Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 85

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi lypm Xem bài gởi
        NamPhong: tôi đọc ở đâu đó nó nói nôm na như vầy: giáp tý khởi tại tý rồi lại tái khởi tại ngọ
        anh Lypm:
        Đây là nói 60 hoa giáp thuận bài và nghịch bài, thông thường người ta chỉ biết 60 hoa giáp theo chiều thuận: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần... mà không biết rằng nó có nghịch bài. Thuận bài Giáp Tý tại Khảm, Ất Sửu tại Khôn, Bính Dần tại Chấn, Đinh Mão tại Tốn, Mậu Thìn tại trung cung nhưng không dùng("quá khách bất nhập hoàng bà cung" là vậy), Kỉ Tị tại Càn.... Tham lang khởi tại Khảm, Cự Môn khởi tại Cấn, Lộc Tồn tại Chấn... thuận vòng chu thiên; Nghịch bài Giáp Tý tại Ngọ, Ất Sửu tại Chấn... Tham lang khởi tại Ngọ, Cự môn khởi tại Khôn, Lộc tồn khởi tại Đoài... Bỏ qua Liêm trinh, Tham lang(1) đếm 7 bước đến Tả phụ(8), Tả phụ(8) đếm 7 bước đến Vũ khúc(6), Do đó mà nói tam cát tinh 1 6 8, thực ra đây chỉ là khởi lệ của Bắc đẩu thất tinh mà thôi, 9 tinh(trừ Liêm trinh), tuỳ thời mà có cát, tuỳ thời mà có hung, như vận 1 lấy 1 6 8 làm tam cát nhưng vận 2 thì đâu phải vậy. Bắc đẩu thất tinh pháp sâu xa khó lường, Ly cung tương hợp là sự lật ngược lại của Bắc đẩu thất tinh pháp. Ly cung tương hợp pháp dùng theo chiều nghịch, lật ngược lại là Bắc đẩu thất tinh pháp, do đó mà: "thiên cơ diệu quyết bản bất đồng, bát quái chỉ hữu nhất quái thông; càn khôn cấn tốn triền hà vị, ất tân đinh quý lạc hà cung, giáp canh nhâm bính lai hà địa, tinh thần lưu chuyển yếu tương phùng"; "đảo bài phụ mẫu âm long vị, sơn hướng đồng lưu thuỷ".

        athienloc:
        "thiên ngọc kinh trung thuyết: “giang đông nhất quái tòng lai cát, bát thần tứ cá nhất, giang tây nhất quái bài long vị, bát thần tứ cá nhị, nam bắc bát thần cộng nhất quái, đoan đích ứng vô soa.” giá lí đích giang đông, giang tây, nam bắc quái đẳng danh từ, kì thật thị “tam bàn quái ” đích lánh ngoại nhất chủng xưng hô.
        Phối hợp, dương dụng âm triêu, âm dụng dương ứng, âm dương tương hợp, thư hùng giao cấu đích đại nguyên tắc lai kiểm thị nhị thập tứ sơn đích cát hung."

        Thiên ngọc kinh viết Giang đông, Giang tây, Giang Nam Bắc quái từ đó đến nay đã tiêu hao biết bao tâm huyết của nhiều người, giảng giải về nó nhưng hầu hết đều bế tắc. Câu chữ Dương Công dùng đều là ẩn ngữ cả. Tiên thiên bài Thuỷ, Hậu thiên bài Long, Tiên Hậu hợp dụng Long Thuỷ tương đối mới là nghĩa của Giang đông, Giang Tây, Nam Bắc quái. Gần đây chợt rõ được nghĩa của những câu này(phải nói là bó tay trước kiểu giải thích của Tưởng Đại Hồng trong Địa lý biện chính, không sai nhưng không thể nào hiểu được), nên khi đọc đoạn bên trên của anh thì Nam Phong chắc chắn tác giả đó đã hiểu sai vấn đề. Tam đại quái và Giang đông, Giang tây, Nam Bắc quái của sách Thiên ngọc có những điểm chung(đều nói lý khí) nhưng cũng có những điểm riêng(Giang đông... nói cách dùng tiên hậu thiên quái, Tam đại quái nói cách dùng âm dương quái khí), không thể nói hai cái là một như trên được.
        Chào một ngày mới.

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        macchulan (13-04-11),sonthuy (13-04-11)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •