Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 94

      Threaded View

      1. #10
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        11 – Các trường hợp ngoại lệ
        Kiêu ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân trong các trường hợp sau:
        Xem các giả thiết từ 190/ tới 194/ của chương 14.

        (190/ – Xem giả thiết 27/12
        (27/12 – Nếu tứ trụ nó có Thân nhược và kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì kiêu ấn là kỵ thần có +0,5đh và nó là kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.)
        191/34 - Thân vượng, kiêu ấn ít nhưng nó là can lộ, được lệnh, gần Nhật can và nó được chi cùng trụ sinh cho, nếu nó và Nhật can không bị hợp thì kiêu ấn từ ít trở thành đủ.
        192/ - Xem giả thiết 28/100 và 29/(98;99).
        (28/100 – Thân nhược và khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm và nếu phải tính thêm các điểm vượng ở tuế vận mà kiêu ấn đều lớn hơn Thân ít nhất 20đv thì kiêu ấn mới là kỵ thần có +0,38đh và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.
        29/(98;99) - Nếu Thân nhược mà Nhật can bị khắc hay bị hợp thì chỉ khi kiêu ấn có 1 hóa cục có ít nhất 6 chi thì ta phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận (kể cả khi kỵ 1 là tĩnh), khi đó nếu kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì nó trở thành kỵ thần có +0,5đh, và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên, các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên (còn các bán hợp hay lục hợp hóa cục của Kiêu Ấn có từ 6 chi trở lên thì chưa có ví dụ để nghiên cứu).)
        193/95 – Nếu Thân nhược nhưng can ngày được lệnh và điểm vượng của Thân lớn hơn điểm vượng của Tài, Quan-Sát và Thực-Thương thì Kiêu-Ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân.
        194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân.)

        12 – Thân vượng hay nhược
        a - Nếu điểm vượng vùng tâm của Thân lớn hơn điểm vượng vùng tâm của Thực Thương, Tài và Quan Sát ít nhất 1đv (điểm vượng) thì Thân của tứ trụ đó được gọi là Thân vượng còn ngược lại được gọi là Thân nhược (không có Thân trung bình?).
        b - Thân được gọi là hơi vượng khi Thân chỉ nhiều hơn hỷ dụng thần số 1 ( nghĩa là nó là 1 hành trong các hành là hỷ dụng thần có điểm vượng lớn nhất trong vùng tâm) từ 1đv tới 1,5đv.

        13 - Các ký hiệu và quy ước
        a – Theo thứ tự, hành tài tinh được viết đầu tiên, sau đến quan sát, kiêu ấn, Thân (tức tỷ kiếp), cuối cùng mới là thực thương.

        Ví dụ : Nếu Thân là kim thì thứ tự các hành được diễn tả như sau :
        -1.............0,5.............0,5...............1. ....................-0,5
        tài.........quan/sát......kiêu/ấn....Thân (tỷ/kiếp).....thực/thương
        Mộc..........Hỏa............Thổ............. Kim...................Thủy
        3,7..........#4,2...........9,62............8,47.. ...................#

        b – Nếu các can chi lộ trong tứ trụ có cùng hành thì chúng được gọi là can chi của hành đó.
        Ví dụ : Nếu Kiêu ấn thuộc hành mộc mà trong tứ trụ có 1 Giáp và 2 Mão thì chúng được gọi 3 can chi của kiêu ấn. Nếu chúng chỉ là các can tàng phụ trong tứ trụ thì chúng không được tính là can chi Kiêu Ấn nhưng Kiêu Ấn vẫn được xem là có trong tứ trụ.
        c - Dấu #, nó nghĩa là trong tứ trụ không có can chi thuộc hành đó (kể cả can tàng phụ của hành đó).
        d - Dấu #4,2, nó nghĩa là trong tứ trụ không có can chi thuộc hành đó nhưng nó có can tàng phụ của hành đó và điểm vượng cao nhất của các can tàng phụ này là 4,2.
        e - Số – 1, nó nghĩa là điểm hạn của hành làm dụng thần và nó được viết phía trên hành của nó, tương tự với các điểm hạn của các hành khác cũng viết phía trên hành của chúng như vậy.
        f – Điểm vượng vùng tâm của các hành được ghi phía dưới tên của các hành của chúng.
        l - Trong phần tính điểm vượng vùng tâm, các điểm vượng của các can chi khi vào tới vùng tâm trên các sơ đồ được khoanh tròn, nhưng từ tuần thứ 3 trở đi chỉ có các điểm hạn trên các sơ đồ mới được khoanh tròn.
        m – Tháng 1 dương lịch được gọi là tháng 13 của năm cũ theo lịch can chi.

        (Còn tiếp)
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 05-01-11 lúc 21:28
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        huyenphong (24-02-11),vnoanh (07-01-11)

      Đề tài tương tự

      1. Phuong pháp tính sinh trai hay gái( sưu tầm)
        By tom in forum Đặt tên cho Bé
        Trả lời: 7
        Bài mới: 15-01-16, 09:05
      2. Trao đổi học thuật
        By ASVN in forum Phong thủy II
        Trả lời: 411
        Bài mới: 08-01-16, 14:12
      3. Bát tự trân bảo
        By PhieuDieu in forum Tử bình- Manh Phái
        Trả lời: 20
        Bài mới: 29-04-14, 16:29
      4. Ngọc xích kinh
        By sisi in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 30
        Bài mới: 22-12-12, 09:29
      5. Trả lời: 112
        Bài mới: 20-02-12, 20:00

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •