Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 3 trên 3

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Default Trần triều hiển thánh quốc công tiết chế hưng đạo đại vương

        Sau khi Hưng Đạo Đại vương mất rất linh thiêng hiển hách. Trong nhiều bản kinh như Trần Triều hiển thánh chính kinh, Đại hữu chân kinh, Hưng Đạo chính kinh bao lục … đều có chép danh xưng “ Cửu Thiên Vũ Đế ” của Đức Thánh Trần.
        Bản chính kinh Phạm Ngũ Lão được mở đầu bằng đoạn : “Thánh phụ dòng dõi võ tiên, núi non chung đúc, vũ trụ tạo linh. Thần dựa vào Nam Nhạc, ký thác Đông A, Vân La Cố Trạch, sinh vào mùa đông, Thanh đồng xuất thế. Ngọc Đế khâm sai, sao cho “ Cửa Thiên nắm quyền Vũ Đế “
        Như vậy sau khi mất, Đức Thánh đã trở về thiên đình nhận lệnh chỉ của Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế với sứ mệnh dịêt trừ yêu ma, tà đạo ở ba cõi Thượng giới( thiên đình) Trung giới( trần gian) và Hạ giới (âm phủ).
        Như vậy với chức danh Cửu Thiên Vũ Đế, Đức Thánh Trần của người dân Việt còn có quyền năng lớn hơn nhiều so với các đế khác như Bạch Đế ( coi vùng trời phía Tây), Xích Đế ( coi vùng trời phía Nam), Hắc Đế ( coi vùng trời phía Bắc ), Thanh Đế ( coi vùng trời phía Đông ) Quan Đế (coi thiên môn )…

        Sách Tả truyện có chép " xem sách Hà, Lạc nhớ công người viết".
        Nên khi người ta xem nước ở Lục Đầu ngóng bến Bạch Đằng, ai lại không nhớ tới công của vương? Há có phải một thời một thế mà thôi đâu? Sau khi đã trở thành thần, lại càng soi rõ, hầu khắp mọi nơi, hương đèn khôn ngớt. Mỗi lần nước bị ngoại xâm, đến cầu dưới đế kiếm trong hòm ắt kêu, báo tin tất thắng.
        Năm có lụt hạn hán, đến cầu trước miếu , bồ hương thấy hoá là giáng niềm vui. Đả tà trị ma thì có cờ có kiếm. Nhỏ như một kẻ sát phụ sát phu đều chịu đức; đuổi bệnh trừ tai thì có bùa ấn. Lớn như một huyện một phương cũng phải đội ơn, nhanh chóng như gió vang chớp giật. Tai nghe mắt thấy rõ ràng. Thiết nghĩ đó là công chung góp của các thần như Tản Sơn tôn thần, Chử Tiên tôn thần (Thời Hùng Vương Chử Tiên hay công chúa, học đạo thành tiên, gia quyến bay lên, miếu thờ ở bên sông xã Đa Hoà huyện Đông Yên-chú thích của nguyên bản). Miếu thiêng Cần Hải, Vân Cát đều có chứng tích linh thiêng rõ ràng của sự phù trợ. Tuy cách đời mà thần lại giống nhau. Ghi lòng tạc dạ không thể nào quên, cầu đảo bảo hộ tịch nhi, một lòng cảm thông để cho con cháu, đức tốt vô cùng. Cho nên dầu xa xôi đến trăm ngàn dặm, già nua, trẻ tuổi mà đến ngày tuần tiết đều đến, tấm lòng thành đó không phải riêng ai. Cho đến nay đã là 600 năm, mà hương đàn trai giới ở các linh viện, sớm chiều đều cúng, cùng là sở nguyện. trải qua các triều phong tặng " Thượng đẳng phúc thần", cùng với trời đất trường tồn dài lâu. Anh linh trỗi vượt, há là sự ngẫu nhiên ư? Bởi vì ân trạch đại vương đã được thấm sâu đều khắp hết thảy mọi nơi,nên đã được trường tồn. Chính khí của đại vương rộng rãi bao la, không bao giờ tắt. Tấm lòng son đó của đại vương có được là tự ở trời, Thanh tiên phụng mệnh thác mộng mà sinh ra (Thanh Tiên đồng tử giáng sinh-Chú của nguyên bản). Lúc đến, khi đi (ý nói khi vương sinh ra và mất đi) đều do có thượng đế ứng xuống trời nam một vì tinh tú vôi vàng rời bỏ con cháu lê dân (dân đen). Vốn là do ý trời xui nên vậy sao? Tìm được đất Mạch hạ trên núi Huyền đinh, đỉnh núi Hàm Rồng ( nơi đền Vạn Kiếp), các đỉnh núi chầu về, các ngả nước quy lại, khí trượng muôn trùng, Phổ Giang, Chung Lại (đền hướng về Phổ Giang và Chung Lại. Chú thích của nguyên bản). Khôn lộ phật tiền ( triều nhà Lý, Không Lộ Thiền sư thần tăng đắc đạo thành Phật, khi còn sống ở chùa trên núi Phổ (Phả) lại. Thường cởi áo cà sa ngồi nổi trên mặt nước biển sang bên nước Bắc, hoá (lấy) được kho đồng, đem về đúc thành chuông lớn, là một trong 4 thứ quí của nước Nam, sau bị chìm xuống (thác nhỏ) (ở Phổ Giang, (vì thế người ta mới gọi là Phổ Lại). Nam Tào, Bắc Đẩu (tên 2 núi ở Kiếp Bạc ) thần chiếu sáng lên (theo Chu Tử thì anh khí của núi sông ở chỗ nào, là thần chiếu sáng lên). "Chiếu sáng lên" (tức là hiện lên, hiện ra).Các nhà địa lý trước kia như Hoàng Thượng Thư (Công bộ Thượng thư nhà Minh Hoàng Phúc sang chiếm Giao Châu, là người tinh thông địa đạo), Tả tổ sư ( người Tả Ao Nghệ An, họ Nguyễn tên là Đức Huyền, cũng tinh thông địa đạo), nhìn thấu rõ đường chính (đường ngay lẽ phải) cùng khen tán cũng là do khí của đất mà khiến nên như vậy ư? Ôi thứ nhất là do thần, thứ 2 là do đất ( Lý thư), thứ ba là do tam tài mà họp thành. Không phải là thần thì ai được như thế.
        Bởi vậy cứ vào tháng 8 hàng năm quan dân nam nữ đến Vạn Kiếp để tế trước đền Dược Sơn, hai bên tả hữu có các Nam Tào - Bắc Đẩu chầu vào. Trước đền có sông Lục đầu tụ vào. Đây là nơi danh thắng thiên cổ. Còn khắp trong thiên hạ đâu đâu cũng lập đền thờ ông. Cổ truyền trong dân gian ở các châu huyện Lạng Giang, nếu có bệnh dịch người ta đều đến kêu cầu và đều được ứng nghiệm cả. Nếu có việc chiến chinh giặc dã họ đều sắm lễ đến tế ở trước đền, hễ có tiếng gươm kêu ở trong hòm tất đại thắng.
        thay đổi nội dung bởi: hoa mai, 03-01-11 lúc 07:31
        Thân chào
        Hoa Mai

      Đề tài tương tự

      1. Bát tự khẩu ứng
        By PhieuDieu in forum Tử bình- Manh Phái
        Trả lời: 48
        Bài mới: 21-02-12, 10:08

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •