Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 7 trên 7

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        1,031
        Cảm ơn
        4,637
        Được cảm ơn: 796 lần
        trong 487 bài viết

        Default SỰ KỲ DIỆU CỦA HUYỆT NGŨ HÀNH được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết

        SỰ KỲ DIỆU CỦA HUYỆT NGŨ HÀNH
        được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết

        A-Phần Lý Thuyết :
        Máy đo áp huyết đặt ở cánh tay trái theo quy luật thông thường, cũng là một định đề của người phát minh, chúng ta chỉ biết áp dụng để biết áp huyết của tim mạch, chứ ta không thể giải thích tại sao phải đặt máy ở đó mà không đặt ở chỗ khác, đành phải chấp nhận quy luật ấy.
        Theo đông y, mạch trên tay gồm 6 đường kinh có chứa những ống mạch máu liên quan đến phế, đại trường ,tâm bào, tam tiêu, tâm và tiểu trường. Khi ống mạch căng cứng co bóp mạnh sẽ làm vỡ mạch máu não có ảnh hưởng đến qủa tim và động mạch tim, vị trí qủa tim bên trái, động mạch đi xuống cơ thể không ảnh hưởng đến não, nhưng mạch lên não sẽ bị ảnh hưởng đến bàn tay đau co cứng khó cử động trước khi vỡ mạch máu não. Do đó máy bơm ép đông mạch ở cánh tay trái có thể biết trước được áp lực của mạch để kiểm soát thường xuyên hầu chữa kịp thời ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
        Trước kia máy đo áp phải bơm bằng tay, theo quy định số trên là số tối đa cao nhất bắt đầu nghe và bắt được mạch đập, rồi xả khí ra từ từ đến khi hiện ra số dưới là số tối thiểu thấp nhất còn nghe và bắt được mạch. Sự chính xác còn lệ thuộc vào thính tai nhanh mắt của bác sĩ, ngày nay máy đo áp huyết bằng điện tử chính xác hơn, nhưng tại sao phải có 3 số, tại sao 3 số lại khác nhau ở 2 cánh tay, và mỗì số có ý nghĩa gì, nhất là ý nghĩa của số thứ hai, có lẽ ngay cả người chế ra máy cũng chưa giải thích được. Nhưng dựa vào thống kê tổng kết những kinh nghiệm lâm sàng, người ta tìm ra một quy luật tiêu chuẩn, theo quy luật này, nếu áp huyết ở người lớn, đo ở cánh tay hai bên chỉ dưới 140/90mmHg mạch 70-80 là an toàn, không sơ bị tai biến mạch máu não. Khi áp huyết cao hơn 140/90mmHg mạch 80 là người đã bị bệnh cao áp huyết, hoặc dưới 100/65mmHg mạch 65 là người bị bệnh áp huyết thấp, còn tiêu chuẩn trung bình ở trẻ em dưới 12 tuổi từ 95-105/60-70mmHg mạch 60-70 là tốt.
        Đối với đông y khí công qua nhiều năm kinh nghiệm và kiểm chứng kết qủa trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đã khám phá ra nhiều điều kỳ diệu của máy đo áp huyết để tìm ra được mọi chứng bệnh nan y mà tây y chưa tìm ra nguyên nhân chính xác, điều đó chứng tỏ lý thuyết ngũ hành tạng phủ vẫn có giá trị như một định đề của khoa học trong lãnh vực chữa bệnh cho con người không kém gì tây y.
        Trước kia chưa có tây y, con người cũng đã có bệnh tật, và cũng đã có những người thầy chữa bệnh đủ các loại, ở khắp mọi nơi trên thế giới, cho nên trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật có nói : Ngươi là thầy thuốc, có khi nào ngươi treo bảng chỉ chữa được bệnh này mà không chữa được bệnh khác hay không ?, ý nói, nếu chỉ chữa được 1 bệnh thì đâu có thể gọi là thầy thuốc được, có nghĩa là không phải chữa ngọn, mà phải là điều chỉnh lại chức năng hoạt động trong con người thì mọi bệnh đều khỏi, nên không có những ngành chuyên khoa, tách rời từng tạng phủ ra để chữa như ngày nay, nên thầy thuốc đông y điều chỉnh bệnh là điều chỉnh chức năng hoạt động của cả một tổng thể ngũ hành tạng phủ trong con người có liên hệ với nhau để không làm mất quân bình chức năng của một tạng phủ nào, kết qủa tuy chậm nhưng không có biến chứng làm hại tạng phủ khác.
        Những thầy thuốc đông y chia làm 3 hạng : bậc hạ công chữa vào ngọn, trực tiếp vào nơi có bệnh cho bệnh nhân thấy kết qủa ngay để nổi tiếng, không cần chữa biến chứng, bậc trung công chữa ngừa biến chứng và chữa vào ngọn nơi có bệnh, kết quả châm hơn, nhưng không có biến chứng nào xảy ra, bậc thượng công vừa chữa ngừa biến chứng, chữa ngọn vào nơi có bệnh, và chữa vào gốc nơi nguyên nhân sinh ra bệnh, thời gian chữa khỏi bệnh lâu hơn hai loại thầy trên nhưng khỏi bệnh hoàn toàn trong một thời gian dài không tái phát..
        Nhưng tại sao lại có 3 bậc thầy, không phải vì kém trình độ hay kém tài, mà hồi xưa không có trường dạy đào tạo thầy thuốc thành 3 bậc khi học nghề thuốc, nhưng khi hành nghề do trình độ đạo đức mới tạo ra 3 bậc khác nhau, bậc hạ công tham tiền chữa nhanh và mau nổi tiếng gọi là bá đạo, bậc trung công là y đạo, bậc thượng công là vương đạo.
        Môn Khí Công Y Đạo đào tạo ra thầy thuốc lấy y đạo làm căn bản, nhưng con người sinh ra để học hỏi và tiến hóa đến mục đích cứu người theo vương đạo.
        Y đạo và vương đạo là phải theo quy luật ngũ hành tạng phủ, chữa là điều chỉnh ngũ hành tạng phủ, những thầy thuốc không theo quy luật này chỉ là thầy thuộc bậc hạ công, tránh né biện chứng luận trị theo ngũ hành tạng phủ, thậm chí còn không biết đến ngũ hành là gì, nên sau này các thầy thuốc châm cứu chỉ cần học thuộc công thức được dậy, chỉ biết tìm công thức hay thuốc có sẵn chữa vào một bệnh, đúng thì tốt, không đúng lại thay đổi công thức hay thuốc khác, rồi khác nữa, do đó để lại nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe bệnh nhân, chứ không lý luận theo ngũ hành tạng phủ để tìm nguyên nhân âm dương, khí huyết, hư thực, hàn nhiệt, biểu lý, nên không biết sáng tạo chọn ra công thức cho thuốc phù hợp để điều chỉnh đúng gốc bệnh, vì thế mới gọi là bá đạo.
        Ngày nay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã rọi sáng cho ngành đông y, qua máy đo áp huyết để chứng minh được ngũ hành tạng phủ đúng hay sai mà môn học khí công y đạo có thể giúp được cho các thầy thuốc đông y châm cứu biết được bệnh chứng do khí huyết, hư thực, hàn nhiệt để chữa vào nguyên nhân gốc bệnh theo kinh nghiệm của môn học khí công y đạo đã áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh trong những trường hợp sau đây :
        1-Tìm ra được tạng phủ nào hàn hay nhiệt.
        Tất cả các bệnh đều phải biết nguyên nhân hư thực, hàn nhiệt, do tạng phủ nào mạng, tạng phủ nào yếu, nên cần phải đo áp huyết. con số chỉ mạch đập trung bình từ 70-80 là tốt, không hàn không nhiệt.
        Nếu mạch đập dưới 65 là hàn, và trên 90 là nhiệt
        Nếu mạch đập dưới 55 là sốt hàn, và trên 120 là sốt nhiệt chứng tỏ có nhiễm trùng trong cơ thể
        Nguyên nhân gây hàn nhiệt có thể kiểm tra trên huyệt ngũ hành của tạng phủ để biết nguyên nhân gây ra từ tạng phủ nào, và mức độ vi trùng đã vào đến tạng phủ nào, chức năng tạng phủ nào còn mạnh, chức năng tạng phủ nào đã bị suy yếu.
        Máy đo áp huyết vẫn để đo trên tay cánh tay tự nhiên, thí dụ kết qủa đo được 130/80mmHg mạch 80 là bình thường.
        Tiếp tục đo áp huyết, nhưng lấy ngón tay cái ấn đề vào huyệt ngũ hành của tâm, can, tỳ, phế, thận…( chức năng của tâm ở huyệt Cưu Vĩ, của gan ở Cự Khuyết, của tỳ ở Thượng Quản, của tỳ vị ở Trung Quản, của tiểu trường là Kiến Lý, của đại trường là Thủy Phân, của thận là Khí Hải, của phổi là Trung Phủ, của tâm phế là Chiên Trung…)
        Đo áp huyết thử từng huyệt, nếu áp huyết không cách biệt, chỉ có số thứ 3 chỉ về mạch cách biệt nhiều, là tạng phủ ấy đã bị bệnh hàn hay nhiệt.
        Thí dụ kết qủa đo bình thường ở trên là lý tưởng 130/80mmHg mạch 80, nhưng ở tâm áp huyết thau đổi thành 150/90mmHg mạch 95 là tâm nhiệt đang tiềm ẩn trong người, nếu đo nhiệt độ ở lưỡi để tìm xem có sốt hay không vẫn không thấy, nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy nóng lồng ngực mà tây y không lý giải được.
        2-Tìm đưọc bệnh : Hở van tim, hẹp van tim bên trái, bên phải…
        Kết qủa của máy đo áp huyết cho ra 3 con số, số thứ nhất là số chỉ áp lực của tâm thu, qủa tim thu bóp lại, bơm máu chạy ra khỏi tim theo động mạch đi ra. Số thứ hai là số chỉ tâm trương, quả tim nở ra để hút kéo máu về tim. Số thứ 3 là mạch tim đập trong 1 phút khi tim làm việc thu vào nở ra. Con số thứ hai rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh về van tim bị hở hay hẹp ở bên trái hay bên phải.
        Thí dụ số đo bên tay trái 145/100mmHg mạch 80, số đo bên phải 140/85mmHg mạch 75.
        Nếu chỉ xét đoán theo tây y về áp huyết bên trái thì chưa phải là cao áp huyết để cần phải uống thuốc, nhưng sự khác thường của số thứ hai khiến cho bác sĩ cũng lo ngại, phải gửi đi bác sĩ chuyên khoa tim mạch để quyết định phải uống thuốc điều trị hay không. Có loại thuốc chỉ làm hạ số tâm thu mà không làm hạ tâm trương, có thể áp huyết xuống 135/98, hay xuống nữa 120/98 hoặc ngược lại 120/102mmHg…Như vậy tây y phải làm thế nào cho số thứ 2 xuống, nếu thuốc có hiệu lực làm xuống được số thứ hai thì cả hai bên tay đều xuống, thí dụ xuống được 20mmHg thì bên trái sẽ là xxx/80mmHg, bên phải sẽ là xxx/65mmHg, sự chênh lệch hai bên vẫn còn khoảng cách bất bình thường, nhưng cơ thể là một tổng hợp ngũ hành tự động tạo phản ứng cân bằng để giúp tim không bị nguy hiểm sẽ đổi mạch đập bên mạnh hơn bên yếu hơn để giữ quân bình, đó lại là một biến chứng của tim làm liệt van tim thành hẹp van tim mãn tính hay hở van tim mãn tính, cuối cùng phải mổ tim để chỉnh lại van tim hai bên…
        Số thứ hai lớn hơn 100 là dấu hiệu tim co bóp bất bình thường mới làm hở van tim, nếu trên 120 thường xuyên là có bệnh hở van tim, dấu hiệu lâm sàng như môi dưới trệ xuống ngả mầu máu bầm hơi xanh đen, đầu ngón tay có mầu như dính thuốc nhuộm đen, do máu không trao đổi được oxy. Ngược lại số thứ hai nhỏ hơn 65 có dấu hiệu hẹp van tim, nhỏ hơn nữa sẽ thường xuyên đau nhói tim, khó thở, tim đập mất nhịp.

        Theo: khicongydaododucngoc

        còn tiếp...
        Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "sonthuy" về bài viết có ích này:

        kimcuong (24-07-10),macchulan (17-10-10),tom (24-07-10)

      Đề tài tương tự

      1. Dùng tỏi chữa huyết áp cao
        By sonthuy in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 16
        Bài mới: 01-01-12, 03:00

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •