Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/6 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 54

    Ðề tài: Lá số BCN

      1. #11
        Tham gia ngày
        Jun 2010
        Bài gửi
        86
        Cảm ơn
        27
        Được cảm ơn: 29 lần
        trong 20 bài viết

        Default

        Gì mà khó tính vậy. Tôi thả tạm ra 2-3 ngày để chứng minh, rồi sau đó sẽ hạn chế chỉ có một số ít member xem được vậy.
        Chứ trong đó cũng chả có gì, chỉ có lá số bọn làm NCKH thôi.
        PhDvn đang là tâm điểm của báo chí trong thời gian gần đây, và tôi chỉ sợ báo chí /google sục vào, lôi privacy của các member ra thôi.Chả hay ho gì khi trong đó toàn thần tượng giới trẻ, báo chí tâng bốc mà nhìn ra toàn thấy ngoại tình, cắm sừng, con hoang, chết thảm, mất trinh. Hôm sau trên báo đăng tin "Nữ tiến sĩ trẻ ABC, thủ khoa ĐHSP, tốt nghiệp TS Harvard có số chửa hoang sát chồng, nạo thai 2 phát" bên cạnh bảng thành tích thì tha hồ đẹp mặt.

        Tôi còn đang định set chế độ, riêng anh C thì khi log in vào thì không nhìn thấy cái box tử vi lý số trên đó, sợ anh ấy mắng.
        thay đổi nội dung bởi: Whitebear, 23-08-10 lúc 14:28
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Whitebear" về bài viết có ích này:

        macchulan (13-09-10)

      3. #12
        1268's Avatar
        1268 is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        2,356
        Cảm ơn
        134
        Được cảm ơn: 2,060 lần
        trong 984 bài viết

        Default

        Sao mình vẫn không vào đọc được nhỉ, diến đàn đó đòi phải là Trusted member, mới cho đọc.

        Thân.
        “Những gì bạn làm hôm nay có thể cải thiện tương lai”.

      4. #13
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Cám ơn Gấu Trắng về ý kiến này. Tôi nhờ BQT edit lại tên và những gì có thể liên quan đến tên của đối tượng, như cho giải fields thành giải nobel chẳng hạn. Thay tên NBC bằng tên LDT.
        Cám ơn BQT.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vuivui" về bài viết có ích này:

        macchulan (25-08-10)

      6. #14
        Tham gia ngày
        Jun 2010
        Bài gửi
        86
        Cảm ơn
        27
        Được cảm ơn: 29 lần
        trong 20 bài viết

        Default

        Chú vuivui ơi, chú viết thêm về đề tài này đi. Nhiều người đang hóng bài viết tiếp theo của chú lắm, để hiểu về năng lực làm NCKH của mình. Bài viết này cũng giúp cháu rất nhiều trong việc điều hành diễn đàn.
        Bên bọn cháu cũng đang help nhiều bọn trẻ con tìm học bổng làm PhD ở Mỹ. Chú công bố cái này, bọn cháu thấy ai có kỳ cách về NCKH sẽ tư vấn cho nó apply Harvard, MIT, cách cục thường thường thì cho nó apply top 40-60 university, thường thường nữa thì cho nó apply mấy nơi như Hawaii Univ... Được sử dụng đúng cách thì sẽ là đóng góp thực sự có ý nghĩa cho nền KH VN chú ạ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Whitebear" về bài viết có ích này:

        sabaythatsat (03-12-12)

      8. #15
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Ta biết rằng, mỗi con người đều có tư duy logic và tư duy sáng tạo. Ở mỗi loại người trong xã hội, trình độ lý luận và mức độ sáng tạo có khác nhau. Có người nặng về lý luận, có người nặng về sáng tạo. Người nặng về lý luận, tư duy logic chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn tư duy sáng tạo thì thường hành nghề luật, thầy cãi, làm chính trị, ... Tư duy logic mà nặng thực hành thì thường làm kỹ thuật, thực nghiệm. Tư duy sáng tạo chiếm tỷ trọng cao thì thường có thiên hướng văn học nghệ thuật. Người nghiên cứu khoa học không hẳn nghiêng về phía tư duy logic chiếm tỷ trọng cao, cũng không hẳn nghiêng về phía tư duy sáng tạo chiếm ưu thế. Ở những người làm công tác nghiên cứu khoa học, thường thì cả tư duy logic và tư duy sáng tạo đều ở tầm mức cao độ. Khiến cho đứng ở góc độ nào cũng không thể liệt họ về một bên này hay bên kia.
        Nói như thế, không có nghĩa là bất cứ nhà khoa học nào cũng đầy đủ tư duy logic và tư duy sáng tạo. Cũng có những nhà khoa học nặng về tư duy logic thuần túy và cũng có những nhà khoa học thiên về tư duy sáng tạo. Nhưng với những nhà khoa học loại này, có những đặc điểm rất dễ nhận ra, và có một sự phân loại đơn giản, mà lại rất chính xác.
        Ở những nhà khoa học nặng tư duy logic, thì óc sáng tạo của họ bị vùi lấp. Những nhà khoa học này, có thể kiến thức họ bao la, họ đọc thiên kinh vạn quyển, nói năng, trình bày khúc chiết, chặt chẽ. Có thể nói, cái gì họ cũng biết. Nếu đi học, thường họ là những người học rất giỏi, thầy cô và bạn bè thán phục với những thành tích học tập rất cao. Nhưng đứng ở góc độ của người làm khoa học mà có phát minh, sáng chế, thì sẽ nói họ như là những người: Cái gì cũng biết, nhưng thật sự là họ chả biết cái gì cả. Thật thế, nói tới sách vở thì họ có thể trích lục, sao dẫn chính xác, đầy đủ không thể chế được. Nhưng trao đổi với họ những vấn đề còn đang là hóc búa, hay chưa được nghiên cứu, hay còn mới mẻ, thì họ ngọng. Họ có thể trở thành những giáo sư, những nhà sư phạm giỏi, nhưng cả đời chẳng có phát minh nào cả. Nhưng đừng nói họ không thể có những công trình. Nói thế là sai. Bởi họ vẫn có, thậm chí những công trình có tầm vóc. Chẳng hạn như đó là những công trình có tính biên tập, khảo cứu, hệ thống hóa. Với những người này, những lĩnh vực thích hợp là khảo cứu lịch sử, viết sách giáo khoa, kể cả khoa học tự nhiên và xã hội, biên tập đại bách khoa toàn thư, ...
        Ở những nhà khoa học nặng tư duy sáng tạo, thì đó là những nhà phát minh, những chuyên gia về ý tưởng. Họ có thể trình bày những ý tưởng, những đề án phát minh lớn lao. Song 10 may ra được 1, bởi những tư duy buông lung, mà người ta hay gọi đó là trí tưởng tượng phong phú. Ở những người này, thời đi học, họ thường là những học sinh bướng bỉnh, khó bảo, bất phục, được đánh giá là rất thông minh, nhưng thành tích học tập thường không ổn định, nhiều môn, ngành họ phải chấp nhận thành tích rất yếu, nhưng có những môn, ngành họ có thành tích xuất chúng, ít người bì kịp.
        Làm một nhà khoa học thực thu, nhất thiết phải có cả hai. Và tầm vóc của nhà khoa học đó tương ứng với tầm mức của cả hai loại tư duy này. Thế nhưng, oái oăm thay, hai loại tư duy này xung đột nhau, chèn ép nhau. Ở trong cùng một con người, với tầm vóc thấp thì chúng còn cùng tồn tại. Nhưng ở trình độ cao thì chúng khó mà dung nhau, khó mà đồng thời cùng có những thể hiện xuất sắc. Bởi môt bên, tư duy logic là loại tư duy bảo thủ, trói buộc, lệ thuộc. Còn tư duy sáng tạo là loại tư duy cách mạng, cải cách, phá bỏ những lệ thuộc, không chịu sự ràng buộc. Loại tư duy này rất cần sự mẫn cảm, sự nhạy bén. Vì thế, khi phát triển tới trình độ cao – không nhất thiết là do được đào tạo, mà phần lớn có được bởi năng khiếu bẩm sinh – thì nước lửa không dung nhau.
        Khi người nghiên cứu khoa học, cho dù là tương lai, có tầm vóc tư duy lớn. Ở họ, thiên nhiên, hay nói là trời cho, đã cho họ một đường "thoát" ra khỏi sự xung đột của hai loại tư duy đó. Đường thoát đó, chính là sự thăng hoa, mà người đời gọi đó là sự thăng hoa của trí tuệ. Khi trí tuệ của họ thăng hoa, hiệu ứng này nó liên hệ với những biểu hiện của khả năng, tính tình, cá tính đặc biệt. Có người thì có năng lực thể hiện âm nhạc – như Einstein, có người thể hiện ra khả năng làm thơ, có người làm họa, nặn tượng, có người thể hiện ra sự ở sinh lý. Tuy nhiên, sự thể hiện loại này cần phải phân biệt với nhiều loại khác, chẳng hạn như họ không phải là người dâm dật, cũng không phải là loại tiện dâm, ..mà ở họ, chỉ đó là sự thăng hoa về sinh lý, một sự háo sắc đặc biệt, thông qua thể hiện những si cuồng bão táp trong tình yêu. Họ yêu mãnh liệt, tôn thờ tình yêu, yêu ngấu nghiến, nhưng không phải bởi sức lực tràn trề, mà đó là bởi sự ham muốn đặc biệt mạnh mẽ. Cũng có kẻ thăng hoa ở lĩnh vực khác, như thích tranh biện, đấu trí với đời, như làm những việc chẳng giống ai, nghịch thường, chống lại cả nhân loại, xã hội – kể cả làm mafia. Phương tây xem xét những người như thế, và phát hiện ra rằng, họ thường dễ mắc những bệnh như là Thống phong chẳng hạn.
        Có một điểm cần lưu ý, những người có biểu hiện như vậy, chưa chắc đã là người nckh, nhưng những người làm công tác nckh mà có những biểu hiện xuất sắc như vậy thì họ có những tiền đề của một nhà khoa học lớn.
        Tử vi xem xét vấn đề này rất sâu sắc và rất cụ thể. Nhưng để có thể xem xét được, thời phải có phương pháp giải đoán, chí ít cũng phải giải được bài toán, vấn nạn của tử vi. Đó là bài toán sinh cùng năm tháng ngày giờ, bài toán sinh đôi, sinh ba, sinh tư, ...bài toán sinh cùng tứ trụ – cách nhau 60 năm, ... Theo lý, như từ trước tới nay, chúng ta đều biết, tổng toàn bộ số lá số khả dĩ chỉ có khoảng trên dưới nửa triệu. Nhưng số người trên trái đất này cỡ khoảng 6 tỷ người. Số người sinh ra cùng một giờ trên toàn trái đất, là bất định. Khi ấy, theo lẽ thường, số người có cùng một lá số là bất định, mặc dù về con số trung bình là xác định cỡ 12000 người. Nhưng bản chất nó vốn là bất định. Một khi bài toán này không giải được, thì khả năng phân biệt tầm vóc tư duy như trình bày ở trên là bất định. Bởi vậy, trở ngại này phải được khắc phục.
        Lý thuyết mệnh chủ, cho phép một lá số có nhiều cuộc đời. Về lý thuyết, số cuộc đời ứng với một lá số, tuy đã có giới hạn, bởi số lượng sao và tổ hợp khả dĩ của các sao trong một lá số là giới hạn, nhưng đó là một số rất lớn, và số mệnh chủ cụ thể, vốn có bản chất là bất định. Con số giới hạn mệnh chủ khả dĩ, chỉ là về mặt thực tế, chứ về mặt lý thuyết, nó có thể được bổ sung đến vô hạn, bởi trên phương diện lý thuyết, số lượng sao trong lá số tử vi, không có gì ngăn chặn nó chỉ có từng ấy sao như chúng ta đã biết hiện nay.
        Với lý thuyết mệnh chủ, chúng ta hoàn toàn có thể khảo sát bài toán về Giới NCKH.
        (Còn Tiếp)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vuivui" về bài viết có ích này:

        macchulan (25-08-10),meoxep (13-09-10)

      10. #16
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Hôm nay, có đôi chút tò mò, dạo qua diễn đàn phdvn.org. Thấy có mục tử vi và giải fields. Vào đọc, ai ngờ thấy Gấu Trắng bị vây công. Cố gắng đọc cho hết cái chủ đề ấy. Cũng thấy có nhiều điều thú vị qua cuộc tranh luận. Nhưng có một điểm nổi bật, cuộc tranh luận phân rõ đôi bên. Song cả hai bên, kẻ đi tàu thủy, người đi máy bay. Thi nhau mô tả vũ trụ. Nay ở đây, xin có đôi lời thế này:
        Nguyên trước đây, Có người bên diễn đàn phdvn này đề nghị tôi tham gia sinh hoạt cho vui. Thực tình mà nói, tham gia sinh hoạt trên những diễn đàn như vậy, tôi rất cảm động. Bởi vô đó, như là mình về được ngôi nhà thân yêu của mình, như trở về chốn xưa vậy. Gặp lại những ý tưởng đẹp đẽ của vật lý, gặp lại những phương trình toán học đã từng có một thời hút hồn tôi. Năm tháng qua đi, dù rời xa, nhưng những cái đẹp đó đã theo tôi đi suốt cuộc đời. Vậy mà mình thật khó trở về. Khó nói quá, nhưng có lẽ, không ngoài hai chữ: Số Phận.
        Mỗi người một số phận, dù vẫn còn nghiên cứu. Nhưng lại nghiên cứu ở một lĩnh vực rất xa lạ với những gì thân yêu xưa. Dẫu có trở lại, thì người đã nghiên cứu lý số phải tự biết từ rất sớm, dù đó là ngôi nhà xưa, nhưng vẫn là đồng sàng dị mộng. Nay cuộc tranh luận của Gấu Trắng xảy ra, thực đã chứng minh điều đó.
        Xin trở lại cuộc tranh luận. Rõ ràng hai bên đều có cơ sở của mình. Nhưng do bởi, cái gốc là đồng sàng dị mộng mà dẫu có tranh luận cũng bất phân thắng bại. Nhưng qua đó, thấy rõ một hiện thực:
        Nguyên nghĩa Khoa học là môn học, hay còn gọi là cái học minh thị vũ trụ quan. Nhưng phương tây đã lại có những định nghĩa mang sắc thái riêng, cho phù hợp với những tiến trình phát triển khoa học của tây phương. Và chính đông phương cũng có những định nghĩa về cái gọi là khoa học phù hợp với nó. Vậy thì đem hai định nghĩa này mà so sánh, thật bằng đánh đố nhau. Vậy phải quay trở về cái gốc của hai chữ khoa học. Nó đúng phải có ý nghĩa như trên. Cho dù ai đó, có muốn cãi cố cũng chẳng được. Chỉ có thể không công nhận nó, bởi vì nó không như cái định nghĩa của ta đã được học.
        Đến đây, thấy ngay rằng, những người có tâm tính bảo thủ như vậy, rơi vào trường hợp tư duy logic như bài trước tôi đã trình bày. Ở họ, tư duy sáng tạo bị vùi lấp (vùi lấp chứ không phải là không có, bởi vì theo lý âm dương, tư do và trói buộc là một cặp âm dương, sự tồn tại là đồng song.) nên những người này, cái mới đối với họ thật là khó chịu.
        Thế nhưng, khoa học, vẫn cứ là khoa học. Người ta đến với khoa học, chỉ với mục đích đúng như cái căn bản của nó: Đó là muốn minh thị cái vũ trụ của họ đang được quán xét. Ở tầm vóc vĩ mô, cái mà người ta muốn minh thị, trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Chính vì thế mà có những môn học đã trở nên quen thuộc, và người ta nghiễm nhiên xem nó là đại biểu cho cái gọi là Khoa Học. Cần nhớ rằng, đó là sự nghiễm nhiên coi đó ... là đại biểu. Chứ không phải toàn bộ những cái nghiễm nhiên đó là cái toàn bộ của khoa học.
        Những cái không hoặc chưa nghiễm nhiên, nó không có nghĩa không phải là khoa học, bởi vì nó vẫn đã và đang minh thị, dù chỉ là đang minh thị được từng phần. Thì theo đúng nội dung trên của hai chữ khoa học. Chính xác, chúng vẫn là khoa học.
        Có người sẽ vặn lại, đấy chỉ là từng phần được minh thị, thì rõ ràng là phi, hay chưa khoa học rồi !!!. Vâng !, nếu nói vậy, thử hỏi các khoa học phương tây hiện đại đã có thể minh thị được hoàn toàn vũ trụ quan chưa ?. Chưa chứ gì !. Còn bao nhiêu điều bí ẩn của thế giới nữa mà khoa học hiện nay đang bó tay. Càng nghiên cứu nhiều, càng thấy thế giới càng nhiều bí ẩn. Thế thì, về bản chất, có khác gì nhau.
        Cũng có người sẽ vặn lại, nhưng những gì được minh thị thì rõ rằng khoa học tây phương được minh thị hơn. Còn khoa học đông phương thì huyền bí !. Thế có phải là chưa khoa học là gì ?. Vậy xin nói rõ. Chưa khoa học, thì cả hai bên đều chưa khoa học. Chẳng có gì phân biệt cả. Bởi vì, một bên, đi tới đâu, tạm rõ tới đó. Đến ngõ cụt, lại hóa ra chẳng hiểu gì cả. Còn bên kia, chưa hiểu, đi dến đâu, đầu óc vẫn còn u u minh minh, chỉ có những bậc danh sư mới tường minh được. Song cái hiểu của nó, lại dường như là vô hạn.
        Cứ xét như vậy, thì rõ ràng là nên nhìn nhận, thay vì phản bác nó, vứt nó vào sọt rác ?. Đến khi, bên này bế tắc, lại tìm tới bên kia. Đã có nhiều nhà khoa học lớn đã tìm về với nó. Tuy chưa có ai đủ trình độ để nối kết đông tây, nhưng các ý niệm, tư tưởng đông phương đã có mặt trong nhiều phát kiến khoa học hiện đại.
        Vậy thì, nếu cứ tuyệt đối hai từ khoa học theo một trong định nghĩa của hai phía, để rồi ép nhau chứng minh, có khác gì chuyện hai chàng cowboy đấu súng. Một bên ra điều kiện anh ta sẽ được bắn trước, bắn cho đến khi trúng thì anh kia mới được phép bắn trả ?. Vậy thì đã rõ, cuộc đấu sẽ ra sao rồi. Một lý do xác đáng để cho thấy, nếu các nhà khoa học mà cứ "tư duy logic" như vậy, thì khoa học đó sẽ tư từ trở thành Tối Học.
        Nói thế không phải là để "xin" đông phương học nói chung, tử vi nói riêng, "thò" chân vào những diến đàn hay những nơi hội thảo khoa học như thế. Bởi khi đông tây vẫn ở hai đầu đòn gánh, hay anh ở đầu sông em cuối sông, thì rõ ràng là còn phải: Chờ ngày gặp lại nhớ mênh mông mà thôi !.
        Thân ái.
        thay đổi nội dung bởi: vuivui, 25-08-10 lúc 14:48
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vuivui" về bài viết có ích này:

        macchulan (25-08-10)

      12. #17
        Tham gia ngày
        Jun 2010
        Bài gửi
        86
        Cảm ơn
        27
        Được cảm ơn: 29 lần
        trong 20 bài viết

        Default

        Cháu xin phép đưa ý kiến của chú Vuivui sang bên kia để rộng đường cho những người làm NCKH khác phản biện.
        http://phdvn.org/goc-tan-nham/1697-t...html#post15845
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #18
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Thân gửi Gấu Trắng.
        Chú có qua diễn đàn phdvn.org đọc chủ đề liên quan đến anh HaUyen. Nên có mấy câu này tặng cháu:
        -Kẻ thức thời mới là Tuấn kiệt
        -Khi con Công chưa mọc đủ lông cánh, nó vẫn phải sống chung với đàn gà.
        Chú kể thêm câu chuyện này, nó ứng với bối cảnh mà cháu đang bẩm thụ hiện nay.
        Cách đây chừng 56 năm, ngày "giải phóng thủ đô". "Quân ta" về, trong đoàn quân, có một anh bộ đội. Ngày kháng chiến toàn quốc, anh từ giã bố mẹ cùng đàn em, lên đường tham gia kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Gần 9 năm xa cách, nhớ thương, cùng với bao nhiêu lần sinh tử và gian khổ. Anh háo hức trong dòng người, của đoàn quân tiến về thủ đô. Háo hức gặp lại người thân, háo hức được thăm lại ngội nhà thân yêu, và biết bao điều tốt đẹp được tưởng tượng ra đang đợi chờ. Khi anh vừa bước chân đến ngưỡng cửa, anh đã gọi rất to. Mẹ ơi, con đã vê !. - anh chỉ gọi mẹ, như đó là một tiềm thức, rồi sau đó mới nhớ ra. Đâu chỉ có mẹ, còn bố, còn các chị, em và nhiều người nữa cũng đáng được gọi to lên như thế.
        Gia đình anh,vốn là dòng dõi người Hà Thành nhiều đơi. Bố Mẹ anh chỉ là một tiểu thương, nhà có một cơ sở may với 6 công nhân. Chí thú làm ăn, cũng chỉ đủ ăn, đủ mặc nuôi dạy các con nên người. Cả đời, chả hề nghe thấy hai chữ bóc lột từ đám công nhân và hàng xóm nói với họ.
        Anh vào nhà, một cảnh tượng lạ lùng diễn ra trước mắt. Bố anh, ngồi so ro một chỗ, chẳng chịu làm gì, mặt bí xị. Còn mẹ anh cùng các em của anh lăng xăng chỗ nọ chỗ kia, lo gói ghém đồ đạc, những đồ lưu niệm và một số ít vàng bạc được gói bọc tử tế, gọn nhẹ. Như là dấu hiệu của một cuộc chia ly, rời xa cái nơi chôn rau cắt rốn của mình vậy. Mẹ anh, tâm trạng căng thẳng, đến nỗi khi anh bước vô nhà, cũng chỉ ngẩng lên chào một câu: Con đã về đấy à, ngôi nghỉ một lát, rồi mẹ có chuyện nói với con.
        Ngồi được một lúc, hết nhìn bố, đến mẹ rồi các em. Chả là anh là thứ hai, sau một chị – đã lấy chồng và theo chồng vô sài gòn từ mấy năm trước. Anh tuy là thứ hai, nhưng lại là con trai trưởng. Thanh ra, khi anh về, bố anh cũng có phần mừng. Đợi anh nghỉ một lát, bố anh mới lại gần thẽ thọt:
        Mẹ con quyết định đưa cả nhà vô nam, con à !.
        Như tiếng sét nổ bên tai, anh choáng váng, lắc đầu mấy cái, rồi mới ngập ngừng hỏi lại:
        Sao ... lại ... thế ?. Con về đây rồi mà !. Gia đình mình là gia đình theo kháng chiến, có công với cách mạng. Trong thời gian bị chiếm đóng, bố mẹ ở trong nội thành có công liên lạc, nuôi dưỡng cán bộ, đóng góp bao nhiêu là tiền của cho kháng chiến, mặc dù nhà mình có giàu có gì đâu. Hơn nữa, cách mạng cũng chỉ xếp gia đình nhà mình là tiểu thương thành thị thôi. Chứ có là địa chủ, tư sản gì đâu mà lo sợ.
        Thì bố cũng nghĩ thế, lại thêm có con tham gia kháng chiến từ những ngày đầu, bây giờ đã là cán bộ cách mạng rồi. Chả lẽ ...
        Vâng, đúng thế bố ạ, làm gì có cuộc tắm máu, làm gì có đánh giai cấp. Có đánh là đánh bọn phản động, bọn bóc lột. Chứ có ai đánh vào nhân dân bao giờ, có ai lại vô ơn đánh vào những người đã có ơn với họ !?.
        Mẹ anh, sau khi đã hòm hòm những việc chuẩn bị cho chuyến đi, mới gọi cả anh và bố anh vào buồng nói chuyện. Anh và cả bố anh nhìn nhau, tâm thế chuẩn bị những lời lẽ thuyết phục mẹ anh ở lại.
        Nhưng ngược với những điều anh nghĩ. Mẹ anh, bà im lặng hồi lâu. Có lẽ bà hiểu, chỉ có sự im lặng như thế mới đưa đầu óc của hai bố con anh trở về với chính mình, mới có thể trở nên sáng suốt hơn. Sau cùng, bà mới nói: Khi người ta đã dám ném cả bàn thờ, đốt cả chùa chiền thì không còn có gì là linh thiêng đối với họ cả. Khi ấy thì có cái gì mà Họ không dám làm !!!. Rồi bà lại tiếp: Khi người ta đã có ý thức đập phá nơi thờ tự, thì người ta sẽ vô thức trong đời sống làm người. Rồi thì những gì gọi là nhân bản, máu mủ ruột rà cũng sẽ không còn. Đi thôi.
        Nghe mẹ anh nói đến đó, anh đã hiểu. Với bà, khi đã nói đến như vậy, có nghĩa là không thể ở lại. Dù có phải chết nơi đất khách quê người, thì cũng còn sung sướng hơn vạn lần khi phải chết do chính những người thân của mình gây ra. Nhưng mà anh, bộ đội Cụ ... thì không thể hành động như mẹ anh được. Nhưng anh là con trai trưởng !?. Không biết làm gì hơn, anh đưa mắt cầu cứu bố. Nhưng Bố anh đã im lặng, đứng lên quả quyết: Mẹ con đã nói vậy thì phải đi thôi.
        Còn anh, anh xin ở lại. Và cái gì đã xảy ra thì mọi người đều biết. Hơn 30 năm sau, anh vẫn bặt vô âm tín. Mặc dù gia đình đã ra công tìm kiếm !.
        Thân ái.
        thay đổi nội dung bởi: vuivui, 26-08-10 lúc 19:28
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vuivui" về bài viết có ích này:

        macchulan (28-08-10)

      15. #19
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Giờ tôi xin tiếp tục chủ đề bị dang dở.
        Ở bài trước, tôi có đề cập tới hai loại tư duy, xung đột nhau, nhưng lại cùng tồn tại trong một con người. Ở tầm vóc cao, sự xung đột này được hóa giải bới sự thăng hoa. Kết luận này được phát biểu, sẽ có nhiều người nghi ngờ mà đặt câu hỏi: Tại sao lại là thăng hoa mà không phải là được hóa giải bởi những biến hóa khác, những thể hiện ở dưới dạng khác mà không phải là thăng hoa ?.
        Như đã mô tả sơ lược ở trên, sự thăng hoa đó biểu hiện qua như: Sự bộc lộ về khả năng âm nhạc, thơ văn, nghệ thuật, hay những cá tính khác thường về sinh lý, tình cảm. ... Điều này không phải là sự suy đoán, mà đó là từ thực tiễn. Chúng ta hoàn toàn có thể nghiệm chứng bằng những thực tê. Chẳng hạn, chúng ta tưởng tượng như sau: Có một người bị bắt, nhốt trong lao tù. Khi ấy, họ sẽ đối mặt với những xung đột lớn trong tâm lý. Thứ nhất, người ta sẽ ở trong trạng thái trói buộc, tù túng. Và khát vọng tự do sẽ trỗi dậy trong con người của họ. Khát vọng tự do càng lớn, thì sự cảm nhận về tù túng, trói buộc càng cao. Hai thứ tình cảm này xung đột nhau dữ dội. Từ đó sẽ xảy ra những trường hợp sau.
        -Người đó sẽ rơi vào khủng hoảng tâm sinh lý. Một trong hai trạng thái đó là tuyệt vọng đến hóa điên, tâm trí mất khả năng kiểm soát, thần kinh trở nên hỗn loạn. Trạng thái nữa là sự suy sụp, khuất phục trước hoàn cảnh hiện tại, cũng dẫn đến những thể hiện tuyệt vọng. Cả hai, đó là những trạng thái của người đã bị mất thăng bằng.
        -Người đó vẫn giữ vững được tinh thần. Nhưng ở họ, chúng ta sẽ thấy. Rất phổ biến như khi họ bị biệt giam, để hóa giải tình trạng xung đột, họ hát to lên, hát nhiều, đến mức cai ngục những tưởng họ bị điên. Nhưng không phải, đó là liệu pháp tinh thần của họ. Có người thì tỉ mẩn làm những việc không đâu như lau chùi chỗ mình cư ngụ rất sạch sẽ, nhặt từng hạt bụi, lau đến bóng loáng, sạch như không thể sạch hơn được nữa, tỉ mẫn theo dõi những con kiến, đếm đi đếm lại, ...khiến cho người bình thường khi nhìn thấy thế, cũng tưởng là họ điên. Có người thì đánh cờ trong tưởng tượng, có người thì làm thơ – cho dù là thơ con cóc, ... đó chính là những liệu pháp hóa giải xung đột tâm lý của họ. Chúng ta có thể nghiệm chứng qua những thực tế mà chúng ta đã thấy. Như tôi thì đã thực chứng, chẳng hạn qua trường hợp GS Đoàn Viết Hoạt hát lên trong những ngày bị biệt giam. Nữ anh hùng Võ thị Sáu, hát lên khi ra pháp trường, ... Nhiều lắm, đếm không hết.
        Quay trở lại hình thái của hai loại tư duy này. Cần nhớ rằng, chúng song song tồn tại trong mỗi con người. Chỉ là ít hay nhiều, lệch hay cân bằng. Khi tư duy logic chiếm ưu thế, chúng ta có những con người bảo thủ. Họ có thể rất giỏi, uy tín cao. Song sự nghiệp của họ ở đỉnh cao thì không thể sáng chói. Hay nói cách khác, họ không bao giờ đạt đến tầm vóc đỉnh cao trí tuệ của nhân loại được. Họ chỉ có thể là những con Gà to, đẹp mã trong một đàn gà, chứ không thể trở thành những con Công, con Phượng được.
        Khi tư duy sáng tạo chiếm ưu thế. Họ cũng có thể rất giỏi, nhưng là giỏi ở một lĩnh vực hẹp nào đó, nhiều sáng kiến, tư duy độc đáo. Song sự phát triển thường thái quá mà dẫn đến phóng túng, thiểu kiểm soát, thành ra thường có những ý tưởng điên rồ, không tưởng, thiếu thực tế, và trên hết, khả năng hiện thực hóa rất khó khăn.
        Một sự cân bằng giữa hai loại tư duy này là một trạng thái cân bằng, nhưng thể hiện bởi sự khác thường trong tâm sinh lý. Với những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Cả ba trạng thái đều khả di, đó là loại tư duy logic chiếm ưu thê, tư duy sáng tạo chiếm tỷ lượng cao hơn, và loại cân bằng được hai loại tư duy trên. Chỉ những người cân bằng được hai loại tư duy trên mới cho ra được những nhà khoa học xuất sắc, phi thường. Ở chủ đề này, chúng ta xem xét những nhà nckh loại đó.
        Tư duy logic đòi hỏi sự chặt chẽ, có tính tổ chức, quy trình thực hiện và hành động đều được sắp đặt có thứ tự, theo những quy tắc, thể chế. Tư duy có điều khiển, có lớp lang, ...
        Tư duy sáng tạo đòi hỏi sự nhạy bén, mẫn cảm, tính tự do, thoáng đạt. Không bị rằng buộc, hay trói buộc bởi những định kiến, không bảo thủ, mà luôn hướng tới sự sáng tạo, tìm ra cái mới. Vì thế, với họ, những người này khi tư duy, họ như chìm vào miên man, như nhập vào, hóa thân vào đối tượng mà họ đang quán xét. Có thể nói khi đó, họ như "nhập đồng" vậy. Ở họ, ta nói họ là những người có Ngộ tính cao. Sự hiểu biết của họ, đó là sự Giác Ngộ.
        Người nckh, khi có cả hai, họ là những người có dấu hiệu phi thường nhân.
        Trong tử vi, rất may là có tất cả những hệ sao này.
        Hệ sao Giác Ngộ.
        -Trước hết phải kể đó là các sao Không – Vong.
        Tử vi có Lục kông – vong, đó là những sao: Địa không, Địa kiếp. Tuần, Triệt. Thiên không, Kiếp sát. Tuy nhiên, mức độ, hay tầm vóc có sự phân loại, và sự khác biệt rất rõ ràng. Như sao Không thì ngộ tính chiếm ưu thế so với sao Vong. Có thể nói, khi nói đến ngộ tính, người ta nghĩ đến các sao không là chính. Sao vong, có chăng chỉ có sao Triệt là còn có ý nghĩa. Còn địa kiếp và kiếp sát, ngộ tính của nó tập trung vào sự thăng hoa vô hạn của cá tính, như kiếp sát thì nóng nảy vô hạn, địa kiếp thì hung hãn vô độ. Khi đạt tới sự thăng hoa, ngộ tính xuất hiện. Song đáng tiếc, dù cho ngộ tính xuất hiện, thì hậu quả đã xảy ra, nên người đời chẳng có mấy khi còn có thể chứng kiến sự kiện giác ngộ của những sao này. Chỉ khi những sao này có sao kiềm chế, thì ngộ tính của chúng mới thể hiện. Đó là những điểm chói sáng, như ánh chớp trong bầu trời đêm vậy.
        Xem xét trên thang bậc của sự giác ngộ, thì bậc nhất phải là hai sao Địa không và Địa kiếp. Thứ mới đến Tuần và Triệt, sau cùng là Thiên không, Kiếp sát. Nếu như sự phân loại này được phân theo chủ nghĩa kinh nghiệm, thì có thể nhiều người sẽ phản đối, bởi vì họ có thể cho rằng, thiên không mới là sao giác ngộ bậc nhất, kế đến thì thường thấy là tuần không, sau chót là địa không. Nhưng thực thì không phải như vậy. Đó chỉ là do bởi ở họ, chưa thấy rõ bản chất và nguồn gốc của các sao Không này. Đồng thời, trong khi xem xét các trường hợp cụ thể, phương pháp luận giải cũng không hẳn đã chuẩn xác, theo đó mà có những minh chứng chuẩn xác về từng sao !.
        Tôi tuy không trình bày cụ thể bản chất và nguồn gốc của các sao không này ra đây. Nhưng có một lối có thể chỉ rõ và dễ dàng hiểu được hơn. Đó là, như chúng ta đều biết thiên không – câm đèn chạy trước ô tô. Địa không – đại nghịch bất đạo. Tuần không – trung dung. Cứ như thứ bậc hay cấp độ đó mà xét, địa không là mạnh nhất, tuân không trung dung mạnh nhì, và thiên không đứng cuối bảng, chỉ xem như là sự giác ngộ. Khi đó, chúng ta hiểu rằng, cấp độ của địa không là sáng tạo, nên người có địa không mà hỏng, là khùng khùng, điên điên, hành vi chả giống ai. Nên mới nói, phi thường là ở chỗ này, bất phi thường nhân thì thành khùng nhân. Với tuần không, chỉ có thể đưa người ta tới những bậc chân nhân, thấu hiểu lẽ biến hóa của trời đất. Với thiên không con người có thể giác ngộ.
        Sự phân loại này chỉ là tương đối trên một bình diện về thang bậc mạnh yếu, chứ không thể nói người tuần không, hay địa không thì không giác ngộ, cũng như người thiên không thì khó có sáng tạo. Bởi vậy, 6 sao này, quan trọng nhất là ba sao Không, đối với tư duy, chủ về sự sáng tạo, giác ngộ.
        -Hai sao Nhật Nguyệt.
        Cũng là hai sao sáng tạo, nhưng ở hai sao này, sự sáng tạo không cực đoan như các sao Không Vong. Ở chúng có sự hài hòa, nên mang tính triết lý rất cao, đồng thời có tính mẫn cảm, sự nhạy bén mà ta thường gọi đó là những thông minh đĩnh ngộ, học một biết 10.
        -Các sao mẫn cảm: Đó là các sao như: Đào, Hồng, Thai, Thiên riêu, Hóa khoa, Hóa kỵ, Khúc, Xương, Đà la, Phục binh, Thiên cơ, thiên mã, Thât sát. ...
        Tuy nhiên, các sao này có khác nhau, đối với giơi nckh thì các sao có trọng lượng là: Thiên riêu, Đà la, Khoa, Kỵ, Phục. Xếp theo thứ tự thì Riêu, Phục, Khoa, Kỵ, Đà. Nghệ thuật thì có Hồng, Đào, Xương, Khúc đứng đầu bảng
        Có thể có nhiều người sẽ bảo rằng tôi phân loại theo cảm tính. Nhưng như đã trình bày với các sao không, thì sự phân loại ở đây cũng theo tiêu chuẩn xuất phát từ nguồn gốc các sao vậy.
        Hệ sao Logic.
        Điển hình là các Sao:
        Thiên hình, Thái tuế, Liêm trinh, Cự môn, Thái dương, Thiên lương, Khốc, Hư, ...
        Riêng với những người làm Toán, không thể không có những sao: Thiên hình, Thái tuế, Cự, Liêm trong kết cấu mệnh.
        Thái dương khi làm chủ đối với người làm nckh thì sẽ có thiên hướng, triết học, Vật lý, kỹ thuật, hoặc nếu làm trong ngành Hóa thì đó phải là Hóa Lý. Hoặc văn chương, nghệ thuật tùy theo sự gia hội thêm các sao.
        Sơ lược là như vậy.
        Khi xét một con người cụ thể, ta phải có sự phối hợp, giao hội các sao, các thế đứng cũng như nhiều sự phối chế khác nữa. Trên cơ sở lý mệnh chủ thì sự phối hợp mới rõ ràng được.
        Bài tới, tìm lá số.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 8 Hội viên đã cảm ơn đến "vuivui" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (27-08-10),LinhLinh (01-09-10),macchulan (28-08-10),meoxep (13-09-10),Petit soleil (30-08-10),phươngmai06 (27-08-10),sabaythatsat (03-12-12),Whitebear (28-08-10)

      17. #20
        Tham gia ngày
        Jun 2010
        Bài gửi
        86
        Cảm ơn
        27
        Được cảm ơn: 29 lần
        trong 20 bài viết

        Default

        Bài viết của chú Vuivui thực sự là một great impact, should be highly cited. Bây giờ thì cháu đã hiểu tại sao mình lại đi làm NCKH, và từ bé đến lớn luôn bị coi là khác thường, vì thường xuyên xảy ra tình trạng "Nhập Đồng" một cách rất thường xuyên, toàn đi lại tự nói một mình trong khoa toán lúc 2 h sáng.
        Lá số của cháu có sự kết hợp của bộ sáng tạo là Không, Kiếp, Triệt, Nhật, Phục, bộ logic là Tuế, Cự, Nhật, Khốc, Hư, ...
        nhưng phải có sao kiềm chế:Địa Kiếp(hung hãn vô độ), Triệt Vong, Kiếp Sát (nóng nảy vô hạn).
        Chú có thể giải thích cái chi tiết "bộ sao kiềm chế" này. Theo chú, bộ sao nào có thể kiềm chế được bộ sao Vong, vì lý thuyết VĐTTL không áp dụng đựoc trong trường hợp này.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 2/6 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •