Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/4 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 34

    Ðề tài: Tuần Không

      1. #1
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default Tuần Không

        Để các bạn quan tâm tử vi có thể hiểu thêm được về bản chất của tử vi, thông qua sao tuần, tôi chuyển bài viết bên TVLS trong chủ đề tranh luận với ông VDTT của tôi về đây, các bạn có thêm tài liệu tham khảo.
        Cám ơn sự hồi đáp của Ông.

        Tôi cũng biết là Ông sẽ trả lời như vậy. Bởi như thế mới đảm bảo tính biện chứng. Nhưng cũng nổi lên mấy ý sau:

        -Sử dụng phương pháp luận tây phương đối với lý học đông phương – cần lưu ý phân biệt phương pháp luận và lý học trong câu này – trong đó việc sử dụng lý học đông phương là mục đích luận và phép suy luận của đông phương để tham khảo.

        Tôi nghĩ đây mới đúng là cái gọi là phương pháp khoa học của Ông khi khoa học hóa đông phương lý học. Và đương nhiên, Tôi cũng không phản đối.

        -Ông theo cái gọi là phương pháp nghiên cứu khoa học mà Descartes xiển dương. Có lẽ ai cũng biết tới nó với đặc trưng nổi bật là phép biện chứng siêu hình.

        Những vấn đề trên, đó thuộc về cái gọi là bản chất của phương pháp nghiên cứu. Cũng có người gọi đó là cách nhìn khoa học theo tây phương. Mà những vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu đông phương học và có những triết gia tây phương cũng như nhiều nhà khoa học tây phương đã có những phê phán về tính siêu hình và tính không đầy đủ của nó. Nhưng ở đây, trong trao đổi với Ông, Tôi không muốn lặp lại những gì mà người ta đã tranh luận. Và chúng ta cũng đã thấy, tranh luận trên phương diện tổng quát thì mãi chẳng tới đâu. Tôi muốn đi thẳng vào vấn đề với ví dụ cụ thể.

        Trước hết, Tôi cần phải có minh định rằng, Tôi không phản đối về cái gọi là khoa học hóa đông phương lý học. Và bản chất, Tôi cũng đang làm điều đó. Song Tôi không dám tự cho đó khoa học, như người ta vẫn hiểu là khoa học tây phương, ít nhất là phải có thực nghiệm và sự thống kê ! Tôi chỉ dám nói, nó không là mê tín dị đoan. Nó là khoa học theo nghĩa đối lập với mê tín, di đoan mà vẫn chấp nhận chữ Huyền, nhưng là Huyền Vi.

        Như Ông nói:

        trích:

        Dĩ nhiên muốn đánh giá một môn học thì mình phải hiểu môn học đó. Tôi nghĩ là tôi hiểu lý học đông phương. Còn tôi dùng lý học đông phương hay không thì tùy hoàn cảnh. Cái tôi cho là lạc hậu thì bỏ, cái tôi cho là vẫn đúng thì giữ.

        (hết trích)

        Và đó cũng là câu trả lời xuyên suốt cho toàn bài trả lời của Ông. Đương nhiên, ai cũng phải hiểu thì mới có thể đi những bước nghiên cứu tiếp. Nhưng chính vấn đề là ở chỗ này. Thường có câu, sai một ly, đi một dặm. Như câu Ông viết trả lời cho MinhAn:

        trích:

        Tứ Trụ: Bốn cột trụ của số mạng. Khi lấy số bát tự người ta thường viết thành bốn cột Năm Tháng Ngày Giờ, mỗi cột có can trên, chi dưới.

        (hết trích)

        Thì tôi thấy Ông hiểu sai về vấn đề này. Vấn đề này rất quan trọng. Có hiểu được tử vi, hay tử bình không thì một phần cũng là ở chỗ này.

        Thật vậy. Ông cho rằng, tứ trụ là bốn cột trụ của số mạng là không đúng. Tất nhiên, về ngữ nghĩa người ta cũng có thể lý sự đó không là bốn yếu tố hay bốn thông số căn bản của số mạng hay sao ? Thưa thì vẫn có thể. Nhưng cái chính, nó chẳng nói lên được cái gì với tử vi, hay số mạng được tử vi diễn tả. Người xưa như chúng ta biết qua khá nhiều điển tích, rất thâm thúy. Có nhiều thành ngữ, nhiều mệnh đề có triết lý sâu xa, nhiều người, cả đời người hiểu không nổi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "vuivui" về bài viết có ích này:

        Hà Ngọc (08-04-11),khochu (08-04-11),macchulan (07-04-11),vân từ (07-04-11)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Tứ trụ, trong tử vi cũng như tử bình là thời gian. Nói như thế thì quá tầm thường. Nhưng sẽ không tầm thường chút nào cả khi chúng ta biết rằng. Đông phương, người ta gọi Vũ Trụ, tương ứng với người Tây phương gọi là Không gian Thời gian. Vũ là Không gian, Trụ là Thời gian. Vì thế, tứ trụ không phải là bốn cột trụ, nó là bốn mốc thời gian. Vì thế gọi là Tứ Trụ, diễn nôm là Tứ Thời. Cho nên, Tử vi cũng như Tử bình, được lập bởi 4 trụ – thời gian này. Chứ không phải là 4 yếu tố, hay 4 cột trụ nào của số mạng cả. Nó chẳng khác gì như hàm trạng thái của hệ vật lý được xác định – theo quan điểm cổ điển – là Lagrangien – là một hàm L với hai biến x và t là hai biến không gian và thời gian vậy. Ở đông phương học, yếu tố Vũ được quán xét bởi Phong Thủy. Còn yếu tố Trụ được quán xét ở các môn tử vi và tử bình. Mặc dù ở cả các môn này, cả Vũ và Trụ đều được quán xét, nhưng với phong thủy thì yếu tố Trụ ẩn, còn tử vi và tử bình thì yếu tố Vũ ẩn, mà yếu tố Trụ nổi và được sử dụng trực tiếp. Điều này, nếu liên hệ với vật lý lượng tử thì chúng ta cũng sẽ rất dễ hiểu khi chúng ta xét hàm trạng thái của hạt vi mô. Nó có nguyên nhân sâu sa, bởi ngay từ đầu đông phương học đã không coi không thời gian là tách biệt. Điểm này, Descartes đã không xét đến.

        Nhưng nếu chỉ nói đến đây thì rất tầm thường, mặc dù chúng ta đã có thể hiểu tứ trụ là bốn thời – thời gian của tử vi và tử bình. Và có thể cũng thấy ngay rằng, tử vi và tử bình thực chất chỉ là hai phép biểu diễn khác nhau của cùng một bài toán. Chúng ta cũng thấy nó tựa như là sự liên hệ giữa hai biểu diễn cơ học lượng tử như biểu diễn Heidenberg và biểu diễn Srodinger vậy. Và nói theo thời đại thì tử bình và tử vi có một "đối ngẫu Langland" như là đối ngẫu Langland của hình học và đại số vậy. Trong đó, tử vi ứng với hình học, tử bình ứng với đại số.

        Nói thế cho dễ hiểu đối với những ai có tây phương học.

        Bây giờ ta xét thuần túy đông phương. Bởi có hiểu đó là 4 Trụ, thì mới nói chuyện đông phương được. Do Vũ và Trụ là một cặp âm dương. Vũ âm, còn Trụ dương. Vũ thì tĩnh, Trụ thì động. Đúng với mệnh đề Dương động, Âm tĩnh. Trụ của đông phương đối với tử vi, lịch pháp là sự phối hợp thiên can địa chi. Với ngũ hành, ta có ngũ hành nạp âm. Đó là hình ảnh thời gian vuông – tròn, hình vuông nội tiếp hình tròn – do trời tròn, đất vuông. Trời quay về bên phải, bao lấy đất. Ngược lại Đất quay về bên trái nằm trong vòm trời mà hình thành nên thời gian, đó là Trụ. Được lập bởi thang "đo" thiên can và địa chi. Theo nguyên lý âm dương giao phối, vạn vật sinh. Thì Trụ với lịch pháp và tử vi, mô tả thiên văn khí tượng bốn mùa, con người sinh sinh hóa hóa mà phát triển, thì đương nhiên Trụ của nó phải là sự giao phối âm dương thiên địa. Chính là sự giao phối thiên can địa chi mà thành ra ngũ hành nạp âm.

        Bởi vậy, lịch pháp, tử vi cũng như tử bình, dựa trên Trụ mà ngũ hành là ngũ hành nạp âm, đã đảm bảo một tiêu chuẩn khởi đầu, khả dĩ mô tả được vạn vật bốn mùa và đời sống con người !

        Nhưng đi tiếp, chúng ta sẽ thấy. Trụ là thời gian. Thời gian động, nên trôi, chảy mãi vô tận. Đông phương cho thời gian tuần hoàn viên miễn. Vậy thời về mặt hình học ta cũng dễ thấy, hình vuông và hình tròn "đều quay". Nhưng hình vuông và hình tròn thì quay không thể đồng bộ được như hai bánh xe tròn của một chiếc xe được. Thể hiện thiên can thì chỉ có 5, còn địa chi thì có 6. Chính sự "khập khiễng" thiếu khuyết này cần được bù lấp để thỏa mãn cho cái gọi là thời gian phải Động. Hay nói theo đông phương thì Trụ phải đồng bộ. Người xưa đã bổ sung sự thiếu khuyết này bằng một chữ Tuần. Mục đích là để san bằng sự lệch giữa thiên can và địa chi trong hành trình của thời gian-Trụ. Theo tây học thì chúng ta gọi Tuần là một Đại lượng. Đông phương học, có nơi xem Tuần như một Thần sát. Tử vi, xem Tuần như một Sao. Qua đây, chúng ta thấy ngay, bản chất của Tuần là Thời gian. Nên chúng ta không lạ gì Tuần là Không – sau này khi đi sâu bản chất sao của tử vi, chúng ta sẽ thấy tuần có cái nghĩa Không. Nhưng ngay ở đây, chúng ta cũng thấy Tuần là Dương, động, ứng với Không. Đối lập với Triệt liên hệ với Vũ nên âm, ứng với Vong !

        Đến đây, chúng ta thấy Cơ nhân có một cái gọi rất chặt chẽ, khoa học và thống nhất. Tuần dương, nghĩa Không, và Triệt âm với nghĩa Vong. Tuần có bản chất thời gian, triệt có bản chất vũ nên triệt ứng với phương vị. Nên mới nói là triệt lộ, ngăn cách. Như nói hình ảnh: Đường đi gặp triệt là tắc. Hoàn toàn mang ý nghĩa phương hướng của không gian. Trong khi Tuần có ý nghĩa ngưng trệ, là bản chất của thời gian.

        Đến đây, chúng ta có thể thấy chỉ cần hiểu đúng khái niệm mà Cổ nhân đặt cho chúng ta gọi, chúng ta cũng sẽ thấy được nhiều điều bổ ích, thấy được bản chất. Mà ở đây, ví dụ là thấy được Tuần xuất hiện là bởi cái gì. Liệu chúng ta có Dám vứt bỏ Tuần đi không luận nữa không ?

        Chúng ta thử vứt Tuần đi xem thế nào nhé. Có nghĩa là chúng ta đã xem thời gian đông phương không còn là vuông tròn nữa, không còn là ngũ hành nạp âm, do can chi âm dương phối hợp nữa. Tức là chúng ta đã vứt bỏ điều kiện tiên quyết để cho tử vi khả dĩ mô tả được cuộc đời của một con người !!! Tự nhiên chúng ta đã làm tử vi biến dạng đi một cách đáng sợ.

        Chúng ta cũng thấy rằng, các kiến thức về Tuần ở trên, cũng như cách thiết lập Tuần là không có gì mới lạ cả. Có đầy đủ ở trong các sách. Nhưng chúng ta cần phải hiểu được bản chất của Vũ Trụ là không thời gian đông phương. Là một cặp âm dương thì chúng ta mới có thể hệ thống hóa mà thấy được bản chất cũng như thấy sự cần thiết phải có nó.

        Nhân đây chúng ta cũng thấy năng lực tư duy siêu việt của cổ nhân. Đã nhìn thấy sự bất đối xứng âm dương của Vũ Trụ và xuyên qua nó mà xây dựng nên một nền lý học đồ sộ – đó không phải là Khoa học thì nó là cái gì ? Để có lý đâu chúng ta cứ thắc mắc cái sự bất đối xứng âm dương bởi các quái phối trên đồ thư rồi phán quyết là phải đổi Tốn – khôn ? Mới là khoa học ? Ngay đến bản chất của Vũ Trụ, cổ nhân đã thấy rằng không có sự đối xứng âm dương !!! Huống chi với một Đồ – Thư. Đó có phải là do chúng ta đã không hiểu lý học đông phương cho tới nơi chốn, nên mới có chuyện sáng tạo vô lối như thế không ?

        Tiếp nữa, nếu chúng ta suy tư với tư duy tây phương, sẽ thấy rằng. Tây phương với triết học Descartes cho rằng không – thời gian là tuyệt đối độc lập với nhau. Không gian là trống rỗng. Thì tới Einstein không – thời gian không còn tách biệt, và không thời gian cũng không còn là trống rỗng nữa. Chúng đã chứa Vật chất. Vật chất đó là gì ? Tây học đang minh thuyết. Nhưng với đông phương học, Vũ Trụ là một Thể thống nhất, không tách rời, đã phối với nhau để "làm ra" vạn vật – theo nguyên lý âm dương giao hòa vạn vật sinh. Vậy bên trong Vũ Trụ là gì ? Chu Hy đã nói: "Trong khoảng trời đất, chỉ có một vật là Khí, chia ra làm hai thì là âm, dương (khí âm và khí dương), năm hành gây dựng (khí ngũ hành) muôn vật trước sau bị cai quản ở đó – trích kinh dịch.

        Đó là Khí, Khí của Vũ Trụ, là "vật chất" đông phương đó. Chúng ta, những người học tây phương, cứ mãi không hiểu Khí là gì, nó từ đâu tới. Bản chất ra sao. Lại cứ đi tìm cách xác định, định nghĩa, rồi đo nó. Thì đây, có một đối ngẫu với không thời gian tây phương. Choán trong không thời gian là vật chất – như năng lượng. Thì choán trong Vũ Trụ chính là Khí. Nhưng "metric của Không thời gian và Vũ Trụ thì hoàn toàn khác nhau.

        Tại sao Chu Hy không nói : Trong khoảng vũ trụ mà lại nói là trời đất ? Hậu học không hiểu trời đất của Chu Hy chính là vũ trụ càn khôn. Không hiểu vũ trụ can khôn chứa đầy Khí thì làm sao nắm được cấu trúc của quái dịch ! Cho nên có nhiều Vị đã vội vàng phê phán Chu Hy chẳng phải là sự lầm lỡ hay sao ?

        Đến đây thì các Vị có thể hiểu làm thế nào để có thể khoa học hóa đông phương ? Chứ không phải là những mô tả bằng tư duy tây phương mà áp đặt cho đông phương học được. Muốn làm được cái việc áp đặt đó. Trước hết các Vị cần phải hiểu được Vũ Trụ đông phương cái đã. Hiểu rồi thì các Vị sẽ thấy việc áp đặt thật sự là khập khiễng. Bất toàn.

        Còn nhiều thứ bất ngờ nữa lắm khi nghiên cứu lý học đông phương. Vấn đề Vũ Trụ mới là tầng thấp nhất của lý âm dương thôi. Nên tôi thấy, khoa học hóa đông phương học không đơn giản như các Vị đã trình bày. Chỉ nội Hiểu sao cho đúng cổ nhân, và có sự so sánh, đối chiếu để thấy được đối ngẫu giữa hai nền lý học, đã vô tận rồi.

        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "vuivui" về bài viết có ích này:

        Hà Ngọc (08-04-11),hoanghac81 (31-10-11),huynhthanhchiem (14-03-12),sao_khu_84 (10-04-11),Tuvi (28-05-11),vân từ (07-04-11)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Trích : Hồi ký Nguyễn Hiến Lê

        Trong cuốn Luyện lí trí (1965) chương VII tôi đã đưa ra vài nhận xét về khoa Tử Vi và Tử bình rồi kết như sau: “Tôi không quả quyết rằng những khoa Tử vi, Tử bình hoàn toàn vô giá trị. Vì tôi đã thấy những trường hợp nó đúng một cách không phải là ngẫu nhiên.
        Tôi lấy thí dụ một gia đình nọ gồm bốn anh em mà tôi được biết.[Chính là tôi và ba em tôi ]. Khi mới sanh, mỗi người đều có một lá số tử vi. Số đoán rằng một người con trai sẽ khá nhất, càng đi xa càng khá, một người con trai nữa sẽ chết yểu, một người con gái được nhờ chồng, một người nữa không được nhờ chồng mà được nhờ con. Hiện nay, sau nửa thế kỉ, tôi thấy những điều đó đều đúng mà đúng tới vậy thì không thể cho là ngẫu nhiên được. (…)
        Tôi lại nghiệm thấy rằng coi qua những số của các bà con, bạn bè cũng có thể đoán ngay được mỗi người vào hạng nào trong xã hội, nghĩa là số tốt hay xấu. Mà những lời đoán đó phần nhiều đúng, đúng về đại cương, đúng một cách tương đối. Và vấn đề nhân sự, hoàn cảnh vấn là quan trọng”. (trang 174-175). Ngày nay (1980) tôi có thể nói thêm: lấy theo Tử vi thì 10 lá số chỉ đúng độ 6, 7 lá; những lá đúng đó, thì mười điều cũng chỉ đúng được 6, 7, càng đoán về tiểu tiết thì càng sai. So sánh ba khoa Tử vi, Tử bình, Hà lạc, tôi thấy: – Tử vi cho con người chịu ảnh hưởng kết tụ của các vì sao (tinh đẩu), mà như vậy mọi việc đã an bài sẵn. Không thể cải được mệnh. Tử vi dùng trên trăm sao và có tới 12 cung: mạng, thiên di, tài bạch, quan lộc. phúc đức, phụ mẫu, phu thê, tử tức, huynh đệ… cho nên đoán được nhiều chi tiết: tính tình mỗi người, sang hèn, giàu nghèo ra sao, cha mẹ, vợ con, anh em, cả bạn bè, bệnh tật, mồ mả tổ tiên, nhà của, ruộng nương…, nhiều chi tiết hơn Tử bình và Hà lạc; có lẽ chính vì vậy mà nhiều người thích khoa đó; nhưng đi vào chi tiết thì dễ đúng mà cũng dễ sai; mà tâm lí chung của mọi người là để ý đến những điều đúng hơn là những điều sai, cho nên khoa đó được nhiều người tin là đúng.
        Sự thực, theo tôi thì khoa (Tử vi) đó không hợp lí vì dùng âm lịch, mà âm lịch có tháng nhuận; gặp người sinh tháng nhuận thì đành phải coi thuộc về tháng trước hay tháng sau, như vậy hai người sinh cách nhau một tháng, người sinh trong tháng 6 chính chẳng hạn, người sinh tháng 6 nhuận, ngày giờ giống nhau thì số y hệt nhau: điều đó không chấp nhận được.
        Ngoài ra, Tử vi còn nhiều điểm mâu thuẫn, chẳng hạn sao phá quân thuộc thủy, ở cung tí cũng là thủy thì tốt; nhưng tại sao ở cung ngọ là hỏa (thủy khắc hỏa) cũng là tốt? Nhất là ở 4 cung thìn tuất sửu mùi (thổ), thủy bị thổ khắc mà sao cũng vẫn tốt? Lại thêm ở cung hợi (thủy), thủy với thủy mà lại cho là xấu, hãm địa? Không thể nào kể hết những điểm khó hiểu đó được. Lại thêm các sách không nhất trí về cách tính sao hỏa, và 12 sao vòng trường sinh, không biết nên theo cách nào.
        Tử bình gọi năm, tháng, ngày, giờ bằng can chi hết; có 4 can, 4 chi, do đó gọi là bát tự (8 chữ). Không có tháng nhuận, vì dùng dương lịch (tính năm, tháng theo thời tiết) cho nên hợp lí hơn nhiều. Nó dùng luật ngũ hành tương sinh tương khắc và theo qui tắc cứ quân bình là tốt: hễ “hành” nào thiếu thì đi vào vận có hành đó hoặc có một hành sinh ra nó (ví dụ thiếu hỏa, di vận có hỏa hoặc có mộc sinh hỏa) mới tốt. Điều đó cũng hợp lí. Lại thêm nó dùng ít sao, ít có trường hợp sao này tương phản với sao khác, nên đoán ít sai. Nhưng chính vì ít sao, đoán được ít chi tiết, nên nhiều người không thích khoa đó.
        Hà lạc gọi là bát tự vì cũng gọi năm, tháng, ngày, giờ bằng can chi; nhưng khác hẳn tử bình ở chỗ đổi những can chi đó ra số Hà lạc, để lập thành một quẻ kép trong kinh Dịch, quẻ này biến thành một quẻ kép khác nữa, sau cùng cứ theo ý nghĩa của mỗi quẻ, mỗi hào trong kinh Dịch mà đoán vận mạng (mỗi hào âm là 6 năm, mỗi hào dương là 9 năm; còn Tử vi và Tử bình thì mỗi vận là 10 năm). Như vậy Hà lạc chỉ cho ta biết sơ về số mạng (giàu sang hay nghèo hèn, thọ hay yểu) và mỗi hạn 6 hay 9 năm tốt xấu ra sao, chứ không cho ta biết gì về gia cảnh, cha mẹ, vợ con… Sau mỗi hào có lời khuyên nên cư xử ra sao, tiến thoái, hành xử ra sao cho hợp với nghĩa tùy thời trong kinh Dịch.
        So sánh ba khoa đó, tôi thấy Tử vi thích hợp với đàn bà (?), họ muốn biết nhiều chi tiết; Tử bình hợp lí, thích hợp với giới trí thức; Hà lạc thích hợp với người học đạo cư xử ở đời. Ba khoa đó phương pháp đều huyền bí, rất khác nhau mà lạ lùng thay, kết quả nhiều khi giống nhau tới 7 phần 10.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        huynhthanhchiem (14-03-12),vân từ (07-04-11)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Trên đây là đoạn trích hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê. Cụ NHL tuy nghiên cứu tử vi, nhưng do sách vở tử vi khiếm khuyết nên chưa thể đi sâu vào tử vi. Nhưng cụ đã nhận xét về ba khoa : tử vi, tử bình, bát tự hà lạc " Ba khoa đó phương pháp đều huyền bí, rất khác nhau nhưng kết quả nhiều khi giống nhau tới 7 phần 10".

        Tử vi đi vào chi tiết; Tử bình ít chi tiết, hợp lí, thích hợp với giới trí thức; Hà lạc thích hợp với người học đạo cư xử ở đời. Vì thế, không nên khen chê khoa nào.

        Theo Tử bình, bốn cột trụ của số mạng là tứ trụ. Khi lấy số bát tự người ta thường viết thành bốn cột Năm Tháng Ngày Giờ, mỗi cột có can trên, chi dưới. Tử bình là phép toán đơn giản về thời gian và không gian của đời người. Tử vi chi tiết hơn , mô tả con người và xã hội xung quanh, là bài toán phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, phép tính nào cũng nhằm giải bài toán mệnh số. Nghiên cứu lý số chính là nghiên cứu mệnh khí của từng con người trong vũ trụ.

        HTD đồng ý với ý kiến của vuivui :
        tử vi và tử bình thực chất chỉ là hai phép biểu diễn khác nhau của cùng một bài toán. Chúng ta cũng thấy nó tựa như là sự liên hệ giữa hai biểu diễn cơ học lượng tử như biểu diễn Heidenberg và biểu diễn Srodinger vậy. Và nói theo thời đại thì tử bình và tử vi có một "đối ngẫu Langland" như là đối ngẫu Langland của hình học và đại số vậy. Trong đó, tử vi ứng với hình học, tử bình ứng với đại số.
        Trong Tử bình, các trụ năm tháng ngày giờ cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh của Không vong (Tuần Không) và cũng có nhiều cách cục hay như tử vi.
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 07-04-11 lúc 21:36
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        huynhthanhchiem (14-03-12),khochu (08-04-11)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Có thể nói rằng, Cổ nhân xưa với lý học đông phương thực đã rất khoa học mới có thể dựng lên được những thành tựu như tử vi, tử bình, hà lạc, kỳ môn, dịch, ... Nhưng có điều, cần phải hiểu rất sâu sắc nền tảng cơ bản của lý học thì mới có đủ huệ nhãn để xây dựng được những tòa lâu đài tử vi, tử bình ... đó. Sự xây dựng không những công phu, tầm vóc mà minh triết sâu xa. Nếu chỉ là những đoán mò, xây dựng tù mù, gặp đâu làm đấy như chúng ta hiện nay thì không thể có những thành tựu như thế. Cũng tương tự như khoa học ngay nay vậy. Phải có những nền tảng cơ bản sâu sắc và vững trãi mới có những thành tựu như ngày nay. Đó không thể là kết quả của một vài cá nhân, cũng không phải là kết quả của việc làm hời hợt, mà đó là kết quả của sự nghiên cứu. Nếu cho rằng tây học thâm sâu, quảng bá và chặt chẽ, ... thì đông phương lý học cũng có những tầm vóc như vậy. Thậm chí còn nặng về thâm sâu. Có lẽ vì thế mà hậu học ít hiểu, mà không thấy cái logic, cái tư duy hệ thống của nó, đã vội cho chúng là huyền bí. Từ chỗ không hiểu, rồi đến hiểu sai, quy chụp mà sáng tạo ra biết bao nhiêu kiến thức sai lạc, để rồi tự nó trở nên là huyền bí học. Chứ thwujc ra, hiểu cặn kẽ, tôi không thấy có gì huyền bí cả. Chỉ là, thay vì thực nghiệm, người ta có thực tế trả lời bằng những nghiền ngẫm phải trả bằng cả một đời người, nhiều đời người. Nó vô hình mà rất rõ ràng. Nhưng lại cứ tưởng vô hình rồi thì nói gì cũng được.
        Có rất nhiều học giả cũng vì hiểu không đến nơi, mà nên nông nỗi.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "vuivui" về bài viết có ích này:

        Hà Ngọc (08-04-11),huynhthanhchiem (14-03-12),vân từ (08-04-11)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Không vong (Tuần Không) trong Tử bình

        Theo tính toán ngày xưa, mười Thiên Can phối với 12 Địa Chi chia ra Âm Dương. Khi ghép Thiên can và địa chi tính từ Giáp tới Quý sẽ dư ra hai địa chi cuối, hai địa chi này sẽ gọi là không vong cho tuần Giáp đó.

        Tuần Giáp Tuất: Không vong tại Thân, Dậu
        Tuần Giáp Thân: Không vong tại Ngọ, Mùi
        Tuần Giáp Ngọ: Không vong tại Thìn, Tị
        Tuần Giáp Thìn: Không vong tại Mão, Dần
        Tuần Giáp Dần: Không vong tại Tí, Sửu

        Không vong tức là không hoàn thiện, thiên can chưa tới và địa chi chưa hợp, không đủ linh khí, vì thế khi xét các ngày thuộc các tuần Giáp, tương ứng mỗi tuần khi gặp các ngày không vong thì sự việc, con người... đều không hoàn thiện, không tốt và hay gặp trắc chở.

        Không Vong là trạng thái có thể diễn tả như bị mất phương hướng, trạng thái vô trật tự, không bám víu. Chữ Không là Rỗng, chữ Vong là Mất. Vậy mọi thứ lọt vào KV không phải gọi là không có tác dụng gì hết, nhưng hiểu là tác dụng ngược lại cái vốn có.

        Cát thần và dụng thần lọt vào KV thì mất điểm tốt. Hung thần và kị thần thì cũng mất tác dụng xấu của nó.

        Những kinh nghiệm sau có thể theo từng tứ trụ xét cho kỹ:

        1. Chi nào xung với Chi có KV thì giải được KV. Cẩn thận là kị thần đang bị nhốt trong KV lại có cơ hội làm loạn! Dụng thần và cát thần thì dĩ nhiên tốt đẹp.

        2. Chi có KV được lục hợp, tam hợp không thấy được hóa giải, chỉ có Xung mới giải được.

        Tử bình chân thuyên khi bàn về Vận cũng có câu: Gặp Không thời hung biến cát, cát biến thành hung. Tức là nói tới :
        - nếu vận hạn gặp dung thần, cung trường sinh của nhật chủ là Đế vượng, Lâm quan, Lộc, có Mã tốt, có Quý Nhân, nhập Mộ khố thời là vận tốt, nhưng Chi của đại vận là KV thì biến cát thành hung.
        - nếu vận hạn gặp Dương nhận, Đào hoa Sát, thân hưu tù, tử tuyệt, có kị thần, cừu thần mà Chi là KV thì biến hung hóa cát; ý cũng là một cách giải kị thần.

        Chủ yếu nhớ KV giống như "đảo ngược tình hình".

        Tài, Quan, Ấn nếu tọa vào trụ có Chi mang Không vong thì bị khó khăn như nói ở trên. Thường thì Không Vong mang cả tính chất thời gian và định tính trong đó, có nghĩa là nếu Không vong trụ năm thì những biến cố thuộc về khoảng thời gian 1 tuổi đến 17 tuổi là không tốt đối với bản thân. Xuất thân từ gia đình trung bình, hoặc không được nuôi dưỡng tốt, phải tự lập quá sớm..v.v...
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 07-04-11 lúc 22:06
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #7
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        18
        Cảm ơn
        32
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi htruongdinh Xem bài gởi


        Không Vong là trạng thái có thể diễn tả như bị mất phương hướng, trạng thái vô trật tự, không bám víu. Chữ Không là Rỗng, chữ Vong là Mất. Vậy mọi thứ lọt vào KV không phải gọi là không có tác dụng gì hết, nhưng hiểu là tác dụng ngược lại cái vốn có.
        cháu ko nghĩ mọi thứ rơi vào ko vong sẽ có tác dụng ngược lại
        theo cháu ko vong chỉ là sự khiếm khuyết hay đứt đoạn thôi
        giống như cơ thể người vậy
        thiếu tay -thiếu chân thì vẫn là con người ...nhưng là người khuyết tật
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hỏa linh tử" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (08-04-11),vân từ (08-04-11)

      14. #8
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Đến từ
        Hà Nội
        Bài gửi
        17
        Cảm ơn
        9
        Được cảm ơn: 6 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        Cháu vẫn chưa rõ về Tuần Không hay Không Vong nói chung, và cách ứng dụng trong luận giải thế nào. Mong chú vuivui chia sẻ kiến giải.

        Thân!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #9
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        114
        Cảm ơn
        206
        Được cảm ơn: 86 lần
        trong 44 bài viết

        Default

        Theo tuvi thì Tuần triệt chủ sự trắc trở, sự bó buộc nó không là sát tinh mà là 1 khoảng thời gian chủ về sự việc hay hoàn cảnh đang ngưng trệ hoặc hoạt động nhiều mà không thấy hiệu quả. Thân chào.
        Nhất thể tán vạn thù.
        Vạn thù qui nhất thể.

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. #10
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        37
        Cảm ơn
        101
        Được cảm ơn: 19 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi vuivui Xem bài gởi
        Tử vi, xem Tuần như một Sao. Qua đây, chúng ta thấy ngay, bản chất của Tuần là Thời gian. Nên chúng ta không lạ gì Tuần là Không – sau này khi đi sâu bản chất sao của tử vi, chúng ta sẽ thấy tuần có cái nghĩa Không. Nhưng ngay ở đây, chúng ta cũng thấy Tuần là Dương, động, ứng với Không. Đối lập với Triệt liên hệ với Vũ nên âm, ứng với Vong !

        Đến đây, chúng ta thấy Cơ nhân có một cái gọi rất chặt chẽ, khoa học và thống nhất. Tuần dương, nghĩa Không, và Triệt âm với nghĩa Vong. Tuần có bản chất thời gian, triệt có bản chất vũ nên triệt ứng với phương vị. Nên mới nói là triệt lộ, ngăn cách. Như nói hình ảnh: Đường đi gặp triệt là tắc. Hoàn toàn mang ý nghĩa phương hướng của không gian. Trong khi Tuần có ý nghĩa ngưng trệ, là bản chất của thời gian.

        Thân ái.
        xin hỏi bác vuivui: theo quan điểm của bác thì Tuần dương , Triệt âm.
        Đời người trải qua 4 quá trình: sinh lão bệnh tử, tức là đi từ dương về âm, từ đó rút ra: càng về già thì "sao âm" ảnh hưởng càng mạnh, tức Triệt - âm ảnh hưởng về hậu vận????

        nhưng thực tế vốn là: triệt chỉ tác động mạnh vào trước 30t <lập thân>, sau 30t tác động của triệt suy giảm.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 1/4 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ ?
        By vân từ in forum Thời Sự - Đất Nước
        Trả lời: 8
        Bài mới: 21-11-15, 12:18
      2. Trả lời: 38
        Bài mới: 01-12-12, 23:35
      3. Trả lời: 2
        Bài mới: 15-10-12, 23:52
      4. Ông Từ Đạo Hạnh đầu thai là Vua Lý Thần Tông
        By hoa mai in forum Khoa học huyền bí
        Trả lời: 0
        Bài mới: 28-01-11, 23:15

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •