Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 3 trên 3

    Ðề tài: Ngư hóa long

      1. #1
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Default Ngư hóa long

        “Cuộc sống của giới giang hồ rất khốc liệt. Những cuộc đâm chém, bạo lực, sự xảo trá… dễ xô đẩy tâm hồn con người đến chỗ bế tắc, máu lạnh. Tôi buộc lòng phải tìm một con đường khác để khai phóng tâm hồn mình và tôi đã chọn cửa Phật” - sư Chơn Hữu nở nụ cười thân thiện bắt đầu cuộc trò chuyện về cuộc đời mình.


        Đại ca phố núi

        Sinh ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, lên năm tuổi cậu bé Huỳnh Thiện Hữu rời mảnh đất cố đô để cùng gia đình vào Đà Lạt lập nghiệp. Mê văn chương, Hữu thường xuyên có mặt trong các kỳ thi học sinh giỏi văn thành phố Đà Lạt cấp tiểu học, là niềm kỳ vọng của cả gia đình. Nhưng rồi những năm cuối cấp hai, những trang văn hay cứ thưa dần, thay vào đó là những trò quậy phá, đánh nhau và bỏ học.

        Kể chuyện giang hồ bãi vàng phục thiện nơi cửa Phật

        “Do một xích mích nhỏ, một số bạn cùng lớp đã thuê giang hồ vào đánh tôi một trận thừa sống thiếu chết. Uất ức, tôi nuôi chí trả thù. Từ đó tôi bỏ trường để đi học võ ở Thiếu lâm Nam Sơn và Hiệp khí đạo. Tại đây, tôi đã kết thân với những thành viên của băng giang hồ khét tiếng Ánh Sáng. Một năm sau, tôi đã trả sòng phẳng món nợ trước đó. Người đánh tôi lúc trước đã bị tôi quy phục. Mặc dù gia đình hết lời can ngăn nhưng tôi đã bỏ học và gia nhập băng Ánh Sáng” - rót nước mời khách, sư Chơn Hữu nhớ lại con đường đưa thầy vào giới giang hồ. Giỏi võ nghệ, cùng với máu liều lĩnh và bản tính “chơi đẹp” nên chỉ một thời gian ngắn, Hữu đã được anh em trong băng Ánh Sáng tín nhiệm bầu làm đại ca.

        Với tài dụng binh của Hữu, băng nhóm này luôn giành phần thắng trong những trận huyết chiến giành lãnh địa và thể hiện đẳng cấp. Từ đó, tiếng tăm Hữu nổi cả vùng, Ánh Sáng trở thành nỗi khiếp sợ của giới giang hồ và người dân phố núi với những phi vụ thanh toán, đánh mướn, đòi nợ thuê và bảo kê các vũ trường, gái bán thân.

        Giới giang hồ càng nể phục Hữu hơn bởi những nghĩa cử nhân đạo với chính đối thủ của mình. Trong một lần chạm trán với giang hồ quận 4 (TP.HCM), chính tay Hữu đã hứng cho đối thủ nhát chém cuối cùng, cứu mạng đối phương, còn Hữu thì phải nhập viện cấp cứu.
        Lãnh chúa bãi vàng Tà In.

        Có danh tiếng, Ánh Sáng kiếm được khá nhiều tiền nhưng rồi đều ném vào vũ trường và những cuộc nhậu thâu đêm.

        Sau những trận thanh toán kinh hoàng, một phần vì rơi vào tầm ngắm của công an, một phần muốn đổi gió vì chán ngấy cuộc sống ở vũ trường, Hữu và một số đệ tử đã tách ra khỏi băng Ánh Sáng để về tung hoành tại khu vực bãi vàng Tà In (xã Tà In, Đức Trọng, Lâm Đồng). Tại đây, Hữu bắt tay với Hải cẩu - một thủ lĩnh trong giới giang hồ chuyên bảo kê sòng bài ở Đà Lạt để cai quản bãi vàng.

        Sau một hồi trầm ngâm như muốn kéo quá khứ lại gần, thầy kể tiếp: “Để xưng bá tại bãi vàng, Hải cẩu đã mời tất cả anh em trong giới giang hồ ở bãi vàng Tà In đến dự tiệc rượu để thị uy. Trong tiệc rượu, Hải cẩu lên giọng hỏi: “Ở đây, ai không phục tao thì đứng dậy!”. Tất cả ngồi im phắc, duy chỉ có một người đứng dậy. Đó là Hoàng - thủ lĩnh băng Hoàng nháy. Thấy có kẻ dám phạm thượng, Hải cẩu tung cú đấm như trời giáng vào mặt Hoàng để răn đe. Lập tức, Hoàng nháy đáp trả bằng một cái ly thủy tinh vào đầu Hải cẩu gây sát thương rồi bỏ chạy khỏi lán”. Từ đó, băng Hải cẩu và băng Hoàng nháy thề không đội trời chung. Nhiều đêm băng của Hữu thực hiện các vụ đột nhập, tập kích vào lán trại để trừng trị Hoàng nháy nhưng bất thành vì tên này đã đề phòng, bỏ lán đi ngủ chỗ khác. “Kế hoạch trừng phạt gặp bế tắc vì băng Hoàng nháy có đến 70 tên giang hồ, ban ngày không thể đụng đến nó, còn ban đêm thì tìm không ra chỗ nó ở để trị” - sư Chơn Hữu kể.

        Một thời gian sau, băng Hải cẩu thu nạp thêm Việt lựu đạn, có vũ khí nóng và như hổ mọc thêm cánh, băng này làm mưa làm gió ở bãi vàng. Khi biết chắc Hoàng nháy ở trong lán trại, quân Hải cẩu do Việt lựu đạn cầm đầu mang theo súng AK, lựu đạn đã tập kích vào lán trại, bắt sống tên Hoàng. Để đổi lại mạng sống và tạ lỗi đã phạm thượng với Hải cẩu, Hoàng nháy đưa ra một chai đựng toàn vàng. Nhóm Hải cẩu không lấy số vàng đó mà đưa ra yêu sách trong hai ngày Hoàng nháy phải rút hết quân trên mảnh đất được coi là “rốn vàng” tại bãi vàng Tà In để giao lại cho băng Hải cẩu khai thác. Từ mảnh đất màu mỡ này, băng Hải cẩu khai thác được rất nhiều vàng, đẳng cấp, quyền lực ngầm ở bãi vàng càng phân rõ hơn.

        [IMG]http://image.tin247.com/vietnamnet/100820204447-450-11.jpg[/IMG]
        Sư Chơn Hữu, trụ trì chùa Định Quang (thôn Dạ Lê, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế), là cứu tinh của trẻ em nghèo và những gia đình bất hạnh. Ít ai biết sư từng là một trùm giang hồ khét tiếng ở bãi vàng.



        Bỏ giang hồ làm việc thiện

        “Một tháng 30 ngày tôi chìm ngập trong ăn chơi, men say và thấy cuộc đời mình nhàm chán quá. Tôi càng chán chường hơn khi chứng kiến những cuộc thanh toán, tàn sát đẫm máu, những cái chết đau lòng của bằng hữu. Có lần vì giận bản thân, tôi đã cắn nát ngón tay mình rồi bỏ đi lang thang.

        Sau khi đọc xong tập thơ Chèo vỡ sông trăng và tập truyện Người trồng hoa và chàng tu sĩ của thiền sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, tôi bắt gặp hình bóng của mình trong tác phẩm này. Lúc đó tôi mới ngộ ra rằng chỉ có hướng thiện mới giúp con người giải thoát khỏi lỗi lầm và thù hận ” - sư Chơn Hữu tâm sự.
        Kể chuyện giang hồ bãi vàng phục thiện nơi cửa Phật


        Năm 1999, Hữu bỏ lại cơ nghiệp giang hồ, trở về Huế để xin vào tu ở chùa Huyền không sơn thượng. Ý nguyện đó đã được thiền sư Minh Đức chấp thuận bằng hai năm thử thách làm công quả ở chùa với việc làm đầu bếp và quét dọn. Hai năm sau, Hữu được xuất gia và sau này trở thành Tỳ kheo Chơn Hữu. Đến năm 2005, sư được bổ nhiệm về làm giám tự chùa Định Quang, một ngôi chùa bỏ hoang từ lâu. Hằng ngày sư Chơn Hữu phải đi khất thực, xin hỗ trợ để gây dựng lại ngôi chùa sụp nát, hoang tàn thành ngôi chùa rộn rã tiếng cười vui con trẻ và ấm áp tình thương, nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh.

        Nhiều người còn biết đến sư là một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa. Năm 2008, sư Chơn Hữu xây dựng một phòng học khang trang gọi là Tuệ học đường trong khuôn viên chùa và mời giáo viên giỏi về dạy chữ và dạy ngoại ngữ cho các em. Để có tiền duy trì lớp học, ngoài đi khất thực, sư Chơn Hữu còn trồng hoa lan và triển lãm ảnh bán lấy tiền. Dù còn nhiều khó khăn, gặp eo hẹp về kinh phí nhưng khóa học tiếng Anh đầu tiên với 240 học trò nghèo cũng đã tốt nghiệp sau 18 tháng theo học. Mới đây, sư Chơn Hữu tiếp tục khai giảng khóa 2 lớp tình thương dạy ngoại ngữ cho 300 em học sinh, sinh viên nghèo và trao học bổng cho 200 học sinh nghèo vượt khó.

        “Lớp học tình thương hiện gặp một số khó khăn, những người đã hứa hỗ trợ kinh phí để duy trì lớp học thì chưa thấy phản hồi. Chi phí thuê giáo viên, mua giáo trình và tiền điện nước mỗi tháng hết 5-7 triệu đồng. Nhưng dù khó khăn mấy thì sư cũng phải cố gắng để giúp đỡ các em có được cái chữ. Tới đây, có thể sư phải bán những bức ảnh quý của mình để có tiền duy trì lớp học, chứ để mấy em thất học thì tội lắm!” - sư Chơn Hữu trăn trở.

        [IMG]http://image.tin247.com/vietnamnet/100820204442-673-960.jpg[/IMG]
        Thân chào
        Hoa Mai

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoa mai" về bài viết có ích này:

        dhai06 (04-03-11)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        208
        Cảm ơn
        185
        Được cảm ơn: 255 lần
        trong 128 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoa mai Xem bài gởi
        “Cuộc sống của giới giang hồ rất khốc liệt. Những cuộc đâm chém, bạo lực, sự xảo trá… dễ xô đẩy tâm hồn con người đến chỗ bế tắc, máu lạnh. Tôi buộc lòng phải tìm một con đường khác để khai phóng tâm hồn mình và tôi đã chọn cửa Phật” - sư Chơn Hữu nở nụ cười thân thiện bắt đầu cuộc trò chuyện về cuộc đời mình.


        Đại ca phố núi

        Sinh ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, lên năm tuổi cậu bé Huỳnh Thiện Hữu rời mảnh đất cố đô để cùng gia đình vào Đà Lạt lập nghiệp. Mê văn chương, Hữu thường xuyên có mặt trong các kỳ thi học sinh giỏi văn thành phố Đà Lạt cấp tiểu học, là niềm kỳ vọng của cả gia đình. Nhưng rồi những năm cuối cấp hai, những trang văn hay cứ thưa dần, thay vào đó là những trò quậy phá, đánh nhau và bỏ học.

        Kể chuyện giang hồ bãi vàng phục thiện nơi cửa Phật

        “Do một xích mích nhỏ, một số bạn cùng lớp đã thuê giang hồ vào đánh tôi một trận thừa sống thiếu chết. Uất ức, tôi nuôi chí trả thù. Từ đó tôi bỏ trường để đi học võ ở Thiếu lâm Nam Sơn và Hiệp khí đạo. Tại đây, tôi đã kết thân với những thành viên của băng giang hồ khét tiếng Ánh Sáng. Một năm sau, tôi đã trả sòng phẳng món nợ trước đó. Người đánh tôi lúc trước đã bị tôi quy phục. Mặc dù gia đình hết lời can ngăn nhưng tôi đã bỏ học và gia nhập băng Ánh Sáng” - rót nước mời khách, sư Chơn Hữu nhớ lại con đường đưa thầy vào giới giang hồ. Giỏi võ nghệ, cùng với máu liều lĩnh và bản tính “chơi đẹp” nên chỉ một thời gian ngắn, Hữu đã được anh em trong băng Ánh Sáng tín nhiệm bầu làm đại ca.

        Với tài dụng binh của Hữu, băng nhóm này luôn giành phần thắng trong những trận huyết chiến giành lãnh địa và thể hiện đẳng cấp. Từ đó, tiếng tăm Hữu nổi cả vùng, Ánh Sáng trở thành nỗi khiếp sợ của giới giang hồ và người dân phố núi với những phi vụ thanh toán, đánh mướn, đòi nợ thuê và bảo kê các vũ trường, gái bán thân.

        Giới giang hồ càng nể phục Hữu hơn bởi những nghĩa cử nhân đạo với chính đối thủ của mình. Trong một lần chạm trán với giang hồ quận 4 (TP.HCM), chính tay Hữu đã hứng cho đối thủ nhát chém cuối cùng, cứu mạng đối phương, còn Hữu thì phải nhập viện cấp cứu.
        Lãnh chúa bãi vàng Tà In.

        Có danh tiếng, Ánh Sáng kiếm được khá nhiều tiền nhưng rồi đều ném vào vũ trường và những cuộc nhậu thâu đêm.

        Sau những trận thanh toán kinh hoàng, một phần vì rơi vào tầm ngắm của công an, một phần muốn đổi gió vì chán ngấy cuộc sống ở vũ trường, Hữu và một số đệ tử đã tách ra khỏi băng Ánh Sáng để về tung hoành tại khu vực bãi vàng Tà In (xã Tà In, Đức Trọng, Lâm Đồng). Tại đây, Hữu bắt tay với Hải cẩu - một thủ lĩnh trong giới giang hồ chuyên bảo kê sòng bài ở Đà Lạt để cai quản bãi vàng.

        Sau một hồi trầm ngâm như muốn kéo quá khứ lại gần, thầy kể tiếp: “Để xưng bá tại bãi vàng, Hải cẩu đã mời tất cả anh em trong giới giang hồ ở bãi vàng Tà In đến dự tiệc rượu để thị uy. Trong tiệc rượu, Hải cẩu lên giọng hỏi: “Ở đây, ai không phục tao thì đứng dậy!”. Tất cả ngồi im phắc, duy chỉ có một người đứng dậy. Đó là Hoàng - thủ lĩnh băng Hoàng nháy. Thấy có kẻ dám phạm thượng, Hải cẩu tung cú đấm như trời giáng vào mặt Hoàng để răn đe. Lập tức, Hoàng nháy đáp trả bằng một cái ly thủy tinh vào đầu Hải cẩu gây sát thương rồi bỏ chạy khỏi lán”. Từ đó, băng Hải cẩu và băng Hoàng nháy thề không đội trời chung. Nhiều đêm băng của Hữu thực hiện các vụ đột nhập, tập kích vào lán trại để trừng trị Hoàng nháy nhưng bất thành vì tên này đã đề phòng, bỏ lán đi ngủ chỗ khác. “Kế hoạch trừng phạt gặp bế tắc vì băng Hoàng nháy có đến 70 tên giang hồ, ban ngày không thể đụng đến nó, còn ban đêm thì tìm không ra chỗ nó ở để trị” - sư Chơn Hữu kể.

        Một thời gian sau, băng Hải cẩu thu nạp thêm Việt lựu đạn, có vũ khí nóng và như hổ mọc thêm cánh, băng này làm mưa làm gió ở bãi vàng. Khi biết chắc Hoàng nháy ở trong lán trại, quân Hải cẩu do Việt lựu đạn cầm đầu mang theo súng AK, lựu đạn đã tập kích vào lán trại, bắt sống tên Hoàng. Để đổi lại mạng sống và tạ lỗi đã phạm thượng với Hải cẩu, Hoàng nháy đưa ra một chai đựng toàn vàng. Nhóm Hải cẩu không lấy số vàng đó mà đưa ra yêu sách trong hai ngày Hoàng nháy phải rút hết quân trên mảnh đất được coi là “rốn vàng” tại bãi vàng Tà In để giao lại cho băng Hải cẩu khai thác. Từ mảnh đất màu mỡ này, băng Hải cẩu khai thác được rất nhiều vàng, đẳng cấp, quyền lực ngầm ở bãi vàng càng phân rõ hơn.

        [IMG]http://image.tin247.com/vietnamnet/100820204447-450-11.jpg[/IMG]
        Sư Chơn Hữu, trụ trì chùa Định Quang (thôn Dạ Lê, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế), là cứu tinh của trẻ em nghèo và những gia đình bất hạnh. Ít ai biết sư từng là một trùm giang hồ khét tiếng ở bãi vàng.



        Bỏ giang hồ làm việc thiện

        “Một tháng 30 ngày tôi chìm ngập trong ăn chơi, men say và thấy cuộc đời mình nhàm chán quá. Tôi càng chán chường hơn khi chứng kiến những cuộc thanh toán, tàn sát đẫm máu, những cái chết đau lòng của bằng hữu. Có lần vì giận bản thân, tôi đã cắn nát ngón tay mình rồi bỏ đi lang thang.

        Sau khi đọc xong tập thơ Chèo vỡ sông trăng và tập truyện Người trồng hoa và chàng tu sĩ của thiền sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, tôi bắt gặp hình bóng của mình trong tác phẩm này. Lúc đó tôi mới ngộ ra rằng chỉ có hướng thiện mới giúp con người giải thoát khỏi lỗi lầm và thù hận ” - sư Chơn Hữu tâm sự.
        Kể chuyện giang hồ bãi vàng phục thiện nơi cửa Phật


        Năm 1999, Hữu bỏ lại cơ nghiệp giang hồ, trở về Huế để xin vào tu ở chùa Huyền không sơn thượng. Ý nguyện đó đã được thiền sư Minh Đức chấp thuận bằng hai năm thử thách làm công quả ở chùa với việc làm đầu bếp và quét dọn. Hai năm sau, Hữu được xuất gia và sau này trở thành Tỳ kheo Chơn Hữu. Đến năm 2005, sư được bổ nhiệm về làm giám tự chùa Định Quang, một ngôi chùa bỏ hoang từ lâu. Hằng ngày sư Chơn Hữu phải đi khất thực, xin hỗ trợ để gây dựng lại ngôi chùa sụp nát, hoang tàn thành ngôi chùa rộn rã tiếng cười vui con trẻ và ấm áp tình thương, nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh.

        Nhiều người còn biết đến sư là một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa. Năm 2008, sư Chơn Hữu xây dựng một phòng học khang trang gọi là Tuệ học đường trong khuôn viên chùa và mời giáo viên giỏi về dạy chữ và dạy ngoại ngữ cho các em. Để có tiền duy trì lớp học, ngoài đi khất thực, sư Chơn Hữu còn trồng hoa lan và triển lãm ảnh bán lấy tiền. Dù còn nhiều khó khăn, gặp eo hẹp về kinh phí nhưng khóa học tiếng Anh đầu tiên với 240 học trò nghèo cũng đã tốt nghiệp sau 18 tháng theo học. Mới đây, sư Chơn Hữu tiếp tục khai giảng khóa 2 lớp tình thương dạy ngoại ngữ cho 300 em học sinh, sinh viên nghèo và trao học bổng cho 200 học sinh nghèo vượt khó.

        “Lớp học tình thương hiện gặp một số khó khăn, những người đã hứa hỗ trợ kinh phí để duy trì lớp học thì chưa thấy phản hồi. Chi phí thuê giáo viên, mua giáo trình và tiền điện nước mỗi tháng hết 5-7 triệu đồng. Nhưng dù khó khăn mấy thì sư cũng phải cố gắng để giúp đỡ các em có được cái chữ. Tới đây, có thể sư phải bán những bức ảnh quý của mình để có tiền duy trì lớp học, chứ để mấy em thất học thì tội lắm!” - sư Chơn Hữu trăn trở.

        [IMG]http://image.tin247.com/vietnamnet/100820204442-673-960.jpg[/IMG]
        Quay đầu là bờ. Theo phật học thì mọi chúng sanh trong đó có con người chúng ta đều có phật tính và ma tính. nếu ma tính nhiều ta chỉ làm điều ác, điều xằng bậy, làm xã hội đen, đâm thuê chém mướn giết người .v.v...kết quả là chịu nhân quả vô tù .v.v...Nếu biết hướng thiện thì phật tính dần dần phát huy trở thành người tốt, luơng thiện. Nấc thang cao nhất tạm gọi là siêu cực thiện nghĩa là thành Phật
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dhai06" về bài viết có ích này:

        hoa mai (04-03-11)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Đọc câu chuyện về anh tỷ phú Huy này mới biết câu nói: Không có gì là quá muộn để bắt đầu thật không sai. Tưởng như cuộc đời anh đã bỏ đi từ cái dạo nhận tội danh "đánh người gây thương tích" và phải ở tù 6 tháng. Thế nhưng cũng sau thời gian ngồi tù, anh Huy đã quyết tâm làm lại cuộc đời. Nói cách khác, nếu không có đoạn thử thách 6 tháng ấy, có lẽ giờ đây ta chẳng thể thấy được anh chàng Huy hăng say với công việc hiện tại của mình thế nào đâu nhỉ?

        Câu chuyện về chàng tỷ phú 8x biết vươn lên, chiến thắng chính mình và hay giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ được đăng trên dantri. Mời mọi người cùng đọc và suy ngẫm:


        [IMG]http://images.yume.vn/blog/201106/14/1308021048_ti%20phu.jpg[/IMG]


        Nguyễn Phạm Thiên Huy hiện là ông chủ của nhiều xưởng mộc ở Quảng Trị, Sài Gòn, Long Xuyên,… Có trong tay hàng trăm tỷ đồng, chỉ huy gần trăm thợ điêu khắc, chạm trổ giỏi đi xây mới, phục dựng cả trăm ngôi nhà rường cổ trong cả nước.


        Là con út trong một gia đình khá giả nên từ nhỏ, Nguyễn Phạm Thiên Huy được gia đình hết sức chiều chuộng, đặt nhiều hy vọng. Nhưng chính sự chiều chuộng của gia đình đã làm cho Huy chểnh mảng việc học và lao vào những thói hư tật xấu.

        Ngay từ những ngày đầu đi học, Huy đã tỏ ra là kẻ bất cần, thường xuyên gây sự với chúng bạn. Không hiểu sao ngay từ bé Huy đã thấy mình không biết sợ ai. Chỉ cần thấy ai “ngứa mắt” không biết người đó nhỏ, bằng hay hơn mình vài tuổi cũng… đánh.

        Vì “sở thích” đánh người nên các bạn cùng trang lứa hễ thấy Huy ở đâu là tránh xa. Không có bạn chơi, Huy càng trở nên lì lợm, ngang ngược hơn. Chán quậy ở trường, Huy nghĩ ra nhiều cách trêu chọc, quậy phá ở địa phương khiến nhiều lần bố mẹ anh phải “muối mặt” đi xin lỗi hàng xóm vì con dại cái mang.

        Dù đã áp dụng đủ các biện pháp để uốn nắn con nhưng không được, gia đình Huy càng chán nản, rồi bỏ mặc cho anh thích làm gì thì làm. Đỉnh điểm của những trò quậy phá, thích đánh người của mình, Huy đã phải trả giá bằng việc ngồi tù 6 tháng với tội danh “Cố tình gây thương tích”. Huy cười buồn nói: “Khi tôi đang học lớp 10, chỉ vì một người bạn rủ rê đi “rửa hận” hộ họ mà tôi đã phải lĩnh án 6 tháng tù giam.


        Lấy công việc chuộc lỗi lầm

        Sau khi thụ án trở về quê hương, Huy đã bị từ người thân, bạn bè, xóm giềng xa lánh. Bố mẹ vì chán nản nên chẳng buồn nhìn con. Nhưng Huy cũng chẳng giận họ, mà ngược lại anh giận chính bản thân mình. Chính sự xa lánh và nghi ngại của mọi người đã giúp anh có thêm động lực, quyết tâm để làm lại từ đầu.

        Biết không gì lấy lại niềm tin của mọi người bằng những việc làm, Huy đã bắt tay ngay vào những dự định hoàn lương của mình. Theo đó, ngày Huy đi học, tối lại cặm cụi theo thầy học nghề. Biết chẳng ai tin tưởng cho mình vay vốn làm ăn lớn ngay nên với chút vốn ít ỏi của mình, Huy tìm cách làm ăn nhỏ mà có hiệu quả ngay.

        Tuy nhiên, để có ngày hôm nay, Huy phải nhờ đến việc xây mới nhà Rường và phục dựng nhà Rường cổ. Nhờ đi khắp nơi mua cây cảnh mà anh có cơ hội được tiếp xúc với những đường nét chạm trổ tinh xảo trên những ngôi nhà Rường ở Huế. Chính việc tiếp xúc thường xuyên này đã khơi dậy trong anh niềm đam mê những nét chạm trổ ấy.

        Để thỏa đam mê của mình, Huy đã đi thu gom tất cả các khúc gỗ từ những nhà Rường bị vứt bỏ về nghiên cứu, tìm gặp những nghệ nhân, những thợ giỏi về chạm trổ để học, tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu, rồi tự mày mò học cách chạm trổ, lắp ghép… Hơn 2 năm sau, khi tay nghề của Huy đã vững thì cũng là lúc phong trào xây nhà Rường, phục chế nhà Rường để làm kinh doanh của các đại gia trên đất Huế và nhiều địa phương khác nở rộ đã thúc giục anh phải thành lập đội thợ của riêng mình.

        Huy nhớ lại: “Nói thì đơn giản vậy thôi nhưng để làm được đâu phải dễ vì khi ấy tôi mới 20 tuổi, vốn liếng không có nhiều lại mang tiếng là kẻ ngỗ ngược, từng vào tù ra tội. Nhiều người khi tôi đến nhà mời về đầu quân cho tôi với mức lương hậu hĩnh, họ đã chỉ thẳng vào mặt tôi mà rằng “tau mà phải làm thuê cho mi à?”

        [IMG]http://images.yume.vn/blog/201106/14/1308021042_ti%20phu%201.jpg[/IMG]


        Không nản, với số vốn kha khá trong thời gian buôn cây cảnh, một số thợ giỏi được Huy kiên trì thuyết phục đã nhận lời về làm cho anh. Thành lập được đội thợ rồi nhưng anh lại gặp phải khó khăn khác đó là không ai tin tưởng giao cho mình ngôi nhà cổ để cho một người trẻ tuổi phục dựng, không đại gia nào dám bỏ ra cả đống tiền để cho một kẻ tù tội, trẻ tuổi, không được đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào như anh.

        Suy nghĩ mãi cuối cùng anh đã nghĩ ra cách là đi mua những ngôi nhà cổ, gỗ cũ về phục chế lại, dựng thành khung rồi chụp ảnh đem đi “chào hàng” cùng với cam kết “Nếu phục dựng hỏng sẽ bồi thường, làm mới xong nếu không đẹp thì không lấy tiền”. Cuối cùng thì anh cũng tìm cho mình được những hợp đồng chỉ một vài chục triệu, nhưng chính điều này đã thôi thúc anh thực hiện điều mình mong mỏi…”

        Với phương châm “kiên trì, lấy ngắn nuôi dài, làm nhiều nghề”, cuối cùng vận may cũng mỉm cười với Huy. Năm 2001, Huy được ông chủ tiệm vàng Duy Mong tin tưởng, ký hợp đồng xây khu nhà Rường “Tịnh tâm kim cổ” với giá 5 tỷ. Khi ấy anh mới chỉ 21 tuổi, hợp đồng nói rõ, khi nào giao chìa khóa mới thanh toán tiền.

        Ngay sau khi ký được hợp đồng, anh phải đích thân đến đo đạc khu đất, lên kế hoạch sắp xếp từng khu nhà, khu non bộ, cây cảnh như thế nào… Để giao nhà đúng hợp đồng, anh đã huy động hơn 200 thợ làm trong 3 tháng thì xong. Khi nhận nhà, thấy bố cục không gian hài hòa, những nét chạm khắc rồng phượng tinh xảo, chủ nhà còn thưởng thêm cho anh một khoản tiền lớn. Cũng từ đây, tên tuổi của anh cũng được nhiều người biết đến, những hợp đồng cũng ngày càng nhiều hơn.

        Với những công trình lớn ở Huế được Huy phục dựng như chùa Châu Lâm, Diệu Ngộ, Huyền Trân Công Chúa… Huy đã được nhiều người trong cả nước biết đến.

        Giúp người

        Hiện nay, Huy đang tạo công việc làm thương xuyên cho hơn 70 người. Trong đó có 17 người tàn tật, gần chục người từng ở tù như… ông chủ.

        Sở dĩ Huy nhận nhiều người tù tội vào xưởng của mình làm là vì anh cũng từng những tháng ngày gian nan, bị mọi người xa lánh khi vừa ra tù nên tôi hiểu họ đang chịu thiệt thòi, khó khăn như thế nào. Đối với người tàn tật, anh muốn góp phần giúp họ giảm bớt những thiệt thòi, cũng như chuộc lại những lỗi lầm mà mình đã gây ra.

        Huy sẽ không dừng lại ở đây. Anh còn trẻ, còn cố gắng đi xa hơn, còn giúp nhiều người hơn nữa như anh từng nghĩ, từng hứa…
        thay đổi nội dung bởi: hoa mai, 15-06-11 lúc 02:12
        Thân chào
        Hoa Mai

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •