có 1 đh.

        Tổng số có 5,68 đh. Có tam hội cục ngoài tứ trụ có 4 chi trong đó có 2 chi khác nhau trong Tứ Trụ nên tổng điểm hạn được giảm 1,25 đh (từ chi thứ 4 trở đi mỗi chi được giảm thêm 0,25 đh, còn với tam hội có 3 chi trong Tứ Trụ liền nhau thì tổng điểm hạn được giảm 1/2; không liền nhau được giảm 1/3 với điều kiện phải có ít nhất 2 trụ của nó phải động). Do vậy tổng điểm hạn còn lại 5,63 đh - 1,25 đh = 4,43 đh. Số điểm này tương đương với phải nằm viện hay phá tài nhưng ở dạng rất nhẹ. Qua đây phải khâm phục tác giả chỉ dự đoán Phá Tài không phải là phá sản là cực kỳ chính xác. Tôi đây thật sự khâm phục, khâm phục tác giả Thẩm Triều Hợp (với tôi chắc đây là người thứ 2 sau cụ Thiệu).

        Thử tính điểm hạn năm Bính Tý nếu lấy dụng thần là Quan Sát Thổ/ Kỷ tàng trong Sửu Trụ giờ và Tài tinh Hỏa/ Đinh tàng trong Tuất trụ tháng xem sao.
        1 - Nếu Kỷ làm dụng thần thì nó tàng trong Sửu trụ giờ cũng bị tuế vận hợp có 1 đh nhưng nó Mộ tại đại vận Sửu nên có thêm 1 đh và tử tuyệt tại lưu niên có 1 đh (trong khi dụng thần giáp có -1 đh) còn các điểm hạn khác không thay đổi. Tổng điểm hạn là 8,68 đh - 1,25 đh = 7,43 đh. Số điểm này là không thể chấp nhận được vì nó thừa sức gây ra tử vong.
        2 - Nếu Đinh làm dụng thần thì hành Thủy có 1 đh. Do vậy Thủy cục có 2 đh + 0,25 đh và điểm hạn can động của mỗi Quý là 1 đh. Dụng Đinh cũng nhập mộ ở đại vận Sửu có 1 đh nhưng nhược ở tuế vận có 0 đh. Tổng số cũng là 7,43 đh . Số điểm này cũng không thể chấp nhận được.

        Không biết theo phương pháp của tôi thì bài luận này có logic, hợp lý không, nếu có sai sót gì mong được mọi người chỉ bảo.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 26-02-11 lúc 01:15
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Đề tài tương tự

      1. Sách Bát Tự Hà Lạc
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 21
        Bài mới: 02-11-15, 17:15
      2. Bát tự khẩu ứng
        By PhieuDieu in forum Tử bình- Manh Phái
        Trả lời: 48
        Bài mới: 21-02-12, 10:08
      3. Bát tự Hà Lạc
        By htruongdinh in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 5
        Bài mới: 26-03-11, 14:44
      4. Bát Tự Hà Lạc
        By htruongdinh in forum Dịch số
        Trả lời: 11
        Bài mới: 19-02-11, 13:08
      5. Mong các Bác xem giúp Bát Tự của Cự Cơ
        By Cự Cơ in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 0
        Bài mới: 27-06-09, 11:39

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •