Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 5 trên 5

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default Tuyệt Chiêu Số 10

        Vừa rồi tôi đã đọc các bài dịch cuốn "Bát Tự Trân Bảo" của Đoàn Kiến Nghiệp do Phiêu Diêu dịch trong mục Tử Bình thì thấy ông ta có sử dụng khái niệm “Dụng thần thay đổi“ trong các vận nhưng không hề nhắc tới "Thân có thể thay đổi".

        Do vậy Tuyệt Chiêu thứ 2 "Không có khái niệm dụng thần thay đổi - của Đoàn Kiến Nghiệp" tôi phải sửa lại thành "Không có khái niệm Thân thay đổi - của Đoàn Kiến Nghiệp".

        Sau đây là Tuyệt Chiêu số 10: "Lực liên kết của Lục hợp mạnh nhất sau mới đến lực liên kết của bán hợp, tam hợp và cuối cùng mới là tam hội - của Đoàn Kiến Nghiệp"

        Hồ Sơ của Tuyệt Chiêu Số 10: (9 Tuyệt Chiêu khác bạn đọc có thể đọc ở chủ đề "Hồ Sơ các Tuyệt Chiêu Nổi Tiếng trong Tử Bình" trong mục Tử Bình bên Lý Học Đông Phương hay chủ đề "Tuvilyso.net Sợ Các Tuyệt Chiêu Nổi Tiếng trong Tử Bình" trong mục "Trao đổi về Tứ Trụ" bên trang web Lý Số Việt Nam).

        Sau đây là đoạn dịch cuốn "Bát Tự Trân bảo – tác giả Đoàn Kiến Nghiệp" của Phieu Dieu trong mục Tử Bình.

        “(Tiếp theo)

        Kỳ 3. Lục hợp tại bát tự

        Địa chi lục hợp là loại hợp nhiều nhất trong bát tự, là hiện tượng kết hôn. Dụng pháp về lục hợp chủ yếu là hợp lưu và hợp trói, đặc biệt đối với hung thì có hợp khứ.

        Trong mệnh ứng kỳ kết hôn là lúc có lục hợp, tức xu hướng hợp lưu, tức tại đại vận có phối ngẫu tinh vượng hoặc phùng xung-hình, phùng thái tuế hợp là năm sẽ kết hôn; hoặc phối ngẫu cung hợp lưu niên cũng biểu hiện kết hôn. Đặc biệt tình huống thái tuế hợp phối ngẫu tinh trong mệnh, đều là xu hướng hợp lưu.

        Nguyên lý cơ bản của hợp trói (bị buộc chặt không còn tác dụng) là: hợp trói hỉ thần thì hung, hợp trói kỵ thần thì cát. Đồng thời cần phối hợp xem khách chủ của bát tự. Tức khách hợp trói kỵ thần thì cát; chủ hợp trói kỵ thần thì hung; khách hợp trói hỉ thần không cát, chủ hợp trói hỉ thần thì cát. Đây là nguyên tắc căn bản.

        Ví dụ. Càn tạo

        Đinh mùi nhâm tý đinh tị tân hợi
        Bát tự lấy mộc hỏa làm dụng thần, mệnh này đến vận kỷ dậu, năm đinh sửu phát tài. Ngược lại tại năm mậu dần, kỷ mão phá tài, có người gặp tình huống này giải thích không thông sẽ tin rằng mệnh này tòng tài, thực tế không phải vậy!

        Năm đinh sửu: kỵ thần sửu, hỉ thần đinh, đinh nhược sửu vượng, sửu khởi tác dụng mạnh, vốn tị dậu sửu tam hợp kim cục, là kỵ thần hợp thành kỵ thần cục đại hung. Tuy nhiên phùng tý sửu hợp, lục hợp có thể hóa giải tam hợp, bởi vì lục hợp là kết thân (kết hôn), tam hợp là kết đảng, theo lẽ thường tình, một người đi xa trở về sẽ gặp thân nhân gia đình trước, mà sẽ không gặp tổ chức hội đảng trước. Tý sửu hợp, tý là khách, là kỵ thần, 2 kỵ thần tương hợp là kỵ thần hợp trói, không khắc hại dụng thần, cho nên đại cát…..

        Năm mậu dần, vốn dần là hỉ thần sanh hỏa, phùng dần hợi tương hợp, hỉ thần bị hợp trói, cho nên không cát.

        Năm kỷ mão vì sao không cát, hãy tự xem xét.“.

        Sơ đồ mô tả vào năm Đinh Sửu của Tứ Trụ trên như sau:

        [img]http://farm6.static.flickr.com/5016/5436215643_59cae02f17_z.jpg[/img]

        Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm:

        ..1.............0,5..............-1...........-0,5............0,5
        Kim...........Thủy............Mộc.........Hỏ a............Thổ
        ..6............18,86...........#7..........11,48.. .......1,55

        Tứ trụ này có Thân nhược mà Quan Sát Thuỷ là kỵ thần số 1 vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn/ Giáp tàng trong Hợi trụ giờ.

        Tứ trụ này không thể là cách Tòng Quan Sát (Thủy) bởi vì có Mùi trụ năm là hành Quan Sát của Thủy (mặc dù chỉ có 1 Mùi tử tuyệt tại lệnh tháng nhưng Mùi không bị khắc gần hay trực tiếp).

        Năm Đinh Sửu thuộc đại vận Kỷ Dậu, tiểu vận Tân Tị (và Canh Thìn) có Tị trụ ngày và Tị tiểu vận hợp với Dậu (đại vận) và Sửu (lưu niên) hoá Kim thành công (trụ ngày Đinh Tị và trụ giờ Tân Hợi thiên khắc địa xung không phá nổi tam hợp có 4 chi).

        Nhâm trụ tháng hợp với 3 Đinh

        Chi tuế vận cùng hoá thành 1 hành và có tổ hợp của thiên can liên kết giữa tứ trụ với tuế vận nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm (theo giả thiết số...) và phải tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận. Hoả có 11,48 đv bị mất 8,17 đv của Tị trụ ngày nhưng được thêm 2.3 đv (được gấp đôi) của Đinh lưu niên (tại Sửu) thành 9,31 đv. Kim có 6 đv được thêm 8,17 đv của Tị trụ ngày, (9 (tại Dậu)+ 2.4,2 (hai lần tại lưu niên))/3 đv = 5,8 đv của Dậu đại vận (đây chính là điểm trung bình của Dậu tại lưu niên), (6 (tại Dậu)+ 2.3 (hai lần tại lưu niên))/3 đv = 4 đv của Tị tiểu vận và 2.3 đv của Sửu tại lưu niên thành 29,97 đv. Còn Kỷ đại vận và Tân tiểu vận trong trạng thái tĩnh nên không được tính điểm vượng ở đây.

        Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm được tính lại như sau :

        .-1............-0,5.............0,5.............1.............-0,5
        Kim...........Thủy............Mộc.........Hỏ a............Thổ
        29,97.......18,86...........#7............9,31.... ......1,55

        Năm Đinh Sửu Tứ Trụ này thuộc "Cách bị ép buộc theo Tài Kim" bởi vì Kim có điểm vượng cao nhất mà không có Kiêu Ấn (Mộc) còn Tỷ Kiếp Đinh đều tử tuyệt tại lệnh tháng và lưu niên cũng như chúng đều bị khắc gần. Do vậy dụng thần là Tân ở trụ giờ, hỷ thần là Thổ và Thuỷ, kỵ thần là Mộc và Hoả. Dĩ nhiên năm Đinh Sửu dụng thần là Tài Kim thì người này phát tài là cái chắc (vì có tam hợp Kim cục).

        Qua đây chứng tỏ Đoàn Kiến Nghiệp đã xác định đúng vào năm Đinh Sửu Tứ Trụ này không phải cách Tòng Tài (vì có tỷ kiếp Đinh ở trụ năm) nhưng ông ta không hề biểt đến "Cách bị ép buộc theo Tài hay Quan" mà tôi mới "Phát Minh" ra gần đây . Vậy thì thử xem ông ta giải thích trườnh hợp này như thế nào?

        Đoàn Kiến Nghiệp đã viết: “…Tuy nhiên phùng tý sửu hợp, lục hợp có thể hóa giải tam hợp, bởi vì lục hợp là kết thân (kết hôn), tam hợp là kết đảng, theo lẽ thường tình, một người đi xa trở về sẽ gặp thân nhân gia đình trước, mà sẽ không gặp tổ chức hội đảng trước. Điều này chứng tỏ ông ta thật sự đã sử dụng Tuyệt Chiêu "Gọt Chân cho vừa giầy" bởi vì theo như Tử Bình truyền thống thì lực liên kết của Tam hội là lớn nhất sau đó đến tam hợp rồi mới tới bán hợp, cuối cùng mới là lục hợp. Thực tế đã chứng minh điều này quá rõ ràng rồi (như vì tổ chức (tức tam hợp) hay vì lý tưởng, tôn giáo (tức tam hội) mà ti tỷ các cặp vợ chồng phải xa nhau để xả thân cho tổ chức, lý tưởng hay tôn giáo mà họ đang tôn thờ - như những người theo Đại Hồi hay những người tôn thờ lý tưởng xxx…). Điều này đủ chứng tỏ Đoàn Kiến Nghiệp đã đi ngược lại với Tử Bình truyền thống.

        Bây giờ có thể kết luận không phải ông Đoàn Kiến Nghiệp tiếp tục "Ngụy Tạo" nữa mà ông ta đã "Gọt Chân cho vừa giầy" biến lực liên kết của tam hội, tam hợp, bán hợp và lục hợp trở thành vấn đề Tình Cảm vợ chồng nhưng vẫn không đúng (như tôi đã chứng minh).

        Còn đến năm Mậu Dần vì có trụ ngày thiên khắc địa xung với trụ giờ nên Tị trụ ngày hợp với Dậu đại vận không hóa được Kim và lục hợp của Dần thái tuế với Hợi trụ giờ bị phá, vì vậy điểm vượng trong vùng tâm không phải tính lại. Dần thái tuế mặc dù không bị hợp nhưng nó chỉ có tác dụng như lệnh tháng để xác định độ vượng của các can chi (nó có tác dụng thêm hành Mộc chỉ khi nó hợp hóa Mộc hay phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm). Thân Hỏa đã nhược còn bị xì hơi quá mạnh bởi đại vận Kỷ và lưu niên Mậu (đều là Thực Thương) nên Thân càng nhược thì là sao có thể phát tài được.

        Năm Kỷ Mão luận tương tự như vậy.

        Qua đây cái lý thuyết "Hợp Chói" (vì lục hợp của Dần với Hợi hay của Mão với Mùi đều bị phá thì còn đâu "Chói" với chả "Buộc" nữa cơ chứ) hay "bên Chủ bên Khách" (có còn hợp nữa đâu mà có "Chủ" với chả "Khách") cũng như thuyết “Lực liên kết của lục hợp là mạnh nhất“ của Đoàn Kiến Nghiệp có còn đúng hay không ?
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 24-05-11 lúc 07:39
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        TanLen73 (05-03-11)

      Đề tài tương tự

      1. Tiếng Việt Tuyệt Vời
        By vân từ in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 1
        Bài mới: 16-12-10, 09:07

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •