Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 4/5 đầuđầu ... 2345 cuốicuối
    kết quả từ 31 tới 40 trên 42
      1. #31
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi

        Gợi Những Tình Cảm Cao Thượng

        Jesses James là một tên cướp "ăn hàng" trên các xe lửa và đánh phá các ngân Hàng rồi chia tiền cho các tá điền ở chung quanh y để chuộc lại ruộng Mà họ túng thiếu đã cầm cố. Chắn chắn y tự cho y là người có lý Tưởng cao siêu cũng như Dutch Schultz Clowley biệt danh "Hai Súng" và Al Capone sống sau y hai thế hệ.

        Thật ra, Hết thảy mọi người cả người mà bạn thấy trong gương của bạn nữa cũng Tự ý trọng mình, và cảm thấy mình cao thượng đại độ hơn người.

        Ông Pierpont Morgan nhận thấy rằng hành động của loài người có hai nguyên Do: một nguyên do mà người ta giấu đi cái đó mới thật, một nguyên do Mà ta khai ra vì nó có vẻ cao đẹp, đáng khen. Khi hành động, suy tính, Người ta chỉ nhớ tới nguyên do thật. Có biết nguyên do đó, bạn cũng Chẳng cần nhắc tới làm chi. Nhưng vì con người ai cũng nuôi một lý tưởng Trong thân tâm, nên ưa núp cái sau cái nguyên do thiện mỹ. Vậy muốn Được lòng họ, bạn chỉ nên tán thưởng mà nhắc tới nguyên do sau thôi!.

        Quy tắc đó, bạn cho rằng trong thương mại không áp dụng được chăng? Xin bạn đọc đoạn sau này: Ông Farrell làm chủ một biệt thự. Còn bốn Tháng nữa mới hết hạn mướn theo hợp đồng, mà người mướn đã muốn dọn Ngay đi và cố nhiều đòi hủy giao kèo. Bốn tháng, mỗi tháng năm mươi Lăm mỹ kim! Cả mùa hè thỉ họ mướn để ở, rồi bây giờ, bắt đầu mùa Đông, bỗng nhiên họ bỏ đi!.

        Ông Farrell Nói: Trước kia, nếu gặp trường hợp đó, tôi đã chạy lại kiếm người Mướn nhà, biểu ông ta đọc kỹ lại thể lệ trong tờ giao kèo. Tôi đã Cho ông ta hay rằng có muốn dọn đi thì phải đóng ngay mấy tháng tiền Nhà cho hết hạn, không có, tôi sẽ đưa ra tòa liền.

        Nhưng lần này, tôi không nóng nảy, tôi suy nghĩ và định dùng một thuật Khác. Tôi lại thăm ông Doe, người mướn nhà và nói với ông ta.

        Ông Doe tôi đã nhận được thư của ông cho biết ông sẽ dọn đi, nhưng Thật tình tôi không rằng ông sẽ đi thật.

        Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề đã giúp tôi hiểu lòng người và mới Trông thấy ông, tôi đã biết ngay ông là một người trọng lời hứa và Danh dự. Tôi đoán sai thì đây ông cứ chặt tay tôi đi.

        "Tôi đề nghị với ông như vậy. Ông suy nghĩ vài ngày nữa, tới cuối tháng Đi. Nếu lúc đó, lại trả tiền nhà, ông còn nhất định dọn đi thì tôi Cam đoan với ông tôi sẽ xin tuân theo ý ông. Tôi sẽ để ông đi và tự Nhận rằng tôi đã xét lầm ông. Nhưng tôi vẫn tin chắc rằng ông là Người giữ lời cam kết".

        Rồi, mùng Một tháng sau, ông Doe lại nhà tôi trả tiền nhà và cho hay, sau khi Hỏi ỳ bà Doe, ông quyết định ở lại.

        Vì họ đã thấy rằng chỉ có cách xử trí đó là không hại danh dự thôi".

        Hồi sinh tiền, Lord Northcliffe, một trong những vua báo chí Anh, thấy một Trong số báo in một tấm hình của ông mà ông không được hài lòng, ông Bèn viết thư cho chủ nhiệm tờ báo. Có phải đề nói: "Xin ông đừng cho In tấm hình đó nữa, tôi không thích nó" không? không. Ông gợi tới một Tình đáng kính và rất trong sạch, tình con yêu và kính mẹ Ông nói: "Xin ông đừng để họ in tấm hình đó nữa. Thân mẫu tôi không thích nó".

        John D. Rockefeller cũng theo cách đó, khi ông muốn xin nhà báo đừng chụp Hình con ông. Ông không nói: "Tôi không muốn rằng hình của chúng nó Được in trên báo" Không, ông gợi tới một tình cao thượng và tế nhị: Lòng muốn che chở trẻ em. Ông nói với các nhà nhiếp ảnh rằng: "Anh Em còn lạ chi việc đó... Anh em cũng có trẻ trong nhà... Anh em chắc Hiểu rõ rằng con nít mà đem quảng cáo quá, chỉ là làm hư chúng..".

        Ông Cyrus H. K. Curtis, chủ nhiệm hai tờ tạp chí lớn nhất tại Mỹ Tin Tức chiều thứ bảy "và" Phụ nữ nhật báo, trong bước đầu gặp nhiều Khó khăn.

        Chỉ có tiền không, không Đủ dụ các văn sĩ có danh viết giúp ông được. Nhưng ông đã khéo gợi Những tình cảm cao thượng nhất của họ. Cô Louisa May Alcott, danh lúc Đó vang lừng, chịu viết giúp một tờ báo của ông, vì ông hứa xin đưa Tiền nhuận bút là một trăm mỹ kim, không phải để biếu một hội từ Thiện mà cô che chở.

        Nhưng ông hoài Nghi chắc cãi lại: Đối với Northcliffe, hay Rockfeller hay một nữ văn Sĩ đa cảm thì hành động như vậy được lắm. Nhưng đối với những "quái Vật" như trong một số những người mắc nợ tôi, thì tôi còn ngờ kết Quả lắm!.

        Các ông ấy nói có lẽ đúng. Một vị thuốc không trị được hết mọi bệnh, hợp với người này, chưa nhất Định cũng hợp với người khác. Nếu phương pháp của bạn có kết quả thì Thay đổi nó làm chi? Còn nếu trái lại, thì cứ thí nghiệm phương pháp Trên kia đi, có thiệt gì cho bạn đâu? .

        Dù sao đi nữa, tôi tin rằng đọc câu chuyện sau này do ông James L.Thomas, Đã theo lớp giảng của tôi kể lại, bạn sẽ thấy thú: Một hãng xe hơi Có sáu khách hàng không chịu trả tiền sửa xe. Nói cho đúng không phải Họ không chịu trả: họ chỉ kêu nài rằng hãng đã tính lộn mà thôi. Mà Chính họ đã ký tên bằng lòng chịu giá tiền mà hãng đã tính với họ Trước khi sửa. Hãng biết rằng hãng tính không lộn. Nhưng hãng lại quả Quyết nói ra như vậy. Đó là lỗi đầu tiên của hãng.

        Rồi hãng dùng phương pháp này để thâu những số tiền đó. Bạn thử xét Xem có thành công được không? .

        1. Phòng kế toán sai một nhân viên lại nhà sáu ông khách hàng đó, và Không úp mở gì hết, nói phắt ngay là đến để thâu số tiền mà khách Hàng thiếu của hãng từ lâu.
        2. Nhân viên Đó còn nói rằng hãng hoàn toàn có lý, không cãi gì được nữa và như Vậy nghĩa là khách hàng hoàn toàn lầm lộn, không còn chối gì được Nữa.
        3. Nhân viên đó còn làm cho khách Hàng hiểu rằng các kỹ sư của hãng biết rõ về xe hơi cả ngàn lần hơn Khách. Vậy thì tranh biện làm chi cho tốn công chứ? .
        4. Kết quả: tranh biên nhau hoài. Bạn tin rằng phương pháp đó làm cho Người thiếu tiền chịu trả không? Bạn tự đáp câu đó.

        Vụ đó lằng nhằng như vậy và viên xếp phòng kế toán tính kiện khách Hàng thì may sao, chuyện tới tai ông chủ. Ông này điều tra về những Khách hàng ương ngạnh đó, thì thấy từ trước tới nay họ trả sòng phẳng Lắm. Vậy phải có khuyến điểm gì lớn trong cách thâu tiền của phòng Kế toán đây. Ông bèn cho một người giúp việc ông là ông James L. Thomas, Và giao cho ông này công việc khó khăn đi thâu những số tiền đó.

        Ông Thomas làm như sau này, Ông nói:"
        1. Tôi biết rằng hãng chúng tôi tính tiền rất đúng nhưng điều đó tôi Không nói ra. Tôi báo trước cho khách hàng rằng tôi sẽ lại thăm họ Để biết hãng của tôi đã làm cho họ không hài lòng vì nguyên do gì: Lầm lỡ hay sơ sót chỗ nào.
        2. Tôi cho Họ biết rằng tôi saÜn lòng nghe họ giảng giải rồi sau mới cho biết ý kiến của tôi. Hãng chúng tôi cũng có thể lầm lộn được lắm.
        3. Tôi bảo họ rằng không ai biết rõ xe hơi của họ bằng họ.
        4. Tôi để họ nói cho thỏa, và tỏa ra rất saÜn lòng, rất chăm chú nghe Họ.
        5. Sau cùng, khi họ bình tĩnh hơn, biết Phải trái hơn, tôi mới gợi lòng chính trực và công bằng của họ.

        Tôi bảo họ: "Trước hết, tôi hoàn toàn đồng ý ông. Vụ này do lỗi Chúng tôi, một nhân viên của chúng tôi đã quấy rầy ông và làm ông Giận. Thật đáng tiếc, và tôi thay mặt cho hãng, xin lỗi ông. Nghe ông Giảng giải, tôi nhận thấy ông kiên tâm và công bằng lắm. Vì tôi thấy ông có những đức tính đó, cho nên tôi mới dám xin ông giúp cho tôi Một việc là cậy ông sửa lại đơn hàng. Thật ra, không ai làm việc đó Đúng hơn ông nữa vì ông biết rõ công việc hơn hết. Đây là tiền sửa Chúng tôi tính như vậy đây. Xin ông tính lại, sửa lại thật cẩn thận, Như ông là hội trưởng công ty chúng tôi vậy. Rồi ông định sao, chúng Tôi xin theo như vậy".

        Ông khách hàng Làm ra sao? Ông bằng lòng trả hết cả số tiền, một số tiền quan trọng. Mấy khách hàng khác cũng vậy, trừ một người nhất định không trả một Đồng nào hết. Và kết quả là sáu vị bất mãn đó, trong hai năm sau, Mỗi vị mua giùm cho chúng tôi một chiếc xe hơi mới.

        Ông Thomas kết luận "Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng khi khách hàng không Chịu trả một số tiền còn thiếu mà không có cách nào tính chi đích xác Được thì tốt hơn hết cứ nhận rằng khách hàng ngay thẳng và có thiện ý đi. Nói chung, thì người mua phần nhiều sòng phẳng chịu giữ lời. Rất Hiếm những người ra ngoài lệ đó. Và tôi tin chắc rằng có gặp kẻ gian Lận đi nữa thì mình cứ coi họ như một người ngay thẳng, thành thật, họ Sẽ ngượng không gian lận nữa". Vậy muốn được người khác theo ý mình Mhiều khi nên theo quy tắc thứ mười: Gợi tình cảm cao thượng của họ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #32
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi Mốt

        Khích Thích Thị Giác
        Và Óc Tưởng Tượng Của Người


        Cách Đấy mấy năm, tờ báo Philadelphie Evening Bulletin bị kẻ xấu miệng gièm Pha, loan truyền rằng bài vở ít, quảng cáo nhiều quá, không bổ ích gì Cho độc giả hết... Phải hành động nhất để ngưng bặt cuộc tuyên truyền Phá hoại đó! Nhưng làm cách nào bây giờ? Tòa soạn cắt trong một số Thường tất cả những bài không quảng cáo, đã đăng trong một ngày, xếp Đặt lại rồi in thành một cuốn sách, nhan đề là "Một ngày". Sách dày Ba trăm lẻ bảy trang, bằng một cuốn sách đáng giá hai đồng. Vậy mà tất cả bài Vở đó tin tức, xã luận, tiểu thuyết tờ báo đã đăng trong một hai ngày, Và bán không phải hai đồng mà là hai xu.

        Sự cải cách đó rất được hoan nghinh: người ta thấy tờ báo có vô số Bài hay.

        Một cuốn đó đập vào óc người Một cách mạnh mẽ, vui vẻ rõ ràng hơn là cả đống lý luận và con số.

        Vô số xí nghiệp hành động như tờ báo đó. Những người bán máy hiệu Electrolux, muốn cho người mua thấy rõ và tin máy đó chạy không có tiếng Động, đánh cây quẹt cho người mua nghe thấy tiếng xòe lửa trong khi máy Lạnh đang chạy...

        Một hàng bán món Được khách hàng hoan nghiênh đặc biệt, chỉ nhờ phân phát những hóa Mục có chữ ký của một nử tài tử danh tiếng.

        Một nhà quảng cáo chuyên môn đã nghiệm rằng một tủ kính bày hàng Đương chuyển động mà ngừng lại thì số người đứng coi rút mất tám chục Phần trăm... Con chuột Mickey mà những ai ưa hoạt họa điều biết, đã Nổi danh đến nỗi có tên trong tự điển mới, một hãng chế tạo đồ chơi, Khéo lợi dụng tên nó mà khỏi bị vở nợ... Một công ty hàng không chỉ Bày trong tủ kính, một hình vẽ lại đúng những bộ phận điều khiển máy Bay kiểu Douglas mà làm cho không ngớt người tu lại coi... Trong máy truyền Thanh, một nhà buôn kể một cuộc thi võ tưởng tượng, giữa một hàng Của nhà đó với một món hàng của nhà khác, mà làm cho những nhà đại Lý phấn khởi lên được... Chỉ nhờ ánh sáng của một ngọn đèn phóng Xạ sáng lực cả một cửa hàng bán kẹo, mà số kẹo bán được tăng lên Gấp đôi... Hãng xe hơi Chrysler cho những con voi leo lên mui xe để thiên Hạ thấy trằng mui xe chắc chắn.

        Hai Người nhỏ nhất trong nghề bán hàng chung nhau viết một cuốn sách về Nghệ thuật dụ khách hàng. Họ cho quay một cuốn phim đem chiếu trong hàng Trăm nhà buôn lớn: những người bán hàng coi phim và hiểu ngay những Điều nên làm và không nên làm của họ.

        Chứng tỏ, phô bày một chân lý chưa đủ. Phải làm cho sự thức hóa linh Động, có thú vị và kích thích người ta nữa mới được. Chiếu bóng có Mục đích đó, truyền thanh cũng có mục đích đó. Mà bạn cũng phải làm Như vậy mới chiếm được sự chú ý của mọi người. Những người bán hàng Biết rõ điều đó và ta phải bắt chước họ. Một nhà chế thuốc giết Chuột, phân phát cho những người mua buôn, một dụng cụ để bày hàng, Trong đó hai con chuột sống. Trong tuần lễ bày hai con chuột đó ra, số Hàng bán được tăng lên năm lần.

        Một Hãng lớn nọ, chế dầu thơm phái ông James B. Boynton điều tra tình trạng Của các mỹ thẩm như phấn son, dầu thơm, kem trên thị trường vì có người Báo trước chắc chắn sẽ có những nhà cạnh tranh phá giá các món đó.

        Nhà kinh doanh đó không bằng lòng cách ông Boynton điều tra. Ông này Kể lại: "Ông ấy chỉ trích những phương pháp tôi đã dùng. Tôi bênh vực Những phương pháp đó. Chúng tôi tranh biện. Sau cùng ông ta phải nhận Rằng tôi có lý, nhưng lúc đó tôi phải ra về, không kíp cho ta biết Kết quả cuộc điều tra của tôi.

        Lần Sau lại, tôi không mất công đưa con số và dẫn chứng làm chi. Tôi quyết Định kích thích óc tưởng tượng của ông.

        Vô phòng giấy của ông, tôi thấy ông đương bận nghe điện thoại. Trong Khi ông nói, tôi rút va li của tôi trên mặt bàn: ba mươi hai Lọ kem đánh mặt, đều của những hãng cạnh tranh mà ông biết. Trên mỗi Lọ, tôi đã dán một miếng giấy tóm tắt, một cách linh động và rõ Ràng kết quả cuộc điều tra của tôi về thứ kem đó.

        Kết quả ra sao? Tức thì hết tranh biện. Ông ta cầm một lọ rồi tới lọ Khác, đọc miếng giấy, hỏi tôi vài câu, rồi chúng tôi trò chuyện thân Mật. Ông bằng lòng lắm. Đáng lẽ cho tôi nói mười phút như lần trước Thôi, thì ông giữ tôi lại tối một giờ mà chúng nói vẫn chưa hết chuyện.

        Cũng là những tài liệu lần trước, nhưng lần này tôi biết kích thích Thị giác và óc tưởng tượng của ông mà kết quả khác xa như vậy đó!".

        Vậy, muốn cho người ta nghe theo bạn, bạn phải làm theo qui tắc: Kích Thích thị giác và óc tưởng tượng của họ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #33
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi Hai

        Khi Mọi Cách Điều Vô Hiệu
        Bạn Hãy Thử Cách Này Xem Sao

        Charles Schwab, người tin cẩn của Andrew Carnegie, ông vua Thép. Có một người Đốc công để cho một thợ làm không hết số công việc đã định.

        Ông Schwab hỏi người đó: Không hiểu tại sao một người có tài như thầy Mà không làm cho nhân viên của mình có một năng lực sản xuất khá Hơn được.

        Người kia đáp: Tôi cũng không Hiểu tại sao nữa. Tôi đã dùng đủ mọi chước: Hết khuyến khích, rồi Kích thích, rồi rầy mắng, chửi rủa, dọa đuổi... vô hiệu...

        Câu chuyện đó xảy ra hồi chiều, trước khi đi kíp làm đêm tới xưởng.

        Ông Schwab nói: Thầy đưa tôi cục phấn. Ngày hôm nay đổ vô khuôn được Mấy lần?

        Sáu lần. Chẳng nói chẳng Rằng, ông Schwab viết số sáu lên trên đất rồi đi. Khi kíp làm đêm tới, Thấy con số, họ hỏi nghĩa gì vậy? Những người thợ khác đáp: "Ông chủ Tới, hỏi chúng tôi hôm nay đổ khuôn được mấy lần, chúng tôi đáp sáu Lần và ông viết số đó lên đất".

        Sáng hôm sau, ông Schwab trở lại. Con số sáu hôm trước đã có ai bôi đi, Viết con số bảy thay vào.

        Khi bọn thợ Làm ngày tới, thấy con số bảy. "A! Tụi làm đêm tự cho là giỏi hơn mình Sao! Rồi coi!" Họ hăng hái làm việc và hết ngày, họ để lại sau họ Một con số "mười" kếch xù và ngạo nghễ. Và cứ mỗi ngày mỗi tiến như Vậy...

        Lời kết luận? Đây chính lời Của ông Chales Schwab nói: "Muốn có kết quả, bạn phải khuyến khích lòng Ganh đua, không phải lòng ganh đua tì tiện để kiếm tiền, mà một lòng Ganh đua cao thượng hơn, lòng muốn mỗi ngày mỗi tiến, không những thắng Người mà thắng cả chính mình nữa".

        Những thử thách đố như vậy bao giờ cũng kích thích được một cách chắc Chắn những người có tâm huyết.

        Không Có một cộc thách đố như vậy, Theodore Roosevelt không khí nào làm Tổng Thống Huê Kỳ được.

        Mới đại thắng Được quân Y Pha Nho ở đảo Cu Ba về, "Kị sĩ vô úy" đó đã được bầu ngay Làm Thổng đốc Nữu Ước. Những kẻ thù của ông kiếm chuyện rằng ông Chỉ là một kẻ ngụ cư và như vậy không đủ điều kiện được bầu làm Thống Đốc. Ông sợ hãi muốn rút đơn ứng cử ra. Lúc đó, Thomas Collier Platt Thách ông bằng giọng sang sảng giữa hội nghị: "Vị anh hùng ở núi San Juan mà nhút nhát như vậy sao?" .

        Roosevelt Tức khí, chịu tranh chấp. Về sau ra sao, trong sử đã chép. Không những Lời thách đó đã thay đổi cả đời ông mà còn ảnh hưởng lớn tương lai Của quốc gia nữa.

        Al Smith cũng như Charles Schwab, như Platt, biết rõ năng lực vô biên của sự khêu gợi Tức khí.

        Hồi ông cón làm Thổng đốc Nữu Ước, nhà khám Sing Sing thiếu người giám đốc. Trong công việc đó, Đã có nhiều sự lạm dụng, nhiều sự đồi bại... Phải đặt vào chỗ đó Một người cương quyết gang thép mới được.

        Nhưng kiếm ai đây? ... Al Smith cho gọi Lewis E. Lewes coi khám New Hampton Lai khi Lawes tới, ông hỏi bằng giọng vui vẻ: "Sao? Tôi để ông làm giáo Đốc khám Sing Sing, ông nghĩ sao? Phải có một người giỏi mới được". Lawes sững sờ, không biết đáp sao. Ông biết rõ những nguy hiểm tại Khám Sing Sing và chức đó không vững vàng gì, muốn yên thân phải biết Theo chiều gió chính trị.

        Các ông giám Đốc khám Sing Sing không giữ chức lâu bao giờ. Có ông ở vỏn vẹn có Ba tuần. Ông Lawes chỉ muôn một nơi nào chắc chắn. Có nên thử liều Hay không? Ông Smith thấy Lawes do dự như vậy, ngả lưng trên ghế, mỉm Cười nói: "Này ông bạn, tôi biết là ông sợ. Khám đó khó lắm, chỉ Có một người đại tài mới giữ vững được địa vị ở đó".

        Ông Smith đã dùng cách thách đó. Tức thì ông Laws thấy ham thích muốn Làm một việc mà chỉ một người đại tài mới làm nổi. Ông nhận lời Và giữ chức khám Sing Sing rất lâu. Hoạn đồ của ông rực rỡ. Ông viết Một cuốn sách: "Hai vạn năm ở Sing Sing" được hoan nghiêng vô cùng, Diễn thuyết nhiều lần trước máy truyền thanh về đời sống trong các Khám. Phương pháp thuần hóa tội nhân của ông đã có những kết quả Dị thường.

        Harvey Firestone, nhà sáng Nghiệp một kiểu vỏ xe hơi, nói: "Tôi đã nghiệm thấy rằng tiền bạc Không đủ ràng buộc người có tâm huyết. Họ ham mê sự mạo hiểm, sự Tranh đấu hơn. Những kẻ ưa thành công, đều ưa những cơ hội làm rõ ràng Giá trị của họ, những dịp để tiến tới và để thắng. Tất cả những cuộc Cạnh tranh đều chỉ có mỗi một nguyên động lực sau này: Ý muốn vượt Kẻ khác và tỏ giá trị của mình ra".

        Vậy muốn dẫn dụ những người có tâm huyết, hạng người có chân giá Trị, bạn hãy: Thách đố họ, khêu gợi tức khí của họ.

        Chú thích của dịch giả. Một độc giả đọc xong chương nầy có thể cho rằng Phương pháp của Charles Schwab tàn nhẫn và đưa tới sự bóc lột nhẫn tâm. Phương pháp công hiệu nào cũng như một dụng cụ tinh xảo dùng vào việc ít chung thì có lợi, trái lại thì có hại. Mà chúng tôi tin rằng độc Giả nào hiểu thấy thuyết Đắc nhân tâm của tác giả tất không quên Chân ngôn căn bản này: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân như vậy không Khi nào còn bốc lột người khác nữa. Bóc lột người thì làm sao đắc Nhân tâm được?

        Mười hai cách làm Cho người khác nghe theo mình:

        1. Chỉ Có một cách thắng trong một cuộc tranh biện là tránh nó đi.
        2. Trọng ý kiến của người. Đừng bao giờ bảo họ rằng họ lầm.
        3. Nếu bạn lầm, thì bạn vui vẻ nhận ngay đi.
        4. Nên ôn tồn ngọt ngào, không nên xaÜng.
        5. Đặt những câu vấn làm sao cho tự nhiên người ta phải đáp "có".
        6. Để người ta nói cho thỏa thích đi.
        7. Để cho họ tin rằng chính họ phát khởi ra ý kiến mà bạn đã dẫn khởi Ra cho họ.
        8. Thành thật gắng sức xét Theo quan điểm của người khác.
        9. Thách đố, khêu gợi tức khí những người có tâm huyết.
        10. Gợi tình cảm cao thượng của người.
        11. Kích thích thị giác và óc tưởng tượng của người.
        12. Ai cũng Thèm khát được người khác quý mến, hiểu biết và thương hại mình nữa, vậy bạn tặng cho họ những thứ đó đi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #34
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi Ba

        Chín Cách Sửa Tính Người
        Mà Không Làm Họ Giận Giữ, Phật Ý

        Nếu Bạn bắt buộc phải chỉ trích thì xin bạn bắt đầu như sau này Hồi Calvin Coolidge còn làm Tổng Thống Hêu Kỳ, một người bạn tôi được mời lại Bạch ốc, vô phòng ông vừa đúng lúc ông nói với cô thư ký của ông Rằng: "Chiếc áo cô bận hôm nay thật đẹp. Cô có duyên lắm..".

        Ông vốn ít nói. Chưa bao giờ người ta nghe ông khen những người giúp Việc ông như vậy. Thật lạ lùng, thật bất ngờ, tới nỗi cô thư ký thẹn Đỏ mặt lên.

        Ông Coolidge nói tiếp: "Lời tôi khen đó, cô đừng lấy làm tự phụ lắm, tôi chỉ muốn làm vui Lòng cô thôi. Từ nay tôi muốn khi đi đánh máy, cô để ý đến những Dấu chấm câu hơn chút nữa". Phương pháp đó tuy kém kín đáo, nhưng tâm Lý thật sâu sắc. Sau khi được nghe lời khen rồi, ta thấy những lời trách Không khó chịu lắm.

        Người thợ hớt Tóc thoa xà bông thật kỹ rồi mới cạo râu. Phương pháp đó, ông Mc. Kinley dùng năm 1896 khi ông chuẩn bị cuộc vận động để được bầu làm Tổng Thống. Một trong những người cộng tác với ông viết một bài diễn Văn mà người ấy tự cho rằng hùng hồn bằng tất cả những bài của Cicéron, Démosthène và Daniel Webster hợp lại.

        Vẻ tự đắc hiện trên mặt, người đó đọc cho ông Mc. Kinley nghe tác phẩm Bất hủ của mình. Thật ra bài đó có giá trị, nhưng dùng không đúng trường Hợp, sẽ làm cho người ta la ó phản đối, chế giễu. Ông Mc. Kinley không Muốn phạm lòng tự ái, cũng không muốn làm cụt hứng bạn, nhưng dù Sao cũng phải chê. Ông xử trí khéo léo như vầy, ông khen lớn: "Bài Diễn văn của anh thật hay, đáng khen lắm, không ai làm hơn được. Trong Nhiều trường hợp, một bài như vậy cần lắm. Nhưng trong trường hợp nầy, Nó có thật là thích hợp không? Mặc dầu lời lẽ hữu lý và ôn tồn, Ta cũng nên đoán trước nó sẽ có tiếng vang gì trong đảng chúng ta. Anh Về nhà đi, viết cho tôi một bài khác phỏng theo những ý kiến đầy này, Rồi anh gởi cho tôi một bản nhé".

        Người kia vâng lời, theo đúng ý ông và có công giúp ông nhiều nhất Trong cuộc vận động bầu cử đó.

        Dưới Đây là một bức thư mà Tổng Thống Lincoln viết ngày 26-4-1983, trong giờ Đen tối nhất của cuộc Nam Bắc chiến tranh. Đã 18 tháng rồi, những đại Tướng của Ngài cầm đầu quân đội miền Bắc thua hết trận này tới trận Khác.

        Thật là một cuộc đâm chém vô Lý và vô ích. Cả ngàn lính đào ngũ. Dân tình hoảng sợ. Chính đảng Cộng Hòa cũng phản kháng, đòi Ngài từ chức. Ngài nói: "Chúng ta ở ngay Bờ một vực thẳm. Thượng đế hình như cũng ghét bỏ chúng ta và tôi không Còn một mầm hy vọng nào hết!".

        Đại Tướng Hooker đã có những lầm lỗi nặng và Tổng Thống muốn sửa trị người Hữu dõng vô mưu cầm vận mạng của cả một dân tộc đó. Vậy mà trước Khi chỉ trích. Ngài khen Hooker ra sao? Lầm lỗi của Đại tướng rất nặng Mà Ngài không nói tới ngay bằng một cách tàn nhẫn. Ngài chỉ rất ôn Tồn nói: "Ông đã làm vài việc mà tôi không được hoàn toàn vừa ý..". Thật là nhả nhặn và lịch thiệp!

        Đây Bức thư đó đây: Tôi đã để ông cầm đầu đạo binh Potomac. Khi quyết định Như vậy, tất nhiên tôi đã căn cứ vào những lý lẽ vững vàng. Nhưng Tôi phải cho ông hay rằng ông đã làm vài điều mà tôi không được hoàn Toàn vừa ý.

        Tôi tin rằng ông là một Quân nhân can đảm và có tài dụng binh. Tự nhiên, tôi trọng những tài Năng, đức tính đó.

        Tôi cũng tin rằng ông không vừa cầm quân, vừa làm chính trị, mà như vậy là phải. Ông Có đức tự tin, đức có quý lắm, nếu không phải là cần thiết.

        Ông có cao vọng. Cao vọng mà giữ được trong những giới hạn vừa phải Thì tốt nhiều hơn thì hại. Nhưng tôi biết rằng cao vọng của ông đã đưa ông tới sự dùng đủ mọi cách để cản trở Đại đường Burnside, nhưng vậy ông đã làm hại lớn cho nước chúng ta và cho một người bạn cầm quân Đáng trọng và đáng khen của ông.

        Mới Rồi ông có nói tôi biết chắc như vậy rằng quân đội và chính phủ đều Cần đều có một người độc tài cầm đầu.

        Không phải là ông có ý tưởng đó mà tôi tin dùng ông. Chính ra, dù ông có ý tưởng đó, tôi cũng vẫn có gan dùng ông. Ông cũng hiểu vậy Chứ?

        Chỉ những đại tướng thắng trận Mới có thể đòi làm nhà độc tài được. Bây giờ tôi phải xin ông thắng Trận trước đã, còn vấn đề độc tài, chúng ta sẽ bàn sau.

        Chính phủ sẽ hết sức bênh vực ông, nghĩa là không hơn cũng không kém Các đại tướng khác. Nhưng tôi ngại rằng phong trào chỉ trích và nghi Ngờ các vị chỉ huy mà ông rải rắc trong quân đội sẽ trở lại hại ông. Tôi sẽ hết sức giúp ông để triệt cái thói đó đi. Quân đội mà có Tinh thần đó thì ông mà Nã Phá Luân tái sinh nữa và cũng không bắt Họ gắng sức được. Ông nên coi chừng sự hữu dõng vô mưu. Nhưng ông Phải cương quyết, luôn luôn dụng tâm mãnh tiến và đem lại đại thắng Về cho chúng tôi".

        Tôi hiểu bạn lắm. Bạn không phải là một Coolidge, một Mc. Kinley hay một Lincoln. Điều bạn Muốn biết là làm sao áp dụng phương pháp đó vào công việc làm ăn Hàng ngày được. Đây, xin bạn nghe chuyện ông Gaw, kiến trúc sư giúp Việc một hãng thầu khoán lớn về nhà cửa.

        Ông Gaw là một người thường như bạn và tôi. Hãng của ông cậy ông Cất ở Philadelphie một ngôi nhà lớn, hẹn phải cho xong trong một thời Hạn nhất định. Mọi việc đều tiến hành thuận tiện. Nhà cất gần rồi Thì thình lình nhà chế tạo những đồ đồng để trang hoàng phía trước nhà, Cho hay rằng không giao những đồ đồng để y hẹn được. Sao? Cả một tòa Nhà vì vậy mà phải trễ sao? Phải bồi thường lớn vì sai hẹn, sẽ lỗ Vốn lớn, bao nhiêu sự khó khăn, mà chỉ vì mỗi một người.

        Gọi điện thoại... Tranh biện... Trách mắng...Đều vô hiệu. Hãng bèn Sai ông Gaw lại Nữu Ước, vô tận hãng để làm siêu lòng con cọp đó.

        Khi ông vô phòng giấy mà chế tạo đó, ông nói: "Ông biết rằng ở Brooklyn Này, không có ai trùng tên với ông không?"

        Người kia ngạc nhiên: "Không, tôi không hay đấy". Ông Gaw tiếp: "Tôi Cũng mới hay đây, khi kiếm địa chỉ của ông trong Điện thoại niên giám".

        Nhà chế tạo lấy cuốn niên giám và tìm kiếm kỹ lưỡng, rồi nói với Một giọng tự đắc rõ rệt: "Quả thật tên tôi hơi lạ. Họ tôi gốc ở Hòa Lan qua cư trú tại đây gần được 200 năm rồi".

        Trong vài phút, ông ta vui vẻ kể về cha mẹ và tổ tiên ông. Khi ông Ta nói xong, ông Gaw khen nhà máy của ông ta và kết luận: Nhà máy này Vào hạng sạch sẽ nhất, khéo tổ chức nhất trong số các nhà máy mà Tôi đã được thấy.

        Nhà kỹ nghệ nói: Tôi đã suốt đời dựng nó lên, sửa sang nó, và tôi lấy làm tự đắc Vì nó lắm... Ông muốn đi thăm các xưởng của tôi không?

        Ông Gaw, từ đầu tới cuối trầm trồ khen máy móc, phương pháp làm việc, Và giảng giải tại sao ông cho là hơn những nơi khác. Ông nhận thấy Vài bộ phận đặc biệt, nhà kỹ nghệ khoe tự ông ta sáng tạo ra và tả Tỉ mỉ về những động tác của nó ra sao.

        Sau cùng, ông ta cố mời ông Gaw dùng bữa trưa với ông ta. Bạn nhận Kỹ, từ đầu tới đó, chưa có nửa lời về mục đích của cuộc thăm viếng.

        Sau bữa, nhà kỹ nghệ nói: "Thôi nói về việc ông đi. Tất nhiên tôi Hiểu tại sao ông lại đây rồi. Tôi không ngờ ông nói chuyện vui vẻ Như vậy. Ông có thể trở về Philadephie. Tôi hứa với ông rằng những Đồ đồng của ông sẽ làm và giao đúng hẹn, dù tôi phải ngưng hết thảy Những công việc khác lại".

        Ông Gaw Không đòi mà được. Nhà kỹ nghệ giữ lời hứa và tòa nhà cất xong đúng Hẹn.

        Nếu ông Gaw dùng những phương Pháp kích liệt mà người ta thường dùng trong trường hợp đó thì có trôi Chảy được như vậy không?

        Vậy muốn Cải thiện người mà không làm cho người ta phật ý, giận dữ, bạn hãy: Bắt đầu câu chuyện bằng cách tặng người đó vài lời khen thành thật.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #35
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi Bốn

        Chỉ Trích Cách Nào Mà Khỏi Gây Thù Oán?

        Chales Schwab, cánh tay mặt của Andrew Carnegie, ông vua Thép, nhờ thiệp thế Và khéo ngoại giao mà được hết thảy mọi người quý mến. Một buổi trưa, Có việc đi qua các xưởng, ông bắt gặp một bọn thợ đương hút thuốc, Mà ngay trên đầu họ có tấm bảng đề: "Cấm hút thuốc". Ông Schwab xử Trí ra sao? Ông có chỉ tấm bảng mà la lên: "Các anh không biết đọc sao?" Không! Ai kìa thì xử sự vậy, chứ ông Schwab thì không bao giờ. Ông lại Gần họ, đưa họ mỗi một điếu xì gà rồi nói: "Xin anh em vui lòng ra ngoài Kia hút".

        Bọn thợ hiểu rằng ông biết Họ đã phạm luật của xưởng nên nhắc khéo họ. Họ càng quý mến ông, Vì chẳng những ông không đá động tới điều lệ, còn mời họ hút thuốc, Làm cho họ cảm động mà thấy ông nể nang họ. Ai mà không mến một người Như vậy?

        John Wanamaker quản lý một Cửa hàng lớn trong tỉnh Philadephie, cũng dùng phương pháp đó. Ông có Thói quen mỗi ngày đi dạo qua hết các gian hàng của ông. Một lần ông Thấy một bà khách đứng đợi tại một gian hàng mà chẳng ai tiếp bà Hết. Các cô bán hàng còn mải cười giỡn, chuyện trò trong một xó. Ông Wanamaker không nói chi hết, nhẹ nhàng tiến lại quầy hàng, đích Thân tiếp bà khách hàng, rồi đem giao món hàng bà đã lựa cho một cô Làm công để gói lại... đoạn tiếp tục đi.

        Một vị mục sư nổi danh ở Huê Kỳ, ông Lyman Abbott, khi nhận chức, phải Đăng đàn thuyết pháp tỏ ý ai điếu và ca tụng công đức vị mục sư tiền Nhiệm mà hồi sanh tiền vốn có tài hùng biện. Vì quyết tâm tỏ tài ông ra công gọt bài thuyết giáo của ông còn tỉ mỉ hơn văn sĩ Flaubert Nữa. Khi viết xong ông đọc cho bà mục sư nghe.Bài đó chẳng hay ho gì, Cũng như phần nhiều càc bài diễn văn soạn sẳn.

        Bà Abbott, nếu vụng xử, ắt đã nói: "Này, mình, bài đó tệ quá... không Đâu được!... Thiên hạ sẽ ngủ gục mất. Nó tràng giang đại hải như một Bộ bách khoa tự điển vậy. Mình thuyết giáo đã lãu rồi mà sao còn dỡ Vậy? Thì mình cứ nói tự nhiên, dùng ngôn ngữ của mọi người có hơn Không? Nếu mình đọc bài đó ra thì sẽ tai hại cho mình lắm đó!..."

        Bà mục sư có thể nói như vậy được. Nhưng rồi sẽ xảy ra sự chi, chắc Bạn đã đoán được. Chính bà cũng biết vậy nữa. Cho nên bà chỉ nói rằng Bài diễn văn đó, nếu có đăng vô Tạp chí Bắc Mỹ thì tuyệt. Nghĩa là Bà kín đáo vừa khen, vừa chê bài đó không thích hợp với công việc Thuyết giáo.

        Ông Lyman Abbott hiểu ý, Xé bài văn đã tốn nhiều công đó và chẳng cần soạn trước, ông đăng Bài thuyết giáo.

        Vậy, muốn thay đổi Hành động của một người mà không làm phật ý họ cũng không gây thù Oán: Bạn hãy nói ý cho họ hiểu lỗi của mình.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #36
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi Lăm

        Hãy Tự Cáo Lỗi Trước Đã

        Cách đây và năm cháu gái tôi, Josephine Carnegie, rời quê hương tới làm thư ký cho tôi tại Nữu Ước. Hồi đó cháu mười chín tuổi mới ở trường ra, nghĩa là không có một chút xíu kinh nghiệm về thương mại. Hiện nay cháu đã trở nên một trong những thư ký hoàn toàn nhất mà tôi được biết. Nhưng hồi mới ư? ... Hồi mới thì cháu... còn cần phải học rất nhiều.

        Một hôm, tôi đã định rầy cháu, nhưng suy nghĩ lại, tự nhủ: "Khoan đi, Dale Carnegie ạ. Tuổi anh gấp đôi tuổi nó. Anh kinh nghiệm cả vạn lần hơn nó. Anh bắt nó có quan điểm của anh, có trí xét đoán của anh sao được, tuy rằng anh còn tầm thường lắm đấy! Nhớ lại chút coi: hồi anh mười chín tuổi anh đã làm những chi nhỉ? Anh có nhớ đã làm việc đó... rồi việc đó nữa không...?"

        Sau khi cân nhắc kỹ một cách chân thành và vô tư, tôi phải kết luận rằng cháu Josephine còn giỏi hơn tôi khi tôi bằng tuổi cháu, mà tôi phải thú rằng như vậy không phải một lời khen cháu đâu. Những lần sau mỗi khi tôi bắt buộc phải rầy cháu, tôi bắt buộc đầu như vầy: "Cháu đã lầm lỗi, nhưng có Trời Phật biết cho, hồi xưa chú còn lầm lỗi nặng hơn cháu nhiều. Phải lớn tuổi mới biết xét đoán trước. Hồi chú bằng tuổi cháu, chú vô lý hơn nhiều. Chú đã làm những cái bậy đến nỗi chú không dám chỉ trích một ai hết. Nhưng, cháu thử nghỉ giá làm như vầy, có phải hơn không? ..".

        Nếu ta khiêm tốn nhận trước rằng ta cũng chẳng hoàn toàn gì rồi mới trách kẻ khác, thì kẻ đó không thấy khó chịu lắm.

        Từ năm 1909, vì vương hầu khôn khéo Von Bulow đã hiểu rằng phương pháp đó rất quan trọng. Lúc đó ông làm Tề tướng dưới triều Hoàng Đế Guillaume II, vì Hoàng Đế cuối cùng của nước Đức, ngạo mạn, kêu căng thường tự khoe rằng lục quân và hải quân của mình đủ sức" đánh tan lũ heo rừng".

        Một chuyện lạ lùng xảy ra. Hoàng Đế tuyên bố những lời không thể tưởng tượng được, làm rung động cả Châu Âu và vang lên khắp bốn phương trời. Những lời điên rộ hợm hĩnh và vụng dại đó, ông tuyên bố giữa công chúng, trong khi ông qua thăm Anh hoàng: lại cho phép tờ báo Anh Daily Telegraph công bố lên mặt báo nữa. Ông tuyên bố rằng ông là người Đức độc nhất có cảm tình với người Anh, rằng ông sẽ tăng cường hải quân để chống với Nhật Bản, rằng chỉ nhờ sự can thiệp của ông mà Anh quốc mời khỏi bị đè bẹp dưới sự đô hộ của Nga, Pháp, rằng quân Anh thắng được quân Boers ở Nam Phi là nhờ trận đồ của ông, và còn nhiều hơn nữa...

        Từ một trăm năm, chưa thấy ông vua nào giữa thời bình mà tuyên bố những lời lạ lùng như vậy. Cả châu Âu giận dữ ồn ào như bầy ong vẽ vỡ tổ. Nước Anh phẫn nộ sôi nổi. Các nhà chính trị Đức hoảng sợ. Giữa sự kinh ngạc của mọi người, Hoàng Đế đâm hoảng, cậy Vương hầu Von Bulow nhận giùm hết trách nhiệm thay vua. Ông muốn Tể tướng bố cáo rằng chính tể tướng đã khuyên ông tuyên bố những lạ lùng đó.

        Von Bulow cãi: Tâu bệ hạ, thần tưởng không một người nào ở Anh cũng như ở Đức, lại có thể tin rằng thần đã khuyên Bệ hạ như vậy được. Chưa dứt lời thì Von Bulow đã tự biết mình lỡ lời. Hoàng Đế đùng đùng nổi giận: "Thì người nói phắt rằng ngươi coi ta ngu như lừa, đã làm những lỗi mà ngươi, ngươi không khi nào làm!" Von Bulow biết rằng đáng lẽ phải khen trước đã rồi mới chê nhưng trể quá rồi, chỉ còn mỗi một cách với vát là: đã lỡ chê trước thì phải khen sau vậy, và năng lực của lời khen thật mạnh, kết quả dị thường. Tể tướng kính cẩn trả lời: Thần đâu giám có ý đó. Bệ hạ hơn thần về nhiều phương diện. Không những hơn về vấn đề binh bị và hải quân điều đó đã đành mà hơn cả về khoa vật lý học nửa. Thần đã từng khâm phục nghe Bệ hạ giảng về phong vũ biểu, về vô tuyến điện tín hoặc về quang tuyến X nữa. Thần tự thấy xấu hổ, vì chẳng biết chút chi về hóa học, về vật lý học, không thể phân tích về một vấn đề giản dị nhất của khoa học. Nhưng bù vào đó, thần cũng biết chút ít về sử ký và có lẽ có vài đức tính khả dĩ có thể dùng được trong chánh trị và ngoại giao? .

        Hoàng Đế tươi như hoa. Von Bulow, tự nhún để khen ngợi, biểu dương người, và Hoàng Đế đại xá cho hết, vui vẻ truyền: "Trẫm và ngươi không bổ sung lẫn cho nhau sao?" .

        Rồi Hoàng đề siết chặt tay Von Bulow, không phải một mà nhiều lần. Guillaume II đã xúc động tới nỗi, trong ngày đó, có lần giơ hai tay quả đấm lên nói: "Nếu kẻ nào nói bất kỳ điều gì xúc phạm tới Vương hầu Von Bulow, thì Trẫm sẽ thoi vào mặt nó!".

        Von Bulow đã biết chữa lại liền.Nhưng con cáo già đó cũng đã lầm lỡ: đáng lẽ là phải bắt đầu tự cáo những khuyết điểm của mình và ca tụng Guillaume II đã, thì ông lại lỡ tỏ trước rằng ông chê vua vụng dại không biết giữ gìn lời nói.

        Chỉ có lời nhún và khen ngợi mà Von Bulow đã làm cho ông vua kiêu căng đương bị xúc phạm biến thành một bạn thân, tận tâm với mình. Phương pháp đó đối với một vị Hoàng Đế còn có hiệu quả như vậy, thì bạn thử tượng đối với chúng mình đây, còn hiệu quả tới đâu. Sựï nhũn nhặn và khâm phục, khéo dùng cho vừa phải và đúng trường hợp, giúp chúng ta làm được những việc phi thường trong đời chúng ta.

        Vậy nuốn thay đổi thái độ của một người khác mà không làm cho họ phật ý, giận dữ, bạn phải theo quy tắc thứ ba sau này: Trước khi chỉ trích ai, bạn hảy tự thú nhận những khuyết điểm của bạn đã.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #37
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi Sáu

        Đừng Ra Lệnh

        Một Người, trong ba năm làm việc chung một phòng với nhà kinh tế học trứ Danh Owem D. Young, người đã lập ra kế hoạch Young, nói rằng không hề Nghe thấy ông ra lệnh cho ai hết. Ông Young chỉ bảo, đề nghị, tuyệt nhiên Không truyền lệnh. Chẳng hạn, không khi nào ông nói: Làm cái này, Làm cái kia...Đừng làm cái này hay cái kia. Không, ông nói: "Thầy có Thể nghiên cứu việc này được..". Thầy cho rằng như vậy nên không? . Sau khi đọc cho người ta đánh máy một bức thư, ông thường hỏi các Người giúp việc: Như vậy được không?. Khi người giúp việc trình ông Bản thảo một bức thư để xin ông sửa cho, ông chỉ bảo. Có lẽ nên sửa Lại câu này như vầy....

        Luôn luôn ông để cho các người giúp việc có sáng kiến, không bao giờ ông tỏ Vẻ bắt buộc họ làm việc này việc họ theo ý ông, mà ông để họ hành Động theo ý họ. Nếu họ lầm lẫn thì là một cơ hội cho họ tự cải.

        Một cách đối đãi như vậy làm cho người ta vui lòng tự sửa mình, lại Không làm thương tồn lòng tự ái của người ta, cho người ta nhận thấy Sự quan trọng của người ta và như vậy người ta sẽ vui lòng cộng tác Với mình, không phản đối mình.

        Vậy Quy tắc bốn để sửa lỗi người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ là: Đừng ra lệnh. Dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #38
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi Bảy

        Giữ Thể Diện Cho Người

        Mấy Năm trước, Công ty Điện khí ở Nữu Ước gặp một việc khó giải quyết: Làm sao cho Charles Steinmetz chịu bỏ chức chủ sở đi được. Steinmet là Một thiên tài bậc nhất về điện học, nhưng hoàn toàn bất tài trong Công việc chỉ huy một phòng kế toán. Công ty sợ làm phật ý ông vì ông rất cần cho công ty mà lại dễ hờn vô cùng. Các ông giám đốc Công ty liền thăng ông lên chức: "Kỹ sư cố vấn của công ty điện khí, Chỉ có cái chức là mới, còn công việc vẫn là công việc cũ". Rồi Họ lựa một người khác cho chỉ huy phòng kế toán. Steinmetz sung sướng.

        Mà các vị giám đốc cũng vậy! Khéo xử một cách ngọt ngào, biết giữ Thể diện cho Steinmt, họ đã êm ấm đạt được mục đích, không thiệt hại Chút gì hết "giữ thể diện!" Điều đó quan trọng lắm. Vấn đề sinh tử! Vậy mà trong chúng ta. Có mấy người biết giữ thể diện cho người khác? Chúng ta chà đạp tình cảm của người, bắt họ theo ý ta buộc lỗi họ, Dọa dẫm ho, chúng ta rầy la con cái hay người giúp việc trước mặt bất Cứ ai, không hề nghĩ rằng lòng tự ái của họ đang bị ta chà đạp. Mà Có khó khăn già đâu, chỉ một chút suy nghĩ, vài lời ngọt ngào, một Lòng thành thật gắng sức quên mình và hiểu người là đủ làm dịu hẳn Vết thương.

        Lần sau, chúng ta có bắt Buộc phải làm công việc đáng ghét là đuổi một người ở hay một người Làm công thì ta nên nhớ điều đó.

        Đây Là nguyên văn bức thư một kế toán viên gởi cho tôi: Đuổi người làm Công, không phải là một cái thú, mà bị đuổi lại càng không thú chút Nào hết. Công việc của hãng chúng tôi có từng mùa. Cho nên bắt đầu Tháng ba là chúng tôi phải sa thải một số nhân viên. Mãi tới gần Đây, chúng tôi vẫn báo tin buồn đó cho những người bị hy sinh bằng cách Này: "Ông Smith, mời ông ngồi xuống. Tới mùa hết việc rồi, chúng tôi Không có đủ công việc để cậy ông giúp... Chúng tôi đã cho ông hay Trước rằng công việc làm chỉ tạm thời thôi..".

        Nhưng người bị mất việc dù sao cũng thất vọng lắm. Họ có cảm tưởng Bị bỏ rơi và không thèm giữ một máy may cảm tình với một hãng đã đối Đãi với họ khiếm nhã như vậy.

        Sau Này, tôi áp dụng một cách lịch sự hơn, đối đãi với họ có lễ độ hơn. Tôi cho mời từng người vô phòng tôi sau khi suy nghĩ kỹ về công việc Họ đã giúp tôi trong cả mùa đông, tôi nói với họ như vầy: "Ông Smith, ông đã đắc lực giúp chúng tôi. Khi chúng tôi cậy ông đi Nữu Ước, Nhiệm vụ không phải dễ mà ông đã thành công được một cách đánh khen, Hãng lấy làm vinh dự lắm. Ông có tài, có nhiều tương lai, dù ông làm Việc ở đâu cũng vậy. Chúng tôi tin cậy ông và nếu có việc để nhờ ông giúp được, chúng tôi sẽ nghĩ tới ông. Chúng tôi không quên ông..".

        "Kết quả tốt hơn vô cùng. Họ không oán hờn gì hết, họ không cho rằng Họ bị chúng tôi phản. Họ hiểu rằng nếu có công việc thì chúng tôi Tất giữ họ lại. Và khi chúng tôi cần tới họ, họ vội vàng lại liền, Có vẻ cảm ơn chúng tôi lắm".

        Ông Dwight Morrow, cựu sứ thần Mexique đã quá cố, nhạc phụ ông Lindbergh, Có một tài dị thường là làm cho hai kẻ thù sắp đấm nhau, hòa giải Với nhau liền. Ông làm cách nào? Ông tìm trong quan điểm của hai người, Tất cả những chỗ mà ông cho là công bằng, ông đem phô bày ra và ca Tụng không cho ai là trái hết, dù cuộc tranh biện kết cực ra sao cũng Vậy.

        Đó là quy tắc của mọi sự trọng Tài: giữ thể diện cho người ta. Năm 1922, sau hai thế kỷ oán thù, dân Thổ Nhĩ Kỳ quyết xua đuổi các kiểu dân Hy Lạp ra khỏi nước, Mustapha Kémal hô hào quân lính: "Hỡi sĩ tốt, mục đích của chúng ta là Đại Trung Hải". Chiến tranh đó giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, là một trong những Chiến tranh cận đại đổ máu nhiều nhất. Quân Thổ Thắng và khi hai đại Tướng Hy Lạp Tricoupis và Dionis lại tổng hành dinh của Kémal để đầu Hàng, dân Thổ trút lời nguyền rủa lên đầu họ.

        Nhưng Kémal không tỏ cho họ thấy rằng ông là người thắng, các bậc Vĩ nhân không phí thì giờ tự đắc, khoe những thành công của mình.

        Ông bắt hai tay đại tướng đó, nói: "Xin mời hai Ngài ngồi xuống đây Chắc hai Ngài mệt lắm". Rồi sau khi nói chuyện với họ về trần mạc, ông xoa vết thương tự ái của họ: "Tôi xin lấy tư cách một quân nhân Nói chuyện với hai Ngài cũng là quân nhân. Tôi cho chiến tranh là một Canh bạc và những người cao tay nhất cũng có khi thua".

        Vậy, cả trong nỗi vui mừng thắng trận kích thích ông, mà ông cũng không Quên quy tắc quan trọng thứ năm sau này giữ thể diện cho người.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #39
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi Tám

        Khích Lệ Người Ta Cách Nào?

        Tôi Đã được anh Pete Barlow. Anh chuyên môn dạy chó và ngựa làm trò trong Những rạp xiếc. Tôi thích coi anh dạy chó lắm. Khi một con chó hơi tấn Tới một chút, anh vuốt ve nó, khen nó, thưởng nó thịt, nói tóm lại Coi trọng sự thành công của nó.

        Phương Pháp đó không mới mẻ gì. Tất cả những người dạy súc vật áp dụng Nó đã nhiều thế kỷ rồi.

        Tôi tự hỏi Đối với loài người sao chúng ta không dùng cách hợp lý đó? Tại sao Ta không dùng thịt thay cho rồi lời khen thay cho lời mắng? Chúng ta nên Theo anh Pete Barlow muốn khuyến khích ai thì dù người đó tấn tới rất ít, ta cũng nên khen.

        Như vậy chúng Ta kích lệ họ cho họ tiếp tục gắng sức. Lewis E. Lawes, giám đốc khám Sing Sing, nhận thấy rằng những lời khuyến khích có nhiều kết quả rất Tốt, cả với tội nhân chai nhất. Ông viết trong một bức thư: "Tôi nhận Thấy rằng muốn cho tội nhân hợp tác với tôi và trở lại con đường Lương thiện thì khen những sự gắng sức của họ, có hiệu quả hơn là rầy, Phạt họ!" Tới bây giờ tôi chưa từng bị nhốt khám Sing Sing và không Biết bọn tội nhân nghĩ sao. Nhưng chỉ cần ngó về quá khứ của tôi, cũng Thấy rằng đời tôi có một đôi khi thay đổi do một lời khen hay khuyến Khích. Và bạn có như vậy không? ... Quá khứ đầy những thí dụ chứng Minh năng lực thần diệu của lời khen.

        Năm mươi năm trước, một đứa nhỏ mười tuổi làm việc trong một xưởng ở Naples. Nó mơ mộng muốn thành một danh ca. Chẳng may, ông thầy đầu tiên Dạy nó ca làm cho nó thất vọng: "Giọng này ca như té tai người ta". Nhưng mà nó, một người nhà quê nghèo an ủi nó, ôm nó vào lòng, bảo Rằng bà tin chắc nó có tài và đã thấy nó tiến tới rồi. Bà làm việc Cực khổ, nhịn ăn, nhịn mặc đi chân không, để dành tiền cho học âm nhạc... Những lời khuyến khích của bà thay đổi hẳn đời đứa nhỏ. Chắc bạn đã Được nghe người ta nói tới nó: tên nó là Caruso.

        Thế kỷ trước, một thiếu niên ở Luân Đôn ước ao trở nên văn sĩ. Nhưng Hoàn cảnh nó thật là trái ngược. Học thì sơ sài, cha bị giam thâu và Chính nó nghèo lắm, nhiều khi bị "lửa cơ đốt ruột". Sau cùng, nó kiếm Được một việc làm là dán nhãn lên trên những ve thuốc nhuộm trong Một kho hàng đầy những chuột cống. Tối, nó ngủ trên một gác thượng Ghê tởm, sát mái nhà, cùng với bọn du côn cặn bã của thành Luân Đôn. Nó không tin ở giá trị của nó và sợ người ta chê giễu tới nỗi Phải đợi trời tối như mực rồi mới dám lén lú đem bản thảo bỏ vào Thùng thư. Hết bản này đến bản khác bị trừ chối. Sau cùng, một ngày Tươi sáng tới: một chuyện nó viết được người ta nhận đăng. Đành rằng Người ta không trả nó một xu nhỏ nào hết, nhưng nó không cần. Nhà Xuất bản khen nó, là đủ rồi! Có người nhận rằng nó có tài rồi! Nó Sung sướng tới nỗi nó đi lang thang ngoài phố, hai hàng lệ ròng ròng Trên má.

        Từ lúc đó, nó hy vọng, tự Tín và tương lai của nó thay đổi hẳn. Nhưng nếu không có sự khuyến khích Đó thì có lẽ nó còn làm suốt đời trong những nhà máy đầy chuột cống. Người đó, cũng không xa lạ gì với bạn. Chính là văn sĩ Anh Charles Dickens. Nửa thế kỷ sau, một thanh niên khác ở Luân Đôn làm việc trong một Cửa hàng bán đồ nỉ. Dậy từ ba giờ sáng, quét tiệm, và nai lưng ra làm Mười bốn giờ một ngày. Được hai năm, chịu không nổi, rồi một buồi sáng không Điểm tâm, bỏ nhà ra đi, cuốc bộ hai mươi cây số về thăm bà mẹ làm quản Gia cho một chủ điền. Cậu than thở khóc lóc van lớn, thề nhất định tự Tử, nếu cón phải bắt buộc bước chân vào cửa hàng đó nữa... Rồi cậu Viết một bức thư dài cho ông giáo cũ, thú nhận rằng chịu không nổi Đời nữa, chỉ muốn quyền sinh thôi. Ông giáo hồi âm, an ủi cậu, nói Cậu rất thông minh, làm việc lớn được, đời tươi sáng và cuối thư, cho Cậu một chân giáo viên.

        Những lời Khen và an ủi đó thay đổi đời và có ảnh hưởng sâu xa trong văn học Nước Anh. Thực vậy từ hồi ấy, nhân vật đó đã viết bảy mươi bảy cuốn sách và Dùng ngòi viết mà kiếm được trên một triệu mỹ kim. Chắc bạn văn sĩ Đó: chính là H.Gwells.

        Năm 1922, ở Californie Có một thanh niên nghèo khổ, sống với vợ. Giọng chàng tốt: chủ nhật Hát ở nhà thờ, thỉnh thoảng hát trong những lễ cưới để kiếm vài mỹ Kim. Nhưng khó đủ ăn lắm, chàng nhất quyết xa châu thành về nhà quê Mà đời sống ít đắc đỏ. Kiếm một cái chòi ở giữa vườn nho rồi ở đó. Tiền mướn nhà tuy chẳng là bao, nhưng đối với chàng còn nặng quá: chàng Không trả nổi. Thiếu mười tháng tiền nhà, chàng đành làm trong vườn nho Để trả nợ. Nhiều khi đói quá, được ít nho lót lòng chàng mừng lắm. Chàng thất vọng đến nỗi muốn giải nghệ đi bán xe cam nhông... Chính Lúc đó, văn sĩ Rupert Hugles nghe chàng ca, khen chàng: "Giọng anh tốt Lắm. Anh phải lên Nữu Ước, kiếm thầy học, luyện thêm nó đi..".

        Chính lời khen đó mở đầu cho quảng đường rực rỡ của chàng. Chàng dãi Bày tâm sự với tôi như vậy. Chàng liền mượn hai ngàn rưỡi mỹ kim rồi Đi về miềm Đông. Thanh niên đó danh ca Lawrence Tibbett.

        Nếu chúng ta biết đem ra ánh sáng những tài năng sâu kín của nhũng Người xung quanh chúng ta, thì chẳng phải là chỉ dẫn đạo, cải thiện, Phân phát họ mà thôi, ta còn cải tạo họ nữa. Bạn cho rằng tôi nói Quá ư? Thì đây, xin bạn nghe những lời chí lý sau này của một giáo sư William James, một nhà tâm lý có lẽ có tài nhất của châu Mỹ.

        Chúng ta hiện tại ra sao, và chúng ta có thể trở thành một người ra Sao, hai trạng thái đó khác nhau xa lắm, cũng như một người chập chờm, Nửa thức nửa ngủ, so với một người tỉnh táo hẳn hòi vậy.

        Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ những khả năng vật chất và tinh thần Của chúng ta. Nói chung thì loài người sống mà bỏ phí nhiều khả năng Lắm. Có đủ các bảo vật mà không dùng tới.

        Bạn cũng có những bảo vật mà bạn không dùng tới, hoặc không biết Lợi dụng nó tới cực độ. Trong những bảo vật đó, khả năng hiền diệu Khen ngợi người khác và khuyến khích họ thực hiện những khả năng thầm Kín của họ. Vậy, muốn thay đổi người khác mà không làm cho người khác Phật ý, giận dữ, bạn phải: Lấy công tâm nhận những sự gắng sức của Họ, khen những tấn tới nhỏ nhất của họ.

        Lời khen của bạn phải thành thật và đại độ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #40
        HVQ's Avatar
        HVQ is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        672
        Cảm ơn
        221
        Được cảm ơn: 400 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Phần Thứ Hai Mươi Chín

        Vị Trí Kỷ Giả Dụng


        Một Bà bạn tôi ở Nữu Ước, bà Gent, mướn một người ở gái và hẹn chị ta Thứ hai sau lại bắt đầu làm việc. Trong thời gian đó, bà kêu điện thoại Hỏi một người chủ cũ về hạnh kiểm của chị ta. Người chủ đó không Được hài lòng về chị ta lắm... Nhưng khi chị lại, bà Gent nói: Chị Nelie, Hôm nay tôi đã kêu điện thoại hỏi một chủ cũ của chị. Bà ấy nói Ngay thẳng và đứng đắn, giỏi làm bếp và khéo săn sóc trẻ em. Nhưng Bà ấy có thêm rằng chị không siêng năng, nhà không bao giờ lau chùi Kỹ. Riêng tôi, tôi tin rằng bà ấy nói quá đáng. Tôi coi chị cũng biết Chị cẩn thận. Chị sửa soạn thật gọn gàng. Tôi chắc rằng chị chăm non Nhà cửa không có chỗ nào đáng chê, cũng như cách ăn bận của chị vậy. Rồi chị coi, chắc chắn chị sẽ vừa ý tôi lắm.

        Và mọi sự được vừa ý thật. Chị Nellie muốn xứng đáng với lời khen Của bà chủ. Và chị xứng đáng thật. Nhà cửa sạch bóng. Mỗi ngày chị Làm phụ một giờ để cọ, lau, chứ không chịu để cho bà Gent thất vọng.

        Ông hội trưởng Công ty Bsldwin sản xuất đầu xe lửa nói: "Những người Đã trọng ta, mà ta biết mến tài họ, thì dễ chỉ huy họ lắm".

        Tóm lại, nếu bạn muốn cho ai phát triển một đức tính nào, bạn nên Hành động như đức tính đó đã là một đặc sắc rõ ràng nhất của người Đó. Shakespeare nói: "Nếu bạn còn thiếu một đức tính, cứ xử sự như Đã có nói rồi". Muốn cải thiện một người, bạn cứ ra vẻ tin người Đó có đức tính này đức tính nọ đi. Tỏ ra tin cậy người đó đi, khen họ Đi: Họ sẽ gắng sức phi thường để xứng đáng với khen của bạn. Trong Cuốn "Ký ức cuộc đời sống chung với Maeterlinck", bà Georgette Leblanc Kể chuyện một sự thay đổi dị thường trong đời một thiếu nữ nước Bỉ. Bà nói: Tôi ăn cơm cách tại một khách sạn gần nhà và cho một người Hầu gái đem lại nhà tôi. Tên chị là "Marie rửa chén" vì hồi mới vô Làm, người ta để chi rửa chén. Chị xấu như qủy, mắt lé, chân đi chữ Bát, gầy giơ xương, đần độn.

        Một hôm, Trong khi đặt bàn, tôi đột ngột bảo chị: "Chị Marie, chị có rất nhiều Chỗ đáng quý, chị có biết không?" Vì quen giấu tình cảm của mình, chị Thừ ra một lúc, câm như hến và trơ như đá. Rồi đặt đĩa lên bàn, chị Thở dài, ngay ngô nói: "Thưa bà, thật tôi không ngờ như vậy" Chị không Hỏi thêm một câu, lặng lẽ trở vô bếp và nhắc đi nhắc lại lời tôi Đã nói cho mọi người nghe.

        Lòng tin Của chị mạnh tới nỗi không ai nỡ chế giễu chị, mà từ hôm đó, còn Hơi nể chị nữa. Nhưng sự thay đổi lạ lùng nhất, chính là sự biến hóa Của thâm tâm chị. Tin chắc chắn rằng chị có nhiều chỗ đáng quý mà Không ai biết, chị hăng hái sửa soạn, trau giồi nhan sắc đến nỗi tuổi Xuân của chị mà chi quên baÜng đi, trở lại rực rỡ trên nét mặt chị, Và người ta không thấy chị xấu nữa.

        Hai tháng sau lúc dọn nhà, chị cho tôi hay sắp thành hôn với cháu người Đầu bếp. Chị ta nói: "Tôi sắp được sang trọng" và cám ơn tôi. Chỉ có Một câu ngắn mà thay đổi cả đời chị ta".

        Bà Georgette Leblanc đã khen chị Marie và lời khen đã thay đổi hẳn người Bàn bà đó.

        Mới rồi tôi được hầu Chuyện một ông giám đốc Công ty "Exchange Buffets". Hai mươi sáu tiệm Cao lâu họp lại thành công ty đó và cùng theo một chánh sách đặc biệt: Lấy "danh dự" làm trọng. Trong những tiệm đó, sáng lập từ năm 1885, Không bao giờ người ta đưa giấy tính tiền cho khách hàng hết. Bạn muốn Kêu món gì thì kêu, ăn xong rồi, bạn tính tiền lấy, rồi khi ra, đem lại Quỹ trả. Không kiểm soát gì hết, không có thẻ gì hết.

        Tôi ngạc nhiên lắm, hỏi: Nhưng ông phải có vài người giám thị chứ? Không thể tin hết thảy các khách ăn được.

        Chúng tôi không có người giám thị nào hết ông giám đốc trả lời. Có Lẽ cũng có người ăn quịt, nhưng chúng tôi không cần biết tới. Chúng Tôi chỉ biết rằng chánh sách của chúng tôi hẳn có chỗ hay, nếu không Thì sao đã thịnh vượng trong nửa thế kỷ nay được?

        Tại những cao lâu đó, khách ăn được đãi như người lương thiện, biết Trọng danh dự. Cho nên hết thảy, giàu, nghèo, ăn trộm, ăn xin... đều Muốn được xứng đáng với lòng tin cậy của chủ tiệm. Ông Lawes, giám Đốc khám Sing Sing, còn nói: "Đối với một quân vô lại, muốn cho được Việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy nó, đãi nó như một công Dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó trung thực đứng Đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng sức để được Xứng đáng lòng tin đó".

        Lời đó hay Và đúng đến nỗi tôi muốn nhắc lại đây "Đối với một quân vô lại, Muốn cho được việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy nó, đãi Nó như một công dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó Trung thực đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng Sức để được xứng đáng lòng tin đó".

        Vậy, muốn sửa đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ: Bạn gây cho người ấy một thanh danh rồi họ sẽ gắng sức để được xứng Thanh danh đó.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 4/5 đầuđầu ... 2345 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Phong Thuỷ Là Môn Học Cổ Có Giá Trị
        By ASVN in forum Phong thủy II
        Trả lời: 2488
        Bài mới: 17-02-23, 09:23
      2. Trả lời: 28
        Bài mới: 09-09-15, 16:54
      3. Trả lời: 86
        Bài mới: 18-06-13, 15:20
      4. Lương y Nguyễn Hữu Khai
        By htruongdinh in forum Tử vi
        Trả lời: 3
        Bài mới: 21-11-11, 15:15
      5. Một kẻ vô danh tiểu tốt
        By nguoikhonghoc in forum Dịch Số
        Trả lời: 9
        Bài mới: 21-09-10, 14:32

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •