(tt)
Tóm lại tác giả (Thẩm Triều Hợp) muốn xác định về LÝ là như vậy, nhưng thực tế có những cách cục (như tòng cách) thì không như vậy : không phải hể thấy khuyết là bổ,thấy thừa là ức . Vì như thế sẽ bị phạm vào điều cấm kị "vượng thần xung suy,suy thần xung vượng,vượng thần phát".
4. Tác giả viết: "Mà bát tự Tài đa thân nhược (tức Chính tài cách. tpt) Nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ (tức có gốc,tỉ kiếp không bị hư phù...tpt) đến vận Tỉ kiếp Ấn địa, can chi dễ dàng thuận toại mà tinh túy cô đọng, cho nên phùng Tỉ kiếp ấn thụ mà phát phúc". (Tác giả rất xác đáng khi cho rằng nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ thì không thể theo Tòng được, do đó phải luận theo Chính Tài cách vậy).
5. Tác giả viết tiếp:"...Ví như tòng tài cách,đặc tính tài tinh biểu hiện đặc biệt xuất sắc nổi bật, NHƯNG TÀI TINH XUẤT SẮC NỔI BẬT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NHỮNG VIỆC KHÁC ĐỀU ĐẸP, TỐT NHƯ Ý. Trong quá trình nghiên cứu mệnh lý, những ví dụ cổ về tòng tài cách đến vận thực thương,tài địa tức "thành vi cự phú,an phú tôn vinh" MÀ KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN CHUYỆN HUNG HỌA. Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ ngộ nhận". (ngộ nhận : đừng tưởng rằng tòng tài cách là mọi chuyện gì cũng tốt đẹp. tpt).