Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 76

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        NGUYỆT KIẾN (Cố định)
        Tháng Giêng kiến Dần
        Tháng 2 kiến Mão
        Tháng 3 kiến Thìn
        Tháng 4 kiến Tỵ
        Tháng 5 kiến Ngọ
        Tháng 6 kiến Mùi
        Tháng 7 kiến Thân
        Tháng 8 kiến Dậu
        Tháng 9 kiến Tuất
        Tháng 10 kiến Hợi
        Tháng 11 kiến Tý
        Tháng 12 kiến Sửu

        24 TIẾT, KHÍ
        (Một năm có 12 tháng, chia làm 24 tiết, khí, mỗi tháng có tiết 15 ngày và mỗi khí 15 ngày. Nên chú ý thật cẩn thận mỗi Tiết để luận đoán cho mỗi tháng, nếu Tiết chưa tới hay đã qua thì tháng đó có biến dịch. Phần này tham luận ở chương khác).

        Tháng Giêng Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy
        Tháng 2 Tiết Kinh Trực, Khí Xuân Phân
        Tháng 3 Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ
        Tháng 4 Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn
        Tháng 5 Tiết Man Chủng, Khí Hạ Chí
        Tháng 6 Tiết Tiểu Trữ, Khí Đại Trử
        Tháng 7 Tiết Lập Thu, Khí Xứ Trử
        Tháng 8 Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân
        Tháng 9 Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng
        Tháng 10 Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết
        Tháng 11 Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí
        Tháng 12 Tiết Tiểu Hàn, Khí Đại Hàn

        NHƠN NGƯƠN
        (Các Thiên Can ẩn trong địa chi hành quyền trong 12 tháng)
        Dần, tháng giêng Sau Tiết Lập Xuân, Mậu chiếm 7 ngày, Bính chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.

        Mão, tháng hai Sau Tiết Kinh Trực, Giáp chiếm 10 ngày, Ất chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.

        Thìn, tháng ba Sau Tiết Thanh Minh, Ất chiếm 9 ngày, Quý chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.

        Tỵ, tháng tư Sau Tiết Lập Hạ, Mậu chiếm 5 ngày. Canh chiếm 9 ngày, Bính chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.

        Ngọ, tháng năm Sau Tiết Man Chủng, Bính chiếm 10 ngày, Kỷ chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 11 ngày, cộng 30 ngày.

        Mùi, tháng sáu Sau Tiết Tiểu Trử, Đinh chiếm 9 ngày, Ất chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.

        Thân, tháng bảy Sau Tiết Lập Thu, Mậu và Kỷ chiếm 10 ngày, Nhâm chiếm 3 ngày, Canh chiếm 17 ngày, Cộng 30 ngày.

        Dậu, tháng tám Sau Tiết Bạch Lộ, Canh chiếm 10 ngày, Tân chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.

        Tuất, tháng chín Sau Tiết Hàn Lộ, Tân chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.

        Hợi, tháng mười Sau Tiết Lập Đông, Mậu chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 5 ngày, Nhâm chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.

        Tý, tháng 11 Sau Tiết Đại Tuyết, Nhâm chiếm 10 ngày, Quý chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.

        Sửu, tháng 12 Sau Tiết Tiểu Hàn, Quý chiếm 9 ngày, Tân chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 18 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (11-08-09),dongphuong (29-08-09),hanhxd84 (06-03-11),Haomaru (08-07-12),Hoa Tử Vi (04-06-10),htruongdinh (13-08-09),huongvi (06-11-09),macchulan (19-10-10),maile (07-06-10),maivanthuy (14-11-14),Minh Đức (30-07-13),samana (11-04-14),Saomai (11-08-09),sonthuy (11-08-09),thanhtamVT (01-12-10),thongchon1 (01-07-14),tom (11-08-09),tranduyquang (09-01-14)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        CÁCH THỨC LẬP SỐ CỦA KHOA TỬ BÌNH
        Luận số mệnh phải có cách thức mới dễ đoán, trong khoa Tử Vi chia làm 12 cung để an sao, nhưng khoa Tử Bình chỉ lấy 4 Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ lập thành bát tự, chúng ta đoán ngũ hành trong 8 chữ đó mà suy luận ra, rất giản dị và cũng rất minh bạch.

        Cách thức là lấy Can Chi của năm sinh,
        Can Chi của tháng sinh,
        Can Chi của ngày sinh,
        Can Chi của giờ sinh.

        Ví dụ: Sinh năm Giáp Tý tháng giêng, ngày mồng một, giờ Ngọ

        Sinh năm Giáp Tý, thì đặt Giáp Tý
        Sinh tháng giêng, thì đặt Bính Dần
        Sinh ngày mồng một, thì đặt Giáp Dần.
        Sinh giờ Ngọ, thì đặt Canh Ngọ.

        Vì sao tháng giêng đặt Bính Dần, nay giải thích như sau.
        Bất luận năm nào, tháng giêng có Chi cố định là Dần, nhưng mỗi hàng Can của năm ấy thì khác nhau. Chúng sẽ thay đổi như sau:

        Năm Giáp và năm Kỷ, nên là chữ Bính dẫn đầu.
        Năm Ất và năm Canh nên là chữ Mậu dẫn đầu.
        Năm Bính và Tân, nên là chữ Canh dẫn đầu.
        Năm Đinh và Nhâm, nên là chữ Nhâm dẫn đầu.
        Năm Mậu và Quý, nên là chữ Giáp dẫn đầu.

        Ví dụ: sinh năm Giáp:
        Tháng giêng là Bính Dần
        Tháng 2 là Đinh Mão
        Tháng 3 là Mậu Thìn
        Tháng 4 là Kỷ Tỵ
        Tháng 5 là Canh Ngọ
        Tháng 6 là Tân Mùi
        Tháng 7 là Nhâm Thân.
        Tháng 8 là Quý Dậu
        Tháng 9 là Giáp Tuất
        Tháng 10 là Ất Hợi
        Tháng 11 Bính Tý
        Tháng 12 là Đinh Sửu
        Sinh năm Kỷ cũng giống như trên.

        Nếu sinh năm Ất thì:
        Tháng giêng là Mậu Dần
        Tháng 2 là Kỷ Mão
        Tháng 3 là Canh Thìn
        Tháng 4 là Tân Tỵ
        Tháng 5 là Nhâm Ngọ
        Tháng 6 là Quý Mùi
        Tháng 7 là Giáp Thân
        Tháng 8 là Ất Dậu
        Tháng 9 là Bính Tuất
        Tháng 10 là Đinh Hợi
        Tháng 11 là Mậu Tý
        Tháng 12 là Kỷ Sửu
        Sinh năm Canh cũng giống như trên.

        Còn các Niên Can khác cũng lấy đúng chữ Dần dẫn đầu cho tháng giêng rồi lần lượt đếm theo thứ tự cho thích hợp. Nên thật cẩn thận không được sai.

        Làm sao biết ngày mồng một là Giáp Dần?

        Rất dễ, chúng ta chỉ cần tra trong cuốn vạn niên lịch thì biết ngay. Trong vạn niên lịch nói rằng:

        Năm 1994, năm Giáp Tý, mồng một Giáp Dần, ngày 11 là Giáp Tý, ngày 21 là Giáp Tuất.

        Lập Xuân, mồng một giờ Tý giao.
        Vũ Thủy 16 giờ Mão giao.

        Bất luận năm nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng chiếu theo Vạn Niên Lịch mà tìm ra, nhưng phải thật cẩn thận coi Tiết và Khí.

        Ví dụ: Ngày mồng một giờ Tý giao Tiết Lập Xuân nay sinh giờ Ngọ, tức là đã giao tháng giêng rồi, thì phải lấy tháng giêng để đoán số mệnh.

        Còn nếu sinh giờ Tý hay giờ Thìn, chưa giao đủ Lập Xuân, tất nhiên số này phải đoán là chưa đến Tiết Lập – Xuân, tức là còn ở trong tháng 12 của năm Quý Hợi không được lập số làm năm Giáp Tý, phải làm ở năm Quý Hợi.

        Được đổi thành như sau:
        Năm Quý Hợi - Tháng Ất Sửu (tháng 12) - Ngày Giáp Dần

        Như vậy mới tránh được sự sai lầm, Tiết là đại biểu cho tháng, giờ giao qua khỏi Tiết mới là tháng đó, còn chưa qua Tiết là ở tháng trước. Nển để ý tránh sai lầm coi số đúng hay sai cũng đều do sự sai lầm này, có ảnh hưởng rất quan trọng.

        Làm sao biết từ ngày Giáp Dần mà tìm ra giờ Canh Ngọ? Điều này chúng tôi biên chép như sau thì quý vị sẽ rõ.

        Ngày Giáp và Kỷ, phải là chữ Giáp dẫn đầu cho giờ Tý.
        Ngày Ất và Canh, phải là chữ Bính dẫn đầu cho giờ Tý.
        Ngày Bính và Tân, phải là chữ Mậu dẫn đầu cho giờ Tý.
        Ngày Đinh và Nhâm, phải là chữ Canh dẫn đầu cho giờ Tý.
        Ngày Mậu và Quý, phải là chữ Nhâm dẫn đầu cho giờ Tý.

        Ví dụ: Ngày Giáp Dần:
        Giờ Tý thì phải lập Giáp Tý.
        Giờ Sửu thì phải lập Ất Sửu.
        Giờ Dần thì phải lập Bính Dần.
        Giờ Mão thì phải lập Đinh Mão.
        Giờ Thìn thì phải lập Mậu Thìn
        Giờ Tỵ thì phải lập Kỷ Tỵ.
        Giờ Ngọ thì phải lập Canh Ngọ.
        Giờ Mùi thì phải lập Tân Mùi.
        Giờ Thân thì phải lập Nhâm Thân.
        Giờ Dậu thì phải lập Quý Dậu.
        Giờ Tuất thì phải lập Giáp Tuất
        Giờ Hợi thì phải lập Ất Hợi.
        Ngày Kỷ cũng giống như trên.

        Nếu sinh ngày Bính:
        Giờ Tý thì phải lập Mậu Tý.
        Giờ Sửu thì phải lập Kỷ Sửu
        Giờ Dần thì phải lập Canh Dần
        Giờ Mão thì phải lập Tân Mão.
        Giờ Thìn thì phải lập Nhâm Thìn.
        Giờ Tỵ thì phải lập Quý Tỵ.
        Giờ Ngọ thì phải lập Giáp Ngọ.
        Giờ Mùi thì phải lập Ất Mùi.
        Giờ Thân thì phải lập Bính Thân.
        Giờ Dậu thì phải lập Đinh Dậu.
        Giờ Tuất thì phải lập Mậu Tuất.
        Giờ Hợi thì phải lập Kỷ Hợi.

        Kỳ dư thì cũng nên làm theo bản kê khai ở trên mà lập ra.

        Nay đã biết lập thành cục rồi, nhưng cách đoán thì làm sao? Cách đoán như sau, chúng ta phải lấy Thiên Can của ngày làm mệnh chủ, gọi là Nhật Nguyệt, tức xưng là Ngã (tôi). Bất cứ một số mệnh nào cũng vậy, đã lấy Nhật Nguyên làm Mệnh Chủ thì 3 Thiên Can và 4 Địa Chi còn lại là những chữ có liên quan với mình.

        Hàng Can Chi của năm sinh là cung tổ, tức là cung Phúc Đức.
        Hàng Can của tháng là anh em, hàng Chi là cha mẹ.
        Hàng Chi của ngày là thê hay phụ.
        Hàng Can Chi của giờ là con.
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 13-08-09 lúc 17:22
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 15 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (11-08-09),dongphuong (29-08-09),hanhxd84 (06-03-11),Hoa Tử Vi (04-06-10),htruongdinh (13-08-09),levantinh.qy (27-08-16),macchulan (19-10-10),maile (07-06-10),Minh Đức (30-07-13),samana (11-04-14),Saomai (11-08-09),sonthuy (11-08-09),thanhtamVT (01-12-10),thongchon1 (01-07-14),tom (11-08-09)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        THẬP THẦN (10 thần)
        Do chỗ Sinh, Khắc, Xích (tiết đi, giảm đi), TRỢ mà phân thành THẬP THẦN. Lấy THẬP THẦN đó mà cân nhắc cho thăng bằng.

        Nay tham luận như sau: THẬP THẦN có những tên sau đây:

        CHÁNH ẤN: Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, âm sinh dương.
        - Giáp gặp Quý (Quý là âm thủy sinh cho Giáp dương mộc)
        - Ất gặp Nhâm
        - Bính gặp Ất
        - Đinh gặp Giáp
        - Mậu gặp Đinh
        - Kỷ gặp Bính
        - Canh gặp Kỷ
        - Tân gặp Mậu
        - Nhâm gặp Tân
        - Quý gặp Canh

        PHIẾN ẤN (còn gọi là KIÊU): Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, dương sinh dương
        - Giáp gặp Nhâm (Nhâm là dương thủy sinh cho Giáp dương mộc)
        - Ất gặp Quý
        - Bính gặp Giáp
        - Đinh gặp Ất
        - Mậu gặp Bính
        - Kỷ gặp Đinh
        - Canh gặp Mậu
        - Tân gặp Kỷ
        - Nhâm gặp Canh
        - Quý gặp Tân

        CHÁNH QUAN: Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, âm khắc dương
        - Giáp gặp Tân (Tân là âm kim khắc Giáp dương mộc)
        - Ất gặp Canh
        - Bính gặp Quý
        - Đinh gặp Nhâm
        - Mậu gặp Ất
        - Kỷ gặp Giáp
        - Canh gặp Đinh
        - Tân gặp Bính
        - Nhâm gặp Kỷ
        - Quý gặp Mậu

        THẤT SÁT (còn gọi là THIÊN QUAN): Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, dương khắc dương
        - Giáp gặp Canh (Canh là dương kim khắc Giáp dương mộc)
        - Ất gặp Tân
        - Bính gặp Nhâm
        - Đinh gặp Quý
        - Mậu gặp Giáp
        - Kỷ gặp Ất
        - Canh gặp Bính
        - Tân gặp Đinh
        - Nhâm gặp Mậu
        - Quý gặp Kỷ

        CHÁNH TÀI: Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc âm
        - Giáp gặp Kỷ (Giáp dương mộc khắc Kỷ là âm thổ)
        - Ất gặp Mậu
        - Bính gặp Tân
        - Đinh gặp Canh
        - Mậu gặp Quý
        - Kỷ gặp Nhâm
        - Canh gặp Ất
        - Tân gặp Giáp
        - Nhâm gặp Đinh
        - Quý gặp Bính

        PHIẾN TÀI (còn gọi là Thiên Tài): Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc dương
        - Giáp gặp Mậu (Giáp dương mộc khắc Mậu là dương thổ)
        - Ất gặp Kỷ
        - Bính gặp Canh
        - Đinh gặp Tân
        - Mậu gặp Nhâm
        - Kỷ gặp Quý
        - Canh gặp Giáp
        - Tân gặp Ất
        - Nhâm gặp Bính
        - Quý gặp Đinh

        THỰC THẦN: Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh dương
        - Giáp gặp Bính (Giáp dương mộc sinh cho Bính là dương hỏa)
        - Ất gặp Đinh
        - Bính gặp Mậu
        - Đinh gặp Kỷ
        - Mậu gặp Canh
        - Kỷ gặp Tân
        - Canh gặp Nhâm
        - Tân gặp Quý
        - Nhâm gặp Giáp
        - Quý gặp Ất

        THƯƠNG QUAN: Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh âm
        - Giáp gặp Đinh (Giáp dương mộc sinh cho Đinh là âm hỏa)
        - Ất gặp Bính
        - Bính gặp Kỷ
        - Đinh gặp Mậu
        - Mậu gặp Tân
        - Kỷ gặp Canh
        - Canh gặp Quý
        - Tân gặp Nhâm
        - Nhâm gặp Ất
        - Quý gặp Giáp

        TỶ: Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và dương
        - Giáp gặp Giáp (cùng hành mộc, cùng là dương)
        - Ất gặp Ất
        - Bính gặp Bính
        - Đinh gặp Đinh
        - Mậu gặp Mậu
        - Kỷ gặp Kỷ
        - Canh gặp Canh
        - Tân gặp Tân
        - Nhâm gặp Nhâm
        - Quý gặp Quý

        KIẾP: Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và âm
        - Giáp gặp Ất (dương mộc gặp âm mộc)
        - Ất gặp Giáp
        - Bính gặp Đinh
        - Đinh gặp Bính
        - Mậu gặp Kỷ
        - Kỷ gặp Mậu
        - Canh gặp Tân
        - Tân gặp Canh
        - Nhâm gặp Quý
        - Quý gặp Nhâm
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 14-11-09 lúc 11:31
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 16 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (09-09-13),cuongbao (11-08-09),dongphuong (29-08-09),hanhxd84 (06-03-11),Hoa Tử Vi (04-06-10),htruongdinh (13-08-09),levantinh.qy (27-08-16),macchulan (19-10-10),Minh Đức (30-07-13),samana (11-04-14),Saomai (11-08-09),sonthuy (11-08-09),thanhtamVT (01-12-10),thongchon1 (01-07-14),tiendungtdt (19-11-14),tom (11-08-09)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Mar 2011
        Bài gửi
        15
        Cảm ơn
        92
        Được cảm ơn: 5 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi kimcuong Xem bài gởi
        CÁCH THỨC LẬP SỐ CỦA KHOA TỬ BÌNH
        Luận số mệnh phải có cách thức mới dễ đoán, trong khoa Tử Vi chia làm 12 cung để an sao, nhưng khoa Tử Bình chỉ lấy 4 Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ lập thành bát tự, chúng ta đoán ngũ hành trong 8 chữ đó mà suy luận ra, rất giản dị và cũng rất minh bạch.

        Cách thức là lấy Can Chi của năm sinh,
        Can Chi của tháng sinh,
        Can Chi của ngày sinh,
        Can Chi của giờ sinh.

        Ví dụ: Sinh năm Giáp Tý tháng giêng, ngày mồng một, giờ Ngọ

        Sinh năm Giáp Tý, thì đặt Giáp Tý
        Sinh tháng giêng, thì đặt Bính Dần
        Sinh ngày mồng một, thì đặt Giáp Dần.
        Sinh giờ Ngọ, thì đặt Canh Ngọ.

        Vì sao tháng giêng đặt Bính Dần, nay giải thích như sau.
        Bất luận năm nào, tháng giêng có Chi cố định là Dần, nhưng mỗi hàng Can của năm ấy thì khác nhau. Chúng sẽ thay đổi như sau:

        Năm Giáp và năm Kỷ, nên là chữ Bính dẫn đầu.
        Năm Ất và năm Canh nên là chữ Mậu dẫn đầu.
        Năm Bính và Tân, nên là chữ Canh dẫn đầu.
        Năm Đinh và Nhâm, nên là chữ Nhâm dẫn đầu.
        Năm Mậu và Quý, nên là chữ Giáp dẫn đầu.

        Ví dụ: sinh năm Giáp:
        Tháng giêng là Bính Dần
        Tháng 2 là Đinh Mão
        Tháng 3 là Mậu Thìn
        Tháng 4 là Kỷ Tỵ
        Tháng 5 là Canh Ngọ
        Tháng 6 là Tân Mùi
        Tháng 7 là Nhâm Thân.
        Tháng 8 là Quý Dậu
        Tháng 9 là Giáp Tuất
        Tháng 10 là Ất Hợi
        Tháng 11 Bính Tý
        Tháng 12 là Đinh Sửu
        Sinh năm Kỷ cũng giống như trên.

        Nếu sinh năm Ất thì:
        Tháng giêng là Mậu Dần
        Tháng 2 là Kỷ Mão
        Tháng 3 là Canh Thìn
        Tháng 4 là Tân Tỵ
        Tháng 5 là Nhâm Ngọ
        Tháng 6 là Quý Mùi
        Tháng 7 là Giáp Thân
        Tháng 8 là Ất Dậu
        Tháng 9 là Bính Tuất
        Tháng 10 là Đinh Hợi
        Tháng 11 là Mậu Tý
        Tháng 12 là Kỷ Sửu
        Sinh năm Canh cũng giống như trên.

        Còn các Niên Can khác cũng lấy đúng chữ Dần dẫn đầu cho tháng giêng rồi lần lượt đếm theo thứ tự cho thích hợp. Nên thật cẩn thận không được sai.

        Làm sao biết ngày mồng một là Giáp Dần?

        Rất dễ, chúng ta chỉ cần tra trong cuốn vạn niên lịch thì biết ngay. Trong vạn niên lịch nói rằng:

        Năm 1994, năm Giáp Tý, mồng một Giáp Dần, ngày 11 là Giáp Tý, ngày 21 là Giáp Tuất.

        Lập Xuân, mồng một giờ Tý giao.
        Vũ Thủy 16 giờ Mão giao.

        Bất luận năm nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng chiếu theo Vạn Niên Lịch mà tìm ra, nhưng phải thật cẩn thận coi Tiết và Khí.

        Ví dụ: Ngày mồng một giờ Tý giao Tiết Lập Xuân nay sinh giờ Ngọ, tức là đã giao tháng giêng rồi, thì phải lấy tháng giêng để đoán số mệnh.

        Còn nếu sinh giờ Tý hay giờ Thìn, chưa giao đủ Lập Xuân, tất nhiên số này phải đoán là chưa đến Tiết Lập – Xuân, tức là còn ở trong tháng 12 của năm Quý Hợi không được lập số làm năm Giáp Tý, phải làm ở năm Quý Hợi.

        Được đổi thành như sau:
        Năm Quý Hợi - Tháng Ất Sửu (tháng 12) - Ngày Giáp Dần

        Như vậy mới tránh được sự sai lầm, Tiết là đại biểu cho tháng, giờ giao qua khỏi Tiết mới là tháng đó, còn chưa qua Tiết là ở tháng trước. Nển để ý tránh sai lầm coi số đúng hay sai cũng đều do sự sai lầm này, có ảnh hưởng rất quan trọng.

        Làm sao biết từ ngày Giáp Dần mà tìm ra giờ Canh Ngọ? Điều này chúng tôi biên chép như sau thì quý vị sẽ rõ.

        Ngày Giáp và Kỷ, phải là chữ Giáp dẫn đầu cho giờ Tý.
        Ngày Ất và Canh, phải là chữ Bính dẫn đầu cho giờ Tý.
        Ngày Bính và Tân, phải là chữ Mậu dẫn đầu cho giờ Tý.
        Ngày Đinh và Nhâm, phải là chữ Canh dẫn đầu cho giờ Tý.
        Ngày Mậu và Quý, phải là chữ Nhâm dẫn đầu cho giờ Tý.

        Ví dụ: Ngày Giáp Dần:
        Giờ Tý thì phải lập Giáp Tý.
        Giờ Sửu thì phải lập Ất Sửu.
        Giờ Dần thì phải lập Bính Dần.
        Giờ Mão thì phải lập Đinh Mão.
        Giờ Thìn thì phải lập Mậu Thìn
        Giờ Tỵ thì phải lập Kỷ Tỵ.
        Giờ Ngọ thì phải lập Canh Ngọ.
        Giờ Mùi thì phải lập Tân Mùi.
        Giờ Thân thì phải lập Nhâm Thân.
        Giờ Dậu thì phải lập Quý Dậu.
        Giờ Tuất thì phải lập Giáp Tuất
        Giờ Hợi thì phải lập Ất Hợi.
        Ngày Kỷ cũng giống như trên.

        Nếu sinh ngày Bính:
        Giờ Tý thì phải lập Mậu Tý.
        Giờ Sửu thì phải lập Kỷ Sửu
        Giờ Dần thì phải lập Canh Dần
        Giờ Mão thì phải lập Tân Mão.
        Giờ Thìn thì phải lập Nhâm Thìn.
        Giờ Tỵ thì phải lập Quý Tỵ.
        Giờ Ngọ thì phải lập Giáp Ngọ.
        Giờ Mùi thì phải lập Ất Mùi.
        Giờ Thân thì phải lập Bính Thân.
        Giờ Dậu thì phải lập Đinh Dậu.
        Giờ Tuất thì phải lập Mậu Tuất.
        Giờ Hợi thì phải lập Kỷ Hợi.

        Kỳ dư thì cũng nên làm theo bản kê khai ở trên mà lập ra.

        Nay đã biết lập thành cục rồi, nhưng cách đoán thì làm sao? Cách đoán như sau, chúng ta phải lấy Thiên Can của ngày làm mệnh chủ, gọi là Nhật Nguyệt, tức xưng là Ngã (tôi). Bất cứ một số mệnh nào cũng vậy, đã lấy Nhật Nguyên làm Mệnh Chủ thì 3 Thiên Can và 4 Địa Chi còn lại là những chữ có liên quan với mình.

        Hàng Can Chi của năm sinh là cung tổ, tức là cung Phúc Đức.
        Hàng Can của tháng là anh em, hàng Chi là cha mẹ.
        Hàng Chi của ngày là thê hay phụ.
        Hàng Can Chi của giờ là con.
        dạ phần em tô đỏ đấy ạ.
        và với bảng 60 hoa giáp của chị KC thì tính ra năm giáp tý lại là 1982
        thay đổi nội dung bởi: hanhxd84, 06-03-11 lúc 14:16
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hanhxd84" về bài viết có ích này:

        samana (11-04-14),tranduyquang (09-01-14)

      Đề tài tương tự

      1. Sách Nhập môn Tử Bình
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 17
        Bài mới: 18-11-17, 00:47
      2. Căn bản Huyền không Đại quái
        By namphong in forum Phong thủy II
        Trả lời: 34
        Bài mới: 09-01-16, 16:10
      3. Cách chọn ngày giờ tốt căn bản
        By nguyen kim yen in forum Trạch cát
        Trả lời: 20
        Bài mới: 02-10-13, 13:31
      4. Sách Tử Bình - Tác giả Trúc Lâm Tử
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 12
        Bài mới: 10-01-13, 12:23
      5. Tử vi nhập môn
        By Tuvi in forum Tử vi
        Trả lời: 4
        Bài mới: 19-09-09, 16:59

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •