Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 9/9 đầuđầu ... 789
    kết quả từ 81 tới 87 trên 87
      1. #81
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi adhoc Xem bài gởi
        Các sao đều bình thường, không cái nào tốt xấu ...Thái tuế nhập hạn hay gì đó cũng chỉ là hình bóng của Dịch lý thôi. Tất cả đều biến đổi trong phạm vi nào đó ta đang sống.
        Nói câu này cũng giống như nhà toán học tranh khôn với nhà vật lý, bảo rằng vật lý là hình bóng của toán học, vì tất cả những gì mà vật lý có được, đều nhờ toán học cả. Nhà vật lý sẽ trả lời: Sai ! Sở dĩ nhà toán học có thể cứ nói như vậy mà không sai bởi vì Toán học là "bà hoàng" của mọi khoa học, nhưng mà là Sai bởi vì nếu cứ nói như nhà toán học thì người ta sẽ không biết được đến các nguyên lý vật lý !
        Dịch lý đông phương, cũng như toán học tây phương vậy. Nó tham dự vào mọi ngõ ngách của Lý đông phương, đủ ở các môn, từ kỳ môn, thái ất, đến tứ trụ, nhân tướng, hà lạc, ...không nơi nào là không thấy dấu vết của nó. Cho nên khi nói cái gì là hình bóng của dịch lý thì bên cạnh cái chung nhất như thế, phải đề cập tới đặc thù của mỗi môn, mà nếu thiếu nó, thì không thành cái gì cả. Lúc đó ngay cả Dịch lý, dù có muốn nói tới trong khuôn khổ môn đó, cũng mất tăm hơi.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vuivui" về bài viết có ích này:

        vân từ (27-05-12)

      3. #82
        Tham gia ngày
        Jul 2011
        Đến từ
        Canada
        Bài gửi
        126
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 90 lần
        trong 53 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi vuivui Xem bài gởi
        Nói câu này cũng giống như nhà toán học tranh khôn với nhà vật lý, bảo rằng vật lý là hình bóng của toán học, vì tất cả những gì mà vật lý có được, đều nhờ toán học cả. Nhà vật lý sẽ trả lời: Sai ! Sở dĩ nhà toán học có thể cứ nói như vậy mà không sai bởi vì Toán học là "bà hoàng" của mọi khoa học, nhưng mà là Sai bởi vì nếu cứ nói như nhà toán học thì người ta sẽ không biết được đến các nguyên lý vật lý !
        Dịch lý đông phương, cũng như toán học tây phương vậy. Nó tham dự vào mọi ngõ ngách của Lý đông phương, đủ ở các môn, từ kỳ môn, thái ất, đến tứ trụ, nhân tướng, hà lạc, ...không nơi nào là không thấy dấu vết của nó. Cho nên khi nói cái gì là hình bóng của dịch lý thì bên cạnh cái chung nhất như thế, phải đề cập tới đặc thù của mỗi môn, mà nếu thiếu nó, thì không thành cái gì cả. Lúc đó ngay cả Dịch lý, dù có muốn nói tới trong khuôn khổ môn đó, cũng mất tăm hơi.
        Thân ái.
        Lý luận kiểu gì đây ...Đã nói Dịch là chuyển động sống động, môn nào chả là bắt nguồn từ Dịch lý. tất cả đặc thù của các môn đều là Dịch lý cả...tại sao các môn biết bày ra này nọ nọ kia, có phải tư duy sống động biến hóa ra các dặc thù của từng môn không. Ôi ! đem tây phuong và tây phương ra đây làm gì, đông tây gì cũng đang ở trong một Vũ trụ này thì làm sao tránh khỏi luật Biến hóa Vũ trụ. Con người bày ra này nọ làm thành đặc thù của môn học thì cũng quay về tư duy Âm Dương thôi ....Con người chưa đủ sức nhìn ra thôi chứ Dịch thì không mất tăm hơi đâu ...Hữu xạ tự nhiên hương, chắc lỗ mũi bị nghẹt rồi ...có tăm hơi đó ...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #83
        Tham gia ngày
        Jul 2011
        Đến từ
        Canada
        Bài gửi
        126
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 90 lần
        trong 53 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi vuivui Xem bài gởi
        Cái cách luận như vậy có giải quyết được vấn đề này không ?. Không chứ gì ?. Thế thì làm sao dám bảo đảm cho thiên phủ khúc xương vẹn toàn thành cách văn chương, rồi lại bảo vì nó thủ Thân nên chi phối nửa đời sau của NHL nên tới 40 tuổi mới thành nhà văn ?. Rồi lại phải trả lời câu hỏi: Chỉ với cách văn chương thủ Thân thì hành nghề văn chương nửa đời sau, liệu có tính ra nổi sao nó lại khởi từ đại vận thiên không mà không khởi từ thái tuế có hợp lý hơn không ?.
        Rõ ràng, với kiểu ký giải như vậy, sẽ rất vướng mắc, chỉ có thể phán xét một cách chung chung, không đưa ra được một bản chất nào cả. Như vậy, chỉ với nhiệm vụ Nghiệm Lý không thôi, cũng đã thấy bất cập rồi.

        Như trên chúng ta đã thấy, nếu nói thái tuế chủ về tư cách, thì Thân cư Ri của NHL phải là hành động của người ngụy quân tử. Bởi vì cái Thân là cái Ta hành động. Chứ đừng có xiên thành cái sự khó khăn, lực bất tòng tâm. Bởi vì mệnh đã là Vũ Sát ngộ Tuần thì khó khăn lắm rồi, lực bất tòng tâm là nó ở đó, chứ đâu có chuyện Thiên phủ. Thực tế vào đại vận đó, ổng đâu có khó khăn, nếu như ổng viết văn theo trào lưu. Thế thì chỉ có mỗi cách lý giải là tuế phá chi phối hành động NHL mà buộc NHL hành động không có nhân cách vậy !. Thế chẳng phải là, nếu cố gắng giải cho rằng NHL là người có tư cách hóa chẳng phải là "gọt chân cho vừa giày" đó sao !?.
        ai cũng gọt chân cho vừa giày cả, lui về nghỉ cho khỏe hết khỏi phản biện, tự nghiệm lại khả năng lý luận của mình thì hay biết mấy ...Vũ Sát Ngộ Tuần ví như là áo giáp và gươm để treo không , thế thì làm gì có việc tuyên chiến, thì tức là không có kẻ thù ....đó là một chiêu luận đó ...Vậy không có kẻ thù mà mua áo giáp và gươm làm gì, có phải người quá lo xa không, mà lo chuyện ghê gớm ....Còn tuế phá thì là mối mọt, rỉ sét ...để lâu không xài thì vũ khí rỉ sét .....Vào đại vận đó thì chỉ là lo quá xa xa ...mà không có gì
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #84
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi adhoc Xem bài gởi
        ai cũng gọt chân cho vừa giày cả, lui về nghỉ cho khỏe hết khỏi phản biện, tự nghiệm lại khả năng lý luận của mình thì hay biết mấy ...Vũ Sát Ngộ Tuần ví như là áo giáp và gươm để treo không , thế thì làm gì có việc tuyên chiến, thì tức là không có kẻ thù ....đó là một chiêu luận đó ...Vậy không có kẻ thù mà mua áo giáp và gươm làm gì, có phải người quá lo xa không, mà lo chuyện ghê gớm ....Còn tuế phá thì là mối mọt, rỉ sét ...để lâu không xài thì vũ khí rỉ sét .....Vào đại vận đó thì chỉ là lo quá xa xa ...mà không có gì
        Chúng ta nên phân biệt cho rõ cái việc phản biện và cái sự "gọt chân cho vừa giày" Không nên như Bạn nói cái giọng ấy.
        Để có thể nói chuyện là anh A anh B là gọt chân cho vừa giày, còn anh C thì không, thời phải có thể hiện anh C luận giải thật sự thế nào. Khi ấy mới có thể nói anh C sẽ không gọt chân cho vừa giày. Trong trường hợp ấy, anh C có lên tiếng phê phán thì còn có người nghe.
        Trong khi Bạn chưa có những cống hiến như vậy, còn tôi thì bao nhiêu lá số đã giải. bạn chỉ thấy mỗi mấy lời giải như đã trích dẫn - mà tôi tin Bạn chưa đọc hết trình tự luận giải trong lá số NHL đã vội kết luận, rồi sách mé, rồi tự cao chỉ ra chiêu số gì gì đó. Thật không đáng tý nào. Ngay cái chiêu Bạn chỉ ra, cũng chỉ là sự nói đổng, nói trống lốc. Vị tất đã có giá trị.
        Còn chuyện phản biện, nên có phương pháp luận rõ ràng. Ở đây Bạn cũng vẫn sa vào cái chuyện nói trống lốc, không diễn giải, nói chuyện theo kiểu cao cao tại thượng. Cũng không hay.
        Trình độ tới đâu. nhiều người, chỉ một vài lời là nhận ra ngay. Dễ nhận ra nhất là xem người đó viết có nội dung, minh bạch, đàng hoàng. Suy luận có đường lối. Chứ không phải là cái lối nói trỏng lỏn, tuyên bố thì lớn mà nội dung học thuật chả có gì.
        Hy vọng Bạn suy xét kỹ. Tôi sẵn sàng tranh luận với Bạn, và cùng thử sức về cái gọi là có "gọt chân cho vừa giày" hay không ?
        Cùng với chủ đề bên kia, có nghĩa là chúng ta có thể cùng nhau tranh luận trên tất cả các phương diện. bạn biết cái gì, tôi tranh luận với Bạn cái đó.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #85
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi adhoc Xem bài gởi
        Lý luận kiểu gì đây ...Đã nói Dịch là chuyển động sống động, môn nào chả là bắt nguồn từ Dịch lý. tất cả đặc thù của các môn đều là Dịch lý cả...tại sao các môn biết bày ra này nọ nọ kia, có phải tư duy sống động biến hóa ra các dặc thù của từng môn không. Ôi ! đem tây phuong và tây phương ra đây làm gì, đông tây gì cũng đang ở trong một Vũ trụ này thì làm sao tránh khỏi luật Biến hóa Vũ trụ. Con người bày ra này nọ làm thành đặc thù của môn học thì cũng quay về tư duy Âm Dương thôi ....Con người chưa đủ sức nhìn ra thôi chứ Dịch thì không mất tăm hơi đâu ...Hữu xạ tự nhiên hương, chắc lỗ mũi bị nghẹt rồi ...có tăm hơi đó ...
        Lời này của Bạn đã chứng tỏ Bạn không có suy tư một tý gì về tư duy luận, về sự kết nối, so sánh hai nền học thuật đông - tây. Vậy tôi sẽ không nói tới nữa. Dù chỉ là một sự tương đồng nhỏ nhoi về vai trò toán học với khoa học tây phương và dịch lý học với học lý đông phương - một căn bản của Tri - Kiến !
        thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #86
        Tham gia ngày
        Apr 2013
        Bài gửi
        143
        Cảm ơn
        223
        Được cảm ơn: 20 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        adhoc đúng là loại tiểu nhân học thuật thì thấp thấy chú vuivui giỏi hơn thì ghen tị cái loại người như vậy sao không thấy admin xử lý nhỉ
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #87
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Bài gửi
        2
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 0 lần
        trong 0 bài viết

        Buck

        Tại hạ họ Dương tên Cuồng, trong khi đi ngao du sơn thủy, cảm khái thấy cảnh "non xanh nước biếc như tranh họa đồ", đang "nghe tiếng nước trong như tiếng hát xa", tận hưởng ngả lưng lên thảm rêu xanh giữa rừng trúc, thư thái thả hồn tới nghìn dặm chân mây. Chợt nghe 2 tên đệ tử Ma Giáo đi ngang qua, bọn chúng thì thào với nhau về cuộc Hoa Sơn luận kiếm 20 năm mới có 1 lần...

        Thật là một dịp may hiếm có.

        Vốn đang vô sự, lại thêm tính tò mò ham vui nên tại hạ liền lồm cồm bò dậy, với bình bách hoa tửu tợp một hớp sảng khoái rồi cất bước lên đường thiên lý, trực chỉ Hoa Sơn.

        Chẳng ngờ...

        Tìm đến nơi thì Hoa Sơn luận kiếm đã ngã ngũ, chỉ còn nghe được những chuyện đồn đại trong giang hồ về một cao thủ tuyệt luân...
        Nghe nói vị cao nhân này thân đã từng trải trăm trận, dù nghiên cứu hết tuyệt học các phái võ lâm nhưng gặp phải chỗ bế tắc tưởng chừng không hóa giải nổi.

        Chẳng ngờ... như đám đệ tự nhãi nhép Cái Bang thường nói "trong cái khó ló cái khôn" hay như các cụ già lụ khụ mặc áo dài thâm trong làng hay nói câu gì gì đó, hình như "vật cực tắc phản" thì phải.

        Vị cao thủ này trong khi tuyệt lộ đã tự mình ngộ ra một môn võ công mới, quán thâu hết các tuyệt học trên giang hồ, lại có thể bổ khuyết và chỉ ra yếu điểm của các phái.

        Tất nhiên các phái kia dễ gì nhận mình sút kém, danh dự tông môn đâu phải thứ đồ bỏ, võ công tông môn dù gì cũng có chút danh tiếng trên giang hồ, đâu phải chỉ dựa vào vài lời của vị cao nhân kia là mình có thể từ bỏ danh tiếng tông môn mà chạy theo người. Chỉ tự trách mình học nghệ chưa tinh, không thấu triệt lý huyền vi uyên áo do tổ sư truyền lại...

        Nghe nói rằng vị chân nhân kia đã ác chiến quần hùng, dù chỉ là luận chiến. Tuy có vài tên lưu manh nhãi nhép phá rối chen ngang nhưng luận chiến không vì thế mà gián đoạn gián đoạn. Sau cuộc thư hùng tưởng chừng như bất phân thắng bại, làm bao con tim người nghe phải nghẹt thở, cuối cùng cũng đã phân ngôi cao thấp. Vị chân nhân tính tình vui vẻ trọng hậu kia sau khi khuất phục quần hùng bằng những lý lẽ sắc sảo không sao phản biện lại được, đã khẽ thở dài, nhìn quanh một lượt bằng một ánh mắt ưu tư, rồi không từ mà biệt, khẽ lắc mình thi triển khinh công Lăng Ba Vi Bộ ( nghe nói khinh công này của phái Tiêu Dao, Quá mỗ cũng chưa từng được thấy qua, ôi...! lại cũng số tại hạ phúc bạc đức mỏng). Chỉ thấy bóng bạch y mờ ảo thoáng lướt trên ngọn tùng rồi biến mất. Từ đó tới nay biệt tích giang hồ, nghe nói chán thế sự thị phi, tiền bối này đã vân du tứ hải, hành tung như con thần Long, chỉ thấy đuôi mà chẳng thấy đầu.

        Quá Nhi ( ở nhà má má và cô cô vẫn gọi thế) ta tới đây thì chuyện luận kiếm Hoa Sơn nay đã thành chuyện kể. Ta ngồi uống bách hoa tửu nhìn xuống luận kiếm đài mà tưởng chừng còn thấy kiếm ảnh như lá rụng hoa rơi, kiếm khí ngút trời, cách xa mười trượng mà vẫn thấy khí thế kinh người.

        Ôi....uống rượu nay mà hồi tưởng chuyện xưa, Quá Nhi ta lẩm cẩm mất rồi. Nhưng giang hồ đồn đại vị tiền bối kia còn đem theo mình cuốn bí kíp tuyệt học tự mình sáng chế ra, chưa từng công bố ra võ lâm giang hồ vì nhiều kẻ muốn nhòm ngó chôm làm của riêng.

        Ôi...(lại thở dài). Ta chỉ hận mình vô duyên không được hội kiến, dù chỉ là kính nhi viễn chi. Phải chăng là "thiên địa bỉ hiền nhân ẩn"?
        Thôi ta lại quay về Cổ Mộ chờ cho qua cơn bĩ cực, ấp ủ một ngày gặp được cao nhân tiền bối chỉ cho nước sáng để hóa giải thế cờ Trân Lung này...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 9/9 đầuđầu ... 789

      Đề tài tương tự

      1. Căn nhà trời đánh
        By vân từ in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 0
        Bài mới: 22-02-10, 09:08
      2. Truyền thuyết hoa phong lan
        By PALOMA in forum Du Lịch - Gia Chánh
        Trả lời: 0
        Bài mới: 13-01-10, 20:53
      3. Luận về thê thiếp ( Thái Tuế )
        By htruongdinh in forum Tử bình
        Trả lời: 2
        Bài mới: 25-10-09, 07:26
      4. Trả lời: 19
        Bài mới: 04-10-09, 18:44

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •